Tính cấp thiết của đề tài Chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho toàn xã hội, là nhân tố quan trọng làm thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi địa phương nói riêng và đất nước nói chung. Trong điều kiện nước ta đang tiến hành đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới quản lý chi tiêu công, thực hành tiết kiệm, chống thất thoát lãng phí thì việc nâng cao chất lượng kiểm soát chi tiêu công nói chung và kiểm soát chi đầu tư XDCB nói riêng là vấn đề rất cần thiết. Vì vậy, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN luôn là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và của các cấp, các ngành, góp phần quan trọng trong việc giám sát sự phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính một cách đúng mục đích, có hiệu quả; đồng thời là một biện pháp hữu hiệu để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện vai trò là cơ quan kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, thời gian qua KBNN Thành phố Hà Tiên đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện cơ chế chính sách chung, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vướng mắc phát sinh. Những cố gắng đó đã góp phần quan trọng trong việc sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và có hiệu quả cao; kịp thời phát hiện những khoản chi sai mục đích, sai nguyên tắc, vi phạm quy trình,. góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát vốn đầu tư XDCB theo nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, việc quản lý cấp phát, thanh toán vốn qua hệ thống KBNN Thành phố Hà Tiên, Kiên Giang vẫn còn nhiều bất cập tình trạng chi tiêu sai chế độ, chính sách, vượt tiêu chuẩn định mức, đơn giá theo quy định, gây lãng phí, thất thoát tiền và tài sản Nhà nước đang là mối quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân. Những hạn chế, bất cập này do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trước hết là do công tác kiểm soát chi ngân sách chưa theo kịp những biến đổi của thực tiễn, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở tính đặc thù của kinh tế xã hội của Việt Nam. Vấn đề đặt ra là làm sao sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả mọi nguồn vốn đầu tư, góp phần nâng cao tiềm lực, khả năng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong đó việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi vốn đầu tư qua KBNN thành phố Hà Tiên, Kiên Giang có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Với lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Tiên, Kiên Giang” để làm chủ đề nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ kế toán.
Trang 1TRẦN THỊ KIM NGÂN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ HÀ TIÊN, KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
ĐÀ NẴNG, NĂM 2020
Trang 3Tôi xin cam đoan nội dung Luận văn với đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Thành Phố Hà Tiên, Kiên Giang” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng bản thân tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Tr
ần Thị Kim Ngân
Trang 4Để thực hiện đề tài này tác giả đã nhận được sự hướng dẫn về mặt khoa học của TS Nguyễn Phi Sơn, sự trợ giúp về số liệu của một số sở ngành của Tỉnh Kiên Giang.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS Nguyễn Phi Sơn, Trường Đại học Duy Tân, Thành phố Đà Nẵng; Kho bạc Nhà nước Kiên Giang; Kho bạc Nhà nước Thành phố Hà Tiên
Có được ngày hôm nay, tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô Khoa sau đại học, các khoa thuộc Trường Đại học Duy Tân, Thành phố Đà Nẵng là những người đã truyền thụ kiến thức chuyên môn cho tác giả Cám ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, hỗ trợ quý báu về nhiều mặt cho tác giả trong quá trình học tập và thực hiện hòan thành nghiên cứu đề tài này.
Đà Nẵng, ngày 04 thán 11 năm 2020
Trần Thị Kim Ngân
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Bố cục của Luận văn 4
6 Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài: 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 8
1.1 KHÁI QUÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 8
1.1.1 Khái quát chi đầu tư xây dựng cơ bản 8
1.1.2 Khái quát kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản 17
1.2 NỘI DUNG CỦA KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 29
1.2.1 Kiểm soát thông báo kế hoạch vốn chi đầu tư xây dựng cơ bản 30
1.2.2 Kiểm soát chi chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ bản 32
1.2.3 Kiểm soát chi thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản 34
1.2.4 Kiểm soát Quyết toán và từ chối thanh toán chi đầu tư xây dựng cơ bản 40 1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 41
1.3.1 Những nhân tố khách quan 41
1.3.2 Những nhân tố chủ quan 43
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ HÀ TIÊN… 46
2.1 KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH CHI ĐẦU TƯ XDCB QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ HÀ TIÊN 46
Trang 62.2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KBNN THÀNH PHỐ HÀ TIÊN 53
2.2.1 Thực trạng kiểm soát thông báo kế hoạch vốn và kiểm soát chi đầu tư XDCB 532.2.2 Thực trạng kiểm soát thanh toán chi chuẩn bị đầu tư XDCB 562.2.3 Thực trạng kiểm soát chi thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản 572.2.4 Thực trạng kiểm soát Quyết toán và từ chối thanh toán chi đầu tư xây dựng cơbản 64
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHẬN DIỆN RỦI RO VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KBNN THÀNH PHỐ HÀ TIÊN 65
2.3.1 Những kết quả đã đạt được 652.3.2 Những hạn chế còn tồn tại 662.3.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế 68
CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ HÀ TIÊN, KIÊN GIANG 73 3.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XDCB QUA KBNN THÀNH PHỐ HÀ TIÊN 73
3.1.1 Mục tiêu chung 733.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN thànhphố Hà Tiên 74
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KSC ĐẦU TƯ XDCB QUA KBNN THÀNH PHỐ HÀ TIÊN 75
3.2.1 Giải pháp chính 753.2.2 Giải pháp hỗ trợ 85
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KSC ĐẦU TƯ XDCB QUA KBNN THÀNH PHỐ HÀ TIÊN 93
Trang 7qua KSC đầu tư XDCB qua KBNN thành phố Hà Tiên 943.3.3 Nghiên cứu xây dựng và áp dụng cơ chế kiểm soát chi đầu tư XDCB theohướng hiện đại, phù hợp với thông lệ Quốc tế 953.3.4 Kiến nghị đối với chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và nhà thầu 95
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8TĐC Tái định cư
YCTT Yêu cầu thanh toán
Trang 9Số hiệu
2.1 Số liệu Quyết toán chi ngân sách(có phần NS tỉnh, TW) hỗ
2.2 Số liệu chi đầu tư XDCB phân theo lĩnh vực, ngành kinh tế 51
2.3 Số liệu tình hình kiểm soát chi chuẩn bị đầu tư XDCB qua
2.4 Số liệu tình hình kiểm soát chi thực hiện đầu tư qua hệ
Trang 10Số hiệu
2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống Kho bạc Nhà
2.2
Sơ đồ quy trình phân bổ kế hoạch vốn hàng năm cho các
dự án đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Trung ương và
địa phương
52
2.3
Sơ đồ quy trình kiểm soát chi và luân chuyển chứng từ
thanh toán vốn đầu tư qua kho bạc Nhà nước thành phố Hà
Tiên, Kiên Giang
54
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động có vai trò quyết địnhtrong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho toàn xã hội, là nhân tố quan trọng làmthay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tếcủa mỗi địa phương nói riêng và đất nước nói chung
Trong điều kiện nước ta đang tiến hành đẩy mạnh cải cách hành chính, đổimới quản lý chi tiêu công, thực hành tiết kiệm, chống thất thoát lãng phí thì việcnâng cao chất lượng kiểm soát chi tiêu công nói chung và kiểm soát chi đầu tưXDCB nói riêng là vấn đề rất cần thiết Vì vậy, kiểm soát chặt chẽ các khoản chiNSNN luôn là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và của các cấp, các ngành,góp phần quan trọng trong việc giám sát sự phân phối và sử dụng nguồn lực tàichính một cách đúng mục đích, có hiệu quả; đồng thời là một biện pháp hữu hiệu đểthực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Thực hiện vai trò là cơ quan kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, thờigian qua KBNN Thành phố Hà Tiên đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thựchiện cơ chế chính sách chung, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vướng mắcphát sinh Những cố gắng đó đã góp phần quan trọng trong việc sử dụng nguồn vốnđúng mục đích và có hiệu quả cao; kịp thời phát hiện những khoản chi sai mục đích,sai nguyên tắc, vi phạm quy trình, góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát vốn đầu
tư XDCB theo nhiệm vụ được giao
Tuy nhiên, việc quản lý cấp phát, thanh toán vốn qua hệ thống KBNN Thànhphố Hà Tiên, Kiên Giang vẫn còn nhiều bất cập tình trạng chi tiêu sai chế độ, chínhsách, vượt tiêu chuẩn định mức, đơn giá theo quy định, gây lãng phí, thất thoát tiền
và tài sản Nhà nước đang là mối quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhândân Những hạn chế, bất cập này do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trước hết
là do công tác kiểm soát chi ngân sách chưa theo kịp những biến đổi của thực tiễn,chưa phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở tính đặc thù của kinh tế - xã hội của
Trang 12Với lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu
tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Tiên, Kiên Giang” để
làm chủ đề nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ kế toán
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về kiểm soát chi đầu tư XDCB tại Khobạc Nhà nước
Phân tích, đánh giá thực trạng của công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB trênđịa bàn thành phố Hà Tiên trong thời gian qua để thấy rõ những kết quả đạt được,những tồn tại, hạn chế cần khắc phục đồng thời đưa ra những vấn đề cần tiếp tụcnghiên cứu giải quyết
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chiđầu tư XDCB tại KBNN Thành phố Hà Tiên trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kiểm soát chi đầu tư XDCB trên địa bànThành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
Phạm vi nghiên cứu là: Hoạt động kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNNthành phố Hà Tiên Trên cơ sở nghiên cứu các số liệu kiểm soát cũng như phản ánhthực tiễn công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN thành phố Hà Tiên đểđưa ra những phân tích, nhận định, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp Thời kỳnghiên cứu từ năm 2017 - 2019
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương phápphân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so
Trang 13sánh Cụ thể:
* Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:
Hai phương pháp phân tích và tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau: phântích được tiến hành theo phương hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựatrên kết quả của phân tích Tác giả kết hợp hai phương pháp nghiên cứu khoa họcnày là phương pháp phân tích lý thuyết và phương pháp tổng hợp lý thuyết, nhằm
hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan trực tiếp đến hoạt động hỗ trợ tạo việc làm, duytrì và mở rộng việc làm một cách hoàn chỉnh nhất cho chương 1 bài luận văn
Phương pháp phân tích lý thuyết được tác giả sử dụng bằng cách nghiên cứucác nguồn tài liệu, các lý luận khác nhau liên quan đến hoạt động chi đầu tư XDCB
và phân tích các lý thuyết liên quan đến hoạt động chi đầu tư XDCB trong những tàiliệu nghiên cứu thành những mặt, những bộ phận, chẳng hạn như: khái niệm; đặcđiểm; chức năng, vai trò; tiêu chí đánh giá kết quả; các nhân tố ảnh hưởng…, xemxét những ưu điểm đạt được và hạn chế của các lý thuyết trước, từ đó chọn lọcnhững thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu Một số tài liệu và nguồntham khảo tài liệu được tác giả nghiên cứu như sau:
Các văn bản, nghị định, thông tư, quy định về kiểm soát chi đầu từ XDCBđược tổng hợp từ cổng thông tin điện tử của Văn phòng chính phủ, Bộ tài chính,Kho Bạc nhà nước, website Kho bạc nhà nước
Một số bài luận văn liên quan đến hoạt động kiểm soát chi đầu từ XDCBđược tác giả giới hạn tổng hợp thông qua hệ thống tra cứu của Trung tâm Thông tinHọc liệu - Đại học Đà Nẵng và một số luận văn thạc sỹ đăng tải trên mạng internettheo yêu cầu về bản quyền của tác giả
Một số bài nghiên cứu liên quan đến hoạt động kiểm soát chi đầu từ XDCBđược tác giả tìm trên bài đăng của các tạp chí khoa học như: Tạp chí tài chính, Tạpchí Kho bạc nhà nước
Tổng hợp các văn bản quy định liên quan đến kiểm soát chi đầu từ XDCB từ
hệ thống Internet, hệ thống tìm kiếm dữ liệu của Kho bạc nhà nước
Phương pháp tổng hợp lý thuyết được tác giả sử dụng để liên kết những mặt,
Trang 14những bộ phận các lý thuyết liên quan đến hoạt động kiểm soát chi đầu từ XDCBđược theo phương pháp phân tích lý thuyết ở trên, từ đó tạo thành một chỉnh thể hệthống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đề tài nghiên cứu liên quan đến hoạt độngkiểm soát chi đầu tư XDCB.
* Phương pháp thống kê mô tả:
Phương pháp thống kê mô tả được tác giả sử dụng để thu thập, tóm tắt, trìnhbày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau đối với các dữ liệu liên quan đếnhoạt động kiểm soát chi đầu tư XDCB Phương pháp này được sử dụng ở chương 2của đề tài nghiên cứu
Tác giả thu thập số liệu liên quan đến hoạt động kiểm soát chi đầu từ XDCBtại Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Tiên trong khoảng thời gian là năm 2017 -
2019 từ Tổ kế toán Dựa trên nguồn số liệu thu thập được, tác giả chia số liệu thànhtừng nhóm như: Tình hình kiểm soát chi chuẩn bị đầu tư XDCB qua hệ thốngKBNN, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư XDCB hàng năm giai đoạn 2017 - 2019 ,… Tiếptheo đó, tác giả sử dụng bảng biểu mô tả từng nhóm dữ liệu trên, nhằm phục vụ choquá trình phân tích, đánh giá và so sánh số liệu
* Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh số liệu liên quan đến hoạt độngcông tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước thành phố HàTiên qua từng năm, từ đó phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát chi đầu
tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Tiên
Vận dụng lý thuyết của quản lý hành chính nhà nước và các chế độ chínhsách hiện hành
5 Bố cục của Luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văngồm ba Chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Khobạc Nhà nước
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua
Trang 15Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Tiên.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơbản qua Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Tiên, Kiên Giang
6 Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài:
Những năm gần đây, NSNN chi cho đầu tư XDCB luôn chiếm tỷ lệ lớn từ23% - 30% tổng chi NSNN, do vậy việc tăng cường kiểm soát chi đầu tư XDCBluôn được đặc biệt quan tâm Thực tế đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tác giả báochí đưa ra những vấn đề xoay quanh việc quản lý kiểm soát chi đầu tư XDCB xongcác bài nghiên cứu, bài viết đó chưa cập nhật được tình hình kiểm soát chi đầu tưXDCB trong giai đoạn hiện nay khi hệ thống KBNN đã triển khai Tabmis và thựchiện cam kết chi đối với các gói thầu có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên Một số tácgiả điển hình như:
* “Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tạiKBNN Hà Nội” (Nguyễn Hoàng Tiến, 2010) - Luận văn thạc sĩ Công trình đã kháiquát được những lý luận cơ bản, phân tích được thực trạng và đề ra các giải pháp.Tuy nhiên, luận văn được thực hiện trước khi KBNN triển khai hệ thống thông tinquản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) và thực hiện cam kết chi nên chưa đánhgiá được hết các kết quả, cũng như bất cập trong công tác kiểm soát chi đầu tưXDCB hiện nay
* “Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN
Đà Nẵng” (Đoàn Kim Khuyên, 2015) - Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Điểmnổi bật của luận văn đã chỉ ra được mức độ hài lòng của các tổ chức, cá nhân giaodịch tại KBNN Đà Nẵng trong hai năm 2014 và 2015 Tác giả đã đưa ra đượcnhững vấn đề lý luận cơ bản, chỉ rõ những bất cập và đưa ra được các giải pháp,kiến nghị cụ thể Tuy nhiên, trong các nhận định đánh giá của mình tác giả chưa đềcập sâu đến các chỉ tiêu hiệu quả trong phần phân tích thực trạng đồng thời cũngchưa bàn nhiều đến kiểm soát chi đầu tư XDCB Phạm vi luận văn tuy rộng nhưngchưa phản ánh được hết những khó khăn trong khâu kiểm soát chi ở cấp quận,huyện, thành phố trực thuộc tỉnh khi nhân sự cho bộ phận kiểm soát chi ở đó luôn ít,
Trang 16phải làm kiêm nhiệm nhiều việc
* “Tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc tỉnhQuảng Ngãi” (Dương Thị Ánh Tiên, 2014) - Luận văn thạc sĩ Luận văn đã phântích được thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ ngân sách trungương và ngân sách địa phương qua KBNN tỉnh Quảng Ngãi, chỉ rõ kết quả đạt được
và hạn chế đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanhtoán vốn đầu tư Tuy nhiên luận văn chưa khái quát hết được những tồn tại, khókhăn trong công tác Kiểm soát chi nhất là chế độ kiểm soát hiện nay đã có nhiềuthay đổi
* “Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNNtỉnh Đăk Nông” (Phan Văn Điện, 2015) - Luận văn thạc sĩ Luận văn đã đánh giá cơbản các vấn đề lý luận về quản lý vốn đầu tư XDCB tỉnh Đăk Nông, phân tích thựctrạng, đánh giá được kết quả, chỉ ra hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giảipháp nhằm quản lý vốn đầu tư XDCB
* “Tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngânsách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Sơn Tây” ( Nghiêm Xuân Hồng, 2015)- Luậnvăn Thạc sĩ Luận văn đã đánh giá cơ bản các vấn đề lý luận về quản lý vốn đầu tưXDCB từ Ngân sách nhà nước của Sơn La, phân tích thực trạng, đánh giá được kếtquả, chỉ ra hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm quản lý vốnđầu tư XDCB Tuy nhiên, các giải pháp của tác giả đưa ra còn chưa thật toàn diện
* “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho BạcNhà nước Lai Vung, Tỉnh Đồng Tháp” ( Lê Xuân Vinh, 2016)- Luận văn Thạc sĩ.Luận văn đã đánh giá cơ bản các vấn đề lý luận về quản lý vốn đầu tư XDCB từNgân sách nhà nước Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, phân tích thực trạng, đánh giá đượckết quả, chỉ ra hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm quản lývốn đầu tư XDCB Tuy nhiên, các giải pháp của tác giả đưa ra còn chưa toàn diện
Nhìn chung các đề tài đã đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác kiểm soátthanh toán vốn đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN, từ đó đánh giá được thực trạng
sử dụng nguồn vốn NSNN và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi
Trang 17vốn đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN Ngoài các công trình gần gũi nêu trên thìcòn có một số các công trình nghiên cứu khác đã được thực hiện bởi các tác giả khácnhau Tuy nhiên nhận thấy rằng chưa có công trình nào đề cập về việc chi đầu tư
XDCB tại phạm vi tại Kho bạc Nhà nước Thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Từ các lý thuyết nghiên cứu của các bài viết trước đó, tác giả hướng đến việclàm rõ hơn một số vấn đề về công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB, đề ra các giảipháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNNnói chung và KBNN thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang nói riêng trong giai đoạnhiện nay và những năm tiếp theo./
Trang 18CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 1.1 KHÁI QUÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ KIỂM SOÁT CHI
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
1.1.1 Khái quát chi đầu tư xây dựng cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm chi đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư để xây dựng hệ thống công trình hạ tầng
kỹ thuật như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện chiếu sáng công cộng, cấpnước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác phục vụ sản xuất, pháttriển kinh tế và hệ thống công trình hạ tầng xã hội như các công trình y tế, văn hoá,giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng và các công trình khác để phục
vụ phát triển xã hội
Như vậy, chi đầu tư XDCB là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốntiền tệ để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằmtừng bước tăng cường, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và nănglực sản xuất phục vụ của nền kinh tế quốc dân
Chi đầu tư XDCB là khoản chi lớn nhất, chủ yếu nhất và có nội dung quản lýphức tạp nhất trong chi đầu tư phát triển Hàng năm NSNN dành một khối lượngvốn lớn để thực hiện việc xây dựng các công trình, dự án theo kế hoạch được duyệtcủa Nhà nước
1.1.1.2 Đặc điểm chi đầu tư xây dựng cơ bản
Chi đầu tư XDCB của NSNN luôn gắn với việc thực hiện các mục tiêu kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ: Chi đầu tưXDCB mang đến lợi ích phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội trong ngắn hạn cũng như trung và dài hạn là cơ sở nền tảng trong việcxây dựng, quyết định dự toán chi đầu tư XDCB từng lĩnh vực Gắn kết kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội với chi đầu tư XDCB để đảm bảo phục vụ tốt nhất việcthực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hiệu quả chi đầu tư XDCB
Trang 19Chi đầu tư XDCB là đối tượng đầu tư xây dựng chỉ tập trung vào các dự án
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội không có khả năng thu hồi vốn mà lợi ích của nóphục vụ cho mọi người, mọi ngành trong xã hội: Vì chi đầu tư XDCB tạo ra cơ sởvật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế, xã hội làm nền tảng đảm bảo cho sự phát triểnkinh tế - xã hội của quốc gia; khả năng thu hồi vốn thấp, hoặc không thể thu hồi vốntrực tiếp nên ở khía cạnh tài chính thì khả năng hoàn vốn khó xác định, việc đánhgiá hiệu quả dự án không phụ thuộc nhiều vào các chỉ tiêu định lượng
Chi đầu tư XDCB là khoản chi yêu cầu nguồn vốn đầu tư lớn nhưng không
có khả năng thu hồi nên cần có sự đầu tư của nhà nước: Với mục đích đầu tư cơ sở
hạ tầng kinh tế - xã hội để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút các nguồn vốnđầu tư trong và ngoài nước nên khi nhà nước quy hoạch hoặc quyết định đầu tư một
dự án thì bên cạnh việc bố trí nguồn cho dự án còn phải bố trí vốn cho công tác đền
bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ dự án nhưđiện, đường,
Đầu tư XDCB gắn với các quy trình đầu tư và dự án, chương trình đầu tư rấtchặt chẽ từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khâu kết thúc đầu tư, nghiệmthu dự án và đưa vào sử dụng Việc sử dụng nguồn vốn này gắn với quá trình thựchiện và quản lý dự án đầu tư với các khâu liên tục từ khâu quy hoạch, khảo sát thiết
kế, chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, kết thúc dự án
Chi đầu tư XDCB mang tính chất chi cho tích lũy: Từ mục đích của khoảnchi đầu tư XDCB là tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất phục vụ nềnkinh tế làm nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội làm tăng sảnphẩm quốc nội
1.1.1.3 Vai trò chi đầu tư xây dựng cơ bản
Chi đầu tư XDCB có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, nó vừa là yếu tốduy trì sự ổn định, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định kinh tế của mọi quốc gia Chínhphủ sử dụng đầu tư như là một biện pháp kích cầu, đầu tư có kết quả làm tăng nănglực sản xuất, dịch vụ sẽ làm tăng tổng cung toàn xã hội và tổng cầu, tổng cung tănglên sẽ kéo theo sản lượng cân bằng của nền kinh tế tăng thúc đẩy nền kinh tế tăng
Trang 20trưởng (GDP tăng), giảm tỷ lệ thất nghiệp Ngoài ra, chi đầu tư XDCB còn có vaitrò quan trọng, như:
Chi đầu tư XDCB tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất, tăng tíchlũy tài sản của nền kinh tế quốc dân Đầu tư XDCB để phát triển kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội như giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế,… thông quaviệc duy trì và tăng thêm mức chi đầu tư XDCB, vốn đầu tư XDCB góp phần quantrọng tái tạo và tăng cường năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng tích lũycho nền kinh tế, tăng thu nhập quốc dân, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bềnvững
Chi đầu tư XDCB quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa cácngành, giải quyết những vấn đề mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ,phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị, củatừng vùng lãnh thổ
Chi đầu tư XDCB tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút các nguồnvốn khác trong nước và nước ngoài đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội của nhànước trong từng giai đoạn Trong thực tế để thu hút vốn đầu tư thì phải tạo ra môitrường đầu tư thuận lợi, trong đó hạ tầng kinh tế - xã hội có vai trò rất quan trọng
Hạ tầng kinh tế - xã hội tốt sẽ giúp các nhà đầu tư thuận lợi trong sản xuất kinhdoanh, sẽ khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân trong và ngoài nước Từ đóthực hiện tốt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước theo kếhoạch đã đặt ra
1.1.1.4 Nội dung chi đầu tư xây dựng cơ bản
Chi đầu tư XDCB nhằm trang trải các chi phí cho việc đầu tư xây dựng mới,
mở rộng, cải tạo và hiện đại hóa các công trình xây dựng có tính chất và quy môkhác nhau, với nhiều loại chi phí khác nhau Các tiêu thức nhất định để xác định nộidung chi đầu tư XDCB Cụ thể như sau:
* Theo tính chất và mục đích sử dụng của nguồn vốn
Nguồn vốn NSNN để chi đầu tư XDCB bao gồm: Nguồn vốn đầu tư pháttriển của NSNN, nguồn vốn sự nghiệp của NSNN và nguồn vốn các chương trình
Trang 21mục tiêu của NSNN, các nguồn vốn hỗ trợ khác.
Nguồn vốn đầu tư phát triển giành cho chi đầu tư XDCB được sử dụng đểchi đầu tư xây dựng mới hoặc chi đầu tư xây dựng mở rộng, cải tạo, hiện đại hóa cơ
sở vật chất và năng lực sản xuất phục vụ của nền kinh tế quốc dân Nguồn vốn đầu
tư phát triển của NSNN bao gồm nguồn vốn XDCB tập trung (vốn trong cân đối),nguồn thu sử dụng đất, nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết
Nguồn vốn sự nghiệp của NSNN giành cho chi đầu tư XDCB được sử dụng
để chi đầu tư xây dựng mở rộng, cải tạo và hiện đại hóa cơ sở vật chất và năng lựcsản xuất phục vụ hiện có của nền kinh tế quốc dân Không sử dụng nguồn vốn sựnghiệp của NSNN để chi xây dựng mới
Nguồn vốn các chương trình mục tiêu của NSNN giành cho chi đầu tưXDCB được sử dụng để chi đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo và hiện đạihóa cơ sở vật chất và năng lực sản xuất phục vụ của từng chương trình mục tiêu
* Theo phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước
Chi đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm chi đầu tư XDCB các dự án đầu tư doTrung ương quản lý và chi đầu tư XDCB các dự án đầu tư do địa phương quản lý
Các dự án đầu tư do Trung ương quản lý là các dự án đầu tư thuộc nhiệm vụchi của ngân sách Trung ương Các dự án đầu tư do địa phương quản lý là các dự ánđầu tư thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương
* Theo ngành kinh tế quốc dân
Chi đầu tư XDCB của NSNN phản ánh số chi và tỷ trọng chi NSNN cho cácngành kinh tế quốc dân như: Nông, lâm, ngư nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủylợi, thủy sản); giao thông vận tải; cấp thoát nước; hạ tầng công cộng khác; giáo dục
- đào tạo và dạy nghề; khoa học và công nghệ; y tế và các hoạt động xã hội; thể dụcthể thao; văn hóa thông tin; quản lý nhà nước; quốc phòng an ninh,
* Theo tính chất và quy mô của dự án đầu tư xây dựng
Các dự án đầu tư được chia thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A,
dự án nhóm B và dự án nhóm C Theo đó chi đầu tư XDCB của NSNN bao gồm chiđầu tư XDCB các dự án quan trọng quốc gia, chi đầu tư XDCB các dự án nhóm A,
Trang 22chi đầu tư XDCB các dự án nhóm B và chi đầu tư XDCB các dự án nhóm C.
Tính chất của dự án đầu tư xây dựng thường được xem xét gắn với tính chấtngành và lĩnh vực, ảnh hưởng và tác động của dự án đến các vấn đề an ninh, quốcphòng, môi trường, phát triển kinh tế xã hội của quốc gia Quy mô của dự án đầu tưthường được xem xét là tổng mức vốn của dự án
Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư có tính chất quan trọng về an ninh,quốc phòng, lịch sử - văn hóa hoặc có ảnh hưởng lớn đến môi trường và phát triểnkinh tế - xã hội của quốc gia Các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xétquyết định về chủ trương đầu tư Các dự án nhóm A là các dự án có quy mô lớn, các
dự án nhóm B có quy mô vừa, dự án nhóm C có quy mô nhỏ
* Theo trình tự đầu tư và xây dựng
Bao gồm các giai đoạn là lập quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư vàkết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng Theo đó chi đầu tư XDCBđược chia thành: Chi vốn quy hoạch, chi vốn chuẩn bị đầu tư, chi vốn thực hiện dự
án Cụ thể:
Vốn quy hoạch là vốn dùng để trang trải các chi phí lập các dự án quy
hoạch Chi phí lập dự án quy hoạch bao gồm chi phí điều tra, khảo sát, nghiên cứu,lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạchphát triển ngành, quy hoạch tổng thể xây dựng đô thị và nông thôn, quy hoạch chitiết các đô thị trung tâm, quy hoạch chi tiết sử dụng đất đai
Vốn chuẩn bị đầu tư là vốn để trang trải các chi phí cho công tác chuẩn bị
đầu tư Chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư bao gồm: Chi cho công tác nghiên cứu
về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư; Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trườngtrong nước và ngoài nước để xác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sảnphẩm, tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất; xem xét khả năng về nguồnvốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư; điều tra, khảo sát lựa chọn địa điểm xâydựng; lập dự án đầu tư
Vốn thực hiện dự án là vốn dùng để trang trải các chi phí để tổ chức thực
hiện dự án như: Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư chuẩn bị mặt
Trang 23bằng xây dựng; chi tư vấn, khảo sát thiết kế; chi thi công xây lắp bao gồm cả chithiết bị,
* Theo mục đích của các dự án đầu tư
Theo mục đích dự án đầu tư được sử vốn NSNN thì chi đầu tư XDCB baogồm:
Chi các dự án thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninhkhông có khả năng thu hồi vốn như các dự án giao thông, thủy lợi, giáo dục đào tạo,
y tế; trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;các trạm trại thú y, động - thực vật, nghiên cứu giống mới và cải tạo giống; xâydựng các công trình văn hóa, xã hội, thể dục thể thao, phúc lợi công cộng, quản lýNhà nước, khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trường sinh thái khu vực, vùng, lãnh thổ
Chi hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết
có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của Pháp luật
Chi cho các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của cảnước, vùng miền, ngành; quy hoạch sử dụng đất đai cả nước, các vùng kinh tế vàcác vùng kinh tế trọng điểm; quy hoạch chung xây dựng đô thị, nông thôn
Các dự án khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
* Theo mức độ đã thực hiện của dự án đầu tư
Theo mức độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng bao gồm các dự án khởi côngmới, các dự án dở dang chuyển tiếp, dự án hoàn thành thì chi đầu tư XDCB có thểchia thành chi XDCB các dự án hoàn thành; chi XDCB các dự án dở dang chuyểntiếp; chi XDCB các dự án khởi công mới
Chi XDCB các dự án hoàn thành là khoản chi để thanh toán cho các dự ánhoàn thành chờ quyết toán và dự án hoàn thành đã phê duyệt quyết toán nhưng chưađược bố trí thanh toán
Chi XDCB các dự án dở dang chuyển tiếp là khoản chi để thanh toán cho các
dự án đang trong quá trình triển khai thi công, lắp đặt nhưng chưa được bố trí thanhtoán
Chi XDCB các dự án khởi công mới là khoản chi để thanh toán cho các dự
Trang 24án chưa tổ chức đấu thầu, hoặc đang trong quá trình tổ chức đấu thầu để lựa chọnnhà thầu thi công xây lắp.
* Theo cơ cấu công nghệ của vốn đầu tư
Theo cơ cấu công nghệ của vốn đầu tư, nội dung chi đầu tư XDCB bao gồmchi vốn xây dựng, chi vốn thiết bị và chi khác của dự án đầu tư
Chi vốn xây dựng của dự án đầu tư:
Vốn xây dựng của dự án đầu tư là vốn dùng để trang trải các chi phí xâydựng của dự án đầu tư bao gồm: Chi phí phá và tháo dỡ các công trình xây dựng;chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng các công trình, hạng mục côngtrình chính, công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tạihiện trường để ở và điều hành thi công
Chi phí xây dựng của dự án đầu tư xác định cho từng công trình, hạng mụccông trình cụ thể và được xác định bằng cách lập dự toán xây dựng Đối với côngtrình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công, chi phí xây dựng được xác định bằngcách lập dự toán; nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường thì chi phí xâydựng được xác định bằng định mức tỷ lệ
Dự toán chi phí xây dựng bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhậpchịu thuế tính trước, thuế GTGT, chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thicông tại hiện trường Dự toán chi phí xây dựng có thể xác định theo từng nội dungchi phí hoặc tổng hợp các nội dung chi phí Dự toán chi phí xây dựng được lập theomột trong các phương pháp sau:
Phương pháp khối lượng và đơn giá xây dựng đầy đủ;
Phương pháp tổng khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công vàbảng giá tương ứng;
Phương pháp suất chi phí xây dựng công trình có các chỉ tiêu kinh tế - kỹthuật tương tự đã thực hiện;
Các phương pháp khác phù hợp với tính chất, đặc điểm xây dựng công trình
Chi vốn thiết bị của dự án đầu tư
Vốn thiết bị của dự án đầu tư là vốn dùng để trang trải chi phí mua sắm thiết
Trang 25bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo vàchuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; chi phívận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế, phí và các chi phí có liên quan khác.
Chi phí mua sắm thiết bị được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng,chủng loại thiết bị cần mua, gia công và giá mua hoặc gia công thiết bị Chi phí đàotạo và chuyển giao công nghệ, chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh
và các chi phí khác liên quan được xác định bằng dự toán
Chi vốn chi phí khác của dự án đầu tư
Vốn chi phí khác của dự án đầu tư là vốn dùng để trang trải các chi phí kháccủa dự án đầu tư Các chi phí khác của dự án đầu tư là toàn bộ các chi phí cần thiếtcho quá trình đầu tư dự án Chi phí khác bao gồm nhiều khoản chi đa dạng như chiphí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tưxây dựng; chi phí dự phòng , cụ thể:
Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm chi phí bồi thường nhà cửa,vật kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí bồi thường khác; các khoản hỗ trợ khinhà nước thu hồi đất; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi thường giảiphóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí
sử dụng đất trong thời gian xây dựng; chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đãđầu tư
Chi phí quản lý dự án là các chi phí cần thiết cho chủ đầu tư để tổ chức quản
lý việc thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện
dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sửdụng như chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặcbáo cáo kinh tế - kỹ thuật; chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ vàtái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư; chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu
tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật; chi phí tổ chức lập, thẩm định hoặc thẩm tra, phêduyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình; Chi phí tổ chứcnghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xâydựng công trình
Trang 26Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm chi phí tư vấn khảo sát xây dựng,lập báo cáo dự án, thiết kế xây dựng công trình, giám sát công trình và các chi phí
tư vấn khác có liên quan
Chi phí khác là những chi phí không thuộc các nội dung nêu trên nhưng cầnthiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình như chi phí rà phá bom mìn, vậtnổ; chi phí bảo hiểm công trình; chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng laođộng đến công trường; chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công cáccông trình; chi phí kiểm toán, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;các khoản phí và lệ phí theo quy định
1.1.1.5 Vai trò của Kho bạc Nhà nước
Từ nội dung chi đầu tư xây dựng cơ bản nêu trên ta thấy Kho bạc Nhà nướcgiữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác chi đầu tư XDCB vì là cơ quan trựctiếp kiểm soát và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm soát của mình KBNN là cơquan của Nhà nước có nhiệm vụ tập trung và cấp phát các nguồn tài chính trong quátrình điều hành quỹ NSNN Quản lý cấp phát và thanh toán các khoản chi đầu tưthuộc NSNN là trách nhiệm của toàn thể các ngành các cấp có liên quan, từ khâulập dự toán, phân bổ, cấp phát cho tới quyết toán chi tiêu Trong đó hệ thống KBNNgiữ vai trò quan trọng trong khâu thanh toán, kiểm soát chi Tóm lại, KBNN đượcNhà nước giao nhiệm vụ là kiểm soát cuối cùng trước khi đồng vốn của Nhà nước
ra khỏi quỹ NSNN
Để thực hiện được nhiệm vụ đó, KBNN cần chủ động bố trí vốn cho từngđơn vị KBNN trực thuộc để chi trả đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của các dự toánđược duyệt và tồn quỹ NSNN các cấp Bên cạnh đó, KBNN còn thường xuyên cảitiến quy trình cấp phát thanh toán, xây dựng và đưa các ứng dụng tin học vào cácquy trình nghiệp vụ Trên cơ sở đó, KBNN thực hiện kiểm tra và hạch toán cáckhoản chi NSNN theo đúng chương, loại, khoản, mục, tiểu mục của mục lụcNSNN; đồng thời cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ công tácchỉ đạo, điều hành của cơ quan tài chính Ngoài ra, KBNN còn phối hợp chặt chẽvới cơ quan tài chính trong việc phân bổ các nhu cầu chi tiêu, đảm bảo thu, chi
Trang 27NSNN luôn được cân đối, việc điều hành quỹ NSNN được thuận lợi.
Vai trò của Kho bạc không chỉ trả tiền cho đơn vị sử dụng vốn đầu tư NSNN,
mà còn chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng như các cơ quan cấp trên về tính hợppháp, hợp lệ của việc chi trả tiền Do vậy, KBNN còn có trách nhiệm kiểm tra vànếu phát hiện có sai phạm, sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả hoặckhông phù hợp điều lệ trong hợp đồng của dự án Như vậy, vai trò của KBNNkhông chỉ thụ động nhận lệnh và chi trả tiền cho các đơn vị mà hoạt động mang tínhđộc lập tương đối, có tác động nhất định đối với hoạt động sử dụng vốn đầu tưNSNN của các đơn vị đó Thông qua đó, KBNN đảm bảo cho quá trình quản lý, sửdụng vốn đầu tư NSNN cũng như công quỹ quốc gia được chặt chẽ, đặc biệt trongviệc mua sắm, sửa chữa, xây dựng,… vì vậy, không những chỉ là chi trả, mà KBNNcòn đảm bảo cho tính hợp pháp của các khoản chi, đó cũng là một tiền đề giúp tránhthất thoát lãng phí, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng tiền trong thanh toán
Ngoài ra, thông qua việc cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN, KBNNcòn tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thanh toán vốn đầu tư cũngnhư NSNN qua Kho bạc, theo từng địa bàn, từng cấp, từng ngành Rút ra những kếtquả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân Từ đó, cùng với các cơ quan Nhànước có thẩm quyền khác tiến hành nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế chính sách chocông tác thanh toán và kiểm soát qua KBNN
1.1.2 Khái quát kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư XDCB là một dạng đầu tư công, do đó phải chịu sự quản lý của nhiều
cơ quan khác nhau nhằm đảm bảo quá trình đầu tư được thực hiện theo chế độ,chính sách của Nhà nước, hướng đến các mục tiêu nhà nước mong muốn, đồng thờivốn NSNN phải được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả Trong hệ thống các cơ quanquản lý vốn đầu tư XDCB, KBNN giữ vai trò vừa là thủ quỹ, vừa là người giám sátcuối cùng trước khi tiền của NSNN được đưa ra khỏi kho quỹ của Nhà nước
Kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN là việc KBNN căn cứ vào cácquy định hiện hành của Nhà nước, thực hiện việc kiểm soát các hồ sơ, chứng từ doChủ đầu tư gửi đến, xác định số chấp nhận tạm ứng hoặc thanh toán, sau đó thực
Trang 28hiện tạm ứng hoặc thanh toán vốn cho các dự án, công trình theo số đã được KBNNchấp nhận.
1.1.2.1 Khái niệm về kiểm soát
Quản lý là một quá trình hoạt động bao gồm hướng dẫn một nhóm, một tổchức hoàn thành một mục tiêu xác định Quản lý không chỉ đảm bảo cho mọi hoạtđộng của tổ chức được tiến hành với hiệu suất cao mà còn đảm bảo cho các đốitượng đó vận động theo hướng các mục tiêu đề ra, theo chức năng được quy định vànhiệm vụ được giao Như vậy, có thể hiểu quản lý là một quá trình định hướng và tổchức thực hiện các hướng đã định trên cơ sở những nguồn lực xác định nhằm đạthiệu quả cao nhất
Theo tài liệu B S Dhillon, Enginering management, Technomic Publishing
Company, Inc (1987) Kiểm soát bao gồm các hoạt động giám sát quá trình thựchiện, so sánh với các tiêu chuẩn và chọn ra cách thức đúng Bản chất cơ bản củakiểm soát còn được hiểu rõ hơn trong các giai đoạn chủ yếu của toàn bộ quá trìnhquản lý Quá trình quản lý từ việc lập kế hoạch và xây dựng các mục tiêu có liênquan Để đảm bảo các hoạt động, hành động mong muốn và ngăn ngừa những hànhđộng không mong muốn thì việc kiểm soát là một chức năng không thể thiếu Dovậy kiểm soát không thể tồn tại nếu chúng ta không có các mục tiêu, chức năngkiểm soát tồn tại như một “khâu” độc lập của quá trình quản lý nhưng đồng thời lại
là một bộ phận chủ yếu của quá trình đó, chức năng này được thể hiện khác nhautùy thuộc vào cơ chế kinh tế, cấp quản lý và loại hình cụ thể
Kiểm soát là một thể thức bên trong đơn vị, do người của đơn vị kiểm soátxem nhân viên làm đúng hay sai những thể thức đã được quy định trong quy chế đãđược đề ra khi thực hiện hoạt động Kiểm soát có thể được hiểu là công việc rà soát
để điều hành toàn bộ hoạt động, là tổng hợp những cách thức điều tiết, đo lường cáchành vi để nắm bắt việc điều hành mọi hoạt động của đơn vị
Công tác kiểm soát thực chất là sự tích hợp một loạt hoạt động, biện pháp, kếhoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nổ lực của mọi thành viên trong tổ chức đểđảm bảo tổ chức đó hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra một cách hợp lý
Trang 29Có thể hiểu đơn giản, công tác kiểm soát là hệ thống của tất cả những gì mà một tổchức cần làm để có được những điều muốn có và tránh những điều muốn tránh Cácbước kiểm soát là các biện pháp được tiến hành để xem xét và khẳng định các biệnpháp quản lý khác có được tiến hành hiểu quả và thích hợp hay không.
“Kiểm soát là một hệ thống các biện pháp kiểm tra hoàn chỉnh về tài chính vàcác mặt khác do Ban lãnh đạo đặt ra nhằm thực hiện công việc kinh doanh củadoanh nghiệp một cách quy củ và có hiệu suất, đảm bảo chắc chắn việc tuân thủtriệt để các chính sách quản lý, bảo vệ tài sản và đảm bảo ghi chép sổ sách đầy đủ,chính xác nhất” theo APC Auditing Guideline, “Internal Control”,
Còn theo COSO (Committee of Sponsoring Organization of the TreadwayCommisson): “Kiểm soát là một quá trình bị chi phối bởi người quản lý, hội đồngquản trị và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảohợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây: sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động;
sự tin cậy của báo cáo tài chính; sự tuân thủ pháp luật và các quy định”
Qua các định nghĩa trên cho thấy kiểm soát được các nhà quản lý thiết lập đểđiều hành mọi nhân viên, mọi hoạt động và kiểm soát không chỉ giới hạn trong chứcnăng tài chính, kế toán mà nó còn phải kiểm soát mọi chức năng khác như về hànhchính, quản lý sản xuất và hoạch định
1.1.2.2 Mục tiêu của kiểm soát
Mỗi đơn vị thường có các mục tiêu kiểm soát cần đạt được để từ đó xác địnhcác chiến lược cần thực hiện Đó có thể là mục tiêu chung cho toàn đơn vị, hay mụctiêu cụ thể cho từng hoạt động, từng bộ phận trong đơn vị Có thể chia các mục tiêukiểm soát đơn vị cần thiết lập thành 3 nhóm:
- Nhóm mục tiêu về hoạt động: nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của
việc sử dụng các nguồn lực
- Nhóm mục tiêu về báo cáo tài chính: nhấn mạnh đến tính trung thực và đáng
tin cậy của báo cáo tài chính mà tổ chức cung cấp
- Nhóm mục tiêu về sự tuân thủ: nhấn mạnh đến việc tuân thủ pháp luật và
các quy định
Trang 30Một hệ thống kiểm soát hữu hiệu có thể cung cấp sự đảm bảo hợp lý đạt đượccác mục tiêu liên quan như tính đáng tin cậy của báo cáo tài chính, sự tuân thủ phápluật và các quy định Để đạt được các mục tiêu này cần dựa trên cơ sở các chuẩnmực đã được thiết lập Kết quả đạt được phụ thuộc vào môi trường kiểm soát, cáchthức đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát của đơn vị, hệ thống thông tin vàtruyền thông và vấn đề giám sát.
Kiểm soát không thể ngăn ngừa các quyết định sai lầm hay các sự kiện bênngoài có thể làm đơn vị không đạt được các mục tiêu đề ra Với các mục tiêu này,kiểm soát chỉ cung cấp sự đảm bảo hợp lý rằng các nhà quản lý với vai trò giám sát,với hành động kịp thời sẽ giúp tổ chức có thể đạt được các mục tiêu
1.1.2.3 Các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát
* Môi trường kiểm soát
Là một trong những yếu tố tác động đến công việc thiết kế, vận hành và tínhhữu hiệu của các chính sách, thủ tục của đơn vị Môi trường kiểm soát đặt ra nềntảng ý thức của đơn vị có tác động đến ý thức kiểm soát của cán bộ nhân viên trongđơn vị Môi trường kiểm soát cũng phản ánh phần nào văn hóa của một đơn vị Lànền tảng cho các cấu phần khác trong hệ thống kiểm soát nhằm xây dựng nhữngnguyên tắc và cơ cấu hoạt động phù hợp Nói đến môi trường kiểm soát, chúng tahay đề cập đến các yếu tố sau:
- Triết lý quản lý và phong cách tổ chức điều hành hoạt động của nhà quảntrị: Triết lý quản lý thể hiện qua quan điểm và nhận thức của nhà quản trị doanhnghiệp; phong cách điều hành thể hiện qua cá tính, tư cách và thái độ của họ khiđiều hành đơn vị Những quan điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách,chế độ cũng như quy trình, cách thức kiể tra kiểm soát trong đơn vị Nếu quan điểmcủa nhà quản lý là trung thực, lành mạnh hóa tài chính thì sẽ có những hạn chế xảy
ra trong hoạt động kinh doanh Ngược là nếu nhà quản lý coi trọng vấn đề lợinhuận, hoàn thành kế hoạch, tối đa hóa lợi nhuận bằng mọi cách thì các thủ tụckiểm soát rất khó thực hiện được Chính vì sự khác biệt đó dẫn đến quan điểm quản
lý và phong cách điều hành có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường kiểm soát và thực
Trang 31hiện các mục tiêu còn lại tại đơn vị.
- Tính chính trực và những giá trị đạo đức trong đơn vị: là chìa khóa thànhcông cho việc thiết lập môi trường kiểm soát tốt Giá trị đạo đức là tập hợp các tiêuchuẩn về hành vi tạo nên nền tảng đạo đức mà mọi nhân viên phải thực thi Giá rịđạo đức hướng dẫn các nhân viên khi ra quyết định Ban quản trị xác định các giátrị đạo đức khi nó thúc đẩy:
+ Sự cam kết trung thực và công bằng
+ Sự tôn trọng pháp luật và các chính sách
+ Sự tôn trọng dành cho tổ chức
+ Sự nêu gương của lãnh đạo
+ Sự cam kết dành cho các điều xuất sắc
+ Sự kính trọng dành cho người quản lý
+ Sự tôn trọng quyền lợi của người làm công
+ Sự phù hợp với các đẳng cấp chuyên nghiệp
- Sự hiện hữu và chất lượng của hội đồng quản trị và bộ phận kiểm soát Hộiđồng quản trị và bộ phận kiểm soát (thường gọi là ban kiểm soát) đóng vai trò quantrọng trong việc tạo ra môi trường kiểm soát Bộ phận kiểm soát thực hiện giám sát
và đánh giá thường xuyên toàn bộ các hoạt động của tổ chức, kể cả đối với hệ thốngkiểm soát Một đơn vị có bộ phận kiểm soát tốt sẽ có được những thông tin kịp thời,chính xác về tình hình tổ chức Với vai trò của mình, hội đồng quản trị và kiểm soát
sẽ tạo ra môi trường kiểm soát bằng các hoạt động chủ yếu sau:
+ Phê chuẩn và giám sát sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược kinh doanh
+ Phê chuẩn, giám sát, thực thi giá trị, chuẩn mực đạo đức của tổ chức
+ Giám sát các quyết định và hành động quản lý của người quản trị
+ Thiết lập chính sách và cơ cấu tổ chức
- Cơ cấu tổ chức: Thực chất là sự phân chia chịu trách nhiệm và quyền hạngiữa các bộ phận trong đơn vị, nó góp phần rất lớn trong việc đạt được các mụctiêu Một cơ cấu phù hợp sẽ đảm bảo cho các hoạt động trong đơn vị được thôngsuốt, hiệu quả, không có sự chồng chéo giữa các bộ phận, đảm bảo được sự độc lập
Trang 32tương đối giữa các bộ phận đồng thời sẽ là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nênmôi trường kiểm soát lành mạnh.
- Phân cấp quyền hạn và trách nhiệm: Được xem là phần mở rộng của cơ cấu
tổ chức Cách thức này cụ thể hóa về quyền hạn và trách nhiệm của tưng thành viêntrong các hoạt động của đơn vị, giúp cho mỗi thành viên biết được nhiệm vụ cụ thểcủa mình và từng hoạt động của họ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người khác trongviệc hoàn thành mục tiêu
- Chính sách nhân sự: Khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ hệ thống kiểmsoát con người Nếu đợn vị có đội ngũ nhân viên có năng lực và đáng tin cậy thìnhiều quá trình kiểm soát có thể chưa có mà vẫn có các báo cáo tài chính đáng tincậy Ban quản trị chịu trách nhiệm đảm bảo năng lực hoàn thành công việc của nhânviên bằng việc thiết lập các chính sách và thủ tục nguồn nhân lực đối với:
+ Yêu cầu trình độ và kỹ năng cho từng vị trí
+ Kiểm tra trình độ đối với từng ứng viên
+ Chính sách tuyển dụng và thăng tiến cho từng ứng viên đạt yêu cầu
+ Chương trình đào tạo giúp nhân viên nâng cao trình độ và kỹ năng
Ban quản trị còn đảm bảo rằng các nhân viên được trang bị đủ phương tiện,công cụ, phần mềm, các cẩm nang quy trình công việc,… cần thiết để hoàn thànhnhiệm vụ
- Công tác kế hoạch của đơn vị sẽ là cơ sở tốt cho các mục tiêu của công táckiểm soát Việc lập kế hoạch chính xác sẽ giúp cho đơn vị hoạt động đúng hướng và
có hiệu quả Đồng thời công tác kế hoạch nếu được tiến hành một cách nghiêm túc
và khoa học cũng sẽ trở thành một công cụ kiểm soát hữu hiệu, giúp đơn vị có thểphát hiện, ngăn ngừa được những sai xót gian lận trong các hoạt động của đơn vị
- Các nhân tố khác: Là các nhân tố vượt ra ngoài sự kiểm soát của nhà quản
lý nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ của nhà quản lý và các quy chế, thủtục kiểm soát cụ thể Thuộc các nhân tố này là ảnh hưởng của các cơ quan chứcnăng Nhà nước, các chủ nợ và các trách nhiệm pháp lý Ví dụ như: ảnh hưởng củaNgân hàng, cơ quan Thuế, pháp luật…
* Đánh giá rủi ro
Trang 33Đánh giá bao gồm việc xác định và phân tích rủi ro liên quan đến quá trìnhhướng tới mục tiêu của đơn vị, làm nền tảng cho việc xác định các cách thức xử lýrủi ro Thông qua việc xác định mục tiêu đề ra ở các cấp độ tổng thể đơn vị và cấp
độ bộ phận, đơn vị có thể xác định được những yếu tố chủ yếu dẫn đến thành công
và sau đó xác định những rủi ro gây ảnh hưởng đến những yếu tố thành công này.Chuẩn bị để tiếp cận rủi ro: Ban quản trị, trước hết, nên xác định toàn bộ cáchoạt động, các mục tiêu kiểm soát trong toàn bộ tổ chức Các mục tiêu kiểm soátđược cụ thể hóa hơn và gắn liền với trách nhiệm của từng bộ phận Sau khi xác địnhmọi hoạt động và mục tiêu kiểm soát, nhà quản lý tiến hành xác định các rủi rogắng liền với từng đối tượng Những rủi ro này có thể xuất phát từ bên trong nội bộ
tổ chức (sự nhầm lẫn, sự lừa gạt,…) và bên ngoài tổ chức (thay đổi môi trường pháp
lý, các thảm họa tự nhiên,…) Điều quan trọng là nhà quản lý phải xác định rủi rogắn liền với từng mục tiêu kiểm soát
Quá trình nhận dạng rủi ro: Nhà quản lý nhận dạng các rủi ro trên hai khíacạnh: Khả năng xảy ra và tác động của rủi ro
- Tác động của rủi ro: là sự ảnh hưởng của các sự kiện không mong muốn lên
tổ chức khi xảy ra Những ảnh hưởng là tổn thất cho đơn vị hoặc là cơ hội bị đánhmất Nếu có thể, tiến hành định lượng các ảnh hưởng hoặc ít nhất được mô tả đủ đểthấy được các dấu hiệu xuất hiện của rủi ro
- Khả năng xảy ra: là xác suất xảy ra các sự kiện không mong đợi nếu không
có biện pháp kiểm soát nào để ngăn chặn hoặc làm giảm thiểu rủi ro
3
4
Trang 34Sơ đồ minh họa trên minh họa sự tiếp cận hợp lý để nhận dạng rủi ro Gócphần tư thứ 1 biểu diễn mức độ ưu tiên thấp nhất và góc phần tư thứ 4 biểu diễnmức độ ưu tiên cao nhất Nhà quản lý tiến hành thứ tư ưu tiên dựa trên mức độ tácđộng và khả năng xảy ra Với các thông tin trên, nhà quản trị xác định cách thứcquản trị rủi ro.
Quản trị rủi ro: Nhà quản trị cấp cao nên tiến hành các hướng dẫn cho ngườiquản trị cấp thấp hơn việc lượng hóa mức độ và phân loại rủi ro Với các hướng dẫnnày, các nhà quản lý cấp thấp hơn sẽ quyết định tình huống nào là chấp nhận, ngănchặn hay giảm thiểu, hoặc né tránh rủi ro Ví dụ, đối với quy trình kiểm soát hoạtđộng truy cập dữ liệu, để ngăn chặn người không có thẩm quyền truy cập, nhà quản
lý có thể cân nhắc phương án sau:
+ Chấp nhận rủi ro: Không tiến hành hoạt động kiểm soát nào Nhà quản trị
có thể chấp nhận rủi ro này khi tác động ảnh hưởng các truy cập không được phépnày là không có ý nghĩa (các dữ liệu truy cập không nhạy cảm, chi phí bỏ ra cho cáchoạt động kiểm soát rủi ro kiểu này lớn hơn tổn thất do rủi ro này gây ra)
+ Ngăn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro: Thiết lập các hoạt động – Nhà quản trịkhông chấp nhận cấp độ rủi ro này bởi các tài liệu chứa các thông tin mật, có giá trị
Vì thế nhà quản trị nên tiến hành các hoạt động kiểm soát nhằm ngăn chặn hoặcgiảm thiểu rủi ro ở mức độ chấp nhận được
+ Tránh né rủi ro: Không tiến hành hoạt động nghiệp vụ này Một khi dữ liệucho phép truy cập quá nhạy cảm hoặc kiểm soát việc truy cập dữ liệu quá tốn kém,nhà quản trị có thể từ chối, không tiến hành nghiệp vụ này
* Các hoạt động kiểm soát
Các hoạt động kiểm soát là những công cụ giúp nhận dạng, ngăn chặn, giảmthiểu rủi ro làm ảnh hưởng đến việc hoàn thành mục tiêu của tổ chức Các hoạtđộng kiểm soát này phải có tính hữu hiệu và hiệu quả Những hoạt động kiểm soát
có thể gộp thành hai nhóm chính đó là kiểm soát phòng ngừa và kiểm soát pháthiện Kiểm soát phòng ngừa được thể hiện ở việc thiết lập những chính sách và thủtục mang tính chuẩn mực, phân công trách nhiệm hợp lý và ủy quyền, phê duyệt
Trang 35Kiểm soát phát hiện được thể hiện dưới dạng thực hiện báo cáo đặc biệt, đối chiếuhay kiểm tra định kỳ.
Những hoạt động kiểm soát được thể hiện dưới dạng các chính sách và thủtục nhằm đảm bảo rằng định hướng của lãnh đạo được thực thi Hoạt động kiểmsoát cũng đảm bảo rằng những biện pháp cần thiết được đưa ra để xử lý những rủi
ro làm ảnh hưởng đến quá trình đạt mục tiêu của đơn vị Các hoạt động kiểm soát
có mặt ở mọi cấp độ tổ chức của các đơn vị, các tổ chức
Những chính sách, thủ tục kiểm soát được xây dựng trên các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc phân công, phân nhiệm: theo nguyên tắc này quyền hạn và tráchnhiệm cần được phân chia cho nhiều người trong một bộ phận hoặc nhiều bộ phậnkhác nhau trong một tổ chức Việc thực hiện đảm bảo được nguyên tắc này đơn vị
sẽ tránh được việc một cá nhân, bộ phận toàn quyền thực hiện một công việc,nghiệp vụ kinh tế từ đầu đến cuối Vì sẽ có sự giám sát lẫn nhau giữa các bộ phận
và cá nhân, ngăn ngừa được các tiêu cực có thể phát sinh, đồng thời thúc đẩy năngsuất làm việc cao hơn
- Phân chia trách nhiệm theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm: nguyên tắc này đòihỏi sự tách biệt về trách nhiệm đối với một số công việc nhằm ngăn ngừa các hànhđộng lạm dụng quyền hạn để tham ô tài sản của đơn vị và dễ nhận ra sự sai sót hoặcgian lận Không được bố trí kiêm nhiệm giữa các công việc có liên quan với nhaucho cùng một cá nhân thực hiện như tách biệt chức năng phê chuẩn, hạch toán muabán bảo quản tài sản hoặc chức năng thực hiện với chức năng kiểm soát
- Phải uỷ quyền cho người có thẩm quyền phê chuẩn các nghiệp vụ một cáchthích hợp: sự phân quyền cho các cấp và xác định rõ thẩm quyền phê chuẩn củatừng người sẽ giúp cho các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh tiến triển tốt đẹp hơnđồng thời giúp nhà quản lý kiểm soát, hạn chế được sự tùy tiện khi giải quyết côngviệc
* Thông tin và truyền thông
Thông tin được thu thập bên trong và bên ngoài đơn vị nhằm cung cấp cholãnh đạo với những nội dung về hoạt động của đơn vị liên quan đến những mục tiêu
Trang 36đã được đề ra Một hệ thống thông tin được thế kế và vận hành tốt sẽ cung cấpthông tin tin cậy, chính xác và kịp thời, để trợ giúp người được cung cấp thông tinhoàn thành trách nhiệm một cách hiệu quả và hữu hiệu Một trong các yếu tố cơ bảncủa hệ thống thông tin đơn vị là hệ thống kế toán Một hệ thống kế toán hữu hiệuphải bảo đảm cho các mục tiêu sau đây sẽ được thực hiện:
- Tính có thực: chỉ ghi chép các nghiệp vụ có thực, không ghi chép cácnghiệp vụ kinh tế giả tạo vào sổ sách
- Tính đầy đủ: không loại bỏ, giấu bớt hay để ngoài sổ sách về bất kỳ nghiệp
vụ kinh tế phát sinh nào
- Sự đánh giá: không để sai phạm trong việc tính toán, hay áp dụng các chínhsách kế toán
- Sự phân loại: đảm bảo số liệu được phân loại theo đúng hệ thống tài khoản
và ghi nhận đúng đắn vào các sổ sách kế toán có liên quan
- Chuyển sổ và tổng hợp chính xác
Việc trao đổi thông tin phải được thực hiện đầy đủ, đúng lúc xuyên suốt trongtoàn bộ đơn vị Những kênh truyền thông cởi mở, hữu hiệu cần được thiết lập giữađơn vị với khách hàng, nhà cung cấp và các đối tác khác nhằm trao đổi thông tin,đồng thời giúp nhà quản trị có được sự phản hồi cần thiết để đánh giá hệ thống kiểmsoát của mình
* Giám sát
Giám sát là xem xét lại kết quả đạt được của từng hoạt động và nghiệp vụphát sinh, qua đó đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát Giám sát đượcthực hiện thông qua các hình thức như:
- Giám sát thường xuyên
- Đánh giá độc lập
- Báo cáo những sai xót
Việc giám sát là trách nhiệm của mọi người trong tổ chức Tùy thuộc vào vịtrí mà trách nhiệm và nội dung giám sát sẽ khác nhau, ví dụ:
- Đối với nhân viên: giám sát công việc của chính họ để đảm bảo công việc
Trang 37được tiến hành đúng Họ phải khắc phục các lỗi xảy ra trước khi chất lượng côngviệc được kiểm tra lại ở cấp cao hơn Nhà quản lý nên đào tạo nhân viên các nghiệp
vụ kiểm soát hoạt động và khuyến khích họ thông báo bất kỳ điều không thông lệnào
- Đối với người quản lý trực tiếp: Người quản lý trực tiếp nên giám sát toàn
bộ các hoạt động và nghiệp vụ phát sinh trong bộ phận của mình nhằm đảm bảo cácnhân viên thực hiện đúng công việc, đảm bảo bộ phận hoàn thành mục tiêu đượcgiao
Tóm lại, toàn bộ 5 yếu tố trên tạo thành một nền tảng vững chắc cho hệ thốngkiểm soát Hoạt động kiểm soát góp phần tạo lập được một văn hóa công sở chútrọng đến tính chịu trách nhiệm Những hoạt động kiểm soát và những cơ chế tươngứng sẽ được chủ động thiết lập nhằm đối phó và hạn chế những rủi ro trọng yếu
Tóm lại, kiểm soát vốn đầu tư XDCB là vấn đề kinh tế (kinh tế học hành vi,
kinh tế tài chính, kinh tế tiền tệ, kinh tế học phúc lợi cộng đồng….), và nội dungquản lý thanh toán vốn đầu tư XDCB của cơ quan Kho bạc có vai trò quan trọngtrong quản lý kiểm soát dự án, tác động tích cực đến hiệu quả dự án đầu tư Nếuviệc quản lý kiểm soát thanh toán vốn không đầy đủ, kịp thời theo tiến độ thực hiện
dự án và diễn biến thực tế thì thời gian thi công bị kéo dài, chất lượng công trình sẽ
ít nhiều bị suy giảm và chi phí có thể gia tăng…tất cả những vấn đề trên phần nhiềuphụ thuộc vào việc thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong toàn bộ hoạtđộng đầu tư, đảm bảo đủ tư liệu phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thựchiện dự án của tất cả các cơ quan liên quan Đồng thời, nguyên tắc giải trình phảiđược các cơ quan: cấp trên chủ đầu tư, tài chính, Kho bạc (quản lý thanh toán vốn)
và đặc biệt là chủ đầu tư, người sử dụng vốn thực hiện đầy đủ, trung thực
Trang 381.1.2.4 Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản
Để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, KBNN các cấpluôn phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, giám sát, chi trả vàquản lý kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản như sau:
* Đối với Chủ đầu tư:
Chủ đầu tư trong các dự án Nhà nước không phải là người trực tiếp bỏ vốnđầu tư mà người bỏ vốn đầu tư là Nhà nước, còn Chủ đầu tư chỉ là người đại diệnhợp pháp của người bỏ vốn đầu tư Chủ đầu tư được xác định ngay từ khi lập báocáo đầu tư Chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án đầu tư, xác định rõ nguồn vốn đầu tư,thực hiện các thủ tục đầu tư để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức đấu thầu(đối với các dự án phải đấu thầu), thực hiện ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng
đã ký Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án phải thành lập Ban quản lý dự án để thựchiện dự án Chủ đầu tư được yêu cầu các cơ quan hữu quan của Nhà nước công bốcông khai các quy định có liên quan đến công việc đầu tư như quy hoạch xây dựng,đất đai, tài nguyên, nguồn điện, nước, giao thông vận tải, môi trường sinh thái,phòng chống cháy nổ, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, an ninh, quốc phòng,
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định, tiếp nhận và sử dụngvốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả Chấp hành đúng quyđịnh của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tư phát triển
Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện vốn tạm ứng của các nhà thầu,phải kiểm tra trước, trong và sau khi thực hiện ứng vốn cho các nhà thầu
Chủ đầu tư bố trí đủ vốn trong kế hoạch hàng năm để mua bảo hiểm côngtrình xây dựng theo quy định
Thực hiện việc nghiệm thu khối lượng, lập hồ sơ thanh toán và đề nghị thanhtoán cho nhà thầu theo thời gian quy định của hợp đồng
Tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện,định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình và giá trị đềnghị thanh toán; đảm bảo tính chính xác, trung thực, hợp pháp của các số liệu, tài
Trang 39liệu trong hồ sơ cung cấp cho KBNN và các cơ quan chức năng của Nhà nước.Báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định cho cơ quan quyết định đầu tư và các cơquan Nhà nước có liên quan; cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu theo quy định cho KBNN và
cơ quan Tài chính để phục vụ cho công tác quản lý và thanh toán vốn; Chịu sự kiểmtra của cơ quan Tài chính và cơ quan quyết định đầu tư về tình hình sử dụng vốn đầu
tư và chấp hành chính sách, chế độ tài chính đầu tư phát triển của Nhà nước
Thực hiện kế toán đơn vị Chủ đầu tư; quyết toán vốn đầu tư theo quy địnhhiện hành
Được yêu cầu thanh toán vốn khi có đủ điều kiện và yêu cầu KBNN trả lời vàgiải thích những điểm thấy chưa thoả đáng trong việc thanh toán vốn
* Đối với các cơ quan chức năng khác:
Đầu tư XDCB liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành Đối với địa phươnggồm Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc trungương và các Sở, ban, ngành có liên quan như Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính,…tùy theo chức năng nhiệm vụ được Nhà nước giao mà thực hiện việc nghiên cứuban hành cơ chế chính sách, chế độ xây dựng, đơn giá, định mức, tiêu chuẩn kinh tế
- kỹ thuật xây dựng thuộc lĩnh vực quản lý để thực hiện thống nhất trong cả nước.Đối với các Bộ quản lý chuyên ngành nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách, địnhmức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá theo từng chuyên ngành Các Bộ, ngành khác thuộctrung ương và địa phương thì theo chức năng nhiệm vụ được Nhà nước giao màthực hiện phối hợp với KBNN trong việc quản lý đầu tư XDCB thuộc phạm vị mìnhđảm nhận như trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư hoặc phê duyệtquyết định đầu tư thuộc thẩm quyền quản lý; duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán,trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoặc duyệt quyết toán vốnđầu tư thuộc thẩm quyền; chỉ đạo các Chủ đầu tư thực hiện đầu tư nhất là thực hiệnđấu thầu trong xây dựng
1.2 NỘI DUNG CỦA KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Kiểm soát chi đầu tư XDCB là quá trình các cơ quan có thẩm quyền thực
Trang 40hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi đầu tư XDBC theo các chínhsách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định trên cơ sở nhữngnguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng thời kỳ nhấtđịnh.
Kiểm soát chi đầu tư XDCB là việc kiểm tra, xem xét các căn cứ, điều kiệncần và đủ theo quy định của Nhà nước để xuất quỹ NSNN chi trả theo yêu cầu củachủ đầu tư các khoản kinh phí thực hiện dự án theo các chính sách, chế độ, địnhmức chi tiêu do Nhà nước quy định dựa trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức vàphương pháp quản lý tài chính trong từng thời kỳ
Trong giai đoạn hiện nay Kho bạc Nhà nước thực hiện chức năng này theoChỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cườngquản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, Thông tư số
08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Thông tư số 52/2018/TT-
BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số BTC ngày 18/01/2016 và Quyết định số 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 về Quytrình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trongnước qua hệ thống KBNN
08/2016/TT-1.2.1 Kiểm soát thông báo kế hoạch vốn chi đầu tư xây dựng cơ bản
Kiểm tra về tính chính xác, khớp đúng với chỉ tiêu được cấp có thẩm quyềngiao về: Tổng kế hoạch vốn đầu tư, danh mục dự án; tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn(vốn trong nước, vốn ngoài nước; cơ cấu ngành, lĩnh vực; theo nhiệm vụ); mức vốnđược giao của từng dự án (nếu có) Kiểm tra việc đảm bảo thủ tục đầu tư theo quyđịnh của các dự án được giao vốn
Đối với dự án do các Bộ, ngành quản lý:
Sau khi nhận được văn bản phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư của các Bộ,ngành trung ương theo quy định, Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra phân bổ Trườnghợp phát hiện việc phân bổ vốn không đúng các nội dung tại Điểm a Khoản 6 Điềunày, trong phạm vi 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, Bộ Tài chính