Hiệu quả về mặt môi trường

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam ppt (Trang 37 - 40)

L ỜI CẢM ƠN Error! Bookmark not defined.

1.3.3. Hiệu quả về mặt môi trường

Nhà vệ sinh được xây dựng đúng cách hợp vệ sinh sẽ khắc phục được cơ bản ô nhiễm môi trường ở nông thôn.

- Giảm tình trạng ô nhiễm nước : Trong phân và nước tiểu của người

chứa nhiều kim loại nặng (như Ca, Mg ) , các chất hữu cơ N, K, P, với hàm

lượng cao và nhiều vi khuẩn gây bệnh. Việc đi vệ sinh bừa bãi gần ao, hồ, kênh, mương đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước mặt, ,

hay việc sử dụng phân tươi đổ trực tiếp ra ao , hồ, mương lạch làm nguồn

thức ăn để nuôi cá cũng gây ô nhiễm đến môi trường nước mặt, nguồn nước

bị nhiễm phân , nhiễm trùng. Đồng thời có nguy cơ gây ô nhiễm cho nguồn

chất thải như phân và nước tiểu được tập trung ở một chỗ và được xử lý làm giảm tình trạng ô nhiễm nước

- Giảm tình trạng ô nhiễm không khí: khi có nhà vệ sinh người dân không

còn phải đi vệ sinh bừa bãi, phân và nước tiểu của con người được thu hồi vào

một chỗ và được xử lý thông qua quá trình phân hủy sinh học dưới tác động

của các vi khuẩn hiếu khí trong hố phân , làm giảm tối đa các chất khí thoát ra

từ phân gây mùi khó chịu , độc hại như H2S… - Giảm tình trạng ô nhiễm đất :

Xây dựng nhà vệ sinh hợp vệ sinh, sẽ thu hồi toàn bộ được chất thải ( phân ,nước tiểu) do con người thải ra hằng ngày, và kết hợp với việc xử lí các chất

thải này bằng phương pháp phân hủy sinh học sẽ làm giảm tình trạng sử dụng phân tươi trong nông nghiệp ảnh hưởng đến môi trường đất . Vì hàm lượng

nitro trong phân và nước tiểu của con người là khá cao. Khi sử dụng trực tiếp

nguồn phân tươi này cho cây trồng , sẽ trực tiếp gây ô nhiễm môi trường đất,

giảm độ phì nhiêu của đất.

Hơn nữa, chất thải đã qua xử lí này được dùng làm phân bón, tưới tiêu cho các loại cây trồng trong nông nghiêp sẽ làm giảm việc sử dụng phân bón

hóa học quá nhiều để tưới tiêu cho cây trồng hiện nay. Việc sử dụng phân hoá

học không cân đối, thâm canh với cường độ cao mà không chú ý bón bổ sung

chất hữu cơ cho đất, về lâu dài có khả năng làm cho đất hoá chua và sẽ sinh ra

hiện tượng thiếu hụt, mất cân đối nhất là đối với các nguyên tố vi lượng. Các

loại phân hóa học vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K2SO4, KCl, super

photphat còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kệt các cation kiềm và xuất

hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như ion Al3+, Fe3+, Mn2+ giảm hoạt

tính sinh học của đất . Việc ủ phân người thành phân hữu cơ bón cho cây

trồng là hướng lâu dài để cải thiện và phục hồi dần cấu trúc đất, tăng cường

độ phì nhiêu về mặt dinh dưỡng và sinh học đất, chống chịu các nguồn sâu

bệnh từ đất là tăng cường hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Khối lượng phân

- Tác động đến hệ sinh thái

Việc xây dựng nhà vệ sinh sẽ làm giảm việc người dân đi vệ sinh bừa bãi ở

gần các ao, hồ nuôi tôm, nuôi cá…gây ảnh hưởng đến sản lượng tôm, cá; hay

gần các kênh mương tưới tiêu nông nghiệp làm ảnh hưởng đến nguồn nước

tưới tiêu trong nông nghiệp; hay ở ruộng, vườn gây ô nhiễm đất, làm giảm độ

phì nhiêu của đất từ đó tác động đến sự phát triển các cây trồng nông, lâm

nghiệp, làm giảm năng suất cây trồng.

- Tác động đến cảnh quan :

Tạo ra phong trào cá nhân, gia đình và cộng đồng tham gia vào bảo vệ

môi trường ở địa phương, xây dựng môi trường nông thôn ngày càng xanh-

sạch đẹp.

Ngoài các hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội , môi trường thì việc xây dựng nhà vệ sinh hợp vệ sinh sẽ có tác động tích cực đối với các hoạt động, chương

trình khác như : chương trình cấp nước sạch, chương trình Y tế, Dân số- Kế

hoạch hóa gia đình, chương trình Giáo dục – Đào tạo; trạm xá, mẫu giáo trường học , trụ sở xã và các công trình phúc lợi công cộng khác sẽ hoạt động

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ

VỆ SINH NÔNG THÔN Ở XÃ AN NỘI- BÌNH LỤC- HÀ NAM

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam ppt (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)