PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
Đối tượng nghiên cứu
• Điều kiện vệ sinh tại chợ Chờ.
• Người kinh doanh thực phẩm tươi sống trong chợ.
• Người quản lý công tác An toàn thực phẩm tại thị trấn Chờ.
• Thành viên của Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP tại thị trấn Chờ.
2.2 Thòi gian và địa điểm nghiên cứu
• Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 07 năm 2013.
• Địa điểm nghiên cứu: Tại chợ Chờ, thị trấn Chờ, Yên Phong, Bắc Ninh.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng phương pháp định lượng kết họp định tính.
2.4 Mẩu và phương pháp chọn mẫu:
Nghiên cứu định lượng nhằm trả lời mục tiêu 2 và 3 của nghiên cứu đó là: Mô tả kiến thức, thực hành của người kinh doanh thực phẩm tươi sống tại chợ và xác định một số yểu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của người kinh doanh thực phẩm tươi sống.
• Toàn bộ người kinh doanh thực phẩm tươi sống trong chợ Chờ tại thời điểm nghiên cứu, có khả năng trả lời phỏng vấn (98 người).
• Toàn bộ các cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống tại chợ Chờ, bao gồm 3 nhóm hàng: rau quả, thịt và thủy sản (98 cơ sở).
Tiêu chuẩn lựa chọn cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống:
• Các cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải nằm bên trong khu buôn bán thực phẩm của chợ.
• Các cơ sở phải buôn bán một trong ba mặt hàng: thịt, thuỷ sản và rau quả.
• Chủ cơ sở có khả năng trả lời phỏng vấn và đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
(Trên thực tể có khoảng 120 cơ sở nhưng chỉ có 98 cơ sở đáp ứng các tiêu chí trên còn lại các cơ sở khác không đủ tiêu chuẩn vì không có người bán hàng hoặc người bán hàng không đồng ý tham gia vào nghiên cứu)
Nghiên cứu định tính trả lời cho mục tiêu 1 (mô tả thực trạng về điều kiện vệ sinh tại chợ) và bổ sung cho mục tiêu 3 (xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của người kinh doanh thực phẩm tươi sống tại chợ).
• Điều kiện vệ sinh của chợ Chờ: quy hoạch chợ, xử lý chất thải, tình trạng thực phẩm được bày bán tại chợ.
• Đối với người quản lý và Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP tại thị trấn: chọn mẫu có chủ đích 8 người có liên quan đển công tác ATTP tại thị trấn
- Trưởng khoa ATVSTP - Trung tâm Y tể huyện
- Trưởng BCĐ VSATTP thị trấn - Phó chủ tịch UBND thị trấn Chờ
- Phó trưởng BCĐ VSATTP thị trấn - Trưởng Trạm Y tế thị trấn Chờ
- 01 cán bộ phụ trách chương trình VSATTP của Trạm Y tế thị trấn Chờ
- 01 người quản lý trong chợ
- 03 chủ cửa hàng kinh doanh thực phẩm tươi sống (thịt, thủy sản, rau quả;mỗi nhóm chọn ngẫu nhiên 1 người).
2.5 Phương pháp thu thập số liệu
• Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi có cấu trúc người kinh doanh thực phẩm tươi sống để đánh giá kiến thức, thực hành của người kinh doanh (phụ lục 3).
• Quan sát bàng bảng kiểm kết hợp với quan sát hồ sơ ghi chép, hợp đồng mua bán nguyên liệu để đánh giá điều kiện vệ sinh tại chợ và cơ sở kinh doanh mặt hàng tươi sống trong chợ (phụ lục 2 và phụ lục 4).
• Phỏng vấn sâu Trưởng khoa ATVSTP, Phó chủ tịch ƯBND thị trấn Chờ, Trưởng Trạm Y tế thị trấn Chờ, 01 cán bộ phụ trách chương trình VSATTP của Trạm Y tế, 01 người quản lý trong chợ và 03 chủ cửa hàng kinh doanh thực phẩm tươi sống sử dụng bản hướng dẫn phỏng vấn sâu bán cấu trúc (phụ lục 5,
6, 7) Nơi phỏng vấn sâu bảo đảm thuận tiện cho người trả lời những vấn đề nhạy cảm.
• Thời gian thu thập: Chọn những lúc cửa hàng đang vắng khách để tiến hành phỏng vấn (thời gian từ ngày 01/03/2013 - 15/03/2013) Trước khi tham gia trả lời, điều tra viên giới thiệu về nghiên cứu, mục tiêu và đạo đức của nghiên cứu. Đầu tiên, điều tra viên quan sát để điền vào bảng kiểm đánh giá điều kiện An toàn thực phẩm tại chợ và thực hành của người kinh doanh thực phẩm tươi sống Sau đó điều tra viên tiến hành phỏng vấn từng người tại chính cửa hàng mà họ đang buôn bán.
• Điều tra viên: 5 điều tra viên và 1 giám sát viên đã có kinh nghiệm trong điều ưa cộng đồng được tuyển chọn là các học viên cao học Y tế Công cộng khóa
15 Các Điều ưa viên, giám sát viên được tập huấn về kỹ năng phỏng vấn và nội dụng bộ câu hỏi trước khi chính thức thu thập số liệu tại thực địa Những cuộc phỏng vấn đầu tiên được nghiên cửu viên giám sát hỗ ượ Một số phiếu nghiên cứu được bốc thăm ngẫu nhiên và được điều ưa lại để kiểm ưa tính chính xác của các thông tin đã thu thập Sau mỗi buổi phỏng vấn, tất cả các phiếu được tập họp lại để nghiên cứu viên kiểm ưa Nếu có thiếu sót sẽ được yêu cầu bổ sung kịp thời.
Dựa vào những tiêu chuẩn đã được ban hành trong Luật An toàn thực phẩm và các quy định, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực phẩm từ đó xây dựng các nhóm biến số sau [1, 2, 26] (bảng biến số chỉ tiết tại phụ lục 1).
Nhóm biến về Điều kiện vệ sinh tại chợ: • • • •
- Tình trạng thực phẩm được bày bán tại chợ
Nhóm biến về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu:
- Thời gian kinh doanh thực phẩm tươi sống
- Tiếp cận thông tin truyền thông, khám sức khoẻ định kỳ và tập huấn kiến thức về ATTP
Nhóm biến Kiến thức về A TTP:
- Kiến thức về thực phẩm an toàn
- Kiến thức về mối nguy đối với thực phẩm
- Kiến thức về cách phòng ngừa các mối nguy đối với thực phẩm
- Kiến thức về từng loại mặt hàng riêng biệt
Nhóm biến Thực hành về A TTP:
- Thực hành về rửa tay trong quá trình buôn bán thực phẩm
- Thực hành về thực phẩm đảm bảo an toàn
- Thực hành về vệ sinh nơi bày bán thực phẩm
- Thực hành về điều kiện vệ sinh cơ sở
- Thực hành về vệ sinh cá nhân
Nhóm biển về công tác quản lý A TVSTP tại chợ:
- Các hoạt động đã triển khai tại thị trấn
- Phối hợp với các bên liên quan
- Quy trình kiểm tra, giám sát
2.7 Phuong pháp phân tích số liệu Đối vói số liệu định lượng:
• Tất cả các số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu được mã hóa và nhập vào phần mềm Epidata.
• Tiến hành xử lý thô số liệu bằng cách làm sạch số liệu, giám sát và kiểm tra 20% số phiếu, nhằm hạn chế thấp nhất sai số trong quá trình nhập số liệu Trong quá trình làm sạch số liệu, thực hiện mô tả từng biến (nhằm kiểm tra, phát hiện và xử lý những giá trị missing hoặc giá trị ngoại lai/bất thường so với bảng mã) và kiểm tra tính logic của thông tin.
• Tiến hành xử lý số liệu trên phần mềm SPSS bằng cách tạo biến và sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định /" để xác định tỷ lệ và mối liên quan. Đối vói số liệu định tính:
• Nội dung các cuộc PVS được ghi chép vào sổ sách và tổng họp thành biên bản phỏng vấn Nội dung này cũng được ghi âm lại và tiến hành gỡ băng xuất ra dưới dạng văn bản MS.Word.
• Sau đó, các thông tin định tính được tổng họp và phân tích theo chủ đề.
• Các thông tin trên đều được bảo mật chỉ phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
2.8 Các tiêu chí đánh giá
2.8.1 Đánh giá về điều kiện vệ sinh của chợ
Dựa vào những chỉ tiêu của quyết định số 41/2005/QĐ-BYT quy định về các điều kiện vệ sinh chợ Chúng tôi đưa ra cách cho điểm và đánh giá về điều kiện vệ sinh chợ như sau: với mỗi điều kiện vệ sinh đạt trong bảng kiểm về điều kiện vệ sinh của chợ thì được 1 điểm, không đạt thì được 0 điểm.
Tổng số có 18 tiêu chí số điểm tối đa đạt được là 18 điểm:
Neu chợ đạt: > 15 điểm: điều kiện vệ sinh tốt
12-15 điểm: điều kiện vệ sinh trung bình