1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiến thức, thực hành về tiêu chảy cấp của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang điều trị tại bệnh viện vinmec times city năm 2023 và một số yếu tố liên quan

114 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiến Thức, Thực Hành Về Tiêu Chảy Cấp Của Các Bà Mẹ Có Con Dưới 5 Tuổi Đang Điều Trị Tại Bệnh Viện Vinmec Times City Năm 2023 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan
Tác giả Nguyễn Thị Huế
Người hướng dẫn TS. Bùi Hoài Nam, TS. Ngô Thị Thu Hiền
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Y Tế Công Cộng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,72 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (15)
    • 1.1. Tổng quan về tiêu chảy cấp (15)
      • 1.1.1. Định nghĩa và phân loại (15)
      • 1.1.2. Dịch tễ học bệnh tiêu chảy cấp (16)
      • 1.1.3. Tác nhân gây bệnh tiêu chảy cấp (18)
      • 1.1.4. Triệu chứng của tiêu chảy cấp (19)
      • 1.1.5. Hậu quả của bệnh (20)
      • 1.1.6. Chăm sóc, phòng ngừa tiêu chảy cấp ở trẻ (21)
    • 1.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước (24)
      • 1.2.1 Kiến thức, thực hành về tiêu chảy cấp (24)
      • 1.2.2 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về tiêu chảy cấp (30)
    • 1.3. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu (32)
    • 1.4. Khung lý thuyết nghiên cứu (34)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (35)
    • 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu (35)
      • 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu (35)
      • 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu (35)
      • 2.1.3. Thời gian nghiên cứu (35)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (35)
      • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (35)
      • 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (35)
    • 2.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá (36)
      • 2.3.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu (36)
      • 2.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá (42)
    • 2.4. Phương pháp thu thập thông tin (42)
      • 2.4.1. Công cụ thu nhập số liệu (42)
      • 2.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin (43)
      • 2.4.4. Sơ đồ nghiên cứu (44)
    • 2.5. Phân tích, xử lý số liệu (44)
      • 2.5.1. Nhập liệu, xử lý số liệu (44)
      • 2.5.2. Phân tích số liệu (44)
    • 2.6. Sai số và biện pháp khống chế sai số (45)
    • 2.7. Đạo đức nghiên cứu (46)
    • 2.8. Hạn chế của nghiên cứu (46)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (47)
    • 3.1. Thực trạng kiến thức, thực hành của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp (47)
      • 3.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (47)
      • 3.1.2. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về tiêu chảy cấp (49)
      • 3.1.3. Thực hành của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp (57)
    • 3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về tiêu chảy cấp của đối tượng nghiên cứu (61)
      • 3.2.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về tiêu chảy cấp của đối tượng nghiên cứu (61)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (71)
    • 4.1. Thực trạng kiến thức, thực hành về tiêu chảy cấp của bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang điều trị tại bệnh viện Vinmec Times City năm 2023 ...................... 59 1. Phân bố một số đặc điểm thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 59 (71)
      • 4.1.2. Thực trạng kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp (73)
      • 4.1.3. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ mắc bệnh tiêu chảy cấp (80)
    • 4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về bệnh tiêu chảy cấp của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang điều trị tại bệnh viện Vinmec Times City (82)
      • 4.2.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang điều trị tại bệnh viện Vinmec Times City (82)
      • 4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về bệnh tiêu chảy cấp của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang điều trị tại bệnh viện Vinmec Times City (84)
  • KẾT LUẬN (88)
  • PHỤ LỤC (99)

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN THỊ HUẾ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ TIÊU CHẢY CẤP CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN VINMEC TIMES CITY NĂM 2023 VÀ MỘT SỐ Y

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang được điều trị TCC tại bệnh viện Vinmec Times City

Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu:

- Có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt

- Sẵn sàng để tham gia vào nghiên cứu

- Có con dưới 5 tuổi được chẩn đoán TCC đang điều trị tại bệnh viện

- Bà mẹ không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc bỏ cuộc giữa chừng

- Các bà mẹ không trực tiếp nuôi và chăm sóc con

Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, số 458, phố Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 09 năm 2023.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện theo thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích

2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Cỡ mẫu trong nghiên cứu được tính theo công thức tính cỡ mẫu ước lượng tỷ lệ trong nghiên cứu mô tả:

𝑑 2 Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu

Z(1-α/2): Hệ số tin cậy, ứng với độ tin cậy 95% ( α = 0,05) → Z(1-α/2) = 1,96 p: Tỷ lệ ước đoán = 0,59; p được lựa chọn theo tỷ lệ người chăm sóc trẻ có kiến thức đúng về tiêu chảy cấp từ nghiên cứu của tác giả Lưu Thị Mỹ Thục và cộng sự Trong nghiên cứu của tác giả Lưu Thị Mỹ Thục tỷ lệ người dân có kiến thức đúng là 59% và thực hành đúng là 74,7% [27] Chúng tôi chọn p1= 0,59 (kiến thức đúng), p2= 0,74 (thực hành đúng), d : Sai số tuyệt đối, d = 1/9p Sử dụng phần mềm WHO sample size để tính cỡ mẫu được kết quả:

Bảng 2 1 Tính mẫu cần thiết cho nghiên cứu

Biến số p - tỷ lệ ước đoán d - sai số tuyệt đối n - cỡ mẫu

Sau khi tính mẫu do n1 (259) > n2 (116), chúng tôi chọn cỡ mẫu theo n1 cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu là 259 Khi lấy số liệu lấy tăng thêm 15% cỡ mẫu dự phòng và làm tròn thành 300 đối tượng nghiên cứu Thực tế có 301 đối tượng phù hợp và tự nguyện tham gia nghiên cứu Cỡ mẫu đưa vào xử lý là

Chọn mẫu thuận tiện: chọn những bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang điều trị TCC tại bệnh viện Vinmec Times City đạt tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu, tiến hành thu thập thông tin qua phỏng vấn trực tiếp cho đến khi đủ cỡ mẫu nghiên cứu thì dừng lại.

Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá

2.3.1 Biến số và chỉ số nghiên cứu

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 2 2 Các biến số và chỉ số nghiên cứu

Biến số Định nghĩa biến

Phương pháp thu thập Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Tuổi tính theo năm sinh dương lịch chia vào các nhóm Định danh

Tỷ lệ (%) nhóm tuổi của ĐTNC

Mức thu nhập của ĐTNC tác động đến cuộc sống

Tỷ lệ (%) thu nhập của ĐTNC: khó khăn hay không

Nghề nghiệp chính của ĐTNC

Tỷ lệ (%) nghề nghiệp của ĐTNC

Trình độ học vấn cao nhất của ĐTNC

Tỷ lệ (%) trình độ học vấn của ĐTNC

Tình trạng hôn nhân hiện tại được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền

Tỷ lệ (%) tình trạng hôn nhân của ĐTNC

Khu vực mà ĐTNC sinh sống

Tỷ lệ (%) khu vực sinh sống của ĐTNC

Số con đã sinh Số con sinh ra sống của ĐTNC Rời rạc

Tỷ lệ (%) số con đã sinh của ĐTNC

Nguồn thông tin tiếp cận về tiêu chảy cấp

Nguồn thông tin mà bà mẹ tiếp cận để biết về bệnh TCC

Tỷ lệ (%) nguồn thông tin tiếp cận của ĐTNC

Mục tiêu 1: kiến thực, thực hành về bệnh tiêu chảy cấp của bà mẹ Kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp

Hiểu biết về định nghĩa tiêu chảy cấp

Nội dung về định nghĩa TCC đối tượng đã biết

Tỷ lệ (%) ĐTNC có kiến thức đúng hoặc không đúng

Hiểu biết về nguyễn nhân tiêu chảy cấp

Những nguyên nhân gây TCC đối tượng đã biết

Tỷ lệ (%) ĐTNC có kiến thức đúng hoặc không đúng

Hiểu biết về nhận biết dấu hiệu mất nước ở trẻ

Những dấu hiệu trẻ bị mất nước ĐTNC đã biết

Tỷ lệ (%) ĐTNC có kiến thức đúng hoặc không đúng

Hiểu biết về nhận biết dấu hiệu đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế

Những dấu hiệu khi trẻ TCC cần đưa đến CSYT ĐTNC đã biết

Tỷ lệ (%) ĐTNC có kiến thức đúng hoặc không đúng

Thư viện ĐH Thăng Long

Hiểu biết về phòng bệnh tiêu chảy cấp

Những nội dung về các phòng bệnh TCC mà ĐTNC đã biết

Tỷ lệ (%) ĐTNC có kiến thức đúng hoặc không đúng

Hiểu biết của bà mẹ về chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Những nội dung về chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị TCC mà ĐTNC đã biết

Tỷ lệ (%) ĐTNC có kiến thức đúng hoặc không đúng

Hiểu biết về sử dụng ORS

Các nội dung về cách pha, bảo quản, sử dụng ORS

Tỷ lệ (%) ĐTNC có kiến thức đúng hoặc không đúng

Kiến thức chung về tiêu chảy cấp

Phân loại kiến thức đối tượng nghiên cứu thành 2 nhóm đúng và không đúng

Tỷ lệ (%) ĐTNC có kiến thức đúng hoặc không đúng về tiêu chảy cấp

Thực hành của đối tượng về tiêu chảy cấp

Thực hành rửa tay khi chăm sóc trẻ

Việc thực hiện rửa tay sạch bằng xà phòng tại các thời điểm khi chăm trẻ

Tỷ lệ (%) ĐTNC theo các phương án thực hành khác nhau

Thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ

Là các cách ĐTNC chăm sóc cho trẻ bú, cai sữa, ăn dặm

Tỷ lệ (%) ĐTNC theo các phương án thực hành khác nhau

Thực hành sử dụng ORS

Cách đối tượng pha, bảo quản, sử dụng ORS

Tỷ lệ (%) ĐTNC theo các phương án thực hành khác nhau

Thực hành chung về tiêu chảy cấp

Phân loại thực hành đối tượng nghiên cứu thành 2 nhóm đúng và không đúng

Tỷ lệ (%) ĐTNC có thực hành đúng hoặc không đúng về tiêu chảy cấp

Mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan đến kiến thực, thực hành về bệnh tiêu chảy cấp của bà mẹ

Biến độc lập: tuổi, nơi sống, tình trạng sinh con, nghề nghiệp

Biến phụ thuộc: Kiến thức, thực hành về tiêu chảy cấp

Mối liên quan giữa tuổi và kiến thức, thực hành về tiêu chảy cấp của ĐTNC

OR, 95%CI, p giữa nhóm tuổi và kiến thức, thực hành của bà mẹ

Mối liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức, thực hành về tiêu chảy cấp của ĐTNC

OR, 95%CI, p giữa trình độ học vấn và kiến thức,

Thư viện ĐH Thăng Long thực hành của bà mẹ

Mối liên quan giữa nghề nghiệp và kiến thức, thực hành về tiêu chảy cấp của ĐTNC

OR, 95%CI, p giữa nghề nghiệp và kiến thức, thực hành của bà mẹ

Mối liên quan giữa tình trạng sinh con và kiến thức, thực hành về tiêu chảy cấp của ĐTNC

OR, 95%CI, p giữa tình trạng sinh con và kiến thức, thực hành của bà mẹ

Mối liên quan giữa điều kiện kinh tế và kiến thức, thực hành về tiêu chảy cấp của ĐTNC

OR, 95%CI, p giữa điều kiện kinh tế và kiến thức, thực hành của bà mẹ

Mối liên quan giữa nguồn thông tin và kiến thức, thực hành về tiêu chảy cấp của ĐTNC

OR, 95%CI, p giữa nguồn thông tin và kiến thức, thực hành của bà mẹ

Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về tiêu chảy cấp của ĐTNC

OR, 95%CI, p giữa kiến thức và thực hành của bà mẹ

Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thực hành trong nghiên cứu sẽ dựa trên tổng điểm kiến thức, thực hành mà đối tượng trả lời đúng Mỗi đáp án trả lời đúng được tính 1 điểm Sau đó sẽ lựa chọn điểm cắt để phân loại kiến thức, thực hành của đối tượng nghiên cứu ở mức đúng hay chưa đúng

Bảng 2 3 Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thực hành về tiêu chảy cấp của ĐTNC

STT Nội dung đánh giá

Tổng số điểm đúng Tiêu chuẩn đánh giá

1 Kiến thức về tiêu chảy cấp 15 40 Kiến thức đúng (≥ 28 điểm)

Kiến thức chưa đúng (< 28 điểm)

2 Thực hành về tiêu chảy cấp 14 14 Thực hành đúng (≥ 10 điểm)

Thực hành chưa đúng (< 10 điểm) Điểm cắt 70% được sử dụng trong đánh giá kiến thức, thực hành về tiêu chảy cấp của bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong nghiên cứu này dựa trên điểm cắt của Bloom (Bloom’s cut-off point).

Phương pháp thu thập thông tin

2.4.1 Công cụ thu nhập số liệu

Sử dụng bộ câu hỏi tự xây dựng dựa theo tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em do Bộ y tế ban hành kèm theo quyết định số 4121/ QĐ-BYT [3]

Bộ câu hỏi nghiên cứu (Phụ lục 1) được xây dựng gồm 3 phần:

- Phần A: Đặc điểm nhân khẩu học của bà mẹ gồm 10 câu hỏi từ A1 – A11

- Phần B: Kiến thức của bà mẹ gồm 15 câu hỏi từ B1 – B15

- Phần C: Thực hành của bà mẹ gồm 14 câu hỏi từ C1 – C14

Thư viện ĐH Thăng Long

2.4.2 Kỹ thuật thu thập thông tin

Số liệu được thu thập bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang điều trị TCC, các thông tin thu thập được đánh dấu vào phiếu phỏng vấn, hỏi đến đâu ghi vào phiếu điều tra đến đó để tránh nhầm lẫn, điều tra viên kiểm tra lại toàn bộ phiếu phỏng vấn để hoàn thiện bộ công cụ tránh bỏ sót

Với số lượng đối tượng cần thiết thu thập thông tin là 301 đối tượng sẽ được thực hiện phỏng vấn bởi 2 điều tra viên gồm học viên và 1 đồng nghiệp hỗ trợ phỏng vấn thu thập số liệu Điều tra viên sẽ được tập huấn, hướng dẫn sử dụng bộ công cụ một cách chi tiết trước thời điểm thu thập số liệu 1 tuần

2.4.3 Quy trình thu thập thông tin

- Xây dựng bộ câu hỏi nghiên cứu

- Thử nghiệm bộ câu hỏi nghiên cứu trên 10-15 bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang điều trị TCC để hiệu chỉnh sai sót, bổ sung, sửa đổi nội dung câu hỏi (nếu có)

- Hoàn thiện bộ câu hỏi nghiên cứu

- Tiến hành thu thập thông tin

Thời gian tiến hành thu thập số liệu được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 6/2023 sau khi đã có quyết định phê duyệt đề cương nghiên cứu và hoàn thiện điều chỉnh bộ công cụ

Sơ đồ 2 1 Sơ đồ nghiên cứu

Phân tích, xử lý số liệu

2.5.1 Nhập liệu, xử lý số liệu

- Mỗi bộ câu hỏi sau khi phỏng vấn xong được kiểm tra, đảm bảo các thông tin không bị bỏ sót

- Số liệu sau được mã hóa, làm sạch và được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1

- Xử lý số liệu bằng phương pháp thông kê y học ứng dụng phần mềm SPSS 20.0

Số liệu của nghiên cứu được phân tích thống kê theo 2 nhóm:

- Kết quả thống kê mô tả: lập bảng phân bố số lượng, tỷ lệ % (đối với biến định tính), giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các biến số (đối với biến định lượng)

Chọn đáp ứng tiêu chuẩn qan Đối tượng nghiên cứu

Loại không đáp ứng tiêu chuẩn Đặc điểm chung của ĐTNC qan

Kiến thức, thực hành của ĐTNC

Phân tích các yếu tố liên quan

Báo cáo kết quả Chọn thuận tiện

Thư viện ĐH Thăng Long

- Kết quả thống kê phân tích: xác định mối liên quan giữa kiến thức, thực hành về TCC của đối tượng nghiên cứu với một số yếu tố liên quan thông qua kiểm định χ2, tỷ suất chênh OR, 95%CI Giá trị p < 0,05 được xem xét để đánh giá mối liên quan có ý nghĩa thống kê

- Phân tích hồi quy đa biến giữa kiến thức, thực hành về tiêu chảy cấp và một số yếu tố liên quan được áp dụng trong nghiên cứu này.

Sai số và biện pháp khống chế sai số

- Sai số do người thu thập thông tin

- Sai số do người trả lời: các bà mẹ sẽ phải nhớ lại các yếu tố được khảo sát: thời gian cho bú, thời điểm ăn dặm

2.6.2 Biện pháp khắc phục Để hạn chế tối đa các sai số trong quá trình thu thập thông tin, đối với chủ nhiệm đề tài đã thực hiện tập huấn kỹ năng phỏng vấn cho điều tra viên Đối với điều tra viên khi thu thập thông tin cần trung thực, không gợi ý bà mẹ cách trả lời câu hỏi Để hạn chế sai số liên quan việc trả lời của bà mẹ, chủ nhiệm đề tài đã thực hiện theo trình tự các bước:

- Thiết kế bộ câu hỏi chặt chẽ, rõ ràng, đúng mục tiêu, dễ hiểu

- Tiến hành nghiên cứu thăm dò, kiểm tra chất lượng thông tin và bộ công cụ trước khi tiến hành nghiên cứu

- Tiến hành đánh giá tính logic của bộ công cụ trước khi tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm bộ công cụ trên 30 đối tượng và kiểm định với hệ số Cronbach Alpha Giá trị Cronbach Alpha = 0,873, đảm bảo độ tin cậy của bộ công cụ sử dụng trong nghiên cứu này Sau khi thử nghiệm bộ câu hỏi được chỉnh sửa và bổ sung cho phù hợp với nội dung nghiên cứu.

Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu đảm bảo mọi nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Các đối tượng tham gia nghiên cứu được giải thích rõ ràng về mục đích, nội dung nghiên cứu Quá trình thu thập thông tin chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý, tình nguyện tham gia của đối tượng nghiên cứu

Nội dung phỏng vấn không có những câu hỏi nhạy cảm, riêng tư nên không ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý đối tượng nghiên cứu Các thông tin chỉ phục vụ cho nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích khác

Nghiên cứu được thực hiện sau khi được thông qua bởi Hội đồng đánh giá đề cương theo Quyết định số: 23042104/QĐ- ĐHTL của Hiệu trưởng Trường Đại học Thăng Long và được sự đồng ý của Bệnh viện Vinmec Times City.

Hạn chế của nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang nên kết quả nghiên cứu không xác định được mối quan hệ nhân quả giữa một số yếu tố và kiến thức, thực hành về tiêu chảy cấp của đối tượng nghiên cứu

Phần thông tin thực hành trong nghiên cứu được thu thập dựa trên hình thức phỏng vấn nên tính giá trị hạn chế hơn so với việc được quan sát trực tiếp Các nội dung thực hành về pha oresol, cho trẻ uống theo liều lượng và lưu ý bảo quản được các điều dưỡng viên tại bệnh viện thực hiện nên trong thời gian trẻ nằm viện không có điều kiện quan sát thực hành của người chăm sóc trẻ

Thư viện ĐH Thăng Long

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng kiến thức, thực hành của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp

3.1.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n01) Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ

Trung cấp/cao đẳng 111 36,9 Đại học/sau đại học 117 38,9

Khu vực sinh sống Nông thôn 60 19,9

Tình trạng kinh tế gia đình

Tình trạng hôn nhân Đã kết hôn 295 98,0

Kết quả tại Bảng 3.1 cho thấy, tỷ lệ bà mẹ từ 25 đến 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (62,5%), bà mẹ dưới 25 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (18,2%) Phần lớn bà mẹ có trình độ từ trung cấp trở lên Tỷ lệ bà mẹ sinh sống ở thành thị chiếm đa số (80,1%), nông thôn (chiếm 19,9%) Tương tự, tỷ lệ bà mẹ có nhà riêng cao hơn những bà mẹ đang ở nhà thuê (80,4% với 19,6%) Về tình trạng kinh tế của gia đình, có tới 36,2% bà mẹ có kinh tế khó khăn Tình trạng hôn nhân, 100% bà mẹ đã kết hôn, trong đó chỉ có 2% đã ly hôn hoặc ly thân

Bảng 3.2 Đặc điểm về con của đối tượng nghiên cứu (n01)

Số con và thứ tự sinh Số lượng Tỷ lệ

Số con trong gia đình 1 - 2 con 252 83,7

Thứ tự sinh của trẻ đang điều trị

Kết quả Bảng 3.2 cho thấy, tỷ lệ bà mẹ có từ 1-2 trẻ chiếm phần lớn (83,7%), có tới 18,7% bà mẹ có con thứ 3 trở lên Tỷ lệ trẻ đang bị bệnh là con thứ 2 trở lên cao hơn so với trẻ là con đầu (51,8% so với 48,2%)

Thư viện ĐH Thăng Long

Biểu đồ 3 1 Nguồn thông tin bà mẹ tiếp nhận về bệnh tiêu chảy cấp

Biểu đồ 3.1 trình bày kết quả tiếp cập nguồn thông tin về bệnh tiêu chảy cấp của bà mẹ Trong số các nguồn thông tin, bà mẹ tiếp cận qua internet chiếm tỷ lệ cao nhất (64,8%), tiếp đến là TV, đài phát thanh 38,9%, sách báo 30,2%, nhân viên y tế (24,9%), người thân (16,6%), các nguồn khác chiếm tỷ lệ < 6% Trong khi đó, có tới 26,6% bà mẹ chưa được tiếp cận thông tin

3.1.2 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về tiêu chảy cấp

Bảng 3.3 Kiến thức của ĐTNC về định nghĩa bệnh tiêu chảy cấp (n01) Định nghĩa tiêu chảy cấp Số lượng Tỷ lệ

Biết Phân lỏng tóe nước ≥ 3 lần/ngày 184 61,1

Internet TV, đài phát thanh

Sách báo Nhân viên y tế

Tờ rơi Các khóa học

Bảng 3.3 cho thấy có 80,1% bà mẹ biết đến định nghĩa của bệnh tiêu chảy cấp, trong đó có 61,1% tỷ lệ bà mẹ trả lời đúng định nghĩa về tiêu chảy cấp, còn lại 19,0% các bà mẹ trả lời chưa chính xác định nghĩa Có xấp xỉ 20% bà mẹ không biết định nghĩa về tiêu chảy cấp

Bảng 3.4 Kiến thức đúng của ĐTNC về nguyên nhân bệnh tiêu chảy cấp (n01)

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp Số lượng Tỷ lệ

Không nuôi con bằng sữa mẹ 56 18,6

Cho trẻ bú bình 66 21,9 Ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh 299 99,3

Sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh 262 87,0

Không rửa tay thường xuyên 283 94,0

Xử lý phân không hợp vệ sinh 128 42,5

Không cho trẻ tiêm chủng đầy đủ 46 15,3

Kiến thức đúng về nguyên nhân TCC 196 65,4

Bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về nguyên nhân gây tiêu chảy cấp là 65,4%; trong đó, tỷ lệ bà mẹ cho rằng nguyên nhân do ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh chiếm cao nhất (99,3%), tiếp đến là do không rửa tay thường xuyên (94,0%) Chỉ có 15,3% bà mẹ cho rằng không tiêm chủng đầy đủ cho trẻ là nguyên nhân gây tiêu chảy cấp

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.5 Kiến thức đúng của ĐTNC về dấu hiệu trẻ bị mất nước (n01)

Dấu hiệu mất nước Số lượng Tỷ lệ

Vật vã, kích thích hoặc li bì 211 70,1

Mắt trũng (phân biệt với bẩm sinh), khóc không có nước mắt 101 33,6

Nếp véo da mất chậm 45 15,0

Khát, uống háo hức hoặc không uống được 179 59,5

Kiến thức đúng về dấu hiệu mất nước 185 61,5

Kết quả Bảng 3.5 chỉ ra rằng, có 61,5% bà mẹ có kiến thức đúng về dấu hiệu mất nước; trong đó, tỷ lệ bà mẹ cho rằng dấu hiệu vật vã, kích thích hoặc li bì chiếm tỷ lệ cao nhất (70,1%), tiếp theo là dấu hiệu khát, uống háo hức hoặc không uống được (59,5%) Tỷ lệ trả lời đúng thấp nhất là dấu hiệu nếp véo da mất chậm (15,0%)

Bảng 3.6 Kiến thức của ĐTNC về dấu hiệu cần đưa trẻ đến CSYT (n01)

Dấu hiệu cần đưa trẻ đến CSYT Số lượng Tỷ lệ

(%) Đi ngoài nhiều lần, phân nhiều nước 296 98,3

Sốt cao 233 77,4 Đi ngoài phân nhầy máu mũi 251 83,4

Nôn nhiều lần 182 60,5 Ăn uống kém, bỏ bú 136 45,2

Kiến thức đúng về dấu hiệu cần đưa trẻ đến CSYT 193 64,1

Bảng 3.6 cho thấy, có 64,1% bà mẹ có kiến thức đúng về các dấu hiệu cần đưa trẻ tới CSYT; trong đó, tỷ lệ bà mẹ cho rằng dấu hiệu đi ngoài nhiều lần, phân nhiều nước chiếm tỷ lệ cao nhất (98,3%), tiếp theo là dấu hiệu đi ngoài phân nhày máu mũi và dấu hiệu nôn nhiều lần với tỷ lệ lần lượt là 83,4% và 60,5% Hai dấu hiệu mà ĐTNC trả lời đạt chiếm tỷ lệ thấp là ăn uống kém và khát nhiều (lần lượt tỷ lệ là 45,2% và 37,5%)

Bảng 3.7 Kiến thức đúng của bà mẹ về biện pháp phòng tiêu chảy cấp

Biện pháp phòng tiêu chảy cấp Số lượng Tỷ lệ

Nuôi con bằng sữa mẹ 71 23,6 Ăn dặm đúng thời điểm 119 39,5

Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh và dùng trong ăn uống 273 90,7

Sử dụng thực phẩm an toàn 300 99,7

Rửa tay sạch bằng xà phòng cho trẻ và bà mẹ 290 96,3

Sử dụng hố xí hợp vệ sinh và xử lý an toàn phân 128 42,5

Kiến thức đúng về phòng bệnh TCC 136 45,2

Bảng 3.7 cho thấy, 45,2% bà mẹ có kiến thức đúng về phòng bệnh TCC Theo đó, tỷ lệ cao bà mẹ lựa chọn đúng các phương pháp như sử dụng thực phẩm an toàn (99,7%), rửa tay sạch bằng xà phòng cho trẻ và bà mẹ (96,3%), sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh và dùng trong ăn uống (90,7%) Các biện pháp khác được lựa chọn với tỷ lệ thấp hơn bao gồm sử dụng hố xí hợp vệ sinh

Thư viện ĐH Thăng Long và xử lý an toàn phân (42,5%), ăn dặm đúng thời điểm (39,5%), nuôi con bằng sữa mẹ (23,6%), và tiêm chủng đầy đủ chiếm tỷ lệ thấp nhất (14,6%)

Biểu đồ 3.2 Kiến thức đúng về thời điểm cho trẻ bú sau sinh (n01)

Kết quả Biểu đồ 3.2 cho thấy, tỷ lệ ĐTNC có kiến thức đúng về thời điểm cho trẻ bú sau sinh tương đối cao (chiếm 75,1%)

Bảng 3.8 Kiến thức đúng của ĐTNC về cho trẻ cai sữa và ăn dặm

Hiểu biết về cho trẻ cai sữa và ăn dặm Số lượng Tỷ lệ

(%) Thời điểm cai sữa cho trẻ

Trên 24 tháng (kiến thức đúng) 103 34,2

Sau 6 tháng (kiến thức đúng) 214 77,1

Bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về thời điểm cai sữa cho trẻ (>24 tháng) là 34,2% Có 77,1% bà mẹ có kiến thức đúng về thời điểm ăn dặm cho trẻ (sau 6 tháng)

Thư viện ĐH Thăng Long

Biểu đồ 3.3 Kiến thức đúng về chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi bị tiêu chảy cấp (n01)

Biểu đồ 3.3 cho thấy tỷ lệ bà mẹ trả lời đúng kiến thức về dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy cấp lựa chọn việc cho trẻ ăn tăng lên là 22,3%

Biểu đồ 3.4 Kiến thức đúng của ĐTNC vể cách sử dụng Oresol (n01) Ăn kiêng dầu mỡ (18,9%) Ăn uống bình thường (58,8%) Ăn tăng lên (22,3%)

Kết quả Biểu đồ 3.4 chỉ ra rằng, tỷ lệ bà mẹ đã biết cách sử dụng Oresol là 68,4%

Bảng 3.9 Kiến thức đúng của ĐTNC về sử dụng Oresol (n01)

Hiểu biết về cách sử dụng Oresol Số lượng Tỷ lệ

Pha theo hướng dẫn trên gói 201 66,8

Uống đến đâu pha đến đấy 13 4,3

Loại nước dùng để pha Oresol

Nước đun sôi để nguội 181 60,1

Bảo quản dung dịch Oresol sau khi pha

Dụng cụ sạch có nắp đậy kín 212 70,4

Dụng cụ không có nắp 89 29,6

Thời gian bảo quản dung dịch Oresol sau khi pha

Kiến thức đúng về sử dụng Oresol 160 53,2

Kết quả Bảng 3.9 cho thấy, có 53,2% bà mẹ có kiến thức đúng về sử dụng Oresol; trong đó, tỷ lệ bà mẹ kiến thức đúng về cách pha Oresol là 66,8%, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về loại nước dùng để pha Oresol là 60,1% Trong khi tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về dụng cụ bảo quản dung dịch Oresol sau

Thư viện ĐH Thăng Long khi pha là 70,4% thì chỉ có 47,2% tỷ lệ bà mẹ trả lời đúng về thời gian bảo quản dung dịch Oresol

Bảng 3.10 Đánh giá kiến thức chung của đối tượng nghiên cứu về TCC (n01)

Kiến thức chung Số lượng Tỷ lệ

Bảng 3.10 cho thấy có 33,2% bà mẹ có kiến thức chung đúng về tiêu chảy cấp

3.1.3 Thực hành của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp

Bảng 3 11 Thực hành rửa tay khi chăm sóc trẻ của ĐTNC (n01)

Thực hành Đúng Chưa đúng

Rửa tay cho trẻ trước khi cho trẻ ăn 85 28,2 216 71,8 Rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ 176 58,5 125 41,5 Rửa tay của mẹ trước khi cho trẻ ăn 205 68,1 96 31,9 Rửa tay sau khi vệ sinh và xử lý phân cho trẻ 298 99,0 3 1,0

Thực hành chung về rửa tay khi chăm sóc trẻ 166 55,1 135 44,9

Bảng 3.11 cho thấy, có 55,1% bà mẹ có thực hành đúng về rửa tay khi chăm sóc trẻ; trong đó, tỷ lệ bà mẹ thực hành đúng rửa tay sau khi đi vệ sinh chiếm cao nhất (99%), tiếp sau đó là tỷ lệ bà mẹ thực hành rửa tay trước khi cho trẻ ăn (68,1%), rửa tay trước khi chế biến thức ăn (58,5%) Riêng thực hành đúng rửa tay cho trẻ trước khi ăn có tỷ lệ thấp nhất (28,2%)

Bảng 3.12 Thực hành pha Oresol của ĐTNC (n01)

Thực hành Đúng Chưa đúng

Cách pha Oresol đúng tỷ lệ 271 90,0 30 10,0

Pha Oresol bằng nước đun sôi để nguội 252 83,7 49 16,3 Dụng cụ pha và bảo quản Oresol 297 98,7 4 1,3

Thời gian bảo quản Oresol 218 72,4 83 27,6

Thực hành đúng về pha Oresol 260 86,4 41 13,6

Kết quả Bảng 3.12 cho thấy, có 86,4% bà mẹ có thực hành đúng về pha Oresol; trong đó, tỷ lệ bà mẹ thực hành đúng dùng dụng cụ pha và bảo quản Oresol chiếm cao nhất (98,7%), tiếp theo đó là cách pha Oresol đúng tỷ lệ (90%), pha Oresol bằng nước đun sôi để nguội (83,7%) Riêng thực hành đúng thời gian bảo quản Oresol có tỷ lệ thấp nhất (72,4%)

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.13 Thực hành cho trẻ uống Oresol của ĐTNC (n01)

Thực hành cho trẻ uống Oresol

Thực hành Đúng Chưa đúng

Thời điểm bắt đầu uống Oresol 89 29,6 212 70,4

Lượng Oresol uống sau mỗi lần trẻ đi ngoài 217 72,1 84 27,9

Thực hành chung cho trẻ uống Oresol 125 41,5 176 58,5

Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về tiêu chảy cấp của đối tượng nghiên cứu

3.2.1 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về tiêu chảy cấp của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.15 Mối liên quan giữa đặc điểm thông tin chung và kiến thức về tiêu chảy cấp của ĐTNC (n01)

OR (95%CI) p Đúng Chưa đúng

Tình trạng hôn nhân Đã có gia đình 99 33,6 196 66,4

Cán bộ công chức, tiểu thương

Nông dân, công nhân, nội trợ 9 14,8 52 85,2

*: Fisher Exact test; REF: biến tham khảo

Kết quả Bảng 3.15 cho thấy kiến thức về tiêu chảy cấp của bà mẹ có liên quan có ý nghĩa thống kê với một số yếu tố như độ tuổi, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, trình độ học vấn, và nơi ở của bà mẹ

Bà mẹ có tuổi trên 35 tuổi và từ 25- 35 tuổi có khả năng có kiến thức chung đúng về tiêu chảy cấp cao bà mẹ < 25 tuổi (lần lượt cao gấp 3,3 lần và 4,5 lần), có ý nghĩa thống kê với p

Ngày đăng: 26/02/2024, 15:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w