Vị trí phụ nữ Việt Nam trong thời kì phong kiến trên thực tế...9 Trang 2 Bảng Đánh Giá Hoạt Động NhómNhóm: 5Lớp: 4815Đề tài tìm hiểu: Chủ đề 3: Chứng minh pháp luật phong kiến Việt Nam
Trang 1Mục lục
Bảng Đánh Giá Hoạt Động Nhóm
I Kế hoạch làm việc của nhóm
II Phân chia công việc và họp nhóm
Biên bản xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm
Mở Đầu 1
Nội Dung 1
A Khái quát quyền phụ nữ trong thời kì phong kiến Việt Nam 1
I Khái niệm quyền phụ nữ 1
II Khái quát quyền phụ nữ trong phong kiến Việt Nam 2
B Quyền phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam 2
I Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) 2
II Bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) 6
III Đánh giá các quy định pháp luật 8
C Vị trí phụ nữ Việt Nam trong thời kì phong kiến trên thực tế 9
Kết Luận 10
Trang 2Bảng Đánh Giá Hoạt Động Nhóm
Nhóm: 5
Lớp: 4815
Đề tài tìm hiểu: Chủ đề 3: Chứng minh pháp luật phong kiến Việt Nam đã ghi
nhận và bảo vệ một số quyền của người phụ nữ trên các lĩnh vực
I Kế hoạch làm việc của nhóm.
1 Cá nhân tìm hiểu khái quát đề tài:
Tất cả thành viên trong nhóm được giao tìm hiểu khái quát về đề tài để đảm bảo từng cá nhân đã nắm được nội dung cơ bản của đề bài tập nhóm nói đến và chuẩn
bị những kiến thức, khái niệm liên quan đến vấn đề được nêu
2 Họp nhóm: Tổng hợp thông tin tự nghiên cứu, phân công công việc
- Thành viên nhóm trao đổi với nhau về các vấn đề liên quan đến vấn đề của bài tập nhóm, nêu ra những vấn đề mình đã tìm hiểu được trong quá trình tự nghiên cứu Qua đó, các cá nhân khác có thể bổ sung, chỉnh sửa để cả nhóm
có cái nhìn toàn diện hơn về chủ đề bài tập nhóm
- Cả nhóm thống nhất các lập luận đúng đắn và chính xác, sắc bén nhất, bổ sung và chỉnh sửa các lập luận còn sơ sài sau đó tổng hợp làm báo cáo tiểu luận
- Các thành viên được giao hoàn thiện bài tranh biện bản cứng và bản trình chiếu trong khoảng thời gian nhất định
- Sau khi hoàn thành, bản cứng và bản trình chiếu được tất cả các thành viên trong nhóm đối soát và kiểm tra lại để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ nhất
3 Kiểm tra bài báo cáo, bản trình chiếu và xem lại phần chuẩn bị trước khi nộp bài và bước vào buổi tranh biện trực tiếp (nhóm trưởng)
4 Nộp bài và tranh biện
II Phân chia công việc và họp nhóm
Trang 3MSSV HỌ VÀ TÊN PHÂN
CÔNG
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐÚNG HẠN
MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH
HỌP NHÓM
XẾP LOẠI
Tham gia đầy đủ
Sôi nổi
48155
1 Lê Thị Hà Phương
Trình bày bài lên powerpoint
48155
2 Nguyễn Minh Quân
Trình bày bài lên powerpoint
48155
3 Đinh Thị Ngọc Quyên
Ghi chép, tổng hợp nội dung lên word
48155
4 Trần Bảo Quyên
Trình bày bài lên powerpoint
48155
48155
Trang 448155
8 Phạm Lý Phương Thảo
Ghi chép, tổng hợp nội dung lên word
48155
48156
48156
1 Nguyễn Anh Thư
Ghi chép, tổng hợp nội dung lên word
48156
2 Bạch Thị Thương
Ghi chép, tổng hợp nội dung lên word
Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Nhóm trưởng
Trang 5BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM
GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: Địa điểm:
Nhóm: 5 Lớp: 4815 Khóa: 48 Khoa:
Tổng số sinh viên của nhóm: 12
+ Có mặt: 11
+ Vắng mặt: 01
Tên bài tập: Chứng minh pháp luật phong kiến Việt Nam đã ghi nhận và bảo
vệ một số quyền của người phụ nữ trên các lĩnh vực
Môn học: Lịch sử Nhà Nước và Pháp Luật Việt Nam
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc
thực hiện bài tập nhóm số 5
Kết quả như sau:
ĐÁNH GIÁ CỦA SV
SV ký tên
Đánh giá của GV
(số)
Điểm (chữ)
GV
ký tên
Trang 6
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Trưởng nhóm
Kết quả điểm bài viết:
+ Giáo viên chấm thứ nhất:
+ Giáo viên chấm thứ hai:
Kết quả điếm thuyết trình:
Giáo viên cho thuyết trình:
Điểm kết luận cuối cùng:
Giáo viên đánh giá cuối cùng:
Trang 7Mở Đầu
Sau chiến thắng Bạch Đằng, sự kiện Ngô Quyền xưng vương hiệu đã khép lại hơn 10 thế kỉ Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử Việt Nam - kỉ nguyên xây dựng nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập, tự chủ Từ năm 939 - 1884, 10 triều đại phong kiến đã kế tiếp nhau trị vì đất nước Dù cách thức, thời gian quản lí đất nước của các triều đại khác nhau song độc lập dân tộc gắn liền với xác lập và củng cố nhà nước trung ương tập quyền là xu hướng phát triển xuyên suốt cả thời
kì phong kiến Hoàn cảnh xác lập, tồn tại của mỗi triều đại góp phần quy định cách thức tổ chức, bản chất, chức năng của nhà nước cũng như nội dung pháp luật của từng triều đại
Thế kỉ X - thế kỉ bản lề của dân tộc chứng kiến sự xác lập của các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê gắn liền với các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, chống lại các thế lực cát cứ, xây dựng nhà nước trung ương tập quyền
(Trích LSNN và PLVN - ĐH Luật HN trang
53)
Ảnh hưởng của yếu tố truyền thống, tư tưởng nặng nề của Nho giáo, pháp luật Việt Nam thời phong kiến mặc dù đã ghi nhận đảm bảo quyền của người phụ nữ trong các quan hệ xã hội đặc biệt là lĩnh vực hôn nhân để đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình được quy định trong hai bộ luật tiêu biểu là Bộ Luật Hồng Đức và Bộ Luật Gia Long Nhưng, xét về mặt tổng thể thì quyền lợi của phụ nữ Việt Nam thời kỳ đó vẫn còn bị hạn chế rất nhiều so với nam giới Để hiểu
rõ hơn về vị thế, vai trò và những quyền lợi của người phụ nữ trong thời kỳ này, bài
viết dưới đây sẽ đi phân tích đề tài: “Một số vấn đề về quyền của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam.”
Nội Dung
A
Khái quát quyền phụ nữ trong thời kì phong kiến Việt Nam
I Khái niệm quyền phụ nữ
Trang 8Quyền phụ nữ là khái niệm dùng để chỉ quyền con người của phụ nữ Đó là những quyền tất yếu, không bị tước bỏ bởi bất cứ ai, bất cứ chính thể nào Là quyền con người cụ thể, quyền phụ nữ cũng hàm chứa những đặc tính cơ bản của quyền con người đó là tính phổ quát, tính đặc thù và tính giai cấp Tuy nhiên, người phụ
nữ với những đặc điểm gắn liền với giới tính tự nhiên thì ngoài quyền con người nói chung, họ còn có những quyền gắn liền với thiên chức của mình như quyền làm
mẹ, quyền được bảo vệ với tư cách là nhóm người dễ bị tổn thương.
Do đó việc xác định, ghi nhận và bảo đảm các quyền con người của phụ nữ trên cơ sở tiêu chí bình đẳng là cần thiết Dưới góc độ pháp lý, quyền phụ nữ còn được hiểu là: Tập hợp những khả năng pháp luật mỗi quốc gia công nhận cho người phụ nữ được hưởng, được làm và được đòi hỏi Đó cũng chính là cơ sở để tiến hành bảo vệ quyền của phụ nữ Bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền phụ
nữ bằng luật pháp là một phương pháp rất quan trọng nhằm đảm bảo tính tối ưu quyền của phụ nữ nói chung và của phụ nữ Việt Nam nói riêng
II Khái quát quyền phụ nữ trong phong kiến Việt Nam
Ở Việt Nam, thời phong kiến – pháp luật đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng Nho giáo nên địa vị của người phụ nữ hoàn toàn bị phụ thuộc vào nam giới
Sự bất bình đẳng được thể hiện trước tiên chính là sự phân biệt đối xử giữa con trai
và con gái trong gia đình Với quan niệm cần phải có con trai để nối dõi tông đường nên xã hội phong kiến cho rằng “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” Quan điểm này chính là khởi điểm cho sự bất bình đẳng mà phụ nữ ở chế độ phong kiến phải gánh chịu
Tư tưởng đó là tư tưởng chủ đạo, căn bản của xã hội phong kiến và nguyên tắc bất bình đẳng nam nữ đã trở thành tư tưởng chỉ đạo trong cả hai văn bản pháp luật được đánh giá là thành tựu lập pháp của Nhà nước phong kiến Việt Nam là Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long Tuy nhiên cả hai bộ luật đã xuất hiện khá nhiều điểm tiến bộ trong việc thừa nhận và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ
B Quyền phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam
I Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức)
Trang 9“Quốc triều hình luật” hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức được ban hành dưới thời Lê – thế kỉ XV Đây có thể coi là thời kỳ hưng thịnh nhất của phong kiến Việt Nam nói chung và của nhà Lê nói riêng Bởi vậy, Bộ luật Hồng Đức cũng thể hiện nhiều điểm khá tiến bộ trong việc bảo vệ quyền phụ nữ Đặc thù nhất thể hiện trong hai chương “Hộ hôn” và “Điền sản” Qua hai chương này, các nhà làm luật đã coi trọng cá nhân và vai trò của người phụ nữ Bộ luật có 53/722 điều luật (7%) bàn về hôn nhân – gia đình; 30/722 điều luật (4%) bàn về việc hương hỏa, tế lễ, thừa kế và
sở hữu tài sản Những điều luật này phần nào đã đề cập đến quyền lợi của phụ nữ trong gia đình và xã hội
1 Trong lĩnh vực hình sự, trong quy định hình phạt
Trong lượng hình hoặc thi hành hình phạt đối với nữ phạm nhân, nhà làm luật
đã dành cho một số ưu đãi:
- Theo Điều 1: “Khi phạm tội đồ hoặc lưu, nam phạm nhân bao giờ cũng bị
đánh thêm trượng, còn nữ nhân chỉ phải tội roi”
- Theo Điều 680: “Nữ phạm nhân tội xử, tội xuy mà đang có thai thì phải đủ
100 ngày sau khi sinh con mới bị đem ra hành hình hoặc đánh roi”
Trong một số trường hợp cụ thể, quyền lợi của người phụ nữ cũng được ưu tiên bảo vệ như:
- Trong trường hợp cưỡng ép phụ nữ kết hôn cũng là có tội theo điều 320:
“Mãn tang chồng nhưng người vợ thủ tiết, nếu ngoài ông bà, cha mẹ, kẻ nào khác gả ép người phụ nữ đó thì bị biếm ba tư và buộc phải ly dị Trả người đàn bà về chồng cũ”
- Đặc biệt bộ luật quy định xử rất nặng đối với tội xâm phạm thân thể, tiết hạnh của người phụ nữ như kẻ nào “hiếp dâm” thì xử lưu hay chết phải nộp tiền tạ tội hơn một bậc đối với tiền tạ tội gian dâm thường
- Điều 402: “quyến rũ con gái chưa có chồng thì xử như tội gian dâm thường;
người con gái (bị quyến rũ) không phải tội”
- Điều 403: “Nếu gây thương tích cho người đàn bà thì xử nặng hơn một bậc
đánh người bị thương, nếu làm chết người đàn bà thì điền sản kẻ phạm tội phải giao cho nhà người bị chết”
Trang 10- Điều 404: “Gian dâm với con gái nhỏ 12 tuổi trở xuống, dù nó thuận tình thì
vẫn xử như tội hiếp dâm”
2 Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
a Hôn nhân
Kết hôn
- Điều 316: “Cấm quan lại lấy con gái ở địa phương mà mình đương chức”
- Điều 338: “Cấm nhà quyền thế ức hiếp để lấy con gái kẻ lương dân”
- 2 điều luật này đều nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng quyền thế kết hôn
Hình thức và thủ tục kết hôn
- Điều 322 - "Quốc triều hình luật" ghi: "Con gái thấy chồng chưa cưới có ác
tật có thể kêu quan mà trả đồ sính lễ", nếu "con rể lăng mạ cha mẹ vợ, đem thưa quan, cho ly dị"
- Đây là điều khoản cho thấy sự tiến bộ của các nhà làm luật lúc bấy giờ khi họ cho người phụ nữ quyền từ chối kết hôn và ly hôn với một người đàn ông nếu như họ cảm thấy anh ta có nhân cách không tốt Một trong những điều luật rất tiến bộ chưa từng thấy ở Việt Nam trước đó
Ly hôn
- Nhóm trường hợp cho phép người vợ xin ly hôn Người vợ có quyền trình quan xin ly hôn khi xảy ra một trong hai trường hợp sau đây:
· Điều 308: “Chồng bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại, nếu đã có con thì
một năm”
· Điều 333: “Chồng mắng nhiếc cha mẹ vợ một cách phi lí”
- Điều 167- Hồng Đức thiện chính thư - quy định rõ hình thức thuận tình ly hôn: Giấy ly hôn được làm dưới hình thức hợp đồng, người vợ và người chồng mỗi bên giữ một bản làm bằng Vậy là, bên cạnh sự ưng thuận của cha
mẹ hay các bậc tôn thuộc rất quan trọng thì sự ưng thuận của hai bên trai - gái cũng là một thành tố được nhà lập pháp chú ý đến
- Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng sau khi ly hôn hoàn toàn chấm dứt, hai bên đều có quyền kết hôn với người khác mà không bị pháp luật ngăn cấm
Trang 11b Quan hệ gia đình
Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
- Điều 482: “Quy định trừng phạt người chồng đánh vợ bị thương”
- Với tư cách là người gia trưởng, người chủ trương gia đình, người chồng phải
có trách nhiệm với vợ con:
· Điều 308: “Nếu không vì việc quan phải đi xa mà người chồng bỏ lửng
vợ thì mất vợ”
· Điều 309: “Nếu người chồng vì quá say đắm nàng hầu mà thờ ơ với vợ
và nếu bị vợ thưa lên quan, thì bị xử tội biếm”
- Trong chế độ phong kiến, chế độ đa thê được mặc nhiên thừa nhận nên nghĩa
vụ chung thủy trước hết và chủ yếu đặt ra đối với người vợ Tuy vậy, để giữ gìn sự hòa thuận trong gia đình, ở mức độ nhất định, người chồng cũng phải
có nghĩa vụ chung thủy với người vợ:
· Khoản đầu của Điều 401 quy định “gian dâm với vợ người khác thì xử
tội lưu hay tội chết, với vợ lẽ người khác thì giảm một bậc”
· Theo Điều 405 “Thông gian với vợ người thì xử phạt 60 trượng, biếm 2
tư và bắt nộp tiền ta” Thông gian nói ở đây là có ngoại tình đi lại với
nhau chứ không phải là bắt được gian dâm, nên cách xử tội nhẹ hơn tội ở điều trên
- Những quy định của bộ Quốc triều hình luật về hôn nhân và gia đình ở chừng mực nào đó không xem nhẹ vai trò của người mẹ, người vợ, người con gái trong gia đình Đó là điểm tiến bộ, một trong những nét đặc sắc của bộ luật
3 Trong lĩnh vực dân sự
Trong quan hệ thừa kế
- Việc phân chia và thừa kế tài sản còn tùy thuộc vào việc vợ chồng có con hay không có con Pháp luật quy định cụ thể ở các điều 374, 375 và 376 (Quốc triều hình luật) Tài sản của vợ chồng được hình thành từ 3 nguồn: Tài sản của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng; tài sản của người vợ thừa kế từ gia đình nhà vợ và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân (tài sản chung)
Trường hợp vợ chồng không có con mà chồng chết trước:
Trang 12· Ruộng đất nhà chồng đã cho, vợ được hưởng suốt đời một nửa nhưng không được làm của riêng (nghĩa là không được đem bán), đến khi vợ chết hoặc tái giá thì phần điền sản này thuộc về người thừa tự hoặc nếu cha mẹ còn sống thì thuộc về cha mẹ cả
· Ruộng đất do vợ chồng cùng tần tảo làm lụng mua được, vợ được nhận một nửa làm của riêng; nửa của người chồng đã chết chia làm 3 phần đưa
vợ 2 phần để hưởng suốt đời nhưng không được làm của riêng
- Trường hợp vợ chồng có con, chồng chết trước, con lại chết theo:
· Thê gia điền sản chia làm hai phần: cha mẹ chồng một nửa và vợ được một nửa nhưng người vợ chỉ được sử dụng chứ không được bán Nếu vợ chết hoặc cải giá thì phải trả lại cho người thừa tự
- Không có con trai cũng không có nghĩa là không có người thừa tự, vì Điều
391 quy định: trong trường hợp gia đình không có con trai thì con gái cũng có
quyền thừa kế hương hỏa “người giữ hương hỏa không có con trai trưởng thì
dùng con gái trưởng”
- Người vợ có quyền quản lí tài sản trong gia đình sau khi người chồng mất, cho người phụ nữ có quyền thừa kế và phần của con gái bằng phần của con trai, điều không thể tìm thấy trong các bộ luật phong kiến khác
Trong lao động
- Điều 23 quy định: “tiền công nhật cho nô tỳ là 30 đồng”
- Người phụ nữ được trả công ngang bằng với người thợ nam,"không có sự phân biệt về tiền công nhật cho lao động đàn ông với đàn bà"
II Bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long)
1 Về vấn đề hình sự
- Điều 17 khoản 168 Hoàng Việt Luật Lệ quy định: “người nào dùng lời thô
tục dâm đãng làm cho người đàn bà xấu hổ mà tự tử thì phải xử đến hình giảo giam hậu”
- Phạm gian (gian dâm): Mọi hành vi xâm hại đến tiết hạnh của người phụ nữ đều bị ngăn cấm và trừng phạt, được quy định từ Điều 332 đến Điều 340
Trang 13· Điều 332: “Gian dâm với con gái 12 tuổi trở xuống, dù hòa đồng cũng
buộc theo tội cưỡng gian”, phạt giảo giam chờ
· Điều 334, Điều 336: “Các trường hợp con cháu phạm gian với thiếp của ông, chú, bác; người làm công, nô tì phạm gian với con gái, vợ của gia trưởng bị xử chém”
· Điều 332: “Quan chức và quân dân gian dâm với vợ quan chức bị xử giảo giam chờ”
2 Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Trong các trường hợp cấm kết hôn
- Điều 103 và 183 quy định: “Cấm quan lại lấy đàn bà, con gái ở địa phương
nơi mình đương chức” Quy định này có lẽ nhằm tránh sự lạm dụng quyền thế
của các quan cưỡng ép lấy con gái nhà lành
- Điều 105: “Cấm nhà quyền thế cưỡng đoạt, ức hiếp con gái nhà dân làm
vợ” “Cường hảo ỷ thế hung hăng cưỡng đoạt vợ con nhà lương thiện hoặc không qua lễ hỏi cưới chiếm con gái người ta làm thê thiếp xử treo cổ”
- Cấm lừa dối trong hôn nhân (Điều 94, Điều 95): “Nếu nhà trai lừa dối phạt
90 trượng, nhà gái không phải trả lễ vật”
Về quan hệ vợ chồng: Về quan hệ nhân thân, chồng có nghĩa vụ như sau:
- Nghĩa vụ đồng cư: Điều 108 Lệ 2: “Chồng đi 3 năm không về, thì cho phép
thưa lên quan, chấp chiếu cho ra đi cải giá”
- Nghĩa vụ chung thủy: Điều 254: “Chồng thông gian, cưỡng gian đều bị xử
nặng tội”
- Hoàng Việt Luật Lệ đã lo xa hơn cho đời sống của người phụ nữ nếu phải ly
dị chồng, do đó có quy định ba trường hợp khiến cho chồng không thể bỏ vợ được trừ khi người vợ ngoại tình là:“Tam bất khứ”, không nên bỏ nếu vợ phạm phải “Thất xuất”:
· Tam bất khứ: - Đàn bà từng để tang ba năm nhà chồng - Trước nghèo sau giàu - Ở nhà chồng thì được mà về nhà mình thì không có chỗ nào nương tựa
· Thất xuất: - Không con - Dâm dật - Không thờ cha mẹ chồng - Lắm điều
- Trộm cắp - Ghen tuông - Có ác tật