1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại

93 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại
Tác giả Nguyễn Quang Khánh
Người hướng dẫn Ths. Hoàng Lê Na
Trường học Trường Đại Học Đông Á
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,71 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ (10)
    • 1. Tính cấp thiết của đề tài (10)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (10)
    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (11)
    • 5. Tóm tắt nghiên cứu (11)
  • PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (13)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ. KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP (13)
    • 1.1. Khái quát về hiệu quả kinh doanh (13)
      • 1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh (13)
      • 1.1.2. Bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh (14)
      • 1.1.3. Phân biệt giữa hiệu quả và kết quả kinh doanh (14)
      • 1.1.4. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh (17)
      • 1.1.5. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh (17)
    • 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh (18)
      • 1.2.1. Các yếu tố chủ quan (18)
      • 1.2.2. Các yếu tố khách quan (19)
    • 1.3. Khái quát về công ty trách nhiệm hữu hạn (22)
      • 1.3.1. Khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn (22)
      • 1.3.2. Đặc điểm công ty trách nhiệm hữu hạn (22)
    • 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh (26)
      • 1.4.1. Nguồn thông tin để phân tích hoạt động kinh doanh (26)
      • 1.4.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh (29)
    • 1.5. Cơ sở thực tiễn (38)
      • 1.5.1. Thực trạng ngành phân phối hàng tiêu dùng ở Việt Nam (38)
      • 1.5.2. Thực trạng ngành phân phối hàng tiêu dùng ở tỉnh Quảng Bình (39)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TMTH TUẤN VIỆT – CN QUẢNG BÌNH (41)
    • 2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt – CN Quảng Bình (41)
      • 2.1.1. Khái quát về Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình. 32 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình (41)
    • 2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty (43)
      • 2.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức (43)
      • 2.2.2. Chức năng và trách nhiệm của các phòng ban trong công ty (43)
    • 2.3. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty (44)
      • 2.3.1. Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh (44)
      • 2.3.2. Phân tích lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình (45)
      • 2.3.3. Các sản phẩm kinh doanh (47)
    • 2.4. Tình hình nhân lực và cơ sở vật chất của công ty (48)
      • 2.4.1. Tình hình nguồn nhân lực (48)
      • 2.4.2. Tình hình cơ sở vật chất (50)
    • 2.5. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - (52)
    • 2.6. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình năm 2020 - 2022 (57)
      • 2.6.1. Phân tích tình hình doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty (57)
      • 2.6.2. Tình hình chi phí hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình (59)
      • 2.6.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2019 -2022 (62)
    • 2.7. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022 (64)
      • 2.7.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022 (64)
      • 2.7.2. Hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022 (68)
      • 2.7.4. Phân tích chỉ tiêu về khả năng thanh toán nợ dài hạn của công ty (74)
      • 2.7.5. Phân tích khả năng sinh lời của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - (77)
      • 2.7.6. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022 (80)
    • 2.8. Phân tích ma trận SWOT cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty (82)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ (85)
    • 3.1. Định hướng của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt – CN Quảng Bình (85)
    • 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt – CN Quảng Bình (86)
      • 3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty (86)
      • 3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty (88)
      • 3.2.3. Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực của công ty (89)
      • 3.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh (89)
  • PHẦN 3..............................................................................................................79 (91)
  • KẾT LUẬN........................................................................................................79 (70)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................vi (93)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Khái quát về hiệu quả kinh doanh

1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi [1].

Hoạt động kinh doanh là hoạt động kinh tế, khi việc tổ chức thực hiện hoạt động đó nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận [3].

Trong hoạt động kinh doanh, con người luôn hướng đến mục tiêu đạt được kết quả và hiệu quả cao nhất Muốn vậy, phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ và toàn diện các hiện tượng, các quá trình và yếu tố xảy ra trong hoạt động Để làm được những vấn đề đó không thể không sử dụng công cụ phân tích.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một khái niệm kinh tế quan trọng, thể hiện mức độ sử dụng hiệu quả các nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp như lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn để đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra Để đạt được hiệu quả kinh doanh tối đa, phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu chi tiết tất cả các yếu tố có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Quá trình phân tích hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, bắt đầu từ bước khảo sát thực tế để thu thập thông tin, số liệu và các dữ liệu liên quan Tiếp theo là giai đoạn xử lí phân tích các số liệu, tìm kiếm nguyên nhân và định hướng hoạt động để đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra Trong quá trình này, tư duy trừu tượng là một yếu tố quan trọng, giúp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và hiệu quả.

Vì vậy, phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ là việc nghiên cứu các số liệu và dữ liệu, mà còn là một quá trình tư duy sáng tạo để đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp đang theo đuổi Tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh có tính chất khác nhau ở từng giai đoạn khác nhau của doanh nghiệp Khi xét đến tính lâu dài, các chỉ tiêu về lợi nhuận và doanh lợi phản ánh hiệu quả toàn bộ hoạt động kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, hiệu quả trước mắt và hiện tại thì phụ thuộc vào các mục tiêu ngắn hạn mà doanh nghiệp đang theo đuổi.

Trên thực tế, tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu lâu dài của hầu hết các doanh nghiệp Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, nhiều doanh nghiệp phải đầu tư vào các mục tiêu khác như nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu và mở rộng thị trường Những mục tiêu này có thể không đem lại lợi nhuận ngay lập tức, nhưng chúng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp và đem lại lợi ích lớn hơn trong tương lai Do đó, để đạt được mục tiêu lợi nhuận lâu dài, các doanh nghiệp cần cân nhắc các mục tiêu khác và tìm cách tối ưu hóa hoạt động kinh doanh để đạt được mục tiêu tổng thể của mình.

1.1.2 Bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh

Bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Hiệu quả hoạt động kinh doanh thực chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào và có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp [11].

Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào các mục tiêu của doanh nghiệp do đó mà tính chất hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau Xét về tính lâu dài thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận và các chỉ tiêu về doanh lợi Xét về hiệu quả trước mắt và hiện tại thì nó phụ thuộc vào các mục tiêu hiện tại mà doanh nghiệp đang theo đuổi Trên thực tế để thực hiện mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, có rất nhiều doanh nghiệp hiện tại không đạt được mục tiêu lợi nhuận mà lại thực hiện các mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín của doanh nghiệp, mở rộng thị trường cả về chiều sâu lẫn chiều rộng v.v.

1.1.3 Phân biệt giữa hiệu quả và kết quả kinh doanh a) Kết quả

Kết quả hoạt động kinh doanh là biểu hiện cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định, được tính bằng cách trừ tổng số chi phí từ tổng doanh thu Kết quả này có thể là lãi nếu tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí, hoặc là lỗ nếu tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí.

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ bao gồm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mà còn bao gồm kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được tính bằng số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán, bao gồm sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ Chỉ phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư cũng được tính vào đó, chẳng hạn như chỉ phí khẩu hao, chỉ phí sửa chữa,nâng cấp, chỉ phí cho thuê, chỉ phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư.

Ngoài ra, chỉ phí bán hàng và chỉ phí quản lý doanh nghiệp cũng được tính vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Kết quả hoạt động tài chính được tính bằng số chênh lệch giữa thu nhập và chi phí từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Kết quả hoạt động khác bao gồm số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác cùng với chỉ phí thuế thu nhập doanh nghiệp. b) Hiệu quả

Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm hiệu quả kinh doanh Có quan điểm cho rằng: "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng của một lượng hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hoá khác Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trong giới hạn khả năng sản xuất của nó". Thực chất quan điểm này đã đề cập tới khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội Trên góc độ này rõ ràng phân bổ các nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất làm cho nền kinh tế có hiệu quả và rõ ràng xét trên phương diện lý thuyết thì đây là mức hiệu quả cao nhất mà mỗi nền kinh tế có thể đạt được trên giới hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

Một số nhà quản trị học lại quan niệm hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó Manfred Kuhn cho rằng: Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh.

Quan điểm khác lại cho rằng: Hiệu quả là một phạm trù kinh tế, nó xuất hiện và tồn tại từ xã hội chiếm hữu nô lệ đến xã hội xã hội chủ nghĩa Hiệu quả kinh doanh thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục đích nhất định.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp được phân loại thành hai loại: yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan Yếu tố chủ quan là các yếu tố nằm trong tầm kiểm soát và điều khiển của doanh nghiệp, trong khi các yếu tố khách quan là các yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát hoặc điều khiển được.

1.2.1 Các yếu tố chủ quan

Các yếu tố chủ quan là những yếu tố có thể được doanh nghiệp kiểm soát và sử dụng để tận dụng cơ hội kinh doanh Tiềm năng của doanh nghiệp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp trên thị trường, đánh giá đúng tiềm năng cho phép doanh nghiệp xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn để tận dụng các cơ hội kinh doanh một cách hiệu quả Các yếu tố thuộc tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau như: sức mạnh về tài chính, tiềm năng về con người, tài sản vô hình, trình độ tổ chức quản lí, trình độ trang thiết bị công nghệ, cơ sở hạ tầng, sự đúng đắn của các mục tiêu kinh doanh và khả năng kiểm soát trong quá trình thực hiện mục tiêu.

- Sức mạnh về tài chính:

Sức mạnh về tài chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển kinh doanh Nó được thể hiện thông qua tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động để đầu tư vào các hoạt động kinh doanh,cũng như khả năng quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn này Ngoài ra, sức mạnh tài chính còn được đánh giá dựa trên khả năng của doanh nghiệp để trả nợ trong cả ngắn hạn và dài hạn, cũng như các tỉ lệ về khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu.

- Tiềm năng về con người:

Tiềm năng về con người là một trong những yếu tố chủ quan quan trọng của doanh nghiệp, thể hiện ở sự sẵn sàng và khả năng của nhân viên trong đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được giao Đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp cần có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cao để đáp ứng yêu cầu kinh doanh và thị trường ngày càng cạnh tranh Bên cạnh đó, sự trung thành và cam kết của cán bộ nhân viên cũng là một yếu tố quan trọng trong thành công của doanh nghiệp.

Các yếu tố tiềm lực vô hình tạo ra sức ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường Những yếu tố này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công tác mua hàng, tạo nguồn và khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng, cũng như mở rộng thị trường kinh doanh Tiềm lực vô hình có thể được đánh giá thông qua các yếu tố như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu, khả năng giao tiếp và uy tín của người lãnh đạo trong các mối quan hệ xã hội. Ngoài ra, tiềm lực vô hình còn có thể phản ánh ở khả năng tạo ra tâm lý đồng thuận với khách hàng và cộng đồng Sự đồng cảm này được tạo ra thông qua việc xây dựng một hình ảnh đáng tin cậy của doanh nghiệp trên thị trường, gắn kết với cộng đồng và đáp ứng các yêu cầu xã hội Khả năng này giúp tạo ra lòng tin và sự ủng hộ của khách hàng, đồng thời cũng tạo ra sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

- Vị trí địa lý, cơ sở vật chất:

Từ vị trí địa lý đến cơ sở vật chất, đây là những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút sự quan tâm của khách hàng và thuận lợi cho việc cung cấp, mua bán hay thực hiện các hoạt động dự trữ.

Vị trí địa lý có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng, đặc biệt là khi doanh nghiệp có vị trí thuận lợi giữa các trung tâm kinh tế hoặc gần các địa điểm du lịch, giải trí Ngoài ra, vị trí địa lý cũng ảnh hưởng đến khả năng cung cấp và vận chuyển hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, bao gồm nhà xưởng, thiết bị chuyên dùng và các tài sản cố định khác, là một phần quan trọng trong thế mạnh của doanh nghiệp Điều này không chỉ thể hiện quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn cho thấy khả năng của doanh nghiệp trong việc huy động và quản lý tài sản cố định hiệu quả, từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

1.2.2 Các yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan ảnh hưởng liên tục đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo những xu hướng khác nhau Chúng tạo ra cơ hội và đồng thời hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp Doanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt được các xu hướng và tác động của các yếu tố này lên hoạt động kinh doanh của mình.

Các yếu tố khách quan bao gồm các yếu tố chính trị, luật pháp, văn hoá, xã hội, công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và quan hệ kinh tế Những yếu tố này không thể được doanh nghiệp kiểm soát và đồng thời tác động chung đến tất cả các doanh nghiệp trên thị trường Nghiên cứu các yếu tố khách quan giúp doanh nghiệp tạo ra khả năng thích ứng tốt nhất với xu hướng vận động của thị trường.

- Yếu tố chính trị và luật pháp :

Các yếu tố liên quan đến chính trị và luật pháp đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp Sự ổn định chính trị được coi là một điều kiện tiên quyết quan trọng cho hoạt động kinh doanh bền vững Những thay đổi về chính trị có thể mang lại lợi ích cho một nhóm doanh nghiệp cụ thể, nhưng đồng thời cũng có thể làm giảm khả năng phát triển của các doanh nghiệp khác.

Hệ thống pháp luật được hoàn thiện và thực thi nghiêm minh đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp Nếu các luật pháp không được thực thi đúng mức và hiệu quả, các doanh nghiệp có thể gặp phải tình trạng gian lận, buôn lậu và các hoạt động phi pháp khác, gây thiệt hại không chỉ cho các doanh nghiệp mà còn cho nền kinh tế và xã hội nói chung.

Mức độ ổn định chính trị và luật pháp của một quốc gia có thể giúp đánh giá được mức độ rủi ro của môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của nó đến doanh nghiệp Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và đánh giá những yếu tố này trước khi quyết định tham gia vào thị trường Nếu môi trường kinh doanh không ổn định về mặt chính trị hoặc luật pháp, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro và khó khăn trong quá trình hoạt động, đồng thời cũng có thể bị ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh và mục tiêu phát triển.

Yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội hay hạn chế cho việc mở rộng thị trường và phát triển các ngành hàng Những yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến sức mua, thay đổi nhu cầu tiêu dùng, và xu hướng phát triển của các ngành hàng Các yếu tố kinh tế bao gồm:

 Hoạt động ngoại thương: Xu hướng đóng/mở cửa kinh tế của quốc gia sẽ ảnh hưởng đến cơ hội phát triển của doanh nghiệp, điều kiện cạnh tranh và khả năng sử dụng ưu thế quốc gia về công nghệ và nguồn vốn.

 Lạm phát và khả năng kiểm soát lạm phát: Ảnh hưởng đến thu nhập, tích lũy, tiêu dùng và đầu tư của doanh nghiệp.

Khái quát về công ty trách nhiệm hữu hạn

1.3.1 Khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn Điều 46 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

1 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều

2 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

4 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều

1.3.2 Đặc điểm công ty trách nhiệm hữu hạn. a Tư cách pháp lý

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo trình tự thủ tục về đăng ký kinh doanh.

Công ty TNHH là một pháp nhân Một tổ chức được công nhận là pháp nhân cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về thành lập, cơ cấu tổ chức, sự độc lập về tài sản, trách nhiệm và tham gia các quan hệ pháp luật độc lập với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn Pháp nhân chủ yếu gồm: pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại (Xem thêm Điều 75, 76 Bộ luật Dân sự năm 2015) Công ty TNHH hai thành viên là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh Công ty TNHH hai thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Tài sản của công ty được tách bạch với tài sản của các thành viên công ty Đây cũng chính là đặc điểm cơ bản của loại hình công ty đối vốn trên thế giới. b Đặc điểm của thành viên

Thành viên công ty là cá nhân, tổ chức sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty Thành viên của công ty bao gồm/và là nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài, số lượng thành viên của công ty tối thiểu là 02 và không vượt quá năm mươi thành viên Đây là một loại hình công ty mang tính chất “gia đình”, giữa các thành viên công ty thường có quan hệ gần gũi với nhau Và vì vậy có thể đặc điểm này của công ty TNHH gần với bản chất của loại hình công ty đối nhân. c Đặc điểm về trách nhiệm tài sản

Công ty chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ tài chính và các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty (TNHH) Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số von đã góp vào công ty trừ trường hợp thành viên chưa góp vốn hoặc góp không đủ so vốn đã cam kết Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên Điều này cho thấy trong công ty TNHH có sự tách bạch tài sản giữa tài sản công ty và tài sản của các thành viên công ty. Nguyên tắc phân tách tài sản được áp dụng trong mọi quan hệ tài sản, nợ nần và trách nhiệm pháp lý của công ty trong quá trình hoạt động (vốn cam kết hoặc số vốn đã góp vào công ty) Theo Luật Công ty của Hoa Kỳ thì công ty TNHH (Limited Liability Company) là loại hình công ty mà chủ sở hữu chỉ có TNHH với nghĩa vụ tài sản của công ty Các công ty TNHH một thành viên sẽ đóng thuế như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH hai thành viên trở lên sẽ đóng thuế như công ty hợp danh. d Đặc điểm góp vốn, huy động vốn, chuyển nhượng vốn

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty Như vậy số vốn để ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là số vốn mà các thành viên cam kết góp, tức số vốn không nhất thiết phải có thực tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp, mà số vốn cam kết góp đó sẽ được các thành viên góp trong thời hạn theo quy định pháp luật.

Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp Theo đó những loại tài sản mà các thành viên được phép góp vốn vào công ty là những tài sản theo quy định của pháp luật, cụ thể tài sản có thể là: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản Các thành viên có thể góp vốn cho công ty bằng tài sản khác với tài sản đã cam kết góp trước đó nếu được sự tán thành của đa số thành viên Ví dụ: khi cam kết góp vốn, thành viên cam kết góp bằng tiền mặt nhưng sau đó có nguyện vọng được thay thế bằng việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất có giá trị tương đương thì các thành viên còn lại của công ty sẽ yêu cầu định giá đối với quyề sử dụng đất và quyết định có đồng ý cho thành viên đó góp vốn bằng quyền sử dụng đất đó không.

Xử lý đối với trường hợp thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết: Sau thời hạn 90 ngày theo quy định mà thành viên chưa góp vốn theo cam kết sẽ đương nhiên không còn là thành viên của công ty Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp Phần vốn chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên Trong trường hợp này, công ty phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên Như vậy, trong thời hạn 90 ngày để góp đủ số vốn cam kết góp thì các thành viên phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết góp về các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong khoảng thời gian đó mà không phải căn cứ vào phần vốn đã góp thực tế của thành viên.

Công ty TNHH không được phát hành cổ phần Việc phát hành cổ phần là một trong những hành vi nhằm tạo lập vốn ban đầu cũng như trong quá trình hoạt động của công ty Công ty TNHH không được phát hành cổ phần cho thấy sự gia nhập của người ngoài vào công ty bị hạn chế hơn so với công ty cổ phần Tuy nhiên, công ty TNHH được phát hành trái phiếu để huy động vốn khi đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật và theo điều lệ công ty.

Về chuyển nhượng vốn: Thành viên công ty được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác Việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên trong công ty phải tuân thủ theo các điều kiện nhất định.

Vì vậy, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên bị hạn chế hơn so với việc chuyển nhượng vốn của thành viên trong công ty cổ phần. e Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.

Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên công ty, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty Điều lệ công ty quy định định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.

Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

 Hạn chế quyền: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh

1.4.1 Nguồn thông tin để phân tích hoạt động kinh doanh [6] Để tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phải sử dụng rất nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là lấy thông tin từ các báo cáo tài chính Báo cáo tài chính rất hữu ích đối với việc quản trị doanh nghiệp và là nguồn thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh chủ yếu đối với những người ngoài doanh nghiệp Báo cáo tài chính còn cho thấy những kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt được.

Bảng cân đối kế toán: là một báo cáo kế toán, chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo hai cách phân loại cấu thành vốn và nguồn hình thành vốn hiện có của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định.

 Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị hiện có của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh Các chỉ tiêu trong quá trình tái sản xuất Xét về mặt kinh tế: số liệu các chỉ tiêu phản ánh bên tài sản thể hiện số vốn và kết cấu các loại vốn của đơn vị hiện có đến thời điểm lập báo cáo đang tồn tại dưới hình thái vật chất (tài sản cố định, vật liệu, hàng hóa, sản phẩm v.v.), tiền tệ (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng v.v.), các khoản đầu tư tài chính hoặc dưới hình thức nợ phải thu ở tất cả khâu, các giai đoạn trong quá trình sản xuất, kinh doanh (thu mua, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ v.v.).

 Phần nguồn vốn: Phản ánh các nguồn vốn hình thành các loại tài sản, các loại nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp phân chia theo từng nguồn hình thành và tài sản của đơn vị, tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước trong một kỳ kế toán.

1.4.2 Các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp thường sử dụng hệ thống chỉ tiêu để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của mình Tuy nhiên, việc phân tích kết quả này còn có tác dụng quan trọng hơn nữa Nó giúp doanh nghiệp thu thập được các thông tin cần thiết để đưa ra những quyết định điều chỉnh kịp thời và những hành động cần thiết để giải quyết những vấn đề bất hợp lý Điều này giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả trong quá trình kinh doanh của mình Vì vậy, việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là một bước quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản lý doanh nghiệp. a) Doanh thu.

Doanh thu: Là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã thu được trong một chu kì kinh doanh, phát sinh từ hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.

Tổng doanh thu = Doanh thu thuần + Doanh thu tài chính + Thu nhập khác

Doanh thu thuần: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và được khách hàng chấp nhận thanh toán.

Doanh thu thuần = Doanh thu cung cấp hàng hóa dịch vụ – các khoản giảm trừ doanh thu.

Trong đó các khoản giảm trừ bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu của số hàng hóa bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp về lượng hàng đã tiêu thụ, nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

Thu nhập khác: Là các khoản doanh thu ngoài hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thu nhập khác bao gồm:

 Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;

 Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa;

 Thu nhập từ việc đi thuê hoặc bán tài sản;

 Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng. b) Chi phí.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải tiêu hao các vật tư, nguyên vật liệu, hao mòn máy móc thiết bị, trả tiền công cho người lao động v.v.

Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về vật chất và về lao động mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và một khoản tiền thuế gián thu mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh trong một thời kì nhất định [12].

Tổng Chi phí (bao gồm thuế) = Giá vốn hàng bán + Chi phí tài chính + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí khác + Chi phí thuế TNDN.

Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối hàng hóa bao gồm các chi phí để sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa, chi phí lưu trữ, chi phí vận chuyển và phân phối sản phẩm Các chi phí này thường được tính toán và quản lý một cách cẩn thận để đảm bảo giá vốn hàng bán hợp lý, đảm bảo lợi nhuận và cạnh tranh trên thị trường.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí thuê ngoài, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí khác v.v Chi phí tài chính: Là những khoản chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

 Chi phí lãi vay: Là khoản tiền lãi mà doanh nghiệp phải trả khi vay vốn từ ngân hàng.

 Chiết khấu thanh toán cho người mua; lãi thuê tài chính.

 Các chi phí của các hoạt động đầu tư tài chính khác.

Chi phí khác: Là những khoản chi phí do các sự kiện hay nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động kinh doanh thông thường của các doanh nghiệp Chi phí khác bao gồm:

 Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý;

 Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư dài hạn khác;

 Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; Bị phạt thuế và các khoản chi phí khác. c) Lợi nhuận:

Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả của mọi hoạt động kinh doanh trong một kỳ nhất định Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh chính là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của hoạt động kinh doanh trong kỳ.

Công thức: Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Cơ sở thực tiễn

1.5.1 Thực trạng ngành phân phối hàng tiêu dùng ở Việt Nam

Theo báo cáo của Euromonitor International, thị trường bán lẻ Việt Nam đạt tổng giá trị khoảng 179 tỷ USD vào năm 2020, tăng trưởng 11,9% so với năm trước đó Trong đó, các lĩnh vực bán lẻ được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng cao là thực phẩm và đồ uống, thiết bị điện tử, thời trang và mỹ phẩm.

Tuy nhiên, ngành phân phối hàng tiêu dùng ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức và hạn chế Một số vấn đề đáng chú ý bao gồm cạnh tranh gay gắt, điều kiện hạ tầng còn hạn chế, vấn đề về pháp lý và thói quen mua hàng truyền thống của người tiêu dùng.

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, số lượng cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam đã tăng từ 778.000 cửa hàng vào năm 2010 lên 1,8 triệu cửa hàng vào năm

2019, tăng trưởng hơn 130% Trong đó, các cửa hàng bán lẻ truyền thống chiếm tỷ lệ lớn hơn so với các cửa hàng bán lẻ hiện đại.

Năm 2020, doanh số bán hàng trực tuyến tại Việt Nam đạt khoảng 11,5 tỷ USD, tăng trưởng 18% so với năm trước đó (theo báo cáo của iPrice Group và Appota) Các sản phẩm bán chạy nhất trên các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam bao gồm thực phẩm, đồ dùng gia đình, điện tử và mỹ phẩm.

Theo báo cáo của Nielsen, các kênh bán lẻ hiện đại (như siêu thị và cửa hàng tiện lợi) tại Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong tổng doanh số bán lẻ Tuy nhiên, các cửa hàng truyền thống vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn.

Tóm lại, ngành phân phối hàng tiêu dùng ở Việt Nam đang có tiềm năng tăng trưởng rất lớn, nhất là khi nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh và thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, để phát triển bền vững, ngành cần đối mặt và giải quyết các thách thức và hạn chế như cạnh tranh gay gắt, điều kiện hạ tầng còn hạn chế, vấn đề về pháp lý và thói quen mua hàng truyền thống của người tiêu dùng Việc phát triển các kênh bán lẻ hiện đại và bán hàng trực tuyến là cơ hội để giải quyết một số thách thức này, tuy nhiên, các cửa hàng truyền thống vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh số bán lẻ, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn.

1.5.2 Thực trạng ngành phân phối hàng tiêu dùng ở tỉnh Quảng Bình

Hiện nay, ngành phân phối hàng tiêu dùng ở tỉnh Quảng Bình đang phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của nhiều hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các đại lý phân phối hàng tiêu dùng khác Tuy nhiên, còn nhiều thách thức cần được giải quyết để ngành này phát triển bền vững và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Trước đây, tình hình phân phối hàng tiêu dùng ở Quảng Bình khá mập mờ, với số lượng cửa hàng và hệ thống siêu thị còn hạn chế Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, ngành này đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ Hiện nay, các hệ thống siêu thị như Co.opmart, Lotte Mart, Big C và VinMart đã có mặt tại Quảng Bình, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng chất lượng cao và đa dạng cho người tiêu dùng.

Cửa hàng tiện lợi cũng đang dần trở thành một hình thức mua sắm phổ biến ở Quảng Bình, với các thương hiệu như VinMart+, Circle K, FamilyMart, MiniStop, Mô hình cửa hàng tiện lợi này phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng đang ngày càng bận rộn và có ít thời gian để đi chợ hoặc siêu thị lớn Các cửa hàng này có mặt khắp các con đường, khu phố ở Quảng Bình, dễ dàng tiếp cận và thuận tiện cho người tiêu dùng.

Ngành phân phối hàng tiêu dùng ở Quảng Bình còn có sự góp mặt của các đại lý phân phối hàng tiêu dùng, họ đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối các sản phẩm tiêu dùng tới các cửa hàng, đặc biệt là các khu vực khó tiếp cận. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng đại lý phân phối hàng tiêu dùng ở Quảng Bình vẫn còn hạn chế so với các tỉnh thành khác, đặc biệt là các khu vực nông thôn.

Ngoài những tiềm năng phát triển, ngành phân phối hàng tiêu dùng ở Quảng Bình cũng đang đối mặt với nhiều thách thức Một trong những thách thức chính là về cơ sở hạ tầng vận chuyển hàng hóa Với địa hình núi non, các con đường giao thông ở Quảng Bình còn hạn chế và chất lượng không đảm bảo, gây khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa đến các khu vực khó tiếp cận.

Ngoài ra, ngành phân phối hàng tiêu dùng ở Quảng Bình cũng đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi Để cạnh tranh, các cửa hàng nhỏ hơn phải tìm cách phát triển đặc thù của mình, tập trung vào sản phẩm địa phương hoặc những sản phẩm độc đáo để thu hút khách hàng.

Ngoài ra, ngành phân phối hàng tiêu dùng còn đối mặt với vấn đề về chất lượng sản phẩm, sản phẩm giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng khiến người tiêu dùng khó khăn trong việc lựa chọn và tìm kiếm sản phẩm chất lượng Do đó, cần có sự quản lý chặt chẽ và kiểm soát chất lượng sản phẩm từ cả người bán và người sản xuất để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.

Cuối cùng, một trong những vấn đề quan trọng đối với ngành phân phối hàng tiêu dùng ở Quảng Bình là sự đa dạng về sản phẩm Tuy nhiên, nhiều sản phẩm tiêu dùng vẫn chưa được phân phối đầy đủ và đa dạng tại Quảng Bình. Điều này khiến cho người tiêu dùng phải tìm kiếm sản phẩm ở các tỉnh thành khác, gây mất thời gian và tăng chi phí cho người tiêu dùng.

Tóm lại, ngành phân phối hàng tiêu dùng ở Quảng Bình đang phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của nhiều hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các đại lý phân phối hàng tiêu dùng khác Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết để ngành này phát triển bền vững và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Để giải quyết các thách thức này, cần có sự đồng hành và hỗ trợ từ các cơ quan chức năng và các đơn vị kinh doanh trong ngành

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TMTH TUẤN VIỆT – CN QUẢNG BÌNH

Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt – CN Quảng Bình

2.1.1 Khái quát về Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình

Hình 2.1 Logo công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình

Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã có những bước chuyển mình phát triển về mọi mặt kinh tế - chính trị - xã hội cũng như vị thế trên trường quốc tế Cùng với sự phát triển đó nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng được nâng cao Nắm bắt được tình hình phát triển chung, Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình ra đời.

Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình thành lập năm 2001 tại tiểu khu 8- Nam Lý – Đồng Hới – Quảng Bình Công ty là nhà phân phối chính thức cho các tập đoàn quốc tế trong lĩnh vực hàng tiêu dùng (FMCG) với các thương hiệu lớn như P&G, Dutch Lady, Vina Acecook, Calofic, Ajinomoto, CNS, Cà Phê Trung Nguyên, One One, Panasonic, nhựa Duy Tân, thuốc lá Chợ Lớn,

Hiện nay, Tuấn Việt là đối tác lớn của P&G – một công ty hàng đầu của

Mỹ và thế giới về hàng tiêu dùng, Tuấn Việt phân phối hàng của P&G từ Thanh Hóa vào đến Khánh Hòa Hội sở chính được đặt tại Thành phố Đà Nẵng.

Với quy mô hơn 1.000 nhân viên trên toàn công ty, 15 chi nhánh và Trụ sở chính đặt tại số 01 Mẹ Suốt – phường Đồng Hải – TP Đồng Hới – Quảng Bình.

Trải qua hơn 10 năm phát triển, công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CNQuảng Bình không ngừng nổ lực nghiên cứu xây dựng chiến lược, tổ chức phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả và kinh tế nhất với phương châm "Đưa đúng hàng, đúng người, đúng thời điểm" Công ty là nhà phân phối có tốc độ tăng trưởng vượt trội về doanh số và độ bao phủ thị trường.

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình

 Tiền thân là một đại lý bán buôn, cung cấp hàng cho một số cửa hàng trong thành phố Năm 1998 thành lập doanh nghiệp tư nhân Tuấn Việt

 Năm 2001: Thành lập công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình vào thời gian này chỉ có hai phòng ban là phòng kinh doanh và phòng kế toán và chỉ phân phối thuốc lá Chợ Lớn.

 Năm 2002: Với tiềm lực về vốn và năng lực kinh doanh hiệu quả, Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình vinh dự được công nhận là đối tác phân phối sản phẩm P&G, trở thành nhà phân phối phụ cho P&G Việt Nam. Phòng cung cấp và dịch vụ khách hàng, phòng nhân sự và phòng hệ thống công nghệ thông tin được hình thành cho tới hiện nay.

 Năm 2006: Công ty mở rộng thị trường phân phối vào tới Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

 Tháng 7 năm 2008: Chỉ trong vòng 2 năm (2006 -2008), công ty đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường phân phối cho 3 tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và trở thành nhà phân phối chính thức các sản phẩm của công ty P&G Việt Nam tại 6 tỉnh Miền Trung với các nhãn hàng như: Pantene, Rejoice, Head & Shoulder, Tide, Downy, Camay, Pampers.

 Năm 2011, Thành lập chi nhánh Bình Định, Phú Yên, Khách Hòa.

 Tháng 8 năm 2013, khai trương văn phòng mới chi nhánh Đà Nẵng.

 Tháng 10 năm 2013, thành lập trung tâm thương mại đầu tiên tại Quảng Bình.

 Năm 2018: Thành lập chi nhánh tại Thanh Hóa — Nghệ An - Hà Tĩnh

Qua hơn 20 năm hoạt động, Tuần Việt đã xây dựng được năng lực cạnh tranh của mình dựa trên các chương trình đào tạo bán hàng chuyên nghiệp; nâng cao trình độ nhân viên, đầu tư cơ sở vật chất, kho hàng văn phòng đẹp và hiện đại.Đặc biệt, Tuấn Việt đã mạnh dạn ứng dụng thành công công nghệ thông tin trong việc quản lý hệ thống phân phối, quản lý kinh doanh và quản lý nhân sự Những yếu tổ này đã giúp Tuần Việt trở thành thương hiệu kinh doanh có năng lực phân phối đa dạng sản phẩm với nhiều công ty lớn trong cùng một thời điểm, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và lấy được niềm tin của đối tác, khách hàng và người tiêu dùng.

Cơ cấu tổ chức của Công ty

2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 2.2 Mô hình tổ chức công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình

2.2.2 Chức năng và trách nhiệm của các phòng ban trong công ty

Trong mô hình tổ chức của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình, các bộ phận được tổ chức theo hệ thống phân cấp và có các mức độ quản lý khác nhau Các bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để đảm bảo sự liên kết và hiệu quả của hoạt động của công ty.

- Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc là người đứng đầu của toàn bộ công ty và có trách nhiệm quản lý các bộ phận và đưa ra các quyết định chiến lược cho công ty Các Phó Tổng Giám đốc là những người được ủy quyền bởi Tổng Giám đốc để quản lý các bộ phận cụ thể Họ phải liên tục báo cáo về tình hình hoạt động của bộ phận mình quản lý và đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề phát sinh.

- Trưởng phòng kinh doanh: Trưởng phòng kinh doanh là người đứng đầu bộ phận kinh doanh và có trách nhiệm quản lý các hoạt động kinh doanh của công ty Các quản lý bán hàng và nhân viên bán hàng và bày biện trực tiếp phụ trách các hoạt động bán hàng Trưởng phòng kinh doanh cần liên tục cập nhật với các Phó Tổng Giám đốc và Tổng Giám đốc về tình hình kinh doanh của công ty.

- Trưởng phòng hậu cần: Trưởng phòng hậu cần có trách nhiệm quản lý các hoạt động liên quan đến hậu cần của công ty Thủ kho và nhân viên lái xe giao hàng phụ trách các hoạt động liên quan đến quản lý kho và vận chuyển hàng hóa Trưởng phòng hậu cần cần phối hợp chặt chẽ với Trưởng phòng kinh doanh để đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa cho các hoạt động bán hàng.

- Trưởng phòng nhân sự: Trưởng phòng nhân sự có trách nhiệm quản lý các hoạt động liên quan đến nhân sự của công ty Nhân viên phòng nhân sự phụ trách các hoạt động liên quan đến tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân viên. Trưởng phòng nhân sự cần phối hợp chặt chẽ với các Trưởng phòng khác để đảm bảo đủ nguồn nhân lực cho toàn bộ hoạt động của công ty.

- Trưởng phòng IT: Trưởng phòng IT có trách nhiệm quản lý các hoạt động liên quan đến công nghệ thông tin của công ty Nhân viên phòng IT phụ trách các hoạt động liên quan đến cài đặt, bảo trì và nâng cấp các hệ thống thông tin trong công ty Trưởng phòng IT cần phối hợp với các Trưởng phòng khác để đảm bảo hệ thống thông tin luôn hoạt động ổn định và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các bộ phận.

- Trưởng phòng kế toán: Trưởng phòng kế toán có trách nhiệm quản lý các hoạt động liên quan đến tài chính và kế toán của công ty Nhân viên kế toán phụ trách các hoạt động liên quan đến nhập liệu, xử lý, kiểm tra và phân tích tài chính Trưởng phòng kế toán cần phối hợp chặt chẽ với các Trưởng phòng khác để đảm bảo đủ nguồn tài chính cho các hoạt động của công ty.

Từ mô hình tổ chức trên, có thể thấy các bộ phận trong công ty TNHHTMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tất cả đều đóng vai trò quan trọng và cần phối hợp chặt chẽ để đạt được mục tiêu chung của công ty Ngoài ra, mô hình tổ chức này cũng cho thấy sự phân chia rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận, giúp tăng cường tính hiệu quả và hiệu suất hoạt động của công ty.

Lĩnh vực kinh doanh của Công ty

2.3.1 Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh

Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng, một lĩnh vực rất quan trọng và có tính chiến lược cao trong nền kinh tế của một quốc gia Đặc điểm đáng chú ý của lĩnh vực này là sự đa dạng và phong phú của sản phẩm cần được phân phối từ các ngành hàng khác nhau, từ thực phẩm, đồ gia dụng, quần áo đến sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt, nhanh nhạy và sáng tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Một trong những đặc điểm quan trọng của lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng là đòi hỏi sự chuyên nghiệp và tâm huyết trong việc cung cấp dịch vụ. Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình đã xây dựng được một danh tiếng uy tín trong lĩnh vực này và có khả năng cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.

Bên cạnh đó, lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng còn đặc trưng bởi sự cạnh tranh khốc liệt Thị trường hàng tiêu dùng hiện nay có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh tốt để tồn tại và phát triển Để tăng cường độ cạnh tranh, công ty TNHH TMTH TuấnViệt - CN Quảng Bình đã liên tục đầu tư vào công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Hơn nữa, công ty cũng tập trung vào việc phân tích thị trường và nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để tạo ra các sản phẩm phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện tại.

Lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng còn đặc trưng bởi sự phụ thuộc vào thị trường và tình hình kinh tế Nhu cầu tiêu dùng và sức mua của người tiêu dùng sẽ tác động đến việc phân phối hàng hóa Các doanh nghiệp phải luôn sẵn sàng để thích nghi với thị trường và tình hình kinh tế để đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình đã có chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và khách hàng để giảm thiểu tác động của biến động thị trường Ngoài ra, công ty cũng luôn đề cao chất lượng dịch vụ và tạo sự tin tưởng cho khách hàng, từ đó duy trì và phát triển mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

2.3.2 Phân tích lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt -

Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường phân phối năng động và hấp dẫn trong khu vực Châu Á và trên thế giới Xu hướng mở cửa thị trường theo các cam kết hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương cùng với sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà phân phối lớn trên thế giới tại Việt Nam đã và đang tạo ra những cơ hội, thách thức lớn đối với doanh nghiệp trong nước.

Nhìn theo hướng tích cực dịch Covid 19 là cơ hội rộng mở để “đánh thức” các doanh nghiệp tận dụng tốt hơn thị trường trong nước, phát huy sức cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập đang khó tiếp cận người tiêu dùng vì dịch bệnh Theo báo cáo của cục thống kê Việt Nam, hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng tiếp tục xu hướng tăng Tổng mức phân phối hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2019 của Việt Nam đạt 4.940,4 nghìn tỷ đồng, trong đó tổng doanh thu trong lĩnh vực phân phối đạt 3.751,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,9% tổng mức, tăng 11,8% so với năm trước, mức tăng cao nhất của giai đoạn 2020 -

2022 9 tháng đầu năm 2020, dù chịu ít nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh, tổng mức doanh thu trong lĩnh vực phân phối hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn đạt 3.673,5 nghìn tỷ đồng, trong đó, doanh thu phân phối hàng hóa đạt 2.907,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 79,1% tổng mức và tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước Năm 2022 khi dịch Covid-19 được kiểm soát, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 19,8% so với năm trước Các mặt hàng phân phối thiết yếu thường có mức tăng cao gồm có: Lương thực, thực phẩm, hóa mỹ phẩm, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình, may mặc…

Trong những năm gần đây, đời sống người dân Quảng Bình ngày càng nâng cao, nhu ầu về việc tiêu dùng hàng hóa của người dân cũng tăng theo Điều này cho thấy thị trường trường Quảng Bình đang mang đến rất nhiều cơ hội cùng với đó là sự ra đời hàng loạt các doanh nghiệp phân phối Nhờ tính hấp dẫn đó nên đã thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường Quảng Bình Vì thế, thị trường phân phối ở Quảng Bình cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.Những kênh phân phối ở Quảng Bình trong những năm gần đây đã phát triển tự phát cả về số lượng và quy mô Do đó, bước đầu cũng đã đáp ứng nhu cầu của nhà sản xuất và người tiêu dùng Các kênh phân phối hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị ngày càng phát triển và thu hút một bộ phận lớn người tiêu dùng.

Trong bối cảnh đó, các nhà phân phối truyền thống để giữ vững tốc độ tăng trưởng, giành được lợi thế cạnh tranh các doanh nghiệp cần phải chú trọng tới việc xây dựng, mở rộng và phát triển các hệ thống kênh phân phối, mạng lưới các đại lý cấp một, đại lý trung gian…Điều này không chỉ giúp quy trình quản lý chặt chẽ, cung cấp dịch vụ rộng khắp, kịp thời mà còn là cách tiếp cận người tiêu dùng nhanh nhất nhằm tạo ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Có thể nói, với nền tảng và thế mạnh sẵn có, lĩnh vực phân phối vẫn tiếp đà tăng trưởng và đang trở thành một trong những ngành kinh tế chủ chốt của nền kinh tế Việt Nam Thêm vào đó, những thành tựu tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực phân phối tạo nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam với những thay đổi đột phá cùng những tiêu chuẩn dịch vụ đa dạng, hiệu quả và nhanh chóng dựa trên nền tảng công nghệ số Là một quốc gia có cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ người dân sử dụng thiết bị thông minh cao, do đó ngành phân phối hàng hóa tại Việt Nam phát triển khá sôi động với các hình thức triển khai đa kênh, đặc biệt với sự tăng trưởng của thương mại điện tử đã thúc đẩy sự sôi động của thị trường phân phối trong vài năm trở lại đây Tuy nhiên, bên canh những thành công đạt được thì thực trạng ngành phân phối hàng hóa ở Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn Các áp lực từ thị trường, nhà cung cấp và khách hàng khiến cho các nhà phân phối gặp nhiều khó khăn hơn.

2.3.3 Các sản phẩm kinh doanh.

Bảng 2.1 Các sản phẩm kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt -

CN Quảng Bình Loại hàng Sản phẩm

Mì Hảo Hảo, phở Đệ Nhất,

Sữa Cô Gái Hà Lan, Yomost, Ovaltine, Sữa bột Friso , Sữa đặc Hoàn Hảo,…

Dầu thực vật Cái Lân (CALOFIC) Neptune, SIMPLY, Meizan,

Kẹo Alpenliebe, Center Fruit, Golia, Cofitos, Mentos, Happydent, Big Babol, và Chupa Chups,…

Bột ngọt Ajinomoto Cafe G7, Cafe Sáng tạo,…

Bánh gạo One One, Bánh Chocopie, Custas, Freshpie, Goute Snack Ostar, Snack Toonies,…

Trà gừng Sing Việt, bột ngũ cốc Sing Việt.

Chăm sóc vải: Bột giặt và nước giặt Ariel - Tide; Nước xả Downy.

Chăm sóc tóc: Dầu gội xả Rejoice - Pantene - Head &

Chăm sóc da: Sữa tắm Old Spice - Olay, xà phòng Safeguard,…

Tã quần Pamper, bàn chải đánh răng Oral B, dao cạo Gilleffe, băng vệ sinh Whisper,… Đồ dùng khác cho gia đình

Chén, bát, dĩa, ly Minh Long.

Pin Panasonic. Đồ gia dụng bằng nhựa Duy Tân.

Khăn lau mặt, khăn đa năng, khăn ướt Watersilk.

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình)

Tình hình nhân lực và cơ sở vật chất của công ty

2.4.1 Tình hình nguồn nhân lực

Với sự phát triển không tưởng của công nghệ kỹ thuật hiện đại, cùng với sự thành công của các ngành chế tạo robot để thay thế con người Nhưng không thể phủ nhận vai trò của con người trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Hiểu rõ được ý nghĩa đó, Tuấn Việt luôn biết cách tận dụng những nhân tài, huấn luyện và đào tạo đội ngũ nhân viên theo một quy chuẩn chuyên nghiệp đề từ đó cống hiến và tạo nên một Tuần Việt như bây giờ.

Bảng 2.2 Tình hình nguồn nhân lực của công ty giai đoạn 2020 – 2022

Phân theo trình độ học vấn

Trên đại học 9 4,66 10 4,27 12 4,07 1 11,11 2 20,00 Đại học 62 32,12 83 35,47 114 38,64 21 33,87 31 37,35

(Nguồn: Phòng nhân sự công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình)

Cơ cấu lao động theo giới tính: Từ năm 2020 đến 2022, tỷ lệ lao động nam và nữ trong công ty không có sự thay đổi đáng kể, với khoảng cách giữa các giới tính giảm từ 9,84% xuống còn 3,18% vào năm 2022 Số lượng lao động nam tăng đáng kể từ 106 lên 167, trong khi số lượng lao động nữ tăng ít hơn, từ 87 lên

128 Tuy nhiên, với tổng số lao động là 295 người vào năm 2022, giới tính nam vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn giới tính nữ với tỷ lệ lần lượt là 56,61% và 43,39% Tỷ lệ chênh lệch giữa lao động nam và nữ đang dần dãn ra, tuy nhiên số lao động nam vẫn chiếm hơn một nửa cơ cấu lao động của công ty Một phần là do đặc thù kinh doanh của công ty cần nhiều lao động là nam giới để phù hợp với những công việc như giao hàng, vận chuyển, bốc vác, trong khi đó nữ giới thích hợp làm các công việc ở văn phòng hay quản lý kho bãi.

Trình độ học vấn của người lao động tại công ty: Số lượng nhân viên đại học và cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ lệ cao hơn so với số lượng nhân viên trên đại học và lao động phổ thông Số lượng nhân viên đại học đã tăng từ 62 trong năm

2020 lên 83 vào năm 2021 và tiếp tục tăng lên 114 nhân viên vào năm 2022, tương đương với tăng 33,87% giữa năm 2021 và 2020 và tăng 37,35% giữa năm

2022 và 2021 Có thể thấy chất lượng lao động của công ty đang dần đi lên, công tác đào tạo nhân sự cho công ty Tuấn Việt đội ngũ nhân viên chất lượng đáng tin cậy Ngoài ra, công ty đang tìm kiếm và tuyển dụng nhân viên có trình độ học vấn cao hơn để cải thiện chất lượng nhân sự và tăng cường năng lực cạnh tranh.

Số lượng lao động phân theo phòng ban: Từ năm 2020 đến 2022, số lượng lao động phân bổ trong các phòng ban không có sự thay đổi đáng kể Số lượng nhân viên tăng đáng kể tại các phòng ban như kinh doanh, hậu cần Đây là các phòng ban quan trọng và có sự phát triển tốt trong công ty Phòng Kinh doanh tăng số lượng lao động từ 98 lên 140 vào năm 2022, phòng ban Hậu cần tăng số lượng lao động từ 61 lên 101

Tổng quan, chất lượng lao động của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt -

CN Quảng Bình đang dần đi lên, công tác đào tạo nhân sự cho công ty đang được chú trọng để đội ngũ nhân viên trở nên chất lượng hơn và đáng tin cậy hơn Tuy nhiên, công ty cần có những chính sách đảm bảo mức lương và phúc lợi hấp dẫn để giữ chân nhân viên tài năng và tránh tình trạng nhân viên ra đi liên tục Ngoài ra, công ty cần xem xét việc cải thiện môi trường làm việc để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên phát triển và thăng tiến trong công việc Điều này có thể bao gồm việc cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ như bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, và tăng cường sự gắn kết và tinh thần đoàn kết trong đội ngũ nhân viên.

Hình 2.3 Nhân viên công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình 2.4.2 Tình hình cơ sở vật chất

Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cơ sở vật chất của công ty đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh.

Văn phòng công ty được trang bị các thiết bị văn phòng cần thiết như máy tính, máy in và điều hòa, giúp cho nhân viên có môi trường làm việc tốt hơn, giúp tăng tính hiệu quả và chuyên nghiệp trong công việc.

Hình 2.4 Văn phòng công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình

Ngoài ra, công ty cũng cung cấp đồng phục, cặp và catalogue cho nhân viên để tạo nên sự thống nhất và chuyên nghiệp trong phong cách làm việc.

Hình 2.5 Máy tính bảng, catalogue và áo đồng phục của nhân viên

Kho bãi của công ty có diện tích rộng lớn lên đến 20.000 mét vuông và cách đường quốc lộ 1A 1 km Kho bãi được trang bị hệ thống quản lý kho hiện đại và được sắp xếp khoa học để quản lý hàng hoá dễ dàng hơn Công ty có 24 xe tải chở hàng và hơn 100 nhân viên giao hàng bằng xe máy để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của khách hàng Điều này cho thấy công ty đã đầu tư khá nhiều vào cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mở rộng quy mô kinh doanh.

Hình 2.6 Kho bãi công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình

Tuy nhiên, công ty vẫn cần cải thiện một số thiếu sót như trang bị thêm các thiết bị và công nghệ tiên tiến hơn để giúp quản lý và giám sát kho bãi và vận chuyển hàng hóa hiệu quả hơn Ngoài ra, công ty cần nâng cao chất lượng phương tiện giao hàng và đào tạo nhân viên vận chuyển để đảm bảo an toàn và tính chuyên nghiệp trong quá trình giao nhận hàng Công ty cũng có thể xem xét việc đầu tư thêm vào cơ sở vật chất như hệ thống quản lý kho hiện đại hơn để tối ưu hóa quản lý hàng hoá, tăng cường năng lực cạnh tranh và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.

Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt -

Tài sản và nguồn vốn công ty thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế mà công tysử dụng cho hoạt động kinh doanh Phân tích khái quát về tình hình tài sản và nguồn vốn sẽ giúp đánh giá được tiềm lực kinh tế trong quá khứ, hiện tại và những ảnh hưởng đến tương lai Vì vậy việc phân tích cơ cấu, biến động tài sản và nguồn vốn của công ty là rất cần thiết để đánh giá được tiềm lực kinh tế, chuyển biến về giá trị và cơ cấu tài sản từ đó nhận xét những ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong tương lai của công ty.

Bảng 2.3 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022

1 Tiền và các khoản tương đương tiền 10.547 16,90 12.024 17,15 15.376 19,21 1.477 14 3.352 27,88

2 Các khoản phải thu ngắn hạn 8.638 13,84 10.461 14,92 13.638 17,04 1.823 21,10 3.177 30,37

4 Tài sản ngắn hạn khác 10.649 17,07 12.405 17,69 14.853 18,55 1.756 16,49 2.448 19,73

2 Bất động sản đầu tư 15.292 34,32 17.106 34,43 20.518 36,82 1.814 11,86 3.412 19,95

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty và tính toán của sinh viên)

Hình 2.7 Biểu đồ tình hình tăng trưởng tài sản của công ty giai đoạn 2020 –

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty và tính toán của sinh viên)

Thông qua bảng số liệu 2.3 và biểu đồ 2.7 về tình hình tài sản của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình trong giai đoạn 2020 - 2022, ta có thể thấy tình hình tài sản của công ty có xu hướng tăng qua các năm Năm 2020 tổng tài sản của công ty là 106.945 triệu đồng Năm 2021, tổng tài sản của công ty tăng 12.847 triệu đồng tương ứng tăng 12,01% so với năm 2020 Đến năm

2022 thì tổng tài sản của công ty là 135.777 triệu đồng tăng 15.985 triệu đồng tương ứng tăng 13,34% so với năm 2021 Qua đó cho thấy trong giai đoạn 2020 -

2022 quy mô của công ty mở rộng đáng kể Năm 2021 tổng tài sản tăng nguyên nhân là do tốc độ tăng tài sản dài hạn là 11.5%, đồng thời tốc độ tăng tài sản ngắn hạn là 12,38% so với năm 2020 đã làm cho tổng tài sản của công ty tăng lên Đến năm 2022 tài sản ngắn hạn của công ty tăng 1,79% so với năm trước và tài sản dài hạn của công ty tăng 12,17% so với năm 2021, điều đó đã giúp tài sản của công ty năm 2022 đạt giá trị là 135.777 triệu đồng.

 Tài sản ngắn hạn: Qua bảng phân tích 2.3 và biểu đồ 2.7 ta thấy: Tổng tài sản ngắn hạn qua 3 năm: năm 2020, năm 2021, năm 2022 của công ty lần lượt là 62.392 triệu đồng; 70.115 triệu đồng; 80.053 triệu đồng Tổng tài sản ngắn hạn của năm 2021 so với năm 2020 tăng 7.723 triệu đồng, tương ứng tăng 12,38%; năm 2022 so với năm 2021 tài sản ngắn hạn tăng 9.938 triệu đồng, tương ứng tăng 14,17% Năm 2020 và năm 2021 tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu tài sản, cụ thể lần lượt là 58% và 59%, đến năm 2022 cơ cấu tài sản không có sự thay đổi đáng kể, vẫn giữ ở mức 47,02% Nhìn chung tỷ trọng tài sản ngắn hạn có xu hướng ổn định trong cơ cấu tài sản qua 3 năm từ năm 2020 đến năm

2022 Chủ yếu là do sự tăng ổn định của các khoản mục Từ bảng số liệu 2.2 cho thấy rằng khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền chỉ chiếm hơn 16,9% trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty Bên cạnh đó hàng tồn kho có giá trị

53 khá lớn chiếm hơn 52,18% trong cơ cấu tài sản ngắn hạn điều đó có thể ảnh hưởng đến hoạt động công ty. Đối với khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền và các khoản tương đương đương tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, nó có thể chuyển đổi thành tiền một cách nhanh chóng mà ít gặp rủi ro về thời gian cũng như về giá trị Do đó tiền và các khoản tương đương tiền luôn là một công cụ thanh toán có tính linh hoạt cao Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm hơn 16% trong cơ cấu tài sản ngắn hạn Năm 2020, khoản mục này là 10.547 triệu đồng bao gổm 4.852 triệu đồng tiền mặt và 5.695 triệu đồng tiền gửi ngân hàng, tương ứng chiếm 16,9% trong cơ cấu tài sản ngắn hạn Năm 2021, khoản mục này của công ty tăng 1477 triệu đồng tương ứng tăng 14% so với năm trước Đến năm 2022 tiền và tương đương tiền tăng 27,88% so với năm 2021 và chiếm 19,21% trong cơ cấu tài sản ngắn hạn Nhìn chung khoản mục tiền và tương đương tiền của công ty có xu hướng tăng mạnh qua các năm trong giai đoạn 2020 - 2022 Xét về mặt giá trị của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền thì đó là một dấu hiệu tốt vì tiền và tương đương tiền là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, nên khi giữ nhiều tiền và các khoản tương đương tiền thì khả năng tự chủ thanh toán của công ty sẽ tăng, làm tăng khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty đến hạn, giúp cho công ty đảm bảo nguồn vốn luôn trong trạng thái sẵn sàng cho nhu cầu đầu tư mở rộng Tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty giữ ở mức khá thấp nên công ty tránh được việc ứ đọng vốn do khả năng sinh lời của tiền mặt thấp. Đối với Hàng tồn kho: Hàng tồn kho trong công ty Tuấn Việt bao gồm hàng hóa thực phẩm, hóa mỹ phẩm, công cụ dụng cụ và chi phí hoạt động kinh doanh dở dang Trong giai đoạn 2020 – 2022, hàng tồn kho của công ty chiếm tỉ trọng khá lớn, chiếm hơn 45% trong cơ cấu tài sản ngắn hạn Nhìn chung giá trị hàng tồn kho của công ty có xu hướng tăng qua các năm nhưng tỉ trọng lại giảm Năm

2021 hàng tồn kho tăng 2.667 triệu đồng, tương ứng tăng 8,19%, nhưng tỷ trọng lại giảm 1,94% so với năm 2020 Đến năm 2022, hàng tồn kho của công ty tăng nhẹ, 961 triệu đồng, tương ứng tăng 2,73% nhưng tỉ trọng giảm 5,04% so với năm 2021 Tỉ trọng hàng tồn kho của công ty giảm qua các năm nhưng vẫn chiếm giá trị khá lớn Các công ty hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa nên cần phải duy trì một lượng hàng tồn kho hợp lý để đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của công ty được triển khai liên tục và không bị gián đoạn. Nhưng đối với công ty TNHH TMTH hàng tồn kho này là khá lớn, đó là một dấu hiệu không tốt vì khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho là thấp Bên cạnh đó do lượng hàng tồn kho lớn nên công ty khó tránh khỏi tổn thất về các loại hàng hóa thực phẩm tồn kho, nếu các loại hàng này phải cất trữ trong kho trong một thời gian dài và không được bảo quản tốt.

 Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của công ty liên tục tăng trong giai đoạn

2020 - 2022 Năm 2021 giá trị tài sản dài hạn của công ty là 49.677 triệu đồng, tăng 5.224 triệu đồng tương ứng tăng 11,5% so với năm 2020 Và năm 2022 là 55.724 triệu đồng, tăng lên 6.047 triệu đồng tương ứng tăng 12,17% so với năm

2021 Đó là một dấu hiệu tốt cho thấy khi có sự gia tăng về giá trị tài sản dài hạn chứng tỏ quy mô hoạt động kinh doanh của công ty mở rộng Tuy nhiên chúng ta cũng cần xem xét hiệu quả và sức sản xuất của tài sản cố định để xem xét công ty

54 có sử dụng tài sản có hiệu quả hay không Nhìn chung tài sản dài hạn có quy mô tăng lên qua các năm và khoản mục tài sản cố định chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tổng tài sản dài hạn của công ty Theo bảng số liệu 2.2 cho thấy tỷ trọng của khoản mục tài sản cố định hữu hình trong ba năm gần đây đều chiếm tỷ lệ là trên 50% trong cơ cấu tổng tài sản Điều này cho thấy công ty có xu hướng tập trung vào việc đầu tư tài sản cố định mở rộng quy mô kinh doanh Điều này có thể là thấy được những thuận lợi cho công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh vì công ty có đầy đủ trang thiết bị đáp ứng kịp thời nhu cầu hoạt động kinh doanh.

Có thể thấy tình hình nguồn vốn của công ty Tuấn Việt giai đoạn 2020 –

2022 có sự biến động nhẹ được thể hiện ở bảng số liệu 2.2 và biểu đồ 2.2 Ta có thể thấy được, trong giai đoạn 2020 - 2022, tổng nguồn vốn của công ty có sự biến động không ngừng qua các năm tương tự với sự biến động của tổng tài sản.

Cụ thể năm 2021 tổng nguồn vốn của công ty Tuấn Việt tăng 12,01% so với năm

2020, năm 2022 tổng nguồn vốn của của công ty tăng 13,35% so với năm 2021.

Sự tăng lên của tổng nguồn vốn chủ yếu do vốn chủ sở hữu tăng mạnh qua từng năm Đây là dấu hiệu tốt khi công ty có đủ nguồn vốn dồi dào để sản xuất, hoạt động bình thường, chi trả mọi chi phí thường ngày, trả lãi vay v.v.

Hình 2.8 Biểu đồ Biến động cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2020 –

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty và tính toán của sinh viên)

Với cơ cấu nguồn vốn như bảng 2.3 và sơ đồ 2.8 có thể thấy tổng nguồn vốn của công ty qua các năm tăng khá đều Năm 2021, tổng nguồn vốn của công ty đạt 119.792 triệu đồng tăng 12.847 triệu đồng so với năm 2020 là 106.945 triệu đồng Trong đó, khoản nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản của công ty và có sự biến động tăng giảm qua các năm, năm 2021 khoản nợ phải trả đạt 57.063 triệu đồng tăng mạnh so với năm 2020 là 50.134 triệu đồng Từ đó

55 có thể thấy tình hình thanh toán nợ phải trả của công ty không được khả quan cho lắm, nhìn chung nợ phải trả ngắn hạn nhiều hơn các khoản nợ dài hạn Với cơ cấu vốn chủ sở hữu chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn và tăng đều qua các năm để phần nào bù đắp cho các khoản nợ của công ty Trong năm 2022, tổng nguồn vốn là 135.777 triệu đồng tăng 15.985 triệu đồng so với năm 2021 Với tình hình nợ phải trả năm 2022 thì công ty có chiều hướng giảm dần nợ với mức giảm là 1.137 triệu động so với năm 2021 Mặc dù, khoản nợ phải trả giảm không nhiều nhưng cũng thấy được sự tiến triển tốt về khả năng thanh toán nợ của công ty. Tuy nhiên, nếu muốn công ty hoạt động hiệu quả hơn, giảm bớt được những rủi ro thì công ty nên đưa ra các chính sách nhằm cải thiện khoản nợ phải trả này, cụ thể là phải làm giảm khoản này theo từng năm bằng các tối thiểu hóa các khoản chi tiêu, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm,…

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình năm 2020 - 2022

2.6.1 Phân tích tình hình doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình năm 2020

Bảng 2.4 Tình hình doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình năm 2020 - 2022

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 432.085 83,53 501.813 85,15 610.198 88,93 69.728 16,14 108.385 21,60

2 Doanh thu hoạt động tài chính 6.164 1,19 7.638 1,30 5.157 0,75 1.474 23,91 -2.481 -32,48

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình và tính toán của sinh viên)

Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy được: Trong giai đoạn 2020 - 2022, tổng doanh thu của công ty liên tục tăng qua các năm Năm

2021 tổng doanh thu của công ty là 589.315 triệu đồng, tăng 72.050 triệu đồng, tương ứng tăng 13,935 triệu đồng so với năm 2020. Đến năm 2022 tổng doanh thu của công ty tiếp tục tăng, tăng 96.858 triệu đồng, tăng 16,44% so với năm trước Đó là dấu hiệu tốt cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có chiều hướng tích cực.

Doanh thu thuần của công ty chiếm đến hơn 80% trong tổng doanh thu của công ty Doanh thu thuần cung cấp dịch vụ của công ty biến động tăng qua các năm Cụ thể là năm 2020 doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là 432.085 triệu đồng, năm 2021 là 501.813 triệu đồng, tăng 69.728 triệu đồng, tương ứng tăng 16,14% so với năm 2020 Đến năm 2022 doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng 108.385 triệu đồng tương ứng tăng 21,60% so với năm 2021.

Doanh thu từ hoạt động tài chính

Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm các khoản thu phát sinh từ cho các bên khác sử dụng tài sản của công ty như tiền lãi từ việc cho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi cho thuê tài chính, chênh lệch lãi do bán ngoại tệ Năm 2020, doanh thu hoạt động tài chính của công ty là 6.164 triệu đồng, đến năm 2021 doanh thu này đạt 7.638 triệu đồng với mức tăng 1.474 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng 23,91% Đến năm 2022 doanh thu hoạt động tài chính giảm khá nhiều chỉ còn 5.157 triệu đồng, giảm 2.481 triệu đồng, tương ứng tốc động giảm 32,48% Doanh thu hoạt động tài chính giai đoạn năm 2020 - 2022 có sự biến động lớn, tuy nhiên, việc giảm mạnh doanh thu hoạt động tài chính năm 2022 có thể là do các yếu tố khác nhau như thay đổi trong chính sách tài chính của công ty, hoặc tác động của sự biến động trong thị trường tài chính Việc giảm mạnh doanh thu hoạt động tài chính cũng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Thu nhập khác của công ty là doanh thu từ các hoạt động như cho thuê tài sản, cho thuê văn phòng, cho thuê mặt bằng, thuê kho bãi và bán bất động sản Ở năm 2020 giá trị này là 79.016 triệu đồng Năm 2021 thu nhập khác tăng nhẹ lên 79.864 triệu đồng, tăng 848 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 1,07% Đến năm 2022 thu nhập khác đã giảm khá nhiều, giảm 9.046 triệu đồng, tương ứng giảm 11,33% so với năm 2021 Giá trị thu nhập khác giảm so với năm trước do công ty quyết định giảm hoạt động cho thuê tài sản hoặc bất động sản trong thời gian này, với mục tiêu tập trung mở rộng quy mô bán hàng và tạo ra doanh thu cao hơn từ hoạt động kinh doanh chính của công ty.

2.6.2 Tình hình chi phí hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình.

Tình hình chi phí hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022 được thể hiện ở bảng 2.5

Bảng 2.5: Tình hình chi phí hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Giá trị (Trđ) Cơ cấu

3 Chi phí quản lí doanh nghiệp 67201 14,88 61958 12,37 56.503 10,14 -5.243 -7,80 -5.455 -8,80

Tổng chi phí chưa bao gồm thuế (1+2+3+4) 404.898 - 383.121 - 420.100 - -21.777 -5,38 36.979 9,65

Tổng chi phí bao gồm thuế (1+2+3+4+5) 451.572 100 500.984 100 557.335 100,00 49.412 10,94 56.351 11,25

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty và tính toán của sinh viên)

Hình 2.9 Biểu đồ chi phí hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMTH

Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 - 2022

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty và tính toán của sinh viên)

Qua bảng số liệu 2.5 và biểu đồ 2.9: Ta thấy tổng chi phí của công ty liên tục tăng qua các năm Năm 2021 tổng chi phí của công ty là 500.984 triệu đồng tăng 49.412 triệu đồng, tương ứng tăng 10,94% so với năm 2020 Đến năm 2022 tổng chi phí của công ty tiếp tục tăng 56.351 triệu đồng so với năm 2021 Trong cơ cấu tổng chi phí thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng khá lớn, chiếm hơn 70% trong cơ cấu tổng chi phí ở giai đoạn 2020 – 2022.

Biến động của giá vốn hàng bán:

Qua số liệu ở bảng 2.5 và biểu đồ 2.9 ta thấy: Giá vốn hàng bán của công ty năm 2020 là 312.148 triệu đồng, đến năm 2021 giá vốn hàng bán của công ty tăng lên 364.275 triệu đồng, tăng 52.128 triệu đồng, tương ứng tăng 16,7% so với năm 2020 Năm 2022 giá vốn hàng bán của công ty đạt 409.140 tăng 44.865 triệu đồng tương ứng tăng 12,32% so với năm 2021 Trong tổng chi phí thì giá vốn hàng bán chiếm tỉ trọng hơn 70% trong cơ cấu tổng chi phí của của công ty ở giai đoạn 2020 - 2022.

Chi phí tài chính của công ty chủ yếu là khoản mục chi phí lãi vay Chi phí tài chính ở năm 2020 là 5.319 triệu đồng, năm 2021 là 5.067 triệu đồng (giảm

252 triệu đồng, tương ứng giảm 4,74%) Trong năm 2022, công ty phải đã phải trả chi phí tài chính là 6.801 triệu đồng Chi phí tài chính ở năm 2022 so với năm

2021 tăng (34,22%) Khoản chi phí tài chính của công ty tăng thêm cho thấy công ty đã tận dụng được lợi thế “lá chắn thuế” cho công ty mình khi sử dụng vốn vay.

Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Trong giai đoạn 2020 - 2022 chi phí quản lý doanh nghiệp rơi vào khoảng 10% trong cơ cấu tổng chi phí của công ty Chi phí quản lý doanh nghiệp năm

2021 so với năm 2020 có xu hướng giảm Năm 2020 chi phí quản lý doanh nghiệp là 67.201 triệu đồng đến năm 2021 thì chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 5.243 triệu đồng, tương ứng giảm 7,8% so với năm 2020 Sang năm 2022 chi phí quản lý của công ty tiếp tục giảm 8,8% so với năm 2021.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành:

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2021 có xu hướng tăng 5.880 triệu đồng, tốc độ tăng 12,6% Năm 2022 chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tiếp tục tăng mạnh, công ty phải nộp cho cơ quan thuế với khoản chi phí phải nộp là 70.665 triệu đồng; tăng 34,46% so với năm 2021.

Chi phí khác của công ty trong giai đoạn 2020 - 2022 chiếm từ 2 – 5% trong tổng chi phí của công ty Chi phí khác chủ yếu là chi phí thanh lý tài sản cố định, và các chi phí khác (chi phí bán bất động sản) Chi phí khác năm 2020 là 20.230 triệu đồng, đến năm 2021 lại giảm xuống còn 17.129 triệu đồng tức đã giảm 3.101 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm 15,33% so với năm 20206 Đến năm 2022 chi phí khác của công ty tiếp tục giảm 16,95% so với năm 2021.

2.6.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2019 -2022

Bảng 2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2019 -2022

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình)

Hình 2.10 Biểu đồ tình hình tổng doanh thu của công ty năm 2019 - 2022

Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình đã ghi nhận những kết quả tích cực trong suốt 3 năm qua, như được thể hiện trên bảng số liệu và biểu đồ Tổng doanh thu của công ty đã tăng đáng kể, từ 517.265 triệu đồng năm 2020 lên tới 686,172.7 triệu đồng năm 2022, cho thấy công ty đang phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh của mình.

Tổng chi phí tăng lên từ 451.572 triệu đồng năm 2019 lên tới 557.335 triệu đồng năm 2022 và điều này có thể gây áp lực lên lợi nhuận của công ty trong tương lai Nhưng điều đáng chú ý là tốc độ tăng chi phí chậm hơn so với tốc độ tăng doanh thu, cho thấy công ty đang có sự kiểm soát tốt hơn về chi phí.

Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế của công ty đã tăng đáng kể, từ 65.693 triệu đồng năm 2020 lên tới 128.837 triệu đồng năm 2022 Tăng trưởng lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng chi phí, cho thấy công ty đang tăng cường năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng đều và ổn định qua các năm, từ 52.555 triệu đồng năm 2020 lên tới 103.070 triệu đồng năm 2022 Điều này cho thấy công ty đang quản lý tài chính và chi phí hiệu quả.

Tổng quan, công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình đã đạt được những kết quả tích cực trong 4 năm qua, và có xu hướng tăng trưởng và phát triển ổn định Tuy nhiên, công ty cần tiếp tục kiểm soát chi phí để đảm bảo lợi nhuận và sự bền vững trong tương lai.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022

Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022

2.7.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt

- CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022

Hiệu quả sử dụng vốn là sự so sánh giữa chi phí sử dụng vốn và những lợi ích mà đồng vốn đó mang lại cho công ty Thông qua sự so sánh như vậy ta có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu Để thấy được hiệu quả sử dụng vốn ta cùng phân tích hiệu quả sử dụng vốn phân theo hình thức chu chuyển, bao gồm hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động.

 Hiệu quả sử dụng vốn cố định:

Vốn cố định là một yếu tố đầu vào của quá trình hoạt động hoạt động kinh doanh nên có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vố cố định có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.7 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2020 2021 2022 2021/2020 2022/2021

2 Lợi nhuận sau thuế Trđ 46.674 52.555 70.665 5.880 12,6

4 VCĐ Bình quân trong kỳ Trđ 50.799 56.901 64.494 6.102 12,0

5 Hiệu suất sử dụng VCĐ (1/4) Lần 8,51 8,82 9,46 0,31 - 0,64 -

6 Hệ số đảm nhiệm VCĐ (4/1) Lần 0,12 0,11 0,11 0,00 - -0,01 -

7 Tỷ suất sinh lợi của VCĐ (2/4) Lần 0,92 0,92 1,10 0,00

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty và tính toán của sinh viên)

Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình đã có sự tăng trưởng ấn tượng trong giai đoạn 2020 – 2022 Doanh thu thuần đã tăng từ 432.085 triệu đồng năm 2020 lên 610.198 triệu đồng năm 2022, tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng 16,14% vào năm 2021 và 21,60% vào năm 2022 Lợi nhuận sau thuế cũng tăng từ 46.674 triệu đồng năm 2020 lên 70.665 triệu đồng năm 2022, với tỷ lệ tăng trưởng là 12,60% và 34,46% lần lượt vào năm 2021 và 2022.

Trong bối cảnh tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, công ty cũng đã tăng đầu tư vào vốn cố định Chi phí khấu hao tăng từ 2.674 triệu đồng năm 2020 lên 3.394 triệu đồng năm 2022, tăng 12,01% vào năm 2021 và 13,34% vào năm

2022 Vốn cố định bình quân trong kỳ tăng từ 50.799 triệu đồng năm 2020 lên 64.494 triệu đồng năm 2022, tăng trưởng 12,01% vào năm 2021 và 13,34% vào năm 2022 Hiệu suất sử dụng vốn cố định giữa các năm không thay đổi nhiều, đạt mức 9 lần Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đã ổn định và không có sự biến động lớn giữa các năm.

Tuy nhiên, Hệ số đảm nhiệm vốn cố định đã giảm từ 0,12 lần năm 2020 xuống còn 0,11 lần vào năm 2021 và 2022 Hệ số này cho thấy phần nào năng lực của công ty trong việc đảm nhiệm vốn cố định Giảm Hệ số đảm nhiệm vốn cố định cho thấy công ty đã tận dụng hiệu quả hơn vốn cố định để tăng trưởng doanh thu. Đồng thời, Tỷ suất sinh lợi của vốn cố định đã tăng từ 0,92 lần năm 2020 lên 1,1 lần năm 2022 Tỷ suất sinh lợi của vốn cố định là chỉ tiêu đánh giá năng

65 lực sinh lời từ vốn cố định của công ty Sự tăng trưởng của chỉ tiêu này cho thấy công ty đã tận dụng hiệu quả hơn vốn cố định để tạo ra lợi nhuận.

Nhìn chung, công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình đã có sự cải thiện hiệu quả sử dụng vốn cố định trong giai đoạn 2020 – 2022 Các chỉ tiêu như Hệ số đảm nhiệm vốn cố định và Tỷ suất sinh lợi của vốn cố định cho thấy công ty đã tận dụng hiệu quả hơn vốn cố định để đạt được mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận Hiệu suất sử dụng vốn cố định ổn định giúp công ty giữ được sự ổn định trong hoạt động kinh doanh.

 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vốn lưu động là số vốn cần thiết để đảm bảo cho doanh nghiệp dự trữ các loại tài sản lưu động nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản của doanh nghiệp Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, để đạt được hiệu quả kinh doanh một cách tối đa, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải xác định nhu cầu vốn lưu động sao cho phù hợp với đặc thù của ngành và quy mô Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.8 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2020 2021 2022 2021/2020 2022/2021

2 Lợi nhuận sau thuế Trđ 46.674 52.555 70.665 5.880 12,60 18.110 34,46

3 VLĐ bình quân trong kỳ Trđ 62.392 70.115 80.053 7.723 12,38 9.938 14,17

5 Hệ số đảm nhiệm VLĐ (3/1) Lần 0,14 0,14 0,13 0,00 - -0,01 -

7 Thời gian 1 vòng luân chuyển VLĐ

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty và tính toán của sinh viên)

Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình là một công ty phân phối hàng tiêu dùng Trong giai đoạn 2020-2022, công ty đã đạt được kết quả khá tích cực về mặt doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong cùng giai đoạn cần được đánh giá và cải thiện.

Theo bảng số liệu, vốn lưu động bình quân trong kỳ của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình tăng đáng kể từ 2020 đến 2022, tăng 7.723 triệu đồng so với năm trước, tương đương với 12,38%, và tăng thêm 9.938 triệu đồng so với năm 2021, tương đương với 14,17% Điều này cho thấy rằng công ty đã tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động trong các hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, số vòng quay vốn lưu động của công ty chỉ tăng từ 6,93 vòng vào năm 2020 lên 7,16 vòng vào năm 2021,chỉ tăng thêm được 0,23 vòng Số vòng quay vốn lưu động tiếp tục tăng nhẹ, chỉ tăng từ 7,16 năm 2021 thêm 0,43 lên 7,43 vòng vào năm 2021 Điều này cho thấy rằng công ty vẫn còn nhiều tiềm năng để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và tăng cường hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty có xu hướng khá ổn định qua các năm và có giảm nhẹ Năm 2020 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty là 0,14 lần, Năm 2021 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty vẫn giữ nguyên là 0,14 lần Đến năm 2022 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty là 0,13 lần, hệ số này giảm 0,01 lần so với năm 2020 và 2021 Nguyên nhân giảm của hệ số này là do tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm của công ty ngày càng nhiều.

Tỷ suất sinh lợi vốn lưu động của công ty ổn định ở năm 2020 - 2021 và tăng vào năm 2022 Năm 2020 - 2021 tỷ suất sinh lời vốn lưu động của công ty là 0,75 lần Đến năm 2022 tỷ suất sinh lợi vốn lưu động của công ty đạt 0,88 lần, tăng 013 so với năm 2021 Tỷ suất sinh lợi vốn lưu động này tăng nguyên nhân là do tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế của công ty (34,46%) cao hơn tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân (14,17%) Đó là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty sử dụng hiệu quả vốn lưu động vào hoạt động kinh doanh

Thời gian để hoàn thành một vòng luân chuyển vốn lưu động của công ty giảm từ 52 ngày vào năm 2020 xuống còn 50 ngày vào năm 2021, tương ứng với mức giảm 3,24% Năm 2022 tiếp tục giảm từ 50 xuống còn 47 ngày, tương ứng với mức giảm 6,11% Thời gian của một vòng quay vốn lưu động giảm qua các năm đó là một dấu hiệu tốt cho công ty Thời gian quay vòng vốn lưu động cho biết khoảng thời gian mà công ty thu hồi lại hết nguồn vốn lưu động mà công ty đã bỏ ra cho hoạt động kinh doanh của đơn vị mình Như vậy, thời gian càng ngắn thì công ty càng dễ thu hồi vốn lưu động.

2.7.2 Hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022

Hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.9: Hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2020 2021 2022 2021/2020 2022/2021

2 Giá vốn hàng bán Trđ 312.14

3 Hàng tồn kho bình quân Trđ 32.301 34.697 35.462 2.396 7,42 765 2,20

4 Tài sản ngắn hạn bình quân Trđ 61.706 69.414 79.493 7.708 12,49 10.079 14,52

5 Tài sản dài hạn bình quân Trđ 43.662 49.031 55.167 5.369 12,30 6.136 12,51

6 Tổng tài sản bình quân Trđ 104.27

7 Số vòng quay của tài sản (1/6) Vòng 4,14 4,27 4,55 0,13 - 0,28 -

8 Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần (6/1) Lần 0,24 0,23 0,22 -0,01 - -0,01 -

9 Số vòng quay của hàng tồn kho (2/3) Vòng 9,66 10,50 11,54 0,84 - 1,04 -

10 Số ngày dự trữ hàng tồn kho (360 ngày/10) Ngày 37,25 34,29 31,20 -2,96 - -3,09 -

11 Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn (1/4) Lần 7,00 7,23 7,68 0,23 - 0,45 -

12 Sức sản xuất của tài sản dài hạn (1/5) Lần 9,90 10,23 11,06 0,34 - 0,83 -

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty và tính toán của sinh viên)

Phân tích ma trận SWOT cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022 Strengths (Điểm mạnh):

 Công ty đã cải thiện hiệu quả sử dụng vốn cố định, giúp đạt được mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.

 Việc sử dụng vốn cố định ổn định đã giúp công ty duy trì sự ổn định trong hoạt động kinh doanh.

 Công ty đã đạt được kết quả tích cực về doanh thu và lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn 2020-2022.

 Công ty đã tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động hiện tại, dẫn đến tăng trung bình vốn lưu động.

 Công ty đã cải thiện hiệu quả sản xuất của tài sản ngắn hạn và dài hạn.

 Tỷ lệ thanh toán ngay và tỷ lệ thanh toán nhanh cho thấy công ty có tính thanh khoản tốt và có thể trả được các khoản nợ ngắn hạn.

 Số ngày dự trữ hàng tồn kho trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm

2022 trong ngành hàng tiêu dùng đang ở mức cao, đây là một dấu hiệu không tốt Số ngày dự trữ hàng tồn kho từ năm 2020 đến năm 2022 tăng từ 37,25 lên 40,1 nguyên nhân là do công ty đã nhập quá nhiều hàng so với nhu cầu thực tế của thị trường và công ty chưa đưa ra được kế hoạch và dự toán chính xác về nhu cầu thị trường và xu hướng hàng tiêu dùng.

Số ngày dự trữ hàng tồn kho cao có thể gây ra những vấn đề tiềm tàng như gánh nặng tài chính, chi phí lưu trữ, rủi ro hư hỏng.

 Số vòng quay vốn lưu động tăng chậm cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc thu hồi và sử dụng lại vốn hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm có thể bởi vì công ty đang sử dụng vốn lưu động ít hiệu quả hơn và có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính. Thời gian để hoàn thành một vòng luân chuyển cũng giảm nên công ty cần tiếp tục cải thiện quá trình thu hồi vốn lưu động và tăng cường quản lý nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh.

 Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu: Trong khoảng thời gian từ 2020 đến 2022, chỉ số này giảm từ 1,25 xuống 1,09 nhưng vẫn đang ở mức cao (trên 1) cho thấy công ty đang sử dụng mức độ vốn vay khá cao so với vốn chủ sở hữu hiện có vẫn phải dựa vào vốn vay để kinh doanh.

 Công ty có thể mở rộng thị phần bằng cách giới thiệu sản phẩm hoặc

 Cạnh tranh từ các nhà phân phối nhỏ cùng ngành như Ngọc

82 dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng.

 Công ty có thể tận dụng sự phát triển của thương mại điện tử để mở rộng khách hàng và giảm chi phí marketing.

 Công ty có thể đầu tư vào công nghệ và đổi mới để cải thiện hiệu quả sản xuất và giảm chi phí.

 Công ty có thể tăng cường hình ảnh thương hiệu thông qua các hoạt động marketing và quan hệ công chúng để nâng cao sự trung thành của khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới.

Phương, Nguyệt Phúc và các sản phẩm thay thế như Univeser,… có thể ảnh hưởng đến thị phần của Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình.

 Thay đổi về chính sách và quy định pháp lý có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.

 Thị trường có thể giảm do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như đại dịch covid-19, khủng hoảng kinh tế, thị trường tài chính.

 Rủi ro liên quan đến khách hàng không thanh toán nợ và rủi ro về nhà cung cấp có thể ảnh hưởng đến tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty.

Dựa trên phân tích SWOT của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt -

CN Quảng Bình, ta có thể nhận thấy rằng công ty đã đạt được những thành công đáng kể trong việc cải thiện hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động, cải thiện hiệu quả sản xuất, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực vốn cố định và vốn lưu động, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, cũng như tăng cường hiệu quả sản xuất của tài sản ngắn hạn và dài hạn Điều này chứng tỏ công ty đã rất nỗ lực và đã thu được kết quả tích cực trong hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, công ty đang còn những điểm yếu về vấn đề quản lý hàng tồn kho, giảm năng suất lao động và suất sinh lời của một lao động, sử dụng mức độ vốn vay khá cao so với vốn chủ sở hữu hiện có và chưa khai thác hết tiềm năng cơ hội để phát triển kinh doanh.

Các cơ hội cho công ty bao gồm: Mở rộng thị phần bằng cách tăng cường hợp tác với các nhà cung cấp lớn để tung ra các sản phẩm mới Tận dụng sự phát triển của thương mại điện tử để mở rộng khách hàng và giảm chi phí marketing, đầu tư vào công nghệ và đổi mới để cải thiện hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và tăng cường hình ảnh thương hiệu thông qua các hoạt động marketing và quan hệ công chúng để nâng cao sự trung thành của khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới.

Tuy nhiên, công ty cũng phải đối mặt với các thách thức như cạnh tranh từ các công ty cùng ngành và các sản phẩm thay thế có thể ảnh hưởng đến thị phần của công ty, cùng với thay đổi về chính sách và quy định Để phát triển và tăng cường sự cạnh tranh, công ty cần tập trung vào việc tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho, tăng năng suất lao động và suất sinh lời của

83 một lao động, giảm mức độ vốn vay và khai thác hết tiềm năng cơ hội để phát triển kinh doanh.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Định hướng của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt – CN Quảng Bình

Mở rộng thị trường: Để mở rộng thị trường, công ty sẽ tiếp cận các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng. Điều này sẽ tăng cường tầm ảnh hưởng và tạo ra tiềm năng tăng trưởng mới, mở rộng khả năng phủ sóng trên toàn miền Trung. Đa dạng hóa sản phẩm: Ngoài việc phân phối các sản phẩm tiêu dùng hiện có, công ty sẽ đa dạng hóa danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng Điều này có thể bao gồm khám phá các lĩnh vực mới như điện tử, thiết bị gia dụng, sản phẩm công nghệ cao, cũng như mở rộng danh mục các loại hàng tiêu dùng thông thường.

Nâng cao chất lượng dịch vụ: Tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ sẽ được đặt lên hàng đầu Công ty sẽ đào tạo nhân viên bán hàng và nhân viên chăm sóc khách hàng để đảm bảo sự chuyên nghiệp, thân thiện và hiệu quả trong tương tác với khách hàng.

Xây dựng mối quan hệ đối tác: Công ty sẽ tạo liên kết đối tác với các nhà sản xuất và nhà cung cấp hàng đầu trong ngành hàng tiêu dùng Mục tiêu là đảm bảo nguồn cung ổn định và giá cả cạnh tranh Đồng thời, công ty cũng sẽ hợp tác với các nhà cung cấp khác để mở rộng phạm vi phân phối và tận dụng tiềm năng hợp tác. Đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin: Công ty sẽ xây dựng một hệ thống quản lý và giao dịch hiện đại, tích hợp công nghệ thông tin vào các quy trình kinh doanh Điều này giúp nâng cao hiệu quả vận hành, quản lý hàng tồn kho, phân tích dữ liệu và tương tác với khách hàng.

Chú trọng tiếp cận khách hàng trực tuyến: Công ty sẽ khám phá và phát triển kênh bán hàng trực tuyến để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng mua sắm trực tuyến Công ty sẽ xây dựng một trang web hoặc ứng dụng di động thân thiện, cung cấp trải nghiệm mua sắm thuận tiện và an toàn Đồng thời, tăng cường hoạt động marketing và quảng bá trực tuyến để tăng khả năng tiếp cận và thu hút khách hàng mới. Đẩy mạnh marketing và quảng cáo: Công ty sẽ đầu tư vào chiến lược marketing và quảng cáo hiệu quả để nâng cao nhận diện thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng Sử dụng các kênh truyền thông truyền thống và kỹ thuật số như quảng cáo truyền hình, báo chí, mạng xã hội và truyền thông trực tuyến để tăng cường sự hiện diện và tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Tăng cường quản lý và kiểm soát chất lượng: Công ty sẽ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và kiểm soát quy trình để đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ được duy trì ở mức cao nhất Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn và chất lượng hàng hóa.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Công ty sẽ tạo ra một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, tập trung vào giá trị khách hàng, sáng tạo, tinh thần hợp tác và phát triển bền vững Xây dựng một môi trường làm việc năng động,đội ngũ nhân viên đồng lòng và đam mê để đạt được mục tiêu và tạo ra thành công lâu dài cho công ty.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt – CN Quảng Bình

3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty a Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Kết quả phân tích đã cho thấy vốn lưu động vô cùng quan trọng trong việc phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty Muốn công ty hoạt động ổn định đòi hỏi các nhà quản trị phải có cách thức tổ chức và sử dụng vốn hợp lý Một số giải pháp khắc phục hạn chế của công ty về vốn lưu động: Đối với tiền và các khoản tương đương tiền:

 Công ty cố gắng kéo dài thời gian giữa ngày nhận hóa đơn và ngày thanh toán cuối cùng để tăng thời gian sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền.

 Công ty có thể thương thảo với nhà cung cấp để kéo dài thời gian thanh toán Thay vì thanh toán ngay sau khi nhận hàng, công ty có thể yêu cầu thời gian trả nợ dài hơn, chẳng hạn 30 ngày hoặc 60 ngày.

 Công ty có thể thỏa thuận với nhà cung cấp về các điều khoản thanh toán linh hoạt như trả góp hoặc trả tiền một phần trước và phần còn lại sau một khoảng thời gian nhất định.

Tối ưu hóa chu kỳ thu và chi của công ty để giảm thiểu sự chậm trễ trong quá trình thu nợ và chi trả.

 Công ty nên thiết lập hệ thống quản lý thu nợ đáng tin cậy Công ty có thể sử dụng phần mềm quản lý khách hàng để ghi chép và theo dõi các khoản nợ, thiết lập lịch thu nợ, gửi thông báo thanh toán đến khách hàng và theo dõi tình trạng thu nợ.

 Quản lý dòng tiền một cách chặt chẽ, công ty cần theo dõi và quản lý dòng tiền hàng ngày Theo dõi và phân tích các khoản thu và chi.

 Quản lý chặt chẽ các khoản tiền và khoản tương đương tiền đang nằm ở các tài khoản tạm thời Công ty nên xác định các khoản chi phải trả theo mức độ ưu tiên và ưu tiên thanh toán các khoản có hạn trước Điều này đảm bảo rằng các khoản tiền không bị đọng lại và giúp quản lý dòng tiền hiệu quả. Đối với hàng tồn kho:

 Quản lý kho hàng hiệu quả hơn bằng cách sử dụng phần mềm quản lý kho hoặc cải thiện quy trình kiểm kê kho.

 Điều chỉnh thời gian đặt hàng, thời gian sản xuất và thời gian vận chuyển để giảm thiểu thời gian giữ hàng tồn kho.

 Tiến hành đánh giá và dự đoán nhu cầu hàng hóa theo kỳ dựa trên dữ liệu lịch sử bán hàng, xu hướng thị trường và yêu cầu của khách hàng Xây dựng hệ

86 thống quản lý tồn kho chính xác Định kỳ xem xét và phân loại các mặt hàng tồn kho để xác định những mặt hàng có nguy cơ hủy hoại hoặc giảm giá trị Tổ chức các hoạt động thanh lý hoặc giảm giá để bán hàng tồn kho cũ và giảm thiểu tình trạng hàng tồn kho lâu ngày. Đối với khoản phải thu:

 Xem xét tình hình tài chính của khách hàng để đưa ra quyết định cho phép hoàn trả hay không.

 Theo dõi và thu hồi các khoản phải thu đúng thời hạn để tránh tình trạng nợ quá hạn.

 Áp dụng các chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán sớm để tăng cường tính thanh khoản của công ty Công ty có thể thiết lập chính sách chiết khấu cho khách hàng thanh toán trước thời hạn Ví dụ, công ty có thể cung cấp một tỷ lệ chiết khấu nhất định (ví dụ: 1-2%) cho khách hàng thanh toán đầy đủ trước ngày đáo hạn Gửi thông báo thanh toán định kỳ, nhắc nhở họ về ngày đáo hạn thanh toán và khuyến khích thanh toán sớm.

Ngoài ra, công ty cần tăng cường đầu tư vào các công cụ và phương tiện thanh toán khác như chuyển khoản, thẻ tín dụng để giảm thiểu sự rủi ro trong quá trình giao dịch và tăng tính linh hoạt trong sử dụng vốn lưu động Công ty cũng nên thường xuyên đánh giá và đưa ra các biện pháp cải thiện để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong quá trình hoạt động kinh doanh. b Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Kết quả phân tích cho thấy công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình đã có sự cải thiện hiệu quả sử dụng vốn cố định trong giai đoạn 2020 – 2022. Các chỉ tiêu như Hệ số đảm nhiệm vốn cố định và Tỷ suất sinh lợi của vốn cố định cho thấy công ty đã tận dụng hiệu quả hơn vốn cố định để đạt được mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận Hiệu suất sử dụng vốn cố định ổn định giúp công ty giữ được sự ổn định trong hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, công ty luôn cần phải theo dõi tình hình và thực trạng tài sản cố định của công ty, cần xem xét tài sản cố định nào hoạt động có hiệu quả, tài sản nào hoạt động kém hiệu quả để có các giải pháp phù hợp.

Tăng cường quản lý vốn cố định: Công ty cần có chính sách và quy trình quản lý vốn cố định rõ ràng và hiệu quả, bao gồm:

 Thiết lập quy trình mua sắm tài sản cố định, đảm bảo việc mua sắm được thực hiện theo kế hoạch và tiêu chuẩn chất lượng.

 Quản lý và theo dõi các tài sản cố định trong công ty, bao gồm việc kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để tránh hư hỏng và lãng phí.

 Xác định và loại bỏ các tài sản cố định không cần thiết hoặc không hoạt động hiệu quả. Đánh giá lại chi phí khấu hao: Công ty nên xem xét lại phương pháp tính khấu hao để đảm bảo rằng nó phản ánh chính xác giá trị sử dụng của tài sản Điều này có thể bao gồm:

 Xem xét các phương pháp khấu hao khác nhau để tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho từng loại tài sản.

 Đánh giá lại chu kỳ khấu hao và điều chỉnh nếu cần thiết để phù hợp với thực tế sử dụng tài sản.

Nâng cao quản lý tài chính: Công ty nên thực hiện việc theo dõi và phân tích chặt chẽ các chỉ số tài chính liên quan đến vốn cố định và tài sản Điều này có thể bao gồm:

 Xây dựng và sử dụng báo cáo tài chính để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.

 Đánh giá và theo dõi các chỉ số hiệu quả tài sản và vốn cố định để xác định các vấn đề và cơ hội cải thiện.

3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty a Giải pháp làm tăng doanh thu

Ngày đăng: 05/12/2023, 22:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Logo công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
Hình 2.1. Logo công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình (Trang 41)
Hình 2.2. Mô hình tổ chức công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
Hình 2.2. Mô hình tổ chức công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình (Trang 43)
Bảng 2.1. Các sản phẩm kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - -CN Quảng Bình - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
Bảng 2.1. Các sản phẩm kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - -CN Quảng Bình (Trang 47)
Bảng 2.2. Tình hình nguồn nhân lực của công ty giai đoạn 2020 – 2022 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
Bảng 2.2. Tình hình nguồn nhân lực của công ty giai đoạn 2020 – 2022 (Trang 48)
Hình 2.3. Nhân viên công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình 2.4.2. Tình hình cơ sở vật chất - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
Hình 2.3. Nhân viên công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình 2.4.2. Tình hình cơ sở vật chất (Trang 50)
Hình 2.4. Văn phòng công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
Hình 2.4. Văn phòng công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình (Trang 50)
Hình 2.5. Máy tính bảng, catalogue và áo đồng phục của nhân viên - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
Hình 2.5. Máy tính bảng, catalogue và áo đồng phục của nhân viên (Trang 51)
Hình 2.6. Kho bãi công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
Hình 2.6. Kho bãi công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình (Trang 51)
Bảng 2.3. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
Bảng 2.3. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022 (Trang 52)
Hình 2.7. Biểu đồ tình hình tăng trưởng tài sản của công ty giai đoạn 2020 – 2022 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
Hình 2.7. Biểu đồ tình hình tăng trưởng tài sản của công ty giai đoạn 2020 – 2022 (Trang 53)
Hình 2.8. Biểu đồ Biến động cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2020 – 2022 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
Hình 2.8. Biểu đồ Biến động cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2020 – 2022 (Trang 55)
Bảng 2.4. Tình hình doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình năm 2020 - 2022 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
Bảng 2.4. Tình hình doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình năm 2020 - 2022 (Trang 57)
Bảng 2.5: Tình hình chi phí hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn  2020 - 2022 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
Bảng 2.5 Tình hình chi phí hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 59)
Hình 2.9. Biểu đồ chi phí hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 - 2022 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
Hình 2.9. Biểu đồ chi phí hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 60)
Bảng 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2019 -2022 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
Bảng 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2019 -2022 (Trang 62)
Hình 2.10. Biểu đồ tình hình tổng doanh thu của công ty năm 2019 - 2022 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
Hình 2.10. Biểu đồ tình hình tổng doanh thu của công ty năm 2019 - 2022 (Trang 63)
Bảng 2.7. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
Bảng 2.7. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022 (Trang 65)
Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022 (Trang 66)
Bảng 2.9: Hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
Bảng 2.9 Hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022 (Trang 68)
Bảng 2.10: Phân tích tính thanh khoản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
Bảng 2.10 Phân tích tính thanh khoản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022 (Trang 72)
Hình 2.10. Biểu đồ hệ số thanh toán hiện hành của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 - 2022 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
Hình 2.10. Biểu đồ hệ số thanh toán hiện hành của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 73)
Bảng 2.11. Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn của - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
Bảng 2.11. Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn của (Trang 75)
Bảng 2.12. Phân tích khả năng sinh lời của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
Bảng 2.12. Phân tích khả năng sinh lời của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt - CN Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2022 (Trang 77)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w