1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân vật nữ trong tác phẩm những người phụ nữ bé nhỏ của louisa may alcott từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền

16 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhân Vật Nữ Trong Tác Phẩm Những Người Phụ Nữ Bé Nhỏ Của Louisa May Alcott Từ Góc Nhìn Phê Bình Văn Học Nữ Quyền
Tác giả Bùi Kim Tuyền
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa học xã hội và nhân văn
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 221,94 KB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNKHOA VĂN HỌCTIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÊ BÌNH VĂN HỌCĐề tài: NHÂN VẬT NỮ TRONG TÁC P

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HỌC

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÊ BÌNH VĂN HỌC

Đề tài:

NHÂN VẬT NỮ TRONG TÁC PHẨM NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ BÉ NHỎ CỦA LOUISA MAY ALCOTT TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NỮ QUYỀN

Thực hiện: Bùi Kim Tuyền MSSV: 1856010146

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC NỮ QUYỀN 5

1.1 Khái niệm về Nữ quyền (Feminism) 5

1.2 Khái niệm Phê bình Nữ quyền (Feminist Criticism) 5

Chương 2: TỪ CUỘC ĐỜI ALCOTT ĐẾN NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ BÉ NHỎ 6

2.1 Tác giả Louisa May Alcott 6

2.2 Tác phẩm Những người phụ nữ bé nhỏ 6

Chương 3: NHỮNG KIỂU NHÂN VẬT NỮ TRONG NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ BÉ NHỎ DƯỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN 7

3.1 Nhân vật nữ của gia đình, với thiêng tính làm mẹ 7

3.2 Nhân vật nữ với ý thức giải phóng bản thân 9

3.3 Diễn ngôn mang ý thức về nữ quyền 11

3.3.1 Diễn ngôn nữ quyền từ nghệ thuật trần thuật 11

3.3.2 Diễn ngôn nữ quyền với ngôn ngữ 12

Chương 4: KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

“Chủ nghĩa nữ quyền (Feminism) là sản phẩm của phong trào cách mạng tư sản cận đại, đã có bề dày lịch sử hơn 200 năm.” 1 Phong trào đấu tranh nữ quyền này nhanh chóng lan rộng khắp châu

Âu và toàn thế giới, làm nảy sinh những tác động ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác, trong đó có văn học Vào những năm 60 của thế

kỷ XX, từ phong trào chính trị xã hội đấu tranh cho quyền bình đẳng phụ nữ đã góp phần tạo nên một trường phái phê bình văn học mới gọi là Phê bình nữ quyền

Trong những năm giữa thế kỷ XIX, tại Mỹ, chủ nghĩa nữ quyền

đã trở thành một làn sóng chính trị mạnh mẽ, bắt nguồn từ cuộc vận động chống chế độ nô lệ, đòi quyền bầu cử,… đã thu hút nhiều phụ

nữ tham gia Và nhà văn Louise May Alcott một một trong số những người theo chủ nghĩa bãi nô và chủ nghĩa nữ quyền lúc bấy giờ Những tư tưởng tiến bộ này đã được bà truyền tải trong những tác phẩm của mình Trong đó phải kể đến chính là cuốn tiểu thuyết

Những người phụ nữ bé nhỏ, một tác phẩm thuộc hàng kinh điển

trong văn học và là tác phẩm thành công nhất của al Lấy đề tài là hướng đến hình tượng người phụ nữ mạnh mẽ, đấu tranh vì lý tưởng

tự do, Những người phụ nữ bé nhỏ đã thể hiện những yếu của tinh

thần nữ quyền thông qua hệ thống các nhân vật nữ trong tác phẩm

Với mong muốn tìm ra những tư tưởng, cái nhìn về nữ quyền trong giai đoạn đầu của phong trào đấu tranh nữ quyền của al trong

tiểu thuyết Những người phụ nữ bé nhỏ, tôi quyết định dùng lý

thuyết phê bình nữ quyền để thực hiện đề tài phân tích “Nhân vật nữ

trong tác phẩm Những người phụ nữ bé nhỏ của Louisa May Alcott từ

góc nhìn phê bình văn học nữ quyền”

1 Lý thuyết văn học hậu hiện đại Phương Lựu NXB Đại học Sư

phạm 2011 Tr.185

Trang 4

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC NỮ QUYỀN

1.1 Khái niệm về Nữ quyền (Feminism)

“Khái niệm nữ quyền (Feminism, women’s right) gắn liền với hoạt động chính trị và xã hội, sinh ra từ ý thức về sự bình đẳng trên phương diện giới Nói một cách khái quát, khái niệm này chỉ quyền lợi về chính trị và xã hội của người phụ nữ Thông qua những hoạt động đấu tranh chính trị và xã hội, giới nữ đòi lại những lợi ích chính đáng của mình để đạt đến sự bình đẳng với nam giới” 2

Ngoài là một hong trào đấu tranh chính trị, xã hội, Chủ nghĩa

nữ quyền (Feminism) còn được hiểu là sự ủng hộ tính bình đẳng giữa hai phái nam - nữ Trong hoạt động sáng tác và nghiên cứu khoa học, nữ quyền còn là ý thức về giới nữ từ góc độ văn hóa, xã hội, lịch sử,…

Thuyết nữ quyền đã được phát triển theo nhiều nhánh khác nhau với những phương pháp luận khác nhau Trong đó có thể liệt kê như: Thuyết nữ quyền Tự do (Liberal Feminism), Thuyết nữ quyền Xã hội chủ nghĩa (Socialist Feminism), Thuyết Nữ quyền cấp tiến (Radical Feminism), Thuyết Nữ quyền Hiện sinh (Existentialist Feminism),

1.2 Khái niệm Phê bình Nữ quyền (Feminist Criticism)

Phê bình Nữ quyền là một trường phái phê bình văn học thoát thai từ phong trào chính trị xã hội đấu tranh cho quyền bình đẳng phụ nữ, phát triển mạnh mẽ vào giữa thế kỷ XX, chủ trương xác lập một nền mỹ học, lý luận văn học và sáng tác văn học riêng cho giới

nữ

2 Bước đầu xác lập một số khái niệm trong phê bình văn học nữ quyền Hồ Khánh Vân 2012 Truy xuất từ

http://khoavanhoc- ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/ly-luan-va-phe-binh-van-hoc/3700-bc-u-xac-lp-mt-s-khai-nim-trong-phe-binh-vn-hc-n-quyn.html

Trang 5

Chủ nghĩa nữ quyền từ phong trào đấu tranh nữ quyền trên bình diện chính trị - xã hội đã có ảnh hưởng lớn đến văn học Tuy nhiên, Phê bình Nữ quyền chỉ thật sự mở đầu và phát triển sau công trình Giới tính thứ hai của nữ văn sĩ người Pháp Simon de Beauvoir (1949) Sau khi xây dựng cho mình một hệ thống lý thuyết riêng dựa trên sự tiếp thu rộng rãi nhiều chủ nghĩa như chủ nghĩa giải cấu trúc, chỉ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa Marx, Trong quá trình phát triển mạnh mẽ trở thành một thuật ngữ khoa học, Phê bình Nữ quyền đã diễn biến qua ba khuynh hướng loại hình phê bình là Phê bình hình tượng phụ nữ, Phê bình lấy hình tượng người phụ nữ làm trung tâm

và Phê bình nhận diện

Chương 2: TỪ CUỘC ĐỜI ALCOTT ĐẾN NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ BÉ NHỎ

2.1 Tác giả Louisa May Alcott

Louisa May Alcott (1832-1888) là một tiểu thuyết gia người Mỹ, sinh ra và lớn lên trong một gia đình tri thức ở New England Cha của

bà là một người theo đuổi trào lưu triết học tiến bộ vì thế nên bà đã

có cơ hội được tiếp xúc với nhiều học giả lừng danh Suốt thời niên thiếu, gia đình bà phải đối mặt với sự khó khăn về tài chính Cũng chính lý do này đã tiếp thêm động lực để bà tập trung vào nghề viết Alcott là một người theo chủ nghĩa bãi nô, chủ nghĩa nữ quyền, tư tưởng tiến bộ này cũng được truyền tải trong hầu hết các tác phẩm của mình Những sáng tác của bà hướng đến hình tượng người phụ

nữ mạnh mẽ, độc lập và giàu trí tưởng tượng, tiêu biểu như nhân vật

Jo trong tiểu thuyết Những người phụ nữ bé nhỏ - tác phẩm thành

công nhất của bà

Là đứa con gái thứ hai trong gia đình, từ nhỏ al đã được tiếp thu những tư tưởng cấp tiến từ sự dạy dỗ và bởi người cha của mình Tuy sống trong một gia đình tri thức nhưng từ nhỏ, cuộc sống của al

đã trong tình cảnh nghèo đói và phải thường xuyên chuyển nhà

Trang 6

Louisa có tư tưởng tự lập sớm để đỡ đần cha mẹ và nuôi nấng các

em Bà đã làm nhiều nghề từ gia sư, thợ may, viết truyện ngắn để kiếm tiền, cho đến làm người hầu, quản gia, giúp việc al cũng bộc lộ khả năng viết thiên bẩm của mình từ nhỏ khi bà luyện viết nhật ký hàng ngày và sáng tác những vở kịch nhỏ ở trường Từ chính những trải nghiệm cuộc sống ấy đã là ngồn tư liệu và cảm hứng để al sáng tác lên những tác phẩm sau này Để có tiền trang trải cho cuộc sống,

bà đã phải viết cuốn tiểu thuyết Những người phụ nữ bé nhỏ Không

như những người chị em của bà, kết hôn rồi sinh con, al chọn cuộc sống độc thân cho đến cuối đời

2.2 Tác phẩm Những người phụ nữ bé nhỏ

Cuốn tiểu thuyết Những người phụ nữ bé nhỏ được xuất bản

năm 1868, kể về hành trình trưởng thành của bốn chị em nhà March: Meg, Jo, Beth và Amy Tuy phải lớn lên trong cảnh thiếu thốn về vật chất nhưng đầy ắp tình yêu thương Bốn cô gái với bốn tính cách, tài năng và quan điểm khác nhau nhưng nhìn chung thì họ đều là những

cô gái tốt bụng và giàu tình cảm Họ được nuôi nấng bởi người mẹ luôn yêu thương con và những người hàng xóm tốt bụng, trong đó có nhà Laurence Cả bốn chị em nhanh chóng kết thân với Laurie, đứa cháu trai duy nhất của ông cụ Laurence giàu có Trên chặng đường trưởng thành, các cô gái không tránh khỏi những rung động của tình yêu đầu đời, chút ghen tị giữa các chị em gái hay phải đối mặt với những xung đột và bất hạnh để định hình nên những phụ nữ bé nhỏ

mà họ trở thành

Hình tượng bốn chị em nhà March được dựa trên bến chị em gái của al ngoài đời thực Và nhân vật cô gái tomboy với bản tính mạnh mẽ và sống với lý tưởng tự do chính là hình tượng của chính

nữ nhà văn al Cuốn sách này là một biểu tượng cho những tinh thần dám vượt lên trên những rào cản xã hội đã áp đặt lên người phụ nữ lúc bấy giờ Đó là một câu chuyện hay, và cốt lõi của nó nằm ở các

Trang 7

chủ đề về quyền tự quyết của phụ nữ, gia đình, tầm quan trọng của

sự hy sinh và sự tự tin khẳng định chính mình Nó đã trở thành biểu tượng cho tinh thần vượt lên mọi rào cản mà xã hội áp đặt cho người phụ nữ lúc bấy giờ

Chương 3: NHỮNG KIỂU NHÂN VẬT NỮ TRONG NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ BÉ NHỎ DƯỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN

Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học Nhân vật được nhà văn định hình một cách kỹ lưỡng hoặc sơ lược, với những tính cách, hoàn cảnh khác nhau và thể hiện thế giới quan của tác giả Mỗi nhân vật trong tác phẩm được xây dựng hình tượng khác nhau, đóng vai trò khác nhau trong cốt

truyện Và trong Những người phụ nữ bé nhỏ thì những nhân vật nữ

như bốn chị em nhà March, bà March được chú trọng khắc họa một cách rõ nét và mang những nét đặc sắc riêng Họ là những đại diện điển hình cho những người phụ nữ Mỹ sống trong giai đoạn của thế

kỷ XIX, những người phụ nữ vẫn đang chịu những áp đặt của xã hội đương thời

3.1 Nhân vật nữ của gia đình, với thiêng tính làm mẹ

Quan niệm người phụ nữ luôn gắn liền với chồng con, với gia đình, và đảm nhiệm chính trong các công việc nội trợ như nấu ăn, thêu thùa, may vá, duy trì cuộc sống gia đình không chỉ có trong văn hóa phương Đông mà còn trong cả văn hóa ở các nước phương Tây

Trong Những người phụ nữ bé nhỏ, ta có thể nhìn thấy al đã xây

dựng hình tượng của bà March và hai cô con gái Meg và Beth là những người phụ nữ truyền thống như thế, hình tượng của một người phụ nữ gia đình thời Victoria

Meg là chị cả trong gia đình, cô xinh đẹp nhưng đôi lúc lại bị cám dỗ bởi vật chất Là một người chị lớn trong nhà, Meg luôn thể hiện cô là một người điềm đạm, hiểu chuyện Cô đảm nhận việc

Trang 8

chăm lo cho ba cô em gái trong khi mẹ vắng nhà, nhắc nhở Jo hậu đậu và dập nhanh những đoạn tranh luận mang tính khiêu khích giữa các em Meg cũng là chỗ nương tựa của các em khi các em cần

Và nỗi phiền muộn lớn nhất của cô chính là sự nghèo khó của gia

đình Khi được hỏi về ước mơ của mình, Meg đã kể rằng “Tôi thích

một ngôi nhà đẹp, có tất cả những đồ đạc sang trọng – thức ăn ngon, quần áo đẹp, bàn ghế quý, những con người dễ chịu và hàng đống tiền Tôi sẽ là bà chủ của nó, và cai quản nó theo ý thích, với thật nhiều gia nhân để tôi không bao giờ phải động tay vào việc gì”

(Alcott, 212) Nhưng sau cùng thì Meg cũng đã kết hôn với người đàn ông cô yêu thương mặc kệ anh ta không giàu có Cô làm một người

vợ đảm đang, một người mẹ yêu thương con và chăm sóc cho mái

ấm nhỏ của mình, nơi tuy có chút thiếu thốn về vật chất nhưng luôn tràn đầy tình yêu thương Trong số bốn chị em thì Beth là cô bé có vẻ

an phận nhất Beth là một người nhút nhát, tốt bụng và em dành phần lớn thời gian trong ngày để làm việc nhà bởi em thích nấu ăn

và dọn dẹp Và nếu Beth không mất sớm vì bạo bệnh thì có lẽ em ấy cũng sẽ chọn lập gia đình

Hai cô con gái Meg và Beth chính là những hình mẫu về đức tính nữ được cho là chuẩn mực, là khuôn mẫu chung của phụ nữ thuộc thế hệ của Alcott: Meg với ước mơ phù phiếm và Beth nhút nhát, an phận Sống một cuộc sống giàu có, kết hôn và chăm sóc gia đình chính là ước mơ, mục tiêu của mọi cô gái lúc bấy giờ Tính cách của hai nhân vật này mang đậm nét nữ tính và luôn cư xử đúng mực Đó có lẽ là mẫu cô gái mà al không bao giờ có thể trở thành

Và người có lẽ là hình mẫu lý tưởng của Meg và Beth chính là người mẹ của họ, bà March Hơn cả một người phụ nữ của gia đình,

bà còn là một người phụ nữ cương quyết, một người mẹ hết mực yêu thương con và cáng đáng cả gia đình trong khi bốc của các con cô đang ở chiến trường Ngoài là một người phụ nữ gia đình ra thì bà

Trang 9

March còn là một người phụ nữ với thiên tính của một người làm mẹ.

Bà cố gắng giữ cho các cô gái của mình khỏe mạnh và hạnh phúc

Bà muốn các con mình được tự do quyết định cuộc sống sau này và luôn đưa ra những lời khuyên thấm thía, uốn nắn các con trở thành những người lương thiện Đó là lời nhắn nhủ của bà March đến các

con: “Mẹ muốn các con gái của mẹ xinh đẹp, đảm đang, và tốt

bụng Để được ngưỡng mộ, yêu thương, và tôn trọng Để có một tuổi trẻ hạnh phúc, kết hôn một cách sáng suốt và thuận lợi ” (Alcott,

148)

3.2 Nhân vật nữ với ý thức giải phóng bản thân

Kiểu nhân vật nữ với ý thức giải phóng bản thân là xu hướng thể hiện ý thức nữ quyền trong sáng tác của các nhà văn nữ, trong

đó có al Đó chính là kiểu nhân vật mà nhà văn gửi gắm và lồng ghép những tư tưởng, cách nhìn của mình Và Jo – nhân vật trung tâm của câu chuyện – là hình tượng lý tưởng dựa trên chính tính cách con người của al

Jo nổi lên như một nhân vật hiện đại với những ý tưởng về vai trò phụ nữ dường như hoàn toàn trái ngược với trật tự xã hội của cô

Ở thế kỷ XIX, một quý cô được mô tả luôn là một người phụ nữ trong một chiếc váy dài cùng một mái tóc dài kiểu cách và luôn cư xử một cách nhỏ nhẹ, ý tứ Và Jo đã mạnh mẽ chống lại những định kiến giới

tính ràng buộc đó Jo trong Những người phụ nữ bé nhỏ là một cô gái

yêu thích sự tự do, ghét phải lớn lên bởi cô không thích trở thành

một quý cô mà thích “những trò chơi, công việc và cung cách của

con trai!” Cô không quan tấm đến việc phải làm sao cho ra dáng

nhãn mác là một quý cô Jo không thích những bộ váy rườm rà và cách cư xử cầu kỳ Cô ước mình có thể theo học đại học giống như Laurie Nhân vật Jo được lấy cảm hứng từ những trải nghiệm của chính Louisa Alcott khi còn nhỏ Giống như Alcott, Jo cũng có tính tự lập từ nhỏ và mong muốn được theo nghiệp viết văn để tự lo cho

Trang 10

bản thân Jo là người phụ nữ duy nhất của gia đình March dám quyết định rời nhà đến thành phố New York làm việc để kiếm tiền với mong

muốn giải phóng bản thân Ước mơ thời thơ ấu của cô là “viết sách,

trở nên giàu có và nổi tiếng” (Alcott, 213) Vì thế nên đứng trước lời

cầu hôn của Laurie, Jo đã thẳng thường từ chối Khi Jo kết hôn, cô đã chọn một người đàn ông tôn trọng ước mơ của cô Jo không phải từ

bỏ ước mơ viết văn và giảng dạy của mình, mà còn có những người thân đồng hành cùng cô

Giống như Jo, cô em gái út Amy cũng có một mục tiêu cao cho riêng mình Nếu Jo thẳng thắng không quan tâm đến những định kiến xã hội thì Amy lại có cách xử sự không ngoan hơn Xuyên suốt tác phẩm, ta thấy rằng Amy xác định mục tiêu tương lai của bản thân từ rất sớm và dành toàn bộ sự tập trung để hiện thực hóa ước

mơ của mình Amy March vẫn nữ tính theo cung cách của một quý

cô Tuy nhiên, Amy không có tư tưởng của một quý cô của thời đại giống như Meg và Beth, Amy cũng có ước mơ nghệ thuật là trở thành một họa sĩ giỏi nhất thế giới và tin rằng cô sẽ thành công, làm rạng danh cho gia đình March Chính niềm tin ở bản thân ấy đã dẫn đường cho cô thực hiện ước mơ của mình Amy thông minh và cô ấy hiểu những cách để khiến người khác cho mình những thứ mà cô ấy muốn Cô ấy gây ấn tượng với bà bác March bằng những câu đối đáp khôn ngoan, và đổi lại là món quà là chuyến đi Châu Âu không thể ngờ đến Amy cũng tỏ ra là một quý cô hòa nhã, vui vẻ trong những chuyến đáp lễ những vị hàng xóm giàu có bởi Amy mong muốn sự xem trọng và địa vị cao quý trong xã hội Nếu Jo là con người tìm kiếm sự tự do theo đuổi ước mơ thì Amy là con người chủ động và kiên quyết lựa chọn con đường đi của mình

Trong xã hội thời bấy giờ, hôn nhân được xem như một hình thức kinh doanh Bởi kết hôn với một người giàu có thì người phụ nữ cũng sẽ có cuộc sống sung túc Tư tưởng này được nhắc đến rất

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w