LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng trongcho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP pháttriển Thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh Đắk Lắk”, cụ thể lànhữn
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Hồ Văn Nhàn
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng trongcho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP pháttriển Thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh Đắk Lắk”, cụ thể lànhững phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tạiChi nhánh, cùng những giải pháp hoàn thiện công tác quản trịrủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp là do tôinghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Hồ VănNhàn Các tài liệu tham khảo để thực hiện luận văn này đềuđược trích dẫn nguồn gốc đầy đủ và rõ ràng
TÁC GIẢ
Trần Đức Tuấn
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn, tôi
đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy, côgiáo và các bạn bè, đồng nghiệp
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo giảng viêncủa Trường Đại học Duy Tan đã tận tình giúp đỡ tôi trong quátrình học tập và hoàn thành luận văn
Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới TS Hồ VănNhàn đã tận tình trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trìnhthực hiện luận văn
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không thểtránh khỏi những thiếu sót, còn có những vấn đề cần đượcgóp ý, bổ sung để hoàn thiện hơn Tôi rất mong nhận được ýkiến đóng góp chân thành của Quý thầy, cô giáo và các bạnđồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ
Trần Đức Tuấn
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục của luận văn 4
6 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8
1.1 KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8
1.1.1 Khái niệm tín dụng 8
1.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng 9
1.1.3 Phân loại rủi ro tín dụng 10
1.2 KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 11
1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng 11
1.2.2 Khái niệm doanh nghiệp 12
1.1.3 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 13
Trang 71.3 NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO
VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 19
1.3.1 Nhận diện rủi ro tín dụng 19
1.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng 20
1.2.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng 24
1.2.4 Tài trợ rủi ro tín dụng 26
1.4 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ BÀI HỌC CHO NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 27
1.4.1 Kinh nghiệm quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng 27
1.4.2 Kinh nghiệm trong nước về quản trị rủi ro tín dụng 31
1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh Chi nhánh Đắk Lắk 34
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 36
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 37
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 37
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 37
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức 38
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh Chi nhánh Đắk Lắk 41
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 48
2.2.1 Công tác nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp………… 48
Trang 82.2.2 Công tác đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh
nghiệp………… 52
2.2.3 Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp…… 56
2.2.4 Công tác tài trợ rủi ro tín dụng 61
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH HDBANK ĐẮK LẮK 63
2.3.1 Những kết quả đạt được 63
2.3.2 Những hạn chế 66
2.3.3 Nguyên nhân 67
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 71
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 72
3.1 ĐỊNH HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 72
3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh 72
3.1.2 Định hướng về hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng 74
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 75
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro 75
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện công tác đo lường rủi ro tín dụng 80
3.2.3 Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng 82
3.2.4 Giải pháp hoàn thiện công tác tài trợ rủi ro tín dụng 87
Trang 93.2.5 Giải pháp phụ trợ giúp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng
trong cho vay khách hàng doanh nghiệp 89
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 91
3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà Nước 91
3.3.2 Đối với Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh 93
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 95
KẾT LUẬN 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 10DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng Thương Mại
VAMC Công ty quản lý tài sản của các TCTD
Việt NamDPRR Dự phòng rủi ro
CBTD Cán bộ tín dụng
Trang 11DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang 12DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm soát chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp làyêu cầu cấp thiết trong quản trị ngân hàng với mục tiêu đảmbảo cho hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả hướng đến cácchuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro và phù hợp với môitrường hội nhập Quản trị RRTD là vấn đề khó khăn, phức tạp.RRTD thường khó kiểm soát và dẫn đến những thiệt hại, thấtthoát về vốn và thu nhập của ngân hàng Hoạt động quản trịRRTD được thực hiện tốt sẽ đem lại những lợi ích cho ngânhàng như: (i) Giảm chi phí, nâng cao được thu nhập, bảo toànvốn cho NHTM; (ii) Tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền vànhà đầu tư; (iii) Tạo tiền đề để mở rộng thị trường và tăng uytín, vị thế, hình ảnh, thị phần cho ngân hàng
Thời gian qua, các ngân hàng đã coi trọng vấn đề quảntrị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp và có nhiều biện phápnhằm hạn chế rủi ro tín dụng, song kết quả đạt được vẫn chưanhư mong muốn Việc tìm các giải pháp tích cực nhằm hoànthiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệpluôn mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng lâu dài
Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính, cơbản mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng Thực tế thờigian qua cho thấy, thu nhập của ngân hàng chủ yếu từ tíndụng, chiếm 70-80% doanh thu trở lên, trong đó tín dụngdoanh nghiệp (DN) là chủ yếu Tuy nhiên, hoạt động này luôntiềm ẩn rủi ro, bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và
Trang 14không đầy đủ, dự báo nhận biết và đo lường RRTD chưa chínhxác, hoạt động xử lý RRTD chưa hiệu quả, trình độ quản trị rủi
ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ ngânhàng chưa cao…
Cùng với sự hình thành và phát triển của toàn hệ thống,ngân hàng TMCP phát triển TP Hồ Chí Minh Chi nhánh ĐắkLắk (HDBank Đắk Lắk) cũng đã trải qua mọi cung bậc thăngtrầm Trong tiến trình đó, dù ở hoàn cảnh nào, HDBank ĐắkLắk cũng thể hiện được vai trò, trách nhiệm của mình và đã
có những bước tiến mới trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng - ngân hàng, quy mô và chất lượng tín dụng đượcnâng cao đáng kể Với hệ sinh thái đặc thù gồm Ngân hàng –hàng không – bất động sản – tài chính tiêu dùng, HDBank đãcung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính tới mọi đối tượng kháchhàng, đóng góp tích cực cho sự ổn định phát triển kinh tế - xãhội, đáp ứng nhu cầu của mọi thành phần, cộng đồng doanhnghiệp, người dân
-Trong bối cảnh, nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn;thách thức, rủi ro trong kinh doanh có xu hướng tăng cao vàphức tạp ảnh hưởng đến hoạt động của DN Vì mục tiêu lợinhuận, các DN có thể sử dụng nguồn vốn vay một cách kémhiệu quả, sai mục đích, thiếu quản lý nguồn vốn vay dẫnđến thiệt hại không chỉ cho DN mà còn hại đến kết quả hoạtđộng kinh doanh của NHTM RRTD đối với DN không chỉ lànguy cơ cá biệt của mỗi NHTM mà còn là, mối quan tâm của
hệ thống ngân hàng trong phạm vi mỗi quốc gia và toàn cầu,ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế Làm thế nào để
Trang 15quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt vay khách hàng doanhnghiệp? Đây là một vấn đề đang được ban lãnh đạo ngânhàng đặc biệt quan tâm.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh Chi nhánh Đắk Lắk” Với mong muốn nghiên cứu, phân tích,
đánh giá về thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằmhoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt độngcho vay khách hàng doanh nghiệp
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về quản trị RRTD trong cho vaykhách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
- Phân tích, đánh giá về thực trạng công tác quản trị RRTDtrong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngânhàng HDBank Chi nhánh Đắk Lắk
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảquản trị RRTD trong hoạt động cho vay khách hàng doanhnghiệp tại Ngân hàng HDBank Chi nhánh Đắk Lắk
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý thuyết và thựctiễn liên quan đến công tác quản trị RRTD trong hoạt độngcho vay khách hàng doanh nghiệp tại HDBank Chi nhánh ĐắkLắk
Trang 164 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu và nội dung nghiên cứu đặt
ra, luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:
+ Luận văn thu thập các văn bản quy định của Nhànước, của các cơ quan có thẩm quyền, các giáo trình, bài báo,tạp chí, các công trình nghiên cứu liên quan đến quản trịRRTD để làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập, thống kê số liệu, các chỉ sốtrong quá trình hoạt động kinh doanh, cũng như trong côngtác quản trị rủi ro tín dụng của HDBank Chi nhánh Đắk Lắk
+ Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh và thamchiếu các tài liệu có liên quan, tiến hành đánh giá về thựctrạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kháchhàng doanh nghiệp
5 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luậnvăn được chia thành 3 chương
-Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trongcho vay khách hàng doanh nghiệp
-Chương 2: Thực trạng về quản trị rủi ro tín dụng trongcho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Pháttriển TP Hồ Chí Minh Chi nhánh Đắk Lắk
Trang 17-Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tíndụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàngTMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh Chi nhánh Đắk Lắk.
6 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu đề tài, tác giả
đã tham khảo một số đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn,bài viết trên các tạp chí đã được công bố về công tác quản trịrủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại cácngân hàng thương mại như:
Ngô Thị Thùy Giang (2018), Quản trị rủi ro tín dụng trongcho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ViệtNam Thịnh Vượng - Chi nhánh Quảng Trị Luận văn đã hệthống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quảntrị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng Đánh giá thực trạng vềcông tác quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank chi nhánh QuảngTrị Để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng cần thựchiện các giải pháp: Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quytrình cho vay; Phân tán rủi ro trong cho vay DN; Thành lập bộphận nghiên cứu, phân tích và dự báo rủi ro; Hoàn thiện côngtác thẩm định trong cho vay DN; Tăng cường hiệu quả công
cụ bảo đảm tiền vay; hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụngnội bộ khách hàng; Tăng cường kiểm tra, giám sát sau chovay đối với DN, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểmsoát nội bộ hoạt động tín dụng; Thực hiện tốt việc phân loại
nợ và sử dụng dự phòng RRTD để tài trợ RRTD trong cho vayDN; Tăng cường xử lý nợ có vấn đề, áp dụng các công cụ mớitrong xử lý RRTD; Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhânlực, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác cho vay DN Tuy
Trang 18nhiên, đề tài tập trung vào hạn chế RRTD, chưa tập trung vàoquản trị RRTD; các chỉ tiêu tác giả đưa ra còn chưa đủ đểphân tích, đánh giá thực trạng RRTD tại ngân hàng này, vì thếđây cũng là hạn chế của đề tài [8].
Trần Ngọc Vân (2017), Kiểm soát rủi ro tín dụng trongcho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại
cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk Tác giả đã tậptrung vào việc phân tích thực trạng tình hình kiểm soát rủi rotín dụng, trong đó nhấn mạnh đến cho vay đối tượng là kháchhàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam -Chi nhánh Đắk Lắk để tìm ra các ưu điểm, nhược điểm vànhững khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện, từ đó đưa rahướng hoàn thiện góp phần nâng cao chất lượng kiểm soát rủi
ro tín dụng của Ngân hàng Nội dung đề xuất các giải pháphoàn thiện đặc biệt chú trọng vào những nội dung trong phạm
vi mà tại chi nhánh có thể thực hiện được, ngoài ra còn cómột số đề xuất đối với Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam,Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ Tuy nhiên, kết quả nghiêncứu luận văn còn giới hạn trong việc nâng cao hiệu quả côngtác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tạichi nhánh [13]
Nguyễn Thị Thu (2016), Quản lý rủi ro tín dụng tại ngânhàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa.Luận văn văn đã phân tích được thực trạng hoạt động tíndụng, nguyên nhân dẫn đến RRTD và các phương pháp quản
lý RRTD tại ngân hàng Trên cơ sở đó đưa ra một số biện phápnhằm quản lý RRTD tại ngân hàng Tuy nhiên, trong quá trìnhphân tích thực trạng chất lượng quản lý RRTD, tác giả chỉ
Trang 19phân tích được chất lượng tín dụng theo vùng kinh tế, theoquy mô, theo ngành kinh tế mà không phân tích tỷ trọng nợxấu so với dư nợ cho vay của ngân hàng Đối với các khoản nợxấu, ngân hàng thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khảnăng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụcho công tác quản lý chất lượng và RRTD Đối với các khoảnvay bằng nguồn tài trợ, ủy thác của bên thứ ba mà bên thứ bacam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra vàcác khoản cho vay bằng nguồn vốn góp đồng tài trợ của tổchức tín dụng khác mà ngân hàng không chịu bất cứ rủi ronào thì ngân hàng không phải trích lập dự phòng rủi ro nhưngphải phân loại nợ nhằm đánh giá đúng tình hình tài chính, khảnăng trả nợ của khách hàng phục vụ cho công tác quản lý rủi
ro quản lý tín dụng Đây cũng chính là điểm hạn chế của đềtài trên [9]
Vũ Thị Thu Thảo (2016), Quản trị rủi ro tín dụng tronghoạt động cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn phường Sơn Trà – Thànhphố Đà Nẵng Luận văn đã làm rõ những lý luận về quản trịrủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay trung hạn và dài hạn,đánh giá thực trạng của Chi nhánh trong công tác quản trị rủi
ro và đề xuất những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi rotín dụng trong hoạt động cho vay của chi nhánh Tuy nhiên,điểm hạn chế luận văn đề ra những giải pháp còn mang tínhchung và không còn phù hợp với bối cảnh hiện nay của hệthống ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn phường Sơn Trà trà nói riêng[15]
Trang 20Vũ Thị Song Thương (2017), Quản trị rủi ro tín dụng trongcho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và pháttriển nông thôn - Chi nhánh Đà Nẵng Tác giả đã phân tích,đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Agribank Đà Nẵng vànêu lên những mặt hạn chế, khó khăn trong công tác quản trịRRTD và đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác quản trịRRTD để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng thông tin tíndụng; cần quy định các tiêu chuẩn, chỉ tiêu định hướng đolường rủi ro tín dụng; tăng cường vai trò quản lý đối với hoạtđộng tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng; tăng tính hiệu lực,hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm soát nhằm hạn chế,phòng ngừa rủi ro tín dụng Tuy nhiên tác giả chưa làm rõ đượcnhững nguyên nhân hạn chế trong công tác quản trị rủi ro hoạtđộng cho vay của ngân hàng, do đó những giải pháp chưa cótính khả thi và phù hợp với điều kiện cũng như khả năng củaAgribank Đà Nẵng [14].
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan vềcông tác quản trị rủi ro tín dụng tạin hàng thương mại, tuynhiên nội dung các công trình đã nghiên cứu còn mang tínhchung chung, lý thuyết và chưa có một nghiên cứu cụ thể nàonhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD trong hoạt động chovay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng HDBank Chinhánh Đắk Lắk
Trang 22hay tổ chức khác với những ràng buộc nhất định về: số tiềnhoàn trả (gốc và lãi), thời gian hoàn trả, lãi suất, cách thứcvay mượn và thu hồi.
Tín dụng xét theo nội dung hoạt động của các tổ chức tíndụng có nghĩa khá rộng Đó là việc tổ chức tín dụng sử dụngnguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng, trong
đó theo Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/ QH12 thì "Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng
và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác” [11].
Từ các khái niệm trên ta thấy: bản chất của tín dụng làmột giao dịch về tiền và tài sản trên cơ sở có hoàn trả Thựcchất của tín dụng là sự vay mượn dựa trên cơ sở tin tưởng, tínnhiệm lẫn nhau Trong đó sự hoàn trả của tín dụng là đặctrưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, là dấu ấn đểphân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác
1.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫnđến tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuậnthực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí
để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định.Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngânhàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, khôngtrả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi
Trang 23Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạtđộng kinh doanh đem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàngnhưng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro rất lớn Các thống kê
và nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm đến 70% trongtổng rủi ro hoạt động ngân hàng Một số ý kiến cho rằng trênquan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng, tỷ lệ tổn thất dự kiếnđối với hoạt động tín dụng luôn được xác định trước trongchiến lược hoạt động chung Do vậy, khi tổn thất dưới mức tỷ
lệ tổn thất dự kiến, ngân hàng coi đó là một thành công trongquản lý
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày21/1/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phươngpháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử
lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, rủi rotín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năngxảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàngnước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không cókhả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mìnhtheo cam kết [4]
Theo quan niệm của Ủy ban Basel thì “Rủi ro tín dụng làkhả năng khách hàng vay hoặc bên đối tác của ngân hàng
không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận” Theo khái
niệm này thì rủi ro tín dụng có phạm vi khá rộng, không chỉtrong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng màtrong cả các hoạt động khác như đầu tư, phái sinh mà ngânhàng thực hiện Tuy nhiên, như đã giới thiệu trong phạm vi
Trang 24nghiên cứu của đề tài, luận văn chỉ nghiên cứu rủi ro tín dụngtrong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, vì vậy rủi ro tíndụng có thể hiểu đơn giản là sự vi phạm không hoàn trả nợ từphía khách hàng vay.
1.1.3 Phân loại rủi ro tín dụng
Việc xây dựng các tiêu chí phân loại RRTD chính là cơ sởquan trọng để thiết lập chính sách QLRR tín dụng, quy trình
và mô hình QLRR tín dụng của hệ thống ngân hàng
Có nhiều tiêu chí để làm căn cứ phân loại RRTD, thôngqua phân loại RRTD, ngân hàng nhận biết đầy đủ nguyênnhân rủi ro và phân biệt được những rủi ro phát sinh trong cácgiai đoạn thực hiện nghiệp vụ tín dụng Căn cứ vào nguyênnhân phát sinh rủi ro, RRTD được phân loại như sau:
(1) Rủi ro giao dịch:
Rủi ro giao dịch là rủi ro liên quan đến từng khoản tíndụng cụ thể hoặc từng khách hàng cụ thể khi ngân hàng raquyết định cấp một khoản tín dụng mới cho khách hàng Đây
là rủi ro cá biệt của từng khoản tín dụng và nguyên nhân phátsinh từ sai sót, hạn chế trong quá trình tác nghiệp như đánhgiá, thẩm định để quyết định cấp tín dụng, kiểm soát quátrình giải ngân, kiểm soát mục đích sử dụng vốn và kiểm soátbảo đảm tài sản thế chấp, kiểm soát nghĩa vụ của khách hàngtrong hợp đồng tín dụng Rủi ro giao dịch được phân thành 3loại, bao gồm:
Rủi ro xét duyệt: là rủi ro có liên quan đến quá trình thuthập số liệu, thông tin để đánh giá và phân tích tín dụng từ đó
ra quyết định cho vay Sai sót trong quá trình tác nghiệp đã
Trang 25dẫn đến việc đưa ra quyết định cho vay thiếu chính xác hoặckém hiệu quả.
Rủi ro kiểm soát: hay còn được gọi là rủi ro nghiệp vụ, làrủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt độngcho vay Rủi ro kiểm soát bao gồm việc sử dụng hệ thống xếphạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản nợ vay có vấn đề
Rủi ro bảo đảm: là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn bảođảm như các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, các tài sảnbảo đảm, hình thức bảo đảm, chủ thể bảo đảm và tỷ lệ vốnvay so với giá trị của tài sản bảo đảm
(2) Rủi ro danh mục tín dụng:
Rủi ro danh mục tín dụng là rủi ro liên quan đến sự kếthợp nhiều khoản tín dụng trong danh mục tín dụng của ngânhàng Rủi ro này thường phát sinh do đặc thù cá biệt của từngloại hình tín dụng hoặc phát sinh do thiếu đa dạng hóa danhmục tín dụng Rủi ro danh mục tín dụng được phân thành 3 loại,bao gồm:
+ Rủi ro nội tại: hay còn gọi là rủi ro cá biệt, rủi ro nàyxuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm nội tại, riêng có bêntrong của mỗi khách hàng hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế, điều
đó phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động hay đặc điểm sử dụngvốn của khách hàng
+ Rủi ro tập trung: là rủi ro xẩy ra trong trường hợp ngânhàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một hoặc một
số khách hàng, cho vay cùng một hoặc một số lĩnh vực, vùngđịa lý hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao
Trang 261.2 KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Đối với mọi hoạt động kinh doanh ngân hàng, khi rủi roxảy ra đều dẫn đến những ảnh hưởng khó lường và hậu quảcủa chúng cũng không dễ dàng khắc phục trong một thời gianngắn Chính vì thế, quản trị rủi ro được coi là hoạt động trọngtâm trong các tổ chức tài chính – ngân hàng bởi kiểm soát vàquản lý rủi ro chặt chẽ đồng nghĩa với việc sử dụng vốn mộtcách có hiệu quả Mặt khác, nền kinh tế thị trường nếu khôngchấp nhận rủi ro thì không thể tạo ra các cơ hội đầu tư và kinhdoanh mới Do đó, quản trị rủi ro là một nhu cầu tất yếu đặt
ra trong quá trình tồn tại và phát triển của NHTM
RRTD có thể mang lại những hậu quả rất nguy hiểm đốivới NHTM Vì vậy quản trị rủi ro tín dụng được xem là mộtcông việc có ý nghĩa sống còn đối với tất cả các NHTM, dù quy
mô lớn hay nhỏ, phạm vi hoạt động rộng hay hẹp Hoạt độngquản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng gắn chặt với hoạt độngcấp tín dụng, nó thể hiện sự vận dụng các nguyên tắc quản trịnói chung vào hoạt động có tính đặc thù của quá trình cấp tíndụng [2],[3]
Như vậy: Quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng là quátrình tiếp cận rủi ro tín dụng một cách khoa học, toàn diện và
có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảmthiểu những tổn thất, mất mát cũng như những ảnh hưởng bấtlợi của rủi ro tín dụng
Trang 27Quản trị rủi ro tín dụng bao gồm các bước: nhận dạng rủiro; phân tích và đo lường rủi ro; kiểm soát và phòng ngừa rủi
ro, tài trợ rủi ro; báo cáo hoạt động quản trị rủi ro
1.2.2 Khái niệm doanh nghiệp
Tại Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp theo Luật Doanhnghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/6/2020 là tổ chức có tênriêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặcđăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mụcđích kinh doanh [12]
Phân loại doanh nghiệp theo quy mô hoạt động Theotiêu chí này, doanh nghiệp được chia thành: Doanh nghiệpsiêu nhỏ; Doanh nghiệp nhỏ; Doanh nghiệp vừa; Doanhnghiệp lớn
Trang 28Bảng 1.1 Phạn loại doanh nghiệp theo quy mô Quy mô
Khu vực
Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp
Số lao động/
Tổng nguồn vốn/doanh thu
Tổng nguồ
n vốn
Số lao động
Tổng nguồn vốn
Số lao động
Không quá
3 tỷ/doanh thu không quá 3 tỷ
Từ 3 tỷ đến không quá 20 tỷ
Từ 10 người đến 100 người
Từ trên
20 tỷ đồng đến
100 tỷ đồng
Từ 100 đến 200 người
Không quá
3 tỷ/doanh thu không quá 3 tỷ
Từ 3 tỷ đến không quá 20 tỷ
Từ trên
10 người đến 100 người
Từ trên
20 tỷ đồng đến
100 tỷ đồng
Từ 100 đến 200 người
Không quá
3 tỷ/doanh thu không quá 10 tỷ
Từ 3 tỷ đến không quá 50 tỷ
Từ trên
10 người đến 50 người
Từ 50 tỷ đồng đến
100 tỷ đồng
Từ trên 50
người đến
100 người
Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ
Trang 291.1.3 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
1.1.3.1 Nguyên nhân khách quan
- Rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng
Trong hoạt động kinh doanh những tai hoạ và rủi ro dothiên tai nhiều khi quá lớn mà con người đành bó tay Ví dụ:đầu tư trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi những khi gặp bãolụt hay dịch bệnh nhiều khi mất trắng Nhưng những biếnđộng của thiên nhiên có tính chất chu kỳ hoặc theo mùa thìđối với nhà kinh doanh có sự quan tâm nghiên cứu dự báo đều
có thể tránh hoặc hạn chế thiệt hại
Bên cạnh đó, quá trình tự do hoá tài chính và hội nhậpkinh tế quốc tế cũng đem đến nhiều rủi ro tất yếu Môi trườngcạnh tranh ngày càng gay gắt, khiến nhiều khách hàng củangân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọnlọc khắc nghiệt của thị trường Bên cạnh đó, bản thân sự cạnhtranh giữa các ngân hàng cũng khiến cho các ngân hàngtrong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi
ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tàichính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút
- Rủi ro từ chính sách vĩ mô của Nhà nước
Kinh doanh tiền tệ là ngành kinh doanh có ảnh hưởng rấtnhiều đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, vì vậyhoạt động ngân hàng cũng chịu sự điều tiết về pháp lý củaNhà nước trong đó hoạt động tín dụng ngân hàng là đối tượngchịu sự tác động trực tiếp Khi hành lang pháp lý chưa antoàn, môi trường kinh doanh kém lành mạnh và những chínhsách thường thay đổi, thiếu đồng bộ sẽ gây những ách tắc, hệ
Trang 30lụy nặng nề cho hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạtđộng tín dụng nói riêng.
Sự chồng chéo, kém hiệu quả của hệ thống văn bảnpháp luật nhà nước, hành lang pháp luật yếu, thường xuyênthay đổi và không đồng bộ, việc thực thi pháp luật một cáchchậm chạp có thể là một trong những nguyên nhân kháchquan dẫn đến rủi ro cho các ngân hàng thương mại Đây làđiều không tránh khỏi tại các quốc gia kém hoặc đang pháttriển
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quảcủa cơ quan giám sát ngân hàng Đây là nhân tố có tác độnghai chiều đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại Ởchiều tích cực, nếu cơ quan giám sát ngân hàng hoạt động cóhiệu quả, sẽ tạo ra một hiệu ứng tốt, có tác dụng cảnh báo rủi
ro từ xa cho các ngân hàng thương mại Nhưng ngược lại, sựtrì trệ yếu kém của cơ quan giám sát ngân hàng có thể tạotâm lý ỷ lại, thiếu chủ động của các ngân hàng thương mạitrong việc phòng chống rủi ro, dẫn đến nhiều khi xử lý rủi rochậm trễ, hậu quả khắc phục rất thấp
Hệ thống quản lý và cung cấp thông tin, hỗ trợ cho hoạtđộng của các ngân hàng thương mại còn bất cập Chủ trươngchính sách quản lý của Ngân hàng nhà nước, các cơ quan cóliên quan đến hoạt động của hệ thống ngân hàng mang tínhngắn hạn, hình thức, có định hướng ép buộc hơn là khoa họctrong quản lý Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàngtrong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tếtrong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng Nếu
Trang 31các ngân hàng thương mại cố gắng chạy theo thành tích, mởrộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cânxứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.
- Rủi ro do thông tin bất đối xứng
Thông tin không cân xứng trên thị trường tài chính dẫnđến sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức đã đặt các ngânhàng trước nguy cơ rủi ro cao Môi trường kinh tế cũng có ảnhhưởng đến sức mạnh tài chính của người đi vay và gây rathiệt hại hoặc mang đến thành công đối với người cho vay
- Rủi ro từ phía khách hàng
Nguyên nhân từ phía người đi vay là một trong nhữngnguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.Thông thường loại rủi ro này bao gồm:
Rủi ro trong kinh doanh của người đi vay: Rủi ro kinhdoanh của doanh nghiệp được thể hiện ở mức độ biến động íthay nhiều theo chiều hướng xấu của kết quả kinh doanh Rủi
ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xảy ra nếu việc xâydựng và triển khai các phương án, dự án đầu tư sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp không khoa học, việc dự toán chi phí
và xác định mức sản lượng không phù hợp Các thiệt hạidoanh nghiệp phải gánh chịu do sự biến động của thị trườngcung cấp, thị trường tiêu thụ
Rủi ro tài chính: Rủi ro tài chính của doanh nghiệp thểhiện ở các doanh nghiệp không thể đối phó với các nghĩa vụtrả nợ gốc và lãi tiền vay cho chủ nợ Rủi ro tài chính diễn racùng với mức độ sử dụng nợ, nó gắn liền với cơ cấu tài chínhdoanh nghiệp Rủi ro này thể hiện ở việc doanh nghiệp sử
Trang 32dụng không hợp lý nguồn vốn vay, dùng nguồn vốn vay trungdài hạn phục vụ cho các nhu cầu đầu tư vốn lưu động dẫn đếnmất cân đối tài chính, mất khả năng chi trả Đây là loại rủi rothường gặp ở một số doanh nghiệp trong thời gian vừa qua.
Nhìn chung đối với các nguyên nhân này ngân hàng cóthể xác định được thông qua quá trình tìm hiểu, nắm vữngtình hình của khách hàng cả trước, trong và sau khi cho vay,tìm hiểu mục đích sử dụng tiền vay và hiệu quả của phương
án sản xuất kinh doanh
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác thuộc về kháchhàng vay như khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, hoặckhách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng như lập hồ sơ giả, làmgiả giấy tờ tài sản thế chấp để vay tiền ngân hàng Nội bộkhách hàng không đoàn kết nhất trí, tồn tại mâu thuẫn trongcông tác quản lý cũng khiến cho hoạt động bị ngừng trệ, sảnxuất bị đình đốn, không có tiền trả nợ ngân hàng
1.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan
- Nhóm rủi ro xuất phát từ chiến lược, chính sách của cácngân hàng:
Ngân hàng quá chú trọng đến lợi nhuận, đặt kỳ vọng vềlợi nhuận cao hơn sự an toàn của các khoản vay, hoặc ngânhàng đang ở trong giai đoạn nóng vội về tăng trưởng, chạytheo doanh số để tăng trưởng thị phần, dẫn đến coi nhẹ hoặc
hạ thấp các tiêu chuẩn hoặc điều kiện vay vốn, làm phát sinhnhiều khoản nợ có chất lượng thấp
Trang 33Chiến lược cho vay của các ngân hàng không phù hợp,tập trung quá nhiều tín dụng vào một lĩnh vực hoặc mộtngành kinh tế hẹp, hoặc cho một nhóm khách hàng.
Ngân hàng không tìm hiểu kỹ thị trường, thiếu thông tinthị trường dẫn đến chính sách cho vay, thị trường mục tiêukhông hợp lý, tập trung cho những mảng không phải là thếmạnh của ngân hàng
- Do sự yếu kém trong công tác điều hành quản trị
Yếu tố con người đóng vai trò quyết định trong kinhdoanh khi môi trường kinh doanh ngày càng được quốc tế hoá
và cạnh tranh quyết liệt như ở nước ta hiện nay Nhiều nhàquản trị chưa đủ các điều kiện để điều hành ngân hàng, chưađược đào tạo một cách bài bản, không nắm bắt kịp thời thôngtin thay đổi, thiếu bản lĩnh trong điều hành, chưa am hiểupháp luật, bố trí nhân sự không phù hợp với trách nhiệm
Một số ngân hàng áp dụng việc giải quyết cho vay theokiểu “trực tuyến cá nhân” từ CBTD đến trưởng phòng tín dụngđến giám đốc Thực tế, việc áp dụng tổ chức cho vay này thìquyền lực tập trung vào giám đốc, còn trách nhiệm của cánhân cấp dưới thường không rõ ràng, từ đó dẫn đến thiếu tinhthần trách nhiệm, dễ xảy ra rủi ro tín dụng
- Rủi ro do cán bộ không thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ
Quy trình cho vay ở hầu hết các ngân hàng thương mạihiện nay là tương đối đầy đủ và phù hợp với cơ chế thị trường
và quy định pháp luật nhằm đảm bảo an toàn vốn vay cho tổchức tín dụng
Trang 34Quy trình nghiệp vụ cho vay phải tuân thủ các nguyêntắc:
+ Vốn vay phải bảo đảm bằng giá trị vật tư, hàng hóatương đương Cho vay phải hoàn trả vốn, trả lãi đúng hạn và
Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều côngsức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trìnhkiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay Khi ngân hàngcho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cáchchủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả Theo dõi nợ là mộttrong những trách nhiệm quan trọng nhất của CBTD nói riêng
và của ngân hàng nói chung Tuy nhiên, trong thời gian quacác NHTM chưa thực hiện tốt công tác này Điều này do mộtphần yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán
bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục
vụ kinh doanh của các khách hàng quá lạc hậu, không cungcấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu
- Rủi ro do nhân viên ngân hàng thoái hoá về đạo đức,
Trang 35biến chất, tư lợi
Một số trường hợp CBTD hoặc lãnh đạo ngân hàng cấukết với khách hàng, xảy ra những tiêu cực trong cho vay thìnguy cơ xảy ra rủi ro đối với món vay đó là rất cao Khôngphải do trình độ năng lực yếu kém, không đủ sức thẩm định
độ tin cậy của dự án hay phương án xin vay mà do tư lợi, đạođức phẩm chất của một số cán bộ ngân hàng có chiều hướngthái hoá biến chất Mặc dù luật pháp, quy chế nghiệp vụ vànhững ràng buộc khác có chặt chẽ đến đâu họ vẫn tìm cách viphạm và rủi ro xảy ra
1.3 NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
1.3.1 Nhận diện rủi ro tín dụng
Ngân hàng thực hiện các bước nhận dạng rủi ro: theodõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trìnhcho vay để thống kê các dạng rủi ro tín dụng, nguyên nhântừng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn cóthể gây ra rủi ro tín dụng
Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng liệt
kê tất cả các dạng rủi ro đa dạng và có thể xuất hiện bằngcác phương pháp: lập bảng hỏi nghiên cứu, tiến hành điều tra,phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâm điều tra các
hồ sơ đã có vấn đề Kết quả phân tích cho ra những dấu hiệu,biểu hiện, nguyên nhân rủi ro tín dụng, từ đó nhằm tìm rabiện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro
Trang 36Thường xuyên thu thập thông tin khách hàng qua nhiềukênh thông tin khác nhau, thực hiện kiểm tra sử dụng vốnđúng thời gian quy định bao gồm kiểm tra tình hình sử dụngvốn vay, tiến độ thực hiện dự án, phương án xin vay, tài sảnbảo đảm tiền vay, nguồn trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã kýkết Ngân hàng phải luôn chủ động đến thăm khách hàngthường xuyên đây là cách tốt nhất để phát hiện nhanh chóngnhững dấu hiệu rủi ro Những chuyến thăm luôn phải có việckiểm tra tình hình thực tế và sổ sách của khách hàng Sau đây
là những dấu hiệu thường thấy nhất:
+ Các dấu hiệu từ phía khách hàng
Nói chung các dấu hiệu cần phải được kiểm tra đầu tiênbao gồm: khách hàng cố ý lảng tránh hoặc thoái thác trả lờicán bộ ngân hàng; Sự dao động của các tài khoản mà đặc biệt
là giảm sút số dư tài khoản tiền gửi ; khó khăn trong thanhtoán lương; hoạt động vay thường xuyên gia tăng; thanh toánchậm các khoản nợ gốc và lãi; vi phạm các điều khoản đãcam kết trong hợp đồng tín dụng; thường xuyên yêu cầu ngânhàng cho đáo hạn; yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu
dự kiến; về phương thức tài chính, khách hàng sử dụng nhiềucác khoản tài trợ thương mại cho các hoạt động phát triển dàihạn; khách hàng trì hoãn/không nộp/nộp không đầy đủ/báocáo tài chính cho ngân hàng theo định kỳ quy định hoặckhông hợp tác với nhân viên ngân hàng khi kiểm tra đột xuất;chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất, ví dụ: thườngxuyên sử dụng nghiệp vụ chiết khấu các khoản phải trả; giảmcác khoản phải trả và tăng các khoản phải thu; các hệ số
Trang 37thanh toán phát triển theo chiều hướng xấu; có biểu hiệngiảm vốn điều lệ
+ Các dấu hiệu xuất phát từ bản thân ngân hàng: CBTDthiếu năng lực, trình độ yếu kém, không xác định phân tíchđược rủi ro khi thẩm định cũng như trong suốt thời hạn cấp tíndụng; Mức độ tập trung của danh mục tín dụng quá tập trungvào một nhóm khách hàng hoạt động trong lĩnh vực có độ rủi
ro cao Bỏ qua một số điều kiện tín dụng cần thiết Tăngtrưởng tín dụng quá nhanh đồng thời buông lỏng kiểm soátcác khoản vay; Công nghệ của ngân hàng không đáp ứng yêucầu quản lý khoản vay
+ Các dấu hiệu do ảnh hưởng từ bên ngoài đến doanhnghiệp: sự thay đổi về chính sách của Nhà nước, các điều kiệnthương mại của nước ngoài hoặc thiên tai ảnh hưởng đếnngành sản xuất kinh doanh của khách hàng
1.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng
Sau khi nhận dạng được rủi ro tín dụng, đo lường rủi rotín dụng là hoạt động xây dựng một mô hình thích hợp để tínhtoán ra được mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể đối mặt vànhững tổn thất mà RRTD gây ra, từ đó xác định được giới hạnmức RRTD trong mức chấp nhận, tìm ra biện pháp giảm thiểu,loại bỏ hoặc chuyển hóa rủi ro Một số mô hình do lường rủi rotín dụng
Phương pháp do lường định tính:
Trang 38Mô hình chất lượng 6C được các nhà quản trị sử dụng để
đo lường một cách định tính để đánh giá mức độ tin cậy, khảnăng trả nợ vay khi đến hạn của doanh nghiệp, Mô hình 6C là
mô hình phân tích tích các yếu tố Character (Tư cách ngườivay); Capacity (Năng lực người vay); Cash (Thu nhập ngườivay); Collateral Security (Đảm bảo tiền vay); Condition (Cácđiều kiện); Control (Kiểm soát)
+ Tư cách của người vay (Character): Ngân hàng phảixác minh được khách hàng có mục đích vay vốn rõ ràng và cóthiện chí trả nợ khi đến hạn, có phù hợp với chính sách tíndụng hiện hành của Ngân hàng hay không Tinh thần tráchnhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợcủa khách hàng gọi chung là “tư cách người vay”
+ Năng lực của người vay (Capacity): phải chắc chắn rằngkhách hàng vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp
để ký kết hợp đồng tín dụng
+ Thu nhập của người vay (Cashflow): Thu nhập củakhách hàng được đánh giá dựa trên cơ sở phân tích các thôngtin kế toán và các thông tin khác nhằm đưa ra những kết luậnchính xác về điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình hoạt động.Điều này thực hiện thông qua việc phân tích nhóm các chỉtiêu như: nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu hoạtđộng, nhóm chỉ tiêu đòn bẩy, nhóm chỉ tiêu sinh lời
+ Bảo đảm tiền vay (Collateral): Ngân hàng phải đánh giáđược tài sản đảm bảo của khách hàng có giá trị ròng tươngxứng với khoản vay không và khả năng bị lỗi thời, các vấn đềcông nghệ lạc hậu tránh ảnh hưởng đến khâu thanh lý tài sản
Trang 39khi khách hàng mất khả năng trả nợ, ngoài ra còn những vấn
đề khác như tình trạng bị cầm cố, thế chấp tài sản, hay đãđược dùng bảo lãnh cho người khác và vị thế của ngân hàngtrong cho vay việc đòi cầm cố, thế chấp trong cho vay tài sản.+ Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng phải nắm bắtđược địa vị cạnh tranh của khách hàng trong công việc kinhdoanh và ngành nghề kinh doanh của khách hàng, mức độnhạy cảm của khách hàng trong cho vay chu kỳ kinh doanh
và những sự thay đổi về công nghệ cũng như sự thay đổi vềcác yếu tố chính trị, pháp lý, xã hội, điều kiện kinh tế sẽ ảnhhưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng
+ Kiểm soát (Control): đánh giá những ảnh hưởng do sựthay đổi của pháp luật và quy chế đến khoản tín dụng đangđược xem xét, khách hàng có đáp ứng được đầy đủ hồ sơgiấy tờ phục vụ cho công việc kiểm soát và mức độ phù hợpcủa khoản vay trong cho vay qui chế, qui định của ngân hàng
Phương pháp đo lường định lượng:
+ Mô hình điểm Z (Z – Credit scoring model): Mô hình nàyđược E.I.Altman phát triển dùng trong việc cho điểm tín dụngtrong cho vay các doanh nghiêp vay vốn, dùng để phân loại rủi
ro trong cho vay, những doanh nghiệp đi vay căn cứ vào cácchỉ số phản ảnh các đặc điểm tài chính và kinh doanh
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5Trong đó:
X1: Hệ số vốn lưu động/trên tổng tài sản
X2: Hệ số lãi chưa phân phối/tổng tài sản
X3: Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản
Trang 40X4: Hệ số giá thị trường của tổng vốn sở hữu/giá trị hạchtoán của nợ.
X5: Hệ số doanh thu/tổng tài sản
Khi trị số Z càng cao, thì xác suất vỡ nợ của người đi vaycàng thấp Ngược lại, trị số Z càng thấp hoặc là một số âm thìkhách hàng có nguy cơ vỡ nợ cao
Z<1,8: Khách hàng có khả năng rủi ro cao
1,8<Z<3: Không xác định được
Z>3: Khách hàng không có khả năng vỡ nợ
Theo mô hình điểm Z của Altman, bất cứ doanh nghiệpnào có điểm số thấp hơn 1,8 phải được xếp vào nhóm có nguy
cơ rủi ro cao
Do lường rủi ro tín dụng theo mô hình này khá đơn giản,cho phép phân loại doanh nghiệp vay thành hai nhóm có rủi
ro và không có rủi ro Tuy nhiên trong thực tế, mức độ RRTDcủa mỗi doanh nghiệp là khác nhau, xuất phát từ mức chậmtrả lãi hay không trả được lãi cho đến việc mất khả năng trả
nợ gốc và lãi vay Ngoài ra độ chính xác của mô hình phụthuộc vào các yếu tố khó định lượng như điều kiện kinhdoanh, thị trường nhiều thay đổi
+ Mô hình dự đoán xác suất vỡ nợ: Ngân hàng sẽ sửdụng các mô hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xácđịnh khả năng tổn thất tín dụng Xác định được các biến số PD
- Probability of Default: xác suất khách hàng không trả đượcnợ; LGD - Loss Given Default: tỷ trọng tổn thất ước tính; EAD -Exposure at Default: tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểmkhách hàng không trả được nợ, từ đó ngân hàng sẽ xác định