1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác marketing mix tại công ty tnhh phát triển giáo dục minh đăng chi nhánh đà nẵng

87 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Marketing-Mix Tại Công Ty TNHH Phát Triển Giáo Dục Minh Đăng- Chi Nhánh Đà Nẵng
Tác giả Nguyễn Lê Quốc Tuấn
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Minh Nhật
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 920,02 KB

Nội dung

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về Marketing nhưng mỗi định nghĩa đều có những nhược điểm, vì vậy vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về Marketing. Tuy nhiên, các định nghĩa đều có những khái niệm cốt lõi chung sau: nhu cầu tự nhiên, mong muốn của khách hàng, sản phẩm, lợi ích, chi phí, sự thoả mãn, trao đổi và giao dịch. Theo Philip Kotler, Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ nó mà các cá nhân và các nhóm người khác nhau nhận được cái mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, cung cấp và trao đổi các sản phẩm có giá trị với người khác. Theo quan điểm cổ điển, marketing là hoạt động kinh tế trong đó hàng hoá được đưa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng (Học viện Halminton Hoa Kỳ); hay marketing là quá trình cung cấp đúng sản phẩm, đúng kênh hay luồng hàng, dúng thời gian và đúng vị trí (John H.Crighton Hoa Kỳ). Theo quan điểm hiện đại, marketing là quá trình phân phối, định giá, cổ động cho sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để thoả mãn những mối quan hệ trao đổi trong môi trường năng động (William M.Pride). Mục đích của marketing không phải là đẩy mạnh tiêu thụ. Mục đích của marketing là nhận biết và hiểu kĩ khách hàng đến mức hàng hoá và dịch vụ sẽ đáp ứng đúng thị hiếu của khách hàng và tự nó được tiêu thụ (Peter Ducker) Tóm lại, Marketing là tổng thể các hoạt động nhằm xác định các nhu cầu chưa được đáp ứng của người tiêu thụ nhằm tìm kiếm các sản phẩm (hoặc dịch vụ) để thảo mãn nhu cầu này để sản xuất và trình bày sản phẩm một cách hợp lý và phân phối chúng đến những địa điểm thuận lợi với giá cả và thời điểm thích hợp cho người tiêu thụ, đồng thời cũng tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp. 1.1.2. Chức năng và vai trò của Marketing 1.1.2.1. Vai trò Marketing là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và thị trường, giúp cho các hoạt động của doanh nghiệp hướng đến thị trường một cách hiệu quả, lấy thị trường làm mục tiêu kinh doanh. Nhằm thực hiện phương châm “kế hoạch phải xuất phát từ thị trường”, doanh nghiệp sử dụng marketing như một công cụ trong công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác, marketing có nhiệm vụ tạo ra khách hàng cũng như giúp cho khách hàng hiểu được rõ hơn những giá trị mà họ nhận được khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Đây cũng là sự khác biệt cơ bản về chất trong công tác lên kế hoạch trong kinh tế thị trường so với công tác lên kế hoạch trong nền kinh tế kế hoạch tập trung. Marketing còn đóng vai trò liên kết, phối hợp yếu tố con người với hoạt động sản xuất và tài chình của doanh nghiệp. Nền kinh tế chung của thế giới hiện nay là kinh tế thị trường, và nền kinh tế thị trường càng phát triển đi kèm với mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Cạnh tranh chính là cỗ máy thanh lọc, là động lực thúc đẩy đi lên cũng như đào thải những sản phẩm, doanh nghiệp không phù hợp. Vì vậy, sự linh hoạt và năng động là yếu tố cần được chú trọng trong doanh nghiệp. Khách hàng đã trở thành những người phán quyết cuối cùng đối với sự sống còn của đa số các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay (không tính tới các ngành kinh doanh đặc thù), vì vậy, doanh nghiệp cần nhận thức được vai trò quan trọng của khách hàng. Lợi nhuận chỉ được sinh ra khi doanh nghiệp đó làm hài lòng, thoả mãn được nhu cầu của khách hàng, và việc nghiên cứu marketing trở thành yếu tố then chốt để đi đến sự thành công của mỗi doanh nghiệp. 1.1.2.2. Chức năng Một trong số những chức năng cơ bản nhất của marketing là tạo ra được khách hàng cho doanh nghiệp. Marketing trong doanh nghiệp sẽ phải trả lời cho tổ chức, công ty đó những vấn đề cơ bản sau: Đối tượng khách hàng hay thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp cần hướng tới là gì? Những đặc điểm và đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp cần nhắm tới (giới tính, độ tuổi, khu vực sống,…)? Nhu cầu của khách hàng là gì? Mong muốn của họ như thế nào?... Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp có những tác động tích cực và tiêu cực gì đến chủ thể doanh nghiệp? Nắm bắt và hiểu rõ những đối thủ cạnh tranh, hoạt động marketing trong doanh nghiệp cần phải xác định được các đối thủ nào đang cạnh tranh với doanh nghiệp? những đặc điểm, sở trường và sở đoản của đối thủ so với doanh nghiệp chủ thể. Doanh nghiệp sẽ sử dụng marketingmix gì và áp dụng nó như thế nào để tác động đến khách hàng? Dựa vào việc trả lời những câu hỏi trên, quý doanh nghiệp sẽ có thể lựa chọn và xây dựng riêng cho mình những chính sách và hướng đi phù hợp với tình hình của thị trường, nắm bắt được những nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Tuy mang tính chức năng độc lập tương đối với các chức năng quản trị khác của công ty, để thực hiện tốt các hoạt động của mình, bộ phận marketing cần được sự hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ của các bộ phận chức năng khác trong doanh nghiệp, tổ chức.

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC MARKETING-MIX TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MINH ĐĂNG- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

GVHD : ThS NGUYỄN MINH NHẬT SVTH : NGUYỄN LÊ QUỐC TUẤN LỚP : B25QTH2

MSSV : 25272106219

Đà Nẵng, năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC MARKETING-MIX

TRONG DOANH NGHIỆP 1

1.1 TỔNG QUAN VỀ MARKETING 1

1.1.1 Khải niệm Marketing 1

1.1.2 Chức năng và vai trò của Marketing 2

1.2 TỔNG QUAN VỀ MARKETING-MIX 3

1.2.1 Khái niệm Marketing-Mix 3

1.2.2 Nội dung của Marketing-Mix 3

1.2.3 Marketing 4P 4

1.2.4 Marketing 5C 5

1.2.5 Marketing 7P 7

1.2.6 Các công cụ của Marketing 7P 7

1.3 PHÂN TÍCH SWOT 16

1.4 PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG- LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU16 1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MARKETING-MIX TRONG DOANH NGHIỆP 17

1.5.1 Các yếu tố vĩ mô 17

1.5.2 Các yếu tố vi mô 19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 22

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MARKETING-MIX TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MINH ĐĂNG- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2020-2022 23

1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MINH ĐĂNG- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 23

1.1 Giới thiệu thông tin chung về công ty 23

1.2 Tầm nhìn, chức năng, nhiệm vụ của công ty 24

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quảng lý của công ty 24

1.4 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 25

Trang 3

2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MINH ĐĂNG- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG TRONG GIAI

ĐOẠN 2020 – 2022 31

2.1 Lĩnh vực kinh doanh của công ty 31

2.2 Tiềm lực của công ty 31

2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2020-202 32

2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm 35

3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MARKETING-MIX TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MINH ĐĂNG- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN 2020 – 2022 37

4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC MARKETING-MIX TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MINH ĐĂNG- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN 2020 – 2022 60

4.1 Kết quả đạt được 60

4.2 Những mặt hạn chế 61

4.2.1 Hạn chế trong chính sách sản phẩm 61

4.2.2 Hạn chế trong chính sách giá 61

4.2.3 Hạn chế trong chính sách phân phối 61

4.2.4 Hạn chế trong chính sách xúc tiến 62

4.2.5 Hạn chế trong chính sách nhân sự 62

4.2.6 Hạn chế trong chính sách nghiên cứu trải nghiệm khách hàng 62

4.2.7 Hạn chế trong chính sách cải thiện cơ sở vật chất 62

4.3 Nguyên nhân 62

4.3.1 Nguyên nhân khách quan 62

4.3.2 Nguyên nhân chủ quan 62

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 63

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC MARKETING-MIX TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MINH ĐĂNG- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 64

1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING-MIX CỦA CÔNG TY 64

Trang 4

1.1 Các yếu tố vĩ mô 64

1.2 Các yếu tố vi mô 67

2 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2024-2029 67

2.1 Phương hướng phát triển chung của công ty 67

2.2 Phương hướng phát triển của hoạt động Marketing 67

3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH TNHH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MINH ĐĂNG- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 67

3.1 Giải pháp về sản phẩm 67

3.1.1 Đầu tư tạo nguồn nhân lực giáo viên bản xứ 68

3.1.2 Đa dạng hoá các sản phẩm 68

3.1.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm 69

3.2 Giải pháp về chiến lược giá 69

3.3 Gỉải pháp về hoàn thiện, phát triển kênh phân phối 70

3.4 Giải pháp về xúc tiến 71

3.4.1 Giải pháp quản bá hình ảnh 71

3.4.2 Giải pháp xúc tiến mua đối với khách hàng 73

3.5 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 73

3.6 Giải pháp tối ưu hoá trải nghiệm khách hàng 74

3.7 Giải pháp cải thiện cơ sở vật chất 74

PHẦN III: KẾT LUẬN 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Cơ cấu lao động theo giới tính 29Bảng 2.2 Tình hình tài chính của Language Link Đà Nẵng qua các năm 31Bảng 2.3 Tình hình nguồn vốn của trung tâm Language Link Đà Nẵng 2020 – 2022 33Bảng 2.4 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Language Link Đà Nẵng 2020 –2022 35Bảng 2.5 Bảng giá học phí trung tâm tiếng Anh cùng phân khúc tại địa bàn thànhphố Đà Nẵng 37Bảng 2.6 Bảng học phí trung tâm phân khúc thấp hơn tại địa bàn thành phố Đà Nẵng 38Bảng 2.7 Bảng phân bổ chương trình tiếng Anh mầm non (Schools Link) 45Bảng 2.8 Sự khác và giống nhau giữa 2 bộ phận Sales và Chăm sóc khách hàng 48Bảng 2.9 Kênh và chiến thuật Marketing tại trung tâm ngoại ngữ Language Link

Đà Nẵng 54Bảng 3.1 Tổng hợp nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc 64Bảng 3.2 Tổng hợp nghiên cứu dối thủ cạnh tranh phân khúc dưới 66

Trang 6

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Biểu đồ tóm lược về Marketing-Mix 5

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Language Link Đà Nẵng 24

Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng cơ cấu theo giới tính của năm 2020 29

Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng cơ cấu theo giới tính năm 2021 30

Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng cơ cấu theo giới tính năm 2022 30

Hình 2.5 Biểu đồ thể hiện tổng tài sản của LLDN năm 2020 - 2022 32

Hình 2.6 Biểu đồ thể hiện nguồn vốn của LLDN năm 2020 – 2022 34

Hình 2.7 Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh của LLDN năm 2020 - 2022 36

Trang 7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC MARKETING-MIX

TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 TỔNG QUAN VỀ MARKETING

1.1.1 Khải niệm Marketing

- Khái niệm về Marketing

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về Marketing nhưng mỗi định nghĩa đều cónhững nhược điểm, vì vậy vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về Marketing.Tuy nhiên, các định nghĩa đều có những khái niệm cốt lõi chung sau: nhu cầu tựnhiên, mong muốn của khách hàng, sản phẩm, lợi ích, chi phí, sự thoả mãn, trao đổi

và giao dịch

Theo Philip Kotler, Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ

nó mà các cá nhân và các nhóm người khác nhau nhận được cái mà họ cần và mongmuốn thông qua việc tạo ra, cung cấp và trao đổi các sản phẩm có giá trị với ngườikhác

Theo quan điểm cổ điển, marketing là hoạt động kinh tế trong đó hàng hoáđược đưa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng (Học viện Halminton- Hoa Kỳ);hay marketing là quá trình cung cấp đúng sản phẩm, đúng kênh hay luồng hàng,dúng thời gian và đúng vị trí (John H.Crighton- Hoa Kỳ)

Theo quan điểm hiện đại, marketing là quá trình phân phối, định giá, cổ độngcho sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để thoả mãn những mối quan hệ trao đổi trong môitrường năng động (William M.Pride)

Mục đích của marketing không phải là đẩy mạnh tiêu thụ Mục đích củamarketing là nhận biết và hiểu kĩ khách hàng đến mức hàng hoá và dịch vụ sẽ đápứng đúng thị hiếu của khách hàng và tự nó được tiêu thụ (Peter Ducker)

Tóm lại, Marketing là tổng thể các hoạt động nhằm xác định các nhu cầu chưađược đáp ứng của người tiêu thụ nhằm tìm kiếm các sản phẩm (hoặc dịch vụ) đểthảo mãn nhu cầu này để sản xuất và trình bày sản phẩm một cách hợp lý và phânphối chúng đến những địa điểm thuận lợi với giá cả và thời điểm thích hợp chongười tiêu thụ, đồng thời cũng tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp

Trang 8

1.1.2 Chức năng và vai trò của Marketing

1.1.2.1 Vai trò

Marketing là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và thị trường, giúp cho cáchoạt động của doanh nghiệp hướng đến thị trường một cách hiệu quả, lấy thị trườnglàm mục tiêu kinh doanh Nhằm thực hiện phương châm “kế hoạch phải xuất phát

từ thị trường”, doanh nghiệp sử dụng marketing như một công cụ trong công tác lập

kế hoạch sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác, marketing có nhiệm vụ tạo rakhách hàng cũng như giúp cho khách hàng hiểu được rõ hơn những giá trị mà họnhận được khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp Đây cũng là sự khácbiệt cơ bản về chất trong công tác lên kế hoạch trong kinh tế thị trường so với côngtác lên kế hoạch trong nền kinh tế kế hoạch tập trung

Marketing còn đóng vai trò liên kết, phối hợp yếu tố con người với hoạt độngsản xuất và tài chình của doanh nghiệp

Nền kinh tế chung của thế giới hiện nay là kinh tế thị trường, và nền kinh tế thịtrường càng phát triển đi kèm với mức độ cạnh tranh ngày càng cao Cạnh tranhchính là cỗ máy thanh lọc, là động lực thúc đẩy đi lên cũng như đào thải những sảnphẩm, doanh nghiệp không phù hợp Vì vậy, sự linh hoạt và năng động là yếu tố cầnđược chú trọng trong doanh nghiệp Khách hàng đã trở thành những người phánquyết cuối cùng đối với sự sống còn của đa số các doanh nghiệp kinh doanh hiệnnay (không tính tới các ngành kinh doanh đặc thù), vì vậy, doanh nghiệp cần nhậnthức được vai trò quan trọng của khách hàng Lợi nhuận chỉ được sinh ra khi doanhnghiệp đó làm hài lòng, thoả mãn được nhu cầu của khách hàng, và việc nghiên cứumarketing trở thành yếu tố then chốt để đi đến sự thành công của mỗi doanh nghiệp

1.1.2.2 Chức năng

Một trong số những chức năng cơ bản nhất của marketing là tạo ra được kháchhàng cho doanh nghiệp Marketing trong doanh nghiệp sẽ phải trả lời cho tổ chức,công ty đó những vấn đề cơ bản sau:

- Đối tượng khách hàng hay thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp cần hướngtới là gì? Những đặc điểm và đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp cần nhắm tới(giới tính, độ tuổi, khu vực sống,…)? Nhu cầu của khách hàng là gì? Mong muốncủa họ như thế nào?

Trang 9

- Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp có những tác động tích cực và tiêucực gì đến chủ thể doanh nghiệp?

- Nắm bắt và hiểu rõ những đối thủ cạnh tranh, hoạt động marketing trongdoanh nghiệp cần phải xác định được các đối thủ nào đang cạnh tranh với doanhnghiệp? những đặc điểm, sở trường và sở đoản của đối thủ so với doanh nghiệp chủthể

- Doanh nghiệp sẽ sử dụng marketing-mix gì và áp dụng nó như thế nào để tácđộng đến khách hàng?

Dựa vào việc trả lời những câu hỏi trên, quý doanh nghiệp sẽ có thể lựa chọn

và xây dựng riêng cho mình những chính sách và hướng đi phù hợp với tình hìnhcủa thị trường, nắm bắt được những nhu cầu và mong muốn của khách hàng

Tuy mang tính chức năng độc lập tương đối với các chức năng quản trị kháccủa công ty, để thực hiện tốt các hoạt động của mình, bộ phận marketing cần được

sự hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ của các bộ phận chức năng khác trong doanh nghiệp,

tổ chức

1.2 TỔNG QUAN VỀ MARKETING-MIX

1.2.1 Khái niệm Marketing-Mix

Marketing-mix là sự tập hợp các phương thức (công cụ) marketing mà doanhnghiệp phối hợp sử dụng để tạo nên sự đáp ứng cần thiết trong thị trường mục tiêunhằm đạt được mục tiêu marketing của mình Các yếu tố của marketing-mix cònđược gọi là các biến marketing và các biến này doanh nghiệp có thể kiểm soát được(controllable variables), ngược lại với các yếu tố của môi trường marketing là cácbiến mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được (uncontrollable variables)

Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1953 từ Neil Borden- chủtịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ Sau đó đã được E.Jerome McCarthy đề nghịphân loại theo 4P vào năm 1960 và đã được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.Marketing-mix là khái niệm cụ thể nhất về sự linh hoạt, năng động của doanhnghiệp, tổ chức trước những sự thay đổi ngắn hạn của thị trường mục tiêu nhằm phùhợp với tình hình biến đổi liên tục của thị trường

1.2.2 Nội dung của Marketing-Mix

Trang 10

Các công cụ marketing được pha trộn, kết hợp lẫn nhau thành một thể thốngnhất để có thể thích ứng và xử lý những khác biệt và thay đổi trên thị trường mụctiêu của doanh nghiệp.

Nền kinh tế thị trường ngày một biến động và phát triển đòi hỏi marketing-mixcần có những bước chuyển mình để phù hợp với xu thế cũng như đem lại hiệu quảcao cho doanh nghiệp Các biến thể của marketing-mix ngày một nhiều và phát triểndựa theo những đặc tính, thói quen riêng của từng thị trường cũng như những địnhhướng của doanh nghiệp, nhưng về cơ bản, chúng đều có một khung sườn nền tảng

- Giá cả (price): Giá bán sỉ, lẻ, chiết khấu, giảm giá, tín dụng, chính sách thanhtoán Giá cả phải tương xứng với giá trị nhận được của khách hàng và có khả năngcạnh tranh

- Phân phối (place): Là những hoạt động làm cho sản phẩm có thể tiếp cận vớithị trường mục tiêu Doanh nghiệp cần tuyển chọn kĩ lưỡng và liên kết với nhữngnhà trung gian uy tín, từ đó thiết lập kênh phân phối và các chính sách đối với cácthành viên trong kênh để cung cấp sản phẩm đến thị trường mục tiêu một cách cóhiệu quả

- Chiêu thị (promotion): Chiêu thị bao gồm rất nhiều hoạt động thúc đẩy vàtruyền thông sản phẩm đến thị trường mục tiêu Doanh nghiệp cần thiết lập nhiềuchương trình như quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng hay marketing trựctiếp Ngoài ra, doanh nghiệp, công ty hay tổ chức cần phải tuyển mộ, huấn luyện vàđộng viên đội ngũ bán hàng, kinh doanh

Trang 11

Hình 1.1 Biểu đồ tóm lược

về Marketing-Mix 1.2.4 Marketing 5C

Mô hình 5C gồm 5 thành tố được lấy từ 5 chữ cái đầu (chữ C) trong ngôn ngữtiếng Anh, gồm: Company (Công ty); Customers (Khách hàng); Competitors (Đối thủ cạnh tranh); Collaborators (Đối tác); Climate (Môi

trường kinh doanh)

Quá trình xây dựng, nghiên cứu và phân tích các thành tố trong mô hình 5C sẽgiúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, kháchhàng và chính doanh nghiệp Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định được các trở ngạiphải đối mặt khi triển khai các hoạt động marketing, kinh doanh

Mô hình 5C được tạo ra bởi Giáo sư Kenichi Ohmae, một nhà chiến lược kinhdoanh người Nhật Bản Ông là một trong những chuyên gia hàng đầu về chiến lượckinh doanh và đã có nhiều đóng góp quan trọng cho lĩnh vực này

Mô hình 5C được phát triển lần đầu tiên vào năm 1979 trong cuốn sách “TheMind of the Strategist” của Kenichi Ohmae Mô hình này đã trở thành một công cụ

Trang 12

phổ biến được sử dụng bởi các doanh nghiệp trên toàn thế giới để đánh giá các yếu

tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp

- Company (Công ty):

Thành tố này đề cập đến những yếu tố nội bộ của doanh nghiệp như mục tiêu,năng lực, nguồn lực, định hướng chiến lược, … Các doanh nghiệp cần phân tích kỹlưỡng những yếu tố này để xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình

o Những mục tiêu mà doanh nghiệp kỳ vọng?

o Phong cách, hình ảnh doanh nghiệp mong muốn khi xuất hiện trên thịtrường?

o Văn hoá thương hiệu là gì?

o Bản sắc thương hiệu là gì?

- Customers (Khách hàng):|

Thành tố này đề cập đến những yếu tố liên quan đến khách hàng như nhu cầu,

sở thích, hành vi, … Các doanh nghiệp cần hiểu rõ nhu cầu và sở thích của kháchhàng để đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp

o Khách hàng là ai?

o Chân dung khách hàng?\

o Quy mô thị trường?

o Sự tăng trưởng của ngành?

o Những yếu tố thúc đẩy hành vi mua hàng?

o Xu hướng thị trường?

- Competitors (Đối thủ cạnh tranh):

Thành tố này đề cập đến những yếu tố liên quan đến đối thủ cạnh tranh nhưnăng lực, chiến lược, … Các doanh nghiệp cần phân tích kỹ lưỡng đối thủ cạnhtranh để xác định được vị thế của mình trong thị trường

o Đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp?

o Sản phẩm của họ là gì?

o Thị phần của họ như thế nào?

o Định vị của họ trên thị trường là gì?

o Điểm mạnh và điểm điểm của họ là gì? Chiến lược của họ là gì?

Trang 13

- Collaborators (Đối tác):

Thành tố này đề cập đến những yếu tố liên quan đến đối tác như mối quan hệ,lợi ích, … Các doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ tốt với các đối tác để tạonên lợi thế cạnh tranh

o Nguồn cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp?

o Chiến lược phân phối là gì?

o Nhà phân phối, nhà bán lẻ, đối tác là những ai?

o Họ có thể tham gia và hỗ trợ bạn như thế nào?

o Làm thế nào để đạt được sự hài hoà của những đối tác?

o Chính sách hợp tác và phân phối?

- Climate (Môi trường kinh doanh):

Thành tố này đề cập đến những yếu tố liên quan đến môi trường kinh doanhnhư chính sách kinh tế, chính trị, xã hội, … Các doanh nghiệp cần theo dõi sát saonhững yếu tố này để có thể thích ứng kịp thời với những thay đổi của môi trường

1.2.6 Các công cụ của Marketing 7P

1.2.6.1 Chiến lược giá

Mặc dù giá đã không còn là yếu tố cạnh tranh hằng đầu trong thời buổi kinh tếhiện đại ngày nay nhưng vẫn được coi là yếu tố cạnh tranh rất quan trọng trong việcthu hút khách hàng, đặc biệt ở những thị trường mà mức thu nhập bình quân đầungười còn thấp Việc lựa chọn và có chính sách giá phù hợp sẽ tạo cho sản phẩm cóchỗ đứng vững chắc trên thị trường mục tiêu Một số đặc điểm về chiến lược giácần lưu ý:

- Hiểu chi phí và giá thành: các loại chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuậncủa doanh nhiệp, về cơ bản có 4 loại chi phí:

Trang 14

o Giá đơn vị: Giá thành sản xuất một đơn vị sản phẩm

o Định phí: Chi phí bất biến cấu thành vào giá thành sản phẩm như chi phínhà xưởng, văn phòng

o Biến phí: Các chi phí thay đổi tuỳ theo khối lượng sản phẩm sản xuất ranhư nguyên liệu, lương trả cho người lao động,…

o Chi phí sản xuất sản phẩm cuối cùng

Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải xây dựng giá sàn và tính điểm hoà vốn,doanh thu hoà vốn Phân tích vòng cung doanh thu hoà vốn cho ta hiểu tác động lênlợi nhuận khi có sự thay đổi về giá hoặc khối lượng hàng bán

- Giá và yếu tố thị trường:

Giá luôn đi liền với một thị trường hay một đối tượng khách hàng, một kênhbán hàng và có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định Đó là lí do đôi khi sảnphẩm có cùng một nhãn hiệu và xuất xứ nhưng giá sản phẩm ở hai thị trường gầnnhau lại có giá chênh lệch rất nhiều

o Những yếu tố thị trường tác động đến giá gồm:

 Mục tiêu của giá

 Luật pháp

 Tính cam kết giá cho từng thị trường

 Giá trị khách hàng cảm nhận được từ sản phẩm

 Mức độ linh hoạt của giá

 Tính minh bạch của thị trường

 Thông lệ chiết khấu của thị trường của từng kênh bán hàng

 Tình hình cạnh tranh, giá cả thị trường

 Cán cân cung/cầu

 Giá của các sản phẩm khác trong doanh nghiệp

 …

o Doanh nghiệp nên có những mục tiêu cơ bản sau đối với sản phẩm mới:

 Để tồn tại (mức giá phải cao hơn chi phí)

 Đạt đến điểm hoà vốn nhanh

 Mở rộng, tăng thị phần

Trang 15

 Tối đa hoá lợi nhuận trước mắt

 Đi đầu về chất lượng, dịch vụ

 Mức đặt giá phụ thuộc vào mục đích của doanh nghiệp trong từng thời kì(giữ ở mức thấp để ngăn chặn sự cạnh tranh hoặc đặt giá ngang bằng đối thủ để giữ

 Thị trường sẽ được phân định theo thu nhập nhờ giá cao

 Là một yếu tố bảo vệ khi giá cả bị xác định sai

o Chính sách giá thâm nhập thị trường: Một mức giá thấp ban đầu sẽ giúp sảnphẩm có được thị phần lớn ngay lập tức Một số điều kiện tiên quyết khi áp dụngchính sách này là:

- Chiết khấu và hoa hồng

o Chiết khấu: Bao gồm:

 Chiết khấu thương mại;

 Chiết khu thanh toán;

 Chiết khấu số lượng: Các đơn đặt hàng lớn có thể giảm chi phí sản xuất vàvận chuyển hàng hoá

o Hoa hồng: Là việc giảm giá để bồi hoàn lại những dịch vụ khuyến mãi màcác đại lý đã thực hiện

Kết luận: Có nhiều yếu tố tác động đến chính sách và chiến luợc để định giá.Mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn một chiến lược phù hợp với mục đích kinh doanh đề

Trang 16

ra Ngoài ra, việc kết hợp các chính sách chiết khấu , giảm giá hợp lí cũng là mộtcách để thu hút, tiếp cận khách hàng.

1.2.6.2 Chiến lược phân phối

Nội dung cơ bản của chính sách phân phối trong marketing sản phẩm là thiết

kế và quản lý mạng lưới bán hàng, kênh phân phối trong giai đoạn doanh nghiệptung sản phẩm ra thị trường

1.2.6.3 Chiến lược sản phẩm

a) Khái niệm

Sản phẩm (products) là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị trưởng để tạo ra sự chú

ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thoả mãn một nhu cầu hay ước muốn Nó

có thể là những vật thể, dịch vụ, con người, địa điểm, tổ chức và ý tưởng

Như vậy, ta có thể định nghĩa:

- Sản phẩm là những hàng hoá, được doanh nghiệp làm ra để bán, hoặc cho

cá nhân, doanh nghiệp khác thuê, mướn

- Sản phẩm có thể hữu hình hoặc vô hình, tập hợp các yếu tố tạo nên sảnphẩm có thể là yếu tố vật chất hoặc phi vật chất

- Sản phẩm là sự đồng nhất giữa hai thuộc tính: giá trị sữ dụng và giá trị traođổi

- Những yếu tố, thuộc tính của sản phẩm không phải được tạo ra từ suy nghĩchủ quan của người sản xuất mà nó phải gắn liền với việc thoả mãn nhu cầu củangười tiêu dùng

b) Nội dung

- Chất lượng:

Chất lượng được xem là yếu tố quan trọng nhất đối với một sản phẩm, là khảnăng của sản phẩm trong việc thực hiện các chức năng mà nhà sản xuất giao cho nó,bao gồm: độ bền, độ tin cậy, độ chính xác, độ sắc nét, tính đa dạng về công dụng,dịch vụ,… Theo Philip B.Crosby:”Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu” hay cóthể hiểu đơn giản là khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng Nếu đặt lên bàn cân

Trang 17

so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, chất lượng cao hay thấp so vớiđối thủ còn phụ thuộc vào việc công ty định vị sản phẩm của mình như thế nào, thịtrường mục tiêu mà công ty đã chọn ra sao.

- Chủng loại sản phẩm:

Khái niệm: là một nhóm sản phẩm có liên quan mật thiết với nhau do giốngnhau về chức năng hay do bán chung cùng những nhóm khách hàng hoặc xếp chungmột mức giá

Chính sách:

o Phổ/danh mục sản phẩm: Là tập hợp những nhóm chủng loại sản phẩm haytập hợp các thang sản phẩm khác nhau của doanh nghiệp Quy mô của phổ sảnphẩm được xác định bởi chiều dài, rộng, sâu:

 Phát triển chiều rộng của phổ sản phẩm: Gia tăng tổng số lượng các mặthàng khác nhau tạo thành các thang của phổ sản phẩm

 Phát triển chiều dài của phổ sản phẩm: Gia tăng tổng số lượng các mặt hàngkhác nhau tạo thành các thang của phổ sản phẩm

 Phát triển chiều sâu của phổ sản phẩm: Gia tăng số lượng các phương ánlựa chọn mặt hàng trong khuôn khổ của từng nhóm

- Nhãn hiệu:

Khái niệm: là tập hợp tên gọi, kiểu dáng, hình vẽ, kiểu font chữ, màu sắc,…hoặc bất cứ đặc điểm nào cho phép phân biệt nó với các sản phẩm của doanh nghiệpkhác

Chức năng:

o Thừa nhận: quyền sở hữu, uy tín và chất lượng về sản phẩm của doanhnghiệp

o Phân biệt: Xác định sản phẩm của các doanh nghiệp khác

o Chuyên biệt: Thể hiện đặc điểm riêng của sản phẩm

o Thực hành: Thuận tiện cho việc mua bán sản phẩm, quản lý của nhà nước,bảo vệ người tiêu dùng và xã hội Căn cứ vào nhãn hiệu buộc doanh nghiệp phảiđảm bảo duy trì và phát triển chất lượng sản phẩm

Trang 18

Yêu cầu khi thiết kế bao bì:

o Đảm bảo 2 chức năng thương mại và kĩ thuật

o Tuân theo các quy định của pháp luật, ký hiệu, mã hiệu trên bao bì, thôngtin, vật liệu chế tạo bao bì

o Ngôn ngữ và các yếu tố trên bao bì phải phù hợp với phong tục tập quán,thói quen

Trang 19

o Sản phẩm mới theo kiểu cải tiến: Là những sản phẩm được hoàn thiện vàcải tiến trên cơ sở sản phẩm hiện có của doanh nghiệp.

Các chính sách phát triển:

o Thâm nhập thị trường: sản phẩm hiện có- thị trường hiện có

o Phát triển thị trường: sản phẩm hiện có- thị trường mới

o Phát triển sản phẩm: sản phẩm mới- thị trường hiện có

o Đa dạng hoá thị trường: sản phẩm mới- thị trường mới

1.2.6.4 Chiến lược chiêu thị

- Khái niệm:

Chiêu thị hỗn hợp là những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm thiết lập kênhthông tin để thuyết phục khách hàng mua hàng hoá và dịch vụ của họ Sự phối hợpcác công cụ cơ bản dùng để đạt được mục tiêu truyền thông này gọi là xúc tiến hỗnhợp Bao gồm các công cụ như: quảng cáo, quan hệ công chúng, khuyến mãi, bánhàng trực tiếp

- Vai trò:

o Cung cấp cho khách hàng tiềm năng thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụcủa doanh nghiệp, về các đặc tính và những lợi ích của sản phẩm mà người muahàng sẽ thu được khi sử dụng sản phẩm đó

 Tính đại chúng cao

Trang 20

 Khả năng lặp lại cao.

 Có thể diễn đạt khuếch trương

 Có tính tự do cao

Một số phương tiện quảng cáo phổ biến: Truyền hình, ra-di-o, pa-no, áp phích,mạng xã hội, tờ rơi, tạp chí, trưng bày tại điểm bán, catologue,…

Ưu điểm:

 Có thể đến được với nhiều người tiêu dùng ở bất cứ đâu

 Sử dụng âm thanh, màu sắc, kiểu chữ sống động, đẹp mắt để thu hút khánthính giả

 Giúp cho mọi người biết đến sản phẩm nhiều hơn, dễ kích thích tiêu thụhàng hoá

Nhược điểm:

 Tốn nhiều chi phí

 Không có sức thuyết phục bằng các nhân viên bán hàng

o Khuyến mãi/Xúc tiến bán: là những hình thức thường trong thời gian ngắnnhằm gây tác động lên nhu cầu của khách hàng, khuyến khích khách hàng dùng thửhay mua sản phẩm, dịch vụ

Các công cụ xúc tiến bán:

 Các cuộc thi, trò chơi có thưởng

 Hàng khuyến mãi và quà tặng

 Hội chợ trưng bày và triển lãm

 Phiếu giảm giá, thẻ mua hàng

Trang 21

o Quan hệ công chúng (PR): Là hình thức thông tin phi cá nhân nhằm đề caohay bảo vệ một hình ảnh của một công ty hay những sản phẩm bằng cách khuếchtrương những tin tức có ý nghĩa thương mại về chúng.

Các phương tiện quan hệ công chúng:

 Bài viết báo chí, bài phát biểu

 Hội thảo, các sự kiện đặc biệt

 Quyên góp từ thiện, tài trợ, bảo trợ

 Marketing bằng Catalogue, trên báo và tạp chí

 Marketing bằng thư trực tiếp, qua điện thoại và truyền hình

 Marketing bằng các máy bán hàng tự động, poster xe bus,…

Trang 22

1.2.6.5 Chiến lược nhân sự

Con người là yếu tố không thể thiếu trong quá trình thực hiện chiến lượcmarketing trong mỗi doanh nghiệp để đạt hiệu quả tốt nhất Đối với đặc thù ngànhthương mại thì khả năng tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng củanhân viên kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp Giúp chokhách hàng hiểu được chât lượng của sản phẩm như thế nào sẽ ảnh hưởng rất nhiềuđến quyết định mua hàng của họ Mỗi khách hàng sẽ chấp nhận mua sản phẩm khiđáp ứng được các lợi ích mà họ mong muốn, và lợi ích mong muốn này là khácnhau đối với từng khách hàng khác nhau, vì vậy mức độ hiểu biết tâm lý người tiêudùng của con người trong sản phẩm dịch vụ là yếu tố vô cùng quan trọng để bánđược hàng

Bên cạnh những yếu tố như trình độ, nhận thức, nắm bắt tâm lý, thất hiểu nhucầu khách hàng là yếu tố then chốt ở chiến lược này

1.2.6.6 Chiến lược nghiên cứu trải nghiệm khách hàng

Đây là một lĩnh vực thiên về tâm lý học ứng dụng và tâm lý học hành vi, cũngnhư những phản ứng phức tạp của não bộ khi thực hiện những thói quan, hành độngnào đó Việc ứng dụng vào thực tiễn để cho ra những con số cụ thể, giúp ích choquá trình kinh doanh sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian làm khảo sát và tài chính củacông ty Tuy nhiên, khi có một lượng data đủ nhiều và đủ sâu trong thị trường mụctiêu, việc vận dụng những con số được tính toán để cho ra những sản phẩm mới phùhợp, dựa trên những trải nghiệm, thói quen của khách hàng sẽ cho ra một sản phẩm

có chất lượng dịch vụ cao, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Ngoài hạnchế về giá, việc biết phân tích dữ liệu và đọc được tâm lý học hành vi từ những con

số đó cũng là một bài toán khó nếu không có những nhân sự giỏi, học tập bài bảnhay chuyên sâu về lĩnh vực rất mới này

1.2.6.7 Chiến lược cải thiện cơ sở vật chất

Xây dựng một cơ sở vật chất có chất lượng cao sẽ giúp doanh nghiệp bảoquản, cất giữ những sản phẩm của mình được bài bản và quy củ hơn Ngoài ra, cải

Trang 23

thiện cơ sở vật chất cũng giúp cho bộ máy nhân sự hoạt động hiệu quả, thoải máihơn

1.3 PHÂN TÍCH SWOT

Ma trận SWOT được xây dựng bằng cách liệt kê, đánh giá và tổng hợp cácyếu tố nội tại của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (điểm mạnh, yếu) và cácyếu tố bên ngoài của môi trường kinh doanh (những cơ hội, đe doạ), từ đó xác địnhchiến lược hợp lí

1.4 PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG- LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU

Doanh nghiệp lựa chọn thị trường mục tiêu dựa vào những căn cứ sau:

- Quy mô khách hàng và khả năng tăng trưởng

- Sức hấp dẫn của đoạn thị trường

- Khả năng và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp

Lựa chọn thị trường mục tiêu:

- Chọn toàn bộ thị trường: chỉ nên áp dụng với những doanh nghiệp lớn,nguồn lực mạnh

- Chọn vài đoạn thị trường

- Chọn một đoạn thị trường: thường dành cho các doanh nghiệp nhỏ, phục vụmột ngách thị trường nào đó

- Marketing cá nhân: dành cho những sản phẩm không đồng nhất, phục vụtheo nhu cầu và sở thích từng cá nhân riêng biệt

1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MARKETING-MIX TRONG DOANH NGHIỆP

1.5.1 Các yếu tố vĩ mô

- Môi trường kinh tế

Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế đến hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp là rất lớn Các yếu tố thuộc môi trường này như: GDP, tốc độtăng trưởng kinh tế, hoạt động ngoại thương (xu hướng đóng/mở cửa nền kinh tế),

… cùng với xu hướng vận động của chúng đều tác động mạnh mẽ đến việc mở rộnghay thu hẹp cơ hội kinh doanh của công ty, ảnh hưởng đến tiêu dùng và đầu tư do

đó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bán hàng của doanh nghiệp

Trang 24

- Môi trường chính trị- pháp luật

Môi trường chính trị bao gồm đường lối, chính sách của chính phủ, cấu trúcchính trị, hệ thống quản lý hành chính và môi trường luật pháp bao gồm các bộ luật

và sự thể hiện của các quy định, có thể cản trở hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho cáchoạt động Marketing Các yếu tố thuộc môi trường này chi phối mạnh mẽ sự hìnhthành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệpnào Phân tích môi trường chính trị, pháp luật giúp doanh nghiệp thích ứng tốt hơnvới những thay đổi có lợi hoặc bất lợi của điều kiện chính trị cũng như mức độ hoànthiện và thực thi pháp luật trong nền kinh tế Một số yếu tố của môi trường chính trịpháp luật là:

o Mức độ ổn định của chính trị, xã hội

o Quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển xã hội và nền kinh tế

o Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu củaChính phủ và khả năng điều hành của Chính phủ

o Hệ thống luật pháp với mức độ hoàn thiện của nó và hiệu lực thực thi phápluật trong đời sống kinh tế, xã hội

- Môi trường văn hoá, xã hội

Hoạt động marketing dưới mọi hình thức đều phải nằm trong một phạm vi xãhội và văn hoá riêng của từng xã hội đó Văn hoá là tất cả mọi thứ gắn liền với xuthế hành vi cơ bản của con người từ lúc được sinh ra, lớn lên,… Những yếu tố củamôi trường văn hoá phân tích ở đây chỉ tập trung vào hệ thống giá trị, quan điểm vềniềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi, đây là các yếu tố có ảnh hưởngđến việc hình thành và đặc điểm của thị trường tiêu thụ Khi phân tích môi trườngvăn hoá cho phép doanh nghiệp có thể hiểu biết ở những mức độ khác nhau về đốitượng phục vụ của mình Một số yếu tố cần nghiên cứu ở chủ đề này đối với ngànhmarketing là:

o Dân tộc, chủng tộc, sắc tộc và tôn giáo

o Sự dịch chuyển của dân cư và xu hướng vận động

o Tổng dân số, xu hướng vận động của dân số như tỉ lệ sinh tử, độ tuổi trungbình và tỉ lệ độ tuổi lao động/ngoài lao động, thông số này nhằm xác định được quy

mô và nhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu

Trang 25

o Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ Yếu tố này liên quan đến

sự thoả mãn nhu cầu theo khả năng tài chính

o Nghề nghiệp, các tầng lớp trong xã hội

- Môi trường khoa học- công nghệ

Sự tiến bộ và phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và kĩ thuật sẽtạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao đi cùng nhiều tiện ích, đáp ứngđược nhu cầu của khách hàng Yếu tố này làm tăng tính cạnh tranh và rút ngắn chu

kì sống của một sản phẩm Sự linh hoạt, cập nhật và liên tục thay đổi mình, đầu tưnhiều hơn cho nghiên cứu- phát triển và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vàoviệc kinh doanh là một điều rất cần thiết và cấp bách của các doanh nghiệp Sảnphẩm mới có chất lượng cao, đủ hoặc vượt qua ngưỡng kì vọng của khách hàng, giá

cả phải chăng thì chắc chắn sẽ có quyền chiếm lĩnh thị trường Lợi nhuận chỉ đếnvới những người biết sáng tạo, đổi mới

- Môi trường tự nhiên

Đây là môi trường gắn liền với cuộc sống của con người, vì vậy tác động của

nó lên hoạt động của kinh doanh là tương đối lớn Các hiện tượng thiên nhiên nhưgió, mưa, thiên tai, bão lũ, ô nhiễm môi trường,… đều gây thiệt hại cho các doanhnghiệp Một ví dụ đơn giản là khi có những hiện tượng thiên tai như mưa lớn haybão, học sinh phải nghỉ học theo chỉ thị và công văn của Chính phủ, điều này sẽ làmgián đoạn và kéo dài thời gian học của học viên của trung tâm Language Link củacông ty TNHH Minh Đăng, làm ảnh hưởng đến nguồn thu và thời gian mở ra mộtlớp học mới Ngoài ra, môi trường tự nhiên, địa lý cũng ảnh hưởng đến chiến lượcphát triển hệ thống kênh phân phối

1.5.2 Các yếu tố vi mô

- Tiềm lực, uy tín và vị trí của doanh nghiệp

Tiềm lực tài chính: Yếu tố phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông quakhối lượng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động được, khả năng phân phối

và quản lý có hiệu quả nguồn vốn, cơ cấu vốn, tỷ lệ tái đầu tư, khả năng trả nợ, khảnăng sinh lợi,… Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn mạnh sẽ thuận lợi hơntrong việc ra các quyết định marketing với ngân sách lớn

Trang 26

Tiềm lực con người: Là số lượng, chất lượng, cơ cấu, chiến lược phát triển conngười của doanh nghiệp Con người là yếu tố then chốt đến thành công của hoạtđộng marketing doanh nghiệp, trực tiếp hoạch định và thực hiện các chiến lượcmarketing.

Tiềm lực vô hình: Là những nguồn lực không thể lượng hoá trực tiếp Chúngđược thể hiện trong các hoạt động thương mại để làm ảnh huởng và tác động đến sựlựa chọn và quyết định mua hàng của khách hàng Một số yếu tố có thể kể đến nhưhình ảnh, uy tín của doanh nghiệp trên thương trường, mức độ nổi tiếng của nhãnhiệu, hàng hoá, uy tín và mối quan hệ của cấp lãnh đạo đối với xã hội, công chúng.Tâm lý mua hàng của khách hàng thường theo sự tín nhiệm về nhãn hiệu sản phẩm

mà họ quen sử dụng Sự tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp thông quasản phẩm càng lớn thì uỵ tín và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường càng cao.Doanh nghiệp cần đưa ra những chiến lược marketing như nâng cao chất lượng sảnphẩm và các hoạt động quảng bá để tạo dựng, khẳng định hình ảnh, thương hiệu, uytín của mình trong tâm trí khách hàng

Trình độ tổ chức quản lý: là tính hiệu quả của hệ thống quản lý, sự hoàn thiệncủa cấu trúc tổ chức Mỗi doanh nghiệp đều là một hệ thống hướng đến việc đạtđược mục tiêu chung

Khả năng kiểm soát chất lượng, độ tin cậy và dự trữ hợp lý hàng hoá củadoanh nghiệp cũng là một yếu tố cần được để tâm Đầu vào chất lượng thì đầu ramới có thể được đảm bảo, hướng đến giai đoạn cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm.Một số yếu tố khác như trang thiết bị tối ưu, hiện đại; vị trí địa lý, cơ sở vậtchất tốt, bí quyết công nghệ, điều hành, kiểm soát hoạt động bán hàng…., tuỳ theomỗi doanh nghiệp với những ưu nhược điểm khác nhau sẽ được chú trọng nhữngyếu tố khác nhau Các yếu tố này sẽ cấu thành nên lợi thế cạnh tranh của doanhnghiệp hoặc cũng có thể là nhược điểm, gây cản trở hoạt động marketing của doanhnghiệp Doanh nghiệp cần nắm rõ những tiềm lực kinh doanh của mình để đạt đượcnhững cơ hội, đồng thời đưa ra được những quyết định sáng suốt về chiến lược kinhdoanh và chiến lược marketing

- Khách hàng

Trang 27

Khách hàng là mục tiêu hàng đầu, là đối tượng phụng sự đặc biệt quan trọng,

do đó những phản ứng, nhu cầu, hành vi tiêu dùng của họ sẽ quyết định thành cônghay thất bại của doanh nghiệp Khách hàng là người quyết định những đặc tính cơ,

lý, hoá,… của hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh Hàng hoá của doanh nghiệpđược khách hàng ủng hộ, tức là họ sẽ tiêu dùng hàng hoá của doanh nghiệp đã đượcxem là thành công của doanh nghiệp đó Việc marketing truyền miệng sẽ xảy ra nếukhách hàng có được sự thiện cảm với những sản phẩm họ đã trải nghiệm, đây đượcxem như là một nhân viên marketing không lương cho doanh nghiệp đó Vì thế, mỗimột khách hàng đến và trải nghiệm sản phẩm của doanh nghiệp đều cần phải được

cư xử và hưởng những tiện ích, dịch vụ chu đáo cũng như tận tâm nhất để giữ chânkhách hàng đó trở thành một khách hàng trung thành Doanh nghiệp cần có nhữngchiến lược marketing phù hợp để nhắm vào nhóm đối tượng mục tiêu của mình

- Nhà cung cấp

Là những đối tác cung cấp hàng hoá cho doanh nghiệp, việc tìm được nhữngnhà cung cấp phù hợp là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp có được nguồn nguyênliệu chất lượng Cần phải có sự nghiên cứu kĩ lưỡng về mặt tài chính, uy tín, hiệuquả,… của đối tác cung cấp Ngoài ra, để giữ chân những nhà cung cấp chất lượng,trung thành với doanh nghiệp, thì doanh nghiệp phải có những chính sách xúc tiếnhợp lí, bao gồm các chế độ, chính sách, hoa hồng thoả đáng, kích thích kịp thời tinhthần hợp tác của họ Các doanh nghiệp cũng cần thường xuyên nghiên cứu nhu cầu,biến động của thị trường để đưa ra các quyết sách thêm, bớt hoặc thay thế (thu hẹphay mở rộng mạng lưới NCC) sao cho có hiệu quả để xây dựng được một mạnglưới nhà cung cấp hợp lý

Trang 28

ĐTCT cũng có ảnh hưởng đến việc ra những quyết định marketing cho doanhnghiệp như chính sách về các hoạt động chiêu thị, quảng cáo sản phẩm hay chínhsách về giá.

- Sản phẩm

Những đặc điểm, tính chất và giá trị cốt lõi của sản phẩm luôn cần được nắm

rõ để giúp doanh nghiệp hoạch định, lựa chọn những loại sản phẩm phù hợp với nhucầu của khách hàng Mục đích cuối cùng của mọi doanh nghiệp là đưa sản phẩmđến tay người tiêu dùng và thu được lợi nhuận từ sản phẩm đó Một chiến dịchmarketing có xuất sắc và thành công đến thế nào đi nữa nhưng sản phẩm không phùhợp với nhu cầu của thị trường thì quy trình đó vẫn được coi là thất bại Việc manglại giá trị cốt lõi, thực sự cho khách hàng luôn là chiếc kim chỉ nam, chìa khoá mở

ra cánh cửa thành công cho mọi chiến dịch marketing

Thêm vào đó, vòng đời sản phẩm cũng là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến hoạtđộng marketing của doanh nghiệp Mỗi một sản phẩm từ khi xuất hiện đến lúc rútkhỏi thị trường đều trải qua những giai đoạn nhất định Nội dung hoạt động kinhdoanh vì thế ở mỗi quá trình sẽ có sự khác nhau Sự nhận định không đúng về giaiđoạn của vòng đời sản phẩm sẽ dẫn đến việc xây dựng nội dung hoạt động kinhdoanh không đúng và do đó sự thất bại là điều không thể tránh khỏi

Trang 29

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MARKETING-MIX TẠI CÔNG

TY TNHH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MINH ĐĂNG- CHI NHÁNH ĐÀ

NẴNG GIAI ĐOẠN 2020-2022

1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MINH ĐĂNG- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

1.1 Giới thiệu thông tin chung về công ty

Tên công ty: Công ty TNHH Phát Triển Giáo dục Minh Đăng

Language Link Academic - tiền thân là Language Link Việt Nam - khởi nguồn

từ Thủ đô Luân Đôn, Vương quốc Anh, được thành lập năm 1996 tại Hà Nội, trởthành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, với danh tiếng hơn 45 nămtrên toàn thế giới, Language Link Academic tự hào khi phát triển thành côngchương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùnghàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua Hàng chụcchương trình giáo dục đa kênh của Language Link Academic ra đời nhằm giúp họcsinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câuchuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.Không ngừng đổi mới để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu ngày càng caocủa học viên, từ năm 2015, mục tiêu đào tạo của Language Link Academic nhắmtới việc phát triển kỹ năng giao tiếp Anh ngữ chuẩn Quốc tế song song với việc bồiđắp nền tảng kiến thức học thuật, giúp học viên không chỉ nói tiếng Anh tự tin mà

Trang 30

còn có thể vượt qua các kỳ thi Quốc gia, Quốc tế, tạo lập nền tảng để đạt kết quảhọc tập và làm việc xuất sắc.

1.2 TẦM NHÌN, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY

Language Link Academic luôn không ngừng nỗ lực cải tiến chất lượng giảngdạy, dịch vụ khách hàng để trở thành tổ chức giáo dục tiếng Anh hàng đầu tại ViệtNam, đào tạo các khóa học tiếng Anh toàn diện cho mọi đối tượng học viên theo lộtrình phù hợp

Cùng với sứ mệnh nâng tầm chất lượng đào tạo Anh ngữ tại Việt Nam,Language Link Academic luôn hướng tới mục tiêu giúp sức học viên hình thành vàphát triển năng lực tiếng Anh một cách toàn diện, từ đó sẵn sàng và tự tin vươn tớinhững thành công mới, không chỉ trên con đường học tập, sự nghiệp mà còn trongtất cả các lĩnh vực trong cuộc sống và tại bất cứ nơi đâu

Trong suốt 25 năm hoạt động tại Việt Nam, Language Link Academic luôn làđơn vị đi đầu trong công tác cổ vũ học tập tiếng Anh tại khắp các trường Phổ thôngqua việc phối hợp cùng Sở Giáo dục & Đào tạo TP Hà Nội tổ chức liên tục kỳ thiOlympic tiếng Anh thường niên, thu hút hàng chục nghìn học sinh tham gia

1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢNG LÝ CỦA CÔNG TY

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Language Link Đà Nẵng

(nguồn: Phòng nhân sự)

Trang 31

1.4CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỪNG BỘ PHẬN

Qua mô hình trên ta thấy cơ cấu tổ chức của Language Link Đà Nẵng đượcthiết kế khá khoa học Cơ cấu tổ chức này được quyết định bởi Giám đốc với sựtham mưu, góp ý của Phòng Nhân sự Do đó mọi hoạt động của Language Link ĐàNẵng được quan tâm một cách toàn diện và đồng bộ, nhằm đáp ứng được yêu cầucủa công việc trong từng thời kỳ

Nhiệm vụ:

Giám đốc trung tâm trực tiếp phụ trách các lĩnh vực:

- Công tác Tổ chức – Nhân sự, thi đua khen thưởng và kỷ luật

- Công tác Tài chính – Kế toán

- Công tác Kinh doanh:

+ Kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và chiến lược kinh doanh

+ Lựa chọn đối tác, hình thức hợp tác, tiến độ cung ứng sản phẩm ra thịtrường

+ Quy mô, phương thức đầu tư phát triển thị trường

Trang 32

Nhiệm vụ:

- Chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng tiềm năng, cung cấp toàn bộ thông tinliên quan đến sản phẩm khóa học cho những khách hàng Quan tâm và theo sát, hỗtrợ học viên trong suốt quá trình học

- Liên hệ với khách hàng (là học sinh, phụ huynh học sinh và những người cónhu cầu học tập) qua các kênh khác nhau như điện thoại, nhắn tin, mạng xã hội,

- Tìm hiểu nhu cầu học tập của khách hàng

- Tiếp nhận ý kiến, thắc mắc, phản hồi của khách hàng và kịp thời giải đáp

- Theo dõi quá trình học tập, viết đánh giá và gửi cho khách hàng

- Giữ liên lạc với những khách hàng tiềm năng

Tham gia tổ chức các sự kiện giới thiệu khóa học

Phòng Đào tạo

Chức năng

Phòng đào tạo có chức năng tham mưu hoạch định chiến lược phát triển đàotạo, xây dựng các quy chế và văn bản phục vụ tổ chức và quản lý đào tạo và hoạtđộng của doanh nghiệp

Nhiệm vụ:

Quản lý, triển khai các chương trình đào tạo bao gồm các kế hoạch, chươngtrình học, học liệu, tổ chức giảng dạy và chất lượng giảng dạy theo quy chế của bộgiáo dục và của Trung tâm

Quản lý các khóa học và chương trình học, danh sách học viên, quản lý họcviên

-   Tuyển dụng nhân viên và cộng tác viên trong văn phòng

-   Lên kế hoạch tuyển dụng cho phòng ban của trung tâm

-   Tiến hành phỏng vấn cho người học việc và thực tập sinh cho phòng ban

Trang 33

-   Xem xét lên làm nhân viên chính thức sau quá trình thực tập công tác tạitrung tâm

Xây dựng sổ tay kế toán quản trị và phân tích tài chính doanh nghiệp

Lập kế hoạch tài chính, vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanhcủa trung tâm, cân đối vốn và đề xuất các giải pháp huy động vốn; cân đối dòng tiềnthu, chi hàng năm của trung tâm phù hợp với các quy định hiện hành

Phân tích giá thành sản phẩm, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh củatrung tâm và đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính, nâng cao hiệu quảkinh doanh

Thực hiện chế độ báo cáo, công bố thông tin tài chính thuộc thẩm quyền củatrung tâm, phù hợp quy định của pháp luật và yêu cầu của trung tâm

Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của tất cả các loại hóa đơn, chúng từ, hoàn chỉnhcác thủ tục kế toán trước khi trình Lãnh đạo trung tâm phê duyệt

Trang 34

Tổ chức và tham gia kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất toàn bộ vật tư, tài sản, tiềnvốn theo quy định của Nhà nước, theo yêu cầu của trung tâm, đông thời đề xuấthướng xử lý kết quả kiểm kê.

Kê khai, trích nộp và quyết toán các khoản nộp ngân sách; thanh toán cáckhoản tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả

Chấp hành quyết định của trung tâm, các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhànước về việc kiểm tra hoạt động kế toán tài chính của trung tâm

Lập và nộp các báo cáo tài chính theo chế độ quy định

- Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp:Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán kinh tế kỹ thuật, cáckhoản thu, chi tài chính; các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý,

sử dụng tài sản, vật tư và tiền vốn; phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm phápluật về tài chính, kế toán tại trung tâm

Thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động doanhnghiệp theo quy định của Nhà nước và của trung tâm

Trang 35

2.1.2 Tình hình nguồn nhân lực của trung tâm

Dưới đây là các bảng cơ cấu lao động của Trung tâm ngoại ngữ Language Link Đà Nẵng trong 3 năm gần đây:

Bảng 2.1 Cơ cấu lao động theo giới tính Giới tính

SL (người)

Tỷ trọng (%)

SL (người)

Tỷ trọng (%)

SL (người)

Tỷ trọng (%)

học viên là những em nhỏ nên cần sự mềm mỏng nhẹ nhàng nên năm này tuyển nhiềulao động nữ

Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng cơ cấu theo giới tính của năm 2020

25%

75%

Năm 2020

Trang 36

Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng cơ cấu theo giới tính năm 2021.

Qua đến năm 2021 và 2022, không có sự thay đổi nhiều về tỷ trọng giữa nam

và nữ cụ thể là có 44 lao động, số lao động nam chiếm tỷ trọng là 40.91%, còn laođộng nữ chiếm 59.09%

Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng cơ cấu theo giới tính năm 2022

Trang 37

2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MINH ĐĂNG- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN 2020 – 2022

2.1 Lĩnh vực kinh doanh của công ty

Đặc thù là Trung Tâm Language Link Đà Nẵng hoạt động trong lĩnh dịch vụđào tạo ngoại ngữ, trong giai từ năm 2020 giá trị tài sản cố định tăng 150% so vớinăm 2019 Lý do là Trung Tâm Language Link Đà Nẵng mới thành lập nên đượcđầu tư mạnh về cơ sở vật chất, trang thiết bị cao cấp nhằm xứng tầm với định vị làtrung tâm tiếng Anh quốc tế hàng đầu Đà Nẵng Ban đầu, Trung Tâm LanguageLink Đà Nẵng đầu tư nhiều vào tài sản cố định nhưng khi cơ sở kinh doanh hoạtđộng ổn định thì tài sản lưu động tăng lên qua các năm

2.2 Tiềm lực của công ty

Bảng 2.2 Tình hình tài chính của Language Link Đà Nẵng qua các năm

Trang 38

2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2020-202

Hình 2.5 Biểu đồ thể hiện tổng tài sản của LLDN năm 2020 - 2022

Nhận xét: Ta thấy rằng tài sản của trung tâm ngoại ngữ Language Link Đà Nẵngtrong 3 năm vừa qua có chiều hướng tăng dần dù không nhiều So với năm 2019,tổng tài sản của Language Link năm 2020 đã tăng 271.595.726 đồng, tương đươngvới 16,59% Tương tự, so với năm 2020, tổng tài sản của Language Link Đà Nẵngnăm 2021 tăng 335.247.823 đồng, tương đương với 17,56% Một điều đáng chú ý làtài sản của trung tâm chủ yếu là tiền mặt và các khoản tương đương tiền Cho thấydoanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ

Trang 39

a Nguồn vốn

Bảng 2.3 Tình hình nguồn vốn của trung tâm Language Link Đà Nẵng 2020 – 2022

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Số cuối năm Số cuối năm Số cuối năm Chênh lệch 2021/2020 Chênh lệch 2022/2021

2020 2021 2022 Giá trị Tương đối Giá trị Tương đối NGUỒN VỐN

I NỢ PHẢI TRẢ 500,000,000 500,000,000 500,000,000

1 Phải trả người bán

2 Người mua trả tiền trước

3 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

4 Phải trả người lao động

5 Phải trả khác 500,000,000 500,000,000 500,000,000

6 Vay và nợ thuê tài chính

7 Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh

8 Dự phòng phải trả (*)

9 Quỹ khen thưởng, phúc lợi

10 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

5 Chênh lệch tỷ giá hối đoái

6 Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu

7 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 137,146,950 408,742,676 743,990,499 271,595,726 198.03% 335,247,823 82.02%

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1,637,146,950 1,908,742,676 2,243,990,499 271,595,726 16.59% 335,247,823 17.56%

(Nguồn: Phòng kế toán)

Trang 40

Hình 2.6 Biểu đồ thể hiện nguồn vốn của LLDN năm 2020 – 2022

Nhận xét: Nhìn tổng quan, tình hình sử dụng vốn của Language Link Đà Nẵngkhông có biến động lớn, tuy nhiên lượng tiền tổng nguồn vốn tăng dần theo từngnăm Nguyên nhân được cho là từ lượng tiền doanh nghiệp kinh doanh sinh lời.Năm 2021, số tiền tổng nguồn vốn là 1,908,742,676 VNĐ, nhiều hơn 271,595,726VNĐ so với năm 2020 tương đương 16.59% Năm 2022, tổng nguồn vốn là2,243,990,499 VNĐ, nhiều hơn 335,247,823 VNĐ tương đương 17.56% so với năm2021

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 0

Ngày đăng: 04/03/2024, 15:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w