1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước hội an, tỉnh quảng nam

105 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Thanh Toán Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Qua Kho Bạc Nhà Nước Hội An, Tỉnh Quảng Nam
Tác giả Nguyễn Thị Hoa
Người hướng dẫn PGS.TS. Phan Thanh Hải
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 12,08 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Những năm qua, ở Việt Nam, vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN đã đáp ứng phần nào yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, khẳng định được vai trò quyết định trong việc tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển, giải quyết những vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường. Đầu tư XDCB có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho xã hội, là nhân tố quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân mỗi nước, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước. Nguồn vốn đầu tư XDCB thuộc ngân sách nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách nhà nước trong những năm qua. Tuy nhiên, việc quản lý cấp phát còn nhiều vướng mắc dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực, gây lãng phí, thất thoát vốn NSNN. Vấn đề đặt ra là làm sao sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả mọi nguồn vốn đầu tư, góp phần nâng cao tiềm lực, khả năng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong đó tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn đầu tư. Quản lý đầu tư XDCB là một hoạt động quản lý kinh tế đặc thù, phức tạp và luôn luôn biến động nhất là trong điều kiện môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như ở nước ta hiện nay. Kho bạc nhà nước (KBNN) từ ngày 01 tháng 01 năm 2000 thực hiện vai trò là cơ quan kiểm soát chi đầu tư XDCB. Thời gian qua, KBNN đã thực hiện tốt vai trò của mình, tiết kiệm cho NSNN hàng ngàn tỷ đồng từ việc phát hiện và loại bỏ những khoản chi không đúng chế độ. Với vai trò kiểm soát của mình KBNN đã góp phần đảm bảo dự án đầu tư thực hiện có hiệu quả, từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư cho các dự án đảm bảo các dự án được giao kế hoạch phải phù hợp với cơ cấu đầu tư được giao, vốn đầu tư phải được bố trí tập trung có trọng tâm… khâu tổ chức thực hiện đảm bảo đúng dự toán được duyệt theo định mức, đơn giá của nhà nước, chi đầu tư trên cơ sở khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành được nghiệm thu theo quy định, đảm bảo thời gian thanh toán, thúc đẩy quyết toán vốn đầu tư đảm bảo quyết toán vốn đầu tư chính xác, kịp thời nhằm xác định được năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại để có kế hoạch huy động, sử dụng kịp thời và phát huy hiệu quả vốn. Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh, được thành lập ngày 29 tháng 1 năm 2008 theo Nghị định số 102008NĐCP1 của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội An hiện nay đã được công nhận là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Quảng Nam.

Trang 1

NGUYỄN THỊ HOA

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

ĐÀ NẴNG – 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN THANH HẢI

ĐÀ NẴNG – 2020

Trang 3

Tôi xin cam đoan nội dung Luận văn với đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN Hội An, tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng bản thân tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoa

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục của Luận văn 5

6 Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 10

1.1 TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 10

1.1.1 Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản 10

1.1.2 Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 11

1.1.3 Đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản 13

1.1.4 Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản 14

1.2 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 15

1.2.1 Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN 15

1.2.2 Vai trò của KBNN trong kiểm soát thanh toán đầu tư XDCB từ NSNN .18

1.2.3 Nguyên tắc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB 19

1.3.NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 20

1.3.1 Kiểm soát ban đầu trước khi thanh toán vốn đầu tư XDCB 24

1.3.2 Kiểm soát trong từng lần thanh toán vốn đầu tư XDCB 27

1.3.3 Kiểm soát khi dự án được phê duyệt quyết toán thanh toán 30

Trang 5

XDCB QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 34

1.4.1 Các tiêu chí đánh giá kết quả công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tưXDCB qua KBNN 341.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tưXDCB qua KBNN 36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 41 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM 42 2.1 TỔNG QUAN VỀ KBNN HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM VÀ TÌNH HÌNH THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB GIAI ĐOẠN 2016-2018 .42

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của KBNN Hội An, Quảng Nam .422.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của KBNN Hội An, Quảng Nam 432.1.3 Cơ cấu tổ chức của KBNN Hội An, Quảng Nam 452.1.4 Tình hình thực hiện thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN Hội Angiai đoạn 2016-2018 47

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB QUA KBNN HỘI AN 50

2.2.1 Thực trạng kiểm soát hồ sơ ban đầu tại KBNN Hội An 50

2.2.2 Thực trạng công tác kiểm soát từng lần thanh toán vốn đầu tư XDCB

qua KBNN Hội An 552.2.3 Thực trạng công tác kiểm soát vốn đầu tư XDCB khi dự án được phêduyệt quyết toán qua KBNN Hội An 61

2.3 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB QUA KBNN HỘI AN 63

Trang 6

2.3.2 Đánh giá công tác kiểm soát thanh toán vôn đầu tư XDCB qua KBNN

Hội An thời gian qua 65

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 72

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM 73

3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ 73

3.1.1 Định hướng, mục tiêu chung của KBNN 73

3.1.2 Quan điểm cơ bản về hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN 76

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KBNN HỘI AN 77

3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động và cơ chế phối hợp với các bên liên quan 77

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN Hội An 79

3.3.3 Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 81

3.3.4 Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ kiểm soát 82

3.3.5 Giải pháp tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB 84

3.3 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI KBNN TỈNH QUẢNG NAM 89

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 92

KẾT LUẬN 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

Chữ viết tắt Giải thích

NSNN Ngân sách Nhà nước

NSĐP Ngân sách địa phương

KBNN Kho bạc Nhà nước

HĐND Hội đồng nhân dân

UBND Ủy ban nhân dân

ĐTXDCB Đầu tư xây dựng cơ bản

TTVĐT Thanh toán vốn đầu tư

XDCB Xây dựng cơ bản

CNTT Công nghệ thông tin

KLHT Khối lượng hoàn thành

Trang 8

Số hiệu

2.1 Tình hình thực hiện so với kế hoạch vốn đầu tư XDCB

thuộc nguồn vốn NSNN giai đoạn 2016- 2018 48

2.2 Tình hình thanh toán, tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ

bản giai đoạn 2016-2018 qua cân đối NSNN thành phố 492.3 Kết quả từ chối thanh toán vốn đầu tư XDCB 632.4 Kết quả giải quyết hồ sơ về mặt thời gian 64

Trang 9

Số hiệu

1.1 Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư 21

2.2 Mô hình tổ chức năm sau năm 2017 đến nay An giai

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Những năm qua, ở Việt Nam, vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN đãđáp ứng phần nào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khẳng định được vai tròquyết định trong việc tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, thúc đẩykinh tế phát triển, giải quyết những vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường Đầu tưXDCB có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho xãhội, là nhân tố quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân mỗi nước,thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước Nguồn vốn đầu tưXDCB thuộc ngân sách nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngânsách nhà nước trong những năm qua Tuy nhiên, việc quản lý cấp phát cònnhiều vướng mắc dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực, gây lãng phí, thất thoátvốn NSNN Vấn đề đặt ra là làm sao sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quảmọi nguồn vốn đầu tư, góp phần nâng cao tiềm lực, khả năng và sức cạnhtranh của nền kinh tế Trong đó tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư có ýnghĩa quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn đầu tư Quản

lý đầu tư XDCB là một hoạt động quản lý kinh tế đặc thù, phức tạp và luônluôn biến động nhất là trong điều kiện môi trường pháp lý, các cơ chế chínhsách quản lý kinh tế còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như

ở nước ta hiện nay

Kho bạc nhà nước (KBNN) từ ngày 01 tháng 01 năm 2000 thực hiệnvai trò là cơ quan kiểm soát chi đầu tư XDCB Thời gian qua, KBNN đã thựchiện tốt vai trò của mình, tiết kiệm cho NSNN hàng ngàn tỷ đồng từ việc pháthiện và loại bỏ những khoản chi không đúng chế độ Với vai trò kiểm soát củamình KBNN đã góp phần đảm bảo dự án đầu tư thực hiện có hiệu quả, từkhâu phê duyệt chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, phân bổ và giao kế hoạch

Trang 11

vốn đầu tư cho các dự án đảm bảo các dự án được giao kế hoạch phải phù hợpvới cơ cấu đầu tư được giao, vốn đầu tư phải được bố trí tập trung có trọngtâm… khâu tổ chức thực hiện đảm bảo đúng dự toán được duyệt theo địnhmức, đơn giá của nhà nước, chi đầu tư trên cơ sở khối lượng xây dựng cơ bảnhoàn thành được nghiệm thu theo quy định, đảm bảo thời gian thanh toán,thúc đẩy quyết toán vốn đầu tư đảm bảo quyết toán vốn đầu tư chính xác, kịpthời nhằm xác định được năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm dođầu tư mang lại để có kế hoạch huy động, sử dụng kịp thời và phát huy hiệuquả vốn.

Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh, được thành lập ngày 29 tháng

1 năm 2008 theo Nghị định số 10/2008/NĐ-CP[1] của Chính phủ Cộng hòa Xãhội chủ nghĩa Việt Nam Hội An hiện nay đã được công nhận là đô thị loại II,trực thuộc tỉnh Quảng Nam

Tại Hội An có Phố cổ Hội An với những di sản kiến trúc đã có từ hàngtrăm năm trước, được công nhận là di sản văn hóa của UNESCO từ năm

1999 nhìn chung thành phố Hội An còn gặp nhiều khó khăn do điều kiệnkinh tế - xã hội chưa phát triển ngang bằng so với nhiều địa phương kháctrong khu vực và trên cả nước Hoạt động đầu tư xây dựng ở Hội An hằngnăm cũng tương đối lớn do có nguồn hỗ trợ, bổ sung từ nguồn ngân sáchTrung ương

Tại KBNN Hội An, công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng

cơ bản cũng đã được quan tâm thích đáng, và đã đạt được những thành quảnhất định cả về mặt khối lượng và chất lượng Tuy nhiên, thực tiễn triển khaicông tác này tại đơn vị vẫn còn tồn tại một số điểm vướng mắc, hạn chế cầntìm những giải pháp khắc phục, nhằm làm cho công tác này ngày càng cónâng cao chất lượng

Mặt khác, Tại KBNN Hội An cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên

Trang 12

cứu nào về vấn đề nói trên Luận văn ra đời nhằm đáp ứng những khoảngtrống nghiên cứu được chỉ ra trong phần Tổng quan tài liệu nghiên cứu.

Xuất phát từ sự cần thiết về thực tiễn và học thuật nói trên, học viên đã

lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc nhà nước Hội An, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài

luận văn tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đề tài có các mục tiêu cụ thể như sau :

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về kiểm soát thanh toán vốn đầu

tư XDCB qua KBNN, đề tài sẽ tiến hành phân tích thực trạng công tác kiểmsoát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN Hội An, qua đó rút ra nhữngđánh giá về những kết quả, hạn chế, đồng thời nghiên cứu đề xuất các kiếnnghị để hoàn thiện hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB quaKBNN Hội An

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tưXDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN Hội An, tỉnh Quảng Nam

- Phạm vi nghiên cứu là:

+ Về nội dung: Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB có thể liênquan đến nhiều chủ thể khác như Phòng tài chính, kho bạc nhà nước Nhưngtác giả chỉ thực hiện nghiên cứu Kiểm soát chi thanh toán vốn đầu tư XDCBthuộc chức năng của KBNN nói chung và KBNN Hội An nói riêng

+ Về thời gian nghiên cứu: thực trạng từ năm 2016-2018 và các giảipháp áp dụng từ năm 2020 trở đi

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phươngpháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp thống kê mô tả, phương

Trang 13

pháp so sánh Cụ thể:

4.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp:

Hai phương pháp phân tích và tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau:phân tích được tiến hành theo phương hướng tổng hợp, còn tổng hợp đượcthực hiện dựa trên kết quả của phân tích Tác giả kết hợp hai phương phápnghiên cứu khoa học này là phương pháp phân tích lý thuyết và phương pháptổng hợp, nhằm hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan trực tiếp đến hoạt động

hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm một cách hoàn chỉnh nhất chochương 1 bài luận văn

Phương pháp phân tích lý thuyết được tác giả sử dụng bằng cáchnghiên cứu các nguồn tài liệu, các lý luận khác nhau liên quan đến hoạt độngcho vay và phân tích các lý thuyết liên quan đến hoạt động cho vay trongnhững tài liệu nghiên cứu thành những mặt, những bộ phận, chẳng hạn như:khái niệm; đặc điểm; chức năng, vai trò; tiêu chí đánh giá kết quả; các nhân tốảnh hưởng…, xem xét những ưu điểm đạt được và hạn chế của các lý thuyếttrước, từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.Một số tài liệu và nguồn tham khảo tài liệu được tác giả nghiên cứu như sau:

+ Các văn bản, nghị định, thông tư, quy định về kiểm soát chi đầu từXDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước được tổng hợp từ cổng thông tinđiện tử của Văn phòng chính phủ, Bộ tài chính, Kho Bạc nhà nước, websiteKho bạc nhà nươc

+ Một số bài luận văn liên quan đến hoạt động kiểm soát thanh toánvốn đầu tư XDCB được tác giả giới hạn tổng hợp thông qua nhiều nguồn thuthập tài liệu khác nhau của tác giả

+ Tổng hợp các văn bản quy định liên quan đến kiểm soát thanh toánvốn đầu tư XDCB từ hệ thống Intenet, hệ thống tìm kiếm dữ liệu của Kho bạcnhà nước

Trang 14

Phương pháp tổng hợp lý thuyết được tác giả sử dụng để liên kết nhữngmặt, những bộ phận các lý thuyết liên quan đến hoạt động kiểm soát thanhtoán vốn đầu từ XDCB được theo phương pháp phân tích lý thuyết ở trên.

4.2 Phương pháp thống kê mô tả, điều tra, thu thập:

Phương pháp thống kê mô tả được tác giả sử dụng để thu thập, tóm tắt,trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau đối với các dữ liệu liênquan đến hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, số liệu báo cáotổng hợp hay chi tiết trong hoạt động kiểm soát thanh toán vôn sđầu tư XDCBqua Kho bạc nhà nước Hội An Phương pháp này được sử dụng ở chương 2của đề tài nghiên cứu

Tác giả thu thập số liệu liên quan đến hoạt động kiểm soát thanh toánvốn đầu từ XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN Hội An trong khoảngthời gian là năm 2016- 2018

4.3 Phương pháp so sánh, phân tích:

Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh số liệu liên quan đến hoạtđộng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNNHội An qua từng năm, từ đó phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kiểmsoát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN Hội An

5 Bố cục của Luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gồm ba Chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng

cơ bản qua Kho bạc Nhà nước

Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xâydựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Hội An, tỉnh Quảng Nam

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu

tư xây dựng cơ bản qua KBNN Hội An, tỉnh Quảng Nam

Trang 15

6 Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài

(1) Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh của tác giả Đoàn Kim Khuyên

(Đại học Đà Nẵng năm 2012) với đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát

thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng Ưu

điểm của đề tài đó là đã tập trung làm rõ những nội dung cơ bản của công tác

kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN Đà Nẵng trong giai đoạn2008-2010 có xem xét đến mối quan hệ với các ngành và các chủ thể liênquan trong công tác quản lý cũng như sử dụng vốn đầu tư XDCB tại thànhphố Đà Nẵng Từ đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơchế quản lý, nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tưXDCB tại KBNN Đà Nẵng Tuy nhiên nhược điểm của đề tài đó là giai đoạnnăm 2012 vẫn là giai đoạn thực thi Luật ngân sách năm 2002 do đó nhiều quytrình và thủ tục kiểm soát đã không còn phù hợp

(2) Luận văn thạc sĩ kế toán của tác giả Dương Văn Quang (Trường

Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh năm 2014) với đề tài “Hoàn thiện quy

trình kiểm soát nội bộ chi đầu tư qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước” đã tiếp cận công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư dưới góc

độ kiểm doát nội bộ (KSNB) Ưu điểm của đề tài đó là tác giả đã kế thừa,chọn lọc những nội dung thích hợp về KSNB để xây dựng cơ sở lý luận choviệc đánh giá thực tiễn giai đoạn 2008 -2012 và đề xuất giải pháp hoàn thiệnquy trình KSNB chi đầu tư qua KBNN Bình Phước Tác giả đã lượng hóađược các chỉ tiêu đánh giá, từ đó thu thập số liệu điều tra khảo sát đánh giá vềnhững quy phạm pháp luật, hành chính, quản lý có liên quan; các yếu tố kỹthuật của quy trình KSNB; bộ máy thực hiện quy trình KSNB và sử dụng môhình hồi quy dữ liệu phân tích nhân tố khám phá để đánh giá thực trạng quytrình KSNB chi đầu tư qua KBNN tỉnh Bình Phước Tuy nhiên nhược điểmcủa đề tài đó là các giải pháp cũng như kiến nghị của tác giả chưa cụ thể, chưanhất quán với cách tiếp cận vấn đề dưới góc độ KSNB của luận văn

Trang 16

(3) Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Văn Mạnh (Trường Đạihọc Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên năm 2014) với đề

tài “Hoàn thiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn

ngân sách nhà nước cấp tỉnh tại Kho bạc Nhà nước Bắc Ninh” Ưu điểm của

đề tài đó là đã hệ thống cơ sở lý luận từ NSNN đến quản lý chi đầu tư XDCB

từ NSNN qua KBNN, có phân tích những tác động của các cơ quan liên quanđến hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB của KBNN Bắc Ninhtrong giai đoạn 2009-2013 Một số giải pháp của tác giả có tính hiệu quả caonhư hoàn thiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ; tăng cường công tác kiểm tra hiệntrường Tuy nhiên nhược điểm đó là tác giả có một số ý kiến đánh giá chưachính xác về hệ thống công nghệ thông tin hiện đang được áp dụng trong hệthống KBNN như chương trình ĐTKB-LAN, hệ thống TABMIS

(4) Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh của tác giả Phan Văn Điện

(Đại học Đà Nẵng năm 2015) với đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát

thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Đăk Nông” Ưu điểm của đề tài là đã đi sâu vào phân tích lý luận về chi đầu tư

XDCB từ NSNN và đưa ra các tiêu chí đánh giá kết quả công tác kiểm soátthanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN Từ số liệu thu thập được, tác giả đã

áp dụng các tiêu chí trên để đánh giá kết quả công tác kiểm soát thanh toánvốn đầu tư XDCB qua KBNN Đăk Nông trong giai đoạn 2011-2013 và đưa racác giải pháp hoàn thiện cho thời gian đến Tuy nhiên các tiêu chí trên vẫncòn mang tính định tính, chưa lượng hóa được kết quả hoạt động của KBNNĐăk Nông trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB

(5) Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh của tác giả Đặng Thị Ngọc

Thương (Đại học Đà Nẵng năm 2015) với đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm

soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” đã đưa ra một số lý luận cơ bản về thu, chi NSNN,

chi đầu tư XDCB từ NSNN và đi sâu vào các hoạt động kiểm soát thanh toán

Trang 17

vốn đầu tư XDCB qua KBNN Tác giả cũng đã đưa ra các tiêu chí đánh giákết quả công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN, áp dụngcác tiêu chí này để đánh giá kết quả hoạt dộng của KBNN Thanh Khê tronggiai đoạn 2009-2013 và từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện trong thời gianđến Tuy nhiên, phạm vi của đề tài còn hẹp trong khuôn khổ của một KBNNquận, số liệu thu thập được của tác giả chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đánhgiá đã đưa ra Mặt khác, trong phần cơ sở lý luận của đề tài, tác giả còn nhầmlẫn khi mô tả mối quan hệ giữa KBNN Thanh Khê và Sở Tài chính, PhòngTài chính kế hoạch quận

(6) Luận văn của tác giả Lê Thanh Tùng (Đại học Duy Tân năm 2017)

với đề tài ”Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua

KBNN Đà Nẵng” Đây là đề tài nghiên cứu công tác kiểm soát thanh toán

vốn đầu tư XDCB giai đoạn năm 2013-2015 qua KBNN Đà Nẵng với nộidung tiếp cận theo các yếu tố của công tác KSNB bao gồm : môi trường kiểmsoát, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin, thủ tục kiểm soát, công tác đánh giákiểm tra Nội dung các giải pháp tác giả đã đưa ra bám sát với 5 yếu tố củacông tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB áp dụng từ năm 2017 trở đitrong điều kiện áp dụng Luật ngân sách có hiệu lực từ 01/01/2017 Tuy nhiêntính đến thời điểm hiện tại, với việc thay đổi và điều chỉnh quy trình thủ tụcliên quan đến các quy trình nghiệp vụ công tác kiểm soát chi nói chung vàkiểm soát chi thanh toán vốn đầu tư XDCB nói riêng trong KBNN thì một sốnội dung triển khai trong đề tài đã không còn phù hợp

Những vấn đề của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đãtrình bày ở trên có chứa đựng những yếu tố mà đề tài luận văn quan tâm, nhất

là các hạn chế, vướng mắc trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tưXDCB qua KBNN Tác giả luận văn coi đây là các tài liệu quan trọng, logicquá trình nghiên cứu và phát triển một số giải pháp phù hợp hơn với mục tiêu

Trang 18

nghiên cứu của luận văn Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại khoảng trống nghiên cứu

mà học viên có thể đi sâu giải quyết cho đề tài tốt nghiệp của mình Đó là:

- Về nội dung: Có nhiều diễn biến mới về thực tiễn tổ chức và điềuhành công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNNcần được cập nhật

- Về không gian: Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu về hoạt độngkiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN Hội An

(7) Luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

từ ngân sách nhà nước của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” của tác giảTrương Hồng Quang, thực hiện năm 2015 Luận văn này tập trung đánh giáthực trạng tình hình đầu tư phát triển và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư pháttriển từ NSNN ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015;qua đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốnđầu tư phát triển từ NSNN trên địa bàn huyện Thăng Bình, nhằm đáp ứng yêucầu và mục tiêu phát triển kinh tế trong giai đoạn tới

Tác giả luận văn này sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê, so sánh,phân tích và tổng hợp để nghiên cứu, giải quyết các vấn đề đặt ra của đề tài.Kết quả của đề tài này là: hệ thống hóa lý luận về đầu tư, đầu tư phát triển vàhiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách; phân tích thực trạng sửdụng vốn đầu tư từ NSNN tại huyện Thăng Bình, trong đó đi sâu vào việcquản lý thực hiện các dự án đầu tư; đồng thời chỉ ra một số giải pháp phù hợpvới tình hình thực tế ở địa phương, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư Nhìnchung, đề tài này chỉ đi sâu vào công tác quản lý từng dự án đầu tư cụ thểtheo trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng; chưa đề cao công tác quản lý tổng thể

về vốn đầu tư NSNN, chưa chú trọng đến tính khả thi công tác huy động vốnđầu tư

(8) Tạp chí: “Quản lý ngân quỹ quốc gia”, Kho bạc Nhà nước.

Trang 19

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT

THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.1 TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

1.1.1 Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Theo Luật đầu tư công số 49/2014 ngày 18/6/2014 thì “Vốn đầu tư côngquy định tại Luật này gồm: vốn Ngân sách Nhà nước, vốn công trái quốc gia,vốn trái phiếu chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợphát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi các nhà tài trợ nước ngoài,vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà Nước, Vốn từ nguồn thu để lại cho đầu

tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách Nhà nước, các khoản vốn vay kháccủa ngân sách địa phương để đầu tư”

Vốn đầu tư theo một cách tổng quát nhất là những chi phí bỏ ra để thựchiện một mục đích đầu tư nào đó Chi phí ở đây có thể là tiền hay những tàisản hợp pháp khác có thể sử dụng để đầu tư được

CĐT xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giaoquản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình Đối với các dự án sửdụng vốn Nhà nước thì CĐT là những tổ chức có tư cách pháp nhân được Nhànước giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư theo quy định củapháp luật

Đầu tư XDCB đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực sảnxuất của từng ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện phát triển

và giải phóng sức lao động, tăng thu nhập quốc dân dẫn tới biến đổi đáng kểmọi mặt của nền kinh tế cả về vật chất và tinh thần Chính vì vai trò to lớn của

đầu tư XDCB nên cần phải có một lượng vốn lớn dành cho nó, gọi là vốn đầu

Trang 20

tư XDCB, đó là những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây dựng

lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tếquốc dân Do hoạt động đầu tư XDCB luôn cần một số lượng vốn rất lớn để

sử dụng cho nên số vốn này cần phải được tính toán một cách chuẩn xác, nếukhông sẽ dẫn tới sự lãng phí tiền của rất lớn

1.1.2 Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Trong cơ cấu chi của ngân sách nhà nước, chi đầu tư XDCB thường làkhoản chi chiếm tỷ trọng tương đối lớn Tuỳ theo yêu cầu quản lý, có thểphân loại chi đầu tư XDCB theo các tiêu thức khác nhau:

Theo tính chất công trình, chi đầu tư XDCB bao gồm:

- Chi xây dựng mới: Là các khoản chi để xây dựng các công trình chưa

có trong nền kinh tế quốc dân Kết quả của quá trình này là sự hình thành cáctài sản cố định mới của nền kinh tế, góp phần làm tăng số lượng và chất lượngtài sản cố định của nền kinh tế, tăng thêm năng lực sản xuất của nền kinh tế

- Chi để cải tạo, mở rộng và đổi mới kỹ thuật: Là các khoản chi để pháttriển thêm quy mô sản xuất, tăng thêm công suất, năng lực và hiện đại hoá tàisản cố định hiện có

- Chi khôi phục tài sản cố định: Là các khoản chi để xây dựng lại toàn bộhay từng phần của những tài sản cố định đang phát huy tác dụng nhưng bị tổnthất do các yếu tố khách quan hoặc chủ quan

Theo cấu thành vốn đầu tư, chi đầu tư XDCB bao gồm:

- Chi xây lắp: Là các khoản chi để xây dựng, lắp đặt các thiết bị vào vịtrí như trong thiết kế Khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi đầu tưXDCB

- Chi máy móc thiết bị: Là những khoản chi hợp thành giá trị máy mócthiết bị mua sắm, như chi phí giao dịch; giá trị máy móc thiết bị ghi trên hoáđơn; chi phí vận chuyển, bốc dỡ Chi về mua sắm máy móc thiết bị có ý

Trang 21

nghĩa quyết định đến việc làm tăng thêm năng lực sản xuất của nền kinh tếquốc dân

- Chi XDCB khác: Là những khoản chi nhằm đảm bảo điều kiện cho quátrình xây dựng các công trình, như chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí khảo sátthiết kế, chi phí xây dựng đường giao thông, lán trại tạm thời phục vụ thicông, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, chi cho bộ máy quản lý của đơn vịchủ đầu tư, chi phí thuê chuyên gia, tư vấn, giám sát xây dựng công trình Khoản chi này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi đầu tư XDCB

Theo trình tự xây dựng cơ bản, chi đầu tư XDCB bao gồm:

- Chi chuẩn bị đầu tư: Là những khoản chi phục vụ cho nghiên cứu về sựcần thiết phải đầu tư dự án, xác định quy mô đầu tư, tiến hành tiếp xúc, điều trathăm dò thị trường trong nước hoặc ngoài nước để tìm nguồn cung ứng vật tư,thiết bị hoặc tiêu thụ sản phẩm Xem xét khả năng có thể huy động các nguồnvốn để đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư Tiến hành điều tra, khảo sát vàchọn địa điểm xây dựng, để lập dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư

- Chi thực hiện đầu tư: Là tất cả các khoản chi hợp thành giá trị côngtrình được nghiệm thu bàn giao, bao gồm: Xin giao đất hoặc thuê đất theo quyđịnh của Nhà nước; tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát thiết kế; khảo sát thiết

kế, lập tổng dự toán, dự toán công trình; thẩm định thiết kế, tổng dự toán, dựtoán công trình; chi giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị,thi công xây lắp,…; chi xây dựng công trình; chi mua sắm, gia công, vậnchuyển, lắp đặt thiết bị…

- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng: Chi phívận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình; bảo hành công trình;chi phí lập, thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, và một sốkhoản chi phí khác phục vụ cho quá trình thực hiện đầu tư

Trang 22

Xét nội dung chi theo trình tự XDCB có ý nghĩa lớn về quản lý thời hạnxây dựng, đảm bảo quản lý chất lượng kỹ thuật của công trình, đảm bảophương hướng đầu tư đúng đắn, sử dụng vốn tiết kiệm và nâng cao hiệu quảcủa vốn đầu tư.

1.1.3 Đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Đặc điểm vốn đầu tư XDCB gắn liền với đặc điểm của hoạt động đầu tưXDCB và công tác XDCB

- Do nhu cầu và mức độ đầu tư XDCB phụ thuộc và chịu sự quyết địnhbởi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước, phụ thuộc vào số dự án

và mức độ đầu tư cho các dự án trong năm, phụ thuộc vào khả năng nguồnvốn của nhà nước nên đầu tư XDCB đòi hỏi một lượng vốn lớn song lượngvốn đó không mang tính ổn định hàng năm

- Sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, được tạo ra trongmột thời gian dài, vốn đầu tư được cấp theo tiến độ thi công của công trình,nên quá trình cấp vốn và giám sát việc sử dụng vốn phải được thực hiện theonhững nguyên tắc chặt chẽ, tiết kiệm, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình,đưa công trình vào khai thác sử dụng đúng thời gian nhằm phát huy hiệu quảcủa vốn đầu tư

- Sản phẩm XDCB có thời gian xây dựng dài, nên phải thanh toán khốilượng hoàn thành thành từng phần theo từng hạng mục hay bộ phận côngtrình hoàn thành có thể đưa vào sử dụng Vì vậy việc quản lý thanh toán vốnđầu tư phải phù hợp với đặc điểm này để đảm bảo sử dụng vốn đúng mụcđích và hiệu quả Từ đặc điểm này làm cho công tác quản lý thanh toán vốnđầu tư XDCB gặp nhiều khó khăn vì thời gian giải ngân cũng dài theo chu kỳsản xuất và biến động giá vật liệu xây dựng, biến động về tỷ giá ngoại hối đốivới các dự án được đầu tư bằng ngoại tệ, biến động về cơ chế chính sách Nếuchờ xây dựng xong công trình mới thanh toán vốn đầu tư sẽ làm cho các đơn

Trang 23

vị thi công không có vốn hoạt động hoặc phá sản vì nợ ngân hàng (vay vốnlưu động để mua vật tư, vật liệu, trả lương công nhân,… trong quá trình thicông công trình) nên đòi hỏi phải có các phương thức thanh toán thích hợp.

- Giá cả công trình XDCB không thể xác định một cách đơn giản vì sản

phẩm XDCB mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ Mỗi sản phẩm đều có thiết

kế riêng theo yêu cầu nhiệm vụ của thiết kế, mỗi công trình có yêu cầu riêng

về công nghệ, về quy phạm, về tiện nghi, mỹ quan và an toàn, khối lượng vàchất lượng, chi phí xây dựng công trình đều khác nhau, mặc dù về hình thức

có thể giống nhau khi xây dựng trên những địa điểm khác nhau Vì thế cầnphải xây dựng giá dự toán riêng cho từng công trình với sự cấu thành củanhiều yếu tố phức tạp tuỳ theo kết cấu công trình và theo từng khu vực, địaphương Do vậy, khi công trình hay hạng mục công trình, bộ phận công trìnhhoàn thành, vốn phải được cấp sát với giá trị khối lượng thực tế hoàn thành vàđúng giá dự toán của khối lượng thực tế hoàn thành

- Sản phẩm XDCB không qua thị trường tiêu thụ, nó chỉ được kiểmnhận bàn giao giữa CĐT và đơn vị thi công xây dựng công trình tại địa điểmxây dựng Đặc điểm này đòi hỏi khi cấp vốn đầu tư từng lần theo khối lượnghoàn thành phải đúng theo thiết kế của công trình, để đảm bảo chất lượng vàtiết kiệm

1.1.4 Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là nguồn vốn rất quan trọng cho việcphát triển kinh tế xã hội

Trong những năm qua nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN của toàn xãhội ngày càng tăng, góp phần quan trọng cho việc thực hiện các mục tiêuphát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúcđẩy tăng trưởng kinh tế

Trang 24

Đầu tư XDCB từ NSNN là công cụ kinh tế quan trọng để Nhà nướcđiều tiết vĩ mô, thúc đẩy kinh tế.

Đầu tư XDCB có vai trò quan trọng trong nền kinh tế bởi vì nó tạo racác tài sản cố định

Đầu tư XDCB nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, tạo điều kiện chocác tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư mở rộng sản xuất, kinhdoanh

Đầu tư XDCB góp phần cải thiện điều kiện sống ở vùng sâu vùng xa.Đầu tư XDCB của Nhà nước góp phần tạo cân bằng trong cơ cấu đầu

tư, giải quyết các vấn đề xã hội

Đầu tư XDCB của Nhà nước được tập trung vào những công trình trọngđiểm, sử dụng nguồn vốn lớn, có khả năng tác động đến đời sống KT-XH.Bên cạnh đó cũng cần phải thấy rằng đầu tư XDCB của Nhà nước nếu khôngđược quản lý chặt chẽ sẽ gây ra thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả hơn là đầu

Điều 56 và 58, Luật NSNN quy định “KBNN kiểm tra tính hợp pháp

của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định” và “Thủ trưởng cơ quan KBNN có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đủ các điều kiện quy định”.

Quy định về nguyên tắc kiểm soát thanh toán của KBNN, Thông tư số08/2016/TT-BTC ghi rõ “KBNN căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu

Trang 25

tư, các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng, văn bản giaoviệc hoặc hợp đồng nội bộ (đối với trường hợp tự thực hiện dự án), số lầnthanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanhtoán và giá trị từng lần thanh toán để thanh toán cho chủ đầu tư”

Từ các quy định trên ta có thể đưa ra khái niệm sau:

Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN là việc KBNN thực hiện kiểm tra, xem xét các căn cứ, các điều kiện cần và đủ theo quy định của pháp luật để xuất quỹ NSNN chi trả theo yêu cầu của chủ đầu tư các khoản chi thực hiện dự án đầu tư XDCB, đồng thời phát hiện và ngăn chặn các khoản chi không đủ các điều kiện quy định

1.2.1.2 Mục đích

Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB nhằm đảm bảo sử dụng vốnNSNN cho đầu tư XDCB đúng mục đích, đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn,chế độ và có hiệu quả cao Đối với vốn đầu tư XDCB từ NSNN hiệu quảkhông đơn thuần là lợi nhuận hay hiệu quả kinh tế nói chung mà là hiệu quảtổng hợp, hiệu quả kinh tế - xã hội Như vậy kiểm soát thanh toán đầu tưXDCB nhằm các mục đích sau:

- Đảm bảo các khoản chi tiêu đúng đối tượng, đúng nội dung của dự án

đã được phê duyệt, theo đúng hợp đồng ký kết, góp phần chống lãng phí, thấtthoát trong công tác quản lý chi đầu tư XDCB, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư

- Qua công tác kiểm soát thanh toán đầu tư làm cho các chủ đầu tư hiểu

rõ hơn để thực hiện đúng chính sách, chế độ về quản lý đầu tư và xây dựng,góp phần đưa công tác quản lý đầu tư và xây dựng đi vào nề nếp, đúng quỹđạo, từ đó nâng cao vai trò và vị thế của KBNN

- Qua công tác kiểm soát thanh toán đầu tư XDCB từ NSNN, KBNNđóng góp tích cực và có hiệu quả với các cấp chính quyền khi xây dựng chủtrương đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn và hàng năm sát với tiến độthực hiện dự án Tham mưu với các Bộ, ngành trong việc hoạch định chính

Trang 26

sách quản lý đầu tư, thu hút được các nguồn vốn đầu tư.

1.2.1.3 Ý nghĩa

- Kiểm soát thanh toán đầu tư XDCB góp phần đảm bảo cho nhữngkhoản chi đầu tư được thực hiện đúng chức năng, đúng mục đích, không gâylãng phí Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa quan trọng trong việc thựchiện tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung các nguồn lực tài chính để phát triểnkinh tế xã hội, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và lành mạnh hóanền tài chính quốc gia

- Góp phần đảm bảo thực hiện đầu tư tập trung theo định hướng củaNhà nước, từ đó tham mưu cho các cấp chính quyền điều chỉnh, điều hòa kếhoạch vốn đúng đối tượng

- Góp phần làm lành mạnh nền tài chính nhà nước, từ đó giúp quyếttoán đúng chính sách, chế độ, thời gian, sớm đưa dự án vào khai thác sử dụng

- Góp phần hoàn thiện các quy định về quản lý đầu tư xây dựng củaNhà nước Tham gia với các Bộ, ngành liên quan để nghiên cứu, sửa đổi vàhoàn thiện các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước, tạohành lang pháp lý cần thiết cho công tác đầu tư và xây dựng

- Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước Thôngqua kiểm soát thanh toán, KBNN thực hiện tốt chức năng tham mưu, đề xuấtcho các cấp chính quyền, địa phương thực hiện cải cách các thủ tục hànhchính trong đầu tư xây dựng, đảm bảo đơn giản, dễ thực hiện nhưng vẫn đúngtheo quy định của pháp luật KBNN thông qua kiểm soát thanh toán để giámsát và chế tài việc chi tiêu công của các đơn vị chủ đầu tư nhưng quan trọnghơn và chủ yếu hơn là hỗ trợ và tư vấn để các đơn vị chủ đầu tư thực hiệnđúng chế độ, mục đích, đối tượng và tiết kiệm Từ đó nâng cao năng lực, hiệuquả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng

- Do yêu cầu mở cửa và hội nhập với nền tài chính khu vực và thế giới,việc áp dụng quy trình kiểm soát thanh toán đầu tư XDCB từ NSNN đến từng

Trang 27

đối tượng sử dụng là cần thiết, góp phần minh bạch hoá hoạt động quản lý chitiêu công, đồng thời thúc đẩy quá trình lành mạnh hoá các hoạt động giaodịch trong nền kinh tế.

1.2.2 Vai trò của KBNN trong kiểm soát thanh toán đầu tư XDCB từ NSNN

Quá trình thực hiện dự án đầu tư XDCB gồm rất nhiều khâu, nhiềubước phức tạp, tính chất của mỗi khâu lại không giống nhau, nội dung chi chothực hiện dự án, công trình là khoản chi rất khó xác định chính xác, mặt kháctrong tất cả các khâu của quá trình đầu tư đều cần có vốn để thực hiện và vìnhững đặc điểm riêng đó nên chi đầu tư XDCB rất dễ bị thất thoát, lãng phí

Vì thế Nhà nước cần giao cho một cơ quan có thẩm quyền thống nhất thựchiện chức năng kiểm soát thanh toán đầu tư từ NSNN cho các chương trình,

dự án đầu tư XDCB

KBNN là cơ quan thay mặt Bộ Tài chính giữ vai trò kiểm soát, thanhtoán vốn cho các đơn vị thụ hưởng để thực hiện hoạt động đầu tư theo đúnghợp đồng đã ký kết Quản lý cấp phát và thanh toán các khoản chi NSNN làtrách nhiệm của các cấp các ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việcquản lý và sử dụng NSNN, từ khâu lập dự toán, phân bổ, cấp phát, thanh toánđến quyết toán chi NSNN, trong đó hệ thống KBNN giữ vai trò đặc biệt quantrọng KBNN đóng vai trò là trạm canh gác, kiểm soát cuối cùng, được Nhànước giao nhiệm vụ kiểm soát trước khi đồng vốn của Nhà nước ra khỏi quỹNSNN

Với vai trò kế toán công, sau khi thực hiện nghiệp vụ kiểm soát, KBNNthực hiện thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN cho các đơn vị sử dụngngân sách Như vậy bên cạnh việc kiểm tra việc sử dụng kinh phí NSNN chocác đơn vị, tổ chức kinh tế, đảm bảo đúng mục đích, đúng chế độ, định mứcchi tiêu của Nhà nước, việc KBNN thực hiện thanh toán với đối tượng thụhưởng cũng là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần thực hiện các chủ trương

Trang 28

chính sách lớn trong lĩnh vực quản lý Nhà nước, như đảm bảo thanh toánkhông dùng tiền mặt, đảm bảo ổn định lưu thông tiền tệ, hiện đại công nghệthanh toán, công khai, minh bạch thông tin.

KBNN có trách nhiệm kiểm soát thanh toán đầu tư XDCB theo Luậtđịnh và Quyết định của cấp có thẩm quyền; hướng dẫn và tổ chức thực hiệntheo đúng chế độ quy định; thông tin đầy đủ cho các cấp điều hành ngân sách;tham mưu đầy đủ cho cấp uỷ, chính quyền các cấp trong việc quản lý chỉ đạohoạt động liên quan đến đầu tư XDCB; thực hiện các tác nghiệp chủ yếu nhưcấp phát, tạm ứng, thanh toán, thu hồi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơbản…; chuyển vốn, hạch toán kế toán, quyết toán đúng chế độ kế toán NSNN;đối chiếu, xác nhận, nhận xét các số liệu và hiệu quả quản lý sử dụng vốn củacác chủ đầu tư, ban quản lý dự án, công trình

1.2.3 Nguyên tắc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB

- Chủ đầu tư được mở tài khoản tại KBNN nơi thuận tiện cho giao dịchcủa chủ đầu tư và phù hợp cho việc kiểm soát thanh toán của KBNN

- KBNN căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư, các điềukhoản thanh toán được quy định trong hợp đồng, văn bản giao việc hoặc hợpđồng nội bộ (đối với trường hợp tự thực hiện dự án), số lần thanh toán, giaiđoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán và giá trịtừng lần thanh toán để thanh toán cho chủ đầu tư Trong quá trình thanh toán,trường hợp phát hiện sai sót trong hồ sơ đề nghị thanh toán, KBNN thông báobằng văn bản để chủ đầu tư bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ

- Số vốn thanh toán cho từng công việc, hạng mục công trình, côngtrình không được vượt dự toán được duyệt đối với trường hợp chỉ định thầu,

tự thực hiện; tổng số vốn thanh toán cho dự án không được vượt tổng mứcđầu tư đã được phê duyệt Số vốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồm

cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) không được vượt kế hoạchvốn cả năm đã bố trí cho dự án Lũy kế số vốn thanh toán cho dự án không

Trang 29

vượt kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được giao.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ thanh toántheo quy định của chủ đầu tư, căn cứ vào hợp đồng (hoặc dự toán được duyệtđối với các công việc được thực hiện không thông qua hợp đồng) và số tiềnchủ đầu tư đề nghị thanh toán, KBNN kiểm soát, cấp vốn thanh toán cho dự

án và thu hồi vốn tạm ứng theo quy định

- Kế hoạch vốn năm của dự án chỉ được tạm ứng trong năm kế hoạchchậm nhất là đến ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch (trừ trường hợp tạm ứng đểthực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì được thực hiện đến hết ngày 31tháng 01 năm sau)

- Kế hoạch vốn năm của dự án chỉ thanh toán cho khối lượng hoànthành được nghiệm thu đến ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch; thời hạn thanhtoán khối lượng hoàn thành đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau (trong đó cóthanh toán để thu hồi vốn đã tạm ứng), trừ các dự án được cấp có thẩm quyềncho phép kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán

- Kho bạc Nhà nước kiểm soát thanh toán trên cơ sở các tài liệu do chủđầu tư cung cấp và theo nguyên tắc thanh toán đã quy định, không chịu tráchnhiệm về việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu; không chịu trách nhiệm

về tính chính xác đơn giá, khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán Trườnghợp phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền trái với quy định hiệnhành, phải có văn bản đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất Nếu quáthời gian quy định mà không được trả lời hoặc được trả lời mà thấy chưa phùhợp với quy định phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn và báo cáo

cơ quan tài chính để xem xét, xử lý

1.3.NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Kho bạc Nhà nước thực hiện chức năng kiểm soát thanh toán vốn đầu

tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước được xác định trên cơ sở

Trang 30

chức năng, nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn theo chỉ đạo và phân cấp củaThủ tướng Chính phủ và Bộ tài chính.

Trong giai đoạn hiện nay Kho bạc Nhà nước thực hiện chức năng này,

Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính Quy định

về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước,

Thông tư số 52/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 và Quyết định số5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 về Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu

tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN

Mục tiêu cụ thể của công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCBqua Kho bạc Nhà nước là:

- Đảm bảo nguồn vốn NSNN cho đầu tư XDCB được sử dụng đúngmục đích, và có hiệu quả, hạn chế thất thoát, lãng phí vốn đầu tư;

- Góp phần thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án đầu tư, hạn chế các chi phíphát sinh không cần thiết của chủ đầu tư;

- Kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi đầu tư XDCB từ NSNN;

- Thanh toán vốn đầy đủ, kịp thời cho các dự án đầu tư

Nội dung kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN bao gồm:

- Kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ và đầy đủ của các hồ sơ thanh toán;

- Kiểm soát tính hợp pháp về dấu, chữ ký của người quyết định chi và

+ Đúng chế độ do Nhà nước đặt ra Các khoản mục thanh toán phải phùhợp với đơn giá, định mức quy định trong hợp đồng

Trang 31

+ Có đủ chứng từ liên quan tới khoản chi, tùy theo tính chất của khoảnchi đó.

Trong hoạt động nghiệp vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB quaKBNN, có nhiều yếu tố dẫn đến rủi ro Có thể phân loại các rủi ro đó theotừng quá trình kiểm tra hồ sơ, tài liệu Cụ thể có thể phân ra 3 loại như sau:

- Rủi ro trong quá trình kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ

- Rủi ro trong quá trình kiểm tra sự logic về thời gian các văn bản, tàiliệu

- Rủi ro trong quá trình kiểm tra về điều kiện thanh toán, mức khốngchế từng lần thanh toán, đối tượng thụ hưởng

Các rủi ro trong hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, đaphần liên quan đến trách nhiệm tuân thủ pháp luật của KBNN, trường hợp cácđơn vị cá nhân lợi dụng, sử dụng tiền không đúng mục đích, hoặc làm thấtthoát tiền, tài sản của Nhà nước có khả năng cán bộ KBNN phải bồi thường,chịu xử lý kỷ luật hoặc nghiêm trọng hơn là chịu trách nhiệm hình sự

Quy trình kiểm soát

Các bước của quy trình được thể hiện qua sơ đồ 1.1 dưới đây

Lãnh đạo phụ trách KSC

Lãnh đạo phụ trách KT

Cán bộ KSC

Cán bộ

Kế toán

Đơn vị thụ hưởng

Kế toán trưởng

Chủ đầu tư

Trưởng

phòng KSC

3 2

6

1

5 4

8

Trang 32

Ghi chú :

* Hướng đi của hồ sơ, chứng từ;

* Hướng trả chứng từ cho chủ đầu tư

Hình 1.1 Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư

Các bước thực hiện quy trình

Bước 1: Chủ đầu tư gửi hồ sơ, tài liệu cho cán bộ KSC Cán bộ kiểm

soát chi tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ, lập 2 liên phiếu giao nhận hồ sơ với chủđầu tư, có chữ ký của cán bộ kiểm soát chi và chủ đầu tư; gửi lại cho chủ đầu

tư 01 phiếu giao nhận để cùng theo dõi, phối hợp thực hiện

Bước 2: Cán bộ KSC kiểm tra, lập kết quả kiểm soát thanh toán:

Nếu chấp nhận số đề nghị thanh toán của chủ đầu tư thì lập Tờ trình đểtrình Trưởng phòng KSC ký kiểm soát

Nếu chấp nhận số thanh toán khác thì lập Thông báo kết quả kiểm soátthanh toán để trình Trưởng phòng KSC ký kiểm soát

Bước 3: Cán bộ KSC trình Lãnh đạo phụ trách KSC xem xét, ký phê

duyệt tờ trình, giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư

Bước 4: Cán bộ KSC chuyển chứng từ cho Cán bộ kế toán.

Bước 5: Cán bộ Kế toán kiểm tra, hạch toán, nhập thông tin và trình Kế

toán trưởng ký

Bước 6: Cán bộ Kế toán trình Lãnh đạo phụ trách kế toán xem xét ký

duyệt chứng từ thanh toán

Bước 7: Cán bộ Kế toán làm thủ tục thanh toán theo quy định.

Bước 8: Chuyển trả chứng từ đã thanh toán cho Chủ đầu tư theo quy

định

Theo đó, nội dung cụ thể của công tác này được thể hiện qua ba côngđoạn:

Trang 33

1.3.1 Kiểm soát ban đầu trước khi thanh toán vốn đầu tư XDCB

Ở giai đoạn này tùy theo vốn đầu tư XDCB là trong nước hay nướcngoài thì KBNN thực hiện việc kiểm tra hồ sơ liên quan đến việc mở tàikhoản và các tài liệu có liên quan đến dự án đầu tư Nội dung công tác kiểmsoát tập trung vào việc kiểm soát mở tài khoản và tài liệu của dự án Cụ thể :

* Về mở tài khoản

- Đối với vốn trong nước:

Chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án (sau đây gọi chung là chủ đầu tư)được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước nơi thuận tiện cho giao dịch của chủđầu tư và thuận tiện cho việc kiểm soát thanh toán của Kho bạc nhà nước vàthực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ mở và sử dụng tài khoản tạiKho bạc nhà nước

- Đối với vốn nước ngoài: Chủ đầu tư được mở tài khoản tại ngân hàngphục vụ hoặc tại Kho bạc nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính

* Tài liệu cơ sở của dự án phục vụ việc kiểm soát ban đầu

Để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, chủđầu tư phải gửi đến Kho bạc nhà nước nơi mở tài khoản thanh toán các tàiliệu cơ sở của dự án (các tài liệu này đều là bản chính hoặc bản sao có đóngdấu sao y bản chính của chủ đầu tư, chỉ gửi một lần cho đến khi dự án kếtthúc đầu tư, trừ trường hợp phải bổ sung, điều chỉnh), bao gồm:

Thứ nhất, đối với dự án chuẩn bị đầu tư:

- Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt;

- Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấuthầu;

- Hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu

Thứ hai, đối với dự án thực hiện đầu tư:

* Đối với dự án vốn trong nước:

Trang 34

- Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đốivới dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp cóthẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);

- Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luậtđấu thầu (gồm đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnhtranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, lựa chọnnhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng);

- Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợpđồng theo quy định của pháp luật (trừ các tài liệu mang tính kỹ thuật);

- Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đốivới từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉđịnh thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợpđồng (trừ dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật)

* Đối với dự án ODA: Ngoài các tài liệu theo quy định nêu trên, cầncó:

- Bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ đầu tư: Điều ướcquốc tế về ODA đã ký giữa Việt Nam và nhà tài trợ và các tài liệu liên quanđến việc thanh toán khác (nếu có) Riêng hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhàthầu phải là văn bản bằng tiếng Việt hoặc bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký

và dấu của chủ đầu tư (phần quy định về các điều kiện, điều khoản thanh toán

và các nội dung liên quan trực tiếp đến việc thanh toán của hợp đồng) Chủđầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, chính xác về nộidung bản dịch tiếng Việt

- Bảo lãnh tạm ứng (nếu có) theo quy định cụ thể của Hợp đồng (kể cảtrường hợp dự án vốn trong nước nhưng do nhà thầu nước ngoài thi công)

Thứ ba, đối với công tác chuẩn bị đầu tư nhưng bố trí vốn trong kế

hoạch thực hiện đầu tư cần có dự toán chi phí cho các công việc chuẩn bị đầu

Trang 35

tư được duyệt

Thứ tư, đối với công việc chuẩn bị thực hiện dự án nhưng bố trí vốn

trong kế hoạch thực hiện đầu tư:

- Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đốivới dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp cóthẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);

- Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị thực hiện dự án được duyệt;Riêng việc giải phóng mặt bằng phải kèm theo phương án giải phóng mặtbằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu;

- Hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợpđồng theo quy định của pháp luật (trừ các tài liệu mang tính kỹ thuật);

Thứ năm, đối với trường hợp tự thực hiện:

- Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đốivới dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp cóthẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);

- Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đốivới từng công việc, hạng mục công trình, công trình (trừ dự án chỉ lập báo cáokinh tế - kỹ thuật)

- Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tự thực hiện dự án (trườnghợp chưa có trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền);

- Văn bản giao việc hoặc hợp đồng nội bộ;

Nội dung công tác cần kiểm soát ở giai đoạn này đó là :

- Kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ: số lượng các loại hồ sơ phải đầy đủtheo quy đúng định

- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ: Hồ sơ phải được lập theo đúng mẫuquy định, chữ ký, đóng dấu của người hoặc cấp có thẩm quyền; các hồ sơ phải

Trang 36

được lập, ký duyệt theo đúng trình tự đầu tư XDCB - chỉ tiêu này được phảnánh về mặt thời gian trên hồ sơ.

- Kiểm tra tính thống nhất về nội dung giữa các hồ sơ: Đảm bảo sựtrùng khớp giữa các hạng mục, nội dung đầu tư trong dự toán chi phí với cáchạng mục đầu tư trong báo cáo khả thi; báo cáo đầu tư được duyệt

1.3.2 Kiểm soát trong từng lần thanh toán vốn đầu tư XDCB

Ở giai đoạn này khi dự án đầu tư XDCB đi vào triển khai việc kiểmsoát được thực hiện theo tiến độ của dự án với các lần tạm ứng Bởi Nhà nướccấp vốn cho chủ đầu tư để chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo hợp đồnghoặc thanh toán cho các công việc của dự án thực hiện không thông qua hợpđồng Việc kiểm soát được thực hiện qua việc thanh toán và thu hồi tạm ứng

* Thanh toán tạm ứng

Việc tạm ứng vốn của chủ đầu tư cho nhà thầu chỉ cho các công việccần thiết phải tạm ứng trước và phải được quy định rõ đối tượng, nội dung vàcông việc cụ thể trong hợp đồng Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng vàviệc thu hồi tạm ứng phải theo quy định của Nhà nước đối với từng loại hợp đồng

cụ thể như sau:

Thứ nhất, mức vốn tạm ứng:

- Đối với hợp đồng thi công xây dựng:

+ Hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng, mức tạm ứng vốn tối thiểu bằng20% giá trị hợp đồng;

+ Hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, mức tạm ứng vốntối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng;

+ Hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng, mức tạm ứng vốn tối thiểu bằng10% giá trị hợp đồng

- Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EPC, hợpđồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: Mức tạm ứng

Trang 37

vốn tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.

* Mức vốn tạm ứng tối đa cho các khoản quy định tại các khoản nêutrên không vượt quá 50% giá trị hợp đồng (hoặc dự toán được duyệt đối vớicác công việc được thực hiện không thông qua hợp đồng) Trường hợp đặcbiệt cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư chophép, đối với trường hợp người quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ,việc quyết định mức tạm ứng cao hơn do Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp tỉnh quyết định

- Đối với hợp đồng tư vấn:

+ Hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng15% giá trị hợp đồng;

+ Hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng20% giá trị hợp đồng

- Đối với công việc giải phóng mặt bằng:

+ Mức vốn tạm ứng theo tiến độ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư Mức vốn tạm ứng tối đa theo yêu cầu không vượt phương án bồithường, hỗ trợ và tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

+ Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư căn cứ vào hồ sơ tài liệu liên quan để chi trả cho người thụ hưởng

+ Trường hợp tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ và tái định cư(Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tổ chức phát triển quỹ đất, doanhnghiệp ) chi trả: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ và tái định cư nêutrên mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận vốn tạm ứng dochủ đầu tư chuyển đến để thực hiện chi trả

Hồ sơ thanh toán tạm ứng:

Để được thanh toán tạm ứng, chủ đầu tư gửi đến Kho bạc nhà nước cáctài liệu sau:

Trang 38

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

- Chứng từ chuyển tiền;

- Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủđầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng), chủ đầu tư gửi Khobạc nhà nước bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư

Kho bạc Nhà chỉ thực hiện cấp vốn cho chủ đầu tư để thanh toán tạmứng trong năm kế hoạch chậm nhất là đến ngày 31 tháng 12 (trừ trường hợpthanh toán tạm ứng để thực hiện giải phóng mặt bằng thì được thực hiện đếnhết ngày 31 tháng 01 năm sau) Chủ đầu tư có thể được thanh toán tạm ứngmột lần hoặc nhiều lần cho một hợp đồng căn cứ vào nhu cầu thanh toán vốntạm ứng nhưng không vượt mức vốn tạm ứng theo quy định nêu trên; trườnghợp kế hoạch vốn bố trí không đủ mức vốn tạm ứng thì chủ đầu tư được tạmứng tiếp trong kế hoạch năm sau

* Thu hồi vốn tạm ứng:

- Vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoànthành của hợp đồng, mức thu hồi từng lần do chủ đầu tư thống nhất với nhàthầu và quy định cụ thể trong hợp đồng và đảm bảo thu hồi hết khi giá trịthanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng

- Đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Sau khi chi trảcho người thụ hưởng, chủ đầu tư tập hợp chứng từ, làm thủ tục thanh toán vàthu hồi tạm ứng trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày chi trả chongười thụ hưởng không chờ đến khi toàn bộ các hộ dân trong phương án bồithường, hỗ trợ và tái định cư đã nhận tiền mới làm thủ tục thu hồi vốn tạmứng

Riêng chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư căn cứ vào quyết toán chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồithường, hỗ trợ và tái định cư hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt,

Trang 39

kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng.

- Đối với chi phí quản lý dự án: Khi có khối lượng công việc hoànthành theo dự toán, chủ đầu tư lập Bảng kê giá trị khối lượng công việc hoànthành (có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư) gửi Kho bạc Nhà nước làm thủtục thu hồi vốn tạm ứng Chủ đầu tư không phải gửi chứng từ chi, hóa đơnmua sắm đến Kho bạc Nhà nước và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợppháp của khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán theo dự toán được duyệt

Trường hợp các Ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực quản lýnhiều dự án, định kỳ 6 tháng và hết năm kế hoạch, chủ đầu tư phân bố chi phíquản lý dự án (khối lượng công việc hoàn thành theo dự toán) cho từng dự ángửi Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng

Ngoài việc kiểm tra sự đầy đủ, tính pháp lý của hồ sơ thì tùy từng nộidung tạm ứng hoặc thanh toán (như chi xây lắp, chi mua sắm thiết bị, đền bùgiải phóng mặt bằng, chi hội nghị, tập huấn hoặc các khoản chi phí khác) mànội dung kiểm tra có thể có sự khác biệt Nhưng nói chung, việc kiểm tra hồ

sơ tạm ứng hoặc thanh toán từng lần được thực hiện thông qua việc:

- Kiểm tra nội dung tạm ứng xem có đúng đối tượng được tạm ứng;kiểm tra mức vốn tạm ứng (tỉ lệ tạm ứng) phù hợp với chế độ tạm ứng quyđịnh

- Kiểm tra nội dung thanh toán tức là kiểm tra xem các hạng mục côngtrình, các nội dung chi có đúng với dự toán, đúng với báo cáo khả thi hay báocáo đầu tư đã được duyệt không?

1.3.3 Kiểm soát khi dự án được phê duyệt quyết toán thanh toán

Nội dung công tác giai đoạn này tập trung vào các công tác sau :

- Đối với các công việc được thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng:Việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng vàcác điều kiện trong hợp đồng Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời

Trang 40

điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toánphải được quy định rõ trong hợp đồng.

- Đối với hợp đồng trọn gói: Thanh toán theo tỉ lệ phần trăm giá hợpđồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tươngứng với các giai đoạn thanh toán được ghi trong hợp đồng

- Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định: Thanh toán trên cơ sở khốilượng thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm được phê duyệttheo thẩm quyền, nếu có) được nghiệm thu và đơn giá trong hợp đồng

- Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh: Thanh toán trên cơ sở khốilượng thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm được phê duyệttheo thẩm quyền, nếu có) được nghiệm thu và đơn giá đã điều chỉnh do trượtgiá theo đúng các thoả thuận trong của hợp đồng

- Đối với hợp đồng theo thời gian:

+ Chi phí cho chuyên gia được xác định trên cơ sở mức lương chochuyên gia và các chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồngnhân với thời gian làm việc thực tế được nghiệm thu (theo tháng, tuần, ngày,giờ)

+ Các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia thì thanh toántheo phương thức quy định trong hợp đồng

- Đối với hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm (%):

Thanh toán theo tỷ lệ (%) của giá hợp đồng Tỷ lệ (%) cho các lầnthanh toán do các bên thỏa thuận trong hợp đồng Khi bên nhận thầu hoànthành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng, bên giao thầu thanh toán cho bênnhận thầu số tiền bằng tỷ lệ (%) giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng côngviệc đã hoàn thành được quy định trong hợp đồng

- Đối với khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng:

Việc thanh toán các khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng chưa có đơn

Ngày đăng: 27/02/2024, 08:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w