1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh đắk lắk

112 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk
Tác giả Hoàng Quang Hưng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hữu Phú
Trường học Trường Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 330,42 KB

Nội dung

------HOÀNG QUANG HƯNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH D

Trang 1

- -HOÀNG QUANG HƯNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN

HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –

CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2023

Trang 2

- -HOÀNG QUANG HƯNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN

HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –

CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh

Mã số : 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN HỮU PHÚ

Đà Nẵng – Năm 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời tri ân đến Quý thầy cô giảng viên của Khoa sau đại học,Trường Đại học Duy Tân – những người đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt nhữngkiến thức quý báu làm nền tảng để tôi thực hiện luận văn này

Và tôi xin chân thành cảm ơn TS Nuyễn Hữu Phú đã tận tình hướng dẫn vàchỉ bảo để tôi có thể hoàn thành luận văn cao học này

Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn, trao đổi

và tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và bạn bè, song cũng không thểtránh khỏi những hạn chế trong nghiên cứu Tôi rất mong sẽ nhận được những ýkiến đóng góp và thông tin phản hồi quý báu từ Quý thầy cô cùng bạn đọc!

Đà Nẵng, tháng năm 2023

Người thực hiện luận văn

HOÀNG QUANG HƯNG

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên Hoàng Quang Hưng, xin cam đoan: Những nội dung trong luận văn,

cụ thể là những phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối vớiDoanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh ĐắkLắk, cùng những giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng này là do tôinghiên cứu và thực hiện, không sao chép nội dung của công trình nghiên cứu nào.Các tài liệu tham khảo để thực hiện luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc đầy đủ

và rõ ràng

Đà Nẵng, tháng năm 2023

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

HOÀNG QUANG HƯNG

Trang 5

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và

nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk” được

thực hiện từ tháng 01/2023 đến tháng 08/2023 ” tại Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk Nhằm mục đính nghiên cứu thực trạnghiệu quả hoạt động cho vay đối với các DN VVN để đưa ra những giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động này tại VietinBank – Chi nhánh Đắk Lắk

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp nghiêncứu định tính để thực hiện nghiên cứu nhằm đảm bảo tính khoa học và thực tiễn cácnội dung nghiên cứu, cụ thể luận văn sẽ sử dụng cụ thể các phương pháp sau:Phương pháp lịch sử; Phương pháp thống kê, mô tả; Phương pháp phỏng vấn sâu,phương pháp khảo sát khách hàng; Phương pháp phân tích, so sánh; Phương pháptổng hợp

Nghiên cứu được thực hiện với 181 bảng câu hỏi phát ra cho CBNV thu vềđược 172 bảng với tỷ lệ trả lời đạt 95%, trong số 172 bảng có 7 bảng trả lời khônghợp lệ do thiếu thông tin, 165 mẫu hợp lệ đã được sử dụng làm dữ liệu cho nghiêncứu; và 250 bảng câu hỏi phát ra cho khách hàng là DN VVN thu về được 235bảng, trong đó có 15 bảng trả lời không hợp lệ do không trả lời hết các câu hỏi, chỉ

có 220 bảng trả lợi hợp lệ để làm dữ liệu nghiên cứu Tổng số mẫu hợp lệ đượcdùng để nghiên cứu là 385

Kết quả nghiên cứu của luận văn đã đánh giá được thực trạng hiệu quả chovay đối với khách hàng DN VVN tại VietinBank Đắk Lắk, qua đó chỉ ra những mặtđạt được và những hạn chế còn tồn tại Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nângcao hiệu quả hoạt động cho vay đối với DN VVN Từ kết quả nghiên cứuVietinBank Đắk Lắk có thể tham khảo, ứng dụng các giải pháp này để phát triểnhoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng mình Các chi nhánh khác trong hệthống cũng có thể tham khảo để rút ra bài học kinh nghiệm cho đơn vị

Luận văn trình bày những định hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngcho DN VVN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam–Chi nhánh Đắk Lắk vàđưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay DN VVN tại Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam–Chi nhánh Đắk Lắk, cụ thể: Nâng cao nhận thứccủa nhân viên về vai trò của các DN VVN; Xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý; Đa

Trang 6

dạng hóa các sản phẩm cho vay, ban hành chính sách cho vay cụ thể đối với DN VVN; Xây dựng chiến lược marketing hướng tới DN VVN; Tăng cường cho vay thông qua các tổ chức hiệp hội, ngành nghề của DN VVN Trong chương này luận văn cũng đã có những kiến nghị đối với VietinBank Việt Nam, đối với tỉnh/thành

phố, đối với các DN VVN

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

Trang 7

5 Bố cục của đề tài 9

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 13

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ 13

1.1.1 Khái niệm Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ 13

1.1.2 Đặc điểm của Doanh nghiệp vừa và nhỏ 16

1.1.3 Vai trò doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế 17

1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DN VVN 19

1.2.1 Khái niệm cho vay đối với Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ 19

1.2.2 Các sản phẩm cho vay của ngân hàng đối với DN VVN 19

1.2.3 Sự cần thiết của hoạt động cho vay đối với DN VVN 21

1.3 KHÁI NIỆM VÀ CÁC TIÊU CHÍ PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 22

1.3.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động cho vay 22

1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ 23

1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ tại Ngân hàng thương mại 24

1.3.4 Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ 28

1.4 KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 32

1.4.1 Kinh nghiệm ở nước ngoài 32

1.4.2 Bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng thương mại ở Việt Nam 34

1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Vietinbank Đắk Lắk 35

Trang 8

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 36

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP THƯƠNG VIỆT NAM– CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 37

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 37

2.1.1 Giới thiệu về Vietinbank Đắk Lắk 37

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Đắk Lắk 39

2.1.3 Chức năng các phòng ban của Vietinbank Đắk Lắk 40

2.1.4 Khái quát hoạt động kinh doanh của Vietinbank Đắk Lắk 42

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM–CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 44

2.2.1 Quy trình thẩm định cho vay Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ tại Vietinbank Dak Lak 44

2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với đối với Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ tại Vietinbank Dak Lak 46

2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIETINBANK ĐẮK LẮK 48

2.3.1 Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ 48

2.3.2 Đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ 54

2.3.3 Những tồn tại cần khắc phục 56

2.3.4 Nguyên nhân của những tồn tại 58

2.4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61

2.4.1 Mô tả mẫu khảo sát 61

2.4.2 Đặc điểm đối tượng khảo sát 61

2.4.3 Phân tích, thảo luận kết quả nghiên cứu hiệu quả hoạt động cho vay của Vietinbank Đắk Lắk 63

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 70

Trang 9

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT

NAM– CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 71

3.1 ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM–CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 71

3.1.1 Định hướng chung cho hoạt động kinh doanh đến năm 2025 71

3.1.2 Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ của Vietinbank Dak Lak 73

3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM–CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 75

3.2.1 Đảm bảo quy trình tín dụng, đặc biệt là nâng cao chất lượng công tác thẩm định đối với khách hàng là DN VVN 76

3.2.2 Tăng cường biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng 77

3.2.3 Củng cố và hoàn thiện mạng lưới thu thập xử lý thông tin về các Doanh nghiệp vừa và nhỏ 79

3.2.4 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng 80

3.2.5 Đảm bảo sự bình đẳng thực sự giữa các khách hàng là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ đến xin vay vốn 82

3.2.6 Xây dựng chiến lược khách hàng phù hợp 82

3.2.7 Đa dạng hoá hình thức tín dụng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ 83

3.2.8 Tăng cường cho vay thông qua các tổ chức hiệp hội, ngành nghề của doanh nghiệp vừa và nhỏ 83

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 84

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 84

3.3.2 Đối với Tỉnh/ Thành phố 85

3.3.3 Đối với các Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ 86

Trang 10

3.4 HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP

THEO 88

3.5 KẾT LUẬN 88

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 90

KẾT LUẬN CHUNG 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)

Trang 12

DANH MỤC BẢNG BIỂ

Bảng 1 1: Tiêu chí phân loại DN VVN của World Bank 13

Bảng 1 2: Tiêu chí phân loại DN VVN tại một số quốc gia 14

Bảng 1 3: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp 15Y Bảng 2 1: Tình hình hoạt động chung tại VietinBank Đắk Lắk 42

Bảng 2 2: Dư nợ đối với DN VVN của VietinBank Dak Lak 46

Bảng 2 3: Cơ cấu dư nợ đối với DN VVN trong tổng dư nợ của VietinBank Đắk Lắk 46

Bảng 2 4: Dư nợ đối với DN VVN của VietinBank Đắk Lắk theo thời hạn 47

Bảng 2 5: Số lượng khách hàng vay vốn tại VietinBank ĐắkLắk 49

Bảng 2 6: Dư nợ DN VVN theo thành phần kinh tế tại VietinBank Đắk Lắk 52

Bảng 2 7: Hiệu suất sử dụng vốn giai đoạn 2020-2022 52

Bảng 2 8: Tỷ lệ sinh lời và tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động cho vay DN VVN 54

Bảng 2 9: Đối tượng khảo sát 61

Bảng 2 10: Mô tả đặc điểm đối tượng là CBNV 62

Bảng 2 11: Đặc điểm đối tượng DN VVN 63

Bảng 2 12: Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của VietinBank Đắk Lắk 64

Bảng 2 13: Đánh giá về nhân sự của Vietinbank Đắk Lắk 64

Bảng 2 14: Đánh giá quy trình cho vay DN của VietinBank Đắk Lắk 65

Bảng 2 15: Đánh giá của KH về các bước thực hiện quy trình cho vay 65

Bảng 2 16: Đánh giá về hoạt động kiểm soát nội bộ hiện nay của VietinBank Đắk Lắk 66

Bảng 2 17: Ý kiến KH về chính sách cho vay 67

Bảng 2 18: Ý kiến KH về công tác tổ chức của VietinBank Đăk Lăk 67

Bảng 2 19: Ý kiến KH về ứng dụng công nghệ của VietinBank Đắk Lắk 68

Bảng 2 20: Đánh giá chung chất lượng dịch vụ của VietinBank Đắk Lắk 69

Trang 13

DANH MỤC HÌNH

Hình 2 1: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của VietinBank Đắk Lắk 39

Hình 2 2: Cơ cấu tổ chức Phòng Khách hàng doanh nghiệp – Vietinbank Đắk 42

Hình 2 3: Diễn biến hoạt động chung tại VietinBank Đắk Lắk 43

Hình 2 4: Quy trình thẩm định cho vay DN tại VietinBank Đắk Lắk 45

Hình 2 5: Xu hướng và tỷ trọng cho vay DN VVN theo thời hạn 47

Hình 2 6: Số lượng DN VVN vay vốn tại VietinBank Đắk Lắk 50

Hình 2 7: Tỷ trọng DN VVN của VietinBank Đắk Lắk so với DN VVN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 50

Trang 14

DN VVN hiện là khách hàng quan trọng của nhiều ngân hàng, sử dụng nhiềuloại dịch vụ ngân hàng khác nhau như: vay vốn, tiền gửi, thẻ tín dụng, bảo lãnh, baothanh toán, bảo hiểm và đóng góp rất lớn trong tăng trưởng doanh thu và lợi nhuậncủa ngân hàng Bên cạnh đó, DN VVN hoạt động đa dạng ở nhiều lĩnh vực ngànhnghề thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau giúp ngân hàng đa dạng hoá rủi ro khicho vay Ngoài ra, số lượng DN VVN trong nền kinh tế rất lớn và biến động mạnhqua các năm nên đây là nguồn khách hàng tiềm năng của ngân hàng, giúp ngân hàngtiếp cận để cho vay và quảng bá thương hiệu Vì thế, sự thành công hay thất bại củangân hàng phụ thuộc rất lớn vào việc ngân hàng có thu hút được đối tượng kháchhàng này để cung cấp dịch vụ hay không, đặc biệt là dịch vụ tín dụng.

Với đặc thù vốn tự có rất ít, trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mớitrong DN VVN còn thấp, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không cao,khả năng cạnh tranh trên thị trường yếu, quy mô siêu nhỏ là chủ yếu, hầu hết các

DN VVN đi lên từ mô hình hộ kinh doanh, thị trường nội địa là chủ yếu, hạn hẹptrong quan hệ với thị trường tài chính tiền tệ, khả năng huy động bên ngoài hạn chế,không đủ điều kiện tiếp cận thị trường vốn, năng lực tự huy động thấp, vì thế, nhucầu vay vốn từ các ngân hàng khá lớn Mặc dù nhu cầu vốn cao và phương án kinhdoanh khả thi nhưng phần lớn các lãnh đạo điều hành doanh nghiệp đều trưởngthành và đi lên từ thực tiễn, chưa được đào tạo qua trường lớp nên không biết cáchquản lý dòng tiền hoặc quản lý dòng tiền không hiệu quả, báo cáo tài chính của DNVVN thường không trung thực và thiếu minh bạch, thiếu tài sản bảo đảm theo quyđịnh, nên khó đáp ứng yêu cầu vay vốn của các ngân hàng Cho đến nay, Chính phủ

Trang 15

đã triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ vốn cho các DN VVN như bảolãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng nhưng chỉ 30% DN VVN tiếp cận được nguồn vốnngân hàng và chiếm tỷ lệ rất nhỏ, 3% trong tổng vốn các ngân hàng cho vay trongnền kinh tế Việt Nam (VCCI) Hiện có 70% DN VVN phải sử dụng vốn tự có hoặcvay từ nguồn khác (thường chịu vay ở mức lãi suất cao 9.0% - 13.0%).

Nắm bắt được những khó khăn về vốn của DN VVN, nhiều ngân hàng đãđẩy mạnh cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này, đặc biệt trong bối cảnh môitrường kinh doanh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt thì quan điểmhướng tới đối tượng DN VVN được coi là một chiến lược phát triển tất yếu và đầytiềm năng

Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chinhánh Đắk Lắk đã đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với DN VVN Đây là lĩnh vựcchiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng, mang lại phần lớn thu nhập chongân hàng, tuy nhiên hiệu quả cho vay chưa cao, còn nhiều tồn tại và hạn chế tronghoạt động cho vay cần được tháo gỡ, cụ thể như: Từ các báo cáo của ngân hàng chothấy lợi nhuận từ hoạt động cho vay DN VVN khá cao, đóng góp trên 30% tổng lợinhuận của NH (năm 2020 lợi nhận cho vay DN VVN đạt 82,7 tỷ đồng chiếm34,17% trong tổng lợi nhuận của NH, năm 2021 đạt 97,3 tỷ chiếm 39,28% và năm

2022 đạt 97,4 tỷ chiếm 26,94) Mức sinh lời từ hoạt động cho vay đối với DN VVNtrung bình 2,0% trong 03 năm 2020 - 2022 Tuy nhiên, từ năm 2020 - 2022 tỷ lệsinh lời của hoạt động cho vay DN VVN có xu hướng tăng dần qua từng năm (năm

2020 tỷ lệ sinh lời từ hoạt động cho vay DN VVN 2,34%, năm 2021 là 2,6% và đếnnăm 2022 giảm nhẹ còn 2,46%)

Xuất phát từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài “Nâng cao Hiệu quả hoạt động

cho vay đối với Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk” làm luận văn thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh

cho mình, với mong muốn tìm ra những giải pháp mang lại hiệu quả trong hoạtđộng cho vay đối với ngân hàng và DN VVN

Trang 16

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với các DN VVN tạiNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) – Chi nhánh Đắk Lắk đểđưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này tại VietinBank – Chinhánh Đắk Lắk

2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với DN VVNcủa VietinBank – Chi nhánh Đắk Lắk

- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với DN VVN củaVietinBank–Chi nhánh Đắk Lắk

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNVVN của VietinBank–Chi nhánh Đắk Lắk

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động cho vay đối với DN VVN.

- Khách thể nghiên cứu: Ban Lãnh đạo NH, CB, NV và khách hàng là DN VVN.

- Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chinhánh Đắk Lắk

Phạm vi thời gian:

+ Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2020 đến năm 2022

+ Số liệu sơ cấp: phỏng vấn lãnh đạo, khảo sát khách hàng, thực hiện từ tháng5/2023 đến tháng 7/2023

Phạm vi nội dung: Tập trung hoạt động cho vay DN VVN

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

4.1.1 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ sử dụng chủ yếu phương pháp nghiêncứu định tính để thực hiện nghiên cứu nhằm đảm bảo tính khoa học và thực tiễn các nội

Trang 17

dung nghiên cứu, cụ thể luận văn sẽ sử dụng cụ thể các phương pháp sau:

Phương pháp thống kê, mô tả: tác giả thu thập các số liệu từ các báo cáo

tổng kết hoạt động kinh doanh, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính củaVietinBank – CN Dak Lak và số liệu sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê môtả: điều tra, tổng hợp, phân tích, so sánh, …thông qua bảng biểu, đồ thị

Phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp khảo sát khách hàng.

Phương pháp phân tích, so sánh: thông qua các dữ liệu thứ cấp từ báo cáo

tài chính, báo cáo thường niên của VietinBank – CN Dak Lak từ đó tác giả phântích, so sánh đối chiếu để đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ thẻ tại VietinBank– CN Dak Lak

Phương pháp tổng hợp: Từ kết quả thống kê và phân tích, tác giả tổng hợp

lại để đề xuất các khuyến nghị nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề ra

4.1.2 Thiết kế nghiên cứu

- Thu thập dữ liệu thứ cấp từ sách, báo, tạp trí, internet mà có liên quan đếnhiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng nói chung và liên quan đến hiệu quả chovay đối với DN VVN tại NH của VietinBank – CN Dak Lak nói riêng

- Khảo sát thực trạng hoạt động cho vay của Ngân Hàng VietinBank – CNDak Lak

- Tổng hợp, phân tích dữ liệu

Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo khoa học, các luận văntham khảo uy tín, các thông tin từ các trang điện tử, báo điện tử của NH và các báocáo, tài liệu liên quan đến hoạt động cho vay, hiệu quả hoạt động cho vay của NHcủa VietinBank – CNĐL Cụ thể, nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm:

- Báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán các năm từ 2020-2022 của NH

NH của VietinBank - CNĐL

Báo cáo thường niên các năm từ 2020 đến 2022 của NH của VietinBank CNĐL và một số NHTM khác như BIDV, Agribank

Báo cáo phân loại nợ trong từng quý, từng năm của ban Kiểm soát

- Báo cáo tình hình quản trị của NH

Trang 18

- Danh mục các sản phẩm cho vay và báo cáo kết quả hoạt động cho vay DNVVN của phòng KHDN.

- Các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố

- Một số tài liệu liên quan khác

4.2 Quy trình nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu, người nghiên cứu đã thực hiện quytrình nghiên cứu với các bước

4.3 Tổng mẫu, kích cở mẫu, phân bổ mẫu

4.3.2 Kích cỡ mẫu và phân bổ mẫu

- Cỡ mẫu cho bảng hỏi chuyên môn sâu: Chọn mẫu toàn bộ CBNV đang làmviệc tại Vietinbank – CNDL, đáp ứng tiêu chí chọn người là có chuyên môn, nghiệp

vụ về tài chính, ngân hàng Tổng số CBNV tại Vietinbank – CNDL hiện tại là 192,

Xác định vấn đề, mục đích, đối tượng nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lý luận: Các khái niệm; các tiêu chí đánh giá hiệu quả;

các yếu tố ảnh hưởng

Thu thập dữ liệu: tổng hợp từ các báo cáo của NH; phỏng vấn sâu, khảo

sát khách hàng

Phân tích dữ liệu nghiên cứu

Trình bày kết quả nghiên cứu Kết luận, đề xuất kiến nghị và hoàn thiện luận văn

Trang 19

tuy nhiên sau khi loại trừ những CBNV không có chuyên môn thì có 190 CBNVđáp ứng được tiêu chí chọn để trả lời bảng câu hỏi khảo sát.

- Cỡ mẫu cho phương pháp khảo sát khách hàng: Dựa vào thị phần củaVietinbank – CNDL tác giả phân bổ số lượng mẫu khảo sát như bảng sau:

1 Doanh nghiệp nhỏ 125

2 Doanh nghiệp vừa 125

4.4 Công cụ nghiên cứu

- Công cụ nghiên cứu là Bảng câu hỏi khảo sát: tác giả sẽ phỏng vấn cácchuyên gia (Ban lãnh đạo chi nhánh và ngân hàng cấp trên) để xây dựng bảng câuhỏi riêng cho từng đối tượng

+ Bảng câu hỏi sâu chuyên môn dành cho CBNV sẽ xoay quanh các yếu tốthuộc về ngân hàng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay đối với DN VVN vàmột số ý kiến khác Tiến hành khảo sát thử 10 CBVN, sau đó hiệu chỉnh và xâydựng thành bảng câu hỏi chính thức

+ Bảng câu hỏi khảo sát khách hàng sẽ xoay quanh các yếu tố thuộc nhu cầu

DN VVN và một số ý kiến đánh giá về hoạt động cho vay của chi nhánh Tiến hànhkhảo sát thử 10 DN nhỏ và 10 DN vừa, sau đó hiệu chỉnh và xây dựng thành bảngkhảo sát chính thức

4.5 Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Số liệu được thu thập từ các báo cáothường niên của Vietinbank, báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh của VietinBank - CNĐL, báo cáo thường niên của NHNN, tạp chí chuyênngành kinh tế, tài chính ngân hàng về thực trạng cho vay đối với các DN VVN củaVietinBank - CNĐL

Để tìm được nguồn thông tin thích hợp từ tài liệu, người nghiên cứu đã phântích, xem xét nguồn tài liệu và phân tích tác giả Tác giả sẽ thu thập dữ liệu thứ cấp

từ các nguồn tài liệu uy tín và có căn cứ khoa học, ví dụ như các công trình nghiêncứu liên quan trong nước và nước ngoài, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, tạp chí và

Trang 20

báo cáo khoa học chuyên ngành, tác phẩm khoa học, giáo trình, sách giáo khoa, tàiliệu lưu trữ, số liệu thống kê, thông tin đại chúng Nghiên cứu tài liệu giúp tìm hiểulịch sử nghiên cứu, kế thừa thành tựu của các nghiên cứu trước đó, tổng hợp đượcthông tin quan trọng như: cơ sở lý thuyết, kết quả nghiên cứu trước đó, quy địnhpháp luật liên quan, số liệu thống kê.

Nguồn dữ liệu bên trong: Luận văn tham khảo các quy chế, quy định, cácquyết định liên quan đến cho vay, kết quả công tác cho vay và thu nợ DN VVN quacác tháng, các năm, báo cáo tài chính có kiểm toán, báo cáo thường niên, báo cáokết quả hoạt động kinh doanh của NH, báo cáo nội bộ NH, báo cáo tình hình quảntrị NH

Nguồn dữ liệu bên ngoài: Tổng cục thống kê, đánh giá phân tích của cáccông ty chứng khoán Luận văn còn sử dụng các quyết định, quy định, công vănhướng dẫn của NH nhà nước liên quan đến quản lý cho vay, an toàn vốn, nợ xấu…các thông tin thu thập được từ các sách, báo và tạp chí, thông cáo báo chí khác có tưliệu liên quan đến đề tài nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: số liệu được thu thập theo phương phápthuận tiện, khách thể nghiên cứu được phát bảng câu hỏi in sẵn bằng giấy và đượchướng dẫn để trả lời trực tiếp vào bảng câu hỏi

và có trách nhiệm trong việc biểu hiện rõ nhất mặt lượng cũng như mặt chất của kếtquả sản xuất kinh doanh Cả chỉ tiêu bộ phận, chỉ tiêu chung, lẫn chỉ tiêu nhân tốđều phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung và phương pháp tính, phạm vi nghiêncứu Cụ thể đề tài sẽ phân tích kỹ nhóm chỉ tiêu gồm: các chỉ tiêu phản ánh quy mô

Trang 21

tín dụng đối với DN VVN, các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn, các chỉ tiêu phản ánh

nợ xấu và an toàn vốn, các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay.Một số phương pháp phân tích, xử lý số liệu được sử dụng trong luận văngồm:

+ Phương pháp dãy số thời gian:

Kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị không ngừng biến động qua thờigian Để nghiên cứu sự biến động người ta sử dụng phương pháp dãy số thời gian.Dãy số thời gian trong nghiên cứu hiệu quả cho vay là một tập hợp các trị số của dư

nợ cho vay, lợi nhuận, lãi vay qua các năm có thể là số tuyệt đối, tương đối hay sốbình quân Sự vật và hiện tượng không ngừng biến đổi qua thời gian Kết quả kinhdoanh cũng không dừng lại ở một mức độ nhất định, nó tăng giảm dưới ảnh hưởngtác động của các nhân tố chủ quan, khách quan Qua phương pháp dãy số thời gian

sẽ xác định được mức độ và xu thế biến động của chỉ tiêu hiệu quả cho vay của đơn

vị đồng thời còn dự báo kết quả tương lai

+ Phương pháp chỉ số:

Phương pháp chỉ số là phương pháp biểu hiện quan hệ so sánh hai mức độnào đó của một hiện tượng kinh tế phức tạp Phương pháp này được sử dụng để đomức độ biến động của hiệu quả cho vay của NH Ngoài ra, phương pháp này còn có

ưu điểm rất mạnh đó là vận dụng vào việc xác định và đo lường mức độ ảnh hưởngcủa từng nhân tố chủ yếu là nguyên nhân chính gây nên sự biến động của chỉ tiêuhiệu quả Từ đó có những biện pháp kích thích sự phát triển đối với những nhân tốtích cực hay kìm hãm sự phát triển đối với những nhân tố tiêu cực, lập ra những kếhoạch trong tương lai

+ Phương pháp dự báo thống kê :

Là việc đưa ra những thông tin có cơ sở khoa học về mức độ, trạng thái củahiện tượng trong tương lai Có rất nhiều phương pháp dự báo như phương phápchuyên gia, phương pháp toán học, phương pháp ngoại suy giản đơn, ngoại suy xuthế

Trang 22

+ Phương pháp xử lý số liệu sơ cấp: Sau khi hoàn thành đủ số lượng mẫu khảosát như đã phân bổ, tác giả tiến hành tổng hợp và kiểm tra loại bỏ các bảng trả lờikhông đạt yêu cầu như: trả lời theo một vế, trả lời không đầy đủ Sau khi đã loại bỏcác bảng khảo sát không đạt yêu cầu, tác giả tiến hành mã hóa dữ liệu và sử dụngphần mềm Microsoft Excelđể thống kê, phân tích, mô tả.

Tóm tắt phương pháp nghiên cứu

Trong mục 4, tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu của luận văn, luậnvăn sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định tính để thực hiện nghiên cứunhằm đảm bảo tính khoa học và thực tiễn các nội dung nghiên cứu, cụ thể luận văn

sẽ sử dụng cụ thể các phương pháp sau: Phương pháp lịch sử, Phương pháp thống

kê, mô tả, Phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp khảo sát khách hàng, Phươngpháp phân tích, so sánh Luận văn khảo sát CBNV đang làm việc tại ngân hàngVietinBank chi nhánh Đắk Lắk và khảo sát khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ.Trong chương này cũng trình bày phương pháp thu thập số liệu và phân tích xử lý

Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay Doanh nghiệp Vừa và

Nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam–chi nhánh Đắk Lắk

Chương 3: Khuyến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động cho Doanh nghiệp Vừa

và Nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam–Chi nhánh Đắk Lắk

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trong quá trình tìm kiếm các tài liệu, công trình trình nghiên cứu trước cóliên quan để thực hiện nghiên cứ này, tác giả đã đọc và tham khảo được một sốcông trình nghiên cứu, cụ thể như sau:

Trang 23

- Nguyễn Thị Như Thủy (2015), “Hiệu quả tín dụng của NH Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam” - Luận án tiến sĩ - Học viên chính trị quốcgia Hồ Chí Minh.

Luận án hệ thống lại các đề tài nghiên cứu quốc tế về hoạt động tín dụng, nhân

tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và các công trình nghiên cứu trong nước vềhiệu quả tín dụng, nâng cao hiệu quả tín dụng của NHTM Luận án ứng dụng môhình kinh tế lượng – hồi quy tuyến tính, sử dụng chương trình Eviews 6.0 để ướclượng các hệ số của mô hình hồi quy để kiểm định hiệu quả tín dụng củaNHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam Luận án đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ tiêuphản ánh hiệu quả tín dụng riêng biệt như hiệu quả sử dụng vốn, vòng quay vốn tíndụng, tỷ lệ nợ xấu, hệ số thu hồi nợ, hệ số rủi ro tín dụng với chỉ tiêu phản ánh hiệuquả tín dụng tổng thể là lợi nhuận hoạt động tín dụng Trong phần đánh giá chungnhững hạn chế, tác giả cũng đã đưa ra những con số khảo sát thực tế chất lượng tíndụng về quy trình thẩm định cho vay của NH, năng lực cán bộ tín dụng Luận văncũng đã gợi ý một số giải pháp cải thiện các chỉ tiêu về hiệu quả tín dụng, kết hợpcho vay với phát triển các sản phẩm dịch vụ, tận dụng lợi thế nơi địa bàn mà chinhánh đặt trụ sở nhằm mang lại lợi nhuận cho NH

- Đặng Thị Thanh Mai (2015), “Hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanhnghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ,Tài chính ngân hàng – Đại học Kinh tế Ðề tài sử dụng phương pháp thống kê,phương pháp phân tích kinh tế, so sánh – đối chiếu, phân tích - tổng hợp số liệu,thống kê mô tả để nghiên cứu các vấn đề đặt ra dựa trên nguồn dữ liệu thu thậpđược tại Ngân hàng BIDV Việt Nam Đề tài này đã nghiên cứu và hệ thống hóa cácvấn đề lý luận về cho vay đối với DN VVN, đánh giá thực trạng họat động cho vaycủa Ngân hàng BIDV Việt Nam đối với DN VVN Trên cơ sở đó đưa ra các giảipháp nâng cao hiệu quả như cần chú trọng công tác marketing, xây dựng quy chếcho vay dành riêng cho các DN VVN và nhiều giải pháp khác mang tính thực tiễn.Tuy nhiên những giải pháp phát triển cho vay DN VVN tác giả nêu ra còn một sốhạn chế do các phân tích, đề xuất của luận văn mang tính chung chung, chưa đi

Trang 24

vào chi tiết và thực tiễn, chưa thực sự đáp ứng được yếu tố cần và đủ để tăng tínhcạnh tranh cho Ngân Hàng.

- Nguyễn Thị Hải (2014), “Nâng cao hiệu quả cho vay với doanh nghiệp nhỏ

và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long”, Luận văn thạc sỹ, Kinh tế Tài chính - Ngân hàng - Trường Đại

học Kinh tế Quốc Dân Luận văn đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hiệu quảhoạt động cho vay của ngân hàng thương mại với doanh nghiệp nhỏ và vừa, đề xuấtnhững kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng đối với

DN VVN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh ThăngLong Tác giả đã đưa ra nhóm giải pháp hướng đến khách hàng như: Tăng cườngcác hoạt động marketing, đa dạng hóa đối tượng khách hàng, cải tiến quy trình chovay doanh nghiệp để phù hợp với từng đối tượng khách hàng Ngoài ra, luận văncũng đưa ra một số giải pháp trong nội bộ ngân hàng như tăng cường công tác quản

lý rủi ro và kiểm tra kiểm soát nội bộ, nâng cao trình độ nhân sự và một số giải pháp

bổ trợ khác…

Nguyễn Thị Hiền (2017) “Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận hiệu quảnguồn vốn tín dụng ngân hàng”, đăng trên tạp chí tài chính ngày 26/07/2017, tácgiả đã đề xuất Về phía ngân hàng: tiếp tục nỗ lực nghiên cứu, tìm kiếm các sảnphẩm phù hợp, tạo điều kiện cho khu vực DN VVN tiếp cận được nguồn vốn vay

Cụ thể, các ngân hàng cần có quy trình cấp tín dụng riêng với những thủ tục đơngiản; Đẩy mạnh thiết kế các gói sản phẩm tín dụng tín chấp riêng phù hợp đối vớinhóm đối tượng là DN VVN; Phát triển hoạt động cho vay khép kín từ khâu vaythu mua, sản xuất đến khâu chế biến và xuất khẩu cho các nhóm DN VVN có liênkết với nhau theo cùng một chuỗi

Tóm lại, các nghiên cứu trên các tác giả dựa trên cơ sở thực trạng hoạt động

kinh doanh của ngân hàng cũng đã đánh giá được thực trạng hoạt động cho vay, từ

đó tìm ra nguyên nhân và hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với DNVVN Trên cơ sở đó các tác giả có những đề xuất giải pháp như cần chú trọng hơncông tác huy động vốn, cải tiến quy trình nghiệp vụ theo hướng tinh gọn hơn, tăng

Trang 25

cường công tác tiếp thị, đổi mới phong cách giao dịch, tư vấn tín dụng… Tuy nhiên,những giải pháp còn mang tính chung chung, tập trung ở tầm vĩ mô phù hợp vớimôi trường kinh doanh của ngân hàng bán buôn nói chung nhưng chưa phù hợpvới môi trường kinh doanh cho các ngân hàng Chưa có những giải pháp theohướng cụ thể nâng cao hiệu quả cho vay đối với DN VVN Các nghiên cứu hiệntại chưa có một công trình nào nghiên cứu về “hiệu quả” hoạt động cho vay đốivới DN VVN ở tỉnh Đắk Lắk và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm giúp ngân hàngnâng hiệu quả hoạt động cho vay đối với DN VVN.

Trang 26

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ

1.1.1 Khái niệm Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ

Theo tiêu chí phân loại của Ngân hàng thế giới, căn cứ vào quy mô có thể chia

DN VVN thành ba loại: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệpvừa Các tiêu chí để phân loại DN VVN của Ngân hàng thế giới chủ yếu dựa vào sốlượng lao động bình quân, tài sản và doanh thu hàng năm của doanh nghiệp Ngoài

ra, còn đưa thêm tiêu chí về quy mô vay trung bình để phân loại DN VVN (Bảng1.1)

Bảng 1 1: Tiêu chí phân loại DN VVN của World Bank

Siêu nhỏ <10 < $100,000 < $100,000

Nhỏ <50 < $3 triệu < $3 triệu

Vừa <300 < $15 triệu < $15 triệu

Quy mô vay trung bìnhSiêu nhỏ < $10,000

Nhỏ < $100,000

Vừa < $1 triệu (< $2 triệu đối với một số quốc gia tiên tiến)

( Nguồn: Tổng hợp từ World Bank )

Ngoài ra, tại mỗi quốc gia có nền kinh tế khác nhau, tùy theo từng giai đoạnphát triển kinh tế thì quan niệm về DN VVN cũng khác nhau Chẳng hạn tại cácquốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu, DN VVN là những doanh nghiệp có sốlượng nhân viên dưới 250 người và doanh thu hàng năm là nhỏ hơn 50 triệu euro.Còn tại Châu Mỹ, cụ thể là Mỹ thì DN VVN là những doanh nghiệp có số lượngngười lao động dưới 500 người (cho phần lớn hoạt động sản xuất và khai thác) và

có doanh thu hàng năm là dưới 7 triệu đô la đối với đa số các ngành không liênquan tới sản xuất (dao động tới mức tối đa là 35,5 triệu đô la) Tại Châu Á, các DNVVN tại Hong Kong được phân loại theo ngành sản xuất và số lượng nhân viên

Trang 27

Theo đó, các DN VVN trong các ngành sản xuất có số nhân viên dưới 100 người

và ngành phi sản xuất có số nhân viên dưới 50 người Bên cạnh đó, từ góc độ làbên cung cấp dịch vụ, các ngân hàng tại Hong Kong còn đưa ra việc phân loại dựavào các tiêu chí như doanh thu hàng năm, mức độ tập trung tư bản, năng lực tíndụng

Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại DN VVN tại một số quốc gia

Nhân viên (người) Doanh thu hàng nămChâu Âu < 250 <50 triệu Euro

Hoa Kỳ <500 (cho phần lớn hoạt động sản

xuất và khai thác)

<7 triệu USD (đối với đa

số các ngành không liênquan tới sản xuất, mức tối

đa là 35,5 triệu USD)Canada <250 <50 triệu CAD

Mexico <500 trong hoạt động sản xuất

<50 trong hoạt động dịch vụNam Phi <200 <50 triệu ZAR

Thái Lan <200 (ngành sử dụng nhiều lao động)

Bảng 1 3: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp Quy mô Doanh nghiệp

siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao động / Tổng doanh Số lao Tổng doanh Số lao

Trang 28

Khu vực

Tổng doanh thu / Tổng nguồn vốn

thu/Tổng nguồn vốn

Không quá

50 tỷ/Tổngnguồn vốnkhông quá 20tỷ

Từ 10người đến100người

Không quá

200 tỷ/Tổngnguồn vốnkhông quá

100 tỷ

Từ 100đến 200người

II- Công

nghiệp và

xây dựng

10 người trởxuống/Khôngquá 3 tỷ/Tổngnguồn vốnkhông quá 3 tỷ

Không quá

50 tỷ/Tổngnguồn vốnkhông quá 20tỷ

Từ trên

10 ngườiđến 100người

Không quá

200 tỷ/Tổngnguồn vốnkhông quá

100 tỷ

Từ 100đến 200người

III- Thương

mại và dịch

vụ

10 người trởxuống/ Khôngquá 10 tỷ/Tổngnguồn vốnkhông quá 3 tỷ

Không quá

100 tỷ/Tổngnguồn vốnkhông quá 50tỷ

Từ trên

10 ngườiđến 50người

Không quá

300 tỷ/Tổngnguồn vốnkhông quá

100 tỷ

Từ trên50ngườiđến 100người

(Nguồn: Tổng hợp từ Nghị định số 80/2021/NĐ-CP)

Như vậy, theo Nghị định này, DN VVN phải đáp ứng các tiêu chí: về mặtpháp lý, phải là cơ sở kinh doanh đã kinh doanh theo quy định của pháp luật; vềquy mô, phân thành 3 cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng doanh thu ; tổngnguồn vốn; về vốn đăng ký, phụ thuộc vào quy mô và loại hình doanh nghiệp; về

số lượng lao động trung bình hàng năm, phụ thuộc vào quy mô và loại hình doanhnghiệp Tuy nhiên, đối với ngân hàng, sự khác biệt quy mô, số lượng lao động làkhông quan trọng, quan trọng là DN VVN thường không tạo ra thông tin quản lýhoặc dự án chất lượng tốt như doanh nghiệp lớn hơn

Trang 29

1.1.2 Đặc điểm của Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là bộ phận không thể thiếu trong cộng đồng cácdoanh nghiệp của một nền kinh tế, nhóm doanh nghiệp này có những đặc điểm cơbản như:

Thứ nhất, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số trong tổng số doanh

nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Theo số liệu được Ủy ban châu

Âu (EC) công bố 8/2014, hơn 20 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Âu chiếm99% tổng số doanh nghiệp Theo báo cáo mới nhất vào tháng 10/2014 của Tradeup

về tình hình tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Mỹ, nhóm doanh nghiệpnày chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp, sử dụng trên 50% tổng số lao động xãhội, tạo công ăn việc làm cho 65% lượng lao động ở khu vực tư nhân Tại ViệtNam, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2022), đến cuối năm 2020, Việt Nam có khoảng800.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 98% là DN VVN, thu hút hơn 5,6triệu lao động, đóng góp khoảng 45% tổng sản phẩm trong nước (GDP) và 31% vàotổng thu ngân sách hàng năm

Thứ hai, doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô vốn nhỏ, gặp khó khăn trong

việc tiếp cận với nguồn vốn chính thức, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Điềunày là một cản trở không nhỏ trong việc triển khai, áp dụng các tiến bộ khoa học,công nghệ mới vào hoạt động thương mại nói chung và xúc tiến thương mại trựctuyến nói riêng

Thứ ba, doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các công

ty, tập đoàn lớn và từ chính các doanh nghiệp với nhau Trong quá trình hội nhập,các tập đoàn lớn thường có xu hướng vươn mình ra thế giới, thành lập các chinhánh, công ty con ở các quốc gia có nhiều lợi thế, vì vậy, các doanh nghiệp vừa vànhỏ ở các quốc gia này phải tìm ra những phương thức, công cụ mới trong hoạtđộng kinh doanh

Thứ tư, với nguồn vốn nhỏ hẹp, các doanh nghiệp này thường tập trung vào

các ngành hàng gần gũi với người tiêu dùng hơn là đầu tư vào các ngành côngnghiệp nặng, sản xuất khai thác cần nhiều vốn Ở Việt Nam, theo Cục xúc tiến

Trang 30

thương mại (2012) trong cơ cấu ngành nghề, khoảng 43% doanh nghiệp vừa và nhỏhoạt động trong lĩnh vực sản xuất, 24% trong lĩnh vực thương mại và phân phối, sốcòn lại hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và liên quan đến nông nghiệp.

1.1.3 Vai trò doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế

Theo Nguyễn Văn Lê (2014), DN VVN có các vai trò sau:

Thứ nhất, DN VVN tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giảm thất nghiệp, tăng thu cho ngân sách Do DN VVN tham gia kinh doanh ở tất cả các

ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế với đa dạng các sản phẩm nên có thể đảm bảo

cơ hội việc làm cho nhiều đối tượng lao động ở nhiều cùng miền khác nhau Mặtkhác, do đặc điểm sản xuất kinh doanh không yêu cầu trình độ cao nên có thể sửdụng được cả lao động ở các vùng sâu, vùng xa, vùng chưa kinh tế chưa phát triển.Đặc biệt khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, trong khi các doanh nghiệp lớnthường phải sa thải nhân công để cắt giảm chi phí thì các DN VVN, với tính chấtlinh hoạt và năng động của mình, có thể thích ứng nhanh với sự biến động của thịtrường, có thể đứng vững mà không phải cắt giảm nhân công, có thể nhanh chóngthu hút lại lực lượng lao động khi nền kinh tế đi vào chu kỳ phục hồi

DN VVN là nơi tạo ra việc làm chủ yếu và tăng thu nhập cho người lao động,giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo…Hàng năm các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tạo ra trên một triệu lao động mới; sửdụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp khoảng 45% tổng sản phẩm trong nước(GDP) và 31% vào tổng thu ngân sách hàng năm Tính đến cuối năm 2013, số tiềnthuế và phí mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân đã nộp cho Nhà nước tăng18,4 lần sau 10 năm

Thứ hai, DN VVN đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Ở hầu hết các nền kinh tế, DN VVN là những nhà thầu phụ cho

các doanh nghiệp lớn Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phépnền kinh tế có được sự ổn định Vì vậy, DN VVN được xem như thanh giảm sốccho nền kinh tế trước những biến động lớn Với lợi thế về vốn đầu tư ít và nguồnlao động dồi dào, trong những năm qua, DN VVN phát triển ngày càng nhanh và

Trang 31

chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng số doanh nghiệp DN VVN cung cấp chothị trường nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh

tế, tạo ra nhiều sự lựa chọn, đáp ứng được mọi nhu cầu của người tiêu dùng, từ đóthúc đẩy sức tiêu thụ của nền kinh tế Vì thế mức độ đóng góp của các DN VVNvào tổng sản lượng của nền kinh tế là rất lớn

Thứ ba, DN VVN khai thác và phát huy các nguồn lực địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nền kinh tế thường có những vùng kém phát triển,

có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc cơ sở hạ tầng chưa phát triển Nếu nềnkinh tế chỉ tồn tại các doanh nghiệp lớn có xu hướng tập trung ở các thành phố, thị

xã, khu công nghiệp mà thiếu đi DN VVN thì sẽ xảy ra tình trạng phát triển mấtcân đối giữa các vùng, không tận dụng hết nguồn tài nguyên quốc gia, làm giảmhiệu quả hoạt động của nền kinh tế Trong khi đó, với quy mô vốn đầu tư nhỏ, bộmáy tổ chức gọn nhẹ, dễ khởi sự, DN VVN có thể tham gia vào nhiều thị trườngnhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh về đất đai, tài nguyên và lao động của từngvùng, đặc biệt là các ngành nông – lâm – hải sản và ngành công nghiệp chế biến

DN VVN cũng chính là chủ thể tác động tích cực nhất vào việc duy trì và phát triểncác ngành nghề truyền thống như mây tre đan, gốm sứ, dệt Vì vậy, có thểnói DN VVN đóng vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc CNH-HĐH nôngthôn góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, đồngthời thúc đẩy các ngành thương mại dịch vụ, tiểu thương phát triển góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thứ tư, DN VVN đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế năng động.

Điều này là do DN VVN có quy mô nhỏ, dễ điều chỉnh hoạt động, nền kinh tế sẽ trởnên năng động, linh hoạt hơn, thích nghi được với những biến động thị trường, bắtkịp xu hướng của nền kinh tế thế giới Ngược lại, một nền kinh tế đặt tỉ lệ quá lớnnguồn lực tài nguyên và lao động vào các doanh nghiệp lớn thì nền kinh tế sẽ chậmchạp do quy mô lớn dẫn tới bộ máy quản lý cồng kềnh với các quyết định kinhdoanh chậm chạp

Trang 32

1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI

DN VVN

1.2.1 Khái niệm cho vay đối với Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ

Cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của ngân hàng, để tài trợ cho chi tiêucủa các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan chính phủ Đối với hầu hết kháchhàng, cả doanh nghiệp lẫn cá nhân, ngân hàng là một trong những nguồn vốn sẵn có

rẻ nhất và linh hoạt nhất Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngânhàng thường là nguồn duy nhất cung cấp dịch vụ tư vấn và nguồn vốn bổ sung.Hoạt động cho vay của các ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình pháttriển kinh tế bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo rasức sống cho nền kinh tế Cho vay là chức năng kinh tế lâu đời nhất của ngân hàng,

là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng song cũng mang lại nhiều rủi

ro nhất

Trong quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hànhkèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ/NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàngNhà nước Việt Nam, cho vay được định nghĩa như sau: “Cho vay là một hình thứccấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng mộtkhoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong thời gian nhất định theo sự thoảthuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”

1.2.2 Các sản phẩm cho vay của ngân hàng đối với DN VVN

* Căn cứ vào thời hạn cho vay

Tín dụng ngắn hạn: là khoản cho vay có thời hạn không quá 12 tháng nhằm

đáp ứng các nhu cầu về vốn như bổ sung ngân quỹ, đảm bảo yêu cầu thanh toán đếnhạn, bổ sung nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất, kinh doanh hoặc đáp ứng nhu cầutiêu dùng cá nhân Căn cứ vào tính chất của việc cấp vốn và phương pháp cho vaycủa ngân hàng, các hình thức cụ thể của cho vay gồm: chiết khấu chứng từ có giá,cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, thấu chi, bao thanh toán

Tín dụng trung và dài hạn: là khoản cho vay có thời hạn cho trên 12 tháng,

tín dụng trung hạn có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng, tín dụng dài hạn có

Trang 33

thời hạn trên 60 tháng Tín dụng trung dài hạn cho doanh nghiệp chủ yếu phục vụcho việc thực hiện các dự án đổi mới, mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư xâydựng cơ bản mới Do thời hạn dài, loại tín dụng này chứa đựng mức rủi ro cao, kể

cả rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống Hình thức cho vay trung dài hạn gồm: cho vaytheo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, chothuê tài chính

* Căn cứ vào hình thức đảm bảo

Cho vay có đảm bảo: là việc khách hàng dùng tài sản bảo đảm của mìnhhoặc bên thứ ba làm bảo đảm cho nghĩa vụ vay vốn ở ngân hàng, bao gồm các hìnhthức cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của người thứ ba hoặc bảo đảm bằngtài sản hình thành trong tương lai Đối với các DN VVN, cầm cố, thế chấp là cáchình thức tương đối dễ áp dụng trên thực tế và được DN VVN sử dụng thườngxuyên Đây cũng là giải pháp đầu tiên của DN VVN đề cập tới khi nhu cầu về vốnnảy sinh

Cho vay không có bảo đảm: ngân hàng có thể chuyển một vài khâu của hoạtđộng cho vay sang các tổ chức trung gian như thu nợ, phát tiền vay… Tổ chức trunggian cũng có thể đứng ra tín chấp cho các thành viên vay, hoặc các thành viên trongnhóm bảo lãnh cho thành viên vay, nhất là trong trường hợp không có hoặc không

đủ tài sản thế chấp

* Căn cứ vào phương thức cấp tín dụng: bao gồm cho vay từng lần, cho vay

theo hạn mức tín dụng, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay thấu chi,cho vay gián tiếp, chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng, bao thanh toán, cho thuê tàichính

1.2.3 Sự cần thiết của hoạt động cho vay đối với DN VVN

DN VVN ngày càng phát triển mạnh khi mà phạm vi hoạt động ngày càng mởrộng thể hiện thông qua số lượng DN, hoạt động trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực

từ sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, là một phận không thểthiếu của nền kinh tế Vì thế, hệ thống NH cần quan tâm nhiều tới cho vay đối với

Trang 34

DN VVN và xem đây là phân khúc khách hàng đầy tiềm năng và tăng cường mởrộng hoạt động tín dụng, thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, DN VVN chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp, đóng vai tròquan trọng trong nền kinh tế Tại Việt Nam, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2022),đến cuối năm 2020, Việt Nam có khoảng 800.000 doanh nghiệp đang hoạt động,trong đó 98% là DN VVN, thu hút hơn 5,6 triệu lao động, đóng góp khoảng 45%tổng sản phẩm trong nước (GDP) và 31% vào tổng thu ngân sách hàng năm

Thứ hai, DN VVN có quy mô vốn nhỏ, gặp khó khăn trong việc tiếp cận vớinguồn vốn chính thức, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Điều này là một cảntrở không nhỏ trong việc triển khai, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mớivào hoạt động thương mại nói chung và xúc tiến thương mại trực tuyến nói riêng

Thứ ba, DN VVN chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty, tập đoàn lớn

và từ chính các doanh nghiệp với nhau Trong quá trình hội nhập, các tập đoàn lớnthường có xu hướng vươn mình ra thế giới, thành lập các chi nhánh, công ty con ởcác quốc gia có nhiều lợi thế, vì vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các quốc gianày phải tìm ra những phương thức, công cụ mới trong hoạt động kinh doanh

Thứ tư, với nguồn vốn nhỏ hẹp, các doanh nghiệp này thường tập trung vàocác ngành hàng gần gũi với người tiêu dùng hơn là đầu tư vào các ngành côngnghiệp nặng, sản xuất khai thác cần nhiều vốn Ở Việt Nam, theo Cục xúc tiếnthương mại (2012) trong cơ cấu ngành nghề, khoảng 43% doanh nghiệp vừa và nhỏhoạt động trong lĩnh vực sản xuất, 24% trong lĩnh vực thương mại và phân phối, sốcòn lại hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và liên quan đến nông nghiệp

1.3 KHÁI NIỆM VÀ CÁC TIÊU CHÍ PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1.3.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động cho vay

Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, hiệu quả hoạt động được định nghĩatheo nhiều quan điểm khác nhau Theo Antonio, Ludger và Vito (2006) thì “Hiệuquả là phép so sánh giữa đầu vào và đầu ra hay giữa lợi nhuận và chi phí Với cùngđầu vào cho trước, hoạt động nào tạo ra đầu ra lớn hơn sẽ là hoạt động hiệu quả

Trang 35

hơn” Trong khi đó, theo Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, kinh tế lượng Anh – Việt(PGS.TS Nguyễn Khắc Minh, 2004), hiệu quả là “mức độ thành công mà các doanhnghiệp hoặc các ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng

và các đầu ra mà họ sản xuất, đáp ứng mục tiêu đã định trước”

Theo Đặng Thị Thanh Mai (2015), Hiệu quả cho vay có thể xem là hiệu quảcủa các khoản vay mà NH cung cấp cho KH của mình Những khoản vay của NHđược coi là có hiệu quả phải đáp ứng được rất nhiều tiêu chí của các chủ thể thamgia hoạt động này, bao gồm: NHTM, các DN và nền kinh tế

Xét trên góc độ của DN VVN, hiệu quả cho vay thể hiện ở việc thỏa mãn cácnhu cầu về quy mô vốn vay, lãi suất và kì hạn vay hợp lí, thủ tục và điều kiện vayđơn giản Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn cần được thỏa mãn về vay vốn mộtcách kịp thời và nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình tiếp cậnvốn, giải ngân và thu nợ

Xét trên góc độ của NHTM, một khoản vay có chất lượng tốt thì trước tiênphải có phạm vi, giới hạn và mức độ cho vay phù hợp với điều kiện tài chính củangân hàng, thêm nữa là phải đảm bảo nguyên tắc cho vay cũng như một số quy địnhcủa pháp luật nói chung và của ngân hàng nói riêng Bên cạnh đó, hiệu quả cho vayđối với NHTM là đáp ứng đúng, đủ và kịp thời nhu cầu vay, đem đến sự hài lòngcho khách hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng, đảm bảo khả năng thu hồi được nợ

và khả năng sinh lời của các khoản vay

Đối với toàn bộ nền kinh tế: hoạt động cho vay có hiệu quả khi nó góp phầnthúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, tạo ra sự ổn định, lưu thông tiền tệ Khoảnvay hiệu quả còn phải được xem xét ở những yếu tố như công ăn việc làm, lợi ích

xã hội,… của chính khoản vay đó đem lại hoặc thực hiện các chính sách của Nhànước như thay đổi cơ cấu ngành, vùng

1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ

Hoạt động cho vay đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ đối với NHTM màđối với cả nền kinh tế và đặc biệt là với DN VVN Chính vì thế, việc nâng cao hiệuquả hoạt động cho vay là hết sức cần thiết, đây là mục tiêu quan trọng hàng đầu của

Trang 36

hệ thống NHTM nhằm khai thác, huy động vốn, sử dụng vốn có hiệu quả theo yêucầu phát triển của nền kinh tế Khi hiệu quả hoạt động cho vay tăng cao sẽ tránhđược những rủi ro có thể xảy ra đối với khách hàng doanh nghiệp, đối với chínhNHTM và toàn bộ nền kinh tế

+ Đối với nền kinh tế: Trước tiên phải khẳng định tầm quan trọng của hệ

thống ngân hàng Nó là hệ thống trung tâm đầu não của nền kinh tế quốc gia Bất kìmột sự biến động nào của hệ thống ngân hàng, với tư cách là một định chế tài chínhtrung gian đều tác động lan tỏa đến mọi ngành nghề, mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh trong nền kinh tế Ngược lại, những biến động của nền kinh tế đều có ảnhhưởng đến hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng Chính vì vậy đảm bảo an toàntrong kinh doanh, nâng cao hiệu quả cho vay là yêu cầu tất yếu đặt ra cho hệ thốngNHTM, là tiền đề quan trọng để các NHTM có thể phát huy đầy đủ vai trò tích cựccủa tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường Ngày nay, trước xu hướng hộinhập, hệ thống NHTM phát triển với nghiệp vụ kinh doanh ngày càng đa dạng, tốc

độ hội nhập khá nhanh trong xu hướng tự do hóa tài chính, phát triển với quy môngày càng lớn, trở thành tập đoàn đa năng có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn chonền kinh tế thị trường Nhưng nếu mở rộng tín dụng quá mức sẽ gây ảnh hưởng đếnhiệu quả cho vay khi các khoản nợ khó đòi có chiều hướng gia tăng, nguy cơ dẫnđến khủng hoảng tài chính rất cao

+ Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường,

hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh khốc liệt Để có thể đáp ứng tốtnhất các yêu cầu của thị trường, các doanh nghiệp không những cần nâng cao chấtlượng lao động, củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý, chế độ hạch toán kế toán, màcòn phải không ngừng cải tiến máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, tìm tòi và

sử dụng vật liệu mới, mở rộng quy mô sản xuất một cách thích hợp Những hoạtđộng này đòi hỏi một khối lượng lớn vốn đầu tư, nhiều khi vượt quá khả năng vốn

tự có của doanh nghiệp Để giải quyết khó khăn này, doanh nghiệp có thể tìm đếnngân hàng xin vay vốn Thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng là cầu nối giữadoanh nghiệp với thị trường Hoạt động cho vay đóng vai trò quan trọng đối với DN

Trang 37

VVN, chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay là vô cùng cần thiếtđối với các DN VVN, cũng như các chủ thể kinh tế khác

+ Đối với các ngân hàng thương mại: Phát triển hoạt động cho vay là điều

kiện để ngân hàng bảo toàn vốn của mình Với tư cách là trung gian tín dụng vàtrung gian thanh toán trong nền kinh tế, ngân hàng đi vay để cho vay Đặc biệt trongtình hình hiện nay, tín dụng đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản có củangân hàng, việc phát triển tốt hoạt động cho vay còn là điều kiện để ngân hàng tănglợi nhuận Đây là cơ hội để ngân hàng duy trì được khả năng thanh toán, ổn địnhtình hình tài chính và nâng cao uy tín của mình

Mặt khác, tăng cường hiệu quả của hoạt động cho vay là tiền đề để ngân hàngtăng khả năng trích lập dự phòng rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay.Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay được đặt ra như là một nhiệm vụquan trọng hàng đầu của hệ thống NHTM nhằm khai thác, huy động, sử dụng nguồnvốn có hiệu quả theo yêu cầu của nền kinh tế, kích thích và tạo động lực phát triểncho các DN VVN và các chủ thể kinh tế khác, góp phần phát triển kinh tế quốc gia,

Các chỉ tiêu định tính:

+ Quy mô của hoạt động cho vay: Một ngân hàng có hiệu quả cho vay cao là

phải có được một số lượng khách hàng đông đảo, đa dạng nhiều thành phần Ngânhàng cần mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay đối với các đối tượng DN VVN trongnhững lĩnh vực như sản xuất, chế biến, dịch vụ, xuất nhập khẩu,… Tuy nhiên, việc

mở rộng quy mô của hoạt động cho vay còn phải phù hợp với điều kiện và lợi thế

Trang 38

của từng ngân hàng Hơn nữa, ngân hàng cần phải duy trì tỷ lệ dư nợ của kháchhàng ở mức hợp lý, đảm bảo tốc độ quay vòng vốn tín dụng phù hợp, giảm thiểu rủi

ro và nâng cao chất lượng của khoản vay

+ Chấp hành nghiêm ngặt các bước cụ thể của quy trình cho vay: Một

khoản vay có hiệu quả phải được ngân hàng thực hiện đầy đủ và đúng với các bướctrong quy trình cho vay Đây là cơ sở pháp lý đảm bảo cho món vay và là cơ sở đểngân hàng giải quyết những vấn đề phát sinh khi khoản vay có nguy cơ rủi ro

+ Hoạt động kiểm soát nội bộ ngân hàng: Hoạt động cho vay của ngân hàng

phải đối mặt với rất nhiều rủi ro Chính vì vậy, công tác kiểm soát nội bộ ra đời vớicác cơ chế, chính sách, quy trình cụ thể giúp nhận dạng, đo lường, đánh giá thườngxuyên, liên tục để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay, qua

đó đề xuất những biện pháp quản lý rủi ro thích hợp, nâng cao chất lượng cho vaycủa ngân hàng

+ Chất lượng nhân sự của ngân hàng: Khi cho vay, nếu cán bộ tín dụng có

tinh thần, đạo đức nghề nghiệp tốt thì trong quá trình tiếp cận phục vụ khách hàng

sẽ tạo ra thiện cảm và một ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng Trong quá trìnhthẩm định cho vay, cán bộ có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm cao thì sẽ đưa

ra những kết quả đúng đắn, giảm thiểu rủi ro ngay từ khâu xét duyệt hồ sơ cho vayvốn

+ Uy tín của ngân hàng: Đó là hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách

hàng Uy tín của mỗi ngân hàng được xây dựng, hình thành trong cả một quá trìnhlâu dài Tâm lý của khách hàng khi thực hiện các giao dịch của mình thường lựachọn những ngân hàng lớn, lâu đời, có hiệu quả kinh doanh tốt Đối với bản thânNHTM, việc chiếm được lòng tin của khách hàng là một thành công lớn trong tiếntrình phát triển, là tiền đề cho việc huy động vốn, từ đó nâng cao chất lượng cho vaynói chung và cho vay đối với DN VVN nói riêng Có thể nói chỉ tiêu định tính làcăn cứ đánh giá hiệu quả cho vay DN VVN tại NHTM Qua đó, các nhà lãnh đạo cóthể có những nhận định sơ bộ về tình hình và hiệu quả hoạt động cho vay của DNVVN của ngân hàng Từ đó đề ra những giải pháp khắc phục kịp thời, phù hợp với

Trang 39

thực trạng phát triển của ngân hàng Tuy nhiên, để có được những kết luận chínhxác hơn thì phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu định lượng cụ thể, liên quan trựctiếp và phản ánh xác thực nhất về hoạt động cho vay DN VVN

Các chỉ tiêu định lượng:

Nhóm chỉ tiêu định lượng phản ánh mặt lượng của khoản vay, thông qua việcphân tích các chỉ tiêu, tính toán và so sánh DN VVN cũng là một trong các loạihình doanh nghiệp nên việc đánh giá hiệu quả cho vay DN VVN cũng sẽ căn cứ vàocác chỉ tiêu như khi đánh giá hiệu quả cho vay DN Có nhiều chỉ tiêu phản ánh hiệuquả, luận văn đưa ra các chỉ tiêu về hiệu quả cho vay gồm:

+ Tổng dư nợ và cơ cấu dư nợ cho vay

Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền NH cấp cho nền kinh tếtại thời điểm Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của NH yếu kém, không có khảnăng mở rộng, khả năng tiếp thị NH kém, trình độ cán bộ thấp Mặc dù vậy, không

có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả cho vay càng cao bởi vì đằng saunhững khoản tín dụng đó còn những rủi ro tín dụng mà NH phải gánh chịu

Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô cho vay của NH, uy tín của NH đối với

DN Tổng dư nợ cao và tăng trưởng qua từng thời kỳ cho thấy NH đã tạo được uytín đối với khách hàng, đã và đang mở rộng thị phần và có khả năng tiếp thị kháchhàng tốt Đồng thời, tổng dư nợ của NH tăng đồng nghĩa với việc mang lại nhiềuthu nhập cho NH

Cơ cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ NHthường đánh giá cơ cấu dư nợ theo thời hạn (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn), cơ cấu

dư nợ theo ngành nghề, cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế (DNNN, DN tư nhân,

cá nhân ) Phân tích cơ cấu dư nợ sẽ giúp NH biết được NH cần đẩy mạnh cho vaytheo loại hình nào để cân đối với thực lực của NH Cơ cấu dư nợ khi so sánh với cơcấu nguồn huy động sẽ cho biết rủi ro của loại hình cho vay nào là nhiều nhất Cơcấu dư nợ của mỗi NH phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt phụ thuộc vào cơ cấunguồn vốn huy động, định hướng hoạt động kinh doanh của NH

Khi đánh giá chỉ tiêu dư nợ cho vay DN VVN, luận văn phân tích dư nợ chovay DN VVN trong tổng dư nợ, đánh giá cơ cấu dư nợ cho vay DN VVN theo thời

Trang 40

hạn, so sánh với các loại hình DN khác để cho thấy quy mô NH đầu tư cho vay loạihình DN VVN là cao hay thấp, NH đang tập trung cho vay theo thời hạn nào.

+ Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn

NH đã sử dụng hết khả năng của mình hay chưa Trên cơ sở đó NH có thể quyếtđịnh quy mô, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa đảm bảo antoàn vốn cho vay, vừa có thể mở rộng cho vay thu lại lợi nhuận cao nhất có thể.Cho vay DN VVN có hiệu quả hay không cần xem xét tỷ trọng dư nợ cho vay

DN VVN trong tổng nguồn vốn NH và tỷ trọng dư nợ cho vay trong nguồn vốn huyđộng từ DN VVN

+ Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động cho vay DN VVN:

Mức độ sinh lời từ hoạt động cho vay và tỷ lệ lợi nhuận thu được từ hoạt độngnày trong tổng lợi nhuận của NH là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánhhiệu quả cho vay đối với DN Khi xem xét hoạt động cho vay của một NH có hiệuquả hay không người ta thường xem xét trước tiên đến các chỉ tiêu này Chỉ tiêumức sinh lời và tỷ lệ lợi nhuận được tính như sau:

Tỷ lệ sinh lời (%) = Lợi nhuận cho vay DN VVN x 100%

Tổng dư nợ cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh cứ mỗi đồng vốn dư nợ cho vay thì sinh ra được baonhiêu đồng lợi nhuận cho NH Chỉ tiêu này càng cao có nghĩa là lợi nhuận thu về từhoạt động cho vay của NH là cao, hiệu quả cho vay là tốt

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w