1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước u minh thượng, tỉnh kiên giang

102 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Qua Kho Bạc Nhà Nước U Minh Thượng, Tỉnh Kiên Giang
Tác giả Huỳnh Văn Đủ
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Phi Sơn
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 189,93 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Các khoản chi NSNN đều phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán theo đúng quy định. Quy trình kiểm soát các khoản chi NSNN luôn là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và của các cấp, các ngành. Góp phần quan trọng trong việc giám sát sự phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính một cách đúng mục đích, có hiệu quả, đồng thời là một biện pháp hữu hiệu để thực hành tiết kiệm, chống thất thoát và lãng phí trong quá trình sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước của các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện U Minh Thượng. Hệ thống KBNN đã qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển, quy trình kiểm soát chi NSNN là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của KBNN nhằm giảm thiểu thất thoát NSNN. Những năm gần đây, do chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước như: Cải cách quản lý hành chính nhà nước, tăng chi cho giáo dục đào tạo, chi cho phát triển khoa học công nghệ, cải cách chính sách tiền lương... nên chi thường xuyên có sự gia tăng đáng kể. Quy mô chi thường xuyên NSNN tăng lên, cùng với việc tạo điều kiện cấp phát thanh toán kịp thời các khoản chi từ NSNN, vai trò kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên theo đúng quy trình của KBNN nói chung và KBNN U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang nói riêng càng được thể hiện ngày một rõ nét. Từ khi Luật NSNN có hiệu lực năm 2017 quy định thực hiện cấp phát NSNN trực tiếp theo dự toán từ KBNN, từ đó các quy trình chi NSNN đã dần dần đi vào nề nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị SDNS trong việc sử dụng kinh phí. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN nói chung và KBNN U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN đã từng bước được hoàn thiện, ngày một chặt chẽ. Tuy nhiên, các quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên NSNN còn bộc lộ những hạn chế và tồn tại, vẫn còn tình trạng sử dụng ngân sách kém hiệu quả, lãng phí, thất thóat, còn nhiều bất cập trong tiến trình thực hiện cải cách tài chính công. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua hệ thống KBNN nói chung và qua KBNN U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang nói riêng là một yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Do đó tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang” với mong muốn đưa ra những giải pháp có tính khoa học và thực tiễn nhằm góp phần giải quyết vấn đề còn tồn tại.

Trang 1

- -HUỲNH VĂN ĐỦ

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ

NƯỚC U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

ĐÀ NẴNG – NĂM 2020

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN PHI SƠN

ĐÀ NẴNG – NĂM 2020

Trang 3

của TS Nguyễn Phi Sơn, sự trợ giúp về số liệu của một số sở ngành của Tỉnh KiênGiang.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS Nguyễn Phi Sơn, TrườngĐại học Duy Tân, Thành phố Đà Nẵng; Kho bạc Nhà nước Kiên Giang; Kho bạcNhà nước U Minh Thượng

Có được ngày hôm nay, tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy côKhoa sau đại học, các khoa thuộc Trường Đại học Duy Tân, Thành phố Đà Nẵng lànhững người đã truyền thụ kiến thức chuyên môn cho tác giả Cám ơn gia đình,đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, hỗ trợ quý báu về nhiều mặt cho tác giả trongquá trình học tập và thực hiện hòan thành nghiên cứu đề tài này

Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 2020

Huỳnh Văn Đủ

Trang 4

nhà nước qua Kho bạc Nhà nước U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang”.

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Phi Sơn

Tôi tên là Huỳnh Văn Đủ, học viên lớp cao học Kế toán – K18MAC.KG,Trường Đại học Duy Tân

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và khôngtrùng lặp với các đề tài khác Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.Nếu có bất kỳ sự vi phạm nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm./

Tác Giả Luận Văn

Huỳnh Văn Đủ

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

Trang 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁTCHI THƯỜNG XUYÊN 6

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 6

1.1 Nội dung, vai trò của chi thường xuyên ngân sách nhà nước 6

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của chi thường xuyên NSNN 6

1.1.2 Khái quát về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN 10

1.2 Nội dung kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN 19

1.2.1 Kiểm soát theo các hình thức chi trả từ NSNN 19

1.2.2 Kiểm soát theo phương thức chi trả các khoản chi NSNN 21

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước 24

1.3.1 Yếu tố khách quan 24

1.3.2 Yếu tố chủ quan 26

1.4.1 Kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Gò Quao, tỉnh Kiên Giang 28

1.4.2 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang 30

1.4.3 Một số bài học rút ra về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang 31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG 34

2.1 Khái quát về KBNN U Minh Thượng 34

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN U Minh Thượng 34

2.1.2 Kết quả hoạt động chủ yếu của KBNN U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang từ năm 2017 đến năm 2019 36

Trang 6

địa bàn U Minh Thượng 382.2.2 Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN U Minh Thượng 41.2.2.3 Đối với các khoản chi theo hình thức lệnh chi tiền 522.3 Đánh giá thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN U MinhThượng 532.3.1 Một số kết quả đạt được trong thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNNqua KBNN U Minh Thượng 532.3.2 Những hạn chế, trở ngại trong thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNNqua KBNN U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang 582.3.3 Những nguyên nhân của các hạn chế, trở ngại trong kiểm soát chi thườngxuyên NSNN qua KBNN U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang 61

KẾT LUẬN CHƯƠNG II 63 CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN U MINH THƯỢNG 64

3.1 Mục tiêu và định hướng hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN quaKBNN U Minh Thượng 643.1.1 Mục tiêu, Chiến lược phát triển hệ thống KBNN đến năm 2025 643.1.2 Định hướng hoàn thiện KSC thường xuyên NSNN qua KBNN U MinhThượng 663.2 Giải pháp hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN U MinhThượng 693.2.1 Nhóm giải pháp hỗ trợ 693.2.2 Nhóm giải pháp chính 733.3 Những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNNqua KBNN U Minh Thượng 763.3.1 Kiến nghị KBNN Kiên Giang 76

Trang 7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 9

Bảng 2.6 Số liệu chi thường xuyên NSNN theo nhóm mục chi 55Bảng 2.7 Số tiền từ chối thanh toán 55Bảng 2.8 Số liệu dự toán chi không hết cuối năm bị hủy bỏ 56

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức KBNN U Minh Thượng 40Hình 2.2 Quy trình kiểm soát thanh toán chi thường xuyên NSNN 42

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Các khoản chi NSNN đều phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chitrả, thanh toán theo đúng quy định Quy trình kiểm soát các khoản chi NSNN luôn

là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và của các cấp, các ngành Góp phần quantrọng trong việc giám sát sự phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính một cáchđúng mục đích, có hiệu quả, đồng thời là một biện pháp hữu hiệu để thực hành tiếtkiệm, chống thất thoát và lãng phí trong quá trình sử dụng ngân sách, tài sản củaNhà nước của các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện U Minh Thượng Hệthống KBNN đã qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển, quy trình kiểm soát chiNSNN là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của KBNN nhằm giảm thiểu thất thoátNSNN

Những năm gần đây, do chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng vàNhà nước như: Cải cách quản lý hành chính nhà nước, tăng chi cho giáo dục đào tạo,chi cho phát triển khoa học công nghệ, cải cách chính sách tiền lương nên chithường xuyên có sự gia tăng đáng kể Quy mô chi thường xuyên NSNN tăng lên,cùng với việc tạo điều kiện cấp phát thanh toán kịp thời các khoản chi từ NSNN, vaitrò kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên theo đúng quy trình của KBNNnói chung và KBNN U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang nói riêng càng được thể hiệnngày một rõ nét

Từ khi Luật NSNN có hiệu lực năm 2017 quy định thực hiện cấp phát NSNNtrực tiếp theo dự toán từ KBNN, từ đó các quy trình chi NSNN đã dần dần đi vào nềnếp, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị SDNS trong việc sử dụng kinh phí Quytrình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN nói chung và KBNN U MinhThượng, tỉnh Kiên Giang nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, cơ chế kiểmsoát chi thường xuyên NSNN qua KBNN đã từng bước được hoàn thiện, ngày mộtchặt chẽ Tuy nhiên, các quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên NSNNcòn bộc lộ những hạn chế và tồn tại, vẫn còn tình trạng sử dụng ngân sách kém hiệu

Trang 11

quả, lãng phí, thất thóat, còn nhiều bất cập trong tiến trình thực hiện cải cách tàichính công

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện quy trìnhkiểm soát chi thường xuyên NSNN qua hệ thống KBNN nói chung và qua KBNN UMinh Thượng, tỉnh Kiên Giang nói riêng là một yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện

nay Do đó tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi

thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang” với mong muốn đưa ra những giải pháp có tính khoa học và thực tiễn nhằm

góp phần giải quyết vấn đề còn tồn tại

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên củaNSNN tại KBNN U Minh Thượng nhằm tìm ra các giải pháp hoàn thiện công táckiểm soát chi NSNN tại KBNN U Minh Thượng đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa côngtác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước, phù hợp với quá trình cải cách tài chínhcông phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về những vấn đề về công tác kiểmsoát chi thường xuyên NSNN và quy trình KSC thường xuyên NSNN qua KBNNcấp quận, huyện

- Đánh giá và phân tích được thực trạng của kiểm soát chi thường xuyênNSNN qua KBNN U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2017 - 2019 Chỉ rõnhững tồn tại và yếu kém trong quy trình kiểm soát này nhằm xây dựng cơ sở củacác định hướng hoàn thiện và giải pháp thực thi hoàn thiện

- Dựa trên cơ sở những đánh giá thực trạng của kiểm soát chi NSNN tạiKBNN U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang nhằm đưa ra các đề xuất giải pháp hoànthiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN U Minh Thượngđến năm 2025

Trang 12

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiễn của côngtác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN đối vớ các đơn vị sử dung ngânsách nhà nước

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

- Phạm vi về không gian: Tại KBNN U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang

- Phạm vi về thời gian: Số liệu thống kê và các vấn đề liên quan được sử dụng

từ năm 2017-2019 và đề xuất giải pháp 2020 - 2025

4 Phương pháp nghiên cứu và tiến trình nghiên cứu

4.1 Phương pháp chung

Luận văn sử dụng phương pháp hỗn hợp hay chính là phương pháp nghiên cứu địnhtính

4.2 Phương pháp cụ thể

4.2.1 Phương pháp phân tích thống kê

Tác giả sẽ sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp đáng tin cậy được thu thập từ các báocáo tổng kết hoạt động, báo cáo quản lý của KBNN U Minh Thượng, của KBNN tỉnhnói chung, các sở ban ngành liên quan… Với các nguồn dữ liệu này tác giả đã sử dụngphương pháp thống kê để mô tả, phân tích quy trình kiểm soát chi thường xuyênNSNN tại KBNN U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang từ năm 2017 đến năm 2019

4.2.2 Phương pháp mô hình hóa

Tác giả sẽ mô hình hóa các kiểm soát chi đối với các khoản mục chi thườngxuyên tại KBNN U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang để người đọc có thể nắm bắt rõ cácbước công việc thực hiện

Trang 13

4.2.3 Phương pháp suy diễn quy nạp

Qua các tài liệu thu thập về cơ sở lý luận đồng thời qua việc phân tích tài liệuthu thập tác giả rút ra được những ưu điểm và các hạn chế của quy trình kiểm soát chithường xuyên tại KBNN U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang trên cơ sở đó xây dựng cácgiải pháp hoàn thiện của mình

4.2.4 Phương pháp so sánh

Phương pháp này được tác giả sử dụng để đối chiếu các số liệu, kết quả thống

kê về tình hình và kết quả KSC thường xuyên qua KBNN U Minh Thượng, tỉnh KiênGiang những năm qua

6 Tổng quan nghiên cứu về đề tài

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước là một nhiệm vụquan trọng, thường xuyên khi thực hiện chức năng quản lý quỹ NSNN của KBNN.Qua quá trình tra cứu và tham khảo nhiều tài liệu khác nhau đối với các mảng vấn đềliên quan đến luận văn mà tác giả dự định nghiên cứu tác giả nhận thấy rằng có nhiềucông trình nghiên cứu được thực hiện với phạm vi nghiên cứu ở các tỉnh thành phốkhác nhau Tác giả xin nêu ra một số các đề tài tiêu biểu có liên quan như sau :

Một số bài viết trên Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc Gia của Kho bạc Nhà nướcViệt Nam về hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua KBNN

Đề tài khoa học của ngành Kho bạc nghiên cứu về công tác kiểm soát chi củaNguyễn Văn Quang và Hà Xuân Hoài (2010) là: “Tích hợp quy trình kiểm soát camkết chi và kiểm soát chi NSNN qua KBNN phù hợp với lộ trình triển khai chiến lượcphát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020” Tuy nhiên đề tài này mới chỉ nêu được

Trang 14

giải pháp cần phải làm tốt công việc kiểm soát cam kết chi về phương diện nhà quản lýkhông đi sâu vào công tác Kế toán khi triển khai TABMIS

Luận văn thạc sĩ “Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Khobạc Nhà nước Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ” của tác giả Nguyễn Văn Thành (2018)

Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNNThốt Nốt, cũng như yêu cầu đổi mới của công tác quản lý NSNN trong thời gian tớinhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN ThốtNốt, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý, điều hành NSNN, phù hợpvới quá trình cải cách tài chính công, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế Đềtài đi sâu nghiên cứu công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Thốt Nốt trên cơ sởtiếp cận công tác kiểm soát chi theo yêu cầu đổi mới cải cách tài chính công và kiểmsoát chi tiêu công để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chiNSNN qua KBNN theo hướng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính tronglĩnh vực quản lý NSNN

Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sáchnhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hòn Đất” của tác giả Bùi Xuân Tỉnh (2018) Với luậnvăn này được thực hiện ngay trên địa bàn huyện Hòn Đất, nhưng chỉ ở mức độ cấphuyện và tập trung vào công tác nghiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhànước qua KBNN, mà không đề cập đến công tác kiểm soát cam kết chi Tuy nhiên quaLuận văn đã nêu lên được thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sáchnhà nước qua KBNN trên một phần địa bàn đang nghiên cứu và những vấn đề tồn tạicần thực hiện các giải pháp để hoàn thiện

Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác Kiểm soát chi thường xuyên NSNN quaKBNN huyện Quảng Trạch” của tác giả Hoàng Thị Xuân Hương (2018) Đề tài nghiêncứu thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện QuảngTrạch tỉnh Quảng Bình Đây là đề tài nghiên cứu công tác kiểm soát chi thường xuyênNSNN qua KBNN cấp huyện tại tỉnh Quảng Bình Tuy nhiên về cơ bản mỗi địa bàn cócác đối tượng sử dụng kinh phí, NSNN khác nhau vì vậy các khoản mục chi thườngxuyên cũng không giống nhau

Trang 15

Là một công chức đang làm nhiệm vụ thuộc Kho bạc Nhà Nước U MinhThượng - Kiên Giang, tác giả chọn đề tài này nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp để

áp dụng vào thực tiễn công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN U Minh Thượng hiệntại và trong tương lai đạt hiệu quả hơn

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁTCHI THƯỜNG XUYÊN

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.1 Nội dung, vai trò của chi thường xuyên ngân sách nhà nước

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của chi thường xuyên NSNN

Chi thường xuyên NSNN là các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường xuyêncủa Nhà nước với các nội dung chủ yếu: chi tiền công, tiền lương; chi mua sắm hànghóa, dịch vụ ; chi chuyển giao thường xuyên Về thực chất, chi thường xuyên NSNN làquá trình phân phối lại nguồn vốn từ quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm duy trìhoạt động bình thường của bộ máy nhà nước gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ

mà Nhà nước đảm nhiệm

Chi thường xuyên NSNN có 3 đặc điểm cơ bản như sau:

Một là, phần lớn các khoản chi thường xuyên từ NSNN mang tính ổn định và có

tính chu kỳ trong một khoảng thời gian hàng tháng, hàng quý, hàng năm

Hai là, khoản chi thường xuyên phần lớn mục đích tiêu dùng Hầu hết các khoản

chi thường xuyên trang trải cho các nhu cầu về quản lý hành chính, hoạt động sự nghiệp,

về an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và các hoạt động xã hội khác do Nhà nước

tổ chức Các hoạt động hầu như không trực tiếp tạo ra của cải vật chất Tuy nhiên, cáckhoản chi thường xuyên có tác dụng quan trọng đối với phát triển kinh tế và tạo ra mộtmôi trường kinh tế ổn định, nâng cao chất lượng lao động thông qua các khoản chi chogiáo dục - đào tạo

Ba là, mức độ và phạm vi chi thường xuyên NSNN gắn liền với cơ cấu tổ chức

bộ máy Nhà nước và việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà

Trang 16

nước trong từng thời kỳ Bởi vì, phần lớn các khoản chi thường xuyên nhằm duy trì bảođảm hoạt động bình thường, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước Vì vậy, những quanđiểm, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước cũng ảnh hưởngtrực tiếp đến việc định hướng, phạm vi và mức độ chi thường xuyên NSNN

Chi thường xuyên NSNN có tính chất rất quan trọng

Thứ nhất, chi thường xuyên có tác động trực tiếp đến việc thực hiện các chức

năng của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội, là trong những nhân tố có ý nghĩa quyếtđịnh đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy QLNN

Thứ hai, chi thường xuyên là công cụ để Nhà nước thực hiện mục tiêu ổn định và

điều chỉnh thu nhập, hỗ trợ người nghèo, thực hiện các chính sách xã hội góp phầnthực hiện các mục tiêu công bằng xã hội

Thứ ba, thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện điều tiết, điều chỉnh thị

trường để thực hiện các mục tiêu của Nhà nước Nói cách khác, chi thường xuyên đượcxem là một trong những công cụ kích thích phát triển và điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Thứ tư, chi thường xuyên là công cụ ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an

ninh Thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo

ổn định, an toàn xã hội và an ninh, quốc phòng

+ Nội dung chi thường xuyên NSNN

Nội dung chi thường xuyên NSNN được phân biệt theo lĩnh vực chi, đối tượngchi và tính chất chi tiêu Cụ thể như sau:

Theo lĩnh vực chi trả, Theo công văn 18899/BTC-KBNN ngày 30 tháng 12 năm

2016 về hướng dẫn chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho tabmis liên quan đến một sốđiểm mới của Luật Ngân sách nhà nước 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017), trong đó

đã quy định rõ các nội dung chi NSNN, nhiệm vụ chi ngân sách trung ương (NSTW),nhiệm vụ chi ngân sách địa phương (NSĐP), được thống nhất từ trung ương đến địaphương, gồm cả chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên được chi tiết theo 13 lĩnh vựcchi cụ thể như sau:[40]

- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin vănhọc nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp xã hội khác;

Trang 17

- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế;

- Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội;

- Hoạt động của các cơ quan nhà nước;

- Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động ViệtNam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liênhiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam;

- Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;

- Phần chi thường xuyên thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhànước;

- Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội;

- Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội;

- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xãhội - nghề nghiệp;

- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật

Theo đối tượng chi trả, chi thường xuyên NSNN bao gồm các nội dung chủ yếu

sau:

- Các khoản chi cho con người thuộc khu vực hành chính - sự nghiệp như: tiềnlương, tiền công, phụ cấp, phúc lợi tập thể, y tế, vệ sinh, học bổng cho học sinh và sinhviên v.v…

- Các khoản chi về hàng hóa, dịch vụ tại các cơ quan nhà nước như: văn phòngphẩm, sách, báo, dịch vụ viễn thông và thông tin, điện, nước, công tác phí, chi phí hộinghị v.v…

- Các khoản chi hỗ trợ và bổ sung nhằm thực hiện các chính sách xã hội hay thựchiện điều chỉnh vĩ mô của Nhà nước

- Các khoản chi trả lãi tiền vay trong và ngoài nước

- Các khoản chi khác

Theo tính chất của từng khoản chi, nội dung chi thường xuyên NSNN bao gồm

các khoản như sau:

Trang 18

- Chi thanh toán cá nhân: là các khoản chi liên quan trực tiếp đến con người như:chi tiền lương, phụ cấp lương, tiền công, chi học bổng, sinh hoạt phí của học sinh, sinhviên, chi đóng bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn cho người hưởng lương từ NSNN,chi tiền thưởng, phúc lợi tập thể.

- Chi nghiệp vụ chuyên môn: Là các khoản chi đảm bảo hoạt động thường xuyêncủa đơn vị thụ hưởng NSNN như: Chi mua văn phòng phẩm, chi trả dịch vụ công cộng,chi mua hàng hóa vật tư, công cụ dụng cụ dùng trong công tác chuyên môn của từngngành, chi bảo hộ lao động, trang phục, đồng phục và các khoản khác

- Chi mua sắm, sửa chữa: Chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làmviệc, sửa chữa lớn tài sản cố định và các khoản khác

- Chi khác: Là các khoản chi ngoài các khoản chi nêu trên chẳng hạn như: Chihoàn thuế giá trị gia tăng, chi xử lý tài sản được xác lập sở hữu nhà nước và các khoảnkhác

+ Điều kiện cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN

Khác với nhiều loại chi tiêu khác, chi thường xuyên từ NSNN phải tuân thủnhững quy định pháp luật rất chặt chẽ Cụ thể như sau:

Một là, các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được giao, trừ các trường hợp

sau:

- Trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương ánphân bổ ngân sách chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, cơ quan Tàichính và KBNN tạm cấp kinh phí cho các nhiệm vụ chi sau: chi lương và các khoản cótính chất tiền lương; chi nghiệp vụ phí và công vụ phí; một số khoản chi cần thiết khác

để bảo đảm hoạt động của bộ máy, trừ các khoản mua sắm trang thiết bị, sửa chữa; chicho dự án chuyển tiếp thuộc các chương trình quốc gia

- Chi từ nguồn tăng thu so dự toán được giao và từ nguồn dự phòng ngân sáchtheo quyết định của cấp có thẩm quyền

Hai là, bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy

định

Trang 19

Ba là, đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc người được ủy quyền

quyết định chi

Bốn là, trường hợp sử dụng vốn, kinh phí NSNN để mua sắm trang thiết bị,

phương tiện làm việc và các công việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá thì cònphải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật;

Năm là, các khoản chi có tính chất thường xuyên được chia đều trong năm để chi;

các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như mua sắm,sửa chữa lớn và các khoản chi có tính chất không thường xuyên khác giao cùng với giao

dự toán năm

1.1.2 Khái quát về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là việc KBNN sử dụng cáccông cụ nghiệp vụ của mình thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chithường xuyên NSNN qua KBNN nhằm đảm bảo các khoản chi đó được thực hiệnđúng đối tượng, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định và theonhững nguyên tắc, hình thức, phương pháp quản lý tài chính của Nhà nước [35]

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN có một số đặc điểm như sau:

Một là, kiểm soát chi thường xuyên gắn liền với những khoản chi thườngxuyên nên phần lớn công tác kiểm soát chi diễn ra đều đặn trong năm, ít có tính thời

vụ, ngoại trừ những khoản chi mua sắm tài sản, sửa chữa lớn tài sản cố định

Hai là, kiểm soát chi thường xuyên diễn ra trên nhiều lĩnh vực và rất nhiềunội dung nên rất đa dạng và phức tạp Chính vì thế, những quy định trong kiểm soátchi thường xuyên cũng hết sức phong phú, với từng lĩnh vực chi có những quy địnhriêng, từng nội dung, từng tính chất nguồn kinh phí cũng có những tiêu chuẩn, địnhmức riêng

Ba là, kiểm soát chi thường xuyên bị áp lực lớn về mặt thời gian vì phần lớnnhững khoản chi thường xuyên đều mang tính cấp thiết như: chi về tiền lương, tiềncông, học bổng gắn với cuộc sống hàng ngày của cán bộ, công chức, học sinh,

Trang 20

sinh viên; các khoản chi về chuyên môn nghiệp vụ nhằm đảm bảo duy trì hoạt độngthường xuyên của bộ máy nhà nước nên những khoản chi này cũng đòi hỏi phảiđược giải quyết nhanh chóng Bên cạnh đó, tất cả các đơn vị thụ hưởng NSNN đều

có tâm lý muốn giải quyết kinh phí trong những ngày đầu tháng làm cho cơ quankiểm soát chi là KBNN luôn gặp áp lực về thời gian trong những ngày đầu tháng

Bốn là, kiểm soát chi thường xuyên thường phải kiểm soát những khoản chinhỏ và chi tiết vì vậy cơ sở để kiểm soát chi như hóa đơn, chứng từ để chứngminh cho những nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, thường không đầy đủ, không rõràng, thiếu tính pháp lý gây rất nhiều khó khăn cho cán bộ kiểm soát chi, đồngthời cũng rất khó để có thể đưa ra những quy định bao quát hết những khoản chinày trong công tác kiểm soát chi

1.1.2.2 Nguyên tắc, nội dung và quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

+ Nguyên tắc và thủ tục kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

Việc quản lý chi và kiểm soát chi thường xuyên NSNN được thực hiện theonhững nguyên tắc sau: [17]

Một là, tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong

và sau quá trình cấp phát, thanh toán Các khoản chi phải có trong dự toán NSNNđược duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquy định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN chuẩn chi

Hai là, tất cả các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN phải mở tài khoản tạiKBNN; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, KBNN trong quá trìnhlập, phân bổ, và thực hiện dự toán được giao

Ba là, mọi khoản chi NSNN phải được hạch toán bằng đồng Việt Nam theotừng niên độ ngân sách, cấp ngân sách và theo Mục lục NSNN Các khoản chiNSNN bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán chibằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơquan có thẩm quyền quy định

Trang 21

Bốn là, trong quá trình quản lý, cấp phát, quyết toán chi NSNN, các khoảnchi sai phải thu hồi giảm chi Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính hoặt

cơ quan nhà nước có thẩm quyền, KBNN thực hiện thu hồi giảm chi NSNN

Năm là, KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiệnchi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúngquy định; tham gia với các cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩmquyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác nhận số thực chiNSNN qua KBNN của các đơn vị sử dụng NSNN KBNN có quyền tạm đình chỉ,

từ chối thanh toán, chi trả và thông báo cho đơn vị sử dụng NSNN biết, đồngthời gửi cơ quan tài chính đồng cấp giải quyết trong các trường hợp: chi khôngđúng mục đích, đối tượng theo dự toán được duyệt; chi không đúng chế độ, địnhmức chi tiêu, không đủ các điều kiện theo quy định

Thủ tục kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước được thực hiện theoluật định Căn cứ vào yêu cầu quản lý, mục đích sử dụng kinh phí khi cấp phátthanh toán các khoản chi thường xuyên, KBNN đòi hỏi các khoản chi đó phải đápứng các thủ tục sau:

- Dự toán năm được giao được cấp có thẩm quyền phê duyệt (gửi một lầnvào đầu năm)

- Giấy rút dự toán NSNN có chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng đơn vị sửdụng NSNN hoặc người được uỷ quyền

Ngoài ra, tuỳ theo tính chất của từng khoản chi, các hồ sơ và chứng từ thanhtoán cần thiết đối với từng loại chi như sau:

Thứ nhất, chi thanh toán cá nhân, bao gồm chi tiền lương, chi học bổng vàsinh hoạt phí của học sinh, tiền thuê người lao động - cần có đủ hồ sơ, văn bản được

cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Chẳng hạn, đối với các khoản chi tiền lương, cần

có các văn bản, giấy tờ sau:

- Quyết định giao chỉ tiêu biên chế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnphê duyệt (gửi lần đầu);

- Danh sách những người hưởng lương và phụ cấp lương (gửi lần đầu);

Trang 22

- Quyết định Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị đã được Ban chấp hành côngđoàn và Thủ trưởng đơn vị phê duyệt;

Thứ hai, chi nghiệp vụ chuyên môn đòi hỏi phải có các hồ sơ chứng từ cóliên quan như: Các chứng từ gốc khác có liên quan của đơn vị cung cấp hàng hóa,dịch vụ khi giao hàng hoặc thực hiện hợp đồng dịch vụ

Thứ ba, chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa chữalớn tài sản cố định cần có các giấy tờ như: Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu(đối với trường hợp mua sắm phương tiện làm việc, sửa chữa lớn phải thực hiện đấuthầu theo quy định) hoặc quyết định chỉ định thầu của cấp có thẩm quyền ; hợpđồng mua bán hàng hóa, dịch vụ; phiếu báo giá của đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch

vụ (đối với những trường hợp mua sắm nhỏ không có hợp đồng mua bán); hóa đơnbán hàng, vật tư, thiết bị; các hồ sơ, chứng từ khác có liên quan

Thứ tư, các khoản chi khác đòi hỏi phải có bảng kê chứng từ thanh toán cóchữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc người được uỷquyền; các hồ sơ chứng từ khác có liên quan

+ Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN

Quy trình KSC thường xuyên NSNN qua KBNN được hiểu là quá trình KSCthường xuyên NSNN Nội dung kiểm soát chi NSNN nói chung và quy trình kiểmsoát chi thường xuyên nói riêng thể hiện qua ba giai đoạn kiểm soát: quy trình kiểmsoát trước khi chi, quy trình kiểm soát trong khi chi và quy trình kiểm soát sau khichi [29]

Quy trình kiểm soát trước khi chi là quy trình kiểm soát việc lập, quyết định,phân bổ dự toán chi NSNN Đây là khâu đầu tiên trong chu trình kiểm soát chi Nógiúp nâng cao chất lượng dự toán, tránh tình trạng giao dự toán quá thấp không đủkinh phí hoạt động cho đơn vị hoặt giao dự toán quá cao dễ dẫn đến lãng phí trong

sử dụng NSNN

Quy trình kiểm soát trong khi chi là quy trình kiểm soát quá trình thực hiện

dự toán nhằm đảm bảo các khoản chi phải đủ điều kiện theo quy định trước khi xuấtquỹ NSNN chi trả cho đối tượng thụ hưởng NSNN Quy trình kiểm soát trong khi

Trang 23

chi là khâu chủ yếu của chu trình kiểm soát chi và cũng là nhiệm vụ quan trọng nhấtcủa KBNN trong việc quản lý chi quỹ NSNN Quy trình kiểm soát trong khi chigiúp ngăn chặn kịp thời những khoản chi không đúng chế độ quy định, tránh lãngphí và thất thóat tiền và tài sản nhà nước.

Quy trình kiểm soát sau khi chi là quy trình kiểm tra tình hình sử dụng kinhphí của đơn vị sử dụng NSNN sau khi KBNN đã xuất quỹ NSNN Quy trình kiểmsoát sau khi chi do các cơ quan có thẩm quyền quyết định dự toán, cơ quan kiểmtoán và cơ quan tài chính đảm nhiệm

Quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN được tiến hành theo ba nội dung

cơ bản như sau:

- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ chi: Chứng từ chi phảiđược lập đúng mẫu quy định đối với từng khoản chi Chẳng hạn, với chi dự toán khi

sử dụng kinh phí thường xuyên áp dụng mẫu C2- 02a/NS; C2-02bNS trên chứng từphải ghi đầy đủ các yếu tố theo đúng nguyên tắc lập chứng từ kế toán, các yếu tốghi trên chứng từ phải đảm bảo tính đúng đắn; phải có đầy đủ con dấu, chữ ký củachủ tài khoản, kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) đúng với mẫu dấu, chữ

ký đã đăng ký tại Kho bạc khi mở tài khoản

- Kiểm tra các điều kiện chi theo chế độ quy định, bao gồm các khoản chiphải còn đủ số dư dự toán để thực hiện chi trả; bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn,định mức do cấp có thẩm quyền quy định; có đầy đủ các hồ sơ, hóa đơn, chứng từliên quan tùy theo tính chất của từng khoản chi

- Kiểm tra tồn quỹ NSNN của cấp ngân sách tương ứng với khoản chi Tồnquỹ ngân sách phải đủ để cấp phát theo yêu cầu của đơn vị sử dụng NSNN (KBNNtỉnh, KBNN huyện không phải kiểm tra tồn quỹ NSNN cấp trung ương khi chiNSTW)

Quy trình kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN được thực hiện chủ yếu ởkhâu kiểm soát trong khi chi bao gồm các bước cụ thể sau:

Trang 24

Một là, căn cứ vào dự toán được phân bổ đã gửi KBNN và theo yêu cầunhiệm vụ chi, đơn vị sử dụng NSNN lập giấy rút dự toán ngân sách, kèm theo hồ sơthanh toán gửi KBNN nơi giao dịch

Hai là, KBNN nơi giao dịch kiểm tra hồ sơ thanh toán, các điều kiện chi theoquy định và giấy rút dự toán ngân sách của thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặccủa người được uỷ quyền Nếu đủ điều kiện theo quy định thì thực hiện việc chi trả,thanh toán cho đơn vị thụ hưởng NSNN

- Trường hợp chưa có đủ điều kiện thực hiện thanh toán trực tiếp qua KBNN

ở tất cả các khoản chi thì được phép cấp tạm ứng đối với một số khoản chi theo quyđịnh của Bộ trưởng Bộ Tài chính Sau khi hoàn thành công việc và có đủ chứng từthanh toán thì chuyển từ tạm ứng sang thực chi

- Trường hợp các khoản chi chưa đủ điều kiện chi theo quy định (không cótrong dự toán được duyệt, không đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, không đủ

hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ ), KBNN từ chối chi trả và thông báo cho đơn vị,

cơ quan tài chính cùng cấp biết để xử lý Thủ trưởng cơ quan KBNN là người cóquyền đưa ra quyết định từ chối và hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định từchối của mình

+ Công cụ kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

Một là, công cụ kế toán NSNN Kế toán NSNN là một trong những công cụquan trọng gắn liền với hoạt động quản lý NSNN của KBNN Nó có vai trò tích cựctrong việc quản lý, điều hành và kiểm soát hoạt động thu, chi NSNN Kế toánNSNN phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình thu, chi NSNN, qua đó cungcấp những thông tin cần thiết để các cơ quan chức năng điều hành ngân sách có hiệuquả cao Một trong những chức năng quan trọng của kế toán NSNN là hạch toán kếtoán, kiểm tra tình hình cấp phát kinh phí NSNN.Nó là công cụ chủ yếu để kiểmsoát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Cụ thể, kế toán NSNN cung cấp số liệutồn quỹ NSNN, số liệu về tình hình nhập, xuất, tồn dự toán chi của đơn vị sử dụngNSNN Đây là một trong những căn cứ quan trọng để KBNN xem xét các khoản chicủa đơn vị có đủ điều kiện hay không từ đó đưa ra quyết định cấp phát hay từ chối

Trang 25

cấp phát Về nguyên tắc, các khoản chi thường xuyên của mỗi đơn vị sử dụngNSNN không được vượt quá số tồn dự toán của đơn vị đó và không được vượt quátồn quỹ NSNN.

Hai là, công cụ mục lục NSNN.Hệ thống Mục lục NSNN là bảng phân loạicác khoản thu, chi NSNN theo hệ thống tổ chức nhà nước, ngành kinh tế và các mụcđích kinh tế - xã hội do Nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ công tác lập, chấp hành,

kế toán, quyết toán NSNN và phân tích các hoạt động kinh tế tài chính thuộc khuvực nhà nước

Mục lục NSNN là một trong những công cụ quan trọng, không thể thiếutrong quy trình kiểm soát chi Nội dung, kết cấu và cách sử dụng công cụ Mục lụcNSNN là một trong những cơ sở đánh giá khả năng quản lý NSNN của một quốcgia Hệ thống Mục lục NSNN có bao quát được các hoạt động kinh tế và các giaodịch kinh tế của Nhà nước thì việc thu thập, phân tích và xử lý số liệu mới đầy đủ;

từ đó cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho công tác lập dự toán NSNN, điềuhành, quản lý, kiểm soát NSNN; đồng thời cung cấp thông tin cần thiết phục vụviệc đề ra các quyết định phát triển kinh tế - xã hội

Ba là, công cụ định mức chi ngân sách Định mức chi ngân sách là mộtchuẩn mực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với từng nội dung chiNSNN Định mức chi ngân sách là cơ sở để tính toán khi lập dự toán và cũng là căn

cứ để KBNN đối chiếu với từng khoản chi của đơn vị sử dụng NSNN trong quytrình kiểm soát chi NSNN Mức chi thực tế của từng nội dung chi không được vượtquá định mức chi đối với nội dung đó Định mức chi có định mức tuyệt đối và địnhmức tương đối Định mức tuyệt đối là mức chi đối với một nội dung cụ thể Địnhmức tương đối là tỷ lệ giữa các nội dung chi khác nhau Chẳng hạn Thông tư139/2010/TT- BTC ngày 21/09/2010 có quy định: cơ quan, đơn vị có thể sử dụngnguồn kinh phí đào tạo để hỗ trợ một phần chi phí cho cán bộ trong đơn vị đi họcđại học, trên đại học nhưng tổng số kinh phí hỗ trợ không quá 10% tổng kinh phíđào tạo được giao hàng năm

Trang 26

Bốn là, công cụ hợp đồng mua sắm tài sản công Hợp đồng mua sắm tài sảncông là cở sở để KBNN kiểm soát các khoản chi về mua sắm tài sản, xây dựng nhỏ

và sửa chữa tài sản cố định Giá trị hợp đồng, thời hiệu hợp đồng, bản thanh lý hợpđồng là căn cứ để KBNN thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ.Những hợp đồng có giá trị lớn phải thông qua các hình thức đấu thầu theo quy định.Chẳng hạn quy định tại Thông tư 58/2016 TT-BTC ngày 29/03/2016, mua sắm tàisản thuộc dự toán mua sắm thường xuyên có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên phải tổchức đấu thầu

Năm là, công cụ tin học Đây là công cụ hỗ trợ cho quy trình kiểm soát

chi Về mặt kỷ thuật, quy trình kiểm soát chi thường xuyên có thể thực hiện bằngphương pháp thủ công Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của tin học, một số khâu củaquy trình kiểm soát chi được tiến hành nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều

so với thực hiện theo phương pháp thủ công Chẳng hạn, kiểm soát mức tồn quỹngân sách, mức tồn dự toán của từng đơn vị sử dụng ngân sách, kiểm soát mụclục ngân sách Công cụ tin học còn có ý nghĩa đặc biệt đối với công tác kế toán vàquy trình thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN

1.1.2.3 Các yếu tố tác động đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

Chi NSNN và quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN là một quá trìnhliên quan đến tất cả các cấp, các ngành và nhiều cơ quan đơn vị Đồng thời nó cũngchịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có một số yếu tố chủ yếu sau:

Một là, yếu tố thể chế, pháp lý Trong nhóm yếu tố này, Luật Ngân sáchnhà nước được coi là yếu tố rất quan trọng, là một trong những căn cứ chủ yếu

để kiểm soát NSNN nói chung và quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNNnói riêng

Luật NSNN quy định vai trò và trách nhiệm của KBNN trong quản lý quỹNSNN, kiểm soát và kế toán các khoản chi NSNN Luật NSNN sửa đổi năm 2015

có những điều khoản liên quan đến KBNN trong công tác chi NSNN Chẳng hạn,Điều 62 quy định: KBNN là cơ quan quản lý quỹ NSNN; Điều 56 quy định: căn cứ

Trang 27

vào dự toán NSNN được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị sửdụng ngân sách quyết định chi gửi KBNN KBNN kiểm tra tính hợp pháp của cáctài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủcác điều kiện quy định; trách nhiệm của KBNN được quy định tại điều 56, khoản 6như sau: Thủ trưởng cơ quan KBNN có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoảnchi không đủ các điều kiện quy định và phải chịu trách nhiệm về quyết định củamình Về kế toán ngân sách, Điều 63 tại Khoản 3 của Luật Ngân sách Nhà nước năm

nước; tổng hợp số liệu thu, chi ngân sách nhà nước, báo cáo cơ quan tài chính cùngcấp, số liệu quyết toán chi của đơn vị sử dụng NSNN phải được đối chiếu và đượcKBNN nơi giao dịch xác nhận

Hai là, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn,định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán và là cơ sở khôngthể thiếu để KBNN kiểm soát các khoản chi tiêu từ NSNN Để công tác kiểm soátchi có chất lượng cao thì hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi phải đảm bảotính chất sau: tính đầy đủ, nghĩa là nó phải bao quát hết tất cả các nội dung chi phátsinh trong thực tế thuộc tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; tính chính xác,nghĩa là phải phù hợp với tình hình thực tế; tính thống nhất, nghĩa là phải thốngnhất giữa các ngành, các địa phương và các đơn vị sử dung NSNN

Ba là, dự toán NSNN Đây là một trong những căn cứ quan trọng để KBNNthực hiện quy trình kiểm soát chi NSNN Chất lượng dự toán chi ảnh hưởng trựctiếp đến chất lượng quy trình kiểm soát chi thường xuyên Vì vậy để nâng cao chấtlượng quy trình kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN thì dự toán chi NSNN phảiđảm bảo tính kịp thời, chính xác, đầy đủ và chi tiết để làm căn cứ cho KBNN kiểmtra, kiểm soát quá trình chi tiêu của đơn vị

Bốn là, tổ chức bộ máy và thủ tục quy trình kiểm soát chi Bộ máy kiểm soátchi phải được tổ chức gọn nhẹ, tránh trùng lắp chức năng, phù hợp quy mô và khốilượng các khoản chi phải qua kiểm soát Thủ tục quy trình kiểm soát chi thường xuyên

Trang 28

phải rõ ràng, đơn giản nhưng đảm bảo tính chặt chẽ trong trong quản lý chi tiêu NSNN,không tạo khe hở cho kẻ xấu lợi dụng gây thất thóat, lãng phí NSNN.

Năm là, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ thực hiện quy trình kiểm soátchi Trình độ và năng lực cán bộ kiểm soát chi là nhân tố quyết định chất lượng quytrình kiểm soát chi Vì vậy, cán bộ kiểm soát chi phải có trình độ chuyên sâu vềquản lý tài chính, am hiểu về các lĩnh vực chuyên ngành mình quản lý, có khả năngphân tích, xử lý thông tin được cung cấp và giám sát đối chiếu với các quy địnhhiện hành của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt để có thể vừa làm tốt công táckiểm soát chi vừa đảm bảo tính trung thực, khách quan, không lợi dụng quyền hạn,trách nhiệm được giao để vụ lợi hay có thái độ hách dịch, sách nhiễu đối với đơn vịtrong quá trình kiểm soát chi

Sáu là, ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN Nếu thủtrưởng các đơn vị sử dụng NSNN có tính tự giác cao trong việc chấp hành chế độchi tiêu NSNN thì các khoản chi đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đảmbảo có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ từ đó giúp cho việc thực hiện quytrình kiểm soát chi của KBNN được thuận lợi, nhanh chóng, tránh tình trạng phải trả lại

hồ sơ, chứng từ, thông báo từ chối cấp phát gây lãng phí thời giờ và công sức Dovậy, cần làm cho đơn vị sử dụng NSNN thấy được trách nhiệm của mình trong tất cảcác khâu của quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

1.2 Nội dung kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

1.2.1 Kiểm soát theo các hình thức chi trả từ NSNN

1.2.1.1 Chi trả theo hình thức rút dự toán từ Kho bạc Nhà nước

Đối tượng chi trả, thanh toán theo hình thức rút dự toán NSNN tại KBNNgồm: [18]

+ Cơ quan hành chính Nhà nước

+ Đơn vị sự nghiệp công lập

+ Tổ chức chính trị xã hội, chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổchức xã hội - nghề nghiệp được NSNN hỗ trợ kinh phí thường xuyên

Trang 29

+ Đối tượng khác theo hướng dẫn riêng của cơ quan Nhà nước có thẩmquyền.

+ Căn cứ vào nhu cầu chi và theo yêu cầu nhiệm vụ chi, thủ trưởng đơn vị sửdụng ngân sách lập và gửi hồ sơ thanh toán cho kiểm soát chi chuyên quản tàikhoản của đơn vị để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán

+ Kiểm soát chi kiểm tra, kiểm soát hồ sơ của đơn vị sử dụng Ngân sách theocác nội dung sau:

+ Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán NSNN, bảo đảm cáckhoản chi phải có trong dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền giao, số dư tàikhoản dự toán của đơn vị còn đủ để chi

+ Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quyđịnh đối với từng khoản chi

+ Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, địnhmức chi NSNN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định Đối với các khoảnchi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN, Kho bạc Nhà nước căn cứ vào

dự toán NSNN đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao để kiểm soát

+ Kiểm tra mẫu dấu chữ ký đăng ký tại KBNN

+ Nếu đáp ứng đủ điều kiện chi trả thì kiểm soát chi chuyển sang kế toánhạch toán kế toán, ký lên chứng từ, nhập vào hệ thống và chuyển toàn bộ hồ sơ cho

kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền kế toán trưởng

+ Kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ

và các điều kiện thanh toán của hồ sơ chứng từ kế toán, kiểm tra chữ ký của KTVtrên chứng từ , đảm bảo ký đúng mẫu dấu đã đăng ký với KTT Nếu đủ điều kiệnchi trả thì KTT ký lên chứng từ (trên máy và trên giấy) và hồ sơ chứng từ chuyểncho Giám đốc hoặc Phó giám đốc

+ Giám đốc hoặc Phó giám đốc kiểm soát hồ sơ chứng từ Ký lên chứng từgiấy sau đó chuyển cho KTV giữ tài khoản đơn vị sử dụng ngân sách

+ Kế toán viên chuyển tiền cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ

Trang 30

+ Kế toán viên chuyển chứng từ cho thủ quỹ (trường hợp lĩnh tiền mặt) Thủquỹ trả 01 liên chứng từ cho đơn vị và 01 liên trả lại KTV theo đường nội bộ.

+ Kiểm soát chi trả các hồ sơ cho đơn vị (nếu có)

1.2.1.2 Chi trả theo hình thức lệnh chi tiền

Đối tượng chi trả theo hình thức lệnh chi tiền bao gồm: [13]

+ Chi cho các đơn vị, các tổ chức kinh tế, xã hội không có quan hệ thườngxuyên với NSNN;

+ Chi trả nợ nước ngoài;

+ Chi cho vay của NSNN;

+ Chi kinh phí ủy quyền (đối với các khoản ủy quyền có lượng vốn nhỏ,nội dung chỉ rõ) theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan tài chính

+ Một số khoản chi khác theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan tài chính

(1) Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tínhchất và kiểm soát hồ sơ chứng từ của từng khoản chi, bảo đảm các điều kiện thanhtoán chi trả Ngân sách theo quy định; ra lệnh chi tiền gửi KBNN để chi trả cho đơn

vị sử dụng Ngân sách

(2) KBNN thực hiện xuất quỹ Ngân sách và chi trả cho đơn vị sử dụngNgân sách theo nội dung ghi trong lệnh chi tiền của cơ quan tài chính

1.2.2 Kiểm soát theo phương thức chi trả các khoản chi NSNN

Việc chi trả kinh phí NSNN cho đơn vị sử dụng NSNN được thực hiện theonguyên tắc thanh toán trực tiếp từ KBNN cho người hưởng lương và người cung cấphàng hóa, dịch vụ Đối với các khoản chi chưa có điều kiện thực hiện việc chi trả trựctiếp, KBNN tạm ứng hoặc thanh toán cho đối tượng thụ hưởng qua đơn vị sử dụngNgân sách Có 4 phương thức chi trả NSNN

1.2.2.1 Chi theo phương thức tạm ứng

Tạm ứng là việc chi trả các khoản chi NSNN cho đơn vị sử dụng NSNNtrong trường hợp khoản chi NSNN của đơn vị sử dụng NSNN chưa có đủ hóa đơn,chứng từ theo quy định do công việc chưa hoàn thành Có 2 hình thức tạm ứng:

Trang 31

+ Tạm ứng bằng tiền mặt: Nội dung tạm ứng bằng tiền mặt cho đơn vị sửdụng NSNN, bao gồm:

• Các khoản chi thanh toán cá nhân như: tiền lương; tiền công; phụ cấplương; học bổng học sinh, sinh viên; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; chi cho cán bộ xã,thôn, bản đương chức; chi về công tác người có công với cách mạng và xã hội; chilương hưu và trợ cấp xã hội; các khoản thanh toán khác cho cá nhân ( Trừ trườnghợp chi thanh toán cá nhân cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc diện bắtbuộc phải thanh toán bằng chuyển khoản)

• Chi một số nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc Bộ quốc phòng, Bộ Công an

và Ban Cơ yếu Chính phủ, bao gồm: mật phí; chi nuôi phạm nhân, can phạm và cácnhu cầu chi thường xuyên khác bằng tiền mặt

• Chi trả nợ dân (chỉ bao gồm các khoản chi trả trái phiếu, công trái bán lẻtrong hệ thống Kho bạc Nhà nước cho các cá nhân; chi trả bằng tiền mặt đối vớivàng bạc, đá quý, tư trang tạm giữ cho các nguyên chủ)

• Chi mua lương thực dự trữ (chỉ bao gồm phần do cơ quan Dự trữ quốc giathu mua trực tiếp của dân; không bao gồm phần mua qua các Tổng công ty, công tylương thực được thanh toán bằng chuyển khoản)

• Các khoản chi của đơn vị giao dịch có giá trị nhỏ không vượt quá 5 triệuđồng đối với một khoản chi; các khoản chi khác của đơn vị giao dịch cho các đơn vịcung cấp hàng hóa, dịch vụ không có tài khoản tại ngân hàng, trừ những khoản chicho những công việc cần phải thực hiện đấu thầu theo chế độ quy định

+ Tạm ứng bằng chuyển khoản: nội dung tạm ứng bằng chuyển khoản chocác đơn vị sử dụng NSNN bao gồm:

• Chi mua vật tư văn phòng;

• Chi hội nghị (trừ các khoản thanh toán cho cá nhân được phép tạm ứngbằng tiền mặt);

• Chi thuê mướn (thuê nhà, thuê đất, thuê thiết bị );

• Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành;

Trang 32

• Chi sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu bảo dưỡngcác công trình cơ sở hạ tầng từ nguồn kinh phí thường xuyên;

• Một số khoản chi cần thiết khác để đảm bảo hoạt động của bộ máy củađơn vị sử dụng NSNN

Tuy nhiên phương pháp này dẫn đến số dư tạm ứng cao và thời gian thuhối tạm ứng lâu có thể phát sinh các khoản chi phức tạp

1.2.2.2 Chi theo phương thức thanh toán trực tiếp

Thanh toán trực tiếp là phương thức chi trả ngân sách trực tiếp cho đơn vị

sử dụng NSNN hoặc cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ khi công việc đã hoànthành, có đủ các hồ sơ chứng từ thanh toán trực tiếp theo quy định và các khoản chiNgân sách đáp ứng đầy đủ các điều kiện chi Ngân sách theo quy định Các khoảnchi thanh toán trực tiếp bao gồm:

• Các khoản chi tiền lương; chi học bổng, sinh hoạt phí của học sinh, sinhviên; chi trả dịch vụ công (tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền vệ sinh)

• Các khoản chi có đủ hồ sơ chứng từ chi NSNN theo quy định về hồ sơthanh toán trực tiếp ít rủi ro và mang tính thực tế cao

1.2.2.3 Chi theo phương thức tạm cấp kinh phí ngân sách

• Tạm cấp kinh phí thực hiện trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dựtoán NSNN chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, Cơ quan tàichính và KBNN thực hiện tạm cấp kinh phí NSNN cho các nhiệm vụ chi theo quyđịnh

• Cơ quan tài chính và KBNN thực hiện tạm cấp kinh phí ngân sách choĐVSDNS theo quy định Mức tạm cấp hàng tháng tối đa không vượt quá mức chibình quân 01 tháng của năm trước

• Sau khi dự toán được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao, KBNN thựchiện giảm trừ khoản tạm cấp vào loại, khoản chi ngân sách được giao củaĐVSDNS Trường hợp giao dự toán không đúng với loại, khoản đã được cấp,KBNN thông báo bằng văn bản cho cơ quan tài chính

Trang 33

1.2.2.4 Chi theo phương thức ứng trước dự toán cho năm sau

• Việc ứng trước dự toán NSNN được thực hiện trong trường hợp cácnhiệm vụ quan trọng, cấp bách được xác định thuộc dự toán năm sau, nhưng phảithực hiện ngay trong năm, chưa được bố trí trong dự toán và nguồn dự phòng khôngđáp ứng được [35]

• Căn cứ vào quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, KBNNthực hiện chi ứng trước cho ĐVSDNS theo quy định Nhưng việc chi ứng trước dựtoán không được ảnh hưởng đến việc bố trí dự toán năm sau Tổng số chi ứng trước

dự toán chi ngân sách năm sau cho các cơ quan, đơn vị không vượt quá 20% dựtoán chi ngân sách theo từng lĩnh vực tương ứng năm hiện hành đã giao hoặc sốkiểm tra dự toán chi ngân sách năm sau đã thông báo cho cơ quan, đơn vị đó Khiphân bổ dự toán ngân sách cho năm sau, cơ quan phân bổ dự toán ngân sách phảibảo đảm bố trí dự toán cho các công trình, nhiệm vụ được chi ứng trước dự toán đủnguồn hoàn trả mức đã ứng trước theo đúng thời gian quy định

• KBNN thực hiện việc thu hồi vốn ứng trước theo dự toán thu hồi của cơquan phân bổ dự NSNN theo quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính đối với ngânsách trung ương và Chủ tịch UBND đối với ngân sách các cấp chính quyền địaphương Tuy nhiên phương pháp này mang tính rủi ro cao gì chưa xác định đượcchính xác nguồn thu của mình cho năm kế hoạch, thủ tục phức tạp

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước

Quản lý các khoản thu chi NSNN thông qua Luật NSNN đăc biệt chithường xuyên NSNN là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước nên đã giaonhiệm vụ kiểm soát chi cho hệ thống KBNN nhằm làm cho các khoản chi NSNNđúng mục đích, đúng đối tượng Hiệu quả các khoản chi phụ thuộc vào nhiều yếu tốquan trọng khác nhau và có 2 nhóm yếu tố cụ thể

1.3.1 Yếu tố khách quan

a) Chế độ chính sách trong việc quản lý, kiểm soát chi thường xuyên NSNN

Trang 34

Chế độ chính sách phải mang tính khả thi, phù hợp với pháp luật hiện hànhcủa Nhà nước, đảm bảo quản lý chặt chẽ không có kẻ hở để tranh thất thoát tài sảnNhà nước Đồng thời, chế độ chính sách phải mang tính ổn định, tránh thay đổinhiều để thuận lợi cho việc triển khai thực hiện

Trong lĩnh vực chi thường xuyên NSNN có rất nhiều văn bản, quy trìnhnghiệp vụ… luôn thay đổi nên việc thực hiện, kiểm tra, kiểm soát gặp rất nhiều khókhăn Tuy nhiên, với sự cải tiển của công nghệ thông tin nên các chế độ chính sáchtrong việc KSC được cán bộ cập nhật liên tục, kịp thời hướng dẫn các ĐVSDNSthực hiện theo đúng quy định hiện hành Bên cạnh đó, việc ban hành các văn bản,chế độ chính sách của Nhà nước không đầy đủ, thiếu đồng bộ và thường xuyên thayđổi dẫn đến việc khó áp dụng nhanh chóng, ảnh hưởng đến việc thống nhất trongchỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành nói chung và của KBNN nói riêng

b) Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN

Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng để

lập, xây dựng dự toán và là cơ sở không thể thiếu để KBNN kiểm soát các khoảnchi tiêu từ NSNN Để công tác kiểm soát chi có chất lượng cao thì hệ thống chế độ,tiêu chuẩn, định mức chi phải đảm bảo các tính chất sau:

+ Tính đầy đủ: Nghĩa là nó phải bao quát hết tất cả các nội dung chi phátsinh trong thực tế thuộc tất cả các cấp, các ngành và các lĩnh vực

+ Tính chính xác: Nghĩa là phải phù hợp với tình hình thực tế

+ Tính thống nhất: Nghĩa là phải thống nhất giữa các ngành, các địaphương và các đơn vị sử dụng NSNN

c) Phương thức cấp phát, thanh toán kinh phí NSNN

Phương thức cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN có ý nghĩa rất quantrọng, nó ảnh hưởng trực tiếp và quyết định kết quả đầu ra trong quá trình kiểm soátchi thường xuyên NSNN qua KBNN Hiện nay việc cấp phát thanh toán kinh phíthường xuyên từ NSNN được thực hiện theo hai phương thức chủ yếu là phươngthức cấp phát theo dự toán kinh phí và phương thức cấp phát theo lệnh chi tiền.Trong đó, phương thức cấp phát, thanh toán theo dự toán luôn được sử dụng thường

Trang 35

xuyên và chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi NSNN qua KBNN, vì vậy công tác kiểmsoát chi thường xuyên theo hình thức rút dự toán cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từviệc lựa chọn phương thức cấp phát, thanh toán cho đơn vị sử dụng NSNN Do đó,quá trình kiểm soát cần phải bám sát thực tế và dự toán được giao để nâng cao hiệuquả công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN U Minh Thượng.

d) Chất lượng dự toán NSNN

Đây là một trong những căn cứ quan trọng để KBNN thực hiệm kiểm soátchi NSNN Chất lượng dự toán chi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kiểm soátchi thường xuyên Vì vậy, để nâng cao chất lượng kiểm soát chi thường xuyên quaKBNN thì dự toán chi NSNN phải đảm bảo tính kịp thời, chính xác, đầy đủ và chitiết để làm căn cứ cho KBNN kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu của đơn vị

e) Hệ thống các chương trình tin học ứng dụng và hệ thống cơ sở vật chất, các trang thiết bị khác phục vụ quá trình công tác

Việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong công tác kiểm soát chiNSNN cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả KSC NSNN, như việc ứng dụngcông nghệ thông tin trong công tác kiểm soát đã giúp tiết kiểm được thời gian xử lýcông việc, đồng thời việc trao đổi văn bản, nghiệp vụ giữa các bộ phận, các cán bộtrong hệ thống Kho bạc trở nên dễ dàng hơn, đảm bảo nhanh chóng, chính xác vàthống nhất về mặt số liệu tạo tiền đề cho những cải tiến quy trình nghiệp vụ mộtcách hiệu quả hơn Chính vì vậy, công nghệ tin học là một trong những nhân tố ảnhhưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý chi NSNN

Hiện nay, KBNN U Minh Thượng cũng được KBNN cấp trên nâng cấp,mua sắm các trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ cho việc quản lý, kiểm soát được dễdàng hơn, như mỗi cán bộ đều được trang bị các máy tính có chất lượng cao, máy inđời mới, máy photocopy, máy fax hiện đại Mặt khác KBNN U Minh Thượng cũng

có nhiều cán bộ am hiểu về tin học, trinh độ chuyên môn cao, hỗ trợ cho hệ thốngthông tin toàn Kho bạc được an toàn hơn

f) Hệ thống kế toán công

Đây là nhân tố ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình kiểm soát chi thườngxuyên NSNN thông qua việc ghi chép, cũng như hạch toán các khoản chi NSNN

Trang 36

vào hệ thống chương trình tại KBNN Việc hạch toán kế toán đơn giản sẽ tạo điềukiện thuận lợi để quá trình kiểm soát được rút ngắn thời gian, tiết kiệm được chiphí, từ đó thực hiện công tác kiểm soát được hiệu quả hơn.

1.3.2 Yếu tố chủ quan

a) Tổ chức bộ máy và thủ tục kiểm soát chi thường xuyên NSNN

Việc tổ chức bộ máy hoạt động tốt dẫn đến kết quả tốt trong việc kiểm soátchi NSNN Bộ máy gọn nhẹ, có hiệu quả thì giải quyết công việc sẽ hiệu quả Trong

bộ máy tổ chức phải hệt sức chú ý đến mô hình tổ chức cơ cấu các phòng bannghiệp vụ và yếu tố con người, trình độ phẩm chất của các bộ thực thi nhiệm vụ

Với cơ cấu tổ chức hiện nay, KBNN U Minh Thượng có 02 lãnh đạo đểquản lý chung các bộ phận nghiệp vụ và là những người có nhiều kinh nghiệm, cónăng lực quản lý và trình độ chuyên môn nên việc chỉ đạo, hướng dẫn cho các cán

bộ trong từng bộ phận nghiệp vụ làm việc được tốt hợn, đúng với quy định đượcban hành

Hiện nay, tại bộ phận kế toán KBNN U Minh Thượng chỉ có 03 cán bộ thựchiện công việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN Trong khi đó mỗi cán bộ phảitiếp nhận rất nhiều hồ sơ, chứng từ của đơn vị gửi tới mỗi ngày Với khối lượngcông việc lớn, nếu sơ suất, dễ dẫn đến sai sót trong quá trình KSC thường xuyênNSNN

Bên cạnh đó thủ tục KSC cũng có ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm soátcác khoản chi của đơn vị Khi thủ tục đơn giản, đảm bảo đầy đủ yếu tố theo quyđịnh thì công việc kiểm soát cũng diễn ra nhanh chống, hạn chế được những sai sóttrong quá trình lập hồ sơ, chứng từ thanh toán của đơn vị; đồng thời tiết kiệm đượcthời gian cũng như chi phí để thực hiện các khoản chi đó

b) Quy trình nghiệp vụ thực kiện công tác KSC

Quy trình nghiệp vụ là một trong những mắt xích quan trọng, ảnh hưởngtrực tiếp đến công tác KSC NSNN Vì vậy, quy trình nghiệp vụ phải được xây dựngtheo hướng cái cách thủ tục hành chính, quy định rõ thời gian giải quyết công việc,quy định rõ trình tự công việc phải làm của lãnh đạo và cán bộ quản lý một cách

Trang 37

khoa học, thực tiễn Việc có quá nhiều quy trình cũng gây khó khăn cho cán bộkiểm soát và cho đơn vị.

Hiện nay, các quy trình đều được niêm yết công khai tại KBNN U MinhThượng để từ đó đơn vị tìm ra biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quátrình thực hiện

c) Ý thức chấp hành của đơn vị sử dụng kinh phí NSNN

Nếu thủ trưởng các đơn vị sử dụng NSNN có tính tự giác cao trong việcchấp hành chế độ chi tiêu NSNN thì các khoản chi đảm bảo đúng chế độ, tiêuchuẩn, định mức, đảm bảo có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ…Từ đó giúpcho việc KSC của KBNN được thuận lợi, nhanh chóng, tránh tình trạng phải trả lại

hồ sơ, chứng từ, thông báo từ chối cấp phát…gây lãng phí thời gian và công sức củacác cán bộ liên quan đến công tác kiểm soát thanh toán Do vậy, cần làm cho đơn vị

sử dụng NSNN thấy được trách nhiệm của mình trong tất cả các khâu của quy trình

sử dụng NSNN

d) Năng lực lãnh đạo, quản lý và đều hành bộ máy KBNN

Năng lực lãnh đạo có vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý, điềuhành hoạt động của KBNN Lãnh đạo Kho bạc phải có trình độ chuyên môn vànghiệp vụ thật vững chắc đồng thời phải có đạo đức, liêm chính trong nghề nghiệp,tận tụy với nhân viên Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức khônghợp lý, đề ra chính sách không phù hợp với thực tế thì việc quản lý, KSC thườngxuyên NSNN sẽ không tốt, dễ gây thất thoát, lãng phí NSNN và ngược lại

Thời gian qua lãnh đạo KBNN U Minh Thượng đã đề ra kế hoạch triển khaicông việc một cách hợp lý, rõ ràng tạo nên một tổ chức hoạt động có hiệu quả, phâncông trách nhiệm đối với từng cá nhân, bộ phận, giải quyết công việc một cách triệtđể

e) Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi

Nhân tố này là yếu tố quyết định hiệu quả công tác kiểm soát các khoản chiNSNN Nếu năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác KSC có trình độ chuyênmôn cao sẽ loại trừ được sai lệch trong việc cung cấp thông tin, hồ sơ, chứng từ của

Trang 38

đối tượng sử dụng NSNN Điều này thể hiện ở năng lực phân tích, xử lý các thôngtin được cung cấp, giám sát, đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước

Những cán bộ làm công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN U MinhThượng trong thời gian qua cũng đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, thực hiện việc kiểmtra, kiểm soát theo đúng quy định, đã từ chối nhiều khoản chi sai với số tiền khálớn, góp phần hạn chế thất thoát NSNN Tuy nhiên, khối lượng công việc hàng ngày

là rất lớn nên công tác kiểm soát các khoản chi của ĐVSDNS cũng gặp không ítkhó khăn, nhất là vào những ngày cuối năm nếu không thực hiện kiểm soát chặtchẽ, thì việc xảy ra sai sót các khoản thanh toán là không thể tránh khỏi

1.4 Một số kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua các KBNN huyện, tỉnh Kiên Giang và những bài học rút ra:

1.4.1 Kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Gò Quao, tỉnh Kiên Giang

KBNN Gò Quao, tỉnh Kiên Giang được thành lập và đi vào hoạt động từngày 01/11/1988 và là tổ chức trực thuộc KBNN Kiên Giang Từ đó đến nay,KBNN Châu Thành luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trong đó mộtnhiệm vụ trọng tâm là quản lý quỹ NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN

KBNN Gò Quao quản lý 08 đơn vị thuộc Ngân sách trung ương và 92 đơn vịthuộc NSNN địa phương (Trong đó có 07 đơn vị Ngân sách cấp tỉnh, 78 đơn vịngân sách huyện và 7 đơn vị ngân sách xã) Những năm vừa qua đây cũng là địabàn có tỷ trọng chi thường xuyên NSNN khá lớn, ví dụ: năm 2017 là 210 tỷ đồng,năm 2018 là 236 tỷ đồng, năm 2019 là 269 tỷ đồng

Qua công tác kiểm soát chi, KBNN Gò Quao đã góp phần nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn NSNN, tham gia tích cực vào công tác thực hành tiết kiệm, chống lãngphí và phòng chống tham nhũng Từ năm 2017 đến năm 2019, thông qua công táckiểm soát chi thường xuyên NSNN, KBNN huyện Gò Quao đã từ chối 5,538 tỷ đồngcủa 78 đơn vị sử dụng NSNN Trong đó có 2,231 tỷ đồng do chi vượt dự toán; 1,051 tỷđồng do chi sai mục lục ngân sách, 1,206 tỷ do sai các yếu tố trên chứng từ; 0,735 tỷđồng do sai chế độ tiêu chuẩn định mức và 0,315 tỷ đồng do thiếu hồ sơ thủ tục Để đạtđược kết quả trên, KBNN huyện Gò Quao đã tập trung làm tốt một số công tác sau:

Trang 39

- Nâng cao hiểu biết về pháp luật liên quan đến quản lý NSNN và các quy địnhtrong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN Ngay từ khi Luật NSNN có hiệu lực

và các chế độ về quản lý chi được ban hành, KBNN huyện Gò Quao đã tổ chức triểnkhai đến toàn thể CBCC Đồng thời, Kho bạc phối hợp với cơ quan tài chính tham mưucho UBND, HĐND ban hành các chế độ về chi NSĐP, tổ chức triển khai Luật NSNN vàcác văn bản liên quan cho các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN trên địa bàn

- Nghiên cứu ứng dụng tin học vào công tác chi và kiểm soát chi chi thườngxuyên Công tác tin học được KBNN huyện Gò Quao phát triển rất sớm và đã hỗ trợđắc lực cho công tác chi ngân sách và kiểm soát chi thường xuyên NSNN và đượcthao tác trực tiếp trên hệ thống TABMIS

- Chú trọng công tác tổ chức cán bộ, KBNN Gò Quao xem cán bộ là nhân tốquyết định trong việc mang lại những thành quả to lớn của đơn vị Đơn vị đã chọnlọc, sắp xếp quy hoạch đội ngũ CBCC vào những vị trí phù hợp Tổ chức đào tạo,bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ CBCC với nhiều hình thức Năm 2017, riêng

bộ phận kế toán của KBNN Gò Quao đảm trách công tác KSC thường xuyên có 06CBCC trong đó có 06 đồng chí có trình độ đại học, với độ tuổi từ 28 đến 39 tuổi; 01CBCC được cơ quan cử đi học tập hệ cao học và sẽ tốt nghiệp trong năm 2018 Như vậy sự nâng lên về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kiểm soát chi lànguyên nhân quan trọng dẫn đến sự nâng lên về chất lượng công tác kiểm soát chi

1.4.2 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang

Quá trình thành lập và phát triển: Kho bạc Nhà nước Giang Thành là đơn vịtrực thuộc Kho bạc Nhà nước Kiên Giang được thành lập ngày 24/09/2009 theoQuyết định số: 2312/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, với tổng số biên chếđược giao là 12 công chức Là đơn vị mới thành lập nên đơn vị vừa ổn định đội ngũcán bộ công chức vừa phải thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao Tuy gặpkhông ít khó khăn vất vả nhưng tập thể cán bộ công chức Kho bạc Nhà nước GiangThành đã từng bước khắc phục, dần đi vào ổn định và hoạt động hiệu quả Hiện tạiđơn vị đã có 11 biên chế được đào tạo cơ bản, có năng lực công tác, tận tâm tận lực

Trang 40

với ngành, phát huy tốt truyền thống đoàn kết nội bộ, hàng năm đều hoàn thành xuấtsắc nhiệm vụ được giao.

Thông qua công tác kiểm soát chi NSNN của kho bạc Nhà nước một mặt tạođiều kiện cho các đơn vị dự toán chấp hành việc sử dụng vốn NSNN theo đúng dựtoán được duyệt, chấp hành đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ Nhà nước quy định.Tình trạng chi chạy kinh phí cuối năm, rút tiền về quỹ của đơn vị để tạo chi cũngdần được hạn chế, hiệu quả sử dụng vốn NSNN ngày càng được nâng cao Thôngqua công tác kiểm soát chi NSNN, KBNN đã phát hiện hàng trăm khoản chi củahàng chục đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định; đã từ chối hàng tỷđồng chi sai mục đích hoặc không được ghi trong dự toán được duyệt

Tổng chi NSNN trên địa bàn năm 2018 đạt 514 tỷ đồng; trong đó chi ngânsách huyện 223 tỷ đồng, đạt 162% so với dự toán tỉnh và HĐND huyện giao đầunăm, tổng chi thường xuyên là 291 tỷ đồng Tổng chi NSNN trên địa bàn năm 2019đạt 525 tỷ đồng; trong đó chi ngân sách huyện 229 tỷ đồng, đạt 168,2% so với dựtoán tỉnh và HĐND huyện giao đầu năm, Tổng chi thường xuyên là: 296 tỷ đồng

Công tác kiểm soát chi trong 02 năm đã phát hiện và từ chối thanh toán 18món với tổng số tiền là 145.215.000 đồng (15 đơn vị) Công tác quản lý chi NSNNđối với các đơn vị thụ hưởng NSNN ngày càng được tăng cường và hoàn thiện.Thực hiện quản lý chi theo Luật NSNN và các văn bản chế độ quy định, đảm bảođúng thủ tục, quy trình, nhưng không gây phiền hà ách tắc cho đơn vị khách hàng.Kiểm soát đối với những khoản chi hội nghị, tập huấn, các khoản chi về công tácphí, chi nghiên cứu khoa học, mua sắm tài sản, thiết bị thực hiện theo các chế độquy định của Nhà nước

Đạt được kết quả trên là do lãnh đạo KBNN cấp trên đã bám sát các chỉ thịcủa Chính phủ về chỉ đạo công tác điều hành dự toán NSNN hàng năm; Thông tưhướng dẫn của Bộ Tài chính, từ đó đã cụ thể hóa từng nội dung điều hành dự toánNSNN trong đó có công tác kiểm soát chi cho toàn hệ thống KBNN từ trung ươngđến địa phương

Ngày đăng: 27/02/2024, 13:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w