1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kiên giang

103 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân
Tác giả Nguyễn Phúc Hậu
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Phi Sơn
Trường học Trường Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Năm xuất bản 2019
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 239,91 KB

Nội dung

Tài trợ rủi ro tín dụng...33 1.3.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN...34 1.4.KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NGÂ

Trang 1

NGUYỄN PHÚC HẬU

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

CHI NHÁNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN PHI SƠN

ĐÀ NẴNG, 2019

Trang 2

Trong quá trình học tập, nghiên cứu được sự hướng dẫn, giúp đỡ tậntình của Quý Thầy Cô, bạn bè, đồng nghiệp tôi đã hoàn thành chương trìnhhọc tập và nghiên cứu hoàn chỉnh luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu, thầy côtrường Đại học Duy Tân đã tạo mọi điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Phi Sơn đã hết

lòng giúp đỡ, dành rất nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn giúp tôi hoànthành tốt luận văn này

Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo và quý anh chị tạiBIDV Kiên Giang đã cung cấp và tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát để

có dữ liệu hoàn thành luận văn

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Phúc Hậu

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sựhướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Phi Sơn.

Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từngđược ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác và có nguồn gốc

rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Phúc Hậu

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu luận văn 3

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 7

1.1.1 Tín dụng và rủi ro tín dụng 7

1.1.2 Quản trị rủi ro tín dụng 17

1.2.NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY 18

1.2.1 Nhận diện rủi ro 19

1.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng 21

1.2.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng 31

1.2.4 Tài trợ rủi ro tín dụng 33

1.3.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 34

1.4.KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI BIDV CHI NHÁNH KIÊN GIANG 41

Trang 5

2.1.2 Giới thiệu về BIDV Kiên Giang 43

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 47

2.2.1 Kết quả hoạt động tín dụng KHCN 47

2.2.2 Công tác nhận diện rủi ro 49

2.2.3 Đo lường rủi ro 53

2.2.4 Kiểm soát rủi ro tín dụng 56

2.2.5 Tài trợ rủi ro tín dụng 62

2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI BIDV KIÊN GIANG 66

2.3.1 Mặt đạt được 66

2.3.2 Mặt hạn chế 67

2.3.3 Nguyên nhân hạn chế 68

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI BIDV KIÊN GIANG 70

3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 70

3.1.1 Phương hướng phát triển BIDV Chi nhánh Kiên Giang trong thời gian tới 70

3.1.2 Mục tiêu phát triển tín dụng khách hàng cá nhân 71

3.2 GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 73

3.2.1 Hoàn thiện công tác nhận dạng rủi ro 73

3.2.2 Hoàn thiện công tác đo lường rủi ro 77

3.2.3 Tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng 78

3.2.4 Hoàn thiện công tác tài trợ rủi ro 83

Trang 6

KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

Trang 7

Từ viết tắt Nghĩa

BIDV Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển

Việt NamBIDV Kiên Giang Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển

Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang

Nam

Trang 8

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ

Bảng 2.3 Cơ cấu dư nợ KHCN theo thời gian

Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ KHCN theo mục đích vay

Bảng 2.5 Tỷ lệ nợ xấu KHCN

Bảng 2.6 Bảng đánh giá chấm điểm khách hàng

Bảng 2.7 Kết quả xếp hạng khách hàng

Bảng 2.8 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khách hàng cá nhâncủa BIDV Chi nhánh Kiên Giang

Bảng 3.1 Nguồn rủi ro do môi trường kinh doanh

Bảng 3.2 Nguồn rủi ro về khách hàng

Bảng 3.3 Nguồn rủi ro Ngân hàng

Bảng 3.4 Xếp hạng TSĐB

Trang 9

Hình 1.1 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức BIDV Chi nhánh Kiên Giang

Hình 2.2 Biểu đồ doanh thu, chi phí lợi nhuận của BIDV – Chi nhánh KiênGiang

Hình 2.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng của BIDV Chi nhánh KiênGiang

Hình 2.4 Quy trình tín dụng của ngân hàng BIDV Chi nhánh Kiên GiangHình 2.5 Tỷ lệ trích lập dự phòng các nhóm nợ năm 2018

Hình 3.1 Quy trình xử lý các khoản vay có dấu hiệu bất thường; xử lý cáckhoản nợ quá hạn và nợ xấu của BIDV Kiên Giang

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam thì hoạtđộng tín dụng là nghiệp vụ nền tảng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thunhập (khoảng 60 - 80% trong danh mục tài sản có), tạo thu nhập từ lãi lớnnhất, nhưng cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn những rủi ro lớn cho cácngân hàng thương mại Mặt khác, trong điều kiện ở nước ta hiện nay cũngnhư trong thời gian tới, nguồn vốn tín dụng ngân hàng thương mại là nguồnvốn quan trọng, đóng vai trò chủ lực của các doanh nghiệp và toàn bộ nềnkinh tế nói chung

Hiện nay ở nước ta, thị trường vốn chưa phải là kênh phân bổ vốn mộtcách hiệu quả cho nền kinh tế do đó vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinhdoanh của nền kinh tế phải dựa vào nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngânhàng Các ngân hàng thương mại với những lợi thế về mạng lưới hiện có, đốitượng khách hàng ở đó không chỉ là các công ty, doanh nghiệp mà còn là tưnhân, hộ cá thể Một mặt họ là những người có quan hệ tín dụng với ngânhàng, mặt khác họ là người gửi tiền tiết kiệm đáp ứng yêu cầu huy động vốncủa các ngân hàng, chính vì thế mà các ngân hàng thương mại trở thành kênhcung ứng vốn hữu hiệu cho nền kinh tế và xã hội ở Việt Nam

Quá trình đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam đã và đang khẳng định vị trívai trò của các ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư

và Phát triển Việt Nam (BIDV) là đơn vị cung cấp vốn tín dụng đáp ứng cho

sự nghiệp phát triển kinh tế yêu cầu vốn cho quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế của đất nước Thông qua hoạt động huy động vốn và cho vay, ngânhàng gián tiếp kích thích tiết kiệm và đẩy mạnh đầu tư của dân cư và cácthành phần kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế cho đất nước

Trang 11

Tại BIDV Chi nhánh Kiên Giang, đối tượng khách hàng rất đa dạngthuộc tất cả các thành phần kinh tế nên thị trường tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi

ro, hiệu quả đạt được là không tương xứng với mức độ rủi ro thực tế đã vàtiếp tục là nguyên nhân tạo ra nguy cơ đe dọa an toàn hoạt động tín dụngtrong ngân hàng Đặc biệt là hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân,hiện nay tỷ lệ cho vay đối với khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng 38% trongtổng dư nợ của BIDV Kiên Giang, trong khi đó điều kiện các kỹ thuật phòngngừa, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh Kiên Giang cònrất hạn chế

Xuất phát từ những nội dung nêu trên, qua thực tiễn công tác và nghiêncứu thực trạng hoạt động kinh doanh tại BIDV Chi nhánh Kiên Giang tác giả

chọn nội dung “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến quản trị rủi ro tíndụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, công tác quản trị rủi ro tíndụng của khách hàng cá nhân giai đoạn 2016 - 2018

Xác định những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế củacông tác quản trị tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tạiBIDV Chi nhánh Kiên Giang

Đề xuất giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi rotín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Kiên Giang

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tương nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản trị rủỉ ro tín dụngtrong cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Kiên Giang

Trang 12

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Nghiên cứu này thực hiện với những khách hàng cá

nhân đang vay vốn tại BIDV Chi nhánh Kiên Giang

Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 2016-2018.

Luận văn tập trung phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay kháchhàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Kiên Giang Rủi ro tín dụng đề cập trongluận văn là những rủi ro trong việc cấp tín dụng, bao gồm nghiệp vụ cho vay

và nghiệp vụ bảo lãnh Các nghiệp vụ như cho thuê tài chính, chiết khấu vàcác nghiệp vụ khác không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài

4 Phương pháp nghiên cứu

Căn cứ vào cơ sở lý thuyết, công trình nghiên cứu trước đây và các qui

định, đề tài được thực hiện theo các phương pháp định tính như: thống kê mô

tả, phân tích và so sánh dựa trên những dữ liệu thứ cấp thu thập được từ

BIDV Chi nhánh Kiên Giang Cụ thể:

- Thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế về hoạt động tín dụng trong hoạtđộng cho vay đối với khác hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Kiên Giang

- Sử dụng các phương pháp thống kê đối chiếu, so sánh để phân tích,đánh giá hoạt động tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tạiBIDV Chi nhánh Kiên Giang

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu ra luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Lý luận chung về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngânhàng thương mại

Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vaykhách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Kiên Giang

Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụngtrong cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Kiên Giang

Trang 13

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Luận văn Thạc sỹ “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại

ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”, năm 2008, của tác giả Trần Tiến

Chương, nêu được các vấn đề cơ bản và rủi ro tín dụng như: khái niệm, phânloại, đặc điểm của rủi ro tín dụng, những căn cứ xác định mức rủi ro tín dụng,hậu quả và nguyên nhân của rủi ro tín dụng Bên cạnh đó, luận văn cũng nêuđược nội dung của quản trị rủi ro tín dụng như sự cần thiết của quản trị rủi rotín dụng, nhiệm vụ của quản trị rủi ro và đo lường rủi ro tín dụng nhưng chưanêu ra những nhân tố tác động đến công tác quản trị rủi ro tín dụng Khi đánhgiá thực trạng rủi ro tín dạng và quản trị rủi ro tín dụng, tác giả của đề tài đãphân tích khá sâu sắc những thực trạng tại ngân hàng và nêu rất chi tiếtnhững hạn chế, tồn tại cần khắc phục tại ngân hàng Khi đưa ra các giải phápnhằm quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, tác giả đã dựa trên những tồn tại đểđưa ra những giải pháp khắc phục hiệu quả Tuy nhiên, luận văn vẫn cònnhiều hạn chế như: tác giả chưa đề cập đến các nguyên nhân khách quan khácnhư môi trường chính trị, môi trường pháp lý, các nguyên nhân chủ quanthuộc về ngân hàng như bộ máy quản lý rủi ro, đạo đức nghề nghiệp, nănglực quản lý,…

Luận văn Thạc sỹ, “Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại

Vietcombank Chi nhánh Nam Sài Gòn”, năm 2010, tác giả Ngô Thị Thanh

Trà đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng Vietcombank – Chinhánh Nam Sài Gòn, tác giả tổng hợp và đánh giá rất sâu về hoạt động kinhdoanh của chi nhánh ngân hàng, tuy vậy, khi đánh giá thực trang rủi ro tíndụng tại ngân hàng này, tác giả không phân tích được chi tiết thực trạng rủi

ro mà chủ yếu nêu số liệu, cụ thể trường hợp liên quan đến thực trạng nợ quáhạn tại chi nhánh Nam Sài Gòn, tác giả chỉ nêu nợ quá hạn trong giai đoạn

2005 – 2009 mà không phân tích sâu hơn về nguyên nhân Mặc dù luận văn

Trang 14

có chỉ ra các công cụ ngăn ngừa rủi ro tín dụng nhưng nội dung khá chungchung, viện dẫn cụ thể, khi tác giả nêu công cụ ngăn ngừa rủi ro tín dụng làthành lập Hội đồng tín dụng cơ sở, tác giả chỉ nêu ra hội đồng này thực hiệntheo quy định về thẩm quyền phê duyệt tín dụng trong từng thời kỳ của ngânhàng, nội dung này chưa làm nổi bật được việc lập hội đồng này bao gồmnhững thành phần nào, cơ chế hoạt động ra sao, chức năng cụ thể như thếnào,… và có tác động tích cực như thế nào đối với công tác hạn chế rủi ro tíndụng tại ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Nam Sài Gòn Chính vì vậyviệc nêu thực trạng tín dụng của tác giả luận văn chưa thực sự rõ nét đánh giáđược các tác dụng của công cụ quản lý rủi ro tín dụng mà ngân hàng đang sửdụng nên đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro, tác giả vẫn nêu ra được nhữnggiải pháp mang tính cốt lõi nhất, mang tính thực tiễn để thực hiện bằng hànhđộng, phương pháp cụ thể nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, các giải pháp tác giảđưa ra mang tính lý thuyết nhiều hơn.

Luận văn Thạc sĩ với đề tài “Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại

Agribank Chi nhánh Đồng Tháp”, năm 2011, tác giả Lê Thị Như Ý đã phân

tích các số liệu cụ thể của Agribank Chi nhánh Đồng Tháp, nhất là việc tácgiả công tác và tham gia trực tiếp vào công việc liên quan đến tín dụng, tácgiả đã chỉ ra khá chi tiết những đặc điểm ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng vànêu nổi bật được thực trạng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Đồng Tháptrong giai đoạn 2006 đến 2010, nêu lên được những điểm mạnh và điểm yếu

về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Đồng Tháp

Trong Luận văn Thạc sĩ “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đông

Á Chi nhánh Nha Trang”, năm 2013, tác giả Phạm Thị Thu Hiền Khi đánh

giá về thực trạng tín dụng, tác giả luận văn đã chỉ ra khá chi tiết những đặcđiểm ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và nêu nổi bật được thực trạng tín dụngtại Ngân hàng Đông Á trong giai đoạn 2009 đến 2012 Về phần giải pháp, tác

Trang 15

giả đưa ra nhiều giải pháp chuyên sâu để hạn chế rủi ro tín dụng một cáchhiệu quả nhất, tuy nhiên các giải pháp chỉ mang tính tổng quát, chưa nói đếnyếu tố vùng miền, ngành nghề tác động đến rủi ro tại Ngân hàng Đông Á, dovậy, khi kiến nghị đối với Hội sở ngân hàng, tác giả chưa đề cập đến.

Tác giả Nguyễn Hoàng Bích Trâm ,2014 “Kiểm định rủi ro tín dụng

cho các NHTM niêm yết tại Việt Nam”, số 14, Tạp chí phát triển và hội nhập.

Trong nghiên cứu này tác giả đã ứng dụng phương pháp thử sức căng(StressTest) để xem xét tác động vĩ mô lên rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Namhiện nay Kết quả cho thấy mối tưởng quan giữa tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởngGDP với độ trễ hai quý Bên cạnh việc sử dụng Credit Var để tính toán khảnăng vỡ nợ của khu vực NHTM và nhận thấy rằng các NHTM không thể hấpthụ được khoản tổn thất tín dụng dưới các kịch bản vĩ mô bất lợi Điều này cóthể đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính Những ước lượng này cũng rấthữu ích cho ngân hàng trong việc xác định rủi ro tín dụng và tính toán tỷ số

an toàn tối thiểu cần thiết khi trường hợp xấu có thể xảy ra

Qua các nghiên cứu trên cho thấy hiện nay việc xem xét một cách tổngthể và xác định những nguyên nhân gây rủi ro tín dụng và biện pháp hạn chếrủi ro tín dụng là hết sức quan trọng và có giá trị Theo tìm hiểu, hiện naychưa có nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cánhân tại ngân hàng thương mại cổ phần BIDV chi nhánh Kiên Giang tronggiai đoạn 2016-2018 Do vậy, quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhântại BIDV trong khoảng thời gian này vô cùng tcần thiết Điều này giúp chonhững giải pháp đề ra mang tính thực tiễn, kịp thời và khách quan hơn nhằmnâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, bên cạnh đó có thể hỗ trợ cho cácnhà quản lý, các nhà hoạch định chính chính sách, các nhà quản trị ngân hàng

và các nhà đầu tư trong việc ra quyết định

Trang 16

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN

DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN

1.1.1 Tín dụng và rủi ro tín dụng

1.1.1.1 Tín dụng

 Khái niệm

Tín dụng ngân hàng là một khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ kinh tế

giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay.Trong đó bên cho vay chuyển giao cho bên đi vay sử dụng một lượng giá trị(thường dưới hình thái tiền) trong một thời gian nhất định theo những điềukiện mà hai bên đã thoả thuận (thời gian, phương thức thanh toán lãi-gốc, thếchấp ) [6]

Qua đó ta thấy: Tín dụng là sự cung cấp một lượng giá trị dựa trên cơ

sở lòng tin người cho vay tin tưởng người đi vay sử dụng vốn vay có hiệu quảsau một thời gian nhất định và do đó có khả năng trả được nợ Với ngân hàng,

để có thể tin được vào khách hàng, ngân hàng luôn thẩm định đánh giá kháchhàng trước khi cho vay Nếu khâu này thực hiện một cách khách quan, chínhxác thì việc cho vay của ngân hàng gặp ít rủi ro và ngược lại

Tín dụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn Đặc trưngnày của tín dụng xuất phát từ tính chuyển nhượng tạm thời Để đảm bảo thu

Trang 17

hồi nợ đúng hạn, ngân hàng xác định thời hạn cho vay dựa vào quá trình luânchuyển vốn của khách hàng và tính chất vốn của ngân hàng Nếu ngân hàngđịnh kỳ hạn nợ một cách phù hợp với khách hàng thì khả năng trả nợ đúnghạn cao và ngược lại.

Tín dụng dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi Sở dĩ như vậy là

vì vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu là huy động từ bên ngoài, vốn chủ

sở hữu ít khi được sử dụng để sản xuất kinh doanh mà được sử dụng chủ yếu

để đầu tư vào tài sản cố định Chính vì vậy, sau một thời gian nhất định ngânhàng phải trả lại cho người gửi ngân hàng Mặt khác ngân hàng cần phải cónguồn để bù đắp chi phí như trả lương, khấu hao… Do đó, người vay ngoàiviệc trả gốc còn phải trả cho ngân hàng một khoản lãi Đó là nguồn thu nhậpchính của ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng tồn tại và phát triển [7]

Khi cho vay, cái mà ngân hàng thu được là lợi nhuận sau khi đã trừ đitất cả các khoản phí Đồng thời đi kèm với lợi nhuận dự kiến có rủi ro Rủi rotín dụng sẽ xảy ra khi khách hàng không thực hiện đầy đủ những cam kếttrong hợp đồng tín dụng (Không trả đúng hạn hoặc không trả) Ngân hàngluôn phải xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro để định ra một mức lãisuất phù hợp Rõ ràng, với một dự án có độ rủi ro cao hơn thì chi phí nợ củadoanh nghiệp đó phải cao hơn và ngược lại

 Tín dụng cá nhân

Tín dụng cá nhân có thể hiểu là một hình thức cấp tín dụng, theo đóngân hàng giao cho đối tượng khách hàng cá nhân một khoản tiền để sử dụngvào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận, với nguyên tắc hoàn trả

cả gốc và lãi [14]

Tín dụng cá nhân là một bộ phận của tín dụng ngân hàng, do đó tín dụng

cá nhân cũng mang những đặc điểm cơ bản của tín dụng ngân hàng, đó là:

Thứ nhất: Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng có tính tạm thời Thời

Trang 18

gian chuyển nhượng là kết quả của sự thỏa thuận giữa người đi vay và ngườicho vay Thực chất của sự chuyển nhương này là chuyển nhượng tạm thờiquyền sử dụng chứ không chuyển nhượng quyền sở hữu.

Thứ hai: Tính hoàn trả Lượng vốn được chuyển nhượng phải được

hoàn trả vào một ngày xác định bao gồm cả gốc và lãi Lãi là phần dôi rathêm so với lượng giá trị ban đầu và đó là giá trả cho quyền sử dụng vốn tạmthời Nói cách khác, nó là giá trả cho sự hy sinh quyền sử dụng vốn hiện tạicủa người sở hữu vì thế nó phải đủ hấp dẫn để người sở hữu có thể sẵn sàng

hy sinh quyền sử dụng đó

Thứ ba: Quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở có sự tin tưởng giữa người đi

vay và người cho vay Có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan

hệ tín dụng Người cho vay tin tưởng rằng vốn sẽ được hoàn trả đầy đủ khiđến hạn Người đi vay cũng tin tưởng vào khả năng phát huy hiệu quả củavốn vay Sự gặp gỡ giữa người đi vay và người cho vay về điểm này sẽ làđiều kiện hình thành quan hệ tín dụng Cơ sở của sự tin tưởng này có thể do

uy tín của người đi vay, do giá trị tài sản thế chấp và do sự bảo lãnh của bênthứ ba

Ngoài những đặc điểm chung như trên, tín dụng cá nhân còn mangnhững đặc điểm riêng sau đây:

- Quy mô của từng khoản vay cá nhân không lớn, hồ sơ vay vốn khôngphức tạp

- Tư cách khách hàng vay là một yếu tố khó xác định song lại rất quantrọng, quyết định khả năng hoàn trả nợ vay

- Tín dụng cá nhân có rủi ro cao vì trong quá trình thẩm định cho vay,ngân hàng có ít thông tin mang tính định lượng để làm cơ sở ra quyết định.Những yếu tố quan trọng có tính quyết định đến khả năng hoàn trả nợ vaycủa khách hàng cá nhân phần nhiều mang tính định tính và khó xác định, ví

Trang 19

dụ như: tư cách khách hàng, khả năng tài chính,…

- Tín dụng cá nhân có chi phí cao vì quy mô của từng khoản vay khônglớn, số tiền cho vay nhỏ, trong khi số lượng các khoản vay nhiều khiến chochi phí hành chính, chi phí quản lý tín dụng lớn

 Phân loại tín dụng cá nhân

- Phân loại tín dụng cá nhân căn cứ theo mục đích

Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tài trợ cho mục đích chi tiêu cá nhân,

hộ gia đình Các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúpngười tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như nhà ở,phương tiện, vận chuyển, xây dựng.[14]

Tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh: là hình thức tín dụng đượccung cấp để tài trợ các nhu cầu bổ sung vốn lưu động thiếu hụt trong quátrình sản xuất kinh doanh, thanh toán tiền vật tư nguyên liệu, hàng hóa vàcác chi phí sản xuất kinh doanh cần thiết; hoặc mở rộng quy mô sản xuấtkinh doanh, mua sắm máy móc thiết bị, phuơng tiện vận chuyển,… của các

hộ kinh doanh cá thể

- Phân loại tín dụng cá nhân căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ

Tín dụng trực tiếp: Tín dụng trực tiếp là các khoản cho vay trong đóngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ

từ người này Tín dụng trực tiếp có một số ưu điểm như: ngân hàng tận dụngđược sở trường của nhân viên tín dụng - là người được đào tạo bài bản, cóchuyên môn, kiến thức nghiệp vụ nên các quyết định tín dụng trực tiếp củangân hàng thường có chất lượng cao hơn so với tín dụng gián tiếp Ngoài ra,các nhân viên tín dụng ngân hàng có xu hướng chú trọng đến việc tạo ra cáckhoản vay có chất lượng tốt trong khi nhân viên của các công ty bán lẻthường chú trọng đến việc bán được nhiều hàng

Tín dụng gián tiếp: Tín dụng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó

Trang 20

ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịuhàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng Tín dụng gián tiếp có một số ưuđiểm đó là: cho phép ngân hàng nhanh chóng tăng doanh số cho vay cá nhân

và giảm chi phí cho vay, đây cũng là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệvới khách hàng và các hoạt động ngân hàng khác, trong trường hợp có quan

hệ với những công ty bán lẻ tốt thì tín dụng gián tiếp an toàn hơn tín dụngtrực tiếp

- Phân loại tín dụng cá nhân căn cứ vào phương thức hoàn trả

Cho vay trả góp: là hình thức người đi vay trả nợ cho ngân hàng (gồm

cả gốc và lãi) thành nhiều lần theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạncho vay mà bên vay và ngân hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

Cho vay phi trả góp: là hình thức người đi vay thanh toán cho ngân

hàng chỉ một lần khi đến hạn Với hình thức này thường là các khoản vay cógiá trị nhỏ và thời gian vay ngắn

Cho vay thấu chi: là các khoản tín dụng trong đó ngân hàng cho phép

khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc thấu chi trên tài khoản vãng lai củakhách hàng

- Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như

thế chấp, cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của người thứ 3 Sự bảo đảm này làcăn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thu thứ 2, bổ sung chonguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn

Cho vay không bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp,

cầm cố hoặc sự bảo lãnh của nguời thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uytín của bản thân khách hàng Đối với những khách hàng tốt, có khả năng tàichính cao và lành mạnh thì ngân hàng có thể sử dụng hình thức cho vay này.[14]

Trang 21

1.1.1.2 Rủi ro tín dụng

 Khái niệm

Theo uỷ ban Basel (thuộc Ngân hàng Thanh toán quốc tế) thì: rủi ro tíndụng là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện đượccác nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã cam kết Rủi ro thất thoátđối với một ngân hàng là sự vỡ nợ của người giao ước trong hợp đồng, trong

đó sự vỡ nợ được xác định là bất kỳ sự vi phạm nghiêm trọng nào đối vớinghĩa vụ hợp đồng khi hoàn trả nợ và lãi

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì: rủi ro tín dụng trong hoạtđộng ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạtđộng ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc

không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết [11]

“RRTD là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánhngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khảnăng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”

(Theo Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN).[7]

Rủi ro tín dụng ngân hàng là một yếu tố gắn liền với hoạt động của

ngân hàng và buộc ngân hàng phải nghĩ đến việc trích lập một khoản dựphòng để bù đắp khi có rủi ro xẩy ra Thường rủi ro tín dụng ngân hàng đượcdiễn tả bằng số nợ quá hạn trong tổng số dư nợ của ngân hàng: nợ quá hạn/

tổng dư nợ

 Đặc điểm rủi ro tín dụng

Rủi do tín dụng ngân hàng mang tính chất gián tiếp

Đặc điểm này xuất phát từ nguyên nhân là trong quan hệ tín dụng,ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng trong một thờigian nhất định nên những thiệt hại, thất thoát về vốn xảy ra trước hết là trong

Trang 22

quá trình sử dụng vốn của khách hàng Biểu hiện rõ ràng của đặc điểm này làtrong thực tế, ngân hàng thường là biết sau cũng như không đầy đủ và chínhxác những khó khăn, thất bại trong hoạt động kinh doanh của của khách hàng

có thể gây ra rủi ro tín dụng

Xuất phát từ đặc điểm này, biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tíndụng muốn hiệu quả cần tập trung nghiên cứu các thông tin về khách hàng,thiết lập hệ thống thông tin theo dõi dấu hiệu rủi ro, xây dựng và đảm bảomối quan hệ mimh bạch giữa cán bộ tín dụng và khách hàng vay vốn

Rủi do tín dụng ngân hàng có tính chất đa dạng và phức tạp

Đây là đặc điểm tất yếu của rủi ro tín dụng do đặc trưng ngân hàng làtrung gian tài chính kinh doanh tiền tệ Đặc điểm này cũng là hệ quả của đặcđiểm thứ nhất vì mối liên hệ gián tiếp với rủi ro tín dụng khiến sự đa dạng vàphức tạp của rủi ro tín dụng ngân hàng càng thể hiện rõ hơn

Nhận thức và vận dụng quan điểm này, khi thực hiện phòng ngừa rủi

ro cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, không chủ quan với bất cứ một dấuhiệu rủi ro nào để đưa ra biện pháp cho phù hợp

Rủi do tín dụng ngân hàng có tính tất yếu vì nó luôn luôn gắn liền với

sự vận động của nền kinh tế thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất kinh doanh không thể biếttrước được thị trường sẽ tiêu thụ sản phẩm của họ với số lượng là bao nhiêu

và giá cả như thế nào, vì vậy chỉ khi họ sản xuất xong và đưa sản phẩm vàothị trường tiêu thụ họ mới biết họ thành công hay thất bại Nếu thành công họ

sẽ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, nếu thất bại việc trả nợ sẽ khó khăn và gâyrủi ro cho ngân hàng cho vay Do đó ngân hàng cần chủ động có các biệnpháp tích hợp xử lý vấn đề thông tin không cân xứng để đối phó với rủi ro

 Phân loại rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng ngân hàng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có

Trang 23

một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Các nguyên nhân dẫn đến khách hàng vay vốn không trả được nợ chongân hàng có thể chia làm hai nhóm nguyên nhân:

Nguyên nhân khách quan: là những tác động ngoài ý chí của khách

hàng như: do thiên tai, hoả hoạn, do sự thay đổi của các chính sách quản lýkinh tế, điều chỉnh quy hoạch ngành, vùng, do sự thay đổi trong hành langpháp lý, do sự biến động của thị trường trong và ngoài nước, do quan hệ cungcầu hàng hoá thay đổi

Nguyên nhân chủ quan: là nguyên nhân xuất phát từ nội tại khách

hàng Khách hàng có thể đem lại rủi ro cho ngân hàng khi:

- Vốn tự có tham gia vào sản xuất kinh doanh thấp hơn so với nhu cầu

về vốn kinh doanh Trong tình huống này, buộc khách hàng phải đi huy độngvốn Nếu ngân hàng đáp ứng được phần vốn còn thiếu hụt này của kháchhàng thì nguy cơ tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng sẽ tăng cao Lý do là cáckhách hàng có xu hướng lao vào các hoạt động kinh doanh mạo hiểm hyvọng tìm kiếm lợi nhuận cao, bởi hầu hết vốn kinh doanh không phải là của

họ, và điều này đồng nghĩa với việc hầu hết mọi gánh nặng rủi ro trong canhbạc mạo hiểm này được dồn hết vào vai các ngân hàng

- Năng lực điều hành của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp còn hạn chế,thiếu thông tin thị trường, và thông tin về các đối tác làm ảnh hưởng đến kếhoạch sản xuất kinh doanh Một khi điều này xảy ra sẽ khiến các ngân hàngphải đối mặt với nguy cơ rủi ro cao khi cho các khách hàng này vay

- Công nghệ sản xuất kinh doanh lạc hậu, sản phẩm sản xuất ra không cótính cạnh tranh cao, điều này khiến hoạt động kinh doanh của khách hàng gặpnhiều khó khăn Điều đó sẽ khiến ngân hàng phải đối mặt với rủi ro trong chovay

Trang 24

- Đặc biệt khách hàng thiếu thiện chí trả nợ vay ngân hàng, khiến chongân hàng gặp khó khăn trong thu hồi nợ vay Đây chính là loại rủi ro xuấtphát từ đạo đức của người đi vay.

- Các nguyên nhân này ngân hàng có thể xác định được thông qua quátrình thẩm định, tìm hiểu, nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh cả trước,trong và sau, tìm hiểu mục đích tiền vay và hiệu quả của phương án cho vaycủa các đối tượng vay

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Nguyên nhân chủ quan: Ngân hàng không chấp hành nghiêm túc chế

độ tín dụng và điều kiện cho vay, chính sách và quy trình cho vay chưa chặtchẽ, chưa có quy trình quản trị rủi ro hữu hiệu, chưa chú trọng đến phân tíchkhách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng để tính toán điều kiện cho vay và khảnăng trả nợ khách hàng vay Đối với cho vay doanh nghiệp nhỏ và cá nhân,việc cho vay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm mà chưa áp dụng các công cụchấm điểm tín dụng

Kỹ thuật cấp tín dụng còn hạn chế, chưa đa dạng, việc xác định hạnmức tín dụng cho khách hàng còn quá đơn giản, thời hạn chưa phù hợp, chủyếu là tín dụng trực tiếp, sản phẩm tín dụng chưa đa dạng

Thiếu thông tin về khách hàng vay, thiếu thông tin tín dụng tin cậy, kịpthời chính xác để xem xét phân tích tín dụng trước khi cấp tín dụng

Năng lực và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng chưa đủtầm và vấn đề quản lý sử dụng đội ngũ cán bộ ngân hàng chưa thoả đáng

Hơn nữa chính sự đầu tư phát triển không đồng bộ giữa các khâu, các

bộ phận trong bản thân ngân hàng cũng là nguyên nhân rủi ro tiềm ẩn rất lớn

Sự phát triển khập khiễng, không đồng bộ giữa hoạt động tín dụng và các sảnphẩm dịch vụ đi kèm, chính điều này làm cho ngân hàng không nắm đượctình hình hoạt động cũng như luồng tiền của khách hàng vay, không kịp thờiphát hiện rủi ro, cũng như không đưa ra các giải pháp kịp thời để xử lý khi

Trang 25

rủi ro xảy ra.

- Nguyên nhân khách quan: do các quy định của pháp luật về quản trị tín

dụng về khía cạnh: việc minh bạch thông tin, việc công bố thông tin tàichính, vấn đề kiểm toán, cũng như vấn đề quản lý thu nhập của người dân làmột trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng ngânhàng ngoài khả năng kiểm soát của ngân hàng Ngoài các nguyên nhân nóitrên còn có những nguyên nhân khách quan khác từ phía các cơ quan quản lýNhà nước trong việc giám sát cũng như tạo ra sự minh bạch trong thị trườngtài chính, nhất là sự cung cấp kip thời các thông tin kinh tế xã hội, cũng như

do điều kiện lịch sử của đất nước, điều kiện kinh tế, trình độ kỹ thuật và mức

độ đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạtđộng tín dụng cũng như làm gia tăng mức độ rủi ro trong lĩnh vực tín dụngngân hàng

Nguyên nhân từ phía môi trường kinh doanh

Môi trường kinh tế tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của cácngân hàng Khi nền kinh tế đang tăng trưởng ổn định thì các doanh nghiệplàm ăn có hiệu quả và sẽ có nhiều khả năng trả nợ cho ngân hàng Ngược lại,khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định khiến các doanhnghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, sản xuất bị đình trệ, sức mua bịgiảm sút, hàng hoá bị ứ đọng Điều này tất yếu ảnh hưởng đến khả năng trả

nợ các khoản vay của ngân hàng

Trong các lý thuyết kinh tế, để giải quyết một vấn đề nào đó thì trongcác mô hình kinh tế người ta thường giả định là thông tin hoàn hảo Tuynhiên, trong thực tế thì thông tin hoàn hảo là hầu như không tồn tại, màthường là thông tin bất cân xứng Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bênđối tác nắm giữ thông tin còn bên khác thì không biết đích thực về thông tin

ở một mức độ nào đó Thông tin bất cân xứng cũng là một nguyên nhânkhông nhỏ trong rủi ro tín dụng ngân hàng Hoạt động tín dụng của ngân

Trang 26

hàng là chuyển vốn từ người gửi tiền sang người vay tiền, toàn bộ các giaodịch này được suôn sẻ nếu các bên tham gia có những thông tin và hiểu biếtđầy đủ về nhau Song thực tế một bên thường không biết hết những thông tincần thiết của phía bên kia Việc thiếu thông tin trong các giao dịch sẽ đưa đến

sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức Thông tin bất cân xướng trên thịtrường tài chính khiến ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ rủi ro cao

1.1.2 Quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng là một quá trình ngân hàng tác động đến hoạtđộng tín dụng thông qua bộ máy với các công cụ thích hợp để phòng ngừa,cảnh báo, đưa ra các biện pháp cần thiết để hạn chế đến mức tối đa tổn thất

do việc không thu hồi được nợ.[6]

Như vậy, ngân hàng luôn phải tổ chức ra các thiết chế, bộ máy để vậnhành với những phương pháp và các chính sách, công cụ thích hợp Cấp quảntrị cao nhất có trách nhiệm hoạch định chiến lược và chính sách, trong đóphải xác định được mối tương quan giữa lợi nhuận kỳ vọng và mức rủi rotương ứng Bộ máy giúp việc phải triển khai các chính sách cụ thể và các thủtục cần thiết để nhận diện, đo lường, giám sát và kiểm soát được rủi ro tíndụng Cả bộ máy quản trị được gắn kết với nhau thông qua hệ thống thông tinquản lý được tổ chức thông suốt và hiệu quả

Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng bao gồm:

- Thứ nhất, quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng tốt góp phần giảm thiểuchi phí hoạt động, giảm tổn thất cho chính bản thân ngân hàng

Do phần lớn thu nhập của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, trongkhi đó rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và thường xuyên trong hoạt động tíndụng Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng tốt, có hiệu quả là mục tiêu là sự sốngcòn của các ngân hàng

Chi phí cho việc trích lập, dự phòng và xử lý các khoản rủi ro tín dụng

là rất lớn Theo quy đinh của Quyết định số 493/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005

Trang 27

yêu cầu các ngân hàng phải trích lập đủ dự phòng cho các khoản rủi ro, điềunày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng [11]

- Thứ hai, quản trị rủi ro tốt góp phần tạo điều kiện làm lạnh mạnh tìnhhình tài chính, ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng, cũng như giatăng năng lực tài chính của các ngân hàng trong quá trình thực hiện các camkết về việc gia nhập WTO trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cũng như đápứng được các yêu cầu của đề án tái cơ cấu các NHTMNN mà đã được NHNN

đề ra trong giai đoạn 2001-2010, cũng như đẩy nhanh quá trình cổ phần hoácác NHTMNN

- Thứ ba, quản trị rủi ro tốt góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hộicủa đất nước, khu vực Thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế ổn định vàbền vững, tạo lòng tin vững chắc từ công chúng và khách hàng của các ngânhàng cũng như tạo niềm tin và gia tăng mức độ tín nhiệm đối với cộng đồng,các tổ chức Quốc tế

1.2 NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY

Hình 1.1 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

1.2.1 Nhận diện rủi ro

Trang 28

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục, có hệ thống nhằm theodõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống

kê các dạng rủi ro, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro trong từng thời kỳ và

dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra rủi ro tín dụng

Các phương pháp nhận dạng rủi ro

- Phân tích các thông tin tài chính, phi tài chính

Ngay từ khâu nhận hồ sơ đề nghị vay vốn, CBTD thực hiện việc thẩmđịnh các điều kiện vay vốn như: các thông tin tài chính và thông tin phi tàichính

Các thông tin phi tài chính như: trình độ quản lý và môi trường nội bộ,quan hệ với ngân hàng (đối với KH cũ), các nhân tố bên ngoài và các đặcđiểm hoạt động khác

Ngoài các yếu tố phi tài chính, ngân hàng còn sử dụng các chỉ tiêu tàichính để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng Đây là việc phân tích hiệntrạng tài chính, khái quát khả năng quản trị vốn và các hoạt động kinh doanhqua số liệu trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm Một

số chỉ tiêu phân tích tài chính thường áp dụng là: nhóm chỉ tiêu thanh khoản;nhóm chỉ tiêu hoạt động; nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ; nhóm chỉ tiêu doanh lợi,

… Tùy theo từng loại hình cho vay mà ngân hàng quan tâm đến các chỉ sốkhác nhau như cho vay ngắn hạn thì lưu ý đến các chỉ số lýu động, chỉ số vềnợ; cho vay dŕi hạn thì quan tâm đến chỉ số sinh lời, khả năng trả nợ Bêncạnh đó, tùy theo loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp lớn, doanh nghiệpvừa và nhỏ), loại hình kinh doanh (thương mại, sản xuất) để xây dựng nhóm

tỷ số trung bình ngành, từ đó có bước so sánh trong phân tích

Thông qua việc thẩm định các điều kiện có thể đưa ra nhận định banđầu về KH là tốt hay xấu, có đáp ứng được các điều kiện cho vay của NHmình hay không và từ đó đưa ra quyết định là chấp nhận hay từ chối khoản

Trang 29

vay [6]

- Phương pháp thẩm định thực tế

CBTD trực tiếp đi thẩm định thực tế khách hàng để xem xét về côngviệc, cuộc sống, môi trường xung quanh, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng nhưquá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng Từ đó tận mắtchứng kiến, kiểm tra những điều kiện về mục đích sử dụng vốn, nguồn thunhập, giá trị hiện tại của TSĐB mà khách hàng đã cam kết trong hồ sơ vayvốn Nếu phát hiện có sai sót, gian lận thì có thể có những biện pháp hữuhiệu để có thể khắc phục kịp thời

- Phương pháp lập bảng điều tra

Là phương pháp thông qua các câu hỏi về những vấn đề có thể xảy ra,

để từ đó nhận dạng và đánh giá mức độ tác động của từng loại rủi ro

- Phương pháp phân tích số liệu hồ sơ tổn thất trong quá khứ

Với phương pháp này đòi hỏi ngân hàng phải thu thập, phân tích,thống kê, lưu trữ số lượng thông tin lớn trong một thời gian dài, một cách có

hệ thống, khoa học để nhận biết cơ chế và nguồn gốc gây ra rủi ro; nhờ đó cóthể đánh giá đúng các yếu tố rủi ro mà trước đây đã bị xem nhẹ hoặc bỏ qua.Giúp ngân hàng dự báo được xu hướng diễn biến rủi ro trong tương lai thôngqua dữ liệu trong quá khứ

- Phương pháp phân tích lưu đồ

Phương pháp lưu đồ là một phương pháp có thể giúp chúng ta liệt kêtrình tự các bước đối với một quy trình đầu tư tài chính Từ những bước liệt

kê này, chúng ta có thể dễ dàng xác định rủi ro khi thực hiện từng bước, từ đó

để có những biện pháp khắc phục nhất định

Phương pháp này được thực hiện xuyên suốt quy trình tín dụng, từkhâu đầu tiên là tiếp nhận hồ sơ, khâu trung gian như thẩm định, ra quyếtđịnh, giải ngân, theo dõi khoản vay cho đến khâu cuối cùng là thanh lý hợp

Trang 30

đồng Vì rủi ro có thể xảy ra ở bất cứ khâu nào nên việc theo sát quy trình sẽgiúp NH xác định rủi ro xuất hiện và tập trung nhất ở khâu nào để có biệnpháp kiểm soát kịp thời, hiệu quả.

Việc áp dụng các phương pháp cần có sự linh hoạt, sáng tạo, phù hợpvới thực tế để chất lượng công tác nhận dạng rủi ro đạt được hiệu quả caonhất

1.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường xác suất và mức độ thiệt hại có thể xảy ra của các rủi ro đãđược xác định là việc thu thập số liệu và phân tích đánh giá, từ đó xác địnhxác suất và mức độ thiệt hại có thể xảy ra

Vấn đề là sau khi đã nhận dạng những rủi ro thì phải tiến hành đolường rủi ro để xem rủi ro đó tập trung chủ yếu vào những rủi ro nào, loại rủi

ro nào gây ra mức độ tổn thất lớn nhất, loại nào yếu nhất, loại rủi ro nào xuấthiện nhiều nhất, loại rủi ro nào tần số xuất hiện ít để có những biện pháp kiểmsoát phù hợp

Năng lực của người vay: Tùy thuộc vào quy định luật pháp của quốcgia Người vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự

Trang 31

Thu nhập của người vay: Trước hết phải xác định nguồn trả nợ củangười vay như dòng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bánthanh lý tài sản,…Sau đó, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vayvốn thông qua các chỉ số tài chính.

Bảo đảm tiền vay: Là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồntài sản có thể sử dụng để trả nợ vay

Các điều kiện: Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sáchtín dụng theo từng thời kỳ

Kiểm soát: Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp,quy chế hoạt động đến khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngânhàng

Việc sử dụng mô hình 6C tương đối đơn giản, tuy nhiên lại phụ thuộcquá nhiều vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng

dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng

 Mô hình định lượng

Mô hình 1: Mô hình xếp hạng Moody’s và Standard & Poor’s

Rủi ro tín dụng trong cho vay thường được thể hiện bằng việc xếp hạngcác khoản cho vay Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch vụ xếphạng tư nhân trong đó có Moody’s và Standard & Poor’s là những dịch vụ tốtnhất

Đối với Moody xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng đối với Standard &Poor’s thì cao nhất là AAA Việt xếp hạng giảm dần từ Aaa (Moody’s) vàAAA (Standard & Poor’s) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không đượchoàn vốn cao Nhưng thực tế vì phải xem xét mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi

ro và lợi nhuận nên những khoản cho vay tuy được xếp hạng thấp (rủi rokhông hoàn vốn cao) nhưng lại có lợi nhuận cao nên có lúc ngân hàng vẫnchấp nhận đầu từ vào các khoản cho vay này

Trang 32

Mô hình 2: Mô hình điểm số Z

Việc tìm ra một công cụ để phát hiện dấu hiệu báo trước sự phá sản củakhách hàng vay luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhànghiên cứu về rủi ro Có nhiều công cụ đã được phát triện để làm việc này,trong đó chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành côngnhận và sử dụng rộng rãi trên thế giới Chỉ số này được phát minh bởi Giáo sưEdward I.Altman, trường kinh doanh Leonard N.Stern, thuộc Đại học NewYork, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số lượng nhiều công ty khácnhau tại Mỹ và được phát triển độc lập bởi giáo sư Richard Taffer và nhữngnhà nghiên cứu khác Đến nay, hầu hết các nước vẫn còn sử dụng vì nó có độtin cậy khá cao

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5

Chỉ số Z bao gồm 5 yếu tố X1, X2, X3, X4, X5:

X1= Vốn lưu động/Tổng tài sản

X2= Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản

X3= Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản

X4= Giá trị thị trường của Vốn chủ sở hữu/Giá trị sổ sách của tổng nợ X5= Doanh số/Tổng tài sản

Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro đối vớingười đi vay và phụ thuộc vào:

Trị số của các chỉ số tài chính của người vay

Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác xuất vỡ nợcủa người vay trong quá khứ

Trị số Z càng cao, thì xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp.Ngược lại, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp hạng kháchhàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao

Mô hình 3: Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng

Trang 33

Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hìnhđiểm số tín dụng tiêu dùng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tàisản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số tàikhoản cá nhân, thời gian công tác,…

Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng mang tính khách quan hơn, khôngtùy thuộc quá nhiều vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng, rút ngắn thờigian ra quyết định tín dụng Tuy nhiên mô hình không thể tự điều chỉnh mộtcách nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi hàng ngày của nền kinh tế– xã hội

Mô hình 4: Chấm điểm tín dụng và xếp loại tín dụng

Hiệp ước Basel II cho phép ngân hàng lựa chọn giữa “đánh giá tiêuchuẩn” và “xếp loại nội bộ” Về cơ bản có hai công cụ là xếp loại tín dụng(Credit rating) đối với khách hàng doanh nghiệp và chấm điểm tín dụng(Credit scoring) đối với khách hàng cá nhân Về bản chất cả hai công cụ đềudùng để xếp loại tín dụng

Chấm điểm tín dụng: chỉ áp dụng trong hệ thống ngân hàng để đánh giámức độ rủi ro tín dụng đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và cá nhân.Chấm điểm tín dụng chủ yếu dựa vào thông tin phi tài chính và các thông tincần thiết trong giấy đề nghị vay vốn cùng các thông tin khác về khách hàng

do ngân hàng thu thập được nhập vào máy tính, thông qua hệ thống thông tintín dụng để phân tích, xử lý bằng phần mềm cho điểm Kết quả chỉ ra mức độrủi ro tín dụng của người vay Hiệu quả kỹ thuật này cao sẽ giúp ích đắc lựccho quản trị rủi ro đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ Vì đốitượng này không có báo cáo tài chính, hoặc không đầy đủ, thiếu tài sản thếchấp, thiếu thông tin nên thường khó khăn trong tiếp cận ngân hàng

Xếp loại tín dụng: áp dụng đối với doanh nghiệp lớn, có đủ báo cáo tàichính, số liệu thống kê tích lũy nhiều thời kỳ phục vụ cho việc xếp loại Áp

Trang 34

dụng rộng rãi hơn, không những trong hoạt động ngân hàng, kinh doanhchứng khoán mà còn trong kinh doanh thương mại, đầu tư, …

Tại các ngân hàng có thể khác nhau về cách thực hiện, tên gọi, chỉ tiêuđánh giá, nhưng luôn cùng chung một mục đích là xác định khả năng, thành ýcủa khách hàng trong việc hoàn trả tiền vay, lãi vay theo hợp đồng tín dụng

đã ký kết Từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đađối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro

Mô hình 5: Đo lường rủi ro theo khung giá trị VAR

Hiệp ước Basel II khuyến khích các ngân hàng sử dụng các cách tiếpcận và mô hình đo lường rủi ro tín dụng để có thể lượng hóa giá trị tổn thất tíndụng tối đa dựa trên khung giá trị VaR (Value at Risk) [10]

Một cách tổng quát VaR được đo lường như tổn thất tối đa ở tìnhhuống xấu nhất trong một khoảng thời gian xác định với mức xác suất chotrước (thường được gọi là độ tin cậy) VAR xác định theo cách này thườngđược gọi là VAR tuyệt đối VAR cho phép chúng ta tổng hợp tất cả các trạngthái rủi ro và các khoản cho vay khác nhau để tìm ra một con số nhằm trả lờicâu hỏi: “Nếu năm sau là một năm không thuận lợi, tổn thất tín dụng tối đacủa ngân hàng là bao nhiêu với một độ tin cậy cho trước (thường là 99,9%),

từ đó xác định mức vốn cần thiết để chống đỡ cho rủi ro này

Trong khi giá trị VaR cho danh mục đầu tư đã được sử dụng khá phổbiến tại các Ngân hàng thương mại, việc tính toán VaR tín dụng gặp nhiềukhó khăn do:

VaR tín dụng thường được đo lường trong 1 khoảng thời gian dài hơn,thường là 1 năm (trong khi giá trị VaR của danh mục đầu tư thường được tínhcho khoảng thời gian là 1 ngày)

Các số liệu quan sát (các vụ rủi ro vỡ nợ thực tế) thường nhỏ hơn rấtnhiều so với rủi ro thị trường

Trang 35

Tính lỏng của các công cụ tín dụng thấp, ít được giao dịch trên thịtrường nên khó có thể tính được giá trị thị trường và độ biến động giá trị thịtrường của khoản vay

Mô hình 6: Mô hình dự đoán xác suất vỡ nợ

Theo Basel II, các ngân hàng sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ đểđánh giá rủi ro tín dụng, từ đó xác định hệ số an toàn vốn tối thiểu, khả năngtổn thất tín dụng Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể được tính dựa trêncông thức sau: [9]

Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của kháchhàng, cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng

Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý,khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năngtăng trưởng của ngành,…

Nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báohiệu khả năng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mứcthấu chi, …

Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mô hình định sẵn, từ

đó tính xác suất không trả được nợ của khách hàng

Trang 36

EAD: đối với các khoản vay có kỳ hạn, việc xác định EAD là dễ dàng.Tuy nhiên, đối với khoản vay theo HMTD thì lại khá phức tạp Theo thống kêcủa Basel thì tại thời điểm không trả được nợ, khách hàng thường có xuhướng rút vốn vay xấp xỉ hạn mức được cấp.

EAD = Dư nợ bình quân + LEQ x HMTD chưa sử dụng bình quânLEQ: Tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng (Loan Equivalent Exposure)LEQ x HMTD chưa sử dụng bình quân: Là phần khách hàng rút thêmtại thời điểm không trả được nợ ngoài mức dư nợ bình quân

Việc xác định LEQ có ý nghĩa quyết định đối với độ chính xác của ướclượng về dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ Cơ sở xácđịnh LEQ là các số liệu quá khứ Điều này gây khó khăn trong tính toán,khách hàng uy tín, trả nợ đầy đủ thường ít rơi vào trường hợp này, nên khôngthể tính chính xác LEQ Ngoài ra, loại hình kinh doanh của khách hàng, khảnăng khách hàng tiếp cận với thị trường tài chính, quy mô HMTD, tỷ lệ dư nợđang sử dụng so với hạn mức, … làm cho việc xác định LEQ trở nên phức tạphơn

LGD: gồm tổn thất về khoản vay và các tổn thất khác phát sinh khikhách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không đượcthanh toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh như chi phí xử lý tài sảnthế chấp, chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan

LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD

Số tiền có thể thu hồi gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và cáckhoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố

LGD = 100% - Tỷ lệ vốn có thể thu hồi được

Khả năng thu hồi vốn của ngân hàng có thể rất cao hoặc rất thấp nênkhông thể tính bình quân Hai yếu tố giữ vai trò quan trọng trong quyết định

Trang 37

khả năng thu hồi vốn khi khách hàng không trả được nợ là TSBĐ của khoảnvay, là cơ cấu tài sản của khách hàng Ba phương pháp tính LGD là:

Tỷ trọng tổn thất căn cứ vào thị trường: sử dụng khi các khoản tín dụng

có thể được mua bán trên thị trường Ngân hàng có thể xác định tỷ trọng tổnthất của một khoản vay căn cứ vào giá của khoản vay đó một thời gian ngắnsau khi nó được xếp vào hạng không trả được nợ Giá này được tính trên cơ

sở ước tính của thị trường bằng phương pháp hiện tại hóa tất cả các dòng tiền

có thể thu hồi được của khoản vay trong tương lai

Tỷ trọng tổn thất căn cứ vào việc xử lý các khoản tín dụng không trảđược nợ: ngân hàng sẽ ước tính các luồng tiền tương lai, khoảng thời gian dựkiến thu hồi được luồng tiền và chiết khấu chúng Việc xác định lãi suất chiếtkhấu phù hợp là vô cùng khó khăn

Xác định tỷ trọng tổn thất căn cứ vào giá các trái phiếu rủi ro trên thịtrường

Như vậy, khi ngân hàng cho vay các khách hàng tốt, hệ số rủi ro giảmxuống, và tất yếu dẫn đến rủi ro tín dụng giảm Việc xác định tổn thất ướctính sẽ giúp ngân hàng thực hiện được thêm các mục tiêu:

Tăng cường khả năng quản trị nhân sự, cụ thể là đội ngũ nhân viên tíndụng Để đánh giá khả năng của nhân viên tín dụng, không những chỉ có chỉtiêu dư nợ, số lượng khách hàng mà phải đặc biệt quan tâm đến chất lượngcủa các khoản tín dụng được cấp

Giúp ngân hàng xác định chính xác giá trị khoản vay, phục vụ hiệu quảcho việc chứng khoán hóa các khoản vay sau này Đây cũng là xu hướng hiệnnay của các ngân hàng, vì đây là công cụ hiệu quả nhất để san sẻ rủi ro và tạotính linh hoạt trong quản lý danh mục đầu tư các khoản vay

Xác định tổn thất ước tính sẽ giúp ngân hàng xây dựng hiệu quả hơnQuỹ dự phòng rủi ro tín dụng

Trang 38

Xác định xác suất vỡ nợ PD giúp ngân hàng nâng cao được chất lượngcủa việc giám sát và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay.

Tổn thất không ước tính được

Tổn thất không dự tính được (UL) của một khoản vay được hiểu là giátrị của độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình (tổn thất dự tính được EL).Nguồn để bù đắp tổn thất ngoài dự tính chính là từ vốn chủ sở hữu của ngânhàng, bởi vậy ngân hàng cần nắm giữ đủ vốn để bù đắp cho tổn thất này Tỷ

lệ tổn thất ngoài dự tính của một khoản vay được tính bằng công thức:

UL = EDF (I – EDF) x LGD

Còn giá trị tổn thất ngoài dự tính thì được tính theo công thức sau:

UL = EDF (I – EDF) x LGD x EAD

Trong đó:

LGD: Tổn thất của ngân hàng trong trường hợp khách hàng không trảđược nợ

EDF: Xác suất vỡ nợ kỳ vọng của một công ty

EAD: Dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợĐối với một danh mục cho vay thì UL được xác định qua 3 bước:

Bước 1: Xác định UL riêng lẻ của từng khoản vay, chưa xem xét đếnhiệu ứng của mối tương quan

Bước 2: Ước lượng hệ số tương quan vỡ nợ của các khoản vay riêng lẻtrong cùng một danh mục Hệ số tương quan vỡ nợ có thể được tính toánthông qua số liệu thống kê hoặc các mô hình

Bước 3: Xác định tổn thất không dự tính được UL trong xem xét mốiquan hệ tương quan vỡ nợ giữa các khoản vay trong danh mục

Tỷ lệ nợ xấu

Các cách tiếp cận truyền thống thường đo lường rủi ro thông qua cácchỉ tiêu như hệ số nợ quá hạn, hệ số nợ xấu, hệ số rủi ro mất vốn, hệ số khả

Trang 39

năng bù đắp rủi ro, … Trong đó, được sử dụng phổ biến nhất là chỉ tiêu nợxấu Quyết định 493/2005/QĐ-Ngân hàng Nhà nước ngày 22/4/2005 củaNgân hàng Nhà nước như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loạivào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mấtvốn)”; đồng thời tại Điều 7 của Quyết định nói trên cũng quy định các ngânhàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán cáckhoản vay vào các nhóm thích hợp [11]

Như vậy nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90ngày và (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại Đây được coi là định nghĩa theo tiêuchuẩn kế toán của Việt Nam

Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê – Liên hợp quốc, “về cơbản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấpvốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quáhạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoảnvay sẽ được thanh toán đầy đủ”

Sự khác biệt trong tiêu chí phân loại nợ xấu là lý do có sự chênh lệchgiữa tỷ lệ nợ xấu theo tính toán của NHNN Việt nam và tỷ lệ nợ xấu theo tínhtoán của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế

Việc sử dụng chỉ tiêu nợ xấu để đo lường rủi ro tín dụng có nhiều ưuđiểm như:

Nó cho biết quy mô và tỷ lệ vốn khó có thể thu hồi của một danh mụccho vay, thực tế đó là một khoản tổn thất của ngân hàng, tùy thuộc vào độ lớncủa nợ xấu, ngân hàng có thể sử dụng nguồn dự phòng rủi ro, lợi nhuận hayvốn chủ sở hữu để bù đắp

Sử dụng chỉ tiêu này rất trực quan, đơn giản và dễ tính toán

Trang 40

Tuy nhiên, việc đo lường rủi ro tín dụng dựa trên chỉ tiêu nợ xấu cũng

có một số hạn chế:

Chỉ tiêu này chỉ thể hiện được mức độ rủi ro của ngân hàng tại một thờiđiểm trong quá khứ Ngân hàng khó có thể dự tính được tại một thời điểmtrong tương lai, mức độ rủi ro của ngân hàng mình sẽ là bao nhiêu

Ngân hàng có thể làm giảm tỷ lệ nợ xấu bằng cách gia tăng dư nợ tíndụng, nhờ đó có được các hệ số tài chính rất đẹp trong khi mức độ rủi ro thực

tế tại ngân hàng không giảm đi mà còn có thể nghiêm trọng hơn

1.2.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng

 Tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự

Bộ máy thực hiện chức năng quản lý rủi ro tín dụng phải được tổchức một cách khoa học Các bộ phận phải được quy định cụ thể về chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm Vừa đảm bảo tính độc lậpnhưng vừa đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ, không chồng chéo

Nhân sự thực hiện chức năng quản lý rủi ro tín dụng phải được tuyểndụng đúng tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức và nghiệp vụ chuyên môn được đàotạo chính quy Nếu có một sai sót trong việc cho vay thì khả năng dẫn đến mấtvốn là rất cao và đặc biệt rủi ro do đạo đức của cán bộ tín dụng sẽ gây tác độngxấu cho hoạt động kinh doanh

Bố trí cán bộ đúng ngành nghề, sở trường được đào tạo là rất quantrọng nhằm phát huy tối đa năng lực của từng cá nhân và đem lại hiệu quảcao trong hoạt động kinh doanh, hạn chế được rủi ro

Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ luôn là yêu cầu thường xuyên,cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao và nhất là trong giaiđoạn hiện nay trong xu thế cạnh tranh và hội nhập thế giới

 Thực hiện chính sách tín dụng và quy trình tín dụng

Ngày đăng: 06/03/2024, 10:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w