Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chínhđem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng thương mại, tuy nhiên đâycũng là hoạt động kinh doa
Trang 1NGUYỄN VIỆT PHƯƠNG
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN THANH HẢI
Đà Nẵng - Năm 2023
Trang 3Tài chính - Ngân hàng của Trường Đại học Duy Tân, đến nay tôi đã hoàn
thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng
giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang” Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô đã dìu dắt, truyền
đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình họctập và nghiên cứu
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sâu sắc đến thầy PGS TS Phan Thanh Hải,người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôitrong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu
Xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo, những đồng nghiệp, bạn bè nơitôi công tác đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ tạo mọi điều kiện về thờigian và cơ sở vật chất để giúp tôi hoàn thành luận văn nghiên cứu một cáchtốt nhất
Xin chân thành cám ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Việt Phương
Trang 4Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Nguyễn Việt Phương
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục của luận văn 3
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
1.1 KHÁI QUÁT VỀ RRTD TRONG NHTM 7
1.1.1 Khái niệm RRTD 7
1.1.2 Phân loại RRTD 8
1.1.3 Đặc điểm của RRTD 9
1.1.4 Những căn cứ chủ yếu xác định mức độ RRTD 10
1.1.5 Nguyên nhân dẫn đến RRTD 14
1.1.6 Hậu quả của RRTD 15
1.2 QUẢN TRỊ RRTD TRONG NHTM 17
1.2.1 Khái niệm quản trị RRTD 17
1.2.2 Nội dung quản trị RRTD 18
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RRTD NHTM 28
1.3.1 Nhân tố bên trong 28
1.3.2 Nhân tố bên ngoài 30
Trang 6CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN
HÒN ĐẤT 34
2.1 TỔNG QUAN VỀ NHCSXH HUYỆN HÒN ĐẤT 34
2.1.1 Sự ra đời và phát triển 34
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động 34
2.1.3 Mục tiêu hoạt động 35
2.1.4 Phương thức hoạt động 35
2.1.5 Các chương trình tín dụng 35
2.1.6 Cơ cấu tổ chức quản lý, năng lực của cán bộ, người lao động 37
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RRTD TẠI PGD NHCSXH HUYỆN HÒN ĐẤT 42
2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng và RRTD tại PGD NHCSXH huyện Hòn Đất 42
2.2.2 Nhận diện RRTD 52
2.2.3 Đo lường RRTD 54
2.2.4 Kiểm soát RRTD 55
2.2.5 Tài trợ RRTD 58
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RRTD TẠI PGD NHCSXH HUYỆN HÒN ĐẤT 62
2.3.1 Những kết quả đạt được 62
2.3.2 Những tồn tại, hạn chế 63
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 74
Trang 73.1 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG, QUẢN TRỊ RRTD 75
3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng 75
3.1.2 Định hướng hoạt động quản trị RRTD 76
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RRTD 78
3.2.1 Giải pháp về nhận diện RRTD 78
3.2.2 Giải pháp về đo lường RRTD 88
3.2.3 Giải pháp về kiểm soát RRTD 89
3.2.4 Giải pháp về tài trợ RRTD 92
3.2.5 Những giải pháp khác 94
3.3 KIẾN NGHỊ 101
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 101
3.3.2 Kiến nghị với NHCSXH 103
3.3.3 Kiến nghị với địa phương 104
KẾT LUẬN 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)
Trang 81 CBTD Cán bộ tín dụng
9 MIRR Tỷ lệ hoàn vốn hiệu chỉnh của dự án
Trang 91 Bảng 1.1 Sơ đồ phân loại RRTD 20
3 Bảng 2.1 Tình hình số lượng và chất lượng cán bộ tại
5 Bảng 2.3 Kết quả hoạt động tín dụng theo thời hạn 44
6 Bảng 2.4 Kết quả hoạt động tín dụng theo từng chương
trình cho vay
46
7 Bảng 2.5 Dư nợ phân theo đơn vị nhận ủy thác cho vay 47
8 Bảng 2.6 Thực trạng nợ quá hạn, nợ khoanh trong nợ xấu 47
9 Bảng 2.7 Nợ xấu phân theo từng chương trình cho vay 48
10 Bảng 2.8 Nợ xấu phân theo đơn vị nhận ủy thác 49
Trang 101 Hình 1.1 Sơ đồ phân loại RRTD 8
2 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội 37
3 Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý PGD NHCSXH Hòn Đất 40
4 Hình 2.3 Sơ đồ quy trình, thủ tục xét duyệt cho vay ủy thác từng
phần qua các tổ chức chính trị - xã hội
42
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chínhđem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng thương mại, tuy nhiên đâycũng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất so với các hoạt động kinhdoanh khác và đem lại nhiều rủi ro nhất cho NHTM Rủi ro tín dụng nếuxảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và pháttriển của mỗi tổ chức tín dụng Công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai tròcực kỳ quan trọng đối với các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chínhnói chung Việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay, cáckhoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽgặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho ngân hàng Vì thế, làm thế nào
để quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả đang là một vấn đề mà các NHTMrất quan tâm, nhất là trong tình hình kinh tế tài chính ngân hàng toàn cầu cónhiều biến động như hiện nay
Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng đặc thù đượcthành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm
2002 của Thủ tướng Chính phủ để tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụngthương mại nhằm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và cam kếttrước cộng đồng quốc tế về xóa đói giảm nghèo Tín dụng chính sách lànhiệm vụ chủ yếu và quyết định đến vai trò của NHCSXH trong chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người laođộng Hoạt động của NHCSXH tuy không vì mục tiêu lợi nhuận nhưngviệc bảo toàn và phát triển nguồn vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
sự tồn tại của đơn vị Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị - xã hội to lớn củamình, đòi hỏi NHCSXH phải tăng cường công tác quản trị rủi ro trong hoạt
Trang 12động tín dụng.
Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hòn Đất là một trong sáu trămmười tám PGD cấp huyện, là nơi trực tiếp triển khai hoạt động tín dụng đếnngười dân Từ khi thành lập đến nay, hoạt động tín dụng ở PGD NHCSXHhuyện Hòn Đất đã không ngừng nâng lên cả về quy mô và chất lượng, gópphần quan trọng vào kết quả hoạt động của NHCSXH Tuy nhiên, thực tếhoạt động cũng bộc lộ không ít những hạn chế, như sử dụng vốn khôngđúng mục đích, hiệu quả chưa cao, công tác quản lý ở cơ sở còn chưa đượcquan tâm đúng mức, đã gây ra những rủi ro, thiệt hại về nguồn vốn vàảnh hưởng xấu về mặt xã hội Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng là mối quantâm hàng đầu của lãnh đạo và mỗi nhân viên của PGD Đây là vấn dề cầnđược nghiên cứu, giải quyết một cách nghiêm túc và thấu đáo, có ý nghĩathiết thực để thực hiện thành công mục tiêu và nhiệm vụ mà Đảng và Nhànước đã giao
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng
tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang” để làm đề tài nghiên cứu, hy vọng có đóng góp nhất định vào
việc hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng tại PGD NHCSXH huyệnHòn Đất
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản trị rủi ro tíndụng trong tổ chức NHTM
Nghiên cứu, phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại PGDNHCSXH huyện Hòn Đất
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị về công tác quản trị rủi ro tíndụng tại PGD NHCSXH huyện Hòn Đất
Trang 133 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: công tác quản trị rủi ro tín dụng
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: nghiên cứu tại PGD NHCSXH huyện Hòn Đất, tỉnhKiên Giang
- Về thời gian: số liệu phân tích đánh giá thực trạng giai đoạn
2020-2022 và giải pháp có ý nghĩa đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030
4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được sử dụng như sau: thống kêphân tích, mô hình hóa, phương pháp chuyên gia
Về thu thập dữ liệu thứ cấp dựa vào số liệu thống kê, báo cáo, sách,báo và internet; thu thập số liệu sơ cấp qua khảo sát và phân tích dữ liệu
5 Bố cục của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, tài liệu tham khảo và Mục lục, luận văn bố cụcđược chia thành 03 Chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM.
- Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hòn Đất
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng
giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hòn Đất
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Ngân hàng được xem là mạch máu của nền kinh tế, hoạt động củangân hàng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của kinh tế đất nước.Trong những năm gần đây rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khá phổbiến và đã để lại cho ngân hàng nhiều hậu quả khó lường Tuy nhiên, côngtác quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng vẫn chưa được quantâm đúng mức, còn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế Vì vậy, vấn đề quản trị
Trang 14rủi ro tín dụng là một vấn đề khiến các nhà quản trị ngân hàng luôn đặt lênhàng đầu Từ thực tế đó, nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra các giảipháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, với mục tiêu hạn chếthấp nhất các rủi ro nhằm đạt kết quả tốt nhất trong hoạt động tín dụng củangân hàng.
Do vậy, để phục vụ cho việc nghiên cứu và soạn thảo đề tài: “Quản trị
rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang”, tác giả đã tham khảo một số đề tài nghiên cứu,
công trình khoa học, luận văn thạc sĩ đã được công bố về lĩnh vực quản trị rủi
ro tín dụng và các giải pháp về phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàngnhư:
- Cao Lê Hoàng Nguyên (2020), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Vĩnh Long, Luận văn thạc sĩ,
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Luận văn đã nêu lên được những ưu, khuyết điểm của hoạt độngtrong công tác quản trị rủi ro tín dụng, đề xuất những giải pháp để khắcphục những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánhNHCSXH tỉnh Vĩnh Long Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra được nhữngphương pháp, nội dung cụ thể đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng đơn
vị, các giải pháp còn mang tính chung chung
- Nguyễn Thành Dương (2019), Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Luận văn thạc sĩ,
Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Luận văn chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt độngquản trị rủi ro tín dụng tại BIDV, trong đó những nguyên nhân cơ bản nhấtlà: chưa có định hướng, chiến lược cụ thể cho hoạt động quản trị rủi ro tíndụng; chưa phát triển các thước đo lượng hóa rủi ro; chất lượng công nghệ
Trang 15ngân hàng áp dụng trong quản trị rủi ro tín dụng chưa đáp ứng được yêucầu đổi mới theo thông lệ quốc tế; nhân sự ở bộ phận quản trị rủi ro cònhạn chế, chưa được chú trọng phát triển.
- Hoàng Trung Công (2018), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn đã hệ thống hóa những lý luận về NHCSXH, nêu lên đượcthực trạng nợ xấu tại và đề xuất một số giải pháp giảm nợ xấu tại Chinhánh NHCSXH tỉnh Nam Định nhằm hạn chế thấp nhất những rủi rotrong hoạt động tín dụng Tuy nhiên đề tài vẫn còn một số hạn chế như đưa
ra các giải pháp xử lý trực tiếp đối với khách hàng chủ yếu mang tính chấthành chính, chưa sát với tình hình cụ thể của từng món vay
- Nguyễn Bá Thi (2019), Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ đối
với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
Trên cơ sở vận dụng những phương pháp nghiên cứu, hệ thống hóa
cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ trong quản lý nói chung, tác giả đã tậptrung nghiên cứu thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại Chi nhánhNHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế, phân tích tồn tại trong hoạt động KSNBhoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế, nhữngrủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của NHCSXH Đồng thời,luận văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị, đề xuất với các cơ quan, Bộ,ngành để tranh thủ sự phối hợp trong hoạt động KSNB trong hoạt động tíndụng của NHCSXH
- Tô Quỳnh Trang (2020), Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Sơn La,
Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại
Trang 16Dựa trên những cơ sở lý luận của RRTD và quản trị RRTD, luận văn
đã đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng, các biện pháp phòngngừa RRTD đang được thực hiện tại Agribank Chi nhánh Sơn La, phân tíchnhững rủi ro đã xảy ra, tìm ra nguyên nhân của rủi ro tín dụng và đề xuấtnhững biện pháp hữu hiệu nhất, có thể áp dụng ngay trong thực tế hoạtđộng hàng ngày của hệ thống nhằm giúp nâng cao chất lượng tín dụng Sovới một số đề tài cùng nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTMthì đề tài nghiên cứu tại Agribank Chi nhánh Sơn La có một số điểm mớinổi bật là tác giả đã phân tích một số chỉ số rủi ro tín dụng để xác định đâu
là phân khúc khách hàng nhiều rủi ro, đâu là phân khúc khách hàng quantrọng để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng caohiệu quả trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng này Tuynhiên, bên cạnh đó đề tài còn một hạn chế chưa khắc phục được là chưa thểphân chia phân khúc khách hàng doanh nghiệp theo khách hàng doanhnghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa do số liệu tại Agribank Chi nhánhSơn La không đủ đáp ứng việc phân chia phân khúc khách hàng như mongmuốn của tác giả
Các luận văn giúp tôi bổ sung thêm kiến thức về quản trị rủi ro tín dụngtrong tổ chức ngân hàng, quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xãhội; cách lập luận, trình bày để bố cục của bài làm được chặt chẽ, khoa họchơn
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 KHÁI QUÁT VỀ RRTD TRONG NHTM
1.1.1 Khái niệm RRTD
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng củangân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặctrả nợ không đúng hạn cho ngân hàng (Trần Huy Hoàng, 2011)
Rủi ro tín dụng có thể hiểu theo cách đơn giản hơn là:
- RRTD phát sinh khi người vay sai hẹn trong việc thực hiện nghĩa vụtrả nợ theo hợp đồng, bao gồm nợ gốc và/hoặc lãi Sự sai hẹn có thể là trễ hạnhoặc không thanh toán
- RRTD sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng vàgiảm giá trị thị trường của vốn Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫnđến thua lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinhdoanh đem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nhưng cũng là nghiệp vụ tiềm
ẩn rủi ro rất lớn Các thống kê và nghiên cứu cho thấy, RRTD chiếm đến 70%trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng Mặc dù hiện nay đã có sự chuyển dịchtrong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng, theo đó thu nhập từ hoạt động tín dụng
có xu hướng giảm xuống và thu dịch vụ có xu hướng tăng lên nhưng thu nhập
từ tín dụng vẫn chiếm từ 1/2 đến 2/3 thu nhập của ngân hàng Kinh doanhngân hàng là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi nhuận với rủi ro chấp nhận được
là bản chất ngân hàng, RRTD là một trong những nguyên nhân chủ yếu gâytổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh ngân hàng
Đối với các nước đang phát triển như ở Việt Nam, các ngân hàng
Trang 18thiếu đa dạng trong kinh doanh các dịch vụ tài chính, các sản phẩm dịch vụcòn nghèo nàn, tín dụng được coi là dịch vụ sinh lời chủ yếu và thậm chígần như là duy nhất, đặc biệt đối với các ngân hàng nhỏ Vì vậy, rủi ro tíndụng cao hay thấp sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Mặt khác, rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượngđồng biến với nhau trong một phạm vi nhất định (lợi nhuận kỳ vọng càngcao, thì rủi ro tiềm ẩn càng lớn) Rủi ro là một yếu tố khách quan cho nênngười ta không thể nào loại trừ hoàn toàn được mà chỉ có thể hạn chế sựxuất hiện của chúng cũng như tác hại do chúng gây ra
- Rủi ro lựa chọn: rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân
Rủi ro giao dịch
Rủi ro tín dụng
Rủi ro danh mục
Rủi ro
lựa chọn bảo đảmRủi ro nghiệp vụRủi ro Rủi ro nội tại tập trungRủi ro
Trang 19tích tín dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng.
- Rủi ro bảo đảm: rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo nhưmức cho vay, loại tài sản bảo đảm, chủ thể đảm bảo…
- Rủi ro nghiệp vụ: rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay
và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và
kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề
b) Rủi ro danh mục:
Là một hình thức của RRTD, mà nguyên nhân phát sinh là do nhữnghạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng Rủi ro danh mục baogồm:
- Rủi ro nội tại: xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn củakhách hàng vay vốn, lĩnh vực kinh tế
- Rủi ro tập trung: rủi ro do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiềuvào một số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lýnhất định hoặc cùng một loại hình cho vay tồn tại rủi ro cao
1.1.3 Đặc điểm của RRTD
RRTD có những đặc điểm sau:
- Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: trong quan hệ tín dụng, ngânhàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng, RRTD xảy ra khikhách hàng gặp những tổn thất và thất bại trong quá trình sử dụng vốn Haynói cách khác, những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng lànguyên nhân chủ yếu gây nên RRTD của ngân hàng
- Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: đặc điểm này biểuhiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức và hậu quả củaRRTD Do đặc trưng ngân hàng là trung gian xử lý RRTD nên phải chú ýđến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ nguyên nhân bản chất và hậu quả doRRTD đem lại để có biện pháp phòng ngừa phù hợp
Trang 20- Rủi ro tín dụng có tính tất yếu tức luôn tồn tại và gắn liền với hoạtđộng tín dụng của NHTM: tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho ngânhàng không thể nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy
đủ, điều này làm cho bất cứ khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với ngânhàng Như vậy cho thấy kinh doanh ngân hàng là một ngành kinh doanhluôn tồn tại nhiều rủi ro hơn so với các ngành khác
Phân loại nợ là việc các tổ chức tín dụng căn cứ vào các tiêu chuẩnđịnh tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và cáccam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợthích hợp (Nguyễn Đăng Dờn, 2014)
Trang 21các nhóm sau:
- Nợ quá hạn đến 180 ngày (có khả năng thu hồi)
- Nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày (có khả năng thu hồi)
- Nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên (nợ khó đòi)
b) Phân loại nợ
Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì TCTD phân loại nợ thành 05 nhómnhư sau:
- Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợgốc và lãi đúng hạn;
+ Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồiđầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúngthời hạn;
+ Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều 10Thông tư số 02/2013/TT-NHNN
- Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm:
+ Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
+ Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
+ Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản
3 Điều 10 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN
- Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
Trang 22Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc
đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khôngđược cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc
công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốnvào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tàisản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;
Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá
trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theoquy định của pháp luật;
Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng
hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trịvượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;
Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp
được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;
Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý
ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánhngân hàng nước ngoài;
Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay,
chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài
+ Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;
+ Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản
3 Điều 10 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN
- Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:
+ Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
Trang 23+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theothời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
+ Khoản nợ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư số02/2013/TT-NHNN quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có Quyết địnhthu hồi;
+ Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thuhồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
+ Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản
3 Điều 10 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
+ Nợ quá hạn trên 360 ngày;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lêntheo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quáhạn hoặc đã quá hạn;
+ Khoản nợ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư số NHNN quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
02/2013/TT-+ Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thuhồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
+ Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được NHNN công bố đặtvào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bịphong tỏa vốn và tài sản;
+ Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều 10Thông tư số 02/2013/TT-NHNN
Trang 24Nợ xấu (hay các tên gọi khác như nợ có vấn đề, nợ khó đòi…) là cáckhoản nợ thuộc các nhóm: 3, 4 và 5 và có các đặc trưng sau:
- Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi
các cam kết này đã đến hạn
- Tình hình tài chính của khách hàng đang có chiều hướng xấu dẫn
đến có khả năng ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi
- Tài sản bảo đảm được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trangtrải nợ gốc và lãi
- Thông thường là những khoản nợ đã được gia hạn nợ, hoặc những
khoản nợ quá hạn trên 90 ngày
Một tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu dưới 5% được coi là nằm tronggiới hạn cho phép, khi tỷ lệ nợ xấu vượt quá tỷ lệ 5% thì tổ chức đó cầnphải xem xét, rà soát lại danh mục đầu tư của mình một cách đầy đủ, chỉtiết và thận trọng hơn
1.1.5 Nguyên nhân dẫn đến RRTD
Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro hay nói cách khác hoạtđộng ngân hàng luôn phải đối diện với rủi ro Vì vậy, nhận diện nhữngnguyên nhân gây ra RRTD giúp ngân hàng có biện pháp phòng ngừa hiệuquả, giảm thiệt hại Có 3 nhóm nguyên nhân RRTD cơ bản sau đây:
a) Nguyên nhân khách quan
- Thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn…
- Tình hình an ninh trong nước và trong khu vực bất ổn
- Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất thăng bằng cáncân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái biến động bất thường
- Môi trường pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô
b) Nguyên nhân chủ quan
* Về phía khách hàng
- Khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý
Trang 25- Sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả.
- Kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ được
- Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản
- Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo
- Mất đoàn kết trong nội bộ Hội đồng quản trị, Ban điều hành
* Về phía ngân hàng
- Chính sách tín dụng không hợp lý, quá nhấn mạnh vào mục tiêu lợinhuận dẫn đến cho vay đầu tư quá liều lĩnh, tập trung nguồn vốn cho vayquá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế nào đó
- Thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tinkhông đầy đủ dẫn đến cho vay và đầu tư không hợp lý
- Cạnh tranh của các ngân hàng mong muốn có tỷ trọng, thị phần caohơn các ngân hàng khác
- Cán bộ tín dụng không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấphành đúng quy trình cho vay; CBTD yếu kém về trình độ nghiệp vụ; viphạm đạo đức kinh doanh
- Định giá tài sản bảo đảm không chính xác, không thực hiện đầy đủcác thủ tục pháp lý cần thiết hoặc không đảm bảo các nguyên tắc của tàisản bảo đảm (dễ định giá, dễ chuyển nhượng quyền sở hữu, dễ tiêu thụ)
Tóm lại, các nguyên nhân gây ra RRTD rất đa dạng, có nhữngnguyên nhân khách quan và những nguyên nhân do chủ thể tham gia quan
hệ tín dụng gây ra Những nguyên nhân chủ quan do các chủ thể gây ra cóảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng, ngân hàng có thể kiểm soátđược nếu có những biện pháp thích hợp
1.1.6 Hậu quả của RRTD
RRTD luôn tiềm ẩn trong kinh doanh ngân hàng và đã gây ra nhữnghậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hộicủa mỗi quốc gia, thậm chí có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu
Trang 26- Đối với ngân hàng bị rủi ro: do không thu hồi được nợ (gốc, lãi
và các loại phí) làm cho nguồn vốn ngân hàng bị thất thoát, trong khi ngânhàng vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận
bị giảm sút, thậm chí nếu trầm trọng hơn thì có thể bị phá sản
- Đối với hệ thống ngân hàng: hoạt động của một ngân hàng trong
một quốc gia có liên quan đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xãhội và cá nhân trong nền kinh tế Do vậy, nếu một ngân hàng có kết quả hoạtđộng xấu (trường hợp xấu nhất dẫn đến mất khả năng thanh toán và phá sản…)thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu các ngân hàng và các bộphận kinh tế khác Nếu không có sự can thiệp kịp thời của NHNN và Chínhphủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồngloạt rút tiền tại các NHTM làm cho các ngân hàng khác vô hình chung cũng rơivào tình trạng mất khả năng thanh toán
- Đối với nền kinh tế: ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh
tế, là kênh thu hút và bơm tiền cho nền kinh tế Vì vậy, RRTD gây nên sự phásản một ngân hàng sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất
ổn định và ngưng trệ, mất bình ổn về quan hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệp,
tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn…
- Trong quan hệ kinh tế đối ngoại: làm ảnh hưởng đến vị thế và
hình ảnh của hệ thống ngân hàng, hệ thống tài chính quốc gia cũng nhưtoàn bộ nền kinh tế của quốc gia đó
Tóm lại, RRTD của một ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở các mức
độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi phải trích lập dựphòng, không thu hồi được lãi cho vay; nặng nhất khi ngân hàng không thuđược vốn gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ vàmất vốn Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bịphá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thốngngân hàng nói riêng Chính vì vậy, đòi hỏi các nhà quản lý ngân hàng phải hết
Trang 27sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro tronghoạt động tín dụng của ngân hàng.
1.2 QUẢN TRỊ RRTD TRONG NHTM
1.2.1 Khái niệm quản trị RRTD
Quản trị RRTD là quá trình các ngân hàng tiến hành hoạch định, tổchức, triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tíndụng nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng với mức rủi ro cóthể chấp nhận được, phù hợp với quy mô hoạt động của từng ngân hàng vàtheo quy định của NHNN (Joel Bessis, 2012)
Đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng, rủi ro xảy ra trong quátrình cấp tín dụng có thể đưa đến những tác động và hậu quả xấu, làm ảnhhưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung của NHTM Chính vì vậy,quản trị RRTD được xem là một trong những hoạt động trọng tâm của các
tổ chức tín dụng bởi vì quản trị RRTD một cách khoa học sẽ mang lại kếtquả: sử dụng vốn có hiệu quả
RRTD có thể đưa đến những hậu quả nghiêm trọng đối với ngânhàng Vì vậy, quản trị RRTD được coi là một công việc có ý nghĩa rất quantrọng đối với các NHTM Công tác quản trị RRTD gắn liền với hoạt độngtín dụng, nó biểu hiện ở sự vận dụng các quy định, nguyên tắc quản trị vàocác hoạt động có tính chất đặc trưng của quá trình cấp tín dụng Với quanđiểm như vậy, theo tác giả, khái niệm về quản trị RRTD có thể được hiểunhư sau:
Quản trị RRTD là quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm tra,đánh giá hoạt động cấp tín dụng của NHTM, đồng thời đưa ra những giảipháp thích hợp để đối phó với rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm tối ưuhóa mục tiêu lợi nhuận trong điều kiện biến đổi của môi trường kinh doanh.Những nội dung cơ bản của quản trị RRTD được trình bày như sau:
Trang 281.2.2 Nội dung quản trị RRTD
- Doanh thu bán hàng của khách hàng giảm, không đáp ứng đượcnhững đơn đặt hàng, lợi nhuận giảm, các khoản thu tiền về chậm, lưuchuyển tiền mặt ròng giảm
- Nhiều tài sản không hoạt động, hàng tồn kho gần như không bánđược, giá trị của tài sản giảm
- Nhờ cậy vào chỉ một khách hàng hoặc một nhà cung cấp, tập trungdoanh số vào một mặt hàng nhất định, áp dụng chính sách chiết khấu bấtbình thường, những khoản phải thu, sự thay đổi đáng kể về giá trị của từngđơn đặt hàng hoặc hợp đồng mà có thể làm mất cân bằng năng lực sản xuấthiện hành
- Xuất hiện những khác biệt đáng kể giữa hoạt động kinh doanh vàngân sách; mức độ chênh lệch lớn giữa tổng doanh thu và doanh thu ròng;
tỷ lệ chi phí trên tổng doanh thu tăng lên, doanh thu bán hàng tăng nhưnglợi nhuận giảm, sự gia tăng không cân xứng của chi phí quản lý so với mức
Trang 29tăng của doanh thu bán hàng.
- Thay đổi về phạm vi kinh doanh, bố trí nhà máy và thiết bị không hợp
lý, kém cỏi trong việc duy trì vận hành và bảo hành máy móc thiết bị sử dụng,mất mát những dây chuyền sản xuất chính, quyền phân phối sản phẩm hoặcnguồn cung cấp, mất một hay nhiều khách hàng có năng lực tài chính tốt hoặcmất nhà cung ứng chính
* Phân loại nợ theo phương pháp định lượng
(Chi tiết tại mục 4.2 Chương 1 của luận văn này)
* Phân loại nợ theo phương pháp định tính
Năng lực pháp lý: CBTD phải đánh giá tình trạng pháp lý kháchhàng dựa trên các hồ sơ, giấy tờ khác nhau (Quyết định thành lập công ty,Giấy phép kinh doanh, Quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Kế toán trưởng,
….)
Uy tín: là thái độ, phẩm chất của người vay Thông thường, uy tínthể thiện ở ba cấp bậc: sẵn lòng trả nợ, mong muốn trả nợ và kiên quyết trả
Trang 30nợ Uy tín là cái bên trong, để đánh giá uy tín của người vay, CBTD cầnthông qua các biểu hiện bên ngoài rồi dựa vào quan hệ biện chứng với cáibên trong để kết luận cái bên trong Cụ thể là lịch sử vay nợ của kháchhàng, danh tiếng/dư luận, kết quả phỏng vấn trực tiếp (đây là căn cứ chínhxác nhất).
Mục đích vay: CBTD cần xem xét mục đích vay của người vay cóthỏa mãn hai yếu tố hợp lệ và hợp pháp hay không Tính hợp lệ là phù hợpvới Giấy phép kinh doanh, tính hợp pháp là ngành nghề kinh doanh không
bị pháp luật nghiêm cấm
Năng lực của người vay: người vay phải có kiến thức về kinh tế, phải
có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, phải đáp ứng các chỉ số tạo lợinhuận (tần số tạo lợi nhuận cao hay thấp, tỷ suất lợi nhuận và vòng quayvốn lớn hơn hoặc bằng trung bình ngành)
Môi trường kinh doanh: CBTD cần nắm rõ các thông tin sau: mức dự báolạm phát, các biến động kinh tế, chính trị, xã hội; xu hướng tăng trưởng củangành…
BB B
CCC CC
* Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hoạt động cho vay tại NHTM
- Doanh số cho vay
Khái niệm: doanh số cho vay là khoản tiền mà ngân hàng đã phát ra
(giải ngân) trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã
Trang 31thu về hay chưa DSCV thường được xác định theo tháng, quý hoặc năm.
Ý nghĩa: chỉ tiêu này nói lên quy mô, số lượng khách hàng và mối
quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định
- Doanh số thu nợ
Khái niệm: doanh số thu nợ là toàn bộ những món nợ mà ngân hàng
đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng trong năm từ cả những món
nợ của năm nay và cả năm trước đó
Ý nghĩa: doanh số thu nợ phản ánh khả năng hoạt động tín dụng của
ngân hàng Một ngân hàng hoạt động tốt thì không chỉ có nhiều khách hàng
mà còn phải biết cách làm cho khách hàng vay và thu lại số tiền đã chovay
- Dư nợ cho vay
Khái niệm: Dư nợ cho vay là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác
định nào đó ngân hàng đang còn cho vay bao nhiêu và đây là khoản màngân hàng phải thu về
Dư nợ của năm N = Dư nợ của năm N-1 + DSCV năm N - DSTN năm N
Ý nghĩa: dư nợ cho vay cao chứng tỏ cho vay nhiều, ngân hàng có
khả năng mở rộng và phát triển cho vay và ngược lại, phân tích chỉ tiêu nàygiúp ta đánh giá được khái quát tình hình hoạt động cho vay của ngân hàng
- Tỷ lệ nợ xấu
Khái niệm: là tỷ trọng giữa nợ xấu và tổng dư nợ cho vay, nó thể
hiện kết cấu nợ xấu trong tổng dư nợ của mỗi ngân hàng
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/ Tổng dư nợ cho vay x 100%
Ý nghĩa: việc phân tích tỷ lệ nợ xấu cho ta thấy được mức độ rủi ro
trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và là căn cứ đánh giá chất lượngtín dụng của ngân hàng Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụngcủa ngân hàng càng kém và ngược lại
c) Kiểm soát RRTD
Để kiểm soát các RRTD, các ngân hàng phải ban hành quy trình cho
Trang 32vay là trình tự các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn củakhách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay
Các bước trong quy trình đều có các điểm chung như được thể hiện ởBảng 1.2 gồm 05 bước:
Báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang
bộ phận có thẩm quyền để quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.
Quyết
định tín
dụng
Các tài liệu và thông tin
từ giai đoạn trước
chuyển sang và báo cáo
kết quả thẩm định.
Quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay dựa vào kết quả phân tích.
Tiến hành các thủ tục pháp lý: ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng công chứng và các loại hợp đồng khác.
Giải ngân - Quyết định cho vay
Chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp hoặc chuyển trả cho nhà cung cấp theo yêu cầu
Trang 33của doanh nghiệp.
- Tái xét và thanh lý hợp đồng tín dụng.
- Báo cáo kết quả giám sát và đưa ra các giải pháp xử lý.
- Lập các thủ tục để thanh lý tín dụng.
Trong quy trình cho vay, kết quả của giai đoạn trước luôn là tiền đề đểthực hiện các giai đoạn tiếp theo Chất lượng của giai đoạn trước sẽ quyết địnhđến chất lượng của giai đoạn sau nên việc tuân thủ nghiêm ngặt các giai đoạn
có vai trò giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng Trong đó, bước thẩm định
hồ sơ và phân tích tín dụng là bước quan trọng để kiểm soát các rủi ro tiềm ẩncủa các khoản vay Đối với doanh nghiệp vay vốn thì nội dung thẩm định cơbản như sau:
* Thẩm định tư cách pháp lý và năng lực hành vi của doanh nghiệp
Đây chính là điều kiện cần của một doanh nghiệp khi muốn vay vốn
từ ngân hàng Việc thẩm định năng lực pháp lý và hành vi của doanhnghiệp sẽ làm căn cứ để thẩm định các bước tiếp theo trong quá trình phântích tín dụng Việc thẩm định này bao gồm các nội dung sau:
- Xác định trụ sở hoạt động của doanh nghiệp và cơ quan đăng kýkinh doanh, nơi doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh đểthành lập hợp pháp
- Xác định thời hạn hiệu lực của Quyết định thành lập, Giấy phépkinh doanh, Giấy phép hành nghề…
- Nghiên cứu về Biên bản góp vốn của các sáng lập viên (tình hình gópvốn, hình thức góp vốn, tình hình chuyển quyền sở hữu quyền sử dụng nhà, đấtnếu góp vốn bằng tài sản là nhà, đất mà pháp luật có quy định phải chuyển quyền
Trang 34sở hữu).
* Thẩm định mục đích vay vốn
Sau khi đã xem xét giấy tờ liên quan đến vấn đề pháp lý của doanhnghiệp, công việc phân tích tín dụng chuyển sang bước thẩm định mục đíchvay vốn Đối với các doanh nghiệp, mục đích vay vốn thường là vay để mởrộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng địa bàn; vay thực hiện dự án đầutư Cho dù vay vốn với mục đích gì thì doanh nghiệp phải đảm bảo nhữngđiều kiện sau:
- Tính hợp pháp và phù hợp của mục đích vay vốn so với Giấy đăng
ký kinh doanh
- Tính hợp pháp theo quy định Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩucủa những mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh (theo Danh mục hànghoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định số69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 Chính phủ)
* Thẩm định khả năng tài chính của doanh nghiệp
Khi đã hoàn tất việc thẩm định các giấy tờ về mặt pháp lý và mụcđích vay vốn, CBTD bắt đầu đi sâu vào phân tích khả năng tài chính củadoanh nghiệp Các tài liệu hỗ trợ cho bước này bao gồm các Báo cáo tàichính của doanh nghiệp thời kỳ gần nhất, Bảng theo dõi công nợ, Bảng đốichiếu ngân hàng và các tài liệu tài chính khác Từ nguồn tài liệu này, thôngthường CBTD sẽ nghiên cứu các nhóm tỷ số tài chính sau:
- Nhóm tỷ số thanh khoản: Tỷ số thanh toán ngắn hạn (TTNH) và
Tỷ số thanh toán nhanh (TTN)
Hệ số TTNH = TSLĐ/ Tổng Nợ ngắn hạn
Hệ số TTN = (TSLĐ - HTK)/ Tổng Nợ ngắn hạn
Nhận xét: hệ số trên càng lớn hơn 1 càng tốt, nếu gần 1 quá thì rủi rotrong thanh toán cũng có thể xảy ra khi hàng tồn kho giảm giá, một vài
Trang 35khoản phải thu không thu hồi được Còn hệ số thanh toán này nhỏ hơn 01biểu hiện tài chính của doanh nghiệp khó khăn (có thể do doanh nghiệp làm
ăn thua lỗ…)
- Nhóm tỷ số hoạt động: Vòng quay hàng tồn kho (HTK), Kỳ thu
tiền bình quân, Kỳ trả nợ
Vòng quay HTK = (HTK/ Giá vốn hàng bán) x 365 (ngày)
Kỳ thu tiền bình quân = (Khoản phải thu/Doanh thu) x 365 (ngày)
Kỳ trả nợ = (Khoản phải trả/Chi phí bằng tiền) x 365 (ngày)
Nhận xét: thời gian của một vòng quay càng dài, doanh nghiệp sẽcàng gặp khó khăn trong vấn đề thu nợ, trả nợ và tiêu thụ lượng hàng hóacủa mình
- Nhóm tỷ số nợ: Nợ so với Tổng tài sản, Nợ so với Vốn chủ sở hữu
(VCSH) và Nợ quá hạn so với Tổng dư nợ
Nợ so với Tổng tài sản = Nợ /Tổng tài sản
Nợ so với VCSH = Nợ/ Vốn CSH
Nợ quá hạn so với Tổng dư nợ = Nợ quá hạn/Tổng dư nợNhận xét: nhóm tỷ số này càng cao càng ảnh hưởng đến tình hìnhthanh khoản của doanh nghiệp, đồng thời làm giảm uy tín của doanhnghiệp đó đối với ngân hàng và các nhà đầu tư
- Nhóm tỷ số thu nhập: Tỷ lệ lãi gộp, Số vòng quay tài sản, ROA và ROE
Tỷ lệ lãi gộp = Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần
Số vòng quay tài sản = Doanh thu/Tổng tài sảnROE = Lợi nhuận ròng/VCSH
ROA = Lợi nhuận ròng/Tổng tài sảnĐòn bẩy tài chính = Tổng tài sản/VCSHNhận xét: nhóm tỷ số này đo lường hiệu quả đồng vốn của chủ sởhữu doanh nghiệp, chúng cho biết doanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêu
Trang 36lợi nhuận trên mỗi đồng của mình Ngoài ra, CBTD có thể căn cứ vào cácnhóm chỉ tiêu khác để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp Ví dụ:
Tỷ suất tự tài trợ = VCSH/ Tổng nguồn vốn
Nếu tỷ lệ này từ 40% đến 60% thì khả năng tự tài trợ cao, doanhnghiệp chủ động hơn trong kinh doanh
Trong bộ hồ sơ vay vốn, các doanh nghiệp thường gửi kèm bản chitiết phương án kinh doanh về kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tư mà mình
có ý định triển khai trong tương lai CBTD sẽ căn cứ vào các chỉ tiêu, chỉ
số trong đó và tiến hành phân tích, đánh giá tính khả thi và hiệu quả củaphương án theo các chỉ tiêu cơ bản sau:
- Phân tích dòng tiền dự án: dòng tiền dự án sẽ dựa vào dòng tiền hoạtđộng nên khi xác định dòng tiền dự án cần đảm bảo tính chính xác và kháchquan phù hợp cho cả nhà đầu tư hoặc ngân hàng cho vay và cả đối với chủ
sở hữu
- Phân tích các chỉ tiêu tài chính của dự án: thông thường, các chỉ tiêuđược thẩm định sẽ là chỉ tiêu: giá trị hiện tại ròng (NPV), chỉ tiêu hoàn vốncủa dự án (IRR), chỉ tiêu hoàn vốn dự án có hiệu chỉnh (MIRR) và chỉ tiêuhoàn vốn đầu tư (PP) Ngoài việc phân tích các chỉ tiêu tài chính của dự án
Trang 37còn phải phân tích độ nhạy của dự án để đảm bảo dự án vẫn có khả thi khinhững điều kiện hoạt động và đầu tư có những tình huống xấu đem lại
d) Tài trợ RRTD
* Xử lý bằng tài sản bảo đảm
Ngân hàng có thể tự tổ chức quản lý hoặc bàn giao khoản nợ xấu chocông ty quản lý nợ trực thuộc để tiếp tục theo dõi các khoản nợ nhằm thựchiện thu hồi nợ thông qua việc xử lý các tài sản bảo đảm khoản nợ, khaithác tài sản bảo đảm, tiếp tục theo đuổi các vụ kiện để thu hồi một phần nợ
từ thanh lý tài sản của doanh nghiệp phá sản Tuy nhiên, thực hiện giảipháp này, các chủ nợ vẫn mất nhiều thời gian và tiền bạc để thu hồi nợ xấu,vẫn phải duy trì một bộ máy, bộ phận riêng để quản lý nợ xấu
* Xử lý thu nợ có chiết khấu
Đây là hình thức giảm giá trị khoản nợ phải trả cho doanh nghiệp nợ,giá trị triết khấu do chủ nợ và doanh nghiệp thoả thuận nhưng theo hướng
có lợi cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy khách nợ thanh toán dứt điểmkhoản nợ, ngân hàng tuy chịu thiệt nhưng cũng sớm thu hồi được một phầnvốn và cắt bỏ được khoản nợ xấu, nợ khó đòi
* Bán nợ cho các tổ chức có chức năng
Đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp ngân hàng thu hồi mộtphần vốn để tái cho vay Hiện nay, mới chỉ có Công ty Mua bán nợ và tài sảntồn đọng của doanh nghiệp (DATC) của Bộ Tài chính đang thực hiện nghiệp
Trang 38- Nhóm 2: 5%
- Nhóm 3: 20%
- Nhóm 4: 50%
- Nhóm 5: 100%
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RRTD NHTM
Có hai nhân tố cơ bản liên quan đến quản trị RRTD trong hoạt động ngânhàng thương mại:
1.3.1 Nhân tố bên trong
Tổ chức: công tác tổ chức quản trị rủi ro theo quy chế quản trị rủi ro
của ngân hàng tác động đến hiệu quả của hoạt động này Công tác kiểm tragiám sát việc bố trí, phân công nhiệm vụ trong từng công việc cụ thể
Nhân sự của ngân hàng: con người là yếu tố quyết định đến thành
công hay thất bại của một ngân hàng Yếu tố con người gồm các mặt: sốlượng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, cơ cấu nhân sự,phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý và tác nghiệp Muốn có hoạt độngkinh doanh ngân hàng tốt, trước hết phải có đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản
lý giỏi, giàu kinh nghiệm, năng động, phẩm chất đạo đức tốt Mặt khác,phải có đội ngũ cán bộ tác nghiệp giỏi nghiệp vụ, hiểu biết rộng về phápluật, tinh thần trách nhiệm cao với công việc, phẩm chất đạo đức nghềnghiệp tốt, đặc biệt là phải am hiểu và có kinh nghiệm về lĩnh vực tín dụng
mà mình quản lý Một CBTD quản lý các khách hàng về sản xuất nôngnghiệp muốn chuyển sang quản lý các hộ sản xuất kinh doanh thì cần phải
có thời gian học tập, nghiên cứu mới có thể thích nghi và tích lũy kinhnghiệm, điều mà một NHTM muốn chuyển từ cho vay khu vực nông thôn
về đô thị phải lưu ý khi hoạch định quản lý tín dụng Đạo đức nghề nghiệpảnh hưởng đến quản lý tín dụng của NHTM, thực tế cho thấy rằng, phầnlớn các sai phạm nổi cộm trong hoạt động ngân hàng những năm qua là do
Trang 39đạo đức nghề nghiệp, những người được giao nhiệm vụ đã đặt lợi ích cánhân lên trên lợi ích của ngân hàng.
Công nghệ: một ngân hàng có trang thiết bị, phương tiện làm việc tiến
tiến sẽ phục vụ tốt hơn trong các quy trình kiểm tra, kiểm soát được rủi ro,nâng cao uy tín đối với khách hàng; đồng thời giúp cho các cấp quản lý củangân hàng có những thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng để cónhững điều chỉnh cho phù hợp Công nghệ tin học cho phép ngân hàng xử lýkịp thời và chính xác thông tin về tài chính, quan hệ tín dụng, bảo đảm tiềnvay, tình hình hoạt động, thông tin về pháp lý của khách hàng Nhờ có thôngtin hiện đại mà người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết về chovay, quản lý, theo dõi và áp dụng các chế tài tín dụng phù hợp Thông tin càngđầy đủ, kịp thời, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro tronghoạt động tín dụng càng lớn, chất lượng tín dụng càng được năng cao
Quy mô: quy mô của từng NHTM cũng nói lên được sự phát triển tín
dụng và công tác quản trị RRTD tại đơn vị Trong quá trình phát triển, cácNHTM thường đua nhau mở mạng lưới nhằm quảng bá thương hiệu và mởrộng thị trường để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh Mỗi điểm giao dịch củaNHTM là đơn vị đại diện ngân hàng thực hiện các giao dịch với khách hàng, ởđây bộ máy tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của mỗiNHTM và NHNN Vì vậy, để quản lý hoạt động tín dụng được tốt hơn trongtoàn hệ thống, mỗi NHTM tự xây dựng cho mình quy trình hoạt động tín dụng
và chính sách giám sát tín dụng đối với mạng lưới hoạt động của ngân hàngmình
1.3.2 Nhân tố bên ngoài
Môi trường kinh doanh:
Môi trường kinh doanh có rất nhiều nhân tố tác động đến hoạt động tíndụng của ngân hàng mà khi hoạch định chính sách cần phải đặc biệt chú ý:
Trang 40- Năng lực về vốn và sản xuất kinh doanh của khách hàng;
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế;
- Các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh;
- Thị trường chi phối quản trị tín dụng;
- Lạm phát tác động tiêu cực đến quản trị tín dụng NHTM;
- Yếu tố chính trị - xã hội;
Tất cả những hệ quả này, rõ ràng ảnh hưởng xấu đến khả năng thuhồi nợ của các ngân hàng đối với các khoản tiền đã cho vay và khả năngtiếp nhận vốn vay của những dự án đã có trong kế hoạch giải ngân mà quảntrị tín dụng của ngân hàng phải tính đến
Chính sách tài chính, tiền tệ và tín dụng của Nhà nước:
Quản trị tín dụng của NHTM chịu ảnh hưởng bởi quản trị tín dụngcủa Nhà nước cả về khách quan và chủ quan:
- Về khách quan, khi Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triểnmột ngành, lĩnh vực, khu vực kinh tế nào đó thì Nhà nước sẽ sử dụng cáccông cụ về tiền tệ - tín dụng như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các NHTMđối với nguồn vốn huy động để đầu tư cho khu vực kinh tế đó; cho cácNHTM vay vốn phát triển tín dụng ưu đãi, vốn ODA của các tổ chức quốc tếvới lãi suất thấp
- Về chủ quan, hoạt động tín dụng của NHTM phải tuân thủ mục tiêuchung của quản trị tín dụng quốc gia Vì vậy, buộc NHTM phải điều chỉnhquản trị tín dụng của mình cho phù hợp với chính sách chung của Nhà nước
Để đạt được mục tiêu của mình, Nhà nước sử dụng mệnh lệnh hành chính đểbuộc các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các tổ chức tín dụng của Nhà nước phải
ưu tiên tập trung vốn đầu tư hoặc rút vốn khỏi đối tượng cần điều chỉnh khinhấn mạnh về quản trị tín dụng của NHTM phải phục vụ quản trị tín dụngchung của Nhà nước