Tính cấp thiết của đề tài Cùng với công cuộc đổi mới nền kinh tế, chuyển sang nền kinh tế thị truờng có sự quản lí của nhà nước, lĩnh vực tài chính ngân sách nói chung và quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc nhà nuớc (KBNN) nói riêng đã có sự đổi mới căn bản, nhờ đó đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Chi ngân sách nhà nuớc (NSNN) đã trở thành công cụ đắc lực trong điều hành vi mô nền kinh tế của Nhà nước. Chi tiêu NSNN những năm qua, ngoài việc đảm bảo hoạt động có hiệu quả của bộ máy nhà nước, ổn định đời sống kinh tế xã hội, còn tạo tiền đề, những cơ sở vật chất quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tác động tích cực vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong từng khâu hoặc từng bộ phận của quy trình quản lý chi NSNN nói chung và kiểm soát chi qua KBNN nói riêng còn bộc lộ những khiếm khuyết, kém hiệu quả. Kiểm toán nhà nước đã phát hiện nhiều hình thức làm thất thoát, gây sai phạm như: lấy ngân sách cho vay, tạm ứng; tự chi các khoản vượt thu, tăng thu; sử dụng ngân sách dự phòng sai qui dịnh; hỗ trợ không đúng chế độ, chi vượt tiêu chuẩn, định mức về mua sắm,... Ðảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tất cả các bộ, ngành, địa phương và tổ chức đã tích cực triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tuy nhiên, tình trạng buông lỏng quản lý, vi phạm các nguyên tắc quản lý tài chính, ngân sách, làm thất thoát tài sản của Nhà nước còn rất lớn. KBNN với chức năng kiểm soát chi NSNN như “người gác cổng” giữ cho các chế độ về chi tiêu ngân sách không bị phá vỡ, góp phần quan trọng trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo tiền đề cho NSNN được sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả. Tuy nhiên trong công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện do KBNN Tây Trà thực hiện còn nhiều bất cập, hạn chế. Vì vậy việc đi sâu phân tích những nguyên nhân của hạn chế để đề ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập mang tính cấp thiết. Xuất phát từ tầm quan trọng trên, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qua kho bạc nhà nước Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn tốt nghiệp.
Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với công cuộc đổi mới nền kinh tế, chuyển sang nền kinh tế thị truờng có sự quản lí của nhà nước, lĩnh vực tài chính - ngân sách nói chung và quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc nhà nuớc (KBNN) nói riêng đã có sự đổi mới căn bản, nhờ đó đã mang lại những kết quả đáng khích lệ Chi ngân sách nhà nuớc (NSNN) đã trở thành công cụ đắc lực trong điều hành vi mô nền kinh tế của Nhà nước Chi tiêu NSNN những năm qua, ngoài việc đảm bảo hoạt động có hiệu quả của bộ máy nhà nước, ổn định đời sống kinh tế - xã hội, còn tạo tiền đề, những cơ sở vật chất quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tác động tích cực vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Bên cạnh những kết quả đạt được, trong từng khâu hoặc từng bộ phận của quy trình quản lý chi NSNN nói chung và kiểm soát chi qua KBNN nói riêng còn bộc lộ những khiếm khuyết, kém hiệu quả Kiểm toán nhà nước đã phát hiện nhiều hình thức làm thất thoát, gây sai phạm như: lấy ngân sách cho vay, tạm ứng; tự chi các khoản vượt thu, tăng thu; sử dụng ngân sách dự phòng sai qui dịnh; hỗ trợ không đúng chế độ, chi vượt tiêu chuẩn, định mức về mua sắm, Ðảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Tất cả các bộ, ngành, địa phương và tổ chức đã tích cực triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Tuy nhiên, tình trạng buông lỏng quản lý, vi phạm các nguyên tắc quản lý tài chính, ngân sách, làm thất thoát tài sản của Nhà nước còn rất lớn KBNN với chức năng kiểm soát chi NSNN như “người gác cổng” giữ cho các chế độ về chi tiêu ngân sách không bị phá vỡ, góp phần quan trọng trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo tiền đề cho NSNN được sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả Tuy nhiên trong công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện do KBNN Tây Trà thực hiện còn nhiều bất cập, hạn chế Vì vậy việc đi sâu phân tích những nguyên nhân của hạn chế để đề ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập mang tính cấp thiết.
Xuất phát từ tầm quan trọng trên, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qua kho bạc nhà nước Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi ” làm luận văn tốt nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lý luận về kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập qua KBNN.
- Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qua KBNN Tây Trà trong những năm qua.
- Đề xuất những giải pháp tăng cường kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qua KBNN Tây Trà
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp cụ thể sau: phương pháp tổng hợp - phân tích, phương pháp phỏng vấn, quan sát, phương pháp thống kê và suy luận
- Phương pháp tổng hợp phân tích được tác giả sử dụng để tổng hợp các của các tác giả trước để phân tích ưu, nhược điểm của các nghiên cứu đó, từ đó hình thành hướng nghiên cứu cho luận văn Ngoài ra, phương pháp tổng hợp phân tích còn được tác giả kết hợp với phương pháp thống kê để tổng hợp số liệu thứ cấp từ các đơn vị và tiến hành phân tích đưa ra các nhận định về tình hình kiểm soát chi NSNN đối với đơn vị SNCL.
- Phương pháp phỏng vấn, quan sát: tác giả sử dụng để phỏng vấn các đối tượng trong quy trình kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị SNCL tạiKBNN Tây Trà để thấy được các bước kiểm soát trong quy trình, đồng thời kết hợp với quan sát thực tiễn kiểm soát tại kho bạc sẽ hình thành nên quy trình kiểm soát và mô tả lại các bước kiểm soát chi NSNN đối với đơn vịSNCL tại KBNN Tây Trà.
Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Có nhiều tác giả nghiên cứu đến công tác kiểm soát chi từ nguồn vốn NSNN qua kho bạc các tỉnh như:
- Luận văn của tác giả Mai Phước Thành (2007) với đề tài: " Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN Quảng Ngãi"
+ Ưu điểm: Luận văn này đã trình bày thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB của KBNN Quảng Ngãi về quy trình, cơ chế chính sách, hồ sơ thủ tục chứng từ thanh toán được quy định theo quy trình được ban hành theo quyết định số 601/QĐ-KBNN; đồng thời đưa ra các giải pháp về phân cấp quản lý kiểm soát, quy trình kiểm soát, giám sát thực hiện quy trình.
+ Nhược điểm: Những giải pháp do luận văn này đưa ra trên thực tế đã được cải thiện trong quy trình 686 được KBNN ban hành ngày 18/09/2009 thay thế cho quy trình 601
- Luận văn của tác Đoàn Kim Khuyên (2012) với đề tài: "Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước Quảng Ngãi"
+ Ưu điểm: Luận văn đã đánh giá thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN Quảng Ngãi, chỉ ra các điểm hạn chế trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước Quảng Ngãi.
+ Nhược điểm: Luận văn chỉ mới chỉ rõ công tác kiểm soát của vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo Quyết định số 686/QÐ-KBNN ngày 18/8/2009 của KBNN Việt Nam Đến nay quy định này đã trở nên lạc hậu và bị thay thế bằng văn bản mới.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Quang Hưng (2015) với đề tài: "Đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước"
+ Ưu điểm: Luận án đã nêu rõ có sở lý luận về kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố đồng thời chỉ rõ thực trạng của công tác kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của các chính quyền địa phương qua kho bạc nhà nước Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra quan điểm, định hướng và giải pháp để đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên ở các chính quyền địa phương qua kho bạc nhà nước.
+ Nhược điểm: Luận án chỉ mơi đề cập đến công tác chi ngân sách thường xuyên mà chưa đề cập đến các khoản chi khác trong chi ngân sách nhà nước
- Luận văn của tác giả Phan Xuân Tường (2012) với đề tài: "Tăng cường kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp có thu do kho bạc nhà nước Quảng Ngãi thực hiện".
+ Ưu điểm: Luận văn đã phản ánh thực trạng của công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp có thu do kho bạc nhà nước Quảng Ngãi thực hiện và đề xuất được các giải pháp để tăng cường công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp có thu tại kho bạc nhà nước thực hiện Để đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước, luận văn đã thực hiện khảo sát các đối tượng có liên quan bằng phiếu điều tra và tổng hợp ý kiến nhận xét trên kết quả điều tra.
+ Nhược điểm: Thời điểm thực hiện luận văn là năm 2012, cho đến nay các đơn vị sự nghiệp có thu đã được điều chỉnh thành các đơn vị sự nghiệp công lập theo nghị định 16/2015/NĐ-CP Do vậy, nhiều quy trình kiểm soát của luận văn đã trở nên lỗi thời, không phù hợp trong thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đề cập đến công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qua KBNN Tây Trà Mặt khác, công tác đổi mới ở kho bạc nhà nước trong quản lý chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong giai đoạn hiện nay đang được chú trọng khiến việc nghiên cứu đề tài này mang tính cấp thiết.
Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qua KBNN.
Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qua KBNN Tây Trà.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qua KBNN Tây Trà.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT TRONG QUẢN LÝ
Có nhiều quan điểm khác nhau về kiểm soát:
Theo từ điển tiếng Việt: "kiểm soát là một phương tiện nhằm giảm thiểu những yếu tố gây tác động xấu tới hoạt động của một đối tượng nào đó" [20, tr.3]
Theo Henri Fayol “Kiểm soát là việc kiểm tra để khẳng định mọi việc có thực hiện theo đúng kế hoạch hoặc các chỉ dẫn và các nguyên tắc đã được thiết lập hay không, từ đó nhằm chỉ ra các yếu kém và sai phạm cần điều chỉnh, tìm ra các nguyên nhân để ngăn ngừa chúng không được phép tái diễn” [12, tr.49]
Theo Anthony và các cộng sự thì cho rằng “Kiểm soát là một quá trình thực hiện một tập hợp các thay đổi nhằm đạt được các mục tiêu đã định” [2,tr.20] Khái niệm này nhấn mạnh đến sự điều khiển theo phạm vi rộng của kiểm soát
Theo quan điểm kiểm soát là chức năng của quản lý cho rằng “Kiểm soát không phải là một pha hay một giai đoạn của quá trình quản lý mà là một chức năng không thể tách rời của quản lý Trong suốt quá trình quản lý, kiểm soát luôn luôn tồn tại trước, trong và sau mỗi hoạt động định hướng hoặc tổ chức để thực hiện hoặc điều chỉnh mỗi hoạt động đó Một cách tổng hợp nhất, kiểm soát được hiểu là tổng hợp các phương sách để nắm lấy và điều hành đối tượng hoặc khách thể quản lý” [17, tr.9]
Như vậy, trên cơ sở các quan điểm khác nhau về kiểm soát và nhận diện vai trò của nó trong quản lý, tác giả đưa ra khái niệm về kiểm soát như sau: Kiểm soát là một chức năng quan trọng của quản lý được thực hiện liên tục ở mọi cấp quản lý và hoạt động của tổ chức thông qua các hoạt động thiết lập tiêu chuẩn, đánh giá thực tế bằng cách so sánh thực tế với tiêu chuẩn, tìm ra được các nguyên nhân và chỉnh sửa các sai lệch nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức đó.
1.1.2 Phân loại kiểm soát Để giúp các nhà quản lý lựa chọn áp dụng cách thức kiểm soát phù hợp với mục tiêu hoạt động, cần tiến hành phân loại kiểm soát theo các tiêu thức sau đây:
- Theo mục tiêu thực hiện, kiểm soát được phân thành kiểm soát hướng dẫn, kiểm soát “có”/ “không”, kiểm soát hành động
- Theo thời điểm tiến hành có thể có kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau.
- Theo mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng kiểm soát, kiểm soát gồm kiểm soát từ xa, kiểm soát trực tiếp và kiểm soát gián tiếp.
- Theo chức năng cụ thể, kiểm soát sẽ có kiểm soát phòng ngừa, kiểm soát phát hiện, kiểm soát bù đắp, kiểm soát bổ sung Việc ứng dụng các các năng kiểm soát này hết sức quan trọng trong các ngân hàng.
+ Kiểm soát phòng ngừa: là kiểm soát được thiết kế nhằm ngăn chặn các sai phạm hoặc các điều kiện dẫn đến sai phạm Kiểm soát phòng ngừa thường được thực hiện trước khi nghiệp vụ xảy ra và được thực hiện ngay trong công việc hằng ngày của nhân viên theo chức năng của họ: phân chia trách nhiệm, giám sát, kiểm tra tính hợp lý, sự đầy đủ, sự chính xác,…
+ Kiểm soát phát hiện: là kiểm soát được thiết kế nhằm phát hiện các sai phạm hoặc các điều kiện dẫn đến sai phạm Kiểm soát phát hiện thường được thực hiện sau khi nghiệp vụ đã xảy ra
Kiểm soát phát hiện và kiểm soát phòng ngừa có mối quan hệ bổ sung cho nhau trong việc thực hiện các mục tiêu kiểm soát Thế mạnh của kiểm soát phòng ngừa là giúp ngăn chặn sai phạm trước khi xảy ra, do đó giảm được thiệt hại Tuy nhiên, kiểm soát phòng ngừa không thể giảm rủi ro xuống bằng 0 và chi phí chi kiểm soát phòng ngừa trong nhiều trường hợp là rất cao, do đó kiểm soát phát hiện sẽ giúp phát hiện các sai phạm “lọt lưới” kiểm soát phòng ngừa Một ý nghĩa quan trọng của kiểm soát phát hiện là sự “răn đe”, làm tăng sự chú ý và trách nhiệm của nhân viên trong quá trình kiểm soát phòng ngừa.
+ Kiểm soát bù đắp: là kiểm soát được thiết kế để bù đắp một số yếu kém về một thủ tục kiểm soát này bằng một thủ tục kiểm soát khác Cơ sở của việc thực hiện kiểm soát bù đắp là quan hệ giữa chi phí và lợi ích.
+ Kiểm soát bổ sung: là kiểm soát được xây dựng nhằm đề phòng một thủ tục kiểm soát có thể không phát huy được tác dụng do sự mệt mỏi hay nhầm lẫn của nhân viên, do những tình huống bất ngờ, khi đó thủ tục còn lại sẽ giúp ngăn chặn và phát hiện các sai sót hay gian lận nói trên.
- Theo mối quan hệ với phạm vi áp dụng, kiểm soát trong đơn vị bao gồm: kiểm soát chung và kiểm soát cụ thể Hai loại hình kiểm soát này đang được vận dụng trong thực tiễn tại hầu hết các ngân hàng.
+ Kiểm soát chung: là kiểm soát được thiết kế liên quan đến nhiều hoạt động hay nghiệp vụ của ngân hàng.
+ Kiểm soát cụ thể: là kiểm soát được thiết kế một cách riêng biệt, chỉ liên quan đến sự hữu hiệu của một hoạt động hay một nghiệp vụ nào đó.
Do đó, khi thiết kế các thủ tục kiểm soát cần chú ý xem xét các rủi ro một cách đồng thời để lựa chọn các thủ tục kiểm soát chung và các thủ tục kiểm soát cụ thể một cách đồng bộ.
- Theo mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm soát có thể phân thành ngoại kiểm nội kiểm.
+ Ngoại kiểm: là sự kiểm soát từ bên ngoài tổ chức do các chủ thể có liên quan thực hiện.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI NSNN VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.2.1 Khái quát chung về Chi ngân sách nhà nước và kiểm soát chi ngân sách nhà nước của kho bạc nhà nước
1.2.1.1 Chi ngân sách nhà nước
- Đặc điểm của chi NSNN:
+ Chi NSNN thể hiện các quan hệ tài chính–tiền tệ được hình thành trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm bảo đảm các nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng chính trị, kinh tế, xã hội của Nhà nuớc.
+ Chi NSNN là sự kết hợp hài hoà giữa quá trình phân phối quỹ NSNN để hình thành các quỹ tài chính của các cơ quan, đơn vị và quá trình sử dụng các quỹ tài chính này
+ Chi NSNN là các khoản cấp phát, thanh toán từ quỹ NSNN cho các cơ quan, đơn vị và cá nhân có tính không hoàn lại Quy mô của chi NSNN phụ thuộc vào quy mô các khoản thu của NSNN và những nhiệm vụ chi mà nhà nuớc cần phải thực hiện
+ Chi NSNN gắn chặt với bộ máy quản lý nhà nước và việc triển khai thực hiện những nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội mà nhà nước phải dảm nhận
+ Chi NSNN là một quá trình liên tục, gắn bó mật thiết với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội, việc xây dựng dự toán và quyết toán chi NSNN được thực hiện theo đúng niên dộ Cuối năm ngân sách có số kết dư dể chuyển sang năm sau, nếu có thâm hụt, phải xác định rõ nguồn bù đắp và sẽ được xử lý vào năm ngân sách tiếp theo
+ Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, là chủ thể duy nhất có quyền quyết định quy mô, nội dung, cơ cấu chi NSNN; quyết dịnh tổng dự toán và tổng quyết toán NSNN; quyết định bổ sung, điều chỉnh chi NSNN giữa các nhiệm kì, kể cả tổng mức chi đối với những công trình lớn, đặc biệt quan trọng của quốc gia
+ Chi NSNN được phân cấp cho chính quyền địa phương quản lý và điều hành Ở trung ương do Chính phủ trực tiếp quản lý, ở các cấp chính quyền địa phương do Uỷ ban nhân dân quản lý dưới sự giám sát của Hội đồng nhân dân
+ Việc bố trí các khoản chi NSNN thường được xem xét đến tính hiệu quả ở tầm vi mô, có tính đến lợi ích quốc gia, các vùng lãnh thổ, các khu vực, các địa phương trên cơ sở thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống nhân dân đã được Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp thông qua
+ Các khoản chi NSNN nói chung thường không mang tính bồi hoàn trực tiếp; ngoại trừ một số khoản chi NSNN cho vay hỗ trợ, ưu đãi thông qua tổ chức tín dụng đặc biệt của Nhà nuớc mang tính đặc thù của mỗi quốc gia trong từng thời kì nhất dịnh
+ Các khoản chi NSNN gắn liền với các phạm trù kinh tế như dầu tư phát triển, lợi nhuận, tiền lương, viện trợ và thuờng chịu sự tác động trực tiếp của các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền tệ, tín dụng
- Phân loại chi ngân sách nhà nuớc
Phân loại chi NSNN là việc sắp xếp các khoản chi NSNN vào các nhóm, các loại chi khác nhau theo những tiêu chí nhất định
+ Theo mục đích kinh tế - xã hội của các khoản chi: Chi NSNN được chia thành chi tiêu dùng và chi đầu tư phát triển
+ Theo tính chất các khoản chi: Chi NSNN được chia thành chi cho y tế; chi cho giáo dục; chi phúc lợi; chi quản lý nhà nuớc; chi đầu tư kinh tế + Theo chức năng của nhà nuớc: Chi NSNN được chia thành chi nghiệp vụ và chi phát triển
+ Theo tính chất pháp lý: Chi NSNN được chia thành các khoản chi theo luật định; các khoản chi đã được cam kết; các khoản chi có thể điều chỉnh + Theo yếu tố các khoản chi: Chi NSNN được chia thành chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên và chi khác Trong đó:
Chi đầu tư phát triển bao gồm các khoản chi: đầu tư, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn; đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của nhà nuớc; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước theo quy định của pháp luật; bổ sung dự trữ của nhà nuớc; đầu tư phát triển các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước; các khoản chi đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật Chi thường xuyên bao gồm các khoản chi về: các hoạt động sự nghiệp, giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ; các sự nghiệp xã hội khác; các hoạt động sự nghiệp về kinh tế, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; hoạt động của các cơ quan Nhà nước; hoạt động của Ðảng Cộng sản Việt Nam, Uỷ Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ðoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam ; trợ giá theo chính sách của Nhà nước; phần chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước; hỗ trợ quỹ Bảo hiểm xã hội, trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật; trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay
1.2.1.2 Kiểm soát chi ngân sách nhà nước của kho bạc nhà nước a Khái niệm
Kiểm soát chi NSNN là quá trình những cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do Nhà nuớc quy định và trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng giai đoạn Vì vậy, kiểm soát chi NSNN được đặt ra đối với mọi quốc gia, dù đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển
Kiểm soát chi NSNN là việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN diễn ra theo các khâu của quy trình NSNN, từ lập dự toán, chấp hành dự toán được duyệt đến quyết toán NSNN nhằm đảm bảo mỗi khoản chi NSNN đều được dự toán từ trước, được thực hiện đúng theo dự toán được duyệt, đúng theo tiêu chuẩn định mức, tiêu chuẩn được duyệt và đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội
TỔNG QUAN VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC TÂY TRÀ
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Để phục vụ công tác thu, chi NSNN trên địa bàn huyện Tây Trà sau khi được chia tách từ huyện Trà Bồng, KBNN Tây Trà trực thuộc KBNN Quảng Ngãi được thành lập theo Quyết định số 112/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 12/01/2004 và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/5/2004 theo Quyết định số 292 KB/QĐ/TCCB ngày 26/4/2004 của Tổng Giám đốc KBNN.
Qua 15 năm hoạt động, cùng với hệ thống kho bạc cả nước, KBNN TâyTrà đã vượt qua nhiều khó khăn, từng bước ổn định và phát triển, đóng góp tích cực và sự nghiệp đổi mới và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia thông qua những kết quả cụ thể trong việc tập trung nhanh, đầy đủ nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, đáp ứng kịp thới nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, thực hiện các chính sách xã hội và đảm bảo anh ninh quốc phòng; Huy động một lượng lớn cho đầu tư phát triển; Kế toán, thông tin KBNN đã đảm bảo cung cấp thông tin chính xác về tình hình thu, chi ngân sách phục vụ sự chỉ đạo điều hành của các cơ quan trung ương và chính quyền địa phương, góp phần đắc lực vào việc nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước Những năm qua, KBNN Tây Trà đã thể hiện tốt vai trò là một công cụ quản lý tài chính của Nhà nước, góp phần đắc lực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của huyện nhà cũng như công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển đất nước.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN Tây Trà
Theo Quyết định 4236/QĐ-KBNN ngày 08/9/2017 của Tổng Giám đốc KBNN quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN huyện, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
2.1.2.1 Chức năng của KBNN Tây Trà
KBNN Tây Trà là tổ chức trực thuộc KBNN Quảng Ngãi, có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
KBNN Tây Trà có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.
2.1.2.2 Nhiệm vụ của KBNN Tây Trà
- Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Tây Trà sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
- Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật:
+ Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại Kho bạc Nhà nước Tây Trà; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định;
+ Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa b àn theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước Tây Trà
- Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước Tây Trà.
- Thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước:
+ Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại Kho bạc Nhà nước Tây Trà theo quy định của pháp luật;
+ Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước liên quan theo quy định pháp luật. + Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua KBNN Tây Trà.
+ Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nước Tây Trà.
- Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Tây Trà theo chế độ quy định:
+ Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước Tây Trà;
+ Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của Kho bạc Nhà nước Tây Trà tại ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của Kho bạc Nhà nước theo chế độ quy định;
+ Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định.
- Thực hiện phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định.
- Thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Kho bạc Nhà nước Tây Trà theo quy định.
- Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nước Tây Trà.
- Quản lý đội ngũ công chức, lao động hợp đồng; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tại KBNN Tây Trà theo quy định.
- Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.
- Quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN Tây Trà theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN Quảng Ngãi giao.
2.1.2.3 Quyền hạn của KBNN Tây Trà
Kho bạc Nhà nước Tây Trà có quyền:
- Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý tại KBNN Tây Trà
KBNN Tây Trà tổ chức làm việc theo chế độ chuyên viên, bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình sau:
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức KBNN Tây Trà
* Nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh thuộc KBNN Tây Trà
KBNN Tây Trà có Giám đốc và Phó Giám đốc.
Giám đốc KBNN Tây Trà chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc KBNN Quảng Ngãi và trước pháp luật về : thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, công chức, lao động của đơn vị.
Phó Giám đốc KBNN Tây Trà chịu trách nhiệm trước Giám đốc KBNN Tây Trà và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Lãnh đạo KBNN Tây Trà, có trách nhiệm tổ chức thực các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của KBNN Tây Trà và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác đã được phê duyệt.
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SƯ NGHIỆP CÔNG LẬP QUA KBNN TÂY TRÀ: 52 1 Quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tại kho bạc nhà nước Tây Trà
KBNN Tây Trà áp dụng quy trình kiểm soát ban hành kèm theo Quyết định số 2899/QĐ-KBNN ngày 15/6/2018 của Tổng Giám đốc KBNN về việc ban hành quy trình thống nhất đầu mối kiểm soát chi qua kho bạc nhà nước cấp huyện không có tổ chức phòng, cụ thể như sau:
2.2.1 Quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tại kho bạc nhà nước Tây Trà :
2.2.2.1 Phân công nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị SNCL tại KBNN Tây Trà
Giao dịch viên thực hiện công tác kiểm soát chi NSNN, bao gồm cả kiểm soát chi đối với các đơn vị SNCL theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện Kiểm tra, xác nhận số liệu thu, chi NSNN; cung cấp số liệu về thu, chi NSNN phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành NSNN của chính quyền các cấp trên địa bàn.
2.2.2.2 Quy định về mở tài khoản trong công tác kiểm soát chi đối với các đơn vị SNCL tại KBNN Tây Trà
Các đơn vị SNCL phải mở tài khoản tại KBNN Tây Trà để thực hiện thu, chi qua KBNN đối với các khoản kinh phí thuộc NSNN cấp, các khoản thu, chi theo quy định đối với nguồn thu từ phí và lệ phí thuộc NSNN Đối với các khoản thu, chi dịch vụ, liên doanh, liên kết đơn vị SNCL được mở tài khoản tại KBNN hoặc ngân hàng.
Cụ thể các tài khoản mà các đơn vị SNCL mở tại KBNN, bao gồm:
- Tài khoản dự toán để nhận kinh phí NSNN cấp;
- Tài khoản tiền gửi đơn vị sự nghiệp để thực hiện theo dõi thu, chi các khoản phí, lệ phí thuộc NSNN nhưng đơn vị được giữ lại để sử dụng theo quy định của pháp lệnh phí, lệ phí và các văn bản hướng dẫn.
- Tài khoản tiền gửi khác để thực hiện thu, chi của hoạt động sản xuất, liên doanh, liên kết, cung ứng dịch vụ. Đối với từng loại tài khoản, đơn vị SNCL phải đăng ký mẫu dấu của đơn vị; chữ ký của chủ tài khoản (hoặc người được uỷ quyền); chữ ký của kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) với KBNN Tây Trà Mẫu dấu, chữ ký đơn vị đã đăng ký với KBNN Tây Trà là cơ sở để giao dịch viên kho bạc đối chiếu với mẫu dấu, chữ ký trên các chứng từ có liên quan đến việc sử dụng kinh phí do đơn vị SNCL lập khi thực hiện giao dịch với KBNN Tây Trà trong quá trình kiểm soát chi.
2.2.2.3 Quy trình kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị NSCL do KBNN Tây Trà thực hiện
Thời hạn giải quyết hồ sơ:
Thời hạn giải quyết hồ sơ tính từ thời điểm KBNN nhận đủ hồ sơ, chứng từ của khách hàng đến khi xử lý thanh toán xong cho khách hàng.
- Đối với chi thường xuyên:
+ Đối với các khoản tạm ứng và thanh toán trực tiếp: thời hạn xử lý tối đa 02 ngày làm việc.
+ Đối với các khoản thanh toán tạm ứng: Thời hạn xử lý tối đa là 03 ngày làm việc.
- Đối với chi đầu tư: thời hạn xử lý tối đa 03 ngày làm việc
- Đối với các khoản thanh toán khác không phải thực hiện kiểm soát chi: thời hạn xử lý tối đa 02 ngày làm việc.
Tại kho bạc nhà nước Tây Trà, quy trình kiểm soát chi NSNN, chi từ tài khoản tiền gửi đối với các đơn vị SNCL được thực hiện qua quy trình sau đây:
Hình 2.2 Quy trình kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị SNCL
(1): GDV tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, chứng từ giấy, ký vào chức danh kế toán trên chứng từ giấy, nhập bút toán và kiểm soát số dư tài khoản trên hệ thống Tabmis.
(2): GDV trình hồ sơ, chứng từ giấy và chuyển bút toán trên hệ thống Tabmis lên KTT
(3): KTT kiểm soát hồ sơ, chứng từ, ký chứng từ giấy, phê duyệt bút
Khách hàng Giao dịch viên
Thủ quỹ Thanh toán viên Giám đốc
6 toán trên hệ thống, chuyển GDV trình hồ sơ, chứng từ giấy lên Giám đốc KBNN Tây Trà.
(4): Sau khi phê duyệt, lãnh đạo chuyển hồ sơ chứng từ cho GDV đóng dấu KẾ TOÁN lên các liên chứng từ và áp thanh toán cho khách hàng:
(5a) Nếu là chuyển khoản: GDV chuyển chứng từ cho TTV thực hiện chạy giao diện sang chương trình thanh toán và hoàn thiện các thông tin, các bước tiếp theo thực hiện theo quy trình thanh toán song phương điện tử.
(5b) Nếu là chi bằng tiền mặt: GDV chuyển chứng từ cho thủ quỹ chi tiền.
(6): Giao dịch viên kho bạc trả hồ sơ, chứng từ cho khách hàng.
* Các bước thực hiện trong quy trình kiểm soát chi
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ chứng từ.
- Khách hàng gửi hồ sơ, chứng từ cho GDVKBNN Tùy theo từng phương thức cấp phát, hình thức thanh toán và nội dung chi NSNN, khách hàng cung cấp hồ sơ, chứng từ phù hợp.
Hồ sơ chứng từ đơn vị SNCL gửi đến KBNN bao gồm:
Tuỳ theo hình thức rút kinh phí, đơn vị SNCL lập và gửi đến KBNN Tây Trà các chứng từ sau:
- Giấy rút dự toán ngân sách: mẫu số C2-02/NS : Dùng trong trường hợp rút tiền mặt hoặc thanh toán chuyển khoản từ kinh phí dự toán
- Uỷ nhiệm chi: mẫu số C2-03/NS : Dùng trong trường hợp thanh toán chuyển khoản từ Tài khoản tiền gửi
- Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi: mẫu số C4-10/NS ; Dùng trong trường hợp rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi
- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng: mẫu số C2-03/NS: Dùng trong trường hợp thanh toán từ tạm ứng sang thực chi
Ngoài các chứng từ như trên, tuỳ tính chất nội dung từng khoản chi, đơn vị gửi kèm các chứng từ gốc phù hợp có liên quan như các Bảng thanh toán cho cá nhân, Hoá đơn bán hàng, Hợp đồng mua bán …
Kiểm soát sơ bộ hồ sơ: GDV tiếp nhận và kiểm tra sơ bộ hồ sơ, chứng từ:
+ Tính đầy đủ của các loại tài liệu theo quy định đối với từng nội dung chi. + Về hình thức của hồ sơ: Các tài liệu là chứng từ kế toán phải đảm bảo đúng mẫu, đầy đủ số liên theo quy định, có dấu, chữ ký trực tiếp trên các liên chứng từ Các tài liệu như dự toán, hợp đồng, hoá đơn thanh toán phải là bản chính; các tài liệu, chứng từ khác là bản chính (hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền).
- GDV kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và sự chính xác của hồ sơ chứng từ; kiểm tra số dư tài khoản, số dư dự toán, kiểm tra mẫu dấu chữ ký và các điều kiện thanh toán, chi trả đối với từng nội dung chi Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện chi NSNN theo quy định, thực hiện hạch toán kế toán, ký chứng từ và chuyển toàn bộ hồ sơ, chứng từ cho KTT (hoặc người được uỷ quyền) theo quy định;
- Quy trình kiểm soát chi:
+ Đối với trường hợp rút dự toán: kiểm tra số dư tài khoản dự toán của đơn vị; kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, chứng từ; kiểm soát nội dung chi phù hợp với tiêu chuẩn, định mức chế độ của cấp có thẩm quyền quy định hoặc quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị SNCL; kiểm soát mẫu dấu, chữ ký trên giấy rút kinh phí; kiểm soát đối tượng và nội dung chi bằng tiền mặt (đối với đề nghị chi bằng tiền mặt).
+ Tiền gửi phí, lệ phí được để lại cho đơn vị sử dụng: KBNN kiểm soát chi tương tự như kiểm soát chi trong trường hợp rút dự toán.
+ Tài khoản tiền gửi dự toán khác: KBNN kiểm soát uỷ nhiệm chi chuyển tiền phù hợp với hợp đồng kinh tế về tên đơn vị thụ hưởng, ngân hàng nơi đơn vị thụ hưởng mở tài khoản, số tiền thanh toán, chủ tài khoản; kiểm soát mẫu dấu, chữ ký của đơn vị SNCL.
Bước 3 : KTT (hoặc người được ủy quyền) ký chứng từ
- GDV trình KTT (hoặc người được ủy quyền) hồ sơ, chứng từ được kiểm soát đã đảm bảo đủ điều kiện tạm ứng hoặc thanh toán kinh phí NSNN;
CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TÂY TRÀ
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TÂY TRÀ
3.2.1 Bổ sung quy trình thu chi NSNN bằng tiền mặt qua KBNN đối với những địa bàn huyện chưa có ngân hàng thương mại:
Thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang trở thành phương tiện thanh toán phổ biến, được nhiều quốc gia khuyến khích sử dụng Đối với nước ta, thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế nói chung, trong lĩnh vực chi tiêu công nói riêng là một trong những giải pháp lớn của Chính phủ nhằm tăng cường quản lý quỹ NSNN và góp phần kiềm chế lạm phát. Trong những năm qua, nhìn chung ngày càng có nhiều đơn vị SNCL mở tài khoản giao dịch tại KBNN Tây Trà đã thực hiện việc chi trả các khoản tiền lương, phụ cấp, trợ cấp …qua tài khoản cá nhân Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, có một số khoản chi chưa trả qua tài khoản được mà phải thực hiện theo phương thức là đơn vị SNCL thực hiện rút tiền mặt tại cơ quan Kho bạc về nhập quỹ tại đơn vị sau đó chi trả cho đối tượng thụ hưởng, như các khoản lương, học bổng, bù học phí…; các khoản chi từ tài khoản tiền gửi, từ các Quỹ của đơn vị; chi các khoản mua sắm nhỏ lẻ
Hiện nay đã có quy trình quy định trong việc kiểm soát thanh toán để cấp Séc lĩnh tiền mặt cho đơn vị SNCL lĩnh tiền mặt tại ngân hàng thương mại nơi KBNN Tây Trà mở tài khoản đối với các món chi trên 100 triệu đồng (Theo Thông tư 136/2018/TT-BTC, ngày 28/12/2018 của Bộ Tài chính), nhưng ngân hàng mà KBNN Tây Trà mở tài khoản là Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Trà Bồng, cách Tây Trà 40km, là một khó khăn trong việc áp dụng quy chế này Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị SNCL trên địa bàn, việc áp dụng quy chế này chỉ được thực hiện khi có phát sinh nhu cầu đột xuất mà nguồn tiền mặt tại quỹ không đủ chi trả.
Do vậy, để đáp ứng nhu cầu chi trả bằng tiền mặt trên địa bàn huyện Tây Trà cũng như trện địa bàn các huyện chưa có ngân hàng thương mại đóng trên địa bàn, cần phải có quy định riêng về chi trả bằng tiền mặt và định mức tồn quỹ tiền mặt.
3.2.2 Sửa đổi kết cấu tổ hợp tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp của đơn vị SNCL
Theo quy định tại các đơn vị SNCL, việc kiểm soát chi đối với phần kinh phí từ phí, lệ phí thuộc NSNN được để lại đơn vị, tương tự như kiểm soát đối với kinh phí dự toán do NSNN cấp Để kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu từ phần phí, lệ phí để lại, cần phải sửa đổi kết cấu tổ hợp tài khoản của tài khoản “Tiền gửi thu sự nghiệp của đơn vị hành chính sự nghiệp”
Hiện nay KBNN Tây Trà đang thực hiện Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ kho bạc (TABMIS) Trong công tác hạch toán, ngoài hạch toán theo tài khoản tự nhiên, giao dịch viênphải hạch toán theo tổ hợp tài khoản gồm 12 phân đoạn mã độc lập Mỗi đoạn mã chứa đựng các thông tin khác nhau phục vụ cho việc hạch toán kế toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo yêu cầu quản lý, điều hành NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN Tây Trà.
Tên v s l ành chính ối với đơn vị sự ượng ký tự của từng đoạn mã trong tổ hợp tài khoản ng ký t c a t ng o n mã trong t h p t i kho n ự khác nhau giữa kiểm soát chi NSNN đối với đơn vị sự ủa từng đoạn mã trong tổ hợp tài khoản ừng đoạn mã trong tổ hợp tài khoản đ ạn mã trong tổ hợp tài khoản ổ hợp tài khoản ợng ký tự của từng đoạn mã trong tổ hợp tài khoản ành chính ản c quy nh nh sau: đượng ký tự của từng đoạn mã trong tổ hợp tài khoản đị sự ư
Mã tài khoản kế toán tự nhiên
Mã nội dung kinh tế
Mã đơn vị có quan hệ với Ngân sách
Mã địa bàn hành chính
Mã chương trình mục tiêu, dự án
Mã Kho bạc nhà nước
Mã nguồn chi Ngân sách
Trong tổ hợp tài khoản trên, các đoạn mã “Nội dung kinh tế”, “Ngành kinh tế” là những đoạn mã quan trọng, giúp cho giao dịch viên kho bạc theo dõi chi tiết các nội dung đã chi và đã chi bao nhiêu cho nội dung đó, từ đó đảm bảo cho công tác kiểm soát chi được chặt chẽ
Theo quy định, các khoản phí, lệ phí thuộc NSNN được để lại tại các đơn vị SNCL được hạch toán vào tài khoản tự nhiên 3712 - "Tiền gửi thu sự nghiệp của đơn vị hành chính sự nghiệp”.
Tuy nhiên hiện nay tổ hợp tài khoản "Tiền gửi thu sự nghiệp của đơn vị hành chính sự nghiệp” chưa được theo dõi các đoạn mã “Nội dung kinh tế”,
“Ngành kinh tế” nên giao dịch viên kho bạc sẽ không theo dõi được đơn vị SNCL đã chi từ tài khoản thu sự nghiệp những nội dung gì, đã chi bao nhiêu cho các nội dung chi đó Do vậy để kiểm soát chặt chẽ các khoản chi từ thu sự nghiệp tại các đơn vị SNCL, trong tổ hợp tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp cần quy định phải theo dõi thêm các đoạn mã “Nội dung kinh tế”, “Ngành kinh tế” Nội dung thông tin các đoạn mã này được quy định cụ thể tại hệ thống mục lục NSNN theo Quyết định của Bộ Tài chính.
Với việc quy định theo dõi thêm các đoạn mã trong tổ hợp tài khoản, giao dịch viên sẽ theo dõi được chi tiết các nội dung chi từ tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp, phục vụ cho công tác kiểm soát chi được chặt chẽ, qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi.
Cụ thể với mã nội dung kinh tế là 6404, giao dịch viên kho bạc có thể kết xuất báo cáo để biết đơn vị SNCL đã chi thu nhập tăng thêm cho người lao động là bao nhiêu; với mã nội dung kinh tế là 7952 có thể biết được đơn vị đã trích lập quỹ phúc lợi bao nhiêu…
Với mã ngành kinh tế là 502 sẽ biết nội dung chi đó thuộc lĩnh vực chi cho đào tạo đại học; mã ngành kinh tế 521 sẽ cho biết nội dung chi đó thuộc lĩnh vực y tế…
Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/215 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, theo đó các đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện mở tài khoản tại KBNN gồm: Tài khoản dự toán để tiếp nhận kinh phí NSNN cấp, tài khoản tiền gửi để phản ánh các khoản thu sự nghiệp, các khoản thu theo pháp luật về phí và lệ phí.
Theo quy định của Công văn 4696/KBNN-KTNN ngày 29/9/2017 hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN, thì tách tài khoản tiền gửi thu phí và lệ phí thanh tài khoản tiền gửi thu phí và lệ phí và tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp khác để kiểm soát theo yêu cầu quản lý của Luật phí, lệ phí và từng khoản kinh phí:
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
3.3.1 Đối với Bộ tài chính, kho bạc nhà nước
Một là, hoàn thiện các chính sách, chế độ đáp ứng yêu cầu công tác quản lý ngân sách cũng như công tác kiểm soát chi phù hợp với sự phát triển của xã hội Văn bản chính sách cần đồng bộ, rõ ràng, minh bạch, cụ thể để không tạo kẻ hở cho việc vi phạm kỷ luật quản lý tài chính; khắc phục tình trạng chồng chéo khi ban hành các văn bản của các cơ quan có thẩm quyền
Hai là, có quy định rõ ràng về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm vật chất đối với người đứng đầu cũng như kế toán tại các đơn vị SNCL trong việc chi tiêu NSNN Trong quá trình kiểm soát chi NSNN, nếu phát hiện khoản chi sai chế độ thì phải xuất toán trả lại cho NSNN và đơn vị tùy theo mức độ vi phạm cần phải xử lý chứ không chỉ đơn thuần là KBNN từ chối thanh toán
Ba là, xây dựng hệ thống định mức chi phù hợp thực tế Các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cần tập trung xây dựng mới hoặc sửa đổi bổ sung kịp thời, đầy đủ, đồng bộ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách, đảm bảo phù hợp với thực tế, phù hợp với khả năng của ngân sách để làm cơ sở cho việc lập và chấp hành ngân sách; đồng thời làm căn cứ để kiểm soát chi Ngân sách; thúc đẩy đơn vị sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, thực hiện công khai, minh bạch Đổi mới tiêu thức, các định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp với nhiệm vụ cụ thể giữa các đơn vị SNCL Hệ thống định mức phải được căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị sự nghiệp để áp dụng, khắc phục tình trạng phân bổ giao kinh phí cho các đơn vị SNCL chỉ căn cứ vào số biên chế hiện có và định mức phân bổ theo đầu người như hiện nay Để khắc phục tình trạng bất hợp lý trong việc phân bổ mang tính “cào bằng” cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu đầu ra, làm cơ sở phân bổ ngân sách cho phù hợp.
Bốn là, tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với nhóm các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp các dịch vụ công có khả năng xã hội hoá cao, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động (các trường đại học, bệnh viện…) theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính, tài sản khi cung cấp dịch vụ gắn với nhu cầu của xã hội, được quyết định thu giá dịch vụ trên cơ sở khung giá tính đủ các chi phí hợp lý, đúng pháp luật do cấp có thẩm quyền ban hành…
3.3.2 Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
Việc thực hiện tốt công tác quản lý tài chính tại đơn vị SNCL là tiền đề, tạo điều kiện thuận lợi cho KBNN trong công tác kiểm soát chi, do vậy cần thực hiện tốt các nội dung sau:
- Nâng cao chất lượng người làm công tác kế toán tại các đơn vị SNCL
Cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đối tượng này, nhất là ở các đơn vị SNCL do huyện quản lý Cần đào tạo về lĩnh vực tài chính, cập nhật thường xuyên những văn bản chế độ mới cho người làm công tác kế toán ở các đơn vị này, nếu có điều kiện bố trí cán bộ chuyên làm công tác kế toán, khắc phục tình trạng kiêm nhiệm như hiện nay
- Nâng cao kiến thức về công tác quản lý tài chính cho chủ tài khoản đơn vị SNCL
Cần nâng cao nhận thức cho người quản lý tại đơn vị SNCL về pháp luật tài chính ngân sách; về công tác kiểm soát nội bộ; công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán tại đơn vị Do vậy cần thường xuyên bồi dưỡng kiến thức về lĩnh vực tài chính ngân sách cho chủ tài khoản tại các đơn vị SNCL, từ đó đảm bảo cho việc giám sát, quản lý tại đơn vị được chặt chẽ.
- Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ, tự kiểm tra kế toán tại các đơn vị SNCL
Kiểm soát nội bộ, tự kiểm tra tại đơn vị SNCL là một trong những vấn đề rất quan trọng, đảm bảo cho công tác kế toán trong các đơn vị đi vào nề nếp, thực hiện đúng những chế độ tài chính quy định, ngăn ngừa hành vi tiêu cực trong quản lý tài chính Mặt khác, thực hiện tốt công tác kiểm soát nội bộ là tiền đề, tạo điều kiện thuận lợi cho KBNN trong công tác kiểm soát chi Ngoài các yêu cầu trên, các đơn vị SNCL cần nâng cao chất lượng trong công tác xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ; chấp hành chế độ hóa đơn chứng từ; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hạch toán kế toán…
Chương này của luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tại Kho bạc nhà nước Tây Trà
Việc hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập của kho bạc nhà nước đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp và kiến nghị về chính sách chế độ, quy trình nghiệp vụ, công nghệ thông tin, tổ chức bộ máy, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cấp các ngành để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước và hạn chế thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động này.
Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN luôn là mối quan tâm lớn của Nhà nước và của các cấp, các ngành, góp phần quan trọng trong việc giám sát sự phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính một cách đúng mục đích, có hiệu quả; đồng thời là một biện pháp hữu hiệu để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Nước ta đang tiến hành chương trình tổng thể cải cách nền hành chính quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế Trong đó, cải cách tài chính công là một nội dung quan trọng, với mục tiêu nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công, hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng NSNN; đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập Vì vậy hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị SNCL qua KBNN là một trong những yêu cầu cấp thiết.
Tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị SNCL do KBNN Tây Trà thực hiện là nội dung thiết thực, cần thiết Đây là nội dung tương đối phức tạp không chỉ liên quan đến cơ quan KBNN, mà có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp Tuy vậy, trong quá trình nghiên cứu luận văn đã giải quyết được mục tiêu đặt ra, thể hiện ở các nội dung sau:
Thứ nhất, đi từ lý luận về kiểm soát và các loại hình kiểm soát, quản lý chi NSNN để thấy được vai trò kiểm soát chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN nói chung, đối với các đơn vị SNCL nói riêng.
Thứ hai, mô tả và phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi
NSNN qua KBNN đối với các đơn vị SNCL do KBNN Tây Trà thực hiện. Rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân Đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị SNCL do KBNN Tây Trà thực hiện.
Thứ ba, đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị SNCL do KBNN Tây Trà thực hiện.
[1] Ana Fernández-Laviada, (2007), Internal audit function role in operational risk management, Journal of Financial Regulation and Compliance , vol 15(2), 143-155
[2] Anthony, R.N; Dear, J and Bedford, N.M, ( 1989) Management
Control System, Irwin, Homewood, IL
[3] Bộ Tài chính (2003), Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện,
NXB Tài chính, Hà Nội.
[4] Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006