1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước nam trà my, tỉnh quảng nam

106 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Tại Kho Bạc Nhà Nước Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam
Tác giả Phan Thị Minh Phương
Người hướng dẫn PGS.TS. Phan Thanh Hải
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán
Năm xuất bản 2020
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 6,4 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài NSNN được coi là huyết mạch của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cho sự phát triển nhanh và bền vững. Kho bạc Nhà nước đã qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển, công tác Kiểm soát chi Ngân sách nhà nước là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của KBNN. Nhiệm vụ đó được Chính phủ, Bộ Tài chính và chính quyền địa phương đánh giá, nhìn nhận và yêu cầu quản lý ngày càng cao. Công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN đã có những chuyển biến tích cực, cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN đã từng bước được hoàn thiện, ngày một chặt chẽ. Kết quả của thực hiện cơ chế KSC đã góp phần quan trọng trong việc SDNS ngày càng hiệu quả hơn. Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế, quy trình KSC cũng đã có những đổi mới và mang lại những hiệu quả bước đầu quan trọng. Quy trình KSC thường xuyên tại KBNN đã được thực hiện theo đúng quy định của luật NSNN, tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: về mặt pháp lý, hệ thống các văn bản quản lý chi NSNN còn nhiều bất cập, một số quy định thiếu chặt chẽ, còn nhiều sơ hở dễ bị lợi dụng, thất thoát lãng phí, chưa tạo sự chủ động cho các ĐVSDNS trong sử dụng kinh phí. Bên cạnh đó, việc phân công nhiệm vụ KSC trong hệ thống KBNN còn bất cập, quy trình xử lý hồ sơ, chứng từ còn phức tạp và thông qua nhiều công chức nghiệp vụ, gây ảnh hưởng đến thời gian xử lý theo quy định. Năm 2017 được coi là năm của nhiều cải cách đổi mới về hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến NSNN. Cụ thể là sự ra đời của luật NSNN năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01012017 – đây là đạo luật quan trọng tạo bước ngoặt trong quản lý NSNN theo hành lang pháp lý mới đầy đủ và đồng bộ hơn. Từ đó, đã đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi hoạt động KSC NSNN nói chung, NSX qua hệ thống KBNN nói riêng cần phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hơn nữa nhằm nâng cao tính hiệu quả và hiệu lực; đảm bảo cho chính quyền cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước, góp phần phát triển KTXH trên địa bàn.

Trang 1

PHAN THỊ MINH PHƯƠNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC NAM

TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành : Kế toán

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN THANH HẢI

ĐÀ NẴNG, 2020

Trang 2

nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác tại đơn vị và cũng với sự nỗ lực cốgắng của bản thân.

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin được tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy, Côgiáo trường Đại học Duy Tân đã nhiệt tình truyền những kiến thức hữu ích trongthời gian qua, tạo tiền đề và nền tảng cho quá trình nghên cứu Đặc biệt, tôi xinchân thành cám ơn đến PGS.TS Phan Thanh Hải là người trực tiếp hướng dẫnkhoa học và đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hòanthành luận văn này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo và anh chị, em đồngnghiệp tại KBNN Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã nhiệt tình hỗ trợ cung cấpthông tin, nguồn số liệu để tôi nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng và đưa

ra các giải pháp hữu ích cho luận văn này

Mặc dù bản thân đã cố gắng nhưng luận văn không thể không tránh khỏinhững khuyết điểm, rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của quý Thầy,

Cô, bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn trong thời gian tới

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Phan Thanh Hải trực tiếp hướng dẫn.

Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực, chính xác và có nguồngốc từ các tài liệu do KBNN Nam Trà My cung cấp qua các năm 2016-2018.Các kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng với các công trình khoa họckhác đã công bố

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này./

Tác giả luận văn

Phan Thị Minh Phương

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Bố cục của luận văn 5

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TRONG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 10

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NSNN 10

1.1.1 Khái niệm NSNN 10

1.1.2 Chu trình quản lý chi NSNN 11

1.1.3 Quản lý chi Ngân sách Nhà nước, đối tượng, mục tiêu quản lý chi Ngân sách Nhà nước 13

1.1.4 Kiểm tra, kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước 14

1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 14

1.2.1 Khái niệm chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước 14

1.2.2 Vai trò của chi thường xuyên ngân sách Nhà nước 15

1.2.3 Đặc điểm của chi thường xuyên Ngân sách nhà nước 15

1.2.4 Phân loại chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước 16

1.3 NỘI DUNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 18

1.3.1 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên 19

1.3.2 Nội dung công tác kiểm soát chi thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệp 21

Trang 5

SỐ KBNN HUYỆN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG 26

1.4.1 Kiểm soát chi NSNN của KBNN Thừa Thiên Huế 26

1.4.2 Kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN Quảng Ngãi 27

1.4.3 Kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN Khánh Hòa 27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC NAM TRÀ MY 30

2.1 TỔNG QUAN VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC NAM TRÀ MY 30

2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển, chức năng nhiệm vụ của KBNN Nam Trà My 30

2.1.2 Sơ đồ bộ máy của KBNN Nam Trà My 33

2.1.3 Đối tượng chịu sự quản lý và quy trình giao dịch của KBNN Nam Trà My .34

2.1.4 Đặc điểm công tác kế toán tại KBNN Nam Trà My 40

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC NAM TRÀ MY 44

2.2.1.Tình hình thực hiện chi thường xuyên tại KBNN Nam Trà My giai đoạn 2016 -2018 44

2.2.2.Thực trạng quy trình kiểm soát và nhận diện rủi ro trong kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN Nam Trà My 46

2.2.3.Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN Nam Trà My .50

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI KBNN NAM TRÀ MY 67

Trang 6

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 74 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT 75 CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC 75 NAM TRÀ MY 75 3.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC NAM TRÀ MY 75 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC NAM TRÀ MY 76

3.2.1 Hoàn thiện quy trình và công tác nhận diện rủi ro trong kiểm soát chithường xuyên tại KBNN Nam Trà My 763.2.2 Hoàn thiện kiểm soát các khoản chi thường xuyên 793.2.3 Một số các giải pháp khác 84

3.3 KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KSC THƯỜNG XUYÊN TẠI KBNN NAM TRÀ MY 86 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 88 KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

BCQT Báo cáo quyết toán

KSC Kiểm soát chi

KT-XH Kinh tế- xã hội

SDNS Sử dụng ngân sách

Trang 8

2.1 Tổng hợp nguồn kinh phí chi thường xuyên của KBNN Nam Trà My

2.1 Số liệu KSC nhóm chi thanh toán cá nhân từ năm 2016-2018 562.2 Số liệu KSC nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn từ năm 2016-2018 622.3 Số liệu KSC nhóm chi mua sắm tài sản từ năm 2016-2018 642.4 Số liệu KSC theo nhóm mục chi khác từ năm 2016-2018 662.5 Số liệu KSC theo nhóm mục chi thường xuyên NSNN qua KBNN

Trang 9

sơ đồ

1.1 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên 20

2 .Mô hình tổ chức bộ máy của KBNN Nam Trà My 332.2 Quy trình KS thu/chi NSNN đối với các đơn vị

SDNS

352.3 Sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ 41

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

NSNN được coi là huyết mạch của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trongviệc thúc đẩy cho sự phát triển nhanh và bền vững

Kho bạc Nhà nước đã qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển, công tácKiểm soát chi Ngân sách nhà nước là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của KBNN.Nhiệm vụ đó được Chính phủ, Bộ Tài chính và chính quyền địa phương đánhgiá, nhìn nhận và yêu cầu quản lý ngày càng cao Công tác KSC thường xuyênNSNN qua KBNN đã có những chuyển biến tích cực, cơ chế KSC thườngxuyên NSNN qua KBNN đã từng bước được hoàn thiện, ngày một chặt chẽ Kếtquả của thực hiện cơ chế KSC đã góp phần quan trọng trong việc SDNS ngàycàng hiệu quả hơn

Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế, quy trìnhKSC cũng đã có những đổi mới và mang lại những hiệu quả bước đầu quantrọng Quy trình KSC thường xuyên tại KBNN đã được thực hiện theo đúng quyđịnh của luật NSNN, tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: về mặtpháp lý, hệ thống các văn bản quản lý chi NSNN còn nhiều bất cập, một số quyđịnh thiếu chặt chẽ, còn nhiều sơ hở dễ bị lợi dụng, thất thoát lãng phí, chưa tạo

sự chủ động cho các ĐVSDNS trong sử dụng kinh phí Bên cạnh đó, việc phâncông nhiệm vụ KSC trong hệ thống KBNN còn bất cập, quy trình xử lý hồ sơ,chứng từ còn phức tạp và thông qua nhiều công chức nghiệp vụ, gây ảnh hưởngđến thời gian xử lý theo quy định

Năm 2017 được coi là năm của nhiều cải cách đổi mới về hệ thống các vănbản pháp lý liên quan đến NSNN Cụ thể là sự ra đời của luật NSNN năm 2015

có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017 – đây là đạo luật quan trọng tạo bước ngoặttrong quản lý NSNN theo hành lang pháp lý mới đầy đủ và đồng bộ hơn Từ đó,

đã đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi hoạt động KSC NSNN nói chung, NSX

Trang 11

qua hệ thống KBNN nói riêng cần phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hơn nữanhằm nâng cao tính hiệu quả và hiệu lực; đảm bảo cho chính quyền cơ sở thựchiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.Ngoài ra, việc thực hiện Đề án “Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản c

hi NSNN qua KBNN” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của hệthống KBNN năm 2017 Từ đó đã tạo nên những thay đổi căn bản về cơ cấu theohướng tinh gọn hơn; quy trình KSC và luân chuyển chứng từ nội bộ thay đổi theohướng tích cực Tuy nhiên, thời gian áp dụng tại KBNN Nam Trà My còn ít, độingũ công chức trực tiếp làm nghiệp vụ KSC còn nhiều bở ngỡ trong việc tiếp cậnquy trình làm việc cũng như vị trí công việc mới, quy trình nghiệp vụ bước đầutriển khai còn một số điểm vướng mắc đã phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả côngviệc tại những thời điểm ban đầu triển khai Hơn nữa, KBNN Nam Trà My là mộttrong những KBNN miền núi trực thuộc KBNN Quảng Nam, với điều kiện vị tríđịa lý khó khăn, việc tiếp cận và triển khai những văn bản và quy trình mới gặpnhiều trở ngại, đặc biệt là trình độ kế toán của các ĐVSDNS còn thấp, cũng phầnnào ảnh hưởng đến quá trình thực hiện, dẫn đến chất lượng công tác KSC thườngxuyên còn chưa cao

Xuất phát từ thực tiễn đó với mong muốn nâng cao hiệu quả công tácKSC thường xuyên NSNN qua hệ thống KBNN nói chung và KBNN Nam Trà

My nói riêng, tác giả đã lựa chọn đề tài : “Hoàn thiện công tác Kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam” nhằm góp

phần làm rõ cơ chế quản lý và nâng cao hiệu quả KSC NSNN thông qua hệthống KBNN trên địa bàn huyện Nam Trà My

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động kiểm soát chi thường xuyên tạiKBNN Nam Trà My, làm rõ những kết quả, những hạn chế trong hoạt động kiểm

Trang 12

soát chi thường xuyên tại KBNN Nam Trà My và đưa ra các khuyến nghị hoànthiện kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN cấp huyện, góp phần phục vụ côngtác quản lý, điều hành việc sử dụng kinh phí trên địa bàn huyện đúng mục đích,tiết kiệm và có hiệu quả

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động kiểm soát chi thường xuyên tại

hệ thống KBNN;

- Phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát chi thường xuyên tại KBNNNam Trà My, làm rõ những kết quả, những hạn chế và nguyên nhân gây ranhững hạn chế đó;

- Nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị hoàn thiện kiểm soát chi thườngxuyên tại KBNN Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN Nam Trà My, tỉnh QuảngNam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu công tác kiểm soát cáckhoản chi (KSC) thường xuyên tại KBNN như các đơn vị sự nghiệp khác (kiểmsoát nội bộ) Các công tác kiểm soát các khoản chi thường xuyên của các đơn vị

sự nghiệp khác trên địa bàn qua KBNN không thuộc phạm vi nghiên cứu củaluận văn

- Về không gian: Nghiên cứu hoạt động về công tác KSC thường xuyên t

ại KBNN Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

- Về thời gian: Nghiên cứu thực tiễn hoạt động KSC thường xuyên tạiKBNN Nam Trà My giai đoạn 2016-2018 Các giải pháp áp dụng từ năm 2020đến 2023

Trang 13

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Để nghiên cứu về thực tiễn hoạt động KSC thường xuyên, luận văn sửdụng nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn khác nhau như :

+ Số liệu minh họa, dẫn chứng được từ tổng hợp từ các báo cáo năm 2016, 2017, 2018 (Báo cáo thu NSNN, báo cáo chi NSNN, báo cáo tình hình sửdụng dự toán, báo cáo số liệu từ chối thanh toán…) Các tư liệu về hoạt độngkiểm soát chi thường xuyên tại KBNN đã được đăng tải trên các sách báo, tạpchí, các báo cáo tổng kết, kết quả các cuộc điều tra của các tổ chức, các bài viếtcủa các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, các tài liệu đăng tải trên cácphương tiện thông tin đại chúng

+ Các báo cáo đánh giá sơ kết, tổng kết tình hình hoạt động

+ Các hồ sơ trực tiếp kiểm soát chi thường xuyên gồm: chứng từ, bảng kêchứng từ thanh toán, danh sách đối tượng hưởng, …

4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Tác giả đề tài sử dụng các phương pháp diều tra, tổng hợp thống kê kếthợp với phương pháp so sánh đối chiếu dữ liệu để có những đánh giá, nhận định

về hoạt động KSC thường xuyên tại KBNN Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, từ

đó rút ra những kết luận và đề xuất các giải pháp, kiến nghị Cụ thể:

- Tổng hợp lý luận: Nghiên cứu các tài liệu liên quan về hoạt động KSCthường xuyên tại KBNN của các luận văn Thạc sỹ được bảo vệ tại trường Đạihọc Duy Tân, các bài báo khoa học trong các tạp chí, giáo trình tham khảo củacác tác giả trong và ngoài nước; chọn lọc, tổng hợp liên kết từng mặt, từng bộphận thông tin để đưa ra hệ thống cơ sở lý luận về hoạt động KSC thường xuyên

- Phương pháp thu thập dữ liệu:

Thu thập dữ liệu thứ cấp Để nghiên cứu về thực tiễn hoạt động KSC

Trang 14

thường xuyên tại KBNN Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, luận văn sử dụngnguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn và các lĩnh vực có liên quan.

- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

+ Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các dữ liệu nhằm phân tíchnhững nội dung chủ yếu của đề tài, phân tích số liệu thống kê từ nhiều nguồn để rút

ra những nhận xét, đánh giá mang tính khái quát cao làm nổi bật những nội dungchính của luận văn Trên cơ sở chuỗi số liệu thu thập được từ năm 2016 đến năm 201

8, luận văn sẽ phân tích và đưa ra những tiêu chí nhằm đánh giá kết quả hoạt động KSC thường xuyên tại KBNN

+ Thống kê, đối chiếu và so sánh dữ liệu thu thập qua các năm trong phạm

vi nghiên cứu, so sánh các chỉ số qua các năm, so sánh chéo với các kết quảnghiên cứu trong và ngoài nước để rút ra những nhận xét chung, đánh giá cơ bản

5 Bố cục của luận văn

Luận văn được kết cấu gồm 3 chương với nội dung như sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận về KSC thường xuyên NSNN tại KBNN

Chương 2 Thực trạng công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Chương 3 Giải pháp hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Chi NSNN, một công cụ của chính sách tài chính quốc gia có tác động rấtlớn đối với sự phát triển của nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội; đối vớinước ta, chi NSNN thể hiện vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình xây dựngđất nước; đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, quá trình sử dụng NSNN đã có sựtác động tích cực và cả tiêu cực đối với nền kinh tế, nhất là quá trình chuyển đổinền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết củanhà nước Vì vậy, vấn đềkiểm soát chi thường xuyên trở thành đối tượng nghiên

Trang 15

cứu phổ biến trong các đề tài khoa học Có thể khái quát qua tình hình nghiêncứu liên quan đến nội dung này trong thời gian gần đây như sau:

- Luận văn cao học: “Hoàn thiện kiểm soát chi thường tại KBNN Cẩm Lệ,

TP Đà Nẵng” của Nguyễn Thị Hoài Thi (2016) Luận văn đã nghiên cứu thực

trạng KSC thường xuyên tại địa bàn quậnh để đề xuất các giải pháp hoàn thiệnnhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách trong thời gian tới Tuy nhiên,những nội dung văn bản mà luận văn đề cập tới hiện nay đã thay đổi và luận vănchỉ đề cập tới công tác KSC thường xuyên

- Luận văn cao học: “Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách xã

phường trên địa bàn thành phố Quy Nhơn” của tác giả Khúc Thừa Phụng (2014

).Trên cơ sở phân tích, hệ thống hóa lý luận về chi NSNN và quản lý chi ngânsách cấp xã, luận văn tập trung phân tích làm rõ thực trạng quản lý chi ngân sáchcấp xã trên địa bàn thành phố Quy Nhơn; từ đó rút ra nguyên nhân và đề xuấtmột số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý chiNgân sách cấp xã trên địa bàn thành phố Quy Nhơn trong thời gian tới

- Luận văn nghiên cứu: “Hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN

qua KBNN Cẩm Lệ” của tác giả Huỳnh Vũ (2014)

+ Ưu điểm: Đề tài nghiên cứu làm rõ thêm những vấn đề lý luận về chithường xuyên NSNN, về KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Phân tích thựctrạng công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Cẩm Lệ, đánh giá những kết quả đạt được, cũng như những tồn tại và nguyên nhân Từ đó đưa ra nhữngkiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN quaKBNN Cẩm Lệ

- Luận văn “Hoàn thiện phương thức quản lý chi NSNN ở Việt Nam hiện

nay” của tác giả Nguyễn Ngọc Hà (2012) Đề tài đã hoàn thiện về mặt nhận

thức lý luận cũng như tìm các giải pháp để quản lý và sử dụng nguồn lực tàichính công phù hợp và có tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội một

Trang 16

cách bền vững và đảm bảo công bằng xã hội Tập trung làm rõ luận cứ, nhữngnội dung cơ bản của phương thức quản lý NSNN, kinh nghiệm cải cách của cácnước, từ đó đánh giá một cách khách quan những cải cách phương thức quản lýNSNN, đánh giá khả năng và đề xuất hướng, lộ trình cải cách phương thức quản

lý NSNN trong thời gian tới thực sự có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn

Kết quả nghiên cứu đề tài đã giúp cho tác giả tổng hợp được các vấn đề cơbản về phương thức quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra; thực trạng cải cáchphương thức quản lý chi NSNN của nước ta thời gian qua và khả năng ứng dụngphương thức quản lý chi NSNN trên cơ sở đầu ra ở Việt Nam

- Luận văn “Hoàn thiện công tác KSC thường xuyên qua KBNN Khánh

Hòa” của tác giả Đỗ Thị Thu Trang (2015) Đề tài nghiên cứu thực trạng công

tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Khánh Hòa, cũng như yêu cầu đổimới của công tác quản lý NSNN trong thời gian tới nhằm đưa ra các giải pháphoàn thiện công tác KSC NSNN qua KBNN Khánh Hòa, đáp ứng được yêu cầuhiện đại hóa công tác quản lý, điều hành NSNN, phù hợp với quá trình cải cáchtài chính công, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế

Đề tài đi sâu nghiên cứu công tác KSC NSNN qua KBNN Khánh Hòa trên

cơ sở tiếp cận công tác KSC theo yêu cầu đổi mới cải cách tài chính công vàkiểm soát chi tiêu công của các nước tiên tiến để đưa ra các giải pháp nhằm hoànthiện công tác KSC NSNN qua KBNN theo hướng hiệu quả, đáp ứng yêu cầucải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý NSNN, tạo điều kiện thuận lợi nhấtcho các đơn vị sử dụng NSNN, đồng thời phù hợp xu thế hội nhập quốc tế Luậnvăn phân tích và đánh giá thực trạng KSC thường xuyên NSNN qua KBNN ĐắkLắc Từ những hạn chế còn tồn tại, luận văn đã đề ra những giải pháp nhằm đảmbảo sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, góp phầnhoàn thiện công tác quản lý điều hành NSNN phù hợp với quá trình cải cách.Tuy nhiên, một số nội dung nghiên cứu đã không còn phù hợp với các quy định

Trang 17

KSC hiện nay, nên cần nghiên cứu bổ sung cho hoàn thiện Bên cạnh đó, đề tàichỉ đề cập đến công tác KSC thường xuyên cấp huyện.

- Luận văn cao học: “Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư

xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Đắk GLong, tỉnh Đắk Nông” của Lê

Xuân Minh (2017) Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác kiểm soát thanhtoán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN Đắk GLong, tỉnh Đắk Nông giaiđoạn 2014-2016 Từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soátthanh toán vốn đầu tư qua KBNN, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản

lý, điều hành NSNN Tuy nhiên, các văn bản pháp lý và một số nội dung nghiêncứu đã không còn phù hợp với các quy định hiện nay Mặt khác, đề tài chỉ đề cậpdến công tác kiểm soát thanh toán chi đầu tư xây dựng cơ bản cấp huyện

Từ các công trình được khảo sát trên đây, khoảng trống nghiên cứu có thểđược tổng hợp, khái quát như sau:

Mặc dù vấn đề KSC có được đề cập trong nhiều Luận văn cao học, nhưngchỉ đề cập đến chung đến lĩnh vực KSC thường xuyên qua KBNN; còn khá ít đềtài trình bày công tác KSC thường xuyên tại KBNN đặc biệt là KBNN cấphuyện, xã

Các giải pháp mà các luận văn, bài báo khoa học đưa ra còn chung chung,thiếu tính cụ thể và chưa mang tính cập nhật cao vì đã có nhiều thay đổi trong cơchế quản lý, quy trình KSC Những đề tài được khảo sát trên đây được thực hiện

ở những địa phương và nằm trong những giai đoạn khác nhau, thực tế hiện naytrên địa bàn huyện Nam Trà My, chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoạt động KSCthường xuyện tại KBNN nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, cũng như chưa cónhững nghiên cứu cập nhật dữ liệu đến thời điểm hiện nay Hơn nữa, cách tiếpcận của các đề tài cũng hết sức đa dạng nên nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiêncứu

Trang 19

Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển thì: “NSNN là mộtvăn kiện tài chính mô tả các khoản thu, chi của Chính Phủ, được thiết lập hàngnăm”.

Theo các nhà nghiên cứu kinh tế hiện đại thì cho rằng: “NSNN là bảng liệt

kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của Nhà nước”.NSNN là phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử Sự hình thành và pháttriển của NSNN gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa -tiền tệ trong các phương thức sản xuất của các cộng đồng và Nhà nước của từngcộng đồng Hay nói cách khác, sự ra đời của Nhà nước, sự tồn tại của kinh tếhàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển củaNSNN

NSNN luôn gắn liền với Nhà nước, nó được dùng để chỉ các khoản thunhập và các khoản chi tiêu của Nhà nước được thể chế hóa bằng pháp luật Chođến nay, các Nhà nước khác nhau đều tạo lập và sử dụng NSNN

Tuy còn có nhiều ý kiến khác nhau nhưng nội dung khái niệm NSNN thểhiện ở các điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất: NSNN là bản dự toán thu, chi tài chính của Nhà nước trong một

khoảng thời gian nhất định, thường là một năm

Thứ hai: NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, là kế hoạch tài chính

cơ bản của Nhà nước

Thứ ba: NSNN là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình Nhà

nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau

Các ý kiến trên xuất phát từ cách tiếp cận vấn đề khác nhau và có yếu tốhợp lý song chưa đầy đủ Khái niệm NSNN là khái niệm trừu tượng, nhưngNSNN là một hoạt động tài chính cụ thể của Nhà nước; vì vậy, nó phải thể hiệnđược nội dung kinh tế - xã hội (KT-XH) của NSNN, phải được xem xét trên cácmặt hình thức, thực thể và quan hệ kinh tế chứa đựng trong NSNN

Trang 20

Ở Việt Nam hiện nay, Luật NSNN (số 83/2015/QH13) thông qua tại kỳ

họp thứ 9 Quốc Hội khóa XIII, ngày 25/6/2015 định nghĩa: “NSNN là toàn bộ

các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.

1.1.2 Chu trình quản lý chi NSNN

Chu trình quản lý chi NSNN được hiểu là một vòng tròn khép kín lặp đi lặplại từ khâu lập dự toán chi NSNN, chấp hành dự toán đến quyết toán chi NSNN

+ Dự toán chi NSNN đã được phê chuẩn trở thành các chỉ tiêu pháp lệnh,các cơ quan nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách các cấp khi nhận được sốphân bổ về Ngân sách có trách nhiệm giao nhiệm vụ cho các đơn vị dự toán trựcthuộc bảo đảm đúng với dự toán ngân sách được phê duyệt, không một tổ chức,

cá nhân nào được thay đổi nhiệm vụ chi ngân sách đã được phân bổ khi chưa có

sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền

+ Lập dự toán là công việc ban đầu cho quá trình thực hiện của cả nămngân sách; do đó, việc xây dựng dự toán mang ý nghĩa rất quan trọng, quyếtđịnh đến chất lượng, hiệu quả của toàn bộ các khâu trong chu trình quản lýNSNN Một dự toán NSNN đúng đắn, có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn sẽ cótác dụng quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, đối với việc đảm bảocân đối về tài chính, ngân sách; đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi rất lớn

Trang 21

cho các khâu tiếp theo, đặc biệt là khâu chấp hành NSNN.

- Chấp hành dự toán chi NSNN

+ Sau khi kế hoạch chi NSNN được giao và dự toán chi NSNN đã được phêchuẩn, năm ngân sách bắt đầu thực hiện và việc quản lý chi NSNN được triểnkhai Các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương có trách nhiệm phân

bổ dự toán NSNN được giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách đúng với dự toánđược phê chuẩn kể cả về tổng mức chi và chi tiết theo đúng tính chất của nguồnkinh phí ngân sách đã được duyệt, đồng thời thông báo cho cơ quan Tài chínhcùng cấp và KBNN nơi giao dịch để theo dõi, cấp phát và quản lý

+ Căn cứ vào dự toán chi NSNN năm được giao, KBNN tiến hành thanhtoán, chi trả cho các đơn vị thụ hưởng NSNN

+ Chủ tài khoản căn cứ vào dự toán chi được duyệt ra lệnh chuẩn chi kèmtheo hồ sơ thanh toán gửi KBNN nơi giao dịch KBNN kiểm tra hồ sơ và lệnhchuẩn chi của chủ tài khoản thực hiện việc thanh toán, chi trả trong phạm vi dựtoán và theo đúng chế độ Nhà nước quy định

- Quyết toán chi NSNN

Là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý NSNN Nó bao gồm các côngviệc lập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các khoản chi NSNN đã được thực hiệntrong năm ngân sách Quyết toán chi NSNN được thực hiện theo phương pháp

từ cơ sở, tổng hợp từ dưới lên trên và phải được Hội đồng nhân dân các cấp phêchuẩn Quyết toán NSNN đó chính là sự tổng kết tình hình thực hiện các khoảnchi ngân sách của năm trước, thông qua đó chúng ta có thể thấy được hoạt độngphát triển KT-XH của Nhà nước trong năm ngân sách, thấy được hoạt độngNSNN với tư cách là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước Từ đó, rút ra đượcnhững kinh nghiệm cần thiết cho việc điều hành chi NSNN trong những nămsau

Trang 22

1.1.3 Quản lý chi Ngân sách Nhà nước, đối tượng, mục tiêu quản lý chi Ngân sách Nhà nước

- Quản lý chi NSNN, là quá trình Nhà nước vận dụng các chính sách của

Đảng và luật pháp của nhà nước trong quản lý kinh tế, đồng thời sử dụng cáccông cụ và phương pháp quản lý nhằm tác động đến quá trình sử dụng cácnguồn vốn của NSNN để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước đảmnhiệm một cách có hiệu quả nhất

- Đối tượng quản lý chi NSNN, là toàn bộ các khoản chi của nhà nước đã

được bố trí trong dự toán NSNN và được cấp phát, thanh toán để thực hiện cácnhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn nhất định

+ Cơ sở để quản lý chi NSNN là cơ chế quản lý kinh tế tài chính và hệthống Luật pháp hiện hành

+ Quản lý chi ngân sách là trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp, các cơquan, đơn vị sử dụng NSNN

- Mục tiêu cơ bản của quản lý chi NSNN, là không để nguồn vốn của Nhà

nước bị thất thoát, lãng phí hoặc sử dụng sai mục đích; nâng cao hiệu quả sửdụng các nguồn vốn, giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa mộtbên là Nhà nước với một bên là các chủ thể sử dụng vốn NSNN

1.1.4 Kiểm tra, kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước

Kiểm tra NSNN trong đó có kiểm soát chi NSNN qua KBNN không phải

là một giai đoạn hay một phần của chu trình quản lý NSNN mà nó được thựchiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình này

Đối với khâu lập dự toán, kiểm tra NSNN là việc xem xét lại các dự báo,

đánh giá số liệu dự toán của các đơn vị lập đảm bảo phù hợp với thực tế phátsinh, với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị hoặc của từng cấp từng ngành

Đối với khâu chấp hành NSNN, là việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện

quản lý chi NSNN, đối chiếu việc chấp hành NSNN với các tiêu chuẩn định

Trang 23

mức của cấp có thẩm quyền phê duyệt, phải có trong dự toán NSNN, đảm bảođúng chế độ Nhà Nước quy định, đúng luật NSNN, trường hợp không đúngchính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức thì yêu cầu cơ quan phân bổ NSNNđiều chỉnh lại

Đối với khâu quyết toán chi NSNN, là việc xem xét đánh giá sự đúng đắn,

tính chính xác của các loại báo cáo tổng hợp, từ đó đưa ra các kết luận

Như vậy, kiểm tra kiểm soát chi NSNN là một chức năng của quản lýNSNN, gắn liền với quản lý NSNN, đồng thời gắn liền với mọi hoạt động củaNSNN

1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.2.1 Khái niệm chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước

Chi thường xuyên NSNN là quá trình phân phối, sử dụng nguồn lực Tàichính của Nhà nước nhằm trang trải những nhu cầu của các cơ quan Nhà nước,các tổ chức chính trị xã hội thuộc khu vực công; qua đó, thực hiện các nhiệm vụquản lý Nhà nước ở các hoạt động sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo dục - đàotạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoahọc và công nghệ…, chi cho quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; hoạtđộng của các cơ quan nhà nước; hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; cácđoàn thể; trợ giá theo chính sách của Nhà nước; cho các chương trình mục tiêuquốc gia; trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội

1.2.2 Vai trò của chi thường xuyên ngân sách Nhà nước

- Chi thường xuyên NSNN giữ vai trò chủ đạo trong nhiệm vụ chi NSNN.Thông qua chi thường xuyên đã giúp cho bộ máy Nhà nước duy trì hoạt độngbình thường để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước, đảm bảo thực hiệncác nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của Quốc gia, cũng như của các địaphương

Trang 24

- Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên còn có ý nghĩa rất lớn trongviệc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước, tạo điềukiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng Chi thường xuyên đạthiệu quả và tiết kiệm sẽ tích lũy vốn NSNN để chi cho đầu tư phát triển, tạo ramột nền tài chính lành mạnh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao niềm tincho nhân dân vào vai trò quản lý điều hành chính sách tài chính của Nhà nước.

1.2.3 Đặc điểm của chi thường xuyên Ngân sách nhà nước

- Nguồn lực tài chính cho các khoản chi thường xuyên NSNN được phân

bổ ngay từ đầu năm khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Các khoản chi thường xuyên có tính ổn định, bởi vì có nhiều chức năngcủa Nhà nước là không thay đổi như chức năng bảo vệ công dân, chức năngquản lý kinh tế Mặt khác, Nhà nước luôn đảm bảo các khoản chi mang tínhchất ổn định mà không phụ thuộc vào tình hình KT-XH thay đổi

- Các khoản chi thường xuyên có hiệu lực tác động trong thời gian ngắn vàmang tính tiêu dùng xã hội Chi thường xuyên đáp ứng nhu cầu chi để thực hiệncác nhiệm vụ của Nhà nước về KT-XH trong từng năm ngân sách Phạm vi,mức độ gắn chặt với cơ cấu của tổ chức bộ máy Nhà nước và sự lựa chọn củaNhà nước trong việc cung ứng các hàng hóa công cộng; việc sử dụng kinh phíthường xuyên phải đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả

- Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể nhưchi cho đầu tư phát triển Hiệu quả của nó không đơn thuần về mặt kinh tế màđược thể hiện qua sự ổn định chính trị - xã hội, từ đó thúc đẩy sự phát triển bềnvững của đất nước

1.2.4 Phân loại chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước

- Căn cứ tính chất kinh tế

Chi thường xuyên bao gồm 4 nhóm mục chi cụ thể như sau:

+ Nhóm các khoản chi thanh toán cho cá nhân gồm: Tiền lương, tiền công,

Trang 25

phụ cấp lương; học bổng học sinh, sinh viên; tiền thuởng; phúc lợi tập thể; chi

về công tác người có công với cách mạng; chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xãhội; các khoản thanh toán khác cho cá nhân

+ Nhóm các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn gồm: Thanh toán dịch vụcông cộng; vật tư văn phòng; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; hội nghị; công tácphí; chi phí thuê mướn; chi đoàn ra, đoàn vào; Sửa chữa, duy tu tài sản phục vụcông tác chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng; chi phí nghiệp vụ chuyênmôn của từng ngành

+ Nhóm các khoản chi mua sắm tài sản thường xuyên gồm: Chi mua tài sản

vô hình; mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn

+ Nhóm các khoản chi khác gồm: Nhóm mục của mục lục ngân sách nhànước không nằm trong 3 nhóm mục trên như: Chi bổ sung quỹ tài chính; chihoàn thuế giá trị gia tăng, chi nộp ngân sách cấp trên, chi khác; chi hỗ trợ việclàm; hỗ trợ doanh nghiệp…

- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn

Chi thường xuyên bao gồm các khoản chi cụ thể sau:

+ Chi cho sự nghiệp kinh tế: Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tếnhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển sản xuất, quản lý kinh tế - xã hội và tạođiều kịên cho các ngành kinh tế hoạt động và phát triển một cách thuận lợi Mụcđích hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế không phải là kinh doanh lấylãi, do vậy NSNN dành một khoản chi để đáp ứng hoạt động của các đơn vị nàybao gồm:

Chi sự nghiệp nông nghiệp, sự nghiệp thuỷ lợi, sự nghiệp ngư nghiệp, sựnghiệp lâm nghiệp, sự nghiệp giao thông, sự nghiệp kiến thiết thị chính và sựnghiệp kinh tế công cộng khác

Chi điều tra cơ bản, đo đạc địa giới hành chính các cấp

Chi vẽ bản đồ, đo đạt cắm mốc biên giới, đo đạt lập bản đồ và lưu trữ hồ

Trang 26

sơ địa chính.

Chi định canh định cư và kinh tế mới

+ Chi sự nghiệp văn hoá - xã hội: Chi sự nghiệp đào tạo giáo dục; chi sựnghiệp y tế; sự nghiêp văn hoá thông tin; sự nghiệp thể dục, thể thao, sự nghiệpphát thanh truyền hình; sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường; sựnghiệp xã hội; sự nghiệp văn xã khác

+ Chi quản lý hành chính: Là các khoản chi cho các hoạt động của các cơquan hành chính Nhà nước thuộc bộ máy chính quyền các cấp từ trung ương đếnđịa phương

+ Chi về hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam

+ Chi về hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, bao gồm: Mặt trận tổquốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản HồChí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội nông dânViệt Nam

+ Trợ giá theo chính sách của Nhà nước

+ Chi các chương trình mục tiêu quốc gia

+ Chi trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội

+ Chi tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp theo quy định củapháp luật

+ Chi trả lãi tiền do Nhà nước vay

+ Chi viện trợ cho các Chính phủ và các tổ chức nước ngoài

+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật

1.3 NỘI DUNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

Công tác kiểm tra kiểm soát chi thường xuyên luôn là một khâu quan trọng

và cần thiết trong công tác quản lý chi tiêu thường xuyên ở các cơ quan hành

Trang 27

chính nhà nước Việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát chi thường xuyên sẽ giúpcho việc quản lý chi thường xuyên được hiệu quả hơn

Ngày 13/8/2004 Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số BTC về “Quy chế về tự kiểm tra tài chính kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sửdụng kinh phí NSNN”

67/2004/QĐ Mục tiêu của công tác kiểm soát chi thường xuyên: đánh giá tình hìnhchấp hành chế độ chính sách và quản lý các khoản chi, phát hiện và chấn chỉnhkịp thời các sai phạm, đánh giá những tồn tại, tìm nguyên nhân và đưa ra biệnpháp khắc phục nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính, kế toán tại đơn vị

- Yêu cầu công tác kiểm soát chi thường xuyên trong đơn vị hành chính sựnghiệp

+ Các đơn vị có sử dụng NSNN phải thực hiện công tác kiểm soát chi ngaytrong quá trình thực thi nhiệm vụ, phải đảm bảo tính thận trọng, trung thực,khách quan và phải chấp hành theo quy định, chế độ, chính sách của Nhà nước.+ Công tác kiểm soát chi phải được tiến hành liên tục, thường xuyên, và cóbiện pháp giáo dục, tuyên truyền để mọi người có trách nhiệm tham gia

- Các hình thức tổ chức thực hiện kiểm soát chi

+ Hình thức kiểm soát chi thường xuyên theo thời gian thực hiện: Hìnhthức này được tiến hành, có thể thực hiện thường xuyên hoặc đột xuất

+ Hình thức kiểm soát chi thường xuyên theo phạm vi công việc: Hìnhthức này có thể được tiến hành dưới 2 hình thức: kiểm tra toàn diện và kiểm trađặc biệt

Kiểm soát các khoản chi, bảo đảm đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn, đúngđịnh mức chi NSNN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định và được quiđịnh trong qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

Trang 28

1.3.1 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên

Khi cá nhân, đơn vị thanh toán hoặc hoàn ứng phải có chứng từ, hoá đơnhợp lệ theo đúng quy định và theo đúng nội dung chi Nếu có phát sinh (số tiềnchi lớn hơn dự toán được duyệt) phải có thuyết minh kèm theo và được thủtrưởng đơn vị phê duyệt; khoản ứng chi không hết phải làm thủ tục nộp lại

Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ chứng từ ban đầu

Các cá nhân và đơn vị thanh toán kinh phí phải hoàn thiện hồ sơ chứng từban đầu gồm:

+ Giấy đề nghị thanh toán

+ Dự trù kinh phí đã được phê duyệt (bản chính);

+ Bảng kê chứng từ thanh toán (nếu có từ 03 chứng từ trở lên);

+ Chứng từ, hoá đơn tài chính hợp lệ;

+ Các khoản chi cho người lao động phổ thông phải có bảng chấm công,giấy đề nghị thanh toán, giấy biên nhận viết tay có chữ ký của người nhận tiền.+ Hợp đồng, thanh lý hợp đồng

Tất cả các hoạt động kiểm soát chi thường xuyên trên đều có thể thông quaquy trình kiểm soát cơ bản sau:

Bước Các bước công việc Thời gian

thực hiện Trách nhiệm

1

≤ 5 ngày

kể từ khitiếp nhận

hồ sơ,chứng từđầy đủ,hợp lệ

- Cá nhân; phòng ban sử dụngkinh phí

- Giao dịch viên

toán thanh toán, kiểm tra,đúng chế độ, qui định, trình

kế toán trưởng

Tiếp nhận, xử lý

hồ sơ, chứng từ Hoàn thiện hồ sơ, chứng từ ban đầu

Trang 29

3 - Kế toán trưởng ký xong

trình lãnh đạo ký duyệt

4

- Sau khi lãnh đạo ký duyệtxong, thủ quỹ thực hiện chitiền

Sơ đồ 1.1: Quy trình kiểm soát chi thường xuyên

- Đối với các khoản mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ…, sử dụng dịch

vụ theo qui định như sau:

Cụ thể cho sử dụng kinh phí trong việc mua sắm thanh toán thực hiện như sau

+ Hóa đơn từ 3 triệu đồng trở lên đến < 5 triệu đồng hoặc giá trị của 1 sảnphẩm ≥ 3.000.000đ trở lên phải có 03 báo

+ Từ 5 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng phải có 03 giấy báo giá của cácnhà cung cấp; biên bản lựa chọn; hợp đồng

+ Từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng phải có 03 giấy báo giá của cácnhà cung cấp; hội đồng ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp; ký hợp đồng cungcấp

Lưu ý: Báo giá của các nhà cung cấp cho từng nội dung mua sắm phải giống nhau về chủng loại, quy cách hàng hóa, vật tư

Bước 2 Tiếp nhận xử lý hồ sơ chứng từ

Kế toán thanh toán khi tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ nếu hợp lệ thì tiếpnhận, nếu không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung hồ sơ

Bước 3 Trình duyệt

Sau khi tiếp nhận chứng từ kế toán thanh toán có trách nhiệm trình ký kếtoán trưởng và Chi cục trưởng ký duyệt

Hoàn tất thủ tục thanh toán

Trang 30

Bước 4 Hoàn tất thủ tục thanh toán

Khi chứng từ đã đầy đủ thủ tục, nếu:

+ Thanh toán bằng tiền mặt: Kế toán thanh toán chuyển cho Thủ quỹ chi tiền+ Thanh toán bằng chuyển khoản: Kế toán thanh toán chuyển cho các đơn

vị liên quan làm thủ tục thanh toán

1.3.2 Nội dung công tác kiểm soát chi thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệp

1.3.2.1 Kiểm soát các khoản chi thanh toán cá nhân

Kiểm tra sự tuân thủ, tính pháp lý, cơ sở thực tế của các khoản chi thườngxuyên cho con người, bao gồm những vấn đề sau:

- Kiểm soát chi thông qua chính sách tiền lương và các khoản phụ cấp theolương, phương án chi trả lương của đơn vị đối với người lao động

- Kiểm soát thông qua việc phân công, phân nhiệm giữa các chức năngtheo dõi nhân sự, theo dõi thời gian và khối lượng công việc, chức năng tínhlương và ghi chép lương

- Kiểm soát chi phí tiền lương thông qua việc đối chiếu số liệu trên sổ sách

và chứng từ như đối chiếu tên và mức lương (hệ số lương, hệ số phụ cấp chứcvụ ) trên bảng lương của từng bộ phận trong đơn vị với hồ sơ nhân viên tại bộphận nhân sự Kiểm tra việc tính toán trên bảng lương

Ngoài ra, việc kiểm soát các khoản trích theo lương như Bảo hiểm xã hội,Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Kinh phí công đoàn được thực hiện thôngqua việc đối chiếu số liệu đã tính với các căn cứ, tỷ lệ trích theo quy định

- Kiểm soát việc thanh toán phụ cấp làm thêm giờ thông qua việc đối chiếubảng chấm công, kế hoạch thực hiện nội dung công việc được phê duyệt của thủtrưởng đơn vị và kết quả đạt được

Kiểm tra việc ghi chép, hạch toán đầy đủ, đúng đối tượng các nghiệp vụliên quan đến các khoản trích theo lương

Trang 31

1.3.2.2 Kiểm soát các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn

Kiểm tra sự cần thiết, mức độ của các khoản chi này, cân nhắc mục tiêu đề

ra với nhu cầu của đơn vị

Gồm các khoản chi dịch vụ công cộng như tiền điện, tiền nước, tiền nhiênliệu, tiền vệ sinh môi trường , khoản chi về vật tư văn phòng như văn phòngphẩm, dụng cụ văn phòng, khoản chi về thông tin liên lạc như cước phí điệnthoại, cước phí bưu chính, trang thông tin điện tử, cước phí internet,.v.v.; khoảnchi về công tác phí; chi đào tạo bồi dưỡng, khoản chi về hội nghị, khoản chi vềthuê mướn, khoản chi về sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn, khoảnchi về nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành

1.3.2.3 Kiểm soát các khoản chi mua sắm và sửa chữa lớn TSCĐ

Việc thực hiện lựa chọn phương án đấu thầu phải đảm bảo theo Luật đấuthầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấuthầu về lựa chọn nhà thầu; Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của

Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duytrì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũtrang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -

xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các văn bản khác theo qui định của pháp luật;

Các văn bản nêu trên là cơ sở và là căn cứ thực hiện tiền kiểm cho việc

sử dụng kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ

- Kiểm tra mục tiêu đề ra với nhu cầu mua sắm, sửa chữa của đơn vị, kiểmtra việc chấp hành đầy đủ các quy định về thủ tục, hồ sơ pháp lý qua các khoảnchi này

- Kiểm soát qua công tác ghi chép kế toán tài sản cố định bao gồm: Việcghi chép thẻ tài sản cố định, sổ đăng ký, xác định nguyên giá, nguồn hình thành

Trang 32

tài sản, nguyên nhân tăng giảm, tình trạng tài sản cố định, thủ tục giao nhận,kiểm nhận, thanh toán, phản ánh giá trị hao mòn tài sản cố định, v.v Đối chiếugiữa số ghi trên sổ kế toán với thực tế hiện có của tài sản cố định.

- Kiểm soát qua công tác kiểm kê tài sản cố định định kỳ hàng năm để theodõi tài sản cố định về số lượng cũng như hiện trạng sử dụng

- Khi mua sắm, đầu tư tài sẳn cố định phải có báo giá cạnh tranh đối vớinhững tài sản có giá trị nhỏ, đấu thầu đối với những tài sản có giá trị lớn

- Bảo vệ tài sản và thông tin không bị lạm dụng và sử dụng sai mục đích.Trong đơn vị thì tài sản và thông tin là những thứ có thể bị mất cắp, bị thất thoáthoặc bị sử dụng sai mục đích

1.3.2.4 Kiểm soát các khoản chi khác

- Kiểm tra tính hợp lý, tính cần thiết của các khoản chi trên cơ sở quán triệttiết kiệm và đảm bảo sát nhu cầu thực tế

- Đảm bảo ghi chép đầy đủ, chính xác và đúng thể thức về các nghiệp

vụ và hoạt động kinh doanh Việc ghi nhận các hoạt động sản xuất kinhdoanh thông qua công tác kế toán không phải lúc nào cũng đầy đủ và đúngquy định Bằng việc thiết lập các quy trình quản lý về tài chính, kế toán, về

hệ thống cung cấp số liệu và báo cáo, kiểm soát sẽ giúp cho việc ghi chép kế toán bảo đảm tuân thủ đúng theo quy định.

1.3.3 Các tiêu chí đánh giá kết quả và nhân tố ảnh hưởng đển công tác KSC thường xuyên NSNN

Công tác KSC thường xuyên NSNN là loạt động thuộc về lĩnh vực quản lý nhà nước Kết quả đầu ra của công tác này là giải ngân được một khoản chi NSNN Kết quả này mang nhiều tính chất định tính Do đó cần lựa chọn các tiêu chí có thể xác định được Những tiêu chí thường được quan tâm nhằm đánh giá kết quả công tác KSC thường xuyên NSNN tại các đơn vị sự nghiệp như sau:

- Doanh số chi thường xuyên NSNN tại các đơn vị sự nghiệp.

- Số lượng hồ sơ các đơn vị sự nghiệp giải quyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn

Trang 33

- Số món và số tiền các đơn vị sự nghiệp chối cấp phát, thanh toán

- Số dư tạm ứng chi thường xuyên so với tổng chi thường xuyên bình quân hằng tháng:

- Kết quả kiểm toán chi thường xuyên NSNN của Kiểm toán Nhà nước tại đơn vị SDNS.

Chi thường xuyên ngân sách là hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều cá nhân, đơn vị, tổ chức trong xã hội Do đó công tác KSC thường xuyên NSNN tại các đơn vị sự nghiệp cũng chịu tác động của nhiều nhân tố với mức độ và phạm vi khác nhau Tuy nhiên những nhân tố chủ yếu và có tác động mạnh mẽ trực tiếp đến công tác KSC thường xuyên NSNN tại các đơn vị sự nghiệp có thể chia thành hai nhóm: Nhóm nhân tố bên trong và nhóm nhân tố bên ngoài.

Nhóm nhân tố bên trong

Bao gồm năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ;

tổ chức bộ máy; quy trình nghiệp vụ; công nghệ quản lý của KBNN.

- Năng lực lãnh đạo, quản lý: Yếu tố con người, cách thức tổ chức, xây dựng chính sách luôn có tầm quan trọng đặc biệt Tất cả quy tụ lại ở năng lực quản lý của người lãnh đạo và biểu hiện chất lượng quản lý, hiệu quả trong hoạt động thực tiễn Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của KBNN nói chung và công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN nói riêng.

- Năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ: Năng lực chuyên môn của người cán

bộ là yếu tố quyết định đến hiệu quả đến công tác KSC thường xuyên NSNN Nếu năng lực chuyên môn cao, khả năng phân tích, tổng hợp tốt, nắm chắc, cập nhật kịp thời và áp dụng chính xác các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu… thì hiệu quả KSC sẽ cao, giảm thiểu thất thoát lãng phí vốn NSNN cho chi thường xuyên NSNN và ngược lại.

- Tổ chức bộ máy: Đây là vấn đề hết sức quan trọng Trong bộ máy tổ chức phải được sắp xếp, bố trí hợp lý, phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn của từng cá nhân, phù hợp với yêu cầu của công việc, đồng thời quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng khâu, từng bộ phận, từng vị trí công tác

Trang 34

- Quy trình nghiệp vụ: Quy trình phải phù hợp với pháp luật, chế độ hiện hành của Nhà nước, đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả Quy trình phải mang tính ổn định, tránh thay đổi nhiều để thuận lợi cho việc triển khai thực hiện Quy trình nghiệp vụ được xây dựng rõ ràng, dễ hiểu, đồng bộ theo hướng cải cách thủ tục hành chính, quy định rõ trách nhiệm, mối quan hệ giữa các cá nhân, các bộ phận và thời gian xử lý, đảm bảo vừa kiểm soát chặt chẽ, vừa thuận lợi cho đơn vị SDNS.

- Công nghệ quản lý: Trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, mức độ ứng dụng công nghệ hiện đại cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Việc ứng dụng công nghệ tin học trong công tác công tác KSC thường xuyên NSNN giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, rút ngắn thời gian thanh toán, cập nhật, tổng hợp số liệu nhanh chóng, chính xác tạo tiền để cho những cải tiến quy trình nghiệp vụ một cách hiệu quả hơn, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo điều hành

Nhóm nhân tố bên ngoài

- Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN như: Cơ chế quản lý NSNN; hệ thống pháp luật, chế độ, tiêu chuẩn, định mứ

c chi tiêu NSNN.

- Cơ chế quản lý NSNN: NSNN được sử dụng trong chi thường xuyên nhằm đạt được những mục tiêu trong từng thời kỳ, phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước trong từng thời kỳ nhất định, tùy theo mục tiêu cụ thể mà Nhà nước có những

cơ chế áp dụng phù hợp, vì vậy cơ chế KSC thường xuyên NSNN cũng phải thay đổi theo

- Hệ thống pháp luật, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NSNN: Pháp luật là

bộ phận không thể thiếu trong một nhà nước pháp quyền Để hệ thống pháp luật với vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động trong trật tự khuôn khổ pháp luật, đảm bảo công bằng, an toàn và hiệu quả thì đòi hỏi

nó phải được đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ

1.4 KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA MỘT SỐ KBNN HUYỆN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG.

Trang 35

Qua công tác nghiên cứu học tập kinh nghiệm thực tế tại các KBNN Thừa thiên Huế, KBNN Quảng Ngãi, KBNN Khánh Hòa, công tác KSC thường xuyên NSNN của các KBNN nói trên có những đặc điểm như sau:

1.4.1 Kiểm soát chi NSNN của KBNN Thừa Thiên Huế

Nhằm góp phần vào công cuộc cải cách thủ tục hành chính, KBNN Thừa Thiên Huế thực hiện KSC theo cơ chế một cửa của công văn số 743/KBNN-THPC ngày 02 tháng 3 năm 2016 - hướng dẫn thực hiện có chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong hệ thống KBNN Để hoạt động chi NSNN của cácđơn vị SDNS đạt hiệu quả cao nhất, có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế, KBNN Thừa Thiên Huế đã tuân thủ quy định về công tác KSCthường xuyên NSNNtheo Thông tư 161/2012/TT- BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN, Thông tư 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN

và các văn bản hiện hành Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế nhất định trong công tác KSC thường xuyên NSNN như: quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền còn chậm; Một số khoản chi không có định mức được phê duyệt của cấp có thẩm quyền như: chi bồi dưỡng, chi hỗ trợ…; Chi tiền mặt sai quy định với Thông tư 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN; KBNN Thừa Thiên Huế đã lập thông báo từ chối thanh toán các khoản chi sai và siết chặt hơn nữa quy định trong công tác KSC thường xuyên NSNN.

Vì thế, trong những năm qua, tình hình sử dụng và quản lý quỹ NSNN trên địa bàn thành phố đã có những chuyển biến tích cực Đảm bảo các khoản chi trước khi chi trả cho đối tượng thụ hưởng đều qua sự kiểm soát của Kho bạc gồm 3 giai đoạn kiểm soát trước thanh toán, kiểm soát trong thanh toán và kiểm soát sau thanh toán.

1.4.2 Kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN Quảng Ngãi

Nhận thức sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của KSC thường xuyên NSNN,KBNN Quảng Ngãi đã tập trung tổ chức công tác KSC đúng, chínhxác, đầy

đủ và kịp thời, đảm bảo bám sát với các yêu cầu của các văn bản chế độ về KSC do

Trang 36

Nhà nước ban hành Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác quản lý quỹ NSNN, tại KBNN Quảng Ngãi vẫn còn một số vướng mắc do cơ chế chính sách của Nhà nước chưa được hoàn thiện, chưa đáp ứng được tình hình phát triển của nền kinh

tế Chi vượt định mức một số khoản chi như khoán điện thoại di động, điện thoại nhà riêng; Một số khoản chi tiền mặt sai quy định theo Thông tư 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN; Đối với những khoản chi không đúng quy định nêu trên KBNN Quảng Ngãi đã lập thông báo từ chối thanh toán theo quy định Mặc dù còn nhiều khó khăn trong quá trình thực thi nhiệm vụ KSC thường xuyên NSNNqua KBNN, tập thể CBCC KBNN Quảng Ngãi đều tập trung thống nhất quyết tâm vượt mọi khó khăn để đạt được mục tiêu đã đề ra Đồng thời, KBNN Quảng Ngãi đã liên tục đề ra các giải pháp sáng kiến và tích cực sử dụng những tiện ích từ công cụ tin học để giúp cho công tác KSC được thuận lợi hơn.

1.4.3 Kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN Khánh Hòa

Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, Thủ tướng Chính phủ liên tiếp ban hành những Nghị định về tiết kiệm chống lãng phí trong việc sử dụng nguồn NSNN KBNN Khánh Hòa đã tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN của mình thông qua công tác KSC chặt chẽ những khoản chi thuộc NSNN Bám sát

sự điều hành Ngân sách Nhà nước và các văn bản chế độ, tiêu chuẩn, định mức, KBNN Khánh Hòa đã thực hiện tốt công tác KSC đầu ra thông qua việc kiểm soát trước thanh toán, kiểm soát trong thanh toán, và kiểm soát sau thanh toán Đảm bảo công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN chỉ giao dịch với một đầu mối đáp ứng được quy định của cơ chế giao dịch một cửa qua KBNN Đồng thời, thực hiện KSC theo Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN và Thông tư 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một

số điều của Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN và các văn bản hiện hành Một số khoản chi đơn vị sử dụng NSNN chưa thực hiện theo đúng

Trang 37

quy định như: thanh toán cho đơn vị hưởng không đúng tên đã ký trong hợp đồng, thanh toán hợp đồng thuê mướn không có hợp đồng Các khoản chi không đúng quy định KBNN Khánh Hòa thực hiện làm thông báo từ chối thanh toán Nhờ vậy, các đơn vị đã hạn chế được những sai sót và thực hiện việc chi tiêu theo đúng các văn bản quy định hiện hành Mặc dù hệ thống các văn bản đã thay đổi, bổ sung nhiều tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong quá trình thực hiện cụ thể, ví dụ như về cơ chế chính sách chưa đáp ứng được tình hình thực tế, năng lực của CBCC làm công tác KSC chưa được nâng cao để đáp ứng với sự phát triển và đổi mới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, luận văn đã hệ thống lý luận một số vấn đề cơ bản vềcông tác chi thường xuyên trong đơn vị HCSN Luận văn đã nêu khái quát vềchi NSNN, kiểm soát chi NSNN và nội dung công tác kiểm soát chi thườngxuyên tại đơn vị HCSN

Công tác kiểm soát chi thường xuyên được thực hiện một cách khoa học vànghiêm túc sẽ góp phần góp phần quan trọng trong việc giám sát sự phân phối

và sử dụng nguồn lực tài chính một cách đúng mục đích, có hiệu quả;thực hànhtiết  kiệm, chống lãng phí nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chiNSNN cũng có vai trò quan trọng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệuquả sử dụng các nguồn lực tài chính đảm bảo các khoản chi được sử dụng đúng,tiết kiệm và hiệu quả Đồng thời là cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng côngtác chi thường xuyên tại KBNN Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

Trang 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM

2.1 TỔNG QUAN VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC NAM TRÀ MY

2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển, chức năng nhiệm vụ của KBNN Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Cùng với sự ra đời của hệ thống KBNN, KBNN Trà My được thành lập và

đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990 theo quyết định số 185/TCCB do Bộtrưởng BTC ký ngày 21/03/1990 Ngày 18/8/2003, Bộ trưởng BTC ký Quyếtđịnh số 132/2003/QĐ-BTC về việc đổi tên KBNN Trà My thành KBNN BắcTrà My và KBNN Nam Trà My trực thuộc KBNN Quảng Nam KBNN NamTrà My là tổ chức trực thuộc Hệ thống KBNN Quảng Nam có chức năng thựchiện nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật

Trang 39

Sau 16 năm hoạt động và phát triển, KBNN Nam Trà My cùng với hệthống KBNN đã không ngừng hoàn thiện và mở rộng cùng với sự phát triển củangành KBNN trên toàn quốc Từ những ngày đầu mới thành lập, điều kiện nơilàm việc của KBNN Nam Trà My vô cùng khó khăn, cơ sở vật chất phục vụ chohoạt động của đơn vị hầu như chưa có, đến nay đơn vị đã có trụ sở làm việckhang trang Với sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo và cán bộ công chức, đặc biệt là được sự quan tâm lãnh đạo của chính quyền địa phương, KBNN Nam Trà My đã

ổn định cơ cấu bộ máy tổ chức đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành và hoạtđộng của đơn vị, nhiều năm liền đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, chuyênmôn mà KBNN cấp trên giao phó, được hệ thống KBNN và chính quyền địaphương ghi nhận

Chức năng, nhiệm vụ của các KBNN Nam Trà My được quy định theo QĐ số4236/QĐ-KBNN ngày 08/9/2017 của Tổng Giám đốc KBNN quy định về chứcnăng, nhiệm vụ của KBNN quận, huyện, thị xã thành phố trực thuộc KBNN tỉnhnhư sau :

a Chức năng: Thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định củapháp luật; Có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoảntại NHTM trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định củapháp luật

b Nhiệm vụ:

- Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiếnlược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của KBNNcấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

- Quản lý quỹ NSNN và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, kýquỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật:

+ Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN; tổ chứcthực hiện việc thu nộp vào quỹ NSNN các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân

Trang 40

nộp tại KBNN cấp huyện; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngânsách theo quy định;

+ Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN và cácnguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+ Quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhànước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN cấp huyện

- Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toànkho, quỹ tại KBNN cấp huyện

- Thực hiện công tác kế toán NSNN:

+ Hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các khoản vay nợ, trả nợ của Chínhphủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại KBNN cấphuyện theo quy định của pháp luật;

+ Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi NSNN cho cơ quan tài chính cùngcấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật

- Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi NSNN, các khoản vay

nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận sốliệu thu, chi NSNN qua KBNN cấp huyện

Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinhvới các đơn vị liên quan tại KBNN cấp huyện

- Quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN theo chế độ quy định:

+ Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt,bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch vớiKBNN cấp huyện;

+ Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của KBNN cấp huyện tại NHTM trêncùng địa bàn để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của KBNN theo chế

độ quy định;

Ngày đăng: 27/02/2024, 08:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w