1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam ppt

79 883 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 639,82 KB

Nội dung

Luận vănĐánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam... Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội – môi trườ

Trang 1

Luận văn

Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện

Bình Lục- tỉnh Hà Nam

Trang 2

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

LỜI CẢM ƠN Error! Bookmark not defined CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ- XÃ HỘI- MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÀ VỆ SINH 4

1.1 Nhà vệ sinh nông thôn 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Nguyên tắc xây dựng nhà vệ sinh ở nông thôn 4

1.1.3 Phân loại 5

1.1.4 Sự cần thiết phải xây dựng nhà vệ sinh nông thôn 8

1.1.5 Thực trạng của xây dựng nhà vệ sinh trên thế giới và Việt Nam 10

1.1.5.1 Thế giới 10

1.1.5.2 Việt Nam 11

1.2 Những cơ sở lí luận của phương pháp đánh giá hiệu quả của dự án 14

1.2.1 Khái niệm về đánh giá hiệu quả 14

1.2.2 So sánh hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế 15

1.2.3 Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường 16

1.2.3.1.Hiệu quả kinh tế 16

1.2.3.2 Hiệu quả xã hội 17

1.2.3.3 Hiệu quả môi trường 17

1.2.4 Phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA) 18

1.2.4.1 Khái niệm 18

Trang 3

quả (CEA) 19

1.2.4.3 CBA là công cụ đo lường hiệu quả phân phối 19

1.2.4.4 Các bước cơ bản trong phân tích CBA 20

1.2.4.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội 20

1.2.5 Phương pháp đánh giá tác động môi trường(ĐTM) 22

1.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội – môi trường của việc xây dựng nhà vệ sinh nông thôn 25

1.3.1.Hiệu quả về mặt kinh tế 25

1.3.2 Hiệu quả về mặt xã hội 28

1.3.3 Hiệu quả về mặt môi trường 29

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN Ở XÃ AN NỘI- BÌNH LỤC- HÀ NAM 32

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội 32

2.1.1.Điều kiện tự nhiên 32

2.1.1.1 Vị trí địa lí và địa hình 32

2.1.1.2 Điều kiện khí hậu 32

2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 32

2.1.3 Đặc điểm kinh tế- xã hội 33

2.1.3.1 Đặc điểm kinh tế 33

2.1.3.2 Đặc điểm xã hội 34

2.2 Dự án xây dựng nhà vệ sinh ở xã An Nội, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam 36

2.2.1.Bối cảnh trước khi có dự án 36

2.2.2.Mô tả khái quát về dự án 37

2.2.3 Đặc trưng của mô hình nhà vệ sinh 2 ngăn xây dựng tại xã An Nội 39

2.2.4.Các kết quả do dự án mang lại 40

2.2.4.1.Về khía cạnh kinh tế 40

Trang 4

2.2.4.3 Về khía cạnh môi trường 43

CHƯƠNG III : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN TẠI XÃ AN NỘI- HUYỆN BÌNH LỤC- TỈNH HÀ NAM 45

3.1 Đánh giá hiệu quả môi trường của việc xây dựng nhà vệ sinh nông thôn 45

3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án 48

3.2.1 Lựa chọn thông số để tính toán 48

3.2.2 Xác định các chi phí và lợi ích của dự án 49

3.2.3 Đánh giá dự án 51

3.2.3.1 Chí phí của dự án xây dựng nhà vệ sinh : 51

3.2.3.2 Lợi ích của dự án thu được qua các năm: 52

KIẾN NGHỊ 67

KẾT LUẬN 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Trang 5

BCR : Benefit Cost Rate – Tỷ suất chi phí- lợi ích

CBA : Cost Benefit Analysis – Phân tích chi phí- lợi ích

CEA : Cost Effective Analysis – Phân tích chi phí hiệu quả

COI : Cost of Illness Approach - Tiếp cận chi phí bệnh tật

ĐTM: Đánh giá tác động môi trường

GDP: Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội

HCA : Human Capital Approach – Tiếp cận thu nhập bình quân trên đầu người

IRR : Internal Rate Of Return- Tỷ lệ nội hoàn vốn

JMP : Joint Monitoring Program - Chương trình kiểm soát chung

NPV: Net Present Value – Giá trị hiện tại ròng

NVS : Nhà vệ sinh

UNICEF : United Nation Children’s Fund – Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc VSMT : Vệ sinh môi trường nông thôn

WHO : World Health Organization – Tổ chức Y tế Thế Giới

WWS : Water Supply and Sanitation – Nước sạch và vệ sinh môi trường

Trang 6

Bảng 1.1: Mức độ tiếp cận với nhà vệ sinh hợp vệ sinh ở các nước Đông

Nam Á 11

Bảng 1.2 : Số hộ gia đình ở nông thôn có hố xí hợp vệ sinh 1999-2004 12

Bảng 1.3 : Số hộ gia đình ở nông thôn được tiếp cận với hố xí hợp vệ sinh ( 2005) 13

Bảng 2.1 : Nguyên vật liệu cho việc xây dựng nhà vệ sinh 40

Bảng 2.2 : Diện tích gieo cấy qua các năm 2004-2008 40

Bảng 2.3 : Sản lượng lúa qua các năm của xã An Nội 41

Bảng 3.1 : Mức độ tác động vào các nhân tố môi trường 45

Bảng 3.2: Đánh giá tầm quan trọng của các tác động 46

Bảng 3.3 : Về đánh giá tác động môi trường trước và sau khi xây dựng nhà vệ sinh 47

Bảng 3.5 : Các phương pháp dùng để đánh giá chi phí và lợi ích có thể lượng hóa được của dự án 50

Bảng 3.6: Chi phí nguyên vật liệu để xây dựng 1 nhà vệ sinh 51

Bảng 3.7 : Dân số của xã An Nội qua các năm từ 2000- 2008 52

Bảng 3.8 : Chi phí trung bình cho một ca bệnh liên quan đến điều kiện vệ sinh 53

Bảng 3.9 : Sự đóng góp của việc cải thiện điều kiện vệ sinh trong việc giảm tỷ lệ các bệnh : 54

Bảng 3.10 : Dự báo tỷ lệ các bệnh liên quan đến điều kiện vệ sinh trong giai đoạn 2009- 2015 54

Bảng 3.11 : Lợi ích do giảm chi phí bệnh tiêu chảy 55

Bảng 3.12 : Lợi ích do giảm chi phí mắc bệnh giun 56

Bảng 3.13: Lợi ích do giảm chi phí bệnh đau mắt hột 57

Bảng 3.14 : Lợi ích do giảm chi phí mắc bệnh ghẻ, ngứa 58

Trang 7

Bảng 3.16: Số ngày nghỉ làm đối với các bệnh liên quan đến điều kiện vệ sinh 60 Bảng 3.17 : Lợi ích do tiết kiệm được thời gian 61 Bảng 3.18 : Lượng phân bón hóa học sử dụng trước và sau khi sử dụng phân bón hữu cơ 63 Bảng 3.19 : Lợi ích của việc giảm chi phí hóa học 65

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nước sạch và vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm không chỉ ở phạm vi một quốc gia, một khu vực mà đang là vấn đề được

quan tâm trên phạm vi toàn cầu Các chuyên gia cho rằng nhà vệ sinh nói

riêng và điều kiện vệ sinh nói chung là những vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước, và trong một số trường hợp nó còn quan trọng hơn cả vấn đề phát triển “ Phát triển không chỉ giới hạn ở việc có nhiều có thêm nhiều nhà cao tầng, nhiều máy bay, nhiều xe hơi Phát triển còn có nghĩa

là ngày càng có nhiều người được tiếp cận với các điều kiện vệ sinh cơ bản để cải thiện chất lượng cuộc sống” – ông S.P Srivastava, nhà khoa học xã hội tại Đại học Lucknow, Ấn Độ, tuyên bố

Khu vệ sinh nghèo nàn trở thành gánh nặng to lớn đối với xã hội Nó gây

ra những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, xã hội, môi trường cho cộng đồng dân cư sống ở đó Ở Việt Nam trên 70% dân số sống tập trung ở các vùng nông thôn, vùng núi, hải đảo là những nơi có điều kiện vệ sinh nghèo nàn,

và chỉ có 50% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà vệ sinh hợp vệ sinh Điều này dẫn đến một tỷ lệ các bệnh truyền nhiễm cao ở nông thôn Do đó, việc xây dựng nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn, hợp vệ sinh là một yêu cầu cấp bách, đặc biệt là ở những vùng miền núi, nông thôn, những nơi có điều kiện vệ sinh còn rất hạn chế Nó sẽ cải thiện điều kiện sức khỏe của người dân ở đó , và giảm phần lớn các loại bệnh tật liên quan đến vệ sinh môi trường

Nhằm mục đích thấy được những lợi ích về kinh tế, xã hội , môi trường của việc xây dựng nhà vệ sinh ở nông thôn nên em đã tiến hành thực hiện đề

tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng

nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam”

Trang 10

2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

2.1 Mục tiêu nghiên cứu :

Thông qua việc đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục – tỉnh Hà Nam thấy được các lợi ích của việc cải thiện nhà vệ sinh nông thôn đến cộng đồng dân cư sống ở đó

2.2 Nhiệm vụ của đề tài :

- Làm rõ tính hiệu quả về mặt kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh tại xã An Nội- huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam

- Đưa ra một số đề xuất nhằm mở rộng phạm vi cũng như nâng cao tính hiệu quả của mô hình xây dựng nhà vệ sinh 2 ngăn ra toàn xã và các vùng nông thôn khác

 Về giới hạn khoa học: đánh giá hiệu quả của dự án xây dựng nhà vệ

sinh nông thôn bao gồm hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp điều tra xã hội học

- Phương pháp xứ lý số liệu

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp đánh giá tác động môi trường ( ĐTM)

- Phương pháp phân tích – chi phí lợi ích (CBA)

Trang 11

Trong nghiên cứu, chủ yếu sử dụng phương pháp ĐTM và phương pháp CBA để đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự án

5 Cấu trúc của chuyên đề :

Chuyên đề gồm những phần chính sau:

Chương I : Tổng quan về đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của việc xây dựng nhà vệ sinh

Chương II : Thực trạng của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã

An Nội- huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam

Chương III: Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội- huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam

Trang 12

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ- XÃ HỘI- MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆC

- Ở mỗi vùng khác nhau thì người ta có thể có tên gọi tương tự như : cầu tiêu, nhà tiêu, hố xí, nhà xí, toilet…

1.1.2 Nguyên tắc xây dựng nhà vệ sinh ở nông thôn

Ở các vùng nông thôn, nơi có diện tích rộng rãi, kinh phí và vật liệu xây dựng còn hạn chế, nhà vệ sinh thường được bố trí bên ngoài nhà ở Cấu trúc của nhà vệ sinh ở nông thôn đơn giản hơn so với ở thành thị nhưng phải đảm bảo một số các tiêu chuẩn sau :

- Phải đảm bảo vệ sinh môi trường

- Không để mùi hôi, u uế thoát chung quanh

- Hầm nhà vệ sinh phải đảm bảo an toàn chắc chắn cho người sử dụng

- Nước từ hầm nhà vệ sinh thoát ra ngoài phải sạch đảm bảo yêu cầu nguồn nước loại B( tức là không có vi khuẩn gây bệnh)

- Kích thước của hố chứa phân đủ lớn để ít nhất có thời gian sử dụng trên

3 năm

- Cần có một áp lực nước đủ mạnh để tống sạch các chất thải xuống bể chứa Đối với các gia đình nghèo thì nên bố trí các xô nước, thùng dội có dung tích khoảng 20 lít để tống chất thải

Trang 13

- Nhà vệ sinh phải kín đáo, sạch sẽ, thoáng khí và phần nào tạo ra sự thoải mái, tiện lợi cho người sử dụng

- Trong nhà vệ sinh nên để thêm các chổi bằng tre, nhựa, thùng đựng giấy vệ sinh, khay để xà phòng

- Có một số trường hợp nhà vệ sinh vừa là nơi để xả chất thải của con người cũng là nơi để tắm Vì vậy, phải có đường ống thoát nước riêng, nước tắm tuyệt đối không cho chảy vào hố xí vì có chứa nhiều chất tẩy rửa, xà phòng gây nguy hại cho các vi khuẩn yếm khí trong hầm tự hoại

1.1.3 Phân loại

Ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại nhiều công trình vệ sinh khác nhau Việc sử dụng chúng tùy thuộc vào :

+ Điều kiện tự nhiên( mực nước ngầm, độ thấm nước của đất…)

+ Điều kiện kinh tế

+ Phong tục tập quán

Có 3 dạng chính để lựa chọn khi quyết định xây dựng nhà vệ sinh :

Phân loại nhà vệ sinh theo nguyên lý xử lí phân

- Nhà vệ sinh tự hoại : Vi khuẩn yếm khí sẽ phân hủy các chất thải của con người sau một thời gian trong bể tự hoạị

+ Ưu điểm :

 Sạch sẽ, gọn gàng, không hoặc ít gây, rò rỉ mùi hôi

 Thích hợp cho những vùng đất cao, đất phù sa nước ngọt

Trang 14

 Thích hợp cho các vùng đất thầm nước tốt như các vùng cao, vùng đồi núi, vùng giồng cát ven biển

 Được UNICEF đề xuất xây dựng khá nhiều ở nơi khô hạn

 Nếu không che đậy cẩn thận, ruồi có thể đến sinh sản

Phân loại theo kiểu có hay không có sự chia tách phân và nước tiểu

- Nhà vệ sinh một ngăn: là loại nhà vệ sinh giữ phân và nước tiểu cùng một

hố xả Nếu có yêu cầu ủ phân thì sau mỗi lần đi tiểu tiện, chuyển tất cả các chất thải của con người thành đất mùn bằng cách phủ lên chúng vôi, tro cây, đất bột, rơm mục… Thời gian ủ thường ít nhất 3-4 tháng Nếu có hệ thống thông hơi thì có thể rút ngắn xuống còn khoảng 2 tháng Hầu hết các loại này

có hầm chứa đặt dưới mặt đất và để phân- nước tiểu tự hoại

- Nhà vệ sinh có 2 ngăn: là loại nhà vệ sinh tách phân và nước tiểu thành 2 con đường riêng biệt Phân và nước tiểu được xử lí riêng để loại bỏ những sinh vật gây bệnh : phân được dẫn theo một con đường ống vào hầm xả, hầm

Trang 15

này có thể ủ từ 3-4 tháng, còn nước tiểu được dẫn đi theo một đường ống riêng biệt ra ngoài

Trang 16

Phân loại theo bể thải liên quan đến sự dùng nước

- Nhà vệ sinh dùng nước: là loại nhà vệ sinh có nút xả nối hố chứa phân hoặc ao cá, hầm biogas hoặc là loại nhà vệ sinh có nút xả nối với hệ thống dẫn thoát nước

- Nhà vệ sinh không dùng nước là loại nhà vệ sinh có hố ủ phân compost hoặc là loại nhà vệ sinh với loại hố xí thùng

1.1.4 Sự cần thiết phải xây dựng nhà vệ sinh nông thôn

Chất thải từ người và gia súc khi thải ra tự nhiên, không được xử lý sẽ đi qua các đường dẫn từ nguồn nước, đất, côn trùng và chính tay chân người sẽ xâm nhập vào thực phẩm mang theo mầm bệnh trở lại cho chính con người và cộng đồng của họ Một khi phân được bài thải, phần lớn vi khuẩn chết; nhưng một số nhỏ có thể sống sót và nhiễm các ngón tay, vào thức ăn hay nước và các môi trường này sẽ giúp cho vi khuẩn nhiễm con người Ruồi nhặng cũng

có thể đáp xuống phân hàm chứa vi khuẩn, và đem vi khuẩn đến thực phẩm hay các vật dụng nhà bếp Chân người hay chân động vật cũng có thể đạp phải phân hàm chứ vi khuẩn và “phát tán” vi khuẩn đến các nơi khác hay người khác

Trang 17

Hình 1.1: Sơ đồ về con đường dẫn đến các bệnh do không có nhà vệ sinh

Nguồn: Curtis V., et al Trop Med Int Health 2000

Hậu quả là vi khuẩn, vi-rút và ký sinh trùng đã nhiễm vào đất, nước, thức

ăn cộng với thói quen không rửa tay đã dẫn đến việc người dân dễ bị mắc các bệnh đường tiêu hóa như tả và lỵ, các bệnh nhiễm ký sinh trùng, giun sán và đau mắt hột Mầm bệnh cứ dần dần tích lũy thành một tiềm năng lớn Không ngạc nhiên khi chúng ta hằng ngày chứng kiến các dịch bệnh xảy ra và lan truyền khá nhanh

Theo Liên Hợp Quốc, thiếu nhà tiêu hợp vệ sinh và các phương tiện để rửa tay ở nhà và ở trường học đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ em ở nông thôn : bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở trẻ em dưới năm tuổi Ngày nay, theo thống kê, trên thế giới hằng ngày có tới 6000 trẻ em bị tử vong do các bệnh tiêu chảy Khoảng 1 tỷ dân trên thế giới mà chủ yếu là trẻ

em bị nhiễm bệnh do giun, suy dinh dưỡng và nghèo đói

Phân Thức

ăn

Đồng ruộng Ruồi Nước

Ngón tay

Ngư

ời

ời Người

Trang 18

Tất cả các con đường truyền nhiễm gây ra các bệnh liên quan đến vệ sinh chỉ

có thể ngăn chặn được bằng việc cải thiện các cơ sở vật chất như xây dựng nhà vệ sinh hợp vệ sinh không gây ô nhiễm mùi, cải thiện hệ thống tiêu hủy phân; làm sạch nguồn nước… hay những thay đổi đơn giản về thói quen vệ sinh cá nhân hằng ngày hay gia đình như: rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh cũng có thể ngăn ngừa và giảm thiểu một cách đáng kể sự gi tăng của các bệnh truyền nhiễm này Các hố xí gia đình hay tập thể trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong một xã hội hiện đại và văn minh Hơn một thế kỉ trước đây, nhà vệ sinh giúp thực hiện một cuộc cách mạng y tế công cộng ở New York, London, Paris Ngày nay, các quan chức của WHO nhận thức rằng việc xây dựng nhà vệ sinh là một phương tiện phòng chống bệnh rất quan trọng ở các nước đang phát triển, đặc biệt là là ở các vùng nông thôn nơi có các điều kiện còn nhiều hạn chế

1.1.5 Thực trạng của xây dựng nhà vệ sinh trên thế giới và Việt Nam

1.1.5.1 Thế giới

Theo số liệu của Chương trình Liên Hiệp Quốc thì năm 2004, 59% số người trên thế giới có cơ hội tiếp cận với nhà vệ sinh tiến bộ , tương ứng tăng lên 10% so với 49% ( năm 1990) Tuy nhiên, do sự gia tăng dân số nên số người không được tiếp cận với nhà vệ sinh( hố xí) hợp vệ sinh chỉ giảm xuống từ 2, 7 tỉ người xuống còn 2,6 tỉ người trong vòng hơn 14 năm Liên Hợp Quốc hy vọng sẽ chỉ còn 1,3 tỷ người trên thế giới không được tiếp cận với nhà vệ sinh hợp vệ sinh vào năm 2015 như một phần các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đã đề ra

Tổ chức từ thiện Anh WaterAid đã lập danh sách các nước có trên 10 triệu người không được sử dụng nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn là Nga, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Brazil, AiCập, Morocco và nhiều nước khác , trong đó có

700 triệu người không được tiếp cận với nhà vệ sinh có hệ thống nước thải đúng quy cách

Trang 19

Cũng theo số liệu chính thức về mức độ tiếp cận nhà vệ sinh tiến bộ từ chương trình kiểm soát chung ( JMP) của WHO/UNICEF : Năm 2004, trong

số các nước Đông Nam Á thì mức độ số người được tiếp cận với nhà vệ sinh hợp vệ sinh nhiều nhất là Singgapore 100% , Thái lan 99% , Malaysia 94% ;

và mức độ số người dân được tiếp cận với nhà vệ sinh hợp vệ sinh ít nhất là Lào 30%, Cămpuchia

Bảng 1.1: Mức độ tiếp cận với nhà vệ sinh hợp vệ sinh ở các nước

vệ sinh thuộc loại trung bình trong khu vực Năm 2004, cả nước 67% được tiếp cận với hố xí hợp vệ sinh thì trong đó, số hộ gia đình ở nông thôn được tiếp cận với nhà vệ sinh là 48% , ở thành thị là 92%

Trang 20

Nhờ áp dụng các biện pháp tổng hợp, tăng cường phối hợp nhiều bộ, ngành, các đoàn thể chính trị xã hội và phát huy vai trò tham mưu, nòng cốt của ngành Y tế, nên tình hình vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ Đặc biệt, từ khi thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường được UNICEF tài trợ từ năm 1982 cho đến nay, cùng với nhiều dự án liên quan đến xây dựng nhà vệ sinh được tài trợ bởi các đối tác nước ngoài như JICA, DIANA …Sau đó, đã nâng thành Chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường áp dựng trên tất cả các tỉnh, thành trên toàn quốc thì tình hình vệ sinh môi trường ở nông thôn đã

có những bước khởi sắc Số hộ gia đình ở nông thôn được tiếp cận với hố xí

vệ sinh ngày một gia tăng với mức độ tăng bình quân trong giai đoạn

1998-2005 là 3,4% /năm từ 26% (1998) ; 34%(2001) ; lên tới 50%(1998-2005)

Bảng 1.2 : Số hộ gia đình ở nông thôn có hố xí hợp vệ sinh 1999-2004

Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

Tỷ lệ số hộ gia

đình(%)

Nguồn : Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường quốc gia

Năm 2005, số hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh theo ước tính sẽ đạt khoảng

6,4 triệu hộ So với tổng số hộ gia đình nông thôn là 12.797.500 hộ thì đến

hết 2005 trên phạm vi toàn quốc có 50% số hộ gia đình nông thôn có hố xí

hợp vệ sinh

Tuy nhiên, tỷ lệ số hộ có hố xí hợp vệ sinh giữa thành thị và nông thôn có

sự chênh lệch khá lớn Năm 1990, tỷ lệ này là nông thôn 30%, đô thị 58%; đến năm 2004 là 50% và 92%

Ngoài ra, tỷ lệ số hộ gia đình ở nông thôn có hố xí vệ sinh cũng phân bố không đồng đều giữa các vùng miền trong nước, có vùng đạt tỷ lệ trên 50% là: Đồng bằng sông Hồng (65%), Đông Nam Bộ (62%), Bắc Trung Bộ (56%), Duyên hải miền trung 50% Trong khi đó có vùng đạt tỷ lệ thấp hơn như:

Trang 21

Đồng bằng sông Cửu Long (35%), Miền núi phía Bắc (38%), Tây Nguyên (39%)

Bảng 1.3 : Số hộ gia đình ở nông thôn được tiếp cận với hố xí hợp vệ

Nguồn : Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn 50% số hộ gia đình ở nông thôn chưa được tiếp cận với hố xí hợp vệ sinh , đang phải sử dụng các loại hố xí không hợp vệ sinh, hiện là nguy cơ gây ô nhiễm bẩn các nguồn nước mặt phục vụ sinh hoạt cộng đồng Trong khí đó, nhận thức của các cấp chính quyền, và người dân ở đây còn hạn chế, coi trọng vấn đề cấp nước sạch hơn

Các công trình xây dựng các công trình vệ sinh trong các trường học, trạm

y tế và các cơ sở công cộng ở nông thôn mặc dù đã được quan tâm nhưng kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế Nhiều trường học còn thiếu các công trình nhà vệ sinh hoặc có nhưng không đáp ứng được nhu cầu Nhiều cơ sở công cộng đang được xây dựng mới nhưng không có hạng mục xây dựng công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh

Theo quyết định số 08/2005/QĐ-BYT về tiêu chuẩn nhà tiêu hợp vệ sinh thì trên cả nước chỉ có 18% số hộ gia đình, 12% trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, gần 37% trạm y tế xã có và đang sử dụng nhà tiêu đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh theo quyết định số 08/2005/QĐ-BYT

Trang 22

Cũng theo kết quả điều tra của Cục Y tế dự phòng( Bộ Y tế) về hiện trạng các công trình vệ sinh tại 966 điểm trường học tại vùng nông thôn Việt Nam: trong tổng số điểm trường điều tra thì chỉ có 72,7% số điểm trường có nhà vệ sinh và chỉ có khoảng 54% nhà vệ sinh thuộc loại hợp vệ sinh ( trong

đó 11,7% nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn vệ sinh ) Tỷ lệ điểm trường có nhà vệ sinh đạt tỷ lệ thấp nhất là khối mầm non : 52,4% Khối mầm non cũng là khối

có tỷ lệ điểm trường có nhà vệ sinh đạt thuộc loại hình hợp vệ sinh thấp nhất 39,5%

Trong thời gian tới, nhà nước tiếp tục xây dựng chương trình quốc gia về nước sạch và môi trường lần II giai đoạn 2006-2010 với mục tiêu chính là : 100% trường học và 70% số hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam có nhà vệ sinh hợp vệ sinh.; tất cả các nhà trẻ, trường học, trạm xá, chợ, trụ sở xã và các công trình công cộng khác ở nông thôn có đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh

1.2 Những cơ sở lí luận của phương pháp đánh giá hiệu quả của dự án 1.2.1 Khái niệm về đánh giá hiệu quả

- Hiệu quả của dự án đầu tư là phạm trù kinh tế xem xét tính khả thi của

dự án tức là so sánh giữa các kết quả đạt được của dự án đầu tư với các chi phí bỏ ra để có kết quả đó trong một thời kỳ nhất định

- Nguyên tắc để đánh giá hiệu quả của dự án :

 Phải xuất phát từ mục tiêu của dự án Dự án không thể xem là có hiệu quả khi không đạt được mục tiêu đề ra

 Phải xác định được các tiêu chuẩn hiệu quả để đánh giá hiệu quả của dự

án Tiêu chuẩn hiệu quả được xem là thước đo thực hiện các mục tiêu của dự

Trang 23

 Cần phải sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của dự

án đầu tư

 Phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn khi đánh giá hiệu quả của dự án

1.2.2 So sánh hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế

Tùy theo góc độ và mục tiêu phân tích hiệu quả của dự án mà người ta đánh giá hiệu quả dự án theo 2 cách khác nhau: đó là phân tích hiệu quả tài chính

và phân tích hiệu quả kinh tế Mặc dù, phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế đều dựa trên so sánh các lợi ích thu được và các chi phí phải bỏ ra Song chúng vẫn khác nhau ở nhiều điểm như :

+ Phân tích hiệu quả tài chính chỉ đứng trên góc độ của nhà đầu tư, còn phân tích hiệu quả kinh tế đứng trên góc độ của toàn bộ nền kinh tế Do đó, trong phân tích hiệu quả tài chính chỉ xem xét những khoản lợi ích và chi phí trực tiếp mà chủ đầu tư nhận được hay phải bỏ ra và tính toán các chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp do chính sách, hay hoạt động của dự án mang lại Nếu chi phí này lớn hơn so với lợi ích mang lại cho họ thì dự án đó được coi là không

có hiệu quả Nếu chi phí bằng với lợi ích mang lại cho họ thì dự án này được coi là hòa vốn Nếu lợi ích mang lại cho họ lớn hơn chi phí bỏ ra thì dự án được coi là có hiệu quả Và phân tích hiệu quả tài chính không tính đến chi phí và lợi ích của dự án ảnh hưởng đến cộng đồng, đến môi trường …

Còn trong phân tích hiệu quả kinh tế, lợi ích và chi phí được xem xét trên góc độ của toàn bộ nền kinh tế, xã hội Vì vậy, phân tích hiệu quả kinh tế không chỉ xem xét những chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp do hoạt động của dự án mang lại mà còn xem xét cả hiệu quả gián tiếp do hoạt động dự án mang lại Như vậy, phân tích hiệu quả tài chính chỉ xem xét hiệu quả của dự án dưới góc độ vi mô, còn phân tích hiệu quả kinh tế xem xét hiệu quả của dự án dưới góc độ vĩ mô

Do đứng trên góc độ của nhà đầu tư nên mục tiêu của phân tích hiệu quả tài chính là tối đa hóa lợi nhuận Phân tích hiệu quả tài chính giúp cho nhà

Trang 24

đầu tư lựa chọn được dự án có lợi nhuận cao nhất Hiệu quả tài chính là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư

Do đứng trên góc độ nền kinh tế , phân tích hiệu quả kinh tế chỉ ra sự đóng góp của dự án đối với các mục tiêu phát triển của đất nước Bởi vậy, mục tiêu chủ yếu của nó là tối đa hóa lợi ích kinh tế xã hội môi trường Phân tích hiệu quả kinh tế giúp cho các nhà quản lý vĩ môi lựa chọn được những dự án tối đa hóa được phúc lợi xã hội

+ Phân tích hiệu quả kinh tế không thể tách rời khỏi phân tích hiệu quả tài chính Phân tích hiệu quả tài chính được tiến hành trước, làm cơ sở cho phân tích kinh tế Do khác nhau về góc độ và mục tiêu nên trong quá trình phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế phải điều chỉnh lại những khoản lợi ích và chi phí cho phù hợp

Trong phân tích hiệu quả tài chính , giá cả đầu vào và đầu ra được lấy theo giá thị trường làm cơ sở Nhưng trên thực tế, giá thị trường không phản ánh đúng giá trị của hàng hóa Bởi vì, do các chính sách bảo hộ mậu dịch, sự độc quyền… làm cho giá thị trường bị bóp méo không phản ánh giá trị thực của hàng hóa Vì vậy, nếu dùng chỉ dùng giá thị trường thì sẽ không phản ánh được hiệu quả của dự án mang lại trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế do đó, khi phân tích hiệu quả kinh tế, để loại bỏ đi những méo mó , sai lệch của thị trường thì người ta sử dụng mức “ giá tham khảo” hay còn gọi là “giá mờ” ( shadow price)

1.2.3 Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường

1.2.3.1.Hiệu quả kinh tế

Dự án được xem là mang lại hiệu quả kinh tế khi nó đạt được các mục tiêu kinh tế như :

- Nâng cao mức sống cho người dân: được thể hiện gián tiếp thông qua các

số liệu cụ thể về mức gia tăng tổng sản phẩm quốc gia (GDP- Gross Domestic

Trang 25

Product), sự gia tăng tổng sản lượng nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ; mức gia tăng thu nhập ; tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế,

- Góp phần gia tăng nguồn thu, ngoại tệ cho đất nước

- Góp phần làm gia tăng số lao động có việc làm, chuyển đổi cơ cấu lao động, nâng cao năng suất lao động , đào tạo lao động có trình độ và tay nghề cao

1.2.3.2 Hiệu quả xã hội

Dự án đạt hiệu quả xã hội khi nó đạt được các tiêu chí về mặt xã hội như:

- Phân phối thu nhập và công bằng: thể hiện qua sự đóng góp dự án đối với việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển, vùng hải đảo , xa xôi… và đẩy mạnh công bằng xã hội

- Cải thiện điều kiện vật chất và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo

- Cải thiện điều kiện sức khỏe cho người dân : giảm tỷ lệ số người mắc bệnh, giảm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong ở người lớn

và trẻ nhỏ

- Cải thiện môi trường làm việc, phát triển giáo dục nâng cao tỷ lệ giáo dục phổ cập, tăng tỷ lệ số học sinh đến trường

- Tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương

- Phải nâng cao sự gắn kết trong cộng đồng địa phương; lôi kéo được sự tham gia của cộng đồng địa phương

- Phải góp phần bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc

1.2.3.3 Hiệu quả môi trường

Dự án mang lại hiệu quả môi trường khi dự án đó không làm suy thoái, ô nhiễm môi trường hay làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên Ngoài ra, dự án đó

có thể mạng lại những lợi ích cho môi trường như : góp phần ngăn chặn ô nhiễm khôi phục, cải tạo chất lượng môi trường sao cho tốt hơn so với trước

Trang 26

khi thực hiện dự án; góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học…

1.2.4 Phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA)

1.2.4.1 Khái niệm

- Khái niệm : Phân tích chi phí- lợi ích ( Cost benefit analysis) là phương

pháp đánh giá giá trị của dự án mang lại thông qua việc lượng hóa bằng tiền tất cả các chi phí và lợi ích của dự án theo quan điểm xã hội

Phương pháp CBA chính là sự mở rộng của phương pháp phân tích trong

đó, nó tính toán tất cả các chi phí và lợi ích của dự án mang lại đối với toàn

bộ nền kinh tế xã hội

CBA là phương pháp lượng hóa các giá trị bằng tiền Những tác động tích cực do dự án đem lại được lượng hóa bằng tiền là lợi ích của dự án (B) Những tác động tiêu cực do dự án đem lại được lượng hóa bằng tiền là chi phí của dự án(C)

+ Nếu lợi ích của dự án lớn hơn chi phí của dự án tức là B-C>0 hay B/C>1 thì dự án mang lại hiệu quả

+ Nếu lợi ích của dự án nhỏ hơn chi phí của dự án tức là B-C<0 hay B/C<1 thì dự án không mang lại hiệu quả

- Mục đích của CBA là: phục vụ cho việc lựa chọn chính sách để đi đến

một quyết định trong các phương án đưa ra

- Các nguyên tắc của CBA:

 Chi phí của dự án là tất cả các chi phí bất kể ai gánh chịu

 Lợi ích của dự án là tất cả các lợi ích bất kể ai hưởng thụ

 Phải có một đơn vị đo lường chung

 Phải dựa trên đánh giá của người tiêu dùng và người sản xuất vì nó thể hiện hành vi thực sự của họ

 Phân tích một dự án nên so sánh giữa có và không có dự án

 Phải xác định rõ quan điểm phân tích

Trang 27

 Tránh tính 2 lần các chi phí và lợi ích

 Xác định tiêu chí quyết định dự án

 Phải xác định rõ tác động tăng thêm và thay thế

1.2.4.2 Phương pháp CBA và phương pháp phân tích chi phí hiệu quả (CEA)

Phương pháp CEA là phương pháp dùng để lượng hóa bằng tiền các giá trị đầu vào của dự án hay chi phí của dự án Phương pháp CEA trong việc lựa chọn các dự án mà không thể đo lường giá trị bằng tiền lợi ích của dự án do lợi ích của dự án quá lớn Phương pháp CBA là phương pháp lượng hóa tất

cả chi phí và lợi ích của dự án đem lại

Trọng tâm của phương pháp CEA là hiệu quả về mặt kỹ thuật (technical efficiency) Phương pháp CEA được sử dụng để lựa chọn dự án có thể tạo ra một kết quả nhất định với chi phí sản xuất thấp nhất ( xếp hạng các dự án được thiết kế có cùng một kết quả theo chi phí của dự án) hay là lựa chọn dự

án có thể tạo ra kết quả lớn nhất với cùng mức chi phí( xếp hạng theo số lượng kết quả mà dự án có thể tạo ra với cùng một khoản ngân sách) Trọng tâm của phương pháp CBA là hiệu quả về mặt kinh tế ( economic efficiency): tức là phương pháp này được sử dụng để lựa chọn dự án có lợi ích ròng lớn nhất

1.2.4.3 CBA là công cụ đo lường hiệu quả phân phối

- CBA là công cụ đo lường hiệu quả phân phối, hỗ trợ cho những quyết định mang tính chất xã hội,đặc biệt là các dự án, chính sách và các chương trình lớn Trong CBA, nó không chỉ lượng hóa các chi phí và lợi ích về mặt tài chính của chủ đầu tư mà nó còn lượng hóa các chi phí và lợi ích của dự án mang lại đối với xã hội và môi trường

- Hiệu quả Pareto:

- Chi phí cơ hội :

- Bằng lòng chi trả:

Trang 28

1.2.4.4 Các bước cơ bản trong phân tích CBA

Hình 1.2 : Sơ đồ về các bước thực hiện trong phân tích chi phí – lợi ích

1.2.4.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội

* Giá trị hiện tại ròng (NPV- Net Present Value)

r

C B NPV

0 ( 1 )

Hoặc

Bước1: quyết định lợi ích thuộc về ai? Chi phí thuộc về ai?

Bước 8: Phân tích độ nhạy

Bước 2: Lựa chọn các danh mục và dự án thay thế

Bước 7: Tính toán các chỉ tiêu NPV,B/C,IRR Bước 6: Quy đổi các giá trị đồng tiền đã tính toán

Bước 5: Lượng hóa bằng tiền

Bước3: Liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng và các chỉ số đo lường

Bước 4: Dự đoán những ảnh hưởng về lượng trong quá trình thực hiện dự án

Bước 9: Đề xuất các phương án thay thế trên cơ sở các chỉ tiêu đã phân tích

Nguồn : Giáo trình nhập môn phân tích lợi ích- chi phí, năm 2003

Trang 29

i i

r

C r

B NPV

C : Chi phí bỏ ra trong năm thứ I của dự án

n : số năm hoạt động của dự án

r : tỷ lệ chiết khấu

Tùy theo nguồn vốn tài trợ cho dự án mà r có thể được xác định căn cứ vào tỷ lệ lãi tối thiểu, vào chi phí cơ hội, chi phí vốn hay lãi suất trên thị trường vốn có liên quan

Người ta có thể dùng NPV để đánh giá xem dự án có hiệu quả hay không

NPV dự án có lãi hay có hiệu quả

NPV là một chỉ tiêu ưu việt hỗ trợ cho việc ra quyết định đầu tư hay lựa chọn phương án tối ưu Vì NPV có tính giá trị thời gian của tiền, có tính toán đến sự trượt giá thông qua sự điều chính Bi, Ci và mức tỷ suất chiết khấu r.Ngoài ra, so với các chỉ tiêu khác, việc tính toán NPV tương đối đơn giản hơn

Tuy nhiên NPV phụ thuộc rất nhiều vào tỷ suất chiết khấu r, Bi, Ci do đó, cần phải xác định tỷ suất r tương đối chính xác trước khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính

Tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR)

Tỷ suất lợi ích –chi phí là tỷ lệ của tổng giá trị hiện tại của lợi ích so với tổng giá trị hiện tại của chi phí

n

i

i i

r C r B C

B

0

0

) 1 (

) 1 ( /

Tỷ suất này so sánh lợi ích và chi phí đã được chiết khấu Để đánh giá xem

dự án có hiệu quả hay không người ta so sánh tỷ suất lợi ích- chi phí với 1 :

Trang 30

B dự án có lãi hay hiệu quả

Tỷ lệ nội hoàn vốn IRR ( Internal rate of return) :

Chỉ tiêu này còn được gọi là tỉ suất nội hoàn hay suất thu hồi nội bộ : đó là

tỷ lệ sinh lợi của lợi ích so với chi phí

Tỷ lệ hoàn vốn nội tại là mức lãi suất cao nhất mà tại đó NPV của dự án bằng 0 Nó phản ánh mức độ hấp dẫn của dự án Việc ra quyết định đầu tư dựa trên cơ sở sự so sánh giữa IRR với r giới hạn ( r giới hạn chính là tỷ suất

“r” của dự án đã xác định : có thể là lãi suất đi vay nếu dự án vay vốn đầu tư,

có thể là mức lãi bình quân nếu từ các nguồn vốn huy động nếu dự án huy động từ nhiều nguồn, có thể là chi phí cơ hội nếu dự án tự sử dụng vốn tự có

để đầu tư…)

+ IRR >= r giới hạn => NPV >= 0 dự án được xem là đạt hiệu quả

+ IRR< r giới hạn => NPV<0 dự án được xem là không đạt hiệu quả

1.2.5 Phương pháp đánh giá tác động môi trường(ĐTM)

- Khái niệm:

Theo Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam , đánh giá tác động môi trường được định nghĩa như sau : “ ĐTM là quá trình phân tích , đánh giá, dự báo ảnh hưởng các ảnh hưởng đến môi trường của dự án , quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường.”

Tác động môi trường là vấn đề cốt lõi của những sự quan tâm tới phát triển bền vững ĐTM là một công cụ giúp cho sự phòng ngừa và ngăn chặn những ảnh hưởng môi trường trong chính sách môi trường thông qua việc đánh giá tác động đến các thành phần môi trường như : vật lý, sinh học, kinh tế- xã hội , từ đó ĐTM cố gắng đưa ra những biện pháp nhằm giảm bớt các tác động có

Trang 31

hại, kể cả áp dụng các biện pháp thay thế Đây là công cụ lồng ghép vào trong quá trình kế hoạch hóa về môi trường

- Mục đích của ĐTM: là xem xét bao quát toàn diện và đánh giá ảnh hưởng

môi trường tiềm năng của những dự án công cộng hay cá nhân được đề xuất trong lựa chọn ưu tiên thực hiện Một ĐTM cần phải được xem xét tất cả những ảnh hưởng mong đợi đối với sức khỏe con người, hệ sinh thái ( bao gồm thực vật và động vật), khí hậu, hệ khí quyển Một ĐTM cần phải đảm bảo rằng tất cả những hậu quả cần phải được xem xét trong suốt quá trình thiết kế, thực hiện, vận hành dự án

Tương tự, một ĐTM bao gồm những sự quan tâm của các đảng phái và tổ chức( tức là của cộng đồng địa phương, các nhà chính trị, các nhà đầu tư) và lồng ghép những ảnh hưởng xã hội liên quan đến những giải pháp về giới hoặc liên quan đến các nhóm xã hội đặc biệt trong dự án( có nghĩa là tái định

cư của người dân bản địa vì sự thay đổi cảnh quan hoặc môi trường, …)

Một ĐTM đòi hỏi phải ưu tiên cho những dự án là nguyên nhân của những thay đổi đáng kể đối với nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh, sự thay đổi ý nghĩa đối với hoạt động thực tiễn của nghề đánh cá và nghề nông và xem xét tới khả năng khai thác tài nguyên thủy điện Các dự án hạ tầng hoạt động công nghiệp, các dự án đổ bỏ và quản lý chất thải cũng cần ĐTM

Tất cả những hậu quả có hại tới môi trường cần phải được tính toán bằng các biện pháp giảm nhẹ, biện pháp bảo vệ môi trường hoặc thay thế Từ đó, thiết

kế đề xuất ra các biện pháp tối thiểu hóa các tác động môi trường

- Các phương pháp trong ĐTM : Đánh giá tác động môi trường là việc hết

sức phức tạp , đòi hỏi nhiều các bộ chuyên môn của nhiều khoa học khác nhau và phải sử dụng các phương pháp khác nhau mới thực hiện được Các phương pháp dùng đế đánh giá tác động môi trường là :

 Phương pháp liệt kê số liệu về thông số môi trường

 Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường

 Phương pháp ma trận môi trường

Trang 32

Các nhân tố môi trường được các chuyên gia mô tả, cho điểm về chất lượng cả khi chưa có dự án và khi đã có dự án , sau đó ước tính tầm quan trọng của mỗi nhân tố Từ đó, có thể đánh giá tác động của dự án thông qua chỉ số hoặc đơn vị đánh giá(EIU) Đơn vị này được tính theo công thức:

m

i i m

i

i i

1 1

W : là trọng số tương đối ( tầm quan trọng) của nhân tố i

m : là tổng số các thông số môi trường

Phương pháp này có ưu điểm là rõ ràng, dễ hiểu Nếu người đánh giá am hiểu về nôi dung hoạt động phát triển, về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại nơi thực hiện hoạt động đó thì phương pháp này có thể đưa ra những cơ sở tốt cho việc quyết định

Tuy nhiên, phương pháp này chứa nhiều nhân tố chủ quan của người đánh giá và những qui ước có tính chất cảm tính về tầm quan trọng , các cấp, điểm

Trang 33

số quy định cho từng thông số Cho nên nó hạn chế trong việc tổng hợp tất cả các tác động, đối chiếu, so sánh các phương án khác nhau

1.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội – môi trường của việc xây dựng nhà

vệ sinh nông thôn

1.3.1.Hiệu quả về mặt kinh tế

Việc xây dựng nhà vệ sinh đúng cách, hợp vệ sinh có thể giúp tăng thu nhập, giảm chi phí sản xuất như các hộ gia đình ở nông thôn Cụ thể ,có thể :

Tận dụng nguồn chất thải của con người dùng làm thức ăn để nuôi cá, nuôi trùn cho gà, vịt… hay làm phân compost dùng cho bón cây thay thế cho phân bón hóa học độc hại và giá thành cao Từ đó, giúp các hộ gia đình vừa tiết kiệm chi phí trong trồng trọt và chăn nuôi, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, làm gia tăng thu nhập cho các hộ gia đình, cải thiện điều kiện sống

Thành phần nito, photpho, kali trong phân và nước tiểu là khá cao hơn hẳn phân gia súc, nước thải trong đất tự nhiên Lượng nước chiếm tỷ lệ khoảng 70 - 85% khối lượng phân Trong phân người lượng Carbon gấp 6 ÷

10 lần lượng Nitơ (C/N = 6 ÷ 10), nếu so sánh với tỷ số C/N thích hợp cho quá trình sinh học trong khoảng 20 ÷ 30 thì C/N trong phân người là thấp hơn Tỷ lệ này có thể điều chỉnh nếu ta có phương pháp ủ phân hay lên men yếm khí thích hợp Chính vì vậy các hộ nông dân có thể sử dụng chất thải người đã tự hoại, đặc biệt là nước tiểu, để làm phân bón cho cây trồng hoặc dùng để nuôi cá, nuôi giun đất…

Trong một dự án về nhà tiêu sinh thái VinaSanres, Viện Pasteur Nha Trang

đã phân tích thành phần N, P và K trung bình lần lượt trong nước tiểu (của 10 người thuộc các gia đình nông dân tại Cam Ranh ở các độ tuổi khác nhau) là 4,6 - 0,4 - 4,2 g/l Theo tính toán, mỗi năm một hộ có 5 người sẽ thải ra một lượng đạm tương đương với 25 kg urê tinh khiết hoặc 43 kg amoni sunfat (SA) tinh khiết, chưa kể lượng Kali à Photpho đi cùng Nitơ trong nuớc tiểu

Trang 34

nằm dưới dạng urê và amoni là dạng mà cây trồng dễ dàng hấp thu (Dương Trọng Phỉ, 2003)

Hình 2.1: Sơ đồ về việc tái sử dụng chất thải của con người

Nguồn: Sự tổng hợp của tác giả

Các chất thải của con người sau khi được thu gom, xử lí bằng phương pháp

ủ tạo thành phân bón hữu cơ bón cho cây trồng Nó có tác dụng cung cấp nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho đất như: đạm, lân, kali, canxi, magne, lưu huỳnh, các nguyên tố vi lượng, các kích thích tố sinh trưởng, các vitamin, cho cây trồng làm nguồn dinh dưỡng trở nên dễ hữu dụng cho đất, tăng cường giữ phân cho đất Việc cung cấp toàn diện các nguyên tố vi lượng, các vitamine từ phân hữu cơ có ý nghĩa trong việc gia tăng phẩm chất nông sản, làm trái cây ngon, ngọt hơn, ít sâu bệnh hơn Ngoài ra, phân bón hữu cơ còn

có tác dụng tăng cường hoạt động vi sinh vật trong đất giúp tăng “sức khoẻ” của đất Vì phân hữu cơ là nguồn thực phẩm cần thiết cho hoạt động của các sinh vật đất: các quá trình chuyển hoá, tuần hoàn chất dinh dưỡng trong đất,

Nuôi trâu, bò

Nuôi gà,

vịt

Chất thải của con người

Nuôi

trùn

Tưới ruộng, vườn, trồng cỏ

Nuôi

Nuôi tảo

Thực phẩm

ủ phân compost

Trang 35

sự cố định đạm, sự nitrat hoá, sự phân huỷ các tồn dư thuốc bảo vệ thực vật,… Tăng quần thể vi sinh vật có ích trong phân ủ và hạn chế vi sinh vật gây hại, từ đó có thể làm giảm lượng sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong sản xuất nông nghiệp Từ đó, có thể tiết kiệm chi phí sản xuất mà vẫn làm tăng năng suất cây trồng ; gia tăng sản lượng lúa, hoa màu, các loại cây ăn quả… => nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình

- Có thể tận dụng chất thải của con người, xây dựng hầm biogas tạo ra khí đốt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trong các hộ gia đình đặc biệt là các hộ gia đình chăn nuôi gia súc , gia cầm với khối lượng lớn Khí gas từ hầm Biogas thành phần chủ yếu gồm khí Metal (CH4) và hơi nước, lượng khí này dùng cho đun nấu rất tốt, nếu sử dụng đúng cách thì không hề ảnh hưởng

gì tới sức khỏe con người Nước thải của hệ thống đã được diệt hết 99% trứng giun sán, có thể tận dụng làm phân vi sinh hoặc tưới cho rau sạch, mang lại nguồn phân bón an toàn cho canh tác, hạn chế côn trùng phát triển, qua đó giúp giảm dịch hại từ 70-90%, bảo vệ sức khỏe người nông dân Ngoài ra, khi biogas có thể dùng làm khí đốt thay thế các nhiên liệu khác trong gia đình như

có thể dùng để đun nấu, thắp sáng, chạy máy nước nóng…

- Xây dựng nhà vệ sinh hợp vệ sinh là việc làm giảm bớt phạm vi ảnh hưởng của bệnh dịch, và nhiều lợi ích về sức khoẻ liên quan Các khu vệ sinh nghèo nàn và các thói quen vệ sinh hằng ngày gây ra nhiều bệnh như: bệnh tiêu chảy, bệnh lỵ, bệnh tả, bệnh thương hàn, bệnh viêm gan A, bệnh đau mắt hột và một số bệnh kí sinh trùng như: bệnh giun đũa, giun kim… Bệnh tật và nghèo đói có mối liên kết trong vong luẩn quẩn và vì vậy giảm bệnh tật có thể đưa người dân thoát khỏi nghèo đói, hoặc giúp họ không bị rơi vào tình trạng đói nghèo Bệnh càng ít thì chi phí chữa trị càng ít cũng như tăng tuổi thọ, dẫn đến có nhiều thời gian hơn cho các hoạt động rảnh rỗi khác., nó cũng đóng góp cho việc tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo Giảm bệnh tật cũng dẫn đến tiết kiệm chi phí cho xã hội, như chi phí chăm sóc sức khoẻ

Trang 36

- Khi có nhà vệ sinh riêng cho từng hộ gia đình sẽ tiết kiệm được thời gian phải đi đến các nhà vệ sinh công cộng ở xa nhà, và tiết kiệm được thời gian phải chờ đợi, dành thời gian cho sản xuất góp phần nâng cao điều kiện kinh

tế cho gia đình

- Việc xây dựng nhà vệ sinh sẽ giúp cho môi trường cảnh quan sạch đẹp hơn, tạo điều kiện để thu hút khách du lịch hay các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài Vì, khách du lịch thường thì sẽ không chọn những điểm đến mà không sạch sẽ hay những nơi mà có rủi ro về bệnh tật cao Một số địa điểm du lịch thường bị mất đi một lượng doanh thu du lịch do môi trường ở đó bị ô nhiễm, suy thoái Và các nhà đầu tư nước ngoài khi có ý định đầu tư ở một địa điểm nào đó họ cũng cân nhắc về điều kiện môi trường xung quanh đó, cũng như tình trạng của lực lượng lao động địa phương để ra quyết định là có đầu tư hay không

- Ở tầm vĩ mô, việc xây dựng nhà vệ sinh sẽ làm gia tăng tổng sản phẩm quốc nội(GDP); tăng sản lượng lương thực, thực phẩm… của một địa phương, một vùng, một nước

1.3.2 Hiệu quả về mặt xã hội

- Xây dựng nhà vệ sinh cải thiện điều kiện sức khỏe cho người dân nông thôn ở đó như giảm các bệnh liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm do nhà vệ sinh nghèo nàn như :

+ Các bệnh do uống nước bị nhiễm phân do nước thải ở nhà vệ sinh không được xử lí như : bệnh dịch tả, bệnh kiết lị do que khuẩn, bệnh tiêu chảy, bệnh thương hàn, bệnh viêm gan siêu vi

+ Các bệnh do tiếp xúc với nước bẩn ở da , mắt như : bệnh đau mắt hột, bệnh ghẻ ngứa, mụn cóc, nấm da…

+ Các bệnh do côn trùng sinh sản trong nước ( muỗi, ruồi, bướm, sâu bọ…) chích hút như : bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng da, giun chỉ, bệnh sán máng, giun lãi, giun móc, sán, sán dây…

Trang 37

- Việc xây dựng nhà vệ sinh sạch sẽ cùng với thói quen vệ sinh cá nhân hằng ngày còn giúp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và người lớn

- Xây dựng nhà vệ sinh giảm các khó khăn cho người dân : nhờ có nhà

vệ sinh người dân bớt vất vả, đặc biệt mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ và trẻ

em , nhất là những vùng nông thôn có điều kiện tự nhiên không thuận tiện như thiếu nguồn nước , vùng mùa lũ, hoặc hạn hán; hạn chế việc đi ra đồng trong mùa mưa gió, đêm tối

- Xây dựng nhà vệ sinh sẽ làm gia tăng số trẻ em đến trường đặc biệt là các em bé gái

- Xây dựng nhà vệ sinh giúp người dân ở nông thôn có cơ hội hưởng thêm được các tiện nghi cuộc sống, phần nào có tính sạch sẽ, vệ sinh, tăng cường mối quan hệ cộng đồng

- Xây dựng nhà vệ sinh ở nông thôn đã dần dần xóa bỏ phong tục tập , tập quán lạc hậu,những thói quen xấu, thay đổi hành vi làm tổn hại đến môi trường, hình thành nếp sống văn minh, hợp vệ sinh , thu hẹp dần sự chênh lệch về điều kiện sinh hoạt giữa nông thôn và đô thị; góp phần ổn định dân cư; hạn chế tình trạng mất vệ sinh

1.3.3 Hiệu quả về mặt môi trường

Nhà vệ sinh được xây dựng đúng cách hợp vệ sinh sẽ khắc phục được cơ bản ô nhiễm môi trường ở nông thôn

- Giảm tình trạng ô nhiễm nước : Trong phân và nước tiểu của người chứa nhiều kim loại nặng (như Ca, Mg ) , các chất hữu cơ N, K, P, với hàm lượng cao và nhiều vi khuẩn gây bệnh Việc đi vệ sinh bừa bãi gần ao, hồ, kênh, mương đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước mặt, , hay việc sử dụng phân tươi đổ trực tiếp ra ao , hồ, mương lạch làm nguồn thức ăn để nuôi cá cũng gây ô nhiễm đến môi trường nước mặt, nguồn nước

bị nhiễm phân , nhiễm trùng Đồng thời có nguy cơ gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm Việc xây dựng nhà vệ sinh, với việc đi vệ sinh đúng chỗ, các

Trang 38

chất thải như phân và nước tiểu được tập trung ở một chỗ và được xử lý làm giảm tình trạng ô nhiễm nước

- Giảm tình trạng ô nhiễm không khí: khi có nhà vệ sinh người dân không còn phải đi vệ sinh bừa bãi, phân và nước tiểu của con người được thu hồi vào một chỗ và được xử lý thông qua quá trình phân hủy sinh học dưới tác động của các vi khuẩn hiếu khí trong hố phân , làm giảm tối đa các chất khí thoát ra

từ phân gây mùi khó chịu , độc hại như H2S…

- Giảm tình trạng ô nhiễm đất :

Xây dựng nhà vệ sinh hợp vệ sinh, sẽ thu hồi toàn bộ được chất thải ( phân ,nước tiểu) do con người thải ra hằng ngày, và kết hợp với việc xử lí các chất thải này bằng phương pháp phân hủy sinh học sẽ làm giảm tình trạng sử dụng phân tươi trong nông nghiệp ảnh hưởng đến môi trường đất Vì hàm lượng nitro trong phân và nước tiểu của con người là khá cao Khi sử dụng trực tiếp nguồn phân tươi này cho cây trồng , sẽ trực tiếp gây ô nhiễm môi trường đất, giảm độ phì nhiêu của đất

Hơn nữa, chất thải đã qua xử lí này được dùng làm phân bón, tưới tiêu cho các loại cây trồng trong nông nghiêp sẽ làm giảm việc sử dụng phân bón hóa học quá nhiều để tưới tiêu cho cây trồng hiện nay Việc sử dụng phân hoá học không cân đối, thâm canh với cường độ cao mà không chú ý bón bổ sung chất hữu cơ cho đất, về lâu dài có khả năng làm cho đất hoá chua và sẽ sinh ra hiện tượng thiếu hụt, mất cân đối nhất là đối với các nguyên tố vi lượng Các loại phân hóa học vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K2SO4, KCl, super photphat còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như ion Al3+, Fe3+, Mn2+ giảm hoạt tính sinh học của đất Việc ủ phân người thành phân hữu cơ bón cho cây trồng là hướng lâu dài để cải thiện và phục hồi dần cấu trúc đất, tăng cường

độ phì nhiêu về mặt dinh dưỡng và sinh học đất, chống chịu các nguồn sâu bệnh từ đất là tăng cường hàm lượng chất hữu cơ trong đất Khối lượng phân hữu cơ vùi vào đất càng lớn thì độ phì nhiêu được phục hồi càng nhanh

Trang 39

- Tác động đến hệ sinh thái

Việc xây dựng nhà vệ sinh sẽ làm giảm việc người dân đi vệ sinh bừa bãi ở gần các ao, hồ nuôi tôm, nuôi cá…gây ảnh hưởng đến sản lượng tôm, cá; hay gần các kênh mương tưới tiêu nông nghiệp làm ảnh hưởng đến nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp; hay ở ruộng, vườn gây ô nhiễm đất, làm giảm độ phì nhiêu của đất từ đó tác động đến sự phát triển các cây trồng nông, lâm nghiệp, làm giảm năng suất cây trồng

- Tác động đến cảnh quan :

Tạo ra phong trào cá nhân, gia đình và cộng đồng tham gia vào bảo vệ môi trường ở địa phương, xây dựng môi trường nông thôn ngày càng xanh- sạch đẹp

Ngoài các hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội , môi trường thì việc xây dựng nhà

vệ sinh hợp vệ sinh sẽ có tác động tích cực đối với các hoạt động, chương trình khác như : chương trình cấp nước sạch, chương trình Y tế, Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, chương trình Giáo dục – Đào tạo; trạm xá, mẫu giáo trường học , trụ sở xã và các công trình phúc lợi công cộng khác sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi có nhà tiêu hợp vệ sinh

Ngày đăng: 29/03/2014, 08:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Văn Căn (2003),Cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nôn thôn: Những bước đi ban đầu. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 2/2003 Khác
2. PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, Nxb Thống Kê Hà Nội,2003 Khác
3. Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ, Đánh giá tác động môi trường, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Khác
4. Ths. Lê Anh Tuấn, Thiết kế định hình nhà vệ sinh nông thôn, Nxb Đại học Cần Thơ, 2005 Khác
5. Trần Võ Hùng Sơn ( chủ biên), Nhập môn phân tích chi phí- lợi ích, Nxb Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh, 2001 Khác
6. Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn(2005) Khác
1. Carroll R.F. (1977). Low-Cost Sanitation - Compost Toilet for Hot Climates. Building Research Establishment, Garson, Watford, UK Khác
2. Economic Impacts of Sanitation in VietNam- Research Report February 2008 Khác
3. Peter Morgan (1994). Rural Water Supplies and Sanitation. Blair Reserach Laboratory, Ministry of Health, Harare. The MacMillan Press, Ltd Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1:  Sơ đồ về con đường dẫn đến các bệnh do không có nhà vệ sinh - Luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam ppt
Hình 1.1 Sơ đồ về con đường dẫn đến các bệnh do không có nhà vệ sinh (Trang 17)
Hình 1.2 : Sơ đồ về các bước thực hiện trong phân tích chi phí – lợi ích - Luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam ppt
Hình 1.2 Sơ đồ về các bước thực hiện trong phân tích chi phí – lợi ích (Trang 28)
Bảng 2.3 : Sản lượng lúa qua các năm của xã An Nội - Luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam ppt
Bảng 2.3 Sản lượng lúa qua các năm của xã An Nội (Trang 49)
Hình 2.3 : Biểu đồ về tỷ lệ hộ nghèo của xã An  Nội trong giai đoạn 2000-2007 - Luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam ppt
Hình 2.3 Biểu đồ về tỷ lệ hộ nghèo của xã An Nội trong giai đoạn 2000-2007 (Trang 50)
Hình 2.4: Biểu đồ về tỷ lệ một số bệnh chính liên quan đến điều  kiện vệ sinh trong giai đoạn 2001-2008 - Luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam ppt
Hình 2.4 Biểu đồ về tỷ lệ một số bệnh chính liên quan đến điều kiện vệ sinh trong giai đoạn 2001-2008 (Trang 51)
Bảng 3.3 : Về đánh giá tác động môi trường trước và sau khi xây dựng  nhà vệ sinh - Luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam ppt
Bảng 3.3 Về đánh giá tác động môi trường trước và sau khi xây dựng nhà vệ sinh (Trang 55)
Bảng 3.6: Chi phí nguyên vật liệu để xây dựng 1 nhà vệ sinh - Luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam ppt
Bảng 3.6 Chi phí nguyên vật liệu để xây dựng 1 nhà vệ sinh (Trang 59)
Bảng 3.11 : Lợi ích do giảm chi phí bệnh tiêu chảy - Luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam ppt
Bảng 3.11 Lợi ích do giảm chi phí bệnh tiêu chảy (Trang 63)
Bảng 3.12 : Lợi ích do giảm chi phí mắc bệnh giun - Luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam ppt
Bảng 3.12 Lợi ích do giảm chi phí mắc bệnh giun (Trang 64)
Bảng 3.13: Lợi ích do giảm chi phí bệnh đau mắt hột - Luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam ppt
Bảng 3.13 Lợi ích do giảm chi phí bệnh đau mắt hột (Trang 65)
Bảng 3.14 : Lợi ích do giảm chi phí mắc bệnh ghẻ, ngứa - Luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam ppt
Bảng 3.14 Lợi ích do giảm chi phí mắc bệnh ghẻ, ngứa (Trang 66)
Bảng 3.15 : Lợi ích do giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng - Luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam ppt
Bảng 3.15 Lợi ích do giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng (Trang 67)
Bảng 3.17 : Lợi ích do tiết kiệm được thời gian - Luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam ppt
Bảng 3.17 Lợi ích do tiết kiệm được thời gian (Trang 69)
Bảng 3.19 : Lợi ích của việc giảm chi phí hóa học - Luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam ppt
Bảng 3.19 Lợi ích của việc giảm chi phí hóa học (Trang 73)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w