Ký tên Trang 4 CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc íập-Tụ- do -Hạnh phúcÝ K1ÉN CHO PHÉP BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC sĩ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DÃNGiáng viên 1 lọc viên th Ngày sinh: l ên dề tài
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-
DƯƠNG VĂN TUYÊN
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG THANH TOÁN NỢ QUÁ HẠN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN BÌNH THUẬN TRONG GIAI ĐOẠN ĐẠI DỊCH COVID
19 BÙNG PHÁT Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-
DƯƠNG VĂN TUYÊN
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG THANH TOÁN NỢ QUÁ HẠN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN BÌNH THUẬN TRONG GIAI ĐOẠN ĐẠI DỊCH COVID 19 BÙNG PHÁT Ở VIỆT NAM
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
GIẤY XÁC NHẬN
Tôi tên là: Dương Văn Tuyên
Chuyên ngành: 8310101 Mã học viên: 1883402010034
Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp vào hệ thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Ký tên
DƯƠNG VĂN TUYÊN
Trang 4CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc íập - Tụ- do - Hạnh phúc
Ý K1ÉN CHO PHÉP BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC sĩ
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DÃN
Giáng viên
1 lọc viên th
Ngày sinh:
l ên dề tài:
Ỷ kiến cúa giáo viên hướng dẫn về việc cho phép học viên
dược bảo vệ luận văn trước Hội đồng:
Nơ sinh:
Thành phổ Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “ Các yếu tố tác động đến khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Bình Thuận trong giai đoạn đại dịch Covid 19 bùng phát ở Việt Nam ” là đề tài nghiên cứu của chính tôi Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này thì toàn phần hoặc những bộ phận, những phần nhỏ cũng như nội dung chi tiết của đề tài nghiên cứu chưa từng được công bố hay sử dụng để nhận bằng cấp ở bất kỳ nơi nào khác Trong luận văn này, không có bất kỳ sản phẩm hay nghiên cứu nào của người khác được sử dụng mà không được trích dẫn theo đúng quy định Luận văn này chưa bao giờ được sử dụng để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học và cơ sở đào tạo khác
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023
Dương Văn Tuyên
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn GS TS Nguyễn Minh Hà, người trực tiếp hướng dẫn khoa học cho tôi, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Cùng với đó, tôi xin được cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, quý Thầy Cô ở Khoa đào tạo Sau đại học Trường đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh; cảm ơn các Giảng viên đã tận tâm tổ chức, giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo nơi tôi đang làm việc đã tạo điều kiện về thời gian, luôn động viên tôi trong suốt thời gian học tập Và thật sự tôi sẽ không thể nào hoàn thành luận văn nếu không có sự hỗ trợ từ phía các Ngân hàng cổ phần hương mại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, từ gia đình, từ bạn bè và từ các anh chị cùng lớp ME 018
Sau cùng, tôi xin kính chúc Quý Thầy Cô, bạn bè và những người thân nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt
Người thực hiện
Dương Văn Tuyên
Trang 8TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến khả năng thanh toán nợ
quá hạn của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn đại dịch Covid 19 bùng phát ở Việt Nam” với mục tiêu
nghiên cứu là xác định các yếu tố tác động đến khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, từ đó đề xuất các khuyến nghị và hàm ý giải pháp nhằm tăng khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân trên địa bàn nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết về tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, cùng với việc tham khảo nghiên cứu trước và vận dụng mô hình ứng dụng Binary logistic để xây dựng mô hình nghiên cứu của Luận văn
Từ bộ dữ liệu sơ cấp 427/450 quan sát được thu thập chính thức từ Phiếu khảo sát trên cơ sở danh sách khách hàng cá nhân tại 17 Ngân hàng TMCP ở Bình Thuận và số liệu thứ cấp từ các cơ quan Nhà nước quản lý về lĩnh vực ngân hàng của tỉnh Bình Thuận như: Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Bình Thuận; Cục thống kê Bình Thuận; các Ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và các Tạp chí Ngân hàng về lĩnh vực hoạt động tín dụng – ngân hàng Và được xử lý bằng phần mềm SPSS 22 với công cụ thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tích hồi quy mô hình Binary logistic và kiểm định để đo lường mức độ phù hợp của mô hình ước lượng với 12 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc Đồng thời dự báo xác suất Khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng
cá nhân
Kết quả hồi quy Binary Logistic của mô hình nghiên cứu cho thấy: 08 (tám) biến trong tổng số 12 (mười hai) biến của mô hình nghiên cứu này có ý nghĩa thống kê có tác động đến khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân với mức độ ảnh hưởng
đến biến phụ thuộc từ cao đến thấp đó là, yếu tố: (1) Lãi suất khoản vay (β= 125,257) có
sự tác động (dương) mạnh nhất và làm cho xác suất Khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tăng lên nhiều nhất, tiếp đến là yếu tố; (2) Đại dịch Covid 19
(β=7,693) tác động cùng chiều (dương), (3) Hình thức vay (β= 2,148) tác động cùng
chiều dương; (4) Tình trạng hôn nhân (β= 1,906), tác động dương; (5) Thu nhập (β=
1,669), có tác động dương); (6) Chấm điểm tín dụng (β= 0,438), tác động dương; (7)
Kích cỡ khoản vay (β= 0,102), tác động dương; và (8) Trình độ học vấn (β= -2,576), tác
Trang 9động ngược chiều (âm) cần được lưu ý
04 yếu tố còn lại chưa có cơ sở tác động đến khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Bình Thuận gồm: Giới tính, Độ tuổi, Thời hạn vay và Kiểm tra mục đích sử dụng vốn
Từ kết quả nghiên cứu này, đề tài gợi ý, hàm ý chính sách cho việc giảm nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Đặc biệt lưu tâm đến các nhân tố theo thứ tự ưu tiên như sau: (1) Lãi suất khoản vay có sự tác động mạnh nhất và làm cho xác suất Khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tăng lên nhiều nhất, tiếp đến là yếu tố: (2) Đại dịch Covid 19; (3) Hình thức vay; (4) Tình trạng hôn nhân; (5) Thu nhập; (6) Chấm điểm tín dụng; (7) Kích cỡ khoản vay
và (8) Trình độ học vấn
Trang 10THESIS SUMMARY
The thesis conducts a study on “Factors affecting the ability to pay overdue debts
of individual customers at joint stock commercial banks in Binh Thuan province during the outbreak of the Covid-19 pandemic in Vietnam Nam” with the goal of research is to determine the factors affecting the ability to pay overdue debts of individual customers
at joint stock commercial banks in Binh Thuan province, thereby proposing recommendations, and functions Suggest solutions to increase overdue debt payment ability of individual customers in the study area
We have based on the theory of credit, and credit risk management, regarding previous research and Binary logistic application to build the research model of the thesis
From the primary data set 427/450 observations which was officially collected from the survey of individual customer lists at 17 joint stock commercial banks in Binh Thuan and secondary data from the State agencies managing the banking sector as State Bank of Binh Thuan province, Joint stock commercial banks in Binh Thuan province, Binh Thuan Statistical Department and Banking Magazines in the field of credit banking activities, after being processed by software SPSS 22 with descriptive statistics, correlation analysis, Binary logistic model regression analysis and test to measure the goodness of fit of the estimated model with 12 independent variables and 01 dependent variables, we have forecast the probability of individual customer's ability to pay overdue debts
Binary logistic regression results of the research model show that: 08 (eight) variables out of a total of 12 (twelve) variables of this research model have a statistically significant impact on the ability to pay overdue debts of individual customers with the degree of influence on the dependent variable from high to low that is, the factor: (1) Loan interest rate (β= 125,257) has the strongest (positive) impact and makes the probability The ability to pay overdue debts of individual customers increased the most, followed by factors; (2) The Covid 19 pandemic (β=7.693) has the same positive effect (positive), (3) The form of borrowing (β= 2,148) has the same positive effect; (4) Marital status (β= 1,906), positive effect; (5) Income (β= 1.669), has a positive effect); (6) Credit
Trang 11scoring (β= 0.438), positive effect; (7) Loan size (β=0.102), positive effect; and (8) Education level (β= -2,576), negative effect (negative) should be taken into account
The remaining 04 factors have no basis affecting the ability to pay overdue debts
of individual customers at joint-stock commercial banks in Binh Thuan province, including Gender, Age, Loan term and Checking capital purpose
From the results of this study, the topic suggests and implies policy for reducing overdue debts of individual customers at joint stock commercial banks in Binh Thuan province In particular, the factors in order of priority are noted as follows: (1) Loan interest rates have the strongest impact and make the probability of individual customers' overdue debt payment ability increase the most , followed by the following factors: (2) Covid 19 pandemic (3) Loan form; (4) Marital status; (5) Income; (6) Credit scoring; (7) Loan size; and (8) Education level
Trang 12MỤC LỤC
LỜI NHẬN XÉT CỦA THẦY HƯỚNG DẪN i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN iv
THESIS SUMMARY vi
MỤC LỤC viii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU xiii
DANH MỤC HÌNH xiv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xv
CHƯƠNG 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 5
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 5
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 5
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 5
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
1.5 Phương pháp nghiên cứu 6
1.5.1 Nghiên cứu định tính 6
1.5.2 Nghiên cứu định lượng 6
1.5.3 Phương pháp phân tích và thống kê mô tả 6
1.6 Dữ liệu nghiên cứu 7
1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 7
1.8 Kết cấu luận văn 8
CHƯƠNG 2 9
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 9
2.1 Tổng quan về tín dụng cá nhân 9
Trang 132.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tín dụng cá nhân 9
2.1.2 Các hình thức tín dụng cá nhân 12
2.1.3 Các loại rủi ro xuất phát từ hình thức tín dụng cá nhân 12
2.2 Khái niệm và phân loại ngân hàng thương mại 15
2.2.1 Khái niệm 15
2.2.2 Phân loại Ngân hàng thương mại 16
2.3 Lý thuyết về khả năng thanh toán nợ vay quá hạn 17
2.3.1 Khái niệm nợ quá hạn của ngân hàng thương mại 17
2.3.2 Phân loại nợ quá hạn 18
2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá nợ quá hạn 20
2.3.4 Tác hại và sự cần thiết phải hạn chế nợ quá hạn 21
2.3.5 Khả năng thanh toán nợ quá hạn 23
2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm nước ngoài và trong nước 24
2.4.1 Nghiên cứu nước ngoài 24
2.4.2 Nghiên cứu trong nước 26
2.5 Các yếu tố tác động đến khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân 29 2.5.1 Đặc điểm nhân khẩu học 29
2.5.2 Đặc điểm trình độ học vấn 31
2.5.3 Đặc điểm thu nhập 31
2.5.4 Đặc điểm khoản cho vay 32
2.5.5 Rủi ro đạo đức của người vay 33
2.5.6 Rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng 34
2.5.7 Rủi ro đại dịch Covid 19 35
2.5.8 Một số hành vi chi tiêu bất thường 36
2.6 Xây dựng mô hình đề nghị nghiên cứu của luận văn 36
2.7 Tính mới của nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước đây 38
Tóm tắt chương 2 39
Trang 14CHƯƠNG 3 40
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 40
3.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 40
3.2 Hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh 41
3.2.1 Hoạt động tín dụng 41
3.2.2 Hoạt động triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn do ảnh hưởng bởi Đại dịch Covid 19 bùng phát tại Bình Thuận 42
3.3 Quy trình nghiên cứu 44
3.4 Phương pháp nghiên 46
3.4.1 Nghiên cứu định tính 47
3.4.2 Nghiên cứu định lượng 47
3.5 Mô hình nghiên cứu 48
3.6 Mô tả đo lường từng yếu tố và giả thuyết nghiên cứu của luận văn 49
3.6.1 Biến phụ thuộc 49
3.6.2 Các biến độc lập 50
(1) Giới tính (gender) 50
(2) Độ tuổi (age) 50
(3) Tình trạng hôn nhân (married) 51
(4) Trình độ học vấn (education) 51
(5) Thu nhập (earning, đơn vị tính: triệu đồng/tháng) 52
(6) Kích cỡ khoản vay (loan, đơn vị tính: trăm triệu đồng) 53
(7) Lãi suất của khoản vay (interest, đơn vị tính: %/năm) 53
(8) Thời hạn vay (period, đơn vị tính: năm) 53
(9) Hình thức vay (type) 54
(10) Kiểm tra mục đích sử dụng vốn (control) 54
(11) Đại dịch Covid 19 (Coronavirus 2019) 55
(12) Chấm điểm tín dụng (score, đơn vị tính: điểm) 55
3.7 Dữ liệu nghiên cứu 60
Trang 153.7.1 Nguồn dữ liệu nghiên cứu 60
3.8 Mẫu nghiên cứu 61
3.8.1 Nguồn số liệu nghiên cứu 61
3.8.2 Cách xử lý số liệu 62
Tóm tắt chương 3 62
CHƯƠNG 4 63
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63
4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 63
4.2 Phân tích tương quan các yếu tố 69
4.3 Kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến 74
4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến Khả năng thanh toán nợ quá hạn của các khách hàng cá nhân 74
4.4.1 Kết quả mô hình hồi quy Binary Logistics 75
4.4.2 Kiểm định mô hình hồi quy Binary Logistics 77
4.4.3 Kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hình 78
4.5 Thảo luận kết quả hồi quy Binary Logistic 80
4.6 Phân tích vai trò ảnh hưởng của các yếu tố 85
4.7 Dự báo xác suất Khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân 88 4.7.1 Xác suất Khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng nhỏ nhất 88
4.7.2 Xác suất Khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân ở mức lớn nhất 89 Tóm tắt chương 4 90
CHƯƠNG 5 92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 92
5.1 Kết luận 92
5.2 Khuyến nghị các chính sách 93
5.3 Tổ chức thực hiện các nhóm giải pháp nhằm gia tăng khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng TMCP ở Bình Thuận 99
5.4 Hạn chế của luận văn 101
Trang 16TÀI LIỆU KHAM KHẢO 103
PHỤ LỤC 107
Phụ lục 1 Nội dung thảo luận nhóm 107
Phụ lục 2 Phiếu khảo sát 109
Phụ lục 3 Kết quả phân tích dữ liệu của mô hình 111
Trang 17DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong giai
đoạn đại dịch Covid 19 bùng phát ở Việt Nam 56
Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 64
Bảng 4.2: Kết quả phân tích tương quan 71
Bảng 4.3: Bảng kiểm tra hệ số VIF 74
Bảng 4.4: Kết quả mô hình lần 1 75
Bảng 4.5: Kết quả Logistic Regression mô hình lần 2 76
Bảng 4.6: Kết quả Omnibus Tests of Model Coefficients 77
Bảng 4.7: Kết quả Model Summary 78
Bảng 4.8: Kết quả mức độ dự báo chính xác của mô hình 78
Bảng 4.9: Các yếu tố trong mô hình (Variables in the Equation) 80
Bảng 4.10: Mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến Khả năng thanh toán nợ quá hạn 87
Bảng 4.11: Giá trị của các yếu tố độc lập khi xác suất khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân ở mức thấp nhất 89
Bảng 4.12: Giá trị của các yếu tố độc lập khi xác suất khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân ở mức lớn nhất 89
Bảng 4.13: Tổng hợp dự báo Khả năng thanh toán nợ quá hạn của KHCN 90
Trang 18DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả 37
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 46
Hình 3.2 Sơ đồ giả thuyết nghiên cứu của luận văn 56
Hình 4.1: Giới tính tỷ lệ (%) 65
Hình 4.2: Thu nhập của các khách hàng 66
Hình 4.3: Lãi suất vay của các khách hàng 67
Hình 4.4: Thời hạn vay của các khách hàng 67
Hình 4.5: Đại dịch Covid 19 68
Hình 4.6: Khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân 69
Hình 4.7: Đồ thị phân loại giá trị thật và giá trị dự báo của yếu tố Khả năng thanh toán nợ quá hạn 79
Trang 19KNTTNOQUAHAN : Khả năng thanh toán nợ quá hạn
KHOANVAY : Khoản vay
KTMDSDVON : Kiểm tra mục đích sử dụng vốn
LAISUAT : Lãi suất
Trang 20CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Tín dụng cá nhân là một trong số những sản phẩm dịch vụ thiết yếu cấu thành nên
hệ thống sản phẩm dịch vụ của một ngân hàng thương mại tại Việt Nam Trong một vài năm trở lại đây, các ngân hàng thương mại xác định tầm quan trọng của khách hàng cá nhân trong hoạt động bán lẻ với tất cả các sản phẩm dịch vụ kèm theo như: “cho vay cá nhân, phát hành thẻ, dịch vụ thu tiền điện, tiền nước, bán bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ,…góp phần thực hiện chỉ tiêu giao về doanh thu và lợi nhuận hàng năm” Có thể nói rằng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ít rủi ro hơn khách hàng doanh nghiệp do các khoản vay có dư nợ ít hơn, số lượng khách hàng nhiều hơn “Điều này đã khiến cho các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân để tiêu vốn dư thừa và cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh Hoạt động tín dụng cá nhân ngày càng trở nên cạnh tranh khốc liệt hơn khi hầu hết các ngân hàng trong nước nhận ra tầm quan trọng của thị trường này và tập trung nguồn lực để chiếm lĩnh thị phần” Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại cũng phải đối mặt xử lý các khoản nợ quá hạn phát sinh do nhóm khách hàng
cá nhân này gây ra
Từ cuối năm 2019 đến nay, thế giới nói riêng và Việt Nam nói chung phải gánh chịu hậu quả của đại dịch Covid 19 bùng phát làm cho các nền kinh tế đình trệ, suy giảm toàn cầu, tình trạng thất nghiệp xảy ra, nhiều nhà máy phải tạm thời đóng cửa, ngành du lịch và thương mại dịch vụ khác phải dừng hoạt động,…đã khiến cho hoạt động cho vay khách hàng của các ngân hàng chững lại, phát sinh nợ quá hạn cao Tín dụng cũng là hoạt động luôn tiềm ẩn rủi ro: Chúng ta không thể chắc chắn được rằng hoạt động kinh doanh của khách hàng cá nhân luôn ổn định và sinh lời để thanh toán nợ đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng Bên cạnh đó, nguyên nhân của nợ quá hạn có một phần nguyên nhân về phía ngân hàng nhưng không thể phủ nhận một điều đó là nguyên nhân cũng xuất phát từ yếu
tố khách quan bất khả kháng Chính vì vậy, ngăn ngừa rủi ro và quản trị rủi ro thanh toán
nợ quá hạn từ phía khách hàng là vấn đề cốt lõi, sống còn của các ngân hàng thương mại Nếu không quản trị tốt được vấn đề này, ngân hàng thương mại đó sẽ đứng trên bờ vực giải
Trang 21thể, phá sản
Tại Bình Thuận hiện nay có 17 ngân hàng thương mại cổ phần, hoạt động tín dụng cá nhân được đánh giá là có rất nhiều triển vọng trong dài hạn (Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Thuận (2022) “Các ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ tín dụng khác nhau nhằm phục vụ các nhu cầu đa dạng từ khách hàng cá nhân như cho vay tiêu dùng, cho vay mua bất động sản, cho vay mua ô tô hay cho vay sản xuất kinh doanh với các hình thức cho vay có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo, cho vay đối với các chủ tàu đánh cá”
Lĩnh vực tín dụng cá nhân tuy có nhiều tiềm năng và tạo cho các ngân hàng thương mại cổ phần có được nguồn thu bền vững trong dài hạn nhưng hoạt động này hàm chứa nhiều rủi ro mà các ngân hàng thương mại cổ phần cần quan tâm, đặc biệt trong số đó là rủi ro không thể thanh toán nợ quá hạn, đứng ở các khía cạnh là số nợ gốc, lãi trả chậm và thời hạn trả nợ Tình hình sẽ rất nguy hiểm nếu trong thời kỳ hiện nay “ngân hàng tiếp tục
bổ sung vào khối lượng nợ xấu của mình từ rủi ro tín dụng cá nhân khi lượng nợ xấu từ khách hàng doanh nghiệp vẫn chưa thể xử lý được” Điểm lại các danh sách các ngân hàng thương mại cổ phần từng bị đổ bể, bị thu hồi giấy phép hay bắt buộc phải sáp nhập cho thấy: “Nguyên nhân đều do gánh chịu hậu quả từ các khoản vay không có khả năng thanh toán nợ đến hạn, khách hàng không có khả năng thanh toán nợ quá hạn, phát sinh nợ xấu, tài sản định giá lại không đủ đảm bảo cho dư nợ hiện tại của các khoản vay đã là nguyên nhân đẩy một số ngân hàng thương mại cổ phần đến tình trạng mất vốn Điều đó cho thấy
rằng hoạt động tín dụng của ngân hàng có tăng về “lượng” nhưng có phần giảm về “chất”
và hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng đã nảy sinh một số biểu hiện không lành mạnh, báo hiệu nguy cơ mất và thất thoát vốn cao Chính vì vậy, theo nhận định của các nhà khoa học và các chuyên gia kinh tế”: Rủi ro tín dụng luôn là đề tài nóng, mang tính thời sự cao ở ngành ngân hàng trong bối cảnh đại dịch Codiv 19 bùng phát còn diễn biến phức tạp chưa có hồi kết trên phạm vi toàn thế giới
Theo Đặng Hà Giang (2020), “tác động của đại dịch Covid 19 bùng phát dẫn đến nợ xấu tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong quý I/2020, tỷ lệ nợ xấu (NPL) của 17 ngân hàng TMCP niêm yết tăng từ 1,44% cuối quý IV/2019 lên 1,65% Có
Trang 226/17 ngân hàng niêm yết công bố thuyết minh trái phiếu VAMC với tổng dư nợ là hơn 4,85 nghìn tỷ đồng, giảm từ mức 6 nghìn tỷ đồng cuối năm 2019 Cũng trong quý I/2020, tỷ lệ tạo mới nợ xấu của 17 ngân hàng TMCP này đang niêm yết là 0,23%, tăng mạnh so với 7 quý trước và tương đương mức quý I/2019”
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Bình Thuận, “hoạt động Ngân hàng TMCP Bình Thuận trên địa bàn cũng đang gặp phải những vướng mắc khó khăn bởi tác động của đại dịch Covid 19 bùng phát ở Việt Nam như: Dư nợ cho vay trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng còn thấp (tăng 7%), thấp hơn so với năm 2021 và thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước (12,97%), một số đơn vị có mức tăng trưởng âm;
Nợ xấu có xu hướng tăng ở các tháng trong năm (đến tháng 6/2022, tỷ lệ nợ xấu là 1,2% nhưng trong tháng 12/2021, tỷ lệ nợ xấu là 1,1%), chưa tính đến nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu do dư nợ của khách hàng được cơ cấu, miễn, giảm lãi theo chính sách của Trung ương Nguyên nhân bởi khả năng thanh toán nợ đến hạn và nợ quá hạn đến kỳ thanh toán của khách hàng chậm thực hiện” (Nguồn Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bình Thuận, 2022)
Tỷ lệ tạo mới nợ quá hạn, nợ xấu tính bằng thay đổi tổng nợ nhóm 3 – 5 trong quý chia cho dư nợ trung bình quý Theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020, Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02/4/2021 và Thông tư số 14/2021/TT-NHNN ngày 07/9/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19”, các ngân hàng có thể quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-
19 bùng phát ở Việt Nam
Tại Bình Thuận, từ 23/1/2020-30/06/2021, các ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả
nợ cho trên 6.070 khách hàng với dư nợ 664,7 tỷ đồng đã giảm lãi vay cho 1.173 khách hàng cá nhân với số tiền lãi được giảm là 1.140 triệu đồng/dư nợ 140,33 tỷ đồng, cho vay mới đối với khách hàng cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch là 1.340,71 tỷ đồng/778 khách hàng cá nhân Như vậy, nếu không có việc cơ cấu lại này, tỷ lệ tạo mới nợ xấu, nợ quá hạn trong năm 2022 sẽ ở mức cao (Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Bình Thuận, 2022)
Do vậy, việc “tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thanh toán trả nợ (xét ở
Trang 23hai khía cạnh quy mô trả nợ và thời gian trả nợ) sẽ giúp cho Ngân hàng Nhà nước có giải
pháp cùng các Ngân hàng TMCP có chính sách hỗ trợ khách hàng trong hoạt động tín dụng cá nhân như miễn giảm lãi, cơ cấu nợ; giúp các ngân hàng thương mại cổ phần nhận diện các yếu tố có khả năng thanh toán nợ quá hạn từ các khách hàng cá nhân, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua việc giảm thiểu nợ quá hạn, nợ xấu, gia tăng khả năng thanh toán nợ quá hạn và tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng” là hết sức cần thiết trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam còn chưa được phục hồi
Vấn đề về “khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân đã được nghiên
cứu rộng rãi trên thế giới theo hướng tiếp cận địa bàn cho vay (khu vực nông thôn, thành
phố …) hoặc lĩnh vực cho vay (vay tiêu dùng, vay trồng rừng, vay đánh bắt hải sản, vay mua bất động sản, vay xây nhà, vay mua ô tô…)” Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu
của Trần Thanh Phong và ctg (2020), Nguyễn Thị Huyền Vi (2020), Đoàn Thanh Hùng (2019), Hồ Hoàng Triệu (2019) và nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) nhưng được thực hiện tại khu vực tỉnh Hậu Giang và nhóm đối tượng nghiên cứu là nông hộ trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An, nghiên cứu của Đoàn Thanh Hùng (2019), “các yếu tố tác động đến khả năng thu hồi nợ của các khách hàng vay mua
xe máy tại công ty tài chính HD Saison” Nghiên cứu nước ngoài của Ajah, Eyo, Ofem (2014), “nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, nghiên cứu của Antwi và ctg (2016) lại tập trung vào yếu tố trả nợ đúng hạn”
Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả quyết định chọn đề tài “ Các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn đại dịch Covid 19 bùng phát ở Việt Nam ” có thể sẽ giúp Ngân hàng Nhà Nước – Chi nhánh Bình Thuận
xác định mức ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 bùng phát, từ đó tham mưu cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có chính sách hỗ trợ miễn giảm lãi, cơ cấu nợ cho các khách hàng cá nhân có nợ quá hạn trong giai đoạn đại dịch Covid 19 bùng phát ở Việt Nam, phần nào giúp các ngân hàng thương mại cổ phần có hướng kinh doanh tốt cũng như đưa ra các khuyến nghị về chính sách nhằm quản trị rủi ro trong lĩnh vực tín dụng cá nhân của mình
từ kết quả nghiên cứu này Đồng thời, luận văn cũng giúp bản thân có những kiến thức tốt
Trang 24hơn để phục vụ Ngân hàng đang công tác và đây là đề tài tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế chuyên ngành kinh tế học của tác giả luận văn này
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài tập trung nghiên cứu, các yếu tố tác động đến khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn đại dịch Covid 19 bùng phát ở Việt Nam
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) “Xác định các yếu tố tác động đến khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn đại dịch Covid 19 bùng phát ở Việt Nam”
(2) “Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn đại dịch Covid 19 bùng phát ở Việt Nam”
(3) “Đề xuất những khuyến nghị đối với ngân hàng trong việc nhận diện đối tượng khách hàng tốt, nhằm giảm thiểu rủi ro và khả năng thanh toán nợ quá hạn cao và những tác động của nợ quá hạn và một số giải pháp về quản trị rủi ro trong lĩnh vực tín dụng cá nhân tại các Ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn đại dịch Covid
19 bùng phát ở Việt Nam”
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, nghiên cứu tập trung trả lời 3 câu hỏi chính sau đây: (1) Yếu tố nào tác động đến khả năng thanh toán nợ quá hạn khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng TMCP ở Bình Thuận trong giai đoạn đại dịch Covid 19 bùng phát
(2) Mức độ tác động của từng yếu tố đến khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng TMCP trên địa bàn Bình Thuận trong giai đoạn đại dịch Covid 19 bùng phát
(3) Khuyến nghị nào làm tăng khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP trên địa bàn Bình Thuận trong giai đoạn đại dịch Covid 19 bùng phát
Trang 251.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố tác động đến khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng TMCP ở Bình Thuận trong giai đoạn đại dịch Covid 19 bùng phát
- Phạm vi nghiên cứu là các khách hàng cá nhân có nợ quá hạn tại các Ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Bình Thuận mà các Ngân hàng này đã được Ngân hàng Nhà nước
- Chi nhánh Bình Thuận cấp phép hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trước thời điểm đại dịch Covid 19 xảy ra, dữ liệu của các khách hàng này có vay tại các Ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trước 01/01/2020 và có nợ quá hạn phát sinh tính
1.5.2 Nghiên cứu định lượng
Để đo lường khả năng thanh toán nợ quá hạn, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng, cụ thể sử dụng dữ liệu chéo và áp dụng mô hình hồi quy Binary Logistic, với biến đo lường Y là biến giả (biến nhị phân) Cụ thể Y quan sát nhận giá trị 1 nghĩa là khách hàng cá nhân có khả năng thanh toán nợ quá hạn cao, ngược lại nhận giá trị 0 nghĩa
là khách hàng cá nhân không có khả năng thanh toán nợ quá hạn Với phương pháp này,
sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy Binary Logistic qua phần mềm SPSS 22 để ước lượng
và kiểm định các giả thuyết hồi quy đặt ra nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn đại dịch Covid 19 bùng phát ở Việt Nam
1.5.3 Phương pháp phân tích và thống kê mô tả
Sử dụng phần mềm Excel và SPSS 22 để mô tả dữ liệu kết hợp với tính toán những chỉ tiêu ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại các
Trang 26ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn đại dịch Covid 19 bùng phát
1.6 Dữ liệu nghiên cứu
Thông qua kết quả thu thập dữ liệu nghiên cứu thực tế từ các ngân hàng thương mại
cổ phần - đơn vị quản lý thanh toán nợ khách hàng cá nhân ở địa phương Dựa trên số liệu quản lý của Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Bình Thuận và hồ sơ cho vay tại các Ngân hàng TMCP ở Bình Thuận, Cục Thống kê Bình Thuận công bố số liệu tình hình kinh tế tại Bình Thuận với số liệu nghiên cứu tính từ 01/01/2020 đến 30/6/2022
1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
(1) Về mặt học thuật
Nghiên cứu chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn đại dịch Covid 19 bùng phát ở Việt Nam
Nghiên cứu cũng trình bày cách thức xác định những yếu tố quan trọng, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó trong điều kiện các khách hàng cá nhân chịu tác động rủi ro khách quan do đại dịch Covid 19 bùng phát vừa qua
Nghiên cứu được sử dụng như một nguồn tài liệu nghiên cứu tương tự sau này
(2) Về mặt thực tiễn
Nghiên cứu giúp phân định trách nhiệm của các bên liên quan như các cơ quan quản
lý nhà nước, Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh Bình Thuận, các Ngân hàng TMCP ở Bình Thuận trong việc quản lý nợ quá hạn Về phía quản lý nhà nước, Ngân hàng Nhà nước có một cái nhìn toàn cảnh về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng TMCP trên địa bàn Bình Thuận trong giai đoạn đại dịch Covid 19 bùng phát ở Việt Nam Các kết luận được rút ra từ quá trình phân tích nhằm
có chính sách giảm, miễn lãi hay cơ cấu lại nợ cho khách hàng cá nhân có nợ quá hạn trong đại dịch Covid 19 này
Hơn nữa, nghiên cứu giúp lãnh đạo các Ngân hàng TMCP tổ chức tham gia quản trị rủi ro, rút ra những kinh nghiệm đề phòng, hạn chế những ảnh hưởng của các yếu tố quan trọng gây ra tình trạng nợ quá hạn, giúp cho các Ngân hàng TMCP nâng cao khả năng
Trang 27thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân đề từ đó cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình trong bối cảnh chịu sự tác động của đại dịch Covid 19
Điều này sẽ giúp cho tất cả các bên liên quan có trách nhiệm hơn trong vai trò theo dõi, quản lý và thanh toán nợ quá hạn đối với khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn đại dịch Covid 19 bùng phát ở Việt Nam
1.8 Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Phần mở đầu: “Giới thiệu tổng quan nghiên cứu và giải thích tầm quan trọng khi thực hiện nghiên cứu Nội dung của chương này bao gồm lý do nghiên cứu, vấn
đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và kết cấu luận văn”
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước “Trình bày các khái niệm, tổng quan các lý thuyết, các nghiên cứu có liên quan đến luận văn về sự tác động của các yếu tố khác nhau đến khả năng thanh toán nợ của khách hàng cá nhân”
Chương 3: Tổng quan địa bàn nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và nguồn dữ liệu xây dựng mô hình nghiên cứu “Mô tả, giải thích các biến số trong
mô hình, đo lường các biến và kỳ vọng các giả thuyết nghiên cứu cho từng yếu tố”
Chương 4: Kết quả nghiên cứu, “mô tả phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu, kết quả phân tích mô hình kinh tế lượng, thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy, đồng thời đánh giá nhận xét trong quá trình phân tích, so với giả thuyết nghiên cứu đặt ra và trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu của luận văn”
Chương 5 Kết luận và khuyến nghị: “Kết thúc nghiên cứu với phần tổng kết lại kết quả nghiên cứu, nêu lên được các kết luận rút ra từ quá trình phân tích, đồng thời đưa ra các khuyến nghị, các giải pháp chính sách đối với các đối tượng liên quan, hạn chế của đề tài và hướng phát triển tiếp theo của luận văn”
Trang 28CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Chương 2 tập trung giới thiệu định nghĩa các khái niệm quan trọng trong quá trình nghiên cứu, tổng quan cơ sở lý thuyết, mô hình lý thuyết, các nghiên cứu trước và mô hình nghiên cứu đề xuất bao gồm “các biến phụ thuộc (khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Bình Thuận), các biến độc lập có khả năng tác động đến khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ”
2.1 Tổng quan về tín dụng cá nhân
Tín dụng là một khái niệm có từ rất lâu, tín dụng ngân hàng là quan hệ giữa một bên
là Ngân hàng, một bên là đối tượng đi vay trên nguyên tắc hoàn trả
“Tín dụng vốn là quan hệ vay mượn được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật trên nguyên tắc người đi vay hoặc tổ chức đi vay phải hoàn trả cho người hoặc tổ chức cho vay cả nợ gốc lẫn lãi sau một khoản thời gian nhất định theo thỏa thuận Hoạt động tín dụng có thể chia làm nhiều hình thức khác nhau căn cứ vào các tiêu chuẩn khác nhau, trong
đó nếu căn cứ đối tượng đi vay thì có thể phân chia thành tín dụng cá nhân và tín dụng doanh nghiệp” (Nguyễn Minh Kiều, 2007)
Khái niệm tín dụng có nhiều quan niệm khác nhau vì vậy chúng ta phải phân loại như sau: Phân loại theo thời hạn tín dụng, phân loại theo rủi ro tín dụng, phân loại theo hình thức tín dụng và phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng vay vốn
“Ngành ngân hàng cần xây dựng chính sách tín dụng cá nhân của Ngân hàng được đảm bảo cho hoạt động tín dụng cá nhân mở rộng, tăng trưởng nhưng phải an toàn” (Phan Thị Thanh Thủy, 2015)
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tín dụng cá nhân
Theo Nguyễn Minh Kiều (2007), “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng
quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định” Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết sử dụng một
Trang 29khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác” “Có nhiều
cách định nghĩa nhưng tựu trung lại thì tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dụng: (i) Có
sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng; (ii) Sự chuyển nhượng này có thời hạn; và (iii) Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí và rủi ro”
Theo từ điển “Tài chính ngân hàng” (Law và Smullen, 2005), tín dụng cá nhân “là
khoản tiền hoặc tài sản mà các tổ chức tín dụng cung cấp cho một cá nhân sau khi đã đánh giá rủi ro về cá nhân này và tổ chức cung cấp tín dụng này sẽ nhận được khoản tiền gốc
và lãi cho vay sau một khoản thời gian nhất định theo thỏa thuận” Đây là khái niệm được
sử dụng rộng rãi trên thế giới
Theo các cách hiểu trên về tín dụng ngân hàng và tín dụng cá nhân và theo phạm vi
nghiên cứu của luận văn này, có thể hiểu tín dụng cá nhân là “hình thức tín dụng mà trong
đó tổ chức tín dụng đóng vai trò là người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình cho khách hàng cá nhân hoặc hộ gia đình sau khi đã đánh giá rủi ro về loại khách hàng này, ngân hàng sẽ được thanh toán lại cả gốc và lãi cho vay sau một khoản thời gian nhất định theo thỏa thuận” Đây cũng chính là định nghĩa được sử dụng trong luận văn này
Về cơ bản, tín dụng có thể thể hiện dưới các hình thức khác nhau: tín dụng bằng tiền (cho vay), tín dụng bằng tài sản (cho thuê tài chính), tín dụng bằng chữ tín (bảo lãnh) Tuy nhiên, “trong hoạt động tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất tại các ngân hàng thương mại cổ phần Do đó, thuật ngữ tín dụng và cho vay thường được dùng đan xen và thay thế cho nhau”
Từ định nghĩa trên cho thấy tín dụng cá nhân là một loại hình của tín dụng, vì vậy
nó mang những đặc điểm chung của tín dụng Có ba đặc điểm chung như sau:
Thứ nhất, tín dụng dựa trên cơ sở đáng tin Ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho khách
hàng, cá nhân hay doanh nghiệp khi có đáng tin vào việc khách hàng sẽ sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng, hiệu quả và có khả năng thanh toán nợ (gốc và lãi) đúng hạn
Thứ hai, tín dụng là việc chuyển nhượng một lượng giá trị tiền tệ có thời hạn Ngân
hàng là trung gian tài chính, vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa là người cho vay Nguồn
Trang 30vốn ngân hàng sử dụng để cho vay được lấy từ nguồn vốn huy động, do vậy, tất cả các khoản tín dụng ngân hàng cấp cho khách hàng đều phải có thời hạn, đảm bảo cho ngân hàng có thể hoàn trả vốn huy động
Thứ ba, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên nguyên tắc
hoàn trả cả gốc và lãi Đây chính là thuộc tính riêng có của tín dụng Người đi vay phải trả thêm một khoản lãi ngoài gốc, là chi phí của việc sử dụng vốn vay Đây là nguồn để ngân hàng bù đắp chi phí hoạt động, cũng như tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng
Ngoài ra, hoạt động tín dụng cá nhân còn mang một số đặc điểm riêng như:
Thứ nhất, xét về mặt quy mô, “ Quy mô các khoản vay nhỏ nhưng số lượng các
khoản vay lớn Các khoản tín dụng cấp cho khách hàng cá nhân là tương đối nhỏ so với tín dụng cấp cho doanh nghiệp Hầu hết khách hàng tìm đến ngân hàng khi đã có số vốn tương đối và chỉ bổ sung phần còn thiếu Tuy nhiên, đối tượng vay là tất cả các cá nhân trong xã hội với nhu cầu hết sức đa dạng Do đó tổng quy mô các khoản tín dụng cá nhân là cũng khá lớn”
Thứ hai, xét về mặt lãi suất, “ Lãi suất cho vay cá nhân thường cao hơn cho vay đối
với doanh nghiệp Số lượng các khoản vay thường rất lớn, nhưng quy mô mỗi khoản vay lại nhỏ Để bù đắp chi phí và thu lợi nhuận, ngân hàng thường đặt ra mức lãi suất cao hơn
so với cho vay doanh nghiệp Tuy nhiên, khách hàng thường quan tâm đến số tiền mà cá nhân phải trả hơn là lãi suất mà cá nhân phải chịu”
Thứ ba, xét về nhu cầu vay, “ Nhu cầu vay của khách hàng cá nhân thường nhạy
cảm theo chu kỳ kinh tế, tăng lên khi nền kinh tế mở rộng và giảm xuống khi nền kinh tế suy thoái”
Thứ tư, xét về nguồn thanh toán nợ, “ Nguồn thanh toán nợ của khách hàng chủ yếu
phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ lương, cho thuê tài sản và thu nhập từ kinh doanh Nguồn thanh toán nợ này có thể có những biến động lớn, phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc của họ Sự kiểm soát các nguồn thu này nhiều khi rất khó khăn”
Thứ năm, ở khía cạnh rủi ro “Các khoản vay cá nhân thường có độ rủi ro cao do
chất lượng thông tin tài chính khách hàng cung cấp thường không cao”
Trang 312.1.2 Các hình thức tín dụng cá nhân
Đối với hình thức “tín dụng cá nhân, về cơ bản, có hai loại chính là cho vay có tài
sản đảm bảo” (Secured Loan) và “cho vay không có tài sản đảm bảo” (Unsecured Loan)
“ Cho vay có tài sản đảm bảo là hình thức cho vay mà khách hàng phải sử dụng tài sản thế chấp của mình để đảm bảo cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng Trong khi đó cho vay không tài sản đảm bảo (hay còn gọi là cho vay tín chấp) thì khách hàng không cần sử dụng tài sản của mình để thế chấp cho ngân hàng khi vay vốn Tại Việt Nam, hay cụ thể là tại các Ngân hàng TMCP ở Bình Thuận, một số khách hàng muốn chấp nhận hình thức cho
vay này thì họ phải thỏa mãn một số điều kiện về thu nhập (được chi trả lương qua ngân
hàng), chức vụ hiện hành, thời gian làm việc trong một tổ chức,… Từ hai hình thức chung
này tín dụng lại được chia thành rất nhiều hình thức cho vay khác” Theo Nguyễn Minh Kiều (2007), “các hình thức tín dụng cá nhân có thể bao gồm cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiểu thương, cho vay nông nghiệp, dịch vụ thẻ tín dụng…”
Tại các nước phát triển mà cụ thể là Mỹ, “các hình thức cho vay đa dạng hơn do sự phát triển lâu đời của hệ thống ngân hàng” (Nguyễn Ngọc Lê Ca, 2011) “Một số hình thức cho vay có thể liệt kê như cho vay ngắn hạn” (Short Tern Personal Loans), “cho vay theo ngày” (Fast Cash Advance Loan), “cho vay đối tượng quân nhân (A Military Payday Loan), cho vay đối với cá nhân không có/ có ít lịch sử giao dịch (No Credit Person Loans), cho vay đối với người theo đạo Tin lành (Christian Lending Personal Loans), cho vay cầm cố
sổ tiết kiệm (Secured Signature Loans), phát hành thẻ tín dụng (Personal Signature Loans) Mỗi hình thức cho vay điều nhắm đến những đối tượng khác nhau và điều kiện cho vay khác nhau nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và từ đó làm tăng lợi nhuận của tổ chức tín dụng
2.1.3 Các loại rủi ro xuất phát từ hình thức tín dụng cá nhân
Theo Miller (2012), “thông thường hình thức tín dụng cá nhân có thể gây ra một số rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro về chi phí giao dịch, rủi ro về thông tin bất cân xứng, rủi
ro về tác nghiệp và rủi ro không trả được nợ vay quá hạn”
(1) Rủi ro tín dụng
Trang 32Theo Nguyễn Minh Kiều (2007), “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn
thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”
“Khi khách hàng được tài trợ tín dụng của ngân hàng, khách hàng nói chung và khách hàng cá nhân được theo dõi và phân loại nợ (phân loại rủ ro tín dụng) theo hai phương pháp phân loại là định tính và định lượng” ( Thông tư số 11/2021/TTNHNN ) Theo phương pháp định lượng được trình bày trong Thông tư số 11/2021/TTNHNN, nợ vay được phân loại thành 5 nhóm như sau:
* Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn (Đủ khả năng thu hồi nợ đúng hạn)
* Nhóm 2 Nợ cần chú ý (Nợ quá hạn < 90 ngày, nợ cơ cấu)
* Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày; nợ cơ cấu)
* Nhóm 4 Nợ nghi ngờ (Nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày; nợ cơ cấu)
* Nhóm 5 Nợ có khả năng mất vốn (Nợ quá hạn > 360 ngày)
Theo phương pháp định tính ( ( Thông tư số 11/2021/TTNHNN ), nợ vay cũng được chia làm năm nhóm như sau:
* Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: “Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn”
* Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: “Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá
là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng thanh toán nợ của khách hang”
* Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: “Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn Các khoản nợ này được
tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi”
* Nhóm 4 (Nợ ghi ngờ) “đây là các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao bao gồm: Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến
180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4: Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một (01) khoản nợ với tổ chức tín dụng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ chức tín dụng bắt buộc phải
Trang 33phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro Và trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.”
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn
“Khi khách hàng được phân loại thành từng nhóm nợ (từng nhóm rủi ro), ngân hàng
sẽ phải trích lập mức dự phòng tương ứng từ nhóm 1 tới nhóm 5 là 0%, 5%, 20%, 50%, 100%“ ( ( Thông tư số 11/2021/TTNHNN )
“Trong nghiên cứu thực nghiệm về rủi ro tín dụng cá nhân, có hai khía cạnh về vấn
đề này thường được các nhà nghiên cứu quan tâm là rủi ro không trả được số nợ vay” (Maharjan và ctg, 1983) “và rủi ro không trả nợ đúng hạn” (Antwi và ctg, 2012) Điều này
có nghĩa là rủi ro được xem xét trên hai khía cạnh là quy mô trả nợ và thời gian đáo hạn của khoản nợ
(2) Rủi ro về chi phí giao dịch
“ Rủi ro về chi phí giao dịch là rủi ro xảy ra khi chi phí cấu thành giao dịch tăng với tốc độ tăng lớn hơn lợi nhuận Theo Nguyễn Ngọc Lê Ca (2011) thì tín dụng cá nhân thường
có quy mô giao dịch nhỏ nhưng số lượng giao dịch lớn và phân tán rộng khắp khiến cho việc giao dịch không được thuận tiện (Nguyễn Minh Kiều, 2007) và như vậy ngân hàng phải mở thêm nhiều chi nhánh hoặc Phòng giao dịch với các dịch vụ trực tuyến khác để phục vụ cho đặc điểm này của khách hàng cá nhân Điều đó có thể dẫn đến rủi ro tăng chi phí trong khi hiệu quả đem lại không thể bù đắp được ”
(3) Rủi ro thông tin bất cân xứng
“ Khi tiến hành giao dịch với khách hàng cá nhân, thông thường tổ chức tín dụng gặp rủi ro về thông tin bất cân xứng (Heffernam, 2005) hơn so với khách hàng tổ chức do việc thu nhập chính xác thông tin về loại khách hàng này là rất khó khăn đồng thời nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng cá nhân là từ thu nhập ổn định ở thời điểm hiện tại Do vậy,
Trang 34nếu người vay gặp vấn đề về sức khỏe, mất việc làm hay gặp các biến cố bất ngờ ảnh hưởng đến thu nhập thì sẽ không thanh toán được nợ vay cho ngân hàng”
(4) Rủi ro tác nghiệp
“Rủi ro về tác nghiệp nảy sinh do đặc điểm của tín dụng cá nhân là quy mô mỗi khoản vay nhỏ nhưng số lượng khoản vay lớn, vì vậy để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng nhằm nâng cao kết quả công việc đòi hỏi sự phục vụ nhanh chóng của cán bộ tín dụng” (Nguyễn Ngọc Lê Ca, 2011) Do đó, trong quá trình thẩm định hồ sơ tín dụng các cán bộ tín dụng thường hay chủ quan khi tiến hành thẩm định khách hàng
“Các rủi ro về thông tin bất cân xứng, rủi ro về tác nghiệp và một số điều kiện khác (khả năng sử dụng tiền vay, tình hình kinh tế…) mà nó ảnh hưởng tới rủi ro không thanh toán được nợ đúng hạn hay không thanh toán nợ gốc của khách hàng cá nhân” (Heffernam, 2005)
(5) Rủi ro khách quan
Là những khoản nợ quá hạn đến ngày đáo hạn mà người vay không có khả năng thanh toán (hoàn trả) do các yếu tố bên ngoài tác động: Thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, dịch bệnh Covid 19,…
2.2 Khái niệm và phân loại ngân hàng thương mại
2.2.1 Khái niệm
Theo Nguyễn Thị Thanh Phượng (2016), “Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính trung gian có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế Tổng Tài sản luôn luôn có khối lượng lớn nhất trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Có nhiều khái niệm khác nhau về Ngân hàng thương mại:”
Ở Pháp: “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”
Ở Hoa kỳ: “NHTM là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính”
Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ và đầu tư
Ở Thổ Nhĩ Kỳ: “NHTM là hội trách nhiệm hữu hạn thiết lập nhằm mục đích nhận
Trang 35tiền ký thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ hối phiếu, chiết khấu và những hình thức vay mượn hay tín dụng khác”
Ở Việt Nam: “Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 2004, đã ghi”: NHTM
là tổ chức kinh doanh tiền tệ hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”
Như vậy, tuy có những quan điểm khác nhau nhưng các NHTM đều có các đặc trưng sau:
Thứ nhất: NHTM là một tổ chức được nhận ký thác của công chúng với trách nhiệm hoàn trả
Thứ hai: NHTM là một tổ chức được phép dùng ký thác của công chúng để cho vay, chiết khấu thực hiện dịch vụ tài chính khác
2.2.2 Phân loại Ngân hàng thương mại
Theo quy định tại Nghị định 59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009 về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Thương mại được chia làm các loại sau:
a Chia theo hình thức sở hữu
* Ngân hàng sở hữu tư nhân: Là Ngân hàng do cá nhân thành lập bằng vốn của cá nhân Ngân hàng này thường nhỏ, phạm vi hoạt động trong từng địa phương Chủ Ngân hàng thường rất am hiểu về người vay, vì vậy hạn chế được sự lừa đảo của khách hàng
* Ngân hàng sở hữu của các cổ đông (ngân hàng cổ phần):
Ngân hàng này được thành lập thông qua phát hành cổ phiếu Các Ngân hàng này thường có phạm vi hoạt động rộng, hoạt động đa năng, có nhiều chi nhánh hoặc công ty con trên phạm vi cả nước
* Ngân hàng sở hữu nhà nước:
Đây là loại Ngân hàng nhà nước mà nguồn vốn sở hữu do nhà nước được cấp có thể
là Nhà nước TW hoặc tỉnh, thành phố Các Ngân hàng này được thành lập nhằm thực hiện một số mục tiêu nhất định thường là do chính sách của chính quyền TW hoặc địa phương
* Ngân hàng liên doanh:
Trang 36Ngân hàng này được hình thành dựa trên vốn góp của hai hoặc nhiều bên, thường là giữa Ngân hàng trong nước với Ngân hàng nước ngoài để tận dụng ưu thế của nhau
Phạm vi đề tài này tác giả tập trung phân tích khả năng thanh toán nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
b Chia theo tính chất hoạt động
2.3 Lý thuyết về khả năng thanh toán nợ vay quá hạn
2.3.1 Khái niệm nợ quá hạn của ngân hàng thương mại
Theo Phùng Thị Bích Thủy (2017), “Tín dụng là hoạt động tài trợ của Ngân hàng cho khách hàng, đây là hoạt động quan trọng nhất và có quy mô lớn nhất trong cơ cấu tài sản của NHTM và đồng thời cũng là hoạt động sinh lời lớn nhất của NHTM Nhưng rủi ro
mà nó mang lại cũng là lớn nhất Khi xuất hiện rủi ro tín dụng đồng nghĩa với việc Ngân hàng không thu được nợ Do đó, việc phát sinh nợ quá hạn là điều khó có thể tránh khỏi
Để có thể phải đưa ra các giải pháp hạn chế và xử lý nợ quá hạn, trước hết phải nghiên cứu thế nào là nợ quá hạn?”
Theo Thông tư số 11/2021/TTNHNN ngày 30/07/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy
định rõ: “Nợ quá hạn trong kinh doanh của Ngân hàng là hiện tượng khách hàng không
có khả năng thanh toán nợ đúng hạn mà đã cam kết trả trong khế ước vay trước đây Nếu không điều chỉnh kỳ hạn nợ, hoặc gia hạn nợ thì số nợ đến hạn phải thanh toán chuyển sang nợ quá hạn và khách hàng phải chịu lãi suất nợ quá hạn đối với số tiền trả chậm”
Như vậy, thực chất nợ quá hạn là khoản vay của khách hàng khi đến hạn thanh toán thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng không có khả năng thanh toán nợ một phần gốc hoặc cả
Trang 37gốc lẫn lãi cho Ngân hàng
2.3.2 Phân loại nợ quá hạn
Nguyễn Thị Thanh Phượng (2016), “Nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của quá trình hoạt động tín dụng của các NHTM Nợ quá hạn báo hiệu rủi ro mất mát đối với Ngân hàng từ khách hàng Nợ quá hạn có nhiều cách phân loại khác nhau, mỗi loại phản ánh mức độ rủi ro tín dụng ở góc độ khác nhau Việc phân loại nợ quá hạn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đề ra các biện pháp xử lý thu hồi nợ, giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng Tùy theo mục đích có thể lựa chọn các tiêu thức phân loại tương ứng”:
2.3.2.1 Căn cứ vào thời gian
Thông tư số 11/2021/TT-NHNN ngày 30/7/2021 mới sửa đổi thì nợ quá hạn được chia thành 5 nhóm sau:
a Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) là các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn, nợ quá hạn dưới 10 ngày
b Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, các khoản
nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại
c Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ dưới 91 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại
d Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã
cơ cấu lại
e Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ khanh chờ Chính phủ xử lý, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại
2.3.2.2 Căn cứ vào khả năng thu hồi
a Nợ quá hạn có khả năng thu hồi
“Là các khoản nợ đến ngày đáo hạn mà người vay chưa trả được nợ cho Ngân hàng nhưng khả năng hoàn trả cao Con nợ thường là những cá nhân, tổ chức làm ăn có hiệu quả, có khả năng tài chính và vị thế trên thị trường Nhưng do những nguyên nhân ngoài
dự tính làm chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra tại thời điểm thanh toán đã thỏa
Trang 38thuận trong khế ước làm phát sinh nợ quá hạn” (Phùng Thị Bích Thủy, 2017)
b Nợ khó đòi
“Là khoản nợ quá hạn đã quá một kỳ hạn gia hạn nợ mà con nợ không có khả năng hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho Ngân hàng, trong trường hợp này con nợ thường làm ăn kém hiệu quả, khả năng sinh lời không cao hay cố tình trì hoãn trả nợ cho Ngân hàng Khả năng thu hồi khoản nợ này là thấp và quá trình thu hồi thường khó khăn, phức tạp Để thu được nợ đòi hỏi Ngân hàng phải tốn nhiều công sức, chi phí và vận dụng nhiều biện pháp khác nhau” (Phùng Thị Bích Thủy, 2017)
c Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi
“Là khoản nợ quá hạn đã sử nhiều biện pháp để thu nợ nhưng vẫn không thu được toàn bộ hay một phần nợ gốc Con nợ không có nguồn để trả nợ cho Ngân hàng ở hiện tại cũng như tương lai Những khoản cho vay này Ngân hàng có thể “mất trắng”.” (Phùng Thị Bích Thủy, 2017)
2.3.2.3 Căn cứ vào nguyên nhân gây ra nợ quá hạn
a Nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan
Là những khoản nợ quá hạn đến ngày đáo hạn mà người vay không có khả năng thanh toán (hoàn trả) do các yếu tố bên ngoài tác động: Thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, dịch bệnh Covid 19…
2.3.2.4 Căn cứ vào tài sản đảm bảo
a Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo
b Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo không còn đối tượng để thu hồi
Trang 39c Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo nhưng con nợ vẫn tồn tại và đang hoạt động (Ngô Nguyễn Hoàng Phương, 2015)
2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá nợ quá hạn
2.3.3.1 Tỷ lệ nợ có vấn đề
Theo Nguyễn Thị Thanh Phượng (2016), cho rằng:
“Nợ có vấn đề là khoản vay chưa đến hạn, chưa được coi là nợ quá hạn, xong trong quá trình theo dõi nhân viên Ngân hàng nhận thấy nhiều khoản tài trợ đang có dấu hiệu kém lành mạnh và có nguy cơ trở thành nợ quá hạn”
Tỷ lệ nợ có vấn đề phản ánh mức độ rủi ro của những khoản vay Tỷ lệ này càng lớn thì các khoản vay có khả năng trở thành nợ quá hạn càng cao
Tỷ lệ có vấn đề = Nợ có vấn đề/Tổng dư nợ *100
2.3.3.2 Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là các khoản nợ đã đến ngày đáo hạn nhưng con nợ không có khả năng thanh toán Dư nợ quá hạn của Ngân hàng phản ánh toàn bộ các khoản nợ quá hạn của Ngân hàng
Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ quá hạn*100
“Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro các khoản tín dụng của Ngân hàng Tỷ lệ này cho biết bao nhiêu đơn vị tiền tệ mà Ngân hàng không thể thu hồi khi Ngân hàng bỏ ra 100 đơn vị tiền (đvt) Ngân hàng được xem có hoạt động tín dụng yếu kém, nếu tỷ lệ này >7%
và nếu chỉ tiêu này lớn hơn 3% và nhỏ hơn <5% thì hoạt động của Ngân hàng nằm trong giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước, nếu tỷ lệ này <3% thì ngân hàng được đánh giá là có nghiệp vụ tín dụng tốt, chất lượng cho vay cao” (Nguyễn Thị Thanh Phượng, 2016)
2.3.3.3 Tỷ lệ nợ khó đòi
Nợ khó đòi là các khoản nợ vay đã quá hạn và khả năng thu hồi là rất thấp Tỷ lệ nợ khó đòi là dấu hiệu trực tiếp cho biết nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ khoản cho vay
Tỷ lệ nợ khó đòi = Dư nợ quá hạn trên 360 ngày/ Tổng dư nợ quá hạn*100
Tỷ lệ này cho biết bao nhiêu đvt khó thu hồi hoặc không có khả năng thu hồi khi Ngân hàng bỏ ra 100 đvt Tỷ lệ này càng lớn thì nguy cơ mất khả năng thanh toán của Ngân
Trang 40hàng có thể xảy ra càng cao (Nguyễn Thị Thanh Phượng, 2016)
2.3.4 Tác hại và sự cần thiết phải hạn chế nợ quá hạn
2.3.4.1 Tác hại của nợ quá hạn
a Đối với khách hàng
Kéo dài thời gian luân chuyển vốn: Trong nền kinh tế thị trường hầu hết các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay Ngân hàng là chủ yếu, nếu Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ làm giảm khả năng cung ứng vốn cho các doanh nghiệp và người dân vay
“Khi khoản vay của khách hàng cá nhân đến kỳ hạn nợ mà khách hàng chưa có khả năng thanh toán thì khoản vay sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn và đồng thời khách hàng phải chịu thêm lãi suất quá hạn, lãi suất này được quyết định bằng mức 150% mức lãi suất cho vay Như vậy, nợ quá hạn sẽ làm tăng chi phí cho các khoản vay của khách hàng”
“Việc phát sinh nợ quá hạn làm giảm uy tín của khách hàng đối với Ngân hàng: Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp, các cá nhân luôn luôn tạo hình ảnh tốt của mình trong mối quan hệ với Ngân hàng vì nguồn vốn tự có của mình không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh Hơn nữa, nguồn vốn huy động từ Ngân hàng thường
rẻ hơn và hiệu quả cao hơn Nợ quá hạn phát sinh là dấu hiệu hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của khách hàng cá nhân Việc vay vốn tại các Ngân hàng cũng trở nên khó khăn hơn Điều này làm cho các khách hàng cá nhân mất khả năng thanh toán và đi đến phá sản”
b Đối với ngân hàng
Nợ quá hạn làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng: phần lớn lợi nhuận của Ngân hàng
có được do thực hiện các hoạt động tín dụng ngân hàng Ngân hàng thực hiện huy động vốn để cho vay với lãi suất cao hơn, chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và cho vay đã tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng Do vậy, một khoản cho vay không thu hồi được nợ, sẽ làm tăng tài sản đóng băng trong Ngân hàng, làm thu nhập của Ngân hàng giảm xuống và chi phí huy động vốn tăng thêm Mặt khác, khi tổng dư nợ chuyển sang nợ quá hạn Ngân hàng còn phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro, điều này làm giảm hiệu quả sử dụng vốn ở Ngân hàng
* Nợ quá hạn làm giảm khả năng thanh toán
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng chỉ chiếm khoảng 7% tổng nguồn vốn kinh doanh,