Can thiệp hiệu quả nhất với suy dinh dưỡng thấp còi phải có tính dự phòng vàtoàn diện, trong đó cải thiện về thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ bao gồm nuôi con bằngsữa mẹ và ăn bổ sung được c
Trang 1BỘ Y TẾ
VIỆN DINH DƯỠNG
BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NHÁNH
ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC 2011 - 2014
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM
SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở TRẺ EM VIỆT NAM
Đề tài nhánh: Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng lên kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ góp phần giảm suy
dinh dưỡng thấp còi ở huyện Tam nông, Phú Thọ
Hà Nội, năm 2014 Chủ nhiệm đề tài: TS Phạm Thị Thuý Hoà Thư ký đề tài: TS Huỳnh Nam Phương Đơn vị chủ trì: Viện Dinh dưỡng Quốc gia Đơn vị chủ quản: Bộ Khoa học và Công nghệ
Trang 3Mục lục
I ĐẶT VẤN ĐỀ 6
II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
IV KẾT QUẢ 31
4.1 Thực trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi trên địa bàn nghiên cứu 31
4.1.1 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 33
4.1.2 Thực hành nuôi dưỡng trẻ 34
4.1.3 Khẩu phần ăn của trẻ 6-23 tháng 40
4.2 Hiệu quả của can thiệp đến thực hành của người chăm sóc trẻ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi 43
4.2.1 Hiệu quả của can thiệp đến thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ 43
4.2.2 Hiệu quả của can thiệp đến khẩu phần ăn của trẻ 6-23 tháng 50
4.2.3 Hiệu quả của can thiệp đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-23 tháng 54
4.2.4 Tiếp cận can thiệp truyền thông giáo dục dinh dưỡng 57
V BÀN LUẬN 60
5.1 Thực trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi trên địa bàn nghiên cứu 60
5.1.1 Tình trạng dinh dưỡng 60
5.1.2 Thực hành nuôi dưỡng trẻ 60
5.2 Hiệu quả của can thiệp truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ 62
5.2.1 Cải thiện về thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ và khẩu phần ăn bổ sung 62
5.2.2 Cải thiện tình trạng dinh dưỡng 63
5.2.3 Cải thiện khả năng tiếp cận truyền thông giáo dục dinh dưỡng 63
VI KẾT LUẬN 64
6.1 Thực trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi trên địa bàn nghiên cứu 64
6.2 Hiệu quả của can thiệp truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ 65
VII KHUYẾN NGHỊ 66
Phụ lục 67
PHỤ LỤC 1 67
PHỤ LỤC 2 73
PHỤ LỤC 3 74
Trang 4Danh mục bảng
Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 31
Bảng 2: Mức tăng cân của phụ nữ có thai 32
Bảng 3: Cân nặng sơ sinh 32
Bảng 4: Tỷ lệ trẻ nhẹ cân (chỉ tiêu cân nặng theo tuổi) 33
Bảng 5: Tỷ lệ trẻ thấp còi (chỉ tiêu chiều dài theo tuổi) 33
Bảng 6: Tỷ lệ trẻ gày còm (chỉ tiêu cân nặng theo chiều dài) 34
Bảng 7: Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ 35
Bảng 8: Thực hành ăn bổ sung ở trẻ 6-23 tháng (theo chỉ số của WHO) 36
Bảng 9: Thực hành ăn bổ sung 37
Bảng 10: Thực phẩm ăn ngày hôm trước của trẻ 37
Bảng 11: Người chăm sóc trẻ và cho trẻ ăn 39
Bảng 12: Bà mẹ tự đánh giá về chế độ ăn 39
Bảng 13: Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần trẻ 6 – 23 tháng 40
Bảng 14: Cơ cấu khẩu phần theo nhóm tuổi 41
Bảng 15: Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ ở nhóm can thiệp và nhóm chứng 45
Bảng 16: Thực hành ăn bổ sung ở nhóm can thiệp và nhóm chứng 46
Bảng 17: Thực phẩm ăn ngày hôm trước của trẻ của xã can thiệp và xã chứng 47
Bảng 18: Tình hình bệnh tật của trẻ trong 2 tuần qua ở xã can thiệp và xã chứng 49
Bảng 19: Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần trẻ 6 – 23 tháng tại xã can thiệp trước và sau can thiệp 50
Bảng 20: So sánh giá trị dinh dưỡng của khẩu phần trẻ 6 – 23 tháng tại xã can thiệp và xã chứng sau can thiệp 51
Bảng 21: Cơ cấu khẩu phần theo nhóm tuổi tại xã can thiệp trước và sau can thiệp 52
Bảng 22: Chỉ số hiệu quả của can thiệp lên thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ và tỷ lệ thấp còi.56 Bảng 23: Nguồn thông tin về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ tại xã can thiệp và xã chứng .57
Bảng 24: Những nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ được hướng dẫn tại xã can thiệp và xã chứng 57
Bảng 25: Tỷ lệ các bà mẹ được tiếp cận các hình thức truyền thông giáo dục dinh dưỡng tại cộng đồng trong 6 tháng qua 58
Trang 5Danh mục hình
Hình 1: Các nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến hậu quả lâu dài của suy dinh dưỡng thấp còi .11
Hình 2: Các giai đoạn thay đổi hành vi 20
Hình 3: Thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ dưới 6 tháng 35
Hình 4: Tình hình bệnh tật của trẻ trong 2 tuần qua 39
Hình 5: Đáp ứng nhu cầu khuyến nghị của khẩu phần (theo nhóm tuổi) 43
Hình 6 Thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ dưới 6 tháng ở xã can thiệp trước và sau can thiệp.44 Hình 7 Thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ dưới 6 tháng ở xã chứng 45
Hình 8 Thời điểm bắt đầu ăn bổ sung ở nhóm can thiệp và nhóm chứng (trước – sau) 47
Hình 9 Đánh giá về chế độ ăn của xã can thiệp trước và sau can thiệp 49
Hình 10 Nguyên nhân của chế độ ăn chưa tốt tại xã can thiệp (trước và sau) 49
Hình 11: Đáp ứng nhu cầu khuyến nghị của khẩu phần tại xã can thiệp trước và sau can thiệp (theo nhóm tuổi) 54
Hình 12 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 0-23 tháng ở xã can thiệp và xã chứng (trước và sau) .55
Hình 13 Tỷ lệ thấp còi theo các lớp tuổi của trẻ 0-23 tháng tại xã can thiệp (trước – sau) 56
Hình 14: Hình thức truyền thông giáo dục dinh dưỡng tại cộng đồng mà các bà mẹ đã tham gia trong 6 tháng qua 59
Hình 15: Lí do các bà mẹ thích hình thức truyền thông cộng đồng tại xã can thiệp 60
Trang 6MICS Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ
(Multiple Indicator Cluster Survey)
NCBSM Nuôi con bằng sữa mẹ
NCBSMH
T Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
SD Độ lêch chuẩn (Standard Deviation)
SDD Suy dinh dưỡng
Trang 7ở tuổi trưởng thành vừa là dấu hiệu chính đánh dấu một quá trình quan trọng trongnhững năm đầu đời dẫn đến tăng trưởng kém và các hậu quả xấu khác Suy dinhdưỡng thấp còi là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh,suy giảm sức khỏe lúc còn nhỏ và khi trưởng thành, giảm khả năng học tập và năngsuất lao động Để có hiệu quả tốt nhất, các can thiệp phòng chống suy dinh dưỡngthấp còi cần được tiến hành sớm, tốt nhất là trong giai đoạn “cửa sổ cơ hội”: từ khitrong bào thai cho đến khi trẻ được 2 tuổi
Can thiệp hiệu quả nhất với suy dinh dưỡng thấp còi phải có tính dự phòng vàtoàn diện, trong đó cải thiện về thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ (bao gồm nuôi con bằngsữa mẹ và ăn bổ sung) được coi là những can thiệp cần được ưu tiên
Cần tập trung vào thời điểm can thiệp hiệu quả nhất và các can thiệp đượcchứng minh là có tác động đến tăng trưởng chiều cao Các can thiệp trong thời kìmang thai và 2 năm đầu đời của trẻ nhằm ngăn chặn tình trạng thấp còi thì có hiệu quảhơn các can thiệp tác động trẻ đã bị suy dinh dưỡng Đây là thời điểm trẻ nhận đượcnhiều lợi ích nhất từ các can thiệp dinh dưỡng Khuyến khích cho bú sớm, bú mẹ hoàntoàn trong 6 tháng đầu và bú kéo dài đến 24 tháng; cải thiện thực hành ăn bổ sungthông qua tư vấn dinh dưỡng ở những nơi có an ninh thực phẩm cao và tư vấn kết hợpcung cấp các thực phẩm hoặc sản phẩm bổ sung vi chất ở nơi có an ninh thực phẩmthấp có thể góp phần giảm tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi Các can thiệp về nuôidưỡng trẻ nhỏ cần phải được xây dựng cho phù hợp với hoàn cảnh, cần có đánh giá tỉ
mỉ các tập quán nuôi dưỡng và các thực phẩm sẵn có tại địa phương
Ở Việt Nam, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã có nhữnghọat động giáo dục truyền thông lồng ghép nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của
Trang 8trẻ dưới 2 tuổi nhưng các hoạt động vẫn chỉ dừng ở mức độ cung cấp kiến thức vàngười chăm sóc trẻ quan tâm đến sức khỏe của trẻ nhưng chưa có các hỗ trợ cho cácbước tiếp theo của thay đổi hành vi (dựa trên các bước Thay đổi hành vi (2)) là giúpngười chăm sóc trẻ làm thử, giúp họ đánh giá và giúp họ quyết định nên người mẹchưa đưa vào thực hành của mình Các can thiệp về truyền thông thường được xâydựng bởi các cán bộ làm chương trình mà ít khi được thử nghiệm bởi chính đối tượngtrước khi đưa vào áp dụng rộng rãi, vì vậy chưa đảm bảo được tính hiệu quả và bềnvững của can thiệp Các hoạt động còn mang tính chất chung chung, không cụ thể,chưa triệt để và thiếu sự theo dõi, đánh giá đầy đủ nên kiến thức của người mẹ chưađược nâng cao, thực hành của người mẹ chưa được uốn nắn kịp thời dẫn tới hiệu quảcủa các hoạt động chưa trọn vẹn.
Trong khuôn khổ của đề tài nhà nước Nghiên cứu thực trạng và các giải phápnhằm giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài
nhánh “Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng lên kiến thực, thực hành của
người chăm sóc trẻ góp phần giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở huyện Tam Nông, Phú Thọ”, với mục tiêu
Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành về nuôi dưỡng trẻ nhỏ của bà mẹ tại các xã nghiên cứu và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi
Đánh giá hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng đến kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ tại các xã can thiệp và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi
II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
II.1 Nuôi dưỡng trẻ nhỏ
Theo báo cáo của UNICEF 2009, mức độ trẻ và bà mẹ bị thiếu dinh dưỡng tiếptục duy trì trên thế giới, trong đó 90% trẻ bị thấp còi sống ở các nước Châu Á và ChâuPhi Những thiệt hại thường không nhìn thấy được cho tới khi mức độ suy dinh dưỡngtrầm trọng, nó phá hủy sự sống còn, sự phát triển và lớn lên của trẻ cũng như của người
mẹ khi mang thai, từ đó kéo theo những thiệt hại xã hội (3) Những nguyên nhân phối hợpgiữa sự thiếu chất lượng thực phẩm, sự tấn công liên tục của các bệnh nhiễm trùng và sự
Trang 9thiếu chăm sóc, thiếu dinh dưỡng tiếp tục trải rộng tỷ lệ ra cả các nước đang phát triển vàcác nước công nghiệp với những hình thái và mức độ khác nhau Dinh dưỡng thiếu đặcbiệt nguy hại khi người phụ nữ mang thai và trẻ em trong 2 năm đầu cuộc đời Giai đoạnnày quyết định sự sống còn, phát triển về sau của trẻ và ảnh hưởng nhiều tới khả nănghọc tập và làm việc khi trưởng thành Dinh dưỡng thời thơ ấu có tác động cuối cùng lênsức khỏe và sự có ích khi lớn lên (4), (5)
Theo WHO/PAHO (6), có 15 thực hành lý tưởng về nuôi dưỡng trẻ nhỏ như sau:
1 Trẻ mới sinh đều được bắt đầu cho bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh
2 Trẻ mới sinh không được cho ăn/uống gì trước khi cho bú mẹ
3 Trẻ mới sinh đều được bú sữa non
4 Trẻ mới sinh và trẻ nhỏ đều được cho bú mẹ theo nhu cầu suốt ngày lẫn đêm
5 Trẻ mới sinh đều được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
6 Không có trẻ nào bị cai sữa trước thời điểm được 24 tháng tuổi
7 Không cho trẻ ăn bằng bình với núm vú giả
8 Trẻ nhỏ được bắt đầu cho ăn bổ sung từ tròn 6 tháng (180 ngày)
9 Trẻ nhỏ đều được cho ăn đủ số bữa mỗi ngày theo khuyến nghị
10 Trẻ nhỏ đều đáp ứng các yêu cầu về năng lượng hàng ngày theo khuyến nghị
11 Cho trẻ ăn những thực phẩm giàu năng lượng và dinh dưỡng
12 Cho trẻ ăn thực phẩm đa dạng (với 4 loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn)
13 Cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sắt hàng ngày
14 Cho trẻ ăn thịt, cá và thịt gia cầm hàng ngày
15 Hỗ trợ và chăm cho trẻ ăn no trong các bữa ăn
Để cải thiện tình trạng dinh dưỡng, đặc biệt giảm tỷ lệ thấp còi của trẻ dưới 2 tuổi,nhiều nghiên cứu đã can thiệp tới thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ trong đó chăm sóc ngay
từ ban đầu khi mới sinh như cho bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, nuôi con bằng sữa mẹtrong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú kéo dài tới hơn 2 tuổi cùng kết hợp với cho ăn bổ
Trang 10sung an toàn và hợp lý từ lúc 6 tháng tuổi trở đi Các nghiên cứu cho thấy dưới 40% trẻ ởcác nước đang phát triển được bú mẹ trong 1 giờ đầu, 37% trẻ bú mẹ hoàn toàn dưới 6tháng và 60% trẻ ăn bổ sung với chất lượng bữa ăn bổ sung của trẻ thường không đủ, đặcbiệt thiếu protein, chất béo hay vi chất dinh dưỡng tăng cường sự phát triển của trẻ (3).Những giải pháp lồng ghép các họat động chăm sóc dinh dưỡng trên cộng đồng cũngđược nhiều nước áp dụng và có một số hiệu quả đáng chú ý như tỷ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn
ở nhiều nước tăng lên như ở Campuchia tăng từ 12% năm 2000 lên 60% năm 2005,Srilanca tăng từ 53% năm 2000 lên 76% năm 2005 (7, 8, 9, 10)
Việc kết hợp các hoạt động triển khai nhằm dự phòng suy dinh dưỡng được nhiềunước quan tâm bao gồm cân trẻ, chăm sóc sức khỏe và điều kiện vệ sinh, khuyến khích
an ninh thực phẩm
Ở Việt Nam, tình trạng dinh dưỡng đã có nhiều cải thiện, tỷ lệ thấp cân giảm đáng
kể, mỗi năm giảm trung bình 1.5 đến 2% Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng đã
có những hoạt động trên cộng đồng đáng ghi nhận như cân trẻ thường xuyên, tổ chứcgiáo dục dinh dưỡng cho các bà mẹ qua các buổi trình diễn bữa ăn hoặc chăm sóc nhữngphụ nữ khi mang thai qua bổ sung viên đa vi chất ở một số nơi có tỷ lệ suy dinh dưỡngcao hoặc cấp một số thực phẩm bổ sung cho bà mẹ không tăng cân khi có thai…đã gópphần làm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ Tuy nhiên, theo kết quả điều tra củaViện Dinh dưỡng tỷ lệ thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi còn cao (29.3%) trong đó cao nhất là ởcác vùng cao, đặc biệt là như các tỉnh vùng núi phía bắc 33.7% và Tây nguyên 35.1%.Nguyên nhân thiếu kiến thức và thực hành chưa đúng về nuôi dưỡng trẻ nhỏ còn khá phổbiến, nhất là nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý ở các vùng có tỷ lệ suy dinhdưỡng cao (11, 12, 13, 14, 15, 16) Nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là thực hành phổ biến ở ViệtNam với tỷ lệ 98% trẻ được bú mẹ (17) Tỷ lệ này thay đổi theo từng vùng sinh thái, dântộc, trình độ học vấn của bà mẹ và nơi sinh con Mặc dù tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ caonhưng vấn đề tồn tại là cho trẻ bú sớm, thời gian cho trẻ bú mẹ hoàn toàn và bú kéo dàichưa đạt được khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về nuôi con bằng sữa mẹ (7) Theo
số liệu của Điều tra giám sát năm 2010 (Viện Dinh dưỡng), tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹhoàn toàn trong 6 tháng đầu chỉ có 19,6%; tỷ lệ cho trẻ bú sớm trong 1h đầu là 61,7%; tỷ
lệ trẻ được bú đến 1 tuổi là 77% và đến 2 tuổi 22.1%
Trang 11Như vậy, trẻ em bắt đầu ăn bổ sung thường sớm hơn so với khuyến cáo, tỷ lệtrẻ dưới 2 tuổi được nuôi dưỡng hợp lý chỉ chiếm 54,8%; được ăn đủ nhóm thực phẩmtối thiểu là 71,6%; ăn đủ bữa tối thiểu là 85,6%; được nuôi đúng đú là 51,7% (Điều tragiám sát 2010) Ở nhiều vùng nông thôn, khó khăn, việc đảm bảo một chế độ ăn bổsung đủ về số lượng mỗi bữa và số bữa trong ngày, đúng về chất lượng và cách chếbiến gặp nhiều cản trở do thiếu nhận thức, kỹ năng cũng như khả năng tiếp cận thựcphẩm của người chăm sóc trẻ Vì vậy, việc tìm ra giải pháp nhằm thay đổi những hành
vi chưa đúng của người mẹ khi nuôi dưỡng trẻ nhỏ dưới 2 tuổi là rất cần thiết
II.2 Suy dinh dưỡng thấp còi và các can thiệp để cải thiện tình trạng
thấp còi ở trẻ nhỏ
Suy dinh dưỡng thấp còi vừa là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiều cao ngườitrưởng thành thấp và giảm các các chức phận cơ thể ở tuổi trưởng thành vừa là dấuhiệu chính đánh dấu một quá trình quan trọng trong những năm đầu đời dẫn đến tăngtrưởng kém và các hậu quả xấu khác Suy dinh dưỡng thấp còi là một trong những yếu
tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, suy giảm sức khỏe lúc còn nhỏ và khitrưởng thành, giảm khả năng học tập và năng suất lao động Để có hiệu quả tốt nhất,các can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi cần được tiến hành sớm, tốt nhất
là trong giai đoạn “cửa sổ cơ hội”: từ khi trong bào thai cho đến khi trẻ được 2 tuổi.Trẻ em trên toàn thế giới có khả năng đạt được chiều cao tối đa theo tiềm năng nếuđược nuôi dưỡng trong môi trường lành mạnh và hưởng các thực hành về y tế, dinhdưỡng và chăm sóc theo đúng khuyến cáo
Trẻ em trên toàn thế giới có khả năng đạt được mức tăng trưởng tối đa theotiềm năng nếu được nuôi dưỡng trong môi trường lành mạnh và hưởng các thực hành
về y tế, dinh dưỡng và chăm sóc theo đúng khuyến cáo Suy dinh dưỡng thấp còi thểhiện tình trạng không đạt được chiều cao tối đa theo di truyền (18) Tình trạng thấp còithường là hậu quả tích lũy của dinh dưỡng nghèo nàn và các thiếu hụt khác kéo dàiqua nhiều thế hệ
Suy dinh dưỡng thấp còi tác động đến 1/3 số trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước cóthu nhập thấp và trung bình, tương đương với tổng số 178 triệu trẻ em (19) Các giađình sống tại các cộng đồng dân cư có tầm vóc thấp thường không chú ý tới tình trạng
Trang 12thấp còi bởi vì đây là điều bình thường đối với họ Thậm chí cả các cán bộ y tế cũngthường không quan tâm nhiều tới suy dinh dưỡng thấp còi bằng suy dinh dưỡng thểnhẹ cân hay suy dinh dưỡng thể gày còm (cân nặng thấp so với chiều cao); nhất là khicác chương trình sức khỏe cộng đồng không tiến hành đo chiều cao định kì cho trẻ.Nhiều gia đình, cán bộ y tế cũng như các nhà hoạch định chính sách không ý thứcđược hậu quả của suy dinh dưỡng thể thấp còi Chính vì vậy, nó không được xem làmột vấn đề của y tế cộng đồng.
Châu Phi là khu vực có tỉ lệ thấp còi cao nhất (40%) và châu Á là nơi có số trẻ
bị thấp còi nhiều nhất trên thế giới (112 triệu trẻ), hầu hết tập trung ở khu vực TrungNam Á 90% suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em tập trung ở 36 nước trên thế giới Suydinh dưỡng thấp còi có thể xảy ra ở nhiều tầng lớp xã hội khác nhau Ở các nước đangphát triển, suy dinh dưỡng thể thấp còi phổ biến hơn suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cânnặng thấp so với tuổi, 20%) và suy dinh dưỡng thể gày còm (cân nặng thấp so vớichiều cao, 10%) Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do chất lượng bữa ăn ảnhhưởng đến việc tăng trưởng chiều cao nhiều hơn so với ảnh hưởng đến việc tăng cân.Trong suốt thời kì bào thai và 2 năm đầu đời, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất caonhằm đáp ứng quá trình tăng trưởng và phát triển nhanh của cơ thể Ở một số vùng,khi trẻ sinh ra đã có Z-score trung bình về chiều cao/tuổi thấp hơn mức chuẩn (dưới 0)
và giá trị này giảm mạnh trong hai năm đầu đời, còn sau đó thì không thấy giảm thêmcũng nhưng không có cải thiện gì (20) Mẹ bị thiếu máu, hút thuốc lá và ô nhiễm khôngkhí trong nhà có thể làm hạn chế sự phát triển của bào thai dẫn đến cân nặng sơ sinhthấp Khẩu phần ăn nghèo dinh dưỡng trong thời kì bào thai, sơ sinh và trong nhữngnăm đầu đời làm cho trẻ không được nhận đủ chất dinh dưỡng Ngoài ra, thườngxuyên mắc các bệnh nhiễm khuẩn trong 2 năm đầu đời cũng góp phần làm tăng nguy
cơ bị thấp còi của trẻ trong giai đoạn này (21)
Hình 1 : Các nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến hậu quả lâu dài của suy dinh dưỡng thấp còi ( 22 )
Trang 13Bằng chứng đưa ra ở trên góp phần củng cố sự nhất trí ngày càng cao trong lĩnhvực khoa học rằng giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em là ưu tiênhàng đầu nhằm giảm gánh nặng bệnh tật toàn cầu và tăng cường phát triển kinh tế chocác nước có thu nhập thấp (23) Can thiệp hiệu quả nhất phải có tính dự phòng và toàndiện Chiến lược giảm suy dinh dưỡng thể thấp còi bao gồm:
Giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng bào thai bằng cách cải thiện dinh dưỡng và giảmthiếu máu cho mẹ, giảm hút thuốc lá và ô nhiễm không khí trong nhà
Hỗ trợ bà mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Cải thiện các thực hành cho trẻ ăn bổ sung và chất lượng bữa ăn
Trang 14 Giảm tỉ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là tiêu chảy thông qua các canthiệp phòng chống bệnh tật hiệu quả.
Cần ưu tiên cho các hành động sau đây:
Nâng cao nhận thức về vấn đề Thiết kế và tuyên truyền các thông điệp chính phù
hợp cho các đối tượng khác nhau Ví dụ:
Suy dinh dưỡng thấp còi phản ánh tình trạng dinh dưỡng kém của bà mẹ, trẻ sơsinh và trẻ nhỏ
Khi trẻ đã qua hai tuổi, rất khó có thể thay đổi tình trạng thấp còi đã xảy ratrước đó
Giảm tỉ lệ thấp còi là chỉ tiêu quan trọng để đạt được các Mục tiêu Phát triểnThiên niên kỷ Phổ cập tiểu học, xóa đói giảm nghèo, giảm tỉ lệ tử vong và cảithiện sức khỏe bà mẹ đều nằm trong số các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
Nỗ lực phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi có thể góp phần đạt được cácmục tiêu này thông qua việc tăng cường phát triển nhận thức, thành tích họctập, mức lương cao hơn ở tuổi trưởng thành và các chỉ số sức khỏe và sống cònkhác cao hơn
Nâng cao nhận thức rằng trẻ em trên toàn thế giới có thể tăng trưởng và phát triển tối đa Chưa có bằng chứng nào chứng minh cho một ngộ nhận rằng trẻ em
thuộc một số chủng tộc và dân tộc vốn đã thấp “tự nhiên” Khi trẻ nhỏ được nuôidưỡng trong môi trường lành mạnh và được chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe tốt theokhuyến nghị, mức độ phát triển trung bình ở trẻ là như nhau không kể đến yếu tốchủng tộc hoặc dân tộc Nghiên cứu Quần thể Tăng trưởng tham khảo tại nhiều trungtâm của Tổ chức Y tế Thế giới đã chứng minh rằng ở những nước có điều kiện kinhtế-xã hội cao như Brazil, Ghana, Ấn Độ, Na Uy, O-man và Mỹ, những trẻ được nuôidưỡng đúng như các thực hành nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã khuyến nghị từlúc mới sinh cho đến 5 tuổi thì có chiều cao trung bình như nhau (24) Mặc dù có thể
có một số khác biệt về chiều cao dự kiến của người trưởng thành ở các tầng dân cưkhác nhau, có hoặc không phụ thuộc vào yếu tố di truyền, những khác biệt này chỉđược biểu hiện rõ ràng ở độ tuổi vị thành niên hoặc sau đó
Trang 15Tập trung vào thời điểm can thiệp hiệu quả nhất và các can thiệp được chứng minh là có tác động đến đường tăng trưởng Các can thiệp trong thời kì mang thai
và 2 năm đầu đời của trẻ nhằm ngăn chặn tình trạng thấp còi thì có hiệu quả hơn cáccan thiệp tác động lên trẻ đã bị suy dinh dưỡng Trẻ từ 6-24 tháng tuổi có khả năng bịsuy dinh dưỡng và mắc các bệnh nhiễm trùng cao nhất Đây là thời điểm trẻ nhậnđược nhiều lợi ích nhất từ các can thiệp dinh dưỡng Tư vấn dinh dưỡng ở những nơi
có an ninh thực phẩm cao và tư vấn kết hợp cung cấp các thực phẩm tăng cường vichất hoặc bổ sung vi chất ở nơi có an ninh thực phẩm thấp có thể góp phần giảm tìnhtrạng suy dinh dưỡng thấp còi Các can thiệp cải thiện cho ăn bổ sung cần phải đượcxây dựng cho phù hợp với hoàn cảnh, bao gồm việc đánh giá tỉ mỉ các tập quán nuôidưỡng và các thực phẩm sẵn có tại địa phương
Đo cả chiều cao của trẻ chứ không chỉ cân trẻ Cần khuyến khích các nhà hoạch
định chính sách sử dụng suy dinh dưỡng thấp còi làm chỉ số đánh giá tình trạng dinhdưỡng và sức khỏe tổng thể của trẻ hơn là chỉ giám sát suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, vàchỉ số này phải được phản ánh trong đánh giá dự án Việc coi suy dinh dưỡng thấp còi
là một chỉ số có vai trò đặc biệt quan trọng khi “dinh dưỡng chuyển tiếp” sang giatăng thừa cân ở nhiều nước đang phát triển Điều này có thể dẫn tới một số cơ cấu dân
số có tỉ lệ nhẹ cân thấp nhưng tỉ lệ thấp còi vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao
Hỗ trợ nghiên cứu và đổi mới Cần phải học hỏi nhiều hơn cách làm thế nào để triển
khai thành công các chương trình khuyến khích tăng trưởng và phát triển tối ưu vớimức chi phí hợp lý Cũng cần phải nghiên cứu sâu hơn để có thể nắm được cơ chế nào
mà phòng chống thấp còi lại có được các tác động lâu dài trên nhiều phương diện Cácnghiên cứu theo dõi ở Guatemala chứng minh rằng can thiệp dinh dưỡng ở giai đoạnđầu đời làm cải thiện đường tăng trưởng và cũng có tác động lớn đến việc hình thànhnăng lực và khả năng kinh tế của người trưởng thành cũng như đến sự tăng trưởng củacác thế hệ tiếp theo (25) Các nghiên cứu theo dõi khác ở châu Phi và châu Á cũngcủng cố rằng chiến lược toàn cầu phải hướng đến các can thiệp ở giai đoạn đầu đời.Kinh nghiệm và thực tiễn đã chỉ ra rằng, SDD hoàn toàn có thể phòng tránh được hoặckiểm soát được Hiện nay các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng toàn cầu tập
Trang 16trung vào 3 nhóm biện pháp (26): tăng lượng dinh dưỡng ăn vào, bổ sung vi chất vàgiảm gánh nặng bệnh tật.
Nhóm giải pháp thứ nhất: Tăng lượng dinh dưỡng ăn vào (cả chất lượng và sốlượng), bao gồm các hoạt động: bổ sung năng lượng và protein cho phụ nữmang thai, các chiến lược giáo dục và nâng cao nuôi con bằng sữa mẹ, cải thiện
số lượng và chất lượng bữa ăn bổ sung của trẻ (26)
Nhóm giải pháp thứ 2: Bổ sung vitamin và các khoáng chất, bao gồm bổ sungđơn chất như sắt axit folic, vitamin A, iốt, kẽm và bổ sung đa vi chất cho trẻ.Các hình thức can thiệp thường bao gồm: bổ sung vi chất bằng đường uống,tăng cường vi chất vào thực phẩm hoặc dưới dạng trộn vào thức ăn bổ sung
Nhóm giải pháp thứ 3: giảm gánh nặng bệnh tật, bao gồm các hoạt động tuyêntruyền vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm như nâng cao thói quen rửa tay đúngcách, vệ sinh nơi ở và các chiến lược nhằm giảm gánh nặng bệnh tật (đặc biệt
là nhiễm trùng, sốt rét ở phụ nữ mang thai (27) Nhóm giải pháp này liên quanđến cải thiện cơ sở hạ tầng và văn hóa – xã hội, nâng cao trình độ dân trí, giảm
sự mất công bằng trong phân bổ nguồn lực (28)
Tại Việt Nam: Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng tại Việt Nam giai đoạn 2011 –
2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/6/2011 với 1 mục tiêu tổngquát và 6 mục tiêu cụ thể Giảm tỷ lệ SDD thấp còi là một chỉ tiêu quan trọng trongmục tiêu “Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em” Chỉ tiêu đặt ra tronggiai đoạn 2011 – 2020 là giảm xuống còn 26% năm 2015 và 23% vào năm 2020 (29).Các hoạt động phòng chống SDD tại cộng đồng hiện nay bao gồm: thực hiện chămsóc dinh dưỡng và sức khỏe cho các bà mẹ mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổsung hợp lý; đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin A cho trẻ 6 – 36 tháng tuổi và bà mẹ sau
đẻ, thực hiện nuôi dưỡng tốt khi trẻ bị bệnh, chăm sóc vệ sinh, phòng chống nhiễmgiun và tổ chức giáo dục, tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và tại các gia đình
II.3 Giáo dục sức khoẻ và cách tiếp cận trong giáo dục sức khoẻ
Trang 17Giáo dục sức khỏe (GDSK) là một loại can thiệp trong các chương trình y tếdành cho sự sống còn của trẻ em, sức khỏe sinh sản, dinh dưỡng, HIV/AIDS và nhiềuchương trình khác hiện nay đang được thực hiện rộng rãi ở các nước đang phát triển.
Trong Tuyên ngôn Alma Alta về Chăm sóc sức khỏe ban đầu năm 1978,GDSK “là những can thiệp giáo dục quan tâm đến những vấn đề sức khỏe nổi bật vàcác biện pháp để dự phòng và kiểm soát chúng” đã được xác định là thành tố số mộttrong số tám thành tố cơ bản của chăm sóc sức khỏe ban đầu
Nội dung của GDSK bao gồm:
Nâng cao nhận biết về các vấn đề sức khỏe và các yếu tố gây nên ốm đau bệnhtật
Cung cấp các thông tin về sức khỏe, bệnh tật
Thúc đẩy và thuyết phục mọi người thực hiện các thay đổi trong lối sống của
họ vì sức khỏe của họ và của những người khác
Trang bị cho mọi người những kĩ năng và sự tự tin để thực hiện những thay đổihành vi có lợi cho sức khỏe
GDSK được phân biệt chủ yếu bởi tính độc lập và tự nguyện Nguyên lý nổi bậtcủa GDSK bao gồm thúc đẩy lòng tự trọng và không ép buộc Các nhà GDSK cần tôntrọng các tiêu chuẩn văn hóa và cân nhắc các trở ngại xã hội và kinh tế có ảnh hưởngđến khả năng của con người thực hiện những lựa chọn về sức khỏe, đặc biệt mọingười được tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện lựa chọn riêng về hành vi sức khỏecủa họ (30)
Vai trò của giáo dục sức khỏe đối với cải thiện dinh dưỡng
Vào thập niên 80 của thế kỷ XX, với sự gia tăng của các can thiệp mang tính
dự phòng, hướng tới cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, đặc biệt ởnhững nước đang phát triển, GDSK được coi là một giải pháp hàng đầu được lựa chọncho các chương trình can thiệp Mặc dù GDSK đều nhằm vào việc khuyến khíchnhững hành vi có lợi cho sức khỏe nhưng cũng có những điểm khác biệt tùy thuộc vàonhóm đối tượng đích và loại hành vi hay hành động cần thiết Một số hoạt động
Trang 18(khuyến khích các hành động của cá thể, gia đình và cộng đồng), một số khác hướng
về cộng đồng nhằm tới việc cải thiện điều kiện của cộng đồng để cải thiện dinhdưỡng, một số lại dành cho cán bộ y tế và những người thực hiện chương trình (cảithiện dịch vụ và tư vấn)
Khuyến khích những hành vi có lợi
Vai trò quan trọng của GDSK là khuyến khích, động viên cá nhân và cộngđồng thực hành các lối sống, hành vi sức khỏe lành mạnh, loại bỏ các hành vi có hạicho sức khỏe nhằm phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe cho cá nhân và cộngđồng
Một số ví dụ về các hành vi mà GDSK có thể tác động:
Những thực hành tại gia đình như nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổsung hợp lý, sử dụng các thực phẩm giàu sắt…
Sử dụng các dịch vụ đúng: khám thai, theo dõi tăng trưởng cho trẻ …
Tuân thủ điều trị: tuân theo hướng dẫn của cán bộ y tế trong việc uốngđầy đủ và đều đặn viên sắt khi có thai…
Cải thiện dịch vụ dinh dưỡng và y tế
Giáo dục sức khoẻ có thể hướng dẫn quá trình để làm cho các dịch vụ y tế, dinhdưỡng trở nên thân thiện hơn cho người sử dụng và khuyến khích việc sử dụng cácdịch vụ này một cách phù hợp hơn
Bước đầu tiên để tăng sử dụng dịch vụ là cần làm cho các cá nhân và cộngđồng nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe từ đó họmới hiểu được cần tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ Bên cạnh đó khách hàng còn cần
có được sự tự tin và kỹ năng cần thiết để bản thân họ thấy rằng tự họ có thể đưa ranhững hành động tạo nên sự thay đổi (self-efficacy) Sau khi họ đã nhận thức đượcvấn đề và nhu cầu để phòng chống vấn đề đó, họ cần phải được biết cái gì họ có thểlàm được ở nhà và khi nào thì cần tìm kiếm sự hỗ trợ Tuy nhiên còn rất nhiều rào cảnnhư khó khăn trong việc thu xếp công việc, sự cản trở của những người trong gia đình,không có tiền, định kiến xã hội, thời gian làm việc của dịch vụ không phù hợp, cán bộ
Trang 19cho dịch vụ chưa hoàn thiện Vì vậy cần có những nghiên cứu tìm hiểu được nhữngrào cản này từ đó đưa ra những điều chỉnh dịch vụ cũng như xây dựng các thông điệptruyền thông và hành động để người cung cấp và cơ sở cung cấp dịch vụ có thể cảithiện hơn Truyền thông sau đó sẽ phổ biến cho người dân biết được lợi ích của dịch
vụ cũng như những điểm đã được cải thiện để thu hút họ đến với dịch vụ
Các cách tiếp cận của giáo dục sức khỏe
Có nhiều cách phân loại và đặt tên cho các tiếp cận khác nhau của GDSK Dựavào loại thay đổi hành vi thông qua GDSK, người ta có thể chia ra 2 cách tiếp cậnchính sau: GDSK truyền thống; Truyền thông sức khỏe (bao gồm cả truyền thông thayđổi hành vi)
Giáo dục sức khỏe truyền thống là cách tiếp cận chú trọng vào việc cung cấp vàtiếp thu kiến thức Cách tiếp cận này tập trung hơn đến kiến thức, thái độ và niềm tincủa đối tượng (31) Những nhà giáo dục sức khoẻ sử dụng cách tiếp cận này đều giảđịnh rằng rào cản lớn nhất để có sức khoẻ tốt hơn đó là sự kém hiểu biết và nhiệm vụcủa họ chính là truyền đạt được các kiến thức mà họ tích luỹ được và phổ biến các kỹnăng kỹ thuật đến đối tượng cần GDSK Trong giáo dục dinh dưỡng, cách tiếp cậnnày được nhắc đến như là một phương pháp sư phạm nhấn mạnh vào việc tiếp thukiến thức hơn là thay đổi hành vi (32, 33)
Truyền thông sức khoẻ được định nghĩa là cách thay đổi hành vi con người vàcác yếu tố môi trường liên quan đến hành vi có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp đếnnâng cao sức khoẻ, phòng chống bệnh tật và bảo vệ con người khỏi các tác nhân gâyhại Truyền thông sức khoẻ và những lĩnh vực liên quan của nó là những nỗ lực cótính hệ thống nhằm ảnh hưởng một cách tích cực đến các thực hành sức khoẻ củađông đảo dân cư Mục đích chính của cách tiếp cận truyền thông sức khoẻ là mang lạinhững cải thiện về các hành vi liên quan đến sức khoẻ và từ đó cải thiện tình trạng sứckhoẻ (34)
Trong lĩnh vực truyền thông sức khoẻ, người ta thường đề cập đến truyền thôngthay đổi hành vi (Behaviour change communication - BCC) Truyền thông thay đổihành vi là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực truyền thông sức khoẻ thay thế
Trang 20(IEC) (35) BCC được ra đời từ kinh nghiệm của USAID qua hai thập kỷ phát triểntruyền thông Từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước, giải pháp thay đổi hành vi đãđược sử dụng ở Hoa Kỳ để phòng chống lại những bệnh mạn tính, phòng chống thuốc
lá và giảm chế độ ăn nhiều dầu mỡ Trong những năm 80, các cơ quan quốc tế vàchính phủ các quốc gia đang phát triển bắt đầu quan tâm đến những giải pháp thay đổihành vi tương tự nhằm thông qua truyền thông sức khoẻ để cải thiện các kỹ thuật vàthực hành vì sự sống còn của trẻ em (36)
Đặc điểm:
Khởi xướng của truyền thông thay đổi hành vi (BCC) là từ sự kết hợp giữa lýthuyết truyền thông sức khỏe và dịch tễ nhằm thuyết phục cộng đồng chấp nhậnnhững hành vi để làm giảm nguy cơ mắc bệnh Bằng cách sử dụng kết quả của cácnghiên cứu dịch tễ để xác định các vấn đề sức khỏe liên quan, tiến hành các cuộcphỏng vấn và thảo luận nhóm để tìm hiểu xem người ta quan niệm về các vấn đề sứckhỏe đó như thế nào, từ đó các nhà truyền thông thay đổi hành vi tìm cách sử dụngthông tin đại chúng và truyền thông giữa các cá nhân để thuyết phục mọi người thayđổi hành vi Các nghiên cứu theo đó sẽ giúp xác định những rào cản của việc thay đổihành vi và tìm hiểu những khả năng để có thể chấp nhận những hành vi mới (37) BCC dựa trên lý luận của 5 giai đoạn thay đổi hành vi (38) (xem Hình 2)
Trang 21Hình 2 : Các giai đoạn thay đổi hành vi
Giai đoạn 1: Trước hết đối tượng phải tự nhận ra hành vi của mình là có hại
cho sức khoẻ bản thân và có thể cho cả cộng đồng
Giai đoạn 2: Tiếp theo, đối tượng phải có quan tâm đến hành vi mới lành mạnh
Bước này có thể kéo dài vài tháng hoặc tới vài năm, và thực tế có những ngườikhông bao giờ vượt qua được nó
Giai đoạn 1 và 2 thuộc về nhận thức cảm tính nên các phương tiện thông tin đại chúng
có tác dụng tốt nhất
Giai đoạn 3: Chuẩn bị cho sự thay đổi Đây là bước ngoặt chuyển tiếp từ quá
trình nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính, khi mà cá nhân đi đến quyết tâm đặtmục đích thay đổi và sẵn sàng thực hiện việc thay đổi Trong bước này cá nhân chịutác động mạnh bởi các yếu tố bên trong và các tác động bên ngoài nên vai trò và sựgiúp đỡ trực tiếp của nhân viên truyền thông là rất quan trọng Các phương tiệnthông tin đại chúng không còn tác dụng tốt như trước nữa
Trang 22 Giai đoạn 4: Hành động Đây là giai đoạn làm thật để tự kiểm nghiệm trên
chính bản thân mình, và cũng là giai đoạn khó khăn nhất và quan trọng nhất, cần có
sự giúp đỡ tích cực của truyền thông viên và những người thân có kinh nghiệm
Giai đoạn 5: Cuối cùng, đối tượng đi đến chỗ chấp nhận hay là từ chối hành vi
sức khoẻ mới đó
o Nếu chấp nhận thì đối tượng cần có sự hỗ trợ về mọi mặt để có thể duy trì đượchành vi sức khoẻ mới đó trong một thời gian đủ dài để nó trở thành một thóiquen mới, một nếp sống mới
o Nếu từ chối thì đối tượng lại quay trở lại bước trước đó hoặc thậm chí từ bướcmột, rồi tiến lên từng bước như đã làm
Trong khi phương pháp giáo dục truyền thống chỉ chú trọng đến cung cấpthông tin thì mục tiêu cơ bản của BCC là tạo ảnh hưởng hoặc cải thiện hành vi sứckhỏe, do đó nó nhấn mạnh sự tham gia của đối tượng đích trong việc thương lượng đểđưa ra những can thiệp về hành vi sức khỏe thay vì đưa ra những thông điệp sức khỏeđịnh sẵn cho họ Mục đích chính của BCC là cung cấp cho đối tượng kiến thức, kỹnăng, sự khuyến khích và những hỗ trợ họ cần để có một cuộc sống lành mạnh hơn.Người học chính là đối tượng đích và sẽ hỗ trợ các chuyên gia truyền thông để xâydựng thông điệp Thông qua các nghiên cứu có hệ thống, các nhà truyền thông sẽ đốithoại với đối tượng đích để xây dựng chiến lược và hoạt động truyền thông dựa trênnhu cầu, văn hóa và thực hành của cộng đồng Các chiến lược và kế hoạch sẽ được thửnghiệm trước khi áp dụng trên diện rộng và luôn có điều chỉnh dựa trên các nghiêncứu song hành Điểm nhấn của BCC là những thông điệp có hiệu quả thông qua việctăng cường các kênh truyền thông (39)
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm – Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn
Trang 23- Trẻ dưới 2 tuổi khỏe mạnh, không có dị tật bấm sinh, không mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính
- Mẹ của trẻ dưới 2 tuổi sống tại xã
- Gia đình tự nguyện tham gia
Địa điểm nghiên cứu
4 xã thuộc huyện Tam nông, tỉnh Phú thọ
3.2 Thiết kế nghiên cứu
- Giai đoạn 1 (tương ứng với mục tiêu 1): Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kếthợp phương pháp định tính và định lượng
- Giai đoạn 2 (tương ứng với mục tiêu 2): Nghiên cứu can thiệp cộng đồng cóđối chứng và so sánh trước-sau can thiệp
trong đó: n: số mẫu cần điều tra; p: tỷ lệ ước tính hoặc của điều tra trước về quần thể
có vấn đề ; 1-p: tỷ lệ của quần thể không có vấn đề sức khỏe; e: độ chính xác mong muốn = 95%
- Cỡ mẫu điều tra tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi như sau:
p: tỷ lệ trẻ thấp còi của điều tra trước là 36.6% (11); q = 1-p: tỷ lệ trẻ không bị suydinh dưỡng; e: độ chính xác mong muốn = 95%
Cỡ mẫu điều tra là 371 trẻ
- Cỡ mẫu để phỏng vấn kiến thức và thực hành của mẹ
p: tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành chưa đúng của điều tra trước (32.6%) (11); q
= 1-p: tỷ lệ trẻ không bị suy dinh dưỡng; e: độ chính xác mong muốn = 95%
Trang 24Cỡ mẫu tính được là phỏng vấn 352 người chăm sóc trẻ
Vậy cỡ mẫu chung cho điều tra là 371 + 5% bỏ cuộc= 390 trẻ
Chọn mẫu:
Cân đo và phỏng vấn: chọn toàn bộ trẻ dưới 2 tuổi cân đo và phỏng vấn
Hỏi ghi khẩu phần: chọn ngẫu nhiên hệ thống 120 bà mẹ có con dưới 2 tuổi theo danhsách trẻ dưới 2 tuổi được lập
- Cỡ mẫu điều tra khẩu phần
Áp dụng công thức : n=Z2.2.N/(e2.N)+(Z2 2) (41)
Trang 25trong đó: n: số mẫu cần điều tra, Z: độ tin cậy 95%_z=1.96) ; : độ lêch chuẩn của nhiệt lượng trung bình ăn khoảng 300kcal; N: tổng số người tham gia điều tra khoảng 300 ; e: sai số cho phép khoảng 70kcal
Ta có
22.3002.300
n = - = 59 (702.300)+(22.3002)
Như vậy mỗi nhóm nghiên cứu sẽ hỏi 59 khẩu phần x 2 nhóm (1 nhóm chứng và 1 nhóm nghiên cứu) = 118 khẩu phần
- Chọn đối tượng nghiên cứu cho điều tra nhân trắc: Dựa vào danh sách quản lý trẻdưới 2 tuổi của trạm y tế, chọn tòan bộ trẻ dưới 2 tuổi đạt tiêu chuẩn nghiên cứu
- Chọn đối tượng nghiên cứu phỏng vấn: Toàn bộ trẻ được cân đo sẽ phỏng vấn kiếnthức thực hành nuôi trẻ của các bà mẹ
- Khẩu phần: Dựa vào danh sách quản lý trẻ dưới 2 tuổi đủ tiêu chuẩn của nghiêncứu, chọn ngẫu nhiên 59 bà mẹ đang nuôi con dưới 2 tuổi mỗi nhóm nghiên cứu
3.4 Phương pháp thu thập số liệu
3.4.1 Cân đo nhân trắc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi:
theo qui trình chuẩn của Viện Dinh dưỡng (42)
Tính tuổi theo tháng (đối với trẻ dưới 5 tuổi): tuổi theo Tổ chức y tế thế giới
năm 1983 mà hiện nay đang được áp dụng
Trang 26 Kể từ khi mới sinh đến trước ngày tròn tháng (từ 1 đến 29 ngày) được coi là
Từ tròn 12 tháng đến 12 tháng 29 ngày được coi là 12 tháng tuổi
Tính tuổi theo năm:
Từ sơ sinh đến trước ngày đầy năm (tức là năm thứ nhất) gọi là 0 tuổi haydưới một tuổi
Từ ngày tròn 1 năm đến trước ngày sinh nhật lần thứ hai (tức là năm thứhai) gọi là một tuổi
Kỹ thuật cân
Chuẩn bị cân: chỉnh cân về vị trí cân bằng ở số 0 Hàng ngày phải kiểm tracân 2 lần bằng cách dùng quả cân chuẩn (hoặc vật tương đương, ví dụ mộtcan nước 5 kg) để kiểm soát độ chính xác và độ nhạy của cân Kiểm tra cântrước và trong khi sử dụng cụ
Cân: cho mặc quần áo nhẹ nhất Trường hợp trẻ quấy khóc, khó thực hiệnthì có thể cân mẹ của trẻ rồi cân mẹ bế cả con, sau đo trừ ngay để lấy cânnặng thực tế của trẻ
Đối tượng đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượngdồn đều vào hai chân Kết quả cân được ghi theo đơn vị kilogam với 1 số lẻ(0,0 kg) với loại cân có độ nhạy 100g
Kỹ thuật đo chiều dài nằm: là kỹ thuật được thực hiện khi trẻ dưới 24 tháng tuổi
Để thước nằm trên mặt phẳng nằm ngang Đặt trẻ nằm ngửa, người phụ giữ đầu đểmắt trẻ nhìn thẳng lên trần nhà Mảnh gỗ chỉ số 0 của thước áp sát đỉnh đầu Người
đo ấn thẳng đầu gối và đưa mảnh gỗ di động áp sát gót, khi gót chân sát mặt phẳngnằm ngang và bàn chân thẳng đứng thì đọc kết quả Kết quả được ghi theo đơn vị
cm với 1 số lẻ (0,0cm)
Trang 273.4.2 Phỏng vấn bà mẹ về nuôi dưỡng trẻ:
Kiến thức, thực hành của người mẹ trong việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ (bao gồm cả khitrẻ bị mắc bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn đường hô hấp)
3.4.3 Điều tra khẩu phần: áp dụng kỹ thuật hỏi ghi khẩu phần 24 giờ qua Bà
mẹ/người chăm sóc được cán bộ Viện Dinh dưỡng hỏi và liệt kê/mô tảtất cả các thức ăn và nước uống của trẻ sau đó qui đổi ra thực phẩm sốngsạch Sử dụng quyển ảnh để ước lượng trọng lượng thực phẩm (43) 3.4.4 Thảo luận nhóm có trọng tâm (Focus Group Discusion – FGD) là một
phương pháp phổ biến được sử dụng để tìm hiểu những hiểu biết và thựchành của cộng đồng về bệnh tật và các hành vi sức khoẻ (44) Đối tượngđược lựa chọn tham gia vào cuộc thảo luận nhóm có định hướng theochủ đề có sẵn và được mở rộng hợp lý Mỗi cuộc thảo luận nhóm có mộtngười hướng dẫn thảo luận và một thư ký ghi chép và hỗ trợ Nội dungthảo luận còn được ghi lại bằng hai máy ghi âm để đảm bảo thu thậpđược thông tin tốt nhất Trong nghiên cứu này, chọn 4 nhóm bà mẹ cócon dưới 2 tuổi, mỗi nhóm 7-12 bà mẹ thảo luận về những thực hànhnuôi dưỡng trẻ nhỏ theo các chủ đề về nuôi dưỡng trẻ nhỏ đã đượcchuẩn bị sẵn (Phụ lục 3)
3.5 Các chỉ tiêu đánh giá:
Tình trạng dinh dưỡng: phân loại của Tổ chức y tế thế giới (45)
Chỉ tiêu đánh giá nuôi dưỡng trẻ nhỏ theo Tổ chức Y tế thế giới (46, 47) baogồm:
o Bú sớm: tỷ lệ trẻ bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh: tính trên trẻ
24 tháng
o BMHT: tỷ lệ trẻ 0-5 tháng BMHT/ngày hôm trước
o Bú mẹ đến 1 tuổi : tỷ lệ trẻ 12-15 tháng bú mẹ ngày hôm trước
o Tỷ lệ trẻ ăn bổ sung 6-8 tháng ngày hôm trước
o Đa dạng tối thiểu: tỷ lệ trẻ 6-23 tháng được nhận từ 4 nhóm thực phẩm trở lên trong 7 nhóm: 1 Ngũ cốc/khoai củ; 2 Đậu đỗ các loại;
Trang 283 Chế phẩm sữa; 4 Thịt, cá, gia cầm, phủ tạng; 5 Trứng; 6 Rau tráicây giàu vitamin A; 7 Rau quả khác
o Số lần ăn tối thiểu: tỷ lệ trẻ bú mẹ hay không bú mẹ ăn bổ sung với
số lần tối thiểu hay hơn ngày trước đó/số trẻ 6-23 thángTối thiểu: Trẻ bú mẹ: 2 lần cho trẻ 6-8 tháng ; 3 lần cho trẻ 9-23 tháng; Trẻ không bú mẹ: 4 lần cho trẻ 6-23 tháng
o Chế độ ăn tối thiểu được chấp nhận: Tỷ lệ trẻ 6-23 tháng bú mẹ hay không bú mẹ nhận được đa dạng tối thiểu và tần xuất tối thiểu trong ngày hôm trước/số trẻ được bú mẹ hay không bú mẹ
o Tiêu thụ thực phẩm giàu sắt hoặc sắt tăng cường: trẻ 6-23 tháng ăncác thực phẩm giàu sắt hay tăng cường tại gia đình ngày hôm trước
Chỉ tiêu đánh giá khẩu phần: Mức đáp ứng các chất dinh dưỡng trong khẩuphần của trẻ được tính khi so sánh khẩu phần thực tế với nhu cầu dinhdưỡng từ thức ăn bổ sung của trẻ 6-23 tháng tuổi, với giả định là lượng sữa
** Riêng Protein được lấy theo mức khuyến nghị của Viện dinh dưỡng 2012 _49)
Chỉ số hiệu quả của can thiệp
Lựa chọn một số biến số (thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ, tỷ lệ SDD thấp còi) để tínhchỉ số hiệu quả can thiệp thô và thực
Chỉ số hiệu quả can thiệp thô:
Trang 29Được tính theo công thức: H ( %) = B− A
Trong đó:
H là hiệu quả được tính bằng tỷ lệ %
A là tỷ lệ tại thời điểm bắt đầu can thiệp tại T0;
B là tỷ lệ sau can thiệp tại T24
Chỉ số hiệu quả can thiệp thực:
Được tính theo công thức: HQCT = H1 - H2
Trong đó:
HQCT là hiệu quả can thiệp
H1 là chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp;
H2 là chỉ số hiệu quả của nhóm chứng
3.6 Mô tả can thiệp
3.6.1 Xây dựng tài liệu truyền thông:
Rà soát lại các tài liệu truyền thông của Viện Dinh dưỡng (chương trìnhphòng chống suy dinh dưỡng trẻ em) và các tổ chức UNICEF, phi chínhphủ về lĩnh vực nuôi dưỡng trẻ nhỏ
Bổ sung thêm các nội dung thực tế tại địa bàn nghiên cứu: từ kết quả điềutra ban đầu, phân tích và lựa chọn thông điệp phù hợp, đối chiếu với 15thực hành lý tưởng về nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung cũng như cácchỉ tiêu nuôi dưỡng trẻ nhỏ của Tổ chức Y tế Thế giới để lựa chọn thựchành kém nhất của các bà mẹ nhưng khả thi nhất để cải thiện bằng truyềnthông Trong can thiệp truyền thông, chúng tôi đã chú trọng tập trung hơnvào các thực hành sau:
1 Trẻ mới sinh đều được bắt đầu cho bú mẹ trong vòng một giờ đầu sausinh
2 Trẻ mới sinh đều được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Trang 303 Trẻ nhỏ được bắt đầu cho ăn bổ sung từ tròn 6 tháng (180 ngày)
4 Trẻ nhỏ đều đáp ứng các yêu cầu về năng lượng hàng ngày theo khuyếnnghị
5 Cho trẻ ăn thịt, cá và thịt gia cầm hàng ngày
Thử nghiệm các thông điệp (bằng phương pháp Thử nghiệm cải thiện thựchành – Trial for Improved Practice) (50) và tài liệu sau khi xong phác thảo
In tài liệu truyền thông và sử dụng cho can thiệp
3.6.2 Tổ chức các hoạt động truyền thông bao gồm:
Tập huấn cho các cộng tác viên, người chăm sóc trẻ về nuôi dưỡng trẻ nhỏ
Chiến dịch truyền thông phối hợp các kênh truyền thông của xã: phát thanh,
tổ chức gặp gỡ giao lưu và tuyên truyền, cổ động kiến thức về nuôi dưỡngtrẻ nhỏ
Thăm hộ gia đình cho những hộ có trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc có nhữngvấn đề về dinh dưỡng được phát hiện thông qua sàng lọc bởi cán bộ nghiêncứu trung ương và sau đó là các cộng tác viên Sử dụng bảng kiểm để pháthiện vấn đề và giúp bà mẹ/người chăm sóc cải thiện thực hành tại gia đình
Phát thanh: loa phát thanh 3 lần mỗi tuần theo nội dung được chuẩn bị sẵn
về nuôi dưỡng trẻ nhỏ và thời gian phù hợp cho các gia đình
Tổ chức câu lạc bộ sinh hoạt hàng tháng theo các chủ đề tập trung vàonhững thực hành đã được lựa chọn
Tổ chức các buổi trình diễn bữa ăn hàng tháng tại các thôn: các bà mẹ bắtđầu cho con ăn bổ sung sẽ được hướng dẫn nấu ăn bổ sung đủ, đúng cáchbằng những thực phẩm sẵn có ở địa phương
Tổ chức hội thi Dinh dưỡng gia đình tại thôn và xã với phần thi về kiếnthức dinh dưỡng và văn nghệ cho gia đình với nhiều thế hệ, có trao phầnthưởng động viên khích lệ cho những bài thi tốt
3.6.3 Giám sát, theo dõi định kỳ
Theo nội dung hoạt động để giám sát mỗi tháng 1 lần
Chỉ tiêu giám sát: dựa vào các nội dung hoạt động để giám sát
Trang 31 Tổ chức giám sát: cán bộ nghiên cứu sẽ phỏng vấn các đối tượng thực hiệnhoạt động (cán bộ y tế, cộng tác viên dinh dưỡng, người truyền thanh củaxã) và đối tượng hưởng lợi, mỗi lần sử dụng các kỹ thuật: phỏng vấn sâu,thảo luận nhóm và quan sát để giám sát
Viết báo cáo sau giám sát nhằm phát hiện ra các nội dung họat động cầntăng cường hay duy trì hoặc bổ sung
3.7 Quản lý và phân tích số liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata, tình trạng dinh dưỡng tính bằngphần mềm Anthro của WHO 2006 sau đó dùng phần mềm Stata để sử lý Các testthống kê được sử dụng phù hợp với phân tích số liệu của đề tài như test T, test χ2,Fisher test để so sánh sự khác biệt của các tỷ lệ thực hành, tình trạng dinh dưỡng trước– sau can thiệp, xã can thiệp – xã chứng… Được coi là có ý nghĩa khi p<0.05
Dữ liệu định tính được ghi âm và gỡ băng, phân tích tay tìm các chủ đề chính
và thông tin để bổ sung và giải thích cho các số liệu định lượng
Trang 32IV KẾT QUẢ
4.1 Thực trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi trên địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu đã tiến hành điều tra trên 370 trẻ tại 4 xã
Bảng 1 : Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
100.029.219.751.1Trẻ trai
Trình độ văn hóa của mẹ
4.652.631.411.4Trình độ văn hóa của bố
5.453.530.510.6
41.917.08.91.45.14.121.6Nghề nghiệp chính của bố
70.33.09.20.56.54.6
Trang 33n %
Kết quả Bảng 1 cho nhận xét như sau:
Số trẻ được chia theo3 lớp tuổi: từ 0-5 tháng tuổi; từ 6-11 tháng tuổi; từ 12-23 thángtuổi Tỷ lệ trẻ trai và gái xấp xỉ nhau.Các gia đình có trung bình 1,8 con với số ngườitrung bình mỗi hộ là 4,9 người Trình độ văn hóa của mẹ và bố đa số trên cấp 2 (mẹ là95,4% và bố là 94,6%) Tỷ lệ làm nông nghiệp của người mẹ là 41.9% và người bố là70.3% Có 17% các bà mẹ đi làm thuê, bà mẹ làm cán bộ nhà nước là 8.9% và buônbán dịch vụ là 5.1% Tính chất phân bố về việc làm của người mẹ như vậy có ảnhhưởng không ít đến nguồn thu nhập và thời gian chăm sóc trẻ tại gia đình (Bảng 1)
Bảng 2 : Mức tăng cân của phụ nữ có thai
Kết quả bảng 2 cho thấy:
Tỷ lệ phụ nữ tăng cân không đạt khuyến nghị là 49.7%,cao nhất là ở mức tăng cân từ6-9kg (40.5%) và cao hơn những phụ nữ đạt mức tăng cân theo khuyến nghị (33.2%)
Bảng 3 : Cân nặng sơ sinh
Trang 34Tìm hiểu thêm vì sao mức tăng cân của phụ nữ có thai còn thấp: Thông tin từcác cuộc thảo luận nhóm bà mẹ cho thấy khi mang thai, phụ nữ trên địa bàn nghiêncứu có chế độ ăn không khác biệt gì so với ngày thường, gia đình có gì thì ăn thế, một
số bà mẹ có ý thức mua thêm sữa dành cho bà bầu để bổ sung thêm nhưng khôngđược thường xuyên do không có thói quen uống, không thích uống hoặc không đủđiều kiện kinh tế
4.1.1 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu với 3 thể: nhẹ cân, thấp còi vàgày còm được thể hiện ở Bảng 4, Bảng 5 và Bảng 6 chia theo các lớp tuổi, mức độ vàgiới
Bảng 4 : Tỷ lệ trẻ nhẹ cân (chỉ tiêu cân nặng theo tuổi)
341227
3.78.210.17.8
92.25.91.9
Theo giới
- Nam
- Nữ
217
10.14.3Theo Bảng 4, tỷ lệ nhẹ cân (cân nặng/tuổi) là 7.8%, tăng dần theo lớp tuổi, caonhất ở nhóm 12-23 tháng (10.1%) SDD ở mức vừa là 5.9%, nặng là 1.9% Tỷ lệ nhẹcân ở nam cao hơn ở nữ (10.1% so với 4.3%) (p>0.05)
Bảng 5 : Tỷ lệ trẻ thấp còi (chỉ tiêu chiều dài theo tuổi)
6.515.129.119.780.3
Trang 35Bảng 6 : Tỷ lệ trẻ gày còm (chỉ tiêu cân nặng theo chiều dài)
1035280
1.91.42.62.2
2.795.12.20
Theo giới
- Nam
- Nữ
71
3.40.6Theo Bảng 6, tỷ lệ gày còm (cân nặng/chiều dài) là 2.2%, cao nhất ở nhóm 12-
23 tháng (2.6%) SDD ở mức vừa là 2.2% Có một tỷ lệ nhỏ trẻ bị thừa cân chiếm2.7% Tỷ lệ gày còm ở nam cao hơn ở nữ (3.4% so với 0.6%) (p>0.05)
lệ BMHT ở lứa tuổi này Tỷ lệ trẻ dưới 6 tháng vừa bú mẹ vừa bú sữa ngoài là khácao, trong đó trẻ dưới 2 tháng là 14.3%, 2-3 tháng là 19.2%, 3-4 tháng là 34.5%, 4-5
Trang 36tháng đã có 19.2%, sang tháng thứ 3 là 27.6%, tháng thứ 4 là 47.6% và thứ 5 là72.2% Có 9.5% trẻ 4-5 tháng và 11.1% trẻ 5-6 tháng không được bú mẹ.
Hình 3 : Thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ dưới 6 tháng
Bảng 7: Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
-Ăn/uống trước khi bú mẹ (n=349)
Không
Thức ăn khác
Bú bình
10724251
30.669.414.6
† Trong số trẻ đã cai sữa
Trang 37Bảng 7 cung cấp các thông tin về thực hành nuôi con bằng sữa mẹ Trẻ đượcnuôi bằng sữa mẹ vẫn là phổ biến với tỷ lệ 94.3% Tỷ lệ cho con bú sớm trong 1h đầuchỉ có 49.6% Tỷ lệ trẻ bị cho ăn/uống thức ăn khác ngoài sữa mẹ trước khi được bú
mẹ chiếm tới 69.4%, trong đó cao nhất là mật ong 22.3%, sữa bò 17.8% Tỷ lệ bú mẹhoàn toàn trong 6 tháng đầu chỉ có 8.1% và tuổi cai sữa trung bình là 14 tháng Chỉ có60.6% trẻ được bú mẹ đến 1 tuổi và 11.1% được bú mẹ đến 2 tuổi
Nhằm tìm hiểu nguyên nhân của việc trẻ không được bú sớm sau sinh, kết quả thảo luận nhóm cho thấy đa số các trường hợp đều sinh tại Bệnh viện Huyện và trước
khi sinh thì đều chuẩn bị sữa bột (Mama sữa non) để mang theo vì “loại Mama sữa
non này các bệnh viện hay bán, nếu đi sinh mà không mang theo thì tới đó cán bộ trong bệnh viện cũng giới thiệu mua sữa đó cho trẻ uống trước khi mẹ có sữa cho con bú”; “Khi đến bệnh viện các chị ấy _cán bộ y tế) bảo không phải loại ấy, phải mua của bệnh viện thì mới đúng” (Thảo luận nhóm bà mẹ cho con bú) Việc sinh ở Bệnh
viện là do hạn chế về chỉ định sinh tại Trạm y tế và do bà mẹ lựa chọn vì cho rằng Bệnh viện có điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn, đảm bảo an toàn cho mẹ và con Nhưngthực tế do sinh ở Bệnh viện nên thời gian mẹ không được gần con sau sinh bị kéo dài hơn và ảnh hưởng đến thực hành bú sớm của trẻ.Đồng thời, các cán bộ y tế không hỗ trợ cho trẻ ngậm bắt vú sớm mà thay vào đó lại khuyên các bà mẹ mua Mama sữa non
để cho trẻ ăn Các bà mẹ cho con ăn sữa công thức thì chủ yếu cho ăn bằng bình và
hậu quả là “đã cho bú bình rồi thì khi cho bú mẹ lại nó không chịu bú nữa”
Một số bà mẹ đang nuôi con bú vẫn cho con uống nước sau khi cho con bú vì
theo họ “sữa ngọt nên cho con uống nước cho nó không bị khát, giống như mình ăn
cái gì ngọt thì cũng phải uống nước” Thực hành này dẫn tới giảm tỷ lệ NCBSMHT
trong 6 tháng đầu
Bảng 8 : Thực hành ăn bổ sung ở trẻ 6-23 tháng (theo chỉ số của WHO) (47)
Bảng 8 dựa trên các chỉ số của WHO về thực hành ăn bổ sung của trẻ 6-23tháng cho thấy hầu hết trẻ được nuôi đạt tần suất bữa tối thiểu theo đúng nhóm tuổi
Trang 38thiểu (vừa đa dạng và đủ bữa: 69.2%) Nếu theo yêu cầu của Viện Dinh dưỡng là đadạng tối thiểu phải bao gồm trên 4 nhóm cộng với dầu mỡ thì tỷ lệ đạt thấp hơn, chỉ có55% Tỷ lệ trẻ được ăn thực phẩm giàu sắt hàng ngày là 83.2% và chủ yếu là từ cácloại thịt.
76.723.30.0-Lý do trẻ ABS sớm (với những trẻ ăn trước 6 tháng)
Cho đó mới đúng thời điểm ABS
Khóc/đói/sữa mẹ không đủ
Mẹ phải đi làm
Theo lời khuyên họ hàng
Theo lời khuyên bạn bè/hàng xóm
Theo lời khuyên CB y tế
Thói quen địa phương
Khác
2343292611774411
13.739.328.67.33.01.71.74.7Bảng 9 một lần nữa khẳng định thông tin từ Hình 3 là trẻ ở các xã nghiên cứuđược cho ăn bổ sung khá sớm với 76.7% số trẻ điều tra được cho ăn bổ sung trước 6tháng Lí do các bà mẹ cung cấp nhiều nhất là thấy trẻ khóc do đói vì sữa mẹ không
đủ (chiếm 39.3%), mẹ phải đi làm sớm (chiếm 28.6%), đúng thời điểm ABS (13.7%).Các nguyên nhân như thói quen địa phương hoặc từ lời khuyên của người xung quanhchiếm tỷ lệ thấp hơn
Bảng 10 : Thực phẩm ăn ngày hôm trước của trẻ
Trang 39Các loại rau quả khác 123 46.9
Bảng 10 phản ánh cơ cấu thực phẩm của trẻ trong bữa ăn bổ sung Bữa ăn củatrẻ tương đối đa dạng, trong đó chiếm tỷ lệ phổ biến là ngũ cốc/khoai củ 95%, thịt/cá/gia cầm/phủ tạng chiếm 83.2%, dầu mỡ chiếm 66.8%, sữa và chế phẩm chiếm 63.7%,đậu đỗ chiếm 43.9%, trứng chiếm 40.8% Tiêu thụ rau quả ở mức dưới trung bình vớirau quả giàu vitamin 42%, rau quả khác 46.9%
Tìm hiểu thêm lý do cho trẻ ăn bổ sung sớm từ các cuộc thảo luận nhóm chothấy đa số trẻ được tập cho ăn từ 3-4 tháng tuổi do các bà mẹ thấy trẻ ăn nhiều hơn màsữa mẹ không đủ, trẻ quấy khóc và người thân (mẹ đẻ, mẹ chồng) bảo cần phải cho ăndặm thêm Nhiều bà mẹ phải đi làm từ tháng thứ 4 nên cũng phải tập ăn cho trẻ sớm
để trẻ ở nhà cho bà trông
Về cách chế biến thức ăn bổ sung thì có một số hình thức sau: dùng bột ăn liền(thường trong thời gian tập ăn), nấu bột từng bữa hoặc nấu một nồi (bột hoặc cháo)trắng cho vào tủ lạnh và nấu lại từng bữa trong ngày Khi nấu thì cho thực phẩm đạm(thịt, cá, trứng, tôm ) nhưng thường chỉ có 1 loại chia làm nhiều bữa trong ngày Bột
để nấu thường được các gia đình pha trộn gồm gạo tẻ, gạo nếp, đậu các loại, hạt sen.Một số gia đình vẫn còn thực hành nấu xương để lấy nước ngọt cho vào cháo hoặcxay nhuyễn thịt và lọc lấy nước nấu cháo vì sợ trẻ không ăn được cái Trẻ hay đượccho ăn tôm, nhưng ít cho ăn cua cá vì mất công chế biến và sợ trẻ hóc xương cá Rauxanh cũng không phải là thực phẩm xuất hiện hàng ngày trong bữa ăn bổ sung của trẻ
do các bà mẹ chưa thấy được sự cần thiết của rau, một số bà mẹ không cho ăn cái rau
mà chỉ vắt rau lấy nước nấu bột, rau chủ yếu lấy từ vườn nhà hoặc xin hàng xóm vì bà
mẹ sợ rau có phun thuốc bảo vệ thực vật Chất béo trong bữa ăn bổ sung thì thường từdầu thực vật và khi nấu bột chín thì bà mẹ cho trung bình một thìa cà phê nhỏ vào
Hình 4 cho thấy sự xuất hiện các bệnh cấp tính ở trẻ trong 2 tuần trước ngàyđiều tra với tỷ lệ bị tiêu chảy chiếm 9.2% và ho sốt chiếm 33.5%
Trang 40Hình 4 : Tình hình bệnh tật của trẻ trong 2 tuần qua
Bảng 11 : Người chăm sóc trẻ và cho trẻ ăn
81.91.613.00.33.2Người cho trẻ ăn chính
81.91.612.40.33.8
Về nguồn nhân lực chăm sóc trẻ, theo Bảng 11 người chăm sóc trẻ chính vàcho trẻ ăn vẫn là mẹ (81.9%), sau đó là ông bà (13% và 12.4%)
Bảng 12 : Bà mẹ tự đánh giá về chế độ ăn