1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài tìm hiểu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam trong bối cảnh công nghiệp lần thứ 4

26 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Lý do chọn đề tàiCông nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu vì nó đưa cả nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa – xã hội của đất nước lên trình độ m

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

-o0o -TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNKINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

Đề tài: TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA,HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KÌ 2, NĂM HỌC: 2021-2022

NHÓM: 05 (LỚP 06 CLC thứ 4 tiết 7, 8)

Tên đề tài: Tìm hiểu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp lần thứ 4

STTHỌ VÀ TÊN SINH VIÊNMÃ SỐ SINH VIÊNTỶ LỆ HOÀN

Ghi chú:

 Tỷ lệ phần trăm hoàn thành công việc được giao

Trưởng nhóm: Hoàng Thiện Toàn Số điện thoại: 036496299 TP Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm 2022

Ký xác nhận của giảng viên

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2.2 Đối tượng nghiên cứu 3 Nhiệm vụ nghiên cứu NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.2 Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1.3 Cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CHƯƠNG 2: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 2.1 Hướng phát triển

2.2 Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam 2.2.1 Những thành tựu đạt được

2.2.2 Những tồn tại và hạn chế

2.2.3 Nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

MỞ ĐẦU: 1 Lý do chọn đề tài

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu vì nó đưa cả nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa – xã hội của đất nước lên trình độ mới Đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa có vai trò tạo điều kiện làm tiền đề vật chất – kỹ thuật, công nghiệp hóa có nội dung, bước đi cụ thể, phù hợp Đối với Việt Nam khi chính thức bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng chủ trương tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và từ cuối thế kỉ XX đến nay quá trình này được xác định đầy đủ là công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đó là một quá trình kinh tế, kĩ thuật – công nghệ và kinh tế - xã hội toàn diện sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã hội Việt Nam từ trình độ nông nghiệp lạc hậu lên trình độ công nghiệp tiên tiến, hiện đại và văn minh Trên cơ sở tổng kết công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay bám sát bối cảnh, yêu cầu, nhiệm vụ mới, Đại hội XIII của Đảng nêu rõ chủ trương: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” Nhận thấy sự cấp thiết và thực tế của vấn đề nên em đã quyết định chọn đề tài “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư” nhằm nâng cao kiến thức và trình độ hiểu biết để theo kịp thời đại và góp phần phát triển đất nước.

2 Mmc tiêu và đối tưong nghiên cứu2.1 Mmc tiêu nghiên cứu

Dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0 lần đầu tiên xuất hiện ở Đức năm 2013, Việt Nam cũng đang từng bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu nâng cao nền kinh tế Việt Nam trên thị trường quốc tế, cũng như tăng cao chất lượng cuộc sống và tri thức của người dân trên toàn lãnh thổ đất nước Việt Nam

Với những thành tựu to lớn trên toàn thế giới qua 4 cuộc cách mạng từ 1 đến 4, cả nhóm đã tiến hành nghiên cứu về các cuộc cách mạng đó và so sánh với quá

Trang 5

trình phát triển công nghệ của Việt Nam qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ trước đến nay Từ đó rút ra được kết quả so sánh giữa cả 2 quá trình và đưa ra kết luận về hiệu quả, các thành tựu mà ta đã đạt được và đang có, cũng như là các mặt hạn chế, yếu kém mà ta cần phải cải thiện thêm từ náy về sau theo tiêu chí và kế hoạch mà Đảng và nhà nước đã đề ra trong các kì Đại Hội thông qua các văn kiện định hướng phát triển (các kế hoạch 5-10 năm phát triển của đất nước).

2.2 Đối tưong nghiên cứu

*Đối tượng nghiên cứu:

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

*Phạm vi nghiên cứu: Trên phạm vi cả nước (từ 2010 đến nay)

3 Nhiệm vm nghiên cứu

- Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Phân tích đánh giá thực trạng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thời gian vừa qua.

- So sánh quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam so với quá trình của thế giới và

Trang 6

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆPHÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa

“Công nghiệp hóa” là khái niệm đã xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XVIII Hiện nay, thế giới đã trải qua nhiều cuộc công nghiệp hoá khác nhau, có thể từ công nghiệp hóa theo hướng tư bản chủ nghĩa đến theo hướng xã hội chủ nghĩa Nhìn chung, hai hình thức công nghiệp hóa này lại có sự giống nhau về mặt lực lượng sản xuất, khoa học cũng như công nghệ Tuy nhiên, nếu xét về mục đích, phương thức tiến hành và sự chi phối trong quan hệ sản xuất thì chúng lại rất khác nhau

Bên cạnh đó, với mỗi quốc gia, quá trình công nghiệp hóa cũng sẽ có những đăc điểm khác biệt khi đặt vào trong từng thời điểm, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế- xã hội từng quốc gia Do đó mà với mỗi quốc gia, nội dung công nghiệp hoá mà chính phủ đặt ra cũng sẽ khác nhau, để đảm bảo phù hợp với từng thời điểm Hiểu một cách đơn giản, theo góc nhìn phát triển của một quốc gia, “công nghiệp hoá” là khái niệm chỉ quá trình thay đổi của một đất nước từ nền kinh tế lạc hậu thành một quốc gia có nền công nghiệp phát triển

Cụ thể hơn, Đảng ta đã đưa ra quan niệm về công nghiệp hóa hiện đại hoá như sau: “Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.”

Dựa vào quan niệm của Đảng ta có thể thấy rằng, công nghiệp hóa và hiện đại hóa là hai khái niệm có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau, chũng không thể tách rời Trong quá trình phát triển nền công nghiệp, mục đích là cải tiến kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sử dụng công nghệ hiện đại không phải là mục đích duy nhất mà còn phải biết áp dụng nghệ hiện đại giúp tăng năng suất, sản lượng cũng

Trang 7

như chất lượng Ngoài ra, công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa để đảm bảo thực hiện yêu cầu rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực và cũng như với các nước phát triển trên thế giới Thêm vào đó, việc trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại và tự động hoá cũng sẽ là nền tảng để đất nước ta thực hiện mô hình công nghiệp hoá rút ngắn thời gian hơn trong tương lai.

1.2 Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa*Nguyên nhân:

Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội Cơ sở vật chất - kỹ thuật là hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội phù hợp với trình độ kỹ thuật công nghiệp thích ứng của nó mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất Đối với các nước đang phát triển, việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại là một trong những nhiệm vụ kinh tế to lớn và là một yêu cầu khách quan Cơ sở vật chất kỹ thuật của một nền sản xuất lớn đòi hỏi trình độ kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện đại không ngừng phát triển và hoàn thiện

Do yêu cầu ngày càng phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới Công nghiệp hoá góp phần tạo nên nền kinh tế hiện đại với những ưu thế nổi bật như: năng suất cao, cơ cấu sản suất đa dạng, công ăn việc làm xuất hiện nhiều hơn so với một nền kinh tế bao cấp Việc có công nghiệp hóa hiện đại hóa giúp xã hội phát triển kinh tế đi lên nên khoảng cách giàu nghèo đang dần được thu hẹp lại

Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.

*Đặc trưng

Mỗi phương thức sản xuất xã hội nhất định có một cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng Cơ sở vật chất - kỹ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội, phù hợp với trình độ kỹ thuật công nghệ tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội.

Trang 8

Chỗ dựa để xem xét sự biến đổi của cơ sở vật chất - kỹ thuật của một xã hội là sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất; sự phát triển khoa học - kỹ thuật; tính chất và trình độ của các quan hệ xã hội; đặc biệt là quan hệ sản xuất thống trị.

Chúng ta nói cơ sở vật chất - kỹ thuật của một phương thức sản xuất nào đó là nói cơ sở vật chất – kỹ thuật đó đã đạt đến một trình độ nhất định làm đặc trưng cho phương thức sản xuất đó.

Đặc trưng của cơ sở vật chất – kỹ thuật của các phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản là dựa vào công cụ thủ công, nhỏ bé, lạc hậu Đặc trưng của cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản là nền đại công nghiệp hóa.

Chủ nghĩa xã hội - giai đoạn thấp của phương thức sản xuất mới cao hơn chủ nghĩa tư bản, đòi hỏi một cơ sở vật chất - kỹ thuật cao hơn trên cả hai mặt: trình độ kỹ thuật và cơ cấu sản xuất, gắn với thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

Do vậy, có thể hiểu, cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ khoa học và công nghệ hiện đại được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Từ chủ nghĩa tư bản hay từ trước chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan, một quy luật kinh tế mang tính phổ biến và được thực hiện thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đối với các nước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, dù đã có công nghiệp, có cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản tiến bộ đến đâu cũng chỉ là những tiền đề vật chất chứ chưa phải là cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Muốn có cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, các nước này phải thực hiện quy luật nói trên bằng cách tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa về quan hệ sản xuất; tiếp thu vận dụng và phát triển cao hơn những thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất; hình thành cơ cấu kinh tế mới xã hội chủ nghĩa có trình độ

Trang 9

cao và tổ chức, sắp xếp lại nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa một cách hợp lý, hiệu quả hơn.

Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội như nước ta, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thực hiện từ đầu, phải ưu tiên hang đầu, từ không đến có, từ gốc đến ngọn thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một bước tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

1.3 Cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX Mở đầu cho cuộc cách mạng là sự kiện nhà khoa học Thomas Newcomen chế tạo thành công động cơ hơi nước vào năm 1712

Động cơ hơi nước đã giúp việc bơm nước ngập khỏi các mỏ khai thác với độ sâu gấp 10 lần so với động cơ ngựa kéo trước đó Đầu thế kỷ XIX, sau nhiều lần cải tiến, động cơ hơi nước được ứng dụng vào tàu thủy và xe lửa, nhờ vậy việc lưu thông hàng hóa càng lúc càng mạnh mẽ

Ngành dệt may cũng thăng hoa nhờ vào những phát minh tuyệt vời như phát minh con thoi bay của John Kay (1733), máy kéo sợi Spinning Jenny của Jame Harareaves (1764) giúp tăng năng suất kéo sợi lên gấp 10 lần nhưng chỉ cần một người điều khiển

Kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là sự xuất hiện của nhiều nhà máy quy mô lớn thay thế dần cho mô hình sản xuất nhỏ lẻ, góp phần nâng cao năng suất lao động Làn sóng của cuộc các mạng lan rộng sang các nước Châu Âu và Hoa Kỳ, trở thành dấu mốc quan trọng trong lịch sử thế giới

Cuộc các mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ năm 1850 đến 1914 với tiền đề là quy trình luyện thép mới của Henry Bessemer (1855) Ông nghiên cứu thành công quy trình luyện thép mới giúp giá thép rẻ hơn đến 80% Từ đó, thép được dùng

Trang 10

trong việc mở rộng đường sắt và chế tạo các thiết bị, động cơ, cũng như xây dựng các công trình lớn Thép được phổ biến trở thành chất xúc tác quan trọng cho sự đổi mới Trong giai đoạn này, nguồn năng lượng từ than đã được thay thế bằng dầu mỏ, đặc biệt là sự xuất hiện của điện đã tạo điều kiện cho sự ra đời của hàng loạt các phát minh như bóng đèn, điện thoại, tủ lạnh, máy giặt mà ngày nay chúng ta đang được thừa hưởng

Động cơ hơi nước cũng được thay thế bằng động cơ đốt trong mạnh mẽ Năm 1885, chiếc xe hơi đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ đốt trong do Karl Benz chế tạo đã ra mắt công chúng Năm 1908, hãng Ford Motor đã chế tạo thành công chiếc xe hơi Model T chạy bằng động cơ đốt trong tại Mỹ Điều quan trọng hơn hết, hãng Ford Motor đã ứng dụng thành công quy trình sản xuất xe hơi hàng loạt.

Từ 11 chiếc ở năm đầu tiên, sau 6 năm, sản lượng xe hơi của Ford đã lên 250.000 chiếc/năm - một con số khổng lồ ở thời điểm đó, giúp xe hơi phổ biến ở toàn nước Mỹ và Châu Âu Phương pháp sản xuất hàng loạt sau đó được áp dụng trong quy trình sản xuất nhiều mặt hàng khác làm sản lượng sản xuất tăng lên nhanh chóng.

Năm 1903, anh em Orville và Wilbur Wright chế tạo thành công chiếc máy bay sử dụng động cơ đốt trong đã cất cánh thành công, mở đầu cho kỷ nguyên hàng không ngày nay

Tất cả góp nên một diện mạo, thuận lợi và màu sắc mới cho thế giới

Mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (giai đoạn 1950-2010) hay còn gọi là cách mạng khoa học công nghệ, là việc phát minh ra bóng bán dẫn của John Bardeen, Walter Brattain và William Shockley

Nhìn bóng bán dẫn có vẻ đơn giản, nhưng đây có thể được xem là phát minh quan trọng bậc nhất của gần như các thiết bị hiện đại như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay, máy chụp hình, v.v Nếu không có phát minh này, những thiết bị hiện đại của chúng ta đang sử dụng có thể sẽ phải tồn tại với kích

Trang 11

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba còn có hai phát minh vô cùng quan trọng là máy tính xách tay 1970 và mạng Internet vào những năm 90 Hai phát minh này có vai trò rất lớn trong sự phát triển của con người trên toàn thế giới Tính đến năm 2018, số lượng người sử dụng Internet đã chiếm 56% số người toàn cầu Toàn nhân loại đã có bước tiến đại nhảy vọt trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Năm 2013, một từ khóa mới là “Công nghiệp 4.0” bắt đầu nổi lên, xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người

Đây được gọi là cuộc cách mạng số, tập trung ở 3 lĩnh vực: kỹ thuật số, vật lý, công nghệ sinh học Ta có thể nhìn một cách tổng thể như sau:

 Kỹ thuật số: trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối, dữ liệu lớn (Big data)  Vật lý: Robot thông minh, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới, công nghệ

 Công nghệ sinh học: nông nghiệp, thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, y dược.

Đơn cử như trong lĩnh vực Giáo dục, công nghệ thực tế ảo sẽ thay đổi cách dạy và học Chỉ với chiếc kính VR, học sinh sinh viên có thể nhập vai, thực hành, hoặc như đang xem những trận đánh giả lập Với hình thức này, bài học sẽ trở nên sinh động, dễ nhớ, dễ thực hành hơn Hay trong quá trình đào tạo phi công, thuyền trưởng, học viên thay vì phải hồi hộp tập luyện với thiết bị thực tế thì giờ đây, thông qua chiếc kính VR các bạn có thể thấy cabin và học điều khiển thiết bị như thật Việc này góp phần giảm rủi ro trong quá trình thực hành.

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp 4.0, robot sẽ thay thế dần các lao động tay chân, vạn vật kết nối giúp con người có cuộc sống tiện nghi thuận lợi hơn Việc này cũng là một thách thức, đòi hỏi con người nâng cấp chính mình để tiến cùng dòng chảy mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Các quốc gia công nghiệp phát triển và các quốc gia công nghiệp hóa mới đều thành công trên con đường công nghiệp hóa nhờ biết xác định kịp thời mô hình công nghiệp hóa phù hợp với bối cảnh thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước Chỉ tính

Trang 12

từ giữa thế kỷ XX đến nay, đã có 2 mô hình công nghiệp hóa rất thành công Mô hình thay thế nhập khẩu đã biến các quốc gia Braxin, Mêhicô, Áchentina và Chilê thành các “con hổ” Mỹ La tinh Sau đó, mô hình hướng xuất khẩu đã đem lại sự phát triển thần kỳ cho các “con hổ” Đông Á: Xinhgapo, Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan Đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo phương châm hướng xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu ở những lĩnh vực, mặt hàng có lợi thế Quá trình này đã góp phần đem lại cho đất nước những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; tuy nhiên, như Đại hội XIII kiểm điểm: “công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa đạt được mục tiêu đề ra”.

Với tính cách thị trường thương mại, thế giới ngày nay đã bị các hiệp định thương mại tự do, nhất là các hiệp định thế hệ mới biến thành một thị trường liên hoàn, thố ng nhất Ở đó, đã và sẽ nhanh chóng mất đi sự phân biệt giữa thị trường quốc nội và thị trường quốc tế Trong bối cảnh mới như vậy, các mô hình công nghiệp hóa nêu trên hiển nhiên là không còn chỗ đứng Việt Nam cũng như các quốc gia khác, rất cần xác định mới mô hình công nghiệp hóa, vừa thích ứng với chuỗi giá trị toàn cầu, cách mạng công nghiệp lần thứ tư…, vừa phù hợp với điều kiện, mục tiêu, yêu cầu của nước nhà Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 được thông qua tại Đại hội XIII nêu rõ mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ mới: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư Đẩy mạnh phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực, thế giới”.

Một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghệ cao được xác định là những ưu tiên phát triển bao gồm: công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp điện tử - viễn thông, công nghiệp sản xuất rô-bốt, ô tô, thiết bị tích hợp vận hành tự động, điều khiển từ xa, công nghiệp sản xuất phần mềm, sản phẩm số, công nghiệp an toàn thông tin, công nghiệp dược phẩm, sản xuất chế phẩm sinh học, công nghiệp môi trường, công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng

Trang 13

lượng thông minh, công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp và vật liệu mới…

Có thể khái quát, với tầm nhìn chiến lược, bám sát nền sản xuất công nghiệp và kinh tế công nghiệp của thế giới hiện đại, Đại hội XIII của Đảng đã kế thừa và bổ sung, phát triển đường lối, chủ trương tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ nay đến giữa thế kỷ XXI Đây là cơ sở quan trọng hàng đầu để Chính phủ và các cấp, các ngành xây dựng những chính sách cụ thể, kịp thời và hiệu quả nhằm hoàn thành mục tiêu đất nước có nền công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2025 và có nền công nghiệp hiện đại vào năm 2030.

Ngày đăng: 14/04/2024, 21:26

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN