1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Văn: Năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay

88 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Năng Lực Tư Duy Của Học Viên Ở Trường Sĩ Quan Chính Trị Hiện Nay
Trường học Trường Sĩ Quan Chính Trị
Thể loại luận văn
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 569,5 KB

Nội dung

Đề tài luận văn đã hoàn thành mục đích, nhiệm vụ đề ra; xác định được cơ sở lý luận và thực tiễn; sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học; bước đầu đã làm rõ mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Đề tài đã làm rõ thực chất và những nhân tố cơ bản quy định năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị. Phân tích, đánh giá đúng thực trạng về năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay. Đưa ra được những giải pháp cơ bản nhằm phát triển năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 THỰC CHẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN QUY

ĐỊNH NĂNG LỰC TƯ DUY CỦA HỌC VIÊN Ở

1.1 Thực chất năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ

1.2 Những nhân tố cơ bản quy định năng lực tư duy của học

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY CỦA HỌC VIÊN

Ở TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY 392.1 Thực trạng năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ

2.2 Giải pháp cơ bản phát triển năng lực tư duy của học

viên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay 57

MỞ ĐẦU

Trang 2

1 Lý do chọn đề tài

Chính trị viên là người chủ trì về chính trị, đảm nhiệm công tác đảng,công tác chính trị ở cấp phân đội, họ cần có khả năng tư duy tốt để giải quyếtnhanh chóng, linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, chỉhuy đơn vị theo chức trách, nhiệm vụ được giao Nên việc nghiên cứu năng lực

tư duy của học viên đào tạo chính trị viên nhằm tìm giải pháp phát triển nó làvấn đề có ý nghĩa rất quan trọng

Trường Sĩ quan Chính trị trung tâm đào tạo sĩ quan chính trị cấp phânđội cho toàn quân Trong những năm qua, nhà trường thực hiện đổi mới đồng

bộ, có trọng tâm, trọng điểm trong giáo dục đào tạo, đặc biệt là phát triển nănglực tư duy cho học viên Trên cơ sở đó, nhà trường có những điều chỉnh vềchương trình, nội dung giáo dục - đào tạo đã đề ra, bảo đảm cho người học pháttriển toàn diện đáp ứng theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo Trong đó, đặc biệt chútrong phát triển năng lực tư duy độc lập sáng tạo cho học viên để họ có thểnhận thức và xử lý tốt mọi tình huống trong quá trình học tập, rèn luyện và cóthể đảm đương tốt nhiệm vụ theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo

Năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị được hìnhthành, củng cố và phát triển trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tạitrường Trong đó, thời gian học tập là giai đoạn cơ bản, đặt nền tảng chohọc viên lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng, phương pháp, đạo đứcnghề nghiệp, lối sống dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của giảng viên, cán bộquản lý của nhà trường

Tuy vậy, học viên trong quá trình học tập việc tích lũy vốn kiến thức thựctiễn, tri thức về năng lực tư duy cho bản thân còn nhiều hạn chế như: nhận thức

về vị trí, vai trò năng lực tư duy cũng như phát triển năng lực tư duy có mặt chưatương xứng; trong xử lý các tình huống thiếu dứt khoát, còn biểu hiện rập khuôn,máy móc; một số cán bộ giảng viên, cơ quan quản lý giáo dục còn biểu hiện xemnhẹ phát triển năng lực tư duy cho học viên, chưa chú ý đúng mức cho phát triển

Trang 3

năng lực tư duy của người học Vẫn còn tình trạng “bầy cỗ sẵn” làm cho họcviên ỷ lại, không động não trước những vấn đề của giảng viên đưa ra Vì vậy,trong học tập, công tác vẫn mang nặng tính khuôn mẫu, máy móc.

Thực tế đó dẫn đến, một số chính trị viên mới ra trường còn hạn chếnhất định cả trong nhận thức lẫn tác phong làm việc, công tác Vì công việc ởđơn vị có nhiều nội dung đa dạng, phức tạp, cộng với lối tư duy còn xơ cứngkhi gặp những vấn đề cụ thể dẫn tới bỡ ngỡ, làm việc “mò mẫm” Điều nàyđồng nghĩa với việc vẫn còn học viên sau khi tốt nghiệp ra trường nhận nhiệm

vụ còn yếu và thiếu một số mặt về kiến thức chuyên môn, kỹ xảo, kỹ năngthực tế công tác, năng lực nói chung và năng lực tư duy nói riêng

Xuất phát từ những vấn đề cơ bản nêu trên đòi hỏi trong quá trình đàotạo ở nhà trường ngoài trang bị tổng hợp những kiến thức, kỹ xảo, kỹ năngcần thiết cho người học, cần phải tăng cường phát triển năng lực tư duy chohọc viên Nhằm giúp họ có thể đảm đương được cương vị chức trách đượcgiao theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo đã xác định

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Vấn đề năng lực và năng lực tư duy là một trong những nội dung cơbản, cốt lõi của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình mới Trongnhững năm gần đây, xung quanh vấn đề này đã có nhiều công trình nghiêncứu ở các khía cạnh khác nhau, tiêu biểu có các nhóm công trình sau:

* Các công trình tiêu biểu liên quan đến năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ nói chung

Tác giả Đào Văn Tiến khẳng định năng lực tư duy sáng tạo là “tổng hợp

những khả năng ghi nhớ, tái hiện, liên tưởng, trừu tượng hóa, khái quát hóa, xử

lý thông tin trong quá trình phản ánh và tạo ra tri thức mới về đối tượng để chỉđạo hoạt động thực tiễn của con người ngày càng hiệu quả cao” [41, tr 22] Từ

đó, tác giả đưa ra cấu trúc năng lực tư duy sáng tạo của đội ngũ sĩ quan cấp phânđội trong Quân đội ta hiện nay, bao gồm: khả năng ghi nhớ, tái hiện, liên tưởng,

Trang 4

trừu tượng hóa, khái quát Theo tác giả Lê Quý Trịnh năng lực trí tuệ là “khảnăng hoạt động của trí tuệ trong việc tìm kiếm, khám phá, tích lũy tri thức và vậndụng tri thức vào giải quyết nhữn nhiệm vụ do cuộc sống đặt ra, đảm bảo cho

hoạt động của con người đạt hiệu quả và chất lượng cao” [42, tr 17] Đồng thời

tác giả chỉ ra cấu trúc của năng lực trí tuệ bao gồm các yếu tố cơ bản như: trithức, phương pháp tư duy và khả năng sáng tạo của con người

Về năng lực thực tiễn, tác giả Nguyễn Văn Huy cho rằng “năng lựcthực tiễn là tổng hòa những khả năng của chủ thể trong quá trình tác động cảibiến tự nhiện, xã hội, nhằm đáp ứng mục tiêu, nhu cầu cho con người trongtừng giai đoạn lịch sử nhất định” [17, tr 11] Theo đó, tác giả tiếp tục làm rõnăng lực thực tiễn trên ba khía cạnh cơ bản là: năng lực nhận thức và quántriệt nhiệm vụ; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực tổ chức cáclực lượng và phương tiện của con người, để làm sâu sắc và đầy đủ hơn vềnăng lực thực tiễn mà tác giả đưa ra

Bàn về năng lực chính trị của chính trị viên ở Binh chủng Tăng - Thiếtgiáp, tác giả Lê Thế Bốn quan niệm đó là: “Tổng hợp các yếu tố chủ quan tạonên trình độ, khả năng thực tế của họ trong hoạt động nhận thức chính trị, giảiquyết các quan hệ chính trị và thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở đơn vị phùhợp với đường lối, quan điểm chính trị của Đảng, đảm bảo cho hoạt động đóđạt kết quả, chất lượng cao” [1, tr 16] Với cách hiểu về năng lực chính trị nhưvậy, tác giả đã tiếp cận và làm rõ năng lực chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị

ở Binh chủng Tăng - Thiết giáp từ sự thống nhất hữu cơ của các yếu tố: tri thứcchính trị; phương pháp, kỹ năng và hành động chính trị; phẩm chất tâm sinh lý

và phẩm chất chính trị cá nhân của họ

Nguyễn Thế Quyền quan niệm: “Năng lực tư duy của học viên ngoạingữ quân sự là tổng hòa các yếu tố động cơ học tập, bản lĩnh chính trị, vốn trithức, phương pháp tư duy thường xuyên được huy động vào việc phát hiệncác mối quan hệ bản chất, các thuộc tính mới trong hoạt động thực tiễn, từ đó

Trang 5

giúp họ tìm ra những nội dung, phương pháp vận dụng tri thức mới vào quátrình học tập, rèn luyện tại trường” [31, tr 19] Trên cơ sở đó, tác giả chỉ racấu trúc của nó gồm có động cơ, bản lĩnh chính trị, vốn tri thức Các yếu tốnày không tồn tại riêng biệt, tách rời nhau mà luôn thống nhất, bổ sung, hỗ trợcho nhau thường xuyên, trực tiếp thúc đẩy năng lực tư duy của học viên ngoạingữ quân sự ngày một hoàn thiện, phát triển

Các công trình trên đã nghiên cứu, làm rõ nhiều vấn đề về năng lực tưduy dưới nhiều hình thức khác nhau như: năng lực thực tiễn, năng lực thẩm

mỹ, năng lực chủ trì về chính trị - những biểu hiện cụ thể của phẩm chất độingũ cán bộ trong quân đội Mỗi bài viết, mỗi công trình khoa học đều đề cập

và luận giải những dạng năng lực ở độ sâu, rộng khác nhau, nhưng tất cả đều

có quan điểm chung: năng lực bao giờ cũng là sự thống nhất hữu cơ của các

yếu tố chủ quan của chủ thể; là đặc trưng riêng của con người, là toàn bộ khả

năng của con người, giúp cho con người đạt hiệu quả cao trong nhận thức vàhành động ở các lĩnh vực cụ thể

Tuy nhiên, các công trình khoa học nghiên cứu về năng lực của đội ngũcán bộ trong quân đội cũng chỉ bàn về phát triển một dạng năng lực của đốitượng cụ thể, chưa có công trình nào bàn đến vấn đề năng lực tư duy của học

viên ở Trường Sĩ quan Chính trị theo cách tiếp cận hệ thống - cấu trúc

* Các công trình tiêu biểu liên quan đến năng lực tư duy của đội ngũ chính trị viên

Tác giả Nguyễn Đình Thủy quan niệm “Năng lực tư duy sáng tạo củađội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội Tên lửa Phòng không là tổng hòa nhữngtri thức, tình cảm, bản lĩnh, phương pháp tư duy và tư chất cá nhân thườngxuyên được huy động vào việc phát hiện các mối quan hệ bản chất, các thuộctính mới trong các hoạt động của bộ đội, từ đó giúp họ tìm ra những nội dung,phương pháp mới không ngừng nâng cao hiệu quả công tác đảng, công tácchính trị, ở phân đội tên lửa phòng không” [39, tr 18] Theo đó, tác giả đưa ra

Trang 6

cấu trúc, nội dung, hình thức, điều kiện nảy sinh, tồn tại và phát triển năng lực tưduy sáng tạo và biểu hiện đặc thù của năng lực này.

Với phương pháp tiến cận riêng của mình, tác giả Trần Minh Đức cho rằng

“Phát triển tư duy quân sự của học viên dân tộc thiểu số ở Trường Sĩ quanChính trị là quá trình kết thừa và không ngừng bổ sung tri thức, nâng caonăng lực khái quát hóa, trừu tượng hóa; đồng thời là quá trình bồi dưỡngphương pháp, năng lực, trình độ tư duy quân sự để nâng tư duy quân sự của

họ lên một trình độ mới về chất, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo” [15, tr.23] Theo đó, tác giả đã luận giải quá trình phát triển tư duy quân sự của họcviên dân tộc thiểu số ở Trường Sĩ quan Chính trị là quá trình chuyển hóa vềchất của các yếu tố cấu thành tư duy quân sự, là quá trình biện chứng phứctạp, đấu tranh giữa cái cũ với cái mới, là quá trình phủ định của phủ địnhdiễn ra quanh co phức tạp Từ đó, tác giả đưa ra giải pháp cơ bản nhằm đánhgiá sự phát triển tư duy quân sự của học viên dân tộc thiểu số ở Trường Sĩquan Chính trị hiện nay

Theo tác giả Nguyễn Văn Dũng năng lực tư duy của một chủ thểnhất định “là tổng hòa các yếu tố chủ quan của chủ thể trong quá trình tưduy phản ánh chân thực và nhạy bén hiện thực khách quan đáp ứng yêucầu của hoạt động tư duy, từ đó tạo ra khả năng đánh giá và chỉ đạo hoạtđộng thực tiễn của chủ thể làm cho những hoạt động đó đạt hiệu quả cao”[2, tr 27] Với cách hiểu này tác giả cho rằng năng lực tư duy thuộc vềcác yếu tố chủ quan được chủ thể tích lũy, mặt khác còn do bản thân chủthể không ngừng học tập nỗ lực vươn lên trong nhận thức và hoạt độngcải tạo thực tiễn

Quan niệm về năng lực tư duy, tác giả Trần Hậu Tân cho rằng: “khảnăng sử dụng thành thạo nội dung, hình thức, phương pháp tư duy của chủthể để nhận thức và giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề lý luận, thựctiễn” [34, tr 19] Từ quan niệm này, tác giả khẳng định trong quá trình tư

Trang 7

duy chủ thể bao giờ cũng phải sử dụng hệ thống các tri thức tồn tại dướidạng khái niệm, phán đoán, suy luận về đối tượng xác định và được biểuhiện qua năng lực lựa chọn cách thức để liên kết các hình thức tư duy nhằmtìm ra kết luận chính xác nhất

Như vậy, các tác giả đều thống nhất năng lực tư duy không chỉ đơnthuần là một hay vài yếu tố mà tổng hợp nhiều yếu tố khác nhau, giữachúng luôn có mối liên hệ tác động qua lại, ràng buộc thúc đẩy lẫn nhaugóp phần hình thành, phát triển năng lực của con người Nhưng chưa cómột công trình nào nghiên cứu về năng lực tư duy của học viên ở Trường

Sĩ quan Chính trị hiện nay mang tính cơ bản, hệ thống, cấu trúc Vì vậy,

tác giả lựa chọn đề tài “Năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ quan

Chính trị hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực tư duy của họcviên ở Trường Sĩ quan Chính trị; đề xuất giải pháp cơ bản nhằm phát triểnnăng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận giải thực chất và những nhân tố cơ bản quy định năng lực tư duycủa học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị

- Phân tích thực trạng năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ quanChính trị hiện nay

- Đề xuất giải pháp cơ bản nhằm phát triển năng lực tư duy của họcviên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề bản chất về năng lực tư duy

của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị

* Phạm vi nghiên cứu: Năng lực tư duy của học viên đào tạo chính trị

Trang 8

viên ở Trường Sĩ quan Chính trị (theo chương trình cơ bản 5 năm) Số liệuđiều tra, khảo sát từ năm 2010 đến nay.

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận: Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục vàđào tạo; Nghị quyết của Quân uỷ Trung ương, chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Quốcphòng, của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị yêu cầu về năng lực tư duy của ngườicán bộ chính trị trong quân đội giai đoạn hiện nay; các công trình khoa học đãcông bố có liên quan đến đề tài nghiên cứu

* Cơ sở thực tiễn: Các báo cáo tổng kết, đánh giá công tác giáo dục

-đào; các báo cáo về năng lực tư duy, năng lực hoạt động thực tiễn của họcviên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay; kết quả điều tra, khảo sát, thu thập

từ thực tế của tác giả

* Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ

nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; luận văn sử dụng tổnghợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó tập trung vào một số phươngpháp chủ yếu như: phân tích và tổng hợp, trừu tượng hoá và khái quát hoá,lịch sử và lôgíc, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia,

6 Ý nghĩa của đề tài

Luận văn góp phần làm sâu sắc thêm quan niệm năng lực tư duy,những nhân tố cơ bản quy định năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩquan Chính trị; đề xuất giải pháp cơ bản phát triển năng lực tư duy của họcviên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiêncứu, giảng dạy và phát triển năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ quanChính trị hiện nay

7 Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm: Mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham

khảo và phụ lục, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố

Trang 9

Chương 1 THỰC CHẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN QUY ĐỊNH

NĂNG LỰC TƯ DUY CỦA HỌC VIÊN Ở TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ 1.1 Thực chất năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị

1.1.1 Quan niệm về năng lực tư duy

Năng lực là một phạm trù dùng để chỉ đặc trưng riêng vốn có của conngười Song khi tiếp cận và luận giải vấn đề này thì mỗi ngành khoa học, mỗicông trình nghiên cứu đều có phương pháp và cách thức luận giải khác nhau.Theo Từ điển tiếng Việt, năng lực được hiểu là:“khả năng, điều kiện chủ quanhoặc điều kiện tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó”, “là phẩmchất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động

nào đó với chất lượng cao” [54, tr 806] Theo Từ điển Giáo dục học quân sự:

“Năng lực được hình thành hoặc phát triển, cho phép một con người đạt đượcthành công trong một hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp” [53, tr 1172].Dưới góc độ tâm lý học quân sự: “năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộctính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt độngnhất định, nhằm bảo đảm cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao” [52, tr 45].Theo Từ điển Triết học: “Năng lực là toàn bộ những đặc tính tâm lý conngười khiến cho nó thích hợp với một hình thức hoạt động nghề nghiệp nhấtđịnh đã hình thành trong lịch sử” [55, tr 254]

Như vậy, mỗi ngành khoa học, lĩnh vực nghiên cứu khi xem xét vềnăng lực đều có cách nhìn riêng Trong tâm lý học chủ yếu nhấn mạnh vai tròtâm lý trong quan niệm về năng lực Năng lực được hình thành trên cơ sở tưchất tự nhiên của cá nhân Hay nói cách khác, năng lực là tính chất tâm sinh

lý của con người chi phối quá trình tiếp thu kiến thức, kỹ xảo và kỹ năng tốithiểu, là cái người đó có thể dùng khi sinh hoạt Còn xã hội học nghiên cứunăng lực dưới hình thức là một thuộc tính, một khả năng, tài năng của con

Trang 10

người trong hoạt động thực tiễn Năng lực trong quan niệm của triết học chorằng đó là mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa các đặc tính tâm lý của conngười, những đặc trưng tâm lý này phải thống nhất và phù hợp với các hình thứchoạt động đã hình thành trong lịch sử Do đó, trình độ phát triển của loài ngườicàng có những bước tiến cao bao nhiêu thì năng lực của con người càng pháttriển theo trình độ tương ứng Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Năng lực củacon người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, mà một phần lớn docông tác, do luyện tập mà có” [27, tr 280] Theo cách hiểu chung nhất thìnăng lực của con người bao gồm cả yếu tố bẩm sinh và quá trình con ngườirèn luyện trong hoạt động thực tiễn mà có được (yếu tố xã hội); trong đó yếu

tố xã hội là yếu tố cơ bản, quyết định đến sự hình thành, phát triển năng lực

tư duy của chủ thể

Từ những luận cứ khoa học nêu trên, chúng ta có thể quan niệm năng lực

là tổng hòa các yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần của chủ thể, tạo nên khả năng

và điều kiện nội tại căn bản để chủ thể hoạt động đạt chất lượng, hiệu quả

Năng lực vừa là cái tự nhiên sẵn có mang tính di truyền, đồng thời cũngmang dấu ấn lịch sử, và nó vẫn mãi là khả năng nếu không thông qua hoạtđộng thực tiễn của con người để hiện thực hóa nó Bởi thế, dưới mọi góc độtriết học ta nhận thấy năng lực muốn có được phải thông qua hoạt động củacon người Năng lực biểu hiện thông qua hành động và được đánh giá bằnghiệu quả, chất lượng công việc người đó thực hiện Năng lực càng cao thì hiệuquả công việc càng lớn và ngược lại năng lực càng thấp, thì hiệu quả côngviệc chỉ đạt ở mức độ nhất định, thậm chí không đem lại hiệu quả Do vậy,mọi quan niệm tách rời, biệt lập hai hình thức này đều dẫn tới siêu hình

Năng lực luôn có tính muôn vẻ, giữa con người với con người và ngaytrong một cá thể người cụ thể cũng tồn tại nhiều dạng năng lực khác nhau.Đặc biệt, xã hội ngày càng phát triển, tính chuyên môn hóa cao, sự đa dạng vềcác ngành nghề là điều kiện cho các dạng năng lực phát triển theo nhữngchiều hướng phong phú và chuyên biệt hơn như: năng lực quản lý, năng lực

Trang 11

sư phạm, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực tự học, năng lực lãnhđạo Trong đó, năng lực tư duy và năng lực hoạt động thực tiễn là hai dạngnăng lực cơ bản của con người, giữa chúng có quan hệ biện chứng với nhau.

Tư duy, theo Hồ Chí Minh là lối tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, không

giáo điều, rập khuôn không vay mượn của người khác, tránh lối mòn mà phải tựmình suy nghĩ, tìm tòi suy đến cùng bản chất bên trong của sự vật, hiện tượngcũng như quy luật vận hành, chi phối sự vật hiện tượng đó để tìm ra chân lý cáchmạng, phù hợp với nhu cầu điều kiện thực tiễn đất nước; là sự gắn bó giữa ý chí,tình cảm với tri thức khoa học, trong đó, yếu tố tri thức, trí tuệ là quan trọng nhất

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, tư duy được hiểu là: “Sản phẩmcao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt - bộ não, quá trình phảnánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, phán đoán, lýluận…” [51, tr 701] Như vậy, kết quả của quá trình tư duy bao giờ cũng là

sự phản ánh khái quát các thuộc tính, các mối liên hệ cơ bản, bản chất, phổbiến, các quy luật ở một hay nhiều nhóm sự vật khác nhau; nó được ghi lạitrong ngôn ngữ Tư duy, có tính độc lập tương đối, một mặt, tư duy có đượctính tích cực sáng tạo trong quá trình tìm kiếm tri thức mới, mặt khác, lànguồn gốc cho sự tách rời tư duy với hiện thực khách quan Bởi vậy, tư duyphải luôn gắn với thực tiễn, bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn đểkiểm tra chân lý trước những vấn đề mà tư duy đưa ra

Ở phương diện này, tư duy được nghiên cứu như hoạt động nhận thức

và phân loại các dạng tư duy trên cơ sở mức độ khái quát và đặc điểm sửdụng các công cụ, phương tiện trong quá trình tư duy, những cái mới đối vớichủ thể, mức độ tích cực của chủ thể, mức độ phản ánh hiện thực một cáchphù hợp, chính xác nhờ tư duy

Trong Từ điển Triết học tư duy được quan niệm là: “Sản phẩm cao nhất củacái vật chất được tổ chức một cách đặc biệt là bộ não, quá trình phản ánh tích cực thếgiới khách quan trong các khái niệm, phán đoán, lý luận, v.v.” [55, tr 1295]

Trang 12

Dưới lăng kính triết học tư duy là quá trình phản ánh hiện thực kháchquan thông qua lăng kính chủ quan của con người và được tiến hành bằng cácthao tác phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để đi đến những quan điểm, tưtưởng trong nhận thức và cải tạo thế giới Hay nói cách khác tư duy là khả năng

và con đường nhận thức thế giới Vấn đề tư duy được đề cập ở đây chính là giaiđoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và tìm ra tính quy luật của

sự vật bằng những hình thức biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lý

Từ những phân tích trên, có thể quan niệm tư duy là giai đoạn của quá trình phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát hiện thực khách quan thông qua các khái niệm, phán đoán, suy luận nhằm phát hiện ra các thuộc tính, mối liên hệ bản chất và quy luật vận động của sự vật, hiện tượng giúp chủ thể nhận thức, giải quyết sáng tạo, hiệu quả những vấn đề lý luận và thực tiễn.

Như vậy, với cách tiếp cận về năng lực, về tư duy như trên chúng ta có

thể quan niệm năng lực tư duy là tổng hòa các yếu tố tư chất, vốn tri thức, phương pháp và kỹ xảo, kỹ năng của chủ thể, tạo nên khả năng, điều kiện giúp cho chủ thể giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn một cách có hiệu quả cao.

Tư chất (thể chất và tố chất) là tổng hợp những khả năng vốn có vềnăng khiếu, sức khỏe, tố chất thiên bẩm của mỗi cá nhân được thể hiện thôngqua hoạt động thực tiễn trong từng lĩnh vực cụ thể Hay nói cách khác, tư chất

là năng lực đang ở dạng tiềm năng, muốn nó trở thành năng lực phải dựa vàoquá trình nhận thức và cải tạo thực tiễn, với những điều kiện hoàn cảnh lịch

sử cụ thể thường xuyên ảnh hưởng và chi phối đến nó Bởi thế, muốn một chủthể nhất định phát triển một dạng năng lực nào đó thì trước tiên phải lựa chọnnhững con người có tư chất tốt, từ đó bồi dưỡng, rèn luyện họ theo nhữngdạng năng lực đã định sẵn, nhằm phát huy tối đa khả năng của họ; giúp họ đạtkết quả cao nhất trong từng lĩnh vực cụ thể đó

Trang 13

Mỗi người khác nhau thì có tư chất khác nhau, và tư chất khác nhau sẽgóp phần hình thành nên những dạng năng lực khác nhau Tư chất có vai tròhết sức quan trọng là cơ sở nền tảng vật chất cho việc hình thành nănglực, cũng như phát triển năng lực cá nhân, nhưng không phải là yếu tốquyết định mà yếu tố quyết định chính là do hoạt động thực tiễn của chủthể Yếu tố này ngày một phát triển theo chiều hướng có lợi nếu thườngxuyên rèn luyện và dần suy yếu nếu coi nhẹ và không được quan tâmchăm sóc, rèn luyện đúng mức.

Vốn tri thức là kết quả của quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo tronghoạt động thực tiễn của chủ thể, là tiền đề cơ bản giúp con người có thể nhậnthức và xử lý nhanh chóng các tình huống xảy ra, trong đó có kỹ xảo, kỹnăng Vốn tri thức không phải yếu tố bất biến mà thường xuyên biến đổi tùytheo sự đam mê, sở thích, nhân tố chủ quan của mỗi người, cũng không đòihỏi điều kiện hoàn cảnh thúc đẩy và quy định

Vốn tri thức bao gồm: những tri thức về lý luận, về kinh nghiệm, trithức tổng hợp, tri thức chuyên môn, tri thức liên ngành…tạo thành một chỉnhthể thống nhất trong mỗi cá nhân Vốn tri thức càng sâu rộng thì chủ thể càng

có điều kiện và khả năng giải quyết tốt những vấn đề nảy sinh Song cần lưu

ý, kho tàng tri thức của nhân loại là khổng lồ, thực tiễn lại luôn diễn ra sinhđộng, muôn vẻ cho nên vốn tri thức của mỗi người muốn phát huy tốt cũngnhư vận dụng vào thực tiễn nhanh chóng và hiệu quả buộc họ phải hình thànhcho mình lối tư duy rõ ràng, mạch lạc, hệ thống tri thức được sắp xếp theotrình tự lôgíc mang tính hệ thống cao Bởi, khi vướng vào bất kỳ vấn đề gì,trong lĩnh vực, hoàn cảnh nào đều có thể vận dụng tri thức đã học vào xử lýmột cách nhanh chóng, chính xác

Kỹ năng là kết quả của sự vận dụng tri thức vào hoạt động nhất định

Kỹ xảo là những phương pháp, cách thức đã được tự động hóa và thực hiệnnhuần nhuyễn, là hoạt động thuần thục của kỹ năng, là bước phát triển cao

Trang 14

của kỹ năng Hai yếu tố kỹ xảo, kỹ năng luôn thống nhất biện chứng, bổ sung,chuyển hóa cho nhau góp phần hiện thực hóa vốn tri thức

Từ những khía cạnh nêu trên, có thể khẳng định muốn năng lực tưduy phát triển tốt, mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình nhận thức và cảitạo thực tiễn nhất thiết chủ thể phải có tri thức hiểu biết sâu rộng, các kỹ xảo, kỹnăng trong lĩnh vực đó Mặt khác, đến lượt mình năng lực lại được biểu hiệntrong việc tiếp thu tri thức, kỹ xảo, kỹ năng Vì vậy, năng lực và tri thức, kỹ xảo,

kỹ năng có mối quan hệ thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau

Năng lực tư duy được cấu thành bởi sự thống nhất biện chứng củacác yếu tố tư chất, vốn tri thức, kỹ xảo, kỹ năng, mỗi yếu tố có vị trí, vaitrò không ngang bằng nhau, cùng ảnh hưởng lớn đến năng lực tư duy củamỗi người Tuy vậy, tùy vào lĩnh vực cụ thể, yêu cầu, hoàn cảnh cụ thể màmỗi yếu tố có những tác động khác nhau Song yếu tố giữ vai trò trung tâm,nền tảng, quyết định, suy đến cùng là vốn tri thức

1.1.2 Quan niệm về năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị

Ngày 14/01/1976, Bộ trưởng Bộ quốc phòng ban hành quyết định số18/QĐ-QP thành lập Trường Sĩ quan Chính trị Theo quyết định này, nhàtrường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị cấp phân đội vànghiên cứu khoa học xã hội nhân văn quân sự Nhà trường có nhiệm vụ đàotạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị cấp phân đội có trình độ đại học; đào tạochuyển loại cán bộ chính trị cấp phân đội, đào tạo giáo viên khoa học xã hộinhân văn cấp phân đội trình độ đại học; đào tạo sĩ quan và cán bộ chính trị choquân đội nước ngoài khi được giao nhiệm vụ; đào tạo sĩ quan dự bị và sẵn sàngnhận, hoàn thành các nhiệm vụ khác khi được giao

Nguồn đào tạo chính trị viên ở Trường Sĩ quan Chính trị là nhữngthanh niên, quân nhân đã tốt nghiệp trung học phổ thông trong cả nước Đaphần có tuổi đời khá trẻ từ 18 - 25 tuổi, kinh nghiệm tổ chức hoạt động công

Trang 15

tác đảng, công tác chính trị còn hạn chế; có đủ điều kiện về sức khỏe, lai lịchchính trị bản thân và gia đình rõ ràng Theo quy định tuyển sinh của Bộ Giáodục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng học viên là những người đã trúng tuyển qua

kỳ thi tuyển sinh quân sự; qua xét tuyển quân sự, hoặc cử tuyển, tuyển thẳngvào nhà trường, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trongsáng, có động cơ, xu hướng nghề nghiệp rõ ràng, xác định cống hiến lâu dàitrong quân đội

Trong suốt quá trình đào tạo, học viên phải đáp ứng được mục tiêu,yêu cầu đào tạo của nhà trường đề ra Sau khi tốt nghiệp bản thân người họcphải hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết của một người cán bộ chính trị vừahồng vừa chuyên, có đạo đức trong sáng, trung thành tuyệt đối với sự nghiệpcách mạng của Đảng, có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức và tiến hành hoạtđộng công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội, góp phần xây dựngQuân đội nhân dân “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, …;vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp sức mạnh chiến đấu, tuyệtđối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân” [9, tr 149] Vớimục tiêu đào tạo của nhà trường sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành cán bộ chínhtrị cấp phân đội hoặc tương đương cho toàn quân Đặc điểm này so với họcviên của các nhà trường quân đội khác sau khi tốt nghiệp ra trường nhậnnhiệm vụ về cơ bản giữ vị trí cao hơn một bậc, do đó công việc, trách nhiệmyêu cầu phải có ý thức rất cao

Học viên đào tạo chính trị viên ở Trường Sĩ quan Chính trị sau khi tốtnghiệp phải là những người có tri thức cơ bản về khoa học xã hội nhân vănquân sự, khoa học nghệ thuật quân sự, trong đó tri thức công tác đảng, côngtác chính trị là tri thức chuyên sâu của họ Vốn tri thức đó được vận dụngsáng tạo, linh hoạt vào tổ chức, tiến hành các hoạt động chủ trì về chính trịtheo chức trách, nhiệm vụ được giao Mặt khác, hoạt động của đảm nhiệm làlãnh đạo, chỉ đạo ở đơn vị trong môi trường quân sự, nên đòi hỏi phải có tư

Trang 16

duy nhanh nhạy, sắc bén, quyết đoán để xử lý nhanh, kịp thời, chính xác mọitình huống có thể xảy ra, nhất là về mặt tư tưởng, con người

Học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị phải là người có ý chí quyết tâmcao, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụđược giao Luôn say mê, nhiệt tình, trung thành với lý luận chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng và pháp luật củaNhà nước, có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, có thiên hướng chính trịtốt Là những người nhạy bén, bản lĩnh, gần gũi trong nắm bắt tâm lý; sôi nổi,nhiệt tình trong các phong trào; có khả năng giao tiếp khá tốt

Tuy vậy, do ảnh hưởng của những điều kiện khách quan và nhân tố chủquan cho nên ở một số học viên vẫn còn tư tưởng dao động, chưa xác định rõ

xu hướng nghề nghiệp của mình Do học viên trong thời gian đầu bị chi phối từphía gia đình, bạn bè các mối quan hệ xã hội, dẫn tới động cơ học tập còn chưa

rõ ràng, tư tưởng ỷ lại, phó mặc vẫn còn tồn tại Mặt khác, tư duy theo lối mòn

có sẵn, khả năng nhạy bén, linh hoạt trong giao tiếp chưa thể hiện rõ nét, vẫnmang tính bộc phát, nhãn quan chính trị chưa hoàn thiện và sâu sắc

Từ sự phân tích trên, có thể quan niệm năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị là tổng hòa các yếu tố tư chất, vốn tri thức, phương pháp và kỹ xảo, kỹ năng tạo nên khả năng, điều kiện giúp cho họ giải quyết hiệu quả cao những vấn đề học tập, rèn luyện theo mục tiêu, mô hình đào tạo trở thành chính trị viên của nhà trường

Năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị là tổng hợpnhững nét đặc trưng riêng có, biểu hiện trong quá trình nhận thức cao, tưduy trí tuệ sắc bén, có mục đích, động cơ, thái độ, sự nỗ lực không ngừngtrong học tập, rèn luyện tích lũy tri thức kinh nghiêm, lý luận, quân sự, các

kỹ năng mềm, góp phần hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao

Trang 17

Một là, tri thức về khoa học xã hội và nhân văn quân sự,

trong đó có tri thức chuyên sâu về công tác đảng, công tác chínhtrị

Nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo chính trị viên theo tinh thầnNghị quyết 51 - NQ/TW của Bộ Chính trị, khóa X “Về việc tiếp tục hoànthiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắnvới việc thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dânViệt Nam”; Nghị quyết 513 của Đảng ủy Quân sự Trung ương về việc tiếptục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉhuy gắn với việc thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân độinhân dân Việt Nam”, cũng như đảm đương được cương vị chính trị viênđại đội và có thể phát triển lên vị trí cao hơn, học viên đào tạo chính trịviên phải có vốn tri thức toàn diện trên tất cả các mặt các lĩnh vực của cuộcsống Đặc biệt chú trọng xây dựng cho mình hệ thống tri thức về khoa học

xã hội nhân văn quân sự, trong đó có tri thức chuyên sâu về công tác đảng,công tác chính trị theo mô hình giáo dục đào tạo của nhà trường là đòi hỏikhách quan trong suốt thời gian qua

Chính vốn tri thức này giúp cho học viên có sự hiểu biết, có khảnăng tư duy lý luận, khả năng phân tích, tiếp cận vấn đề một cách sát thực,đúng đắn Khi xã hội phát triển, trình độ con người ngày một cao, thì vaitrò của tri thức càng được khẳng định hơn nữa, chi phối mạnh mẽ và sâusắc đến quá trình hình thành và phát triển năng lực tư duy của học viên ởTrường Sĩ quan Chính trị hiện nay Học viên sở hữu nguồn tri thức càngnhiều, càng có giá trị thì càng tạo dựng được nền tảng sức mạnh trở thànhmột chính trị viên “vừa hồng vừa chuyên”, có khả năng lãnh đạo, chỉ đạo,thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao

Theo chương trình đào tạo thì tổng tri thức các nhóm ngành quân sựchiếm 40% và chính trị chiếm 60% Trong đó, Triết học Mác - Lênin 175 tiết;

Trang 18

lôgíc 30 tiết; phương pháp luận nghiên cứu khoa học 30 tiết; chiến thuật 790 tiết.Đặc biệt, tri thức về công tác đảng, công tác chính trị là 1225 tiết (với 47 họctrình, 11 học phần và 01 phần văn học nghệ thuật) [phụ lục 2] Học viên bắtđầu nhập môn từ khoảng đầu năm thứ ba và kéo dài cho đến cuối chươngtrình đào tạo cùng với diễn tập, làm khóa luận, thi thốt nghiệp Trong đó,học viên được làm khóa luận không quá 15% theo tiêu chí từ cao xuốngthấp: từ giỏi, cận giỏi, đến khá cứng.

Kiến thức công tác đảng, công tác chính trị với dung lượng, thời gian,yêu cầu ngày một cao, cộng với rất nhiều các hình thức hướng dẫn, bồidưỡng, giải đáp vướng mắc của học viên trong quá trình học tập, tổ chức traođổi phổ biến kinh nghiệm học tập, rèn luyện, thực hành, thực tập giữa cáckhóa, các lớp Hoạt động hội thi, hội thao, ngoại khóa cũng thường xuyêndiễn ra nhằm nâng cao tay nghề công tác đảng, công tác chính trị cho ngườihọc Ngoài ra, cuối khóa học, học viên phải thi tốt nghiệp môn công tác đảngcông tác chính trị và một bộ phận học viên có kết quả tốt sẽ bảo vệ khóa luận,đồng thời phải tham gia diễn tập cuối khóa, đóng những tình huống giả địnhsát thực tiễn chiến đấu Bằng vốn tri thức, tay nghề công tác đảng mà họ tíchlũy được buộc phải giải quyết vấn đề khi giảng viên nêu lên Sau khi ratrường mỗi học viên được trang bị vốn kiến thức công tác đảng, công tácchính trị cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tiễn đơn vị đòi hỏi

So với các chuyên ngành khác về thời gian, thời lượng, tài liệu cơ sởvật chất, lực lượng tham gia bảo đảm luôn ở mức cao nhất, phục vụ hiệu quảcho hoạt động học tập, nghiên cứu của học viên Chuyên ngành công tácđảng, công tác chính trị luôn được Đảng ủy, Ban Giám hiệu quan tâm đặcbiệt, xây dựng chương tình, kế hoạch, mục tiêu yêu cầu cho các lực lượngtham gia gia cũng như bản thân học viên khi học tập Với việc xác định: “bồidưỡng phương pháp, tác phong công tác, nhất là năng lực tổ chức hoạt độngcông tác đảng, công tác chính trị” [5, tr 6]

Trang 19

Chương trình đào tạo của các đối tượng đã quán triệt đúng phương châm:

cơ bản, hệ thống, thống nhất, chuyên sâu; theo hướng giảm thời lượng kiến thứcgiáo dục đại cương, tăng kiến thức giáo dục chuyên ngành Nội dung huấnluyện, giảng dạy của khoa chuyên ngành luôn giữ đúng nguyên tắc; tích cực cậpnhật những phát triển mới về lí luận, thực tiễn huấn luyện và sẵng sàng chiếnđấu tại các đơn vị cơ sở; tỉ lệ giữa thời gian lên lớp lý thuyết với thực hành vàcác hình thức sau bài giảng ngày càng bảo đảm tốt hơn

Đó là những tri thức chuyên biệt về công tác đảng, công tác chính trịđảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổchức Những tri thức này gắn trực tiếp với nhiệm vụ thực tiễn mà một ngườicán bộ chính trị phải đảm nhiệm Bởi vậy, người học phải nắm chắc mục đích,nội dung, yêu cầu, phương pháp, nhiệm vụ tiến hành các nội dung sao cho sátđúng với cương vị mình đảm nhiệm Ngoài ra, người học phải thường xuyên họctập, rèn luyện và phấn đấu về mọi mặt; tích cực nghiên cứu, học hỏi phươngpháp quản lý, tổ chức triển khai, ra chỉ thị, nghị quyết, điều hành đơn vị trên lậptrường quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước và kỷ luật của Quân đội

Quy trình đào tạo của Trường Sĩ quan Chính trị luôn bám sát thựctiễn, tuân theo quá trình nhận thức của người học là đi từ dễ đến khó, từđơn giản đến phức tạp, từ những môn cơ sở đến môn chuyên ngành điều đóđòi hỏi người học phải phát huy tối đa khả năng tư duy của mình để nhậnthức nhanh nhất, chính xác nhất, nắm bắt kịp thời lượng kiến thức mớiđược trang bị

Sự gia tăng vốn tri thức là cơ sở cho sự phát triển năng lực tư duy chohọc viên Vốn tri thức càng nhiều, thì năng lực tư duy càng có cơ sở pháttriển Nhưng quá trình học tập tại trường, người học viên được truyền thụ cónhiệm vụ lĩnh hội tri thức, kỹ xảo, kỹ năng theo chương trình, nội dung xácđịnh Chương trình, nội dung này có đáp ứng được công việc nhiệm vụ họphải thực hiện sau này hay không Điều đó cho thấy, phát triển năng lực tư

Trang 20

duy của học viên ở Trường Sĩ qua Chính trị hiện nay phụ thuộc rất lớn vào

hệ thống tri thức mà họ được trang bị trong nhà trường

Hai là, phương pháp tư duy của học viên ở nhà trường

Phương pháp tư duy là thành tố gắn bó mật thiết với tri thức của ngườihọc, giúp họ chuyển hóa kiến thức đã lĩnh hội được vào thực tiễn một cáchnhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất Phương pháp tư duy góp phần bóctách, làm sáng rõ bản chất sự vật, hiện tượng Khi phương pháp tư duy năngđộng, sáng tạo sẽ đem lại kết quả cao nhất trong thời gian ngắn nhất cònngược lại khả năng phương pháp tư duy trì trệ, lối mòn sẽ cản trở quá trìnhnhận thức và cải tạo thực tiễn, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả, thời gian cũngnhư chất lượng công việc cần thực hiện

Phương pháp tư duy là sản phẩm của con người trong quá trình nhậnthức và cải tạo thực tiễn Đây là biện pháp, cách thức con người sử dụng đểlàm giàu tri thức bản thân Mỗi một lĩnh vực khác nhau, thời điểm lịch sửkhác nhau đòi hỏi phải có phương pháp tư duy tương ứng, không được gò bó,khuôn mẫu, hay áp đặt một phương pháp cho mọi vấn đề, mà một vấn đề cóthể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, thậm chí một phương pháp có thể

sử dụng cho nhiều tình huống, miễn sao đem lại hiệu quả cao nhất Bởi thế,cần có sự linh hoạt, sáng tạo, mềm dẻo trong xử trí mọi tình huống

Phương pháp tư duy của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị là phươngpháp đạt đến trình độ nhận thức và xử lý tình huống trong hoạt động học tập vàrèn luyện tại nhà trường Đó là khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa,trừu tượng hóa nhằm phản ánh sự vật, hiện tượng một cách khách quan, toàndiện, hướng tới cái bản chất và tìm ra quy luật vận động, phát triển giữa chúng

Từ đó, đề ra mục tiêu, biện pháp hành động hiệu quả, trên nền tảng kiến thức

đã có, cũng như tuân theo phương pháp luận duy vật biện chứng

Là đối tượng học viên đào tạo trình độ đại học cho nên cách thức,phương pháp tư duy của học viên cũng phải phù hơp với trình độ nhất định

Trang 21

Bởi vậy, làm thế nào để hình thành, phát triển năng lực tư duy khoa học,lôgíc, sáng tạo thay cho lối tư duy theo thói quen, lối mòn, cảm tính Rènluyện được phương pháp này sẽ giúp cho học viên đưa ra được nhữngquyết sách chính xác, sáng suốt khi phải giải quyết ngay lập tức các vấn đềphát sinh, đồng thời ngăn ngừa những vấn đề sẽ lặp lại tương tự trong họctập và công tác sau này Nhận thức được tầm quan trọng trên và nhằm gópphần phát huy tối đa tiềm lực của từng học viên trong việc tạo lên sứcmạnh tập thể quân nhân Nên ngay từ khi bắt đầu vào học, học viên đãđược học tập, truyền thụ kinh nghiệm học tập đại học, phương pháp nghiêncứu, tìm hiểu, xử lý thông tin, khả năng phương pháp tư duy mạch lạc, rõràng, mang tính lôgíc, hệ thống.

Do bị chi phối bởi tính chất, nhiệm vụ công việc nên tính đặc thù vềkhả năng phương pháp tư duy của người học viên ở Trường Sĩ quan Chính trịđược thể hiện ở chỗ: Khả năng quán triệt các chỉ thị nghị quyết cấp trên,đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước; khả năng lãnh đạo,chỉ đạo; khả năng nắm bắt tư tưởng, phát động, tập hợp lực lượng; tổ chức các

sự kiện Trong lĩnh vực quân sự khả năng phương pháp tư duy của ngườichính trị viên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc khái quát thực tiễn, tổngkết lý luận nhằm đưa ra phương hướng chỉ đạo, lãnh đạo sát đúng diễn biếnmau lẹ của hoạt động thực tiễn quân sự

Phương pháp tư duy của học viên là sự hội tụ cao của tri thức và trí tuệ

Đó là khả năng năm bắt và xử lý chính xác, kịp thời mọi tình huống nảy sinhtrong hoạt động học tập công tác Sự phát triển cao về khả năng phương pháp tưduy sẽ giúp người học viên có tư duy độc lập, sáng tạo, tích cực, tự giác trongmọi nhiệm vụ, dẫn dắt họ tìm đến chân lý nhanh nhất, công sức bỏ ra ít nhất,thời gian ít nhất, hiệu quả đem lại cao nhất

Phương pháp tư duy còn thể hiện ở sự nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo, phântích tình hình, dự kiến được những tình huống phức tạp có thể xảy ra, thấy được

Trang 22

nguyên nhân dẫn đến kết quả đó Từ đó, biết tận dụng những thuận lợi và khắcphục những điều kiện khó khăn, xử lý hiệu quả mọi vấn đề vướng mắc nảy sinh.

Yêu cầu người học phải xây dựng phương pháp tư duy thực sự khoahọc, lôgíc, độc lập, sáng tạo Trong quá trình giáo dục đào tạo không chỉ đơnthuần chú trọng đến việc trang bị tri thức mà nội dung về phương pháp, cáchthức tư duy là đòi hỏi khách quan, tất yếu Việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nângcao trình độ mọi mặt cho học viên, nhất là trình độ ngoại ngữ, tin học, phươngpháp tư duy được coi trọng; ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạyđược thực hiện có nền nếp, chất lượng ngày càng cao

Ba là, kỹ xảo, kỹ năng của học viên ở nhà trường

Năng lực tư duy của học viên hình thành và phát triển dựa trên nền tảng

là vốn tri thức; đồng thời nó còn được thể hiện qua hệ thống kỹ xảo, kỹ năngcủa học viên trong quá trình học tập, rèn luyện theo mô hình người chính trịviên trong thực tế

Các kỹ thuật động tác, thao tác, cách thức ra mệnh lệnh, chỉ đạo, cáchthức tổ chức và điều hành một hoạt động cụ thể được học viên thường xuyênquan sát, học hỏi, rèn luyện phát triển lên theo nấc thang tăng dần: từ chưabiết đến biết, chưa thuần thục đến thuần thục và dần dần thành kỹ xảo, kỹnăng Bởi thế, thông qua mức độ, khả năng đáp ứng yêu cầu đào tạo có thểthấy được sự phát triển năng lực tư duy của người học

Các kỹ xảo, kỹ năng của học viên ở nhà trường là sự tự động hóa đến mứcthuần thục cao mà một người học viên bình thường khó có thể thực hiện được.Các hình thức này luôn củng cố, hỗ trợ cho nhau tạo nên sự nhịp nhàng, ăn khớpgiữa các khâu, các bước trong nhận thức và xử lý mọi tình huống có thể xảy ra

Kỹ xảo, kỹ năng này không phải là những động tác đơn thuần mà người học viênquân sự nào cũng có thể có được, mà đó là cả một quá tình tích lũy, tìm tòi, rènluyện, là “bảo bối” của học viên đào tạo cán bộ chính trị

Mỗi đối tượng khác nhau sẽ có hệ thống kỹ xảo, kỹ năng khác nhau,bởi thế quá trình đào tạo học viên được trang bị đầy đủ kỹ xảo, kỹ năng tổ

Trang 23

chức, điều hành, ra chỉ thị, mệnh lệnh, giáo dục cho bộ đội, xử lý các tìnhhuống, nắm bắt tư tưởng, phối hợp công tác với người chỉ huy, thực hành,tuyên truyền, tiến hành công tác vận động quần chúng Mỗi kỹ xảo, kỹnăng này sẽ giúp cho người học thích ứng nhanh chóng với nhiệm vụ khác

nhau, cũng như trong học tập, rèn luyện hằng ngày.

Kỹ xảo, kỹ năng của học viên chỉ có thể hình thành bằng cách luyệntập, tạo ra năng lực thực hiện các hành động không chỉ trong những điềukiện quen thuộc mà còn cả trong những điều kiện thay đổi Kỹ xảo, kỹnăng được trình bày ở đây là những dạng chuyên biệt của năng lực thựchiện của cá nhân trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập, rèn luyệnhoặc năng lực tiến hành hoạt động ngoại khóa Người học viên cần đượcđặt trong một điều kiện, môi trường thuận lợi để có cơ hội hình thành vàrèn luyện các kỹ xảo, kỹ năng cần thiết cho công việc của họ, mà đó chính

là vấn đề mà người quản lý cần quan tâm

Ở đây phải nhấn mạnh thêm một yếu tố cần thiết để tạo nên kỹ xảo,

kỹ năng của người học viên chính là yếu tố kinh nghiệm Những kinhnghiệm từ thực tế cuộc sống, môi trường công tác, học tập với một nền trithức vững vàng sẽ giúp học viên thuận lợi hơn trong việc thực hiện các kỹxảo, kỹ năng của mình

Kỹ xảo, kỹ năng này phải được rèn luyện thường xuyên, tăng cường traudồi, gắn với hoạt động thực tiễn nhà trường, cũng như hoạt động đơn vị Dần hìnhthành lối mòn, phản xạ, thuần thục về tư duy, về động tác tiến hành và xử lý cáchoạt động của bản thân và đơn vị Mỗi kỹ xảo, kỹ năng có một vị trí vai trò nhấtđịnh, tác động rất lớn đến năng lực tư duy của học viên nên không được coi trọngcái này, hạ thấp cái kia, mà cần có cái nhìn toàn diện, cụ thể

Bốn là, hiệu quả hoạt động của người học trong nhận thức và giải quyết nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo mục tiêu,

mô hình đào tạo chính trị viên của nhà trường.

Trang 24

Cải tạo hiện thực khách quan là quá trình phát hiện và giải quyết những mâuthuẫn theo mục đích xác định của con người Theo đó, năng lực tư duy của chủ thểbiểu hiện trước hết ở khả năng nhận thức đúng, phân tích đúng và giải quyết đượcnhững mâu thuẫn trong quá trình học tập, rèn luyện ở nhà trường Bởi tronghọc tập, rèn luyện học viên gặp và phải tự mình giải quyết hàng loạt những mâuthuẫn nảy sinh Làm tốt vấn đề này là minh chứng rõ nhất của năng lực tư duy và

sự trưởng thành của năng lực tư duy Năng lực tư duy càng phát triển bao nhiêuthì khả năng nhận thức và giải quyết mâu thuẫn càng lớn bấy nhiêu

Trong suốt quá trình lĩnh hội tri thức tại trường, người học viên vớingười giảng viên, cán bộ quản lý luôn có sự phối hợp thống nhất với nhau, tạonên mối quan hệ gắn bó Song quá trình này cũng luôn gặp phải những mâuthuẫn nảy sinh cả bên trong lẫn bên ngoài cần phải giải quyết Do đó, việcnhận thức, phân tích và giải quyết những mâu thuẫn chính là động lực quantrọng thúc đẩy năng lực tư duy học viên ngày một phát triển Đây là yêu cầukhách quan đòi hỏi học viên phải biết phát huy cao độ thể lực, trí lực Mỗivấn đề, mỗi giải pháp đưa ra phải trên cơ sở tôn trọng khách quan, bám sátthực tiễn, tất cả hướng tới thực hiện thắng lợi mục tiêu yêu cầu đào tạo mànhà trường đã xác định

Ngoài ra, khả năng nắm, bảo vệ và phát triển những vấn đề lý luận chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những vấn đề lý luận công tác đảng,công tác chính trị theo mục tiêu, mô hình đào tạo của nhà trường là một trongnhững biểu hiện sâu sắc về năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ quanChính trị hiện nay Mục tiêu suy cho cùng của quá trình phát triển năng lực tưduy của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay là giúp cho người họcnắm vững hệ thống những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, lý luận công tác đảng, công tác chính trị, học viên biết vậndụng và phát triển những nguyên lý vào thực tiễn học tập, công tác

Trang 25

Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở thế giới quan,phương pháp luận khoa học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra Nhữngnội dung kiến thức này sẽ tạo nền tảng tri thức tốt nhất cho việc hình thành kỹ xảo,

kỹ năng chuyên biệt về lĩnh vực mình công tác Muốn có được khả năng này họcviên phải được trang bị phương pháp biện chứng duy vật để kế thừa, bảo vệ vàphát triển lý luận lên một tầm cao mới, với giá trị thực tiễn sâu sắc Việc tiếp thu,vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận công tácđảng, công tác chính trị đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết nhất định, được tích lũyqua hoạt động học tập, rèn luyện hàng ngày, tiến dần tới nhận thức lý tính, nghiêncứu lý luận sâu hơn Việc tiếp thu, vận dụng, phát triển lý luận chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận công tác đảng, công tác chính trị là cả quátrình gắn với hoạt động thực tiễn, kết hợp lý luận với thực tiễn, xuất phát từ nhữngyêu cầu của thực tiễn công tác, nhiệm vụ người chính trị viên phải thực hiện Bởi

vậy, cần nắm được “cái linh hồn sống” của nó để áp dụng giải quyết cho tốt mọi

vấn đề thực tiễn đang diễn ra

Mặt khác, năng lực tuy duy của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị cònđược thể hiện qua khả năng vận dụng đúng đắn, sáng tạo lý luận vào thực tiễn theochức trách, nhiệm vụ là người chủ trì về chính trị, đảm nhiệm công tác đảng, côngtác chính trị trong quá trình học tập Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ,con người khác con vật ở chỗ, làm việc gì cũng phải có ý thức, cao hơn nữa làphải có sự dẫn dắt của lý luận Tuy nhiên, mọi lý luận chân chính đều bắtnguồn từ thực tiễn, phản ánh đúng thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn Lýluận, xét tới cùng, là từ thực tiễn mà đúc kết, khái quát lên Không có thựctiễn thì không có lý luận Lý luận và thực tiễn có mối quan hệ hữu cơ biệnchứng, luôn gắn bó với nhau và thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau, trong

đó thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, là tiêu chuẩn, là căn cứ để kiểm chứng tínhđúng đắn của lý luận Mọi lý luận rốt cuộc đều phải đối diện với thực tiễn vàđược kiểm chứng trong thực tiễn Tác dụng và sức sống của lý luận phụ thuộc

Trang 26

vào khả năng của chính nó trong việc khái quát bản chất của hiện thực kháchquan từ vô số các hiện tượng cụ thể.

Lý luận phản ánh hiện thực khách quan và được nảy sinh trong nhữngđiều kiện lịch sử nhất định, cho nên toàn bộ tri thức được trang bị tại trườngcũng là một kho tàng vô cùng quý báu và có giá trị Song xét ở phương diệnnhất định, kiến thức đó dù có được cho là đúng đắn đến mấy cũng cần phảiđược vận dụng một cách khoa học, sáng tạo vào thực tiễn, phù hợp với nhiệm

vụ người chính trị viên đảm nhiệm, không được bảo thủ trì trệ, không đượcdập khuôn máy móc Sự linh hoạt, xem xét đánh giá tình hình, nhận diện mâuthuẫn, vận dụng sáng tạo tri thức đã học và thực tiễn là tiêu chí quan trọngđánh giá năng lực tư duy của học viên Bởi lẽ, tư duy con người muốn nhậndiện, đánh giá phải thông qua hành động, việc làm cụ thể, thông qua khả năngnhận thức và giải quyết mọi vấn đề thực tiễn nảy sinh Sự phát triển của xãhội, của quân đội và sự thay đổi của điều kiện lịch sử tất yếu đòi hỏi lý luậncũng cần được bổ sung và phát triển theo; và nhờ thế mà lý luận khoa học họcviên tích lũy được sẽ ngày càng trở nên phong phú hơn, chính xác hơn Do

đó, trong quá trình học tập tại trường học viên không nên biến các nguyên lý

lý luận thành các khuôn mẫu giáo điều khô cứng, máy móc; điều cơ bản nhất

là rút ra từ đó những giá trị về phương pháp luận Nếu coi những khái niệm,những mệnh đề lý luận là khuôn mẫu của mọi hiện thực để từ đó bắt hiện thựcphải vận động theo một cách máy móc thì sẽ phạm những sai lầm tai hại Nókhông những chỉ làm cho lý luận bị thui chột, trở nên khô héo mà có khi cònkìm hãm, thậm chí kéo lùi sự tiến bộ của lịch sử Bởi thế, việc gắn lý luận vớithực tiễn, học đi đôi với hàng, nhà trường với thao trường, đơn vị luôn đượccoi trọng, để lý luận luôn tươi mới, có sức sống Căn cứ để xây dựng và pháttriển lý luận chính là thực tiễn, phải tìm trong thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo, chủtrì về chính trị, các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị và thườngxuyên tổng kết thực tiễn, rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị để chỉđạo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ khi được giao phó

Trang 27

Các yếu tố cơ bản nêu trên có vị trí, vai trò nhất định đối với năng lực

tư duy, song luôn thống nhất biện chứng với nhau hợp thành năng lực tư duycủa học viên Bởi vậy, muốn phát triển năng lực tư duy của học viên ởTrường Sĩ quan Chính trị hiện nay cần hoàn thiện đồng bộ các yếu tố cấuthành và chi phối đến năng lực tư duy của người học Trong đó, khả năngphương pháp tư duy chính là một trong những thành tố đặc biệt quan trọng,góp phần hiện thực hóa tri thức thành hành động

1.2 Những nhân tố cơ bản quy định năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị

1.2.1 Năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị chịu sự quy định từ nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo của nhà trường

Quá trình đào tạo sĩ quan chính trị cấp phân đội của nhà trường baogồm hệ thống những tác động có mục đích đến học viên làm chuyển biếnnhững yếu tố cấu thành năng lực tư duy của họ nhằm đáp ứng mô hình, mụctiêu, yêu cầu đào tạo Trong đó, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạonhà trường là nền tảng cơ bản, trực tiếp quy định năng lực tư duy người học

Quán triệt mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường cũng như đòi hỏithực tiễn xã hội và Quân đội cho nên trong mọi khâu, mọi bước, mọi quá trìnhtiến hành đào tạo đều phải giúp cho học viên hướng tới mục tiêu yêu cầu đãxác định Nội dung, chương trình, phương pháp là những thành tố cơ bản gópphần hiện thực hóa mục tiêu yêu cầu đào tạo Chính nó quy định hệ thống trithức trang bị cho người học, dung lượng, phương pháp lĩnh hội tri thức, kếhoạch học tập, mục tiêu cụ thể của mỗi cá nhân

Nội dung, chương trình, phương pháp không phải là một khuôn mẫu,

cố định bất biến mà luôn có sự vận động biến đổi phù hợp nhất với điều kiệnhoàn cảnh cụ thể Hiện nay, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạođang từng bước hướng đến và giải quyết những vấn đề về thực tiễn xã hội,quân đội; khoa học kỹ thuật ngày một phát triển cũng như khối lượng tri thức

Trang 28

khổng lồ của nhân loại ngày một tăng lên theo cấp số nhân, tính chất muônhình muôn vẻ về quy mô, trình độ, nhịp điệu của chiến tranh hiện đại Bởithế, Đảng ủy Quân sự Trung ương yêu cầu "đào tạo cán bộ cấp phân đội cóphẩm chất chính trị vững vàng và đạo đức cách mạng trong sáng; có mặtbằng kiến thức trình độ đại học theo các nhóm ngành tương ứng của Nhànước; có kiến thức quân sự chuyên ngành, ngoại ngữ, tin học, năng lực tưduy và hoàn thành nhiệm vụ ban đầu, có khả năng phát triển” [10, tr 15]

Nghị quyết Đảng bộ nhà trường đã cụ thể hóa và chỉ rõ như sau: “Thựchiện hiệu quả khâu đột phá về xây dựng đội ngũ nhà giáo và đổi mới phương phápdạy - học Đội ngũ giảng viên nhà trường đã có sự phát triển cả về số lương, cơcấu và chất lượng Thực hiện tốt công tác quản lý, rèn luyện học viên theo mụctiêu, yêu cầu đào tạo Triển khai tích cực, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp kiểmtra, thanh tra, khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo” [5, tr 1]

Sự lôgíc, của nội dung, chương trình, phương pháp càng hợp lý baonhiêu càng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tư duy Do đó, nộidung, chương trình đào tạo phải được xây dựng sao cho phù hợp với quá trìnhnhận thức của người học, đảm bảo từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp,gắn lý luận với thực tiễn, phát triển tối đa năng lực tư duy Chủ tịch Hồ ChíMinh từng chỉ rõ: "Lý luận rất cần thiết, nhưng nếu cách học tập không đúngthì sẽ không có kết quả Do đó, trong lúc học tập lý luận, chúng ta cần nhấnmạnh: lý luận phải liên hệ với thực tế Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn làmột nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin Thực tiễn không có lýluận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng Lý luận mà không liên hệ vớithực tiễn là lý luận suông"[26, tr 496] Ngược lại, nếu nội dung, chương trìnhthiết kế thiếu chặt chẽ, không khoa học sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cả hai chiềudạy và học, cụ thể đó là phương pháp truyền thụ của người giáo viên và kỹxảo, kỹ năng lĩnh hội tri thức của người học

Trang 29

Nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo chính là sự cụ thể hóamục tiêu yêu cầu đào tạo, đảm bảo cho học viên có thời gian, kế hoạch họctập, nghiên cứu, rèn luyện phát huy tối đa nỗ lực cá nhận, không ngừng phấnđấu vươn lên hoàn thiện bản thân, làm chủ tri thức, phát triển tối đa năng lực

tư duy sáng tạo, góp phần chuyển hóa hoạt động học tập nghiên cứu đơnthuần, sang khả năng nghiên cứu, học tập với lối tư duy sáng tạo của học viên

Xuất phát trực tiếp từ nội dung, chương trình đào tạo, từ năng lực nhậnthức của người học mà phương pháp giảng dạy của giảng viên phải có nhữnghình thức, phương pháp khác nhau, chi phối mạnh mẽ đến đối tượng học viênnhằm xây dựng cho người học phát triển một cách toàn diện cả về chính trị tưtưởng, phẩm chất và năng lực

Mặt khác, do giảng viên là chủ thể của quá trình dạy học, cũng là chủthể của quá trình hiện thực hóa mục tiêu yêu cầu, nội dung đào tạo, nên lượngkiến thức của người giảng viên sẽ là nhân tố chủ đạo ảnh hưởng tới việc tíchlũy tri thức của người học có được cơ bản, chuyên sâu hay không Thúc đẩyhọc viên thường xuyên trau dồi kiến thức, kỹ năng phương pháp học tập, pháthuy tối đa khả năng tư duy và sức sáng tạo của người học Phương pháp giảngdạy của người giảng viên càng chặt chẽ, khoa học, gợi mở, định hướngnghiên cứu, thúc đẩy người học nỗ lực cố gắng vươn lên bao nhiêu thì quátrình lĩnh hội chiếm lĩnh tri thức, hoàn thiện bản thân, của học viên càng đượckhai thác tối đa, phát triển toàn diện năng lực tư duy của họ, giải quyết nhữngvấn đề về lý luận và thực tiễn đặt ra

Trên thực tế, năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trịphụ thuộc rất lớn vào nội dung, phương pháp truyền thụ của giảng viên Bởi,với cùng một nội dung, người giảng viên sử dụng nhiều hình thức, phươngpháp khác nhau để truyền thụ cho người học thì hiệu ứng đem lại khác nhau,tính hấp dẫn, kích thích người học say mê tìm tòi khám phá, rèn luyện lối tưduy riêng trong quá trình chiếm lĩnh tri thức cũng khác nhau Phương pháp tư

Trang 30

duy của mỗi người là nấc thang hướng tới mục tiêu chung của nhà trường đãxác định Khi phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm sẽthúc đẩy mạnh mẽ họ vươn lên Dù rằng, lượng kiến thức lớn, thời gian hạnchế, bị chi phối bởi điều kiện hoàn cảnh, nhiệm vụ đan xen nhưng nếu giảngviên có phương pháp truyền thụ hợp lý, định hướng nghiên cứu trong dạy họcsát đúng đối tượng, gắn lý luận với thực tiễn, nhất là thực tiễn hoạt động côngtác đảng, công tác chính trị, sẽ tạo động lực khơi dậy và kích thích người họctích cực khám phá, nỗ lực cố gắng vươn lên; năng lực tư duy sẽ ngày mộthoàn thiện trên nền tảng nội dung, chương trình nhà trường đã xác định.

Như vậy, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy có quan hệthống nhất biện chứng với nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau thường xuyên tácđộng đến năng lực tư duy người học Và theo từng nấc thang phát triển nănglực tư duy của người học lại là kết quả phản ánh chân thực, chính xác nộidung, chương trình, phương pháp giáo dục của nhà trường

Ngoài ra, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo của nhàtrường là thành tố tồn tại và gắn bó mật thiết với các yếu tố khác của quátrình dạy học như mục tiêu yêu cầu đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ học tập,hoạt động học tập, nghiên cứu của học viên tạo lên mối quan hệ thống nhất,tương hỗ cho nhau Trong đó, nội dung, chương trình, phương pháp làthành tố xuyên suốt qua từng giai đoạn và cả quá trình học tập của họcviên Vì vậy, để phát triển năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ quanChính trị tất yếu phải đổi mới và nâng cao chất lượng nội dung, chươngtrình, phương pháp đào tạo của nhà trường

1.2.2 Năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị chịu

sự quy định từ môi trường sư phạm quân sự của nhà trường

Với tư cách chủ thể, đồng thời là sản phẩm của điều kiện môitrường - con người đã tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho sự tồn tại vàphát triển của bản thân Đồng thời, môi trường đó thường xuyên tác động

và quy định trở lại quá trình phát triển của con người C.Mác khẳng định :

Trang 31

"Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra conngười đến mức ấy" [23, tr 306]

Ở đây, môi trường chính là tổng hòa các điều kiện tự nhiên và xã hộibao quanh thường xuyên và chi phối đến con người, phản ánh năng lực củachủ thể trong quá trình nhận thức và cải tạo thực tiễn Môi trường càng thuậnlợi bao nhiêu thì càng thể hiện khả năng nhận thức và cải tạo của con ngườilớn bấy nhiêu, tạo điều kiện cho họ tiếp tục nhận thức và phát triển hơn Bởivậy, trong mỗi hoạt động, ở mỗi dạng năng lực luôn chịu sự chi phối, quyđịnh của môi trường sống bao quanh

Môi trường sư phạm quân sự nhà trường là nơi học viên phải họctập, công tác, sinh hoạt hằng ngày, hằng giờ Trong đó, yếu tố cấu thànhmôi trường sống ở Trường Sĩ quan Chính trị bao gồm: cách thức tổchức các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, cách thức tổ chứccác hoạt động ngoại khóa, quan hệ lãnh đạo chỉ huy, quan hệ cấp trêncấp dưới, quan hệ thầy trò, quan hệ đồng chí đồng đội và một số quan

hệ khác luôn có quan hệ biện chứng với nhau tạo thành một môi trườngmang dấu ấn riêng, thường xuyên và trực tiếp tác động đến năng lực tưduy của học viên

Môi trường sư phạm quân sự của nhà trường là nơi học viên rèn luyện

tu dưỡng bản thân, tích cực học tập nâng cao trình độ tri thức, phẩm chất đạođức đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo đề ra Thông qua môi trường sư phạmquân sự việc giáo dục cho học viên động cơ, thái độ, trong học tập rèn luyệnbản thân phát triển năng lực tư duy của mình Môi trường này càng thuận lợibao nhiêu thì càng tạo điều kiện cho học viên có cơ hội phát huy tối đa nănglực tư duy của mình bấy nhiêu Nhờ đó, biến quá trình đào tạo thành quá trình

tự đào tạo, lấy người học làm trung tâm, phát huy tối đa nỗ lực cá nhân, khơidậy tiềm năng sáng tạo mỗi người

Trang 32

Môi trường dân chủ trên mọi lĩnh vực công tác đặc biệt trong học tập,nghiên cứu khoa học, rèn luyện kỷ luật nhất là hai mặt cơ bản học tập và rènluyện Không chỉ giữa các học viên hay cán bộ quản lý có đòi hỏi cao lẫnnhau mà ngay trong mỗi cá nhân cũng phải nỗ lực cố gắng đặt ra mục tiêu chomình, kiên quyết loại bỏ những lối tư duy đơn giản, manh mún thiếu khoahọc, xây dựng cho mình phương pháp phù hợp, lối tư duy riêng nhằm đem lạihiệu quả cao nhất trong mỗi nội dung, vấn đề gặp phải Chính sự nỗ lực caocủa bản thân và đòi hỏi cao của các học viên, sẽ thúc đẩy mạnh mẽ mỗi ngườikhông ngừng vươn lên hoàn thiện năng lực tư duy đáp ứng tốt hơn yêu cầuđào tạo của nhà trường

Việc thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức cho học viên về mụctiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục đào tạo của nhà trườngcũng là một trong những hình thức quan trọng giúp họ nhận thức được mụctiêu, xác định động cơ học tập phấn đấu không ngừng vươn lên chiếm lĩnh trithức, phát triển năng lực tư duy của mình

Đề cập đến môi trường sư phạm quân sự là nói đến một tập thể quânnhân đoàn kết, kỷ luật, tự giác, dân chủ, bởi thế nếu phát huy tốt vai trò củamỗi cá nhân, hướng họ vào mục tiêu chung của đơn vị trên cơ sở tôn trọngquyền và lợi ích của mỗi người thì nhất định người học sẽ tự điều chỉnh bảnthân, nỗ lực phấn đấu vươn lên, biết phê bình và tự phê bình, giúp đỡ đồngchí đồng đội cùng tiến bộ, đặt ra những yêu cầu và đòi hỏi cao lẫn nhau, thúcđẩy nhau không ngừng học tập vươn lên chiếm lĩnh tri thức, phát triển nănglực tư duy mỗi người

Môi trường sư phạm quân sự nhà trường được cấu thành từ các yếu tố

cơ bản sau: Lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp, đây là lực lượnglàm công tác xác định và đề ra nội dung, mục tiêu, yêu cầu, phương hướng,nhiệm vụ trong suốt quá trình đào tạo nhằm phát triển năng lực tư duy người

Trang 33

học - là nhân tố cơ bản, nền tảng, định hướng, chi phối toàn bộ quá trình giáodục đào tạo ở nhà trường

Hoạt động các khoa giáo viên và đơn vị quản lý học viên giữ vai tròchủ yếu là định hướng, truyền thụ, dẫn dắt Do là lực lượng thường xuyên vàtrực tiếp nhất tham gia vào quá trình giáo dục, rèn luyện học viên để nâng caonăng lực tư duy Vừa trang bị cho người học tri thức, kỹ xảo, kỹ năng mụctiêu, phương hướng đồng thời tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy người học rasức vươn lên chiếm lĩnh tri thức, không ngừng sáng tạo

Cơ quan phòng đào tạo, phòng khoa học là cơ quan cụ thể hóa mụctiêu, yêu cầu, chương trình đào tạo trên cơ sở đó lập kế hoạch, thời gian,chương trình, trao đổi nghiên cứu chuyên đề, học tập, nghiên cứu khoa học,sinh hoạt học thuật

Vật chất tài liệu, điều kiện học tập nghiên cứu: nhân tố không thể thiếugóp phần tương hỗ cho môi trường sư phạm nâng cao chất lượng học tậpnghiên cứu của người học, gắn lý luận sát thực tiễn, học đi đôi với hành, nhàtrường với thao trường, chiến trường Số và chất lượng nguồn tài liệu càngphong phú, chất lượng bao nhiêu thì việc nghiên cứu bổ sung kiến thức, pháttriển năng lực tư duy của học viên càng có hiệu quả bấy nhiêu Bởi thế, nhân tốnêu trên luôn ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ đến năng lực tư duy học viên

Điều kiện sư phạm quân sự ở Trường Sĩ quan Chính trị là một thể thốngnhất, có mối quan hệ thống nhất hữu cơ với nhau vừa là điều kiện, vừa là động lựcthúc đẩy người học vươn lên hoàn thiện năng lực tư duy của mình Mỗi yếu tố đều

có vị trí, vai trò riêng trong đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy cáccấp là yếu tố quan trọng nhất, xuyên suốt, chi phối và gắn kết toàn bộ các thành tốcấu thành, ảnh hưởng đến năng lực tư duy của học viên Do đó, việc nâng caohiệu quả hoạt động của các cơ quan, khoa, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ giáodục đào tạo sẽ góp phần xây dựng môi trường đồng thuận, đòi hỏi cao lẫn nhau.Song cũng không vì thế mà coi nhẹ các yếu tố cấu thành môi trường sự phạm

Trang 34

quân sự của nhà trường Bởi, trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định nhữngthành tố đó lại đóng vai trò quyết định tới chất lượng giáo dục đào tạo của nhàtrường cũng như việc phát triển năng lực tư duy của học viên.

Như vậy, môi trường sư phạm thuận lợi là điều kiện giúp năng lực tưduy của học viên ngày một hoàn thiện và phát triển Ngược lại, nếu môitrường sư phạm thiếu tính đồng bộ, gò bó, sẽ dẫn tới khập khiễng, kìm hãmnăng lực cá nhân mỗi người, phá vỡ lộ trình thực hiện mục tiêu, yêu cầu đàotạo của nhà trường và phát triển toàn diện năng lực tư duy học viên

1.2.3 Năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị chịu

sự quy định từ việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan của người học

Tác động đến quá trình hình thành và phát triển năng lực tư duycủa học viên luôn là sự tương tác giữa “nội lực” và “ngoại lực” Trong

đó, “ngoại lực” tạo thành những điều kiện hoàn cảnh nhất định thườngxuyên, trực tiếp tác động đến năng lực tư duy của người học thì “nộilực” - tức nhân tố chủ quan có vai trò gắn kết hoạt động tinh thần vớihoạt động thực tiễn tạo thành chỉnh thể thống nhất phù hợp với điều kiệnhoàn cảnh khách quan

Phát huy nhân tố chủ quan thực chất là phát huy tối đa khả năng nhậnthức và cải tạo thực tiễn, nhằm tận dụng những điều kiện khách quan và khắcphục tối đa những khó khăn của thực tiễn để đem lại hiệu quả cao nhất Bảnthân người học càng cố gắng quyết tâm thực hiện bao nhiêu thì kết quả đemlại càng lớn bấy nhiêu V.I Lênin từng khẳng định: “Không tự mình bỏ racông phu nào đó thì không thể tìm ra sự thật trong bất cứ một vấn đề hệ trọngnào cả” [21, tr 130]

Nhân tố chủ quan trong quá trình phát triển năng lực tư duy của họcviên ở Trường Sĩ quan Chính trị là việc phát huy toàn bộ nội lực của bản thânvới tính tích cực, chủ động tự giác cao nhất để người học không ngừng học

Trang 35

tập, nghiên cứu chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện bản thân nhằm đáp ứng yêu cầungày càng cao trong nhận thức và cải tạo thực tiễn.

Dưới sự định hướng, giúp đỡ của giảng viên, cán bộ quản lý, học viênphải tự mình nghiên cứu, tìm tòi khám phá tri thức, không ngừng nâng caotrình độ, năng lực tư duy của bản thân, cùng với những yếu tố cấu thành nănglực tư duy đó Vấn đề này không chỉ trên phương diện lý thuyết mà trong cáchoạt động ngoại khóa, thực hành, thực tập… muốn tư duy phát triển bản thânhọc viên phải tự tạo ra các tình huống có vấn đề, trên cơ sở đó tự tìm raphương thức giải quyết hiệu quả nhất Quá trình này phải được rèn luyệnthường xuyên, ở mọi lúc, mọi nơi, trong tất cả các chế độ trong ngày, trongtuần, thậm chí ngay cả cuộc sống sinh hoạt cũng như các mối quan hệ hàngngày để hình thành thói quen, các kỹ xảo, kỹ năng thường trực, sẵn sàng xử lýmọi tình huống khi có vấn đề xảy ra

Trên thực tế, quá trình nhận thức ngoài việc lĩnh hội tri thức, kinhnghiệm chung của toàn nhân loại thì bản thân mỗi người muốn năng lực tưduy của mình có sự tiến bộ, phát triển phải không ngừng học tập nghiên cứu,tìm tòi sáng tạo làm giàu tri thức cho bản thân Quá trình này càng được tối đahóa bao nhiêu thì hiệu quả đem lại càng nhanh và khối lượng tri thức càngnhiều Bởi lẽ, dù kiến thức nhân loại tạo ra có khổng lồ mà bản thân ngườihọc không nỗ lực cố gắng, không tự tạo ra cú hích cho mình thì người đó sẽ

mãi “giậm chân tại chỗ”

Năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị luôn phảihướng tới giải quyết các mâu thuẫn trong đó chủ yếu nhất vẫn là lượng trithức khổng lồ, mục tiêu yêu cầu đào tạo ngày càng cao với năng lực nhậnthức của học viên còn nhiều hạn chế; giữa thời gian đào tạo 5 năm vớilượng tri thức trong khoảng đó không thể truyền thụ hết Bởi thế, hơn lúcnào hết học viên phải không ngừng phát huy nhân tố chủ quan của chínhmình ở mọi lúc mọi nơi, khắc phục những yếu tố bất lợi, tận dụng và phát

Trang 36

huy điều kiện thuận lợi nhằm chuyển hóa thành những yếu tố bền vữngtrong năng lực tư duy của mình.

Nhân tố chủ quan của học viên chỉ phát huy tác dụng khi mỗi ngườinhận thức và quán triệt sâu sắc mục tiêu, yêu cầu đào tạo, trên cơ sở đó xâydựng cho mình động cơ, hứng thú, thái độ học tập đúng đắn, khoa học,luôn say mê tìm kiếm, tích cực tư duy vận dụng sáng tạo tri thức vào giảiquyết những vấn đề thực tiễn đang nảy sinh Và chỉ có ý thức tốt, tráchnhiệm cao, lòng say mê mới có sự sáng tạo Đây là sự cộng hưởng giữađiều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong quá trình phát triển nănglực tư duy của học viên

Trong mỗi học viên luôn tiềm ẩn những khả năng riêng, mà nó chỉbộc lộ và phát huy tốt khi hội tụ đầy đủ những yếu tố cần thiết, thườngxuyên tác động tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nó phát triển Trong đó,năng lực tư duy là một trong những khả năng riêng có của con người, bởithế ngoài những tác động của điều kiện khách quan ra, nhân tố chủ quantrong những thời điểm nhất định sẽ giữ vai trò quyết định Bởi vậy, khơidạy năng lực tư duy bên trong con người luôn phụ thuộc vào nhân tố chủquan của chính họ

Mức độ tác động của nhân tố chủ quan đến năng lực tư duy học viên

ở Trường Sĩ quan Chính trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của điềukiện khách quan như: tri thức giảng viên truyền thụ, các kỹ xảo, kỹ năngphương pháp nghiên cứu, cơ sở vật chất…các yếu tố này thường xuyên tácđộng, chi phối đến tâm tư tình cảm, lòng say mê quyết tâm của mỗi họcviên, cũng như các yếu tố cấu thành nhân tố chủ quan như ý chí, động cơ,thái độ, trách nhiệm và phương pháp học tập của học viên Bởi thế, phải cónhận thức và tác động đồng bộ các yếu tố tạo thành tổng lực thúc đẩy nhân

tố chủ quan phát huy tối đa năng lực vốn có của bản thân, cũng như tăngcường lối tư duy khoa học, sáng tạo

Trang 37

Nhân tố chủ quan của học viên được biểu biện thông qua việc quyếttâm thực hiện mọi nhiệm vụ được giao trên tinh thần cao nhất, luôn cầuthị; là việc sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; là

sự hứng thú, say mê tự đặt ra những tình huống có vấn đề cho bản thân vàvận dụng tri thức có được vào giải quyết; là việc sẵn sàng loại bỏ những

tư duy lỗi thời, trì trệ thay bằng cách nghĩ, cách làm mới khoa học, sángtạo hơn; là sự mạnh dạn dấn thân vào khoa học, dám thử sức mình vớinhững vấn đề học tập khó khăn;… Song nhân tố chủ quan muốn có cơ sở

và phát huy tốt phải dựa trên những điều kiện, tiền đề vật chất nhất định,làm chỗ dựa vững chắc cho chủ thể đề ra kế hoạch, xây dựng quyết tâm,biến ý chí thành hành động

Như vậy, những tác động của điều kiện khách quan chỉ được phát huytối đa và đem lại hiệu quả cao nhất khi bản thân chủ thể huy động tốt nhất nhân

tố chủ quan của mình vào học tập, rèn luyện với ý chí, động cơ, thái độ caonhất, đúng đắn nhất Sự nỗ lực này phải liên tục trong suốt quá trình phát triểnnăng lực tư duy của người học, chứ không phải một giai đoạn, một quá trình

*

* *Năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị là tổnghòa các yếu tố tư chất, vốn tri thức, phương pháp và kỹ xảo, kỹ năng tạonên hiệu quả hoạt động của họ trong nhận thức và giải quyết những vấn

đề học tập, rèn luyện theo mục tiêu, mô hình đào tạo trở thành chính trịviên của nhà trường

Năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị hình thành vàphát triển chịu sự quy định của rất nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu vẫn là nộidung, chương trình, phương pháp đào tạo của nhà trường; môi trường sưphạm của nhà trường và vai trò nhân tố chủ quan của người học trong quátrình học tập Đây chính là quá trình tác động tổng hợp của điều kiện khách

Trang 38

quan và nhân tố chủ quan, là sự thống nhất biện chứng giữa nội lực và ngoạilực tạo nên bước chuyển về chất trong năng lực tư duy của học viên

Muốn đề ra được giải pháp nhằm phát triển năng lực tư duy của họcviên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay, cần đánh giá đúng thực trạngnăng lực tư duy của học viên và chỉ ra được những nguyên nhân cơ bản củathực trạng đó

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

TƯ DUY CỦA HỌC VIÊN Ở TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY 2.1 Thực trạng năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay

2.1.1 Năng lực tư duy của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay - ưu điểm và nguyên nhân

Một là, vốn tri thức của học viên ngày càng được củng cố đáp ứng tốt mục tiêu, yêu cầu đào tạo trở thành chính trị viên của nhà trường.

Theo chương trình đào tạo học viên được trang bị vốn kiến thức về chủnghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng,khoa học nghệ thuật quân sự, kỹ chiến thuật; đặc biệt kiến thức chuyên sâu vềchuyên ngành công tác đảng, công tác chính trị Cụ thể, kết quả học tập ratrường của học viên với điểm trung bình khá ngày một giảm Năm 2011 là28,49% thì đến năm 2015 số học viên tốt nghiệp ra trường đạt trung bình kháchỉ còn 11,6% [phụ lục 5] Để có được kết quả học tập đó thì chương trình, nộidung đào tạo đã có sự đổi mới đáp ứng được yêu cầu về phẩm chất, năng lựccủa người học; rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng, cũng như phương pháp làm việckhoa học của người cán bộ “chuyên trách” công tác đảng, công tác chính trị

Trang 39

Đa số học viên biết cách phân tích, đánh giá tình hình cụ thể, xử lý linh hoạtcác tình huống sinh hoạt, học tập, công tác.

Nội dung và phương pháp đào tạo chính trị viên được đổi mới theo hướngnâng cao chất lượng năng lực tư duy của người học được thực hiện khoa học theo

lộ trình, phương pháp, cách thức, sát đúng với đối tượng đào tạo chính trị viên Do

đó, trong những năm qua phương pháp dạy, học tiếp tục đổi mới theo hướngphát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; khắc phục triệt đểlối tư duy dập khuôn, máy móc, siêu hình của người dạy và người học Cáckhoa, bộ môn đã chủ động nắm bắt các đối tượng, vận dụng tổng hợp cácphương pháp dạy học tích cực, phù hợp với đối tượng học viên Việc ứngdụng công nghệ thông tin trong dạy học được duy trì có nền nếp, chất lượngngày càng cao; nhà trường đã tổ chức tốt tập huấn xây dựng giáo trình điệntử; giảng viên trẻ ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Nhà trườngxác định: “chủ động khắc phục khó khăn, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất;nghiên cứu, quản lý, khai thác, ứng dụng các phần mềm, trang thiết bị côngnghệ thông tin trong chỉ huy, quản lý, đào tạo và công tác” [5, tr 7]

Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tínhtích cực, chủ động, sáng tạo của người học; nâng cao hiệu quả, kỹ năng ứngdụng công nghệ thông tin, sử dụng kỹ thuật phương tiện hiện đại trong giảngdạy; tăng cường hướng dẫn, bồi dưỡng về phương pháp tự học cho học viên

Hoạt động phương pháp ở các khoa, đơn vị học viên được tổ chức duytrì thường xuyên, có nền nếp và đạt được chất lượng, hiệu quả khá tốt, gópphần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo Các đơn vịhọc viên đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các hìnhthức hoạt động phương pháp như: bồi dưỡng cho học viên về quy trình,phương pháp học tập bậc đại học, nhất là phương pháp tự học, các hình thứcsau bài giảng; liên hệ các khoa hướng dẫn, bồi dưỡng, giải đáp những vướngmắc của học viên trong quá trình học tập, thi tốt nghiệp, bảo vệ khóa luận tốt

Trang 40

nghiệp; tổ chức trao đổi, phổ biến kinh nghiệm học tập và rèn luyện, thựchành, thực tập giữa các khoá, các lớp; tổ chức hội thao, hội thi, học tập ngoạikhoá những nội dung cần thiết, nhằm nâng cao tay nghề hoạt động công tácđảng, công tác chính trị cho người học Kết quả dạy, học, rèn luyện luôn đượcgiữ vững và từng bước nâng lên, đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao chấtlượng giáo dục - đào tạo của nhà trường

Nhà trường đổi mới hình thức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tậpcủa học viên, khắc phục có hiệu quả bệnh thành tích trong giáo dục, thực hiệnnghiêm túc quy chế giáo dục - đào tạo; tích cực bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nângcao chất lượng toàn diện đội ngũ giảng viên, nhất là trình độ ngoại ngữ, tinhọc, phong cách, tác phong, phẩm chất đạo đức nhà giáo; triển khai phâncông cán bộ quản lý giáo dục tham gia giảng dạy một số nội dung trongchương trình đào tạo

Qua khảo sát, kết quả đổi mới nội dung, chương trình đào tạo nhàtrường đã thực hiện trong thời gian qua đa phần học viên tin tưởng và tích cựcủng hộ kết quả quá trình đổi mới trong giáo dục đào tạo mà nhà trường thựchiện Đánh giá về vấn đề này có tới 14,5% học viên cho rằng rất phù hợp

Ngày đăng: 28/02/2024, 08:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w