L ỜI CẢM ƠN Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA)
1.2.4.1. Khái niệm
- Khái niệm : Phân tích chi phí- lợi ích ( Cost benefit analysis) là phương pháp đánh giá giá trị của dự án mang lại thông qua việc lượng hóa bằng tiền
tất cả các chi phí và lợi ích của dự án theo quan điểm xã hội.
Phương pháp CBA chính là sự mở rộng của phương pháp phân tích trong đó, nó tính toán tất cả các chi phí và lợi ích của dự án mang lại đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội.
CBA là phương pháp lượng hóa các giá trị bằng tiền. Những tác động tích
cực do dự án đem lại được lượng hóa bằng tiền là lợi ích của dự án (B) .
Những tác động tiêu cực do dự án đem lại được lượng hóa bằng tiền là chi phí của dự án(C).
+ Nếu lợi ích của dự án lớn hơn chi phí của dự án tức là B-C>0 hay B/C>1 thì dự án mang lại hiệu quả.
+ Nếu lợi ích của dự án nhỏ hơn chi phí của dự án tức là B-C<0 hay B/C<1 thì dự án không mang lại hiệu quả.
- Mục đích của CBA là: phục vụ cho việc lựa chọn chính sách để đi đến
một quyết định trong các phương án đưa ra.
- Các nguyên tắc của CBA:
Chi phí của dự án là tất cả các chi phí bất kể ai gánh chịu
Lợi ích của dự án là tất cả các lợi ích bất kể ai hưởng thụ
Phải có một đơn vị đo lường chung
Phải dựa trên đánh giá của người tiêu dùng và người sản xuất vì nó thể
hiện hành vi thực sự của họ
Phân tích một dự án nên so sánh giữa có và không có dự án
Tránh tính 2 lần các chi phí và lợi ích
Xác định tiêu chí quyết định dự án
Phải xác định rõ tác động tăng thêm và thay thế
1.2.4.2 Phương pháp CBA và phương pháp phân tích chi phí hiệu quả
(CEA)
Phương pháp CEA là phương pháp dùng để lượng hóa bằng tiền các giá trị
đầu vào của dự án hay chi phí của dự án. Phương pháp CEA trong việc lựa
chọn các dự án mà không thể đo lường giá trị bằng tiền lợi ích của dự án do
lợi ích của dự án quá lớn . Phương pháp CBA là phương pháp lượng hóa tất
cả chi phí và lợi ích của dự án đem lại.
Trọng tâm của phương pháp CEA là hiệu quả về mặt kỹ thuật (technical
efficiency) . Phương pháp CEA được sử dụng để lựa chọn dự án có thể tạo ra
một kết quả nhất định với chi phí sản xuất thấp nhất ( xếp hạng các dự án được thiết kế có cùng một kết quả theo chi phí của dự án) hay là lựa chọn dự
án có thể tạo ra kết quả lớn nhất với cùng mức chi phí( xếp hạng theo số
lượng kết quả mà dự án có thể tạo ra với cùng một khoản ngân sách). Trọng
tâm của phương pháp CBA là hiệu quả về mặt kinh tế ( economic efficiency):
tức là phương pháp này được sử dụng để lựa chọn dự án có lợi ích ròng lớn
nhất.