1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chứng minh pháp luật phong kiến việt nam đã ghi nhận và bảo vệ một số quyền của người phụ nữ trên các lĩnh vực

17 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chứng Minh Pháp Luật Phong Kiến Việt Nam Đã Ghi Nhận Và Bảo Vệ Một Số Quyền Của Người Phụ Nữ Trên Các Lĩnh Vực
Tác giả Đoàn Vũ Khánh Hương, Vũ Hà Bảo Châu, Đỗ Minh Duyên, Nguyễn Hoàng Đức Anh, Lê Vân Quỳnh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 540,8 KB

Nội dung

Trang 1 BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘIBÀI TẬP NHÓMMÔN: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTĐề bài: Chứng minh pháp luật phong kiến Việt Nam đã ghi nhận và bảo vệ một số quyền của người ph

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM MÔN: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Đề bài: Chứng minh pháp luật phong kiến Việt Nam đã ghi nhận

và bảo vệ một số quyền của người phụ nữ trên các lĩnh vực.

NHÓM 3 LỚP 4731- N02.TL1

473117 Đoàn Vũ Khánh Hương

473118 Vũ Hà Bảo Châu

473119 Đỗ Minh Duyên

473120 Nguyễn Hoàng Đức Anh

473123 Lê Vân Quỳnh

HÀ NỘI, 9/2023

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

viên

Đánh giá của SV

1

473117 Đoàn Vũ

Khánh Hương

Xây dựng, đóng góp nội

dung bài Phần lĩnh vực Dân sự Tổng hợp bản word

A

2

473118 Vũ Hà Bảo

Châu

Xây dựng, đóng góp nội

dung bài Phần lĩnh vực Hôn nhân

và gia đình Chỉnh sửa bài tổng thể

A

3

473119 Đỗ Minh

Duyên

Xây dựng, đóng góp nội

dung bài Phần lĩnh vực Hình sự Thuyết trình+ Làm PP

A

4

473120 Nguyễn Đức

Hoàng Anh

Xây dựng, đóng góp nội

dung bài Phần kiến thức tổng quát Thuyết trình+ Làm PP

A

5

473123 Lê Vân Quỳnh

Xây dựng, đóng góp nội

dung bài Phần lĩnh vực Hình sự Viết mở kết

A

- Kết quả điểm bài tập:

- Kết quả điểm thuyết trình:

- Điểm kết luận cuối cùng:

Hà Nội, ngày 9 tháng 9 năm 2023

NHÓM TRƯỞNG

Đỗ Minh Duyên

Trang 3

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 4

NỘI DUNG 5

Chương 1: Khái quát thời kì phong kiến Việt Nam: 5

1.1 Quá trình hình thành: 5

1.2 Lược sử các triều đại: 5

Chương 2: Khái quát về pháp luật phong kiến Việt Nam: 5

2.1 Nguồn gốc hình thành hệ thống pháp luật thời phong kiến Việt Nam: 6

2.2 Đặc điểm của hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam: 6

2.3 Quy trình và kỹ thuật làm luật: 7

Chương 3: Chứng minh Pháp luật phong kiến Việt Nam đã ghi nhận và bảo vệ người phụ nữ trên các lĩnh vực: 7

3.1 Khái quát về quyền của phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam: 7

3.2 Minh chứng quyền của người phụ nữ được ghi nhận và bảo vệ trong Quốc triều hình luật:.8 3.2.1 Lĩnh vực Hình sự: 8

3.2.2 Lĩnh vực Hôn nhân và gia đình: 10

3.2.3 Lĩnh vực Dân sự: 12

3.2.4 Tiểu kết chương 3: 13

KẾT LUẬN 14

PHỤ LỤC 15

Phụ lục 1: Một số thông tin cơ bản về Bộ Luật Hồng Đức 15

Phụ lục 2: Khái niệm về quyền của phụ nữ 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong xã hội phong kiến, tư tưởng Nho giáo đã có sức ảnh hưởng sâu sắc đến mọi vấn đề trong đời sống xã hội, từ quản lý hành chính, giáo dục khoa cử đến chế định luật lệ, Đặc biệt, các chế định luật lệ cơ bản đều là dựa trên nền tảng của Nho giáo Hơn nữa, ở xã hội phong kiến, khi xem xét các mối quan hệ cá nhân người ta sẽ dựa trên quan hệ “vị thế”, tức là xem xét vai trò, vị trí của cá nhân đó trong mối quan hệ với người khác và uy tín của cá nhân do người khác đánh giá Người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng vậy Cuộc đời của họ gắn chặt vào các mối quan hệ gia đình, thân tộc Với quan niệm “trọng nam khinh nữ” tồn tại trong tiềm thức của con người trong xã hội, cuộc sống và quyền lợi của người phụ nữ dường như bị lép vế và phải phụ thuộc vào nam giới Tuy nhiên, bằng cái nhìn toàn diện, bình đẳng và mang tính thời đại to lớn của các nhà làm luật thời bấy giờ, khác với các bộ luật đương thời, Bộ luật Hồng Đức lại sở hữu khá nhiều điểm tiến bộ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người phụ nữ Điều đó được thể hiện rất rõ thông qua các quy định pháp luật đầy tính hiện đại và mang giá trị “vượt thời gian” trên khá nhiều lĩnh vực Đây cũng chính là minh chứng to lớn nhất để chứng minh rằng pháp luật thời phong kiến Việt Nam đã ghi nhận và bảo vệ một số quyền của người phụ nữ

Trang 5

NỘI DUNG

Chương 1: Khái quát thời kì phong kiến Việt Nam:

1.1 Quá trình hình thành:

Sau chiến thắng Bạch Đằng, sự kiện Ngô Quyền xưng Vương đã khép lại hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên xây dựng nhà nước phong kiến Việt Nam Từ năm 939 - 1884, 10 triều đại phong kiến đã kế tiếp nhau trị vì đất nước

Minh họa: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938

1.2 Lược sử các triều đại:

Đất nước ta đã trải qua 10 triều đại phong kiến bao gồm: Triều Ngô (939 - 965), Triều Đinh (968 - 980), Triều Tiền Lê (980 - 1010), Triều Lý (1010 - 1225), Triều Trần (1225 - 1400), Triều

Hồ (1400 - 1407), Triều Lê sơ - Hậu Lê (1428 - 1527), Triều Mạc (1527 - 1592), Triều đại Tây Sơn (1778 - 1802), Triều Nguyễn (1802 - 1945) Ngày 30/8/1945 vua Bảo Đại thoái vị trao trả quốc quyền, ấn kiếm cho Nhà nước Cộng hòa Dân chủ, là ngày cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn tồn tại 143 năm qua 2 thế kỷ và ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, chính thức kết thúc hơn 1000 năm cai trị của các triều đại phong kiến Việt Nam

Chương 2: Khái quát về pháp luật phong kiến Việt Nam:

Trang 6

2.1 Nguồn gốc hình thành hệ thống pháp luật thời phong kiến Việt Nam:

Trong lịch sử tồn tại và phát triển hàng nghìn năm, các nhà nước quân chủ và phong kiến ở Việt Nam đã nhận thức được vai trò của luật pháp và quan tâm, đầu tư cho việc ban hành pháp luật Nhà nước và pháp luật phong kiến hình thành trên cơ sở kinh tế - xã hội có những đặc điểm riêng và luôn có sự tương tác giữa tư tưởng chính trị - pháp lý chính thống với các tư tưởng chính trị - pháp lý truyền thống và phi chính thống khác Đường lối cai trị của Nhà nước phong kiến Việt Nam là sự kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị Hệ thống pháp luật Việt Nam thời

kỳ này gồm các bộ luật tổng hợp và các văn bản pháp luật khác như: Chiếu, Chỉ, Lệ, Lệnh, Dụ, Sắc…Trong đó, các bộ luật: Hình thư (thời Lý), Quốc triều Hình luật (thời Trần), Quốc triều Hình luật (còn gọi là bộ luật Hồng Đức - thời Lê), và Hoàng Việt Luật lệ (còn gọi là bộ luật Gia Long - Thời Nguyễn) là những bộ luật cổ tiêu biểu nhất được xây dựng và ban hành trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX)

Minh họa: Một số bộ luật được ban hành thời Phong kiến Việt Nam

2.2 Đặc điểm của hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam:

Đặc điểm chung của hệ thống pháp luật phong kiến là mang tính đẳng cấp, đặc quyền, chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tư tưởng tôn giáo, có các hình phạt dã man, tàn bạo, phát triển không toàn diện (nặng về Hình sự, nhẹ về Dân sự, nặng về Công pháp, nhẹ về Tư pháp), thể hiện sự bất bình đẳng về giới tính.1

Bản chất của pháp luật phong kiến Việt Nam là bản chất giai cấp bởi nó là ý chí của giai cấp nắm giữ quyền lực và tài sản lớn nhất - địa chủ Pháp luật thời kì này được xây dựng như một công cụ

để địa chủ giữ vững được trật tự xã hội mà trong đó địa chủ là người nắm quyền lực và làm chủ sản xuất Do đó, những quy định pháp luật trong thời kì này thể hiện sự bất bình đẳng giữa các giai cấp Bên cạnh đó, pháp luật thời kì này còn là công cụ để nhà nước quản lý và thực hiện những công việc chung của xã hội nhằm thực hiện chức năng Nhà nước

1 Giáo trình Lý lu n chung vềề nhà n ậ ướ c và pháp lu t, Đ i h c Lu t Hà N i, trang ậ ạ ọ ậ ộ

Trang 7

2.3 Quy trình và kỹ thuật làm luật:

Sáng kiến lập pháp không chỉ thuộc về nhà vua mà các quý tộc quan lại đều có thể tấu trình vua cho xây dựng và ban hành những luật lệ cần thiết Vua là người duy nhất có quyền định ban hành luật pháp nhưng thường không phải là người trực tiếp soạn thảo

Những nhà làm luật phong kiến thường đi vào quy định có tính chi tiết mà không nêu ra những khái niệm pháp lý, những nguyên tắc pháp lý Chế tài trong các quy phạm pháp luật, dù trong lĩnh vực Hình sự, các lĩnh vực Hành chính, Dân sự, ruộng đất, hôn nhân và gia đình… đều phổ biến là chế tài Hình sự Chính vì vậy, các nhà làm luật phong kiến về cơ bản chưa có khái niệm phân chia pháp luật thành các ngành luật như ở thời cận hiện đại sau này

Đặc trưng nổi bật khác trong kĩ thuật làm luật là tính bảo thủ Nhà làm luật phong kiến coi các bộ luật đã được ban hành từ các triều vua trước như “khuôn vàng thước ngọc” Nhiều điều luật cũ thường được chép lại như bộ luật mới hoặc theo đúng nguyên văn nhưng chỉ thay đổi đôi chút cho phù hợp

Chương 3: Chứng minh Pháp luật phong kiến Việt Nam đã ghi nhận và bảo vệ người phụ nữ trên các lĩnh vực:

3.1 Khái quát về quyền của phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam:

Lịch sử loài người đã trải qua giai đoạn mà vai trò của người phụ nữ được tôn vinh, người phụ nữ có nhiều quyền hành và địa vị “vinh dự” hơn người đàn ông Đó là giai đoạn mà

Ph Ăngghen gọi là giai đoạn của chế độ “mẫu quyền” Ở chế độ này người phụ nữ có vai trò và địa vị quan trọng trong gia đình Quyền lực trong gia đình thuộc về người phụ nữ Nhưng rồi chế

độ mẫu quyền bị lật đổ và thay vào đó là chế độ phụ quyền, dưới chế độ này địa vị của người phụ nữ trong gia đình và xã hội thấp hơn nam giới một cách rõ rệt, sự phân biệt đối xử với phụ

nữ diễn ra ở khắp mọi nơi, gây ra trở ngại lớn cho việc phụ nữ tham gia bình đẳng với nam giới vào đời sống chính trị, gia đình và xã hội Như vậy, sự bất bình đẳng giữa đàn ông và phụ nữ đã xảy ra, kéo dài trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử loài người và diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới

Ở Việt Nam, thời phong kiến, pháp luật đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng Nho giáo nên địa vị của người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc vào nam giới Sự bất bình đẳng được thể hiện trước tiên chính là sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái trong gia đình Với quan niệm cần phải có con trai để nối dõi tông đường, xã hội phong kiến cho rằng “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” Quan điểm này chính là khởi điểm cho sự bất bình đẳng mà phụ nữ ở chế độ phong kiến phải gánh chịu Tư tưởng đó là tư tưởng chủ đạo, căn bản của xã hội phong kiến và nguyên tắc bất bình đẳng nam nữ đã trở thành tư tưởng chỉ đạo trong cả hai văn bản pháp luật được đánh giá là thành tựu lập pháp của Nhà nước phong kiến Việt Nam là Bộ luật Hồng Đức và

Bộ luật Gia Long Tuy vậy, trong Bộ luật Hồng Đức vẫn có khá nhiều điểm tiến bộ được đề cập liên quan tới việc bảo vệ quyền của người phụ nữ

Trang 8

Minh họa: Hai người phụ nữ thời Lê trong Hoàng Thanh chức cống đồ

3.2 Minh chứng quyền của người phụ nữ được ghi nhận và bảo vệ trong Quốc triều hình luật:

Trong suốt chiều dài lịch sử, mỗi xã hội lại bộc lộ sự kiểm soát của nam giới đối với nữ giới ở những mức độ khác nhau Nước Trung Hoa thời phong kiến – từ thời nhà Hán cho tới khi chế độ phong kiến kết thúc vào năm 1911 – đã củng cố địa vị thống trị của nam giới và hạ thấp

vị thế của nữ giới không chỉ về mặt tinh thần mà còn về mặt pháp lý Nằm trong phạm vi ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, xã hội Việt Nam xưa cũng thể hiện sự bất bình đẳng này Tuân theo những giá trị Khổng giáo, bộ luật Hồng Đức thời nhà Lê đã gán cho phụ nữ một địa vị thấp hơn trong gia đình và xã hội so với người chồng của họ Tuy nhiên, bộ luật này lại thể hiện một bản sắc Việt thực thụ với những điều luật nhằm bảo vệ quyền phụ nữ ở nhiều lĩnh vực khác nhau, vốn không hề tồn tại trong bất cứ bộ luật nào của Trung Hoa Việc đưa ra những điều luật nhằm bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ được thể hiện thông qua các lĩnh vực Hình sự, Dân sự, Hôn nhân và gia đình được quy định xuyên suốt trong 6 quyển, tại những điều khoản khác nhau

3.2.1 Lĩnh vực Hình sự:

Trước tiên, bộ luật Hồng Đức đã thể hiện rõ tính nhân văn đối với phụ nữ trong lĩnh vực Hình sự Đầu tiên chính là về quan niệm thực thi hình phạt trong điều 1 chương Danh lệ thuộc quyển I của Bộ luật Hồng Đức Năm hình phạt (ngũ hình) được quy định tại điều 1, bao gồm

“xuy, trượng, đồ, lưu, tử” 2 Các hình phạt được đề ra cho các tội danh vô cùng nặng nề và hà khắc Tuy nhiên, khi đề cập tới đối tượng áp dụng ngũ hình, chúng ta thấy hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn, nhẹ hơn so với phạm nhân nam Cụ thể, không áp dụng hình phạt “trượng” hay “thích vào mặt” đối với phạm nhân nữ Đối với các hình thức xử án (quy định tại quyển VI, chương Đoán ngục), việc áp dụng những hình phạt “ngũ hình” sẽ có sự khác biệt

2 Điềều 1 ch ươ ng Danh l quy n 1 trong “Quốốc triềều hình lu t” ệ ể ậ

Trang 9

giữa đàn ông và đàn bà, cụ thể tại điều 680 quy định “Đàn bà phạm tội tử hình trở xuống, nếu đang mang thai thì phải đợi sau khi sinh đẻ sau một trăm ngày mới đem hành hình Nếu chưa sinh mà đem hành hình thì ngục quan bị biếm hai tư; ngục lại bị tội đồ làm bản cục đinh Dù đã sinh nhưng chưa đủ hạn 100 ngày mà hành hình, thì ngục quan và ngục lại đều bị tội nhẹ hơn tội trên hai bậc Nếu đã đủ 100 ngày mà không đem hành hình, thì ngục quan và ngục lại bị tội biếm hay tội phạt Nếu khi chưa sinh mà hành tội xuy, thì ngục quan bị phạt tiền 20 quan, ngục lại bị tội 80 trượng Nếu vì đánh roi để trọng thương hay bị chết, thì khép vào tội lầm lỡ giết người hay làm bị thương Sau khi sinh đẻ chưa đủ 100 ngày, mà đem thi hành xuy hình thì chiếu theo tội lúc chưa sinh mà giảm cho một bậc.” Như vậy, trong trường hợp người phụ nữ có thai khi phạm tội sẽ không bị xử án luôn, mà sẽ đợi tới khi sinh đẻ sau 100 ngày mới đem ra xử án Thậm chí, người phụ nữ có thai khi phạm tội cũng được bảo vệ thông qua việc đưa ra những hình phạt cho ngục quan và ngục lại nếu làm trái với quy định Điều này chính là sự răn đe cho những người có nhiệm vụ hành hình, tránh trường hợp thực hiện sớm hơn việc áp dụng hình phạt so với pháp luật

đề ra sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người phụ nữ

Bên cạnh đó, Bộ luật Hồng Đức xử rất nặng đối với những trường hợp xâm phạm thân

thể, tiết hạnh của người phụ nữ, kẻ nào hiếp dâm thì xử lưu hay chết Chương “Thông gian”

thuộc quyển 3 của Bộ luật Hồng Đức cũng đã quy định những hình phạt rất nặng nề với những hành vi xâm hại tình dục, nhân phẩm, tiết hạnh của người phụ nữ và nhất là đối với trẻ em gái

Tại điều 403 quy định: “Hiếp dâm thì phải tội lưu hay tội chết và phải nộp tiền tạ hơn tiền tạ về tội gian dâm thường một bậc; nếu làm người đàn bà bị thương thì phải tội hơn tội đánh người bị thương một bậc; đến chết thì điền sản kẻ phạm tội phải đền cho nhà người bị chết.” Đối với tội gian dâm quy định trong điều 404: “Gian dâm với con gái nhỏ 12 tuổi trở xuống, dù nó thuận tình thì vẫn xử như tội hiếp dâm” Ngoài ra, tội gian dâm với vợ người khác hay quyến rũ con gái

chưa chồng đều bị xử tội đồ hay lưu và phải nộp tiền tạ, kẻ dắt mối cũng phải chịu tội Hiếp dâm ngoài bị xử tội lưu hay tội chết còn phải nộp tiền tạ hơn một bậc so với tội gian dâm thường; riêng việc gian dâm với con gái nhỏ từ 12 tuổi trở xuống, dù người con gái thuận tình thì cũng xử như tội hiếp dâm Cũng là gian dâm nhưng đối với người phụ nữ là vợ kế, vợ lẽ của ông cha, với

mẹ nuôi, mẹ kế, chị em gái… thì bị xử nặng hơn, người đàn bà bị lưu đi châu xa Đặc biệt, các ngục quan, ngục lại gian dâm với đàn bà, con gái có việc kiện thì xử tội nặng hơn tội gian dâm thường một bậc3 Có thể thấy, thông qua những quy định và những hình phạt vô cùng nặng nề với những tội danh xâm hại tình dục và gây phương hại tới nhân phẩm của người phụ nữ, việc bảo vệ cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến đã được những nhà làm luật đương thời chú trọng trên cả hai phương diện về thể chất và tinh thần Điều này càng góp phần khẳng định vị thế cũng như quyền lợi của người phụ nữ đang dần được nâng cao trong xã hội phong kiến

Về một số tội trộm cướp, được viết tại quyển IV, chương Đạo Tặc, việc đảm bảo quyền

lợi của người phụ nữ được thể hiện qua một số điều luật cụ thể như sau Điều 429 quy định: “Kẻ

ăn trộm mới phạm lần đầu thì phải lưu đi châu xa Kẻ trộm đã có tiếng và kẻ trộm tái phạm thì phải tội chém Giữa ban ngày ăn cắp vặt cũng xử tội đồ, đã lấy được của, thì phải bồi thường một phần tang vật Những kẻ chứa chấp thì đều bị tội nhẹ hơn một bậc, và bắt phải bồi thường

3 Điềều 409 ch ươ ng Thống gian quy n 3 trong “Quốốc triềều hình lu t” ể ậ

Trang 10

một phần ba tang vật Kẻ biết việc mà không cáo giác bị tội nhẹ hơn hai bậc Ăn trộm có cầm khí giới, thì phải khép vào tội ăn cướp; nếu giết người thì bị khép vào tội giết người Đàn bà thì được giảm tội”; Điều 441 quy định: “Đày tớ ăn trộm của chủ thì xử nặng hơn tội ăn trộm thường một bậc; đày tớ gái được giảm tội”; Điều 450: “Những kẻ ban đêm vô cớ vào nhà người

ta thì xử tội đồ; chủ nhân đánh chết ngay lúc ấy thì không phải tội; nếu đã bắt được thì đánh chết, đánh bị thương, thì phải tội như tội đánh nhau chết hay bị thương, mà giảm ba bậc Kẻ lạ vào trong vườn người ta, thì cũng xử tội biếm; đàn bà thì được giảm một bậc” Như vậy, thông

qua ba điều luật được nêu ra, có thể thấy rõ quyền lợi của người phụ nữ đã được đề cao hơn Minh chứng chính là cùng là phạm một tội danh, nhưng nếu tội phạm là người phụ nữ thì khi xử phạt ở mức độ nhẹ hơn so với người phạm tội là nam giới

3.2.2 Lĩnh vực Hôn nhân và gia đình:

Ra đời trong giai đoạn lịch sử phong kiến đồng thời chịu sự chi phối và ảnh hưởng mạnh

mẽ của Nho giáo, việc vai trò của người đàn ông luôn được đề cao hơn người phụ nữ hay sự bất bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là điều khó tránh khỏi ở hầu hết các bộ luật, bao gồm cả Bộ luật Hồng Đức Nhưng khác với những bộ luật cùng ra đời ở thời đại đó, Bộ luật Hồng Đức đã thực sự công nhận và khẳng định một số quyền lợi nhất định của người phụ nữ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

Có thể dễ dàng nhận thấy trong quan hệ hôn nhân, người phụ nữ đã được hưởng một số quyền lợi cơ bản và quan trọng, mà trước hết là quyền tự quyết định hạnh phúc của bản thân

mình Trong Quyển 3 - Hộ hôn, ở Điều 322 đã quy định: “Con gái hứa gả chồng mà chưa thành hôn, nếu người con trai bị ác tật hay phạm tội hoặc phá tán gia sản thì cho phép người con gái được kêu quan mà trả đồ lễ…” Điều 320 nói rằng: “Tang chồng đã hết mà người vợ muốn thủ tiết, nếu ai không phải là ông bà cha mẹ mà ép gả cho người khác, thì xử biếm ba tư và bắt phải

ly dị; ” Điều 338 cũng đã khẳng định: “Những nhà quyền thế mà ức hiếp để lấy con gái kẻ lương dân, thì xử tội phạt, biếm hay đồ” Những điều luật này ra đời chính là minh chứng rõ

ràng nhất cho việc người phụ nữ trong quy định của Bộ luật Hồng Đức, dù chưa thực sự toàn diện, song đã có quyền cất lên tiếng nói của riêng mình trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, có quyền lựa chọn người mình sẽ cùng kết duyên để xây dựng tổ ấm Điều 338 của bộ luật cũng đã hạn chế một phần nào đó việc cậy quyền ỷ thế, bắt ép người phụ nữ phải thành thân với người

mà mình không mong muốn cũng như bảo vệ người phụ nữ khỏi những cuộc hôn nhân không thuận tình

Bên cạnh việc công nhận quyền tự quyết một phần trong hôn nhân của người phụ nữ, điểm được coi là tiến bộ vượt bậc về quyền của người phụ nữ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình quy định bởi Bộ luật Hồng Đức chính là quyền được ly hôn và tái hôn Hai điều luật tiêu

biểu có thể nhắc đến ở đây là: “Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (vợ được trình với quan sở tại và xã quan làm chứng) thì mất vợ ” (Điều 308) và “ Nếu con rể lấy chuyện phi

lý mà mắng nhiếc cha mẹ vợ, đem việc thưa quan sẽ cho ly dị.” (Điều 333) Thông qua hai điều

luật này, người phụ nữ hoàn toàn có thể ly hôn một cách hợp pháp nếu người đàn ông bỏ mặc, không quan tâm, không làm tròn trách nhiệm người chồng hoặc lấy điều thị phi mà cố ý xúc

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w