Lý do chọn đề tài Chi thường xuyên tiết kiệm và hiệu quả sẽ tăng tích lũy vốn ngân sách nhà nước, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có liên quan trực tiếp đến hiệu quả của nền kinh tế xã hội, đồng thời liên quan đến hiệu quả trong việc việc quản lý và điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp. Các đơn vị y tế công lập thường hoạt động dưới sự giám sát và tài trợ từ ngân sách nhà nước. Kiểm soát chi thường xuyên giúp đảm bảo nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả và phục vụ cho mục tiêu chung của việc cung cấp dịch vụ y tế chất lượng. Các đơn vị sự nghiệp y tế đồng thời có thể hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao trong việc chủ động tổ chức nhân sự, sắp xếp lại nhân sự và sử dụng nguồn lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút bệnh nhân và khách hàng đến với cơ sở y tế của mình, từ đó gia tăng được nguồn thu bù đắp chi phí và đặc biệt là tăng thu nhập cho người lao động. Kiểm soát chi thường xuyên giúp giảm thiểu rủi ro về lạm dụng và tham ô, đặc biệt trong một ngành có nhiều giao dịch tài chính và hợp đồng như y tế, từ đó các đơn vị y tế có thể phát hiện ra các khoản chi không cần thiết hoặc có thể tối ưu, giúp tiết kiệm chi phí và tập trung nguồn lực vào các hoạt động quan trọng hơn. Bệnh viện C Đà Nẵng là bệnh viện đa khoa hạng I được thành lập năm 1976 theo Quyết định số 515QĐBYT ngày 26051976. Trong những năm gần đây, Bệnh viện đang được phát triển nhanh chóng và khá toàn diện, từ tổ chức bộ máy cho đến phát triển chuyên môn, chất lượng phục vụ khám chữa bệnh. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường công tác kiểm soát thu chi là nhiệm vụ quan trọng. Đặc biệt, trong thời điểm cán bộ nhân viên y tế ở các đơn vị y tế nói chung vẫn còn hoang mang trước những biến cố dồn dập xảy ra như dịch Covid19, sự cố kít xét nghiệm xảy ra tại Công ty Việt Á trong việc vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát làm tổn thất tài chính nghiêm trọng do sự yếu kém trong hệ thống KSNB. Nhận thức điều này, bệnh viện C Đà Nẵng trong hai năm 2021 2022 đã liên tục xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy chế chi tiêu nội bộ, quy trình thuchi, cũng như hoạt động cán bộ tại Bệnh viện. Quản trị bệnh viện nếu được thiết kế tốt sẽ có tác động quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và hiệu lực của các hoạt động, bởi hệ thống quản trị bệnh viện là cốt lõi của hệ thống quản lý hoạt động chung. Cùng với đó, một hệ thống KSNB tốt là nền tảng cho việc quản trị bệnh viện trở nên hiệu quả. Vì những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Bệnh viện C Đà Nẵng” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kế toán của mình.
Khái niệm đơn vị sự nghiệp và khoản chi thường xuyên
Theo Điều 2 nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ, được ban hành ngày 14/02/2015 “Quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”.
“Đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước”.
Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước
Theo khoản 6 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015: “Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh”.
Về thực chất, chi thường xuyên ngân sách nhà nước (NSNN) là quá trình phân phối lại nguồn vốn từ quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm duy trì hoạt động bình thường của bộ máy Nhà nước gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước đảm nhiệm.
Chi thường xuyên là các khoản chi có thời hạn tác động ngắn thường dưới một năm chủ yếu phục vụ cho chức năng quản lý, điều hành xã hội một cách thường xuyên của Nhà nước.
Phân loại đơn vị sự nghiệp và phân loại chi thường xuyên
1.1.2.1 Phân loại đơn vị sự nghiệp
Theo Điều 9 Nghị định 60/2021/NĐ-CP, đơn vị sự nghiệp công được phân loại theo mức tự chủ tài chính gồm: Đơn vị nhóm 1: Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư là đơn vị đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2021/NĐ-CP bằng hoặc lớn hơn 100%; có mức tự bảo đảm chi đầu tư bằng hoặc lớn hơn mức trích khấu hao và hao mòn tài sản cố định của đơn vị.
Mức tự bảo đảm chi đầu tư được xác định bao gồm các nguồn sau: + Số dự kiến trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong năm kế hoạch hoặc của bình quân 05 năm trước liền kề;
+ Số thu phí được để lại để chi thường xuyên không giao tự chủ theo quy định.
- Đơn vị cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, giá dịch vụ sự nghiệp công xác định theo cơ chế thị trường, có tính đủ khấu hao tài sản cố định và có tích lũy dành chi đầu tư. Đơn vị nhóm 2: Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên là đơn vị đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2021/NĐ-CP bằng hoặc lớn hơn 100% và chưa tự bảo đảm chi đầu tư từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn thu phí được để lại chi theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
- Đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí (không bao gồm khấu hao tài sản cố định). Đơn vị nhóm 3: Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên là đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2021/NĐ-CP từ 10% đến dưới 100%, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá chưa tính đủ chi phí và được phân loại như sau:
- Đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên;
- Đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên;
- Đơn vị tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên. Đơn vị nhóm 4: Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên gồm:
- Đơn vị sự nghiệp công có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2021/NĐ-
- Đơn vị sự nghiệp công không có nguồn thu sự nghiệp.
1.1.2.2 Phân loại chi thường xuyên
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ thường xuyên mà nhà nước phải thực hiện ngày càng gia tăng, làm phong phú thêm nội dung chi thường xuyên của ngân sách nhà nước.
Phân loại chi ngân sách nhà nước là việc phân bổ chi ngân sách nhà nước theo những tiêu chí, tiêu thức nhất định thành các nhóm, loại chi Nội dung chi thường rất đa dạng và phong phú, việc phân lợi ở các nước thường không giống nhau Tùy thuộc vào các mục đích và mục tiêu khác nhau mà có các cách phân loại khác nhau, cụ thể: a Phân loại chi thường xuyên NSNN theo mục đích sử dụng
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, chi thường xuyên bao gồm các khoản chi cụ thể sau:
- Chi quản lý hành chính: Là các khoản chi cho hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc bộ máy chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương.
- Chi cho sự nghiệp kinh tế: Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, quản lý KT- XH và tạo điều kiện cho các ngành kinh tế hoạt động và phát triển một cách thuận lợi.
Mục đích hoạt động của đơn vị sự nghiệp kinh tế không phải là kinh doanh lấy lãi, do vậy NSNN cần dành một khoản chi đáp ứng hoạt động của các đơn vị này
Chi sự nghiệp kinh tế bao gồm:
+ Chi sự nghiệp nông nghiệp, sự nghiệp thủy lợi, sự nghiệp ngư nghiệp, sự nghiệp lâm nghiệp, sự nghiệp giao thông, sự nghiệp kiến thiết thị chính và sự nghiệp kinh tế công cộng khác.
+ Chi điều tra cơ bản, đo đạc địa giới hành chính các cấp.
+ Chi về bản đồ, đo đạc cắm mốc biên giới, đo đạc lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính.
+ Chi định canh, định cư và kinh tế mới.
- Chi sự nghiệp văn hoá-xã hội:
Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo; Chi sự nghiệp y tế; sự nghiệp Văn hoá; sự nghiệp thể dục thể thao; sự nghiệp phát thanh, truyền hình; sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường; sự nghiệp xã hội; sự nghiệp văn xã khác.
- Chi về hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam
Chi về hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội: Mặt trận tổ quốcViệt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân Việt Nam.
- Chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước.
- Chi các chương trình mục tiêu quốc gia.- Chi trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội.
- Chi tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Chi trả lãi tiền do Nhà nước vay.
- Chi viện trợ cho các Chính phủ và các tổ chức nước ngoài.
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. b Phân loại chi thường xuyên NSNN theo tính chất kinh tế
Căn cứ vào tính chất kinh tế, chi thường xuyên bao gồm 4 nhóm mục cụ thể như sau:
- Nhóm các khoản chi thanh toán cá nhân gồm: Tiền lương; phụ cấp lương; học bổng học sinh, sinh viên; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; chi về công tác người có công với cách mạng và xã hội; chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội; các khoản thanh toán khác cho cá nhân.
Đặc điểm của các khoản chi thường xuyên
Thứ nhất, các khoản chi NSNN nói chung và chi thường xuyên của NSNN được tiến hành trên cơ sở pháp luật và kế hoạch chi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Các quy định về quản lý và sử dụng NSNN được quy định chi tiết tại Luật Ngân sách Nhà nước và một số văn bản pháp luật liên quan khác Những quy định này giúp định hình và hướng dẫn việc sử dụng ngân sách một cách hợp lý, hiệu quả và đảm bảo nguồn lực được sử dụng cho mục tiêu phát triển chung của đất nước.
Trước khi tiến hành chi tiêu, cần phải có một kế hoạch chi tiết, phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc địa phương Kế hoạch này sau khi được xây dựng sẽ được trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền (như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) để xem xét, thảo luận và phê duyệt.
Thứ hai, chi thường xuyên của Ngân sách Nhà nước nhằm mục tiêu thỏa mãn nhu cầu tài chính cho sự vận hành của bộ máy nhà nước, bảo đảm cho nhà nước thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của mình.
Các đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc sử dụng NSNN phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng ngân sách đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm Bất kỳ sai phạm nào trong việc sử dụng NSNN đều phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, chủ thể tham gia quan hệ chi thường xuyên của Ngân sách Nhà nước chủ yếu là các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc bộ máy nhà nước và các tổ chức được nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động.
Thứ tư, chi thường xuyên là những khoản chi mang tính chất tiêu dùng.Các khoản chi thường xuyên chủ yếu là chi cho con người nên nó không làm tăng thêm tài sản hữu hình cho quốc gia.
Vai trò của chi thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp
Chi thường xuyên có vai trò trong nhiệm vụ chi NSNN Chi thường xuyên có tác động trực tiếp đến việc thực hiện các chức năng của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội; là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của bộ máy Nhà nước Chi thường xuyên trong hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo cho Nhà nước có thể sản xuất và cung ứng các hàng hóa công cộng cho nhu cầu của nên kinh tế trong từng thời gian cụ thể Thông qua chi thường xuyên đã giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường để thực hiện tốt chức năng quản lý của Nhà nước; đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Chi thường xuyên đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của các cơ quan nhà nước;
Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước, tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng Chi thường xuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN để cho chi đầu tư phát triển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý điều hành của Nhà nước.
Chi thường xuyên còn là công cụ ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh Thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện mục tiêu ổn định và điều chỉnh thu nhập, hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách, thực hiện các chính sách xã hội, … góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, đảm bảo an toàn xã hội và an ninh, quốc phòng.
Thông qua chi thường xuyên, Nhà nước còn thực hiện điều tiết, điều chỉnh thị trường để thực hiện các mục tiêu của mình Nói cách khác, chi thường xuyên còn được xem là một trong những công cụ kích thích phát triển và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Mục tiêu của công tác kiểm soát nội bộ
Các mục tiêu chủ yếu mà bất cứ cơ quan HCSN nào cũng mong muốn đạt được khi thực hiện hoạt động KSNB là:
- Hỗ trợ cơ quan HCSN thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao, vì đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của cơ quan HCSN
- Phải thực hiện kiểm soát và duy trì việc tuân thủ chế độ pháp lý liên quan đến hoạt động của cơ quan HCSN và bảo vệ các nguồn lực tài chính, tài sản của cơ quan HCSN, bao gồm tài sản hữu hình, tài sản vô hình và các tài sản phi vật chất khác như sổ sách kế toán, các tài liệu quan trọng, thông tin
- Phát hiện, ngăn ngừa và có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí kinh phí, tài sản, các nguồn lực vật chất, nhân lực, thông tin; bảo đảm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực
- Bảo đảm hệ thống thông tin về thực trạng sử dụng ngân sách
- Tài sản nhà nước của cơ quan HCSN chính xác, trung thực và kịp thời; làm căn cứ tin cậy, quan trọng hình thành các quyết định quản lý
- Phải thực hiện kiểm soát và duy trì việc tuân thủ các cam kết quốc tế có liên quan đến các hoạt động của cơ quan HCSN.
Các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp
Theo báo cáo COSO năm 2013, hệ thống kiểm soát nội bộ được cấu thành từ năm bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin truyền thông và Giám sát.
Môi trường kiểm soát (MTKS) là yếu tố quyết định toàn bộ các mặt hoạt động KSNB trong đơn vị MTKS là nền tảng ý thức, là văn hóa của tổ chức, phản ánh sắc thái chung của một đơn vị, tác động đến ý thức kiểm soát của toàn bộ thành viên trong đơn vị nên nó là nền tảng cho yếu tố còn lại của KSNB nhằm xây dựng những nguyên tắc và cơ cấu hoạt động phù hợp Khi đơn vị xây dựng MTKS tốt thì có thể hạn chế được sự thiếu sót của các thủ tục kiểm soát vì nó tạo ra cấu trúc, giá trị và quy tắc cho các bộ phận nhằm thúc đẩy mọi thành viên thực hiện đúng trách nhiệm trong quá trình KSNB và hướng tới việc theo đuổi mục tiêu chung của đơn vị, thực hiện được mong muốn của nhà quản lý
Rủi ro là khả năng xảy ra sự cố bất lợi cho chủ thể, hay có thể hiểu nó là những nguy cơ một hành động hay một sự việc có ảnh hưởng bất lợi đến việc đạt được những mục tiêu cũng như việc thực hiện thành công những chiến lược kinh doanh của một đơn vị Đối với mọi hoạt động của đơn vị đều có phát sinh những rủi ro và khó có thể kiểm soát tất cả Vì vậy, các nhà quản lý phải đánh giá và phân tích những nhân tố ảnh hưởng tạo nên rủi ro làm cho những mục tiêu có thể không đạt được và cố gắng kiểm soát để tối thiểu hóa những tổn thất do các rủi ro này gây ra Các loại rủi ro có thể xuất hiện trong bất cứ khía cạnh hoạt động nào của đơn vị, bao gồm: Rủi ro về tài chính, rủi ro từ thị trường hay rủi ro trong quá trình sản xuất, kinh doanh, có khả năng đe dọa đến mức độ lợi nhuận, khả năng cạnh tranh, đe dọa sự an toàn tài sản và hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị Bên cạnh đó cũng có những rủi ro như thông tin sai lệch dẫn đến nhà quản trị đưa ra quyết định sai lầm, hoặc cung cấp thông tin sai lệch cho các cơ quan quản lý cấp trên gây ảnh hưởng xấu đến quản lý, điều hành chung của Nhà nước, của ngành, của nền kinh tế và rủi ro cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị không tuân thủ quy định, quy trình dẫn đến không hoàn thành các mục tiêu đặt ra … Do đó, các đơn vị cần có sự chuẩn bị, đánh giá và lên kế hoạch giảm thiểu rủi ro Đánh giá rủi ro là yếu tố trọng yếu của KSNB trong đơn vị Quá trình đánh giá rủi ro được thực hiện liên tục với mục đích xác định, phân loại và phân tích những rủi ro làm nền tảng cho việc quyết định mức độ rủi ro có thể chấp nhận được cũng như để thiết lập phương pháp quản trị rủi ro
Hoạt động kiểm soát là tập hợp những chính sách, biện pháp, quy trình, thủ tục đảm bảo chỉ thị của ban lãnh đạo trong giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện cho tổ chức đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị Để đạt được hiệu quả, hoạt động kiểm soát phải phù hợp, nhất quán giữa các thời kỳ, dễ hiểu, đáng tin cậy và liên hệ trực tiếp đến mục tiêu kiểm soát Hoạt động kiểm soát có mặt xuyên suốt trong đơn vị, ở các mức độ và các chức năng Hoạt động kiểm soát bao gồm kiểm soát phòng ngừa và phát hiện rủi ro Đó là những chính sách và những thủ tục do đơn vị phát triển để giúp bảo vệ tài sản của đơn vị Hoạt động kiểm soát là những hoạt động được thiết lập từ các chính sách và trình tự để chắc chắn rằng chỉ thị quản trị được thi hành nhằm giảm thiểu rủi ro có tác động xấu đến mục tiêu của đơn vị Những hoạt động này được tiến hành bởi tất cả mọi thành viên thuộc các cấp bậc và phòng ban khác nhau, xuyên suốt cả tổ chức và trong mọi giai đoạn vận hành Các hoạt động kiểm soát có thể là kiểm soát ngăn ngừa hay kiểm soát phát hiện, có thể bao gồm một loạt các hành vi thủ công và tự động ví dụ như ủy nhiệm, phê duyệt, xác minh, đối chiếu và kiểm tra hiệu quả kinh doanh
Trong một đơn vị HCSN, nhà quản lý có thể thiết kế và áp dụng nhiều hoạt động kiểm soát khác nhau, thường bao gồm các hoạt động kiểm soát sau:
+ Kiểm soát phê duyệt, ủy quyền
+ Kiểm soát kết quả công việc
+ Kiểm soát bảo vệ tài sản
+ Kiểm soát hệ thống thông tin
Các thủ tục kiểm soát do các lãnh đạo đơn vị xây dựng dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng, nguyên tắc bất kiêm nhiệm và nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn
Ngoài những nguyên tắc cơ bản trên, các thủ tục kiểm soát còn bao gồm: Việc quy định chứng từ sổ sách phải đầy đủ, quá trình kiểm soát vật chất đối với tài sản và sổ sách, và kiểm soát độc lập việc thực hiện các hoạt động của đơn vị.
1.2.3.4 Thông tin truyền thông và giám sát
Các thông tin cần thiết phải được nhận dạng, thu thập và trao đổi trong đơn vị dưới hình thức và thời gian thích hợp sao cho nó giúp mọi người trong đơn vị thực hiện được nhiệm vụ của mình Thông tin và truyền thông tạo ra báo cáo, chứa đựng các thông tin cần thiết cho việc quản lý và kiểm soát đơn vị Sự trao đổi thông tin hữu hiệu đòi hỏi phải diễn ra theo nhiều hướng: Từ cấp trên xuống cấp dưới, từ dưới lên trên và giữa các cấp với nhau.
Giám sát bao gồm giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ:
+ Giám sát thường xuyên: Là hoạt động giám sát, đánh giá được áp dụng liên tục xuyên suốt các quy trình vận hành của đơn vị bởi các cấp bậc quản lý khác nhau, thường cung cấp những thông tin kịp thời Việc giám sát thường xuyên được thực hiện đồng thời trong các hoạt động hàng ngày của đơn vị, bao gồm các hoạt động giám sát, quản lý thường nhật và các hoạt động khác Phạm vi và mức độ thường xuyên của việc giám sát phụ thuộc chủ yếu vào việc đánh giá rủi ro và sự hữu hiệu của các hoạt động giám sát thường xuyên
+ Giám sát định kỳ: Là hoạt động giám sát, đánh giá diễn ra định kỳ với mức độ và tần suất phụ thuộc vào kết quả đánh giá rủi ro, hiệu quả của giám sát thường xuyên cũng như các khía cạnh khác mà một nhà quản lý có thể cân nhắc Kết quả phát hiện được đánh giá theo tiêu chuẩn của nhà quản lý, và những thiếu sót sẽ được truyền đạt đến Ban Giám đốc Kết quả giám sát và đánh giá được tổng hợp và phân tích dựa trên những tiêu chí phù hợp để rút ra điểm mạnh và điểm yếu trong đơn vị cũng như trong cách các thành viên của đơn vị vận hành KSNB, từ đó cung cấp thông tin cho quản lý cấp cao để điều chỉnh và sửa đổi.
NỘI DUNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
Kiểm soát chi nghiệp vụ chuyên môn
Kiểm tra sự cần thiết, mức độ của các khoản chi này, cân nhắc mục tiêu đề ra với nhu cầu của đơn vị.
Khoản chi phục vụ cho hoạt động chuyên môn chiếm tỷ trọng khá lớn và quan trọng trong tổng chi như là: thuốc, VTYT tiêu hao, hóa chất, dụng cụ…ở mục này chú trọng công tác kiểm soát vì đây là khoản khó kiểm soát và dễ thất thoát
Khoản chi về thuê mướn; khoản chi về sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn; khoản chi về nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi nghiệp vụ chuyên môn nhưng cũng cần phải kiểm soát chặt chẽ
Ngoài ra còn có một phần chi cho hoạt động chuyên môn như quần áo, màn chiếu, dép… cho cán bộ viên chức cũng như bệnh nhân nằm điều trị, phòng hành chính quản trị thực hiện việc mua.
Kiểm soát các khoản chi phí này thể hiện ở kiểm soát sự tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị Các chứng từ liên quan đến khoản chi này đều được kiểm tra bởi bộ phận kế toán trước khi lãnh đạo duyệt chi.
Kiểm soát các khoản chi thường xuyên khác
1.3.3.1 Kiểm soát chi mua sắm tài sản
- Kiểm tra mục tiêu đề ra với nhu cầu mua sắm, sửa chữa của đơn vị, kiểm tra việc chấp hành đầy đủ các quy định về thủ tục, hồ sơ pháp lý qua các khoản chi này.
- Thực hiện kiểm soát việc chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nước, của đơn vị về công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định (TSCĐ).
Kiểm soát công tác mua sắm TSCĐ qua việc phân công, phân nhiệm giữa bộ phận thu mua và bộ phận kế toán.
- Kiểm soát qua công tác ghi chép kế toán tài sản cố định bao gồm:Việc ghi chép thẻ tài sản cố định, sổ đăng ký, xác định nguyên giá, nguồn hình thành tài sản, nguyên nhân tăng giảm, tình trạng tài sản cố định, thủ tục giao nhận, kiểm nhận, thanh toán, phản ánh giá trị hao mòn tài sản cố định,v.v… Đối chiếu giữa số ghi trên sổ kế toán với thực tế hiện có của TSCĐ.
- Kiểm soát qua công tác kiểm kê tài sản cố định định kỳ để theo dõi tài sản cố định về số lượng cũng như hiện trạng sử dụng.
- Khi mua sắm, đầu tư TSCĐ phải có báo giá cạnh tranh đối với những tài sản có giá trị nhỏ, đấu thầu đối với những tài sản có giá trị lớn.
- Bảo vệ tài sản và thông tin không bị lạm dụng và sử dụng sai mục đích Trong đơn vị thì tài sản và thông tin là những thứ có thể bị mất cắp, bị thất thoát hoặc bị sử dụng sai mục đích.
1.3.3.2 Kiểm soát chi thường xuyên khác
Kiểm tra tính hợp lý, tính cần thiết của các khoản chi trên cơ sở quán triệt tiết kiệm và đảm bảo sát nhu cầu thực tế
Chi thường xuyên khác gồm các khoản chi dịch vụ công cộng như tiền điện, tiền nước,…; khoản chi về vật tư văn phòng như văn phòng phẩm, dụng cụ văn phòng; khoản chi về thông tin liên lạc như cước phí điện thoại, cước phí bưu chính, tạp chí thư viện, thuê bao cáp truyền hình, cước phí internet ; khoản chi về công tác phí; khoản chi về hội nghị. Đối với các khoản chi dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, công tác phí, văn phòng phẩm, nhiên liệu Đây là các khoản chi phí chiếm tỷ trọng không lớn nhưng phát sinh thường xuyên và phân tán nên công tác kiểm soát các khoản chi này cần tăng cường thường xuyên liên tục Đảm bảo ghi chép đầy đủ, chính xác và đúng thể thức về các nghiệp vụ và hoạt động kinh doanh.
1.4 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNGXUYÊN
Hoạt động y tế và đơn vị sự nghiệp y tế công lập
Theo khoản 1, điều 2 Thông tư số 53/2014/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2014: Hoạt động y tế là các hoạt động của ngành y tế tạo ra các sản phẩm dịch vụ y tế (DVYT) nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của người dân. Hoạt động y tế được chia thành hai nội dung chính, đó là phòng bệnh và KCB. Ở Việt Nam, y tế là một trong những lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển KTXH của quốc gia Đảng và Nhà nước ta luôn ưu tiên đầu tư ngân sách cho chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đảm bảo tăng tỷ lệ chi ngân sách hằng năm cho sự nghiệp y tế và tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của NSNN, phấn đấu đạt ít nhất 10% tổng chi NSNN dành cho y tế Trong đó, chi thường xuyên NSNN cho y tế có ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi, nội dung cung cấp DVYT của Nhà nước và tác động đến chất lượng CSSK cho người dân Thời gian qua, chi thường xuyên NSNN đã góp phần tích cực trong thực hiện các nhiệm vụ của ngành y tế về bao phủ CSSK toàn dân, phòng bệnh, KCB, cung cấp các DVYT có chất lượng ngày càng cao cho xã hội, đảm bảo công bằng trong y tế và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững về sức khỏe
Theo khoản 1, điều 2 Nghị định 85/2012/NĐ-CP thì: Đơn vị sự nghiệp y tế công lập là tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn y tế như: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh;điều dưỡng và phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; an toàn vệ sinh thực phẩm; dân số - kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản; truyền thông giáo dục sức khỏe (sau đây gọi tắt là đơn vị sự nghiệp y tế).
Theo khoản 1, điều 3 Nghị định 85/2012/NĐ-CP thì Đơn vị sự nghiệp y tế được đăng ký và phân loại theo 4 nhóm:
- Nhóm 1: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí đầu tư phát triển;
- Nhóm 2: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên;
- Nhóm 3: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên;
- Nhóm 4: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ.
Ảnh hưởng trong hoạt động của đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế đến công tác kiểm soát chi thường xuyên
tế đến công tác kiểm soát chi thường xuyên Đơn vị sự nghiệp y tế thường không theo đuổi mục tiêu lợi nhuận như các doanh nghiệp thương mại Mục tiêu chính là cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cho cộng đồng Do đó, việc kiểm soát chi phí có thể không được ưu tiên hàng đầu.
Các đơn vị y tế trước nay chủ yếu tập trung vào chuyên môn, chưa thực sự sát sao trong quản lý tài chính, do vậy, một số bệnh viện chưa đáp ứng những yêu cầu mà cơ chế tự chủ tài chính đặt ra Khi được trao quyền tự đảm bảo chi phí hoạt động của đơn vị, các đơn vị phải thận trọng hơn trong chi tiêu, hạch toán để cân đối thu - chi, tránh những lỗ hổng gây thất thoát nguồn thu.
Cơ chế tài chính có quan hệ mật thiết, ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống kế toán quản trị trong đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế hiện nay thông qua dự toán chi phí, thực hiện dự toán chi phí và công tác quyết toán, cụ thể: Công tác lập dự toán thu chi các nguồn kinh phí của bệnh viện thông qua các nghiệp vụ tài chính để cụ thể hoá định hướng phát triển, kế hoạch hoạt động ngắn hạn của bệnh viện, trên cơ sở tăng nguồn thu hợp pháp và vững chắc, đảm bảo được hoạt động thường xuyên của bệnh viện; đồng thời từng bước củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất của bệnh viện, tập trung đầu tư đúng mục tiêu ưu tiên nhằm đạt hiệu quả cao, hạn chế tối đa lãng phí và tiêu cực, từng bước tính công bằng trong sử dụng các nguồn đầu tư cho bệnh viện Các nguồn thu tài chính của bệnh viện bao gồm: Ngân sách nhà nước cấp, thu từ viện phí, bảo hiểm y tế, nguồn viện trợ và các nguồn thu khác Các khoản chi bao gồm: chi cho con người, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa tài sản cố định trong bệnh viện.
Hành lang pháp lý về cơ chế tự chủ trong lĩnh vực y tế, trong đó có tự chủ đối với bệnh viện công lập còn chưa đầy đủ Quy định về đầu tư theo hình thức đối tác liên kết, liên doanh về việc sử dụng thiết bị vật tư y tế có kỹ thuật cao tại các cơ sở y tế công lập còn chưa chặt chẽ, và rõ ràng trong hướng dẫn Ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn trong huy động nguồn thu do người dân có mức sống thấp, khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế hạn chế nên vệc thực hiện tự chủ đối với bệnh viện tuyến huyện còn thấp Đơn vị sự nghiệp y tế có thể đối mặt với nhu cầu tăng cao do tăng số lượng bệnh nhân, hoặc sự phát triển của công nghệ trong phục vụ nhu cầu y tế Điều này có thể dẫn đến áp lực tăng chi phí và đòi hỏi kiểm soát chi tiêu hiệu quả hơn.
Các vật tư, thiết bị trong lĩnh vực y tế thường có giá thành cao và cần được quản lý, kiểm soát chặt chẽ để tránh lãng phí và đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Chi phí cho nhân sự, đặc biệt là những người có trình độ chuyên môn cao, thường chiếm một phần lớn chi phí của đơn vị Việc kiểm soát và quản lý lương, thưởng, và các khoản phụ cấp khác trở nên phức tạp hơn.
Các bệnh viện ở thành phố, vùng đồng bằng, ở tuyến trên thực hiện việc tự chủ tài chính thuận lợi hơn do đông bệnh nhân, thu hút đầu tư dễ dàng hơn, trong khi đó, tự chủ lại là thách thức đối với nhiều bệnh viện tuyến dưới, nhất là các vùng nông thôn, vùng miền núi, khó khăn, gây nên sự mất bình đẳng trong thu nhập của cán bộ y tế giữa các vùng, miền và giữa các tuyến bệnh viện [17].
Các đơn vị y tế trước nay chủ yếu tập trung vào chuyên môn, chưa thực sự sát sao trong quản lý tài chính, do vậy, một số bệnh viện chưa đáp ứng những yêu cầu mà cơ chế tự chủ tài chính đặt ra Khi được trao quyền tự đảm bảo chi phí hoạt động của đơn vị, các đơn vị phải thận trọng hơn trong chi tiêu, hạch toán để cân đối thu - chi, tránh những lỗ hổng gây thất thoát nguồn thu [17].
Chưa có cơ chế để khuyến khích các đơn vị chuyển sang hoạt động theo loại hình tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên Nhiều bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện tuyến huyện thực hiện tự chủ trong điều kiện thiếu thốn về nhân lực và khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị [17].
Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã trình bày những nội dung rất cơ bản về công tác chi thường xuyên và kiểm soát chi thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp.
Chi thường xuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN, thúc đẩy nền kinh tế phát triển Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên còn có ý nghĩa quan trọng trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính Do đó, công tác kiểm soát chi thường xuyên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý tài chính và nguồn lực của một tổ chức Việc kiểm soát chi thường xuyên giúp đánh giá và chỉnh sửa các hoạt động sao cho phù hợp với mục tiêu và ngân sách đã đề ra, từ đó nâng cao hiệu suất và hiệu quả hoạt động, đồng thời giúp phát hiện và loại bỏ các khoản chi không cần thiết,tránh lãng phí và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực.
Chương 1 là cơ sở để tác giả đi vào phân tích thực trạng trong chương 2.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG
2.1.1 Lịch sử hình thành và chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện
Bệnh viện C Đà Nẵng là bệnh viện đa khoa hạng I được thành lập năm
1976 theo Quyết định số 515/QĐ-BYT ngày 26/05/1976 Hiện tại có quy mô
765 giường bệnh với 43 khoa phòng; tổng số viên chức, người lao động của bệnh viện: 698 cán bộ (Biên chế: 584, Hợp đồng: 111).
Từ 2003-2007: Bệnh viện được Bộ Y tế đầu tư dự án nâng cấp sửa chữa cơ sở vật chất và trang thiết bị, đã xây dựng mới được 3 khối nhà từ 3 đến 5 tầng Bộ mặt Bệnh viện có đổi mới khang trang hơn, trang bị thêm được một số máy móc hiện đại như CT scanner, hệ thống điện tim gắng sức, hệ thống phẫu thuật mắt Phaco, thận nhân tạo
Năm 2013, Bệnh viện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng Khu nhà đa chức năng 11 tầng với diện tích đưa vào sử dụng thêm trên 22.000 m2, cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, phục vụ người bệnh ngày càng tốt hơn Đầu năm 2015, Bệnh viện triển khai hoạt động của Trung tâm Ung bướu. Đầu năm 2016 cũng đã đưa vào hoạt động Trung tâm Đột quỵ, đây là trung tâm đột quỵ đầu tiên ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên Đến cuối năm 2016, hoàn thành việc đầu tư đồng bộ một hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, kỹ thuật cao từ Dự án “Phát triển bệnh viện tỉnh, vùng – giai đoạn II” bao gồm máy Gia tốc tuyến tính, MRI 3.0 Tesla, CTscan 128 lát cắt, DSA, Ôxy cao áp, Siêu âm xuyên sọ, Phẫu thuật tim hở, ECMO, Phẫu thuật nội soi, Máy chụp nhũ ảnh, Phẫu thuật soi treo thanh quản, Máy đo hô hấp kế toàn thân….
Trong những năm gần đây, Bệnh viện đang được phát triển nhanh chóng và khá toàn diện, từ tổ chức bộ máy cho đến phát triển chuyên môn, chất lượng phục vụ khám chữa bệnh
Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện C Đà Nẵng được quy định tại Quyết định số 5332/QĐ-BYT ngày 11/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Bệnh viện C Đà Nẵng cung cấp các dịch vụ cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh đa khoa, phục hồi chức năng cho cán bộ trung cao cấp của Đảng và Nhà nước tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên và các đối tượng khác có nhu cầu, đào tạo cán bộ y tế, triển khai và ứng dụng khoa học trong khám chữa bệnh; hợp tác quốc tế; phòng, chống dịch bệnh; chỉ đạo tuyến theo nhiệm vụ được phân công; thực hiện nhiệm vụ giám định y khoa đối với các tỉnh, thành phố được phân công.
- Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh đa khoa, phục hồi chức năng, giám định y khoa.
Cơ cấu tổ chức quản lý và chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Bệnh viện C Đà Nẵng là đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động trong lĩnh vực y tế Bệnh viên tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, khái quát theo sơ đồ 2.1.
Sơ đồ 2.1 Bộ máy quản lý Bệnh viện C Đà Nẵng
Nguồn: Bệnh viện C Đà Nẵng
- Ban giám đốc gồm: Giám đốc và các phó giám đốc:
+ Giám đốc bệnh viện là người đại diện theo pháp luật của bệnh viện, chịu trách nhiệm cá nhân trước Bộ trưởng Bộ Y tế về hoạt động của bệnh viện;
-Phòng Tổ chức cán bộ -Phòng Kế hoạch tổng hợp
-Phòng Điều dưỡng -Phòng Đào tạo và CĐT -Phòng Tài chính kế toán
-Phòng Hành chính quản trị
-Phòng Vật tư-trang thiết bị y tế -Phòng Dự án -Phân Hội đồng giám định y khoa
-Phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện
-Khoa Chẩn đoán hình ảnh
-Khoa Huyết học -Khoa Hóa sinh -Khoa Vi sinh -Khoa Giải phẫu bệnh -Khoa Thăm dò chức năng
-Khoa Dược -Khoa Dinh dưỡng -Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
-Khoa Ngoại chấn thương thần kinh
-Khoa Phục hồi chức năng -Khoa TMH
Các phòng chức năng Các khoa cận lâm sàng
Giám đốc và các phó giám đốc xây dựng kế hoạch dài hạn về phát triển bệnh viện; ban hành và bãi bỏ các quy định trong phạm vi nội bộ bệnh viện;trực tiếp điều hành, quản lý và kiểm tra mọi hoạt động, công tác của bệnh viện Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm tổ chức tuyển dụng và bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ CBVC; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước… để phát triển bệnh viện một cách toàn diện và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người bệnh.
+ Phó giám đốc bệnh viện là người giúp giám đốc về từng mặt công tác của bệnh viện, do giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám đốc về những quyết định của mình Phó giám đốc được quyền thay giám đốc giải quyết những công việc theo giấy uỷ quyền của giám đốc như: kiểm tra việc triển khai, thực hiện các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của bệnh viện trong phạm vi được phân công; kịp thời phát hiện, sửa đổi những sai sót; chủ động giải quyết các công việc được phân công… và phải báo cáo lại những công việc đã giải quyết với giám đốc Hiện tại, bệnh viện có 2 phó giám đốc chuyên môn, có trách nhiệm chỉ đạo các khoa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao; và đang có nhu cầu bổ nhiệm một phó giám đốc hậu cần chuyên phụ trách công tác của các phòng chức năng.
- Các phòng chức năng hiện tại của bệnh viện bao gồm: phòng Tổ chức cán bộ, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Điều dưỡng, phòng Đào tạo và chỉ đạo tuyến, phòng Tài chính kế toán, phòng hành chính quản trị, phòng Vật tư,phòng Dự án, Phân hội đồng giám định y khoa, phòng Quản lý chất lượng bệnh viện Là các đơn vị được thành lập với chức năng giúp việc, tư vấn, tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện công việc theo chức năng nhiệm vụ được phân công và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc.
+ Phòng tổ chức cán bộ: Tham mưu cho Giám đốc trong việc tuyển chọn, đào tạo và bố trí nhân lực hợp lý, theo dõi kiểm tra đôn đốc và thực hiện công tác thi đua khen thưởng cho CBNV- NLĐ trong đơn vị
+ Phòng hành chính quản trị: Tham mưu trực tiếp trong việc mua sắm sửa chữa hậu cần cho đơn vị, theo dõi kiểm tra công tác an ninh nội bộ tại bệnh viện, phòng cháy chữa chữa cháy, phòng chống lụt bão và chịu trách nhiệm về công tác vệ sinh trong khuôn viên và xung quanh bệnh viện.
+ Phòng tài chính kế toán: Là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán tại đơn vị Lập dự toán, kế hoạch thu chi, chấp hành dự toán thu, chi, thực hiện quyết toán ngân sách, lưu trữ chứng từ, sổ sách kế toán, tổng hợp tình hình, phân tích kết quả hoạt động của bệnh viện Tham mưu, báo cáo tình hình hoạt động tài chính, nghiên cứu, xây dựng hệ thống thu thập thông tin, hệ thống báo cáo nhằm đánh giá tình hình hoạt động tài chính, đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn bệnh viện.
+ Phòng kế hoạch tổng hợp: Là phòng chức năng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kế hoạch hoạt động của các khoa, phòng; đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện quy chế bệnh viện; tổ chức chỉ đạo công tác nghiệp vụ chuyên môn tại bệnh viện
+ Phòng điều dưỡng : Là phòng có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý nhân viên điều dưỡng tại các khoa phòng
- Các khoa lâm sàng, các khoa cận lâm sàng và trung tâm có nhiệm vụ thăm khám,điều trị cho bệnh nhân theo từng lĩnh vực, chuyên môn y khoa;đồng thời phối hợp nhịp nhàng với các khoa, phòng, trung tâm và các bệnh viện khác trong công tác khám chữa bệnh; thực hiện hướng dẫn, đào tạo đội ngũ cán bộ có y đức và trình độ chuyên môn cao cho bệnh viện nói riêng và các bệnh viện khác trên cả nước nói chung; tổ chức và tham gia các hoạt động
NCKH, hợp tác quốc tế về các hoạt động chuyên môn kỹ nhằm khai thác hiệu quả, tối đa nguồn nhân lực của bệnh viện.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
2.1.3.1 Tổ chức công tác kế toán
Bệnh viện đang áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán
Nguồn: Bệnh viện C Đà Nẵng
- Kế toán trưởng: Phụ trách chung và làm kế toán tổng hợp là người tham mưu cho Giám đốc về công tác tài chính của đơn vị, điều hành việc thực hiện công tác chuyên môn được giao, chịu trách nhiệm về thực hiện chế độ tài chính của Nhà nước và làm kế toán tổng hợp.
- Kế toán thanh toán: Theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng từ nguồn kinh phí ngân sách cấp và nguồn thu viện phí, bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Kế toán thanh TSCĐ toán
Kế toán thuế và các khoản chế độ
Kế toán tiền lương và các khoản chế độ theo lương
- Kế toán vật tư : Theo dõi hóa đơn, nhập xuất kho VTYT, hóa chất tiêu hao,oxy y tế, y cụ
- Kế toán TSCĐ: Theo dõi tình hình mua sắm, sữa chữa TSCĐ Theo dõi tăng giảm tài sản và tính khấu hao.
- Kế toán dược: Kiểm tra hóa đơn cung cấp dược đảm bảo hợp lệ theo quy định Phản ánh kịp thời tình hình nhập, xuất, tồn của các kho vào các sổ sách kế toán.
- Kế toán tiền lương và các khoản chế độ theo lương: Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ý tế và kinh phí công đoàn, thu nhập tăng thêm, phụ cấp chức vụ, phụ cấp vượt khung, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm đêm, thêm giờ,
- Kế toán thuế và các khoản chế độ: Theo dõi, kiểm tra các chính sách, quy định về liên quan đến khai thuế, tính thuế, báo cáo thuế về thuế thu nhập cá nhân Theo dõi, tính toán các chế độ về phụ cấp thường trực, độc hại bằng tiền, phụ cấp phẫu thuật thủ thuật.
- Kế toán viện phí: Trực tiếp thu tiền viện phí, các dich vụ khác và thu giám định y khoa sau đó lên bảo kê nộp quỹ hàng ngày, chia công lao động trực tiếp cho các khoa phòng, lên báo cáo thuế hàng tháng hàng quý và quyết toán thuế theo năm.
- Kế toán BHYT: Trực tiếp thu viện phí đồng chi trả, kiểm tra hồ sơ bệnh án các khoa phòng điều trị so với phơi thanh toán của BHYT, thanh quyết toán với cơ quan BHYT hàng tháng và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến BHYT
- Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ theo dõi thu chi các khoản tiền mặt.
2.1.3.2 Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán và quy trình luân chuyển chứng từ
Chứng từ kế toán áp dụng cho tại Bệnh viện C Đà Nẵng thực hiện theo nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong chế độ theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ tài chính
Ngoài ra, để xây dựng mô hình bệnh viện hiện đại, chuyên nghiệp, tổ chức làm việc theo quy trình, ban lãnh đạo bệnh viện đã yêu cầu các khoa, phòng, trung tâm xây dựng hệ thống quy trình tiêu chuẩn trong việc thực hiện nghiệp vụ Theo đó, phòng TCKT đã xây dựng các quy trình tài chính kế toán với từng chứng từ mẫu giấy tờ cụ thể: quy trình mua sắm TSCĐ, quy trình kiểm kê TSCĐ, quy trình thanh toán cho bệnh nhân, quy trình hoàn trả viện phí cho bệnh nhân, quy trình lập báo cáo quyết toán NSNN và báo cáo tài chính, quy trình lưu trữ chứng từ kế toán.
Về quy trình luân chuyển chứng từ: Đối với các khoản thu bằng tiền mặt: Hàng ngày kế toán thu viện phí lập Bảng tổng hợp thu viện phí, chuyển toàn bộ hóa đơn bán hàng và Bảng tổng hợp thu viện phí cho Kế toán nguồn ngân sách Kế toán kiểm tra, đối chiếu số liệu, lập phiếu thu trình kế toán trưởng ký và trình giám đốc ký duyệt Đối với các khoản chi bằng tiền mặt: Chứng từ gốc phát sinh được tập hợp theo từng nguồn kinh phí sau đó chuyển về cho kế toán phụ trách nguồn kinh phí đó, sau khi kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý, hợp pháp của chứng từ sẽ lập chứng từ kế toán trên máy vi tính, in ra trình kế toán trưởng ký và chủ tài khoản duyệt chi, chứng từ đã được duyệt chi sẽ được chuyển cho thủ quỹ chi tiền, sau khi chi tiền, thủ quỹ sẽ phân loại, sắp xếp chứng từ chuyển trả cho kế toán một bản để lưu trữ. Đối với những khoản thanh toán qua kho bạc: Chứng từ gốc phát sinh được tập hợp theo từng nguồn kinh phí sau đó chuyển về cho kế toán phụ trách nguồn kinh phí đó, sau khi kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý, hợp pháp của chứng từ sẽ lập chứng từ kế toán trên máy vi tính, in ra trình kế toán trưởng ký và chủ tài khoản duyệt chi, chứng từ đã được duyệt chi sẽ được chuyển cho kho bạc để thanh toán Sau khi đã được thanh toán, chứng từ được chuyển về kế toán để lưu trữ Đối với các chứng từ hoàn tạm ứng, nhập - xuất kho vật tư, … cũng được các kế toán theo dõi từng nguồn kinh phí xử lý, hạch toán và ghi sổ.
Hiện tại, bệnh viện đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán được quy định tại chế độ kế toán sự nghiệp công lập ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Việc xây dựng và sử dụng hệ thống tài khoản kế toán của bênh viện hiện nay đã đáp ứng một phần yêu cầu quản lý và kiểm soát chi nguồn NSNN, các loại quỹ, đồng thời góp phần quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi và sử dụng các nguồn lực đúng mục đích Tuy nhiên,bệnh viện chưa quan tâm đến nhu cầu thông tin phục vụ cho quản trị nội bộ khi xây dựng hệ thống tài khoản kế toán chi tiết cho từng đối tượng, mà chủ yếu sử dụng các tài khoản chi tiết có sẵn trong hệ thống tài khoản kế toán theo chế độ kế toán hiện hành quy định để thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ công tác quản trị.
Tình hình hoạt động của bệnh viện C Đà Nẵng trong thời gian qua
Hiện nay, nguồn tài chính cung cấp cho hoạt động của bệnh viện: nguồn ngân sách, thu viện phí và bảo hiểm y tế, các khoản viện trợ và các nguồn thu khác.
Thu từ nguồn NSNN; Thu từ viện phí trực tiếp từ người bệnh và cơ quan BHXH; Thu từ cơ quan BHXH chi trả cho đối tượng có thẻ BHYT,được tổng hợp và quyết toán với cơ quan BHXH hàng tháng Đây là nguồn thu chính yếu của bệnh viện, do đó yêu cầu đặt ra là làm sao đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời, đồng thời tổ chức quản lý, sử dụng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả các nguồn thu để đầu tư phát triển sự nghiệp.
Nguồn thu khác: Chiếm tỷ trọng thấp, đây là các khoản thu từ dịch vụ cho thuê mặt bằng căn tin, cho thuê lưu trú, thuê mặt bằng giữ xe, thuê mặt bằng lắp đặt máy bán nước tự động, thuê mặt bằng lắp đặt ghế ngồi massage, thuê mặt bằng lắp đặt máy ATM … Nguồn thu này tuy không lớn nhưng cũng đã tăng trong những năm qua Đây là những khoản thu được gọi chung là thu từ hoạt động dịch vụ Bệnh viện căn cứ vào đề án sử dụng tài sản công, tổ chức đấu giá cho thuê tài sản Giá cho thuê tài sản là giá trúng đấu giá.
Năm 2021, dịch bệnh bùng phát trên phạm vi cả nước, Bệnh viện vẫn cơ bản thực hiện được mục tiêu kép vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch, vừa đảm bảo công tác khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện Đến cuối năm
2022, khi dịch bệnh đã được tạm thời kiểm soát, Bệnh viện đã thích ứng linh hoạt với tình hình chống dịch và dần khôi phục hoạt động khám chữa bệnh, có thời điểm bệnh viện đạt 60–70% công suất sử dụng giường.
Bảng 2.1 Tình hình thực hiện công tác y tế tại Bệnh viện C Đà Nẵng giai đoạn 2018 – 2022
TT Chỉ tiêu chuyên môn Đơn vị tính Năm
1 Tổng số giường bệnh Giường 597 611 414,6 257 381
2 Tổng số lần khám bệnh Lần 254.321 272.900 256.953 210.486 243.667
3 Tổng số chuyển viện tại khoa
4 Tổng số điều trị nội trú Lượt 18.457 20.746 14.807 9.639 14.698
5 Tổng số điều trị nội trú chuyển viện Lượt 115 128 147 78 124
6 Tổng số người bệnh vào khoa
7 Tổng số người bệnh vào cấp cứu sản Lượt 18 24 29 10 7
Nguồn: Bệnh viện C Đà Nẵng
Bảng 2.1 cho thấy, số lượt khám chữa bệnh nội và ngoại trú giai đoạn 2018-2022 có sự biến động Cụ thể, năm 2018, và năm 2019 có số lượt khám chữa bệnh nội và ngoại trú các năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước
Từ cuối năm 2019, phát sinh dịch bệnh COVID-19, làm thay đổi lớn số lượng khám, điều trị tại bệnh viện
Năm 2020 khi dịch bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại Bệnh viện và bùng phát dữ dội tại Đà Nẵng, sau thời gian phong tỏa, Bệnh viện vẫn đảm bảo được công tác khám và điều trị người bệnh.
Bảng 2.2 Tình hình đào tạo cán bộ viên chức giai đoạn 2018 - 2022
Nguồn: Bệnh viện C Đà Nẵng
Bên cạnh công tác khám chữa bệnh Bệnh viện luôn coi trọng công tác đào tạo cán bộ và trở thành bệnh viện của ngành, với chất lượng các bác sĩ chuyên khoa đại học và sau đại học Bảng 2.2 cho thấy, Bệnh viện luôn luôn cử cán bộ đi đào tạo chuyên khoa và chuyên khoa sâu liên tục để phát triển kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu nhằm phát triển bệnh viện bền vững.
Bên cạnh đào tạo dài hạn, bệnh viện còn liên tục mở các lớp đào tạo thường xuyên, đào tạo thực địa và bồi dưỡng tại bệnh viện cho các bác sĩ, y tá.
Mục đích của việc đào tạo là trang bị cho họ kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để thực hiện công việc Đặc biệt, cung cấp những kiến thức, lý thuyết cơ bản, trang bị kỹ năng, phương pháp làm việc và thái độ làm việc thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo và nhân viên Từ đó góp phần tích cực nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực làm việc, chất lượng và hiệu quả công việc của cán bộ, viên hức, nhằm tạo ra những thay đổi về chất trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Bảng 2.3 Tình hình chi thường xuyên tại Bệnh viện C Đà Nẵng giai đoạn 2018 – 2022 ĐVT: Triệu đồng
1 Chi thanh toán cá nhân 110.416 118.983 115.439 98.300 94.280 537.418
2 Chi về hàng hóa dịch vụ 9.295 9.379 9.221 8.823 7.646 44.364
3 Chi nghiệp vụ chuyên môn 119.488 131.530 120.022 89.842 92.112 552.994
4 Chi sửa chữa lớn, mua sắm
Nguồn: Bệnh viện C Đà Nẵng
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
1 Chi thanh toán cá nhân 2 Chi về hàng hóa dịch vụ
3 Chi nghiệp vụ chuyên môn 4 Chi sữa chữa lớn, mua sắn TSCĐ
Hình 2.1 Cơ cấu chi thường xuyên giai đoạn 2018 - 2022
Qua bảng 2.3 và hình 2.1 cho thấy, chi thường xuyên của Bệnh viện C Đà Nẵng giai đoạn 2018-2022 có sự biến động, trong đó: Chi thanh toán cá nhân và chi nghiệp vụ chuyên môn chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản mục chi
Chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi nghiệp vụ chuyên môn đây là nhóm mục chi có tính chất đa dạng và phức tạp nhất, được nhiều văn bản chế độ điều chỉnh nhất với tổng chi trong giai đoạn này là 552.994 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 36,74% tổng chi thường xuyên
Chiếm tỷ trọng thứ hai là chi thanh toán cá nhân là khoản chi có tính chất ổn định, ít thay đổi, kiểm soát hồ sơ chứng từ cho nhóm chi này đơn giản hơn các nhóm mục chi khác Tổng chi thanh toán cá nhân trong giai đoạn này là 537.418 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 35,71% tổng chi thường xuyên
Chi mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn thứ ba với tổng chi giai đoạn này là 370.318 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 24,60% tổng chi Việc mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ phải được xây dựng kế hoạch hàng năm và đưa vào dự toán, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt Hằng năm căn cứ vào nhu cầu thực tế cần thiết phải mua sắm, sửa chữa TSCĐ phục vụ cho công tác chuyên môn, các khoa phòng trực tiếp sử dụng TSCĐ lập đề nghị gửi các phòng được giao nhiệm vụ là đầu mối tập trung tổng hợp và thông qua Hội đồng khoa học kỹ thuật Trên cơ sở nhu cầu cần thiết phải trang bị, sửa chữa và nguồn kinh phí đủ để đảm bảo tính khả thi, Giám đốc bệnh viện quyết định phê duyệt danh mục thực hiện.
Cuối cùng là chi về hàng hóa dịch vụ với 2,95% Chi hàng hóa dịch vụ bao gồm các khoản chi thanh toán dịch vụ công cộng như tiền điện nước,nhiên liệu… Chi vật tư văn phòng; Chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc như cước phí điện thoại, sách, báo, tạp chí thư viện; Chi tiêu hội nghị.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2018-2022 1 Thực trạng công tác kiểm soát chi thanh toán cá nhân
Thực trạng công tác kiểm soát chi nghiệp vụ chuyên môn
Chi chuyên môn nghiệp vụ tại Bệnh viện C Đà Nẵng bao gồm nhiều khoản chi như: Chi mua thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao y tế, chi nghiệp vụ chuyên môn của các khoa, phòng, chi mua sắm công cụ, dụng cụ phục vụ người bệnh, trang phục bảo hộ lao động
Vì đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số chi của bệnh viện nên việc kiểm soát là cần thiết để đảm bảo khoản chi không vượt định mức, không xảy ra lãng phí, sử dụng tiết kiệm.
Rủi ro kiểm soát: Rủi ro về tiêu chuẩn, định mức; rủi ro về chấp hành văn bản về trình tự thủ tục; rủi ro về nguồn nhân lực; rủi ro về ứng dụng công nghệ thông tin; rủi ro về tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và rủi ro trong phối hợp với các đơn vị có liên quan. a Kiểm soát việc chi mua thuốc, hóa chất, vật tư y tế, công cụ, dụng cụ chuyên môn, quần, trang bị bảo hộ lao động
Thực trạng chi mua thuốc, hóa chất, vật tư y tế, công cụ, dụng cụ chuyên môn, quần, trang bị bảo hộ lao động
Bảng 2.7 Tình hình chi mua hóa chất, vật tư y tế giai đoạn 2018 – 2022 ĐVT: Triệu đồng
6 Trang phục bảo hộ lao động 681 978 670 369 392
Nguồn: Bệnh viện C Đà Nẵng
Mục tiêu của việc kiểm soát mua, xuất thuốc, hóa chất, vật tư y tế nhằm đảm bảo thuốc, hóa chất, vật tư y tế đạt chuẩn chất lượng, đáp ứng kịp thời, đúng đủ theo nhu cầu, theo dự trù mua hàng đã đưa ra.
Hội đồng Khoa học và công nghệ hay Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện xây dựng danh mục hóa chất, vật tư, thuốc phù hợp với điều kiện, khả năng kinh phí, chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 13485, ưu tiên dùng thuốc sản xuất trong nước có chất lượng GMP.
Trách nhiệm Các bước thực hiện Mô tả / các biểu mẫu
Lãnh đạo các khoa phòng
- Căn cứ dựa trên số giường bệnh nhân điều trị.
- Căn cứ theo kế hoạch hằng năm đối với VTYT.
- Căn cứ trên mức dự trữ tối thiểu để hoạt động.
(Lập dự trù theo biểu mẫu gửi
- Tiếp nhận, dự trù các đơn vị,tổng hợp thành bảng dự trù chung toàn bệnh viện
- Thông qua Hội đồng Khoa học và công nghệ xét duyệt.
- Trình ra Vụ Trang thiết bị và công trình y tế.
- Trình Vụ Kế hoạch tài chính : Phê duyệt KH đấu thầu.
- Căn cứ trên kết quả trúng thầu, theo dõi hàng về theo đúng tiến độ Theo quy trình đấu thầu chung của bệnh viện.
- Gọi hàng theo dự trù hàng tháng được duyệt.
- Kiểm tra số lượng, nguồn gốc xuất xứ …
- Đối với hàng không đạt yêu cầu : Lập biên bản, không nhập kho và trả lại.
Sơ đồ 2.5 Quy trình kiểm soát chi mua hóa chất, vật tư y tế
Theo sơ đồ trên: Đúng
Tập hợp và lập danh mục vật tư
Theo dõi quá trình giao hàng
Nhận hàng và kiểm tra
Nhận hóa đơn làm phiếu nhập
(1) Căn cứ dựa trên số giường bệnh nhân điều trị, căn cứ theo kế hoạch hằng năm đối với VTYT, căn cứ trên mức dự trữ tối thiểu để hoạt động Các khoa, phòng lập dự trù mua hàng
(2) Phòng VTTTBYT: Tiếp nhận, dự trù các đơn vị, tổng hợp thành bảng dự trù chung toàn bệnh viện và trình lên Hội đồng KH và CN xét duyệt
(3)Thông qua Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, trình Vụ Kế hoạch tài chính để tiến hành Phê duyệt kế hoạch đấu thầu và Tổ chức đấu thầu
(4) Phòng VTTBYT : Căn cứ trên kết quả trúng thầu, theo dõi hàng về theo đúng tiến độ Gọi hàng theo dự trù hàng tháng được duệt.
(5) Khi vật tư được chuyển đến, phòng VTTBYT nhập kho và quản lý, đồng thời lập phiếu nhập kho trình lãnh đạo duyệt cho hàng nhập kho Sau đó bàn giao hàng, vật tư cho các khoa, phòng và chuyển hóa đơn về phòng TCKT.
(6) Kế toán vật tư nhận hóa đơn, kiểm tra số lượng, quy cách, xuất xứ đối chiếu đơn giá trên hóa đơn với đơn giá theo hợp đồng và làm phiếu nhập. Ghi nhận hệ thống kế toán.
(7) Chuyển chứng từ cho Kế toán thanh toán làm thủ tục thanh toán.
(8) Kế toán thanh toán kiểm tra và lập các chứng từ thanh toán trình Kế toán trưởng kiểm tra, ký duyệt.
(9) Kế toán trưởng sau khi ký duyệt, trình Giám đốc xem xét, phê duyệt thanh toán.
(10) Giám đốc trả chứng từ cho Kế toán trưởng, Kế toán trưởng trả lại cho Kế toán thanh toán để chuyển Kho bạc thanh toán. Đối với các loại công cụ, dụng cụ sử dụng lâu bền (thời gian sử dụng trên 01 năm) phải mở sổ theo dõi chi tiết từng công cụ, dụng cụ theo từng bộ phận sử dụng cho đến khi hư hỏng và thanh lý. b Kiểm soát chi mua thuốc
Thực trạng chi mua thuốc
Bảng 2.8 Tình hình chi mua thuốc giai đoạn 2018 – 2022 ĐVT: triệu đồng
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Nguồn: Bệnh viện C Đà Nẵng
Trách nhiệm Các bước thực hiện Mô tả / các biểu mẫu
Lãnh đạo các khoa phòng
- Căn cứ dựa trên số giường bệnh nhân điều trị, các khoa, phòng lập dự trù mua thuốc.
- Tiếp nhận, dự trù các đơn vị, tiến hành lập bảng tổng hợp
- Thông qua Hội đồng thuốc và điều trị.
Lãnh đạo - Trình Vụ Kế hoạch tài chính:
Phê duyệt KH đấu thầu.
Khoa Dược - Theo dõi hàng về.
- Gọi hàng theo dự trù hàng tháng được duyệt.
- Lập phiếu nhập kho trình lãnh đạo duyệt.
- Bàn giao cho các khoa
- Chuyển hóa đơn cho P.TCKT
- Nhận hóa đơn, kiểm tra;
- Lập chứng từ thanh toán
Sơ đồ 2.6 Quy trình kiểm soát chi mua thuốc
Tập hợp và lập danh mục thuốc
Theo dõi quá trình giao hàng
Nhận hàng và kiểm tra
Nhận hóa đơn và làm các thủ tục
Phê duyệt Sa i Sa i Đúng
(1) Căn cứ dựa trên số giường bệnh nhân điều trị, các khoa, phòng lập dự trù mua thuốc gửi về khoa Dược
(2) Khoa Dược: Trên cơ sở bảng dự trù từ các phòng khoa gửi về, tiến hành lập bảng tổng hợp, gửi Hội đồng thuốc và điều trị xem xét và phê duyệt.
(3) Trình Vụ Kế hoạch tài chính để tiến hành Phê duyệt kế hoạch đấu thầu và Tổ chức đấu thầu
(4) Khoa Dược: Căn cứ trên kết quả trúng thầu, theo dõi hàng về theo đúng tiến độ Gọi hàng theo dự trù hàng tháng được duệt.
(5) Khi thuốc được chuyển đến, khoa Dược tiến hành nhập kho và quản lý, đồng thời lập phiếu nhập kho trình lãnh đạo duyệt cho hàng nhập kho Sau đó bàn giao thuốc cho các khoa, phòng và chuyển hóa đơn về phòng TCKT.
(6) Kế toán dược nhận hóa đơn, kiểm tra số lượng, quy cách, xuất xứ, hạn sử dụng, đối chiếu đơn giá trên hóa đơn với đơn giá theo hợp đồng và làm phiếu nhập Ghi nhận hệ thống kế toán.
(7) Chuyển chứng từ cho Kế toán thanh toán làm thủ tục thanh toán.
(8) Kế toán thanh toán kiểm tra và lập các chứng từ thanh toán trình Kế toán trưởng kiểm tra, ký duyệt.
(9) Kế toán trưởng sau khi ký duyệt, trình Giám đốc xem xét, phê duyệt thanh toán.
(10) Giám đốc trả chứng từ cho Kế toán trưởng, Kế toán trưởng trả lại cho Kế toán thanh toán để chuyển Kho bạc thanh toán.
Kết quả quá trình kiểm soát chi nghiệp vụ chuyên môn:
Theo quy định, hàng tháng phòng VTTTBYT, khoa Dược và phòngTCKT phải đối chiếu danh mục vật tư, hóa chất, thuốc đã sử dụng trong tháng với danh mục vật tư, hóa chất, thuốc đề nghị của các khoa, phòng Qua tìm hiểu, việc đối chiếu danh mục và số lượng tại bệnh viện đã được thực hiện đầy đủ, đúng quy định, số liệu các tháng và số liệu cuối năm đều khớp đúng.
Không có sự sai lệch giữa số liệu nhập, xuất phản ánh trên chứng từ và trên báo cáo xuất nhập tồn của phòng TCKT với số liệu xuất nhập do phòng VTTTBYT, khoa Dược theo dõi
Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên khác
- Sử dụng vật tư, tài sản đúng mục đích, có hiệu quả.
- Tạo quyền chủ động cho công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Tăng cường công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí.
2.2.3.1 Thực trạng công tác kiểm soát chi hàng hóa, dịch vụ
Bảng 2.9 Tình hình chi hàng hóa, dịch vụ giai đoạn 2018 – 2022 ĐVT: triệu đồng
1 Chi hàng hóa dịch cộng vụ 9.295 9.379 9.221 8.823 7.646 36.718
Nguồn: Bệnh viện C Đà Nẵng
- Chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc:
Việc sử dụng điện thoại, internet phải nhằm mục đích cho công tác chuyên môn của bệnh viện không sử dụng vào việc riêng, được thanh toán bằng chuyển khoản qua kho bạc Quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện đã có định mức chi cụ thể cho từng máy điện thoại của từng khoa phòng Dựa trên định mức này, căn cứ thông báo và hóa đơn thanh toán tiền điện thoại, phòng
TCKT rà soát và đối chiếu số tiền sử dụng của các máy điện thoại, nếu máy của khoa, phòng nào sử dụng quá định mức thì yêu cầu khoa, phòng đó nộp số tiền chênh lệch để phòng TCKT nộp bổ sung cho công ty điện thoại
Cơ sở pháp lý và các định mức chi
Khoán tiền điện thoại di động theo định mức cho lãnh đạo đơn vị và các trưởng, phó khoa phòng theo định mức sau:
Bảng 2.10 Định mức khoán tiền điện thoại
I Điện thoại cố định tại nơi làm việc
Khoa HSCC 200.000 Phòng Điều dưỡng 150.000
Khoa cấp cứu 150.000 Phòng QLCL 150.000
Khoa Dược 150.000 Trung tâm Đào tạo –
Phòng TCKT 150.000 Thường trực GĐYK
Khoa Huyết học 150.000 Khoa KCB theo yêu cầu 150.000
Phòng CNTT 150.000 Nhà thuốc bệnh viện 150.000
Phòng KHTH 300.000 Văn phòng Đảng ủy 150.000
II Điện thoại trực và đường dây nóng
Trực Vật tư TBYT 100.000 Trực lãnh đạo (đường dây nóng BV)
Theo hóa đơn thực tế
Nguồn: Bệnh viện C Đà Nẵng
Cuối tháng, phòng Tài chính kế toán căn cứ bảng kê sử dụng điện thoại do phòng Công nghệ thông tin cung cấp, đối chiếu với định mức khoán. Khoa, phòng, trung tâm có trách nhiệm nộp lại bệnh viện phần chi phí sử dụng vượt định mức khoán.
- Chi thanh toán dịch vụ công cộng: Được thanh toán theo thực tế tiêu thụ và Hợp đồng với các đơn vị cung ứng dịch vụ.
Thanh toán tiền điện: Hàng tháng, căn cứ số KW điện Bệnh viện sử dụng, bệnh viện lập giấy rút dự toán chuyển Kho bạc trích từ tài khoản hạn mức giao đầu năm cho bệnh viện để thanh toán
Thanh toán tiền nước: Căn cứ vào số m3 bệnh viện sử dụng, Công ty cấp nước gửi giấy thông báo số tiền phải nộp đến phòng TCKT, Phòng TCKT lập chứng từ thanh toán qua Kho bạc.
Thanh toán tiền nhiên liệu cho xe ô tô: Các khoa, phòng trực tiếp sử dụng nhiên liệu phối hợp với các phòng chức năng xây dựng định mức sử dụng nhiên liệu cho từng máy móc, thiết bị như dầu chạy máy phát điện dự phòng, gas nấu ăn khoa Dinh dưỡng, xăng dầu cho xe ôtô
Cơ sở pháp lý và các định mức chi Định mức nhiên liệu được khoán như sau:
Bảng 2.11 Định mức khoán xe ô tô
STT Loại xe Mức khoán /100km
02 Xe Toyota 43M.00013 (xe cứu thương) 17
04 Xe Huyndai 43E1748 (xe cứu thương) 17
Nguồn: Bệnh viện C Đà Nẵng
Quy trình chi và kiểm soát chi tiền nhiên liệu cho xe o tô như sau:
(1) Các khoa, phòng trực tiếp sử dụng nhiên liệu phối hợp với các phòng chức năng xây dựng định mức sử dụng nhiên liệu cho từng máy móc, thiết bị như dầu chạy máy phát điện dự phòng, gas nấu ăn khoa Dinh dưỡng, xăng dầu cho xe ôtô.
(2) Các phòng gửi Lệnh điều xe đã được Giám đốc duyệt, số km đi thực tế (theo lộ trình ghi trên lệnh điều xe, có chữ ký xác nhận của người đi công tác) về cho TCKT
(3) Căn cứ định mức khoán nhiên liệu và các giấy tờ gửi về, phòng TCKT tiến hành thanh toán tiền nhiên liệu sử dụng.
=> Rủi ro trong quá trình kiểm soát này đó là việc phòng TCKT có khả năng chưa kiểm soát được số km thực tế bởi lái xe có thể ghi thêm số km để thanh toán xăng, nhằm trục lợi.
Thanh toán nhiên liệu cho máy cắt cỏ và máy phát điện bệnh viện thanh toán theo số lần sử dụng thực tế, thanh toán nhiên liệu cho máy phát điện căn cứ vào thông báo cắt điện của điện lực và thanh toán thực tế
Thanh toán tiền vật tư văn phòng: Phòng Hành chính quản trị có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu về văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ văn phòng của các khoa/phòng/trung tâm trình Giám đốc phê duyệt, lập kế hoạch đấu thầu, mua sắm, tổ chức cấp phát và quản lý sử dụng theo quy định Phòng Hành chính quản trị xây dựng định mức cấp bằng hiện vật gồm văn phòng phẩm và công cụ, dụng cụ cấp hàng quý cho từng khoa, phòng, trung tâm
- Chi thanh toán hội nghị:
Thanh toán các khoản chi theo chế độ quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện Bệnh viện thực hiện theo quy định tại Thông tư số
40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị; Nghị quyết định số 120/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 về quy định mức chi công tác phí, chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Phụ trách Các bước thực hiện Mô tả
Nhân viên của khoa/phòng - Căn cứ vào nhu cầu, kế hoạch công việc … tiến hành lập “Tờ trình”
Khoa/phòng - Kiểm tra, duyệt “Tờ trình”
- Trả lại nhân viên sau khi duyệt.
Khoa/phòng - Dựa vào “Tờ trình” được duyệt.
- Dựa vào thỏa thuận hợp tác của các đơn vị tài trợ (nếu có)
Kế toán trưởng - Kiểm tra, ký duyệt
Giám đốc - Duyệt bảng dự trù,
Kế toán thanh toán - Kiểm tra, lập chứng từ thanh toán.
- Chuyển KTT, chuyển Giám đốc
Sơ đồ 2.7 Quy trình kiểm soát chi Hội nghị
Nhận xét công tác kiểm soát đối với chi hàng hóa, dịch vụ: Đối với khoản chi thanh toán tiền điện, tiền nước: Bệnh viện đã có cơ chế giám sát việc sử dụng điện, nước để có giải pháp tiết kiệm Đối với khoản
Lập chứng từ thanh toán
Sa i Đúng thanh toán tiền nhiên liệu: Công tác kiểm soát ở khâu này còn yếu, dễ xảy ra gian lận từ tài xế Đối với khoản chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc: Bệnh viện đã lắp đặt đường truyền internet, tất cả các phòng đều truy cập được internet nên việc truy cập để khai thác thông tin, báo điện tử khá thuận lợi hơn Đối với khoản chi vật tư văn phòng: Chi văn phòng phẩm vẫn chưa khoán, do đó sử dụng còn lãng phí, gây thất thoát. Đối với khoản chi công tác phí: Công chức, viên chức đi công tác về nộp vé máy bay, vé tàu, giấy đi đường và phê duyệt của lãnh đạo cử đi công tác cho kế toán để thanh toán theo Quy chế chi tiêu nội bộ.
KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
Nội dung khảo sát
Đối tượng khảo sát: Phòng TCKT, Ban giám đốc của Bệnh viện C
Số lượng khảo sát: 20 người phòng TCKT, 1 Giám đốc và 1 Phó giám đốc
Phương pháp khảo sát: Tác giả sử dụng bảng câu hỏi thông qua phiếu khảo sát Mỗi phiếu sẽ được phát cho mỗi đối tượng khảo sát, các đối tượng khảo sát sẽ lựa chọn phương án với điểm từ 1 đến 5, tương ứng các mức độ:
Trên các phiếu khảo sát thu thập được, tác giả tổng hợp và xử lý kết quả bằng excel Để đánh giá điểm trung bình cần tính lại các thang đo với khoảng cách = (max- min)/max = (5-1)/5 = 0,8
Kết quả khảo sát Ban Giám đốc:
Sau khi xử lý kết quả khảo sát (xem mục A Phụ lục III), thu được bằng excel, kết quả cho thấy:
Tất cả các chỉ tiêu khảo sát đểu được đánh giá ở mức điểm tối đa là 5,00 chiếm lỷ lệ 100% cho thấy, do nhận thức rõ ràng về trách nhiệm cũng như nhận thức rõ về quản trị bệnh viện nên ban lãnh đạo bệnh viện luôn chú trọng xây dựng và triển khai các chính sách, quy trình kiểm soát để đạt được mục tiêu của bệnh viện Bệnh viện căn cứ vào các văn bản quy định về tiêu chuẩn tài chính, phân bổ, phân bổ cụ thể và chế độ kế toán của các đơn vị hành chính, công ty…để xây dựng hoạt động kiểm soát Ban giám đốc chú trọng việc xây dựng và điều hành đảm bảo tính chính trực và các giá trị đạo đức; Bệnh viện có các quy định về phân cấp, phân quyền phê duyệt các nghiệp vụ; Bệnh viện có kế hoạch đào tạo hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ, viên chức Đồng thời, hàng năm bệnh viện cũng công bố quy định nội bộ về chi tiêu và đối chiếu các nguồn kinh phí về dòng tiền và số dư tài khoản ngân hàng.
Khi có văn bản mới trong lĩnh vực y tế, ban lãnh đạo đã thực hiện thông tin kịp thời đến các khoa, phòng ban liên quan, và thực hiện các buổi tập huấn, phổ biến nội dung văn bản mới Đồng thời tổ chức lưu trữ đầy đủ, đúng quy định tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin.
Kết quả khảo sát phòng TCKT
Sau khi xử lý số liệu khảo sát bằng excel với kết quả khảo sát đối với phòg TCKT (xem phần B, phụ lục III), cho thấy:
Chỉ tiêu “Quy trình chi, thủ tục kiểm soát chi có được công bố đầy đủ và công khai” và “Chứng từ kế toán được ghi chép trung thực, đầy đủ, chính xác” cùng với chỉ tiêu “Báo cáo phân tích tình hình tài chính đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và trung thực”có mức độ đánh giá cao nhất với điểm trung bình là
Các chỉ tiêu “Cần thiết để thực hiện kiểm soát nội bộ hoạt động chi thường xuyên trong bệnh viện”, “Ban lãnh đạo thường xuyên tổ chức các cuộc họp giao ban của từng khoa, phòng”, “ Các hoạt động kiểm kê thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định” được đánh giá với điểm trung bình là
4,85 cao thứ hai trong bảng khảo sát Điều này cho thấy sự cam kết của ban lãnh đạo và nhân viên Bệnh viện trong việc duy trì và nâng cao chất lượng của các quy trình kiểm soát nội bộ. Điểm đánh giá 4,20 với nội dung “Ban lãnh đạo quan tâm đến xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ” và “Ban giám đốc chú trọng và thường xuyên điều chỉnh các giải pháp đến việc xây dựng hệ thống KSNB” cho thấy:
Ban lãnh đạo có tinh thần quan tâm và sẵn sàng đầu tư vào việc xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ, một bước quan trọng để đảm bảo tính minh bạch và kiểm soát nội bộ.
Chỉ tiêu được đánh giá với điểm trung bình thấp nhất ở 3,90 là chỉ tiêu
“Phần mềm quản lý bệnh viện có tác động rất tích cực đến KSNB trong thu,chi” Điểm số trung bình này, mặc dù không cao, nhưng vẫn cho thấy rằng phần mềm có một tác động tích cực đối với KSNB, có thể làm cho quá trình quản lý ngân sách của bệnh viện trở nên hiệu quả hơn.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy: phòng TCKT luôn cập nhật số liệu về hoạt động kinh tế hiện tại một cách nhanh chóng và chính xác Để đảm bảo tính chính xác của số liệu, bệnh viện cũng yêu cầu xác minh độc lập (giữa thực tế và sổ sách) Tuy nhiên, việc kiểm tra này được thực hiện chưa thường xuyên, chủ yếu vẫn thực hiện công tác giám sát định kỳ.
Đánh giá ưu, nhược điểm 76 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG
Bệnh viện đã xây dựng được Quy chế chi tiêu nội bộ Quy chế chi tiêu nội bộ là căn cứ có tính pháp lý dùng để điều chỉnh các hoạt động thực hiện nhiệm vụ của bệnh viện theo Nghị định số NĐ 60/2021/NĐ-CP ngày 21/06/2021 của Thủ tướng Chính phủ vềcơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Bộ phận tài chính đã thực hiện tốt nhiệm vụ theo dõi và so sánh thực tế chi tiêu với ngân sách để đảm bảo không có sự khác biệt Tất cả các giao dịch đều được ghi nhận một cách chính xác trong hệ thống kế toán Ngoài ra, phòng TCKT đã xây dựng một số quy trình áp dụng trong Bệnh viện như Quy trình thanh toán viện phí cho bệnh nhân, Quy trình thanh toán, Quy trình mua sắm TSCĐ Mỗi quy trình có biểu mẫu chứng từ riêng được áp dụng cho toàn Bệnh viện.
Bệnh viện đã xây dựng chính sách kiểm soát những nguyên tắc cần làm; những quy định để thực thi chính sách kiểm soát một cách cụ thể.
Công tác kiểm soát chi thường xuyên tại bệnh viện đã được quan tâm,chú trọng hơn và đã phần nào kiểm soát việc chi thường xuyên có hiệu quả nhằm ngăn chặn tình trạng lãng phí, thất thoát công quỹ và tài sản của Nhà nước, để làm được điều này cũng có nhiều nguyên nhân: Đã có sự nhận thức lớn trong đội ngũ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong bệnh viện, khác với trước đây công việc của người lãnh đạo chỉ quan tâm đến điều hành công tác chuyên môn thì nay khi được giao quyền tự chủ thì lãnh đạo bệnh viện phải có trách nhiệm với việc tạo ra nguồn thu cho đơn vị, nâng cao trách nhiệm quản lý tài sản, giải quyết hài hoà phân phối thu nhập
Bệnh viện đã ban hành Quy tắc giao tiếp ứng xử chung cho toàn bộ công nhân viên trong bệnh viện Bệnh viện đã ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý Bên cạnh đó, bệnh viện cũng đã triển khai cài đặt phần mềm diệt đảm bảo ngăn chặn sự xâm nhập của virus tự động.
Chấp hành thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách tương đối đúng quy định về hạch toán kế toán, áp dụng tài khoản, hệ thống sổ sách và báo cáo tài chính.
Bệnh viện chưa xây dựng kế hoạch để nhận diện, đánh giá rủi ro làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp để giảm thiểu, kiểm soát rủi ro phát sinh trong các quy trình thực hiện hoạt động chi thường xuyên.
Tính chính trực và giá trị đạo đức được coi trọng thông qua kết quả khảo sát, tuy nhiên chưa có quy định riêng bằng văn bản về tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức, cách cư xử trong công việc.
Bệnh viện chưa có một ban kiểm soát riêng không kiêm nhiệm chức năng quản lý và am hiểu về lĩnh vực kiểm soát Bệnh viện chưa có bộ phận kiểm toán nội bộ.
Phần mềm quản lý bệnh viện chưa thực sự mang lại hiệu quả tích cực cho hoạt động kiểm soát nội bộ, minh chứng qua khảo sát có 8 ý kiến không đồng tình và còn phân vân về tính hiệu quả của phần mềm.
Nguyên nhân của các hạn chế:
Thứ nhất, về công tác kiểm soát chi thanh toán cá nhân: Thiếu nhân sự hoặc thiết bị kỹ thuật cần thiết để theo dõi và kiểm soát chi tiêu có thể dẫn đến việc kiểm soát không hiệu quả Một số cán bộ, nhân viên còn thiếu trách nhiệm và liêm chính tạo điều kiện cho việc tiêu phí và lạm dụng.
Thứ hai, về công tác kiểm soát chi mua vật tư y tế: Các báo cáo thuốc, vật tư chỉ phản ánh được xuất cho khoa phòng nào chứ không thể hiện được cho hoạt động nào, từ đó không thể cung cấp thông tin cho quản lý trong việc đưa ra chính sách hàng tồn kho cho phù hợp, hiệu quả.
Thứ ba, hiện nay khi đánh giá và phân tích chi phí, Bệnh viện mới sử dụng phương pháp so sánh giữa kế hoạch và thực tế, giữa kỳ trước và kỳ sau để so sánh chênh lệch, khác biệt mà chưa ứng dụng các phương pháp, kỹ thuật tiên tiến khác để tìm ra nguyên nhân của sự khác biệt.
Thứ tư, Không xây dựng mục “trách nhiệm” và không quy định rõ yêu cầu kiến thức
Không xây dựng mục “trách nhiệm” và không quy định rõ yêu cầu kiến thức
Thứ tư, không xây dựng mục trách nhiệm và không quy định rõ yêu cầu kiến thức và chất lượng nhân sự cho từng vị trí trong quy trình.
Trong chương 2, tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Bệnh viện C Đà Nẵng Đánh giá những kết quả đạt được, cũng như hạn chế trong công tác kiểm soát chi thường xuyên tạiBệnh viện C Đà Nẵng giai đoạn 2018 – 2022 Những đánh giá đó là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Bệnh viện C Đà Nẵng ở chương 3.
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG
Định hướng phát triển
Tập trung đầu tư hiện đại hóa quy trình kỹ thuật y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cán bộ công chức và nhân dân, hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, đồng thời hòa nhập với tốc độ phát triển các bệnh viện quy mô lớn trong cả nước và khu vực Xây dựng và đầu tư phát triển các chuyên khoa đạt tiêu chuẩn bệnh viện đa khoa nhằm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho công chức khu vực miền Trung - Tây Nguyên Nâng tổng số giường bệnh lên 1.000 giường.
Phát triển các chuyên khoa chuyên sâu về Hồi sức tích cực - Chống độc, Tim mạch, Thần kinh, Hô hấp, Tiêu hóa, Thận nhân tạo, Phục hồi chức năng, Đột quỵ, Ung thư; Các chuyên khoa ngoại như Ngoại tổng quát, Phẫu thuật chấn thương thần kinh, Tim mạch can thiệp, Phẫu thuật tim mạch Triển khai các kỹ thuật cận lâm sàng tiên tiến như phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn về huyết học, sinh hóa, vi sinh, giải phẫu bệnh, thăm dò chức năng và chẩn đoán hình ảnh.
Hoàn thiện hệ thống quản lý bệnh viện bằng CNTT, bằng việc kết nối,truyền tải dữ liệu bằng hình ảnh phục vụ chuyên môn, chăm sóc người bệnh,quản lý kinh tế y tế, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế Nghiên cứu và phát triển công nghệ y tế đồng thời cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, nghiên cứu về quan hệ công tư; quan hệ bệnh viện; mối quan hệ bệnh viện-đại học y; Nghiên cứu và giải quyết các bài toán kinh tế trong chăm sóc sức khỏe.
Nâng cao chất lượng điều trị phục vụ người bệnh, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho bệnh nhân và người nhà, thực hiện tốt.
Nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị y tế hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người bệnh, người nhà bệnh nhân
Nâng cao thu nhập để cải thiện đời sống cho cán bộ viên chức người lao động.
Xây dựng một hệ thống kiểm soát chi thường xuyên hiệu quả, minh bạch và công bằng. Ứng dụng công nghệ trong việc kiểm soát và quản lý chi thường xuyên.Đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên, các phòng chức năng liên quan trong công tác kiểm soát chi thường xuyên.
Mục tiêu hoàn thiện
Đảm bảo 100% giao dịch tài chính đều được ghi nhận, theo dõi và báo cáo một cách rõ ràng và trung thực.
Tối ưu hóa chi tiêu, giảm thiểu lãng phí và đảm bảo rằng mỗi đồng chi tiêu đều mang lại giá trị cho bệnh viện.
Triển khai hệ thống quản lý tài chính theo hệ thống điện tử để giảm thiểu lỗi và tăng cường hiệu suất.
Xây dựng chương trình đào tạo liên tục cho cán bộ, viên chức, nhất là những người trực tiếp liên quan đến quản lý và kiểm soát chi thường xuyên. Tần suất thực hiện ít nhất 1 quý 2 lần.
Tổ chức kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng các quy trình kiểm soát được tuân thủ và xác định các điểm cần cải thiện, tần suất thực hiện tối thiểu
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG 1 Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thanh toán cá nhân
Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi nghiệp vụ chuyên môn
Phòng TCKT phải yêu cầu các khoa cuối tháng lập bảng kê các loại thuốc, vật tư đã xuất dùng cho bệnh nhân Từ đó, kế toán căn cứ vào phiếu xuất hàng tháng xuất cho khoa phòng và bảng kê thuốc, vật tư xuất dùng cho bệnh nhân mà khoa phòng gửi lên sẽ nắm rõ được số lượng đã dùng, kiểm soát được số thuốc, vật tư còn tồn tại kho nhằm có biện pháp quản lý, tránh tình trạng hết hạn sử dụng hay thất thoát thuốc, vật tư.
Lập báo cáo nội bộ và xây dựng các trung tâm trách nhiệm tại bệnh viện, đặc biệt là trung tâm chi phí Từ đó, sẽ xây dựng được ý thức trách nhiệm của từng khoa, phòng, thúc đẩy ý thức của từng cá nhân Chính vì hiện tại, mọi công tác tài chính được tập trung tại bộ phận kế toán, vì vậy, các khoa phòng vẫn tồn tại ý nghĩ chỉ tập trung vào hoạt động chuyên môn, còn việc quản lý, cân đối thu-chi là nhiệm vụ của bộ phận kế toán Điều này dẫn đến gánh nặng kinh tế dồn vào bộ phận kế toán, trong khi mọi khoa phòng còn lại thờ ơ với việc quản lý tài chính.
Xây dựng quy trình rõ ràng và minh bạch: Phối hợp giữa phòng VTTTBYT và phòng TCKT để xây dựng quy trình chi tiết từ khâu đặt hàng, nhận hàng, kiểm tra chất lượng đến thanh toán Đảm bảo rằng quy trình này được công bố công khai và được nhân viên các bộ phận liên quan hiểu rõ.
Tăng cường đào tạo năng lực cho đội ngũ phụ trách: Đào tạo nhân viên của phòng TCKT về quy trình và kỹ thuật kiểm soát chi mua sắm vật tư y tế. Nâng cao năng lực của họ trong việc đánh giá chất lượng và giá trị của các mặt hàng mua sắm.
Ban giám đốc cần xây dựng các biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh, giảm thiểu các rủi ro dẫn đến sai phạm trong khâu mua hàng từ phòng VTTTBYT, khoa Dược Xây dựng một quy tắc riêng bằng văn bản về đánh giá nhà cung cấp bên ngoài.
Hoàn thiện cách lập dự toán chi phí thuốc, hóa chất, vật tư y tế: Để dự trù số lượng chính xác, tránh tình trạng hàng tồn kho lớn, khó khăn trong bảo quản, dễ hết hạn, ứ đọng gây tổn thất chi phí, Bệnh viện cần phải chú ý về số lượng bệnh nhân, chú ý vào diễn biết thời tiết – nhân tố ảnh hưởng đến số lượng bệnh nhân đến khám tại bệnh viện, phân loại và đánh giá từ cao đến thấp các nhóm bệnh chủ yếu theo thời tiết Trên cơ sở đó, các khoa phòng sẽ lập được dự trù, nhu cầu sử dụng gần chính xác nhất Khi công tác dự toán được lập có cơ sở đáng tin cậy sẽ có tác động tích cực đến việc kiểm soát chi phí Đối với chi về các khoản phụ cấp thủ thuật, phẩu thuật: Đây là khoản chi phí phụ thuộc vào số lượng bệnh nhân và diễn biến bệnh của bệnh nhân.
Do đó, khi xây dựng định mức về chi phí các khoản phụ cấp trên cần phải phối hợp với các khoa để ước tính số ca phẩu thuật, thủ thuật
Công tác quản lý giá trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm còn chưa chặt chẽ, chưa có quy định cụ thể trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát các chi thường xuyên khác
Đối với chi hàng hóa, dịch vụ:
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013, Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ cho toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động, quán triệt, học tập; đồng thời, kết hợp với các đợt thi đua, phát động phong trào phấn đấu thực hiện tốt tiết kiệm, chống lãng phí và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.
Hiện nay bệnh viện chưa có chế tài thưởng, phạt Do đó cần sớm ban hành chế tài thưởng phạt, trong đó kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương mặt điển hình trong thực hành tiết kiệm và chống lãng phí; bảo vệ người cung cấp thông tin chống lãng phí; chú trọng tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc lãnh đạo chỉ đạo tổ chức.
Lập chi tiết dự toán từng mục chi dựa trên định mức chi đối với định phí, chi phí của quý trước và tỷ lệ số lượng bệnh nhân đối với biến phí, chi phí của quý trước và tỷ lệ số lượng bệnh nhân đối với biến phí Cụ thể, với những chi phí như điện, nước, giặt là đồ vải cho bệnh nhân, tiền nhiên liệu,… sẽ tỷ lệ thuận với số lượng bệnh nhân, do đó khi xây dựng định mức chi sẽ tương ứng với tỷ lệ số lượt bệnh nhân đến khám và điều trị, ngoài ra còn phụ thuộc vào thời tiết, mùa hè dùng nhiều hơn mùa đông Khi định mức chi được xây dựng tương đối sát thì việc lập dự toán chi sẽ đảm bảo không gây lãng phí.
Phải thường xuyên cập nhật, thông tin cho toàn thể nhân viên trong đơn vị để biết rõ các tiêu chuẩn chi, mua, phân bổ Định kỳ thực hiện kiểm kê, phân tích, rà soát và báo cáo kịp thời để điều chỉnh kế hoạch, mua sắm vật tư, thiết bị phù hợp. Đối với chi phí văn phòng phẩm: Mỗi bộ phận, phòng, ban cần phải có định mức sử dụng văn phòng phẩm phù hợp để có thể phân phối hợp lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả Hàng tháng hoặc hàng quý cần phải kiểm tra định kỳ rà soát mức sử dụng theo từng công việc để đáp ứng được nhu cầu sử dụng hợp lý.
Xây dựng quy chế sử dụng tiết kiệm và an toàn: Ban lãnh đạo cần phải có phương án tiết kiệm điện, nước như cải tạo hệ thống chiếu sáng cho hợp lý, hệ thống nước được kiểm soát chặt chẽ để tránh lãng phí Phát triển và triển khai một quy chế rõ ràng về việc sử dụng điện và nước, tập trung vào tiết kiệm và an toàn Xác định các hành động cụ thể và quy tắc để nhân viên và bệnh nhân tuân thủ để giảm lãng phí và rủi ro Tăng cường đào tạo và nâng cao nhận thức cho người lao động: Tổ chức các buổi đào tạo định kỳ để giáo dục nhân viên và bệnh nhân về tầm quan trọng của việc sử dụng điện và nước một cách tiết kiệm và an toàn Nâng cao nhận thức về hậu quả của việc lãng phí và không đúng cách sử dụng nguồn năng lượng
Thực hiện giám sát và đánh giá: Triển khai hệ thống giám sát để theo dõi việc sử dụng điện và nước tại các khu vực quan trọng trong bệnh viện. Đặt ra các chỉ số hiệu suất để đánh giá hiệu quả của các biện pháp tiết kiệm và an toàn Xác định trách nhiệm của mỗi đơn vị/phòng ban trong việc báo cáo, xử lý sự cố và đảm bảo quy trình được tuân thủ.
Cần có chế tài trong quy định về công khai các thông tin một cách minh bạch về lượng tiêu thụ điện, nước và chi phí bảo trì máy móc, sửa chữa tài sản ở các phòng ban để tăng cường giám sát.
Ngoài việc xây dựng chuẩn mực cho từng hạng mục chi, phải xây dựng quy định cụ thể cho từng hạng mục chi, ví dụ: Các quy định về sử dụng điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, tài sản và trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, bộ phận liên quan đến việc thực hiện các quy định này Hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị điện không cần thiết, tạo thói quen cho mỗi cán bộ, viên chức, người lao động và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân có ý thức tắt các thiết bị điện khi không cần thiết sử dụng; Chỉ sử dụng điện thoại vào giải quyết công việc của cơ quan, tuyệt đối không sử dụng điện thoại trong việc riêng của cá nhân Nếu khoa, phòng, bộ phận sử dụng quá định mức phải tự trả số tiền vượt đó. Đối với nhân viên điện, nước: Kiểm tra đánh giá tình trạng hư hỏng của thiết bị điện, máy móc phải kỹ càng, có sự đánh giá của 02 nhân viên điện nước trước khi đề nghị sửa chữa hay mua mới để thay thế; không tự ý một mình đánh giá hỏng hóc và tự ký xác nhận hư hỏng với lãnh đạo khoa, phòng; chỉ đề xuất thay thế các thiết bị điện nước khi không thể sửa chữa được còn lại nếu còn tận dụng được thì phải sửa chữa để tiếp tục sử dụng Bảo dưỡng máy định kỳ; kiểm tra nước, nhớt, bình điện, đồng hồ thường xuyên và trước khi nổ máy Theo dõi việc chạy máy phát điện định kỳ ghi chép sổ sách ngày chạy, thời gian chạy có nhân viên bảo vệ xác nhận thời gian chạy thực tế. Đối với nhân viên lái xe: Thực hiện việc bảo dưỡng xe định kỳ đúng quy định tránh hư hỏng do lỗi chủ quan gây tốn kém kinh phí cơ quan khắc phục sửa chữa. Đối với nhân viên phòng CNTT: Kiểm tra đánh giá tình trạng hư hỏng của máy tính phải kỹ càng, có biên bản kiểm tra, có chữ ký của nhân viên kỹ thuật và đơn vị sử dụng trước khi đề nghị lãnh đạo duyệt mua thay thế; không tự ý một mình đánh giá tình trạng hỏng hóc và đề xuất thay thế linh kiện máy tính; thiết bị nào còn tận dụng được thì phải sửa chữa để tiếp tục sử dụng không thay mới. Đối với các khoa lâm sàng: Khi phát hiện các sự cố về điện nước ngoài giờ hành chính thì cán bộ được phân công trực phải báo ngay trưởng tua trực và lãnh đạo trực để thông báo cho các bộ phận liên quan chịu trách nhiệm xử lý. Đối với kiểm soát chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ:
Thường xuyên kiểm tra, cập nhật tình hình tăng, giảm của TSCĐ, CCDC vào sổ theo dõi Đối với những TSCĐ, CCDC điều chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác phải có giấy đề nghị điều chuyển (nơi đến) hoặc giấy đề xuất có ký duyệt của thủ trưởng đơn vị, có ký nhận của nơi đến, lưu tại bộ phận kế toán, để kế toán theo dõi và ghi sổ.
Bệnh viện phải ra quy định rõ những trường hợp sửa chữa mà không tuân thủ đúng quy trình, chưa được sự đồng ý của lãnh đạo bệnh viện đã tự ý sửa chữa thì tùy theo trường hợp mà Giám đốc sẽ quyết định việc cho thanh toán hay không hoặc thanh toán một phần.
Khi có yêu cầu thật cần thiết về sửa chữa nhỏ Bệnh viện tổ chức tham khảo và chào hàng cạnh tranh với nhiều nhà thầu xây dựng uy tín và chọn lựa nhà thầu và phương án tiết kiệm nhất mới triển khai thực hiện, xây dựng quy trình sửa chữa, xây dựng cơ bản chặt chẽ.
Giảm chi phí sửa chữa máy móc bằng phương án bảo dưỡng thường xuyên máy móc và giao trách nhiệm quản lý máy móc cho cán bộ sử dụng, tránh tình trạng hỏng nặng vì chi phí thay thế thiết bị cho máy móc y tế là rất cao,…
Cải thiện các hoạt động liên quan đến kiểm soát tài sản, chẳng hạn như kiểm kê tài sản thường xuyên thay vì kiểm kê tài sản cuối năm Tổ chức thực hiện kiểm kê định kỳ (hàng tháng hoặc hàng quý) hoặc đột xuất để tránh trường hợp sử dụng tài sản sai mục đích, thất thoát tài sản và có biện pháp kịp thời phòng tránh.
Bệnh viện hiện không có phòng thẩm định, mà công tác thẩm định giá một là đấu thầu chọn công ty thẩm định giá, hoặc là kiêm nhiệm của tổ thầu, do đó việc rủi ro liên quan đến mua sắm tài sản không bảo đảm nguyên tắc chính xác, khách quan của kết quả thẩm định giá; sử dụng các báo giá không đầy đủ thông tin của các doanh nghiệp; không có tài liệu thể hiện việc khảo sát thực tế thị trường, chưa thu thập thêm được thông tin làm căn cứ thẩm định giá; giá trị thẩm định tài sản đều bằng giá trị các chứng thư thẩm định giá của các doanh nghiệp thẩm định giá là điều có khả năng xảy ra Do đó, thiết nghĩ Bệnh viện cần xem xét, trình kế hoạch về việc xây dựng Tổ thẩm định – với những người có đầy đủ năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.
Bệnh viện cần bổ sung quy định về Nâng cấp TSCĐ, Trong trường hợp muốn nâng cấp tính năng, công dụng hay kéo dài thời gian hữu dụng củaTSCĐ, bệnh viện cần thực hiện việc nâng cấp TSCĐ Do chi phí nâng cấpTSCĐ thường lớn nên việc nâng cấp tài sản phải được thực hiện đầy đủ tương ứng như quá trình mua sắm TSCĐ.
Các giải pháp bổ trợ khác
Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ một cách chặt chẽ, đảm bảo hoàn thành công việc và theo đúng các quy định chung.
Thứ nhất, tăng cường chú trọng xây dựng đội ngũ và phát triển nguồn nhân lực phòng Tài chính kế toán
Cần chú trọng việc sử dụng, bố trí cán bộ, công chức vào những vị trí phù hợp, phù hợp với trình độ, năng lực của họ.
Nếu thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ tạo động lực cho người lao động làm việc, tạo điều kiện cần thiết để họ phát huy kiến thức, kỹ năng trong thực hiện công việc, từ đó giúp nâng cao hiệu suất, hiệu quả công việc nhờ tuyển dụng cạnh tranh, cạnh tranh công bằng và công khai Công tác đào tạo đào tạo, bồi dưỡng lao động về chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp hoá cũng cần phải được chú trọng.
Tăng cường công tác thanh tra, giám sát nhằm chấn chỉnh hành vi, thói quen làm việc của cán bộ, viên chức.
Khen thưởng kịp thời những cá nhân, bộ phận hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cả về vật chất và tinh thần, đồng thời xử lý nghiêm những cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có vi phạm đạo đức trong công việc Bên cạnh đó, yếu tố tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với người lao động cần phải quan tâm hơn.
Thường xuyên tổ chức các buổi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân lực phòng TCKT, khích lệ sự chủ động học hỏi, giáo dục tính liêm chính, đạo đức làm nghề, rèn luyện kỹ năng Khi nắm chắc chuyên môn sẽ không ngừng sáng tạo trong xử lý công việc, giải quyết các tình huống đa dạng, phức tạp Tăng cường rèn luyện kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, kịp thời đáp ứng yêu cầu về sự thay đổi.
Lãnh đạo bộ phận TCKT phải nắm rõ cơ chế tổ chức, tài chính của bệnh viện, linh hoạt trong xử lý thông tin, phối hợp tốt với các bộ phận chức năng khác để triển khai Công việc này được thực hiện một cách hiệu quả và chính xác nhất, phục vụ quá trình quản lý và điều hành hoạt động.
Thứ hai, hoàn thiện công tác lập và chấp hành dự toán chi phí
Ban Giám đốc cần đặt ra nguyên tắc, luôn phải đảm bảo tính chính xác của công tác dự toán, tạo điều kiện để các bộ phận sau thực hiện nhiệm vụ của mình Mặt khác, việc lập dự toán sẽ phải căn cứ vào nhu cầu thực tế và số liệu các năm trước của bệnh viện Đồng thời phải căn cứ vào các tiêu chí chuyên môn của mỗi khoa, phòng như: Số lượng bệnh nhân sử dụng giường bệnh, số lượng xét nghiệm đã thực hiện, tiêu chuẩn tiêu hao hóa chất, thuốc men, vật tư y tế; mức tiêu hao chi phí điện, nước, xăng, vật tư sửa chữa, cơ sở vật chất… để từ đó dự toán ngân sách năm sau sát với nhu cầu chi thực tế của bệnh viện, tránh lãng phí
Thứ ba, tăng cường nhận thức cho người lao động và nâng cao vai trò công tác thanh tra, kiểm tra và tự kiểm tra tài chính trong bệnh viện.
Nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ viên chức, người lao động về việc phát huy quyền dân chủ trong kiểm tra, giám sát việc quản lý tài chính, tài sản, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu bệnh viện Nhiều cá nhân vẫn còn coi công tác kiểm tra tài chính là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng như cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước Do đó, tuyên truyền ý thức tự kiểm tra của từng cán bộ, viên chức và trong bệnh viện là một trong những biện pháp hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ để thay đổi quan điểm sai lầm nêu trên Ban giám đốc bệnh viện phải luôn coi trọng hoạt động tự kiểm tra tại đơn vị, gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về tài chính, ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng. Đây là một trong những điều kiện không thể thiếu để xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả
Nâng cao trách nhiệm của Ban Giám đốc, Phòng Tổ chức hành chính trong quản lý cán bộ, viên chức và người lao động; phối hợp Công đoàn bệnh viện tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện nội quy, quy chế, các quy định về thời gian làm việc, về sử dụng thời gian lao động, kỷ luật lao động, phê bình nghiêm khắc các trường hợp vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật.
Tổ chức đào tạo, phổ biến kiến thức về hệ thống kiểm soát nội bộ cho toàn thể nhân viên bệnh viện, đồng thời đưa ra các biện pháp khuyến khích họ tham gia vào việc thiết kế và vận hành hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ.
Bệnh viện cần tăng cường công tác thanh tra, rà soát, giám sát và xử lý các vi phạm trong nội bộ bệnh viện, đặc biệt trong các khâu, lĩnh vực hoạt động tài chính. Để hoạt động tốt và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm soát, các bệnh viện nên tổ chức thanh tra kế toán chuyên ngành sẽ tăng tính khách quan, giúp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra.
Các quy trình, quy chế nội bộ được tiến hành lấy ý kiến rộng rãi, dân chủ, công khai, minh bạch tại Bệnh viện, chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và lao động, thời gian lao động Quản lý chặt chẽ các chi phí, đảm bảo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chỉ định xét nghiệm, điều trị nội trú và sử dụng dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ kỹ thuật và thuốc bệnh đắt tiền.
Ban giám đốc bệnh viện phải tạo điều kiện cho hoạt động thanh kiểm tra, tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ, kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền; xử lý hoặc phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với người trong cơ quan, tổ chức mình có hành vi gây lãng phí.
Khi thiết lập mối quan hệ với các cơ quan có chức năng kiểm tra bên ngoài và các đơn vị, người chịu trách nhiệm kiểm tra tài chính, kế toán nội bộ của đơn vị kế toán sẽ giúp giảm chi phí kiểm toán, kiểm tra và nâng cao hiệu quả kiểm tra.
Thứ tư, hoàn thiện hệ thống sổ sách, báo cáo
Căn cứ các văn bản pháp luật, Bệnh viện phải tiếp tục hoàn thiện sổ sách kế toán theo yêu cầu thực tế của đơn vị, đồng thời đảm bảo cung cấp số liệu kế toán trung thực, chính xác và đúng quy định của pháp luật Nội dung sổ kế toán khi được lập và in phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố pháp lý như:
Ghi đầy đủ số trang trong sổ, mở ngày tháng, ký tên phê duyệt đầy đủ, đóng dấu đơn vị, tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc sửa chữa số liệu sai trong sổ kế toán theo quy định Sổ sách đã được điều chỉnh, tránh tẩy xóa, sai sót trên sổ, lưu giữ, bảo quản sổ sách theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT
- BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính
KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 1 Kiến nghị đối với Bệnh viện C Đà Nẵng
Kiến nghị đối với Bộ Y tế 96 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tăng cường công tác kiểm tra quản lý tài chính của các cơ sở y tế Đây là hoạt động cần thiết nhằm góp phần tăng cường quản lý nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bởi vì kiểm soát việc chấp hành ngân sách, thực thi cơ chế, chính sách, quy định của nhà nước, việc thực hiện quy định chi tiêu nội bộ, ngành y tế có thể nhanh chóng phát hiện các bất cấp, sai sót và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Chú trọng hơn nữa tới công tác kiểm tra, kiểm toán công tác tổ chức kế toán của các bệnh viện công lập, thành lập các đoàn thanh tra, đoàn kiểm toán hàng năm độc lập với bộ phận kế toán tài chính nhằm đẩy mạnh công tác kiểm toán trong hoạt động quản lý của các bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý của ngành y tế.
Chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm để kịp thời chấn chỉnh, xử lý bảo đảm đúng quy định; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh tra; kiểm tra, kịp thời chỉ đạo,hướng dẫn giải đáp vướng mắc của các cơ sở y tế, các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc…
Qua nghiên cứu thực cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên tại đơn vị sự nghiệp ở chương 1, và trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Bệnh viện C Đà Nẵng ở chương 2. Trong chương 3, để góp phần kiểm soát và khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong công tác kiểm soát chi thường xuyên, nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Bệnh viện, tác giả đã đề xuất các giải pháp liên quan đến công tác kiểm soát chi thanh toán cá nhân, kiểm soát chi nghiệp vụ chuyên môn, kiểm soát chi thường xuyên khác Những đề xuất chi tiết, cụ thể mà tác giả đưa ra, mong rằng phần nào giúp cho Bệnh viện C tham khảo thực hiện để có được hiệu quả cao trong công tác kiểm soát chi thường xuyên.
Có thể nói rằng công tác kiểm soát có ý nghĩa quan trọng trong mỗi đơn vị, giúp đơn vị đạt được mục tiêu đề ra, ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro ở mức thấp nhất Vì vậy, việc đổi mới hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên là nhiệm vụ trọng tâm của các đơn vị sự nghiệp nói chung và của Bệnh viện C Đà Nẵng nói riêng Đề tài nghiên cứu đã đạt được các mục tiêu sau:
(i) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp.
(ii) Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Bệnh viện C Đà Nẵng.
(iii) Đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Bệnh viện C Đà Nẵng.
Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và kiến thức nên nghiên cứu không tránh khỏi sai sót Rất mong nhận được góp ý của Quý Thầy Cô về vấn đề này để luận văn được hoàn thiện hơn trong tương lai và có thể nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn cho Bệnh viện C Đà Nẵng.
[1] Nguyễn Thị Lan Anh (2013), Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn hóa chất Việt Na, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
[2] Bộ Tài chính (2001), Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC ngày 21 tháng
[3] Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.
[4] Bộ Tài chính (2017), Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp ngày 10/10/2017 hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp, Hà Nội.
[5] Bộ Y tế (1997), Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT, ngày 19/9/1997 ban hành Quy chế Bệnh viện, Hà Nội.
[6] Bộ Y tế (2005), Công văn số 6680/BYT-TCCB ngày 22/08/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức ngành y tế, Hà Nội.
[7] Bộ Y tế (2014), Thông tư số 53/2014/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm
2014 quy định hoạt động y tế trên môi trường mạng, Hà Nội.
[8] Bộ Y tế (2014), Thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày 26/12/2014 Quy định việc phân loại phẫu thuật, thủ thuật và định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật, Hà Nội.
[9] Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.
[11].Chính phủ (2012), Nghị định số 85/2012/NĐ-CP về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập,
[12].Chính phủ (2017), Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Hà Nội.
[13].Chính phủ (2018), Thông tư số 144/2018/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Hà Nội.
[14].Chính phủ (2021), Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm
2021 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, Hà
[15].Nguyễn Thị Ngọc Lan (2019), Giáo trình kế toán công, Đại học Công oàn, NXB Dân trí , Hà Nội
[16].Phạm Văn Liên (2013), Giáo trình kế toán hành chính sự nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.
[17].Bùi Sỹ Lợi (2019), Cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập - những hạn chế và đề xuất hoàn thiện, Báo Kiểm toán, số 13, ngày 28-3-2019.
[18].Hồ Thị Như Minh (2014), Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện
Mắt Thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[19].Lê Kim Ngọc (2009), Tổ chức hạch toán kế toán trong các cơ sở y tế với học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[21].Quốc Hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày
[22].Mai Lương Thúy Quỳnh (2019), Kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Bạch
Mai, Luận văn Thạc sỹ, Trường Công đoàn.
[23].Phạm Thị Trà (2016), Hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu, chi tại Bệnh viện
Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.
[24].COSO (2013), Internal Control - Integrated Framework, http://www.coso.org
[25].INTOSAI Internal Control Standards Committee (2004), Intosai Gov
9100, Guidelines for Internal Control Standards for the Public Sector.
THƯỜNG XUYÊN TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG
Kính chào quý Anh/Chị!Tôi là Phan Trâm Anh, hiện đang nghiên cứu đề tài luận văn:“ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Bệnh viện C Đà Nẵng”.