1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp quân đội – chi nhánh đà nẵng

130 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Đà Nẵng
Tác giả An Cảnh Toàn
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Hằng
Trường học Trường Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 487,05 KB

Nội dung

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG...88 3.2.1.. Qua cơ sở lý luận và thực tiễn quản trị rủi

Trang 1

AN CẢNH TOÀN

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP

QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Đà Nẵng – Năm 2023

Trang 2

AN CẢNH TOÀN

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP

QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ THU HẰNG

Đà Nẵng – Năm 2023

Trang 4

Để hoàn thành được đề tài, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến QuýThầy, Cô của Trường Đại học Duy Tân, đặc biệt là Cô TS Nguyễn Thị ThuHằng đã hướng dẫn tận tình trong quá trình hoàn thành nội dung trên.

Gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các Anh/Chị/Em đồng nghiệp tạingân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Đà Nẵng đã nhiệt tình giúp đỡ tôitrong thời gian qua Đã tạo mọi điều kiện cung cấp cho tôi các kiến thức, các

số liệu thống kê phục vụ cho đề tài này

Do trình độ và kiến thức có hạn, thời gian nghiên cứu cũng như các tàiliệu tham khảo còn hạn chế nên nội dung trong luận văn không tránh khỏinhững thiếu sót, tôi mong nhận được sự quan tâm, góp ý của Quý Thầy, Cô

và Ban lãnh đạo để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn

Cuối cùng, tôi xin gửi lời Kính chúc sức khỏe đến toàn thể Quý Thầy,

Cô và các đồng nghiệp tại ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Đà Nẵng

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

An Cảnh Toàn

Trang 5

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và khôngtrùng lặp với các đề tài khác

Tác giả luận văn

An Cảnh Toàn

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 4

6 Bố cục luận văn 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.1 KHÁI QUÁT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 7

1.1.1 Khái niệm ngân hàng và hoạt động kinh doanh Ngân hàng thương mại 7 1.1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 9

1.1.3 Quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại 17

1.2 NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 17

1.2.1 Xây dựng bộ máy Quản trị rủi ro 17

1.2.2 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng 20

1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 27

1.3.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng 27

1.3.2 Các nhân tố thuộc về khách hàng 27

1.3.3 Các nhân tố thuộc về môi trường 28

1.4 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RO TÍN DỤNG, MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 29

Trang 7

1.4.2 Một số bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng cho các ngânhàng thương mại Việt Nam 30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 32 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 32

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phầnQuân đội – Chi nhánh Đà Nẵng 322.1.2 Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy của ngân hàng thươngmại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Đà Nẵng 342.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phầnQuân đội – Chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2020-2022 372.1.4 Tình hình nguồn lực trong công tác quản trị rủi ro tại ngân hàng thươngmại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2020 - 2022 462.1.5 Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội– Chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2020-2022 51

2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH

ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2020-2022 60

2.2.1 Căn cứ pháp lý của công tác quản trị rủi ro tín dụng 602.2.2 Thực trạng mô hình và tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng của MBBankank – Chi nhánh Đà Nẵng 64

Trang 8

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH

ĐÀ NẴNG 77

2.3.1 Kết quả đạt được 77

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 80

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 83

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 84

3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 84

3.1.1 Dự báo tình hình rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Đà Nẵng thời gian tới 84

3.1.2 Mục tiêu phát triển của hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Đà Nẵng 86

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 88

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức 88

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Đà Nẵng 91

3.2.3 Nhóm giải pháp bổ trợ 94

Trang 9

ĐỘI – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 97

3.3.1 Kiến nghị với nhà nước 97

3.3.2 Kiến nghị đối với hội sở 99

3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước 101

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 104

KẾT LUẬN 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)

Trang 10

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

NHTM Ngân hàng thương mại

Trang 11

Bảng 2.2 Tình hình cho vay của chi nhánh MB Bank Đà Nẵng qua 3 năm 2020-2022 41

Bảng 2.3 Cơ cấu cho vay theo thời hạn vay của MB Bank Đà Nẵng qua 3 năm 2020-2021-2022 43

Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của MB Bank Đà Nẵng trong 3 năm 2020-2022 44

Bảng 2.5 Tổng hợp nợ xấu của MB Bank Đà Nẵng trong 3 năm năm 2020-2022 52

Bảng 2.6 Tổng hợp nợ xấu theo thời hạn của MB Bank Đà Nẵng năm 2020-2022 54

Bảng 2.7 Tình hình nợ xấu phân theo thành phần kinh tế 56

tại MB Đà Nẵng năm 2022 56

Bảng 2.8 Tình hình thu hồi nợ của MB Đà Nẵng năm 2020-2022 58

Bảng 2.9 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của 59

MB Bank Đà Nẵng năm 2020 2022 59

Trang 12

của MB Bank Đà Nẵng 39Hình 2.2 Cơ cấu huy động theo loại hình năm 2022 của MB Bank 40Hình 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh MB Bank Đà Nẵngtrong 3 năm 2020-2022 45Hình 2.4 Biểu đồ tổng hợp nợ xấu năm 2020-2022 của MB Bank 52Hình 2.5 Tổng hợp nợ xấu theo thời hạn của MB Bank Đà Nẵng năm 2020-2022 55Hình 2.6 Tình hình nợ xấu phân theo thành phần kinh tế tại MB Bank 57Hình 2.7 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của MB Bank Đà Nẵng năm2020-2022 59

Trang 13

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình tồn tại và phát triển của các ngân hàng, vấn đề an toàn,hiệu quả và phát triển bền vững là mục tiêu mà mọi ngân hàng đều hướngđến Hoạt động tin dụng từ trước đến nay được xem là hoạt động mang lại lớnnhuận lớn nhất cho ngân hàng và cũng là hoạt động có nhiều rủi ro nhất.Chính vì thế, để phát triển an toàn, hiệu quả hoạt động các Ngân hàng thươngmại cần chú trọng đến quản lý rủi ro tín dụng trên 2 khía cạnh: thứ nhất, làchất lượng cấp tín dụng, dịch vụ; thứ hai, là quản lý nợ xấu Cùng với việcquản trị rủi ro tốt, ngân hàng sẽ minh bạch hơn, có giá trị hơn cao hơn và tạođiều kiện giám sát hơn Trong những năm qua, hệ thống Ngân hàng Việt Namkhông những phát triển về số lượng và quy mô hoạt động, song song với đó lànghiệp vụ cũng phong phú và phức tạp hơn Thực tiễn đòi hỏi các ngân hàngthương mại phải quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế, theo đó cần có các môhình và công cụ quản trị rủi ro hiện đại và phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam

để đảm bảo hệ thống để kịp thời năm bắt những cơ hội và sẵn sàng ứng phóvới những thách thức trong bối cảnh tái cơ cấu như hiện nay Vì vậy vấn đềquản trị rủi ro tại các ngân hàng luôn được chú trọng thậm chí trong điều kiệnnền kinh tế đang ổn định như hiện nay

Ngân hàng Quân đội (MB) là ngân hàng thương mại cổ phần ở ViệtNam, là một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng Trải qua quá trình 25năm hình thành và phát triển, cho đến nay, ngân hàng MB đã ngày càng lớnmạnh Tuy nhiên, Chất lượng tài sản của MB đã suy giảm đáng kể trong quý1/2023 khi tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh lên mức 1,8%, Nguyên nhân chủ yếu dophát sinh từ hoạt động cho vay mảng bất động sản, bao gồm cả các khoản chovay các doanh nghiệp phát triển bất động sản và cho vay mua nhà Với việcban hành thông tư 02/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo điều

Trang 14

kiện thuận lợi cho các ngân hàng nói chung, MB nói riêng trong việc kiểmsoát nợ xấu, đây cũng là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu hiện nay tại MB.

MB chi nhánh Đà Nẵng sau 19 năm đi vào hoạt động đã được đánh giá là mộttrong những chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần có tốc độ phát triểnnhanh nhất khu vực miền Trung- Tây Nguyên Với phương châm tăng trưởngtoàn diện, hiệu quả và bền vững và để đạt được mục tiêu đó, MB Bank ĐàNẵng luôn chú trọng công tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động Xuất phát từ các lý do nêu trên, tác giả nhận thấy vấn đề thực tiễn

này có ý nghĩa nghiên cứu, đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Đà Nẵng” làm luận văn thạc sỹ của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Làm sáng tỏ lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trongđiều kiện áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, tình hình kinh tế khó khăn tácđộng mạnh mẽ tới các hoạt động kinh doanh của các NHTM Rút ra nhữngbài học kinh nghiệm QTRRTD cho NHTM Việt Nam thông qua nghiên cứuhoạt động của một số NHTM trên thế giới

- Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín dụng tạiNHTMCPQĐ –CN Đà Nẵng, đánh giá RRTD trong giai đoạn 2020-2022 vàthực trạng công tác QTRRTD của NH trong thời gian trên, nhận xét nhữngkết quả đạt được và hạn chế tồn đọng Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm kiếnnghị và tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCPQĐ –CN ĐàNẵng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại

Ngân hàng TMCP Quân đội – CN Đà Nẵng

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tại

Trang 15

Ngân hàng TMCP QĐ – Chi nhánh Đà Nẵng

+ Về thời gian: công tác quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP QĐ – Chinhánh Đà Nẵng giai đoạn 2020 – 2022

- Về nội dung nghiên cứu: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi

ro tín dụng tại ngân hàng thương mại; Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tạiNgân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Đà Nẵng; Giải pháphoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phầnQuân đội – Chi nhánh Đà Nẵng

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Số liệu sơ cấp

4.1.1 Khảo sát bằng bảng hỏi

Nội dung điều tra là các thông tin về thực trạng rủi ro tín dụng tại ngânhàng TMCPQĐ chi nhánh Đà Nẵng, phương pháp nhận biết, phương pháp đolường, biện pháp xử lý, chính sách và sựa phối hợp giữa các phòng ban Từ

đó, kiến nghị để hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro của chi nhánh

4.1.2 Phỏng vấn trực tiếp

Luận văn thực hiện phỏng vấn các cấp quản lí tại Khối quản trị rủi ro

cụ thể là: Phỏng vấn đại diện lãnh đạo NHTMCP Quân đội Việt Nam, Phỏngvấn đại diện Ban giám đốc NHTMCP Quân đội – Chi nhánh Đà Nẵng, Phỏngvấn đại diện cán bộ nhân viên phòng quản trị rủi ro tại NHTMCP Quân đội –Chi nhánh Đà Nẵng và các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng

Nội dung phỏng vấn là các thông tin về thực trạng rủi ro tín dụng tạingân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Đà Nẵng, dựa trên kết quả phân tích sốliệu thứ cấp tìm hiểu do hơn về nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của chinhánh và lấy kiến nghị để có thể hạn chế những nguyên nhân gây ra rủi ro tíndụng

Trang 16

4.2 Số liệu thứ cấp

Luận văn thu thập số liệu thứ cấp của Ngân hàng TMCP Quân Đội chinhánh Đà Nẵng Số liệu thứ cấp lấy từ các báo cáo tài liệu của Ngân hàngTMCP Quân Đội chi nhánh Đà Nẵng

Các số liệu, tài liệu của cơ quan thống kê, cơ quan quản lý nhà nước,Ngân hàng TMCP Quân Đội, Bộ tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam…

Các tài liệu tham khảo như sách, báo, giáo trình, tạp chí và các tranginternet chuyên ngành

5 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng rủi ro đặc thù và khó phòngngừa nhất của ngân hàng là rủi ro tín dụng Ở tầm vĩ mô, các chuyên gia, giáo

sư về kinh tế tài chính điều đã thực hiện đề tài này khá thành công Tất cả đềuphù hợp với bối cảnh của nền kinh tế, đưa ra những giải pháp rất khoa học vềvấn đề nghiên cứu

Ở trong nước, các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng và chính sáchquản trị rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng đã được xác lập từ rất lâu vàdưới nhiều góc độ khác nhau nhưng trong điều kiện nền kinh tế luôn vậnđộng, việc nghiên cứu rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng vẫn rất đượcquan tâm và đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết

- Đề tài “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàngTMCP Ngoại Thương Việt Nam” (2008), Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh,Trần Tiến Chương đã đưa ra được những giải pháp cơ bản cần được triển khai

để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam, trong đó nghiên cứu hệ thống xếp hạng nội bộ

- Đề tài “Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàngTMCP Quốc Tế VIB” (2014), Đại học Thăng Long, Vũ Tiến Mạnh đã phân

Trang 17

tích thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc

Tế VIB, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp giúp nâng cao công tác quản trị rủi

ro tín dụng tại ngân hàng

- Đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam” (2013), Đỗ Vân Hà, Học Viện Tài Chính đãchỉ ra những tồn đọng và hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tạingân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đồng thời đưa những giải pháp cơbản cần thực hiện ngay để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng chongân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

- Đề tài “ Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chinhánh Đông Anh” (2022), Bùi Xuân Dũng, Đại học Kinh tế - Đại học quốc

gia Hà Nội, trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng

tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Đông Anh, luận văn đề xuất cáckiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tại Ngân hàngTMCP Quân Đội – Chi nhánh Đông Anh trong thời gian tới

- Đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phầnViệt Nam Thịnh Vượng (VPbank) (2023), Nguyễn Thiện An, Đại học Quốcgia Hà Nội Qua cơ sở lý luận và thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng tại cácNHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, chỉ ranguyên nhân của những mặt hạn chế, tác giả đưa ra các giải pháp về chínhsách QTRRTD; tăng cường hiệu quả của việc giám sát & báo cáo RRTD vàkiểm soát & giảm thiểu rủi ro; tăng cường công nghệ thông tin trong hoạtđộng quản trị rủi ro và nhóm giải pháp giảm tỷ lệ nợ xấu tăng cao

Như vậy có thể thấy rằng tại Việt Nam, các đề tài nghiên cứu rủi ro tíndụng và quản trị rủi ro tín dụng đối với các NHTM luôn được quan tâm vàhiện nay vẫn mang tính thời sự cấp bách, cần tiếp tục hoàn thiện các luận cứkhoa học và thực tiễn Các luận văn trên đã nghiên cứu lý luận chung về công

Trang 18

tác quản trị rủi ro tín dụng đồng thời nghiên cứu thực trạng công tác quản trịrủi ro tín dụng tại một số ngân hàng như VIB, Vietcombank, Vietinbank,VPbank… Từ đó các luận văn đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng caocông tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng đó Tuy nhiên các côngtrình trên, dù đã được tiếp cận dưới nhiều góc độ, các giải pháp để tăngcường, hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng trên chỉ đượctrình bày như là một phần nội dung trong công trình nghiên cứu về công tácquản trị rủi ro tín dụng, nghiên cứu và giải quyết một vài khía cạnh của nộidung công tác quản trị rủi ro tín dụng chứ chưa trở thành nội dung duy nhất,một cách có hệ thống và cập nhật của một công trình riêng biệt Luận văn củatác giả nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ

phần Quân đội - Chi nhánh Đà Nẵng” chưa có luận văn cũng như công trình

nghiên cứu nào trùng lặp nội dung với luận văn này

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại

cổ phần Quân đội - Chi nhánh Đà Nẵng

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tạiNgân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Đà Nẵng

Trang 19

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 KHÁI QUÁT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

1.1.1 Khái niệm ngân hàng và hoạt động kinh doanh Ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng

Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam “Ngân hàng thương mại là loạihình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạtđộng kinh doanh khác theo quy định của pháp luật nhằm mục tiêu lợi nhuận”.Đặc trưng của NHTM là nhận tiền ký thác để sử dụng vào các nghiệp vụcho vay, chiết khấu, thanh toán và thực hiện các dịch vụ khác của ngân hàng.Ngân hàng thương mại về bản chất là một doanh nghiệp hoạt động kinhdoanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng và ngân hàng

1.1.1.2 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quyđịnh về hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, bao gồm nhữnghoạt động sau:

Hoạt động huy động vốn:

- Ngân hàng thương mại có thể chấp nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi

có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác;

- Cấp giấy chứng nhận tiền gửi, kỳ phiếu, hóa đơn và trái phiếu để huyđộng vốn trong và ngoài nước

Trang 20

- Ngân hàng thương mại có thể vay vốn từ Ngân hàng Nhà nước dưới hìnhthức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Ngân hàng thương mại được quyền vay vốn từ các tổ chức tín dụng, tổchức tài chính trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật

Hoạt động cấp tín dụng:

Ngân hàng thương mại có thể cấp tín dụng theo các hình thức sau: Chovay; Giảm giá và tái chiết khấu các công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ cógiá trị khác; Bảo lãnh ngân hàng; Phát hành thẻ tín dụng; Thanh toán trongnước; Thanh toán quốc tế cho các ngân hàng được ủy quyền để thực hiệnthanh toán quốc tế; Các hình thức gia hạn tín dụng khác sau khi được Ngânhàng Nhà nước phê duyệt

Hoạt động dịch vụ thanh toán:

- Các ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhànước và mở tài khoản thanh toán tại các tổ chức tín dụng khác và có thể mởtài khoản tiền gửi và tài khoản thanh toán ở nước ngoài theo luật pháp vềngoại hối

- Ngân hàng thương mại mở tài khoản thanh toán cho khách hàng; Cungcấp phương tiện thanh toán; Cung cấp dịch vụ thanh toán

- Các ngân hàng thương mại có thể tổ chức thanh toán nội bộ và tham giavào hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia

- Các ngân hàng thương mại có thể tham gia hệ thống thanh toán quốc tếsau khi được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt

Hoạt động góp vốn, mua cổ phần:

Các ngân hàng thương mại chỉ có thể sử dụng vốn điều lệ và quỹ dự trữcủa mình để góp vốn và mua cổ phần theo các quy định của pháp luật

Mở tài khoản:

Trang 21

- Các ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhànước và có thể mở tài khoản thanh toán tại các tổ chức tín dụng khác, có thể

mở tài khoản tiền gửi và tài khoản thanh toán ở nước ngoài theo luật pháp vềngoại hối

Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán:

- Ngân hàng thương mại được tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệthống thanh toán liên ngân hàng quốc gia

- Ngân hàng thương mại được tham gia hệ thống thanh toán quốc tế saukhi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận

Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại:

Theo quy định tại Điều 107 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, các hoạt độngkinh doanh khác của ngân hàng thương mại bao gồm:

- Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản

lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn

- Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhậpdoanh nghiệp và tư vấn đầu tư

- Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp

- Dịch vụ môi giới tiền tệ

- Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khácliên quan đến hoạt động ngân hàng sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấpthuận bằng văn bản

1.1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Theo khoản 1 điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN: “Rủi ro tín dụng

là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng

Trang 22

nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiệnmột phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Như vậy, có thể hiểu rủi ro tín dụng là những tổn thất tiềm năng có thểxảy ra trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, do khách hàng vay khôngthực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm lãi vay và gốc) hoặc trả nợ không đúnghạn cho ngân hàng như đã cam kết trong hợp đồng Đây là rủi ro gắn liền vớihoạt động tín dụng, dẫn đến tổn thất tài chính như giảm thu nhập ròng vàgiảm giá trị thị trường của vốn

1.1.2.2 Đặc điểm rủi ro tín dụng

- Rủi ro tín dụng mang tính bị động: Tổn thất tín dụng đối với NH chỉxảy ra sau khi NH giải ngân, tức trong quá trình sử dụng vốn vay của KH KH

là người trực tiếp sử dụng vốn vay nên chính KH mới là người có đủ thông tin

về chất lượng và hiệu quả việc sử dụng vốn vay, do vậy phía NH luôn ở trongtình thế bị động, là phía biết thông tin sau, hoặc không chính xác dẫn đến việcchậm trễ trong ứng phó

- Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: do tính chất đa dạng

và phức tạp về khách hàng vay vốn, đối tượng cho vay, loại hình tín dụng,nguyên nhân và hậu quả

- Rủi ro tính dụng có tính tất yếu: Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũnggắn liền với rủi ro, trong kinh doanh tín dụng cũng không phải là ngoại lệ.Chấp nhận rủi ro là tất yếu trong hoạt động tín dụng ngân hàng dựa trên mốiquan hệ “rui ro-lợi nhuận” nhằm tìm ra những cơ hội đạt được lợn nhuậntương thích với mức rủi ro chấp nhận

1.1.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng

Có nhiều cách phân loại rủi ro, tuỳ theo tiêu chí và mục đích phân loại

mà người ta chia RRTD thành các loại khác nhau:

 Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro

Trang 23

- Rủi ro giao dịch: là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát

sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánhgiá khách hàng Rủi ro giao dịch có ba bộ phận:

+ Rủi ro lựa chọn đối nghịch: là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá

phân tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả để

ra quyết định cho vay

+ Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều

khoản trong hợp đồng cho vay, các loại TSĐB, chủ thể đảm bảo, cách thứcđảm bảo và mức cho vay trên trị giá của TSĐB

+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và

hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹthuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề

- Rủi ro danh mục tín dụng: Là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong

quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tậptrung

+ Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính

riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuấtphát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay

+ Rủi ro tập trung: Khi ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối

với một số khách hàng; cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùngmột ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, cùngmột loại hình cho vay có rủi ro cao

 Căn cứ vào mức độ tổn thất

- Rủi ro đọng vốn (do không hoàn trở nợ đúng hạn): Là rủi ro xảy ra

trong trường hợp đến hạn trả nợ theo thỏa thuận mà ngân hàng vẫn chưa thuhồi được vốn, dẫn đến các khoản vốn bị đóng băng và ảnh hưởng đến ngân

Trang 24

hàng trên hai phương diện là kế hoạch sử dụng vốn và khó khăn trong quản lýthanh khoản.

- Rủi ro mất vốn (do không có khả năng trả nợ): Là rủi ro xảy ra trong

trường hợp khách hàng mất khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi, buộc ngân hàngphải thanh lý TSBĐ để thu nợ Rủi ro mất vốn làm tăng chi phí nợ khó đòi vàchi phí giám sát, đồng thời làm giảm lợi nhuận do các khoản dự phòng rủi rotín dụng gia tăng

- Rủi ro không giới hạn ở hoạt động cho vay: Bao gồm các hoạt động khác

mang tính chất tín dụng của ngân hàng như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợthương mại, cho vay thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ

 Căn cứ nguyên nhân khách quan hay chủ quan

- Rủi ro khách quan: Là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên

tai, địch họa, người bị vay chết mất tích và các biến cố bất khả kháng kháclàm thất thoát tín dụng trong khi khách hàng và ngân hàng đã thực hiện đúngquy trình, chính sách tín dụng cũng như những nội dung quy định trong hợpđồng tín dụng

- Rủi ro chủ quan: Do nguyên nhân thuộc về chủ quan khách hàng và

ngân hàng vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì lý do chủ quankhác

 Căn cứ vào giai đoạn phát sinh rủi ro

- Rủi ro trước khi cho vay: Rủi ro xảy ra trong khâu lập hồ sơ và phân

tích tín dụng dẫn đến quyết định tín dụng cho các khách hàng không đủ điềukiện và không có khả năng trả nợ trong tương lai

- Rủi ro trong khi cho vay: Xảy ra trong quá trình giải ngân Các nguyên

nhân dẫn đến rủi ro này gồm: sai sót trong giải ngân, giải ngân không đúngtiến độ, không cập nhật thông tin khách hàng thường xuyên hay không dự báođược rủi ro tiềm năng

Trang 25

- Rủi ro sau khi cho vay: Xảy ra khi ngân hàng không nắm được tình

hình và mục đích sử dụng vốn vay, thay đổi trong khả năng tài chính cũngnhư thiện chí trả nợ của khách hàng

 Căn cứ vào phạm vi của tín dụng

- Rủi ro cá biệt: Là rủi ro chỉ xảy ra đối với một khoản tín dụng hay một

khách hàng, một danh mục hay một ngành/lĩnh vực cụ thể

- Rủi ro hệ thống: Là rủi ro xảy ra không chỉ với một khoản tín dụng,

một khách hàng, một ngân hàng, mà có tính hệ thống với hiệu ứng lan truyềntrong cả khu vực ngân hàng

1.1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

 Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Định hướng và lựa chọn lĩnh vực cho vay không phù hợp, mạo hiểm:Đây là rủi ro có nguyên nhân từ tầm nhìn, tham vọng và tính mạo hiểm củanhà quản trị

- Xây dựng quy trình cho vay thiếu chặt chẽ: khi ngân hàng mới thànhlập hoặc đội ngũ nhân viên thiếu kinh nghiệm nên xây dựng quy trình thiếuchặt chẽ, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho ngân hàng

- Bố trí bộ máy cho vay không hợp lý: nhân sự thiếu, yếu kinh nghiệm,bên cạnh việc bố trí bộ máy ban đầu kiêm nhiệm từ khâu tiếp nhận hồ sơ, đếnthẩm định, quyết định cho vay…

- Hạ thấp điều kiện cho vay để chạy theo doanh thu và thành tích: trongmột số trường hợp NHTM cố tình thiết kế quy tình cho vay đơn giản để thuhút khách hàng và lúc này rủi ro tín dụng có thể xảy ra, tuy mức rủi ro đãđược cộng vào lãi suất vay để bù đắp rủi ro, song không phải lúc nào ngânhàng cũng kiểm soát và cân đối được nguồn để bù đắp rủi ro này khi xảy ra

Trang 26

- Thông đồng với khách hàng để mưu cầu lợi ích cá nhân: đây là rủi roliên quan đến đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cho vay, tuy cá biệt nhưngvẫn có thể xảy ra.

 Nguyên nhân từ khách hàng

Điển hình là một số trường hợp sau tại nước ta:

- Khách hàng sản xuất kinh doanh thua lỗ, không có đủ năng lực tổ chứckinh doanh dẫn đến thua lỗ và thiệt hại

- Khách hàng dùng nguồn thu từ dự án cho vay này trả nợ cho dự án chovay khác

- Khách hàng cố tình nâng khống giá trị máy móc, thiết bị nhà xưởng đểchiếm dụng vốn vay

- Khách hàng thế chấp tài sản có yếu tố tâm linh không thể bán được trênthị trường

- Khách hàng tráo đổi hàng giả trong kho hàng thế chấp

- Khách hàng vay tín chấp chiếm dụng nguồn thu từ dự án cho vay trước

kỳ thu hoạch mùa vụ

- Khách hàng lợi dụng thiên tai để xóa nợ vay

Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân và cách thức gây ra rủi ro cho vay củangân hàng thương mại từ sự chủ quan, cố ý hoặc toan tính lừa đảo của kháchhàng Các tổn thất này nếu xảy ra thì thường gây thiệt hại rất nặng nề choNHTM cho vay Vì vậy nhà quản trị cần thấu hiểu về các chuẩn mực quản trịrủi ro của các ngân hàng trên thế giới để thiết lập quy trình quản trị rủi ro chovay

 Nguyên nhân khách quan khác

- Do thiên tai, dịch bệnh: có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ảnh hưởng nặng

nề đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung, cả ngân hàng và kháchhàng đều không thể dự báo và phải chấp nhận rủi ro đó

Trang 27

- Do nhà nước thay đổi định hướng, chính sách phát triển kinh tế, quyhoạch các vùng kinh tế: khi nhà nước thấy cần thiết phải thay đổi chính sách

để định hướng nền kinh tế thì khách hàng vay vốn theo chính sách cũ ít nhiều

sẽ bị thiệt hại và kéo theo rủi ro tín dụng; sự thay đổi quy hoạch vùng kinh tếphù hợp với tình hình thực tế và dự báo tương lai dẫn đến sự gia tăng đáng kểvốn đầu tư vào một số ngành

- Do thay đổi của cung – cầu trên thị trường biến động do khan hiếmhoặc dư thừa một mặt hàng nào đó làm giá cả biến động, ảnh hưởng tới nguồnthu của khách hàng, rủi ro cho vay có nguy cơ cao sẽ xảy ra

- Do sự phát triển và tiến bộ của khoa học kỹ thuật: ảnh hưởng đến hiệuquả sản xuất và chất lượng sản phẩm kéo theo tác động đến thu nhập củangười đi vay, ảnh hưởng đến rủi ro tài chính

- Do lạm phát: Nguồn tiền trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng, các tínhtoán kinh tế bị sai lệch nhiều theo thời gian, từ đó gây khó khăn cho các hoạtđộng đầu tư, do đó xảy ra RRTD là điều tất yếu, hiệu quả quản trị RRTDcũng sẽ thấp hơn thời kỳ lạm phát thấp

Vì vậy nhà quản trị cần thấu hiểu về các chuẩn mực quản trị rủi ro củacác ngân hàng trên thế giới để thiết lập quy trình quản trị rủi ro cho vay nóichung, trong đó đặc biệt chú trọng quản trị tổn thất rủi ro cho vay có nguyênnhân từ sự chủ quan của khách hàng sẽ giúp ngăn chặn đáng kể các thiệt hại

về mặt tài chính cho NHTM trong trường hợp có rủi ro xảy ra

1.1.2.5 Tác động của rủi ro tín dụng

 Đối với hoạt động ngân hàng

RRTD làm giảm thu nhập của NH: khi có một khoản nợ được coi là quáhạn, thu nhập của NH bị giảm sút ngay, một phần vì không thu được lãi hoặc

nợ gốc như cam kết, trong khi vẫn phải trả lãi cho nguồn huy động, một phần

do các chi phí quản lý, giám sát phát sinh Mặt khác nếu các khoản nợ quá

Trang 28

hạn chuyển thành khó thu hoặc không thu được thì việc xử lý tài sản đảm bảoluôn gặp khó khăn về pháp lý và định giá nên trường hợp NH có thể thu hồiđược nợ khi phát mại tài sản là rất khó xảy ra.

RRTD làm giảm khả năng thanh toán của NH: Tỷ lệ nợ quá hạn trêntổng dư nợ cao không những làm giảm thu nhập của NH mà cón làm giảmnguồn vốn, đồng thời làm giảm khả năng thanh toán của NH Khi đó ngânhàng sẽ phải đi vay trên thị trường liên NH với lãi suất cao, bởi huy động từtiền gửi dân cư thường mất rất nhiều thời gian Nếu tình trạng này kéo dài vớiviệc hàng loạt người gửi tiền rút tiền, NH sẽ buộc phải đóng cửa và tuyên bốphá sản

RRTD làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của NH: Khi NH mất khảnăng thanh toán, phải đi vay từ nhiều nguồn khác nhau, uy tín của NH trên thịtrường tài chính sẽ bị giảm đi nghiêm trọng Hơn nữa tỷ lệ nợ quá hạn trêntổng dư nợ cao cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá không tốt về tìnhhình hoạt động của NH, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý đối tác của NH,dẫn đến việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn và gặp nhiều trở ngại trongviệc cạnh tranh với các NH khác

 Đối với khách hàng

- Đối với người gửi tiền: Vốn để ngân hàng tài trợ các doanh nghiệpchính từ nguồn tiền gửi của người gửi tiền Khi ngân hàng gặp phải rủi ro tíndụng, tức là ngân hàng không thu hồi được gốc và lãi của những khoản đã chovay Khi đó người gửi tiền cũng phải đối mặt với rủi ro là họ không thể thuhồi lại khoản tiền đã gửi ngân hàng

- Đối với người đi vay: Khi ngân hàng có RRTD ở mức độ cao ảnhhưởng đến uy tín, ngân hàng sẽ hạn chế cho vay và áp dụng các điều kiện chovay chặt chẽ hơn, đồng thời phải áp dụng với lãi suất cao hơn, ảnh hưởng đếnchi phí và hiệu quả kinh doanh của DN

Trang 29

- Đối với khách hàng (nợ xấu, nợ quá hạn): Khách hàng sẽ bị áp dụng mộtmức lãi suất phạt cao hơn, làm tăng chi phí kinh doanh Đồng thời họ mất đihẳn nguồn vốn từ ngân hàng đó và cơ hội để khách tìm các nguồn tài trợ kháctrong nền kinh tế sẽ giảm đi rất nhiều vì không còn uy tín trong khả năng trảnợ.

 Đối với nền kinh tế

Hoạt động của NHTM mang tính xã hội hóa cao vì nó liên quan đếnnhiều ngành nghề và nhiều thành phần khác nhau trong nền kinh tế Do vậykhi một NH bị phá sản nó sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận còn lại trong xãhội, trước tiên là các NH khác, bởi có quan hệ mật thiết với nhau trong hoạtđộng nên một ngân hàng sụp đổ có thể dẫn đến sự sụp đổ của các NH còn lại.Ngoài ra việc sản xuất kinh doanh của DN bị gián đoạn do thiếu vốn, ngườigửi tiền không lấy lại tiền được Những hậu quả này còn giảm lòng tin củacông chúng vào sự vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính, nhữngnhư hiệu lực của các chính sách tiền tệ của Chính phủ

1.1.3 Quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại

Quản trị RRTD được phát triển từ khái niệm gốc về quản trị rủi ro

“Quản trị rủi ro là một trong những nội dung quản lý của NHTM bao gồm:Nhận biết và đánh giá mức độ rủi ro, thực thi các biện pháp hạn chế khả năngxảy ra rủi ro và giảm thiểu tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra” (Peter S.Rose,2001)

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược,các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu antoàn, hiệu quả và phát triển bền vững

Mục đích của nhà quản trị ngân hàng trong quản trị RRTD là nhằm tối

đa hóa lợi nhuận và duy trì RRTD trong phạm vi NH có thể chấp nhận được,phù hợp với quy định, chính sách tín dụng của NH và phù hợp với quy định

Trang 30

của pháp luật Đồng thời, mục đích của quản trị rủi ro tín dụng còn là bảo vệngân hàng trước những thất bại/tổn thất không dự tính trước.

Ngoài ra, mục đích của quản trị rủi ro tín dụng cũng bảo đảm không ảnhhưởng đến khả năng cạnh tranh và tồn tại của ngân hàng

1.2 NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

1.2.1 Xây dựng bộ máy Quản trị rủi ro

 Mô hình quản lý RRTD tập trung:

Điểm căn bản trong mô hình quản lý tập trung là sự tách biệt một cáchđộc lập giữa ba khối (ba chức năng):

- Khối kinh doanh (front office:) gồm các bộ phận có chức năng kinh

doanh, đưa ra các quyết định có rủi ro (gồm cả quyết định tín dụng), giao dịchtrực tiếp với KH Khối kinh doanh có trách nhiệm thực hiện các chính sách,quy trình quản lý rủi ro của NH

- Khối quản lý rủi ro (middle office): gồm các bộ phận có chức năng

quản lý rủi ro của NH thực hiện xây dựng chiến lược, chính sách, quy trìnhquản lý rủi ro; quy trình nhận dạng, đo lường, theo dõi, kiểm soát, báo cáo rủi

ro và đề xuất hạn mức rủi ro trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

Trang 31

- Khối xử lý nội bộ (back office): gồm các bộ phận có chức năng kiểm

soát hồ sơ pháp lý của KH và thiết lập hô sơ cấp tín dụng; kiểm soát điều kiệncấp tín dụng trước khi giải ngân; thông báo nhắc nhở lịch trả nợ gốc và lãi;cập nhật, lưu trừ hồ sơ tín dụng; và quản lý hồ sơ TSBĐ

 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán:

Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng kinh doanh, quản lýrủi ro và tác nghiệp Trong đó, phòng tín dụng thực hiện đầy đủ 3 chức năng

và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu cho một khoản tín dụng Có thể hìnhdung, mô hình quản lý phân tán tạo cho mỗi chi nhánh NH có vị thế như một

NH con trong NH mẹ, tức có tính độc lập rất cao so với hội sở chính

1.2.1.2 Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng

Theo mô hình quản lý tín dụng tập trung, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lýrủi ro tín dụng bao gồm hai cấp là: Cấp hội đồng quản trị, Cấp Ban điều hành

và được bảo vệ bởi ba tuyến kiểm soát như sau:

Cụ thể:

a Chức năng quản lý RRTD của cấp HĐQT

Ban kiểm soát Hội đồng quản trị

Ủy ban quản lý rủi ro

Ban điều hành

Khối quản lý rủi ro

Khối xử lý nội bộ Khối Kinh

doanh

Trang 32

- Hội đồng quản trị: là người chịu trách nhiệm cuối cùng về hệ thống

quản lý RRTD dụng của NH HĐQT chịu trách nhiệm: Phê duyệt, ban hành

và sửa đổi, bổ sung chiến lược, chính sách, quy trình quản lý RRTD theo định

kỳ hàng năm hoặc khi cần thiết; Giám sát ban điều hành về việc thực hiệnchiến lược, chính sách, quy trình quản lý RRTD và thiết lập, vận hành hệthống quản lý RRTD đảm bảo các rủi ro trọng yếu nằm trong hạn mức rủi rocủa NH; Xử lý kịp thời các yếu kém, khuyến nghị và phát hiện qua báo cáocủa các Ủy ban thuộc HĐQT và Ban điều hành, công ty kiểm toán hoặckhuyến nghị của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; Đảm bảo NH

có đủ nguồn lực (tài chính, con người) và các biện pháp phù hợp để thực hiệnchiến lược, chính sách, quy trình quản lý RRTD của NH

- Ban kiểm soát: chịu trách nhiệm về việc thực hiện kiểm toán nội bộ đối

với hệ thống quản lý rủi ro của NH về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toánnội bộ của NH và các quy định có liên quan của pháp luật

- Ủy ban quản lý rủi ro: Thực hiện chức năng tham mưu cho HĐQT về

chiến lược, chính sách quản lý rủi ro và cơ chế giám sát Ban điều hành trongviệc thực hiện các chiến lược, chính sách quản lý rủi ro và các hạn mức rủi rotrọng yếu; Thẩm định và đánh giá tính đầy đủ của các chiến lược quản lýRRTD gắn với các hoạt động kinh doanh tạo ra RRTD; Rà soát, giám sát,đánh giá và tư vấn cho HĐQT cơ cấu danh mục RRTD; Đánh giá RRTD theocác kịch bản xấu và năng lực vốn của NH để bù đắp rủi ro; Xem xét các báocáo giám sát tín dụng, chất lượng danh mục và bảo đảm có các biện pháp xử

lý kịp thời

b Chức năng quản lý RRTD của cấp Ban điều hành

Trách nhiệm của ban điều hành mà đứng đầu là Tổng giám đốc: Xây

dựng chiến lược, chính sách, quy trình quản lý RRTD và các hạn mức rủi rophù hợp với điều kiện, quy mô, độ phức tạp trong hoạt động tín dụng để trình

Trang 33

HĐQT xem xét, phê duyệt; Triển khai thực hiện chiến lược, chính sách, quytrình quản lý RRTD đã được HĐQT phê duyệt; Cung cấp kịp thời, chính xác

và đầy đủ thông tin về các RRTD trọng yếu của NH cho HĐQT; Xây dựng vàtriển khai các quy trình và phương pháp nhận dạng, đo lường, theo dõi vàkiểm soát RRTD; Thiết lập và duy trì hệ thống thông tin quản lý phù hợp vớiyêu cầu quản lý RRTD của NH và cơ quan quản lý; Rà soát, đánh giá mức độđầy đủ và hiệu quả của chiến lược, chính sách và quy trình quản lý RRTD vàkiến nghị các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung với HĐQT theo định kỳ hoặc khicần thiết

1.2.2 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

1.2.2.1 Nhận diện rủi ro tín dụng

- Nhận biết RRTD qua mức độ tài sản có chịu rủi ro: Theo quy định tại

Thông tư 36/2014/TT-NHNN, ngày 20/11/2014 về các giới hạn, tỉ lệ đảm bảo

an toàn trong hoạt động của TCTD, mức độ rủi ro của TSC để tính tỷ lệ vốn

an toàn tối thiểu

- Nhận biết RRTD trước khi cấp tín dụng: một trong những điều kiện cơ

bản để được NH cấp tín dụng là KH phải có tình hình tài chính lành mạnh và

có tài sản đảm bảo, như vậy với những trường hợp không đáp ứng được cácđiều kiện trên thì họ tìm mọi cách để được vay vốn, kể cả cung cấp thông tinsai lệch, giả dối, việc NH cấp tín dụng cho KH dựa trên thông tin giả dối gọi

là “rủi ro lựa chọn đối nghịch” Nguyên nhân rủi ro lựa chọn đối nghịch làthông tin không cân xứng

RRTD trước khi cấp tín dụng chủ yếu tập trung vào rủi ro lựa chọn đốinghịch với nhiều dấu hiệu: KH nôn nóng vay được vốn chấp nhận những điềukiện bất lợi, hồ sơ vay vốn hoàn hảo, KH “lại quả” cho cán bộ tín dụng…

Trang 34

- Nhận biết RRTD sau khi cấp tín dụng: Mỗi khoản tín dụng “có vấn đề”

đều có nét đặc thù riêng, nhưng chúng cũng có những nét chung giúp cảnhbáo sớm cho NH

+ KH vi phạm hợp đồng tín dụng: chậm trễ nộp các BCTC; chậm trễ, nétránh, cản trở cán bộ ngân hàng kiểm tra cơ sở SXKD; vi phạm các hợp đồngkhác (cung cấp thông tin số liệu sai sự thật, không trả nợ đầy đủ và đúng hạnhợp đồng, tự ý thay đổi mục đích tín dụng…)

+ Dấu hiệu từ bản thân KH: Các dấu hiệu tài chính (các chỉ số thanhkhoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu sinh lời và các chỉ tiêu tài chính khác) pháttriển theo hướng tiêu cực Các dấu hiệu phi tài chính (dấu hiệu về hoạt độngkinh doanh, dấu hiệu trong quản trị doanh nghiệp, và các cấu hiệu phi tàichính khác) có chiều hướng xấu đi

+ Dấu hiệu bên trong NH: danh mục tín dụng có biểu hiện tập trung cao,tín dụng tăng trưởng cao bất thường trong thời gian ngắn, tỉ lệ nợ xấu và quáhạn tăng…

+ Dấu hiệu bên ngoài khách quan: Sự bất ổn của các yếu tố kinh tế vĩmô; sự suy thoái và tính chu kỳ kinh t; thay đổi về cơ chế, chính sách của nhànước, thiên tai, lũ lụt,…

Việc nhận biết dấu hiệu RRTD cần phải được xem là khâu trọng tâmtrong công tác quản trị RRTD của bất kỳ NH nào, qua đó NH có những biệnpháp kịp thời nhằm hạn chế và giảm thiểu RRTD

1.2.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường rủi ro là việc đánh giá một cách toàn diện mức độ xảy ra rủi rođối với một khoản vay từ ngành nghề, lĩnh vực cho vay, đến uy tín KH, tínhkhả thi của dự án vay vốn…

Một số mô hình đo lường rủi ro mà NHTM thường áp dụng

Trang 35

- Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s: nhằm cung cấpcho các nhà đầu tư và những người tham gia thị trường trên toàn thế giới cónhững phân tích độc lập về rủi ro tín dụng.

Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s

Ba Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ

B Chất lượng dưới trung bìnhCaa Chất lượng kém

Ca Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ

C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấuStandard &

BB Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ

B Chất lượng dưới trung bìnhCCC Chất lượng kém

CC Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ

C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu

NH có thể tham khảo mô hình này để xếp hạng KH doanh nghiệp hay cánhân theo các hạng AAA, AA, BBB…phù hợp với đặc điểm hoạt động vàquy chế cho vay của NH

- Mô hình điểm số Z: Do Altman khởi tạo và được sử dụng để xếp hạngtín nhiệm đối với các DN Mô hình này để đo xác suất vỡ nợ của KH thôngqua các đặc điểm cơ bản của KH Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phânloại rủi ro đối với người vay và phụ thuộc vào yếu tố tài chính của người vay(Xj)

Altman xây dựng mô hình như sau:

Trang 36

Z=1,2X1 + 1,4X2 +3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5

Trong đó:

X1: tỷ số “Vốn lưu động ròng/Tổng tài sản”

X2: tỷ số “Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản”

X3: tỷ số “Lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/Tổng tài sản”

X4: tỷ số “Thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”

X5: tỷ số “Doanh thu/Tổng tài sản”

Với điểm số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp vàngược lại Điểm số Z là thước đo khá tổng hợp về xác suất vỡ nợ của KH, từ

đó đưa ra quyết định có cho vay hay không và với mức lãi suất bao nhiêu để

có thể bù đắp được rủi ro cho vay

- Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng: Mô hình này được áp dụng trong

đo lường KH các nhân, dựa và hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, sởhữu nhà, thu nhập, thời gian công tác…(7-12 hạng mục) để cho điểm Từ đóhình thành nên khung chính sách cho vay Việc xây dựng các tiêu chí cho mỗihạng mục do NH cân nhắc phù hợp với đặc điểm ngành nghề, loại sản phẩmcho vay và quy chế cho vay của mỗi NH để cho điểm từ 1-10

1.2.2.3 Xử lý giảm thiểu rủi ro tín dụng

Các biện pháp xử lý giảm thiểu RRTD rất phong phú và đa dạng:

a Biện pháp truyền thống giảm thiểu RRTD: quản lý nợ xấu và đưa rabiện pháp giảm thiểu RRTD

+ Biện pháp khai thác nợ: Đối với các khoản nợ có vấn đề, nhưng chưađến mức phải thanh lý theo trình tự pháp luật thì NH áp dụng các biện pháplinh hoạt để khai thác nợ như tư vấn cho KH, gọi vốn bổ sung, sáp nhập DNcủa KH, yêu cầu KH cắt giảm hoạt động SXKD, giảm thiểu hàng tồn kho, cơcấu lại nợ của KH…

Trang 37

+ Biện pháp thanh lý nợ: Nếu sau khi áp dụng các biện pháp ngăn ngừa

mà khoản nợ vẫn không có khả năng thu hồi thì NH phải thanh lý nợ theo quyđịnh của pháp luật bằng các biện pháp như: xử lý TSĐB, phá sản DN, bù đắptổn thất trong thanh lý tín dụng

b Bán nợ để tăng nguồn vốn và giảm rủi ro

+ Tham dự nợ: người mua đứng ngoài quan hệ hợp đồng tín dụng giữangười bán và con nợ Theo hợp đồng tham dự nợ, người mua được người bánbảo đảm thanh toán nếu con nợ không thanh toán, như vậy người mua chịuRRTD chủ yếu từ người bán

+ Chuyển nhượng nợ: khoản nợ được chuyển nhượng cho người mua,người mua được quyền quan hệ trực tiếp với con nợ và có đầy đủ quyền vànghĩa vụ như được quy định trong hợp đồng tín dụng

+ Bán nợ có kỳ hạn: Là hình thức gần giống với tham dự nợ Người mua

sẽ có quyền với một phần thu nhập từ khoản cho vay, người bán sẽ giữ lạiquyền đòi nợ, do đó người bán phải chịu RRTD với con nợ và phải dự phòngcho khoản nợ đã bán cho đến khi hết hạn bán

c Phái sinh tín dụng

Là một công cụ tài chính cho phép chuyển giao RRTD từ một bên nàysang một bên khác mà không nhất thiết phải chuyển giao tài sản liên quan.Các công cụ phái sinh tín dụng chủ yếu gồm: Hoán đổi RRTD; Hoán đổi toàn

bộ thu nhập; Quyền chọn hoán đổi RRTD; Chứng chỉ liên kết tín dụng; Nghĩa

vụ nợ có bảo đảm

1.2.2.4 Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro cho vay

Là việc xem xét hiệu quả của việc quản trị rủi ro cho vay của ngân hàngthương mại trong một thời kỳ nhất định như thế nào? Việc đánh giá này luônđược xem xét ở các khía cạnh: Hoạt động kinh doanh của NHTM có tăng

Trang 38

trưởng chung trên địa bàn hay không? Tổn thất rủi ro thực tế có cao hơn mứctổn thất rủi ro mà NHTM chấp nhận trước khi cho vay hay không?

Có thể xem xét hiệu quả quản trị rủi ro cho vay của NHTM thông quamột số chỉ tiêu sau:

(1) Tỉ lệ tăng trưởng tín dụng

Tỉ lệ tăng trưởng tín dụng = Tổng dư nợ cho vay năm n x 100

Tổng dư nợ cho vay năm n-1Chỉ tiêu này được sử dụng để so sánh với tỉ lệ tăng trưởng tín dụngchung của toàn hệ thống NHTM trên địa bàn Nếu tỉ lệ này quá thấp và cácchỉ tiêu về nợ quá hạn, nợ xấu cũng thấp thì cần xem xét lại quy trình quản trịrủi ro của ngân hàng, quy trình đó có thể quá chặt chẽ kéo theo sự kìm hãmphát triển của ngân hàng Nếu tỉ lệ này quá cao và các chỉ tiêu về nợ quá hạn,

nợ xấu cũng cao thì có thể quy trình đó quá lỏng lẻo kéo theo nguy cơ rủi rocho vay là tiềm tàng về lâu dài

(2) Tỉ lệ nợ quá hạn

Tỉ lệ nợ quá hạn =

Dư nợ quá hạn

x 100Tổng dư nợ cho vay của ngân

hàng

Tỉ lệ nợ quá hạn cao là dấu hiệu cho thấy chất lượng của các khoản chovay của NHTM đang có vấn đề, có thể chỉ là biểu hiện về khó khăn tạm thời,cũng có thể là nguy cơ rủi ro cho vay sắp xảy ra

(3) Tỉ lệ nợ xấu

Tỉ lệ nợ xấu =

Nợ xấu ngân hàng

x 100Tổng dư nợ cho vay của ngân

Trang 39

(4) Nợ xấu chuyển sang ngoại bảng = Tổng nợ xấu – Nợ xấu có khảnăng thu hồi Đây là nợ xấu không còn khả năng thu hồi, ngân hàng đượcphép sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất rủi ro và toàn bộ nợ xấunày được chuyển sang ngoại bảng để tiếp tục thu hồi.

(5) Nợ xấu được xóa: Là khoản nợ xấu đã được chuyển sang ngoại bảng

để theo dõi, sau 5 năm kể từ ngày chuyển sang ngoại bảng vẫn không thu hồiđược nợ và ngân hàng đã dùng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp thì được xóa

nợ Đến thời điểm này tổn thất mới thực sự xảy ra

1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng

- Về quy mô của ngân hàng: Ngân hàng có quy mô lớn thường có nguy

cơ RRTD cao hơn, hiệu quả quản trị RRTD thấp hơn các ngân hàng có quy

mô nhỏ Khi xảy ra biến động thị trường, các doanh nghiệp này dễ bị tổn thấtnặng nề, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh từ đó xác suất không thực hiệnđược nghĩa vụ tín dụng đối với ngân hàng là khá lớn

- Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng:

Chất lượng cán bộ tín dụng bao gồm trình độ chuyên môn và đạo đức nghềnghiệp Đây là những nhân tố đầu tiên, có ảnh hưởng trực tiếp đến công tácquản lý rủi ro tín dụng của NHTM

- Các công cụ quản trị rủi ro tín dụng của NH:

+ Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng sẽ quy định rõ từng khâu côngviệc và trách nhiệm cụ thể của các cán bộ có liên quan

+ Chính sách tín dụng: Hoạt động của một NH dựa trên cơ sở chínhsách tín dụng thống nhất, hợp lý, có hiệu quả nhiều hơn là dựa trên cơ sở kinhnghiệm và trao quyền quyết định cho một cá nhân điều hành

Trang 40

+ Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng: Mô hình này phải phù hợp với tínhchất, quy mô và độ phức tạp của các hoạt động thuộc NH đó.

1.3.2 Các nhân tố thuộc về khách hàng

Khi KH sử dụng vốn vay NH không đúng mục đích đã đưa ra trongđơn xin vay vốn như: sử dụng vốn vay vào kinh doanh không đúng đối tượng;

sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn, đầu tư vào tài sản cố định; đều

có thể ảnh hưởng đến việc quản trị rủi ro tín dụng của NHTM

Ngoải ra, rủi ro tín dụng còn có thể phát sinh từ sự yếu kém về nănglực lãnh đạo và kinh nghiệm quản lý của người điều hành DN; khả năng cạnhtranh của KH; đối tác, bạn hàng làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinhdoanh của KH Rủi ro tín dụng cũng do nguyên nhân thiếu thiện chí trả nợvay NH ngay từ khi xin vay vốn,

1.3.3 Các nhân tố thuộc về môi trường

- Môi trường kinh tế xã hội: Môi trường kinh tế xã hội là tổng hoà các

mối quan hệ về kinh tế và xã hội tác động đến hoạt động của các DN trongnền kinh tế

- Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống pháp luật

điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và những biện pháp đểthực thi pháp luật

+ Chính sách tiền tệ nới lỏng có thể mang lại lợi ích ngắn hạn cho cácNHTM, nhưng nới lỏng quá mức sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng lạm phát vàtăng giá bất động sản một cách giả tạo, ảnh hưởng xấu đến hệ thống ngânhàng trong tương lai

+ Chính sách tỉ giá có tác động khác nhau đến từng ngành và hoạt độngxuất nhập khẩu, tác động gián tiếp đến khả năng sinh lời và hoạt động kinhdoanh ngoại hối của ngân hàng Thay đổi lớn về tỉ giá hay biên độ dao độngquá lớn thường ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính của khách hàng

Ngày đăng: 06/03/2024, 10:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w