Trang 3 Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang 3 LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện chỉ đạo của Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Vĩnh Long, Khoa Y Dược tổ chức biên s
Trang 1Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang 1
UBND TỈNH VĨNH LONG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH LONG
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN
BỆNH NGOẠI KHOA NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐVL ngày …tháng
năm……của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Vĩnh Long
Vĩnh Long, năm 2022
Trang 3Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang 3
LỜI GIỚI THIỆU
Thực hiện chỉ đạo của Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Vĩnh Long, Khoa Y Dược tổ chức biên soạn tài liệu dạy – học môn Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa nhằm từng bước xây dựng bộ giáo trình đạt chuẩn chuyên môn trong công tác đào tạo Điều dưỡng bậc cao đẳng
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa được biên soạn dựa trên chương trình môn học Cao đẳng Điều dưỡng đã được ban hành Giảng viên Khoa
Y Dược biên soạn theo phương châm: kiến thức cơ bản, hệ thống; nội dung chính xác, khoa học; cập nhật các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại và thực tiễn Việt Nam
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa đã được Hội đồng chuyên môn Trường Cao Đẳng Vĩnh Long thẩm định vào năm 2022 Khoa Y Dược Trường Cao Đẳng Vĩnh Long ban hành tài liệu dạy – hoc đạt chuẩn chuyên môn của ngành Điều dưỡng trong giai đoạn hiện nay Trong thời gian 1 đến 2 năm, giáo trình phải được chỉnh lý, bổ sung và cập nhật
Khoa Y Dược chân thành cảm ơn các giảng viên và Hội đồng chuyên môn thẩm định đã giúp hoàn thành giáo trình kịp thời, phục vụ cho công tác đào tạo Điều dưỡng bậc cao đẳng
Qúa trình biên soạn mặc dù hết sức công phu và thận trọng, song không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được sự góp ý, bổ sung sửa chữa của đồng nghiệp, các bạn sinh viên để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn
KHOA Y DƯỢC – TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH LONG
Vĩnh Long, ngày 29 tháng 5 năm 2022
THAM GIA BIÊN SOẠN
1 THS TRẦN THỊ HỒNG DIỄM
2 …………
3 …………
Trang 43 NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI
3 PHÕNG NGỪA, PHÁT HIỆN VÀ XỬ TRÍ CÁC BIẾN CHỨNG
Trang 5Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang 5
Trang 7Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang 7
2 QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ CÓ MỞ
3 QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ CÓ HẬU
Trang 85 CÁCH PHÕNG CHỐNG SỐC CHẤN THƯƠNG Ở TUYẾN CƠ
BÀI 19 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG, VẾT
Trang 9Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang 9
Trang 11Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang 11
Trang 12GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN BỆNH NGOẠI KHOA
Mã môn học: VYD6217
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:
- Vị trí: Học phần này sẽ được thực hiện sau khi học sinh đã hoàn thành các học phần: Vi sinh – Ký sinh trùng; Giải phẫu sinh lý; Điều dưỡng cơ sở; Kiểm soát nhiễm khuẩn;…
- Tính chất: Môn học Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa là môn khoa học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng, tiến triển, biến chứng, hướng sơ cứu, điều trị và phòng các bệnh ngoại khoa thường gặp; Những kiến thức về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc người bệnh ngoại khoa trước và sau mổ; Cách lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh ngoại khoa thường gặp; Áp dụng các quy trình điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh ngoại khoa
- Ý nghĩa và vai trò của môn học: Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại
khoa là môn học chuyên môn trong chương trình giáo dục chuyên ngành Điều dưỡng
+ Sơ cứu ban đầu được một số bệnh ngoại khoa thường gặp tại y tế cơ sở
+ Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc cho các bệnh nhân ngoại khoa thường gặp
+ Tư vấn được cho bệnh nhân và gia đình các biện pháp phòng bệnh và nâng cao sức khoẻ cho người bệnh ngoại khoa
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Yêu thích môn học, đam mê tìm hiểu các vấn đề liên quan đến môn học cũng như ngành nghề đang theo học
Trang 13Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang 13
+ Hình thành thói quen vận dụng các kiến thức đã học vào trong thực tế nghề nghiệp và cuộc sống
+ Thể hiện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và khẩn trương trong chăm sóc người bệnh ngoại khoa
Nội dung của môn học:
1 Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian môn học
Số
Thời gian (giờ)
Lý thuyết
Thực hành, thảo luận, bài tập
Kiểm tra &
Ôn tập
2
Bài 2 Phòng phẫu thuật và những
vấn đề liên quan đến điều dưỡng
phòng mổ
Trang 14môn nhân tạo
Trang 15Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang 15
BÀI 1 VAI TRÕ CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI
Giới thiệu:
Vị trí của người điều dưỡng tại khoa ngoại rất quan trọng Người điều dưỡng ngoại khoa cần phải nắm vững vai trò của mình và đáp ứng được những yêu cầu đặc biệt mới có thể chăm sóc tốt cho người bệnh ngoại khoa
Mục tiêu:
1 Trình bày được vai trò của người điều dưỡng ngoại khoa
2 Trình bày được những yêu cầu đối với người điều dưỡng ngoại khoa
1 Phải tinh thông nghiệp vụ, thành thạo tay nghề, làm tốt các kỹ thuật ngoại khoa
2 Thực hiện khẩn trương, tháo vát, chính xác và nghiêm túc các y lệnh của thầy thuốc
3 Thường xuyên có ý thức và tác phong vô khuẩn trong khi thực hiện các kỹ thuật
và chăm sóc người bệnh
4 Theo dõi và chăm sóc người bệnh để phát hiện những biến chứng và diễn biến của bệnh, giúp thầy thuốc xử trí kịp thời, đồng thời cộng tác với thầy thuốc để nhận định tình trạng người bệnh và giải quyết các yêu cầu của người bệnh
2 VAI TRÕ CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI KHOA
Trong khoa ngoại có nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận có nội dung công
tác riêng Do đó, vai trò của người điều dưỡng công tác ở mỗi bộ phận cũng khác nhau Tuy nhiên, dù công tác có khác nhau, người điều dưỡng vẫn phải tập trung đảm bảo nhiệm vụ chính là:
Quan sát, nhận định tình trạng người bệnh
Đánh giá các nhu cầu cần thiết của người bệnh để phục vu cho cuộc mổ và
những vấn đề liên quan sau mổ
Giúp thầy thuốc trong công tác khám bệnh, chẩn đoán, phẫu thuật điều trị người
bệnh
Thực hiện các y lệnh điều trị của người thầy thuốc
Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh và đánh giá kết quả
chăm sóc đó
Hướng dẫn người bệnh và gia đình họ về các vấn đề liên quan đến bệnh để phục
hồi sức khỏe cho người bệnh
Qui trình điều dưỡng ngoại khoa
Nhận định/ đánh giá tình trạng người bệnh Chuẩn bị người bệnh trước mổ
Trang 163 NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI KHOA
Tinh thông nghiệp vụ, thành thạo tay nghề, thao tác kỹ thuật chính xác:
biết về bệnh lý, cách chăm sóc, theo dõi người bệnh
o Theo dõi tỉ mỉ, ghi chép đầy đủ, nhạy cảm phát hiện các diễn biến và biến chứng của người bệnh
Có ý thức và tác phong vô khuẩn trong mọi kỹ thuật và chăm sóc người bệnh:
mình và cho người bệnh
chuẩn bị các dụng cụ và vật liệu
Giúp đỡ thầy thuốc trong việc phát hiện, theo dõi và chăm sóc người bệnh
o Theo dõi tỉ mỉ, chính xác, phát hiện kịp thời, chu đáo
bệnh nguy kịch, phải khẩn trương cứu chữa cho đến cùng
cả vì người bệnh mà cứu chữa
chẽ, không máy móc, ỷ lại
Có lòng thương yêu người bệnh cao độ, thực hiện lời dạy Bác Hồ: “Lương y phải như từ mẫu”
tai nạn do thiếu tinh thần trách nhiệm
o Gần gũi, thương yêu, động viên, an ủi, thông cảm với sự đau đớn của người bệnh
vệ sức khỏe và hạnh phúc của nhân dân
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Chọn câu trả lời đúng nhất
1 Qui trình điều dưỡng ngoại khoa gồm có mấy bước?
Giáo dục sức khỏe và chuẩn bị cho người bệnh ra viện
Chăm sóc người bệnh trong mổ Chăm sóc người bệnh sau mổ Phục hồi chức năng
Trang 17Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang 17
A 4
B 5
C 6
D 7
2 Bước thứ nhất trong qui trình điều dưỡng ngoại khoa là:
A Chuẩn bị người bệnh trước mổ
B Chăm sóc người bệnh trong mổ
C Nhận định/ đánh giá tình trạng người bệnh
D Chăm sóc người bệnh sau mổ
3 Bước cuối cùng trong qui trình điều dưỡng ngoại khoa là:
4 Điều dưỡng luôn rèn luyện kỹ thuật điêu luyện và chính xác là thể hiện yêu cầu nào sau đây?
A Tinh thông nghiệp vụ, thành thạo tay nghề, thao tác chính xác
B Có ý thức và tác phong vô khuẩn
C Giúp đỡ thầy thuốc phát hiện, theo dõi và chăm sóc người bệnh
D Có lòng thương yêu người bệnh cao độ
5 Điều dưỡng thực hiện nghiêm chỉnh các chức trách và qui tắc chuyên môn là thể hiện yêu cầu nào sau đây?
A Tinh thông nghiệp vụ, thành thạo tay nghề, thao tác chính xác
B Có ý thức và tác phong vô khuẩn
C Giúp đỡ thầy thuốc phát hiện, theo dõi và chăm sóc người bệnh
D Có lòng thương yêu người bệnh cao độ
6 Điều dưỡng nhanh nhẹn, tháo vát, làm việc có sáng tạo, thông minh là thể hiện yêu cầu nào sau đây?
A Tinh thông nghiệp vụ, thành thạo tay nghề, thao tác chính xác
B Có ý thức và tác phong vô khuẩn
C Giúp đỡ thầy thuốc phát hiện, theo dõi và chăm sóc người bệnh
D Có lòng thương yêu người bệnh cao độ
7 Điều dưỡng không để xảy ra những thiếu sót, tai nạn do thiếu tinh thần trách nhiệm
là thể hiện yêu cầu nào sau đây?
A Tinh thông nghiệp vụ, thành thạo tay nghề, thao tác chính xác
B Có ý thức và tác phong vô khuẩn
C Giúp đỡ thầy thuốc phát hiện, theo dõi và chăm sóc người bệnh
D Có lòng thương yêu người bệnh cao độ
8 Điều dưỡng thể hiện sự tinh thông nghiệp vụ, thành thạo tay nghề, thao tác chính xác qua việc nào sau đây?
A Thực hiện tuyết đối vô khuẩn trong mọi thủ thuật thao tác
B Tranh thủ từng phút, từng giờ để cứu chữa người bệnh
C Nhạy cảm phát hiện các diễn biến và biến chứng của người bệnh
D Nêu cao trách nhiệm trước người bệnh
Trang 189 Điều dưỡng thể hiện việc giúp đỡ thầy thuốc phát hiện, theo dõi và chăm sóc người bệnh qua việc nào sau đây?
A Nghiêm túc và khẩn trương thực hiện các y lệnh
B Bình tĩnh trong những trường hợp người bệnh nguy kịch
C Thực hiện tuyết đối vô khuẩn trong mọi thủ thuật thao tác
D Gần gũi, thương yêu, động viên, an ủi người bệnh
Trang 19Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang 19
BÀI 2 PHÕNG PHẪU THUẬT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐIỀU DƢỠNG PHÕNG MỔ
Giới thiệu:
Phòng mổ là nơi diễn ra quá trình phẫu thuật cho người bệnh ngoại khoa Để làm tốt công tác chăm sóc người bệnh người điều dưỡng phải biết được cấu trúc của phòng mổ cũng như chức năng, nhiệm vụ và những vấn đề liên quan đến điều dưỡng phòng mổ
Mục tiêu:
1 Trình bày được các nguyên tắc chung của phòng mổ
2 Trình bày được những vấn đề liên quan đến điều dưỡng phòng mổ
Vật dụng trong phòng mổ luôn dễ điều chỉnh, lau chùi, nhiệt độ phòng 20 –
1.2 Khái niệm về vô khuẩn và tiệt khuẩn
Vô khuẩn: ngăn ngừa nhiễm trùng vùng mổ bằng cách không cho các dụng cụ, vật
liệu, môi trường xung quanh có vi khuẩn xâm nhập vào
Tiệt khuẩn: là phương pháp dùng hoá chất hay vật lý để diệt vi khuẩn
1.3 Các yêu cầu khu phẫu thuật
Vị trí: xây ở nơi cao ráo, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, xa bệnh phòng và các
nguồn ô nhiễm khác Đường ra vào 1 chiều
Thể tích mỗi phòng mổ là 100m3
(6 x 5 x 3,5), góc tường nên xây tròn, có 2 lần cửa, cửa tự động
Số lượng buồng: tuỳ thuộc quy mô bệnh viện, nhưng ít nhất nên có 2 phòng mổ: mổ
sạch và mổ nhiễm Các phòng khác: Phòng mổ cấp cứu, kho dự trữ dụng cụ, đồ vải, phòng hồi sức tập trung sau mổ
Không khí: Việc thay đổi không khí trong phòng mổ rất quan trọng, khi đặt đĩa Pêtri
có môi trường nuôi vi khuẩn mà sau 45 phút nếu có 14 vi khuẩn lạc mọc trên đĩa thì không khí trong phòng mổ chưa lọc tốt, ngược lại, nếu không khí đã được lọc thì sau
60 phút chỉ có 7 vi khuẩn lạc mọc Không khí trong phòng mổ nên di chuyển từ trần nhà xuống sàn nhà Hạn chế tối đa số người ra vào phòng mổ
Trang 20Ánh sáng: cần có đầy đủ nguồn ánh sáng tự nhiên qua các khung cửa sổ và ánh sáng
nhân tạo gồm:
Nhiệt độ và độ ẩm: nhiệt độ từ 18–200C và độ ẩm từ 60–65%, tốt nhất là dùng máy điều hoà nhiệt độ
Nước rửa tay trước khi mổ: nước phải được tiệt trùng và thường xuyên kiểm tra hệ
thống này
Trang bị trong mỗi phòng mổ: càng ít vật dụng càng tốt, tối thiểu là bàn mổ, máy gây
mê, máy hút, tủ đựng dụng cụ, tủ thuốc Các dụng cụ máy móc khác sau mổ phải chuyển ra ngoài để lau chùi và bảo quản, khi cần thì đem vào Các hộp dụng cụ đưa vào phòng mổ qua cửa sổ
1.4 Bảo quản phòng mổ
Mục đích: nhằm duy trì phòng mổ luôn sạch, an toàn Có nội quy cụ thể việc ra vào
phòng mổ
Trước mổ và trong mổ
Sau mổ
Hàng tuần
khuẩn định kỳ đối với nhân viên
2 NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU DƢỠNG PHÕNG MỔ
Những nguyên tắc về sức khoẻ và quần áo trong phòng mổ:
1 Điều dưỡng bị cảm cúm, đau mắt, nhiễm các bệnh nhiễm khuẩn không được vào phòng mổ
2 Khi vào phòng mổ phải mặc quần áo hấp tiệt trùng của phòng mổ, quần phải có chun, áo bỏ trong quần
3 Quần áo ướt phải thay ngay, mặc đồ hấp tiệt trùng khi vào phòng mổ Khi ra khỏi phòng mổ thay đồ khác và bỏ vào bao đồ bẩn để chuyển xuống nhà giặt
4 Khẩu trang phải che kín mũi miệng, tránh nói cười, hắt hơi mạnh vào khẩu trang vì vi khuẩn có thể bay qua không khí Khẩu trang khi ẩm phải thay, khi tháo khẩu trang ra chỉ chạm vào dây, không sử dụng lại sau khi tháo ra, không
bỏ khẩu trang xuống cổ
5 Nón: che kín tóc hoàn toàn
6 Giày êm, bằng vải dày, loại dùng một lần
Trang 21Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang 21
CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ
A 11 vi khuẩn lạc mọc trên đĩa
B 12 vi khuẩn lạc mọc trên đĩa
C 13 vi khuẩn lạc mọc trên đĩa
D 14 vi khuẩn lạc mọc trên đĩa
5 Nếu không khí trong phòng mổ đã được lọc tốt thì sau 60 phút chỉ có bao nhiêu vi khuẩn xuất hiện?
Trang 22BÀI 3 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ
Giới thiệu:
Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật là công việc hết sức quan trọng đối với người điều dưỡng Công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật được thực hiện tốt sẽ giúp người bệnh yên tâm hợp tác và hạn chế được các tai biến trong và sau phẫu thuật
Mục tiêu:
1 Phân biệt được thế nào là mổ theo kế hoạch và mổ cấp cứu
2 Thực hiện đầy đủ việc chuẩn bị người bệnh trước mổ
3 Biết cách chăm sóc, ngăn ngừa, phát hiện sớm các tai biến sau phẫu thuật
Nội dung chính:
1 ĐẠI CƯƠNG
Chuẩn bị người bệnh trước mổ là một công tác quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến phẫu thuật Nếu chuẩn bị tốt, sẽ hạn chế được đến mức tối thiểu các tai biến trong khi gây mê và tiến hành phẫu thuật Ngược lại nếu chuẩn bị không tốt, sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả phẫu thuật, đôi khi còn ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh
Do đó, phải tiến hành chuẩn bị người bệnh trước khi mổ thật tốt, xem đó là một việc hết sức quan trọng của cả quá trình phẫu thuật
Người điều dưỡng giữ vai trò chủ yếu trong chuẩn bị người bệnh trước mổ nhằm mục đích giúp cho người bệnh yên tâm, sẵn sàng chấp nhận cuộc mổ Chăm sóc, theo dõi
và chuẩn bị trước mổ thật tốt góp phần vào thành công của cuộc mổ Có hai loại mổ chính: mổ có chương trình (mổ theo kế hoạch) và mổ cấp cứu
2 CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH MỔ THEO KẾ HOẠCH
Loại mổ này sau khi hội chẩn người có trách nhiệm chỉ định mổ sẽ sắp xếp thời gian lịch mổ ngày nào, ai mổ, phương thức mổ… mổ theo kế hoạch gồm các loại bệnh cần mổ có thể để thời gian nhất định mà không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh
2.1 Chuẩn bị tinh thần cho người bệnh
2.1.1 Đối với người bệnh
Gần gũi, an ủi, giải thích cho người bệnh yên tâm, cho người bệnh niềm lạc quan, tin tưởng vào chuyên môn, giải thích cho người bệnh biết mục đích, lợi ích của phẫu thuật
Tìm hiểu những lo lắng, thắc mắc của người bệnh phản ánh cho bác sĩ và cùng bác
sĩ giải quyết cho người bệnh yên tâm
Không được cho người bệnh biết tình trạng nguy kịch của bệnh mà sinh ra lo lắng
sợ hãi Tuyệt đối không được giải thích những gì mà bác sĩ không cho phép
2.1.2 Đối với thân nhân của người bệnh
Cần giải thích kỹ lưỡng, nói rõ bệnh tình của người bệnh cho người nhà biết, không giấu giếm những tiên lượng xấu, kể cả khả năng có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh
Tranh thủ sự đồng tình của gia đình, kêu gọi họ quan tâm, chia sẻ, động viên người bệnh, cùng hợp tác trong việc chuẩn bị người bệnh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành phẫu thuật
2.2 Chuẩn bị thể chất cho người bệnh
Trang 23Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang 23
Giấy cam kết chấp thuận phẫu thuật của người bệnh hoặc thân nhân
Điều dưỡng viên phải kiểm tra sức khỏe người bệnh:
o Kiểm tra chiều cao, cân nặng (cần thiết cho việc dùng thuốc hồi sức cho người bệnh)
bệnh tim mạch, cao huyết áp, HIV hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm không
o Theo dõi phân
o Theo dõi nôn
Trong quá trình theo dõi, người điều dưỡng báo cáo kịp thời những diễn tiến của người bệnh cho bác sĩ biết để xử trí
Tất cả những theo dõi hàng ngày phải ghi đầy đủ vào hồ sơ bệnh án, giúp cho bác
sĩ chẩn đoán bệnh và tiên lượng sau này
2.2.2 Chuẩn bị các xét nghiệm cận lâm sàng
Các xét nghiệm cơ bản:
o Máu: số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu; công thức bạch cầu; nhóm máu; tốc độ lắng máu; thời gian đông máu, chảy máu…
Thăm dò một số chức năng cần thiết:
hưởng từ (MRI)
2.2.3 Khám các chuyên khoa cần thiết
Khám tai mũi họng: phát hiện viêm nhiễm điều trị trước mổ tránh tai biến sau này
Khám tim mạch: đề phòng các biến chứng có thể xảy ra trong hoặc sau mổ
Khám thần kinh: phát hiện những rối loạn tâm thần có ảnh hưởng tới phẫu thuật
Khám da liễu: phát hiện các bệnh ngoài da, cần điều trị trước khi mổ
2.3 Theo dõi và chăm sóc người bệnh trước khi mổ
2.3.1 Theo dõi và chăm sóc
Theo dõi về mặt tâm thần, phát hiện lo lắng, động viên an ủi giúp người bệnh tin tưởng vào chuyên môn
Để người bệnh nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh xúc động lo âu, khuyên không hút thuốc, uống rượu
Trang 24 Hướng dẫn người bệnh cách thở sâu, tập ho, tập khạc nhổ Hướng dẫn cách ngồi, trở mình, vận động sau mổ giúp người bệnh hồi phục nhanh, phòng ngừa biến chứng
Chăm sóc vệ sinh: tắm rửa sạch sẽ, cắt móng tay, móng chân, vệ sinh răng miệng, mặc quần áo sạch của bệnh viện
Thủ thuật tiến hành:
Chuẩn bị chế độ ăn uống trước mổ:
nạc, cá, trứng) Đối với trường hợp người bệnh không ăn được qua đường miệng báo bác sĩ cho ăn qua đường khác
o Đối với người bệnh thiếu máu, người bệnh mổ nhiều lần cần phải truyền máu trước (do bác sĩ quyết định)
2.3.2 Dự phòng các biến chứng
Đối với người bệnh có bệnh tim:
o Lợi niệu và trợ tim
Đối với người bệnh có bệnh thận:
o Lợi tiểu tốt
o Kháng sinh
Đối với người bệnh có bệnh gan:
o Ăn giàu protid, hạn chế lipid
o Cho vitamin B12, vitamin K
Đối với người bệnh có bệnh tiêu hóa:
o Cho kháng sinh
2.4 Chuẩn bị người bệnh một ngày trước khi mổ và ngày mổ
2.4.1 Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn: kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở ghi chép
đầy đủ vào hồ sơ
2.4.2 Chế độ ăn uống
Trước ngày mổ, người bệnh ăn nhẹ buổi sáng (cháo, miến, súp rau, khoai, sữa), chiều uống nước đường hoặc truyền dịch
Nhịn ăn uống hoàn toàn 68 giờ trước mổ
Đối với người bệnh mổ đường tiêu hóa có thể có chỉ định thụt tháo hoặc rửa dạ dày
2.4.3 Chế độ vệ sinh toàn thân và da vùng mổ
Tắm nước nóng hay lau người sạch sẽ
Bỏ lại tư trang và răng giả (gửi người nhà hoặc kho)
Trang 25Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang 25
Da vùng mổ: cạo lông, tóc bằng dao cạo tránh gây xây xát vùng mổ
Rửa sạch vùng da bằng xà phòng và nước chín
Băng vô khuẩn da vùng mổ
2.4.4 Thực hiện các thủ thuật cần thiết
Rửa dạ dày (đối với người bệnh mổ dạ dày)
Thụt tháo: nên tiến hành trước mổ 34 giờ (dung dịch mặn đẳng trương)
Thông tiểu: nên tiến hành trước mổ 1 giờ
2.4.5 Thực hiện thuốc: trước khi ngủ cho thuốc an thần hay thuốc ngủ
2.4.6 Chuyển người bệnh lên phòng mổ (sáng hôm mổ):
Trước khi chuyển kiểm tra lại dấu hiệu sinh tồn, ghi kết quả vào hồ sơ bệnh án
Đeo bảng tên vào tay người bệnh
Thay quần áo theo qui định cho người bệnh mổ
Kiểm tra đầy đủ lại hồ sơ
Phải chuyển bằng cáng Chuyển nhẹ nhàng êm dịu, tuyệt đối không để người bệnh
tự đi (kể cả khi đi tiêu, tiểu), đảm bảo cho người bệnh ấm áp trong khi chuyển
3 CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH MỔ CẤP CỨU
Trong ngoại khoa có nhiều bệnh cần phải mổ cấp cứu Đối với những bệnh này cần phải tranh thủ từng phút, từng giờ để cứu chữa do đó công tác chuẩn bị cho phẫu thuật sẽ không đạt yêu cầu hoàn chỉnh Người bệnh ở trong tình trạng nặng, không có thời gian để hồi sức chu đáo nhưng cũng phải chuẩn bị tối thiểu để đạt những yêu cầu cần thiết cho phẫu thuật
Hồi sức: truyền máu, truyền dịch, thở oxy, hút dạ dày, chống sốc…
Theo dõi:
Làm các xét nghiệm cơ bản: số lượng hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu, ure huyết, nhóm máu, thời gian máu chảy, máu đông
X quang cần thiết: chụp ổ bụng cấp cứu, chụp tim phổi
Hướng dẫn rõ ràng, cụ thể những việc cần phối hợp giữa người bệnh và nhân viên
y tế, những việc người bệnh cần phải thực hiện trong suốt thời gian điều trị trước
mổ, trong khi chuẩn bị mổ và sau khi mổ
Đặc biệt sau khi thụt tháo, người bệnh cần phải làm theo sự hướng dẫn của điều dưỡng để cho cuộc mổ tiến hành có kết quả cao
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Chọn câu trả lời đúng nhất
1 Có bao nhiêu loại mổ chính?
Trang 26A 2
B 3
C 4
D 5
2 Chuẩn bị tinh thần cho người bệnh trước mổ kế hoạch là:
A Cần giải thích kỹ lưỡng, nói rõ bệnh tình của người bệnh
B Giải thích cho người bệnh biết mục đích, lợi ích của phẫu thuật
C Nói rõ những khả năng có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh
D Không giấu giếm những tiên lượng xấu
3 Để đề phòng các biến chứng có thể xảy ra trong hoặc sau mổ cần cho người bệnh khám cơ quan nào?
A Động viên an ủi người bệnh
B Khuyên người bệnh không hút thuốc, uống rượu
C Hướng dẫn người bệnh cách tập ho, thở sâu
D Làm sạch da vùng mổ
5 Thụt tháo phân hàng ngày (một tuần trước khi mổ) để dự phòng các biến chứng đối
với người bệnh có vấn đề nào sau đây?
A Có bệnh tim
B Có bệnh thận
C Có bệnh gan
D Có bệnh tiêu hóa
6 Chế độ ăn uống cho người bệnh chuẩn bị mổ theo kế hoạch là:
A Nhịn ăn uống hoàn toàn 24 giờ trước mổ
B Nhịn ăn uống hoàn toàn 46 giờ trước mổ
C Nhịn ăn uống hoàn toàn 68 giờ trước mổ
D Nhịn ăn uống hoàn toàn 810 giờ trước mổ
7 Rửa sạch vùng da mổ bằng loại nào sau đây?
A Xà phòng và nước chín
B Nước muối sinh lý
C Cồn 700
D Ête
8 Sát khuẩn vùng da mổ bằng loại nào sau đây?
A Nước muối sinh lý
B Cồn 700
C Betadine
D Oxy già
9 Thụt tháo trước mổ đúng là:
A Nên tiến hành trước mổ 12 giờ
B Nên tiến hành trước mổ 23 giờ
C Nên tiến hành trước mổ 34 giờ
D Nên tiến hành trước mổ 45 giờ
10 Thông tiểu trước mổ đúng là:
Trang 27Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang 27
A Nên tiến hành trước mổ 1 giờ
B Nên tiến hành trước mổ 2 giờ
C Nên tiến hành trước mổ 3 giờ
D Nên tiến hành trước mổ 4 giờ
Trang 28BÀI 4 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ
Giới thiệu:
Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật là công việc hết sức quan trọng đối với người điều dưỡng Để làm tốt công tác này người điều dưỡng phải nắm vững qui trình chăm sóc người bệnh tại phòng hồi sức hậu phẫu và tại khoa ngoại Điều quan trọng là điều dưỡng phải biết cách phòng ngừa, phát hiện kịp thời và xử trí tốt các biến chứng sau phẫu thuật để giúp người bệnh mau hồi phục đồng thời giảm thiểu tỷ lệ tử vong
Mục tiêu:
1 Trình bày được nội dung chăm sóc người bệnh tại phòng hồi sức hậu phẫu
2 Trình bày được nội dung chăm sóc người bệnh tại khoa ngoại
3 Nêu cách phòng ngừa, phát hiện và xử trí các biến chứng sau mổ
Chăm sóc: cung cấp đủ oxy, làm sạch đường thở, cho tư thế thích hợp (mê: đầu bằng mặt nghiêng sang bên, tỉnh tư thế Fowler
1.2 Tim mạch
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, tình trạng da niêm, nước xuất nhập, CVP…
Chăm sóc: đo điện tim liên tục, nâng đỡ nhẹ nhàng, truyền dịch/ máu theo y lệnh, ghi hồ sơ tổng nước xuất nhập
1.3 Nhiệt độ
Chăm sóc: bù nước điện giải theo y lệnh, chăm sóc phù, vệ sinh cá nhân
2 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA NGOẠI
Thần kinh: tri giác, đồng tử, cảm giác, vận động
Dẫn lưu: loại, vị trí, số lượng, màu sắc, tính chất, hệ thống có hoạt động không?
Trang 29Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang 29
Vết mổ: vị trí, kích thước, băng thấm máu, thấm dịch? Chảy máu, đau, nhiễm trùng…
Tâm lý người bệnh: lo lắng, thoải mái hay không?
Thuốc đang sử dụng
2.2 Chẩn đoán và can thiệp điều dƣỡng
2.2.1 Đường thở không thông: đảm bảo chức năng hô hấp tối ưu
Hướng dẫn người bệnh hít thở sâu, xoay trở, cho ngồi dậy
Thuốc giảm đau (y lệnh)
2.2.2 Người bệnh không thoải mái sau mổ
Giúp người bệnh giảm đau: thuốc, tư thế giảm đau, công tác tư tưởng
Giúp người bệnh bớt vật vã: tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết (xoay trở, tư thế thích hợp, thuốc giảm đau, đảm bảo an toàn, nới lỏng dây cố định, giải quyết bí tiểu)
Chăm sóc người bệnh nôn: nằm đầu bằng mặt nghiêng một bên, câu nối tube levine xuống thấp, hút dịch, theo dõi tình trạng căng chướng bụng
Chăm sóc người bệnh căng chướng bụng: nghe nhu động ruột, giúp người bệnh xoay trở, ngồi dậy vận động đi lại, hút dịch dạ dày, đặt thông trực tràng
Chăm sóc người bệnh nấc: xác định kỹ nguyên nhân để giải quyết phù hợp (nhịn thở khi uống ngụm nước to, đè lên nhãn cầu, thuốc)
2.2.3 An toàn cho người bệnh
Để người bệnh luôn nằm trong tầm nhìn của điều dưỡng
Cố định người bệnh an toàn, cho thanh giường lên cao
2.2.4 Giảm khối lượng máu và co thắt mạch máu
Theo dõi: dấu hiệu giảm tưới máu cho mô (M nhanh, HA giảm, vật vã, tri giác đáp ứng chậm, da lạnh, tím, nước tiểu <30ml/giờ), dấu hiệu tăng lượng máu
Chăm sóc: theo dõi sát, phát hiện dấu hiệu mất máu, chảy máu, kiểm tra dấu hiệu sinh tồn, thực hiện y lệnh truyền máu/ dịch
2.2.6 Biến đổi dinh dưỡng: duy trì cân bằng dinh dưỡng
Duy trì đầy đủ dinh dưỡng bằng các đường phù hợp
Đánh giá cân nặng người bệnh
2.2.7 Biến đổi bài tiết nước tiểu: phục hồi chức năng tiểu bình thường
Nghe tiếng nước chảy, đắp ấm vùng bụng dưới, ngồi dậy, tiểu đúng tư thế
Nếu đặt thông tiểu: theo dõi nước tiểu, vệ sinh bộ phận sinh dục, rút thông tiểu sớm tránh nhiễm trùng
2.2.8 Biến đổi trong đào thải đường ruột
Không đi cầu ngay sau mổ: giải thích cho người bệnh an tâm, khuyên vận động
đi lại sớm, ăn thức ăn nhuận trường, uống nhiều nước
Tiêu chảy: nếu do kháng sinh cho người bệnh uống sữa chua, theo dõi tình trạng đi tiêu, bù dịch theo y lệnh nếu mất nước, hướng dẫn ăn uống hợp vệ sinh
2.2.9 Khả năng nhiễm trùng, tổn thương da và ống dẫn lưu: tránh nhiễm trùng và duy
trì tính toàn vẹn của da
Tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn
Trang 30 Kháng sinh theo y lệnh
2.2.10 Chăm sóc vết mổ
Vết mổ không nhiễm trùng, khâu kín da: không thay băng mỗi ngày, cắt chỉ khi
có y lệnh
Vết mổ khâu thưa hay để hở da: chăm sóc mỗi ngày
Vết mổ may bằng chỉ thép: nên thay băng hàng ngày khi thấm dịch
Vết mổ chảy máu: ít thì băng ép, nhiều thì băng ép tạm thời, theo dõi dấu hiệu sinh tồn đồng thời báo BS khâu lại
Vết mổ nhiễm trùng: báo BS cắt chỉ, nặn mủ, rửa sạch băng lại
2.2.11 Chăm sóc dẫn lưu
Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất dịch dẫn lưu
Chăm sóc: tùy loại dẫn lưu mà có cách chăm sóc khác nhau
2.2.12 Suy giảm chức năng vận động: phục hồi chức năng vận động
2.2.13 Tâm lý lo lắng sau mổ
Giảm lo âu và đạt sự thoải mái về tâm lý
Điều dưỡng động viên an ủi giúp người bệnh an tâm
2.2.14 Lập hồ sơ và báo cáo số liệu: ghi tất cả những triệu chứng, diễn biến bất
thường, than phiền của người bệnh vào hồ sơ
3 PHÕNG NGỪA, PHÁT HIỆN VÀ XỬ TRÍ CÁC BIẾN CHỨNG SAU MỔ 3.1 Choáng
Phòng ngừa: công tác tư tưởng trước mổ, giữ ấm, giảm đau, di chuyển nhẹ nhàng, an toàn, theo dõi sát để phát hiện sớm
Chăm sóc: nếu choáng cho nằm đầu thấp, chân cao hơn tim 15300
, thông đường thở, thở oxy, phục hồi thể tích dịch…
3.2 Chảy máu
Cần phát hiện sớm
Cầm máu tại chỗ, truyền máu theo y lệnh…
3.3 Nghẽn tĩnh mạch sâu
Dấu hiệu: đau, chuột rút bắp chân, tê, phù mềm, ấn lõm
, theo dõi t0, cảm giác chi, thuốc theo y lệnh (Heparin)
3.4 Nghẽn mạch phổi
Dấu hiệu: đau chói ngực, không thở, tím tái, đồng tử giãn
Báo BS để tiến hành cấp cứu
Phòng ngừa: ngồi dậy đi lại sớm, tránh truyền dịch chi bị liệt, chi dưới (nhất là người già, bệnh nặng, béo phì, thở máy)
3.6 Biến chứng dạ dày – ruột: tắc ruột, liệt ruột, chướng bụng
Dấu hiệu: đau bụng, bụng chướng hơi, khó thở, nhu động ruột (-)
Cho vận động sớm, thuốc giảm đau (y lệnh)
3.7 Nhiễm trùng vết mổ
3.8 Loạn thần sau mổ
Do tâm lý (người cao tuổi), do bệnh lý
Trang 31Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang 31
Công tác tư tưởng, thuốc an thần, cho thân nhân ở cùng bên, ánh sáng dịu, phòng yên tĩnh, an toàn cho người bệnh
CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ
D Người bệnh căng chướng bụng
5 Chăm sóc người bệnh đau sau mổ cần:
A Công tác tư tưởng
B Tập người bệnh ho, thở sâu
C Câu nối tube levine xuống thấp
D Giúp NB xoay trở, ngồi dậy
6 Không thay băng mỗi ngày trong trường hợp nào sau đây?
A Vết mổ may bằng chỉ thép
B Vết mổ khâu kín da
C Vết mổ khâu thưa hay để hở da
D Vết mổ nhiễm trùng
7 Chăm sóc tư thế đúng cho người bệnh choáng sau mổ là:
8 Sau mổ tránh truyền dịch chi bị liệt để phòng ngừa biến chứng:
A Choáng
B Chảy máu
C Nghẽn mạch phổi
D Hô hấp
Trang 329 Buộc tĩnh mạch đùi, kê chân người bệnh cao hơn tim trong trường hợp:
A Choáng
B Chảy máu
C Nghẽn mạch phổi
D Nghẽn tĩnh mạch sâu
10 Chăm sóc giúp người bệnh bớt vật vã sau mổ là:
A Cho nằm tư thế Fowler
B Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn
C Cột chặt dây cố định
D Giải quyết bí tiểu
Trang 33Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang 33
BÀI 5 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM RUỘT THỪA CẤP
Giới thiệu:
Chăm sóc người bệnh viêm ruột thừa cấp là công việc hết sức quan trọng đối với người điều dưỡng Để làm tốt công tác này người điều dưỡng phải nắm vững nguyên nhân, triệu chứng, diễn biến và hướng điều trị của bệnh Điều quan trọng là điều dưỡng phải lập được kế hoạch chăm sóc phù hợp cho từng người bệnh
Mục tiêu:
1 Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng viêm ruột thừa
2 Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh trước và sau mổ viêm ruột thừa
Nội dung chính:
1 ĐẠI CƯƠNG
Viêm ruột thừa cấp là một bệnh cấp cứu ngoại khoa thường gặp Khoảng 1/3 số người viêm ruột thừa cấp gặp ở lứa tuổi từ 17 đến 20 Bệnh cần được chẩn đoán sớm, giải quyết kịp thời (mổ cấp cứu) để tránh biến chứng
Nguyên nhân do
Tắc lòng ruột thừa do một số nguyên nhân
Nhiễm trùng ruột thừa
Tắc nghẽn mạch máu ruột thừa
2 TRIỆU CHỨNG
2.1 Triệu chứng cơ năng
Đau vùng hố chậu phải
Rối loạn tiêu hóa: nôn, buồn nôn, bí trung đại tiện khi có viêm phúc mạc hoặc đại tiện phân lỏng
2.2 Triệu chứng thực thể
Nhìn: bụng xẹp, di động theo nhịp thở
Sờ: có phản ứng vùng hố chậu phải
Điểm Mac-Burney đau chói
Dấu hiệu Rowsing: đau hố chậu phải khi ấn tay ở hố chậu trái
Tăng cảm giác da: sờ nhẹ da trên thành bụng vùng hố chậu phải, người bệnh đã cảm thấy đau
Thăm trực tràng: người bệnh đau
2.3 Triệu chứng toàn thân
Siêu âm: đường kính BC to hơn bình thường
3 TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
3.1 Diễn biến
Trang 34 Đám quánh ruột thừa
Áp xe ruột thừa
Viêm phúc mạc toàn thể
3.2 Hướng điều trị
Khi chưa chẩn đoán chắc chắn:
o Không cho dùng kháng sinh
Khi đã chẩn đoán chắc chắn thì phải mổ cấp cứu
4 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ VIÊM RUỘT THỪA
4.1 Nhận định tình trạng người bệnh
4.1.1 Trước mổ:
Toàn thân: hội chứng nhiễm trùng?
Tại chỗ: đau bụng? nôn? Bí trung tiện? chán ăn? Tình trạng bụng?
Nguy cơ chảy máu vết mổ do để hở da
Vệ sinh thân thể kém do không tự vệ sinh được
Nguy cơ đau đầu do gây tê tủy sống
Người bệnh lo lắng do thiếu hiểu biết về bệnh
4.3 Lập kế hoạch chăm sóc
4.3.1 Trước mổ
Trường hợp đang theo dõi viêm ruột thừa:
o Theo dõi sốt
đoán bệnh
Trường hợp đã chẩn đoán viêm ruột thừa cấp: chuẩn bị mổ
4.3.2 Chăm sóc sau mổ
Trường hợp mổ viêm ruột thừa chưa có biến chứng
Sau 68 giờ không nôn: cho uống nước đường, sữa
Trang 35Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang 35
Khi có nhu động ruột cho ăn cháo súp trong 2 ngày, sau đó cho ăn bình thường
đổi tư thế, ngày thứ 2 ngồi dậy, dìu đi lại
Trường hợp mổ viêm ruột thừa có biến chứng:
câu nối vô khuẩn, tránh gập, tắc ống, thay băng DL hàng ngày, rút khi có chỉ định
Nếu VM nhiễm trùng: cắt chỉ sớm cho dịch thoát ra dễ dàng,
Nếu VM không khâu da: thay băng hàng ngày Khi có tổ chức hạt mọc tốt cần báo lại với thầy thuốc để khâu da thì 2
Chưa có nhu động ruột: nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch
Có nhu động ruột: bắt đầu cho uống sau đó ăn từ lỏng đến đặc
Theo dõi biến chứng sau mổ của viêm ruột thừa và viêm phúc mạc ruột thừa:
lưu: màu hồng, đôi khi có dây máu
trùng vết mổ, toác vết mổ và thoát vị thành bụng sau mổ
VPM khu trú: người bệnh có hội chứng nhiễm trùng, tắc ruột hoặc bán tắc ruột, mủ hoặc dịch tiêu hóa chảy qua ống dẫn lưu
VPM toàn thể: người bệnh có hội chứng viêm phúc mạc rõ
thấy vết mổ căng đau
o Áp xe thành bụng: khám thấy môt khối tròn căng đẩy vết mổ phồng lên, sưng, nóng, đỏ, đau Toác thành bụng: gây lòi ruột
Trường hợp đám quánh viêm ruột thừa: (không mổ, chỉ dùng kháng sinh và theo dõi sau 36 tháng khám lại): khi người bệnh ra viện, hướng dẫn cho người bệnh trong quá trình về nhà nếu có đau lại hố chậu phải, sốt thì phải đến bệnh viện khám ngay
4.4 Đánh giá
Chuẩn bị tốt người bệnh trước mổ
Sau mổ: người bệnh tiến triển tốt, không có nhiễm khuẩn vết mổ
Sức khỏe người bệnh nhanh hồi phục
Giáo dục cho cộng đồng hiểu biết về viêm ruột thừa cấp để người bệnh có ý thức đến bệnh viện sớm khi có các triệu chứng của bệnh
Trang 36CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ
Chọn câu trả lời đúng nhất
1 Hướng điều trị đúng khi đã chẩn đoán chắc chắn viêm ruột thừa là:
A Không cho dùng kháng sinh
B Không cho thuốc giảm đau
C Không thụt tháo phân
D Mổ cấp cứu
2 Theo dõi dấu hiệu sinh tồn cho người bệnh mổ viêm ruột thừa chưa có biến chứng là:
A 1 giờ/lần trong vòng 612 giờ
B 2 giờ/lần trong vòng 612 giờ
C 3 giờ/lần trong vòng 612 giờ
D 4 giờ/lần trong vòng 612 giờ
3 Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh mổ viêm ruột thừa chưa có biến chứng là:
A Sau 46 giờ không nôn: cho uống nước đường, sữa
B Sau 68 giờ không nôn: cho uống nước đường, sữa
C Sau 810 giờ không nôn: cho uống nước đường, sữa
D Sau 1012 giờ không nôn: cho uống nước đường, sữa
4 Tư thế đúng khi người bệnh mổ viêm ruột thừa có biến chứng tỉnh là:
A Nằm đầu bằng mặt nghiêng một bên
B Nằm đầu bằng nghiêng về phía dẫn lưu
C Nằm tư thế Fowler
D Nằm tư thế Fowler nghiêng về phía dẫn lưu
5 Sau mổ viêm ruột thừa theo dõi máu qua dẫn lưu có màu hồng, đôi khi có dây máu là dấu hiệu:
A Chảy máu trong ổ bụng
B Chảy máu ở thành bụng
C Viêm phúc mạc
D Nhiễm trùng thành bụng
6 Sau mổ viêm ruột thừa theo dõi thấy tụ máu ở thành bụng là dấu hiệu:
A Chảy máu trong ổ bụng
Trang 37Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang 37
Trang 38Mục tiêu:
1 Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng của thủng dạ dày – tá tràng
2 Trình bày được diễn biến, hướng điều trị của thủng dạ dày – tá tràng
3 Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh của thủng dạ dày – tá tràng
Nội dung chính:
1 ĐẠI CƯƠNG
Thủng dạ dày – tá tràng là một cấp cứu ngoại khoa Hậu quả phổ biến của bệnh này là tình trạng viêm phúc mạc cấp tính, toàn thể Bệnh cần được chẩn đoán sớm,
mổ kịp thời Nếu để muộn tỷ lệ tử vong khá cao (1015%)
Về giới: nam gặp nhiều hơn nữ
2 NGUYÊN NHÂN
Do loét dạ dày – tá tràng mãn tính
Do ung thư dạ dày
Do loét miệng nối
3 TRIỆU CHỨNG
3.1 Triệu chứng cơ năng
Đau bụng: đau đột ngột, dữ dội như dao đâm vùng thượng vị, ngay dưới mũi ức, người bệnh phải gập người lại hoặc nằm phủ phục, không nằm thẳng duỗi ra được Đau liên tục không ngớt Đau lan lên vai, ngực, xuyên ra sau lưng và lan ra khắp ổ bụng
Nôn hoặc buồn nôn: rất ít khi nôn, nếu có là trường hợp nặng
Bí trung đại tiện
3.2 Triệu chứng thực thể
Co cứng thành bụng
Nhìn: bụng không di động theo nhịp thở
Nắn bụng: căng cứng như gỗ (nếu đến sớm), mểm hơn (nếu đến muộn)
Cảm ứng phúc mạc: rất rõ, điển hình, ấn chỗ nào trên thành bụng trước người bệnh cũng kêu đau
Gõ bụng vang, vùng đục trước gan mất, đục vùng thấp
Thăm trực tràng thấy túi cùng Douglas phồng và đau
3.3 Triệu chứng toàn thân
Ngay sau khi thủng thường có biểu hiện sốc, biểu hiện này thoáng qua rồi hồi phục dần
Nếu người bệnh đến muộn, tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng, người bệnh trong tình trạng sốc thật sự
4 DIỄN BIẾN
Trang 39Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang 39
Viêm phúc mạc toàn thể
Viêm phúc mạc khu trú
Ổ áp xe: xung quanh dạ dày, hố chậu hay tiểu khung nhưng thường gặp là áp xe
dưới cơ hoành
Toàn thân: sốc? nhiễm trùng nhiễm độc? dấu hiệu sinh tồn
Tại chỗ: cơn đau, nôn, bí trung đại tiện
Đặt ống hút dịch dạ dày và hút hết dịch trong dạ dày
Không được tiêm thuốc giảm đau trong thời gian theo dõi để chẩn đoán
Truyền dịch, tiêm thuốc theo y lệnh
Kháng sinh trước mổ theo y lệnh
Đặt thông tiểu nếu người bệnh trong tình trạng sốc
Trang 406.3.2 Chăm sóc sau mổ
Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn:
Ống hút dịch dạ dày:
Theo dõi tình trạng ổ bụng: nếu ngày thứ 4 – 5 sau mổ mà bụng trướng kèm theo
có đau khắp bụng, bí trung đại tiện, toàn thân có nhiễm trùng thì báo ngay BS (thường do viêm phúc mạc thứ phát do bục nơi khâu lỗ thủng)
Chăm sóc ống dẫn lưu:
dễ dàng
Chăm sóc ống thông niệu đạo – bàng quang: theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất nước tiểu Ống cần được rút sớm để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng
Chăm sóc vết mổ: đảm bảo thay băng vết mổ vô khuẩn, cắt chỉ sau 7 ngày nếu tốt Người già, suy dinh dưỡng, thành bụng yếu cắt chỉ muộn hơn (ngày thứ 10)
Dinh dưỡng:
Trường hợp người bệnh bị cắt đoạn dạ dày:
o Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn
máu miệng nối)
bữa trong ngày (68 bữa) Sau đó theo thời gian cho người bệnh giảm dần
số bữa, tăng dần số lượng trong một bữa để tránh hội chứng dạ dày bé
Nếu người bệnh cắt dây thần kinh X, nối vị tràng điều dưỡng cần theo dõi ống hút
dạ dày kỹ hơn, tránh trướng bụng
Theo dõi các biến chứng:
động tốt, thường nôn dịch nâu đen Cần cho nằm đầu nghiêng một bên để chất nôn không lọt vào đường hô hấp
o Chảy máu nơi khâu lỗ thủng hoặc miệng nối: thường người bệnh nôn ra máu tươi
6.4 Đánh giá
Người bệnh được hồi sức tốt trước khi mổ
Chuẩn bị tốt người bệnh trước mổ