1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập qua kho bạc nhà nước sơn trà, t

108 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Đối Với Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Qua Kho Bạc Nhà Nước Sơn Trà
Tác giả Đặng Tuấn Chiến
Người hướng dẫn PGS. TS Lê Đức Toàn
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 206,37 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện nước ta đang tiến hành đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới quản lý chi tiêu công, thực hành tiết kiệm, chống thất thoát lãng phí thì việc nâng cao chất lượng kiểm soát chi tiêu công nói chung và kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN nói riêng là vấn đề rất cần thiết. Vì vậy, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN luôn là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và của các cấp, các ngành, góp phần quan trọng trong việc giám sát sự phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính một cách đúng mục đích, có hiệu quả; đồng thời là một biện pháp hữu hiệu để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện vai trò là cơ quan kiểm chi thường xuyên, thời gian qua KBNN Kiên giang , đặc biệt là KBNN Tân hiệp đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện cơ chế chính sách chung, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vướng mắc phát sinh. Những cố gắng đó đã góp phần quan trọng trong việc sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và có hiệu quả cao; kịp thời phát hiện những khoản chi sai mục đích, sai nguyên tắc, vi phạm quy trình, góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát vốn đầu tư XDCB theo nhiệm vụ được giao. Các khoản chi thường xuyên NSNN đều phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán theo đúng quy định. Quy trình kiểm soát các khoản chi NSNN luôn là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và của các cấp, các ngành. Góp phần quan trọng trong việc giám sát sự phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính một cách đúng mục đích, có hiệu quả, đồng thời là một biện pháp hữu hiệu để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. KBNN đã xây dựng và phát triển, quy trình kiểm soát chi NSNN là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của KBNN nhằm giảm thiểu thất thoát NSNN. Nhiệm vụ đó được Chính phủ, Bộ Tài chính và chính quyền địa phương đánh giá, nhìn nhận và yêu cầu quản lý ngày càng cao. Những năm gần đây, do chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước như: Cải cách quản lý hành chính nhà nước, tăng chi cho giáo dục đào tạo, chi cho phát triển khoa học công nghệ, cải cách chính sách tiền lương... nên chi thường xuyên có sự gia tăng đáng kể. Quy mô chi thường xuyên NSNN tăng lên, cùng với việc tạo điều kiện cấp phát thanh toán kịp thời các khoản chi từ NSNN, vai trò kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên theo đúng quy trình của KBNN nói chung và KBNN Tân hiệp, tỉnh Kiên giang nói riêng càng được thể hiện ngày một rõ nét. Từ khi Luật NSNN có hiệu lực năm 2017 quy định thực hiện cấp phát NSNN trực tiếp theo dự toán từ KBNN, từ đó các quy trình chi NSNN đã dần dần đi vào nề nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị SDNS trong việc sử dụng kinh phí. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN nói chung và KBNN Tân hiệp, tỉnh Kiên giang nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN đã từng bước được hoàn thiện, ngày một chặt chẽ. Tuy nhiên, các quy trình ng hiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên NSNN còn bộc lộ những hạn chế và tồn tại, vẫn còn tình trạng sử dụng ngân sách kém hiệu quả, lãng phí, thất thóat, còn nhiều bất cập trong tiến trình thực hiện cải cách tài chính công. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua hệ thống KBNN nói chung và qua KBNN Tân hiệp, tỉnh Kiên giang nói riêng là một yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Do đó tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Tân hiệp, tỉnh Kiên giang ” làm luận văn tốt ng hiệp của mình.

Trang 1

ĐẶNG TUẤN CHIẾN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT

CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP QUA

KHO BẠC NHÀ NƯỚC SƠN TRÀ,

Trang 2

ĐẶNG TUẤN CHIẾN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP QUA

KHO BẠC NHÀ NƯỚC SƠN TRÀ,

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số : 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS LÊ ĐỨC TOÀN

ĐÀ NẴNG, NĂM 2021

Trang 3

Trong quá trình làm luận văn thạc sỹ, tôi đã được sự hướng dẫn tận tình củathầy PGS.TS Lê Đức Toàn, sự giúp đỡ của tập thể cán bộ, công chức Kho bạc NhàNước thành phố Đà Nẵng, Kho bạc Nhà Nước quận Sơn Trà

Trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã hết sức cố gắng và mong muốn giảiquyết một cách triệt để các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, song donăng lực và kiến thức còn hạn chế, mặt khác hoạt động kiểm soát chi thường xuyênngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập là vấn đề khá phức tạp và sâurộng nên kết quả nghiên cứu của luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót,khiếm khuyết Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoahọc, nhà chuyên môn để đề tài nghiên cứu của tôi thêm được hoàn thiện hơn

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Duy Tân

và tập thể quý anh chị đồng nghiệp tại Kho bạc Nhà Nước thành phố Đà Nẵng, Khobạc Nhà nước quận Sơn Trà đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp củamình

Đà Nẵng, Ngày 02 tháng 10 năm 2021

Tác giả

Đặng Tuấn Chiến

Trang 4

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.

Tác giả

Đặng Tuấn Chiến

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Bố cục của nghiên cứu 5

6 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI VỚI ĐVSNCL QUA KBNN 7

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI VỚI ĐVSNCL QUA KBNN 7

1.1.1 Lý luận chung về NSNN và KSC thường xuyên NSNN 7

1.1.2 Lý luận chung về đơn vị sự nghiệp công lập 10

1.1.3 Đặc điểm KSC thường xuyên NSNN đối với ĐVSNCL qua KBNN 15

1.1.4 Nguyên tắc KSC chi thường xuyên NSNN đối với ĐVSNCL qua KBNN 15

1.2 NỘI DUNG KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI VỚI ĐVSNCL QUA KBNN 17

1.2.1 Tiếp nhận dự toán và nhập dự toán vào TABMIS các ĐVSNCL 17

1.2.2 KSC thường xuyên NSNN đối với các ĐVSNCL 20

1.2.3 Kiểm soát cam kết chi thường xuyên NSNN đối với các ĐVSNCL 25

1.2.4 Bố trí đội ngũ và bộ máy KSC thường xuyên NSNN qua KBNN 27

1.2.5 Công nghệ thông tin trong KSC thường xuyên đối với ĐVSNCL 28

1.3 NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI VỚI ĐVSNCL QUA KBNN 29

1.3.1 Nhân tố bên ngoài 29

1.3.2 Nhân tố bên trong 29

Trang 6

1.4.1 Kinh nghiệm công tác kiểm soát chi đơn vị sự nghiệp công lập qua Kho bạc

Nhà nước huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai 30

1.4.2 Kinh nghiệm kiểm soát chi đơn vị sư nghiệp công lập qua Kho bạc Nhà nước quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 31

1.4.3 Bài học rút ra cho Kho bạc Nhà nước Sơn Trà 33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI VỚI ĐVSNCL QUA KBNN SƠN TRÀ 35

2.1 KHÁI QUÁT VỀ KBNN SƠN TRÀ VÀ CÁC ĐVSNCL TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ 35

2.1.1 Khái quát về Kho bạc Nhà nước Sơn Trà 35

2.1.2 Các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn quận Sơn Trà 36

2.1.3 Ý thức chấp hành của các ĐVSNCL trên địa bàn quận Sơn Trà 39

2.1.4 Hệ thống pháp lý 40

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KSC THƯỜNG XUYÊN CỦA NSNN ĐỐI VỚI ĐVSNCL QUA KBNN SƠN TRÀ 43

2.2.1 Thực trạng phân bổ và nhập dự toán chi NSNN vào TABMIS đối với ĐVSNCL 43

2.2.2 Thực trạng KSC thường xuyên NSNN đối với ĐVSNCL qua KBNN Sơn Trà 45

2.2.3 Thực trạng kiểm soát cam kết chi thường xuyên NSNN đối với các ĐVSNCL 54

2.2.4 Thực trạng đội ngũ cán bộ đảm nhiệm công tác KSC và đội ngũ cán bộ kế toán tại các ĐVSNCL 56

2.2.5 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong KSC 58

2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI VỚI ĐVSNCL QUA KBNN SƠN TRÀ 60

Trang 7

2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập 69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 78

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI VỚI ĐVSNCL QUA KBNN SƠN TRÀ 79

3.1 MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG 79

3.1.1 Mục tiêu và yêu cầu hoàn thiện KSC thường xuyên NSNN đối với các ĐVSNCL qua KBNN Sơn Trà 79

3.1.2 Phương hướng hoàn thiện KSC thường xuyên NSNN đối với các ĐVSNCL qua KBNN Sơn Trà 80

3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI VỚI CÁC ĐVSNCL QUA KBNN SƠN TRÀ 81

3.2.1 Nhóm giải pháp nghiệp vụ 81

3.2.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ 86

3.3 CÁC KIẾN NGHỊ 90

3.3.1 Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước Trung ương 90

3.3.2 Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng 93

3.3.3 Kiến nghị với Ủy ban nhân dân các cấp 94

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 95

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

Trang 8

KQKB-TT : Chương trình Kho quỹ tập trung

KTKB-ANQP : Chương trình Kế toán Kho bạc – An ninh, Quốc phòngKTSLTAB : Chương trình Khai thác số liệu TABMIS

KSC : Kiểm soát chi

NSNN : Ngân sách Nhà nước

TABMIS : Treasury and Budget Management Information System

(Hệ thốngthông tin quản lý ngân sách và Kho bạc)TCS-TT : Hệ thống thu thuế trực tiếp tập trung

TTLNH : Hệ thống thanh toán liên ngân hàng

TTSPĐT : Hệ thống thanh toán song phương điện tử

TSCĐ : Tài sản cố định

UBND : Uỷ ban Nhân dân

Trang 9

bảng Tên bảng Trang

2.1 Bảng so sánh số giao dự toán chi NSNN và số chi NSNN

của ĐVSNCL tại KBNN Sơn Trà giai đoạn 2016-2020 392.2 Tình hình giao dự toán chi NSNN cho các ĐVSNCL tại

2.3 Báo cáo chi NSNN ĐVSNCL tại KBNN Sơn Trà giai đoạn

2.4 Bảng thống kê tình hình từ chối trong KSC thường xuyên

của NSNN qua KBNN Sơn Trà giai đoạn 2016-2020 532.5 Bảng thống kê tình hình CKC thường xuyên của các

ĐVSNCL tại KBNN Sơn Trà giai đoạn 2016 – 2020 55

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

2.1 Trình độ đội ngũ KSC của KBNN Sơn Trà tại thời

2.2 Trình độ đội ngũ kế toán của ĐVSNCL tại thời điểm

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 Chính phủ quy định quyền tựchủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tàichính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị định 43/2006/NĐ-CP), thay thế Nghịđịnh số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002, với mục tiêu là trao quyền tự chủ, tự chịutrách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) trong việc tổ chức côngviệc, sắp xếp bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm

vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượngcao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người laođộng; xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp và từng bước giảm dần bao cấp từ NSNN;phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp và đối với cơ quanhành chính nhà nước; đồng thời, đảm bảo cho các đối tượng chính sách-xã hội,đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cungcấp dịch vụ ngày càng tốt hơn Đây có thể nói là bước chuyển mạnh mẽ cho các đơn

vị trong việc trao quyền tự quyết định và giảm bớt gánh nặng bao cấp cho Nhà nước

Đến ngày 14/02/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CPquy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị định 16/NĐ-CP) đượcđánh giá là bước đột phá mới trên lộ trình đổi mới toàn diện, cơ cấu lại các đơn vị

sự nghiệp công, tăng cường giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị

sự nghiệp Cơ chế, chính sách này nhận được sự đồng thuận cao của các cấp, cácngành khi “cởi trói” cho các đơn vị sự nghiệp công phát triển, từng bước giảm áplực tài chính cho ngân sách nhà nước Nghị định 16/2015/NĐ-CP thay thế Nghịđịnh số 43/2006/NĐ-CP theo hướng quy định các vấn đề chung, làm căn cứ cho các

bộ, cơ quan liên quan xây dựng các Nghị định riêng quy định đối với từng lĩnh vực

cụ thể Nghị định 16/2015/NĐ-CP đã thể hiện rõ mục tiêu đổi mới toàn diện cácĐVSNCL; đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị

Trang 11

đồng bộ cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính Theo đó,

tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp theo 4 mức độ: (i) Tự chủ tài chính đối vớiđơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; (ii) Tự chủ tài chính đối với đơn

vị tự bảo đảm chi thường xuyên; (iii) Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảmmột phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chiphí, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theogiá, phí chưa tính đủ chi phí); (iv) Tự chủ tài chính đối với đơn vị được Nhà nướcbảo đảm chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyềngiao, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp)

Tuy nhiên, đến hết năm ngân sách 2017 mới chỉ có 02 lĩnh vực đã được banhành nghị định: Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 quy định cơ chế tựchủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Nghị định số 141/2016/NĐ-CPngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp cônglập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác (Nghị định 141/2016/NĐ-CP); Đối với 05 Nghị định quy định cơ chế tự chủ trong các lĩnh vực còn lại (giáodục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; văn hóa thể thao; du lịch; thông tin và truyềnthông; y tế), các bộ, ngành khác đang hoàn thiện dự thảo Nghị định để trình Chínhphủ ban hành

Cho nên Nghị định số 43/2006/NĐ-CP tuy hết hiệu lực nhưng vẫn còn thựchiện đối với 05 lĩnh vực chưa được ban hành Nghị định riêng Điều này đã đặt ramột yêu cầu mới đối với công tác KSC thường xuyên NSNN đối với các ĐVSNCLqua KBNN, đó là việc kiểm soát, thanh toán phải đảm bảo chặt chẽ các khoản chiNSNN theo từng lĩnh vực nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được quyền tự chủ, tự chịutrách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của các ĐVSNCL

Việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên của NSNN đối với cácĐVSNCL trên địa bàn luôn được KBNN Sơn Trà quan tâm chỉ đạo thực hiện.Trong quá trình kiểm soát, thanh toán KBNN Sơn Trà đã thực hiện nghiêm túc theocác hướng dẫn của Bộ Tài chính, các bộ liên quan và Kho bạc Nhà nước, đảm bảo

Trang 12

các khoản chi phải có trong dự toán được cấp có thẩm quyền giao; đúng tiêu chuẩn,định mức và chế độ hiện hành; trình tự, thủ tục mua sắm tài sản phải đảm bảo thựchiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN, nhằm góp phầnquan trọng trong việc kiểm soát sự phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính củacác đơn vị một cách đúng mục đích, có hiệu quả; đồng thời là một biện pháp hữuhiệu để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Tuy nhiên, việc KSC thường xuyên NSNN đối với các ĐVSNCL qua KBNNSơn Trà trong thời gian qua vẫn còn có những vấn đề hạn chế, tồn tại, vướng mắcnhư: Cơ chế KSC thường xuyên NSNN đối với ĐVSNCL qua KBNN Sơn Tràtrong nhiều trường hợp còn bị động và nhiều vấn đề cấp bách không được đáp ứngkịp thời hoặc chưa có quan điểm xử lý thích hợp, lúng túng; năng lực KSC thườngxuyên NSNN đối với các ĐVSNCL qua KBNN Sơn Trà chưa đáp ứng với xu thếđổi mới; sử dụng NSNN còn lãng phí, phô trương hình thức; tình trạng tùy tiện sửdụng NSNN; một số chế độ tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước còn thiếuhoặc đã lạc hậu so với thực tế gây ảnh hưởng lớn đến công tác lập phương án tựchủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và công tác xây dựng quy chế chi tiêu nội bộcủa đơn vị; trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ làm nhiệm vụ chi ngân sách tạicác ĐVSNCL và công chức KBNN Sơn Trà chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời

kỳ mới; ý thức trách nhiệm của các đơn vị trong chấp hành chi ngân sách chưacao…Để giải quyết được những hạn chế này cần phải đi sâu phân tích nhữngnguyên nhân sinh ra hạn chế đó giúp đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường chấtlượng công tác KSC đối với các đơn vị SNCL

Từ đó đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN đốivới ĐVSNCL qua KBNN Sơn Trà một cách khoa học và có hệ thống

Vì vậy, đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của ngân

sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập qua Kho bạc Nhà nước Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” được lựa chọn làm luận văn thạc sĩ, nhằm góp phần làm

rõ cơ chế KSC thường xuyên NSNN đối với ĐVSNCL và hoàn thiện chi thườngxuyên NSNN đối với ĐVSNCL thông qua KBNN Sơn Trà

Trang 13

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đề tài đi sâu nghiên cứu phân tích hoạt động KSC đối với các ĐVSNCLđược giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộmáy, biên chế và tài chính;

Để từ đó có các giải pháp KSC NSNN thường xuyên qua KBNN đối vớiĐVSNCL được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổchức bộ máy, biên chế và tài chính tạo điều kiện cho các đơn vị nâng cao hiệu quả

sử dụng NSNN và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Và hướng mục tiêu nghiên cứu là nâng cao hiệu quả trong hoạt động kiểmsoát chi đối với ĐVSNCL được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiệnnhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác KSCthường xuyên NSNN đối với ĐVSNCL qua KBNN

Không gian nghiên cứu: Hoạt động KSC thường xuyên NSNN đối vớiĐVSNCL trên địa bàn quận Sơn Trà qua KBNN Sơn Trà

Thời gian nghiên cứu: số liệu chi thường xuyên của NSNN từ năm 2016 đếnnăm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể như sau:

Tác giả đã sử dụng các lý luận về chi ngân sách, chi thường xuyên ngân sáchnhà nước, kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước, ĐVSNCL Những lýluận này đều được tác giả chọn lọc và hệ thống từ các cơ sở dữ liệu Luật, Nghị định,Thông tư, giáo trình của các môn học trong chương trình đào tạo thạc sĩ

Phương pháp thống kê: Thu thập số liệu về số đơn vị giao dịch, số lượng tàikhoản tiền gởi, tài khoản dự toán , số chi của các ĐVSNCL … trên địa bàn quậnSơn Trà

Phương pháp phân tích: Trên cơ sở số liệu thống kê về tình hình KSC của cácĐVSNCL và quan sát thực tế quá trình hoạt động của bộ máy kế toán, phân tích các

Trang 14

5 Bố cục của nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu, danh mục các từ viết tắt, danh mụcbảng, biểu và kết luận luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với ĐVSNCLqua KBNN

Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với ĐVSNCLqua KBNN Sơn Trà

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyênNSNN đối với ĐVSNCL qua KBNN Sơn Trà

6 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Liên quan đến vấn đề kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Hệ thống các cơquan Kho bạc Nhà nước đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng các luận vănthạc sĩ, các đề tài nghiên cứu khoa học, các bài viết đăng trên các Tạp chí Quản lýNgân quỹ Quốc gia trên các giác độ nghiên cứu khác nhau như:

Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Kim Phụng (năm 2018) về “Kiểmsoát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Thủ Đức – thànhphố Hồ Chí Minh” Luận văn đã đi sâu vào nghiên một số vấn đề lý luận về chithường xuyên và kiểm soát chi thường xuyên qua kho bạc nhà nước quận Thủ Đức.Đồng thời luận văn đã phân tích đánh giá khá chi tiết cụ thể thực trạng kiểm soát chithường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Thủ Đức Trên cơ sởnhững hạn chế đã chỉ ra khi nghiên cứu thực tiễn, luận văn đã đề xuất được một sốgiải pháp cụ thể có tính khả thi để khắc phục những hạn chế trong công tác kiểmsoát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc này Đề tài này cũng chỉ

Trang 15

Đề tài nghiên cứu khoa hoặc cấp ngành: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi từtài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp qua Kho bạc nhà nước Đà Nẵng” (năm2016) của tác giả Nguyễn Thị Lệ Thiên Đề tài này tác giả nêu lên được thực trạng

về tình hình KSC NSNN từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp và đề xuất một

số giải pháp hoàn thiện công tác KSC NSNN từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sựnghiệp Đề tài này cũng chỉ nghiên cứu một phần về công tác KSC đối vớiĐVSNCL đó là KSC từ tài khoản tiền gởi, chưa nghiên cứu KSC đối với các tàikhoản dự toán của các ĐVSNCL

Tôi cho rằng các đề tài trên là tư liệu quý báu cả về lý luận và thực tiễn Tuynhiên, tại quận Sơn Trà chưa có công trình nghiên cứu nào về công tác kiểm soátchi ngân sách nhà nước đối với ĐVSNCL qua KBNN theo định hướng đổi mớicông tác kiểm soát chi tiêu công, nhất là từ khi Nghị định 16/2015/NĐ-CP có hiệulực thi hành đến nay Do đó, tác giả lựa chọn đề tài luận văn nêu trên nhằm đi sâuvào nghiên cứu để làm rõ những bất cập trong cơ chế chính sách về quản lý ngânsách nhà nước nói chung và cơ chế kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với cácĐVSNCL tại quận Sơn Trà hiện nay Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp chủyếu nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với ĐVSNCLqua KBNN Sơn Trà

Trang 16

7

Trang 17

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN

ĐỐI VỚI ĐVSNCL QUA KBNN

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI VỚI ĐVSNCL QUA KBNN

1.1.1 Lý luận chung về NSNN và KSC thường xuyên NSNN

niệm NSNN: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và

thực hiện trong một khoản thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” [17, tr.3]

NSNN có tính niên hạn, thường là 01 năm Ở nước ta năm ngân sách bắt đầu

từ ngày 01/01 và kết thúc 31/12 năm dương lịch NSNN được quản lý thống nhấttheo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấpquản lý gắn quyền hạn với trách nhiệm

(2) Chi Ngân sách nhà nước

Chi NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng các nguồn lực tài chính tập trungđược vào việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế, chính trị và xã hội củaNhà nước trong từng giai đoạn cụ thể Chi NSNN có quy mô và phạm vi rộng lớn,bao gồm nhiều lĩnh vực, tại các địa phương và các cơ quan, đơn vị của Nhà nước Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng các quỹ NSNN nhằm đảm bảo thựchiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

“Chi NSNN bao gồm các khoản chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi

Trang 18

thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật” [17, tr.4]

(3) Chi thường xuyên NSNN

”Là nhiệm vụ chi của NSNN nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước,

tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác

và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh” [17, tr.2]

(4) Cam kết chi thường xuyên

Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫnquản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN mặc dù không đưa ra khái niệmchung về cam kết chi NSNN nhưng trong đó nêu rõ khái niệm về cam kết chi

thường xuyên: “Cam kết chi thường xuyên là việc các đơn vị dự toán cam kết sử

dụng dự toán chi ngân sách thường xuyên được giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộ dự toán được giao trong năm) để thanh toán cho hợp đồng đã ký giữa đơn vị dự toán với nhà cung cấp” [4, tr.1]

(5) Kiểm soát chi thường xuyên NSNN

- Khái niệm kiểm soát:

Theo từ điển Từ và Ngữ Việt Nam của tác giả Nguyễn Lân xuất bản năm 1998thì kiểm soát là việc xem có gì sai quy tắc, kỷ luật, điều lệ hay không Theo Đại từđiển tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý xuất bản năm 2010 thì kiểm soát đượchiểu là kiểm tra, xem xét nhằm ngăn ngừa sai phạm theo quy định

Từ các khái niệm trên có thể đi đến một khái niệm chung đó là kiểm soát đượchiểu là quá trình xem xét, đánh giá để phát hiện và ngăn chặn những gì trái quy địnhnhằm đảm bảo mục tiêu, kế hoạch được thực hiện một cách hiệu quả

- KSC thường xuyên NSNN là quá trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyềnthực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN theo cácchính sách, chế độ tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do nhà nước quy định dựa trên cơ

sở những nguyên tắc hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng thời kỳ

Trang 19

- Kiểm soát CKC là việc KBNN thực hiện kiểm soát và giữ lại một khoản dựtoán NSNN đã được duyệt của các đơn vị sử dụng ngân sách để đảm bảo khả năngthanh toán cho các hợp đồng đã được ký kết giữa đơn vị với các nhà cung cấp hànghóa dịch vụ [12, tr.74]

1.1.1.2 Đặc điểm chi thường xuyên NSNN

Nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được phân bổ

từ đầu năm và được sử dụng trong một năm

Các khoản chi thường xuyên có tính ổn định, bởi vì có nhiều chức năng củaNhà nước là không thay đổi như chức năng bảo vệ công dân, chức năng quản lýkinh tế Mặt khác Nhà nước luôn đảm bảo các khoản chi thường xuyên mang tínhchất ổn định mà không phụ thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội thay đổi

Các khoản chi thường xuyên có hiệu lực tác động trong thời gian ngắn vàmang tính tiêu dùng xã hội Chi thường xuyên đáp ứng nhu cầu chi để thực hiện cácnhiệm vụ của Nhà nước về kinh tế - xã hội trong từng năm ngân sách Phạm vi, mức

độ gắn chặt với cơ cấu của tổ chức của bộ máy nhà nước và sự lựa chọn của Nhànước trong việc cung ứng các hàng hóa công cộng

Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi chođầu tư phát triển Hiệu quả của nó không đơn thuần về mặt kinh tế mà được thể hiệnqua sự ổn định chính trị - xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước

1.1.1.3 Phân loại chi thường xuyên NSNN

- Phân theo lĩnh vực hoạt động, bao gồm: (1) Quốc phòng; (2) An ninh và trật

tự, an toàn xã hội; (3) Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề; (4) Sự nghiệp khoahọc và công nghệ; (5) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình; (6) Sự nghiệp văn hoáthông tin; (7) Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn; (8) Sự nghiệp thể dụcthể thao; (9) Sự nghiệp bảo vệ môi trường; (10) Các hoạt động kinh tế; (11) Hoạtđộng của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị -

xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xãhội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; (12) Chi bảo đảm xã

Trang 20

hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của phápluật; (13) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật

- Phân theo nội dung kinh tế của các khoản chi gồm có 4 nhóm:

+ Chi thanh toán cá nhân: bao gồm các khoản chi cho con người như: tiềnlương; tiền công; các khoản phụ cấp lương được tính theo chế độ hiện hành, kể cảcác khoản nâng bậc lương hàng năm hay nâng lương trước hạn; các khoản trích nộpbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn; phúc lợi tập thể; tiền thưởng;trợ cấp khó khăn thường xuyên Ngoài ra, ở một số đơn vị đặc thù như là cácĐVSNCL về lĩnh vực giáo dục còn có chi học bổng cho học sinh, sinh viên theo chế

độ nhà nước

+ Chi nghiệp vụ chuyên môn: gồm các khoản chi tùy thuộc tính chất hoạtđộng của mỗi đơn vị, mỗi ngành và chế độ nhà nước cho phép mà các khoản chinghiệp vụ chuyên môn có sự khác nhau Vì vậy, việc xác định các khoản chi nghiệp

vụ chuyên môn sẽ tùy thuộc loại hình hoạt động và sẽ được xác định theo từng nộidung cụ thể gắn liền với nhu cầu và khả năng của nguồn kinh phí Chi nghiệp vụchuyên môn gồm: các khoản chi về nguyên liệu, vật liệu, chi phí nghiên cứu, hộithảo khoa học, chi phí về thuê mướn chuyên gia, giáo viên để đào tạo đội ngũnghiên cứu

+ Chi mua sắm, sửa chữa tài sản: hàng năm do nhu cầu, do sự xuống cấp tấtyếu của các loại tài sản cố định (TSCĐ) dùng cho hoạt động nên có thể phát sinhnhu cầu kinh phí để mua sắm thêm, trang bị thêm hoặc sửa chữa phục hồi giá trị sửsụng cho những TSCĐ đã bị xuống cấp, gồm các khoản chi để mua sắm thêm tàisản (công cụ, dụng cụ và TSCĐ), các khoản chi để thực hiện sửa chữa thườngxuyên và sửa chữa lớn TSCĐ

+ Chi thường xuyên khác: là các khoản chi không nằm trong các khoản chicủa ba nhóm trên và được nằm trong cơ cấu chi thường xuyên của NSNN, khôngbao gồm 3 khoản chi trên như chi tiếp khách, hỗ trợ khác, chi khác,

1.1.2 Lý luận chung về đơn vị sự nghiệp công lập

Trang 21

1.1.2.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập

ĐVSNCL là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách phápnhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước [18, tr.2]

1.1.2.2 Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập

ĐVSNCL là tổ chức hoạt động phục vụ xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận.ĐVSNCL có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và những dịch vụnhằm duy trì hoạt động bình thường của các ngành trong xã hội Với chức năng vànhiệm vụ như vậy nên những hoạt động của ĐVSNCL hoàn toàn mang tính chấtphục vụ nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước và hoạt động của ĐVSNCLđặc biệt là hoạt động tài chính không nhằm mục tiêu lợi nhuận

ĐVSNCL được thành lập và hoạt động trên cơ sở của pháp luật Là đơn vịthực hiện các công việc trên cơ sở chấp hành các nhiệm vụ của pháp luật, chỉ đạothực hiện các chủ trương kế hoạch của Nhà nước Các ĐVSNCL trực tiếp hoặc giántiếp trực thuộc cơ quan quyền lực của Nhà nước, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểmtra của các cơ quan quyền lực Nhà nước, chịu trách nhiệm và báo cáo trước cơ quanquyền lực đó

1.1.2.3 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

- Phân loại ĐVSNCL theo nguồn thu: được phân thành 4 loại đơn vị thực hiệnquyền tự chủ về tài chính :

+ Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;

+ Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên;

+ Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;

+ Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên

Việc tự chủ của các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy nhân sự

và tài chính được quy định tương ứng với từng loại hình ĐVSNCL, trên nguyên tắccác đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động càng nhiều thì mức độ tự chủ càng cao đểkhuyến khích các đơn vị tăng thu, giảm dần bao cấp từ NSNN, trong đó có bao cấp

Trang 22

tiền lương tăng thêm để dần chuyển sang các loại hình đơn vị tự đảm bảo chithường xuyên, đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư

- Phân loại ĐVSNCL theo lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, ĐVSNCL được phân loại như sau:

+ ĐVSNCL hoạt động về lĩnh vực giáo dục đào tạo gồm: các cơ sở giáo dụccông lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như các cơ sở giáo dục mầm non, cáctrường tiểu học, trung học, các trường dạy nghề, các trường đại học, học viện, + ĐVSNCL hoạt động về lĩnh vực Y tế bao gồm: các cơ sở khám chữa bệnh(bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế, )

+ ĐVSNCL hoạt động về lĩnh vực kinh tế bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp,ngư nghiệp, thủy lợi, thủy sản, giao thông, công nghiệp, thương mại, địa chính, khítượng thủy văn,

+ ĐVSNCL hoạt động về lĩnh vực thông tin văn hóa bao gồm: các đơn vị nghệthuật, cơ quan báo, tạp chí, thư viện công cộng, trung tâm thông tin,

+ ĐVSNCL hoạt động về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật bao gồm: hệ thống cácđoàn nghệ thuật, trung tâm chiếu phim quốc gia, nhà văn hoá, thư viện, bảo tàng,đài phát thanh truyền hình, trung tâm báo chí xuất bản,

+ ĐVSNCL hoạt động về lĩnh vực thể dục thể thao bao gồm: các trung tâmhuấn luyện thể dục thể thao, các liên đoàn, đội thể thao, các câu lạc bộ thể dục thểthao,

+ ĐVSNCL khác như các trung tâm kiểm định an toàn lao động, các đơn vịdịch vụ tư vấn, dịch vụ giải quyết việc làm

- Phân loại ĐVSNCL theo cấp NSNN gồm:

+ ĐVSNCL do trung ương quản lý, thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trungương

+ ĐVSNCL do địa phương quản lý, thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địaphương, gồm ĐVSNCL thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện

Trang 23

1.1.2.4 Cơ chế quản lý tài chính đối với ĐVSNCL

Trước đây ở nước ta, tài chính được hiểu là các quan hệ phân phối dưới hìnhthức giá trị nẩy sinh trong quá trình phân phối thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm

xã hội gắn liền với việc hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung

để phục vụ cho quá trình tái sản xuất xã hội.Thực ra khái niệm này tồn tại có liênquan đến nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, cơ chế quản lý tập trung quan liêu baocấp, trong đó các quan hệ kinh tế được giải quyết trên cơ sở hiện vật mặc dù có sựtồn tại của tiền tệ Cùng với quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trungbao cấp sang nền kinh tế thị trường có nhiều quan niệm khác nhau về tài chínhnhưng nhiều nhà kinh tế nghiên cứu và đã thống nhất: Tài chính là phạm trù trừutượng được khái quát từ tất cả các phương thức vận động của tiền tệ gắn với hoạtđộng của con người Tài chính thể hiện ra là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ởmọi chủ thể trong xã hội, nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinhtrong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền

tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội

Hình thức biểu hiện bên ngoài của tài chính là các hiện tượng thu, chi bằngtiền, là sự vận động của các nguồn tài chính (nguồn tài chính là khả năng tài chính

mà các chủ thể trong xã hội có thể khai thác, sử dụng nhằm thực hiện các mục đíchcủa mình), sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong xã hội (các quỹtiền tệ là một lượng nhất định các nguồn tài chính đã huy động được để sử dụng chomột mục đích)

Tài chính trong các ĐVSNCL là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền docác ĐVSNCL tiến hành trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của mìnhnhằm phục vụ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời tài chínhtrong các ĐVSNCL cũng phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế giữa các ĐVSNCLvới các chủ thể khác trong xã hội

Các mối quan hệ kinh tế cấu thành nên nội dung, bản chất của tài chính trongcác ĐVSNCL là các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân phối hay còn gọi

là các quan hệ phân phối Các quan hệ phân phối phải chịu sự quy định, tác động của

Trang 24

quan hệ sản xuất xã hội mà trước hết là quan hệ sở hữu Ứng với những chế độ sởhữu khác nhau, trong các điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, các quan hệ kinh tếcấu thành nên bản chất của tài chính các ĐVSNCL khác nhau Sự khác nhau về nộidung, bản chất đó của tài chính các ĐVSNCL được thể hiện ra bên ngoài là sự khácnhau, sự thay đổi trong nội dung các khoản thu, chi của các ĐVSNCL Như vậy, mỗimột thời kỳ khác nhau, trong điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau của đất nước thì nộidung của các nguồn thu và các khoản chi của các ĐVSNCL cũng có sự thay đổi nhấtđịnh Trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩahiện nay, nguồn thu và nhiệm vụ chi của các ĐVSNCL có thể như sau:

Nguồn tài chính của các ĐVSNCL:

- Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm cả nguồn NSNNđặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí;

- Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định(phần được để lại chi thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tàisản phục vụ công tác thu phí);

- Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có);

- Nguồn NSNN cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên (nếu có), gồm:Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vị không phải là

tổ chức khoa học công nghệ); kinh phí các CTMT quốc gia; chương trình, dự án, đề

án khác; kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo quyết định của cấp có thẩmquyền; vốn đầu tư phát triển; kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sựnghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí thực hiện nhiệm vụđột xuất được cơ quan có thẩm quyền giao;

- Nguồn NSNN hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá, phí dịch vụ sựnghiệp công;

- Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật

Nội dung chi của các ĐVSNCL

- Chi đầu tư từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn vốn vay và cácnguồn tài chính hợp pháp khác

Trang 25

- Chi thường xuyên: chi tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và cáckhoản phụ cấp; Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý; Trích khấu hao tài sản cốđịnh theo quy định;

- Chi nhiệm vụ không thường xuyên;

Tùy theo từng loại hình ĐVSNCL được cấp có thẩm quyền giao mà ĐVSNCLđược chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ, đối với nguồn chi khôngthường xuyên đơn vị chi theo quy định của Luật NSNN và pháp luật hiện

1.1.3 Đặc điểm KSC thường xuyên NSNN đối với ĐVSNCL qua KBNN

KSC thường xuyên của NSNN qua KBNN là việc KBNN sử dụng các công cụnghiệp vụ của mình để thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chithường xuyên NSNN qua KBNN nhằm bảo đảm các khoản chi đó được chi đúngđối tượng, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyềnquy định và theo những nguyên tắc, hình thức, phương pháp quản lý tài chính củaNhà nước trong quá trình cấp phát và thanh toán các khoản chi NSNN

Đặc điểm KSC thường xuyên của NSNN đối với ĐVSNCL:

Thứ nhất, KSC thường xuyên phải được gắn liền với những khoản chi thườngxuyên cho nên phần lớn công tác KSC được diễn ra đều đặn trong năm, ít có tínhthời vụ, trừ các khoản chi mua sắm tài sản, sửa chữa lớn TSCĐ

Thứ hai, KSC thường xuyên được diễn ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung

vì thế nó rất đa dạng và phức tạp Chính vì vậy mà các quy định trong KSC thườngxuyên cũng hết sức phong phú, ở từng lĩnh vực chi có những quy định riêng, từngnội dung, từng tính chất nguồn kinh phí cũng có những tiêu chuẩn, định mức riêng

Thứ ba, KSC thường xuyên thường bị áp lực lớn về mặt thời gian vì phần lớn

các khoản chi thường xuyên đều mang tính cấp thiết như: chi lương, tiền công, họcbổng những nhiệm vụ chi này gắn liền với đời sống hàng ngày của cán bộ, viênchức, học sinh, sinh viên; còn khoản chi về chuyên môn nghiệp vụ thì nhằm đảmbảo duy trì hoạt động thường xuyên của bộ máy Nhà nước nên cũng đòi hỏi là phảiđược giải quyết nhanh chóng, kịp thời Mặc khác, với tâm lý muốn giải quyết kinh

Trang 26

phí trong những ngày đầu tháng của các đơn vị thụ hưởng NSNN làm cho công tácKSC của KBNN luôn bị áp lực về thời gian

Thứ tư, những khoản chi nhỏ cũng phải được KSC chặt chẽ, mà cơ sở để KSC

như hoá đơn, chứng từ, bảng kê thanh toán, để chứng minh cho những nghiệp vụkinh tế đó đã phát sinh, thường không đầy đủ, không rõ ràng, thiếu tính pháp lý gây ra rất nhiều khó khăn cho chuyên viên KSC, vì thế cũng rất khó để có thể đưa

ra những quy định bao quát hết các khoản chi đó trong công tác KSC

1.1.4 Nguyên tắc KSC chi thường xuyên NSNN đối với ĐVSNCL qua KBNN

Thứ nhất, các khoản chi NSNN phải đáp ứng điều kiện chi NSNN :

- Đã có trong dự toán ngân sách được giao, trừ trường hợp vào đầu năm ngânsách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được Quốc hội, Hộiđồng nhân dân quyết định, KBNN thực hiện tạm cấp ngân sách cho các nhiệm vụchi không thể trì hoãn được cho đến khi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyềnquyết định như: Chi lương và các khoản có tính chất tiền lương; chi nghiệp vụ phí

và công vụ phí; chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới; một số khoản chi cầnthiết khác để bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, trừ các khoản mua sắmtrang thiết bị, sửa chữa; chi cho dự án chuyển tiếp thuộc các chương trình mục tiêuquốc gia, dự án quan trọng quốc gia; các dự án đầu tư chuyển tiếp quan trọng, cấpbách khác để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh

- Bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhànước có thẩm quyền quy định; trường hợp các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩmquyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biênchế và kinh phí thì thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toánđược giao tự chủ

- Đối với những gói thầu thuộc các nhiệm vụ, chương trình, dự án cần phảiđấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắpphải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu

Trang 27

- Đối với những khoản chi cho công việc thực hiện theo phương thức Nhànước đặt hàng, giao kế hoạch phải theo quy định về giá hoặc phí và lệ phí do cơquan có thẩm quyền ban hành

- Đã được thủ trưởng ĐVSNCL hoặc người được ủy quyền quyết định chi

- Có đủ hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng

01 năm 2020 của Chính phủ quy định thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạcNhà nước (Nghị định số 11/2020/NĐ-CP)

- Hồ sơ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật hiện hành

Thứ hai, chi NSNN thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ KBNN

cho người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ.Trường hợp một số khoản chi chưa có đủ điều kiện thực hiện việc thanh toán trựctiếp từ KBNN, ĐVSNCL được tạm ứng kinh phí để chủ động chi theo dự toán đượcgiao, sau đó đơn vị thanh toán với KBNN theo đúng quy định

Thứ ba, chi NSNN được hạch toán bằng Đồng Việt Nam Trường hợp các

khoản thu, chi NSNN bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giáhạch toán do cơ quan có thẩm quyền quy định để hạch toán thu, chi NSNN tại thờiđiểm phát sinh

Thứ tư, các khoản chi tạm ứng và thanh toán bằng tiền mặt phải đúng theo quy

định tại Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tàichính quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN (Thông tư13/2017/TT-BTC) và Thông tư số 136/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2018của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2017/TT-BTCngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệthống KBNN (Thông tư 136/2018/TT-BTC)

Thứ năm, trường hợp các khoản chi NSNN thực hiện bằng hình thức giao dịch

điện tử qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN, việc kiểm soát, thanh toán củaKBNN phải tuân thủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụKBNN theo quy định tại Nghị định 165/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2018của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Nghị định11/2020/NĐ-CP

Trang 28

1.2 NỘI DUNG KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI VỚI ĐVSNCL QUA KBNN

1.2.1 Tiếp nhận dự toán và nhập dự toán vào TABMIS các ĐVSNCL

1.2.1.1 Trách nhiệm của các đơn vị trong nhập dự toán vào TABMIS

* Trách nhiệm của cơ quan Tài chính thực hiện nhập dự toán vào TABMIS

Cơ quan tài chính căn cứ vào cơ cấu tổ chức của đơn vị mình phân công côngviệc cho các bộ phận và đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Sở Tài chính thực hiện nhập dự toán thuộc ngân sách cấp thành phố, PhòngTài chính thực hiện nhập dự toán thuộc ngân sách cấp quận vào TABMIS và chịutrách nhiệm về tính chính xác, kịp thời, đầy đủ của dữ liệu dự toán trong TABMIS

- Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố, Hội đồng nhân dânquận về phân bổ dự toán ngân sách cấp thành phố, quận hàng năm (đối với dự toánchi ngân sách thành phố, quận theo ngành, lĩnh vực) và văn bản giao dự toán, ứngtrước dự toán cho các cơ quan, đơn vị, cơ quan tài chính chịu trách nhiệm nhập kịpthời dự toán vào TABMIS, làm cơ sở cho các đơn vị KBNN thực hiện kiểm soát chi

và thanh toán theo quy định

- Xem xét xử lý trường hợp trong quá trình nhập, kiểm tra, phê duyệt dự toánchi ngân sách cấp thành phố, quận vào TABMIS phát hiện giữa dự toán giao chocác đơn vị dự toán cấp I theo quyết định của cấp có thẩm quyền không khớp đúngvới dự toán trong TABMIS

- Khi nhận được các văn bản, quyết định của cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổsung dự toán thuộc ngân sách cấp thành phố, quận (kể cả trong dự toán và ngoài dựtoán hàng năm) thực hiện nhập dự toán vào TABMIS theo quy định

- Căn cứ quyết định phân bổ, giao dự toán thuộc ngân sách cấp thành phố,quận của các đơn vị dự toán cấp I (hoặc đơn vị dự toán cấp II trong trường hợpđược các đơn vị dự toán cấp I ủy quyền) gửi đến, cơ quan tài chính thực hiện kiểmtra, nhập dữ liệu dự toán, phê duyệt trong TABMIS; trong trường hợp cần thiết phải

bổ sung thêm thông tin, tài liệu theo quy định thì phải yêu cầu đơn vị dự toán cấp Icung cấp, bổ sung kịp thời

* Trách nhiệm của KBNN trong nhập dự toán tạm cấp

Trang 29

Trường hợp đầu năm, ĐVSNCL chưa được giao dự toán, các đơn vị KBNNthực hiện tạm cấp dự toán và nhập vào tài khoản dự toán tạm cấp căn cứ đề nghị củacác đơn vị theo hướng dẫn của KBNN trung ương

Khi đã có dự toán chính thức được giao, sau khi cơ quan Tài chính nhập dựtoán vào hệ thống TABMIS, KBNN cần đối chiếu để đảo dự toán tạm cấp đã nhậptheo quy trình

Trường hợp ĐVSNCL đã được giao dự toán ngân sách bằng văn bản nhưng cơquan tài chính chưa thực hiện việc nhập dự toán cho đơn vị này kịp thời vào hệthống TABMIS, KBNN nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch và cơ quan tài chínhđồng cấp cần phải bàn bạc, thống nhất phương án xử lý nhằm đảm bảo không ảnhhưởng đến việc thanh toán kinh phí cho các đơn vị

1.2.1.2 Quy trình nhập dự toán vào TABMIS các ĐVSNCL

- Dự toán chi ngân sách thành phố, quận theo ngành, lĩnh vực được Hội đồngnhân dân thành phố, Hội đồng nhân dân quận quyết định hàng năm Việc nhập dựtoán vào TABMIS được thực hiện theo quy trình nhập dự toán ngân sách phân bổcấp 0

- Dự toán chi ngân sách thành phố, quận do Ủy ban nhân dân thành phố, Ủyban nhân dân quận (hoặc uỷ quyền cho các cơ quan Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư)giao cho các Sở, phòng, ban, đơn vị (đơn vị dự toán cấp 1) và bổ sung cho ngânsách cấp dưới, bao gồm: dự toán giao đầu năm; dự toán giao bổ sung trong năm từcác nguồn tăng thu, dự phòng và dự toán chi ngân sách cho các lĩnh vực chưa phân

bổ đầu năm; dự toán điều chỉnh trong năm; dự toán ứng trước ngân sách năm sau;nguồn dự toán năm trước chuyển sang Quy trình nhập dự toán vào TABMIS nhưsau:

+ Dự toán giao cho các đơn vị dự toán cấp 1, đơn vị dự toán cấp 1 có tráchnhiệm phân bổ, giao dự toán cho các ĐVSNCL trực thuộc

+ Dự toán giao cho đơn vị dự toán cấp 1 đồng thời là đơn vị trực tiếp sử dụngngân sách và thực hiện rút dự toán tại KBNN

- Dự toán chi ngân sách do đơn vị dự toán cấp 1 phân bổ, giao cho các đơn vị

dự toán trực thuộc, các dự án, công trình đầu tư hoặc ủy quyền cho cơ quan quản lý

Trang 30

nhà nước cấp dưới, bao gồm: dự toán giao đầu năm; dự toán giao bổ sung, điềuchỉnh trong năm; dự toán ứng trước ngân sách năm sau; nguồn dự toán năm trướcchuyển sang Việc nhập dự toán vào TABMIS căn cứ vào Quyết định phân bổ, giao

dự toán của các đơn vị dự toán cấp 1 Quy trình nhập dự toán vào TABMIS cụ thểnhư sau:

Các trường hợp thực hiện theo quy trình nhập dự toán ngân sách phân bổ từcấp 1 đến cấp 4, gồm:

+ Dự toán đơn vị dự toán cấp 1 thực hiện phân bổ, giao dự toán chi tiết đếncác đơn vị sử dụng ngân sách, dự án đầu tư

+ Dự toán phân bổ chi tiết của các đơn vị dự toán cấp 1 đồng thời là đơn vịtrực tiếp sử dụng ngân sách

- Dự toán tạm cấp đầu năm theo quy định tại Điều 51 Luật ngân sách nhà nước

số 83/2015/QH13 (Luật NSNN), áp dụng trường hợp vào đầu năm ngân sách, dựtoán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quyết định thực hiện nhập vào TABMIS theo quy trình nhập dự toántạm cấp vào TABMIS, theo đó: cơ quan tài chính nhập dự toán tạm cấp bằng lệnhchi tiền, KBNN nhập dự toán tạm cấp bằng dự toán

1.2.2 KSC thường xuyên NSNN đối với các ĐVSNCL

1.2.2.1 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các ĐVSNCL

Cán bộ KSC của KBNN tiếp nhận hồ sơ, chứng từ của đơn vị sử dụng NSNNkhi đơn vị có nhu cầu thanh toán (giấy rút dự toán, ủy nhiệm chi và các hồ sơ kèmtheo có liên quan đến từng khoản chi), thực hiện kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu cáckhoản chi thường xuyên từ NSNN của đơn vị giao dịch theo các nội dung sau:

- Các khoản chi phải có trong dự toán được cấp có thẩm quyền giao theo quyđịnh của Luật NSNN; đã được thủ trưởng ĐVSDNS hoặc người được ủy quyềnquyết định chi; số dư tài khoản của đơn vị còn đủ để chi

- KBNN kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ đối vớitừng khoản chi, đảm bảo hồ sơ đầy đủ theo quy định pháp luật hiện hành và phùhợp giữa chứng từ kế toán và các hồ sơ có liên quan Dấu và chữ ký trên chứng từkhớp đúng với mẫu dấu và mẫu chữ ký đăng ký giao dịch tại KBNN trong điều kiện

Trang 31

mẫu dấu và mẫu chữ ký đăng ký giao dịch tại KBNN đảm bảo phải còn hiệu lực.Trong trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện giao dịch với KBNN quaTrang thông tin dịch vụ công của KBNN thì việc ký số trên các hồ sơ phải đúngchức danh các thành viên theo quyết định của cấp có thẩm quyền, đã thực hiện đăng

Đối với các khoản chi phải gửi hợp đồng đến KBNN, KBNN căn cứ hồ sơ đềnghị thanh toán của đơn vị sử dụng ngân sách, các điều khoản thanh toán được quyđịnh trong hợp đồng, văn bản giao việc hoặc hợp đồng giao khoán nội bộ (đối vớitrường hợp tự thực hiện), số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanhtoán, điều kiện thanh toán, tạm ứng, tài khoản thanh toán, và giá trị từng lần thanhtoán, để tạm ứng, thanh toán cho đối tượng thụ hưởng

1.2.2.2 Kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN đối với ĐVSNCL

a Kiểm soát nhóm chi thanh toán cá nhân

- Đối với các khoản chi lương và phụ cấp theo lương; tiền công lao độngthường xuyên theo hợp đồng; tiền thu nhập tăng thêm; tiền thưởng; tiền phụ cấp vàtrợ cấp khác; tiền khoán, tiền học bổng cho công chức, viên chức, lao động hợpđồng thuộc ĐVSNCL, KBNN căn cứ Giấy rút dự toán/Ủy nhiệm chi, văn bản phê

Trang 32

duyệt chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyền phê duyệt và Bảng thanh toán cho đốitượng thụ hưởng để kiểm soát, thanh toán cho ĐVSNCL đảm bảo:

+ Không vượt dự toán được cấp có thẩm quyền giao;

+ Kiểm tra, đối chiếu về mặt số học tại Bảng thanh toán cho đối tượng thụhưởng, đảm bảo khớp đúng tổng số tiền với Giấy rút dự toán/Ủy nhiệm chi đã đượcthủ trưởng đơn vị ký duyệt;

- Ngoài ra, KBNN thực hiện kiểm soát các chỉ tiêu trên Bảng thanh toán chođối tượng thụ hưởng như sau:

+ Đối với cột Tổng số: KBNN kiểm soát tổng số tiền thực nhận của đối tượngthụ hưởng sau khi đã trích trừ các khoản phải khấu trừ vào lương Đối với cáckhoản phải khấu trừ vào lương, ĐVSNCL chịu trách nhiệm trích trừ theo đúng quyđịnh và được thể hiện đầy đủ trên Giấy rút dự toán/Ủy nhiệm chi

+ Đối với lương và các khoản phụ cấp theo lương: KBNN kiểm soát đảm bảophù hợp với tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Đối với khoản chi thu nhập tăng thêm: KBNN kiểm soát đảm bảo phù hợpvới Quy chế chi tiêu nội bộ và cơ chế tự chủ của ĐVSNCL;

+ Đối với khoản chi phụ cấp và trợ cấp khác: KBNN kiểm soát số tiền phụ cấp

và trợ cấp mà ĐVSNCL đề nghị thanh toán cho đối tượng thụ hưởng theo định mứcquy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, quy chế chi tiêu nội bộ

b Kiểm soát nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn

- Kiểm soát thanh toán đối với kinh phí giao nhiệm vụ sản phẩm, dịch vụcông:

+ KBNN kiểm soát căn cứ Dự toán kinh phí giao nhiệm vụ được cấp có thẩmquyền giao; Quyết định của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ cung cấp dịch

vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN cho ĐVSNCL; Danh mục Dịch vụ sự nghiệpcông sử dụng kinh phí NSNN giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu hoặc Quyếtđịnh của cấp có thẩm quyền về danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phíNSNN thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ;

Trang 33

+ Trường hợp pháp luật chuyên ngành đã có quy định giao nhiệm vụ sản xuất,cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, việc thanh toán kinh phí giao nhiệm vụ theoquy định của Luật NSNN, pháp luật chuyên ngành, pháp luật khác có liên quan vàtheo các quy định hiện hành

- Kiểm soát, thanh toán kinh phí đặt hàng, đấu thầu:

+ Kiểm soát thanh toán đối với kinh phí đặt hàng cho ĐVSNCL trực thuộcthực hiện:

KBNN kiểm soát căn cứ Dự toán được cấp có thẩm quyền giao; Quyết địnhcủa cơ quan quản lý cấp trên đặt hàng ĐVSNCL trực thuộc cung cấp dịch vụ sựnghiệp công sử dụng kinh phí NSNN; Danh mục Dịch vụ sự nghiệp công sử dụngkinh phí NSNN giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu và danh mục sản phẩm, dịch

vụ công ích thực hiện đặt hàng hoặc đấu thầu hoặc Quyết định của cấp có thẩmquyền về danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN thực hiện theo phươngthức đặt hàng; đơn giá, giá đặt hàng

+ Kiểm soát đối với kinh phí hợp đồng đặt hàng, đấu thầu cho nhà cung cấpdịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích:KBNN kiểm soát căn cứ Dự toán được cấp có thẩm quyền giao; Danh mụcDịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấuthầu và danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện đặt hàng hoặc đấu thầuhoặc Quyết định của cấp có thẩm quyền ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công

sử dụng NSNN thực hiện theo phương thức đặt hàng; hợp đồng đã được ký kết giữa

cơ quan đặt hàng với nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cungứng sản phẩm, dịch vụ công ích; đơn giá, giá đặt hàng, mức trợ giá, giá tiêu thụ,Biên bản nghiệm thu sản phẩm theo quy định của cấp có thẩm quyền; biên bảnnghiệm thu thanh toán từng lần và biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng theo quyđịnh tại Hợp đồng để kiểm soát, thanh toán

- Kiểm soát chi hội nghị: Căn cứ bảng kê chứng từ thanh toán đối với nhữngkhoản chi dưới 50 triệu đồng hoặc không có hợp đồng, hợp đồng đối với những

Trang 34

c Kiểm soát nhóm chi mua sắm, sửa chữa

- Đối với chi mua sắm máy móc, thiết bị:

+ Đối với chi mua sắm máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến: KBNN kiểmsoát đảm bảo không vượt Dự toán chi tiết và đơn giá tối đa quy định tại Quyết định

số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quyđịnh tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị; đối với trường hợp được điềuchỉnh giá phải đảm bảo theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg.+ Đối với việc mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơquan, tổ chức, đơn vị: KBNN kiểm soát đảm bảo không vượt Dự toán chi tiết vàmức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt

+ Đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng: KBNN kiểm soát đảm bảo có trongdanh mục máy móc, thiết bị chuyên dùng (chủng loại) quy định tại Văn bản banhành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng của cấp có thẩmquyền ban hành và đảm bảo không vượt Dự toán chi tiết và mức giá được cấp cóthẩm quyền phê duyệt

- Đối với chi mua sắm xe ô tô:

+ Đối với chi mua sắm xe ô tô phục vụ công tác các chức danh và xe ô tô phục

vụ công tác chung: KBNN kiểm soát đảm bảo không vượt Dự toán chi tiết và giámua xe ô tô theo quy định tại Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm

2019 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; Thông tư

số 24/2019/TT-BTC ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số

Trang 35

nội dung của Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ; các văn bản hướng dẫn hiện hành;Nghị định số 85/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy địnhtiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; đốivới trường hợp được điều chỉnh giá phải đảm bảo theo quy định tại Điều 21 Nghịđịnh số 04/2019/NĐ-CP

+ Đối với chi mua sắm xe ô tô chuyên dùng: KBNN kiểm soát đảm bảo khôngvượt Dự toán chi tiết và mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kiểm soát đốitượng sử dụng, chủng loại, theo quy định tại Văn bản ban hành tiêu chuẩn, địnhmức ô tô chuyên dùng của cấp có thẩm quyền ban hành

d Kiểm soát nhóm chi khác

Nhóm chi khác trong dự toán được giao của đơn vị sử dụng NSNN bao gồmcác khoản mục của mục lục NSNN không nằm trong 3 nhóm mục trên Đối vớinhững khoản chi đơn vị đề nghị thanh toán trực tiếp, KBNN kiểm tra, kiểm soát các

hồ sơ, chứng từ và điều kiện chi theo quy định và thanh toán trực tiếp cho đơn vịcung cấp hàng hóa, dịch vụ Đối với khoản chi chưa đủ điều kiện thanh toán trựctiếp căn cứ vào dự toán NSNN, giấy rút dự toán ngân sách (tạm ứng) KBNN thựchiện cấp tạm ứng Căn cứ bảng kê chứng từ thanh toán và đối chiếu với các điềukiện chi NSNN nếu đủ các điều kiện quy định, KBNN làm thủ tục chuyển từ cấptạm ứng sang cấp thanh toán tạm ứng cho đơn vị

1.2.3 Kiểm soát cam kết chi thường xuyên NSNN đối với các ĐVSNCL

(1) Nguyên tắc quản lý, kiểm soát cam kết chi

Tất cả các khoản chi của NSNN của ĐVSNCL đã được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền giao dự toán đối với chi thường xuyên, có hợp đồng mua bán hàng hoá,dịch vụ theo chế độ quy định và có giá trị hợp đồng từ 200 triệu đồng, trở lên đốivới các khoản chi thường xuyên thì phải được quản lý, kiểm soát CKC qua KBNNtrừ các trường hợp như:

- Các khoản chi khoản chi từ tiền gửi của các ĐVSNCL giao dịch tại KBNN;

- Các khoản chi NSNN bằng hiện vật và ngày công lao động;

Trang 36

- Các khoản chi dịch vụ công ích gồm: Hợp đồng cung cấp điện, nước, điệnthoại, internt, thuê kết nối mạng (thuê đường truyền, băng thông), vệ sinh côngcộng, quản lý chăm sóc cây xanh

- Các khoản chi để tổ chức hội nghị, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học(không bao gồm những khoản mua sắm trang thiết bị phải thực hiện đấu thầu theoquy định của Luật Đấu thầu và thuộc phạm vi phải thực hiện CKC), các khoản chimua vé máy bay, mua xăng dầu;

- Các khoản chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; trừ trường hợp chủ đầu

tư ký hợp đồng trực tiếp với các nhà thầu để thực hiện xây dựng khu tái định cư, chiphí rà phá bom mìn, di chuyển đường điện, đường cáp…

(2) Thời hạn gửi và chấp thuận cam kết chi

- Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ khi hợp đồng mua bán hànghoá, dịch vụ giữa đơn vị dự toán với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ có hiệu lực,đơn vị dự toán phải gửi hợp đồng kèm theo đề nghị CKC đến KBNN nơi giao dịch.Trường hợp, hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ không quy định ngày có hiệu lựcthì thời hạn nêu trên được tính từ ngày ký hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ.+ Đối với hợp đồng nhiều năm, kể từ năm thứ 2 trở đi, trong thời hạn tối đa 10ngày làm việc (kế từ ngày đơn vị dự toán nhận được văn bản giao dự toán của cơquan có thẩm quyền), đơn vị dự toán phải gửi đề nghị CKC đến KBNN nơi giaodịch Trường hợp cấp có thẩm quyền phân bổ và giao dự toán ngân sách trong tháng

12 năm trước, thì thời hạn gửi đề nghị CKC đối với cả hai trường hợp nói trên đượctính từ ngày 01 tháng 01 năm sau

+ Đối với các hợp đồng được bổ sung hoặc điều chỉnh dự toán trong năm củacấp có thẩm quyền, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc (kể từ ngày đơn vị dựtoán nhận được văn bản bổ sung hoặc điều chỉnh dự toán của cơ quan có thẩmquyền), đơn vị dự toán phải gửi đề nghị CKC (bổ sung hoặc điều chỉnh) đến KBNNnơi giao dịch

+ Trường hợp đơn vị bổ sung hoặc điều chỉnh giá trị hợp đồng đã ký thì trongthời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng điều chỉnh có hiệu lực hoặc

Trang 37

kể từ ngày ký hợp đồng điều chỉnh (trường hợp, hợp đồng điều chỉnh không quyđịnh ngày có hiệu lực), đơn vị dự toán phải gửi đề nghị CKC (bổ sung hoặc điềuchỉnh) đến KBNN nơi giao dịch

- Trong phạm vi 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của đơn vịSNCL, KBNN phải thông báo ý kiến chấp thuận hoặc từ chối CKC bằng văn bảncho đơn vị biết

- Đề nghị CKC của đơn vị SNCL phải đầy đủ các chỉ tiêu thông tin theo mẫuquy định và đảm bảo tính pháp lý, cụ thể: dấu, chữ ký của đơn vị phải phù hợp vớimẫu dấu, chữ ký đã đăng ký tại KBNN; hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ tuânthủ quy trình, thủ tục về mua sắm đấu thầu, chỉ định thầu theo quy định hiện hành

- Số tiền đề nghị CKC không vượt quá dự toán được duyệt Trường hợp dự toán

và phương án phân bổ dự toán chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyếtđịnh hoặc phải điều chỉnh dự toán NSNN theo quy định, thì KBNN thực hiện kiểmsoát CKC trên cơ sở dự toán tạm cấp hoặc dự toán điều chỉnh của đơn vị SNCL

- Đề nghị CKC năm ngân sách hiện hành của đơn vị dự toán phải gửi đếnKBNN chậm nhất đến trước ngày 25/01 năm sau

(3) Quy trình quản lý, kiểm soát cam kết chi thường xuyên

Khi có nhu cầu CKC, ngoài dự toán chi NSNN gửi KBNN 1 lần vào đầu năm,đơn vị dự toán gửi KBNN các hồ sơ, tài liệu có liên quan như sau:

- Hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên (gửilần đầu hoặc khi có điều chỉnh hợp đồng);

- Đề nghị CKC hoặc đề nghị điều chỉnh CKC

- Đối với hợp đồng; mua bán hàng hoá, dịch vụ được thực hiện trong nhiềunăm ngân sách và có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên, đơn vị dự toán gửi hợp đồngđến KBNN nơi giao dịch để theo dõi, quản lý

- Hàng năm, thủ trưởng đơn vị dự toán có trách nhiệm xác định số kinh phí bốtrí cho hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụ; đồng thời, được quyền chủ động điềuchỉnh tăng, giảm số kinh phí bố trí cho hợp đồng đó, đảm bảo trong phạm vi dự toánNSNN đã được duyệt và giá trị hợp đồng còn được phép CKC

Trang 38

- Căn cứ số kinh phí bố trí cho hợp đồng trong một năm ngân sách, đơn vị dựtoán gửi đề nghị KSC trong năm cho hợp đồng đó đến KBNN nơi giao dịch để làmthủ tục kiểm soát CKC

- KBNN kiểm soát đối chiếu CKC so với dự toán NSNN, đảm bảo khoản đềnghị CKC không được vượt quá dự toán còn được phép sử dụng của đơn vị; Kiểmtra tính pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và các chỉ tiêu thông tintrên giấy đề nghị CKC Trường hợp đảm bảo các điều kiện nêu trên, KBNN ghinhận bút toán CKC vào TABMIS

1.2.4 Bố trí đội ngũ và bộ máy KSC thường xuyên NSNN qua KBNN

Từ tháng 10 năm 2017, hệ thống KBNN thực hiện Đề án “Thống nhất đầu mốikiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN”, KBNN tổ chức lại bộ máy KSCthường xuyên NSNN, cụ thể:

- Đối với KBNN Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương: Chuyển nhiệm vụKSC thường xuyên NSNN từ Phòng Kế toán Nhà nước sang Phòng KSC

- Đối với KBNN quận, huyện trực thuộc Thành phố: Giải thể Tổ Tổng hợp –Hành chính, Tổ Kế toán Nhà nước và thực hiện KSC theo chế độ chuyên viên doban giám đốc trực tiếp phụ trách các chuyên viên

1.2.5 Công nghệ thông tin trong KSC thường xuyên đối với ĐVSNCL

Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong khu vực cơ quan Nhànước đã có sự thay đổi về chất so với những năm trước Cả về nhận thức tư tưởng,hiểu biết về bản chất của việc ứng dụng CNTT trong bối cảnh của cải cách hànhchính, hội nhập cũng như về chính tiềm lực và các rào cản pháp lý

Trong thời đại hiện nay, công nghệ thông tin đang trở thành nhân tố quantrọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, do đó việc ứng dụng công nghệ thông tintrong hoạt động nghiệp vụ ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi Đặc biệt, việc ứngdụng công nghệ thông tin trong hoạt động KSC thường xuyên KBNN đang dầnđược hiện đại hoá, cải cách hành chính đang trở thành nhu cầu bức thiết giúp giảmthiểu giấy tờ, thời gian và tăng tính hiệu quả

Trang 39

Để đạt đuợc hiệu quả trong hoạt động ứng dụng CNTT hệ thống KBNN cầnphải nghiên cứu triển khai nhiều mặt về cơ sở hạ tầng, công nghệ ứng dụng, nhu cầuứng dụng (thủ tục, quy trình KSC); khả năng thực hiện và khả năng khai thác dự án.Nếu bỏ qua một khâu nào đó đều dẫn đến không hiệu quả

Một trong những ứng dụng CNTT hiệu quả nhất để quản lý các hoạt độngnghiệp vụ hệ thống KBNN là tự động hoá quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ, tìmkiếm, trao đổi thông tin bằng các giải pháp tin học và thiết bị công nghệ

Hệ thông tin quản lý KBNN nói chung, quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơKSC sẽ đạt hiệu quả hơn hẳn hệ thông tin hành chính thủ công nếu được xây dựngtheo một kiến trúc nhất quán và vận hành trên một kết cấu hạ tầng truyền thôngthông tin tin học đủ nhanh, rộng, an toàn để mọi người sử dụng có thể truy cậpthuận lợi từ khắp nơi

1.3 NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI VỚI ĐVSNCL QUA KBNN

1.3.1 Nhân tố bên ngoài

Một là, dự toán NSNN.

Đây là một trong những yếu tố quan trọng để KBNN thực hiện KSC NSNN

Dự toán chi NSNN phải bảo đảm tính kịp thời, chính xác, đầy đủ và chi tiết để làmcăn cứ cho KBNN kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu của ĐVSNCL

Hai là, hệ thống pháp lý.

- Do chi thường xuyên NSNN là lĩnh vực đa dạng, phức tạp và rộng khắp,đồng thời chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, nênnhiều khi ban hành các quy định, chính sách còn thiếu cơ sở thực tế để thực hiện, cótình trạng chưa đồng bộ Đối với những nước có Luật Ngân sách thì Luật này luônquy định vai trò và trách nhiệm của KBNN trong các nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN,kiểm soát thu – chi và kế toán NSNN Luật NSNN là yếu tố pháp lý, tạo nền tảngcho việc phát triển các nghiệp vụ KSC NSNN

- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên NSNN Đây là căn cứ quantrọng để xây dựng, phân bổ dự toán và là cơ sở để KBNN thực hiện KSC NSNN Vì

Trang 40

thế, nó cần phải bảo đảm tính chính xác, phù hợp với tình hình thực tế; có sự thốngnhất giữa các ngành, các địa phương, các ĐVSNCL; tính đầy đủ nghĩa là phải baoquát hết các nội dung chi phát sinh trong thực tế

Ba là, Ý thức chấp hành của các ĐVSNCL.

Cần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành Luật của các ĐVSNCL, để họthấy rõ KSC là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị và cá nhân liên quanđến quỹ NSNN chứ không phải đó chỉ là công việc riêng của ngành Tài chính,KBNN Các ngành, các cấp cần nhận thấy vai trò của mình trong quá trình quản lýquỹ chi NSNN từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, kế toán và quyết toán cáckhoản chi NSNN

1.3.2 Nhân tố bên trong

Một là, quy trình KSC thường xuyên NSNN qua KBNN đối với ĐVSNCL.

Quy trình, cơ chế KSC cũng là một trong những nhân tố quan trọng trong quátrình công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN đối với các ĐVSNCL Vì khithực hiện KSC đòi hỏi Quy trình đơn giản nhưng phải rõ ràng và bảo đảm tính chặtchẽ trong quản lý chi NSNN, không tạo kẻ hở cho kẻ xấu lợi dụng gây lãng phí, thấtthoát NSNN

Hai là, đội ngũ cán bộ đảm nhiệm công tác KSC của KBNN.

Cán bộ thực hiện công tác KSC của KBNN là những người trực tiếp thực hiệnviệc KSC NSNN Vì vậy, cán bộ KBNN phải đảm bảo: “vừa hồng, vừa chuyên” đểđảm đương nhiệm vụ KSC một cách chặt chẽ, hiệu quả; đồng thời, cũng không phátsinh các hiện tượng cửa quyền, sách nhiễu trong quá trình KSC

Ba là, Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác KSC qua KBNN

Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày nay đã và đangthực sự chứng tỏ vai trò không thể thiếu được của nó Thực tế đã chứng minh việcứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý chi NSNN sẽ giúp tiết kiệmthời gian trong xử lý công việc, đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất

về dữ liệu, tạo tiền đề cho quy trình cải cách nghiệp vụ Vì thế, công nghệ tin học làmột trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý chi NSNN

Ngày đăng: 27/02/2024, 13:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w