Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất hiện nay. Vẫn còn nhiều sự nhầm lẫn xung quanh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy việc nghiên cứu và làm rõ vấn đề này là vô cùng cấp thiết. Với việc nghiên cứu đề tài này, sẽ mang đến cho chúng ta một cái nhìn khách quan và cơ bản nhất về công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam trong bối cảnh 4.0. Để đạt được mục đích này, chúng ta sẽ đi giải quyết những nội dung:lý luận chung, nội dung thực tiễn và giải pháp đối với công nghiệp hóa, hiện đạị hóa ở Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Học phần: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI: Phân tích quan điểm và những giải pháp để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư Là sinh viên, anh/chị cần làm gì để đóng góp vào quá trình thực hiện mục tiêu quan trọng này của đất nước
Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện :
Lớp
Mã sinh viên :
Hà nội, ngày 12 tháng 06 năm 2020
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1: Khái quát lý luận quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cuộc cách mạng lần thứ tư 2
1.1 Khái quát về công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2
1.2 Khái quát về cuộc cách mạng công nghệ và cách mạng công nghệ lần thứ tư 3
1.3 Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam .4
1.4 Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 6
CHƯƠNG 2: Nội dung thực tiễn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam 6
2.1 Vị trí của Việt Nam và mức độ sẵn sàng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 6
2.2 Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cuộc cách mạng lần thứ tư đến Việt Nam 8
2.2.1 Về nguồn nhân lực 8
2.2.2 Về giáo dục 9
2.2.3 Về kinh tế 10
2.3 Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cuộc cách mạng lần thứ tư 11
CHƯƠNG 3: Giải pháp cho Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cuộc cách mạng lần thứ tư 13
3.1 Giải pháp cho Nhà nước 14
3.2 Giải pháp cho doanh nghiệp 15
3.3 Giải pháp cho người lao động 16
3.4 Liên hệ bản thân sinh viên 19
KẾT LUẬN 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3MỞ ĐẦU
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất hiện nay Vẫn còn nhiều sự nhầm lẫn xung quanh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Vì vậy việc nghiên cứu và làm rõ vấn đề này là vô cùng cấp thiết
Với việc nghiên cứu đề tài này, sẽ mang đến cho chúng ta một cái nhìn khách quan và cơ bản nhất về công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam trong bối cảnh 4.0 Để đạt được mục đích này, chúng ta sẽ đi giải quyết những nội dung:lý luận chung, nội dung thực tiễn và giải pháp đối với công nghiệp hóa, hiện đạị hóa ở Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Đề tài nghiên cứu về quan điểm và giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh 4.0 Liên hệ vai trò của sinh viên trong bối cảnh này với phạm vi nghiên cứu là Việt Nam- trong giai đoạn hiện nay- thế giới cùng đang bước vào cuộc Cách mạng 4.0 Xét về phương pháp nghiên cứu, đề tài có sử dụng phương pháp thu thập thông tin,phân tích, đánh giá, so sánh và dùng biểu đồ
Nghiên cứu đề tài này giải quyết những vấn đề về mắt lý luận như công nghiệp hóa, hiện đại hóa; khái quát về cuộc cách mạng 4.0; tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam; quan điểm và nội dung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài này là: tìm hiểu vị trí của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tác động của cuộc cách mạng này ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào; chỉ ra những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; nêu ra được những thành tựu của Việt Nam trong cuộc cách mạng này Đồng thời qua đó đưa ra những giải pháp đối với Chính phủ, doanh nghiệp, người lao động , từ đó liên hệ là sinh viên cần làm gì trong thời kì đất nước đang có những sự thay đổi đáng kể này
Trang 4NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
1.1 Khái quát công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền kinh tế sản xuất xã hội, từ dựa trên lao động thủ công là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy móc, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội
Hiện nay trên thế giới có ba mô hình tiêu biểu:
- Mô hình công nghiệp hóa cổ điển : điển hình ở nước Anh gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp 1.0 nổ ra vào giữa thế kỷ XVIII và kéo dài khoảng 60-80 năm.Với mô hình này, nguồn vốn chủ yếu do tăng cường bóc lột lao động làm thuê gắn với việc xâm chiếm cướp bóc thuộc địa
- Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô (cũ): từ những năm 1930 đến cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX Đặc trưng của mô hình này đó là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng với cơ chế kế hoạch hóa tập trung
- Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới( NIcs): Thời gian từ 20- 30 năm Chiến lược công nghiệp hóa rút ngắn, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu, tận dụng lợi thế về khoa học, kĩ thuật, công nghệ của các nước đi trước, phát huy nguồn lực và lợi thế trong nước, thu hút nguồn lực từ nước ngoài
Hiện đại hóa là một thuật ngữ tổng quát nhằm biểu đạt tiến trình biến cải mau chóng khi con người nắm được khoa học kĩ thuật tiên tiến dựa vào đó để phát triển xã hội với một tốc độ mau chóng
Nội dung cơ bản của của công nghiệp hóa hiện đại hóa đó là: phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả; củng cố địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tiến tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Trang 51.2 Khái quát về cách mạng công nghiệp và cách mạng công nghiệp lần thứ
tư
Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội cũng như tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật-công nghệ đó vào đời sống xã hội
Đến nay đã có ba cuộc cách mạng công nghiệp và nhân loại đang bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1.0) khởi phát từ Anh, bắt đầu từ giữa thế kĩVIII đến giữa thế kỉ XIX với nội dung là chuyển từ lao động thủ công thành lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hóa sản xuất bằng việc sử dụng năng lượng hơi nước Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (2.0) diễn ra vào nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX với đặc trưng là sử dụng năng lượng điện và động cơ điện, để tạo ra các dây chuyển sản xuất có tính chuyên môn hóa cao, chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện-cơ khí Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (3.0) bắt đầu từ khoảng những năm đầu thập niên 60 thế kỷ
XX đến cuối thế kỷ XX với đặc trưng sử dụng công nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) được đề cập lần đầu tiên tại Hội chợ triển lãm công nghệ Hannover (Cộng hòa liên bang Đức) năm 2011 và được Chính phủ Đức đưa vào “ Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” năm 2012 cùng với đặc trưng là liên kết thế giới thực và ảo, để thực hiện công việc thông minh và hiêu quả
Theo Klaus Schwab – nhà sáng lập Diễn đàn Kinh tế thế giới cho biết :
“Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần thứ ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lí, kỹ thuật số và sinh học” Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lí Những yếu tố cốt lõi của
Trang 6kỹ thuật số trong cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là :trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối- Internet of Things(IoT) và dữ liệu lớn( Big Data) Ở lĩnh vực công nghệ sinh học, cách mạng công nghiệp 4.0 nghiên cứu để tạo ra bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu
1.3 Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thi công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao
Đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam:
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
Có hai lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Thứ nhất, cả lý luận và thực tiễn cho thấy công nghiệp hóa là quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất Theo đó, mỗi phương thức sản xuất xã hội đều tồn tại và phát triển dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật xác định Cơ sở vật chất kỹ thuật của một xã hội là toàn bộ các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất phù hợp với trình độ kỹ thuật tương ứng Cơ sở vật chất kĩ thuật là điều kiện trọng yếu nhất, quyết định nhất có liên quan đến sự phát triển về chất lực
Trang 7lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội Không những thế, nó còn là điều kiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các thành viên trong xã hội Nếu chủ nghĩa xã hội muốn tồn tại và phát triển phải có một nền kinh tế tăng trưởng
và phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội phải xây dựng trên thành tựu mới nhất, tiên tiến nhất của khoa học công nghệ và phải tạo ra một năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản Rõ ràng, điều kiện kiên quyết là chúng ta phải tiến hành công nghiệp hóa
Thứ hai, ở Việt Nam, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm của thời kì quá độ nhằm tạo ra sự chuyển biến về chất của lực lượng sản xuất Đây chính là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một bước tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở đó từng bước nâng dần trình độ văn minh của xã hội Công nghiệp hoá, hiện đại hoá để tạo điều kiện biến đổi về chất, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao dần tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế tham gia vào quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế Trong quá trình này, khối liên minh công nông tri thức được củng cố đồng thời nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cường tiềm lực cho an ninh quốc phòng
Như vậy, có thể nói công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn Vì vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa được Đảng và Nhà nước ta xác định
là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam
- Tạo lập những điều kiện để chuyển đổi từ nền sản xuất xã hội lạc hậu sang nền
sản xuất xã hội tiến bộ
Trang 8- Thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi từ nền sản xuất xã hội lạc haauj sang nền sản xuất xã hội hiện đại
1.4 Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong cuộc cách mạng lần thứ tư
Một là, chuẩn bị các điều kiện cần thiết, giải phóng mọi nguồn lực, là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước là chủ đạo
Hai là, các biện pháp thích ứng phải được thực hiện đồng bộ, phát huy sức sáng tạo của toàn dân
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ Ở VIỆT NAM
2.1.Vị trí của Việt Nam và mức dộ sẵn sàng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam
Tại “ Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0” được tổ chức vào năm 2018, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh rằng là cuối năm
2018, Việt Nam nhất định sẽ hoàn thành chiến lược quốc gia về vấn đề phát triển cách mạng công nghiệp 4.0 Trong đó, việc đầu tiên cần làm là xác định rõ
vị trí của Việt Nam trên lộ trình 4.0
Theo như báo cáo của Ngân hàng thế giới đã xếp hạng các quốc gia trên thế giới trong quá trình chuyển đổi số thì các nước trên thế giới được chia thành 3 nhóm và sắp xếp theo thứ tự tăng dần về mức độ chuyển đổi số, đó là: mới bắt đầu, quá độ, chuyển đổi Ngoài ra các nước còn được phân loại theo mức thu nhập bình quân đầu người: thu nhập thấp, thu nhập trung bình thấp, thu nhập trung bình cao, thu nhập cao Theo đó, Việt Nam được phân loại thuộc nhóm nước ở trong giai đoạn quá độ của quá trình chuyển đổi số Tuy Việt Nam có vị
Trang 9trí khá tích cực trong tương quan với các nước có cùng trình độ phát triển song đất nước vẫn còn ở trong nhóm quá độ trong quá trình số hóa Vì vậy, nước ta cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa để có thể nắm bắt cơ hội trong cuộc cách mạng số - nội dung cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Liên quan đến mức độ tiếp cận công nghệ của doanh nghiệp, nghiên cứu gần đây về mức độ sẵn sàng tiếp cận cuộc cách mạng công nghệ 4.0 của các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp do Bộ Công thương cho thấy chỉ có một tỷ lệ nhỏ các doanh nghiệp công nghiệp của Việt Nam đã bắt đầu ứng dụng các công nghệ điển hình của cách mạng công nghiệp 4.0 Cụ thể, theo thống kê có hơn 81% doanh nghiệp là chưa sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0
Vào năm 2019, lần đầu tiên Bộ Chính trị đưa ra nghị quyết 52 về cách mạng công nghiệp 4.0 Cùng thời điểm đó, “Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc
tế về công nghiệp 4.0” được tổ chức để triển khai nghị quyết đó Theo ông Nguyễn Văn Bình - ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban kinh tế Trung ương cho biết: “ Nghị quyết này của Đảng ra đời được đánh giá là hết sức đúng lúc, thể hiện rõ trí tuệ, tầm nhìn, bản lĩnh, khát vọng và quyết tâm của toàn Đảng, toàn
hệ thống chính trị và xã hội” Trong diễn đàn cũng đã nêu rõ Việt Nam hiện có chỉ số sáng tạo toàn cầu xếp thứ 42 thế giới, dù mức thu nhập trung bình xếp thứ
120, tỷ lệ thanh toán di động tăng thêm 155% về giá trị và an toàn an ninh mạng tăng tới 50 bậc (từ thứ hạng 100 lên thứ hạng 50) Theo thống kê vào năm 2020,
cơ sở hạ tầng viễn thông tại Việt Nam hiện được xây dựng khá đồng bộ Vùng phủ sóng di động đạt 99,7% dân số trên cả nước Trong đó, vùng phủ sóng 3G, 4G đạt trên 98% với mức cước chi phí thấp Mạng 5G đã được cấp phép thử nghiệm và sự kiến triển khai thương mại
WEF đánh giá sự sẵn sàng cho tương lai ngành sản xuất Việt Nam hiện mới chỉ ở mực sơ khởi Tuy nhiên tín hiệu tích cực là vị trí này đã tiến gần tới mức có tiềm năng cao Qua đây, ta thấy được Việt Nam dù còn vị trí khởi đầu nhưng đã sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Trang 102.2 Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới Việt Nam
2.2.1.Về nguồn nhân lực
Thế giới đang không ngừng biến chuyển về kinh tế, xã hội và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Để có thể bắt nhịp với những thay đổi này, doanh nghiệp cần không ngừng linh hoạt, chủ động thay đổi để thích ứng nhanh Trong đó nguồn nhân lực chính là chìa khóa then chốt Nhưng những yếu tố được coi là
ưu thế của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam như lực lượng lao động thủ công trẻ, chí phí rẻ, nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng thấp Thay vào đó việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề đang đã được đặt ra đối với Việt Nam
Việt Nam đang tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghệ 4.0, dưới sức mạnh của công nghệ, nguồn lao động giá rẻ sẽ dần mất đi vị thế, kể cả trong những ngành vốn là thế mạnh của Việt Nam như dệt may, da giày, dịch vụ, Mất đi lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào,trẻ và rẻ, trong khi yêu cầu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng sâu rộng cùng với những khủng hoảng việc làm do đại dịch COVID-19 đã gây ra dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc phát triển nguồn nhân lực 4.0 chất lượng cao sẽ là bài toán cần giải quyết ngay Nguồn lao động mất đi lợi thế, dẫn đến tình
Trang 11Nguồn: Tổng cục Thống kê Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong cuộc cách mạng 4.0 cũng đã khiến cho cơ cấu lao động của Việt Nam thay đổi Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm mạnh xuống Tỷ trọng lao động ngành công nghiệp- xây dựng
Điều này đặc biệt thuận lợi cho việc xây dựng một xã hội học tập với nhu cầu
học tập suốt đời của mọi người Bên cạnh đó, việc giáo dục đào tạo cũng phải
thay đổi để thích ứng với sự phát triển nhanh chóng này “Người thầy” từ vai trò truyền thụ kiến thức theo cách truyền thống sang vai trò xúc tác và điều phối, họ phải chuyển sang chức năng hướng dẫn người học nhằm hướng tới mục tiêu xây