Pháp luật thời kỳ này trải qua các giaiđoạn lịch sử đã có nhiều sự thay đổi về nội dung, đề cập đến hầu hết các lĩnh vựcđời sống xã hội như dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình… Trong đó n
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-BÀI TẬP NHÓM
MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC
VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chứng minh pháp luật phong kiến Việt Nam
đã ghi nhận và bảo vệ một số quyền phụ nữ
trên các lĩnh vực.
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2023
Trang 2BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm: 06 Lớp: 4816
Chủ đề: Chứng minh pháp luật phong kiến Việt Nam đã ghi nhận và bảo vệ một số quyền phụ nữ trên các lĩnh vực.
1 Kế hoạch làm việc của nhóm
- Phân chia công việc cho mọi người
- Tổng hợp, hoàn thành nội dung
- Hoàn thành PowerPoint
- Họp nhóm để hoàn thiện bài tập
2 Phân chia công việc và họp nhóm
hiện
Tiến độ thực hiện (đúng hạn)
Mức độ hoàn
Kl Xếp loại
Có Không Không tốt TB T Tham giađầy đủ
Tích cực sôi nổi
Đóng góp nhiều ý tưởng
Quốc Việt
Phân chia công việc cho mọi người Viết phần mở đầu Chỉnh sửa tiểu luận
2 Ninh Thị Thảo Soạn nội dung
Pháp luật thời Lý –
Trang 33 Phạm Thu
Trang
Soạn nội dung Quốc triều hình luật (thời Lê Sơ)
Quốc triều hình luật (thời Lê Sơ)
Trung
Soạn nội dung Quốc triều hình luật (thời Lê Sơ)
Thành Trung
Soạn nội dung Hoàng Việt luật lệ (thời Nguyễn)
Thư
Soạn nội dung Hoàng Việt luật lệ (thời Nguyễn)
Trang
Soạn nội dung Đánh giá và bài học kinh nghiệm
Trang
Soạn nội dung Đánh giá và bài học kinh nghiệm
Phương Giang
Soạn nội dung
11 Phạm Phương
Thảo
Làm Powerpoint
Trang 412 Ma Hoàng Vỹ Làm Powerpoint X X X A
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2023
Nhóm trưởng
Bạch Ngọc Quốc Việt
Trang 5PHẦN A: LỜI MỞ ĐẦU
Pháp luật phong kiến Việt Nam tồn tại song song cùng với sự ra đời và phát triển của nhà nước phong kiến Việt Nam Pháp luật thời kỳ này trải qua các giai đoạn lịch sử đã có nhiều sự thay đổi về nội dung, đề cập đến hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội như dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình…
Trong đó nổi bật là bộ Quốc triều hình luật thời Lê Sơ đã có những bước tiến
lớn trong việc ghi nhận và bảo vệ quyền phụ nữ trong các lĩnh vực giúp cho giá trị của những người phụ nữ trong thời kì này ngày càng được nâng cao
Trên cơ sở đó, đã mở ra một chương mới trong việc ghi nhận vào bảo vệ quyền phụ nữ, để lại nhiều ý nghĩa cho đến hiện tại, góp phần nâng cao, đảm bảo quyền phụ nữ qua từng tiến trình phát triển của đất nước
PHẦN B: NỘI DUNG
I PHÁP LUẬT THỜI LÝ, TRẦN, HỒ
Thời kỳ đầu, pháp luật của các triều đại Lý - Trần - Hồ vẫn chưa ghi nhận và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam Người phụ
nữ được xem là món đồ dùng để củng cố quyền lực trong quá trình xây dựng chính quyền: Các vua thời Lý - Trần thường gả công chúa và phong chức tước cho các tù trưởng miền núi nhằm củng cố quyền lực của mình; người phụ nữ vẫn phải chịu những án phạt như phạt đồ (tù khổ sai) đối với đàn bà làm tang thất phụ và hình phạt thích chữ; pháp luật đã góp phần củng cố, bảo vệ chế độ gia đình phụ quyền gia trưởng; đề cao quyền của cha mẹ, của người chồng, các bề trên của gia đình nhưng không đề cập cũng như nhắc tới quyền của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội…
Như vậy, dưới thời Lý - Trần - Hồ, pháp luật phong kiến Việt Nam đã có những bước tiến đầu tiên nhưng quyền phụ nữ vẫn còn bị xem nhẹ và chưa được quan tâm đến
II QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT (THỜI LÊ SƠ)
Quốc triều hình luật hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức là bộ luật chính thức của
nhà nước Đại Việt thời Lê Sơ được vua Lê Thánh Tông ban hành vào năm 1483 Đây được đánh giá là bộ luật tiến bộ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, đặc biệt có những chính sách tiến bộ đã ghi nhận và bảo vệ một số quyền của phụ nữ trên các lĩnh vực
1 Lĩnh vực hình sự
Trong lượng hình hoặc thi hành pháp luật với nữ phạm nhân, nhà làm luật đã
dành cho một số ưu đãi:
Trang 6Điều 1: Khi phạm nhân tội đồ hoặc lưu, nam phạm nhân bao giờ cũng bị đánh thêm trượng, còn nữ phạm nhân chỉ bị chịu tội roi
Trong Ngũ hình, các hình phạt đối với phụ nữ cũng được quy định mức
phạt nhẹ hơn so với đàn ông
Điều 680: “Đàn bà phải tội tử hình trở xuống nếu đang có thai thì phải để sinh đẻ sau 100 ngày mới đem hành hình Nếu chưa sinh mà đem hành hình thì ngục quan bị xử biếm hai tư, ngục lại bị đồ làm bản cục đinh Dù đã sinh rồi nhưng chưa đủ hạn 100 ngày mà hành hình thì ngục quan và ngục lại đều bị tội nhẹ hơn tội trên hai bậc Nếu đủ hạn 100 ngày mà không đem hành hình thì ngục quan và ngục lại bị tội biếm hay tội phạt Nếu khi chưa sinh mà thi hành tội xuy thì ngục quan bị phạt 20 quan, ngục lại bị phạt tội 80 trượng Nếu vì đánh roi mà xảy
ra trọng thương hay bị chết thì khép vào tội lầm lỡ giết người hay làm bị thương Sau khi đẻ chưa đủ 100 ngày mà đem thi hành xuy hình thì chiếu theo tội lúc chưa sinh mà giảm cho một bậc”.
Tóm lại, bộ luật đã đảm bảo thực hiện các điều luật đồng thời cũng thể hiện
sự ưu tiên trong việc thực hiện các hình phạt đối với phụ nữ
2 Lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Quốc triều hình luật đã có sự điều chỉnh, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ
trong hôn nhân:
Đã có những điều luật cấm việc bắt ép, cưỡng chế phụ nữ kết hôn một cách tùy tiện hay phục vụ cho lợi ích khác
Điều 316: Cấm quan lại lấy con gái ở địa phương mà mình đương chức Điều này nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng dụng quyền thế cưỡng hôn
Điều 334: Cấm con của quan trấn giữ biên ải kết hôn với con của tù trưởng địa phương Điều cấm này nhằm ngăn ngừa sự cấu kết giữa quan trấn thủ với tù trưởng địa phương để gây uy thế, phản loại, qua đó, phụ nữ không còn là công cụ của quyền lực chính trị nữa
Điều 338: Cấm nhà quyền thế ức hiếp để lấy con gái kẻ lương dân Điều 322: Con gái hứa gả chồng mà chưa thành hôn, nếu người con trai
bị ác tật hay phạm tội hoặc phá tán tài sản thì cho phép người con gái được kêu quan trả đồ sính lễ
Người vợ có quyền chấm dứt hôn nhân theo quy định của pháp luật:
Người vợ có quyền trình quan xin ly hôn khi: Chồng bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại, nếu đã có con thì một năm (Điều 308) hoặc chồng mắng nhiếc cha mẹ vợ một cách phi lý (Điều 333)
Về hậu quả pháp lý của ly hôn, quan hệ thân nhân giữa vợ và chồng hoàn toàn chấm dứt, người vợ cũng có quyền kết hôn với người khác mà không bị pháp luật ngăn cấm
Trang 7Để đảm bảo phong tục tập quán và lễ nghĩa, đồng thời bảo vệ quyền phụ
nữ trong quan hệ hôn nhân Pháp luật đã quy định những trách nhiệm của người chồng với vợ con:
Người chồng phải có trách nhiệm với vợ con: Điều 308 đã dẫn, nếu không vì việc quan phải đi xa mà người chồng bỏ lửng vợ thì bị mất vợ hoặc theo Điều 309, nếu người chồng vì quá say đắm nàng hầu mà thờ ơ với vợ và nếu bị vợ thưa lên quan, thì bị xử tội biếm
Người chồng có nghĩa vụ cưu mang, cấp dưỡng cho vợ con và không được ngược đãi vợ một cách dã man Điều 482 quy định trừng phạt đánh vợ bị thương
Người chồng cũng phải có nghĩa vụ chung thủy với vợ Điều 401: Quy
định “gian dâm với vợ người khác thì xử tội lưu hay tội chết, với vợ lẽ người khác thì giảm một bậc” Theo Điều 405, thông gian với vợ người thì xử phạt 60 trượng,
biếm 2 tư và bắt nộp tiền ta
Như vậy, những quy định của Quốc triều hình luật ở chừng mực nào đó đã
không xem nhẹ vai trò của người mẹ, người vợ, người con gái trong gia đình Đó là
điểm tiến bộ, một trong những nét đặc sắc của Bộ Quốc triều hình luật.
3 Lĩnh vực dân sự
Trong những trường hợp, người vợ, người con gái trong gia đình đã được
pháp luật quy định về việc hưởng các quyền thừa kế:
Theo Điều 375, trường hợp vợ chồng không có con mà người chồng chết trước thì nảy sinh quan hệ kế thừa như sau:
Ruộng đất do nhà chồng đã cho được chia làm hai phần bằng nhau Một nửa thuộc về người ăn thừa tự (bên họ chồng) để giữ việc tế tự, nửa kia người
vợ được hưởng suốt đời nhưng không được làm của riêng, đến khi người vợ chết hoặc đi tái giá thì phần điền sản này lại thuộc về người thừa tự
Ruộng đất do hai vợ chồng cùng tần tảo làm lụng mua được được chia làm hai phần bằng nhau Vợ được nhận một nửa làm của riêng (vì thực chất đây là phần công sức của người vợ) nửa của người chồng chết được chia làm 3 phần, cho
vợ hai phần để hưởng suốt đời nhưng không được làm của riêng và khi vợ chết hay tài giả thì hai phần này để lại cho người tế tự của chồng, cho người thừa tự của chồng một phần để giữ việc tế tự
Trường hợp vợ chồng có con, chồng chết trước, con lại chết theo sau thì người được hưởng thừa kế gồm vợ, cha mẹ chồng hoặc người thừa tự
Về trật tự truyền ruộng đất hương hỏi, nhà làm luật triều Lê đã mềm hóa
nguyên tắc trọng nam và trọng trưởng bằng quy định nếu không có con trai thì ruộng đất hương hỏa được truyền cho con gái.
Nhìn chung, với việc cho người vợ có quyền quản lý tài sản trong gia đình sau khi người chồng mất, cho người phụ nữ có quyền thừa kế và phần của con gái bằng
Trang 8phần của con trai (điều không thể tìm thấy trong các bộ luật phong kiến khác), luật thừa kế đã trở thành định chế nổi bật nhất thể hiện những nét tiến bộ của luật pháp triều Lê
III HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ ( THỜI NGUYỄN )
Hoàng Việt luật lệ hay còn được biết đến với cái tên Hoàng triều luật lệ, Bộ
luật Gia Long là bộ luật chính thức của Việt Nam thời đầu nhà Nguyễn do Bắc thành Tổng trấn Nguyễn Văn Thành soạn thảo và vua Gia Long cho ban hành năm
1813 Tuy không có những quy định cụ thể như Bộ Quốc triều hình luật (thời Lê
Sơ) nhưng cũng có những cũng có một số điều luật ghi nhận và bảo vệ quyền phụ nữ
1 Lĩnh vực hình sự
Hoàng Việt luật lệ:
Nguyên tắc chiếu cố: Luật Gia Long có sự chiếu cố đối với các thành phần yếu thế trong xã hội như người già, trẻ em, người tàn tật và bao gồm cả phụ
nữ trong việc xác định hình sự theo độ tuổi, giới tính và nguyên tắc chuộc tội bằng tiền
Nguyên tắc người thân thuộc được che giấu tội cho nhau Tuy nhiên, các hành vi xâm hại đến người thân trong gia đình một cách đặc biệt nghiêm trọng như chồng đánh vợ thương tích gãy tay chân, nhận tàu của đem vợ đi ở đợ, lửa đảo cưới vợ, có vợ mà nói dối là không có vợ (Điều 31, 32, 306) thì không cho phép che giấu
Pháp luật còn quy định những hình phạt để bảo vệ quyền thân thể của phụ nữ:
Hoàng Việt luật lệ còn dành hẳn một chương Phạm gian của phần Hình luật gồm 9 điều luật để quy định các tội danh và các đối tượng phạm tội gian dâm Trong đó có điều luật Phạm gian và 6 điều lệ kèm theo quy định rất cụ thể và tỉ mỉ
các đối tượng phạm tội gian dâm
Trong nhóm tội phạm gian, mọi hành vi xâm hại đến tiết hạnh của người phụ nữ đều bị ngăn cấm và trừng phạt, được quy định từ Điều 332 đến Điều 340 Theo đó, có phân biệt 3 loại: Cưỡng gian phạt giảo giảm chờ, hoi gian phạt 80 trượng, điều gian phạt 100 trượng Trường hợp gian dim với con gái 12 tuổi trở xuống, dù hoà đồng cũng buộc theo tội cưỡng gian (Điều 332) Các trường hợp con cháu phạm gian với thiếp của ông, chú, bác; người làm công, nô tì phạm gian với con gái, vợ của gia trưởng bị xử chém (Điều 334, 336); quan chức và quân dân gian dâm với vợ quan chức bị xử giảo giam chờ (Điều 332)
Từ đó ta thấy được những điều luật này đã thể hiện sự nhân đạo đối với phụ
nữ, bảo vệ trinh tiết, thân phẩm của họ trong xã hội phong kiến
Trang 9Những quy định trong Hoàng Việt luật lệ dù rất ít ỏi nhưng đã bước đầu quan
tâm đến quyền lợi trong thừa kế của người phụ nữ:
Về quan hệ tài sản Hoàng Việt luật lệ không quy định về tài sản riêng của
vợ, người phụ nữ phụ thuộc vào chồng và gia đình Tuy nhiên khi chồng chết nếu
vợ quan chức sẽ được hưởng một phần bổng lộc của chồng
Về thừa kế tự sản: Là thừa kế tài sản dùng để tế tự, thờ cúng tổ tiên và kế truyền dòng dõi theo nội tộc Nếu trong thân thuộc không có người đáng được thừa
kế tự sản thì con gái được thừa kế (Lệ 2 Điều 83)
Người con gái khi còn ở với bố mẹ trong trường hợp đặc biệt có thể được
quyền thừa kế tài sản: “Tài sản của hộ dân tuyệt tự, nếu quả là trong hộ không có người thừa kế, thì cho con gái thừa hưởng” Như vậy, theo quy định chỉ trong
trường hợp hộ dân tuyệt tự thì người con gái mới được thừa kế tài sản
Có một điều lệ quy định về quyền được thừa kế tài sản của phụ nữ đã lập
gia đình Điều lệ của điều luật Lập đích tử vi pháp (Lập con đích trái phép) quy định: “Người đàn bà chồng chết không có con trai mà thủ tiết thờ chồng thì được hưởng phần gia sản của chồng và dựa vào trưởng họ tìm người đúng thứ bậc trên dưới cho kế tự Nếu như cải giá thì số tài sản đó và toàn bộ đồ trang sức đều trả lại cho gia đình chồng trước” Đối với phần tài sản thông thường, nếu người chồng
chết mà người vợ vẫn thủ tiết thì phần tài sản đó vẫn do người vợ quản lý, chỉ khi nào người mẹ chết thì con cái mới được phân chia tài sản
Như vậy, Luật Gia Long tuy không ghi nhận quyền thừa kế của con gái như Luật Hồng Đức nhưng cũng không có quy định nào cấm con gái được hưởng quyền thừa kế
3 Lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Quyền lợi của người phụ nữ được đảm bảo ngay từ điều kiện về hình thức để kết nạp hôn nhân:
Về lễ đính hôn: Luật quy định, sau lễ đính hôn phải có Hồn thư hoặc đã
trao nhận Lễ chung thì hôn nhân mới có giá trị về pháp luật; hứa gả có văn bản mà đổi ý phạt chủ hôn 50 roi, nhà gái đã nhận đồ sính lễ mà thay đổi cũng xử như vậy (Điều 94)
Về lễ cưới: Hoàng Việt luật lệ không quy định nghi thức lễ cưới mà cho
phép căn cứ vào lễ nghi truyền thống Luật chỉ quy định thời hạn tối đa giữa lễ đính hôn và lễ cưới là 5 năm; người con gái không có lỗi mà nhà trai không chịu cưới, quá hạn cho phép trình quan cho đi cái giá, nhà trai không được đòi tiền sính lễ
Luật Gia Long còn quy định những trường hợp cấm kết hôn nhằm bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong những trường hợp khác nhau:
Cấm kết hôn khi mất trật tự thê thiếp: Phàm đem thể làm thiếp phạt
100 trượng Vợ cả còn sống mà đem vợ lẽ làm vợ cả phạt trượng sửa lại cho đúng
Trang 10Đã có vợ cả mà cưới người khác về làm vợ cả thì xử 90 trượng buộc phải ly dị (Điều 96)
Cấm quan cưới phụ nữ bộ dân làm thê thiếp (Điều 103, Điều 183) Quy định này có lẽ nhằm tránh sự lạm dụng quyền thể của cá quan cưỡng ép lấy con gái nhà lành hoặc gia đình nhà gái lợi dụng hôn nhân phối quan quyền
Cấm cường hào cưỡng đoạt đàn bà, con gái làm vợ (Điều 105): Cường hào ỷ thế hung hăng cưỡng đoạt vợ con nhà lương thiện hoặc không qua lễ hỏi cưới chiếm con gái người ta làm thê thiếp xử treo cổ
Cấm lừa dối trong hôn nhân (Điều 94, Điều 95): Nhà gái lừa dối trong hôn nhân chủ hôn bị phạt 80 trượng Nếu nhà trai lừa dối tội tăng thêm 1 bậc phạt
90 trượng, nhà gái không phải trả lễ vật Đã thành hôn rồi thì cho ly dị
Trong quan hệ vợ chồng pháp luật có những quy định đảm bảo quyền lợi người vợ:
Trong quan hệ thân nhân, vợ chồng phải có nghĩa vụ chung thủy với nhau Nếu như chồng thông gian, cưỡng gian đều xử nặng tội (Điều 254)
Về quan hệ tài sản: Hoàng Việt luật lệ không quy định về tài sản riêng
của vợ, người vợ phụ thuộc vào chồng và gia đình nhà chồng Tuy nhiên trường hợp chồng chết, nếu là vợ quan chức thì được hưởng một phần lương bổng của chồng
Luật Gia Long đã cho phép người phụ nữ chủ động hơn trong việc chấm dứt hôn nhân: Hoàng Việt luật lệ ghi nhận 3 loại nguyên có chấm dứt hôn nhân: Do vi phạm những điều mà luật cấm kết hôn hoặc trường hợp kết hôn bị lừa dối, nhầm lẫn; do một người bị chết và do ly hôn Một số trường hợp chấm dứt hôn nhân cụ thể như:
Do lỗi của người chồng: Chồng bán vợ làm nô lệ, ép vợ thông gian,
gả bán vợ cho người khác làm thê thiếp, cho thuê hay cầm vợ, dùng vợ để gạt lừa tiền bạc, đánh vợ thành thương tật, bỏ vợ đi biệt xử 3 năm
Do nghĩa tuyệt hoặc thuận tình: Đây là quy định khá tiến bộ của Luật
Gia Long và được giải thích như sau: “Nếu vợ chồng không cùng ăn ý vui vẻ mà cả hai muốn li dị, tình thì không hiệp, ấn đã lìa thì không thể nào hoà lại được" Chiếu theo điều không nên bỏ, Nghĩa tuyệt, cho phép họ ly dị không bị phạm tội
(Điều 284)
Điều 108 của Hoàng Việt luật lệ cũng ghi nhận 3 trưởng hợp không
nên bỏ (Tam bất khác), đó là: Vợ đã để tang nhà chồng 3 năm (tang cha mẹ chồng), khi lấy nhau nghèo về sau giàu có và khi lấy nhau có người thân thuộc, nay nếu bỏ không còn ai thân thuộc để trở về Ba trường hợp này nếu cố tình bỏ thì xử 60
trượng, cho về đoàn tụ Ngoài ra, Điều 108 còn quy định dù vợ phạm phải Thất xuất cũng không nên bỏ nếu không phải đã tuyệt nghĩa.