TÌNH HÌNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRƯỚC QUÁ TRÌNH “PHÁ RÀO” (1975-1980)
Mục tiêu và kỳ vọng của nước ta sau ngày giải phóng
1.1.1.Bối cảnh sau ngày giải phóng
Chiến thắng Mùa xuân năm 1975 đã mở ra nhiều vận hội tuyệt vời cho cả nước: Ngày 30/04/1975, Sài Gòn được giải phóng Vài ngày sau đó, toàn bộ phần còn lại của miền Nam Việt Nam đã ngừng tiếng súng, quân đội Sài Gòn đầu hàng vô điều kiện, nộp vũ khí cho chính quyền cách mạng Ở tất cả các nơi, chính quyền về tay Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam, việc tiếp quản đã diễn ra nhanh chóng và êm thấm, không đổ máu Dưới sự chỉ đạo của Đảng, tiến hành thống nhất 2 chính quyền khác nhau ở 2 miền là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở miền Nam thông qua hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III (8/1975).
Sau hơn 21 năm chia cắt, hơn 30 năm đấu tranh giành lại chính quyền, đất nước ta đã hòa bình, độc lập, thống nhất Đây chính là tiền đề để chúng ta xây dựng chế độ chủ nghĩa xã hội dựa trên các tiềm năng như: Nước ta có vị trí địa lý thuận lợi, tuy diện tích nhỏ, nhưng chứa đựng tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản lớn, vốn được ví là nước có “rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu” Hơn nữa, sau khi giải phóng miền Nam, nước ta tiếp nhận hệ thống cơ sở hạ tầng tại các nhà máy xí nghiệp cùng lực lượng công nhân đã có ở đó là yếu tố thuận lợi giúp nền kinh tế nước ta phát triển.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại, nguồn lực kinh tế xã hội ở trình độ thấp và hệ thống cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu sự hỗ trợ, bị các thế lực thù địch bao vây cấm vận Ngoài ra, do tình hình chính trị hơn 20 năm bị thống trị dưới tư tưởng của Tư bản chủ nghĩa Có thể nhận thấy miền Nam tuy một mặt bị chiến tranh tàn phá khốc liệt nhưng mặt khác, nền kinh tế và đời sống đã bị ảnh hưởng của kinh tế thị trường Từ các thói quen trong quan hệ hàng hóa, tiền tệ đến những cơ cấu hạ tầng, thiết chế tài chính ngân hàng đã làm cho cả sản xuất và tiêu dùng gắn với một mô hình kinh tế thị trường hiện đại.
Tóm lại, sau chiến thắng oanh liệt 30/04/1975, Việt Nam đã là một đất nước thống nhất trong hòa bình, hòa hợp Từ đây, đã có khả năng Nam - Bắc hỗ trợ cho nhau để phục hồi, đi lên tiến kịp và sánh vai cùng thế giới Đó là thời cơ để gây dựng một sự đồng thuận trên phạm vi cả nước trong phấn khởi, trong yên vui, khép lại quá khứ, nhìn về tương lai, hàn gắn những vết thương về kinh tế, xã hội và tinh thần.
1.1.2.Mục tiêu và kỳ vọng của nước ta
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 24, họp từ ngày 24 đến ngày 29 tháng 9 năm
1975, Báo cáo chính trị tại Hội nghị đã nhấn mạnh mục tiêu đến đấu tranh giai cấp, cải tạo, dẹp bỏ những thành phần kinh tế cũ, khẩn trương xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa… Hội nghị đã ra Nghị quyết khẳng định chủ trương cải tạo, xóa bỏ những thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, quản lý kinh tế theo kiểu miền Bắc như sau: Đẩy mạnh xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế theo hướng cả nước cùng tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thủ công nghiệp phải đi theo con đường hợp tác hóa thủ công nghiệp tiến hành từng bước, tích cực và vững chắc. Đối với kinh tế tư sản dân tộc, thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa bằng hình thức công tư hợp doanh, bắt đầu từ những cơ sở sản xuất kinh doanh quan trọng.
Trước mắt cần xây dựng một số hợp tác xã thí điểm để rút kinh nghiệm Ở những nơi chưa điều điều kiện xây dựng hợp tác xã thì ra sức phát triển các tổ đổi công vần công.
Một năm sau khi Hội nghị Trung ương lần thứ 24 diễn ra, đến tháng 9 năm 1976, Đại hội Đảng lần thứ IV họp và khẳng định những quan điểm cơ bản như: “Nước ta đang ở trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” Để đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, phải tiến hành ba cuộc cách mạng lớn: Cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng văn hóa tư tưởng.
Trên cơ sở những tư tưởng đó, Đại hội IV đã hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 1976 - 1980 Một kế hoạch đặt bao hy vọng và kỳ vọng cho đất nước: Tương lai tươi sáng đó mở đầu từ kế hoạch 5 năm này Những viên đá nền tảng được đặt đúng chỗ và xây dựng vững vàng, thì trên cơ sở đó cả sự nghiệp sẽ lớn lên
Dự kiến bình quân hằng năm sản phẩm xã hội tăng từ 14-15%, thu nhập quốc dân tăng 13-14%, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng 8- 10%, công nghiệp tăng từ 10-18%
Năng suất lao động xã hội tăng 7,5-8% Năm 1980 đạt ít nhất 21 triệu tấn lương thực quy thóc, 1 triệu tấn thịt hơi các loại.
Thực trạng công nghiệp nước ta trước quá trình “phá rào” (giai đoạn 1975- 1980)
● Tình hình chung của toàn ngành công nghiệp trên cả nước
Sau ngày thống nhất đất nước, Việt Nam đứng trước một cơ hội mới để xây dựng và phát triển kinh tế vì tiềm năng kinh tế của hai miền bổ sung cho nhau và có thuận lợi cơ bản là hoà bình Song do xuất phát điểm của nền kinh tế quá thấp, hậu quả chiến tranh nặng nề cùng với những hạn chế trong việc tận dụng thời cơ, hạn chế của cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp và những vấp ngã, sai lầm trong chính sách kinh tế, đặc biệt “giá – tiền – lương” (bao cấp về giá – bao cấp theo chế độ cấp phát vốn – tiền lương tượng trưng), nên cuộc khủng hoảng tiềm ẩn những năm 80 và bùng phát từ những năm 1985.
Năm 1975, sản xuất công nghiệp đã tăng 77% và lao động tăng 40% so với năm
1965 Và cũng trong năm 1975, toàn ngành công nghiệp đã làm ra 55% tổng sản lượng công – nông nghiệp, 41,5% tổng sản phẩm xã hội, 28% thu nhập quốc dân và 91,5% giá trị hàng xuất khẩu Ngày 12/5/1975, Việt Nam và Liên Xô ký hiệp định về việc Liên Xô viện trợ khẩn cấp không hoàn lại cho Việt Nam gồm xăng dầu, phân bón, lương thực, xe vận tải và nhiều loại hàng hóa tiêu dùng khác.
Năm 1976, miền Bắc có 1.279 xí nghiệp, miền Nam có 634 xí nghiệp, Trung ương quản lý 540 xí nghiệp, địa phương quản lý 1.373 xí nghiệp Kết quả sản xuất công nghiệp năm 1976 đạt giá trị tổng sản lượng tương đương 48 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1982) Những ngành then chốt của công nghiệp nặng chiếm tỷ trọng không lớn: năng lượng: 5,6%, luyện kim: 3,3%, cơ khí: 12,3%, hoá chất phân bón: 9,4%, vật liệu xây dựng: 6% lương thực và thực phẩm: 33,6%, dệt da may nhuộm: 14,5%. Nguồn nguyên liệu phụ thuộc nước ngoài, các ngành lệ thuộc hoàn toàn là cơ khí, hóa chất, dệt… Thiết bị nhập từ nhiều nguồn, trong đó của 13 nước tư bản, chiếm 41%, của Liên Xô và Đông Âu 20%, trong nước chế tạo chỉ khoảng 13%
Giai đoạn 1976 – 1978, sản xuất công nghiệp phát triển đều đặn; năm 1978, phát triển cao nhất, tăng 18,2% so với năm 1976 sau đó tụt xuống, năm 1980 so với năm
1976 giảm còn 2,5% Bình quân hàng năm thời kỳ 1976 – 1980 chỉ tăng 0,6% Đến hết năm 1980, kế hoạch 5 năm 1976-1980 chỉ đạt được 50%, có thứ chỉ 20% Mức tăng trưởng bình quân năm về GDP dự định là 13- 14%, trong thực tế chỉ đạt 0,4% Sản lượng công nghiệp chỉ tăng 0,6%/năm, thay vì 15- 18%/năm Khủng hoảng nặng nề nhất là hai năm 1979 và 1980, GDP giảm 2% và 1,4%, công nghiệp giảm 4,7% và10,3% Cùng với sự sa sút của sản xuất, tình trạng ách tắc lan tràn khắp nền kinh tế, từBắc chí Nam
Sau 20 năm khôi phục, cải tạo, xây dựng và phát triển, đến cuối năm 1975, đã hình thành một nền công nghiệp tự chủ với cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường đáng kể Cơ cấu công nghiệp đã phát triển hoàn chỉnh hơn, bao gồm các ngành công nghiệp nặng như điện, than, gang thép, chế tạo máy công cụ,…; công nghiệp hoá chất đã sản xuất được xút, phân bón, thuốc trừ sâu,…; công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm đã sản xuất được vải mặc, thuốc lá, đường mật, rượu, bia, đồ hộp,… Sản xuất công nghiệp bao gồm các lực lượng quốc doanh trung ương, quốc doanh địa phương và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, cả công nghiệp nhóm A và công nghiệp nhóm B.
Cho đến năm 1975, số xí nghiệp đã tăng lên 16,5 lần so với năm 1955 Với nhiều khu công nghiệp lớn đã được hình thành, đã có nhiều cơ sở đầu tiên của các ngành công nghiệp nặng quan trọng như: điện, than, cơ khí, luyện kim, hóa chất được xây dựng Về phát triển giá trị sản lượng công nghiệp, năm 1975 gấp 16,2 lần năm 1955, trong đó quốc doanh gấp 44,8 lần và tiểu thủ công nghiệp gấp 5,6 lần; công nghiệp nặng gấp 27,1 lần và công nghiệp nhẹ gấp 12,3 lần; công nghiệp trung ương gấp 76 lần và công nghiệp địa phương gấp 9,2 lần Tuy vậy, miền Bắc có các ngành công nghiệp nặng then chốt cũn nhỏ yếu, non kộm, phỏt triển thiếu đồng bộ, chưa đủ khồ năng trang bị hiện đại hóa cho các ngành kinh tế quốc dân Công nghiệp phát triển chưa gắn bó, phục vụ tốt cho nông nghiệp; sản xuất chưa ổn định, chưa có cơ sở nguyên liệu trong nước; chưa tạo được tích luỹ và chưa có thị trường cho các sản phẩm của mình, nhất là công nghiệp nặng; trình độ quản lý còn thấp và chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hơn nữa cơ chế này lại bị chiến tranh kéo dài, làm cho sâu sắc thêm những nhược điểm cố hữu của nó.
Có sự phát triển nhất định của công nghiệp, tuy nhiên còn nhỏ bé, thiếu cân đối, nhất là thiếu các ngành công nghiệp nặng Công nghiệp miền Nam được hình thành và phát triển gắn với chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ nên có những hạn chế: chiếm tỷ trọng không lớn, chỉ từ 8 - 10% tổng sản phẩm xã hội; phần lớn là các cơ sở công nghiệp nhỏ: 175 ngàn cơ sở với 1,4 triệu lao động và 800 triệu USD giá trị tài sản cố định, khoảng 1% cơ sở có quy mô từ 10 công nhân trở lên, còn lại là dưới 10 công nhân; công nghiệp nhẹ chiếm 90% giá trị sản lượng của toàn ngành, được tập trung vào các lĩnh vực như đồ uống, thực phẩm, thuốc lá, dệt may… Sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào nước ngoài về trang thiết bị thay thế và nguyên liệu, khoảng 70 - 100% nguyên liệu là nhập khẩu Từ sau 1970, hàng năm, công nghiệp miền Nam phải nhập
300 triệu USD nguyên liệu và 65 triệu USD thiết bị Tuy nhiên, có một số cơ sở quy mô lớn, trang thiết bị khá hiện đại và năng suất cao, thiết bị có xuất xứ của Pháp, Mỹ, Đài Loan, Tây Đức Ví dụ như trong các ngành công nghiệp điện tử và cơ khí chính xác.
Trong những năm 1977-1978, việc cải tạo các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp miền Nam đã được thực hiện Tiểu thủ công nghiệp tại những vùng tập trung và trong những ngành quan trọng đã được tổ chức lại và có bộ phận được đưa vào hợp tác xã. Đã thành lập trên 500 hợp tác xã và 5.000 tổ hợp tác với trên 250 nghìn lao động. Riêng thành phố Hồ Chí Minh có 144 hợp tác xã với 27.634 lao động và 1.964 tổ hợp tác với 75.284 lao động chiếm 71% tổng số lao động thủ công nghiệp của Thành phố. Các tỉnh khác có số thợ thủ công được tổ chức lại chiếm khoảng 40% Tới cuối năm
1985, số cơ sở tiểu thủ công nghiệp miền Nam đã có 2.937 hợp tác xã chuyên nghiệp, 10.124 tô sản xuất chuyên nghiệp, 3.162 hợp tác xã nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 529 hợp tác xã kiêm và 920 hộ tư nhân cá thể.
Như vậy, kết thúc kế hoạch 5 năm 1976 - 1980 ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung không những không tiến thêm được bao nhiêu, mà trái lại còn bộc lộ nhiều yếu kém, nhất là mất cân đối nghiêm trọng trong quan hệ cung cầu về một số mặt hàng quan trọng như năng lượng, nhiên liệu, hàng tiêu dùng thiết yếu Từ năm 1981 - 1985, nhờ những điều chỉnh quan trọng về nội dung, bước đi của công nghiệp hóa và bước đầu tháo gỡ những rào cản của cơ chế quản lý kinh tế, cho nên nền kinh tế nước ta trong những năm 1981 - 1985 đã có bước chuyển biến mới về công nghiệp (GDP bình quân trong những năm này tăng 5,5%) Cơ chế kinh tế bắt đầu có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp hơn với tình hình kinh tế đất nước trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH.
Yêu cầu đặt ra vấn đề “phá rào”
1.3.1 Những khái niệm liên quan
Nói đến “phá rào”, trước hết cần trả lời câu hỏi: Hàng rào là những gì? Theo Giáo sư Đặng Phong, đó chính là những thể chế, những nguyên tắc của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung được hình thành ở Liên Xô và sau đó được áp dụng tại hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN)
Cụ thể, mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung tại Việt Nam được áp dụng từ năm 1960 đến năm 1986, theo gương của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác.Trong mô hình này, Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định về các yếu tố sản xuất,phân phối và tiêu thụ hàng hóa Nhà nước sử dụng các kế hoạch năm năm là công cụ chính để điều phối và điều chỉnh các hoạt động kinh tế Các xí nghiệp, ngành và khu vực kinh tế phải tuân theo các chỉ tiêu và mệnh lệnh của Nhà nước Tuy nhiên, hiệu quả mà mô hình này đem lại không được như kỳ vọng của Nhà nước mà ngược lại, nó mang lại rất nhiều vấn đề cho nền kinh tế nước ta lúc bấy giờ.
Những “hàng rào” trên đã cản trở quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế nói riêng và đất nước nói chung Từ đó những yêu cầu cấp thiết cần được đặt ra, đó là phải “phá rào” – để xây dựng và phát triển đất nước ngày một vững mạnh.
Vậy phá rào là gì? “Phá rào” tức là vượt qua những hàng rào về quy chế đã lỗi thời để chủ động tháo gỡ nhiều ách tắc trong cuộc sống, đồng thời cũng góp phần từng bước dẹp bỏ hàng loạt rào cản cũ kỹ để mở đường cho công cuộc Đổi mới
Một số cuộc “phá rào” điển hình trong công nghiệp có thể kể đến như: Nhà máy dệt Thành Công, nhà máy dệt lụa Nam Định, nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội,
1.3.2 Những yêu cầu đặt ra việc phải thực hiện “phá rào” trong công nghiệp
● Xuất phát trực tiếp từ những nhu cầu thực tiễn, mong muốn của nhân dân, của chủ các nhà máy xí nghiệp
Tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn, các nhà máy xí nghiệp muốn thoát khỏi sự thiếu hụt, bất ổn và biến chất xã hội do cơ chế kế hoạch hóa tập trung gây ra Đồng thời, họ muốn có quyền tự quyết về sản xuất, tiêu thụ và phân phối hàng hóa, thay vì bị ép buộc theo các chỉ tiêu và mệnh lệnh của Nhà nước; muốn có thể sáng tạo, cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Xí nghiệp, nhà máy, các nhà chủ muốn phát triển kinh tế theo quy luật khách quan của kinh tế hàng hóa, nhiều thành phần kinh tế, hoạt động theo cơ chế thị trường Họ mong có thể tham gia vào các hoạt động ngoại thương, nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa, tiếp cận các nguồn vốn và công nghệ mới, những thứ mà mô hình kế hoạch hóa tập trung ngăn họ tiếp cận đến Nhu cầu muốn tận dụng các nguồn lực kinh tế của địa phương, thích ứng với các điều kiện thực tế đã thôi thúc họ muốn thực hiện “phá rào” trong công nghiệp.
● Mô hình kinh tế ở miền Bắc đã trở nên lỗi thời, không đem lại hiệu quả: nhà nước quản lý hết thị trường, thị trường nước ta lúc đó không phải là một nền kinh tế tự do trao đổi, mua bán.
Nhà nước nắm quyền kiểm soát xí nghiệp, ruộng đất, nhà cửa ở thành phố, xóa bỏ chế độ độc quyền tư nhân về nhà ở, quản lý nhà một cách thống nhất.
Nhà nước nắm hoàn toàn khâu buôn bán, nắm một phần bán lẻ và chi phối việc bán lẻ phần lớn các mặt hàng quan trọng đối với đời sống nhân dân.
Các xí nghiệp chỉ được sản xuất một lượng hàng hóa nhất định mà nhà nước cho phép và nhà nước cũng có những chính sách, chế độ kiểm kê, kiểm soát chặt chẽ số lượng hàng hóa mà xí nghiệp sản xuất ra.
Nhà nước phải nắm độc quyền ngoại thương, độc quyền phát hành giấy bạc, độc quyền ký kết các hiệp định kinh tế với nước ngoài Nhà nước nắm hoàn toàn khâu bán buôn.
● Những chỉ tiêu trong kế hoạch 5 năm 1976 – 1980 không được hiện thực hóa. Đến hết năm 1980, kế hoạch 5 năm 1976 – 1980 chỉ đạt được 50%, có thứ chỉ 20% Mức tăng trưởng bình quân năm về GDP dự định là 13 – 14%, trong thực tế chỉ đạt 0,4 Sản lượng công nghiệp chỉ tăng 0,6%/năm, thay vì
15 – 18%/năm Khủng hoảng nặng nề nhất là hai năm 1979 và 1980, GDP giảm 2% và l,4%, công nghiệp giảm 4,7% và 10,3%.
Cùng với sự sa sút của sản xuất, tình trạng ách tắc lan tràn khắp nền kinh tế, từ Bắc chí Nam Trong công nghiệp nhiều xí nghiệp không có đủ nguyên vật liệu, thiếu điện, xăng dầu, thiếu phụ tùng thay thế, đành phải cho một phần công nhân nghỉ việc Có nơi phải cho công nhân về nông thôn trồng trọt để sống tạm Sản xuất bị ngưng trệ, không có đủ sản phẩm sao nộp cho Nhà nước Các kho hàng cạn kiệt.
● Nền kinh tế Việt Nam đối mặt với hàng loạt khó khăn, không thể phát triển như mong đợi. Ở miền Nam, sự phong phú về hàng hóa đã sớm chuyển thành sự thiếu hụt: + Nguồn hàng công nghiệp phong phú của miền Nam có được dựa vào nhập khẩu (khoảng trên dưới 1 tỷ USD) từ Mỹ chấm dứt đột ngột sau 30/04/1975 đã ảnh hưởng đến cả sản xuất và tiêu dùng.
QUÁ TRÌNH “PHÁ RÀO” TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP TRƯỚC ĐỔI MỚI
Tình hình chung quá trình “phá rào” trong lĩnh vực công nghiệp
Vào cuối năm 1977 và đầu năm 1978, nhiều người đã giải thích khó khăn và ách tắc bằng sự lũng đoạn của thị trường tự do và kinh tế tư nhân Giải pháp được đề xuất là cải tạo nhanh chóng và triệt hạ Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn phân vân về biện pháp này do thiếu sự nghiên cứu và đánh giá thực tế Những địa phương ở miền Nam ban đầu tuân thủ cải tạo với lòng tin vào Trung ương, nhưng sau đó thấy kết quả ngược lại Cho đến cuối năm 1978, hai cuộc cải tạo đã thể hiện những vấn đề rõ ràng. Vào đầu năm 1979, cả Trung ương và cơ sở đã thừa nhận rằng con đường cải tạo nhanh chóng và triệt hạ này không phù hợp để phát triển kinh tế và cải thiện cuộc sống Những áp đặt này đã gây khủng hoảng kinh tế và khó khăn cho người dân. Trong bối cảnh đó, tháng 8-1979, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã được triệu tập Hội nghị đã đánh giá về thực trạng đất nước, tập trung bàn về phương hướng phát triển hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm nghiêm trọng các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu Hội nghị này khởi đầu chuyển biến về nhận thức đường lối kinh tế của Đảng, tháo gỡ những ràng buộc của cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất
Những cuộc “phá rào” trong các xí nghiệp quốc doanh như Dệt Thành Công, dệt Nam Định, công ty xe khách Thành phố Hồ Chí Minh hay xí nghiệp Đánh cá Côn Đảo
- Vũng Tàu… không chỉ có tác dụng tháo gỡ những khó khăn ách tắc của bản thân xí nghiệp đó mà còn dẫn tới một kết quả có ý nghĩa lớn hơn: góp phần đưa đến sự thay đổi về quan điểm kinh tế và hướng tới sự thay đổi về cơ chế kinh tế mà sự ra đời của Quyết định 25 - CP ngày 21/1/1981, các Nghị quyết về công tác phân phối lưu thông, về giá cả là bước tìm tòi, khảo nghiệm tiếp theo đưa đến những đột phá sau năm 1986. Quá trình đấu tranh giữa cái mới và cái lạc hậu, cái đúng và cái chưa hợp lý là một chặng đường dài, khó khăn Đặc biệt trong bối cảnh mô hình chủ nghĩa xã hội ấy đã trở thành nguồn sức mạnh để chúng ta chiến thắng kẻ thù, đất nước mới thoát khỏi cuộc chiến tranh chống đế quốc kéo dài nên còn nhiều tư tưởng dè dặt với những sự thay đổi Đột phá chính là quá trình vừa đi tìm đường và mở đường Nhiều người tổ chức xé rào, đi ngược lại chủ trương đều từng là những người xông pha nơi chiến trường Chặng đường “phá rào” đầy gian truân, những đấu tranh âm ỉ trên bình diện toàn quốc chính là những nỗ lực lớn để thực hiện lý tưởng cao đẹp vì sự ấm no, hạnh phúc của Nhân dân đó cũng chính là tâm nguyện lớn lao trong Di chúc của Bác.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, sự cố gắng của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân, Đảng và Nhân dân ta đã phá rào thành công, bắc những viên gạch khó khăn đầu tiên cho công cuộc đổi mới toàn diện. Để rồi sau Đại hội VI (1986) Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử Bên cạnh coi trọng tăng trưởng kinh tế, Đảng và Nhà nước luôn nhấn mạnh sự phát triển bền vững, đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, thực thi những chính sách xã hội, chăm lo sự phát triển con người.
Quá trình từng bước “phá rào”
2.2.1 Xí nghiệp dệt Thành Công a Giới thiệu về xí nghiệp
Xí nghiệp Dệt Thành Công Thành phố Hồ Chí Minh có nguồn gốc là một xí nghiệp dệt tư nhân tên là Tái Thành Kỹ nghệ, được chủ hiến cho Nhà nước sau ngày giải phóng miền Nam Từ đó, nó do Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý Đây là một xí nghiệp dệt lớn, được trang bị hiện đại nhất nhì ở miền Nam được tiếp quản từ năm
1975 Khi tiếp quản, thiết bị của xí nghiệp gồm 136 máy dệt thoi với gần 20 ngàn cọc sợi, 9 máy đan kim, 4 máy nhuộm cao áp, 4 máy nhuộm ở nhiệt độ thường, 2 máy định hình Công suất khoảng 4 triệu mét vải/năm Số lao động khoảng từ 400 đến 500 người Toàn bộ nguyên vật liệu (sợi tổng hợp, hóa chất, thuốc nhuộm), phụ tùng thay thế đều phải nhập từ thị trường tư bản Mặt hàng truyền thống là oxford, poly soir, sandcrep Sản phẩm được tiêu thụ tại thị trường miền Nam và một phần vào thị trường Campuchia Nguyên giám đốc của dệt thành công thời bấy giờ là ông Nguyễn Xuân Hà, cũng là người đã đưa xí nghiệp từ “hấp hối” đến “tiên phong”. b Quá trình từ “hấp hối” đến lá cờ đầu
Mấy năm sau giải phóng, xí nghiệp vẫn còn hoạt động tương đối bình thường Từ năm 1978, xí nghiệp bắt đầu lâm vào tình trạng thiếu đầu vào do đó giảm sút đầu ra.
Bộ Công nghiệp không còn sợi cung cấp cho nhà máy, vì Bộ Ngoại thương jgoonf có đủ ngoại tệ để nhập khẩu Đến năm 1980, Nhà nước chỉ cung cấp cho nhà máy khoảng 40- 50% nguyên liệu so với kế hoạch, có thứ thì chỉ được 20% Do đó, đầu ra cũng giảm sút tương ứng Sản lượng từ 4,2 triệu mét năm 1979 xuống còn 2,5 triệu mét năm
1980 Sản xuất tê liệt, máy móc bị mạng nhện giăng đầy, 500 công nhân không có việc làm Theo quy định thì nghỉ việc cũng được hưởng 75% lương, nhưng xí nghiệp không đào đâu ra tiền để trả cho người không có việc Nhà máy đứng trước nguy cơ phải đóng cửa.
Công nhân và Ban Giám đốc đã phải tìm những giải pháp trong tình thế nguy cấp như: “Khi máy móc không chạy được thì dùng tay để sản xuất: tận dụng vải vụn, tơ rối để khâu găng tay, nhồi búp bê, khâu các con thú, đan mũ, đan tất bán để tạm nuôi sống công nhân Bấy nhiêu việc cũng không dùng hết nhân lực, Ban Giám đốc còn phải đi liên hệ với các tỉnh để kiếm việc cho công nhân: Mở trại chăn nuôi bò ở Long Thành, xin đất của Sông Bé để trồng lương thực, đưa công nhân đi gặt thuê cho tỉnh Long An để có nguồn sống cho họ.”
Giai đoạn tự cứu, thực hiện phương án 304/80 TC
Hội nghị Trung ương 6 (8/1979) được cho là bước đột phá đầu tiên đổi mới kinh tế của Đảng với chủ trương khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, phá bỏ những rào cản để “sản xuất bung ra” Từ khi có Nghị quyết 6 (tháng 09/1979) của Trung ương, xí nghiệp Dệt Thành Công càng có động lực “xé rào”, bắt đầu thực hiện những kế hoạch “tự cứu mình”, nghĩ ra những biện pháp “bung ra”, “cởi trói” Cuối cùng doanh nghiệp đã thành công với phương án 304/80 TC.
Hình 2.2.1 Sơ đồ phương án 304/80 TC
Xí nghiệp đã liên kết với những cơ sở có thể bán những mặt hàng trong nước để thu ngoại tệ như Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Cảng Sài Gòn, Công ty Xuất khẩu Thủy sản Ramexco, Cửa hàng miễn thuế ở sân bay Tân Sơn Nhất…
● Với Công ty Xuất khẩu Thủy sản Ramexco, xí nghiệp bán vải cho đối tác, đối tác bán cho ngư dân để mua tôm cá của họ; tôm cá đó đối tác xuất khẩu và thu được ngoại tệ rồi trả vốn cho xí nghiệp bằng ngoại tệ;
● Với Du lịch và Cảng Sài Gòn thì đối tác bày bán vải của xí nghiệp ở cửa hàng để bán cho khách nước ngoài rồi trả xí nghiệp bằng ngoại tệ…
Vì các đối tác này cũng đang đói hàng nên tất cả đều đồng ý Thế là đầu ra đã thông.
Vấn đề bây giờ là phải có hàng mà muốn có hàng thì trước hết phải có nguyên liệu Nguyên liệu thì phải nhập, muốn nhập thì phải có đô la Có nghĩa là phải có đô la trước thì mới thu được đô la sau Cuối cùng Giám đốc Nguyễn Xuân Hà đã gặp được Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương thành phố là ông Nguyễn Nhật Hồng để hỏi vay đô la Ông Nhật Hồng phải lên gặp Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ông Võ Văn Kiệt để xin ý kiến Được ông Võ Văn Kiệt bật đèn xanh, Vietcombank thành phố mới dám hướng, dẫn xí nghiệp lập phương án để vay vốn Ông Hồng bàn với Giám đốc Xí nghiệp Dệt Thành Công cách làm phương án
Sau hai đêm tính toán, ngày 08/9/1980, phương án 304/80 TC đã soạn xong với các nội dung Xí nghiệp Dệt Thành công xin vay Vietcombank Hồ Chí Minh 180 ngàn USD, với lãi suất 18% và 1,5% phụ phí/năm Với số tiền này, xí nghiệp dùng 120 ngàn USD để nhập 40 tấn tơ, sợi, 60 ngàn USD để nhập phụ tùng, thuốc nhuộm Kế hoạch là sẽ sản xuất 120.000 mét vải Oxford Xí nghiệp đem bán số vải này cho các đối tác kể trên Ngoại tệ thu được trước hết để trả ngân hàng, còn lại để nuôi công nhân, cải tạo dây chuyền, tích lũy và nộp ngân sách Phương án được Vietcombank chấp nhận.
Bước 3: Triển khai phương án
Phương án được triển khai ngay Có ngoại tệ, hàng được nhập về, xí nghiệp sản xuất nhộn nhịp ngày đêm Sau khi bán hết số sản phẩm, xí nghiệp đã có đủ ngoại tệ để trả cả vốn lẫn lãi cho Vietcombank, lại còn dư ra được 82.000 USD Đây không phải là một số tiền lớn, nhưng vào lúc đó thì vô cùng quý giá và hơn thế nữa, nó còn chứng minh sự đúng đắn của một giải pháp và tạo được chữ tín.
Như vậy, Xí nghiệp Dệt Thành Công đã tự cứu lấy mình khi không phụ thuộc,
“đợi chờ” vào nguồn cung vật liệu của Nhà nước, tự đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình từ việc vay vốn bao nhiêu, lấy bao nhiêu nguyên liệu và bán sản phẩm cho ai Đó là sự chủ động của doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế cũ, lạc hậu, chịu sự chi phối mạnh mẽ từ Nhà nước Song cũng không thể phủ nhận những cái nhìn mới mẻ, tiến bộ và thấu hiểu của các nhà quản lý cấp cao: Bí thư thành ủy Thành phố
Hồ Chí Minh Võ Văn Kiệt, Thứ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ Vũ Đại và giám đốc Ngân hàng ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề “xé rào” đã giúp doanh nghiệp có thể cứu lấy mình Như vậy, có thể thấy rằng, không chỉ có doanh nghiệp khát khao đổi mới mà chính các nhà lãnh đạo cũng một phần nhận biết về những khuyết điểm,sai lầm của Đảng, Nhà nước về lãnh đạo và quản lý kinh tế, xã hội đã làm trầm trọng thêm những khó khăn trong bối cảnh đất nước đầy rẫy những khó khăn Sau khi phương án 304/80-TC được thực hiện thành công đã không chỉ chứng minh cho bản thân doanh nghiệp, cho ngân hàng mà còn cho các nhà quản lý cấp cao thấy đây là một phương án kinh tế đúng đắn, là bước đường mở ra lối thoát cho doanh nghiệp và mở ra cuộc sống ấm no, đầy đủ hơn cho công nhân lao động…
NHẬN XÉT
Thành công trong phá rào tại các xí nghiệp
3.1.1 Xí nghiệp Dệt Thành Công
Thứ nhất cuộc phá rào của Xí nghiệp Dệt Thành Công đã mang dáng dấp của một đề án cải tiến cơ chế kinh tế, không phải cho một xí nghiệp mà cho toàn ngành Công nghiệp Đây cũng là mô hình mới rất tiến bộ góp phần không chỉ tháo gỡ được khó khăn lúc bấy giờ mà còn đem đến sự hiệu quả kinh tế, nâng cao năng suất, từ lỗ đến lãi.
Thứ hai, cuộc phá rào đã thành công giúp Xí nghiệp Dệt Thành Công tự chủ trong kinh tế, có thể quay vòng vốn ổn định, cán bộ công nhân viên có đủ việc làm, có thu nhập tương đối cao.
Thứ ba, cuộc phá rào của Xí nghiệp Dệt Thành Công trở thành xí nghiệp đi tiên phong trong việc tháo gỡ những khó khăn của ngành Dệt may Kéo theo đó là làn sóng các xí nghiệp dệt khác cũng trình bày những khó khăn và có những cách khắc phục, tháo gỡ của mình Từ đó, thúc đẩy sự vươn lên không chỉ của Dệt Thành Công mà cả các xí nghiệp khác trong ngành.
Thứ tư, chính sự đột phá này đã đem đến sự đầy đủ trong cuộc sống của công nhân và người lao động Nhờ cuộc phá rào mà người lao động có thêm công ăn, việc làm, được trả lương hậu hĩnh, được hưởng các chính sách đãi ngộ và có cuộc sống ổn định hơn.
Thứ năm, cuộc phá rào đã mở ra một cơ chế mới và đã được đồng thuận cho toàn ngành Công nghiệp Đó cũng chính là một thắng lợi rất lớn, một bước chuẩn bị quan trọng cho sự nghiệp đổi mới sau này.
Có được những thành công như vậy chính là nhờ vào một phần không nhỏ nỗ lực của ban lãnh đạo xí nghiệp Với sự quyết tâm vượt qua khó khăn, thiếu thốn và có sự đột phá trong tư duy, định hướng đã giúp cho toàn thể xí nghiệp cùng công nhân bước trên con thuyền mới Mặt khác, cũng nhờ có sự góp sức, giúp đỡ từ các xí nghiệp khác,Vietcombank cùng sự ủng hộ của Thành ủy, UBND TP HCM, Đảng, Nhà nước để vay ngoại tệ nhập máy móc, nguyên liệu sản xuất tạo cơ hội cho Dệt Thành Công tháo gỡ khó khăn Không chỉ vậy Nhà máy có nguồn gốc là một xí nghiệp dệt tư nhân hiện đại nhất nhì ở miền Nam, có đội ngũ công nhân lành nghề và thị trường tiêu thụ đang đói hàng nên đây cũng là một yếu tố tạo bàn đạp cho cuộc phá rào thành công.
3.1.2 Nhà máy Dệt lụa Nam Định
Thứ nhất, cuộc phá rào của Nhà máy Dệt lụa Nam Định đã thành công mở ra con đường mới và thấy được lối ra, thoát khỏi sự khó khăn, túng thiếu lúc bấy giờ Nhờ kịp thời đương đầu với khó khăn mà Nhà máy Dệt lụa Nam Định đã có hệ thống thiết bị và cung ứng nguyên vật liệu đã đổi mới, Nhà máy Dệt Lụa Nam Định có khả năng sản xuất ra những mặt hàng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cho Liên Xô, Đông Âu, Nhật. Thứ hai, cuộc phá rào của Nhà máy Dệt lụa Nam Định cũng đã thành công tạo sự
"liên minh công - nông nghiệp" hợp tình, hợp lý Và sự liên kết ấy cũng đã mở rộng hơn trước nhiều, không chỉ là liên kết tay ba, mà lên tới liên kết tay bốn, tay năm… Qua đó giúp thúc đẩy hiện đại hóa thiết bị, mở rộng sản xuất tạo vốn ngoại tệ, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho công nhân, tạo ra ngoại tệ và tạo điều kiện cải thiện đời sống của công nhân:gạo, thịt, rau, cá đều từ đây mà ra.
Thứ ba, cuộc phá rào đã mở được một mũi đột phá, của một hướng đi mới, từ sản xuất chính đến sản xuất phụ, từ công nghiệp đến các hoạt động dịch vụ, từ sự sống động của nhập khẩu tới sự sống động của sản xuất, rồi sự sống động của sản xuất và lưu thông lại tạo ra công ăn việc làm cho công nhân vì gia đình họ Sức lan tỏa của những kinh nghiệm tại nhà máy ngày càng lớn lên Nhà máy Dệt lụa Nam Định từ chỗ là một nhà máy cổ lỗ, ít được ai biết tới, dần dần đã nổi tiếng cả nước.
Thứ tư, cuộc phá rào đã thành công giúp Nhà máy Dệt lụa Nam Định trở thành một doanh nghiệp tự chủ, tự quản lý tài chính, tiêu thụ và quản lý lao động.
❖ Nguyên nhân Để có được thành công như vậy, Dệt lụa Nam Định đã phải nỗ lực tìm ra hướng đi mới để thoát khỏi cùng cảnh Với sự ủng hộ của cấp trên và cấp dưới, của các cơ quan chức năng và của người tiêu dùng, xí nghiệp cũng tận dụng được những mặt hàng có giá trị bán cho các công ty xuất khẩu để thu về ngoại tệ Bên cạnh đó, bằng việc áp dụng cơ chế khoán cho các tổ sản xuất và các cá nhân lao động, khuyến khích lao động và tiết kiệm nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Dệt lụa Nam Định đã có thể tự chủ lại hoạt động sản xuất, kinh doanh và dần dần thoát khỏi khó khăn Qua đó thành công phá rào nghịch cảnh.
3.1.3 Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội
Thứ nhất thành công lớn nhất của cuộc phá rào là đã giúp cho Nhà máy Thuốc láVĩnh Hội vươn mình thoát khỏi những khó khăn tưởng chừng như phải buông ra”.
Thuốc lá Vĩnh Hội nhờ vào sự đột phá mới mà có thể tháo gỡ kịp thời những khó khăn của xí nghiệp như vật tư, xăng dầu, giấy, bao bì, tiền mặt và phương tiện đưa rước công nhân
Thứ hai, cuộc phá rào thành công mở ra một cung cách làm ăn mới với sự gọn nhẹ, năng động, giải quyết kịp thời và hiệu quả mọi vấn đề phát sinh trong sản xuất. Qua đó, giúp cho nhà máy tận dụng tối đa sức máy, sức người, nguồn nguyên vật liệu và nhanh chóng giúp cho thuốc lá của nhà máy đã chiếm lĩnh thị trường, đẩy lùi dần những thuốc lá nhập lậu Bên cạnh đó, Nhà máy đã có thể thành công đạt được chiến dịch đáp ứng 62 triệu bao thuốc lá trong tháng 12, nâng cao năng suất sản xuất lên gấp
Thứ ba, cuộc phá rào đã thành công đem đến cho công nhân một cuộc sống ổn định cả về vật chất lẫn tinh thần Công nhân có công ăn, việc làm, được đãi ngộ tốt, có tiền lương và được hưởng các phúc lợi khác.
Hạn chế tại các xí nghiệp trong quá trình “phá rào”
3.2.1 Xí nghiệp Dệt Thành Công
Mặc dù với những biện pháp cấp thiết và lâu dài đã giúp cho xí nghiệp dệt Thành Công vượt qua được khủng hoảng và đạt được những thành công nhất định nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau: Với cuộc phá rào thành công xí nghiệp tự chủ về kinh tế, quay vòng vốn ổn định, đầu vào của nguyên liệu và đầu ra của sản phẩm đã được giải quyết Nhưng cũng chỉ mang tính chất ngắn hạn, vẫn cứ phải “xuất khẩu tại chỗ” hoặc trao đổi nông sản hải sản với nông dân Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường trước đổi mới năm 1986 không được công nhận nên việc trao đổi hàng hoá là rất khó khăn và nhiều rủi ro do trao đổi không ngang giá Vì vậy về lâu dài vẫn phải tìm những mối đầu ra ổn định không chỉ cho xí nghiệp dệt thành công mà cả ngành công nghiệp dệt may nói chung
Thứ nhất, chưa có sự gắn bó phục vụ tốt, liên kết giữa công nghiệp và nông nghiệp; công nghiệp nặng then chốt còn nhỏ yếu, phát triển thiếu đồng bộ, chưa đủ khả năng trang bị hiện đại hóa cho các ngành kinh tế quốc dân, chưa có cơ sở nguyên liệu trong nước vững chắc chưa tạo được tích lũy và chưa có thị trường cho các sản phẩm của mình , nhất là công nghiệp nặng, trình độ quản lý còn thấp và chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ thể tập trung quan liêu bao cấp, hơn nữa cơ chế này bị chiến tranh kéo dài, làm cho sâu sắc thêm những nhược điểm cố hữu của nó Sự phát triển của công nghiệp còn nhỏ bé, thiếu cân đối Sử dụng công suất thiết bị, máy móc rất thấp (30- 50%), nhiều loại máy móc, thiết bị nhất là ở miền Nam, không khôi phục được công suất cũ.
Thứ hai, nền sản xuất xã hội nước ta phổ biến là sản xuất nhỏ, cơ cấu kinh tế do lịch sử để lại vừa què quặt, có nhiều mặt không hợp lý, vừa lệ thuộc nặng vào nước ngoài; năng suất lao động xã hội rất thấp.
Thứ ba, mặc dù sau cuộc phá rào cuộc sống của người lao động đã ổn định hơn, nhưng xét cho cùng thì họ vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn Vấn đề về tiền lương cho công nhân khi ấy vẫn chưa được giải quyết triệt để, sau phá rào họ vẫn phải nhận lương bằng tem phiếu Đặc biệt trong quá trình giải quyết khủng hoảng của xí nghiệp đã đẩy những người công nhân lành nghề đi khai hoang, chăn nuôi nhằm cải thiện khó khăn Thế là mỗi ngày, có hàng trăm công nhân với tay nghề dệt, điện, máy từ bậc cao đến thấp cùng các kỹ sư, cán bộ lãnh đạo lại leo lên ô tô tìm ra đồng ruộng, vườn đồi tận Đồng Nai, sông Bé, Cà Mau Nơi thì khai hoang trồng sắn, nơi thì lập trang trại nuôi bò Nhưng cuối cùng do không có nghề, không vốn, không tinh thần nên sau hàng chục tháng lại về không Điều này không chỉ làm cho đời sống của họ bị khủng hoảng mà còn gây lãng phí sức lao động và nguồn nhân lực.
Thứ tư, thiếu năng lượng, nguyên liệu, vật liệu chỉ đáp ứng được 1/2 hoặc 1/3 nhu cầu của công nghiệp, thiếu nguồn viện trợ, hai tỷ đô la viện trợ hằng năm không còn, đã làm đình đốn nhiều ngành sản xuất, tác động trực tiếp đến đời sống của nhiều tầng lớp nhân dân Sự giúp đỡ mới của Liên Xô và bạn bè quốc tế cùng những sự cố gắng của kinh tế trong nước, trong một thời gian ngắn, chưa thể bù đắp được những sự thiếu hụt do mất nguồn viện trợ, dù chỉ là những sự bù đắp hợp lý, cần thiết.
Thứ năm, do cơ chế quản lý của nhà nước trước đổi mới còn mang tính chất quan liêu bao cấp, không công nhận nền kinh tế thị trường, các cơ sở sản xuất không được tự chủ mà do cấp trên chỉ huy giao xuống Vì vậy trong quá trình đổi mới tư duy, ắt sẽ không thể tránh khỏi việc có các quan điểm đối lập nhau, và trong bối cảnh lúc bấy giờ đã có hai quan điểm đối lập nhau, được gọi là bảo thủ và đổi mới Điều này dẫn đến mâu thuẫn nội bộ về mặt tư tưởng, đường lối.
3.2.2 Nhà máy dệt lụa Nam Định
Trên con đường tìm được lối ra cho nhà máy dệt lụa Nam Định đã có những lúc lầm đường và rơi vào nghịch lý như xí nghiệp Dệt Thành công: Thị trường khan hiếm hàng nhưng sản xuất lại ách tắc công nhân phải về quê nuôi lợn nuôi bò, và rơi vào tình trạng nông nghiệp hoá Biện pháp giải quyết cấp thiết này của Nhà máy dệt lụa Nam Định vô tình đã làm cho nền kinh tế bị lùi lại một bước
Có những thời kì để phục vụ cho việc giao nông sản cho ngoại thương, Nhà máy dệt lụa Nam Định đã sử dụng cả con em công nhân về bóc lạc, chuyển lạc củ sang lạc nhân để đảm bảo giá hàng xuất cao hơn Việc này tuy có giúp nhà máy thi thêm nguồn ngoại tệ nhưng việc sử dụng lao động trẻ em trong khoảng thời gian dài hay ngắn đều không phù hợp
Thứ nhất, do sự cấm vận của Mỹ và nhà máy dệt phụ thuộc quá nhiều vào tư bảnPháp và vốn đầu tư của Trung Quốc nên khi Nhà nước tiếp quản nhà máy đã gặp khó khăn chỉ có thể chọn biện pháp xấu nhất, khiến cho nhà máy không còn đủ nguyên liệu đầu vào để sản xuất, không đủ việc cho công nhân phải cho 30% công nhân nghỉ việc,hưởng 70% lương Số còn lại cũng chỉ sản xuất cầm chừng và cũng phải thay phiên nhau nghỉ việc Lương ít, phúc lợi xã hội hầu như không có gì Tất cả ngân quỹ trống rỗng Đời sống công nhân khó khăn vô cùng từ đó rơi vào tình trạng nông nghiệp hoá
Thứ hai, là do ảnh hưởng của thời kỳ cấm vận, nhà máy không thể tìm thêm được nguồn máy móc nguyên liệu từ các nước khác, chỉ có thể xuất khẩu sang các nước XHCN
Thứ ba, cũng giống như nhà máy dệt Thành Công ở trên do cơ chế quản lý của nhà nước trước đổi mới còn mang tính chất quan liêu bao cấp, không công nhận nền kinh tế thị trường, các cơ sở sản xuất không được tự chủ mà do cấp trên chỉ huy giao xuống Nhà máy phải loay hoay tự tạo ra nguồn ngoại tệ
3.2.3 Nhà máy huốc lá Vĩnh Hội
Công cuộc vượt rào của nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội đã giúp cho Nhà máy vươn mình thoát khỏi những khó khăn tưởng chừng như phải buông ra Nhưng giống như hai nhà máy trên thì thuốc lá Vĩnh Hội cũng phải đưa công nhân đi trồng thuốc lá, nhà máy cử các toán công nhân đến các vùng sâu vùng xa, trực tiếp thu mua mọi loại nguyên liệu thuốc lá sẵn có của nông dân, kể cả thuốc lá còn xanh, tươi Những cố gắng kể trên rất đáng khích lệ, nhưng nó chỉ có thể khắc phục một phần nào sự giảm sút về số lượng, chứ không thể nào khắc phục được sự sa sút về chất lượng Với những nguồn nguyên liệu như thế, chất lượng thuốc lá giảm nghiêm trọng Và vẫn chưa củng cố được chất lượng cũng như cạnh tranh được với nhiều nguồn thuốc lá nhập lậu, chưa thay đổi được tư duy cũ, cách nhìn cũ của người dân về thuốc lá vì mọi người nghĩ đây là mặt hàng đắt đỏ Tuy nhiên, trong trường hợp đó họ cũng buộc phải khôi phục nhà máy của mình, nếu không số lượng máy móc sẽ bỏ phí và kéo theo hàng trăm nghìn công nhân thất nghiệp, gây khó khăn cho nền kinh tế
Thứ nhất, là do phụ thuộc vào Pháp sau khi chuyển cho nhà nước quản lý nhà máy đã gặp khó khăn về vật tư và vốn, ngoại tệ để nhập khẩu những thứ tối cần thiết cho quốc kế dân sinh còn chưa đủ, thì không lấy đâu ra ngoại tệ để nhập đầu lọc, giấy thuốc, sợi thuốc.
Thứ hai, là do đối với mặt hàng thuốc lá cũng như nhiều loại mặt hàng khác, không thể dùng ý chí để quyết định người tiêu dùng phải ưa thích thứ này, không được đòi hỏi thứ khác Và trong khi những thứ khác còn chưa có tiền mua thì làm sao có thể có tiền để dùng hàng xa xỉ như vậy
Thứ ba, ngành Thuốc lá Việt Nam đứng trước một thách thức rất lớn: nhiều nguồn thuốc lá khác nhau được nhập lậu vào Việt Nam Bất chấp ý chí của những nhà quản lý, người tiêu dùng vẫn hút những loại thuốc lá này Điều đó có nghĩa là một nước đang thiếu thốn vàng và ngoại tệ, hằng năm lại phải "chảy máu vàng" để nhập những loại thuốc lá đó về Trong khi đó thì những nhà máy thuốc lá trong nước có đủ khả năng sản xuất loại thuốc lá này thì lại không có nguyên liệu để sản xuất, không được nhập nguyên liệu về để tổ chức sản xuất, càng không được dùng ngoại tệ nhập khẩu để sản xuất thuốc lá cao cấp.