Tuy nhiên, một số giải pháp vẫn chưa gắn vớinhững phân tích thực tế và chưa thể hiện được tính đặc thù của Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam. Nguyễn Thị Kim Sơn 2018, Gi
Trang 1- -NGUYỄN HOÀNG KIM VÂN
HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM -
CHI NHÁNH NAM ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng – Năm 2021
Trang 2- -NGUYỄN HOÀNG KIM VÂN
HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Ngườı hướng dẫn khoa học: TS HOÀNG THANH HİỀN
Đà Nẵng – Năm 2021
Trang 3Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Khoa sau đại học - Đại học Duy Tân,đến nay em đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình Để có được kết quả đạtđược này, ngoài sự cố gắng của bản thân còn có sự giảng dạy, hỗ trợ nhiệt tình vàđộng viên thường xuyên của các Thầy/Cô và các bạn cùng khóa.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy TS Hoàng Thanh Hiền đã quan tâm,hướng dẫn tận tình cho luận văn của em được hoàn thành theo tiến độ
Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam –Chi nhánh Nam Đà Nẵng cùng các anh chị đồng nghiệp trong ngân hàng đã tạo điềukiện giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn
Em xin chân thành cảm ơn
Trang 4Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và khôngtrùng lặp với các đề tài khác
TÁC GIẢ
Nguyễn Hoàng Kim Vân
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu luận văn 3
6 Tổng quan nghiên cứu đề tài 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6
1.1 KHÁI QUÁT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6 1.1.1 Khái niệm tín dụng và rủi ro tín dụng 6
1.1.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 9
1.2 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP… 10
1.2.1 Khái niệm 10
1.2.2 Những dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của NHTM 11
1.2.3 Nguyên nhân và tác động của rủi ro tín dụng trong cho vay Khách hàng doanh nghiệp 13
1.2.4 Tác động của rủi ro tín dụng 14
1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NHTM 15
1.3.1 Quản trị rủi ro tín dụng: 15
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30
Trang 6NAM ĐÀ NẴNG 31
2.1 TỔNG QUAN VỀ VIETCOMBANK – CHI NHÁNH NAM ĐÀ NẴNG 31
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 31
2.1.2 Bộ máy tổ chức Vietcombank Nam Đà Nẵng 33
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 35
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VIETCOMBANK – CHI NHÁNH NAM ĐÀ NẴNG 40
2.2.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng 40
2.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng 42
2.2.3 Theo dõi rủi ro tín dụng 45
2.2.4 Kiểm soát rủi ro tín dụng: 54
2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VIETCOMBANK - CHI NHÁNH NAM ĐÀ NẴNG 62
2.3.1 Thành công 62
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 76
CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM ĐÀ NẴNG 77
3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 77
3.1.1 Các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của Thành phố Đà Nẵng 77
3.1.2 Định hướng tín dụng tại Vietcombank 78
3.1.3 Định hướng quản trị rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank –Chi nhánh Nam Đà Nẵng trong thời gian đến 81
Trang 7TMCP VIETCOMBANK - CHI NHÁNH NAM ĐÀ NẴNG 82
3.2.1 Đối với Chi nhánh: 82
3.2.2 Kiến nghị đối với Trụ sở chính 91
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 97
KẾT LUẬN 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
Trang 9Số hiệu
2.1 Tình hình hoạt động huy động vốn tại Vietcombank – Chi
nhánh Nam Đà Nẵng qua các năm 2017 - 2020 352.2 Tình hình hoạt động tín dụng tại Vietcombank – Chi nhánh
2.3 Kết quả tài chính của Vietcombank – Chi nhánh Nam Đà
2.4 Tỷ trọng dư nợ tín dụng theo Khách hàng tại Vietcombank
– Chi nhánh Nam Đà Nẵng qua các năm 2017 - 2020 552.5 Cơ cấu dư nợ vay Khách hàng doanh nghiệp tại
2.6
Tình hình xử lý Nợ quá hạn Khách hàng doanh nghiệp tại
Vietcombank – Chi nhánh Nam Đà Nẵng qua các năm
2017 - 2020
61
2.7
Tỷ trọng nợ quá hạn Khách hàng doanh nghiệp tại
Vietcombank – Chi nhánh Nam Đà Nẵng theo ngành nghề
qua các năm 2017 - 2020
62
Trang 10Số hiệu
2.2 Bộ máy tổ chức của Vietcombank – Chi nhánh Nam Đà
2.3
Cơ cấu dư nợ vay Khách hàng doanh nghiệp tại
Vietcombank – Chi nhánh Nam Đà Nẵng theo ngành nghề
năm 2020
56
2.4
Cơ cấu dư nợ vay Khách hàng doanh nghiệp tại
Vietcombank – Chi nhánh Nam Đà Nẵng theo TSĐB năm
2020
57
2.5
Cơ cấu dư nợ vay Khách hàng doanh nghiệp tại
Vietcombank – Chi nhánh Nam Đà Nẵng theo kỳ hạn năm
2020
59
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, hoạt động baotrùm lên tất cả các hoạt động kinh tế xã hội, là trung gian gắn liền với sự vận độngcủa toàn bộ nền kinh tế Vì vậy, Ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong việcthúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế; thông qua các hoạt động và sảnphẩm, dịch vụ của mình Ngân hàng tạo cơ hội cho doanh nghiệp, tổ chức phát triểnbền vững thông qua các chính sách tín dụng Ngoài ra, ngành Ngân hàng còn đónggóp cho phát triển bền vững thông qua việc thúc đẩy tài chính toàn diện bằng việccung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặcbiết là đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hộitiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiếtkiệm trong xã hội, qua đó thức đẩy tăng trưởng kinh tế Chính nhờ các chức năngđặc biệt của mình, ngân hàng đã giúp vận hành và điều tiết nguồn vốn đầu tư trênthị trường
Tín dụng được xem là hoạt động kinh doanh chính của các NHTM, mang lạinhiều lợi nhuận nhất cho Ngân hàng nhưng đồng thời cũng gặp không ít rủi ro, dễdẫn đến những tổn thất về tài sản, lợi nhuận, thậm chí là hình ảnh, danh tiếng củaNgân hàng Vì vậy, Quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề cấp thiết nhằm bảo quản thànhquả kinh doanh của Ngân hàng Tín dụng bao gồm nhiều hoạt động, trong đó nổibật là hoạt động cho vay với nhiều hình thức khác nhau Theo số liệu xem xét, dư
nợ cho vay Khách hàng doanh nghiệp đang chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn so với dư nợcho vay Khách hàng cá nhân - điều này gần như đúng với mọi Ngân hàng TMCP
Do đó, quản trị rủi ro tín dụng cho vay Khách hàng doanh nghiệp là vấn đề cốt lõisong song với hoạt động kinh doanh của một ngân hàng
Thực tế hiện nay tình hình nợ xấu tại các Ngân hàng ngày càng gia tăng về giátrị cũng như tính phức tạp khi quy mô cho vay của các Ngân hàng tăng lên Đặc biệtvào thời điểm hai năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 dẫn đến nợxấu ở các Ngân hàng gia tăng Đối với một Ngân hàng có quy mô lớn như
Trang 12Vietcombank, hoạt động cấp tín dụng chủ yếu tập trung ở đối tượng khách hàngdoanh nghiệp thì quản trị rủi ro tín dụng với đối tượng khách hàng này càng đượcquan tâm, chú trọng hơn trong quá trình mở rộng quy mô hoạt động và phát triển
bền vững của Vietcombank Không nằm ngoài xu hướng chung đó, Vietcombank
nói chung và Vietcombank – Chi nhánh Nam Đà Nẵng nói riêng cũng là đơn vị có
tỷ trọng cho vay doanh nghiệp khá cao và tăng dần qua các năm Trong những nămqua, hoạt động cho vay Khách hàng doanh nghiệp của Vietcombank – Chi nhánhNam Đà Nẵng đã đóng góp lớn vào tổng thể quy mô hoạt động, thu nhập và hiệuquả kinh doanh của ngân hàng Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng về cơ bản đạtđược những mục tiêu đề ra nhằm phát triển Chi nhánh theo đúng định hướng chungcủa Ban lãnh đạo Vietcombank Trong điều kiện nền kinh tế nói chung cũng nhưcác đơn vị doanh nghiệp có hoạt động tín dụng tại Vietcombank – Chi nhánh Nam
Đà Nẵng đang đối mặt với nhiều khó khăn như tăng trưởng thấp, lãi suất cao, tồnkho lớn làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Điềunày gây tác động không nhỏ đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp củaChi nhánh Vì vậy, việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho vay nói chung và chovay Khách hàng doanh nghiệp nói riêng trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết vàngày càng được Vietcombank – Chi nhánh Nam Đà Nẵng quan tâm
Chính vì những nhận định trên, tôi quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay Khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi Nhánh Nam Đà Nẵng” làm đề tài luận
Trang 132.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những lý luận chung về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín
dụng trong cho vay Khách hàng doanh nghiệp của NHTM
- Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay Khách hàng doanhnghiệp tại Vietcombank - Chi nhánh Nam Đà Nẵng
- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụngtrong cho vay Khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank - Chi nhánh Nam ĐàNẵng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận vàthực tiễn liên quan đến việc hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay Kháchhàng doanh nghiệp tại Vietcombank - Chi nhánh Nam Đà Nẵng
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Vietcombank - Chi nhánh Nam Đà Nẵng
+ Phạm vi thời gian: Do Chi nhánh mới thành lập từ tháng 11/2016 nên số liệuphân tích các vấn đề liên quan đến việc quản trị rủi ro trong cho vay Khách hàngdoanh nghiệp tại Vietcombank - Chi nhánh Nam Đà Nẵng được thu thập trong giaiđoạn năm 2017 - 2020 Đề xuất giải pháp đến năm 2025
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp kếthợp với các học thuyết kinh tế
Thu thập số liệu: các báo cáo tổng hợp của Vietcombank – Chi nhánh Nam ĐàNẵng, thông tin trên báo chí và internet
Phân tích số liệu và đánh giá số liệu về số tuyệt đối và số tương đối, chỉ tiêudùng phân tích từ tài liệu tham khảo, từ sự hướng dẫn từ phía ngân hàng Cácphương pháp thống kê; suy luận logic: phương pháp quy nạp, phân tích và tổnghợp, hệ thống hóa Từ đó đưa ra nhận xét, kết luận
Trang 145 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn được bố cục làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng đối với cho vay Khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với cho vay Khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank - Chi nhánh Nam Đà Nẵng.
Chương 3: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay Khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank - Chi nhánh Nam Đà Nẵng.
6 Tổng quan nghiên cứu đề tài
Các nghiên cứu về các giải pháp nhằm bảo đảm chất lượng tín dụng, hoànthiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong mối quan hệ với mục tiêu tăng trưởngquy mô tín dụng đã được tiến hành rất nhiều Phần lớn các đề tài thường tiếp cậndưới góc độ quản trị rủi ro tín dụng và các giải pháp nhằm phòng ngừa hoặc giảipháp hạn chế rủi ro tín dụng
Một số công trình tiêu biểu:
Bùi Thu Giang (2021), “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của cácngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng Bài báo đề cập đến các yếu
tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bằng các mô hình thông qua dữ liệu bảng của 35NHTM trong giai đoạn năm 2012 – 2020 Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trongquản trị tín dụng nói chung Tuy nhiên, bài nghiên cứu chưa chỉ ra các biện pháphoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
Nguyễn Bá Diệp (2018), Một số giải pháp xử lý nợ xấu tại Chi nhánh Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩngành Tài chính– ngân hàng, Trường Đại học Đà Nẵng Tác giả tiếp cận vấn đềdưới góc độ xử lý nợ xấu Nợ xấu là một biểu hiện cụ thể của rủi ro tín dụng Xử lý
nợ xấu là một nghiệp vụ được tiến hành nhằm giải quyết rủi ro tín dụng đã xảy ra.Tác giả đã thu thập các dữ liệu thứ cấp về tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu tại Chinhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, từ đó phântích các vấn đề còn tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh công
Trang 15tác xử lý nợ xấu tại Chi nhánh này Tuy nhiên, một số giải pháp vẫn chưa gắn vớinhững phân tích thực tế và chưa thể hiện được tính đặc thù của Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam.
Nguyễn Thị Kim Sơn (2018), Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng,Luận văn thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Nẵng Đề tài tiếpcận vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng cho đối tượng khách hàng Doanh nghiệp nhỏ vàvừa Đề tài đã khảo sát thực trạng và công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh,nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng tại Chinhánh Tuy nhiên, những đặc trưng trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng đối vớiDoanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa được nhận diện đầy đủ
Trương Tuấn Anh (2019), Quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chinhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học ĐàNẵng Đề tài đã tổng hợp nhiều vấn đề mới về lý luận rủi ro tín dụng và quản trị rủi
ro tín dụng và đã thu thập, xử lý một lượng thông tin khá lớn, các phân tích, đánhgiá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo một cách tiếp cận nhất quán về vấn đềnghiên cứu Đề tài cũng đã đề xuất một hệ thống giải pháp phù hợp với mục tiêu vàphạm vi nghiên cứu
Các nghiên cứu trên chưa đi sâu vào nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng trongcho vay Khách hàng doanh nghiệp Đồng thời những nghiên cứu trước đây đã cóphần lạc hậu so với quy định hiện nay Vì vậy luận văn này sẽ kế thừa nhữngnghiên cứu trước đây kết hợp với những quy định mới áp dụng cụ thể vàoVietcombank – Chi nhánh Nam Đà Nẵng với mong muốn đề xuất được một số kiếnnghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay Khách hàngdoanh nghiệp tại Chi nhánh trong thời gian đến
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 KHÁI QUÁT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm tín dụng và rủi ro tín dụng
Ngân hàng thương mại: Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12
ngày 16/06/2010: “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạtđộng ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này nhằmmục đích lợi nhuận." [13]
Cấp tín dụng: Theo khoản 14, điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số
47/2012/QH12 ngày 16/06/2010, khái niệm cấp tín dụng được phát biểu như sau:
“Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặccam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệpvụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng vàcác nghiệp vụ cấp tín dụng khác.” [13]
Rủi ro: Theo thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 có hiệu lực từ
ngày 01/01/2019 của NHNN về việc quy định hệ thống kiểm soát nôi bộ củaNHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: “Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất (tổnthất tài chính, tổn thất phi tài chính) làm giảm thu nhập, vốn tự có dẫn đến làm giảm
tỷ lệ an toàn vốn hoặc hạn chế khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh của NHTM,chi nhánh ngân hàng nước ngoài.” [12]
Rủi ro tín dụng: Theo thông tư số 11/2021/TT-NHNN ngày 30/07/2021 có
hiệu lực từ ngày 01/10/2021 của NHNN về việc quy định phân loại tài sản có, mứctrích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro tronghoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: “Rủi ro tín dụng trong hoạtđộng ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là khả năng xảy ra tổn thất đối với nợ củaTCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không có khả năng trả được
Trang 17một phần hoặc toàn bộ nợ của mình theo hợp đồng hoặc thỏa thuận (sau đây gọichung là thỏa thuận) với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.” [9]
Như vậy, rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàngvay không thực hiện đúng, hoặc không đầy đủ nghĩa vụ đã thỏa thuận đối với ngânhàng, gây tổn thất cho ngân hàng Đó là khả năng khách hàng không trả, hoặckhông trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng
Theo thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 có hiệu lực từ ngày01/01/2019 của NHNN, rủi ro tín dụng cùng với rủi ro hoạt động, rủi ro thịtrường… là rủi ro trọng yếu trong hoạt động ngân hàng và một trong các điều kiệnkhi thực hiện quản lý rủi ro tín dụng [12] Từ đó cho thấy rủi ro tín dụng được xem
là rủi ro có tính chất quan trọng, xuất hiện thường xuyên xuyên suốt quá trình kinhdoanh của ngân hàng Trong bất kỳ hoạt động cho vay nào của ngân hàng luôn hàmchứa rủi ro tiềm ẩn, có thể sẽ làm giảm khoản thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng.Chính vì nguyên nhân đó mà quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề vô cùng quan trọng,ảnh hưởng trực tiếp đến ngân hàng nói riêng, cũng như toàn bộ nền kinh tế nóichung
Có nhiều chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng của NHTM như:
- Tỷ lệ Nợ rủi ro/Tổng dư nợ (Nợ rủi ro là nợ từ nhóm 2 - 5)
- Tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ (Nợ xấu là nợ từ nhóm 3 – 5)
Việc phân loại Khách hàng theo nhóm nợ làm cơ sở cho Ngân hàng phân tích
và đánh giá rủi ro tín dụng Khách hàng có nợ nhóm 1 được xếp loại có rủi ro tín
Trang 18dụng thấp nhất, Khách hàng có nợ nhóm 4 - 5 được xếp loại có rủi ro tín dụng caonhất, khả năng mất vốn cao nhất
Tính chất của rủi ro tín dụng:
- Tính gián tiếp: đặc điểm này xuất phát từ nguyên nhân trong quan hệ tín
dụng, ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng trong một thờigian nhất định, do vậy những thiệt hại, thất thoát về vốn xảy ra trước hết là trongquá trình sử dụng vốn của khách hàng
- Tính đa dạng và phức tạp: vì đặc trưng của ngân hàng là trung gian tài chính
kinh doanh tiền tệ, hoạt động cho vay rất đa dạng và phức tạp khiến cho rủi ro tíndụng mang theo tính chất này
- Tính tất yếu: vì rủi ro luôn luôn gắn liền với sự vận động của nền kinh tế thị
trường Bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng có tính chất này, đã có lợi nhuậnthì tất yếu có rủi ro
Phân loại rủi ro tín dụng: Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, rủi ro tín
dụng được phân chia thành các loại sau:
- Rủi ro giao dịch: Là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do nhữnghạn chế trong quá trình giao dịch từ các khâu thẩm định, đánh giá Khách hàng vàxét duyệt cho vay, bao gồm:
+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến quá trình thẩm định và phân tíchcho vay để ngân hàng lựa chọn quyết định cho vay đối với phương án cho vay vốn
có hiệu quả
+ Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoảntrong hợp đồng cho vay, hợp đồng thế chấp, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảmbảo, cách thức đảm bảo, mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo…
+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác thực hiện quản lý trước,trong và sau cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng và kỹthuật phát hiện sớm cũng như biện pháp xử lý các khoản vay có vấn đề
- Rủi ro danh mục: Là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do nhữnghạn chế trong việc quản lý danh mục cho vay của Ngân hàng, bao gồm:
Trang 19+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tínhriêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế.
+ Rủi ro tập trung: xuất phát từ việc ngân hàng tập trung vốn cho vay đối vớimột số đối tượng khách hàng trong cùng một ngành, một lĩnh vực kinh tế; hoặctrong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi rocao
1.1.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay vàngười đi vay Người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể,chịu sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định gọi là môi trường kinh doanh
- đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng Rủi ro tín dụng xuất phát từmôi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan Rủi ro xuất phát từngười vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan
1.1.2.1 Nguyên nhân khách quan
- Sự thay đổi của môi trường tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh gây tổn thấtcho khách hàng vay vốn Điều này thể hiện rõ nhất qua ảnh hưởng của dịch bệnh
Covid – 19 trong hai năm vừa qua
- Sự biến động quá nhanh và khó dự đoán được của thế giới về thị trường,thị hiếu cũng như công nghệ, trong khi đó khách hàng vay chưa bắt kịp xu hướngchung, dẫn đến hiệu quả kinh doanh kém hiệu quả
- Môi trường pháp lý chưa thuận lợi, hoặc thay đổi theo chiều hướng bất lợicho khách hàng
- Thay đổi về lãi suất, tỷ giá, lạm phát, thay đổi giá nguyên vật liệu đầu vàohoặc giá sản phẩm trên thị trường giảm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh củakhách hàng…
Tất cả những nguyên nhân khách quan trên đều khiến khách hàng vay vốngặp khó khăn trong kinh doanh, hiệu quả giảm, ảnh hưởng khả năng trả nợ, làm giatăng rủi ro tín dụng trong cho vay của Ngân hàng
Trang 201.1.2.2 Nguyên nhân chủ quan từ Khách hàng
- Sử dụng vốn sai mục đích so với phương án kinh doanh khi đề nghị vay
- Năng lực quản lý kinh doanh kém, đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khảnăng quản lý
- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch
- Khách hàng cố ý lừa đảo, che giấu tài chính, vay vốn tại nhiều TCTD,không theo dõi, tách bạch dòng tiền dẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo vàmất khả năng thanh toán…
1.1.2.3 Nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng
- Thiếu thông tin khi thẩm định và ra quyết định cho vay
- Thiếu giám sát và quản lý trước, trong và sau khi cho vay, hệ thống cảnhbáo sớm về các khoản vay có vấn đề không hiệu quả nên không thể can thiệp kịpthời Hạn chế trong công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Ngân hàng
- Chưa thật sự quan tâm đến chất lượng tín dụng do chịu áp lực phải hoànthành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm được giao
- Trình độ nghiệp vụ hoặc đạo đức cán bộ ở các khâu từ bán hàng, thu thập
hồ sơ, thẩm định, xét duyệt cho vay…
1.2 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
1.2.1 Khái niệm
Khách hàng doanh nghiệp: Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp
pháp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020 cóhiệu lực từ ngày 01/01/2021 và các quy định có liên quan khác của pháp luật ViệtNam [14]
Rủi ro tín dụng trong cho vay Khách hàng doanh nghiệp: là một loại rủi ro
tín dụng, là rủi ro về sự tổn thất tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp xuất hiện trong quátrình cho vay Khách hàng doanh nghiệp
Rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro tín dụng trong cho vay Khách hàng doanhnghiệp nói riêng luôn tồn tại khách quan cùng với hoạt động kinh doanh của Ngân
Trang 21hàng Do đó các NHTM xác định chấp nhận rủi ro, đưa ra các giải pháp phòngngừa, hạn chế rủi ro tín dụng và ứng phó khi rủi ro xảy ra trong điều kiện cho phép.
1.2.2 Những dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của NHTM
Nhận diện rủi ro, qua đó có những giải pháp tối ưu giúp ngăn ngừa và xử lýsớm các khoản tín dụng có vấn đề là bước quan trọng quyết định hiệu quả kinhdoanh của ngân hàng Việc nhận diện rủi ro cần được thực hiện toàn diện từ khâutrước, trong và sau cho vay Đặc biệt, sau khi khoản vay phát sinh và được phânloại, Ngân hàng phải theo dõi, giám sát khoản vay để nhận dạng rủi ro thông quacác dấu hiệu cảnh báo sau:
1.2.2.1 Nhóm dấu hiệu liên quan đến thông tin giao dịch với Ngân hàng
Đây là những dấu hiệu có thể nhận diện trong quá trình Khách hàng giao dịch với Ngân hàng:
- Khách hàng hỏi vay vốn tại nhiều TCTD;
- Thường xuyên xuất hiện nợ chậm trả tuy vẫn trong thời hạn cho phép;
- Sự tăng/giảm bất thường số dư tiền gửi thanh toán tại ngân hàng; luânchuyển doanh thu hoạt động về tài khoản tại Ngân hàng không thường xuyên, chủyếu là các giao dịch nộp tiền mặt;
- Mức vay thường xuyên gia tăng, lập kế hoạch năm sau cao hơn nhiều sovới thực hiện năm trước mà không có những giải thích hay nguyên nhân đột biến;
- Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc lý
do chủ quan, thiếu các căn cứ thuyết phục;
- Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với Ngân hàng trong quá trìnhkiểm tra định kỳ hoặc đột xuất;
- Thường xuyên có đề nghị thay đổi phương án vay vốn dù đã ký kết hợpđồng, trong đó nổi bật là thay đổi về Tài sản đảm bảo theo hướng bất lợi hơn so vớikhi đề nghị vay vốn ban đầu Hoặc có dấu hiệu cho thuê/nhượng lại tài sản cho đơn
vị khác, đặc biệt là với các hệ thống máy móc thiết bị dây chuyền;
- Chấp nhận sử dụng nguồn vốn giá cao với mọi điều kiện…
Trang 221.2.2.2 Nhóm dấu hiệu liên quan đến nội bộ, tình hình tài chính kinh doanh của khách hàng
Nhóm dấu hiệu này tác động trực tiếp tới khả năng trả nợ của Khách hàng nhưng Ngân hàng khó nhận biết hơn Các dấu hiệu rủi ro này xuất phát từ nội bộ của từng khách hàng, đòi hỏi trình độ thẩm định hồ sơ, thu thập thông tin và sự quản lý chặt chẽ từ cán bộ để có thể nhận diện được thông qua các dấu hiệu cảnh báo sau:
- Không minh bạch trong Báo cáo tài chính của Khách hàng, sử dụng nhiều
hệ thống báo cáo tài chính: không trùng khớp, hợp lý giữa các số liệu, các hệ số, chỉtiêu Nợ, thanh toán… quá khác biệt so với trung bình ngành;
- Các bất thường về tình hình tài chính: Có dấu hiệu sử dụng nhiều nguồnvốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn, tăng giảm vốn bất thường, doanh thu cácquý tăng/giảm đột ngột tuy Khách hàng không hoạt động trong ngành có tính chấtmùa vụ, có sự rút vốn cho Ban lãnh đạo mượn, vay không rõ mục đích
- Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý như gia tăng chiphí quảng cáo, chi phí bán hàng… để hợp lý hóa chi phí;
- Thay đổi thường xuyên Ban lãnh đạo cũng như mở rộng ngành nghề kinhdoanh không thuộc lĩnh vực chuyên môn; xuất hiện các Hợp đồng kinh tế giá trị caobất thường, hoặc không thuộc danh mục sản phẩm kinh doanh…
1.2.2.3 Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách cho vay của ngân hàng
Đây là nhóm dấu hiệu mà các nhà quản trị Ngân hàng có thể rà soát để nhận diện sớm rủi ro tín dụng tại các đơn vị kinh doanh:
- Quy trình cấp tín dụng có kẽ hở để cán bộ Ngân hàng và/hoặc khách hànglợi dụng thông đồng
- Quy định điều kiện và hồ sơ cho vay chưa chi tiết, chưa làm rõ trách nhiệmtừng khâu, từng cá nhân; các mẫu biểu chưa ràng buộc hết trách nhiệm pháp lý…
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, dùng phương châm “số lượng hơnchất lượng”, “chạy theo quy mô, đạt KPI” mà không tính đến “phát triển bền vững”khiến cho quy mô tín dụng vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát của đơn vị Để
Trang 23đạt được điều này, đơn vị thường có khuynh hướng cạnh tranh mạnh về lãi suất chovay, phí dịch vụ hay thực hiện chiến lược “giữ chân” hoặc “lôi kéo” khách hàng từcác TCTD khác, thậm chí từ chính các đơn vị khác trong cùng TCTD
- Cán bộ đơn vị còn hạn chế về kinh nghiệm, kỹ thuật trong khai thác thôngtin Khách hàng để sớm nhận diện những bất thường
1.2.3 Nguyên nhân và tác động của rủi ro tín dụng trong cho vay Khách hàng doanh nghiệp
1.2.3.1 Nguyên nhân khách quan
Đây là nguyên nhân bất khả kháng như thảm họa thiên nhiên (lũ lụt, hạn hán,dịch bệnh…), do sự tác động của chu kỳ phát triển kinh tế, do sự thay đổi của tỷ giá,lãi suất, do cơ chế chính sách nhà nước thay đổi … gây ảnh hưởng xấu đến môitrường hoạt động của Khách hàng và môi trường đầu tư vốn của Ngân hàng, có thểphá vỡ kế hoạch sản xuất kinh doanh của Khách hàng, hoặc làm cho hoạt động sảnxuất kinh doanh của Khách hàng vay vốn bị thua lỗ
1.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan từ Khách hàng
- Từ phía thị trường của doanh nghiệp: Biến động của thị trường đầu vàocũng như đầu ra của doanh nghiệp gặp khó khăn khi bị hạn chế về đối tác, sảnphẩm, không kiểm soát được giá… khiến cho khả năng cạnh tranh, tiêu thụ của đơn
vị gặp khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ vay đến hạn;
- Từ chính Khách hàng: Sử dụng vốn sai mục đích: dùng vốn kinh doanh đầu
tư trái ngành mà không kiểm soát được tính thanh khoản của phương án đầu tư đó,dẫn đến dòng tiền không đúng kế hoạch để trả nợ vay ngân hàng;
+ Từ nội tại Khách hàng: Ban Lãnh đạo thiếu năng lực và trình độ chuyênmôn trong điều hành quản lý doanh nghiệp, dẫn đến tổ chức điều hành và quản lýyếu kém, không theo sát thị trường để có thay đổi phù hợp, dẫn đến hiệu quả sửdụng vốn vay giảm sút, giảm khả năng trả nợ Ngân hàng;
+ Từ ý chí của Khách hàng: Chây ỳ, cố tình không trả nợ cho Ngân hàng mặc
dù hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn đảm bảo hiệu quả, Hoặc Khách hàng cố tìnhlừa đảo để nhận vốn vay Ngân hàng;
Trang 241.2.3.3 Nguyên nhân chủ quan từ Ngân hàng
- Do quy định của Ngân hàng chưa bao quát tất cả tình huống, hoặc do sự tậptrung vốn lớn cho vay đối với một ngành nghề hoặc một nhóm đối tượng kháchhàng ưu tiên Rủi ro xảy ra khi có biến động ngành trong từng thời kỳ tác động đếnnhóm đối tượng Khách hàng đó mà Ngân hàng chưa lường trước được, hoặc ứngphó không kịp với sự thay đổi tiêu cực quá nhanh;
- Do cán bộ Ngân hàng chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy trình trong tất
cả các khâu cho vay; Hoặc cán bộ còn hạn chế về nghiệp vụ khi phân tích, thẩmđịnh hồ sơ Khách hàng; Hoặc do đạo đức nghề nghiệp của cán bộ khiến cho cácbước quy trình bị bỏ qua, các thông tin bị sai lệch…
- Thông tin không đầy đủ, không chính xác, kịp thời về khách hàng, ngànhnghề kinh doanh…, ảnh hưởng đến quá trình phân tích và quyết định cho vay;…
1.2.4 Tác động của rủi ro tín dụng
- Đối với ngân hàng: Đây là tác động đầu tiên và được nhận diện ngay khi
rủi ro tín dụng xảy ra
+ Làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng: Rủi ro tín dụng xảy ra làm cho Ngân
hàng không thu được gốc và lãi theo đúng thời hạn trong hợp đồng tín dụng, thậmchí còn làm mất vốn của Ngân hàng Việc này làm ảnh hưởng trực tiếp đến vốn vàlợi nhuận của Ngân hàng khi tiền cho vay chưa thu hồi được trong khi Ngân hàngvẫn phải trả các chi phí liên quan huy động vốn, cho vay cũng như chi phí vận hành
cả bộ máy Ngân hàng
+ Làm giảm uy tín của Ngân hàng: Nếu Ngân hàng có mức độ rủi ro tín dụngcao sẽ giảm mức độ tín nhiệm đối với Ngân hàng Nhà nước và được đặt trong diệnkiểm soát đặc biệt cho đến khi khắc phục được những rủi ro ở mức an toàn chophép Rủi ro tín dụng cao còn làm cho Khách hàng mất niềm tin vào Ngân hàng, sợảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh khoản trong tương lai,
từ đó ảnh hưởng đến quyết định giao dịch gửi tiền hay vay vốn hoặc sử dụng cácdịch vụ khác tại Ngân hàng Bên cạnh đó, trường hợp bị các tổ chức đánh giá xếphạng tín nhiệm giảm điểm do những rủi ro tín dụng gây ra có thể khiến Ngân hàng
Trang 25mất nhiều thời gian và chi phí để khôi phục lại uy tín trên thị trường trong nước vàquốc tế Nguy hiểm hơn, khi uy tín giảm mạnh gây những “chấn động” trong dân cư
có thể khiến những biến động lớn về tình hình rút, gửi tiền… khiến Ngân hàng cóthể đứng trước nguy cơ phá sản
- Đối với khách hàng:
Rủi ro tín dụng ngoài việc ảnh hưởng Ngân hàng còn có phần không nhỏ ảnhhưởng đến Khách hàng có giao dịch tại chính Ngân hàng đó Trường hợp rủi ro tíndụng do danh mục khiến Ngân hàng hạn chế ngành nghề, lĩnh vực cho vay sẽ làmcho các Khách hàng tốt trong ngành nghề, lĩnh vực đó khó tiếp cận được nguồn vốnvay phù hợp, gây ách tắc nguồn vốn trong lưu thông
- Đối với nền kinh tế :
Với chức năng trung gian tài chính, Ngân hàng quan hệ trực tiếp đến mọingành, mọi thành phần kinh tế, là khâu cốt yếu cung ứng vốn cho nền kinh tế Khimột ngân hàng bị suy yếu dù bất kỳ lý do nào cũng dễ tạo ra phản ứng dây chuyềnđối với các ngân hàng và các định chế tài chính khác
Tóm lại, rủi ro tín dụng gây ra nhiều hậu quả ở những mức độ khác nhau, từviệc giảm lợi nhuận của riêng Ngân hàng đó cho đến việc ảnh hưởng dây chuyền cảnền kinh tế, có nguy cơ phá sản Ngân hàng Chính vì những tác động khôn lường đó
mà đòi hỏi các nhà quản trị Ngân hàng phải hết sức thận trọng, có những biện phápthích hợp nhằm kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tín dụng
1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NHTM
1.3.1 Quản trị rủi ro tín dụng:
Theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của Ngân hàng nhànước quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh ngân hàng nướcngoài: “Quản lý rủi ro là việc nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi rotrong hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” [12]
Từ đó cho thấy quản trị rủi ro tín dụng là một quá trình xuyên suốt từ việc nhậndạng cho đến khi kiểm soát được vấn đề nhằm hạn chế rủi ro phát sinh, đảm bảo
Trang 26“quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện trong suốt quá trình xem xét, thẩm định, phêduyệt, quản lý tín dụng đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước và quyđịnh của pháp luật có liên quan”[12].
1.3.1.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng
Nhận dạng rủi ro: “NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nhận dạng
rủi ro trọng yếu và tương tác giữa các rủi ro này trong các giao dịch, sản phẩm, hoạtđộng, quy trình nghiệp vụ, nguy cơ gây ra rủi ro và xác định nguyên nhân gây ra rủiro” [12] Ngay khi nhận dạng được rủi ro, NHTM cũng như chi nhánh ngân hàngnước ngoài cần xác định nguy cơ cũng như nguyên nhân gây ra rủi ro để có cơ sởchuẩn bị cho các bước tiếp theo
Một số phương pháp nhận dạng ban đầu rủi ro tín dụng trong cho vay Khách hàng doanh nghiệp:
Phân tích báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính doanh nghiệp là bức tranh đầu tiên cho ta thấy trạng thái tàichính của một Khách hàng, từ đó phân tích sự hợp lý của việc phân bổ, sử dụng tàisản - nguồn vốn đối với lĩnh vực đang kinh doanh, kết quả và hiệu quả kinh doanhcủa đơn vị Qua những phân tích trên có thể “vẽ” được toàn cảnh doanh nghiệp,năng lực của bộ máy lãnh đạo tổ chức cũng như cách thức tổ chức, hoạt động của tổchức đó Cũng qua báo cáo tài chính, các đánh giá về kết quả hoạt động trong quákhứ cũng như dự đoán kế hoạch tương lai được hình thành và là cơ sở cho các cấpphê duyệt xem xét hồ sơ Do đó, ngoài các thông tin thu thập chung về khách hàngnhư pháp lý, lịch sử giao dịch… thì phân tích báo cáo tài chính là một bước quantrọng trong việc nhận diện rủi ro tín dụng có thể phát sinh
Phương pháp check – list: Thông qua các câu hỏi về những vấn đề đang và
có thể xảy ra được trao đổi giữa Ngân hàng và Khách hàng, từ đó nhận diện và đánhgiá mức độ tác động của từng loại rủi ro Check – list này cần được Ngân hàngchuẩn bị kỹ, chi tiết và phù hợp với đặc thù kinh doanh từng Khách hàng, từngngành nghề để đảm bảo được chất lượng của thông tin thu thập
Phương pháp lưu đồ: giúp liệt kê trình tự các bước đối với một quy trình
Trang 27đầu tư tài chính, từ đó có thể dễ dàng xác định rủi ro khi thực hiện từng bước và đề
ra những biện pháp khắc phục nhất định Phương pháp này thích hợp đối với việcthẩm định cho vay các dự án đầu tư với số vốn lớn và thời gian đầu tư dài
Phương pháp thanh tra hiện trường: là phương pháp quan sát, làm việc
trao đổi thông tin tại chính đơn vị Khách hàng, hoặc nơi diễn ra các dự án, kế hoạchkinh doanh Dựa vào khả năng quan sát và phân tích cùng với so sánh, đối chiếu vớicác hồ sơ Khách hàng cung cấp mà cán bộ có thể phát hiện ra những rủi ro tín dụng
có thể phát sinh
Phương pháp thuê chuyên gia tư vấn: là phương pháp thông qua các thông
tin, nhận định từ các nhà tư vấn chuyên nghiệp như chuyên viên kế toán – kiểmtoán, các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp …, cấp lãnh đạo có thêm những nguồnthông tin và nhận định tin cậy về nguy cơ rủi ro có thể phát sinh và thường áp dụngvới các dự án lớn, có tính rủi ro cao
Ngoài ra còn có các phương pháp khác như nghiên cứu dữ liệu số lớn… màtùy vào điều kiện của Ngân hàng, đối tượng khách hàng hoặc ngành nghề kinhdoanh mà Ngân hàng quyết định áp dụng cho phù hợp, tránh lãng phí giữa tàinguyên sẵn có, bỏ qua Khách hàng tốt dù hoạt động trong điều kiện khó khăn, hạn
chế
Với những cách nhận dạng như trên, khi xác định được rủi ro tiềm ẩn có thểxảy ra, các tổ chức tín dụng đánh giá nguyên nhân có thể dẫn đến những rủi ro đó
để đưa ra biện pháp phòng ngừa thích hợp
1.3.1.2 Đo lường rủi ro tín dụng
Đo lường rủi ro tín dụng: là việc sử dụng mô hình thích hợp để lượng hóamức độ rủi ro của khách hàng trên cơ sở xác định tác động ngắn hạn, dài hạn của rủi
ro đó đối với thu nhập, tỷ lệ an toàn vốn và khả năng đạt được mục tiêu kinh doanhcủa các ngân hàng
Phương pháp đo lường rủi ro tín dụng: sử dụng các mô hình Trong hoạtđộng quản trị rủi ro, cần thiết phải có một hệ thống đo lường rủi ro tín dụng nhằmphân loại, đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh
Trang 28doanh Ngân hàng, từ đó có biện pháp cụ thể để quản trị tốt những rủi ro ở các mức
độ khác nhau
Việc đo lường rủi ro đảm bảo kịp thời, chính xác để theo dõi rủi ro và kiểmsoát rủi ro hiệu quả Từ việc đo lường rủi ro, các Ngân hàng sẽ phân loại rủi ronhằm xác định thứ tự ưu tiên trong phân bổ nguồn lực để quản trị rủi ro Thôngthường, việc phân loại này được tiến hành theo 2 tiêu chí: khả năng xuất hiện rủi ro
- Năng lực của người vay (Capacity): Đây là năng lực, khả năng trả nợ củaKhách hàng Dựa vào thông tin trong quá khứ, kế hoạch hiện tại và khả năng thựchiện được trong tương lai mà Ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ, thời gian trả nợ
Trang 29- Các điều kiện khác (Conditions): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thayđổi của luật pháp, quy chế hoạt động đến khả năng Khách hàng đáp ứng các tiêuchuẩn của Ngân hàng.
- Ngoài ra, mô hình còn có thể có thêm C thứ 6 là Bảo hiểm (Coverage).Đây có thể là bảo hiểm cho Doanh nghiệp hoặc cho chủ doanh nghiệp để phòng khiphát sinh rủi ro sẽ có đơn vị bảo hiểm chi trả
Mô hình 5C + 1 tương đối đơn giản, dễ làm nhưng lại phụ thuộc quá nhiềuvào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báo cũngnhư trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của người thu thập và phân tích thông tin
Mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng: Có hai mô hình phổ biến:
+ Mô hình xác suất tuyến tính (Linear Probability Model)
Trong mô hình này, dựa trên các dữ liệu của hệ thống trong quá khứ, Ngânhàng tính hệ số tương quan (βj) giữa các biến nguyên nhân j với rủi ro vỡ nợ củakhoản cho vay i (Xij)
Gọi Zi là xác suất vỡ nợ của người vay i thì:
Zi = Σ(βj × Xij) + error
+ Mô hình điểm số Z:
Mô hình điểm số Z do Altman hình thành, là mô hình lượng hóa rủi ro tíndụng cơ bản nhất được sử dụng, trong đó đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phânloại rủi ro tín dụng đối với người vay, phụ thuộc vào các yếu tố tài chính của ngườivay (Xj) và tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợcủa người vay Mô hình này tính được xác suất vỡ nợ của người vay trên cơ sở sốliệu trong quá khứ Altman đã xây dựng mô hình cho điểm như sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 +0,6X4 + 1,0X5
Trong đó:
X1 = tỷ số “Vốn lưu động ròng/Tổng tài sản”
X2 = Tỷ số “Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản”
X3 = Tỷ số “Lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ Tổng tài sản”
X4 = Tỷ số “Thị giá cổ phiếu/ giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”
Trang 30X5 = Tỷ số “Doanh thu/ tổng tài sản”
Như vậy, với số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp vàngược lại Điều này là một căn cứ khách quan để qua đó xếp hạng các khách hàngtheo mức độ nguy cơ vỡ nợ Điểm số Z là thước đo khá tổng hợp về xác xuất vỡ nợcủa khách hàng Theo quy ước chung:
- Nếu Z > 3: Khách hàng nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
- Nếu 1,81 < Z < 3: Khách hàng nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy
+ Một số mô hình khác hiện đại hơn: sử dụng nhiều hơn các dữ liệu trên
thị trường tài chính như:
- Mô hình tỷ lệ vỡ nợ phái sinh (Mortality rate derivation of credit risk) + Môhình tỷ lệ sinh lời điều chỉnh theo mức rủi ro RAROC (Risk- adjusted return oncapital)
- Mô hình quyền chọn rủi ro vỡ nợ (Option Model of default risk)…
1.3.1.3 Theo dõi rủi ro tín dụng
- Theo dõi rủi ro tín dụng: là việc theo dõi trạng thái rủi ro tín dụng để có
đánh giá kịp thời, cảnh báo sớm khả năng vi phạm các hạn mức rủi ro, hạn chế đểđảm bảo an toàn trong hoạt động Các biện pháp có thể áp dụng để theo dõi rủi rotín dụng:
Theo dõi bằng quy trình tín dụng
Quy trình cho vay được xây dựng nhằm giúp cho quá trình vay diễn ra thốngnhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng dư nợcho vay, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng.Đồng thời, quy trình cho vay cũng xác định người thực hiện công việc và trách
Trang 31nhiệm của các cán bộ liên quan trong quá trình cho vay.
Theo dõi bằng chính sách tín dụng
Ngân hàng ban hành các chính sách tín dụng với từng ngành, từng lĩnh vựclớn có danh mục Khách hàng hoặc dư nợ tập trung, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuậncũng như rủi ro cho Ngân hàng, Ngân hàng có thể tiến hành đánh giá lại các khoảncấp tín dụng hiện tại, lựa chọn, duy trì những khách hàng tốt, có uy tín trả nợ, đồngthời có chính sách thu hẹp dần các khoản tín dụng được xem là có nguy cơ dẫn đến
nợ quá hạn, gây rủi ro cho ngân hàng
Theo dõi bằng việc tiến hành kiểm tra, kiểm soát nội bộ
+ Thiết lập các chính sách, quy trình cho những mục tiêu kiểm soát phải đảmbảo tuân thủ các quy định của pháp luật, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhằm: giảmthiểu rủi ro, chống gian lận đem lại an toàn hiệu quả cho hoạt động tín dụng Cácchính sách, quy trình kiểm soát phải gắn kết với hoạt động tín dụng hàng ngày, vàtrong quy trình đó đã được cài đặt các chốt kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro ở mứcthấp nhất: từ việc chấp hành các văn bản pháp quy đến việc ban hành các chínhsách, quy chế, quy trình nội bộ phù hợp
+ Thực hiện các thủ tục kiểm soát tương ứng với các chính sách đã đề ra.Trong đó, vấn đề cần được coi trọng nhất là: mọi cán bộ ngân hàng cần phải nhậnthức đúng tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ, ý thức được trách nhiệm của mìnhtrong vai trò kiểm soát viên để tuân thủ tuyệt đối những quy định của pháp luật, củachính sách nội bộ đã đề ra
+ Xác minh đánh giá việc thực hiện các chính sách này có được tuân thủ haykhông; đồng thời đánh giá sự phù hợp, hiệu quả của các chính sách đó có cần bổsung chỉnh sửa hay không
- Từ việc theo dõi rủi ro, các ngân hàng sẽ đưa ra các biện pháp để hạn chế:
Né tránh rủi ro: Né tránh rủi ro là việc né tránh những đối tượng, những
hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể xảy ra.Thông qua hoạt động thẩm định, xếp loại và sàng lọc khách hàng: đối với nhữngkhách hàng đã thấy rõ ràng là có chứa rủi ro lớn, không phù hợp với chính sách cho
Trang 32vay thì biện pháp tốt nhất là né tránh, từ chối cho vay.
Ngăn ngừa rủi ro: bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro, đối
với những khoản vay mà yếu tố rủi ro được xác định nhưng có thể khắc phục đượcthì ngân hàng có thể xem xét, cân nhắc để cho vay và thực hiện việc giám sát nhằmkhông xảy ra các nguy cơ gây ra rủi ro như: sử dụng vốn sai mục đích, không đảmbảo vốn tự có tham gia phương án sản suất kinh doanh, dự án đầu tư, tiến độ thựchiện và nguồn thanh toán, tuân thủ việc thực hiện hợp đồng với đối tác…
Giảm thiểu tổn thất do rủi ro cho vay gây ra: đây là biện pháp nhằm làm
giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại nếu nó xảy ra Các biện pháp giảm thiểutổn thất thường được sử dụng:
+ Giảm hạn mức cho vay, tạm dừng và chấm dứt cho vay: trong quá trìnhcho vay và giám sát vốn vay nếu phát hiện nguy cơ rủi ro cao thì ngân hàng cho vay
có thể áp dụng các biện pháp như giảm hạn mức cho vay, tạm dừng và chấm dứtcho vay nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra
+ Hạn chế tổn thất bằng việc áp dụng các điều khoản trong nội dung hợpđồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay: là việc ngân hàng đưa các điều khoảnmang tính ràng buộc đối với khách hàng vay vốn nhằm hạn chế rủi ro như các điềukhoản về lãi suất, điều kiện và hình thức thanh toán, đánh giá lại, bổ sung hoặc thayđổi tài sản đảm bảo, mục đích sử dụng vốn vay, các trường hợp giảm hạn mức,ngừng cho vay, các biện pháp bổ sung điều kiện vay vốn
+ Định giá cho vay: Đây là lãi suất cho vay, trong lãi suất cho vay phải baogồm cả phần bù rủi ro Phần bù rủi ro được áp dụng tùy theo mức độ rủi ro của từngkhoản vay và mục đích là tạo nguồn thu để bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra Bất kỳmột ngân hàng nào cũng mong muốn bảo đảm rằng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất
đã được điều chỉnh theo rủi ro và bao gồm các khoản chi phí
RL = I + IP + Các khoản phí + Lợi nhuận kỳ vọng
Trong đó: RL: Lãi suất cho vay
I: Lãi suất huy động vốnIP: Phần bù rủi ro, tỷ lệ nghịch với xác suất thu hồi nợ (IP = 0 nếu khả
Trang 33năng thu hồi nợ là chắc chắn)
Các khoản phí: chi phí hoạt động, quản lý, thanh khoản, …
Áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay: cho vay có bảo đảm bằng tài sản
của bên vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là một trong những hình thứccho vay phổ biến của tất cả các ngân hàng Việc gắn tài sản bảo đảm với nợ vayđược thực hiện nhằm đáp ứng hai mục tiêu của ngân hàng là: Tài sản đảm bảo lànguồn thức hai khi rủi ro xảy ra; ràng buộc, nâng cao trách nhiệm, ý chí trả nợ củabên vay
Trích lập dự phòng rủi ro: Xuất phát từ bản chất của hoạt động cho vay là
khi cho vay là có chứa đựng rủi ro, tuy nhiên vì đây thuộc loại rủi ro suy đoán nênngân hàng phải cân nhắc giữa cơ hội tạo ra lợi nhuận và nguy cơ xảy ra tổn thất đểchấp nhận một mức rủi ro hợp lý với mong muốn thu được lợi nhuận mong muốn.Khi đã chấp nhận rủi ro thì phải dự trù về nguồn tài chính để khi rủi ro xảy ra thì sẽkhắc phục được kịp thời nhằm bù đắp những tổn thất mất mát Đây là phương phápthông qua việc lưu giữ tổn thất, việc lưu giữ được thực hiện một các chủ động, có
kế hoạch thông qua việc định kỳ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro Việc làmnày sẽ tạo cho ngân hàng có ý thức kiểm soát rủi ro chặt chẽ vì khi rủi ro xảy ra thìngân hàng là người chịu tổn thất, dự phòng rủi ro chính là chi phí trích trước do vậy
sẽ làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Trích lập dự phòngrủi ro tại các ngân hàng mang tính chất như hình thức tự bảo hiểm rủi ro
Chuyển giao rủi ro: Là việc sắp xếp để một vài đối tượng gánh chịu hoàn
toàn hay một phần tổn thất xảy ra Có thể chuyển giao cho công ty bảo hiểm, ngườikinh doanh rủi ro hoặc cho ngân sách nhà nước
Đa dạng hóa trong đầu tư tín dụng: Là việc ngân hàng đa dạng hóa danh
mục cho vay, thực hiện cho vay với nhiều loại sản phẩm, nhiều khách hàng, khôngtập trung cho vay quá nhiều vào một số ít ngành nghề, lĩnh vực, hình thức cấp vốn,một ít khách hàng hoặc nhóm khách hàng nhằm mục đích phân tán rủi ro Bản chấtcủa đa dạng hóa là hạn chế rủi ro đặc thù, rủi ro dao động phụ thuộc theo một vàicông ty, một ngành hoặc một lĩnh vực hoạt động…
Trang 34- Khi có rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng sẽ dùng các biện pháp để xử lý, tài
trợ rủi ro: là việc ngân hàng dùng các nguồn tài chính trong và ngoài ngân hàng bù
đắp tổn thất các khoản cho vay khi rủi ro xảy ra Nợ rủi ro sau khi được xử lý sẽđược chuyển qua theo dõi ngoại bảng cho đến khi thu hồi được
Các nguồn tài trợ rủi ro tín dụng:
+ Nguồn từ ngân hàng:
- Từ quỹ dự phòng rủi ro đã trích: khi rủi ro xảy ra ngân hàng sử dụng quỹnày để bù đắp rủi ro, khoản nợ được xử lý rủi ro này sẽ được chuyển sang theo dõingoại bảng
- Trích thẳng trực tiếp vào chi phí hoặc lợi nhuận của ngân hàng: Trongtrường hợp này khi xảy ra tổn thất ngân hàng sẽ trích chi phí hoặc lợi nhuận củamình để xử lý, nợ vay bị rủi ro được mang sang tài khoản ngoại bảng
Về bản chất cả hai loại hình thức tài trợ rủi ro nêu trên đều ảnh dưởng đếntình hình tài chính của ngân hàng, làm giảm lợi nhuận hoạt động Tuy nhiên hìnhthức bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro có tính chủ động hơn do chi phí đã được tríchtrước, ngân hàng sẽ khắc phục kịp thời hơn, ít tác động đột ngột hơn so với việc bùđắp rủi ro từ hình thức trích thẳng vào chi phí hoặc lợi nhuận
+ Nguồn từ bên ngoài ngân hàng:
- Phương án thu hồi nợ xấu: là toàn bộ quá trình kiểm tra giám sát và cácbiện pháp xử lý nhằm thu hồi một phần hoặc toàn bộ đối với các khoản nợ xấu Đểthực hiện phương án thu hồi nợ xấu, công việc cần chú trọng là tư vấn cho kháchhàng nhằm tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh có thể do cách điều hành, chiến lượckinh doanh không hợp lý, chậm thích nghi với thay đổi môi trường, mô hình khôngphù hợp, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, …
- Xử lý tài sản đảm bảo nợ vay: bán tài sản bảo đảm, nhận chính tài sảnđảm bảo nợ vay để sử dụng khai thác, nhận trực tiếp các tài sản của bên thứ ba
- Từ bán nợ: Tìm kiếm khách hàng để bán lại các khoản nợ rủi ro với một
tỷ lệ nhất định để thu hồi nợ
- Từ nguồn đền bù của nhà kinh doanh rủi ro, bảo hiểm để bù đắp tổn thất
Trang 35khi rủi ro xảy ra…
1.3.1.4 Kiểm soát rủi ro tín dụng:
Sau khi nhận diện, đo lường, đánh giá và áp dụng các biện pháp tài trợ rủi rotín dụng để đảm bảo các công tác trên thực hiện đúng hướng, cũng như khả năngduy trì thành quả rủi ro tín dụng trong thời gian tiếp theo, Ngân hàng cần thực hiệnviệc kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay Khách hàng doanh nghiệp thông quađánh giá các chỉ tiêu sau:
a Mức giảm tỷ lệ dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 so với tổng dư nợ
Tỷ lệ dư nợ từ nhóm 2
Dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5
x 100% (1.1)Tổng dư nợ
Mức giảm các chỉ tiêu này được tính bằng hiệu số giữa tỷ lệ dư nợ từ nhóm
2 – nhóm 5 của kỳ báo cáo so với kỳ so sánh
Chỉ tiêu so sánh giữa dư nợ nhóm 2 – nhóm 5 kỳ báo cáo so với kỳ so sánh
có thể dùng bổ sung theo hướng kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ Bởi vì, chỉ tiêu này nếuchỉ dùng độc lập sẽ không có ý nghĩa hoặc phản ánh chưa đầy đủ ý nghĩa Vì số dư
nợ của các nhóm nợ còn phụ thuộc vào quy mô tổng dư nợ
Việc phân loại nợ theo nhóm nợ căn cứ vào mức độ rủi ro và theo quy địnhcủa Ngân hàng nhà nước Vì vậy, tỷ lệ dư nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 trên tổng dư nợcho phép đánh giá toàn bộ các biểu hiện rủi ro tín dụng tại một Ngân hàng trongmột thời gian nhất định
b Biến động trong cơ cấu nhóm nợ
Tuy chỉ tiêu tỷ lệ nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 so với tổng dư nợ cho phép đánhgiá biểu hiện quy mô của rủi ro tín dụng nhưng do các nhóm nợ lại có mức rủi rokhác nhau chứ không đồng nhất Nếu tỷ lệ này ở hai ngân hàng giống nhau hoặcgiữa cùng một Ngân hàng ở hai thời kỳ giống nhau thì mức độ rủi ro tín dụng chưađồng nhất Do đó, để đánh giá chuấn xác hơn mức độ rủi ro tín dụng cần phân tíchthêm về cơ cấu các nhóm nợ
Nếu tỷ trọng các nhóm nợ có mức rủi ro cao giảm giữa các kỳ so sánh thì cóthể đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng giảm, kết quả hạn chế rủi ro tín
Trang 36dụng tốt hơn và ngược lại, nếu tỷ trọng của các nhóm nợ có mức độ rủi ro tín dụngcao tăng lên sẽ là một biểu hiện của công tác hạn chế rủi ro tín dụng có chiều hướngtiêu cực, chưa hiệu quả.
c Mức giảm tỷ lệ nợ xấu cho vay Khách hàng doanh nghiệp
Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu x 100% (1.2)
Tổng dư nợ
Về phương diện lý thuyết, khái niệm Nợ xấu được dùng để chỉ các khoản nợkhông có khả năng trả cả gốc lẫn lãi hoặc được đánh giá sắp rơi vào tình trạng này.Thông thường, một khoản cấp tín dụng mà thời gian chi trả quá hạn từ trên 3 thángđược xem là một khoản nợ xấu Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào những điềukhoản cụ thể của hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và người vay Thời gian quáhạn mặc dù được xem xét như một tiêu chí chính nhưng cũng chỉ là một trongnhững tiêu chí để đánh giá một khoản nợ là nợ xấu Những tiêu chí định tính kháccũng được các ngân hàng sử dụng kết hợp với thời gian quá hạn để phân loại nợxấu
Theo thông lệ quốc tế, việc phân loại nợ xấu bao gồm những khoản nợ đượcđánh giá là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn, trong đó:
- Nợ dưới tiêu chuẩn là nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi đầy
đủ gốc và lãi khi đến hạn
- Nợ nghi ngờ (hay khó đòi) là nợ dưới tiêu chuẩn nhưng có nhiều thông tin
có thể đánh giá khả năng thu hồi nợ không chắc chắn
- Nợ có khả năng mất vốn là những khoản nợ không thể thu hồi được
Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ là một chỉ tiêu đánh giá được khá chuẩn xác mức độrủi ro tín dụng hiện tại của một Ngân hàng, vì nó tập trung chú ý các khoản nợ đã cóbiểu hiện rủi ro tín dụng ở mức cao
Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ nguy cơ tổn thất trong hoạt động tíndụng của Ngân hàng càng lớn Hai chỉ tiêu Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 và tỷ lệ nợxấu (trên dư nợ) nếu có xu hướng giảm là biểu hiện tốt trong công tác hạn chế rủi rotín dụng và ngược lại
Trang 37Tuy nhiên, vì nợ xấu bao gồm cả ba nhóm nợ có mức độ rủi ro tín dụng khácnhau nên cần xem xét kết hợp với việc xem xét biến động trong cơ cấu nhóm nợ đểthấy cụ thể hơn mức độ rủi ro tín dụng
d Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng cho vay doanh nghiệp
Tỷ lệ xóa nợ ròng =
Giá trị xóa nợ ròng
x 100% (1.3)Tổng dư nợ
Trong đó:
Giá trị xóa nợ ròng = Dư nợ xóa trong bảng – số tiền đã thu hồi được
Nợ xóa là những khoản nợ đã được xử lý rủi ro từ trích lập dự phòng rủi rotín dụng và đã được chuyển sang theo dõi ngoại bảng Những khoản nợ đã xuất toántrong bảng là những khoản nợ đã được xác định là tổn thất, kể cả đã được xử lý từ
dự phòng Bởi vì, bản chất của việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là việc tríchtrước vào chi phí các khoản tổn thất có thể phát sinh do rủi ro tín dụng Do đó, xử lý
từ dự phòng chỉ là tất toán một khoản chi phí trích trước Tuy nhiên, số tiền thu hồiđược từ việc khai thác, thanh lý khoản nợ, phát mãi tài sản bảo đảm phải đượcxem là khoản khấu trừ của tổn thất
Do những ý nghĩa nói trên, đây là chỉ tiêu đánh giá mức độ tổn thất rủi ro tíndụng thực sự và cuối cùng của Ngân hàng Chỉ tiêu này cũng đánh giá khả năng thucác khoản nợ đã xử lý rủi ro Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng tương quan nghịch với rủi
ro tín dụng và thể hiện kết quả tốt hơn của công tác xử lý rủi ro tín dụng
e Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro các khoản vay doanh nghiệp
Tỷ lệ trích lập dự phòng = Số đã trích lập dự phòng x 100% (1.4)
Tổng dư nợMức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phản ánh mức độ rủi ro tín dụng củaNgân hàng dựa trên việc phân loại nợ theo mức độ rủi ro Do đó, chỉ tiêu này nóilên sự chuẩn bị của một Ngân hàng cho các tổn thất tín dụng được dự kiến trước
Mức trích lập này phụ thuộc vào phân nhóm nợ theo mức độ rủi ro tín dụng,phản ánh mức độ rủi ro tín dụng chung của Ngân hàng Mức giảm của nó thể hiệnmức độ rủi ro tín dụng chung của Ngân hàng giảm xuống và ngược lại
Trang 38Một ý nghĩa của chỉ tiêu này là nó bổ sung cho 2 chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệxóa nợ ròng vì nó cho thấy mức trích lập dự phòng trong kỳ, không phụ thuộc vào
tỷ lệ các khoản nợ đã được xử lý xuất ngoại bảng
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng
Dựa vào nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng để có thể xác định được một sốnhân tố ảnh hưởng quản trị rủi ro tín dụng như sau:
1.3.2.1 Nhân tố bên ngoài: Bao gồm các nhân tố khách quan như quy định
pháp luật, tình hình kinh tế chính trị, xã hội, thiên tai hoặc các nhân tố chủ quan từphía khách hàng
Với các nhân tố khách quan: Chính sách quản trị rủi ro cần được cập nhật, bổsung thường xuyên khi có thay đổi của quy định pháp luật, khi có biến động của thịtrường hoặc những thay đổi chính sách kinh tế, chính trị Khi quy định pháp luậtthay đổi, các chính sách kinh doanh cũng như quản trị rủi ro của ngân hàng sẽ thayđổi theo để đồng bộ với chính sách chung Khi tình hình kinh tế chính trị có biếnđộng, hoặc khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra , các chính sách quản trị rủi ro phảiđược cập nhật, điều chỉnh sớm nhất để có thể hạn chế rủi ro đến mức tối đa
Với các nhân tố chủ quan từ phía khách hàng: Chính sách quản trị rủi ro phụthuộc vào từng đối tượng khách hàng ở những thời điểm khác nhau để có thể đảmbảo hài hòa việc phát triển kinh doanh và chất lượng tăng trưởng Chính sách càng
rõ ràng, quy định càng cụ thể, chi tiết thì các đơn vị kinh doanh càng dễ tiếp cận,kiểm soát khách hàng theo đúng yêu cầu đặt ra của chính sách
1.3.2.2 Nhân tố bên trong: Bao gồm những nhân tố nội tại của chính Ngân
hàng như quy mô, chính sách, nhân lực, công nghệ
Chính sách quản trị rủi ro phụ thuộc vào quy mô ngân hàng: Với ngân hàng
có quy mô càng lớn, số lượng khách hàng và giao dịch càng nhiều thì càng cần cómột mô hình, một chính sách quản trị rủi ro rõ ràng, chặt chẽ, đủ sức bao phủ hầuhết những sẩn phẩm, những tình huống để có thể là màn chắn rủi ro, giúp ngân hàngkinh doanh mạnh mẽ, bền vững Chính sách này cần bao quát các ngành nghề, cụthể nhóm khách hàng, chi tiết từng tình huống để các đơn vị kinh doanh có đủ cơ sở
Trang 39thực hiện theo
Quản trị rủi ro tín dụng phụ thuộc vào chính sách phát triển kinh doanh từngthời kỳ Khi cần phát triển mạnh quy mô (có thể đối với từng ngành hoặc từng địaphương ) thì chính sách quản trị rủi ro cần thông thoáng, nhẹ nhàng hơn so vớithời điểm xác định phát triển bền vững, giữ vững chất lượng tín dụng thì chính sáchquản trị rủi ro cần phải chặt chẽ
Với trình độ công nghệ ngày càng cao, các sản phẩm công nghệ ngày càngnhiều như hiện nay thì việc quản trị rủi ro cũng cần được nâng cấp để kịp với sựthay đổi của thời đại Chính sách quản trị rủi ro tín dụng cần nghiên cứu và áp dụngvới các trường hợp giao dịch có sự can thiệp của công nghệ, cũng như cụ thể hóachính sách quản trị để áp dụng, đưa công nghệ vào kiểm soát hạn chế rủi ro xảy ra
Ngoài ra, nhân sự ngày càng nhiều theo yêu cầu phát triển quy mô của ngânhàng, trình độ ngày càng cao để đáp ứng các yêu cầu ngày càng tiến bộ của xã hội,thì chính sách quản trị rủi ro tín dụng cũng sẽ được quy chuẩn đến từng chức danh,từng công việc cụ thể nhằm kiểm soát được trách nhiệm cũng như để bảo vệ từng cánhân, hạn chế tối đa rủi ro xảy ra trong quá trình cấp tín dụng
Trang 40KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã làm rõ một số vấn đề về rủi ro tín dụng tronghoạt động của NHTM, nguyên nhân và những tác động của rủi ro tín dụng đến hệthống ngân hàng và nền kinh tế Tác giả cũng đã phân tích các nội dung về công tácquản trị rủi ro tín dụng - loại rủi ro chính yếu trong hoạt động của NHTM
Cơ sở lý luận được nêu trong chương 1 là nền tảng để phân tích đánh giáthực trạng hoạt động tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vayKhách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank – Chi nhánh Nam Đà Nẵng, đồng thờiđây cũng là cơ sở để đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm Hoàn thiện công tác quảntrị rủi ro tín dụng trong cho vay Khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank – Chinhánh Nam Đà Nẵng ở chương 3