1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa xe mitsubishi xpander 2018

82 32 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Xe Mitsubishi Xpander 2018
Tác giả Trần Văn Tuấn
Người hướng dẫn TS. Trần Văn Trung
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ Thuật Cơ Khí
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 3,34 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG (10)
    • 1.1 Giới thiệu chung về dòng xe Mitsubishi Xpander 2018 (10)
    • 1.2 Động cơ MIVEC 1.5L (11)
  • CHƯƠNG 2: BẢO DƯỠNG (13)
    • 2.1 Tổng quát (13)
    • 2.2 Bảo dưỡng định kì (13)
      • 2.2.1 Bảo dưỡng 5000km (15)
      • 2.2.2 Bảo dưỡng 10000km (15)
      • 2.2.3 Bảo dưỡng 20000km (17)
      • 2.2.4 Bảo dưỡng 40000km (19)
  • CHƯƠNG 3. KIỂM TRA VÀ CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG (21)
    • 3.1 Kiểm tra áp suất nén xi lanh (21)
      • 3.1.1 Quy trình tháo kiểm tra (21)
      • 3.1.2 Kiểm tra bugi (22)
    • 3.2 Kiểm tra máy phát điện (22)
    • 3.3 Kiểm tra chuẩn đoán động cơ (22)
    • 3.4 Kiểm tra tiêu thụ dầu động cơ quá mức (25)
    • 3.5 Kiểm tra tiếng động lạ trong động cơ (25)
    • 3.6 Kiểm tra hệ thống bôi trơn (28)
    • 3.7 Kiểm tra hệ thống làm mát (29)
  • CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG LỚN ĐỘNG CƠ (33)
    • 4.1 Quy trình tháo máy (33)
    • 4.2 Rửa vệ sinh chi tiết (45)
      • 4.3.1 Kiểm tra trục cam (47)
        • 4.3.1.1 Kiểm tra (47)
        • 4.3.1.2 Sửa chữa (50)
      • 4.3.2 Kiểm tra và sửa chữa pittong (51)
        • 4.3.2.1 Kiểm tra (51)
        • 4.3.2.2 Sửa chữa (53)
      • 4.3.3 Kiểm tra nắp quy lát và xupap (54)
        • 4.3.3.1 Kiểm tra (54)
        • 4.3.3.2 Sửa chữa (57)
      • 4.3.4 Kiểm tra trục khuỷu (60)
        • 4.3.4.1 Kiểm tra (60)
        • 4.3.4.2 Sửa chữa (63)
      • 4.3.5 Kiểm tra và sửa chữa xi lanh (64)
        • 4.3.5.1 Kiểm tra (64)
        • 4.3.5.2 Sửa chữa (65)
      • 4.3.6 Kiểm tra thanh truyền (66)
        • 4.3.6.1 Kiểm tra (66)
        • 4.3.6.2 Sửa chữa thanh truyền (67)
    • 4.4 Quy trình lắp ráp (67)
    • 4.5 Quy trình chạy rà thử nghiệm (80)
  • KẾT LUẬN (81)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (82)

Nội dung

Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.

GIỚI THIỆU CHUNG

Giới thiệu chung về dòng xe Mitsubishi Xpander 2018

Năm 2018, Mitsubishi Xpander lần đầu ra mắt thị trường Việt Nam gia nhập phân khúc xe đa dụng (MPV) 7 chỗ và dòng xe này đã trở thành dòng MPV cạnh tranh với các mẫu xe MPV khác trong cùng phân khúc như Toyota Avanza, Honda Mobilio, Toyota Innova…

Hệ thống treo cứng cáp và ổn định hơn với sự gia tăng kích thước của bộ giảm xóc, kích thước phuộc, van bên trong và lò xo phuộc trước, sau cũng được điều chỉnh nhằm tối đa hóa hiệu quả của hệ thống treo; kết hợp với khung xe RISE cấu tạo bởi thép siêu cường càng làm tăng thêm tính vững chắc của xe khi di chuyển; hộp số tinh chỉnh để phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng; tăng cường vật liệu cách âm; trang bị hiện đại hơn với phanh tay điện tử, giữ phanh tự động; tiện nghi hơn với bệ tì tay hàng ghế trước tích hợp ngăn chứa khăn giấy, cổng sạc USB cho 2 hàng ghế, ghế da với vật liệu giảm hấp thụ nhiệt

Hình 1 1 Giới thiệu Mitsubishi Xpander

Mitsubishi Xpander là chiếc xe MPV 7 chỗ giá rẻ nên những trang bị của xe ở mức đủ dùng Do đó, Xpander vẫn là mẫu xe thuần dành cho khách hàng dịch vụ cần một phương tiện kinh doanh với chi phí khấu hao hợp lý Dưới nắp ca-pô, Mitsubishi Xpander 2018 dùng động cơ 4 xy lanh, dung tích 1.5L DOHC MIVEC cho công suất tối đa 103 mã lực tại 6000 vòng/phút và momen xoắn cực đại 141Nm tại 4000 vòng/phút Truyền sức mạnh đến bánh xe là hộp số sàn 5 cấp và số tự động 4 cấp đi kèm hệ dẫn động cầu trước.

Động cơ MIVEC 1.5L

MIVEC là giải pháp mà Mitsubishi dùng để tối ưu hóa hoạt động động cơ, nhằm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu Công nghệ MIVEC sẽ điều chỉnh hành trình hoặc thời gian đóng mở xu-páp tùy thuộc vào chế độ hoạt động của động cơ MIVEC điều khiển bốn chế độ vận hành tối ưu của động cơ như đảm bảo mức tiêu thụ nhiên liệu thấp nhất, thời gian đóng xu-páp trùng nhau tăng lên để giảm tổn thất bơm Thời điểm xu-páp xả mở được làm chậm lại với mục đích tăng tỉ số nén, tăng tính kinh tế của nhiên liệu Còn khi cần công suất cực đại (tốc độ và tải trọng lớn), thời điểm đóng xu-páp nạp được làm chậm lại để lượng khí nạp là lớn nhất Động cơ MIVEC 1.5L, 4 xy-lanh, DOHC, cho công suất cực đại 104 mã lực ở 6.000 vòng/phút, mô-men xoắn tối 141 Nm tại 4.000 vòng/phút, kết hợp hộp số sàn 5 cấp hoặc số tự động 4 cấp và hệ dẫn động cầu trước

Bố trí xy lanh Thẳng hàng

Dung tích xy lanh 1499 cc

Hệ thống nhiên liệu Phun xăng điện tử EFI

Mô-men xoắn cực đại 141 N/m ở 4.000 vòng/phút

Công suất cực đại 104 HP

Góc mở sớm xuppap nạp 2 – 43 Độ

Góc đóng muộn xuppap nạp 50 – 9 Độ

Góc mở sớm xuppap xả 42 Độ

Góc đóng muộn xuppap xả 2 Độ

Thứ tự nổ 1 – 3 – 4 – 2 Đường kính xi lanh, mm 75 Đường kính piston, mm 84.8

Tiêu chuẩn khí thải EURO 4

Bảng 1.1 Thông số của xe

BẢO DƯỠNG

Tổng quát

Xe ô tô cũng như bất kỳ một loại phương tiện hay máy móc nào khác, qua một thời gian sử dụng và vận hành các chi tiết, bộ phận cấu thành đều bị mài mòn và giảm chất lượng khiến chiếc xe không còn hoạt động ổn định và mất đi sự an toàn vốn có Do đó, bảo dưỡng ô tô chính là biện pháp kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thay thế các chi tiết, bộ phận có dấu hiệu hư hỏng hoặc hoạt động kém ổn định đặc biệt là hệ thống bôi trơn, dầu nhớt bôi trơn, hệ thống phanh, lốp… Nhờ đó, chiếc xe của bạn sẽ luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất, đảm bảo an toàn khi vận hành.

Bảo dưỡng định kì

Lọc không khí Kiểm tra Thay thế Thay thế Thay thế Ắc quy Kiểm tra Kiểm tra

Thân và khung xe Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra

Dầu phanh Kiểm tra Thay thế Kiểm tra Thay thế Ống và dây phanh Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra

Bộ lọc không khí động cơ

Nước làm mát Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra

Phanh đĩa Kiểm tra Kiểm tra

Nắp ca bô Vệ sinh Vệ sinh Vệ sinh Kiểm tra

Truyền động trục, vòng bi và khớp

Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra Đai truyền động Kiểm tra Kiểm tra

Dầu động cơ Thay thế Thay thế Thay thế Thay thế Thay thế

Lọc nhiên liệu Thay thế Đèn pha Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra

Mui xe Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra

Bảng điều khiển đồng hồ đo và chỉ cảnh báo

Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra

Máy phát Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra

Chiếu sáng và còi Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra

Bộ lọc dầu động cơ Thay thế Thay thế Thay thế Thay thế

Bugi Kiểm tra Kiểm tra

Hệ thống phun xăng Kiểm tra Kiểm tra

Hệ thống lái Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra

Hệ thống treo Kiểm tra Kiểm tra

Hệ thống giảm sốc Kiểm tra Kiểm tra

Lốp xe Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra Nước lau kính Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra Lưỡi gạc nước Thay thế Thay thế Thay thế Thay thế

Hệ thống gạc nước và lau kính

Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra

Bảng 2.1 Bảo dưỡng định kỳ

- Ở giai đoạn này xe được thay dầu máy, vệ sinh lọc gió, vệ sinh khoang máy

- Việc bảo dưỡng trong 5000km đầu là không mang tính bắt buộc Tuy nhiên, các nhà sản xuất khuyết khích nên bảo thay để loại bỏ những vụn kim loại lẫn trong dầu ở gia đoạn đầu sử dụng xe

-Vệ sinh thổi bụi khoang máy

Bước 1: Chuẩn bị giẻ lau và một cờ lê tháo nút xả dầu, khay đựng nhớt cũ

Bước 2: Nới lỏng bu lông xả dầu và đặt khay ở dưới

Bước 3: Mở bu lông và có nịp giữ bu lông xả lại, sau đó lấy bu lông ra

Bước 4: Sau khi xả hết nhớt và cặn dầu ta vặn chặt bu lông xả và vệ sinh xung quanh bu lông xả

Bước 5: Châm nhớt mới Dùng phễu châm nhớt vào ở mức vừa đủ Ta sử dụng que thăm nhớt

Hình 2 1 Que kiểm tra mức dầu động cơ

- Vệ sinh lọc gió động cơ: Dùng dụng cụ thổi khí để thổi bụi bám miếng lọc

Hình 2 2 Tháo lọc gió động cơ

- Vệ sinh lọc gió điều hòa: Dùng dụng cụ thổi khí để thổi bụi bám miếng lọc

Hình 2 3 Tháo lọc gió điều hòa

- Thay lọc nhớt: Dùng dụng cụ chuyên dùng tháo lọc nhớt

Hình 2 4 Dụng cụ tháo lọc nhớt

- Đảo lốp: Trong lần bảo dưỡng này lưu ý thay lọc nhớt do lúc này lọc nhớt tích tụ cặn dầy và chất bẩn gây cản trở hoạt động của động cơ Bên cạnh đó đảo lốp xe việc này giúp cho xe khả năng vận hành cân bằng hơn, chống trượt, kéo dài tuổi thọ của lốp do 2 bánh xe trước thường nhanh mòn hơn 2 bánh sau

-Vệ sinh thổi bụi khoang máy

-Vệ sinh lọc gió động cơ

-Thay lọc gió điều hòa

-Bảo dưỡng phanh: Kiểm tra má phanh, kiểm tra pittong phanh,…

- Kiểm tra nước làm mát: Có 2 cách kiểm tra nhìn vào đồng hồ trên táp lô về lượng nước làm mát, kiểm tra bằng bình nước làm mát

Hình 2 6 Kiểm tra mức nước làm mát

-Vệ sinh họng bướm ga: vệ sinh bằng dung dịch

Hình 2 7 Xịt dung dịch vệ sinh bướm ga

- Vệ sinh thổi bụi khoang máy

- Vệ sinh lọc gió động cơ

- Thay lọc gió điều hòa

- Kiểm tra và thay dầu trợ lực lái

Hình 2 8 Kiểm tra và châm dầu trợ lực lái

- Thay dây cura động cơ

- Vệ sinh kim phun, buồng đốt bằng cách vệ sinh gián tiếp: Đổ dung dịch vệ sinh vào bình xăng pha 50-70 lít xăng

Hình 2 10 Dung dịch vệ sinh kim phun buồn đốt gián tiếp

KIỂM TRA VÀ CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG

Kiểm tra áp suất nén xi lanh

3.1.1 Quy trình tháo kiểm tra

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ Để đo áp suất nén cho động cơ ô tô, cần có bộ dụng cụ sửa xe (cờ lê, tua vít, lục lăng,…) và đồng hồ đo áp suất

Bước 2: Đảm bảo xe không nổ máy khi quay động cơ Hãy tắt máy, tháo cầu chì bơm phun nhiên liệu, giắc nối của hệ thống đánh lửa để đảm bảo máy không nổ và khí không lọt vào xi lanh khi quay động cơ

Bước 3: Tháo bugi Ở bước này, bạn cần tháo bugi, mở hết bướm ga và nối đồng hồ đo áp suất trực tiếp vào lỗ mở bugi để kiểm tra áp suất nén Bạn nhớ lưu ý thực hiện đo áp suất nén khi acquy được sạc đầy để tránh tình trạng thiếu điện trong quá trình kiểm tra, gây kết quả sai lệch

- Tháo các giắc cấm cuộn đánh lửa

Hình 3 1 Tháo giắc cắm cuộn đánh lửa

- Tháo đai ốc kết nối cuộn đánh lửa (Lưu ý đánh số từng cuộn đánh lửa)

- Dùng dụng cụ chuyên dùng để tháo bugi ra

Bước 4: Quay động cơ Quay động cơ 5 – 10 lần hoặc thực hiện cho đến khi kim đồng hồ ngừng chạy Sau đó, hãy đọc kết quả hiển thị trên đồng hồ Thực hiện đo áp suất lần lượt với các xilanh Các xi lanh chênh lệch nhau 1bar là bình thường Nếu thấy chênh lệch nhiều hơn 1bar cho vài giọt nhớt tiến hành đo lại thấy chênh lệch ít thì chứng tỏ xéc măng bị mòn Mà cho nhớt vào áp suất vẫn chênh lệch nhau nhiều có thể xupap lệnh hay chinh

Có màu nâu nhạt hoặc màu như đỏ gạch: Chứng tỏ hòa khí được trộn tỉ lệ thích hợp, bugi sử dụng đúng dải nhiệt độ và hệ thống đánh lửa đang hoạt động tốt

Bugi bị khô và có màu trắng: Điều này cho biết tỉ lệ hòa khí đang gặp vấn đề, chính xác hơn là dư gió và thiếu xăng hoặc có thể bugi đang sử dụng là loại quá nóng cho động cơ đó

Bugi bị bám nhiều muội than và có màu đen : Ngược lại với khi bugi bị khô và có màu trắng, khi bugi có màu đen và bị bám nhiều muội than, điều này cho chúng ta biết tỉ lệ hòa khí đang bị thiếu gió thừa xăng hoặc có thể bugi đang sử dụng là loại quá nguội cho loại động cơ đó.

Kiểm tra máy phát điện

Hiện tượng hư hỏng: Đèn ắc qui sáng, đèn xe yếu,…

Bước 1: Đo điện áp ắc qui khi xe tắt máy

Khi xe tắt máy, dùng Volt kế để đo điện áp ắc quy, nếu điện áp đo được bằng hoặc lớn hơn 12V nghĩa là ắc quy đang bình thường Nếu điện áp nhỏ hơn 12V là ác quy đã yếu, hỏng và cần thay mới Sau khi đo xong rút hết các dây đo

Bước 2: Đo điện áp ắc quy khi máy đã nổ máy

Nổ máy xe, nối lại các dây đo với bình ắc quy Nếu điện áp đo được cao hơn điện áp lúc xe tắt máy, tầm 13.4 – 14.2V thì máy phát điện vẫn còn hoạt động tốt Nếu điện áp đo được nhỏ hơn cả điện áp lúc xe tắt máy thì đây là biểu hiện máy phát điện ô tô yếu hay đã bị trục trặc, cần kiểm tra, sửa chữa hoặc thay mới.

Kiểm tra chuẩn đoán động cơ

Triệu chứng Nghi ngờ Biện pháp khắc phục Động cơ không hoạt động với tiếng ồn bên trong

Bánh đà động cơ bị lỏng hoặc lắp không đúng cách

Sửa chữa hoặc thay thế

Trang 14 động cơ thấp hơn bình thường

Vòng piston bị mòn (Mức tiêu thụ dầu có thể hoặc không thể khiến động cơ đánh lửa sai)

Kiểm tra áp suất nén xi lanh

Vòng bi đầy trục khuỷu bị mòn

Thay thế trục khuỷu và vòng bi Động cơ không hoạt động với tiếng ồn bên trong van bất thường

Van bị kẹt (Do mụi than bám trên thân van)

Sửa chữa thay thế theo yêu cầu

Dây đai bị mòn quá mức hoặc không căn chỉnh trong thời gian dài

Thay dây đai đĩa xích theo yêu cầu

Mòn các thùy trục cam Thay trục cam hoặc bộ nâng cam Động cơ không hoạt động với mức tiêu thụ nước làm mát

- Vòng đệm đầu xi lanh bị lỗi hoặc nứt và hư hỏng đội với hệ thống làm mát đầu xi lanh và khối động cơ

- Lượng nước làm mát tiêu thụ có thể hoặc không khiến động cơ quá nóng

- Kiểm tra đầu xi lanh và lốc máy xem đường dẫn chất làm mát có bị hỏng đường dẫn chất là mát hoặc miếng đệm dầu đầu xi lanh bị lỗi không

Sửa chữa hoặc thay thế theo yêu cầu Động cơ không hoạt động với mức tiêu thụ dầu quá mức

Van, thanh dẫn van hoặc phớt dầu, gốc van bị mòn

Sửa chữa hoặc thay thế

Xéc măng dầu bị mòn Kiểm tra xi lanh xem có mất nén

Tiếng ồn của động cơ khi khởi động, nhưng chỉ kéo dài trong vài giây Độ nhớt của dầu không chính xác

Xả dầu Đổ dầu có động nhớt chính xác Ổ trục khuỷu bị mòn Kiểm tra ổ trục đẩy và trục khuỷu Sửa chữa thay thế

Tiếng ồn động cơ trên, bất kể tốc độ động cơ

- Bộ nâng van bị mòn, bẩn

- Dây xích bị giãn hoặc đứt, răng xích bị hỏng

- Bộ căng đai bị mòn

- Van bị kẹt (Các bon trên thân van hoặc để van có thể khiến van luôn mở)

- Sửa chữa và thay thế

- Thay thế các bộ nâng van

- Thay thế bộ căng đai

- Thay thế các thùy cam Thay thế trục cam và van

- Kiểm tra các van và thanh dẫn đó sửa chửa thay thế

Giảm tiếng ồn động cơ, bất kể tốc độ động cơ Áp suất dầu thấp Sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận hư hỏng

Bánh đà bị lỏng hoặc hư hỏng

Sửa chữa thay thế bánh đà

Bể dầu bị hỏng tiếp xúc với lưới lọc bơm dầu

Kiểm tra lưới lọc bơm dầu Sửa chữa thay thế

Khe hở giữ piston và xi lanh quá mức

Kiểm tra piston và lỗ khoan xi lanh Sửa chữa

Khe hở từ chốt piston quá mức

Kiểm tra piston, chốt piston và thanh truyền

Khe hở ổ trục thanh nối quá mức

Kiểm tra các bộ phận: Ổ đỡ thanh truyền Các thanh kết nối Trục khuỷu

Khe hở ổ trục khuỷu quá mức

Kiểm tra các thanh phần sửa chữa thay thế: Ổ trục khuỷu

Bảng 3.1 Chuẩn đoán hư hỏng

Kiểm tra tiêu thụ dầu động cơ quá mức

- Kiểm tra rỉ dầu: xung quanh động cơ không có các vết dầu khi hoạt động bằng + Kiểm tra thùng chứa có bị rỉ dầu không

+ Kiểm tra các mối ghép giữa các bộ phận động cơ có bị thổi rỉ dầu hay không

- Bằng đo nhiệt độ động cơ khi chạy rô đai: nhiệt độ quá cao cũng tiêu hao dầu

- Sửa chữa khi động cơ tiêu thụ dầu quá mức do áp suất nén xi lanh kiểm tra thấp: Bước 1: Thực hiện kiểm tra áp suất nén xy lanh Kiểm tra áp suất nén xy lanh nên được thực hiện khi tất cả bugi sấy được tháo

Bước 2: Áp suất nén trong tất cả các xy lanh phải nhất quán Nếu áp suất nén được kiểm tra nằm trong phạm vi thông số kỹ thuật trong phần này, mức tiêu thụ dầu quá mức có thể là do mòn ống dẫn hướng xu páp, xu páp hoặc phớt xu páp; có thể do hở bạc xéc măng dầu

Bước 3: Kiểm tra phát hiện rò rỉ xy lanh có thể được thực hiện bằng cách sử dụng máy phát hiện rò rỉ xy lanh Việc này sẽ giúp xác định xu páp, xéc măng hoặc thân xu páp/ống dẫn hướng xu páp bị mòn, phớt thân xu páp không hoặc động hoặc những khu vực khác là nguồn tiêu thụ dầu

Bước 4: Sau khi phát hiện tiến hành sửa chữa khắc phục hư hỏng

Kiểm tra tiếng động lạ trong động cơ

Tiếng ồn trong động cơ bao gồm hai loại chính: tiếng ồn cơ khí và tiếng ồn quá trình cháy

Do mài mòn, khe hở các chi tiết tăng lên gây ra va đập, đó chính là nguyên nhân gây ồn Mỗi vùng chi tiết có tiếng ồn đặc trưng khác nhau và xuất hiện ở các chế độ khác nhau

Cho động cơ chạy không tải, phát hiện tiếng gõ bất thường theo các vùng Cho động cơ làm việc ở chế độ toàn tải và 2/3 mức độ tối đa của số vòng quay, phát hiện tiếng gõ bất thường cho các vùng

Các vùng nghe tiếng gõ:

+ Vùng 1: Tiếng gõ của xupáp, con đội, trục cam, âm thanh phát ra nhỏ, đặc biệt rõ khi động cơ ở chế độ không tải

• Khe hở lớn giữa đuôi xupáp và cam hay con đội

• Ổ đỡ và trục cam có khe hở lớn

Hình 3 2 Các vùng nghe tiếng gõ động cơ

+ Vùng 2: Tiếng gõ của xéc măng, piston với xi lanh, chốt đầu nhỏ, đầu nhỏ và bạc đầu nhỏ thanh truyền, đặc biệt rõ khi động cơ làm việc ở chế độ thay đổi tải trọng

Vị trí tiếng gõ tương ứng với vị trí bố trí trong xi lanh

• Khe hở lớn giữa piston và séc măng, hay có thể đã bị gãy séc măng

• Khe hở giữa piston và xi lanh lớn, có thể do mòn phần đáy dẫn hướng piston Mòn nhiều xi lanh

• Khe hở giữa chốt đầu nhỏ, đầu nhỏ và bạc đầu nhỏ thanh truyền…

+ Vùng 3: Tiếng gõ của trục khuỷu với bạc đầu to, âm thanh phát ra trầm, đặc biệt rõ khi động cơ làm việc với chế độ thay đổi tải trọng

• Hư hỏng bạc đầu to với trục khuỷu: mòn bạc, cháy bạc do thiếu dầu bôi trơn

• Bị xoay định vị bạc biên, mòn, méo cổ trục…

+ Vùng 4: bao gồm tiếng gõ của trục khuỷu với bạc cổ trục chính, âm thanh phát ra trầm nặng, nghe rõ ở mọi chỗ dọc theo chiều dài trục khủyu, đặc biệt rõ khi động cơ làm việc ở chế độ thay đổi tải trọng, và cả khi số vòng quay lớn

• Hư hỏng trong phần bạc cổ trục khuỷu với trục khuỷu: mòn bạc, cháy bạc do thiếu dầu bôi trơn

• Bị xoay định vị bạc biên, mòn, méo cổ trục

• Mòn căn dọc trục khuỷu

• Lỏng ốc bắt bánh đà…

+ Vùng 5: Tiếng gõ của các cặp bánh răng dẫn động trục cam, âm thanh phát ra đều, nghe rõ ở mọi chế độ tải trọng động cơ

• Mòn các cặp bánh răng cam

• Ổ đỡ trục bánh răng hỏng

Các loại động cơ khác nhau sẽ có các vùng nghe tiếng gõ khác nhau, vì vậy muốn chẩn đoán đúng phải nắm vững kết cấu các loại động cơ ngày nay bố trí trên ô tô, tìm hiểu các quy luật của sự cố và rèn luyện khả năng phân biệt tiếng gõ tốt (kinh nghiệm) Xác định tiếng ồn bằng que thăm hoặc ống nghe

- Tiếng ồn quá trình cháy:

Nguyên nhân do dao động âm thanh của dòng khí tốc độ cao khi thoát ra ngoài khí quyển Đối với động cơ xăng khi góc đánh lửa sớm không đúng gây ra tiếng ồn khác nhau Đánh lửa muộn máy nóng, tiếng nổ êm đồng thời có thể có tiếng nổ trong ống xả Đánh lửa sớm quá nghe tiếng nổ ròn đanh, nếu kích nổ nghe có tiếng rít rất chói tai như tiếng kim loại miết trên nền cứng.

Kiểm tra hệ thống bôi trơn

❖ Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn:

- Kiểm tra sự rò rỉ dầu bên ngoài các đường ống, bầu lọc và sửa chữa

- Kiểm tra mức dầu đúng tiêu chuẩn cho phép

– Vận hành động cơ đến nhiệt độ tiêu chuẩn (800 – 900C)

+ Nếu áp suất đo ở hai chế độ làm việc quá nhỏ (nhỏ hơn 0,2 Mpa) hoặc đèn báo không tắt, có thể: bầu lọc tắc, bơm dầu mòn, thiếu dầu, van điều áp kẹt, hoặc lò xo yếu gảy, hoặc bạc lót và cổ trục mòn nhiều, hoặc lỏng hở nút chặn đường dầu chính

+ Nếu áp suất đo quá lớn (lớn hơn 0,5 Mpa), có thể: bầu lọc tắc, bơm dầu mòn, van điều áp kẹt, hoặc lò xo kẹt sức căng lớn, hoặc tắc các đường dầu của các nhánh

❖ Kiểm tra chất lượng dầu bôi trơn:

– Kiểm tra màu sắc của dầu sau khi sử dụng: Xả dầu ra khay, dùng que sạch khuấy đều và quan sát màu dầu

– Kiểm tra mạt kim loại trên mặt kính: Dùng hai tấm kính trắng, cho giọt dầu vào giữa hai tấm kính và ép nhẹ, lắc tràn đều cho dầu chảy ra ngoài bìa tấm kính Lắc nghiêng tấm kính, soi theo các góc nghiêng khác nhau để thay đổi hướng chiếu của ánh sáng và xác định lượng mạt kim loại để so với tiêu chuẩn

❖ Kiểm tra nhiệt độ dầu bôi trơn:

– Kiểm tra sự rò rỉ dầu bên ngoài các đường ống, bầu lọc và két làm mát và sửa chữa

– Kiểm tra mức dầu đúng tiêu chuẩn cho phép

– Vận hành động cơ đến nhiệt độ tiêu chuẩn của động cơ (80 0 – 90 0 C)

– Quan sát và ghi nhận nhiệt độ dầu trên đồng hồ trong táp lô, hay lắp đồng hồ đo nhiệt độ trên đường dầu chính

+ Nếu nhiệt độ dầu quá thấp (nhỏ hơn 80 0 C), chứng tỏ: van điều áp kẹt hỏng

+ Nếu nhiệt độ đo quá lớn (lớn hơn 85 0 C), chứng tỏ: két làm mát dầu tắc, bẩn, thiếu dầu, van điều áp kẹt, hoặc dây đai quạt gió lỏng chùng

– Quan sát và ghi nhận áp suất dầu trên đồng hồ trong táp lô, hoặc thông qua đèn báo, hay lắp đồng hồ đo áp suất (có số đo khoảng 1,5 Mpa) trên đường dầu chính ở tốc độ không tải, tải lớn nhất

❖ Kiểm tra độ kín khít của hệ thống:

– Kiểm tra sự rò rỉ dầu bên ngoài các đường ống, bơm nước và két làm mát

– Dùng máy nén khí và đưa khí nén có áp suất từ 0,1 – 0,2 Mpa vào két nước, theo độ giảm áp suất qua đồng hồ áp suất và thời gian qua đồng hồ bấm dây, để xác định sự rò rỉ của hệ thống làm mát

Nếu trong 6 -10 giây, áp suất giảm từ 0.01 – 0,015 Mpa, chứng tỏ hệ thống có sự rò rỉ do nứt, hở các chi tiết Để xác định chính xác chi tiết hư hỏng cần phải dùng phương pháp loại trừ dần từng hư hỏng bộ phận hoặc chi tiết trong hệ thống.

Kiểm tra hệ thống làm mát

- Dấu hiệu hư hỏng dễ nhận thấy nhất khi hệ thống làm mát gặp vấn đề đó chính là quan sát đồng hồ nhiệt độ trên bảng điều khiển

Hình 3 3 Đồng hồ bảng điện tử

• Nếu đồng hồ đo nhiệt độ ở mức cao trong giới hạn cho phép thì có nghĩa hệ thống làm mát đang gặp vấn đề, ngay cả khi động cơ không bị quá nhiệt đi nữa

• Khi kim đồng hồ đang ở vị trí màu đỏ, thì có nghĩa rằng động cơ đang bị quá nhiệt Hãy tắt máy để kiểm tra ngay khi có thể

• Khi hệ thống làm mát trục trặc, nó có thể gây ảnh hưởng đến động cơ, khiến động cơ không đạt được nhiệt độ thích hợp Lúc này, kim đồng hồ sẽ nằm tại vị trí màu xanh

- Kiểm tra lượng nước làm mát: Nếu bạn cảm thấy chiếc xe đang bị rò rỉ dung dịch nước làm mát, hãy thử kiểm tra lượng nước còn lại trong bình chứa dung dịch nước làm mát

• Để kiểm tra hệ thống làm mát ở két nước, hãy chờ cho động cơ nguội hẳn và mở nắp capo sau ra để kiểm tra mức nước làm mát trong bình Trên bình sẽ có các vạch kẻ để nhận biết mức nước tối đa và tối thiểu

• Hãy ghi nhớ mức nước dung dịch còn lại trên bình và vài ngày sau hãy kiểm tra lại Nếu nhận thấy mức nước làm mát tụt quá nhanh thì có nghĩa là dung dịch nước làm mát đang bị rò rỉ

Hình 3 4 Kiểm tra lượng nước làm mát

- Kiểm tra nắp bộ tản nhiệt

Nắp bộ tản nhiệt cũng là một trong những bộ phận thường gặp hư hỏng do ảnh hưởng bởi nhiệt độ của nước làm mát Khi hoạt động, nắp bộ tản nhiệt có nhiệm vụ giải phóng áp suất dư thừa bên trong hệ thống Tuy nhiên, theo thời gian, nắp bộ tản nhiệt dần dần bị xuống cấp

• Bước 1: để động cơ nguội

• Bước 2 Tháo nắp áp suất làm mát Rút và tháo nắp áp suất và để nó qua bên

• Bước 3 Kiểm tra nắp Sử dụng dụng cụ kiểm tra áp suất hệ thống làm mát, và nắp áp suất của nó Nếu không giữ được áp suất chứng tỏ nắp áp suất làm mát bị hư cần thay thế

- Kiểm tra hệ thống làm mát phần bơm nước:

Hãy kiểm tra xem bơm nước của bạn đang gặp phải vấn đề nào không, chẳng hạn như tắc dây đai, rò rỉ…

• Nếu nhận thấy dây đai bơm nước bị hỏng, hãy thay mới nó ngay

• Tham khảo sách hướng dẫn sử dụng xe để có thể xác định được vị trí của bơm nước

Hình 3 5 Kiểm tra bơm nước

- Kiểm tra các ống nước:

Hệ thống làm mát tại các ống nước đi từ bộ tản nhiệt tới động cơ Nếu có bất kỳ ống nước nào có dấu hiệu hư hỏng hay kẹt, thì chúng sẽ khiến hệ thống làm mát làm việc không chính xác Các vết nứt trên ống nước sẽ làm dung dịch làm mát bị rò rỉ và khiến hệ thống làm việc không hiệu quả

• Hãy chú ý tới các dây đai xem chúng có cọ sát vào các đường ống nước hay không Nếu có, bạn cần thay mới cả hai

• Các vết nứt thường xảy ra tại các vị trí ở 2 đầu nối với nắp máy hoặc két nước Keo dán ống bị thoái hóa cũng có thê khiến nước làm mát bị rò rỉ

- Kiểm tra ron nắp máy:

Khi xe đang hoạt động, nếu bạn nhận thấy động cơ thoát ra khói trắng thì rất có thể là ron nắp máy đang gặp vấn đề Ngoài ra, nước làm mát rò rỉ ở nắp máy, bên cạnh đường ống xả cũng là dấu hiệu cho thấy ron nắp máy đang hư hỏng Để kiểm tra hệ thống làm mát/ động cơ và sửa chữa được vấn đề này, đòi hỏi các thợ sửa chữa phải có tay nghề, vì vậy mà các bạn học sửa ô tô cũng nên lưu ý nghiên cứu thêm những tài liệu liên quan đến vấn đề này, để có thể xử lý chính xác nhất

- Kiểm tra van hằng nhiệt: Van hằng nhiệt sẽ mở hoặc đóng dựa trên nhiệt độ của động cơ

• Nếu van bị kẹt tại trí đóng, nước làm mát sẽ không thể đi qua bộ tản nhiệt khiến động cơ quá nóng

• Nếu van bị kẹt tại vị trí mở, nước làm mát sẽ bị chảy liên tục qua bộ tản nhiệt và động cơ dẫn tới tình trạng làm mát quá mức.

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG LỚN ĐỘNG CƠ

Quy trình tháo máy

Chuẩn bị dụng cụ và các thiết bị chuyên dụng dùng để tháo động cơ

- Điếu mở puly trục khuỷu

- Cần cảo móng hãm xupap

1 Đưa động cơ lên bệ tháo

Hình 4 4 Tháo bu long bánh đà kết nối với trục chính

Dùng dụng cụ chuyên dụng giữ cố định vị trí và tháo bu lông bắt ly hợp và bánh đà, sau đó dùng dụng cụ cho vô tâm ly hợp lấy bộ ly hợp ra Tháo bu lông bắt bánh đà với trục chính

2 Tháo các đường ống nạp và xả

1)Nới lỏng bulong và đai ốc bắt đường ống nạp và xả, theo thứ tự bên ngoài vào trong

3.Tháo tất cả các giắc nối điện của động cơ và các cảm biến

1)Nới lỏng bu long máy phát, nới cho đến khi bộ tăng đưa được máy phát

Hình 4 5 Nới lỏng bu lông máy phát

2)Tháo đai dẫn động: lúc này cần chú ý và dấu thuận tiện cho quá trình lắp

- Tháo máy nén A/C: Tháo 3 bu lông giữ máy nén và tháo đường ống két nối

5 Tháo nắp dàn cò: Nới lỏng các bu lông từ trong ra ngoài thứ tự, nới đều tay

Hình 4 7 Thứ tự tháo bu lông nắp dàn cò

6.Tháo nắp đậy phía sau trục cam

Hình 4 8 Tháo puly máy bơm nước

Xoay puly trục khuỷu và căn chỉnh rãnh của nó với dấu định thời "T" của nắp xích định thời (Vị trí TDC nén xi lanh số 1)

Dùng dụng cụ để tháo bu lông puly trục khuỷu

Hình 4 9 Tháo puly trục khuỷu

Hình 4 10 Tháo nắp đậy xích trục cam

10 Tháo xích cam và các thiết bị tăng cam

Trước khi tháo xích cần xác định các dấu cam ở trên xích và bánh răng cam Đây là dấu cân cam (máy 1 nổ), tiện cho quá trình lắp

1)Tháo bộ tăng xích tự động

11 Tháo bu lông giữ trục cam và tháo trục cam

Nới lỏng bu lông theo thứ tự từ ngoài vô trong, tránh cong trục cam và hư ren bu lông Bảo quản trục cam sau khi tháo tránh xướt

Hình 4 12 Tháo bu lông nắp trục cam

- Sau đó lấy trục cam và tháo các bánh răng trục cam

- Dùng vít nhọn để lấy cò mổ

Hình 4 13 Tháo bộ phận nắp quy lát

1.Nắp trục cam 5 Khóa giữ van lò xo 2.Trục cam 10 Bộ điều chỉnh cò mổ 3.Nhông trục cam 11 Đầu xi lanh

4.Cò mổ 12 Vòng đệm đầu xi lanh -Trục cam nạp: Dùng khối V kẹp thân trục cam giữ cố định lên bề mặt nhám không để lên các khớp gối trục cam và dùng cờ lê tháo bu lông

Hình 4 14 Tháo trục cam nạp

-Trục cam xả: Dùng khối V kẹp thân trục cam giữ cố định lên bề mặt nhám không để lên các khớp gối trục cam và dùng cờ lê tháo bu lông, vặn từ từ bánh răng trục cam tránh làm hư cảm biến

Hình 4 15 Tháo trục cam xả VVT-i

1-Chốt hãm 2- Bánh răng cam 3- Trục cam

4- Bulong bắt 5- Tấm nhôm 6- Êto

- Dùng cảo tháo các xú pap, lò xo, móng hãm, phớt dầu xupap ra ngoài Cần đánh đúng thứ tự từng cam nạp và xả Thuận tiện cho quá trình kiểm tra

Hình 4 16 Tháo móng hãm xupap

12 Tháo cácte và tháo bộ lược nhớt(lọc khô), tháo bơm nhớt

Khi tháo bộ lọc nhớt, bơm nhớt cần để nơi sạch sẽ bộ phận dễ hư hỏng làm trầy xước các bánh răng bơm nhớt và bụi bẩn hư bộ lọc.

14.Tháo cụm thanh truyền pittong

Nới lỏng bu lông và tháo theo thứ tự Sau đó, đẩy cụm thanh truyền pittong qua đỉnh xi lanh

Lấy từng thanh truyền pittong ra đánh số theo thứ tự, pittong thanh truyền tính từ tự từ puly trục khuỷu ra Trong lúc tháo cần chú ý bạc lót trục khuỷu có làm dấu trong quá trình lắp lại

Hình 4 18 Tháo bu lông đầu to thanh truyền

15.Tháo bu lông nắp cổ đỡ trục khuỷu

Nới lỏng các bu lông Khi tháo bạc lót trục khuỷu cẩn thận và theo đúng thứ tự Thuận tiện cho quá trình kiểm tra bạc lót và khe hở bạc lót

Hình 4 19 Tháo ổ đỡ cổ trục khuỷu

Hình 4 20 Tháo các bộ phận còn lại trên thân máy

16.Tháo chốt pittong dùng dụng cụ ép chốt pittong

17 Tháo xéc măng, chốt pittong

Sử dụng 1 chiếc kìm mũi nhọn để kéo nhẹ nhàng những vòng bạc ra các rãnh của khỏi piston

Tháo xéc măng bằng dụng cụ chuyên dùng Gồm 2 rảnh trên cùng xéc mang khí và rảnh cuối là xéc măng dầu (Vòng gạt trên, vòng gạt dưới và vòng căng xéc măng dầu) Tháo và để đúng thứ tự

Rửa vệ sinh chi tiết

- Nắp qui lát: vệ sinh làm sạch các chi tiết là công việc quan trọng trước khi tiến hành đo và kiểm tra Giúp đo chính xác và đánh giá đúng tình trạng

+ Vệ sinh các bụi than bám trên các lỗ nạp và xả bằng dung dịch, đánh cước các bề mặt của gioăng nắp máy

+ Vệ sinh các mặt bóng chỗ vô xucpap bằng bàn chải nhựa và dung dịch dầu hỏa tránh làm trầy xước bề mặt

Hình 4 23 Vệ sinh bề mặt trên lỗ nạp và thải

- Dùng đá mài vệ sinh bụi than bám trên đế xucpap và thân xucpap

- Vệ sinh thanh truyền và pittong: dùng dụng cụ chuyên dùng cạo các bụi than bám trên các rãnh của xucpap và thanh truyền

- Vệ sinh các bề mặt kết nối giữa thân máy và các te

- Dùng dầu hỏa vệ sinh các dầu nhớt bám trên: nắp qui lát và thành xilanh, các te…

4.3 Kiểm tra và sửa chữa phục hồi, thay thế chi tiết

- Kiểm tra các vết nứt, xước các bộ phận của trục cam, bánh răng cam hoặc xích hay dây đai dẫn động: có thể dùng kính phóng đại hoặc mắt thường để kiểm tra phát hiện hư hỏng

- Kiểm tra trục cam bị cong: Bằng cách đặt trục cam giữa hai mũi chống tâm của máy tiện hoặc khối V (hình vẽ)

Hình 4 24 Kiểm tra độ cong của trục cam Đặt mũi dò của đồng hồ so trên mỗi cổ trục, quay trục cam và quan sát đồng hồ Độ đảo hoặc độ lệch tâm chỉ ra trên đồng hồ là giá trị cong hoặc không thẳng của trục cam

- Kiểm tra độ nâng của mấu cam: kiểm tra với trục cam ở trong Kiểm tra độ nâng của cam bằng một pan me đo ngoài với trục cam nằm ngoài trục

Hình 4 25 Kiểm tra độ nâng của mấu cam

+ Chiều cao vấu cam tiêu chuẩn: Nạp từ 35,21- 35,31 mm; Xả từ 34,91- 35,013 mm

+ Chiều cao vấu cam nhỏ nhất: Nạp 34,81 mm; Xả 34,51 mm

+Nếu chiều cao vấu cam nhỏ hơn 34,51 mm thì thay thế trục cam

- Kiểm tra khe hở lắp:

Dùng miếng plastic hoặc dây chì để kiểm tra: kiểm tra bằng cách sử dụng plastic ở một trục cam đặt trên nắp máy Làm sạch bề mặt lót, đặt một miếng plastic ngang qua mỗi cổ trục, lắp nắp đậy trục cam và xiết chặt đến mô men quy định Sau đó tháo các nắp ra sử dụng dụng cụ đo và đo độ dày của mảnh plastic đã bị dát mỏng, giá trị đo chính là khe hở lắp ghép giữa giữa cổ trục và bạc lót

Hình 4 26 Kiểm tra khe hở giữa trục và bạc lót

- Kiểm tra khe hở dầu của trục cam:

+ Dùng panme đo trong xác định đường kính cổ trục cam

+ Dùng panme đo ngoài đo đường kính cổ trục cam

+ Hiệu số hai kích thước trên ta được trị số khe hở dầu

+ Trị số khe hở dầu được xác định bằng biểu thức D = 0,007d căn bậc hai của đường kính với d là đường kính của cổ trục tính bằng mm

+ Khe hở cho phép không vượt quá 0,1 mm nếu khe hở lớn chúng ta phải mài các cổ trục cam và thay các bạc lót mới

+ Khe hở tiêu chuẩn: 0,08 -> 0,19mm

+ Khe hở lớn nhất 0,3 mm

+ Nếu khe hở lớn hơn giá trị lớn nhất thay trục cam Nếu cần thiết thay nắp ổ trục và nắp quy lát theo bệ

Chú ý: chúng ta có thể dùng lá cở để đo khe hở giữa tấm chặn và cổ trục Nếu trục cam có khe hở quá lớn trong quá trình làm việc bánh răng sẽ bị ăn khớp lệch bị kẹt và tăng ma sát, và góc mở sớm, đóng trễ của xupáp sẽ sai đi

+ Khe hở dọc trục được điều chỉnh bằng cách thay đổi tấm chặn có bề dày lớn hơn

- Kiểm tra khe hở ăn khớp của bánh răng cam

+ Nếu khe hở lớn trong quá trình làm việc nó sẽ kêu

+ Khe hở này được kiểm tra bằng cách dùng lá cở đưa vào khe hở của hai bánh răng cam, bánh răng cam và bánh răng cốt máy vì số khe hở vào khoảng 0,05 mm

- Kiểm tra độ đảo của bánh răng cam

+ Nếu bánh răng cam bị đảo làm cho sự ăn khớp giữa bánh răng cam và cốt máy không đều dẫn đến hư răng

+ Đặt cốt cam vào thân máy hoặc khối V

+ Dùng đồng hồ so kế, để kim đồng vừa tiếp xúc với bánh răng cam quay trục cam kim đồng hồ sẽ di chuyển đọc được trị số đó là độ đảo bánh răng cam

+ Độ đảo cho phép không quá 0,07mm

- Kiểm tra sên cam và bánh răng cam

+ Sau một khoảng thời gian làm việc sên cam và bánh răng bị mòn nó sẽ gây tiếng kêu đồng thời làm cho góc độ phân phối khí sai

+ Sên cam được kiểm tra bằng cách dùng thước kặp để đo một số mắt sên nào đó Nếu kích thước đo vượt quá kích thước của nhà chế tạo thì thay sên mới

+ Bánh răng cam cũng được kiểm tra như thế bằng cách dùng thước cặp để đo khoảng cách một số răng nếu bé hơn cho phép thì thay mới…

- Dùng hai đầu nhọn của máy tiện hoặc khối v, bàn máp và đồng hồ so để kiểm tra độ cong của trục cam, nếu quá 0,025mm thì phải nắn lại hoặc mài lại

- Cổ trục cam nếu mòn quá 0,05 – 0,1mm thì phải mài, nếu quá cốt thì phải mạ crôm xong mới tiến hành mài

- Đối với xe gát nếu vấu cam mòn quá 0,50mm thì phải mài lại (chiều cao nhất của vấu cam hút và xả là 39mm), mỗi lần mài 0,20mm

- Kích thước sữa chữa bạc và cổ trục cam nhà sản xuất

- Chiều rộng của rãnh then hoa mòn quá 0,055mm thì phải sữa chữa

- Độ côn và ôvan của cổ trục cam cho phép không quá 0,02mm

- Sau khi sửa chữa độ bóng của cổ và vấu cam phải đạt 8 - 9 Chỗ tróc riêng lẻ trên mép cổ và vấu cam dài 3mm thì được phép tẩy gờ sắc và bavia rồi dùng tiếp

- Độ côn và ôvan cho phép 0,05mm Độ đồng trục với bánh răng trục khuỷu và cam không quá 0,03mm độ cong má cổ giữa so với hai cổ đầu được kiểm tra bằng khối v, bàn máp và đồng hồ so, cho phép tối đa là 0,010mm Độ dơ dọc trục cam 0,06 – 0,10mm Độ thẳng góc của đường tâm trục cam với đường tâm lổ lắp con đội sai lệch cho phép không quá 0,05/100mm (khi cần thiết mới kiểm tra) Bạc cam ép vào thân máy phải có độ đôi 0,10 – 0,19mm Sau khi lắp bạc vào thân máy rồi thì lỗ dẫn dầu ở thân máy và lỗ dầu ở bạc phải đồng tâm

- Khe hở giữa bánh răng trục cam và bánh răng trục khuỷu trong phạm vi 0,02 – 0,04mm, đối với bánh răng cũ là 0,07 –0,075mm (kiểm tra bằng căn lá hoặc díp chì)

- Khe hở giữa bánh răng ổ giữa trục cam và bánh răng truyền động bơm dầu trong phạm vi 0,1 – 0,3mm khe hở giữa cổ trục cam với bạc cam cho phép 0,02mm – 0,04mm, tối đa 0,10mm Đối với máy có mũ ốc điều chỉnh trục cam thì khe hở quy định điều chỉnh là: sau khi vặn chặt rồi, nới mũ ốc ra 1/12 – 1/8 vòng là được, rồi hãm chặt mũ ốc lại

4.3.2 Kiểm tra và sửa chữa pittong

- Làm sạch pittong: Sử dụng dụng cụ cạo loại bỏ cacbon bám đỉnh pittong, rảnh pittong; sử dụng dung dịch và bàn chải mềm làm sạch hoàn toàn pittong

- Đo kích thước pittong: Phép đo tiêu chuẩn của đường kính ngoài của pittong được lấy 10mm từ đáy của pittong Đường kính tiêu chuẩn: 74,93-74.96mm

Hình 4 27 Đo kích thước pittong

+ Khe hở giữa đường kính trong lỗ xi lanh và đường kính ngoài pittong Khe hở cho phép 0,3mm-0,45mm

- Kiểm tra khe hở các rảnh pittong: Để đo khe hở ở đầu xéc măng, lắp xéc măng vào lỗ xi lanh Đặt xéc măng vuông góc với thành xi lanh bằng cách ấn nhẹ nó xuống bằng pít tông Đo khe hở bằng thước đo cảm biến Nếu khe hở vượt quá giới hạn bảo dưỡng, hãy thay các vòng pittong Khe hở cho phép: 0,075-0,15mm

Hình 4 28 Kiểm tra khe hở pittong và xi lanh

- Kiểm tra độ côn và ô van của xéc măng và piston: Dùng panme kiểm tra độ côn và ô van độ mòn cho phép phải nhỏ hơn 0,005mm

- Kiểm tra khe hở giữa trục piston và đầu nhỏ thanh truyền:

+ Dùng panme đo trong hoặc so kế xác định đường kính trong của đầu nhỏ thanh truyền

+ Dùng panme đo ngoài đo đường kính ngoài của trục piston

+ Hiệu số hai kích thước trên ta được trị số khe hở dầu Khe hở này vào khoảng 0,005 – 0,01mm, khe hở tối đa không quá 0,015m

Quy trình lắp ráp

Sau khi vệ sinh và kiểm tra, khắc phục hư hỏng Ta tiến hành quá trình lắp

1.Để thân xi lanh lên bệ lắp máy

2.Chuẩn bị các chi tiết

3.Lắp xéc măng vào pittong

Hình 4 47 Lắp xéc măng vào pít tông

Với vị trí xéc-măng lửa ở trên cùng thường được thiết kế có độ lệch 1 góc 45 độ với trục chốt piston

Bị trí khe xéc-măng ép thứ 2 sẽ lệch hơn so với khe xéc-măng trên 180 độ, do đó nó cũng lệch hơn so với trục chốt piston 1 góc 45 độ

Với khe xéc-măng dầu cũng lệch với xéc-măng hơi và i trục chốt piston 1 góc 45 độ

4 Lắp chốt pittong, hoàn thành cụm pittong thanh truyền

Hình 4 48 Xác định nắp bạc trên trục khuỷu và thanh truyền

5.Lắp ổ đỡ trục khuỷu và lắp trục khuỷu

Trong quá trình lắp ổ đỡ cần thoa dầu đều 2 mặt sau đó đặt trục khuỷu lên qua kiểm tra hoạt động

6 Lắp bạc lót và ổ đỡ trục khuỷu

Tra dầu động cơ và bạc lót, tra dầu vào bu lông lắp ổ đỡ trục khuỷu và siết chặt các bu lông theo thứ tự từ trong ra Xiết chặt 12,7N.m

Hình 4 49 Lắp cổ đỡ ổ trục khuỷu

7 Lắp cụm pittong thanh truyền vào xi lanh

Trước hết, cần lấy đúng thứ tự cụm pittong thanh truyền cần lắp vào xi lanh Quay trục khuỷu cho chốt trục khuỷu hướng lên thứ tự cần lắp Lắp thứ tự 1 và 4, 2 và 3 Dùng dầu bôi trơn thoa xung quanh thành xi lanh và lắp bạc lót đầu to thanh truyền Đưa cụm thanh truyền pittong từ đầu xi lanh xuống cho đến khi đáy pittong chạm vào đầu xi lanh

Ta dùng thiết bị cảo pittong chỉ ôm sát phần xecmang và dùng búa cao su gõ đầu pittong cho đến khi pittong vào hết trong xi lanh Sau đó, canh chỉnh đầu to thanh truyền khớp với chốt trục khuỷu và lắp nắp đầu dưới thanh truyền và bạc lót Siết bu lông kết nối thanh truyền và chốt khuỷu

Hình 4 50 Lắp cụm pít tông thanh truyền

8.Lắp tấm đế dưới trục khuỷu và lắp phớt dầu sau trục khuỷu

Dùng keo làm kín bôi lên phớt dầu lắp vào sau trục khuỷu và để tấm đế vào cho ngay và siết chặt bu lông

Hình 4 51 Lắp phớt dầu phía sau trục khuỷu

Hình 4 52 Thứ tự siết bu lông

9.Lắp lưới lọc dầu và cácte

- Vệ sinh kĩ lưới lọc dầu

- Lau sạch bề mặt tiếp xúc các te và thân máy Dùng keo làm kính bôi lên 2 bề mặt của thân và cacte như hình

10.Lắp gioăng nắp quy lát

(1) Trước khi gắn giờ, hãy làm sạch phần bên dưới của nắp quylát và phần trên của thân máy

(2) Làm sạch các bọt khí và loại bỏ dầu hoặc hơi âm

Chú ý: Nếu bu lông được lắp mà dầu và hơi ẩm vẫn còn trong lỗi bu lông, thì thân máy có thể bị hỏng do nén chất lâu dài

(3) Chỉnh sửa theo đúng chiều và gắn nó lên thân máy

11 Lắp bơm nhớt và lắp phớt dầu

12 Vào móng hãm lò xo xupap

Trước tiên kiểm tra vệ sinh xupap và các cửa nạp và xả sạch sẽ Vào xupap đến đĩa chặn dưới đầu to hướng xuống cho lo xo vào đặt lên đĩa chặn trên đầu to hướng lên Sau đó dùng thiết bị vam lò xo để ép lò xu xupap để vào 2 móng hãm Sau khi vào hết các móng hãm ta kiểm tra xem móng vô đều chưa Cuối cùng đậy nắp xuppap lên

Hình 4 55 Vô móng hãm xupap

- Lắp cò mổ: Lắp đúng thứ tự cò mổ đã làm dấu trước khi tháo

13 Lắp bánh răng trục cam có VVT-i

Hình 4 56 Lắp bánh răng trục cam có VVT-i

1.Chốt hãm 4 Bu lông bắt

2 Bánh răng cam 5 Tấm nhôm

3 Trục cam 6 Êtô giữ trục

Gióng thẳng vị trí chốt hãm trục cam trong khi bánh răng cam ngược chiều kim đồng hồ Quay bánh răng cam theo chiều kim đồng hồ khi không có áp suất dầu tác dụng sẽ làm cho chốt hãm khóa lại khi đạt đến vị trí xa nhất về phía trước

(2) Quay bánh răng cam theo chiều kim đồng hồ để chắc chắn rằng các bánh răng bị hãm

14 Lắp bánh răng trục cam không có VVT-i Đặt trục cam lên êto và lắp đĩa xích trục cam chỉnh dấu đĩa xích trục cam với dấu trục cam

(1) Di chuyển píttông xuống dưới bằng cách quay trục khuỷu khoảng 40 độ ngược kim đồng hồ từ TDC kỳ nén của xylanh No.1

(2) Đặt trục cam lên nắp quy lát sao cho trục cam càng cân bằng càng tốt

(3) Lắp các nắp ổ đỡ trục cam

(4) Xiết đều các bulông bắt bạc kim loại vài lần, một vài một ít lần Thứ tự siết từ E3-E4-E2-E5 và I3-I4-I2-I5

Hình 4 57 Thứ tự siết bu lông ổ trục khuỷu

- Đặt trục khuỷu ở thời điểm sau điểm chết trên kỳ nén của xylanh No.1 khoảng

- Đặt trục cam của đĩa xích nạp và xả ở thời điểm sau điểm chết trên kỳ nén của xylanh No.1 20 độ

- Đặt trục khuỷu ở thời điểm sau điểm chết trên kỳ nén của xylanh No.1 20 độ

CHÚ Ý: Hãy khớp dấu cam trong quy trình trên Nếu không xupáp và píttông có thể va vào nhau

Hình 4 58 Xác định vị trí bánh răng cam và bánh răng trục khuỷu

3-Bánh răng trục cam 4-Dấu phối khí

- Lắp bộ giảm chấn xích cam

- Đặt xích cam lên theo thứ tự đĩa xích của trục cam và trục khuỷu trong khi kéo dây xích từ phía bộ giảm chấn xích cam

• Để tránh cho trục cam xả khỏi bị bật ngược lại, hãy quay nó bằng chòng và đặt nó tại dấu trên xích

• Nếu xích và răng trên đĩa xích lệch một chút, hãy quay trục cam để gióng thẳng chúng

1-Bộ giảm chấn xích cam

4-Đĩa xích cam xả 5-Đĩa xích cam nạp

* Kiểm tra sự thẳng hàng của dấu cam

Hình 4 60 Kiểm tra sự cân bằng thẳng hàng của dấu cân cam

1-Thanh trượt bộ căng xích cam

Sau khi lắp thanh trượt bộ căng xích cam và bộ căng xích cam, quay trục khuỷu 2 vòng theo chiều kim đồng hồ để chắc chắn rằng các dấu cam của puly thẳng hàng

• Nếu xích cam bị lắp sai vị trí, thời điểm đóng và mở của xupáp sẽ bị lệch Tùy theo kiểu động cơ, píttông và xupáp có thể bị hư hỏng, làm cho trục khuỷu không quay được

• Không tác dụng lực quá lớn khi trục khuỷu trở nên khó quay

• Nếu các dấu cam bị lệch sau khi qua trục khuỷu 2 vòng, hãy lắp lại xích cam 17.Lắp nắp đậy trục cam

-Vệ sinh bề mặt lắp

-Xiết bu lông nắp đậy

18.Kiểm tra khe hở xupáp

(1) Quay trục khuỷu đến TDC kỳ nên của xylanh No 1

Gợi ý: Gióng thẳng dầu cam của puly trục khuỷu và dầu cam trên nắp xích cam để sao cho cả xupáp nạp và xả của xylanh No.1 đều đóng

(2) Đo khe hở giữa cò mổ và đuôi xupap khi xupáp đóng

(3) Sử dụng clê và tuốt nơ vít vặn vào ốc điều chỉnh trên đuôi cò mổ để chỉnh lần lượt các xupáp, khi chỉnh đưa căn lá có chiều dày đúng bằng khe hở nhiệt cài vào đuôi xu páp để kiểm tra và siết chặt vít hãm, kết thúc điều chỉnh, kiểm tra bằng cách đưa căn lá vào khe hở này phải vừa sít song căn lá vẫn di trượt được một cách dễ dàng

(4) Quay trục khuỷu một vòng và đo khe hở của các xupáp khác Đo khe hở cuối kì nén đầu nổ của mỗi máy

Hình 4 61 Điều chỉnh khe hở xupap

20 Pu ly trục khuỷu: Sau khi lắp puly trục khuỷu quay và kiểm tra hoạt động xupap cò mỗ

- Vệ sinh sạch bụi tránh cát rơi vào động cơ

- Lắp giăng nắp quy lát

Hình 4 62 Lắp nắp dàn cò

Hình 4 63 Lắp ống phân phối xăng

Trước khi lắp cổ xả với động cơ lắp một miếng gioăng bằng thép sau đó ống cổ xả và xiết chặt 30N.m

27 Lắp đai dẫn động động cơ

29 Lắp bánh đà và lắp bu lông hộp số

Quy trình chạy rà thử nghiệm

- Chạy rà nguội: Là động cơ quay nhờ động cơ điện khác kéo động cơ cần chạy rà

+ Chạy ra nguội không nén: cần tháo hết bugi và kim phun trước khi kéo động cơ chạy rà Chạy từ tốc độ thấp đến cao Sau khi chạy rà nguội 20ph với tốc độ vòng tua máy 200v/ph Ta tiến hành chạy rà nguội nén có nén

+ Chạy rà nguội có nén: Gắn bugi và kim phun Lúc này cần tăng tốc độ vòng tua máy ở mức cao từ 1400-1800v/ph chạy rà khoảng 30phút Trong quá trình chạy rà cần chú ý quan sát và lắng nghe: vận hành của các gối đỡ, các chổ lắp rắp, mức độ nóng của máy, trục cam, gối đỡ chính, tiếng gõ ở trong cụm trục khuỷu thanh truyền Sau khi chạy rà nguội thay dầu máy, rửa lọc dầu

- Chạy rà nóng: là cung cấp nhiên liệu cho động cơ là việc ở tốc độ quay và tải trọng tăng dần Trong quá trình chạy rà nóng cần kiểm tra áp suất nhớt, nhiệt độ nước làm mát, nhiệt độ dầu ở tốc độ quay bình thường Cần kiểm tra rỉ dầu, nước, các mối lắp ghép, động cơ làm việc không tiếng ồn hoặc tiến gõ thất thường.

Ngày đăng: 04/03/2024, 22:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN