1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh mỹ lâm kiên giang

130 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Mỹ Lâm Kiên Giang
Tác giả Lê Thanh Cảnh
Người hướng dẫn PGS.TS. Phan Thanh Hải
Trường học Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 33,14 MB

Nội dung

Do vậy, để phục vụ cho việc nghiên cứu và soạn thảo đề tài: “Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng đối với DNNVV Tại Agribank Chi Nhánh Tỉnh Kiên Giang”, tác giả đã tham khảo một số đề tài nghiên cứu

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

LÊ THANH CẢNH

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI

NHÁNH MỸ LÂM KIÊN GIANG

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN THANH HẢI

Đà Nẵng – Năm 2020

Trang 2

công bố tại bất kỳ nơi nào Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thôngtin xác thực.

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Kiên Giang, ngày 5 tháng 3 năm 2020

Tác giả luận văn

Lê Thanh Cảnh

Trang 3

Quản trị Kinh Doanh của Trường Đại học Duy Tân, đến nay tôi đã hoàn thành luận

văn tốt nghiệp với đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Mỹ Lâm Kiên Giang”

Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô đã dìu dắt,truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình họctập và nghiên cứu

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy – PGS.TS Phan Thanh Hải, người đãtận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quátrình thực hiện đề tài nghiên cứu

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cơ quan nơi tôi thực tập,công tác, những đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, khuyến khích giúp đỡ, tạo mọiđiều kiện để tôi hoàn thành luận văn này một cách tốt nhất

Xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ

Lê Thanh Cảnh

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Mục tiêu nghiên cứu 2

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4.Phương pháp nghiên cứu 3

5.Bố cục của luận văn 4

6.Tổng quan tình hình nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC 9

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9

1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9

1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 9

1.1.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng 10

1.1.3 Phân loại rủi ro tín dụng 10

1.1.4 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng 12

1.1.5 Những căn cứ chủ yếu để xác định rủi ro tín dụng 13

1.1.6 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 15

1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 16

1.2.1 Tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng 16

1.2.2 Khái niệm 17

1.2.3 Mục tiêu của công tác quản lý rủi ro tín dụng 17

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng 18

1.3 QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 19

1.3.1 Nhận dạng rủi ro 19

1.3.2 Đánh giá và đo lường rủi ro 21

Trang 5

NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

33

1.4.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa 33

1.4.2 Nhận diện các rủi ro tín dụng 35

1.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 41

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI AGRIBANK MỸ LÂM KIÊN GIANG 42

2.1 TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH MỸ LÂM KIÊN GIANG 42 2.1.1 Giới thiệu về Agribank chi nhánh Mỹ Lâm Kiên Giang 42

2.1.2 Giới thiệu về hoạt động kinh doanh của Agribank Mỹ Lâm Kiên Giang giai đoạn 2016-2018 45

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH MỸ LÂM KIÊN GIANG 55

2.2.1 Thực trạng hoạt động nhận diện các rủi ro tín dụng đối với DNNVV 55

2.2.2 Thực trạng đo lường rủi ro tín dụng đối với các DNNVV 63

2.2.3 Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng đối với DNNVV 68

2.2.4 Thực trạng công tác tài trợ rủi ro tín dụng đối với DNNVV 71

2.2.5 Đánh giá một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh Mỹ Lâm Kiên Giang 74

2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRị RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI AGRIBANK MỸ LÂM KIÊN GIANG 76

2.3.1 Những kết quả đạt được 76

2.3.2 Những hạn chế 78

Trang 6

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

ĐỐI VỚI DNVVN TẠI AGIBANK MỸ LÂM KIÊN GIANG 82

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN CỦA AGRIBANK MỸ LÂM KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2025 82

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI AGRIBANK MỸ LÂM KIÊN GIANG 84

3.2.1 Nâng cao việc nhận diện rủi ro tín dụng đối với DNNVV 84

3.2.2 Hoàn thiện công tác đo lường rủi ro tín dụng đối với DNNVV 94

3.2.3 Hoàn thiện công tác kiểm soát hoạt động tín dụng đối với DNNVV 97

3.2.4 Hoàn thiện công tác tài trợ xử lý rủi ro tín dụng đối với DNNVV 101

3.3 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI AGRIBANK KIÊN GIANG 104

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 106

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

BIA The Basic Indicator Approach - Phương pháp cơ bản

CAR Capital Adequacy Ratio - Tỷ lệ đảm bảo tín dụng

EU European Union - Liên minh Châu Âu

GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

IPCAS Interbank Payment and Customer Accounting System - Hệ

thống thanh toán và Kế toán khách hàng của ngân hàng Nôngnghiệp Việt Nam

IRR Internal Rate Return - Tỷ suất hoàn vốn nội bộ

MIRR Modified Internal Rate Return - Tỷ suất hoàn vốn hiệu chỉnh

NĐ-CP Nghị định của chính phủ

NPV Net Present Value - Giá trị hiện tại ròng

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

TSA The Standardized Approach - Phương pháp chuẩn

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang 8

Bảng 2.3 Tình hình cho vay của Agribank Mỹ Lâm Kiên Giang từ 2016 - 2018 51

Bảng 2.4 Tình hình cho vay DNNVV tại Agribank Mỹ Lâm Kiên Giang 2016 - 2018 53

Bảng 2.5 Tình hình nợ quá hạn tại Agribank Mỹ Lâm Kiên Giang từ 2016 – 2018 53

Bảng 2.6 Phân loại nợ của Agribank đối với doanh nghiệp 63

Bảng 2.7 Phân loại nợ theo điều 6 - QĐ 493 66

Bảng 2.8 Phân loại nợ theo điều 7 - QĐ 493 66

Bảng 2.9 Tình hình nợ xấu DNVVN của Agribank Mỹ Lâm KG từ 2016 – 2018 67

Bảng 2.10 Ủy quyền quyết định cấp tín dụng đối với DNVVN 69

Bảng 2.11 Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể 71

Bảng 2.12 Kết quả xử lý thu hồi nợ đã XLRR và đã bán cho VAMC 73

Bảng 3.1: Nguồn rủi ro do môi trường kinh doanh 86

Bảng 3.2: Nguồn rủi ro về khách hàng 87

Bảng 3.3: Nguồn rủi ro Ngân hàng 88

Bảng 3.4: Xếp hạng TSĐB 96

Bảng 3.5: Bảng kết hợp kết quả xếp hạng khách hàng và TSĐB 97

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Trang 9

Sơ đồ 2.2 Qui trình cho vay hiện áp dụng tại Agribank Mỹ Lâm Kiên Giang 57

Sơ đồ 2.3 Chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho DNNVV 65

Sơ đồ 3.1 Qui trình thu thập và xử lý thông tin 98

Sơ đồ 3.2 Qui trình phê duyệt cho vay 99

Sơ đồ 3.3 Qui trình giải ngân 100

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanhđem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nhưng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro rấtlớn Mặc dù hiện nay đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng,theo đó thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hướng giảm xuống và thu dịch vụ có

xu hướng tăng lên nhưng thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấuthu nhập của Ngân hàng Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợinhuận với rủi ro chấp nhận được là bản chất ngân hàng Và rủi ro tín dụng là mộttrong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chấtlượng kinh doanh ngân hàng

Trong những năm qua, nhất là sau khi nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởngbởi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vào năm 2008 làm cho doanh nghiệp sảnxuất, kinh doanh ngừng hoạt động, phá sản, giải thể ngày càng nhiều và hệ thốngcác tổ chức tín dụng đã bộc lộ nhiều yếu kém, rủi ro cao Trong khi đó hoạt độngcho vay khách hàng cá nhân là là một mảng phát triển tín dụng quan trọng, lợinhuận của nó mang lại tuy không cao nhưng khá chắc chắn, bền vững Chính vìnhững lí do đó mà việc xây dựng một hệ thống quy trình quản trị rủi ro tín dụng tối

ưu dành cho khách hàng cá nhân là một yêu cầu bức thiết được đặt ra nhằm quản lý,kiểm tra và giám sát mức độ rủi ro trong tầm kiểm soát để bảo đảm hạn chế rủi ro ởmức có thể chấp nhận được với mức lợi nhuận cao nhất

Hòn Đất là một huyện thuộc địa bàn tỉnh Kiên Giang với nhiều tiềm năng đểphát triển các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp – công nghiệp – thương mại và dulịch Từ những tiềm năng thế mạnh đó, huyện Hòn Đất đã thu hút được một sốlượng lớn các tổ chức tín dụng thành lập, mở chi nhánh hoạt động kinh doanh trênđịa bàn tỉnh trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn(Agribank) Việc gia tăng số lượng các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã giúp chodoanh nghiệp và người dân có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận vốn vay và

Trang 11

các dịch vụ ngân hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn để phát triển kinh tế Tuynhiên, cùng với những thuận lợi đó thì việc các Ngân hàng mở nhiều chi nhánh trêncùng một địa bàn cũng phát sinh ra nhiều bất cập, như việc cạnh tranh, hạ thấp điềukiện vay vốn, nới lỏng việc kiểm tra sử dụng vốn vay, thiếu cán bộ kiểm soát cónăng lực, cạnh tranh nguồn nhân lực… Mặt khác do sự bất ổn của nền kinh tế đãlàm cho tổ chức tín dụng trong đó có Agribank luôn đối mặt với nhiều hơn rủi ronhất là rủi ro tín dụng.

Theo thống kê của UBND huyện Hòn Đất, trên địa bàn huyện hiện naydoanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một thành phần kinh tế hết sức quan trọng

có đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế của huyện những năm qua Số lượngcác DNNVV được thành lập mới và đi vào hoạt động cũng làm phát sinh nhu cầuđược hỗ trợ về mặt tín dụng, nguồn vốn để sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh

Chính điều này cũng sẽ vừa là thời cơ thuận lợi để các tổ chức tín dụng trênđịa bàn nói chung và Agribank nói riêng tăng trưởng, thu hút khách hàng và giatăng tốc độ phát triển Tuy nhiên bên cạnh đó việc quản trị rủi ro tín dụng đặc biệtđối với các DNNVV cũng đối mặt với nhiều thách thức cần phải hoàn thiện trongthời gian đến Với kinh nghiệm là một cán bộ tín dụng trong hệ thống Agribank, tác

giả quyết định lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng đối với DNNVV tại Ngân

hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Mỹ Lâm Kiên Giang” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tác giả tập trung vào 3 mục tiêu nghiên cứu chính như sau:

Thứ nhất, Tóm lược hóa những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến công tácquản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại Nêu rõ các vấn đề lý luậnliên quan đến DNNVV

Thứ hai, Tìm hiểu và đánh giá cụ thể thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đốivới DNNVV tại Agribank chi nhánh Mỹ Lâm tỉnh Kiên Giang trong thời gian vừaqua

Thứ ba, Đưa ra được những giải pháp nhằm cải thiện công tác quản trị rủi ro

Trang 12

tín dụng tại Agribank chi nhánh Mỹ Lâm tỉnh Kiên Giang trong thời gian đến

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhận dạng, đo lường, phân tích cácnguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và đề ra các giải pháp nhằm hạn chế, phòngngừa rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu giữa lý luận và thực tế nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng,thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngânhàng Agribank chi nhánh Mỹ Lâm Kiên Giang trong giai đoạn từ 2016 – 2018, từ

đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng tạichi nhánh

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp chung

Để có thể cung cấp cho người đọc một cái nhìn xuyên suốt đề tài, luận văn sử dụngphương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp nghiên cứu định tính

4.2 Phương pháp cụ thể

- Phương pháp phân tích thống kê:

Tác giả sẽ sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp đáng tin cậy được thu thập từ các báocáo tổng kết hoạt động, báo cáo tài chính, bản cáo bạch của Agribank chi nhánh MỹLâm Kiên Giang, của hội sở và các sở ban ngành liên quan…Với các nguồn dữ liệunày tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê để mô tả, phân tích thực trạng số liệutín dụng của chi nhánh từ năm 2016 đến năm 2018

- Phương pháp mô hình hóa:

Tác giả sẽ mô hình hóa các quy trình duyệt vay vốn, cấp tín dụng, kiểm soátrủi ro tín dụng tại của Agribank chi nhánh Kiên Giang để người đọc có thể nắm bắt

rõ các bước công việc thực hiện

- Phương pháp so sánh:

Phương pháp này được tác giả sử dụng để đối chiếu các số liệu, kết quả thống

Trang 13

kê về tình hình quản trị rủi ro tín dụng của Agribnak chi nhánh Mỹ Lâm Kiên Giangnhững năm qua

Ngoài các phương pháp chi tiết nêu trên tác giả còn sử dụng kết hợp với cácphương pháp khác như đối chiếu, tổng hợp, điều tra

5 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bố cục thành 3chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàngthương mại

Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệpnhỏ và vừa tại Agribank chi nhánh Mỹ Lâm Kiên Giang

Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối vớidoanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank chi nhánh Mỹ Lâm Kiên Giang

6 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Thực tế trong những năm gần đây rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay vàđặc biệt là cho vay trung dài hạn của ngân hàng là khá phổ biến và đã để lại choNgân hàng nhiều hậu quả khó lường, hàng loạt Ngân hàng phải sáp nhập hoặc tái cơcấu Tuy nhiên công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng vẫn chưađược quan tâm đúng mức, còn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế Vì vậy vấn đề quảntrị rủi ro tín dụng Ngân hàng là một vấn đề khiến các nhà quản trị Ngân hàng luônđặt lên hàng đầu

Xuất phát từ những lý do đó nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra các giảipháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, với mục tiêu nâng cao chấtlượng tín dụng, hạn chế thấp nhất các RRTD trong hoạt động cho vay của Ngânhàng nhằm đạt kết quả tốt nhất trong hoạt động tín dụng Ngân hàng

Do vậy, để phục vụ cho việc nghiên cứu và soạn thảo đề tài: “Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng đối với DNNVV Tại Agribank Chi Nhánh Tỉnh Kiên Giang”, tác giả đã tham

khảo một số đề tài nghiên cứu, công trình khoa học, luận văn thạc sĩ đã được công bố về lĩnhvực quản trị rủi ro tín dụng và các giải pháp về phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng Ngân

Trang 14

hàng như:

(1) Công trình nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thu Thảo năm 2016 với nội

dung “Quản trị rủi ro tín dung trung và dài hạn tại Agribank chi nhánh Quận Sơn Trà Thành phố Đà Nẵng” Kết quả nghiên cứu của tác giả đã chỉ rõ, trong thời gian

từ 2014-2016, Agribank chi nhánh Sơn Trà Đà Nẵng đã có công tác quản trị rủi rotín dụng trung và dài hạn tốt, tỷ lệ nợ xấu thấp dưới 5% Tuy nhiên để không ngừngcải thiện hơn nữa công tác quản trị rủi ro tác giả cũng đã kiến nghị đề xuất các giảipháp như: hoàn thiện công tác nhận dạng và đo lường rủi ro tín dụng trung và dàihạn; hoàn thiện công tác kiểm soát thẩm định tín dụng, nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ tín dụng và các giải pháp khác

(2) Luận văn: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang” của tác giả Lam Nhật Chánh thực hiện năm 2015.

Luận văn đã này đã đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng vàthực trạng về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Kiên Giang tronggiai đoạn 2013-2015, xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tíndụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang, Đề xuấtmột số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank chi nhánhKiên Giang

(3) Luận văn: “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Bản Việt – Chi nhánh Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Văn Thuận thực

hiện năm 2014 Luận văn đã này đã đi sâu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trongcho vay doanh nghiệp tại ngân hàng Bản Việt CN Đà Nẵng trong giai đoạn 2011-

2013 Qua nghiên cứu tác giả cũng đã đi sâu đánh giá thực trạng rủi ro tín dụngtrong cho vay của đơn vị đang ở mức khá cao Từ đó đề xuất phải có những giảipháp đi sâu vào công tác kiểm soát chất lượng thẩm định tín dụng, phân loại doanhnghiệp khi tiếp nhận hồ sơ vay, nâng cao năng lực chuyên môn cũng như đạo đứcnghề nghiệp của đội ngũ cán bộ liên quan, duy trì hệ thống kiểm soát nhiều cấp bậc,kiểm soát chéo lẫn nhau trong công việc

Trang 15

(4) Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Mai Xuân Thịnh – Đại học Đà Nẵng

năm 2012 “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định” Tác giả luận văn đã đi vào nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn

đề cơ bản về hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, cơ sở lý luận vềquản trị rủi ro tín dụng Nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của cácngân hàng trên thế giới Tìm hiểu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và hoạtđộng quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Bình Định, từ đó đưa ra những đánh giámặt tích cực cũng như những mặt hạn chế của công tác quản trị này Trên cơ sở đótác giả đã đề xuất một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng để nâng cao hiệu quảcông tác quản trị rủi ro tại Agribank Bình Định

(5) Dương Hữu Hạnh (2013), Quản trị rủi ro ngân hàng trong nền kinh tế toàn cầu, NXB Lao Động, Hà Nội.

Trong tài liệu này, tác giả Dương Hữu Hạnh đã nêu ra một số vấn đề cơ bản

về rủi ro tín dụng và một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro Tuy nhiên, tài liệu này

chủ yếu nêu ra các trích dẫn của một số công trình nghiên cứu trước đó như Risk Management in Banking (2010) của Joll Besiss và các bài báo về lĩnh vực tài chính

ngân hàng mà chưa chú trọng đi sâu phân tích các vấn đề

Do đó, luận văn chỉ tham khảo một phần nhỏ trong tài liệu này để phát triển

và phân tích sâu hơn các vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt độngcho vay

[7] Trương Hữu Huy (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông – Chi nhánh Trung Việt, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh

doanh, Đại học Đà Nẵng

Trong phần lý luận của mình, tác giả Trương Hữu Huy đã khái quát đượcnhững nội dung cơ bản như: đặc điểm rủi ro tín dụng, căn cứ xác định rủi ro,nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt độngngân hàng và xã hội; Trình bày được khái niệm, nhiệm vụ và quy trình quản trị rủi

ro tín dụng Với những lý luận trên, tác giả đã tổng hợp, phân tích được hoạt độngquản trị trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông – Chi

Trang 16

nhánh Trung Việt Tuy nhiên, tác giả chưa nêu được những thành công và hạn chế,cũng như những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại chinhánh

Từ cơ sở lý luận, thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh, tác giả đãđưa ra được những giải pháp cơ bản cho việc hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng phùhợp với môi trường kinh doanh tại đơn vị

[8] Luận văn của tác giả Nguyễn Xuân Văn (2012), Hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tín dụng đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, Đại học

Kinh Tế TP Hồ Chí Minh

Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tíndụng trên cơ sở áp dụng Nguyên tắc Basel trong xây dựng mô hình quản trị rủi rotrong cho vay khách hàng doanh nghiệp Từ những phân tích, đánh giá thực trạngcông tác quản trị rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank, đềtài đã đề xuất những giải pháp và kiến nghị cần thiết để hoàn thiện công tác quản lýrủi ro

[9] Luận văn của tác giả Nguyễn Thúy Anh (2012): “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu” Trên cơ

sở kế thừa những phương pháp và các khám phá của các nghiên cứu trước, đã kếthợp sử dụng phương pháp định tính và phương pháp định lượng trong việc vừa xácđịnh các nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng vừa đolường mức độ quan trọng của từng nhân tố Bài viết khá công phu, sau khi ứng dụng

mô hình định lượng Binary Logistic để phân tích, tác giả ứng dụng ngay những kếtquả phân tích đó vào tình hình thực tế quản trị rủi ro tín dụng tại VietcombankVũng Tàu, từ đó đưa ra những đánh giá tỉ mĩ, sâu sắc về những thành tựu đạt được

và các hạn chế tại đơn vị Bên cạnh đó, tác giả có đưa ra những nhận xét về mô hình

sử dụng cũng như so sánh ưu nhược điểm của nó với mô hình hiện đang áp dụng tạiVietcombank Vũng Tàu, trên cơ sở đó đề xuất những nghiên cứu chuyên sâu hơnnữa nhằm có được một mô hình hoàn hảo nhất, có thể dễ dàng áp dụng trong thực

Trang 17

tế Tuy nhiên, hạn chế của đề tài này nằm ở chỗ mẫu dữ liệu sử dụng trong mô hìnhkhá ít (100 mẫu) nên khi chạy mô hình các kết quả phân tích đạt giá trị thấp, tínhđại diện không cao, không thể hiện hết mức độ quan trọng của các biến nghiên cứu.

Qua nghiên cứu một số các công trình tiêu biểu kể trên, tác giả nhận thấymặc dù mảng quản trị rủi ro tín dụng tuy không mới, song với tính chất đa dạngtrong kinh doanh, tính cập nhật các văn bản pháp quy trong quy định của Ngân hàngnhà nước, của lãnh đạo các đơn vị ngân hàng đặc thù, vậy nên đề tài của tác giả lựachọn luôn đảm bảo tính thời sự, cập nhật và khác biệt với các công trình nghiên cứu

do các tác giả khác đã công bố

Trang 18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

Theo Thomas P Fitch thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vaykhông thanh toán được nợ theo thoải thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụtrả nợ Cùng với rủi ro lãi suất, RRTD là một trong những rủi ro chủ yếu hoạt độngcho vay của NH (Dictionary of bank terms, Barron’s Edutional Series, 1997)

Còn theo Henny van Greuning – Sonja Brajovic Bratanovic thì rủi ro tíndụng là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc trả vốn gốc so vớithời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng Đây là thuộc tính vốn có của hoạtđộng NH RRTD là việc chi trả bị trì hoãn hoặc tồi tệ hơn là không hoàn trả đượctoàn bộ Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởngđến khả năng thanh toán của NH (The World Bank)

Căn cứ theo Khoản 01 Điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sửdụng dự phòng để xử lý rủi ro, theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày22/04/2005 của Thống đốc NHNN thì: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động NH củaTCTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động NH của TCTD, do KH khôngthực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết

Như vậy, Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng

của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặctrả nợ không đúng hạn cho ngân hàng ([9], 127)

RRTD gây ra tổn thất tài chính, làm giảm thu nhập, ảnh hưởng khả năngthanh toán của NH Đây là loại rủi ro lớn nhất, quan trọng nhất trong hoạt động NH,

là rủi ro chủ yếu của rủi ro NH

Trang 19

1.1.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng

 Rủi ro mang tính gián tiếp

Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, một tổ chức kinh doanh tiền

tệ mà hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả

và sử dụng tiền đó để cho vay

Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn chokhách hàng Rủi ro tín dụng trong cho vay xảy ra khi khách hàng gặp tổn thất vàthất bại trong quá trình sử dụng vốn Do đó, rủi ro trong hoạt động kinh doanh củakhách hàng là nguyên nhân gián tiếp gây nên rủi ro tín dụng trong cho vay của ngânhàng

 Rủi ro có tính chất đa dạng và phức tạp

Sự đa dạng, phức tạp thể hiện ở nguyên nhân, hình thức và hậu quả của rủi rotín dụng trong hoạt động cho vay Do đó, cần chú ý đến mọi dấu hiệu để phòngngừa rủi ro nhanh chóng và kịp thời

 Rủi ro mang tính tất yếu, luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.

Tình trạng thông tin bất cân xứng làm cho ngân hàng không thể nắm bắt cácdấu hiệu rủi ro một cách toàn diện Vì vậy, bất kỳ khoản vay nào cũng có những rủi

ro tiềm ẩn Do đó, ngân hàng cần phải cân nhắc giữa lợi nhuận và mức rủi ro có thểchấp nhận được

1.1.3 Phân loại rủi ro tín dụng

a Phân loại theo tính chất của rủi ro tín dụng

- Rủi ro khách quan: là rủi ro xảy ra do các nguyên nhân khách quan như

thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, người vay bị chết, mất tích… dẫn đến thất thoát vốnvay mặc dù ngân hàng và người đi vay đã thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý

và sử dụng khoản vay cũng như các cam kết khác trong hợp đồng tín dụng

- Rủi ro chủ quan: là rủi ro xảy ra do lỗi của ngân hàng hoặc người đi vay

có thể là vô tính hay cố ý gây ra dẫn đến thất thoát vốn vay

Trang 20

b Phân loại theo nguồn gốc hình thành rủi ro

Sơ đồ 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng NH

- Rủi ro giao dịch: Là rủi ro xảy ra do những hạn chế trong quá trình giao

dịch, xét duyệt cho vay cũng như khi đánh giá khách hàng Rủi ro giao dịch baogồm: rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ

+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến việc đánh giá và phân tích tín dụng

để lựa chọn những dự án, phương án kinh doanh khả thi, có hiệu quả để ra quyếtđịnh cho vay

+ Rủi ro bảo đảm: là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điềukhoản trong hợp đồng cho vay, loại tài sản đảm bảo, hình thức đảm bảo, mức chovay trên giá trị tài sản đảm bảo

+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay

- Rủi ro danh mục: là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quản lý

danh mục cho vay của ngân hàng, bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung

+ Rủi ro nội tại: là rủi ro xuất phát từ những yếu tố, đặc điểm riêng biệt củamỗi chủ thể vay vốn hoặc từ ngành nghề, lĩnh vực kinh tế

+ Rủi ro tập trung: là rủi ro xảy ra khi ngân hàng tập trung cho vay vốn quánhiều vào một số ngân hàng, một số ngành nghề, lĩnh vực kinh tế hay giới hạn trongmột vùng địa lý nào đó Hiện nay, rủi ro này ngày càng trở nên phổ biến do các ngânhàng chưa có sự quan tâm phân tích, đánh giá danh mục khách hàng hiện có, dẫn đến

Rủi ro Tập trung

Rủi ro Nội tại

Rủi ro Nghiệp vụ

Rủi ro Đảm bảo

Trang 21

vô tình phát sinh rủi ro tín dụng tập trung Bên cạnh đó, do sự cạnh tranh ngày càngkhốc liệt cũng như áp lực chỉ tiêu doanh số nên các ngân hàng chỉ mong sao cho vayđược khách hàng nào là tốt khách hàng ấy mà không có sự quan tâm phân tích trongmối tương quan với dư nợ của ngành nghề, nhóm khách hàng hiện có.

c Căn cứ vào phương diện quản lý và giám sát của ngân hàng

- Rủi ro tín dụng nhận diện được: Là loại rủi ro mà ngân hàng có thể

nhận diện được nguyên nhân gây ra rủi ro, ước tính mức độ ảnh hưởng, dự kiến thờiđiểm phát sinh và cách phòng ngừa, hạn chế Những rủi ro này thường do yếu tốchủ quan từ phía khách hàng hoặc ngân hàng gây ra

- Rủi ro tín dụng chưa nhận diện được: Là loại rủi ro mà ngân hàng

không thể dự đoán trước được Thường là những rủi ro bất khả kháng như thiên tai,hỏa hoạn, dịch bệnh…

1.1.4 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng.

a Đối với khách hàng

Nếu rủi ro xảy ra, khách hàng có thể thiếu hụt vốn dẫn đến khó khăn trongsản xuất kinh doanh Các khoản nợ của họ sẽ trở thành các khoản nợ xấu làm ảnhhưởng đến quan hệ của họ đối với ngân hàng Khi đó để có nguồn vốn phục vụ kinhdoanh, họ buộc phải quan hệ với các ngân hàng khác và phải chịu một khoảng thờigian tìm hiểu, gây dựng lòng tin, phí giao dịch…và làm trì hoãn cho quá trình sảnxuất

b Đối với ngân hàng

Khi rủi ro tín dụng xảy ra, khách hàng không trả được nợ (nợ gốc và/hoặclãi) dẫn đến tổn thất vốn cho vay, ngân hàng phải trích lập dự phòng để xử lý nợxấu làm cho lợi nhuận kinh doanh sụt giảm, thậm chí thua lỗ Điều này ảnh hưởngđến khả năng thanh toán các khoản tiền gửi đến hạn của dân chúng

Nếu tình trạng này tiếp tục xảy ra sẽ dẫn đến sự xuất hiện những tin đồn thấtthiệt, khiến dân chúng hoài nghi, không yên tâm, lo sợ bị mất tiền, do đó sẽ gây rahành động rút tiền hàng loạt, đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản

Trang 22

c Đối với nền kinh tế

Có thể nói hệ thống ngân hàng được coi như là huyết mạch của nền kinh tế,với chức năng dẫn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, đảm bảo cho các hoạt động củanền kinh tế được liên tục

Vì vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra, nợ xấu gia tăng, thì chức năng dẫn vốn củangân hàng bị gián đoạn, các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn để duy trì hoạtđộng sản xuất kinh doanh do thiếu vốn mà sức khỏe của doanh nghiệp lại gắn liềnvới tình trạng nền kinh tế, do đó, nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời thì

sẽ dẫn đến các nguy cơ như rối loạn lưu thông tiền tệ trong nước, giảm giá đồng bản

tệ, đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh, khủng hoảng kinh tế…

Bên cạnh đó, do xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế nên sự tác động nàykhông chỉ giới hạn trong phạm vi một nước mà còn có thể lan rộng ra toàn thế giớitùy thuộc quy mô và mức độ ảnh hưởng của nền kinh tế nước đó

1.1.5 Những căn cứ chủ yếu để xác định rủi ro tín dụng

Để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, người ta thường dùng chỉtiêu nợ quá hạn, nợ xấu và kết quả phân loại nợ…

Nợ xấu là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép

và không đủ tiêu chuẩn để được gia hạn nợ (Nợ nhóm 3, 4 và 5)

Dư nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = - x 100%

Tổng dư nợ

Trang 23

Tỷ lệ nợ xấu < 3%

Phân loại nợ Theo Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 và

Quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN thìTCTD thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm sau:

 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồiđầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tíndụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủgốc và lãi đúng thời hạn còn lại

 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày

Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng làdoanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng vềkhả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu)

 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày

Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trảlãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theothời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai

 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lêntheo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả

nợ được cơ cấu lại lần thứ hai

Trang 24

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quáhạn hoặc đã quá hạn.

Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý

Ngoài ra theo Quy định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 cũng nêu

rõ, thời gian thử thách để chuyển khoản vay quá hạn về trong hạn là 6 tháng đối vớikhoản nợ trung dài hạn và 3 tháng đối với khoản nợ ngắn hạn kể từ ngày kháchhàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi vay của khoản vay bị quá hạn hoặc khoản nợ được cơcấu lại thời hạn trả nợ

Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với ngân hàng mà

có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì ngân hàng buộc phảiphân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơntương ứng với mức độ rủi ro Khi ngân hàng cho vay hợp vốn không phải với vaitrò là ngân hàng đầu mối, ngân hàng khi thực hiện phân loại các khoản nợ (bao gồm

cả khoản vay hợp vốn) của khách hàng đó vào nhóm rủi ro cao hơn giữa đánh giácủa ngân hàng đầu mối và đánh giá của ngân hàng

1.1.6 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

a Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn

 Khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý;

 Sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả;

 Vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh thấp;

 Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch;

 Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản;

 Công nghệ sản xuất lạc hậu;

 Thiếu năng lực điều hành; mất đoàn kết trong nội bộ ban điều hành; tham

ô, tham nhũng ;

 Khách hàng cố tình lừa đảo; thiếu thiện chí trả nợ

Trang 25

b Nguyên nhân từ phía ngân hàng

 Chính sách tín dụng không hợp lý, quá nhấn mạnh vào mục tiêu lợi nhuậndẫn đến cho vay đầu tư quá liều lĩnh, tập trung nguồn vốn cho vay quá nhiều vàomột lĩnh vực kinh tế

 Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tinkhông đầy đủ dẫn đến cho vay và đầu tư không hợp lý

 Do cạnh tranh giành thị phần, ngân hàng buộc phải nới lỏng các điều kiệncho vay

 Nhân viên tín dụng không chấp hành đúng quy trình cho vay, yếu kém vềtrình độ nghiệp vụ, vi phạm đạo đức kinh doanh;

 Định giá tài sản không chính xác; không thực hiện đầy đủ các thủ tụcpháp lý cần thiết; hoặc không đảm bảo các nguyên tắc của tài sản đảm bảo là: dễđịnh giá; dễ chuyển nhượng quyền sở hữu; dễ tiêu thụ

 Thiếu giám sát và quản lý trước, trong và sau khi cho vay;

 Hệ thống cơ sở vật chất, công nghệ ngân hàng còn yếu kém

c Nguyên nhân từ phía môi trường kinh doanh

 Tình hình an ninh, trong nước, trong khu vực bất ổn

 Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới;

 Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát;

 Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa

về đầu tư trong một số ngành

 Môi trường pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô

 Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN

 Nguyên nhân bất khả kháng: thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn…

1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.2.1 Tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanhmang lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nhưng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro

Trang 26

rất lớn Cho nên kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi nhuận vớirủi ro chấp nhận được là bản chất ngân hàng

Vì vậy, công tác quản trị rủi ro tín dụng đóng vai trò rất quan trọng, giúpngân hàng nhận diện, đo lường đánh giá, quản lý và kiểm soát rủi ro hiệu quả, giúpngăn ngừa và hạn chế những tổn thất, mất mát do rủi ro tín dụng gây ra Bên cạnh

đó, quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng sàng lọc được nhữngkhách hàng có năng lực tài chính vững mạnh, phương án kinh doanh tốt,… nhằmgiúp cho việc tài trợ vốn của ngân hàng thực sự hiệu quả, đúng đối tượng và đónggóp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước

1.2.2 Khái niệm

Theo Tony Van Gestel và Bart Baesens, quản trị rủi ro tín dụng là một quátrình trong đó bao gồm việc xác định rủi ro tiềm ẩn, đo lường các rủi ro đó, đưa racác biện pháp xử lý phù hợp và áp dụng các mô hình rủi ro vào trong thực tiễn.(Credit risk management, Oxford)

Quản trị rủi ro tín dụng là hoạt động trong đó những nghĩa vụ, biện pháp,phương pháp quản trị có quan hệ lẫn nhau được thực hiện nhằm đảm bảo RRTDtrong NH có thể chấp nhận được (Sổ tay tín dụng MHB)

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàndiện và có hệ thống nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm soát, phòng ngừa và giảmthiểu những tổn thất, mất mát, ảnh hưởng bất lợi của rủi ro tín dụng thông qua việcxây dựng chính sách tín dụng, thiết lập quy trình tín dụng, giám sát việc tuân thủchính sách và quy chế cho vay, xử lý trục trặc và vi phạm về chính sách, quy trình

và khoản cấp tín dụng cụ thể

Như vậy QTRRTD là quá trình xây dựng và thực thi các chính sách và biệnpháp quản lý tín dụng nhằm đạt mục tiêu an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững

1.2.3 Mục tiêu của công tác quản lý rủi ro tín dụng

 Mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay là để tối đa hóa lợinhuận trên cơ sở giữ mức độ rủi ro hoặc tổn thất tín dụng trong cho vay ở mức ngânhàng có thể chấp nhận được và trong phạm vi nguồn lực tài chính của ngân hàng

Trang 27

 Hoạch định phương hướng ,kế hoạch phòng chống rủi ro Dự đoán rủi ro

có thể xảy ra đến đâu,trong điều kiện nào,nguyên nhân và hậu quả ra sao,…Đồngthời, tổ chức phòng chống rủi ro một cách khoa học nhằm chỉ ra những mục tiêu cụthể cần đạt được, ngưỡng an toàn, mức độ sai sót có thể kiểm soát được

 Xây dựng các chương trình nghiệp vụ, cơ cấu kiểm soát phòng chống rủi

ro, phân quyền hạn và trách nhiệm cho từng thành viên, lựa chọn những công cụ kỹthuật phòng chống rủi ro,xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra một cáchnghiêm túc

 Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạch phòngchống rủi ro đã hoạch định, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, các sai sót khi thực hiệngiao dịch, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp điều chỉnh và bổ sung nhằm hoànthiện hệ thống quản trị rủi ro

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng

a Nhân tố chủ quan

 Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ làm công tác quản trị rủi ro tín dụng

 Cơ cấu tổ chức bộ máy cấp tín dụng và bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tạiNgân hàng

 Hệ thống công nghệ thông tin và xử lý thông tin trong quá trình quản trịrủi ro

b.Nhân tố khách quan

 Các chính sách, quy định của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Một hệthống pháp luật nhất quán hoàn thiện tạo điều kiện cho NH trong quá trình cấp tíndụng, theo dõi khoản vay, thu hồi nợ và xứ lý tài sản Hệ thống pháp luật lạc hậu,thiếu và yếu sẽ không đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, gây khó khăn cho hoạtđộng của cả DN, ngân hàng và cho cả hoạt động quản lý giám sát của NHNN

 Khách hàng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến RRTD và công tácQTRRTD của NH, một KH có khả năng tài chính tốt, năng lực quản lý cao, trungthực sẽ giúp loại bỏ phần lớn RRTD cho NH

Trang 28

1.3 QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

Sơ đồ 1.2 Quy trình quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro bao gồm các hoạt động: Nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro,kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro là một quá trình liên tục để tăng tính minh bạch vàquản trị rủi ro

1.3.1 Nhận dạng rủi ro

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục, có hệ thống nhằm theo dõi,xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê cácdạng rủi ro, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro trong từng thời kỳ và dự báo đượcnhững nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra rủi ro tín dụng

 Các phương pháp nhận dạng rủi ro

 Phân tích các thông tin tài chính, phi tài chính

Ngay từ khâu nhận hồ sơ đề nghị vay vốn, CBTD thực hiện việc thẩm địnhcác điều kiện vay vốn như: các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính

Các thông tin phi tài chính như: trình độ quản lý và môi trường nội bộ, quan

hệ với ngân hàng (đối với KH cũ), các nhân tố bên ngoài và các đặc điểm hoạt độngkhác

Ngoài các yếu tố phi tài chính, ngân hàng còn sử dụng các chỉ tiêu tài chính

để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng Đây là việc phân tích hiện trạng tài

Trang 29

chính, khái quát khả năng quản trị vốn và các hoạt động kinh doanh qua số liệutrong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm Một số chỉ tiêu phântích tài chính thường áp dụng là: nhóm chỉ tiêu thanh khoản; nhóm chỉ tiêu hoạtđộng; nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ; nhóm chỉ tiêu doanh lợi,… Tùy theo từng loại hìnhcho vay mà ngân hàng quan tâm đến các chỉ số khác nhau như cho vay ngắn hạn thìlưu ý đến các chỉ số lưu động, chỉ số về nợ; cho vay dài hạn thì quan tâm đến chỉ sốsinh lời, khả năng trả nợ Bên cạnh đó, tùy theo loại hình doanh nghiệp (doanhnghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ), loại hình kinh doanh (thương mại, sản xuất)

để xây dựng nhóm tỷ số trung bình ngành, từ đó có bước so sánh trong phân tích

Thông qua việc thẩm định các điều kiện có thể đưa ra nhận định ban đầu về

KH là tốt hay xấu, có đáp ứng được các điều kiện cho vay của NH mình hay không

và từ đó đưa ra quyết định là chấp nhận hay từ chối khoản vay

 Phương pháp thẩm định thực tế

CBTD trực tiếp đi thẩm định thực tế khách hàng để xem xét về công việc,cuộc sống, môi trường xung quanh, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh của khách hàng Từ đó tận mắt chứng kiến, kiểm tranhững điều kiện về mục đích sử dụng vốn, nguồn thu nhập, giá trị hiện tại củaTSĐB mà khách hàng đã cam kết trong hồ sơ vay vốn Nếu phát hiện có sai sót,gian lận thì có thể có những biện pháp hữu hiệu để có thể khắc phục kịp thời

 Phương pháp lập bảng điều tra

Là phương pháp thông qua các câu hỏi về những vấn đề có thể xảy ra, để từ

đó nhận dạng và đánh giá mức độ tác động của từng loại rủi ro

 Phương pháp phân tích số liệu hồ sơ tổn thất trong quá khứ

Với phương pháp này đòi hỏi ngân hàng phải thu thập, phân tích, thống kê,lưu trữ số lượng thông tin lớn trong một thời gian dài, một cách có hệ thống, khoahọc để nhận biết cơ chế và nguồn gốc gây ra rủi ro; nhờ đó có thể đánh giá đúng cácyếu tố rủi ro mà trước đây đã bị xem nhẹ hoặc bỏ qua Giúp ngân hàng dự báo được

xu hướng diễn biến rủi ro trong tương lai thông qua dữ liệu trong quá khứ

Trang 30

 Phương pháp phân tích lưu đồ

Phương pháp lưu đồ là một phương pháp có thể giúp chúng ta liệt kê trình tựcác bước đối với một quy trình đầu tư tài chính Từ những bước liệt kê này, chúng

ta có thể dễ dàng xác định rủi ro khi thực hiện từng bước, từ đó để có những biệnpháp khắc phục nhất định

Phương pháp này được thực hiện xuyên suốt quy trình tín dụng, từ khâu đầutiên là tiếp nhận hồ sơ, khâu trung gian như thẩm định, ra quyết định, giải ngân,theo dõi khoản vay cho đến khâu cuối cùng là thanh lý hợp đồng Vì rủi ro có thểxảy ra ở bất cứ khâu nào nên việc theo sát quy trình sẽ giúp NH xác định rủi ro xuấthiện và tập trung nhất ở khâu nào để có biện pháp kiểm soát kịp thời, hiệu quả

Việc áp dụng các phương pháp cần có sự linh hoạt, sáng tạo, phù hợp vớithực tế để chất lượng công tác nhận dạng rủi ro đạt được hiệu quả cao nhất

1.3.2 Đánh giá và đo lường rủi ro

Đo lường xác suất và mức độ thiệt hại có thể xảy ra của các rủi ro đã đượcxác định là việc thu thập số liệu và phân tích đánh giá, từ đó xác định xác suất vàmức độ thiệt hại có thể xảy ra

Vấn đề là sau khi đã nhận dạng những rủi ro thì phải tiến hành đo lường rủi

ro để xem rủi ro đó tập trung chủ yếu vào những rủi ro nào, loại rủi ro nào gây ramức độ tổn thất lớn nhất, loại nào yếu nhất, loại rủi ro nào xuất hiện nhiều nhất, loạirủi ro nào tần số xuất hiện ít để có những biện pháp kiểm soát phù hợp

Trang 31

Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào quy định luật pháp củaquốc gia Người vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

Thu nhập của người vay (Cash): Trước hết phải xác định nguồn trả nợ củangười vay như dòng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bán thanh lýtài sản,…Sau đó, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn thông quacác chỉ số tài chính

Bảo đảm tiền vay (Collateral): Là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và lànguồn tài sản có thể sử dụng để trả nợ vay

Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chínhsách tín dụng theo từng thời kỳ

Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luậtpháp, quy chế hoạt động đến khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngânhàng

Việc sử dụng mô hình 6C tương đối đơn giản, tuy nhiên lại phụ thuộc quánhiều vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báocũng như trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng

Mô hình định lượng

Mô hình 1: Mô hình xếp hạng Moody’s và Standard & Poor’s

Rủi ro tín dụng trong cho vay thường được thể hiện bằng việc xếp hạng cáckhoản cho vay Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạng tưnhân trong đó có Moody’s và Standard & Poor’s là những dịch vụ tốt nhất

Đối với Moody xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng đối với Standard & Poor’sthì cao nhất là AAA Việt xếp hạng giảm dần từ Aaa (Moody’s) và AAA (Standard

& Poor’s) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao Nhưngthực tế vì phải xem xét mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận nên nhữngkhoản cho vay tuy ðýợc xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhýng lại có lợinhuận cao nên có lúc ngân hàng vẫn chấp nhận ðầu từ vào các khoản cho vay này

Trang 32

Mô hình 2: Mô hình điểm số Z

Việc tìm ra một công cụ để phát hiện dấu hiệu báo trước sự phá sản củakhách hàng vay luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiêncứu về rủi ro Có nhiều công cụ đã được phát triện để làm việc này, trong đó chỉ số

Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành công nhận và sử dụng rộng rãitrên thế giới Chỉ số này được phát minh bởi Giáo sư Edward I.Altman, trường kinhdoanh Leonard N.Stern, thuộc Đại học New York, dựa vào việc nghiên cứu khácông phu trên số lượng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ và được phát triển độc lậpbởi giáo sư Richard Taffer và những nhà nghiên cứu khác Đến nay, hầu hết cácnước vẫn còn sử dụng vì nó có độ tin cậy khá cao

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5

Chỉ số Z bao gồm 5 yếu tố X1, X2, X3, X4, X5:

X1= Vốn lưu động/Tổng tài sản

X2= Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản

X3= Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản

X4= Giá trị thị trường của Vốn chủ sở hữu/Giá trị sổ sách của tổng nợ X5= Doanh số/Tổng tài sản

Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro đối với người đivay và phụ thuộc vào:

Trị số của các chỉ số tài chính của người vay

Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác xuất vỡ nợ củangười vay trong quá khứ

Trị số Z càng cao, thì xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp Ngược lại,khi trị số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp hạng khách hàng vào nhóm

có nguy cơ vỡ nợ cao

Mô hình 3: Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng

Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình điểm

số tín dụng tiêu dùng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người

Trang 33

phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời giancông tác…

Mô hình điểm số tin dụng tiêu dùng mang tính khách quan hơn, không tùythuộc quá nhiều vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng, rút ngắn thời gian raquyết định tín dụng Tuy nhiên mô hình không thể tự điều chỉnh một cách nhanhchóng để thích ứng với những thay đổi hàng ngày của nền kinh tế – xã hội

Mô hình 4: Chấm điểm tín dụng và xếp loại tín dụng

Hiệp ước Basel II cho phép ngân hàng lựa chọn giữa “đánh giá tiêu chuẩn”

và “xếp loại nội bộ” Về cơ bản có hai công cụ là xếp loại tín dụng (Credit rating)đối với khách hàng doanh nghiệp và chấm điểm tín dụng (Credit scoring) đối vớikhách hàng cá nhân Về bản chất cả hai công cụ đều dùng để xếp loại tín dụng

Chấm điểm tín dụng: chỉ áp dụng trong hệ thống ngân hàng để đánh giá mức

độ rủi ro tín dụng đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và cá nhân Chấm điểmtín dụng chủ yếu dựa vào thông tin phi tài chính và các thông tin cần thiết tronggiấy đề nghị vay vốn cùng các thông tin khác về khách hàng do ngân hàng thu thậpđược nhập vào máy tính, thông qua hệ thống thông tin tín dụng để phân tích, xử lýbằng phần mềm cho điểm Kết quả chỉ ra mức độ rủi ro tín dụng của người vay.Hiệu quả kỹ thuật này cao sẽ giúp ích đắc lực cho quản trị rủi ro đối với khách hàng

cá nhân và doanh nghiệp nhỏ Vì đối tượng này không có báo cáo tài chính, hoặckhông đầy đủ, thiếu tài sản thế chấp, thiếu thông tin nên thường khó khăn trong tiếpcận ngân hàng

Xếp loại tín dụng: áp dụng đối với doanh nghiệp lớn, có đủ báo cáo tài chính,

số liệu thống kê tích lũy nhiều thời kỳ phục vụ cho việc xếp loại Áp dụng rộng rãihơn, không những trong hoạt động ngân hàng, kinh doanh chứng khoán mà còntrong kinh doanh thương mại, đầu tư, …

Tại các ngân hàng có thể khác nhau về cách thực hiện, tên gọi, chỉ tiêu đánhgiá, nhưng luôn cùng chung một mục đích là xác định khả năng, thành ý của kháchhàng trong việc hoàn trả tiền vay, lãi vay theo hợp đồng tín dụng đã ký kết Từ đó

Trang 34

xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàngcũng như để trích lập dự phòng rủi ro

Mô hình 5: Đo lường rủi ro theo khung giá trị VAR

Hiệp ước Basel II khuyến khích các ngân hàng sử dụng các cách tiếp cận và

mô hình đo lường rủi ro tín dụng để có thể lượng hóa giá trị tổn thất tín dụng tối đadựa trên khung giá trị VaR (Value at Risk)

Một cách tổng quát VaR được đo lường như tổn thất tối đa ở tình huống xấunhất trong một khoảng thời gian xác định với mức xác suất cho trước (thường đượcgọi là độ tin cậy) VAR xác định theo cách này thường được gọi là VAR tuyệt đối.VAR cho phép chúng ta tổng hợp tất cả các trạng thái rủi ro và các khoản cho vaykhác nhau để tìm ra một con số nhằm trả lời câu hỏi: “Nếu năm sau là một nămkhông thuận lợi, tổn thất tín dụng tối đa của ngân hàng là bao nhiêu với một độ tincậy cho trước (thường là 99,9%), từ đó xác định mức vốn cần thiết để chống đỡ chorủi ro này

Trong khi giá trị VaR cho danh mục đầu tư đã được sử dụng khá phổ biến tạicác Ngân hàng thương mại, việc tính toán VaR tín dụng gặp nhiều khó khăn do:

VaR tín dụng thường được đo lường trong 1 khoảng thời gian dài hơn,thường là 1 năm (trong khi giá trị VaR của danh mục đầu tư thường được tính chokhoảng thời gian là 1 ngày)

Các số liệu quan sát (các vụ rủi ro vỡ nợ thực tế) thường nhỏ hơn rất nhiều sovới rủi ro thị trường

Tính lỏng của các công cụ tín dụng thấp, ít được giao dịch trên thị trườngnên khó có thể tính được giá trị thị trường và độ biến động giá trị thị trường củakhoản vay

Mô hình 6: Mô hình dự đoán xác suất vỡ nợ

Theo Basel II, các ngân hàng sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để đánhgiá rủi ro tín dụng, từ đó xác định hệ số an toàn vốn tối thiểu, khả năng tổn thất tíndụng Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể được tính dựa trên công thức sau:

Tổn thất ước tính được

Trang 35

EL = PD x EAD x LGD EL: Tổn thất TD ước tính (Expected Loss)

PD: Xác suất không trả được nợ (Probability of Default)

EAD: Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ (Exposure

at Default) LGD: Tỷ trọng tổn thất ước tính (Loss Given Default)

PD: để tính toán nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phải căn

cứ trên số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất là năm năm, bao gồm cáckhoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được, dữ liệu đượcphân thành ba nhóm sau:

Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng,cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng

Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năngnghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng củangành,…

Nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khảnăng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi, …

Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mô hình định sẵn, từ đó tínhxác suất không trả được nợ của khách hàng

EAD: đối với các khoản vay có kỳ hạn, việc xác định EAD là dễ dàng Tuynhiên, đối với khoản vay theo HMTD thì lại khá phức tạp Theo thống kê của Baselthì tại thời điểm không trả được nợ, khách hàng thường có xu hướng rút vốn vayxấp xỉ hạn mức được cấp

EAD = Dư nợ bình quân + LEQ x HMTD chưa sử dụng bình quân

LEQ: Tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng (Loan Equivalent Exposure)

LEQ x HMTD chưa sử dụng bình quân: Là phần khách hàng rút thêm tại thờiđiểm không trả được nợ ngoài mức dư nợ bình quân

Việc xác định LEQ có ý nghĩa quyết định đối với độ chính xác của ướclượng về dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ Cơ sở xác địnhLEQ là các số liệu quá khứ Điều này gây khó khăn trong tính toán, khách hàng uytín, trả nợ đầy đủ thường ít rơi vào trường hợp này, nên không thể tính chính xác

Trang 36

LEQ Ngoài ra, loại hình kinh doanh của khách hàng, khả năng khách hàng tiếp cậnvới thị trường tài chính, quy mô HMTD, tỷ lệ dư nợ đang sử dụng so với hạn mức,

… làm cho việc xác định LEQ trở nên phức tạp hơn

LGD: gồm tổn thất về khoản vay và các tổn thất khác phát sinh khi kháchhàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán và cácchi phí hành chính có thể phát sinh như chi phí xử lý tài sản thế chấp, chi phí chodịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan

LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD

Số tiền có thể thu hồi gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoảntiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố

LGD = 100% - Tỷ lệ vốn có thể thu hồi được

Khả năng thu hồi vốn của ngân hàng có thể rất cao hoặc rất thấp nên khôngthể tính bình quân Hai yếu tố giữ vai trò quan trọng trong quyết định khả năng thuhồi vốn khi khách hàng không trả được nợ là TSBĐ của khoản vay, là cơ cấu tài sảncủa khách hàng Ba phương pháp tính LGD là:

Tỷ trọng tổn thất căn cứ vào thị trường: sử dụng khi các khoản tín dụng cóthể được mua bán trên thị trường ngân hàng có thể xác định tỷ trọng tổn thất củamột khoản vay căn cứ vào giá của khoản vay đó một thời gian ngắn sau khi nó đượcxếp vào hạng không trả được nợ Giá này được tính trên cơ sở ước tính của thịtrường bằng phương pháp hiện tại hóa tất cả các dòng tiền có thể thu hồi được củakhoản vay trong tương lai

Tỷ trọng tổn thất căn cứ vào việc xử lý các khoản tín dụng không trả đượcnợ: ngân hàng sẽ ước tính các luồng tiền tương lai, khoảng thời gian dự kiến thu hồiđược luồng tiền và chiết khấu chúng Việc xác định lãi suất chiết khấu phù hợp là

Trang 37

Tăng cường khả năng quản trị nhân sự, cụ thể là đội ngũ nhân viên tín dụng.

Để đánh giá khả năng của nhân viên tín dụng, không những chỉ có chỉ tiêu dư nợ, sốlượng khách hàng mà phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng của các khoản tín dụngđược cấp

Giúp ngân hàng xác định chính xác giá trị khoản vay, phục vụ hiệu quả choviệc chứng khoán hóa các khoản vay sau này Đây cũng là xu hướng hiện nay củacác ngân hàng, vì đây là công cụ hiệu quả nhất để san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạttrong quản lý danh mục đầu tư các khoản vay

Xác định tổn thất ước tính sẽ giúp ngân hàng xây dựng hiệu quả hơn Quỹ dựphòng rủi ro tín dụng

Xác định xác suất vỡ nợ PD giúp ngân hàng nâng cao được chất lượng củaviệc giám sát và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay

Tổn thất không ước tính được

Tổn thất không dự tính được (UL) của một khoản vay được hiểu là giá trị của

độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình (tổn thất dự tính được EL) Nguồn để bù đắptổn thất ngoài dự tính chính là từ vốn chủ sở hữu của ngân hàng, bởi vậy ngân hàngcần nắm giữ đủ vốn để bù đắp cho tổn thất này Tỷ lệ tổn thất ngoài dự tính của mộtkhoản vay được tính bằng công thức:

UL = EDF ( I – EDF ) x LGD

Còn giá trị tổn thất ngoài dự tính thì được tính theo công thức sau:

UL = EDF ( I – EDF ) x LGD x EAD

Trong đó:

LGD: Tổn thất của ngân hàng trong trường hợp khách hàng không trả đượcnợ

EDF: Xác suất vỡ nợ kỳ vọng của một công ty

EAD: Dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ

Đối với một danh mục cho vay thì UL được xác định qua 3 bước:

Bước 1: Xác định UL riêng lẻ của từng khoản vay, chưa xem xét đến hiệuứng của mối tương quan

Trang 38

Bước 2: Ước lượng hệ số tương quan vỡ nợ của các khoản vay riêng lẻ trongcùng một danh mục Hệ số tương quan vỡ nợ có thể được tính toán thông qua sốliệu thống kê hoặc các mô hình.

Bước 3: Xác định tổn thất không dự tính được UL trong xem xét mối quan

hệ tương quan vỡ nợ giữa các khoản vay trong danh mục

Tỷ lệ nợ xấu

Các cách tiếp cận truyền thống thường đo lường rủi ro thông qua các chỉ tiêunhư hệ số nợ quá hạn, hệ số nợ xấu, hệ số rủi ro mất vốn, hệ số khả năng bù đắp rủiro…Trong đó, được sử dụng phổ biến nhất là chỉ tiêu nợ xấu Quyết định493/2005/QĐ-Ngân hàng Nhà nước ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước nhưsau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4(nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn)”; đồng thời tại Điều 7 của Quyết địnhnói trên cũng quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ củakhách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp

Như vậy nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90 ngày và(ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại Đây được coi là định nghĩa theo tiêu chuẩn kế toáncủa Việt Nam

Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê – Liên hợp quốc, “về cơ bảnmột khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặccác khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậmtrả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng

có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”

Sự khác biệt trong tiêu chí phân loại nợ xấu là lý do có sự chênh lệch giữa tỷ

lệ nợ xấu theo tính toán của NHNN Việt nam và tỷ lệ nợ xấu theo tính toán của các

Trang 39

xấu, ngân hàng có thể sử dụng nguồn dự phòng rủi ro, lợi nhuận hay vốn chủ sở hữu

để bù đắp

Sử dụng chỉ tiêu này rất trực quan, đơn giản và dễ tính toán

Tuy nhiên, việc đo lường rủi ro tín dụng dựa trên chỉ tiêu nợ xấu cũng có một

số hạn chế:

Chỉ tiêu này chỉ thể hiện được mức độ rủi ro của ngân hàng tại một thời điểmtrong quá khứ Ngân hàng khó có thể dự tính được tại một thời điểm trong tươnglai, mức độ rủi ro của ngân hàng mình sẽ là bao nhiêu

Ngân hàng có thể làm giảm tỷ lệ nợ xấu bằng cách gia tăng dư nợ tín dụng,nhờ đó có được các hệ số tài chính rất đẹp trong khi mức độ rủi ro thực tế tại ngânhàng không giảm đi mà còn có thể nghiêm trọng hơn

Khó có thể tính toán được rủi ro của một khoản vay trước khi cấp tín dụng,

do vậy, không giúp ngân hàng trong các quyết định về mức bù rủi ro hay các quyếtđịnh tín dụng

Tóm lại: Mỗi mô hình đều có những ưu điểm và nhược điểm cũng như cácđiều kiện để áp dụng khác nhau Tùy theo điều kiện của mình mà các Ngân hàng cóthể áp dụng mô hình thích hợp nhằm ước tính rủi ro và có quyết định phù hợp

Phân tích rủi ro được bắt đầu bằng cách làm sáng tỏ nguồn gốc, nguyên nhângây ra rủi ro và khả năng thiệt hại Phải xác định được nguyên nhân gây ra rủi ro,trên cơ sở đó mới có thể tìm ra biện pháp phòng ngừa Vấn đề là làm sao nhận dạngnhững rủi ro nào là trọng yếu trong rất nhiều rủi ro cùng tác động đến một đốitượng, để đảm bảo quản lý vừa có hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng và cótrọng tâm

Có thể vận dụng nguyên lý về tập trung của Pareto 1 trong công tác phân tíchrủi ro, tập trung vào các nhân tố then chốt Nguyên lý về tập trung (hay quy luật80/20, quy luật Pareto, quy luật nỗ lực tối thiểu) nói lên rằng với 20% nỗ lực sẽ tạo

ra 80% kết quả cuối cùng

1

Trang 40

Về bản chất của nguyên lý về tập trung, Pareto cho rằng Trong toàn thể mộtnhóm thì những nhân tố quan trọng nhất bao giờ cũng chiếm một số tương đối nhỏ.

Do vậy, để quản trị, đánh giá phân tích RRTD nhất thiết phải xác định được nhân tốthen chốt, quan trọng và có thể thực hiện điều này thông qua áp dụng nguyên lýPareto

1.3.3 Kiểm soát các rủi ro tín dụng

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược,các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất,những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra với ngân hàng Căn cứ vào mức độrủi ro đã được tính toán, các hệ số an toàn tài chính, và khả năng chấp nhận rủi ro

mà có những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm làm giảm mức độ thiệt hại,

có nhiều lựa chọn:

Không làm gì bằng cách chủ động hay thụ động chấp nhận rủi ro: Đối vớinhững khoản vay nhỏ thì chi phí cho việc phòng tránh đôi khi còn cao hơn việcchấp nhận mức thiệt hại Hoặc với xác suất rủi ro quá cao, ngân hàng né tránh rủi robằng cách hạn chế hoặc từ chối cấp tín dụng

Đối với những khoản vay còn lại, khi các công cụ phòng chống rủi ro đặcbiệt hữu hiệu để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro cũngnhư tổn thất Các biện pháp cơ bản để kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm:

Kiểm soát các nguồn gây ra rủi ro tín dụng

Ngân hàng thu thập và phân tích thông tin rủi ro môi trường như diễn biếnkinh tế trong và ngoài nước, chính trị, văn hóa và xã hội để điều chỉnh danh mụckhoản vay theo hướng thích hợp

Ngân hàng chủ động trong việc tiến hành theo dõi, thu thập, phân tích đánhgiá các thông tin về khách hàng định kỳ về năng lực tài chính, vị thế kinh doanh,biến động nhân sự, … để có những biện pháp kịp thời

Ngân hàng có chính sách tuyển dụng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên mônkinh nghiệm và đạo đức nhân viên nhằm hạn chế rủi ro từ phía cán bộ Ngân hàng

Ngày đăng: 06/03/2024, 10:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w