Hiện nay tại Việt Nam đã và đang bắt đầu triển khai các hoạt động vềphòng chống các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, trong đó có nghiêncứu về bệnh sỏi thận, nhưng các nghiên cứu đ
Trang 1PHẠM THỊ DIỄM QUỲNH
HIÖU QU¶ CAN THIÖP TRUYÒN TH¤NG GI¸O DôC SøC KHáE L£N KIÕN THøC, THùC HµNH VÒ BÖNH SáI THËN CñA NG¦êI D¢N X· AN L·O, HUYÖN B×NH LôC, TØNH Hµ NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2010 - 2016
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.NGUYỄN VĂN HIẾN
HÀ NỘI – 2016 LỜI CẢM ƠN
Trang 2và chỉ bảo cho em trong suốt sáu năm học tập tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể thầy cô Bộ môn Giáo dục sức khỏe
- Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng - Trường Đại học Y HàNội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em hoàn thành bản khóa luậncủa mình
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Hiến, cùngPGS.TS Lê Thị Tài đã luôn tận tình hướng dẫn chỉ bảo, đôn đốc và giúp đỡ
em trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp
Con xin cảm ơn bố mẹ, anh chị đã luôn động viên chăm lo cho con trongsuốt quá trình học tập, luôn là điểm tựa vững chắc về tinh thần và vật chất đểcon yên tâm hoàn thành khóa luận
Cuối cùng tôi xin cảm ơn bạn bè đã luôn bên tôi, động viên và đóng góp
ý kiến cho tôi trong quá trình học tập, cũng như trong quá trình thực hiệnkhóa luận của mình
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Phạm Thị Diễm Quỳnh
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phòng đào tạo Đại học, trường Đại học Y Hà Nội
- Viện đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng
- Phòng Đào tạo, Nghiên cứu khoa học, Hợp tác quốc tế Viện Đào tạo Yhọc Dự phòng và Y tế công cộng
- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu được tiến hành nghiêmtúc, trung thực Kết quả nghiên cứu chưa được công trong công trình, tài liệunào Số liệu của luận văn là một phần của đề tài Độc lập cấp Nhà nước:
“Nghiên cứu thực trạng, xây dựng mô hình dự báo, kiểm soát một số nhóm bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam” do PGS.TS Lê
Thị Tài làm chủ nhiệm Tôi đã được chủ nhiệm đề tài cho phép tham gia và
sử dụng số liệu để thực hiện luận văn tốt nghiệp
Người cam đoan
Phạm Thị Diễm Quỳnh
Trang 4BĐKH: Biến đổi khí hậu.
Trang 5ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Một số vấn đề về thận và bệnh sỏi thận 3
1.1.1 Khái quát về giải phẫu và sinh lý hệ tiết niệu 3
1.1.2 Khái quát về bệnh sỏi thận 5
1.1.3 Một số yếu tố thuận lợi cho quá trình hình thành sỏi thận 6
1.1.4 Các biến chứng thường gặp của sỏi thận 8
1.2 Tình hình mắc bệnh sỏi thận trên thế giới và Việt Nam 9
1.2.1 Tình hình mắc bệnh sỏi thận trên thế giới 9
1.2.2 Tình hình mắc bệnh sỏi thận ở Việt Nam 9
1.3 Một số khái niệm liên quan đến truyền thông giáo dục sức khỏe 10
1.3.1 Khái niệm về truyền thông 10
1.3.2 Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe 11
1.3.3 Khái niệm về kiến thức 11
1.3.4 Khái niệm về thực hành 11
1.3.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành trong truyền thông giáo dục sức khỏe 12
1.4 Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ thực hành về bệnh sỏi thận 14
1.5 Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam 15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Đối tượng nghiên cứu 21
2.2 Thời gian nghiên cứu 21
2.3 Địa điểm nghiên cứu 22
2.4 Phương pháp nghiên cứu 22
Trang 62.5 Các biến số, chỉ số nghiên cứu 23
2.5.1 Biến số/chỉ số về thông tin chung về đối tượng 23
2.5.2 Biến số/chỉ số cho mục tiêu 1 24
2.5.3 Biến số/chỉ số cho mục tiêu 2 24
2.6 Công cụ và phương pháp thu thập thông tin 25
2.6.1 Công cụ nghiên cứu 25
2.6.2 Phương pháp thu thập thông tin 25
2.7 Xử lý, phân tích số liệu 25
2.8 Một số sai số có thể gặp trong nghiên cứu và cách khống chế sai số 27
2.8.1 Một số sai số có thể gặp 27
2.8.2 Cách khắc phục để hạn chế sai số 27
2.9 Đạo đức nghiên cứu 28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu sau can thiệp 29
3.2 Mô tả về kiến thức và thực hành của người dân xã An Lão Bình Lục -Hà Nam về bệnh sỏi thận sau can thiệp 30
3.2.1 Thực trạng kiến thức 30
3.2.2 Thực trạng thực hành phòng bệnh sỏi thận 35
3.3 Hiệu quả can thiệp TT-GDSK đến kiến thức và thực hành của người dân về bệnh sỏi thận 36
Chương 4: BÀN LUẬN 40
4.1 Kiến thức, thực hành về bệnh sỏi thận của người dân xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam năm 2015 40
4.1.1 Kiến thức về bệnh sỏi thận của người dân xã An Lão 40
4.1.2 Kiến thức về thói quen dễ gây nên bệnh sỏi thận 41
Trang 7kiến thức, thực hành về bệnh sỏi thận của người dân tại xã An Lão .464.3 Một số hạn chế của nghiên cứu 49
KẾT LUẬN 50 KHUYẾN NGHỊ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8Bảng 3.1 Một số thông tin về tuổi, giới, BMI và huyết áp của đối tượng
nghiên cứu sau can thiệp 29
Bảng 3.2 Bảng điểm kiến thức chung của đối tượng về bệnh sỏi thận 37
Bảng 3.3 Mức độ điểm kiến thức của đối tượng đạt được 38
Bảng 3.4 Thay đổi thực hành phòng bệnh sỏi thận của đối tượng nghiên cứu 38
Bảng 3.5 Thay đổi mức độ thực hành phòng bệnh sỏi thận của đối tượng nghiên cứu 39
Trang 9Biểu đồ 3.1 Phân bố đối tượng biết về bệnh sỏi thận sau can thiệp 30Biểu đồ 3.2 Nguồn thông tin dân tiếp nhận về bệnh sỏi thận sau can thiệp30Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ dân biết về một số thói quen dễ gây bệnh sỏi thận 31Biểu đồ 3.4 Ý kiến của dân về yếu tố thời tiết có liên quan đến bệnh sỏi thận32Biểu đồ 3.5 Yếu tố thời tiết dễ gây nên bệnh sỏi thận 33Biểu đồ 3.6 Phòng bệnh sỏi thận 34Biểu đồ 3.7 Biện pháp phòng bệnh sỏi thận 34Biểu đồ 3.8 Biện pháp phòng bệnh sỏi thận được dân thực hiện sau thời
gian can thiệp 35Biểu đồ 3.9 Tỷ lệ đối tượng biết về bệnh sỏi thận trước và sau can thiệp 36Biểu đồ 3.10 Yếu tố thời tiết có liên quan đến bệnh sỏi thận trước và sau
can thiệp 36
Trang 10Hình 1.1: Sơ đồ hình thể ngoài của thận 3 Hình 1.2: Sơ đồ cấu tạo trong của thận 4 Hình 1.3: Sơ đồ vị trí thường gặp sỏi thận 5
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi thận tiết niệu là tình trạng bệnh lý đã được đề cập đến từ rất lâutrong y văn và là một bệnh thường gặp, dễ gây biến chứng như nhiễm trùng,suy thận cấp hoặc mạn tính và rất dễ tái phát
Suy thận mạn tính là biến chứng nguy hiểm gây nên do tiến triển củasỏi thận, hẹp tắc đường tiết niệu, theo thống kê của Derot là 8%, Legrain là16% Ở Việt Nam biến chứng suy thận mạn tính do sỏi gặp tương đối nhiềutại khoa phẫu thuật Bệnh viện Việt Đức Yếu tố nhiễm trùng làm bệnh sỏithận nặng thêm, nếu không được phát hiện sớm và dự phòng bệnh sỏi thận cóthể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng con người Bệnhsỏi thận chiếm tỷ lệ cao trong bệnh lý sỏi đường tiết niệu, theo thống kê củaNguyễn Kỳ tại Bệnh viện Việt Đức từ 1982 đến 1991, bệnh sỏi thận chiếm31,3% trong các bệnh lý sỏi tiết niệu [1]
Theo Ngô Gia Hy, sỏi thận chiếm đến 40% sỏi tiết niệu [2]
Một nghiên cứu ở Hoa Kỳ, tỉ lệ mắc bệnh sỏi thận chiếm khoảng 2-3%trong dân số nói chung và tỷ lệ những người có nguy cơ cao vào khoảng 12% [3]
Nghiên cứu của John R-Burns ở trường Đại học Burmingham thì ở bệnhnhân có sỏi đường tiết niệu tỷ lệ tái mắc bệnh sau 10 năm là 50% [4].Trongnhững năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhân mang thai mắc các bệnh về thận tăng lên,
do đó ảnh hưởng rất nhiều đến tỷ lệ sinh non của trẻ Nghiên cứu Đỗ GiaTuyển trên thai phụ điều trị bệnh thận tại Bệnh viện Bạch Mai, có tới 66% thaiphụ phải đình chỉ thai nghén trước 38 tuần và cân nặng lúc sinh của trẻ là dưới2500gr [5] Như vậy sỏi thận có thể ảnh hưởng tới mọi đối tượng, mọi quốcgia, hoặc cùng một lúc ảnh hưởng tới nhiều người, gây hậu quả không nhữngảnh hưởng tới kinh tế của cá nhân, gia đình, mà còn của cả toàn xã hội
Sỏi thận được cho là một trong các bệnh có liên quan đến biến đổi khíhậu (BĐKH) Báo cáo của diễn đàn nhân đạo toàn cầu (GHF) cho thấy, doảnh hưởng của BĐKH trên Thế giới, mỗi năm làm chết 300.000 người [6]
Tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ hiện mắc của sỏi thận đang có xu hướng tănglên trên phạm vi toàn cầu.Trong một nghiên cứu rà soát có hệ thống, các nhàkhoa học đã thấy rằng cả tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ hiện mắc sỏi thận tăng lên ởHoa Kỳ và 5 nước Châu Âu Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ mắc
Trang 12bệnh sỏi thận khác nhau ở các vùng trên thế giới, ở Châu Á là 1-5%, ở Châu
Âu là 5-9%, ở Bắc Mỹ là 13% và ở Arab Saudi là 20% [7]
Hiện nay tại Việt Nam đã và đang bắt đầu triển khai các hoạt động vềphòng chống các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, trong đó có nghiêncứu về bệnh sỏi thận, nhưng các nghiên cứu được thực hiện còn rất ít Hiện naychủ yếu các nghiên cứu về bệnh sỏi thận là các nghiên cứu trong lĩnh vực lâmsàng nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp điều trị sỏi thận.Thực tế kiến thức của người dân biết về bệnh sỏi thận khá cao, nhưng thựchành đúng của người dân để phòng bệnh sỏi thận thì còn nhiều hạn chế Theonghiên cứu của Phùng Thị Thảo, tỷ lệ người dân biết đến bệnh sỏi thận là83,9% trong đó 24% cho rằng bệnh sỏi thận có liên quan đến thời tiết Tuynhiên, tỷ lệ người dân cho rằng có thể phòng tránh được bệnh sỏi thận bằnguống nhiều nước còn ít (chưa đến 50%) [8] Hoạt động truyền thông giáo dụcsức khỏe (TT-GDSK) qua việc cung cấp các kiến thức, hướng dẫn, hỗ trợ thựchành giúp cho mọi người có thể: hiểu biết và nhận ra được vấn đề và nhu cầuchăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính họ; nhận rõ trách nhiệm cá nhân và cộngđồng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe; hiểu được những việc có thể làm đểgiải quyết vấn đề sức khỏe của cá nhân và cộng đồng bằng chính nỗ lực cánhân, nhóm và cộng đồng; quyết định hành động thích hợp nhất để bảo vệ vànâng cao sức khỏe [9] Do đó mà TT-GDSK ảnh hưởng không nhỏ khôngnhững đến việc phòng, chống bệnh sỏi thận mà còn nhiều bệnh khác tại cộngđồng Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, để góp phần trả lời các câu hỏi này,
chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Hiệu quả can thiệp truyền thông giáo
dục sức khỏe lên kiến thức, thực hành về bệnh sỏi thận của người dân tại
xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam” với các mục tiêu như sau:
1 Mô tả kiến thức, thực hành liên quan đến bệnh sỏi thận của người dân
xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam năm 2015.
2 Đánh giá một số hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe đến kiến thức, thực hành về bệnh sỏi thận của người dân tại xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam năm 2014- 2015
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số vấn đề về thận và bệnh sỏi thận
1.1.1 Khái quát về giải phẫu và sinh lý hệ tiết niệu
Hệ tiết niệu gồm: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo
Hình 1.1: Sơ đồ hình thể ngoài của thận
Bình thường cơ thể có 2 quả thận, hình hạt đậu có 2 mặt: mặt trước lồi,mặt sau phẳng Bờ trong có vũng lõm sâu là vùng rốn thận Bờ ngoài lồi Bềmặt thận trơn láng, nhờ được bọc trong một bao mỏng gọi là vỏ thận Kíchthước thận: dài 12cm, rộng 6cm, dày 3cm Trọng lượng thận: trung bìnhkhoảng 150gr ở nam giới, ở nữa giới khoảng 130gr
Vị trí thận nằm sau phúc mạc, hai bên cột sống, ngay phía trước thắtlưng, ngang mức đốt sống từ T12 đến L3
Trang 14Hình thể trong của thận bao gồm:
Hình 1.2: Sơ đồ cấu tạo trong của thận
- Xoang thận: Thành xoang thận có nhiều chỗ lồi lõm Những chỗ lồi
hình nón được gọi là nhú thận, những chỗ lõm úp vào nhú thận được gọi làđài thận nhỏ Mỗi thận có 7-14 đài thận nhỏ, xếp thành 2 lớp trước và sau tậptrung thành 2- 3 nhóm đài lớn xếp theo một bình điện đứng Các đài lớn quy
tụ lại thành một túi chung gọi là bể thận
- Nhu mô thận gồm hai phần: vùng vỏ ngoài, vùng tủy ở trong bao quanh
xoang thận Cầu thận nằm chủ yếu ở vùng vỏ thận, ống thận chủ yếu nằm sâuvào trong tủy thận Tháp Malpighi được tạo bởi các ống góp tạo thành khối hìnhnón mà đỉnh quay về phía xoang thận, đáy hướng về phía vỏ thận
Trang 15Hình 1.3: Sơ đồ vị trí thường gặp sỏi thận
1.1.2 Khái quát về bệnh sỏi thận
Sỏi thận là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ởthận, lâu ngày kết lại tạo sỏi Sỏi thận là một trong những nguyên nhân phổbiến dẫn đến suy thận Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu quá íthay nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâungày tạo thành sỏi [10]
Nếu sỏi thận nhỏ, có thể tự đẩy ra ngoài theo đường nước tiểu Nhưngnếu sỏi thận lớn, viên sỏi di chuyển cọ xát vào đường niệu có thể gây ranhững cơn đau lưng, tiểu ra máu Nếu sỏi thận bị kẹt trong cuống đài thận,gây bế tắc, làm giãn nở và tạo ra áp lực tác động lên dây thần kinh thận và vỏthận gây ra cơn đau quặn thận… Sỏi có thể làm tắc nghẽn đường tiểu và giảmchức năng co bóp đường tiểu gây nên các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản gây
ra suy thận [11] Sỏi có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau của hệ tiết niệu, tùytheo vị trí của sỏi mà trên lâm sàng sẽ có các tên gọi khác nhau như: sỏi nhu
mô thận, sỏi bể thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang [12]
Những bệnh nhân bị sỏi thận nếu không được điều trị sớm và kịp thời,
sẽ có nguy cơ bị suy thận và nguy hiểm đến tính mạng
Trang 161.1.3 Một số yếu tố thuận lợi cho quá trình hình thành sỏi thận
Sỏi thận tiết niệu do nhiều nguyên nhân và nhiều yếu tố phức tạp gâynên Quá trình hình thành sỏi thường bắt nguồn từ các muối khoáng hòa tantrong nước tiểu Khi có những rối loạn về mặt sinh lý bệnh học và có nhữngyếu tố thuận lợi như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, dị dạngđường tiết niệu, hoặc có yếu tố di truyền thì các muối khoáng hòa tan sẽ kếttinh từ một nhân nhỏ rồi dần lớn thành sỏi [12]
Urate, cystine, Tamm-Horsfall protein, pH nước tiểu thấp, uống ítnước, một số sản phẩm chuyển hóa của vi khuẩn hoặc các nguyên nhân dẫnđến cô đặc nước tiểu là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trìnhhình thành sỏi Khẩu phần ăn nhiều oxalate cũng là một yếu tố thuận lợi Tuynhiên vai trò của thức ăn có nhiều calci gây tăng nguy cơ hình thành sỏi làkhông rõ ràng [12]
1.1.3.1 Yếu tố nội sinh
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan cho thấy lứa tuổi thường gặpsỏi thận tiết niệu là lứa tuổi từ 45 trở lên Tuổi thường gặp nhất là trên 50 tuổivới tỷ lệ là 47,3% bệnh nhân Tuổi trung bình là 43,5±14,2 [14]
Nghiên cứu của Tạ Đức Thành, cũng đưa ra lứa tuổi thường gặp sỏithận nhất là lứa tuổi từ 30-50 tuổi (chiếm 87,2%) [15]
- Giới:
Trang 17Sỏi thận thường gặp ở nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nữ từ 2 - 3 lần [12].Tại Mỹ, có khoảng 12% ở nam và 7% ở nữ sẽ bị sỏi thận ở một giaiđoạn nào đó trong cuộc đời Nam giới bị ảnh hưởng tới sức khỏe do sỏi thậnnhiều hơn phụ nữ [16].
1.1.3.2 Yếu tố ngoại sinh
- Địa lý, khí hậu
Mối liên quan giữa yếu tố địa lý, khí hậu và nguy cơ mắc bệnh sỏi thận
là một mối liên quan rất phức tạp và chưa có cơ chế rõ ràng Những ngườisinh sống ở những nơi khí hậu nóng và khô cằn tỷ lệ mắc sỏi cao hơn Hiệnnay vấn đề biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến bệnh sỏi thận
Nghiên cứu của Tasian và cộng sự trên 60.000 người dân Mỹ, đã đưa
ra, khi nhiệt độ tăng lên 50 độ F (10 độ C), nguy cơ xuất hiện sỏi thận tănglên ở tất cả các thành phố trừ Los Angeles [18] Khi thời tiết nóng, lượngnước mất qua mồ hôi nhiều, cơ thể có khuynh hướng thiếu nước, nước tiểuđậm đặc hơn nên dễ tạo thành sỏi Tuy nhiên, sự lắng đọng và kết tủa của sỏixảy ra vào tất cả các mùa trong năm, chứ không riêng gì mùa nóng
- Chế độ ăn uống và sử dụng thực phẩm
Trang 18Sỏi thận được hình thành khi có sự giảm sút thể tích nước tiểu hoặc có
sự gia tăng những tính chất hình thành sỏi trong nước tiểu Do đó, sự mấtnước do giảm lượng nước do ăn uống hay luyện tập thể thao tích cực màkhông được bổ sung đầy đủ lượng sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.Tiêu thụ < 1200 ml/ ngày làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận Uống nhiềunước sẽ làm loãng nước tiểu, làm thay đổi hoạt động của ion giúp ngăn cản sựhình thành của sỏi
Nghiên cứu cho thấy, người có thói quen uống nước từ 1- 1,5 lít/ ngày cónguy cơ mắc bệnh sỏi thận thấp bằng 0,6 lần so với người uống ít nước hơn [19]
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra chế độ ăn uống protein cao, natri vàđường cao có thể làm tăng nguy cơ của một số loại sỏi thận [7]
- Nghề nghiệp
Những người phải ngồi nhiều như lái xe, thợ dệt vải…, hay nhữngngười phải làm việc trong môi trường nhiệt độ cao và mất nước có nguy cơmắc sỏi thận cao
- Nguồn nước
Tại Việt Nam thường sử dụng ba nguồn nước, đó là: nước mưa; nước
bề mặt gồm ao, hồ…; và nước ngầm Nước bề mặt thường không có độ cứngcao như nước ngầm Nước cứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượngcuộc sống Nước cứng là nước mà trong thành phần có sự góp mặt của cácmuối Ca và Mg, vượt quá tiêu chuẩn cho phép Do đó sử dụng nước cứng làmtăng nguy cơ gây bệnh sỏi thận [20]
1.1.4 Các biến chứng thường gặp của sỏi thận.
Các biến chứng thường gặp nhất của sỏi thận tiết niệu là nhiễm trùngđường thận tiết niệu (42% bệnh nhân) Biến chứng nặng cũng gặp ở một tỷ lệđáng kể, đặc biệt nhất là tình trạng suy thận chiếm 62,6% bệnh nhân trong đó
có 20,2% bệnh nhân suy thận độ IIIb và IV [14]
Trang 191.2 Tình hình mắc bệnh sỏi thận trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Tình hình mắc bệnh sỏi thận trên thế giới
Sỏi thận là một trong các bệnh không lây nhiễm, theo ước tính củaWHO, có khoảng 58 triệu trường hợp tử vong năm 2005 Trong đó có khoảng
35 triệu trường hợp (tương ứng với 60%) là do bệnh không lây nhiễm [21]
Sỏi thận là một bệnh phổ biến và đang gia tăng trên nhiều nước Theonghiên cứu trên thế giới, bệnh sỏi thận làm giảm từ 10 - 12% tuổi thọ của namgiới và 5 - 6% ở phụ nữ [4]
Ở những vùng công nghiệp phát triển, sỏi thận thường gặp là sỏi bàngquang Ngược lại, ở những nước đang phát triển thì sỏi thận thường gặp là sỏiđường tiết niệu [3]
Dân cư sống ở vùng núi cao, sa mạc hay vùng nhiệt đới có tỷ lệ mắcbệnh sỏi tiết niệu cao hơn những vùng khác Những vùng khác cũng có tỷ lệmắc bệnh cao là Hoa Kỳ, Anh, Ai Len, Scotland, các nước ở bán đảoScandinavi, các nước vùng Địa Trung Hải, phía Bắc Ấn Độ và Pakistan, PhíaBắc Australia, các nước vùng Trung Âu, một số đảo thuộc Malaysia và TrungQuốc Những vùng có tỷ lệ mắc bệnh sỏi tiết niệu thấp bao gồm Trung Mỹ,Nam Mỹ, Châu Phi và một số vùng thuộc Australia mà người thổ sinh sống
1.2.2 Tình hình mắc bệnh sỏi thận ở Việt Nam
Ở Việt Nam cho đến nay chưa có số liệu điều tra trên quy mô toàn quốc
về bệnh sỏi thận - tiết niệu Theo thống kê, Việt Nam là nước có tỷ lệ mắcbệnh sỏi niệu cao Ngô Gia Hy (1980) thống kê các bệnh nhân đến khámngoại trú và điều trị nội trú tại bệnh viện Bình Dân, cho thấy tỷ lệ mắc sỏiniệu là 22%: nếu tính riêng đến số bệnh nhân nội trú, thì tỷ lên này lên tới35,9% Nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng sỏi tiết niệu ở người lớn tại một sốvùng thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế thu được một số kết quả: tỷ lệ mắc sỏi hệ tiếtniệu ở vùng đồng bằng là 8,60%; vùng miền núi là 5,84%; vùng 3 ven biển là
Trang 205,03%; chung cho các vùng là 6,29%; tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu ở nam cao hơn ở
nữ (nam chiếm 52,68% và nữ chiếm 47,32%); tỷ lệ nam và nữ là 1,11; tiền sửgia đình có người bị sỏi tiết niệu là 22,32% Tỷ lệ suy thận mạn ở bệnh nhânsỏi thận từ 31- 44% qua các thống kê khác nhau Những con số đó đã đủ nóilên mức độ ảnh hưởng của sỏi tiết niệu
Trong nghiên cứu của Phạm Thị Duyên cho thấy: tỉ lệ mắc bệnh sỏithận phân bố nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng, thấp nhất ở vùng NamTrung Bộ; tỷ lệ người dân biết đến bệnh sỏi thận chiếm 79,2%; phần lớnngười dân cho rằng sỏi thận có liên quan đến thời tiết (với nhóm người mắcbệnh sỏi thận chiếm 72,6%, nhóm không mắc bệnh sỏi thận chiếm 86,2%)
Để phòng bệnh sỏi thận, có 55,7% người dân uống nhiều nước; thực hiện ăn ítmuối, ăn nhiều rau, rèn luyện thể lực chiếm 20% [19]
Theo một nghiên cứu, tần suất mắc bệnh sỏi mật ở người ≥ 50 tuổi ởthành phố Hồ Chí Minh là 6,3% [22]
Trong nghiên cứu của Nghiêm Cẩm Tú Trang năm 2008, tại 2 xã thuộctỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho thấy có 83,9% đối tượng nghiên cứu quan tâmnhững ảnh hưởng của sỏi thận đến sức khỏe [23]
1.3 Một số khái niệm liên quan đến truyền thông giáo dục sức khỏe
1.3.1 Khái niệm về truyền thông
Shannon và Weaver (1949) định nghĩa truyền thông là tất cả những gì
xảy ra giữa hai hoặc nhiều người Davis và Newstrom (1985) định nghĩa
truyền thông là “Truyền thông tin và giải thích thông tin từ một người đến
những người khác” Truyền thông là cầu nối giữa người với người, là hoạt
động thường xuyên hằng ngày của mỗi người Như vậy truyền thông là hoạtđộng không thể thiếu trong cuộc sống xã hội Trong xã hội mạng lưới truyềnthông có thể đơn giản (từ một người đến một người) và cũng có thể rất phứctạp (từ một người đến nhiều người hay nhiều người đến nhiều người)
Trang 21Johnson (1986) coi truyền thông là phương tiện qua đó một người chuyểnthông điệp của mình đến người khác và mong nhận được sự đáp lại (thôngtin phản hồi) [24].
1.3.2 Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe
Truyền thông giáo dục sức khỏe là quá trình tác động có mục đích, có
kế hoạch đến người dân, giúp họ nâng cao sự hiểu biết để thay đổi thái độ,chấp nhận và duy trì thực hiện những hành vi lành mạnh, có lợi cho sức khỏe
cá nhân và cộng đồng GDSK là một phần chính, quan trọng nâng cao sứckhỏe nói riêng và công tác chăm sóc sức khỏe nói chung [25]
1.3.3 Khái niệm về kiến thức
Kiến thức là cụm từ được sử dụng rất thường xuyên trong cuộc sốnghàng ngày Theo Đại điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý, kiến thức là:
“Điều hiểu biết do tìm hiểu, học tập mà nên, kiến thức khoa học, kiến thứctích lũy dần trong quá trình học tập, và kinh nghiệm có được trong cuộc sốnghàng ngày Có nhiều nguồn kiến thức cho mỗi người, có thể là từ thầy côgiáo, cha mẹ, bạn bè hay những kinh nghiệm từ cuộc sống…” [26]
Kiến thức là một trong các yếu tố quan trọng giúp con người có các suynghĩ và tình cảm, thái độ đúng đắn, dẫn đến thay đổi hành vi, hay thực hànhtrước mỗi một sự việc hay tình huống cụ thể Có các kiến thức hay hiểu biết vềbệnh tật, sức khỏe và bảo vệ, nâng cao sức khỏe là điều kiện cần thiết để thayđổi người có cơ sở thực hành các hành vi sức khỏe lành mạnh Vai trò của ngành
y tế và cán bộ y tế trong công việc cung cấp kiến thức cho người dân trong cộngđồng là rất quan trọng thông qua việc thực hiện nhiệm vụ TT-GDSK
1.3.4 Khái niệm về thực hành (hay hành vi).
Theo đại từ điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý, thực hành là:làm để áp dụng lý thuyết vào thực tế: Lý thuyết đi đôi với thực hành Hay thihành thực hiện Ví dụ: Thực hành nghiêm túc các quy chế của cơ quan [26]
Trang 22Thực hành là biến các kiến thức, hiểu biết thành hành động cụ thể đểđạt được những mục đích nhất định Trong thực tế thì thực hành không thểthiếu trong cuộc sống của chúng ta Thực hành các biện pháp chăm sóc sứckhỏe là yếu tố thiết yếu của mỗi con người trong phòng và chống các bệnh tật.
Để có thể thực hành phòng chống bệnh tật đúng đắn, trước tiên phải đạtđược các kiến thức, hiểu biết về sức khỏe bệnh tật và đạt được ở đối tượngcác thái độ quan tâm tích cực, đúng mực đến vấn đề sức khỏe, bệnh tật đó.Thái độ quan tâm đúng mực, chính là động lực quyết định tạo ra thực hànhmong đợi, đem lại lợi ích và đạt mục tiêu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
Mục đích quan trọng nhất của hoạt động can thiệp chăm sóc sức khỏe,trong đó có TT-GDSK là làm cho đối tượng có hành vi đúng đắn trong vấn đềbảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và toàn xã hội Ví dụ về thực hànhbệnh quan trọng trong bảo vệ sức khỏe: chương trình tiêm chủng mở rộng chotrẻ em và phụ nữ mang thai, đã mang lại rất nhiều lợi ích cho cá nhân và cộngđồng, một số bệnh nguy hiểm đã được thanh toán và không chế như bại liệt,uốn ván, bạch hầu
Cụm từ “thực hành” trong đời sống thực tế rất đa dạng và phong phú
Vì vậy mà nhu cầu đào tạo thực hành đúng về phòng bệnh, chữa bệnh, chămsóc và bảo vệ sức khỏe cho mỗi người, cho mỗi gia đình và cả cộng đồng làrất cần thiết
1.3.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành trong truyền thông giáo dục sức khỏe
Hiện nay có rất nhiều các vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được quan tâmgiải quyết Một trong các giải pháp được chọn là thực hiện truyền thông giáodục sức khỏe (TT-GDSK) cùng với các can thiệp khác, nhằm tác động vào 3lĩnh vực của đối tượng về vấn đề sức khỏe Đó là tác động nhằm nâng caokiến thức (K) hay hiểu biết của đối tượng về vấn đề sức khỏe, tác động vào
Trang 23thái độ (A) nhằm làm cho đối tượng có thái độ tích cực, quan tâm đúng mứcđến tìm hiểu các biện pháp giải quyết vần đề và tác động vào thực hành (P)làm cho đối tượng thực hành các hành vi mong muốn để giải quyết được vấn
đề của họ Nói ngắn gọn là các chương trình và hoạt động TT-GDSK đềunhằm tác động vào KAP của đối tượng về vấn đề sức khỏe mà họ đang phảiđối mặt Như vậy muốn làm thay đổi và đánh gía được các thay đổi về KAPcủa đối tượng thì việc tìm hiểu KAP của đối tượng trước khi can thiệp, cũngnhư trong quá trình hay khi kết thúc một chương trình can thiệp, trong đó cóTT-GDSK là điều kiện tiên quyết để có thể đánh giá được những kết quả cụthể hay hiệu quả của các chương trình can thiệp Nghiên cứu về KAP trướckhi can thiệp làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch can thiệp đúng đắn, khả thi, sửdụng nguồn lực tiết kiệm, hiệu qủa Trước một vấn đề sức khỏe cụ thể củanhóm đối tượng nào đó, muốn thực hiện can thiệp đúng, hiệu quả, tránh lãngphí thì cần biết mức độ kiến thức của đối tượng đã đạt đến đâu, thái độ quantâm của họ như thế nào, đối tượng đã thực hành những biện pháp nào đểphòng, chống vấn đề sức khỏe đó, những gì họ đã làm đúng, những gì họ làmnhưng chưa đúng, những gì cần phải biết và làm mà họ chưa biết, chưa làm.Tất cả các thông tin đó là bằng chứng không thể thiếu được làm cơ sở để lập
kế hoạch can thiệp phù hợp nhất Trong quá trình thực hiện can thiệp chúng tacũng rất cần biết diễn biến thay đổi KAP của đối tượng đến đâu, những hoạtđộng nào có thể cần điều chỉnh để đảm bảo đạt được các thay đổi về KAP nhưmục tiêu kế hoạch đã xây dựng Trên thực tế rất nhiều chương trình can thiệpchăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, người ta đã đánh giá KAP vào cuốichương trình để xem xét mức độ đạt được của mục tiêu kế hoạch đặt ra, dovậy các thông tin về KAP thu nhận vào cuối chương trình cũng là thông tin cơbản không thể thiếu được để làm cơ sở khoa học và bằng chứng cho việc đánhgiá chương trình
Trang 24Như vậy có thể nói là nghiên cứu để có các thông tin về KAP của các đốitượng về các vấn đề sức khỏe bệnh tật cụ thể là nhu cầu thiết thực, cơ bảntrong nhiều chương trình can thiệp phòng chống bệnh tật và chăm sóc sứckhỏe cộng đồng Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều cácnghiên cứu, can thiệp đánh giá KAP về các bệnh tật, vấn đề sức khỏe, là cácnghiên cứu thiết thực, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
1.4 Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ thực hành về bệnh sỏi thận
Theo tác giả Miranda Hitti cảnh báo khí hậu nóng có thể làm cho bệnhsỏi thận ở Hoa Kỳ tăng lên theo nghiên cứu của các tác giả của Trường Đại họcTexas và Trung tâm Y học khu vực Tây Nam của Trường Đại học Texas ởDallas [27] Giả thuyết của các nhà nghiên cứu là do nhiệt độ nóng lên nhiềunước bị mất, làm cho sỏi thận dễ xảy ra hơn Tác giả Vahe Bakunts nghiên cứukiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng bệnh sỏi thận tại Yerevan Armenianăm 2011 [28] Kết quả nghiên cứu trên 96 bệnh nhân đã điều trị tại khoa thậnviện ngoại khoa Mikaelyan trong thời gian năm 2009-2011 cho thấy có 54% sốngười đang bị sỏi thận vào thời gian nghiên cứu, 94,4% đã được tiếp nhận cácthông tin về phòng sỏi thận thường xuyên Điểm trung bình về kiến thức củađối tượng nghiên cứu là 15,6/19 với độ lệch chuẩn (SD) là 1,8 Có 67% cho làkhẩu phần ăn đặc biệt có thể phòng được sỏi thận Điểm thực hành trung bình
về phòng sỏi thận thấp 9,1/19 với độ lệch chuẩn SD là 1,2 Thực hành phổ biến
là tập quán ăn rau hàng ngày: 83,3%, sử dụng hoa quả tươi: 71,9%; uống trên 2lít nước mỗi ngày: 79,1%; giảm muối 73,3%; giảm thực phẩm béo 81,2% Chỉ
có khoảng 1/4 đối tượng đề cập đến uống thuốc dự phòng bệnh sỏi thận Kếtquả phân tích hồi quy đơn biến cho thấy điểm kiến thức và thời gian bị bệnh cómối liên quan với điểm thực hành (p<0,05), và mối liên quan về giới với thựchành chưa có ý nghĩa thống kê (p=0,06) Phân tích hồi quy đa biến cho thấy cómối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm thực hành và kiến thức, tình trạnghôn nhân, giới tính, và có sự tương tác giữa kiến thức và tình trạng hôn nhân vàkiến thức và thời gian của bệnh [28]
Trang 25Để phòng bệnh sỏi thận, một bệnh được cho là liên quan đến biến đổikhí hậu, người dân cần phải có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòngbệnh sỏi thận, tuy nhiên cho đến nay chúng tôi tìm thấy rất ít những nghiêncứu về kiến thức, thái độ, thực hành của cộng đồng trong phòng chống bệnhsỏi thận Tại Việt Nam chúng tôi cũng chưa tìm thấy các tài liệu hay côngtrình nghiên cứu nào về KAP bệnh sỏi thận, do vậy đây là lĩnh vực cần đượcquan tâm nghiên cứu ở Việt Nam để có thể khuyến nghị các biện pháp cụ thể
để phòng chống bệnh sỏi thận, một bệnh mãn tính có thể để lại hậu quảnghiêm trọng về sức khỏe
Nghiên cứu của Phùng Thị Thảo (2013) tại Bình Lục - Hà Nam chothấy tỷ lệ người dân biết đến sỏi thận cao 83,9%, trong số này thì chỉ có 24% cho là sỏi thận có liên quan đến thời tiết, và số ít người dân cho rằng cóthể phòng tránh bệnh sỏi thận bằng việc uống nhiều nước (chưa đến 50%) [8]
Theo nghiên cứu của Phạm Thị Duyên tại 16 xã thuộc 8 vùng sinh thái,
tỷ lệ người dân biết đến sỏi thận là 79,2% Tỷ lệ đối tượng có kiến thức vềthói quen uống ít nước dễ gây nên bệnh sỏi thận chiếm 49,5% Về thực hànhcủa người dân: những người có thói quen sử dụng rau củ, quả ≥ 300gr/ngày
có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận thấp hơn 0,6 lần so với người sử dụng ít hơn300gr/ngày; những người không có thói quen luyện tập thể lực ít nhất 30 phútmỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao hơn 1,3 lần so với những ngườiluyện tập thể lực [19]
1.5 Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Bình Lục nằm phía Đông tỉnh Hà Nam, là huyện đồng bằng Bắc
Bộ Phía Đông Bắc và phía Bắc giáp huyện Lý Nhân với ranh giới là nhánhnhỏ của sông Châu Giang, phía Tây Bắc giáp huyện Duy Tiên ranh giới là
Trang 26dòng chính sông Châu Giang, phía Tây giáp huyện Thanh Liêm, các huyệnnày đều thuộc tỉnh Hà Nam Riêng phía Nam và Đông Nam huyện giáptỉnh Nam Định, ranh giới là sông Lý Nhân, tính từ tây sang đông giáp cáchuyện: Ý Yên, Vụ Bản và Mỹ Lộc Trong địa bàn huyện có các con sông nhỏnhư: sông Sắt, sông Liêm Phong (trên ranh giới với huyện Thanh Liêm), đều là các sông nhánh của sông Châu Giang và sông Đáy, thuộc hệ thốngsông Hồng Huyện Bình Lục có điều kiện khí hậu mang đầy đủ các đặc trưngchung của khí hậu tỉnh Hà Nam.
Bản đồ huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam
Trang 27An Lão là xã thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam Xã An Lão có diệntích 11,9km2, dân số khoảng 14000 người, mật độ dân số đạt 928 người/1km2.
Xã An Lão cách trung tâm huyện Bình Lục 10km, có hơn 3600 hộ, 12 nghìnnhân khẩu, sinh sống ở 11 thôn Xã có gần 1200 ha đất tự nhiên, trong đó,hơn 900ha là đất nông nghiệp
độ dưới 16oC
Hai mùa chính trong năm (mùa hạ, mùa đông) với các hướng gió thịnhhành: về mùa hạ gió nam, tây nam và đông nam; mùa đông gió bắc, đông vàđông bắc
Khí hậu có sự phân hóa theo chế độ nhiệt với hai mùa tương phản nhau
là mùa hạ và mùa đông cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp tương đối là mùaxuân và mùa thu Mùa hạ thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mùa đôngthường kéo dài từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 3; mùa xuân thường kéo dài
từ giữa tháng 3 đến hết tháng 4 và mùa thu thường kéo dài từ tháng 10 đếngiữa tháng 11 [18]
Thủy văn.
Hà Nam có lượng mưa trung bình cho khối lượng tài nguyên nước rơikhoảng 1,602 tỷ m3 Dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệhàng năm đưa vào lãnh thổ khoảng 14,050 tỷ m3 nước Dòng chảy ngầmchuyển qua lãnh thổ cũng giúp cho Hà Nam luôn luôn được bổ sung nước
Trang 28ngầm từ các vùng khác Nước ngầm ở Hà Nam tồn tại trong nhiều tầng vàchất lượng tốt, đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Điều kiện khí hậu, thủy văn trên đây rất thuận lợi cho phát triển mộtnền nông nghiệp sinh thái đa dạng, với nhiều loại động thực vật nhiệt đới, ánhiệt đới và ôn đới Mùa hạ có nắng và mưa nhiều, nhiệt độ và độ ẩm cao,thích hợp với các loại vật nuôi cây trồng nhiệt đới, các loại cây vụ đông có giátrị hàng hóa cao và xuất khẩu như cà chua, dưa chuột,… Điều kiện thời tiếtkhí hậu cũng thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, dulịch, dịch vụ cũng như cho các hoạt động văn hóa xã hội và đời sống sinh hoạtcủa dân cư Vào mùa xuân và mùa hạ có nhiều ngày thời tiết mát mẻ, cây cốicảnh vật tốt tươi rất thích hợp cho các hoạt động lễ hội du lịch
Tình hình bệnh tật.
Năm 2013, công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện chủ động vàhiệu quả, các bệnh dịch theo mùa, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, sốt xuấthuyết được khống chế và dập tắt kịp thời; công tác Dân số - kế hoạch hóa giađình không ngừng được củng cố và nâng cao chất lượng, tỷ số giới tính khisinh đã được khống chế ở mức 109 trẻ trai/100 trẻ gái; tỷ lệ sàng lọc trước sinh,sàng lọc sau sinh đạt chỉ tiêu được giao Chương trình mục tiêu quốc gia như:Phòng chống Lao, phòng chống Sốt rét, phòng chống Suy dinh dưỡng, phòngchống bệnh Da liễu, phòng chống HIV/AIDS đạt và vượt chỉ tiêu đề ra Côngtác khám chữa bệnh cũng được nâng cao, nhiều kĩ thuật được tiếp tục triển khaitại các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh; mạng lưới y tế cơ sở tiếptục triển khai tại các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh; mạng lưới y
tế cơ sở tiếp tục được củng cố và hoàn thiện Các dự án xậy dựng, cải tạo, nângcấp cơ sở vật chất được các đơn vị triển khai có hiệu quả [29]
Một số đặc điểm về khí hậu, địa lý, thủy văn, bệnh tật, sức khỏe… của xã
An Lão cũng giống như các đặc điểm chung của huyện Bình Lục Về công tác Y
Trang 29tế xã An Lão là một trong những xã có các hoạt động y tế được xếp hàng đầucủa huyện Bình Lục Mọi hoạt động y tế của xã được triển khai đều, màng lưới
y tế thôn của xã An Lão đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ theo quy định.Đặc biệt là xã An Lão được chọn để triển khai đề tài nghiên cứu: Xây dựng môhình kiểm soát một số nhóm bệnh liên quan đến biến đổi khí hậu dựa vào cộngđồng Đây là đề tài nhánh thuộc đề tài độc lập cấp nhà nước, mã số:ĐTĐL.2012-G1/32: “Nghiên cứu thực trạng, xây dựng mô hình dự báo, kiểmsoát một số nhóm bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Tóm tắt hoạt động: Xây dựng mô hình kiểm soát một số nhóm bệnh liên quan đến biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại xã An Lão:
Các hoạt động can thiệp chính tại xã An Lão đã được thực hiện như sau:
1 Thành lập các Ban chỉ đạo phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội thựchiện đề tài cấp Nhà nước của: Sở y tế Hà Nam, Ủy ban nhân dân huyệnBình Lục, Ủy ban nhân dân xã An Lão
2 Tổ chức Hội thảo xây dựng mô hình can thiệp với sự tham gia các bênliên quan
3 Xây dựng kế hoạch các hoạt động can thiệp của nhóm thực hiện đề tàinghiên cứu cấp Nhà nước
4 Soạn thảo tài liệu đào tạo cơ bản về BĐKH, ảnh hưởng của BĐKH vàdịch bệnh liên quan đến BĐKH Xây dựng tài liệu truyền thông chocộng đồng (biên soạn sách mỏng, tờ rơi)
5 Thực hiện các hoạt động can thiệp theo kế hoạch:
6 Thực hiện hoạt động đào tạo cho các bên liên quan về về BĐKH, dịchbệnh liên quan đến BĐKH, các hành động của cộng đồng để hạn chếBĐKH và ứng phó với dịch bệnh liên quan đến BĐKH
7 Thực hiện các hoạt động TT-GDSK cho cộng đồng phòng chống một
số bệnh lây và không lây liên quan đến BĐKH và các hành động cụ thểcủa cộng đồng về phòng chống dịch bệnh và ảnh hưởng với sự phối
Trang 30hợp, lồng ghép, huy động nhiều bên liên quan tham gia vào TT-GDSKcho cộng đồng, chuyển tới cộng đồng những thông điệp cốt lõi vềchung tay bảo vệ môi trường bền vững, xây dựng cộng đồng an toàn,phòng chống bệnh dịch, thực hiện hành động cụ thể trong đời sốnghàng ngày
8 Thực hiện giao ban, báo cáo thông tin hàng tháng từ thôn – xã – huyện
về hoạt động can thiệp tại xã An Lão Giao ban Ban chỉ đạo huyện mỗiquý một lần Hàng tháng thực hiện giao ban với cán bộ y tế xã/thôn vàBan chỉ đạo của xã
9 Nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ của cán bộ trạm y tế, lồng ghépcác hoạt động tư vấn, TT-GDSK vào trong công tác hàng ngày của cán
bộ trạm y tế xã Cải thiện sổ sách ghi chép của trạm y tế xã/thôn đểtheo dõi tình hình dịch bệnh trong xã và biên soạn sổ ghi chép theo dõihoạt động của y tế thôn tại cộng đồng Trạm y tế đã xã xây dựng quyđịnh về hành động kiểm soát, ứng phó nhanh với dịch bệnh liên quanđến BĐKH của cán bộ trạm y tế
Một trong các hoạt động can thiệp quan trọng nhất của đề tài đã đượcthực hiện là hoạt động TT-GDSK về phòng, chống một số bệnh có liên quanđến biến đổi khí hậu, trong đó có bệnh sỏi thận
Trang 31Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những người dân đang sinh sống tại xã AnLão huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam:
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Là những người dân từ 18 tuổi trở lên có khả năng cung cấp đầy đủthông tin, có hộ khẩu thường trú và hiện đang sống tại địa bàn xã
An Lão trong thời gian từ 5/2014 đến hết tháng 7/2015
+ Là những người đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu sau khiđược giải thích về mục tiêu nghiên cứu
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Đối tượng có biểu hiện không bình thường, không có đủ khả năng
để trả lời phỏng vấn
+ Đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu sau khi đã được điều traviên giải thích kỹ
2.2 Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá sau mô hình can thiệp tại xã An Lão, được triểnkhai ngay sau các hoạt động can thiệp tại thực địa được được kết thúc Cụ thểthời gian được thực hiện như sau:
- Điều tra trước can thiệp: Tháng 6/2013
- Thời gian thực hiện can thiệp: 7/2014-6/2015
- Đánh giá sau can thiệp: 7/2015
- Thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp: 1-2016 đến 5-2016
Trang 322.3 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
Xã An Lão là một xã được chọn làm địa bàn can thiệp theo thiết kế của
đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu thực trạng, xây dựng mô hình dự báo, khảo
sát một số nhóm bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam”, của
trường Đại học Y Hà Nội, mã số ĐTĐL.2012-G/32 do PGS.TS Lê Thị Tàilàm chủ nhiệm
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
và nghiên cứu can thiệp cộng đồng về kiến thức và thực hành của người dân
về bệnh sỏi thận tại xã An Lão - Bình Lục - Hà Nam năm 2014- 2015
Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm xác định tỷ lệ từng bị sỏi thận, đồngthời mô tả thực trạng kiến thức và thực hành về bệnh sỏi thận của người dântại xã An Lão - Bình Lục - Hà Nam năm 2015
Nghiên cứu can thiệp cộng đồng giúp xác định hiệu quả can thiệp trước
và sau can thiệp về, kiến thức và thực hành bệnh sỏi thận, của người dân xã
An Lão - Bình Lục - Hà Nam năm 2014 - 2015
2.4.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu
Trang 33- Ζ 1−α /22 : Mức độ chính xác của nghiên cứu cần đạt dự kiến 95% =
1,96
- p: Tỷ lệ người dân thực hành một biện pháp phòng sỏi thận Trongnghiên cứu này chúng tôi lấy p = 0,5
- d: Sai số tuyệt đối của nghiên cứu, lấy cho nghiên cứu này là 0,05
- Chúng tôi tính được cỡ mẫu là 385 đối tượng
Trên thực tế chúng tôi đã tiến hành điều tra được 514 đối tượng là ngườilớn từ 18 tuổi trở lên
- Chọn đối tượng phỏng vấn: Đối tượng được chọn để thu thập thông tin
về kiến thức, thực hành về bệnh sỏi thận là chủ hộ hoặc là người có vai tròchính trong chăm sóc sức khỏe của gia đình (thường là các bà mẹ) hoặc đốitượng 18 tuổi trở lên trong gia đình Các đối tượng được chọn điều tra sau canthiệp cũng là các đối tượng đã được chọn điều tra trước can thiệp
2.5 Các biến số, chỉ số nghiên cứu
2.5.1 Biến số/chỉ số về thông tin chung về đối tượng
- Tuổi: Tỷ lệ các đối tượng tượng theo nhóm tuổi
- Giới: Tỷ lệ đối tượng theo giới nam/nữ