1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học (ngành hộ sinh cao đẳng

175 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chăm Sóc Sức Khỏe Phụ Nữ Và Nam Học
Trường học Trường Cao Đẳng Y Tế Sơn La
Chuyên ngành Hộ Sinh
Thể loại Giáo Trình
Năm xuất bản 2023
Thành phố Sơn La
Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 2,07 MB

Cấu trúc

  • Bài 1: GIẢI PHẪU SINH LÝ BỘ PHẬN SINH DỤC VÀ KHUNG XƯƠNG CHẬU (15)
  • BÀI 2: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN KINH NGUYỆT (32)
  • BÀI 3: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG SINH SẢN VÀ CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG SINH DỤC (43)
  • BÀI 4: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH KHỐI U SINH DỤC (59)
  • BÀI 5: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SA SINH DỤC (79)
  • BÀI 6: TƢ VẤN CÁC CẶP VỢ CHỒNG VÔ SINH (88)
  • BÀI 7: BẠO HÀNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ (95)
  • BÀI 8: GIÁO DỤC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ PHỤ NỮ (103)
  • BÀI 9: CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (111)
  • BÀI 10: CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TUỔI MÃN KINH (122)
  • BÀI 11: SINH LÝ SINH DỤC NAM (130)
  • BÀI 12: MỘT SỐ DỊ TẬT BẨM SINH CỦA BỘ PHẬN SINH DỤC NAM (143)
  • BÀI 13: TƢ VẤN CHO NAM GIỚI VỀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN (151)
  • BÀI 14: KỸ THUẬT ĐO ĐƯỜNG KÍNH NGOÀI KHUNG CHẬU (157)
  • BÀI 15: KỸ THUẬT KHÁM PHỤ KHOA (163)
  • BÀI 16: KỸ THUẬT KHÁM VÚ (170)

Nội dung

Dựa vào kinh nguyệt mà cuộc đời hoạt động sinh dục của ngƣời phụ nữ đƣợc sắp xếp theo các thời kỳ sau: Trang 24 Thời kỳ hoạt động sinh dục.. + Làm thay đổi niêm mạc tử cung trong vòng

GIẢI PHẪU SINH LÝ BỘ PHẬN SINH DỤC VÀ KHUNG XƯƠNG CHẬU

Nhắc lại giải phẫu sinh lý ở hệ sinh dục nữ và một số bệnh thường gặp ở hệ sinh dục nữ

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Mô tả đƣợc cấu trúc và chức năng của tử cung

- Trình bày đƣợc tác dụng của các hormon sinh dục nữ

- Mô tả đƣợc tính chất và cơ chế hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt

- Chỉ đƣợc trên tranh, mô hình các bộ phận của hệ sinh dục nữ

- Thực hiệnđược kỹ thuất đo các đường kính của khung xương chậu

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động thực hiện đƣợc việc tự học, nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, giải quyết vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận nhóm, thực hành cá nhân hoặc theo nhóm

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

A GIẢI PHẪU BỘ PHẬN SINH DỤC NỮ

1 Âm hộ Âm hộ là gồm tất cả những phần bên ngoài nhìn thấy được từ xương vệ (xương mu) đến tầng sinh môn

- Vùng mu (đồi vệ nữ): Là lớp tổ chức mỡ nằm trên xương vệ có lông bao phủ bên ngoài

- Âm vật: Là cơ quan tạo cảm giác tình dục, có nhiều mạch máu Dài khoảng 1 - 2 cm, đường kính ngang khoảng 0,5cm

- Hai môi lớn: Ở hai bên âm hộ, nối tiếp với đồi vệ nữ đến vùng tầng sinh môn

- Hai môi nhỏ: Là hai nếp gấp của da ở trong hai môi lớn, có nhiều tuyến và nhiều dây thần kinh cảm giác

- Lỗ niệu đạo: Nằm trong vùng tiền đình, hai bên lỗ niệu đạo có tuyến Skène

- Màng trinh và lỗ âm đạo: Màng trinh có nhiều dạng khác nhau, có nhiều đầu dây thần kinh cảm giác, không có sợi cơ trơn, che ống âm đạo bên trong, chỉ chừa một lỗ nhỏ ở giữa để máu kinh nguyệt ra ngoài

- Hai bên lỗ âm đạo có tuyến Bartholin, có nhiệm vụ tiết dịch giúp âm đạo không bị khô

- Âm hộ nhận máu từ động mạch thẹn trong và máu trở về qua tĩnh mạch thẹn trong Đường bạch huyết dẫn đến các hạch vùng bẹn Âm hộ các đầu dây thần kinh thẹn trong

Hình 1.1 Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ

- Âm đạo là ống cơ trơn nối âm hộ đến cổ tử cung, nằm giữa niệu đạo và bàng quang ở phía trước, trực tràng ở phía sau

- Vòng âm đạo tiếp cận với các túi cùng, ở phía sau vòm âm đạo ngăn cách với trực tràng qua cùng đồ sau và túi cùng Douglas là điểm thấp nhất trong ổ bụng

- Âm đạo bình thường là một ống dẹt, thành trước và thành sau áp vào nhau, khi đẻ âm đạo có thể dãn rộng ra để thai nhi đi qua,

- Niêm mạc âm đạo thường có nhiều nếp nhăn ngang, chịu ảnh hưởng của các nội tiết tố nữ, thường hơi ẩm do dịch tiết từ cổ tử cung và buồng tử cung ra

- Thành âm đạo có lớp cơ trơn với thớ cơ dọc ở nông và thớ cơ vòng ở sâu Các thớ cơ liên tiếp với cơ cổ tử cung

+ Động mạch: 1/3 trên âm đạo do nhánh cổ tử cung - âm đạo của động mạch tử cung, 1/3 giữa do động mạch bàng quang dưới và 1/3 dưới do nhánh của động mạch trực tràng giữa và động mạch thẹn trong

+ Tĩnh mạch: Có rất nhiều, tạo thành những đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm mạc và đổ về tĩnh mạch hạ vị

+ Bạch mạch: 1/3 trên đổ về các hạch bạch huyết quanh động mạch chậu, 1/3 giữa đổ về các hạch bạch huyết quanh động mạch hạ vị, 1/3 dưới đổ về các hạch bạch huyết vùng bẹn

- Thần kinh: Bình thường âm đạo không có đầu nhánh dây thần kinh

3 Tầng sinh môn (đáy chậu) Đáy chậu là phần mềm gồm nhiều cơ có thể chia làm hai tầng là tầng sâu và tầng nông

- Tầng sâu có cơ nâng hậu môn, cơ ngồi cụt, các cơ này bám vào mặt trong xương mu, trực tràng, và đường thớ hậu môn - âm hộ, một phần đi từ trước ra sau vòng hai bên trực tràng bám vào xương cụt và đường thớ hậu môn cụt đó là phần thắt hậu môn

- Tầng nông chia làm hai vùng

+ Vùng trước (Đáy chậu trước) có các lỗ niệu đạo, lỗ âm đạo Đáy chậu trước gồm cơ hoành chậu và tầng sinh môn có khả năng giãn nở nhiều khi thai xổ

+ Vùng sau (Đáy chậu sau) có lỗ hậu môn

Tầng sinh môn có nhiệm vụ nâng đỡ các cơ quan trong tiểu khung (bàng quang, tử cung, âm đạo, trực tràng) Khi sinh đẻ tầng sinh môn phải dãn mỏng và mở ra để ngôi thai và các phần của thai thoát ra ngoài

4.1 Hình thể và cấu trúc

Tử cung có hình nón cụt, đáy rộng ở trên, đƣợc chia thành ba phần:

Thân tử cung có dạng hình thang, phần rộng ở trên gọi là đáy tử cung, hai góc bên là chỗ ống dẫn trứng thông với buồng tử cung, là nơi bám của hai dây chằng tròn và dây chằng tử cung - buồng trứng, gọi là sừng tử cung

Thân tử cung có chiều dài khoảng 4cm, chiều rộng khoảng 4 - 5cm, trọng lƣợng khoảng 50g (ở những người đẻ nhiều, kích thước tử cung có thể lớn hơn một chút)

Cấu trúc tử cung gồm ba phần:

- Phủ ngoài tử cung là phúc mạc (thanh mạc)

- Cơ tử cung gồm ba lớp:

+ Lớp ngoài gồm những sợi cơ dọc

+ Lớp giữa dày nhất, gồm những sợi cơ đan chéo bao quanh các mạch máu Sau khi đẻ, các sợi cơ này co rút lại, chè ép vào các mạch máu làm cho máu tự cầm

+ Lớp trong là cơ vòng, các lớp cơ ở thân tử cung tạo thành một hệ thống có tính chất vừa giãn vừa co

- Trong cùng là niêm mạc tử cung, đó là lớp biểu mô tuyến gồm hai lớp, lớp đáy mỏng, ít thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, lớp nông thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt và bong ra khi hành kinh Niêm mạc tử cung là một biểu mô trụ, chỉ có một lớp tế bào

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN KINH NGUYỆT

Bài đề cập đến các trường hợp chảy máu từ tử cung bao gồm: kinh nguyệt bất thường và các trường hợp chảy máu do bệnh lý toàn thân, các tổn thương cơ quan sinh dục và các biến chứng của thai nghén

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày các rối loạn kinh nguyệt

- Trình bày các nhóm nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt và ra máu âm đạo bất thường ở người phụ nữ

- Trình bày được các bước cơ bản trong điều trị rối loạn kinh nguyệt

- Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh rối loạn kinh nguyệt thông qua bài tập tình huống

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động thực hiện đƣợc việc tự học, nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, giải quyết vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận nhóm, thực hành cá nhân hoặc theo nhóm

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

- Ra máu âm đạo bất thường là các trường hợp chảy máu từ tử cung bao gồm các trường hợp kinh nguyệt bất thường và các trường hợp chảy máu do bệnh lý toàn thân, các tổn thương cơ quan sinh dục và các biến chứng của thai nghén

- Ra máu âm đạo bất thường là một vẫn đề rất hay gặp trong lâm sàng phụ khoa

- Chu kỳ kinh nguyệt điển hình có hai giai đoạn: giai đoạn tăng sinh và giai đoạn tiết chế Đặc trƣng của giai đoạn tăng sinh là sự nổi trội của Estrogen và sự phát triển của niêm mạc tử cung Giai đoạn tiết chế bắt đầu sau phóng noãn, có sự sản xuất Progesteron và Estrogen từ hoàng thể

- Kinh nguyệt xuất hiện sau khi lƣợng Estrogen và Progesteron tụt xuống Trong những ngày đầu của thời kỳ hành kinh, các nút Thrombin hạn chế sự mất máu nhƣng sau đó là có sự co thắt của các tiểu động mạch xoắn

- Đặc trung của chu kỳ kinh nguyệt bình thường

+ Độ dài vòng kinh: 28 ± 7 ngày

+ Thời gian hành kinh: 4 ±2 ngày

3 Định nghĩa những bất thường chu kỳ kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là những bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, các dấu hiệu bất thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt Đây là dấu hiệu của một hay nhiều bệnh khác nhau chứ không phải một bệnh

- Dậy thì sớm: Thấy kinh lần đầu sớm trước 9 tuổi (trung bình 12,7 tuổi)

- Dậy thì muộn: Thấy kinh lần đầu sau 18 tuổi

- Mãn kinh sớm: Mãn kinh trước 40 tuổi (trung bình 49,5 tuổi)

- Mãn kinh muộn: Mãn kinh sau tuổi 55

- Kinh thưa: Chu kỳ kinh thường trên 35 ngày, không đều…

- Kinh mau: (còn gọi là đa kinh) Chu kỳ kinh thường dưới 22 ngày

- Rong kinh: Kinh có chu kỳ nhƣng kéo dài trên 7 ngày

- Rong huyết: Ra máu bất thường không theo chu kỳ

- Cường kinh: (còn gọi là băng kinh) kinh nguyệt đúng chu kỳ nhưng lượng máu kinh ra nhiều, có thể kéo dài, tùy mức độ mất máu có thể gây choáng

- Kinh ít (thiểu kinh): số ngày có kinh dưới 2 ngày, lượng kinh ít dưới 20mL

- Vô kinh: có 2 loại; Vô kinh sinh lý lại không có kinh nguyệt ở độ tuổi trước dậy thì, mãn kinh và mang thai, cho con bú Vô kinh bệnh lý xảy ra trong độ tuổi hoạt động sinh sản mà không có thai, không cho con bú

+ Vô kinh nguyên phát: sau 18 tuổi chƣa thấy kinh

+ Vô kinh thứ phát: kinh đều nhưng sau 2 lần chu kỳ bình thường mà không có kinh

- Vô kinh giả: Có kinh nhƣng máu kinh đọng là trong buồng tử cung không thoát ra ngoài đƣợc hay còn gọi là bế kinh

- Chảy máu giữa kỳ kinh: chảy máu (thường lượng không nhiều, chỉ vài giọt) xảy ra giữa chu kỳ kinh bình thường

- Thống kinh: Là hiện tƣợng đau bụng khi hành kinh hoặc là các khó chịu khác liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt như đau đầu, chóng mặt, đau cương vú, chướng bụng, buồn nôn hồi hộp, khó thở…

- Lạc nội mạc tử cung: Niêm mạc tử cung nằm trong lớp cơ tử cung hoặc ở các tạng xung quanh (buồng trứng, vòi tử cung)

4.1 Rối loạn kinh nguyệt cơ năng

Nguyên nhân thường gặp là do không phóng noãn, hay gặp trong các trường hợp sau:

- Chu kỳ kinh không phóng noãn: Rải rác xảy ra trong tuổi sinh đẻ

4.2 Các tổn thương cụ thể ở cơ quan sinh dục

- U xơ tử cung: u xơ dưới niêm mạc

- Ung thƣ cổ tử cung

- Polyp tử cung, cổ tử cung

- Lạc nội mạc tử cung ở cơ tử cung

- Các khối u nội tiết của buồng trứng

4.3 Các biến chứng liên quan đến thai nghén

- Các biến chứng sau đẻ nhƣ: Sót rau, viêm nội mạc tử cung

4.5 Các yếu tố do thuốc

- Điều trị các thuốc chống đông máu

- Điều trị Hormon thay thế

5 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

5.1 Khai thác tiền sử và bệnh sử

Có thể biết đƣợc đặc điểm chảy máu thông qua hỏi bệnh sử: tần suất, thời gian và lƣợng kinh Xác định chảy máu có chu kỳ hay không cũng là điều quan trọng Các đặc điểm khác bao gồm tuổi người bệnh, tiền sử tình dục, các hormon tránh thai và các bệnh nội khoa mạn tính

Bao gồm khám toàn thân và khám phụ khoa

5.3 Các xét nghiệm cận lâm sàng

- Xét nghiệm tế bào âm đạo: Phát hiện sớm các trường hợp ung thư bộ phận sinh dục, nhất là ung thƣ cổ tử cung

- Nạo sinh thiết buồng tử cung: Phát hiện ung thƣ nội mạc tử cung

- Chụp phim tử cung – vỏi tử cung

- Siêu âm: Phát hiện các trường hợp khối u đường sinh dục và các biến chứng của thai nghén

- Các xét nghiệm khác bao gồm: Công thức máu, xét nghiệm thử thai nên làm ở tất cả các phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ

- Người bệnh cần được điều trị theo nguyên nhân và khi thể trạng suy giảm

- Tại tuyến y tế cơ sở cần phát hiện sớm những trường hợp rối loạn kinh nguyệt, ra máu âm đạo bất thường để tư vấn và chuyển tuyến trên xử trí

- Tại bệnh viện thực hiện quá trình điều trị theo y lệnh của bác sỹ, thực hiện tốt chức năng chăm sóc người bệnh trong quá trình điều trị

Người bệnh được điều trị theo đúng nguyên nhân thì bệnh ổn định, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường

6.2.2 Nguyên nhân do tổn thương thực thể cơ quan sinh dục và các biến chứng của thai nghén

Tùy theo các tổn thương thực thể, sẽ điều trị tương ứng (có bài riêng)

Thường gọi là rong kinh tuổi dậy thì

- Bước đầu tiên là loại trừ những nguyên nhân ác tính, các bệnh về máu nhất là ở những người con gái trong lần thấy kinh nguyệt đầu tiên, đã bị rong kinh, sau đó mới đặt vấn đề điều trị cầm máu

- Điều trị nguyên nhân bằng thuốc nội tiết

+ Nạo bằng Hormon: tiêm hoặc uống Progesteron, sau đó điều trị bằng Estrogen để tái phát triển niêm mạc tử cung, cầm máu

+ Để phòng rong kinh trong vòng kinh sau, cho tiếp vòng kinh nhân tạo là viên thuốc tránh thai

+ Kết hợp thuốc cầm máu, thuốc co hồi tử cung (Oxytocin, Ergotamin)

+ Nếu trong trường hợp điều trị bằng mọi biện pháp không có kết quả mới phải nạo buồng tử cung bằng dụng cụ

* Rong kinh, rong huyết tiền mãn kinh:

- Điều trị triệu chứng tốt nhất là nạo niêm mạc tử cung, có ba lợi ích:

+ Cầm máu nhanh (đỡ mất máu)

+ Làm giải phẫu bệnh lý (loại trừ ác tính)

+ Xác định rõ ràng tình trạng quá sản niêm mạc tử cung (điều trị hormon tiếp theo)

- Ngày nạo niêm mạc tử cung đƣợc tính là ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt Thông thường cho Progesteron từ ngày thứ 16, mỗi ngày 10mg, uống trong 10 ngày, uống trong 3 vòng kinh liền

* Rong kinh, rong huyết tuổi sinh đẻ (18 – 45 tuổi):

+ Ở người trẻ tuổi, tử cung co kém: Dùng thuốc tăng co tử cung

+ Tử cung kém phát triển: Vòng kinh nhân tạo hoặc cho viên thuốc tránh thai ở nửa sau chu kỳ kinh

+ Ở người lớn tuổi: Nếu tổn thương thực thể (u xơ tử cung, polyp cổ tử cung) chưa có chỉ định phẫu thuật có thể dùng Progesteron liều cao (mất kinh 3 – 4 tháng liền), trên

40 tuổi điều trị thuốc không hiệu quả nên mổ cắt tử cung

* Rong kinh do quá sản tuyến nang niêm mạc tử cung: Kinh chậm, ra nhiều huyết và kéo dài

- Nạo niêm mạc tử cung (50% khỏi trong một thời gian dài)

- Dùng Progestin 10 mg/ngày trong 10 ngày, kể từ ngày thứ 16 của vòng kinh, trong 3 tháng liền

- Mổ cắt tử cung ở phụ nữ trên 40 tuổi

- Dùng thuốc giảm đau, giảm co nhƣ: Paracetamol, Atrophin, Papaverin

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG SINH SẢN VÀ CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG SINH DỤC

CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG SINH DỤC

Bài cung cấp kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng, hướng điều trị và dự phòng nhiễm khuẩn đường sinh sản và bệnh lây truyền qua đường tình dục

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày được các hình thái nhiễm khuẩn đường sinh sản và bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Trình bày được các nội dung dự phòng và tư vấn cho người bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Trình bày được các đường lây truyền HIV/AIDS và ảnh hưởng qua lại với thai nghén và sinh đẻ

- Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh thông qua bài tập tình huống

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động thực hiện đƣợc việc tự học, nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 3

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, giải quyết vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận nhóm, thực hành cá nhân hoặc theo nhóm

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 3) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 3 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 3

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 3

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

1 Nguyên nhân nhiễm khuẩn đường sinh sản và bệnh lây truyền qua đường tình dục

1.1 Các tác nhân gây bệnh

- Bệnh lây truyền theo đường tình dục: Nhiễm khuẩn Chlamydia, lậu, giang mai, trichomonas, mụn dộp sinh dục, mụn cóc sinh dục và nhiễm HIV

- Các nhiễm khuẩn nội sinh: Do các vi sinh vật (nấm, vi khuẩn…) có mặt trong đường sinh dục của phụ nữ khỏe mạnh Khi có sự thay đổi pH ở đường sinh dục các vi sinh vật phát triển gây nhiễm khuẩn: viêm âm đạo do vi khuẩn, viêm âm hộ - âm đạo do nấm

- Nhiễm khuẩn y sinh là các nhiễm khuẩn do thủ thuật y tế không vô khuẩn

1.2 Điều kiện thuận lợi dẫn đến nhiễm khuẩn đường sinh dục

- Do người phụ nữ vệ sinh bộ phận sinh dục chưa tốt

- Do điều kiện làm việc của một số phụ nữ không đƣợc thuận lợi

- Do thầy thuốc: Khi thăm khám và làm các thủ thuật không đảm bảo vô khuẩn

- Do quan hệ tình dục với người mắc bệnh, mà không có bảo vệ

- Tất cả những nhiễm khuẩn đều có thể gây ra vô sinh, chửa ngoài tử cung, sảy thai, ung thƣ cổ tử cung…

- Các nhiễm khuẩn đều có thể dự phòng hoặc điều trị được, nếu người phụ nữ được tƣ vấn đầy đủ về cách phòng bệnh và khám phụ khoa định kỳ

- Phát hiện và điều trị sớm các tổn thương ở đường sinh dục

2 Hội chứng dịch tiết âm đạo

Hội chứng dịch tiết âm đạo là hội chứng thường gặp nhất ở phụ nữ Người bệnh than phiền có dịch âm đạo bất thường (khí hư) và kèm theo một số triệu chứng khác như ngứa, đau rát vùng sinh dục, đái khó, đau khi giao hợp…

2.1 Viêm âm đạo do trùng roi (Trichomonas vaginalis)

2.1.1 Triệu chứng và chẩn đoán

- Là một bệnh thường gặp ở phụ nữ Bệnh lây qua quan hệ tình dục là chủ yếu, ngoài ra bệnh còn có thể lây qua bồn tắm, khăn tắm ẩm ƣớt

- Thời gian ủ bệnh từ 1 – 4 tuần các triệu chứng thường gặp là:

+ Dịch âm đạo số lƣợng nhiều, loãng, có bọt màu xanh, mùi hôi

+ Có thể kèm theo ngứa, đi tiểu khó và đau khi giao hợp

- Khám âm hộ, âm đạo, cổ tử cung đỏ, phù nề, có nhiều dịch âm đạo màu xanh và có bọt ở cùng đồ Đo pH >4,5

+ Lấy 1 giọt dịch âm đạo cho vào 1 – 2 giọt nước muối sinh lý soi tươi thấy có trùng roi hình hạt chanh di động

2.1.2 Điều trị viêm âm đạo do trùng roi

Dùng một trong các phác đồ sau đây:

- Metronidazole 2g hoặc Tinidazole 2g uống liều duy nhất hoặc

- Metronidazole 500mg uống 2 lân/ ngày × 7 ngày

- Vệ sinh vùng sinh dục ngoài bằng dung dịch sát trùng

- Với viêm âm đạo do trùng roi điều trị cho bạn tình với liều tương tự

- Với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không dùng Metronidazole Chỉ điều trị tại chỗ bằng viên đặt âm đạo Chlotrimazole 100mg/ngày trong 6 ngày Từ tháng thứ 4 trở lên mới dùng Metronidazol dung toàn thân

- Trong thời gian điều trị bằng không đƣợc quan hệ tình dục, không uống rƣợu cho đến 24 giờ sau khi ngừng thuốc

Hình 3.1: Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis 2.2 Viêm âm đạo do nấm Candida ablicans

2.2.1 Triệu chứng và chẩn đoán

- Người bệnh ngứa nhiều ở âm hộ

- Dịch âm đạo đặc màu trắng đục nhƣ bột hoặc váng sữa, không hôi, kèm theo đái khó, đau khi giao hợp

- Khám: Âm hộ, âm đạo viêm đỏ, có thể bị xây xước nhiễm khuẩn do gãi, trường hợp nặng bị viêm cả tầng sinh môn, bẹn và đùi Dịch âm đạo nhiều màu trắng nhƣ váng sữa, thành mảng dày dính vào thành âm đạo, khi lau sạch dịch âm đạo có thể thấy âm đạo có vết trợt đỏ, pH âm đạo ≤ 4,5

+ Soi tươi hoặc nhuộm thấy các sợi và bào tử nấm

2.2.2 Điều trị viêm âm đạo do nấm Candida

Dùng 1 trong các phác đồ sau đây:

- Nistatin viêm đặt âm đạo 100.000 đv, 1 – 2 viên/24 giờ/14 ngày hoặc

- Metronidazole hoặc clotrimazole viêm đặt âm đạo 200mg 1 viêm/1 ngày trong 3 ngày hoặc

- Clotrimazole 500mg, viêm đặt âm đạo, đặt 1 liều duy nhất hoặc

- Itraconazole (Sporal) 100mg uống 2 viên/24 giờ/3 ngày hoặc

- Fluconazole (Diflucan) 150mg uống 1 viên duy nhất

- Vệ sinh vùng sinh dục ngoài bằng dung dịch sát trùng

Chú ý: Điều trị cho cả bạn tình

Hình 3.2: Viêm âm đạo do nấm Candida ablicans 2.3 Viêm âm đạo do vi khuẩn

2.3.1 Triệu chứng và chẩn đoán

- Là hình thái viêm âm đạo không đặc biệt, chủ yếu là các vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn yếm khí nội sinh tại âm đạo

- Dịch âm đạo ra nhiều, mùi hôi là lý do chủ yếu khiến người phụ nữ đi khám bệnh

- Khám thấy dịch âm đạo hôi, màu xám trắng, đồng nhất nhƣ kem bám vào thành âm đạo Niêm mạc âm đạo không có biểu hiện viêm đỏ

+ Nhuộm soi dịch âm đạo: Có nhiều vi khuẩn yếm khí

2.3.2 Điều trị viêm âm đạo vi khuẩn

Dùng một trong các phác đồ sau đây:

- Metronidazole 2g hoặc Tinidazole 2g uống liều duy nhất hoặc

- Metronidazole 500mg uống 2 lân/ ngày × 7 ngày

- Vệ sinh vùng sinh dục ngoài bằng dung dịch sát trùng

- Với viêm âm đạo do vi khuẩn điều trị cho bạn tình với liều tương tự

- Với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không dùng Metronidazole Chỉ điều trị tại chỗ bằng viên đặt âm đạo Chlotrimazole 100mg/ngày trong 6 ngày Từ tháng thứ 4 trở lên mới dùng Metronidazol dung toàn thân

- Trong thời gian điều trị bằng không đƣợc quan hệ tình dục

2.4 Viêm cổ tử cung mủ nhầy do lậu và/ hoặc Chlamydia trachomatis

2.4.1 Triệu chứng và chẩn đoán

2.4.1.1 Viêm cổ tử cung và viêm âm đạo do lậu

- Đặc điểm bệnh lậu ở phu nữ không có triệu chứng rõ ràng mà thường kín đáo, chiếm trên 50% không có triệu chứng nên họ không biết mình bị bệnh

- Biểu hiện cấp tính: Người bệnh có biểu hiện đái buốt, có mủ chảy ra từ niệu đạo, lỗ cổ tử cung Mủ màu vàng đặc hoặc vàng xanh Đau bụng dưới, đau khi giao hợp

- Bệnh dễ chuyển sang hình thái mạn tính, viêm niệu đạo, viêm tuyến Bartholin

- Khám thấy cổ tử cung đỏ, phù nề, chạm vào dễ chảy máu Mủ chảy ra từ ống cổ tử cung, có thể thấy lỗ niệu đạo đỏ, có mủ từ trong chảy ra hoặc có khi chỉ dịch đục

- Xét nghiệm: Lấy bệnh phẩm ở lỗ niệu đạo, ống cổ tử cung, hậu môn, tuyến Skene tuyến Bartholin để xét nghiệm Kết quả hình ảnh song cầu khuẩn lậu hình hạt cà phê bắt màu Gram (-)

Hình 3.3: Viêm âm đạo do lậu

+ Trước khi có thai bị mắc bệnh lậu gây viêm phần phụ dẫn đến vô sinh

+ Khi có thai dễ gây sảy thai, ối vỡ non, đẻ non

+ Khi chuyển dạ đẻ thai qua đường âm đạo dễ gây nhiễm lậu mắt trẻ sơ sinh, nếu không điều trị kịp thời dễ gây mù mắt sơ sinh

+ Thai cũng có khả năng nhiễm lậu trong buồng tử cung do lậu cầu vào nước ối gây nhiễm trùng ối

2.4.1.2 Viêm cổ tử cung và niệu đạo do Chlamydia trachomatis

- Có dịch nhầy, hơi đục chảy ra từ lỗ tử cung, số lƣợng ít Cổ tử cung đỏ, phù nề, chạm vào dễ chảy máu

- Người bệnh có thể có biểu hiện ngứa âm đạo, đi tiểu khó

- Ngoài ra, có thể có biểu hiện biêm tuyến Bartholin, viêm tiểu khung

- Test kháng thể Chlamydia: Dương tính

2.4.2 Điều trị Điều trị đồng thời lậu và Chlamydia theo một trong bốn phác đồ sau:

- Cefixim 200mg, uống 2 viên, liều duy nhất + Doxycyclin 100mg, uống 1 viên, ngày 2 lần, trong 7 ngày hoặc

- Ceftriaxone 250mg, tiêm bắp liều duy nhất + Doxycyclin 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, uống trong 7 ngày hoặc

- Spectimonmycin 2g, tiêm bắp liều duy nhất + Doxycyclin 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, uống trong 7 ngày hoặc

- Cefotaxime, 1gam tiêm bắp liều duy nhất + Doxycyclin 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, uống trong 7 ngày

- Vệ sinh vùng sinh dục ngoài bằng dung dịch sát trùng

- Ở Việt Nam lậu cầu kháng lại các kháng sinh thuộc nhóm Quinolon, Penicilin, Kanamycin

- Có thể thay Doxycyclin, bằng Tetracylin 500mg, uống ngày 4 lần, mỗi lần 1 viên trong 7 ngày

- Không dung Doxycyclin và tetracylin cho phụ nữ có thai và cho con bú, thay thế bằng một trong các phác đồ sau:

+ Erythromyxin base 500mg uống 4 lần, mỗi lần 1 viên, uống trong 7 ngày hoặc + Amoxilin 500mg uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên, uống trong 7 ngày hoặc

+ Azithromycin 1 viên uống liều duy nhất

- Điều trị cho bạn lậu dù họ không có triệu chứng lậu và Chlamydia với liều tương tự

- Đề phòng lậu mắt ở trẻ sơ sinh: Nhỏ dung dịch nitrat bạc 1% Nếu mẹ bị bệnh lậu chƣa điều trị có thể điều trị phòng ngừa cho trẻ (chuyển tuyến)

- Không có các thuốc trên

- Các triệu chứng không giảm sau 1 đợt điều trị

- Nghi ngờ người bệnh bị viêm nhiễm tiểu khung

3 Hội chứng loét sinh dục

Hội chứng loét sinh dục là tình trạng có các vết loét vùng sinh dục, hậu môn hoặc một số vị trí ngoài sinh dục nhƣ môi, lƣỡi họng… gây ra bởi các tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường sinh dục, thường gặp như giang mai, Herpes hoặc trực khuẩn hạ cam

3.1 Vết loét do giang mai (còn gọi là săng giang mai)

3.1.1 Triệu chứng và chẩn đoán

- Vết loét thường có hình tròn hoặc bầu dục

- Đáy vết loét phẳng so với mặt da, không có bờ nổi gờ lên hoặc lõm xuống, không đau, không ngứa, không có mủ Đáy thâm nhiễm cứng (còn gọi là săng cứng) là dấu hiệu quan trọng nhất để chẩn đoán

- Vết loét có thể tự khỏi sau 6 – 8 tuần kể cả không điều trị

- Kèm vết thương loét có thể có biểu hiện hạch to, thường là hạch bẹn, di động không đau, không hóa mủ

Dùng một trong các thuốc sau:

- Benzathine Penicilin G 2,4 triệu đv tiêm bắp liều duy nhất

- Procain Penicilin G 1,2 triệu đv tiêm bắp 1 lần/ngày, 10 ngày liên tiếp

- Trường hợp dị ứng hoặc không có Penicilin, có thể dung Doxycyclin 100mg, uống 1 viên, 4 lần/ngày, trong 15 ngày

Chú ý: Không dung Doxycyclin cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ dưới 7 tuổi

Thay bằng Erythromycin 500mg, uống 1 viên/lần, 4 lần/ngày, trong 15 ngày

- Cần điều trị cho cả bạn tình

3.2 Vết loét do hạ cam (còn gọi là săng mềm)

3.2.1 Triệu chứng và chẩn đoán

- Thường nhiều vết loét do tự lây nhiễm Đáy lởm chởm, nhiều mủ, bờ nham nhở, rất đau (đây là dấu hiệu quan trọng)

- Hạch bẹn to một bên, sau một vài tuần hạch có thể tạo thành ổ áp xe, vỡ mủ tạo thành lỗ rò, lâu lành

Hình 3.4: Vết loét do hạ cam

Dùng một trong các thuốc dưới đây:

- Ceftriaxone 250 mg tiêm bắp liều duy nhất hoặc

- Azithromycine 1g uống 1 liều duy nhất hoặc

- Erythromycine 500 mg uống 4 lần/ngày, uống trong 7 ngày hoặc

- Spectimomycine 2g tiêm bắp liều duy nhất hoặc

- Ciprofloxacine 500g uống 2 lần trong 3 ngày

Chú ý: Không dùng Ciprofloxacin echo phụ nữ có thai và cho con bú và người dưới 18 tuổi

- Cần điều trị cho cả bạn tình

3.3.1 Triệu chứng và chẩn đoán

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH KHỐI U SINH DỤC

Bài cung cấp kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng, hướng điều trị các khối u tại cơ quan sinh dục

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc phân loại các khối u sinh dục

- Trình bày đƣợc triệu chứng, tiến triển và biến chứng của các khối u sinh dục

- Trình bày được hướng xử trí, dự phòng các khối u sinh dục

- Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh thông qua bài tập tình huống

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động thực hiện đƣợc việc tự học, nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 4

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, giải quyết vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận nhóm, thực hành cá nhân hoặc theo nhóm

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 4) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 4 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 4

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 4

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

U nang buồng trứng là những khối u phát triển ở buồng trứng, Bệnh thưởng gặp khá phố biến ở phụ nữ ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất từ 30-45 tuổi Chấn đoán tương đối dễ nhưng việc điều trị và tiên lƣợng còn gặp nhiều khó khăn

Gọi là u nang vì có cấu tạo kiểu túi Thành túi là vỏ nang, trong túi có chứa dịch nang đơn thuần hay phối hợp với thành phần khác

- U nang cơ năng: U nang cơ năng là những u nang nhỏ, vỏ mỏng, căng nước, ở một hay hai bên buồng trứng do tổn thương chức năng của buồng trứng sinh ra, chỉ gặp ở những phụ nữ có hành kinh và lớn nhanh, mất sớm, chỉ tồn tại trong một vài chu kỳ kinh nguyệt U nang cơ năng bao gồm:

+ U nang bọc noãn: Do nang noãn trưởng thành (nang De Graff) không vỡ ra vào ngày quy định, liên tục lớn lên (từ 3 – 10cm), tiếp tục tiết estrogen, do đó người phụ nữ bị chậm kinh Nang này thường tồn tại trong vài chu kỳ kinh nguyệt, rồi tự mất

+ U nang hoàng tuyến: Thường gặp ở người bệnh chửa trứng, ung thư nguyên bào nuôi (Chorio) hoặc đang điều trị vô sinh bằng hormon sinh dục liêu cao

+ U nang hoàng thể: Đƣợc sinh ra từ hoàng thể Chỉ gặp trong thời kỳ thai nghén, thường gặp do chứa nhiều thai, nang này chế tiết nhiều estrogen và progesteron

- U nang thực thể: Là những u sinh ra do tổn thương thực thể giải phẫu buồng trứng U phát triển chậm nhưng không bao giờ mất Kích thước u nang thường lớn, có vỏ dầy, đa số là lành tính, gặp ở mọi lứa tuổi từ dậy thì cho đến sau mãn kinh Có 4 loại u nang buồng trứng thực thể:

- U nang bì: Thường gặp ở người trẻ, kích thước nhỏ, cuống dài vỏ dầy, trong nang chứa tuyến bã, răng, tóc, chất dịch nhầy đặc nhƣ bã đậu (là các tổ chức có nguồn gốc bào thai)

- U nang nước: Thường gặp ở người trẻ, cuống dài vỏ mỏng, trong chứa dịch trong hoặc vàng chanh, ít dính vào xung quanh, đôi khi có nhú ở mặt trong hoặc mặt ngoài của vỏ nang, nếu có nhú thường là ác tính

- U nang nhầy: Nang có nhiều thuỳ nên thường rất to, thành nang dày, trong nang chứa dịch nhầy màu vàng hay nâu, nang thường dính vào các tạng xung quanh

- U nang dạng nội mạc tử cung: Nang thường sinh ra do tổn thương bề mặt buồng trứng, tua vòi từ cung kết hợp với lạc nội mạc tử cung Nang thường có vỏ dày không đều, dính, bên trong chất dịch đặc nhƣ chocola

+ U nang nhỏ: Triệu chứng nghèo nàn, khối u tiến triển nhiều năm Phần lớn người bệnh vẫn sống, hoạt động bình thường U nang chỉ được phát hiện khi khám sức khoẻ định kỳ, khám các bệnh khác

+ U nang nhỏ: Một số người bệnh cảm giác nặng bụng dưới, có dấu hiệu chèn ép các tạng xung quanh, gây bí tiểu, bí đại tiện

+ U nang to: Thấy bụng dưới to lên như mang thai, sờ thấy khối u di động, có khi đau

+ Khám âm đạo: Tử cung nhỏ, cạnh tử cung có khối tròn đều, di động dễ dàng, ranh giới biệt lập với tử cung

+ U nang to, dính, hay nằm trong dây chẳng rộng, thì di động hạn chế, có khi mắc kẹt trong tiêu khung Không nên đè mạnh hay đẩy lên, vì có thể gây vỡ

- Cận lâm sàng: Siêu âm, soi ổ bụng, chụp bụng không chuẩn bị, chụp tử cung - vòi tử cung với thuốc cản quang

1.1.3 Tiến triển và biến chứng

- Xoắn u nang: Là biến chứng hay gặp nhất và thường ở những u có đường kính trung bình (từ 8-10cm), cuống dài, không dính Có hai hình thức xoắn:

+ Xoắn cấp tính: Bệnh cảnh xảy ra đột ngột, đau bụng dữ dội, có thể ngất xỉu, mạch và huyết áp ổn định, có thể nôn, buồn nôn, ấn khối u đau

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SA SINH DỤC

Bài cung cấp kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng, hướng điều trị và dự phòng sa sinh dục ở người phụ nữ

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc nguyên nhân dẫn đến sa sinh dục

- Trinh bày triệu chứng sa sinh dục

- Trình bày được hướng điều trị sa sinh dục và các biện pháp dự phòng

- Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh thông qua bài tập tình huống

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động thực hiện đƣợc việc tự học, nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 5

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, giải quyết vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận nhóm, thực hành cá nhân hoặc theo nhóm

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 5) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 5 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 5

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 5

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: 1điểm kiểm tra (hình thức tự luận)

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

- Sa sinh dục là hiện tƣợng tử cung sa xuống thấp trong âm đạo hoặc sa hẳn ra ngoài âm hộ, thường kèm theo sa thành trước âm đạo và bàng quang hoặc thành sau âm đạo và trực tràng Sa sinh dục làg một bệnh khá phổ biến ở phụ nữ Việt Nam, nhất là phụ nữ nông thôn, trong lứa tuổi 40 - 50 trở lên chiếm khoảng 8%

- Đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động và đời sống tình dục của phụ nữ Bệnh thường gặp ở những người chửa đẻ nhiều, đẻ quá sớm, quá dày và những lần đẻ trước không an toàn Người chưa đẻ lần nào, cũng có thể sa sinh dục nhƣng ít gặp hơn

2 Cơ chế giữ tử cung tại chỗ

Bình thường tư thể tử cung trong hồ chậu là gập trước, thân tử cung gập với cổ tử cung một góc 100° – 120°, cổ tử cung gập với trục âm đạo một góc 90° Các tổ chức giữ cho tử cung ở tư thể bình thường là:

- Tổ chức cơ: Các cơ hoành chậu hông, cơ nâng hậu môn là quan trọng nhất

- Các dây chằng: Dây chằng tử cung - cùng, dây chẳng tròn, dây chằng rộng

- Tổ chức liên kết với phúc mạc và trên cơ nâng hậu môn các tổ chức này kết hợp thành những vách ràng buộc các tạng với nhau, với thành chậu, đáy chậu

- Hệ thống dây chằng có giá trị tương đối Quan trọng nhất để giữ tử cung là các vách ngăn âm đạo và tầng sinh môn

- Do âm đạo hợp với tử cung góc 90°, nên khi đứng dưới áp lực trong ổ bụng, tử cung không những không sa vào âm đạo mà còn có tác dụng đóng kín hoành chậu, tầng sinh môn với các cơ, các màng cơ

- Chửa đẻ nhiều lần, đẻ dày, đẻ không an toàn, rách tầng sinh môn không khâu

- Lao động quá nặng hay quá sớm sau đẻ, làm áp lực tử cung tăng lên, khi các tổ chức chưa trở lại bình thường, còn yếu

- Rối loạn dinh dưỡng hoặc ở người già, hệ thống dây treo và nâng đỡ yếu

- Ngoài ra, còn do cơ địa bẩm sinh ở phụ nữ chƣa đẻ lần nào

4 Triệu chứng và chẩn đoán Đặc điểm của bệnh là tiến triển rất chậm, có thể từ 5 đến 10 năm Triệu chứng cơ năng, thực thể nghèo nàn

- Triệu chứng cơ năng tuỳ thuộc vào từng người sa nhiều hay sa ít, sa lâu hay mới sa, đơn thuần hay phối hợp:

+ Có khó chịu, nặng bụng dưới, đái dắt, đái són, đái không tự chủ, đại tiện khó

+ Có thể có dịch tiết âm đạo bất thường, nếu bị viêm nhiễm

- Triệu chứng thực thể, có ba độ sa sinh dục

+ Sa thành trước âm đạo (kèm theo sa bàng quang)

+ Sa thành sau âm đạo (kèm theo sa trực tràng)

+ Cổ tử cung ở thấp nhƣng còn ở trong âm đạo, chƣa nhìn thấy ở ngoài

+ Sa thành trước âm đạo (kèm theo sa bàng quang)

+ Sa thành sau (kèm theo sa trực tràng)

+ Cổ tử cung thập thò âm hộ

+ Sa thành trước âm đạo (kèm theo sa bàng quang)

+ Sa thành sau âm đạo (kèm theo sa trực tràng)

+ Cổ tử cung sa hẳn ra ngoài âm hộ

- Cần chẩn đoán phân biệt:

+ Cổ tử cung dài, phì đại đơn thuần

Sa sinh dục điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật Phẫu thuật chủ yếu bằng đường âm đạo, hơn là bằng đường bụng Phẫu thuật trong sa sinh dục mang tính chất thẩm mỹ Ngoài việc cắt tử cung đơn thuần, nó còn tái tạo các thành âm đạo, nâng bàng quang

- Sa sinh dục độ 1 chƣa cần điều trị

- Sa sinh dục độ 2, độ 3 có triệu chứng cơ năng mới phẫu thuật

- Không nên đẻ quá nhiều, đẻ quá sớm Phải đẻ ở những nơi có điều kiện an toàn và đỡ đẻ đúng kỹ thuật

- Không để chuyển dạ kéo dài, rặn đẻ quá lâu hoặc chuyển dạ quá nhanh Các thủ thuật làm phải đủ điều kiện, đúng chỉ định và đúng kỹ thuật

- Tránh gây sang chấn âm đạo, tầng sinh môn

- Phục hồi tầng sinh môn đúng kỹ thuật

- Sau đẻ không nên lao động quá sớm và quá nặng

- Nâng cao mức sống nhân dân

- Điều trị tốt các bệnh mạn tính nhƣ thiếu dƣỡng, thiếu máu

7.1 Chăm sóc người bệnh trước khi làm thủ thuật/phẫu thuật

- Nhận định tuổi: Người bệnh sa sinh dục thường cao tuổi nên thể trạng không tốt có thể quá béo, quá gầy

- Tình trạng thiếu máu, tim mạch, đái tháo đường Đôi khi các yếu tố này ảnh hưởng đến quyết định phẫu thuật hay không

- Tình trạng toàn thân: Cân nặng, các dấu hiệu sống, da, niêm mạc, mạch, huyết áp, hạch, tuyến giáp

- Mức độ sa sinh dục

- Mức độ ảnh hưởng của sa sinh dục đến các chức năng: Tiểu tiện, đại tiện, quan hệ tình dục, đi lại

- Tình trạng âm đạo, cổ tử cung bình thường hay viêm nhiễm

- Có ra máu âm đạo không

- Tình trạng đại tiểu tiện

- Tình trạng tinh thần, ăn, ngủ, đi lại, vệ sinh của người bệnh

- Phương pháp gây mê: Gây tê tuỷ sống hay gây mê toàn thân

- Nhu cầu và khả năng hiện tại của bản thân và gia đình

- Quá trình điều trị từ trước và kết quả

- Các xét nghiệm máu, các thăm dò chức năng khác

- Chuẩn bị và theo dõi người bệnh trước thủ thuật/phẫu thuật

- Thiếu kiến thức/lo lắng, bi quan về bệnh

7.1.3 Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc

- Chuẩn bị, theo dõi người bệnh trước khi làm thủ thuật/phẫu thuật:

+ Theo dõi tinh thần: Tránh để người bệnh căng thẳng, bị quan

+ Theo dõi toàn trạng, các dấu hiệu sinh tồn: da, niêm mạc, mạch, nhiệt độ, huyết áp, thể trạng ghi vào hồ sơ

+ Theo dõi đại, tiểu tiện: phát hiện rối loạn tiểu tiện, đại tiện, trước mổ thụt tháo cho người bệnh

+ Chế độ dinh dưỡng: hướng dẫn người bệnh trước khi mổ 6 giờ nên nhịn ăn trong trường hợp đại phẫu

+ Chế độ vệ sinh: hướng dẫn hoặc trợ giúp thực hiện chế độ vệ sinh cá nhân, làm thuốc âm đạo, tầng sinh môn khi có chỉ định

+ Hoàn thiện thủ tục về hồ sơ, giấy tờ trước khi mổ

+ Chuẩn bị dụng cụ, thuốc men đẩy đủ, phụ giúp bác sĩ làm thủ thuật

+ Chuyển người bệnh lên phòng mổ, bàn giao hồ sơ cho nhân viên phòng mổ

+ Thực hiện y lệnh thuốc: nếu người bệnh có viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung, cần đặt thuốc Đặc biệt ở những người có tuổi, có thể bối mỡ estrogene âm đạo nếu có chỉ định của bác sĩ

+ Đêm trước phẫu thuật cho người bệnh uống thuốc an thần, kháng sinh

- Cung cấp kiến thức/động viên người bệnh và gia đình:

+ Động viên, an ủi, chia sẻ với người bệnh và gia đình: chú ý lắng nghe, cảm thông với người bệnh Tế nhị, giữ thể diện cho người bệnh với cả gia đình và những người xung quanh

+ Giải thích cho người bệnh và gia đình tình trạng bệnh hiện tại: khả năng hồi phục sau thủ thuật/phẩu thuật

+ Tƣ vấn thời điểm có thể làm thủ thuật/phẫu thuật, khả năng giải quyết của cơ sở hiện tại, tƣ vấn chuyển tuyến phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại, với khả năng của bản thân và gia đình

7.2 Chăm sóc người bệnh sau làm thủ thuật/phẫu thuật

7.2.1 Sau làm thủ thuật/phẫu thuật 24 giờ

- Nếu người bệnh được gây mê toàn thân: Nhận định sự hồi tỉnh, thời gian thoát mê

- Nếu người bệnh gây tê tuỷ sống: Nhận định sự hồi phục cảm giác hai chi dưới

- Nhận định toàn trạng: tinh thần, da, niêm mạc, mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở

- Nhận định tại vị trí vết mổ: Nhìn qua băng phát hiện chảy máu

- Tình trạng tiểu tiện: Nhận định qua ống thông bàng quang

- Nhận định tình trạng một số cơ quan lần cận vết mổ

- Quá trình thực hiện y lệnh

- Nguy cơ rối loạn huyết động/suy hô hấp sau phẫu thuật/một số nguy cơ khác sau gây mê, gây tê

- Nguy cơ chảy máu sau khi làm thủ thuật/phẫu thuật

7.2.1.3 Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc

* Giảm và phát hiện sớm nguy cơ rối loạn huyết động/suy hô hấp/một số nguy cơ khác sau gây mê, gây tê

- Theo dõi thời gian hồi tỉnh (nếu người bệnh gây mê toàn thân), thời gian hồi phục cảm giác hai chi dưới (nếu người bệnh gây tê tuỷ sống)

- Tƣ thế nằm phù hợp: đầu thấp mặt nghiêng nếu có nguy cơ trào ngƣợc hoặc đầu bằng

- Theo dõi trạng thái tinh thần: phát hiện tình trạng vật vã, kích thích hay ly bì

- Theo dõi sát nhịp thở, sắc mặt, mạch, huyết áp, nhiệt độ, đặc biệt 2 giờ đầu sau mổ

- Theo dõi, phát hiện tình trạng nôn, buồn nôn

- Theo dõi, phát hiện tình trạng đau đầu

- Thực hiện y lệnh đẩy đủ kịp thời

* Giảm và phát hiện sớm nguy cơ chảy máu

- Theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn: sắc mặt, da, niêm mạc, mạch, huyết áp

- Theo dõi vết mổ, phát hiện chảy máu qua đường âm đạo

- Theo dõi tình trạng ổ bụng và các cơ quan xung quanh vết mổ

- Theo dõi tình trạng nước tiểu qua ống thông bàng quang: số lượng, màu sắc, phát hiện và xử trí bất thường của ống thông

- Thực hiện y lệnh đầy đủ kịp thời

7.2.2 Chăm sóc người bệnh những ngày sau khi làm thủ thuật/sau phẫu thuật

- Tinh thần, vẻ mặt, hơi thở

- Tình trạng toàn thân: Da, niêm mạc, mạch, nhiệt độ, huyết áp

- Tình trạng vết mổ: Khô hay có biểu hiện nhiễm trùng

- Tình trạng ổ bụng và các cơ quan lân cận có gì bất thường

- Chế độ vệ sinh cá nhân

- Tình trạng đại tiểu tiện: Có viêm đường tiết niệu, táo bón

- Chế độ dinh dƣỡng: ăn uống thế nào?

- Khả năng hồi phục sau mổ

- Quá trình thực hiện y lệnh và các kết quả xét nghiệm nếu có

- Nguy cơ nhiễm khuẩn sau mổ

- Người bệnh ăn ngủ kém

- Lo lắng về khả năng hồi phục sau mổ

7.2.2.3 Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc

* Giảm và phát hiện sớm nguy cơ nhiễm khuẩn

- Theo dõi toàn trạng: tinh thần, vẻ mặt, hơi thở, da, niêm mạc, mạch, nhiệt độ, huyết áp

- Theo dõi tình trạng vết mổ: phát hiện dịch, máu chảy qua đường âm đạo

- Theo dõi đại tiểu tiện: chăm sóc và theo dõi ống thông bàng quang, nêu đã rút ống thông cần phát hiện tình trạng rối loạn tiểu tiện, đái buốt, đái dắt, táo bón

- Vệ sinh làm thuốc hàng ngày âm đạo - tầng sinh môn

- Theo dõi các cơ quan lân cận xung quanh vị trí mổ phát hiện bất thường

- Hướng dẫn hoặc trợ giúp người bệnh vệ sinh cá nhân và vệ sinh tại vùng phẫu thuật

- Thực hiện y lệnh: hướng dẫn hoặc thực hiện thuốc kháng sinh

* Giúp người bệnh ăn ngủ tốt hơn

- Động viên người bệnh và gia đình yên tâm điều trị

- Hướng dẫn chế độ ăn phù hợp: giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, chia nhiều bữa

- Tạo điều kiện môi trường nơi người bệnh nằm đảm bảo yên tĩnh, ấm áp

* Giảm lo lắng cho người bệnh

- Giải thích cho người bệnh và gia đình về tình trạng người bệnh hàng ngày

- Dùng ngôn từ dễ hiểu, kiên trì giải thích nếu người bệnh chưa hiểu

- Tư vấn cho người bệnh và gia đình trước khi ra viện: chế độ dinh dưỡng, lao động, nghỉ ngơi, sinh hoạt, vệ sinh, sinh hoạt tình dục

- Tư vấn lịch khám sức khoẻ định kỳ, tự theo dõi phát hiện bất thường cần đi khám ngay

- An ủi, khéo léo trong chăm sóc để giữ cho người bệnh

- Thực hiện y lệnh: Hướng dẫn người bệnh sử dụng các loại thuộc hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày

- Toàn trạng người bệnh tốt, tại khối sa sinh dục không còn viêm nhiễm nữa, người bệnh an tâm, là chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật tốt

- Nếu toàn trạng có vấn để bất thường, tại khối sa sinh dục còn viêm nhiễm thì phải điều trị tiếp, chờ phẩu thuật

- Toàn trạng người bệnh tốt, âm đạo không ra máu, không ra dịch

- Nước tiểu bình thường, trong Ống thông bàng quang không tắc

- Đại tiện bình thường là tiến triển tốt

1 Trình bày nguyên nhân và triệu chứng sa sinh dục?

2 Trình bày hướng điều trị sa sinh dục và các biện pháp dự phòng?

3 Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh sa sinh dục?

TƢ VẤN CÁC CẶP VỢ CHỒNG VÔ SINH

Bài cung cấp kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng, hướng điều trị người bệnh vô sinh

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày định nghĩa và nguyên nhân vô sinh

- Kể được các bước thăm dò chẩn đoán vô sinh

- Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh thông qua bài tập tình huống

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động thực hiện đƣợc việc tự học, nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 6

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, giải quyết vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận nhóm, thực hành cá nhân hoặc theo nhóm

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 6) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 6 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 6

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 6

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

1 Đại cương về vô sinh

Một cặp vợ chồng gọi là vô sinh khi sống cùng nhau trên một năm và không dùng biện pháp tránh thai nào mà vẫn không có con

- Vô sinh nguyên phát là tình trạng người phụ nữ chưa bao giờ mang thai mặc dù đā có quan hệ tình dục trong 1 năm mà không dùng các biện pháp tránh thai

- Vô sinh thứ phát là tình trạng mà trong tiền sử người phụ nữ đó đã có ít nhất một lần mang thai, sinh, sảy hoặc phá thai kế hoạch, rồi quá thời hạn 1 năm sau đó muốn có thai mà vẫn không có thai đƣợc

- Vô sinh có thể là nguyên phát với người vợ, hay với người chồng hay là với một cặp vợ chồng Tương tự vô sinh có thể thứ phát với người vợ, người chồng hoặc cả hai vợ chồng

- Hiện nay, 40% vô sinh có nguyên nhân đơn thuần do người vợ, 40% nguyên nhân đơn thuần do người chồng, 10% do cả hai vợ chồng và 10% là chưa rõ nguyên nhân

- Các nguyên nhân chính gây vô sinh:

+ Yếu tố vùng chậu (bệnh lý ống dẫn trứng hoặc lạc nội mạc tử cung: 30-35%) + Yếu tố do cổ tử cung (5- 10%)

+ Vô sinh không rõ nguyên nhân (10 -15%)

- Một số nguyên nhân hay gặp gây vô sinh ở nam giới:

+ Tinh trùng chất lƣợng kém hoặc số lƣợng ít do viêm nhiễm tinh hoàn hay mào tinh, giãn tĩnh mạch trong bao tinh hoàn, bất thường về hormon

+ Khả năng di chuyển của tinh trùng hạn chế do viêm tuyến tiền liệt, sử dụng một số thuốc trị đau dạ dày và tăng huyết áp cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng

+ Tắc đường vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn ra túi tinh hoàn: chủ yếu do viêm ống dẫn tinh, hậu quả của các bệnh lấy qua đường tình dục

- Một số nguyên nhân hay gặp gây vô sinh ở nữ giới:

+ Ống dẫn trứng bị tắc do viêm phần phụ, lạc nội mạc tử cung

+ Rối loạn hormon dẫn đến không phóng noãn hoặc rối loạn phóng noãn

+ Niêm mạc tử cung không tăng trưởng và thoái triển theo đúng quy luật thông thường

+ Tử cung có hình dạng bất thường, có u xơ

+ Chất dịch cổ tử cung hoặc độ pH âm đạo bất thường, cản trở tinh trùng từ âm đạo đi vào cổ tử cung

+ Hệ miễn dịch người phụ nữ tạo ra các kháng thể diệt tinh trùng theo cơ chế đào thải vật lạ

2 Khám và chẩn đoán vô sinh

2.1 Hỏi bệnh sử và thăm khám

- Người bệnh sẽ được hỏi về tình trạng bệnh, khám phụ khoa tổng quát, trên cơ sở đó sẽ quyết định nên làm những xét nghiệm gì thêm

- Các xét nghiệm để chẩn đoán vô sinh, thường đòi hỏi người bệnh phải mất nhiều thời gian và đi lại nhiều lần Do đó, cả người bệnh và thầy thuốc phải kiên nhẫn và cùng hợp tác để có chẩn đoán đúng và quyết định cách điều trị thích hợp

2.2 Các xét nghiệm thăm dò

Khuyên người bệnh đến khám vô sinh ngay sau sạch kinh, để có điều kiện thuận lợi làm tuần tự nhiều xét nghiệm và có thể hoàn tất các xét nghiệm thâm dò trong một vòng kinh Các xét nghiệm thăm dò sau đây giúp tìm ra nguyên nhân vô sinh:

- Xét nghiệm thăm dò phóng noãn:

+ Đo biểu đồ thân nhiệt cơ sở: Đo thân nhiệt mỗi buổi sáng trước khi thức dậy, ghi vào một bảng thân nhiệt Nếu nửa sau chu kỳ mà nhiệt độ tăng lên 0,5°C thì có thế có phóng noãn

+ Chi số cổ tử cung

+ Định lƣợng progesteron ngày thứ 21 vòng kinh

+ Định lƣợng FSH, LH, estrogen trong máu từ ngày thứ 2 - 4 vòng kinh

- Xét nghiệm tinh dịch đồ:

+ Tinh dịch đồ là một trong những xét nghiệm cơ bản nhất Thông qua tinh dịch đồ, chúng ta có thể đánh giá sơ bộ khả năng sinh sản của người chồng

+ Người chồng lấy tinh dịch bằng cách thủ dâm, với thời gian kiêng giao hợp từ 3 đến 5 ngày

- Chụp Xquang buồng tử cung - ống dẫn trứng sau sạch kinh (khoảng ngày thứ 6 -

- Định lƣợng progesteron: Khảo sát chức năng hoàng thể, vào ngày thứ 21 của vòng kinh

- Sinh thiết niêm mạc tử cung trước khi có kinh 2 - 3 ngày (kiêng giao hợp)

+ Điều trị viêm nhiễm đường sinh dục, nếu có trước khi thăm dò nguyên nhân vô sinh Có khoảng 5% người bệnh vô sinh, đã có thể có thai sau khi điều trị viêm nhiễm

+ Điều trị vô sinh do tắc ống trứng: phẫu thuật mổ thông ống dẫn trứng qua đường bụng hoặc qua nội soi

+ Kích thích sự phóng noãn bằng các thuốc nội tiết

+ Đối với những trường hợp liệt dương, cần thăm khám và hội chẩn cẩn thận để xác định nguyên nhân do nội tiết, viêm nhiễm hay thần kinh

+ Đối với những trường hợp không có tinh trùng, cần xác định xem đây là do tinh hoàn không sinh sản hay là do tắc ống dẫn tinh

+ Đối với những trường hợp tinh trùng ít, cần xem xét về khả năng chế tiết của các tinh hoàn

+ Tinh trùng yếu và tinh trùng chết tỷ lệ cao, có thể do giãn tĩnh mạch tinh, gây ứ trệ tuần hoàn và thiếu dƣỡng khí Phẩu thuật thắt tĩnh mạch tinh có thể giải quyết đƣợc một số đáng kể các trường hợp trên

- Phương pháp hỗ trợ sinh sản:

+ Thụ tinh theo phương pháp IUI

+ Thụ tinh trong ống nghiệm: Vô sinh không có khả năng điều trị thì phải tìm biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm, rồi chuyển vào tử cung

4 Vai trò của người hộ sinh trong điều trị vô sinh

- Tƣ vấn đối với những cặp vợ chồng sau khi lập gia đình trên 12 tháng, sống gần nhau, không áp dụng biện pháp tránh thai nào, mà chƣa có thai nên đi khám và điều trị

- Qua thăm khám, cung cấp thông tin cho người bệnh hiểu vô sinh là một vấn đề về tinh thần, xã hội và y học

- Đảm bảo cặp vợ chồng hiểu được giải phẫu, sinh lý bình thường và các yêu cầu để có thai

- Cần khám sớm và khám đúng chỗ Tuân thủ chế độ điều trị và có sự hợp tác cả hai vợ chồng

- Khi có thai cần theo dõi thai định kỳ tại cơ sở mình khám chữa vô sinh

4.2 Hỗ trợ điều trị vô sinh

BẠO HÀNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ

Bài cung cấp kiến thức về biểu hiện, hậu quả, tư vấn và hướng xử trí cho phụ nữ bị bạo hành

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc nhận diện các biểu hiện, hậu quả của bạo hành đối với phụ nữ

- Trình bày đƣợc quy trình sàng lọc, xử trí và tƣ vấn cho phụ nữ bị bạo hành

- Vận dụng đƣợc kiến thức đã học để tƣ vấn cho phụ nữ bị bạo hành

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động thực hiện đƣợc việc tự học, nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 7

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, giải quyết vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận nhóm, thực hành cá nhân hoặc theo nhóm

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 7) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 7 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 7

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 7

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Bạo hành đối với phụ nữ là bất cứ hành động bạo lực nào trên cơ sở giới gây ra, hoặc có thể gây ra tổn hại cho phụ nữ về mặt thể chất, tình dục hoặc về tâm lý hay kinh tế, bao gồm cả việc đe doạ thực hiện những hành động đó, ép buộc hay cố tình tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do, dù xảy ra ở nơi công cộng hay cuộc sống riêng tƣ

2 Nhận diện các biểu hiện bạo hành

- Bạo hành tâm lý: Lấn át ý kiến, mắng chửi, xúc phạm nhân phẩm, bôi nhọ danh dự, hạ uy tín, lăng nhục, cô lập, đe doạ, hành hạ con cái nhằm làm cho người phụ nữ đau khổ

- Bạo hành thế chất: Đánh đập, gây thương tổn cho người phụ nữ, thậm chí gây chết người

- Bạo hành về sinh sản và tình dục: Bị ngƣợc đãi trong khi mang thai, cƣỡng bức tình dục, không cho sử dụng các biện pháp tránh thai, ép buộc vợ phải sinh bằng đƣợc con trai, xúi giục hay ép buộc vợ làm nghề mại dâm hay mỹ nhân kế vì mục đích tƣ lợi

- Bạo hành về kinh tế: Không cho vợ kiếm việc làm, buộc vợ phải lệ thuộc vào kinh tế, chiếm đoạt tiền và tài sản riêng của vợ

3 Hậu quả bạo hành đối với sức khoẻ phụ nữ

- Hậu quả gây tử vong: Giết người, tự tử, tử vong mẹ

- Hậu quả thể chất: Thương tật, tàn tật vĩnh viễn, sức khoẻ yếu những hành vi sức khoẻ tiêu cực nhƣ hút thuốc, lạm dụng rƣợu, ma tuý và xuất hiện các bệnh mạn tính

- Hậu quả đến sức khoẻ sinh sản: Có thai không mong muốn, mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, nhiễm HIV, rối loạn kinh nguyệt, nạo phá thai không an toàn, biến chứng do nạo phá thai, sảy thai, đẻ con nhẹ cân, rối loạn chức năng tình dục

- Hậu quả đến sức khoẻ tinh thần: Stress sau chấn thương, trầm cảm, lo sợ, hoảng loạn, rồi loạn về ăn uống

+ Về kinh tế - xã hội: Gây tốn kém cho ngân sách y tế - xã hội của quốc gia, ảnh hưởng đến thu nhập của từng gia đình

+ Đối với trẻ em: Ảnh hưởng đến tính cách của trẻ hoặc có những vấn đề hành vi như lo sợ, trầm cảm, stress sau chấn thương Trẻ em cũng có nguy cơ tử vong do hành vi bạo hành từ cha mẹ

+ Tiếp cận với rƣợu, ma tuý: Rƣợu và ma tuý có thể là giải pháp tức thời, có hiệu quả nhanh nhƣng lại dẫn đến những vẫn đề nghiêm trọng hơn, mất khả năng kiểm soát bản thân

4 Vai trò của cán bộ y tế

- Ngành Y tế không thể đơn độc giải quyết nhƣng với thái độ quyết tâm và những nỗ lực về chuyên môn thì có thể góp phần làm giảm bạo hành phụ nữ

- Cán bộ y tế cần nhận thức rằng bạo hành phụ nữ do chồng/bạn tình có tác dụng xấu trực tiếp đến nhiều vấn đề sức khoẻ quan trọng nhƣ làm mẹ an toàn, kế hoạch hoá gia đình và phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD), HIV/AIDS

- Cung cấp thông tin về bạo hành phụ nữ cần bắt đầu ngay từ phòng chờ của cơ sở y tế, giới thiệu các địa chỉ giúp đỡ phụ nữ bị bạo hành

- Người cán bộ y tế cơ sở có vai trò rất lớn trong việc phát hiện dấu hiệu của bạo hành khi phụ nữ đến cơ sở y tế khám bệnh hoặc đến do những lý do khác

- Những nhà quản lý y tế cũng có thể giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về bạo hành phụ nữ Cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông đại chúng, đề ra những hướng dẫn để có thể nâng cao khả năng nhận biết và xử trí những trường hợp bạo hành hay lạm dụng phụ nữ

5 Quy trình sàng lọc phụ nữ bị bạo hành

- Xem khách hàng có bị xâm hại về thể chất, tâm lý và tình dục không

- Để khách hàng không cảm thấy đột ngột, nên giải thích vì sao lại cần hỏi những câu hỏi này

- Ví dụ một số câu hỏi:

+ Ví dụ bạo hành đối với phụ nữ là vấn để liên quan đến sức khoẻ, vì thế chúng tôi hỏi tất cả khách hàng nữ về vấn đề này để có thể giúp đỡ họ

GIÁO DỤC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ PHỤ NỮ

Bài cung cấp kiến thức những nội dung tƣ vấn giáo dục sức khoẻ cho phụ nữ mang thai và trong những trường hợp đặc biệt

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc nội dung giáo dục sức khỏe phụ nữ ngoài thời kỳ thai nghén

- Trình bày được nội dung giáo dục sức khỏe phụ nữ trong một số trường hợp đặc biệt

- Vận dụng đƣợc kiến thức đã học để tƣ vấn giáo dục sức khỏe cho phụ nữ

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động thực hiện đƣợc việc tự học, nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 8

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, giải quyết vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận nhóm, thực hành cá nhân hoặc theo nhóm

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 8) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 8 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 8

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 8

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

1 Kỹ năng truyền thông giáo dục sức khoẻ cho phụ nữ

Người tư vấn trực tiếp trao đổi với đối tượng Phương pháp này thường có hiệu quả cao vì người tư vấn có thể xác định được mong muốn, suy nghĩ cũng như sự thay đổi hành vi của đối tượng Vì vậy, phương pháp này rất hay được áp dụng trong thực tế, tuy vậy phương pháp này thường mất nhiều thời gian và người tư vấn phải có khả năng cao

Có ưu điểm là gửi thông tin đi xa, cho nhiều người nhưng nhược điểm là người tư vấn khó thu nhận được thông tin phản hồi Do người có nhu cầu cần tư vấn không thể gặp trực tiếp được người tư vấn, vì vậy cung cấp cho đối tượng các thông tin bằng các phương tiện truyền thông: Đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, tranh ảnh

1.3 Kết hợp sử dụng cả hai phương pháp tư vấn trực tiếp và gián tiếp

- Dùng các phương tiện minh hoạ mà đối tượng có thể nhìn thấy như: Phim, tranh ảnh kết hợp với trao đổi bằng các cử chỉ, lời nói của người tư vẫn hướng dẫn thêm để đối tƣợng dễ hiều hơn

- Dùng các phương tiện gián tiếp: Vô tuyến truyền hình kết hợp với điện thoại trực tiếp từ cộng đồng đến với người tư vấn để người tư vấn có thể trả lời trực tiếp với người có nhu cầu cần tƣ vấn

2 Giáo dục sức khoẻ phụ nữ ngoài thời kỳ thai nghén

- Vệ sinh vùng âm hộ:

+ Cách vệ sinh: Dùng nước sạch(nước máy, nước giếng hoặc nước mưa), dùng xà phòng có độ kiềm nhẹ để rửa Dùng vòi nước hoặc gáo múc nước để dội, chứ không ngồi ngâm trong chậu Rửa từ trước ra sau, rửa âm hộ trước, hậu môn sau cùng Chú ý trong khi rửa không cho tay vào trong âm đạo vì có thể đƣa bẩn vào trong âm đạo hoặc làm xước niêm mạc âm đạo, dễ dẫn đến viêm nhiễm

+ Nên làm vệ sinh ở nhà tắm, không làm vệ sinh ở nơi đại tiểu tiện

+ Thay quần áo lót sạch sẽ hàng ngày, quần áo phải rộng, thoáng, tốt nhất là bằng các loại vải bông

+ Hàng ngày, phải rửa bộ phận sinh dục ngoài, ít nhất một lần trước khi đi ngủ và sau khi đại tiện

+ Các em bé gái cần phải thường xuyên mặc quần, để tránh bụi đất bám vào âm hộ, âm đạo

+ Kinh nguyệt là hiện tƣợng chảy máu có tính chất chu kỳ hàng tháng từ buồng tử cung ra ngoài Huyết kinh là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển Vì vậy, nếu trong những ngày kinh nguyệt không vệ sinh tốt, dễ dẫn đến nhiễm khuẩn đường sinh sản

+ Mỗi ngày rửa âm hộ nhiều lần tuỳ thuộc vào lƣợng huyết kinh ra nhiều hay ít, nhƣng ít nhất cũng phải rửa 3 lần/ngày (sáng, trƣa, tối) Mỗi lần rửa xong, phải thay băng vệ sinh mới

+ Cách rửa nhƣ vệ sinh hàng ngày

+ Dùng băng vệ sinh đảm bảo chất lƣợng

- Vệ sinh thân thể hàng ngày:

+ Khi hành kinh vẫn có thể tắm rửa như bình thường, tốt nhất là tắm bằng nước ấm, tắm dưới vòi nước hoặc dùng gáo múc dội, không ngâm mình trong ao, hồ, bể tắm

+ Việc giáo dục vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục hàng ngày, không phải chỉ là sự tư vấn cho một cá thể nào đó, mà người hộ sinh cần có ý thức và biện pháp tuyên truyền, giáo dục tới mọi đối tượng trong cộng đồng, để không những bản thân người phụ nữ thực hiện tốt, mà chính họ có thể là tuyên truyền viên, hướng dẫn viên giúp chúng ta trong công việc này

+ Trong quá trình truyền thông tư vấn, người hộ sinh cần quan tâm tìm hiểu những phong tục, tập quán, thói quen ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản ngoài thời kỳ thai nghén Từ đó, tìm ra những phong tục, thói quen tốt để khuyến khích người phụ nữ phát huy, những phong tục thói quen không có lợi để hướng dẫn, giải thích và làm thay đổi những thói quen đó

- Trong những ngày hành kinh, không ngâm mình trong nước, vì dễ bị nhiễm khuẩn, nếu bị lạnh kéo dài, có thể bị băng kinh

- Tránh làm việc nặng quá sức, thời gian lao động không quá dài, quá căng thẳng, dễ làm kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài

- Tránh đi lại nhiều, đi xa, làm việc lâu ở tƣ thế đứng Nên nghỉ giữa giờ nhiều hơn bình thường

- Nếu ra máu nhiều hoặc đau bụng nhiều, phải nghỉ làm việc để đảm bảo sức khoẻ

2.3 Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi

- Không ăn, uống các chất kích thích như ớt, tiêu, cà phê, thuốc lá, rượu, nước chè đặc, dễ bị kích thích, làm kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài

- Không thức quá khuya hoặc dậy quá sớm

- Không sinh hoạt tình dục trong những ngày hành kinh, vì dễ bị nhiễm khuẩn do huyết kinh là môi trường rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời làm cho người phụ nữ mệt mỏi hơn

CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

Bài đề cập đế những thay đổi về thể chất, sinh lý và tâm lý ở tuổi vị thành niên nam và nữ Các nguy cơ ở tuổi vị thành niên và các nội dung truyền thông tƣ vấn cho vị thành niên

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc những thay đổi về thể chất, sinh lý và tâm lý ở tuổi vị thành niên

- Trình bày đƣợc các nguy cơ ở tuổi vị thành niên

- Trình bày đƣợc nội dung truyền thông tƣ vấn cho vị thành niên

- Vận dụng kiến thức để thực hiện việc tƣ vấn cho vị thành niên một cách hiệu quả

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động thực hiện đƣợc việc tự học, nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 9

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, giải quyết vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận nhóm, thực hành cá nhân hoặc theo nhóm

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 9) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 9 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 9

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 9

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Theo tổ chức Y tế Thế giới đã đƣa ra định nghĩa về sức khỏe sinh sản (SKSS):

"Sức khoẻ sinh sản là một trạng thái khoẻ mạnh, hài hoà về thể chất tinh thần và xã hội trong tất cả các khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình sinh sản chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương hệ thống sinh sản"

Nhƣ vậy, sức khỏe sinh sản là sự hoàn hảo về bộ máy sinh sản, đi đôi với sự hài hoà giữa sinh học với tinh thần xã hội SKSS ở tuổi vị thành niên là những nội dung nói chung của SKSS nhƣng đƣợc ứng dụng phù hợp cho lứa tuổi vị thành niên (VTN) Định nghĩa tuổi vị thành niên: Vị thành niên là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn, được đánh dấu bằng sự thay đổi xen lẫn nhau về thể chất, trí tuệ và mối quan hệ xã hội chuyển từ đơn giản sang phức tạp

Theo Tổ chức Y tế Thế giới: Vị thành niên là những người trong độ tuổi từ 10 - 19 Như vậy, những người này ở trong độ tuổi thiếu nhi và trước tuổi trưởng thành

Tuổi vị thành niên đƣợc chia làm ba giai đoạn

- Giai đoạn đầu (Tiền vị thành niên): 10 - 13 tuổi

- Giai đoạn giữa (Trung vị thành niên): 14 - 16 tuổi

- Giai đoạn cuối (Hậu vị thành niên): 17 - 19 tuổi

Việc phân định này cần thiết để kết hợp phát triển sinh học và tâm lý xã hội từng thời kỳ

2 Sự thay đổi thể chất ở tuổi vị thành niên

Sự thay đổi thể chất ở tuổi vị thành niên rất khác nhau, ở tuổi bắt đầu thay đổi, mức độ thay đổi, cảm nhận sự thay đổi Nhƣng sự thay đổi thể chất ở vị thành niên cơ bản có 7 vấn đề

- Sự phát triển chiều cao thường bắt đầu vào khoảng 10 - 11 tuổi, đạt đỉnh cao ở 12- 13 tuổi, kết thúc khoảng 14 - 15 tuổi Thường sau 18 tuổi không phát triển thêm về chiều cao

- Khi bắt đầu hành kinh, cơ thể phát triển bề ngang nhiều hơn, vú nhô lên, mông nở nang hơn Lớp mỡ dưới da dày lên làm cho cơ thể vị thành niên nữ mềm mại, giàu nữ tính, các đường cong của cơ thể rõ nét hơn

- Tuyến sữa phát triển, lớp mỡ ngực dày lên làm cho vú nhô lên và ngày càng đầy đặn Đầu tiên là quầng vú đầy lên, sẫm lại, sau đó núm vú nhô ra, bầu vú lớn dần, tròn trịa dần Trong quá trình phát triển của vú, có thể vú bên này phát triển nhanh hơn vú bên kia một chút hoặc đôi khi thấy ngứa hoặc đau tức Điều đó có thể làm cho vị thành niên lo

111 lắng, băn khoăn, cần giải thích để vị thành niên yên tâm rằng điều đó không phải là bất thường

Tuy nhiên, cần hướng dẫn vị thành niên cách tự khám vú, khi thấy vú có khối u ranh giới rõ, mật độ chắc, đau hoặc không đau thì cần đi khám chuyên khoa

2.1 3 Sự phát triển của khung chậu

So với vị thành niên nam, khung chậu của vị thành niên nữ tròn và rộng hơn, điều đó đáp ứng cho chức năng mang thai và sinh đẻ của người phụ nữ

2.1.4 Sự phát triển của hệ thống lông

Lông mọc ở vùng mu, bẹn nhưng giới hạn trên là đường thẳng không vượt quá vòm mu, đó là điều khác với vị thành niên nam Nếu lông mu mọc lên phía trên rốn cần kiểm tra kỹ có nam tính hoá hay không (vì còn yếu tố di truyên) Lông nách sẽ mọc sau lông mu

2.1.5 Sự hoạt động của tuyến bã và tuyến mồ hôi

- Việc tăng androgen trong tuổi dậy thì ở cả nam và nữ dẫn đến việc tăng độ dày của da, kích thích sự phát triển của tuyến bã Thường thì các tuyến này phát triển nhanh hơn các ống dẫn ra bề mặt của da, kết quả là các lỗ bít lại gây mụn trứng cá và khi bị nhiễm khuẩn sẽ thành các mụn mủ

- Trứng cá là mối quan tâm của phần lớn các bạn trong độ tuổi vị thành niên ở cả nam và nữ Trứng cá có thể xuất hiện trên mặt và trên cơ thể, đôi khi nhiễm khuẩn gây nên các mụn mủ trên da ảnh hưởng đến thẩm mỹ của các bạn vị thành niên Vì vậy, cần giải thích để vị thành niên hiểu rằng qua tuổi vị thành niên, tình trạng trứng cá hầu hết sẽ khỏi và hướng dẫn các bạn thực hiện một số việc sau :

+ Nên rửa mặt thường xuyên, có thể rửa với các loại kem (sữa rửa mặt) có độ kiềm nhẹ để tẩy rửa chất bẩn trên da

- Không nên nặn mụn trứng cá, đề phòng nhiễm khuẩn

- Hạn chế dùng mỹ phẩm

- Chế độ ăn: Tránh ăn nhiều mỡ, chất ngọt

Nếu mụn trứng cá kéo dài hoặc nhiễm khuẩn cần đi khám chuyên khoa da liễu

2.1.6 Sự thay đổi về giọng nói

Tiếng nói trở nên trong trẻo, dịu dàng

2.1.7 Hoàn chỉnh sự phát triển của cơ quan sinh dục

- Âm hộ: Đến thời kỳ này, các môi bé và âm vật tăng dần sắc tố Môi bé phát triên không bị môi lớn che nhƣ ở trẻ em Sự phát triển này có thể làm vị thành niên lo lắng, sợ hãi nên cần tư vấn, giải thích để vị thành niên yên tâm Tuy nhiên, cũng cần hướng dẫn để vị thành niên biết, nếu thấy vùng sinh dục ngoài có nhiều dịch, có mùi hôi hoặc ngứa cần đi khám chuyên khoa để loại trừ bệnh lý

- Âm đạo: Phát triển rộng hơn, thành âm đạo dày hơn Môi trường âm đạo chuyển từ kiềm sang toan

CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TUỔI MÃN KINH

Bài đề cập đế những thay đổi về thể chất ở tuổi mãn kinh.Những rồi loạn thường gặp ở tuổi tiền mãn kinh và những biến cố hay gặp ở tuổi mãn kinh

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc sinh lý tuổi mãn kinh và những thay đổi về thể chất ở phụ nữ tuổi mãn kinh

- Trình bày đƣợc những rối loạn và những biến cố hay gặp ở tuổi tiền mãn kinh

- Trình bày đƣợc nội dung tƣ vấn và hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ tuổi mãn kinh

- Vận dụng kiến thức để thực hiện việc tƣ vấn sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ tuổi mãn kinh

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động thực hiện đƣợc việc tự học, nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 10

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, giải quyết vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận nhóm, thực hành cá nhân hoặc theo nhóm

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 10) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 10 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 10

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 10

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: : 1 điểm kiểm tra (hình thức: tự luận)

Về phương diện sinh sản, ở phụ nữ từ 50 tuổi trở lên được coi là những người có tuổi, vì giai đoạn này có nhiều thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần Vì vậy, lứa tuổi này cần có sự quan tâm đặc biệt của gia đình và xã hội

Mãn kinh là biểu hiện đầu tiên của sự già ở phụ nữ, vì vậy người ta còn gọi độ tuổi này là “Tuổi mãn kinh"

Mãn kinh là trạng thái không có kinh nguyệt vĩnh viễn, một vô kinh thứ phát do suy giảm tự nhiên hoạt động của buồng trứng và không hồi phục

2 Sinh lý tuổi mãn kinh

- Trong thời kỳ hoạt động sinh sản, người phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn do có hoạt động nội tiết tốt của trục Dưới đồi - Tuyến yên - Buồng trứng và do buồng trứng có độ nhạy cảm tốt đối với kích thích của hormon hướng sinh dục FSH và LH

- Đến độ tuổi 45-50, số lượng các nang trưởng thành giảm đi, vì buồng trứng ít nhạy cảm với FSH và LH Lƣợng estrogen giảm và trở nên thấp, mức sản xuất FSH và

LH tăng, nên kinh nguyệt trở nên không đều đặn, lƣợng máu kinh giảm, cuối cùng ngừng có kinh Tuy nhiên, có một số phụ nữ lƣợng máu kinh lại ra nhiều hơn do estrogen tăng vọt sau một thời gian không có phóng noãn, không có kinh Đó là thời kỳ tiếp nối giữa thời kỳ hoạt động sinh sản với thời kỳ mãn kinh, gọi là thời kỳ chuyển tiếp hay là thời kỳ

“tiền mãn kinh" Tiền mãn kinh dài hay ngắn tuỳ vào từng cá thể

Nếu sau 12 tháng liên tục không có kinh nguyệt hoặc nếu xét nghiệm máu cho thấy FSH tăng cao thì gọi là “Mãn kinh"

3 Những thay đổi giải phẫu ở phụ nữ tuổi mãn kinh Ở tuổi mãn kinh, do giảm lƣợng estrogen, nên dẫn đến một số thay đổi về thể chất ở người phụ nữ

- Vú: Thời kỳ tiền mãn kinh, vú có thể tăng kích thước do tăng lắng đọng mỡ Đến khi hết kinh, mỡ này sẽ hấp thụ, mô tuyến vú giảm và núm vú nhỏ lại Thay đổi thường ít nhận thấy và chậm

- Buồng trứng, vòi trứng, tử cung thu nhỏ kích thước và không hoạt động Về lâm sàng, không có biểu hiện gì rõ rệt ngoài triệu chứng mất kinh

- Sau mãn kinh khoảng 5 năm, âm đạo teo, trở nên mỏng hơn nên khi giao hợp hoặc khám phụ khoa có thể gây đau Các mô đỡ và bao quanh âm đạo, các cơ thành tiểu khung trở nên lỏng lẻo, một số mất đàn hồi, đôi khi dẫn đến sa sinh dục Môi trường âm đạo mất toan tính nên dễ dẫn đến viêm nhiễm

- Âm hộ: Môi nhỏ cũng thoái hoá dần, làm cho âm hộ hé mở

- Bộ phận tiết niệu: Các biểu mô lát tầng của bàng quang cũng teo đi, các cơ vòng niệu đạo, cổ bàng quang cũng teo nhỏ, nên gây ra són đái hoặc đái không tự chủ Trong

122 trường hợp sa sinh dục, thành trước âm đạo sa xuống, làm cho niệu đạo bị gãy gấp nên sẽ dễ bị bí đái

- Da: Các mô liên kết dưới da mỏng di, giảm tính đàn hồi, làm cho da mỏng và nhăn nheo Tuyến mồ hôi, tuyến bā, hệ thống lông cũng bị teo, giảm hoạt động nên da bị khô, tóc rụng thƣa đi, hói đầu

Những thay đổi này, có thể làm cho người phụ nữ lo lắng, băn khoăn Việc cung cấp thông tin về những sự thay đôi này là rất cần thiết Vì vậy, người hộ sinh nên lồng ghép việc cung cấp thông tin về vấn đề này cho phụ nữ bằng cách lồng ghép vào những khi khám bệnh hoặc quá trình điều trị bệnh phụ khoa

4 Những rồi loạn thường gặp ở tuổi tiền mãn kinh

Thời kỳ tiền mãn kinh bắt đầu từ khi có những rối loạn kinh nguyệt, có thể kèm theo những rối loạn về thần kinh, tâm lý

- Kinh nguyệt thay đổi: Chu kỳ kinh không đều, lƣợng kinh nguyệt có thể nhiều hơn hoặc ít hơn, hay bị rong kinh

- Tinh thần thường không ổn định, hay cáu gắt, lo lắng, mệt mỏi, khó ngủ

- Cơn bốc hoả: Tự nhiên người phụ nữ thấy nóng bừng ở ngực rồi lan lên cổ và mặt Cảm giác này tồn tại trong một vài phút nhưng làm cho người phụ nữ khó chịu Hiện tƣợng này lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày, số lần nhiều hay ít tuỳ thuộc vào từng người Kèm theo có thể ra mồ hôi trộm Cơn bốc hoả có thể xảy ra nhiều lần trong ngày, rồi nhẹ đi vào ban đêm Nguyên nhân là do rối loạn thần kinh thực vật nên có thể dùng thuốc an thần để khắc phục

- Hay có cơn choáng váng, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, đánh trống ngực

SINH LÝ SINH DỤC NAM

Bài nhắc lại giải phẫu sinh lý ở hệ sinh dục nam và một số bệnh thường gặp ở hệ sinh dục nam

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc chức năng tinh hoàn và các hiện tƣợng trong hoạt động sinh dục nam

- Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, hướng xử trí các bất thường về chức năng sinh dục nam

- Vận dụng được kiến thức để nhận biết và đưa ra hướng xử trí các bất thường về chức năng sinh dục nam

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động thực hiện đƣợc việc tự học, nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 11

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, giải quyết vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận nhóm, thực hành cá nhân hoặc theo nhóm

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 11) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 11 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 11

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 11

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

1 Đặc điểm của bộ máy sinh dục nam

Bộ máy sinh dục nam gồm ba phần chính:

- Dương vật: Niệu đạo nằm trong thể xốp, mô cương gồm hai thể hang, thần kinh và mạch máu

- Bìu: Nằm ngoài khoang cơ thể Trong bìu có tinh hoàn và mào tinh

+ Tinh hoàn: Nhiều thuỳ, mỗi thuỳ nhiều ống sinh tinh, giữa các ống sinh tinh có tế bào kẽ (tế bào Leydig)

+ Mào tinh: Dài 6m, tiếp nối các ống sinh tinh

- Ống dẫn tinh và các tuyến phụ thuộc: Ống dẫn tinh tiếp nối mào tinh hoàn, đổ vào niệu đạo Các tuyến ngoại tiết đổ dịch vào đường sinh dục nam là túi tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo

Hình 11.1: Bộ máy sinh dục nam

Tinh hoàn gồm hai chức năng là ngoại tiết và nội tiết:

2.1 Chức năng tạo tinh trùng

- Trước tuổi dậy thì ống dẫn tinh chỉ có tế bào sinh dục non

- Từ tuổi dậy thì trở đi (trung bình 16 tuổi dậy thì) dưới ảnh hưởng của kích dục tố A thùy trước tuyến yên, các tế bào sinh dục non phát triển thành tinh trùng Toàn bộ quá

130 trình sản sinh tinh trùng từ tinh nguyên bào đến tinh trùng mất khoảng 74 ngày Kích thước của tinh trựng dài 50 àm

- Trong đường dẫn tinh, tinh trùng có thể sống được vài ba tuần lễ, khi ra ngoài tiếp xúc với ngoại cảnh tinh trùng chỉ sống đƣợc vài ba giờ Trong buồng tử cung tinh trùng có thể sống đƣợc vài ngày

- Tinh trùng sống và hoạt động tốt trong môi trường kiềm, nhiệt độ sấp sỉ với nhiệt độ cơ thể Trong môi trường lỏng tinh trùng di chuyển thông thường với tốc độ 1 - 4 mm/ phút

- Sau khi sản sinh ra tinh trùng đƣợc tập trung ở túi tinh để sống trong tinh dịch, môi trường kiềm là do túi tinh tiết ra

- Khi xuất tinh, tinh dịch còn nhận thêm chất tiết của tuyến tiền liệt và của hành niệu đạo (tuyến cooper) ở thấp hơn đổ thẳng vào niệu đạo

- Hai tinh hoàn ở nam giới trưởng thành sản xuất khoảng 120ml tinh dịch mỗi ngày, bình thường 1ml tinh dịch có khoảng 15 triệu tinh trùng

- Tinh trùng khỏe phải có đủ đầu, thân, đuôi

- Dưới ảnh hưởng của kích dục tố B thùy trước tuyến yên, các đám tế bào kẽ của ống sinh tinh tiết ra nội tiết tố sinh nam là Testosteron

+ Thúc đẩy sự dậy thì ở bé trai

+ Làm cho cơ quan sinh dục nam phát triển đều đặn

+ Làm phát triển giới tính phụ: Nhƣ mọc râu, giọng nói trầm, khung chậu hẹp

3 Hoạt động sinh dục nam

- Cương là một phản xạ tuỷ, cung phản xạ:

+ Bộ phận nhận cảm: Receptor xúc giác ở dương vật do kích thích cơ học và ở vỏ não do kích thích tâm lý

+ Sợi hướng tâm: Dây thần kinh thẹn trong

+ Trung tâm: Đoạn thắt lƣng của tuỷ sống

+ Sợi ly tâm: Sợi phó giao cảm trong dây thần kinh tạng

+ Đáp ứng: Giãn các tiểu động mạch ở dương vật, tổ chức cương của dương vật chứa đầy máu, tĩnh mạch bị ép lại làm nghẽn dòng máu ra Dương vật to, dài ra và rất cứng

- Các xung động giao cảm làm co các tiểu động mạch gây chấm dứt hiện tƣợng cương, dương vật nhỏ và mềm lại

Là hiện tƣợng túi tinh và ống dẫn tinh co bóp mạnh làm cho tinh trùng và tinh dịch dồn vào niệu đạo để ra ngoài

- Muốn thực hiện đƣợc phóng tinh phải có các điều kiện sau:

+ Kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp đạt tới mức tối đa

+ Dương vật cương cứng: Là do các trung tâm thần kinh ở đoạn cùng I, II, III của tủy sống chi phối

- Các phản xạ thần kinh gây hiện tượng giãn mạch ở dương vật, máu dồn đến vật hang nhiều làm cho dương vật cương cứng

+ Khi có kích thích cao độ sẽ tạo ra phản xạ phóng tinh ra ngoài từng đợt

+ Mồi lần giao hợp tinh dịch đƣợc phóng ra khoảng 1,5 ml

3.3 Vai trò của các tuyến phụ thuộc

- Chiếm 60% thể tích tinh dịch, dịch có tính kiềm

+ Đẩy tinh trùng ra khỏi niêu đạo

+ Dinh dƣỡng cho tinh trùng

+ Tầng tiếp nhận tinh trùng và giúp tinh trùng di chuyển về phía loa vòi trứng + Bảo vệ tinh trùng trong đường sinh dục nữ

- Chiếm 30% thể tích tinh dịch

- Tính chất: Dịch trắng đục, pH = 6,5

+ Đông nhẹ tinh dịch ngay sau phóng tinh, tăng tiếp nhận tinh trùng

+ Loãng tinh dịch trở lại sau 15-30 phút giúp tinh trùng hoạt động trở lại

+ Giúp tinh trùng di chuyển về phía loa vòi trứng

Tinh dịch là dịch đƣợc phóng ra vào lúc cực khoái Đây là một hỗn dịch: 10% dịch ống dẫn tinh (có tinh trùng), 60% dịch túi tinh, 30% dịch tuyến tiền liệt, một lƣợng nhỏ từ các tuyến khác

4 Các vấn đề bất thường về chức năng sinh dục nam

Là tình trạng suy thoái các chức năng trong cơ thể khi cao tuổi, đặc biệt là trục hạ đồi - tyến yên - tinh hoàn làm giảm lượng testosterone trong máu (bình thường là 10 - 35 nanomol/lít)

Nội tiết testosterone máu giảm do các nguyên nhân sau:

- Tuổi càng cao, các cơ quan trong đó có tuyến yên – tinh hoàn càng suy thoái

- Bị các bệnh làm rối loạn nhịp hoạt động của hệ thống hạ đồi – tuyến yên gây rối loạn sự sản xuất các nội tiết tố có liên quan khác

- Di truyền từ thế hệ trước

- Dùng nhiều loại thuốc có tính kháng androgen nhƣ estrogen, glucocorticoid, cimetidin

- Mắc một số bệnh như đái tháo đường, suy tuyến yên, các u của tuyến yên - tinh hoàn, u tuyến thƣợng thận

- Một số thói quen khác nhƣ nghiện rƣợu, thuốc lá, ma tuý

+ Giảm ham muốn tình dục

+ Rồi loạn cương dương không giao hợp được

+ Tinh trùng yếu nên khó sinh con

+ Mắc các bệnh về tim mạch nhƣ tăng huyết áp, hô hấp nhƣ hen phế quản, viêm phế quản mạn

+ Loãng xương dễ gây gãy xương

+ Giảm thể tích và trương lực cơ nên lười vận động vì dễ mỏi mệt

+ Lƣợng mỡ cơ thể tang, nhất là béo bụng

+ Thần kinh: Mất nhạy cảm của các phản xạ

+ Tâm thần: Trầm cảm, thích cô độc, dễ tủi thân

+ Rối loạn hệ tạo máu

- Chỉ định: Những người có lượng testosteron thấp, có biểu hiện của mãn dục nam

- Chống chỉ định: Những người đang có bệnh: U lành phì đại tuyến tiền liệt, ung thƣ tuyến tiền liệt

- Các dạng thuốc dòng Testosteron

+ Dạng viên: Undecanoat testosteron 40 mg

Suy sinh dục nam là một bệnh bẩm sinh hay mắc phải, gây nên hiện tƣợng các tế bào Leydig của tinh hoàn bị thoái triển không sản xuất hoặc sản xuất ít Testosterone

+ Bị cắt tinh hoàn trong một số bệnh lý và chấn thương

+ Chấn thương: Dập nát, dẫn tới xơ hoá hoàn toàn tinh hoàn

+ Viêm mạn tính dẫn tới xơ teo tinh hoàn

+ Teo tinh hoàn do tinh hoàn không ở bìu mà bị lạc chỗ sang các vị trí khác nhƣ: ở trên nếp mu, trong ổ bụng, ống bẹn

+ Những người mắc ung thư tuyến tiền liệt phải dùng các loại thuốc kháng androgen

+ Các bệnh rồi loạn về gen gây loạn sản tinh hoàn: hội chứng Klinefelter (47 XXY), hội chứng Turner (45 X)

+ Các bệnh rồi loạn về men sinh dục

+ Bệnh suy tuyến yên gây suy giảm FSH, LH

+ Có đầy đủ các triệu chứng lâm sàng của hội chứng suy giảm nội tiết tố testosterone

+ Tình hoàn teo nhỏ hoặc tinh hoàn không có trong bìu

+ Định lƣợng LH, FSH, prolactin, estradiol, testosterone để tìm các rối loạn về nội tiết tố sinh sản

+ Các xét nghiệm về gen

+ Siêu âm, chụp cắt lớp

- Bồi phụ LH dưới dạng thuốc tiêm: Pregnyl 500 đv, 1000 đv, 1500 đv (tiêm bắp) Liều lƣợng tùy theo lứa tuổi

+ Dạng uống: Undecanoat testosteron 40 mg

Một cặp vợ chồng sau 12 tháng chung sống, trong sinh hoạt tình dục không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà chƣa có thai đƣợc xếp vào nhóm vô sinh

Vô sinh nam là vô sinh của nam giới (có hay không kết hợp với nguyên nhân từ phía nữ)

- Vô sinh nguyên phát: Người vợ chưa có thai lần nào

- Vô sinh thứ phát: Người vợ có thai ít nhất một lần

Có thể chia thành các nhóm:

- Yếu tố tình dục: Rối loạn cương dương, rồi loạn xuất tinh

- Nhiễm khuẩn hệ tiết niệu – sinh dục: Viêm tinh hoàn- mào tinh hoàn, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt

- Những bất thường bầm sinh:

+ Các bất thường về nhiễm sắc thể giới tính (hội chứng Klinefelter)

+ Các bất thường về gen (hội chứng Kallmann)

+ Các bất thường khác: Không có tinh hoàn, tinh hoàn lạc chỗ, tinh trùng có cấu trúc bất thường…

+ Tinh dịch bất thường tự phát hoặc không rõ nguyên nhân

- Các yếu tố mắc phải:

+ Nghiện rƣợu, hút thuốc lá, sau hoá trị liệu, nhiễm độc tia xạ

+ Các rối loạn về nội tiết tố: suy sinh dục, thiếu FSH đơn thuần, bài tiết quá nhiều androgen và estrogen

+ Các yếu tố miễn dịch: kháng thể kháng tinh trùng gây hiện tƣợng ngƣng kết và bất hoạt tinh trùng

+ Các bất thường khác: tắc ống dẫn tinh, chấn thương mất tinh hoàn

+ Tiền sử thói quen hút thuốc, uống rƣợu, nhiễm độc, tiếp xúc hoá chất

+ Tiền sử hôn nhân và thai sản: lấy vợ mấy năm, thời gian từ khi muốn có thai đến nay

+ Tiền sử bệnh tật: Quai bị, bệnh mạn tính, bệnh viêm nhiễm - bệnh LTQĐTD

+ Đặc điểm nhu cầu sinh lý, sinh hoạt tình dục xem có rồi loạn cương dương, rồi loạn xuất tinh

+ Tiền sử gia đình về sinh sản: Trong gia đình có ai chậm con không

+ Phía vợ: Đã khám cho vợ chưa? Các bất thường liên quan đến sinh sản của người vợ: nhu cầu đòi hỏi về sinh lý, tình hình kinh nguyệt, đau khi giao hợp

+ Toàn thân: Trạng thái tinh thần, hình dáng bên ngoài

+ Thực thể: Bệnh nội tiết, tim mạch, bệnh tiết niệu

+ Bộ phận sinh dục ngoài: Có dị tật bẩm sinh, viêm nhiễm, giãn tĩnh mạch tinh không?

- Xét nghiệm tinh dịch đồ: Đánh giá số lƣợng, tính chất vật lý của tinh dịch, số lƣợng và chất lƣợng tinh trùng

- Xét nghiệm sinh hoá tinh dịch

- Xét nghiệm kháng thể kháng tinh trùng

- Xét nghiệm về di truyền học

- Xét nghiệm về mô học: Chọc hút mào tinh hoàn tìm tinh trùng, sinh thiết tinh hoàn

- Siêu âm hệ tiết niệu - sinh dục: Siêu âm tuyến tiền liệt, túi tinh, tinh hoàn, mào tinh hoàn, tĩnh mạch tinh xem có bất thường không?

- Chụp ống dẫn tinh tìm chỗ tắc

- Nguyên tắc: Điều trị vô sinh nam giới cần dựa vào nguyên nhân

+ Điều trị kháng sinh đặc hiệu cho các trường hợp viêm đường sinh dục - tiết niệu + Dùng corticoid cho trường hợp vô sinh có kháng thế kháng tinh trùng

+ Điều chỉnh nội tiết trong các trường hợp rồi loạn nội tiết: LH, androgen, FSH + Dùng thuốc cổ truyền

+ Phẫu thuật: Thắt tĩnh mạch tinh, hạ tinh hoàn

+ Phẫu thuật tạo hình đường dẫn tinh và dương vật: Nối ống dẫn tinh, phẫu thuật lỗ đái, xơ cứng vật hang, phẫu thuật mở rộng ụ núi, mở rộng cổ túi tinh

- Các phương pháp hồ trợ sinh sản: thụ tinh nhân tạo…

Rối loạn cương dương là tình trạng không có khả năng đạt được và duy trì độ cương cứng của dương vật để đưa vào âm đạo người phụ nữ, tiến hành cuộc giao hợp một cách trọn vẹn

- Do các bệnh rối loạn nội tiết tố

- Do thần kinh, tâm thần

- Do rối loạn vận mạch

- Do các biến dạng của dương vật

+ Hoàn toàn mất hẳn ham muốn tình dục

+ Vẫn còn ham muốn nhưng dương vật không thể cương cứng để giao hợp

+ Dương vật cương cứng tốt nhưng không đúng lúc

+ Dương vật cương cứng trong thời gian rất ngắn, chưa kịp giao hợp, chưa kịp xuất tinh đã mềm xỉu

+ Xét nghiệm đường, lipid máu

+ Định lƣợng LH, FSH, Prolactin, Estradiol, Testosterone

+ Dùng liệu pháp tâm lý, châm cứu, thảo dƣợc

+ Dùng thuốc: LH, Testosterone, Viagra

+ Phẫu thuật tạo hình: Điều trị xơ cứng vật hang, làm dài dương vật, tạo hình niệu đạo, hạ tinh hoàn

+ Phẫu thuật lắp ghép các bộ phận giả: Đặt ống silicon vào hai bên vật hang, sử dụng vật giả có bơm hơi

Xuất tinh sớm là tình trạng mất khả năng kiểm soát và duy trì phản xạ xuất tinh khi đạt khoái cảm cao độ trong lúc giao hợp

- Nguyên nhân tâm lý: Do mất sự thăng bằng giữa quá trình hƣng phấn và ức chế

+ Quá tăng nhạy cảm vùng dương vật

+ Các bệnh viêm nhiễm vùng chậu hông

+ Một số bệnh rối loạn nội tiết nhƣ suy sinh dục, mãn dục, tăng prolactin máu, loạn cương dương

+ Do sự nhạy cảm của các thụ quan Serotonin: sử dụng thuốc chống trầm cảm để điều trị xuất tinh sớm có kết quả rất khả quan

- Độ 1: Cuộc giao hợp có thể kéo dài hơn nhưng dưới 5 phút (có một số tài liệu là dưới 2 phút) người nam giới đã xuất tinh

- Độ 2: Dương vật đủ cương cứng đưa vào âm đạo, nhưng dưới 30 – 60 giây đã xuất tinh

- Độ 3: Nam giới vừa nhìn thấy người phụ nữ đẹp hoặc vừa va chạm vào người phụ nữ đã xuất tinh

+ Gabapentin (neurontin 300 mg/viên) Một tuần uống 3 viên, cách nhật uống 1 viên Điều trị trong 10 tuần lễ

+ Clomipramin 25 mg, uống 25 - 50 mg/ngày trong 2 - 8 tuần

+ Paroxetin 20 mg, uống hàng ngày, 20 mg/ngày, trong 2 - 3 tuần

- Thuốc bôi làm tê tại chỗ: Dùng gel Xylocain, lidocain bôi lên đầu dương trước khi giao hợp trước 20 phút Sau đó rửa sạch rồi mới giao hợp

- Phong bế thần kinh cùng

- Phẫu thuật: Cắt bỏ dây thần kinh ngoại vi quanh đầu dương vật

MỘT SỐ DỊ TẬT BẨM SINH CỦA BỘ PHẬN SINH DỤC NAM

Bài nhắc đề cập đến một số dị tật bẩm sinh lở hệ sinh dục nam và hướng xử trí

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc khái niệm, nguyên nhân, của một số dị tật bẩm sinh của hệ sinh dục nam

- Trình bày được triệu chứng, hướng xử trí một số dị tật bẩm sinh của bộ phận sinh dục nam

- Vận dụng đƣợc kiến thức để phát hiện sớm một số dị tật bẩm sinh của bộ phận sinh dục nam

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động thực hiện đƣợc việc tự học, nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 12

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, giải quyết vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận nhóm, thực hành cá nhân hoặc theo nhóm

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 12) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 12 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 12

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 12

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Lỗ đái lệch thấp là dị tật bẩm sinh của dương vật, làm cho niệu đạo, vật hang, vật xốp, quy đầu và bao quy đầu phát triển không hoàn toàn Lỗ niệu đạo có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào trên thân dương vật, thậm trí có thể nằm ở bìu hay tầng sinh môn

1.1 Phân loại lỗ đái lệch thấp

Hình 12.1: Lỗ đái lệch thấp

1.1.1 Lỗ đái lệch thấp đoạn trước

1.1.2 Lỗ đái lệch thấp đoạn giữa hay đoạn thân dương vật

- Phần đầu của thân dương vật (3)

- Phần gốc của thân dương vật (5)

1.1.3 Lỗ đái lệch thấp đoạn sau

- Chỗ nối dương vật - bìu (6)

1.2 Những dị tật phối hợp với lỗ đái lệch thấp

- Tinh hoàn không xuống bìu và thoát vị bẹn: Là hai dị tật phổ biển nhất phối hợp với lỗ đái lệch thấp

- Dị tật đường tiết niệu: Khoảng 46% có bất thường đường tiết niệu trên với lỗ đái lệch thấp và dị tật không có hậu môn

- Túi bầu dục tuyến tiền liệt: Là một túi nhỏ mở rộng khỏi niệu đạo vào nhu mô tuyến tiền liệt

- Rối loạn biệt hoá giới tính: Rối loạn này cần phải đặt ra ở tất cả các trường hợp lỗ đái lệch thấp đoạn sau phối hợp với tinh hoàn không xuống bìu

Thường phải giải quyết bằng phẫu thuật chỉnh hình tại các bệnh viện chuyên khoa

2 Xơ cứng vật hang Đặc điểm của bệnh là sự hình thành các mảng hoặc cục xơ cứng ở dương vật, mảng xơ này phát triển trong các mô cương (vật hang) và có thể nằm ở mặt lưng hay mặt bụng của đường vật Mảng xơ có thể làm biến dạng dương vật, đau mỗi khi cương, cản trở hoạt động tình dục của người bệnh

- Các chấn thương gây chảy máu tại chỗ bên trong dương vật lâu ngày hình thành nên các mảng hay cục xơ

- Do rối loạn tự miễn của cơ thể

- Đau khi dương vật cương, đau khi quan hệ tình dục

- Dương vật vẹo, cong khi cương, khó đưa vào âm đạo

- Giảm hoặc mất khả năng cương cứng dương vật

- Khám dương vật khi dương vật cương:

+ Xuất hiện một dải xơ ở một hoặc hai bên vật hang dương vật

+ Đường kính dương vật giảm đi

+ Dương vật lồi lõm và ngắn

+ Theo dõi điều trị nội khoa từ 1-2 năm trước khi có chỉ định ngoại khoa

- Ngoại khoa phẩu thuật lấy cục xơ, làm thẳng dương vật:

+ Bệnh ở mức độ nặng, người bệnh đau, dương vật cong quá mức cản trở việc quan hệ tình dục

+ Theo dõi 1-2 năm mà không có tiến triển tốt lên

+ Điều trị nội khoa thất bại

3 Tinh hoàn thể ẩn cao

Tinh hoàn thể ẩn cao là những tinh hoàn dừng lại trên đường di chuyển của tinh hoàn từ bụng xuống bìu trong thời kỳ bào thai Các thể lâm sàng có thể gặp: tinh hoàn nằm trong ổ bụng, ở lỗ bẹn sâu, trong ống bẹn và ngoài lỗ bẹn nông

- Rối loạn trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục: Suy tuyến yên làm thiếu Gondotropin gây tinh hoàn ẩn và dương vật nhỏ lại

- Sai lệch tổng hợp Testosteron: do thiếu men 17 α Hydroxygenlase, 5 α Reductase làm cho tinh hoàn không phát triển bình thường

- Hội chứng giảm khả năng cảm nhận của các thụ thể Androgen

- Estrogen cũng có tác dụng làm hỏng sự đi xuống của tinh hoàn

- Phát triển bất thường của dây chằng tinh hoàn - bìu

- Các yếu tố cơ học gây cản trở sự di chuyền của tinh hoàn: Cuống mạch tinh hoàn ngắn, xơ hoá vùng ống bẹn

- Lâm sàng: Vùng bẹn bìu kém phát triển, tinh hoàn càng ẩn cao thì bìu càng kém phát triển Tinh hoàn thể ẩn cao khi thăm khám không sờ thấy tinh hoàn

+ Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, soi ổ bụng: Xác định vị trí của tinh hoàn ẩn

+ Xét nghiệm thể nhiễm sắc: Xác định các trường hợp giới tính không xác định

+ Nghiệm pháp hCG: Là nghiệm pháp đƣợc sử dụng để xác định xem tinh hoàn có hay không có trong trường hợp cả hai tinh hoàn đều không sờ thấy

+ Các xét nghiệm Hormone: LH, FSH, Prolactin, Estradiol, Testosteron

Cần phát hiện sớm và điều trị trước 2 tuổi

- Nội khoa: Sử dụng thuốc nội tiết nhƣ hCG (Profasi, Pregnyl), GnRH đơn thuần hoặc phối hợp

- Ngoại khoa: Phẫu thuật khi điều trị nội khoa không kết quả Mổ hạ tinh hoàn xuống bìu

Giãn tĩnh mạch tinh là trường hợp giãn bất thường của tĩnh mạch tinh và đám rối tĩnh mạch tinh, thường xảy ra ở một bên và thường là bên trái

Cơ chế gây giãn tĩnh mạch tinh là do không có van hoặc thiểu năng van, vì vậy có trào ngƣợc máu từ tĩnh mạch thận vào đám rối tĩnh mạch tinh

- Lâm sàng: Khám trong những trường hợp điển hình, có thể thấy búi giãn tĩnh mạch ở phía trên và sau tinh hoàn

+ Siêu âm Doppler màu cuống mạch tinh hoàn đề đánh giá mức độ giãn tĩnh mạch tinh

+ Siêu âm và chụp cắt lớp vi tính ổ bụng loại trừ các trường hợp giãn tĩnh mạch tinh thứ phát do các khối u sau phúc mạc hay ở tiểu khung chèn ép

+ Tinh dịch đồ chỉ định trong các trường hợp vô sinh nhằm đánh giá ảnh hưởng của giãn mạch tinh đến chức năng sinh sản tinh trùng

- Thắt cắt hai đầu tĩnh mạch tinh, làm xẹp hết máu ứ đọng ở phần tĩnh mạch ngoại vi

- Không làm thương tổn động mạch tinh

5 Các rồi loạn biệt hoá giới tính sinh dục

Biệt hoá giới tính sinh dục là một quá trình phức tạp do nhiều yêu tố quyết định: Giới tính thể nhiễm sắc, giới tính tuyến sinh dục và giới tính hình thể

Sự rối loạn của ít nhất một trong các yếu tố tham gia quá trình biệt hoá giới tính bình thường kể trên sẽ gây nên biệt hoá giới tính bất thường

+ Biểu hiện bất thường giới tính về hành vi: người bệnh có hình thể ngoài là nam giới nhƣng cƣ xử nhƣ nữ giới, thích chơi với bạn nam

+ Quá trình phát triển tình cảm, dậy thì, hôn nhân và con cái

+ Khám toàn thân: Trạng thái tinh thần, hình dáng bên ngoài, hệ thống lông và râu phát triển có bất thường không

+ Khám thực thể: Bệnh nội tiết (đái tháo đường ), bệnh tim mạch (giãn tĩnh mạch, tim bẩm sinh ), cơ bắp (cơ nhẽo), tiết niệu (dị tật hệ tiết niệu), vú to, bộ phận sinh dục ngoài (không có tinh hoàn trong bìu, lỗ đái thấp, có cả tinh hoàn và âm đạo )

+ Siêu âm có thể phát hiện được bất thường ở các tạng như dị dạng thận, bệnh lý tim mạch

+ Nội soi ổ bụng tìm tinh hoàn, các khối bất thường, tử cung, buồng trứng

+ Xét nghiệm nhiễm sắc thể và bản đồ gen

+ Xét nghiệm nội tiết tố sinh sản để xác định giới

- Nguyên tắc: Cần điều trị theo nguyên nhân, mục đích là xác định tình trạng bệnh lý và định hướng giới tính để nuôi dạy trẻ có cuộc sống phù hợp và tình dục thích ứng sau tuổi dậy thì

- Liệu pháp tâm lý: Khi giới tính đã được định hướng, cần tiếp tục củng cố giới tính đó bằng các phương pháp ngoại khoa

TƢ VẤN CHO NAM GIỚI VỀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN

Bài đề cập những nội dung cần tƣ vấn chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho nam giới và vai trò của nam giới trong thực hiện kế hoạch hóa gia đình và phòng chống bạo lực gia đình

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày những điểm cần chú ý, nội dung cần tƣ vấn chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho nam giới

- Trình bày đƣợc vai trò của nam giới trong thực hiện kế hoạch hóa gia đình và phòng chống bạo lực gia đình

- Vận dụng đƣợc kiến thức để tƣ vấn, chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho nam giới

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động thực hiện đƣợc việc tự học, nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 13

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, giải quyết vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận nhóm, thực hành cá nhân hoặc theo nhóm

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 13) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 13 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 13

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 13

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

1 Những điểm cần chú ý khi tƣ vấn chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho nam giới

- Cung cấp thông tin giúp cho người đàn ông đến đúng lúc khi có bệnh lý

- Giải thích cho họ về các kết quả và tiên lƣợng có thể xảy ra

- Cần thu thập tiền sử, bệnh sử và khám lâm sàng quyền riêng tƣ khách hàng

- Nên đặt các câu hỏi mở thể hiện sự tôn trọng tính riêng tƣ có triệu chứng liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản nam giới

- Khi tiến hành khám lâm sàng cần trung thực về những tổn thương mà mình nhận biết đƣợc

- Ghi vào hồ sơ về kích thước và vị trí của tổn thương nếu có và các dấu hiệu có cảm giác đau hay khó chịu đi kèm không

- Nếu cần thiết phải hỏi về bạn tình thì phải thực hiện một cách tế nhị, để đảm bảo cho sự an toàn của họ khi cần thiết

- Các tình trạng bệnh lý phức tạp cần phải đƣợc chuyển đến tuyến phù hợp

- Hỏi về các vấn để sức khỏe của nam giới nhƣ: Chế độ ăn, luyện tập, thực hành tình dục an toàn, hút thuốc và sử dụng thuốc

2 Nội dung tƣ vấn sức khoẻ sinh sản ở nam giới

2.1 Sinh lý sinh sản nam

- Chức năng sinh sản nam giới phụ thuộc vào sự thúc đẩy của nội tiết tố đối với quá trình sản xuất hormon và tạo tinh trùng

- Xu hướng ham muốn tình dục một phần phụ thuộc vào nồng độ Testosteron nhƣng cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ chung và dinh dƣỡng

- Sự kích thích tình dục ở nam giới được đặc trưng bởi tình trạng cương dương vật

- Khi xuất tinh có sự chuyển động theo nhu động của các ống dẫn tinh đẩy tinh trùng và tinh dịch vào niệu đạo tuyến tiền liệt

- Khi xuất tinh cũng xảy ra sự co thắt nhịp nhàng, mạnh mẽ ở các cơ ngồi hang và hành hang của vùng chậu

- Xuất tinh đƣợc điều khiển bởi hệ thống thần kinh giao cảm, sự kích thích thụ thể α-Adrenergic gây co thắt mào tinh, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt và các cơ ở sàn khung chậu

- Vấn đề tình dục rất đặc biệt, nhu cầu thì luôn có nhƣng việc hoạt động quá nhiều cũng không phải là tốt

- Việc hoạt động tình dục quá độ sẽ ảnh hướng không tốt đến sức khoẻ và tính thần

- Khi quan hệ tình dục cần thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân và bạn tình

2.3 Các yếu tổ tác động đến sức khỏe sinh sản (SKSS)

3.1.1 Duy trì trạng thái vui vẻ lạc quan

- Yếu tố cảm xúc có ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng sinh sản cũng như ham muốn tình dục Vì vậy, muốn giữ “phong độ”, đàn ông phải luôn vui vẻ, lạc quan, càng hạn chế áp lực càng tốt

- Stress, bực bội, căng thẳng, áp lực gây ảnh hưởng và làm giảm ham muốn tình dục

- Có nhiều phương pháp giảm stress hữu hiệu như: nghỉ ngơi, chơi thể thao bên cạnh đó chúng ta còn có thể giảm stress bằng thực phẩm

- Có rất nhiều thực phẩm (rau quả) có tác dụng rất tốt đối với stress nhƣ: nhân sâm, hà thủ ô đỏ, cao bạch quả, linh chi, trái cây Ngoài ra, các vitamine E, C, B và khoáng (kẽm) cũng rất có ích trong việc giảm stress và giúp cải thiện khả năng sinh lý

2.3.2 Rời xa thói quen và môi trường sống không tốt

Tránh tiếp xúc với các tia bức xạ và các chất không tốt cho sức khoẻ nhƣ các vật liệu trang trí và kim loại nặng

- Một số nghiên cứu cho thấy, rƣợu có tác dụng làm teo bộ phận sinh dục và làm giảm khả năng sinh lý ở nam giới

- Nam giới uống rượu bia thường xuyên, mật độ tinh trùng sẽ giảm đi 56,6%

- Các chất Nicotin, carbon monoxide, cadmium, chì trong khói thuốc, dễ làm tổn thương tế bào sinh tinh trong tinh hoàn Nghiên cứu cho thấy, đàn ông mỗi ngày hút 20 điều thuốc, khả năng sống của tinh trùng giảm 50%

- Việc hút thuốc có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống tuần hoàn trong cơ thể và làm tăng nguy cơ rồi loạn cương ở nam giới

2.3.5 Ngồi nhiều, tắm bồn, tắm hơi hoặc mặc đồ chíp quá chật

Những hoạt động này có thể ảnh hưởng đến chức năng tản nhiệt và vòng tuần hoàn máu của tinh hoàn, khiến nhiệt độ cục bộ tinh hoàn tăng, cản trở việc sàn sinh tinh trùng

2.3.6 Thời gian dài chịu ảnh hưởng của bức xạ điện từ

Nam giới ngồi quá gần ti vi hoặc thời gian dài tiếp xúc với máy tính, các bức xạ tạo ra có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh tinh

- Có rất nhiều loại thuốc có tác dụng làm giảm khả năng tình dục nhƣ: thuốc giảm stress, thuốc giảm huyết áp, thuốc an thần, thuốc chống co giật

- Khi sử dụng một loại thuốc nào đó thấy có ảnh hưởng đến khả năng sinh lý thì tốt nhất là trình bày với bác sĩ điều trị để tìm ra nguyên nhân, phương hướng giải quyết

3 Vai trò của nam giới trong thực hiện kế hoạch hóa gia đình và phòng chống bạo lực gia đình

3.1 Vai trò trong thực hiện KHHGĐ

- Nam giới luôn có vai trò quan trọng khi tham gia thực hiện các chính sách liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản

- Để nâng cao trách nhiệm của nam giới trong việc thực hiện KHHGĐ, công tác truyền thông tại cộng đồng là hết sức cần thiết

- Khi nam giới tự nguyện, tích cực tham gia thực hiện KHHGĐ sẽ góp phần làm giảm nguy cơ mang thai ngoài ý muôn, đồng thời làm giảm các bệnh lấy truyền qua đường tình dục, trong đó có lấy nhiễm HIV/AIDS

- Để thực hiện bình đằng giới và phát huy vai trò của nam giới trong việc thực hiện KHHGÐ, cần tập trung tuyên truyền, tự vấn cho nam giới các vấn để thiết yếu nhƣ:

+ Thay đổi tư tưởng sinh nhiều con hoặc muốn có con trai để "nối dõi tông đường"

+ Khuyến khích nam giới chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, bảo đảm quan hệ tình dục an toàn

+ Nâng cao vai trò nam giới trong việc chăm sóc và nuôi dạy con

+ Cần có sự phối hợp đồng bộ của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội nhƣ Y tế, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh

3.2 Vai trò của nam giới trong phòng chống bạo lực gia đình

- Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của nam giới trong phòng chống bạo lực gia đình: Nhận thức đƣợc tính chất, hậu quả của hành vi để tự kiềm chế tốt hơn

KỸ THUẬT ĐO ĐƯỜNG KÍNH NGOÀI KHUNG CHẬU

Bài 14 là bài hướng dẫn thực hiện các bước đường kính ngoài khung chậu đúng quy trình theo bảng trình tự để người học có được kiến thức, kỹ năng và vận dụng được kỹ năng đã học vào các trường hợp cụ thể

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày được các bước trong quy trình và các lưu ý khi thực hiện kỹ thuật đo đường kính ngoài khung chậu

- Chuẩn bị được đúng, đủ dụng đo đường kính ngoài khung chậu

- Thao tác được kỹ thuật đo đường kính ngoài khung chậu trên mô hình đúng quy trình kỹ thuật

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động thực hiện việc tự học, nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 14

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề, thảo luận nhóm, đóng vai, làm mẫu, cầm tay chỉ việc.); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và thực hiện các bước theo đúng quy trình bài 14 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước bảng trình tự kỹ thuật (Bài 14) trước buổi học; thực hiện được các bước theo bảng trình bài 14 tự theo cá nhân hoặc nhóm

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 14

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan, dụng cụ thực hành, mô hình, bảng trình tự kỹ thuật

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 14

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Điểm kiểm tra định kỳ: không có

1 Lý thuyết liên quan Đại khung được giới hạn bởi mặt trước cột sống lưng, hai cánh của xương chậu và thành bụng trước Về phương diện sản khoa nếu đại khung nhỏ nhiều thì tiểu khung cũng có khả năng hẹp theo

Ta có thể đánh giá đại khung bằng cách đo kích thước của khung chậu ngoài và hình trám Michaelis Kích thước khung chậu ngoài được đo bằng compa sản khoa (trước đo Baudelocque)

- Đường kính trước – sau hay đường kính Baudelocque

- Đường kính lưỡng mấu chuyển (hay lưỡng ụ đùi)

2.1 Các bước kỹ thuật đo đường kính ngoài khung chậu

Bảng 14 1.Trình tự thực hiện kỹ thuật đo đường kính ngoài khung chậu

TT Tên bước Thao tác thực hiện Dụng cụ, vật tƣ và thuốc Yêu cầu kỹ thuật

Người hộ sinh: Trang phục Y tế và sát khuẩn tay nhanh Dung dịch sát khuẩn tay nhanh

Thực hiện đúng quy trình

- Phương tiện, dụng cụ - Chuẩn bị phòng khám, đầy đủ ánh sáng và kín đáo

- Thước đo Baudelocque, thước dây có chia vạch centimet, bút đánh dấu

Hướng dẫn thai phụ đứng thẳng, 2 Thai phụ giả - Hướng

157 gót chân chạm nhau, 2 bàn chân song song với nhau, bộc lộ vùng bụng và khung chậu định dẫn chi tiết, cụ thể, dễ hiểu

- Thái độ hỗ trợ và tôn trọng

2 Đo đường kính trước sau

- Thai phụ đứng nghiêng trước mặt người đo hay nằm nghiêng, chân dưới co, chân trên duỗi Hai tay cầm

2 đầu thước đo, một đầu đặt lên chính giữa bờ trên khớp vệ, một đầu đặt ở mỏm gai đốt sống thắt lƣng V(là điểm nhô lên của phía sau cột sống cắt ngang đường nối liền ở phía lưng của hai mào chậu) Đường kính này bình thường là 17,5cm

- Thước dây có chia vạch centimet

- Xác định đƣợc đúng vị trí đo

- Nhận định đƣợc kết quả đo

3 Đo đường kính lƣỡng gai

- Xác định gai chậu trước trên: Nắn theo mào chậu ra phía trước ta thấy một chỗ nhô cao lên, hoặc nắn theo mặt phía trước đùi lên chỗ ổ bụng ta cũng gặp điểm nhô cao lên, đó chính là giai chậu trước trên Dùng bút đánh dấu

- Hai tay cầm hai đầu thước Baudelocque đặt hai đầu thước lên hai gai chậu và đọc kết quả ngay trên biểu số của thước Đường kính này bình thường là 22,5cm

- Thước dây có chia vạch centimet, bút đánh dấu

- Xác định đƣợc đúng vị trí đo

- Nhận định đƣợc kết quả đo

4 Đo đường kính lƣỡng mào

- Xác định đỉnh mào chậu: Là điểm cao nhất của đường cong mào chậu

- Hai tay cầm hai đầu thước Baudelocque đặt trên 2 điểm cao và xa nhất của 2 mào chậu và đọc kết quả ngay trên biểu số của thước Đường kính này bình thường là 25,5cm

- Thước dây có chia vạch centimet, bút đánh dấu

- Xác định đƣợc đúng vị trí đo

- Nhận định đƣợc kết quả đo

5 Đo đường kính lƣỡng mấu chuyển

- Xác định mấu chuyển lớn: là nơi nhô ra 2 bên nhiều nhất của đầu trên xương đùi Khi thai phụ đứng hay co chân lên điểm này không thay đổi Dùng bút đánh dấu

- Hai tay cầm hai đầu thước Baudelocque đặt trên 2 điểm mấu chuyển lớn và đọc kết quả ngay trên biểu số của thước Đường kính này bình thường là 27,5cm

- Thước dây có chia vạch centimet, bút đánh dấu

- Xác định đƣợc đúng vị trí đo

- Nhận định đƣợc kết quả đo

- Xác định 4 điểm: mỏm gai đốt sống thắt lƣng V, đỉnh rãnh liên mông, 2 gai chậu sau trên (nắn theo mào chậu về phía sau sẽ thấy chỗ nhô lên gần nơi tận cùng của mào chậu) Dùng bút đánh dấu

- Dùng thước dây đo đường chéo góc trên dưới(gai đốt sống thắt lưng

V đến đỉnh liên mông), bình thường dài 11cm Sau đo đường chéo góc ngang cắt đường chéo (hai gai chậu sau trên), bình thường dài 10cm

- Hai đường chéo góc này vuông góc với nhau Đường chéo góc trên dưới chia đường chéo góc ngang cắt đường chéo trên dưới thành 2 phần: phía trên 4cm, phía dưới 7cm

- Thước dây có chia vạch centimet, bút đánh dấu

- Xác định đƣợc đúng vị trí đo

- Nhận định đƣợc kết quả đo

Giải thích kết quả khám và hướng xử trí tiếp theo Thai phụ giả định Thai phụ biết rõ kết quả thăm khám

- Nhận định đƣợc kết quả đo và đƣa ra hướng xử trí

Bảng 14.2 Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật đo đường kính ngoài khung chậu

TT Sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp phòng

1 Kết quả không chính xác

Không xác định đƣợc đúng vị trí đo

Nhớ đƣợc các mốc và xác định và đặt thước đúng vị trí cần đo

- Không tạo đƣợc sự tin tưởng, hài lòng đối với thai phụ

- Thai phụ phối hợp không hiệu quả

- Do thái độ của nhân viên y tế chƣa chu đáo

- Do nhân viên y tế chưa hướng dẫn đầy đủ

- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp

- Hướng dẫn chi tiết, tỉ mỷ, dễ hiểu

KỸ THUẬT KHÁM PHỤ KHOA

Bài 15 là bài hướng dẫn thực hiện các bước khám phụ khoa đúng quy trình theo bảng trình tự để người học có được kiến thức, kỹ năng và vận dụng được kỹ năng đã học vào các trường hợp cụ thể

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày được các bước trong quy trình và các lưu ý khi thực hiện kỹ thuật khám phụ khoa

- Chuẩn bị đƣợc đúng, đủ dụng khám phụ khoa

- Thao tác đƣợc kỹ thuật khám phụ khoa trên mô hình đúng quy trình kỹ thuật

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động thực hiện việc tự học, nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 15

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề, thảo luận nhóm, đóng vai, làm mẫu, cầm tay chỉ việc.); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và thực hiện các bước theo đúng quy trình bài 15 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước bảng trình tự kỹ thuật (Bài 15) trước buổi học; thực hiện được các bước theo bảng trình bài 15 tự theo cá nhân hoặc nhóm

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 15

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan, dụng cụ thực hành, mô hình, bảng trình tự kỹ thuật

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 15

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Điểm kiểm tra định kỳ: không có

Khám phụ khoa là khám bộ phận sinh dục ngoài thời kỳ mang thai Để phát hiện những bệnh ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng và những bất thường trong đáy chậu, tiểu khung Khuyên phụ nữ nên đi khám phụ khoa 6 tháng 1 lần

Lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm là kỹ thuật lấy một lƣợng máu, dịch tiết, chất thải hoặc tổ chức mô của bệnh nhân chuyển đến khoa xét nghiệm Các kết quả xét nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán điều trị chăm sóc bệnh nhân

- Thời điểm khám phụ khoa, lấy bệnh phẩm sau sạch kinh 3-5 ngày

2.1 Các bước kỹ thuật khám phụ khoa

Bảng 15.1 Trình tự thực hiện kỹ thuật khám phụ khoa

TT Tên bước Thao tác thực hiện Dụng cụ, vật tƣ và thuốc

Người hộ sinh: Trang phục Y tế và sát khuẩn tay nhanh

Dung dịch sát khuẩn tay nhanh

Thực hiện đúng quy trình

Phòng khám phụ khoa, đèn khám, mỏ vịt, bông, gạc củ ấu, dung dịch (lugol 1%, acid acetic

90 0 , que tăm bông để xét nghiệm dịch khí hƣ, que bẹt lấy bệnh phẩm, lam kính để soi tươi, săng,

Dụng cụ đúng, đủ, đảm bảo vô khuẩn

- Người bệnh phải đi tiểu trước khi khám

- Nằm tƣ thế phụ khoa, đầu gối cao khoảng 30cm, mông sát mép bàn, hai chân gác lên giá đỡ, hai tay xuôi dọc theo người

Mô hình, bàn khám phụ khoa

Người bệnh đi tiểu hết, nằm đúng tƣ thế

- Tiền sử bệnh tật chung

- Tiền sử sản phụ khoa

- Bệnh sử và lý do đến khám

Nhẹ nhàng, khai thác đầy đủ thông tin

- - Bộc lộ và quan sát toàn bộ vùng bụng xem có bất thường không

- Dùng mặt trong của bàn tay ấn nhẹ nhàng các vùng của bụng để xác định u cục hay các điểm đau (nếu có)

- Sờ nắn cả hai bẹn để xác định hạch, khối u

Mô Hình - Nhẹ nhàng không để sót tổn thương

- Phát hiện đƣợc các thay đổi ở vụng bụng và bẹn

Khám âm hộ, tầng sinh môn

- - Chiếu đèn và khám bộ phận sinh dục ngoài: Kiểm tra vùng mu, âm vật và vùng tầng sinh môn; kiểm tra tuyến Skene và tuyến Bartholin

- Đi găng đúng quy trình

- Nhẹ nhàng không để sót tổn thương

- Phát hiện đƣợc các thay đổi ở vụng bụng và bẹn

- Chọn mỏ vịt có cỡ phù hợp và làm trơn mỏ vịt

- Đƣa mỏ vịt nhẹ nhàng vào âm đạo theo hướng trước sau, đẩy sâu vào khoảng 2/3 âm đạo thì xoay ngang mở mỏ vịt bộc lộ cổ tử cung, vặn ốc để cố định mỏ vịt

- Quan sát các thành âm đạo, và xác định xem có viêm nhiễm, loét, tổn thương, hay có tiết dịch không

- Quan sát cổ tử cung, lỗ cổ tử cung và màu sắc cổ tử cung

- Nhẹ nhàng không để sót tổn thương

- Phát hiện đƣợc các thay đổi ở vụng bụng và bẹn

Lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm

- Lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm dịch âm đạo: Dùng tăm bông lấy dịch ở túi cùng sau âm đạo, đƣa tăm bông ra khỏi âm đạo sao cho không chạm vào thành âm đạo, âm hộ sau đó giàn mỏng dịch ở que tăm bông lên lam kính đã đƣợc ghi đầy đủ thông tin

- Thông tin ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác

- Đảm bảo lấy đƣợc đủ bệnh phẩm

- Lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm dịch tế bào âm đạo: dùng que bẹt, đặt que vuông góc với cổ tử cung, đầu ngắn đặt ở cổ ngoài, đặt đầu dài vào cổ trong quay 1 vòng 360 0 để lấy bệnh phẩm tế bào

- Phết bệnh phẩm từ que bẹt lên lam kính: đầu ngắn phết 1 nửa lên lam kính, đầu dài phết 1 nửa lam còn lại Phết theo 1 chiều duy nhất, phết mỏng đều sao chỉ có 1 lớp tế bào

- Đảm bảo lấy đƣợc đủ bệnh phẩm

- Nhẹ nhàng, không gây đau, không gây tổn thương

- Cố định bệnh phẩm bằng cồn 90 0 - Lọ đựng bệnh phẩm

- Dung dịch cồn 90 0 Đảm bảo phần bệnh phẩm ngập trong lọ đựng dung dịch

Quan sát cổ tử cung bằng dung dịch

- Dùng bông lau sạch khí hƣ, bôi acid acetic làm chứng nghiệm Hinselmann Sau 1-2 phút dùng bông bôi lugol để làm chứng nghiệm Schiller

- Quan sát kỹ vùng chuyển tiếp

Cần ghi nhận đặc điểm dễ chảy máu và các tổn thương

- Tháo mỏ vịt và ngâm vào dung dịch Chlorine 0,5% để khử nhiễm

Mỏ vịt, bông, lugol 1%, acid acetic 3%, chlorine 0,5%

Nhận định đƣợc đúng các tổn thương

- Làm trơn đầu ngón của bàn tay thuận, sau đó đƣa ngón trỏ và ngón giữa đã bôi trơn vào trong âm đạo đến khi chạm đƣợc CTC

- Tay kia ấn nhẹ nhàng trên khớp mu, phối hợp 2 tay xác định kích thước, mật độ, di động của TC (CTC và thân TC) buồng trứng 2 bên

Parafin Nhẹ nhàng, không gây đau, phối hợp hai tay đánh giá đƣợc đầy đủ tổn thương

Sát khuẩn lại bộ phận sinh dục

Bông tẩm iode, kìm kocher Đảm bảo vệ sinh bộ phận sinh dục

Giúp người bệnh trở lại tư thế thích hợp, thông báo cho NB kết quả khám và hướng xử trí tiếp theo

NB hiểu đƣợc tình trạng sức khỏe hiện tại và yên tâm hợp tác tiếp

Thu dọn dụng cụ Phân loại đúng rác thải theo quy định, an toàn, gọn gàng

Bảng 15.2 Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật khám phụ khoa

TT Sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp phòng

1 - Không tạo đƣợc sự tin tưởng, hài lòng đối

- Do thái độ của nhân viên y tế chƣa

- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp

- Người bệnhphối hợp không hiệu quả chu đáo

- Do nhân viên y tế chưa hướng dẫn đầy đủ

- Hướng dẫn chi tiết, tỉ mỷ, dễ hiểu

KỸ THUẬT KHÁM VÚ

Bài 16 là bài hướng dẫn thực hiện các bước khá vú đúng quy trình theo bảng trình tự để người học có được kiến thức, kỹ năng và vận dụng được kỹ năng đã học vào các trường hợp cụ thể

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày được các bước trong quy trình và các lưu ý khi thực hiện kỹ thuật khám vú

- Chuẩn bị đƣợc đúng, đủ dụng cụ khám vú

- Thao tác đƣợc kỹ thuật khám vú trên mô hình đúng quy trình kỹ thuật

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động thực hiện việc tự học, nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 16

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề, thảo luận nhóm, đóng vai, làm mẫu, cầm tay chỉ việc.); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và thực hiện các bước theo đúng quy trình bài 16 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước bảng trình tự kỹ thuật (Bài 16) trước buổi học; thực hiện được các bước theo bảng trình bài 16 tự theo cá nhân hoặc nhóm

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 16

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan, dụng cụ thực hành, mô hình, bảng trình tự kỹ thuật

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 16

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Điểm kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra (hình thức: thực hiện 1 kỹ thuật 5 phút/1 sinh viên)

Nhận biết các dấu hiệu bất thường, nhận biết một số khối u vú, nhận định khối u lành hay ác

1.2 Yếu tố nguy cơ ung thƣ vú

- Tuổi càng cao nguy cơ càng cao

- Tuổi có kinh lần đầu càng sớm nguy cơ càng cao

- Thai nghén muộn sau 30 tuổi

- Tiền sử các ung thƣ tuyến khác: Ung thƣ nội mạc, buồng trứng

- Tiếp xúc với tia xạ, hoá chất độc hại

- Có thể bị đau vú, nhấm nhức không thường xuyên, tiết dịch bất thường ở vú (khi có dịch máu, 80% có khả năng ung thƣ)

+ Vị trí khối u có thể gặp bất cứ ở vị trí nào của vú, nhưng thường gặp nhất là 1/4 trên ngoài của vú

+ Đặc điểm khối u: Mật độ chắc, không đều, không giới hạn rõ, dính với tổ chức

+ Ngoài ra khi quan sát và sờ nắn vú có thể tìm thấy dấu co kéo da, dấu hiệu da cam, vết loét trợt, mất cân xứng giữa hai vú

+ Trường hợp muộn có thể sờ thấy hạch nách, hạch thượng đòn, hạch cổ

Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có thể lựa chọn một hoặc kết hợp các phương pháp sau: Phẫu thuật, quang trị liệu, hoá trị liệu, hormon trị liệu

1.5 Phòng và phát hiện sớm ung thƣ vú

- Tổ chức khám vú ít nhất 1 năm 1 lần cho các phụ nữ từ 35 tuổi trở lên để phát hiện các u vú còn nhỏ

+ Đối với phụ nữ chƣa mãn kinh thời điểm khám vú tốt nhất từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 10 của chu kỳ kinh Với phụ nữ mãn kinh hoặc cắt tử cung nên chọn vào một thời điểm cố định để khám Khi khám so sánh giữa vùng nghi ngờ với vùng đối diện vú bên kia Khám ở 2 tƣ thế: Đứng thẳng tay chống hông và tƣ thế nằm với tay vòng qua đầu

+ Những trường hợp khó xác định u nên khám sau khi sạch kinh, nếu không rõ, cần khám lại sau lần khám đầu khoảng 1 - 2 chu kỳ kinh nguyệt

2.1 Các bước kỹ thuật khám vú

Bảng 16 1 Trình tự thực hiện kỹ thuật khám vú

TT Tên bước Thao tác thực hiện Dụng cụ, vật tƣ và thuốc Yêu cầu kỹ thuật

Người hộ sinh: Trang phục Y tế và sát khuẩn tay nhanh

Dung dịch sát khuẩn tay nhanh

Thực hiện đúng quy trình

Phương tiện, dụng cụ Phòng khám, đầy đủ ánh sáng và kín đáo Đảm bảo đúng yêu cầu

- Hướng dẫn, giải thích người bệnh: về mục đích của việc thăm khám vú để người bệnh sẵn sàng hợp tác thăm khám

- Tư thế của người bệnh: nằm, ngồi hoặc đứng

- Hỏi: thời gian phát hiện khối u, sự phát triển của khối u, đau hoặc không và khối u có thay đổi với chu kỳ kinh nguyệt không

- Hướng dẫn người bệnh cởi áo bộc lộ vùng cần khám

- Hướng dẫn chi tiết, cụ thể, dễ hiểu

- Thái độ hỗ trợ và tôn trọng

- Người bệnh kể tỉ mỉ

- Thu nhận đủ thông tin

- Xác định đƣợc u cục có thay đổi theo chu kỳ kinh không

- Hướng dẫn người bệnh đưa hai tai lên trên đầu hoặc chống hai tay vào hông

- Quan sát và nhận định: Hình dạng,kích thước, tìm kiếm các dấu hiệu viêm da (da đỏ, phù nề, sần da cam) có co rút da, co rút núm vú

- Nhận định đƣợc các dấu hiệu bất thường ở vú

- Hướng dẫn người bệnh nằm ngửa, sau đó chia 1 bên vú làm

- Nắn vú bắt đầu từ góc phần tƣ trên ngoài, rồi sau đó nắn 1/4 dưới ngoài, đến 1/4 dưới trong và 1/4 trên trong, theo chiều ngƣợc chiều kim đồng hồ Nắn phần rộng mô vú và ấn xuống thành ngực

- Ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ nhàng đầu vú, để xem có dịch tiết hoặc sữa, máu

- Sờ nắn vú bên đối diện tương tự nhƣ trên

- Hướng dẫn chi tiết, cụ thể, dễ hiểu

- Thái độ hỗ trợ và tôn trọng

- Người bệnh nằm đúng tƣ thế

- Nắn vú theo thứ tự

- Nhận định đƣợc bất thường ở vú

- Sờ nắn vú cả 2 bên

- Hướng dẫn người bệnh duỗi thẳng cánh tay, sau đó nắn phía trên xương đòn vùng cổ xem có hạch không

- Người bệnh dạng tay ngang vai, khám tiếp vùng bờ ngoài cơ ngực ở hõm nách xem có hạch không

- Người bệnh làm đúng theo tƣ thế

- Khám lần lƣợt, không bỏ sót hạch

Giải thích kết quả khám và hướng xử trí tiếp theo

- Người bệnh biết đƣợc kết quả

- Đưa ra hướng xử trí tiếp

Bảng 16.2 Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật khám vú.

Ngày đăng: 26/02/2024, 11:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w