Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 99 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
99
Dung lượng
7,3 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ o0o NGUYỄN VĂN HÙNG ĐÁNHGIÁHIỆUQUẢCÁCNGÀNHKINHTẾVIỆTNAMGIAIĐOẠN2000-2008BẰNGMÔHÌNHTOÁNHỌCLUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm của riêng cá nhân tôi. Trong toàn bộ nội dung của luận văn, những điều được trình bầy hoặc là của cá nhân hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định cho lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2011 Người cam đoan Nguyễn Văn Hùng LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên từ thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi muốn bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc của mình tới tất cả mọi người. Tôi xin bày tỏ sự cám ơn đặc biệt tới PGS.TS Đỗ Văn Thành, người đã định hướng cho tôi trong lựa chọn đề tài, đưa ra những nhận xét quý giá và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong khoa CNTT - Trường Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội đã dạy bảo tận tình cho tôi trong suốt khoảng thời gian học tập tại trường. Tôi xin cảm anh Đặng Huyền Linh, người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình tìm hiểu và thu thập dữ liệu cácbảng IO để xây dựng chương trình tính toán. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình của mình, nguồn động viên và cổ vũ lớn lao và là động lực giúp tôi thành công trong công việc và trong cuộc sống. Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2011 Nguyễn Văn Hùng MỤC LỤC BẢNG KÝ HIỆUCÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 DANH MỤC CÁCHÌNH VẼ 2 MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MÔHÌNH IO 5 1.1. Môhình Input-Output (Mô hình IO) 5 1.1.1. Lý thuyết về môhình IO 5 1.1.1.1. Bảng IO 5 1.1.1.1.1. Một số bảng IO 9 1.1.1.1.2. Cách lập bảng IO 11 1.1.1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản để xây dựng bảngdanh mục cácngành sản phẩm 11 1.1.1.1.4. Một số biến đổi trong quá trình lập bảng IO 12 1.1.1.2. Phân tích những ảnh hưởng kinhtế thông qua nhân tử vào – ra (IO multipliers) 14 1.1.1.2.1. Phương trình ảnh hưởng cơ bản 14 1.1.1.2.2. Những ảnh hưởng ban đầu từ nhu cầu cuối cùng 15 1.1.1.2.3. Tính tổng ảnh hưởng 16 1.1.1.2.4. Phân tích quacác nhân tử vào - ra 17 1.1.2. Cácbảng IO của ViệtNam 22 1.2. Các ứng dụng môhình IO 23 1.3 Kết luận 23 CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG MÔHÌNH IO VÀO CÁCNGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TÁC GIAIĐOẠN 1996-2008 24 2.1. Phương pháp đánhgiá tác động của nhân tố cầu đến tăng trưởng 24 2.1.1. Môhình lý thuyết về phân tích tác động của các nhân tố cầu đến tăng trưởng 24 2.1.2. Dữ liệu phục vụ cho đánhgiá 29 2.2. Vận dụng phương pháp để đánhgiá tác động của 38 ngành sản phẩm công nghiệp chế tác 30 2.2.1. Luận cứ lựa chọn cácngành sản phẩm công nghiệp chế tác đưa vào phân tích 30 2.2.1.1. Danh mục cácngành sản phẩm 30 2.2.1.2. Một số ưu điểm 32 2.2.1.3. Một số nhược điểm 32 2.2.2. Quá trình phân tích bằng phần mềm Excel 33 2.2.2.1. Một số phương pháp phân tích cơ bản 33 2.2.2.1.1. Tính tỷ lệ VA/GO 35 2.2.2.1.2. Các tỷ lệ thành phần của VA 35 2.2.2.1.3. Đo lường đóng góp của nhân tố lao động vào giá trị gia tăng (VA) của ngành 35 2.2.2.1.4. Tỉ trọng đóng góp của cácngành vào giá trị gia tăng (VA) 36 2.2.2.1.5. Ma trận hệ số kỹ thuật A(ij) 36 2.2.2.1.6. Tỉ lệ chi phí trung gian của ngành 36 2.2.2.1.7. Ma trận Leontief 36 2.2.2.1.8. Hệ số nhân tử đầu ra - Output Multiplier 37 2.2.2.1.9. Hệ số nhân tử đầu vào - Input Multiplier 37 2.2.2.2. Phương pháp phân rã tăng trưởng 38 2.2.2.2.1. Quá trình tính toán trên từng bảng IO 38 2.2.2.2.2. Quá trình tính toán trên cùng 2 bảng IO (bảng IO 1 , IO 2 ) 38 2.3.3. Các kết quả phân tích bằng phần mềm Excel cho 38 ngành công nghiệp chế tác 41 2.3. Kết luận 50 CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNHGIÁHIỆUQUẢCÁCNGÀNHKINHTẾVIỆTNAMBẰNGMÔHÌNH IO 52 3.1. Xác định bài toán 52 3.3. Môhình nghiệp vụ của hệ thống 52 3.3.1. Các chức năng nghiệp vụ 53 3.3.1.1. Chức năng nhập, sửa đổi bảng IO 53 3.3.1.2. Chức năng tìm kiếm bảng IO 54 3.3.1.3. Chức năng xóa bảng IO 54 3.3.1.4. Chức năng nhóm gộp cácngành 54 3.3.1.5. Chức năng các kỹ thuật phân tích 54 3.3.2. Sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống 55 3.3.3. Môhình hóa quá trình xử lý 56 3.4. Môhình kiến trúc hệ thống 57 3.4. Xây dựng chương trình 57 3.4.1. Xây dựng các hàm cho hệ thống 57 3.4.2. Xây dựng các màn hình chức năng cho hệ thống 64 3.5. Môi trường thử nghiệm 65 3.6. Cài đặt chương trình 65 3.7. Dữ liệu đầu vào của hệ thống 65 3.8. Một số giao diện thực hiện chương trình 65 3.9. Kết luận 71 KẾT LUẬN 73 1. Những kết quả chính đạt được của luận văn 73 2. Hướng nghiên cứu, mở rộng 73 TÀI LIỆU KHAM KHẢO 74 PHỤ LỤC 75 1 BẢNG KÝ HIỆUCÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Tên đầy đủ Ý nghĩa 1 GO Gross Ouput Giá trị sản xuất 2 VA Value Added Giá trị gia tăng 3 IO Input/Output Vào/ra 4 CG Consumption Goverment Tiêu dùng chính phủ 5 CP Consumption Private Tiêu dùng tư nhân 6 I Tích lũy tài sản 7 X eXport Xuất khẩu 8 M iMport Nhập khẩu 9 T Tax Thuế nhập khẩu 10 SNA System of National Account Hệ thống tài khoản quốc gia 11 CNCT Công nghiệp chế tác 12 SITC Standard International Trade Classification Phân loại theo tiêu chuẩn ngoại thương quốc tế 13 CPE Consumption Private Tiêu dùng tư nhân 14 ISFDE Import Substitution effect in the domestic Final Demand Thay thế nhập khẩu cho nhu cầu nội địa 15 ISIDE Import Substitution effect in the Entermediate Demand Thay thế nhập khẩu cho nhu cầu trung gian 2 DANH MỤC CÁCHÌNH VẼ Hình 3.1. Sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống 55 Hình 3.2. Môhình hóa quá trình xử lý 56 Hình 3.3. Môhình kiến trúc hệ thống 57 Hình 3.4. Giao diện đăng nhập hệ thống 66 Hình 3.5. Giao diện chính của chương trình 66 Hình 3.6. Giao diện nhập bảng IO 67 Hình 3.7. Giao diện nhập để cho phép Import từ Excel 67 Hình 3.8. Giao diện Import Ngành và DL ngành từ Excel 68 Hình 3.9. Giao diện tìm kiếm bảng IO 68 Hình 3.10. Giao diện thông tin bảng IO 69 Hình 3.11. Giao diện gộp ngành 69 Hình 3.12. Giao diện nhập hoặc gộp giá trị ngành 70 Hình 3.13. Giao diện các kỹ thuật phân tích 70 Hình 3.14 Giao diện kết quả kỹ thuật phân tích 71 Hình 3.15 Giao diện kỹ thuật phân rã tăng trưởng 71 3 MỞ ĐẦU Phân tích, dự báo kinhtế là công việc phức tạp nhưng rất cần thiết đối với mọi quốc gia. Các cơ quan Chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp… luôn cần có các thông tin phân tích, dự báo kinhtế để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, ra quyết định trong quản lý điều hành, xây dựng chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh… Để có được những thông tin như vậy, các nhà nghiên cứu đã cố gắng ứng dụng cácmôhìnhtoánhọc để phân tích và dự báo các hành vi của các tác nhân kinh tế. Một trong những môhình được ứng dụng khá phổ biến trên thế giới để phân tích, dự báo kinhtế là môhìnhbảng vào-ra (Input-Output - IO). Môhình IO lần đầu tiên được đưa ra bởi Wassily Leontief. Đây là một trong những môhình vĩ mô đầu tiên của kinhtếhọc hiện đại và được ứng dụng trong phân tích kinhtế từ những năm 1930. So với các công cụ dự báo kinhtế vĩ mô khác, môhình IO có ưu điểm là có thể phân tích đồng thời quan hệ kinhtế giữa các ngành, trên phương diện phân phối và hình thành sản phẩm; phân tích đuợc các mối quan hệ cân đối hiện vật cũng như giá trị; phân tích được các tác động dây chuyền trong nền kinh tế… Ở Việt Nam, môhình IO chỉ được bắt đầu nghiên cứu xây dựng từ giữa những năm 1980; việc lập trình cho một số ứng dụng của bảng IO ở ViệtNam chưa được quan tâm. Hiện việc phân tích và tính toán ứng dụng môhình IO chỉ dựa vào bảng tính EXCEL Việc ứng dụng các kỹ thuật tin học để xây dựng phần mềm/chương trinh tin học nhằm hỗ trợ quá trình phân tích và dự báo kinhtế nói chung và phân tích kinhtế dựa vào bảng IO nói riêng đang được các nhà tin họckinhtế quan tâm. Đề tài “Đánh giáhiệuquảcácngànhkinhtếViệtNamgiaiđoạn2000-2008bằngmôhìnhtoán học” sẽ tập trung tìm hiểu và ứng dụng của môhình IO để phân tích đánhgiáhiệuquả của ngành Công nghiệp chế tác của ViệtNam dựa trên số liệu thực tế của nền kinhtế và lập chương trình tin học cho quá tình tính toán và phân tích đó. Trong Đề tài này, tác giả ứng dụng 3 môhình IO cácnăm 1996, 2000 và 2007 do Tổng Cục Thống kê điều tra, xây dựng để phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành Công nghiệp chế tác của ViệtNamgiaiđoạn 1996-2007. Các kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là một bằng chứng thực nghiệm chứng minh cho một số kết luận định tính về các nhân tố quyết định sự phát triển của cácngành Công nghiệp chế tác ở ViệtNam hiện nay. Nội dung chính của Đề tài được trình bày trong 3 chương nội dung và phần phụ lục. 4 Chương I: Tổng quan về môhình IO sẽ trình bầy một cách tóm lược về môhình này và những ứng dụng chủ yếu của nó này trong phân tích, nghiên cứu cácngànhkinh tế. Chương II: Ứng dụng môhình IO vào cácngành công nghiệp chế tác giaiđoạn 1996-2008 sẽ ứng dụng lý thuyết môhình IO và sử dụng bảng tính Excel làm môi trường tính toán để nghiên cứu tác động của các nhân tố về phía cầu (hay sử dụng), của việc thay đổi hệ số kỹ thuật đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu cácngành công nghiệp chế tác giaiđoạn 1996-2008. Chương III: Xây dựng chương trình đánhgiáhiệuquảcácngànhkinhtếViệtNambằngmôhình IO sẽ trình bầy kết quả xây dựng chương trình tin học nhằm tự động hoá quá trình tính toán trong phân tích IO của các nhà phân tích và dự báo kinh tế. Phần phụ lục sẽ giới thiệu mã lệnh (code) của một số thủ tục, hàm và chương trình con của chương trình tin học được xây dựng. Cuối cùng là phần Kết luận và Tài liệu tham khảo. 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MÔHÌNH IO Trong nhiều thập kỷ qua, với việc ứng dụng ngày càng nhiều các công cụ toánhọc vào nghiên cứu kinh tế, các phương pháp dự báo kinhtế đã phát triển không ngừng. Cácmôhìnhtoán và kinhtế lượng rất được quan tâm trong công tác dự báo. Tuy nhiên, cho đến nay, tính chính xác của cácmôhình dự báo kinhtế còn nhiều giới hạn. Các cơ quan nghiên cứu lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đều có cácmôhình dự báo rất phức tạp và chi tiết nhưng các kết quả dự báo của họ so với thực tiễn nhiều khi vẫn có sai số khá lớn. Điều này có thể nhận thấy qua việc so sánh các chỉ tiêu dự báo của họ với các chỉ tiêu thực tế xẩy ra sau đó. Mặc dù các kết quả dự báo so với thực tiễn vân chưa thật chính xác nhưng nói chung chúng phản ánh được xu thế biến động của các hiện tượng kinh tế. Việc nghiên cứu tìm kiếm các phương thức dự báo thích hợp với nền kinhtế luôn là một việc cần thiết, quan trọng đối với mỗi quốc gia. Một trong cácmôhìnhtoánhọc hỗ trợ cho các nhà kinhtế trong việc phân tích và dự báo là môhình Input-Output. Chương này sẽ trình bầy tổng quan về môhình này và việc ứng dụng của nó trong việc phân tích, dự báo kinh tế. 1.1. Môhình Input-Output (Mô hình IO) 1.1.1. Lý thuyết về môhình IO Môhình IO về cơ bản là một hệ phương trình tuyến tính (linear) mô tả mối liên hệ giữa đầu vào (input) và đầu ra (output) của từng ngành sản xuất trong nền kinh tế. Vì đầu vào của một ngành có thể là đầu ra của nhiều ngành khác, bất kỳ một thay đổi nào trong một ngành (ví dụ sản phẩm tăng, thuế thay đổi, công nghệ thay đổi…) đều có sự “lan tỏa” ra cácngành khác, không trực tiếp cũng gián tiếp. Bởi vậy ứng dụng quan trọng nhất của môhình này là tính các “chỉ số lan tỏa” (multiplier) của từng ngành, nghĩa là ảnh hưởng khi nó thay đổi vào cácngành khác. 1.1.1.1. Bảng IO Bảng IO bắt nguồn từ những ý tưởng trong cuốn ‘Tư bản’ của Karl Marx khi ông tìm ra mối quan hệ trực tiếp theo quy luật kỹ thuật giữa các yếu tố tham giaquá trình sản xuất. Tư tưởng này của ông sau đó được Wassily Leontief (Nobel kinh tế, 1973) phát triển bằng cách toánhọc hoá toàn diện quan hệ cung, cầu trong toàn nền kinh tế. Leontief coi mỗi công nghệ sản xuất là một mối quan [...]... của cácmôhình liên kết là sự phát triển của môhình IO thành môhình IO liên vùng Cùng với cácmôhìnhkinhtế lượng, ma trận hoạch toán xã hội, môhình cân bằng tổng thể, môhình IO liên vùng được xem như một đối thủ trong việc lựa chọn cácmôhình thích hợp đối với các nhà kinhtếMôhình IO liên vùng thường là sự lựa chọn hàng đầu đối với Nhật Bản Trước đây khi nghiên cứu về vùng, cácmô hình. .. ngànhkinhtế đó đối với cácngànhkinhtế khác 1.1.1.2.1 Phương trình ảnh hưởng cơ bản Một môhình vào ra ở dạng đơn giản nhất của nó là sự khớp nối đầy đủ việc phân tích các hoạt động qua lại trong nền kinh tế; Sự phát triển của một ngànhkinhtế nào đó có sự tác động qua lại tới sự phát triển các ngànhkinhtế khác Vì vậy, một phương pháp tiếp cận đúng được sử dụng để nghiên cứu một ngànhkinh tế. .. ảnh hưởng kinhtế thông quacác nhân tử vào – ra (IO multiplier) từ bảng IO để biết xem sự lan tỏa, kích thích sự phát triển giữa các ngànhkinhtế với nhau như nào Thứ ba, tác giả giới thiệu về cácbảng IO của ViệtNam lập và công bố 24 CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG MÔHÌNH IO VÀO CÁCNGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TÁC GIAIĐOẠN 1996-2008 Các nội dung của Chương I đã cho chúng ta những khái niệm cơ bản về Môhình IO... Xjk Xjn Xn1 Xn2 … Xnk Xnn (Ở ViệtNam số ngành sản phẩm có thể bằng số ngànhkinhtế và số ngành sản phẩm cũng có thể khác số ngànhkinh tế) 13 Ở ma trận X ngành sản phẩm được thể hiện theo dòng và ngànhkinhtế được thể hiện theo cột Tức là ∑ Xjk (j = 1, n) là tổng theo dòng của ma trận X, thể hiện sản phẩm j được sử dụng làm chi phí trung gian của cácngành trong nền kinhtế Và ∑ Xjk (j = 1, n) với... với k = 1, n thể hiện giá trị sản xuất của ngànhkinhtế ∑ Vkj tổng theo cột ma trận V với j = 1, n và thể hiện giá trị sản xuất của sản phẩm j được sản xuất bởi tất cả cácngành trongg nền kinhtế Ở ma trận V các phần tử nằm trên đường chéo V11, V22 , …, Vjk, Vnn thể hiện sản phẩm chính của các ngànhkinhtế Ví dụ: ngànhkinhtế k thì sản phẩm chủ yếu của ngành đó là Vjk 14 Các phần tử bên ngoài... vụ của nền kinhtế quốc dân Cácbảng IO sẽ cho thấy để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm của một ngành thì cần bao nhiêu sản phẩm của cácngành khác và ngược lại ngành đó 23 cung cấp bao nhiêu sản phẩm để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm của ngành khác Từ đó cho phép tính toán và phân tích được các mối liên hệ, đánh giáhiệuquả sản xuất, tính toán được các chỉ tiêu tổng hợp khác Để thực hiện các nghiên... chất và sản phẩm dịch vụ Dù là phân ngànhkinhtế hay phân ngành sản phẩm, đơn vị quan sát vẫn là các đơn vị hoạt động kinhtế có hoạch toán, căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất ra sản phẩm của đơn vị để phân loại các sản phẩm trong những ngànhkinhtế khác nhau về cácngành sản phẩm tương ứng Không coi sản phẩm hoàn thành trong từng công đoạn của phân xưởng thuộc ngành sản phẩm, nếu chúng không được... hưởng về giá cả nền kinhtế khi tăng lương hoặc thuế Ảnh hưởng của cầu đối với VA Tính toán và dự báo nhu cầu năng lượng Ảnh hưởng của nền kinhtế đến môi trường Nhu cầu về vốn, lao động và nhập khẩu Quan hệ giữa tiêu dùng (theo nhóm) và thu nhập 1.3 Kết luận Trong chương này tác giả đã trình bày phần tìm hiểu về môhình IO trong phân tích và đánhgiákinhtế Dựa trên phần lý thuyết môhình IO... với nhu cầu cuối cùng Ở Việt Nam, đối với loại môhình này ma trận ngành sản phẩm x ngành sản phẩm phù hợp hơn Bảng IO ở ViệtNam được lập theo 3 loại giá: giá người dụng cuối cùng, giá sản xuất và giá cơ bản Bảng IO theo giá cơ bản dùng trong phân tích đầu vào-đầu ra Điều quan trọng nhất là: - Bảng IO theo giá cơ bản cung cấp giá trị thuần khiết nhất theo hàng - Bảng IO theo giá cơ bản phản ánh thu... phép tính toán và phân tích được các mối quan hệ; đánh giáhiệuquả sản xuất, tính toán được các chỉ tiêu tổng hợp khác Điều này rất quan trọng đối với các nhà sản xuất, các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách c Bảng IO theo giá cơ bản Bảng IO theo giá cơ bản là bảng tốt nhất để tính ma trận nghịch đảo Leontief, vì làm tăng độ tuyến tính trong các quan hệ của bảng IO Để có bảng IO theo giá cơ . phân tích kinh tế dựa vào bảng IO nói riêng đang được các nhà tin học kinh tế quan tâm. Đề tài Đánh giá hiệu quả các ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2008 bằng mô hình toán học sẽ tập. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ o0o NGUYỄN VĂN HÙNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2008 BẰNG MÔ HÌNH TOÁN HỌC LUẬN. Kết luận 50 CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM BẰNG MÔ HÌNH IO 52 3.1. Xác định bài toán 52 3.3. Mô hình nghiệp vụ của hệ thống 52 3.3.1. Các