ngành công nghiệp chế tác nói riêng đều được xem xét. Chính nhờ đó mà chúng ta có thể đánh giá được các động lực quyết định tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chế tác.
Để vận dụng với điều kiện số liệu cụ thể của Việt Nam, tác giả tiến hành theo trình tự như sau: (i) Thứ nhất, lựa chọn các ngành công nghiệp chế tác để đưa vào phân tích; (ii) Thứ hai, xem xét các tác động ở cấp vĩ mô, tổng thể nền kinh tế; (iii) Thứ ba, xem xét các tác động ở cấp ngành để rút ra các nhận định về quá trình chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chế tác.
2.1. Phương pháp đánh giá tác động của nhân tố cầu đến tăng trưởng
2.1.1. Mô hình lý thuyết về phân tích tác động của các nhân tố cầu đến tăng trưởng trưởng
Để phân tích tác động của các nhân tố cầu đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp chế tác, tác giả sử dụng phương pháp phân rã nguồn tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu do Kubo-Robinson-Syrquin (1986) phát triển. Nội dung cụ thể của phương pháp này được luận văn trích dẫn từ nghiên cứu "Thay đổi cơ cấu kinh tế theo thời gian tiếp cận từ phía cầu và cung" của các tác giả Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Việt Hùng và Nguyễn thị Cẩm Vân, cụ thể như sau:
a. Phương trình cân đối vật chất của mô hình vào ra trong nền kinh tế đóng
Phương trình cân đối vật chất cho một nền kinh tế đóng được định nghĩa như sau:
Xij = luồng hàng hoá trung gian từ ngành i sang ngành j Xi = sản xuất trong ngành i
Pi = giá đầu ra trong ngành i Fi = cầu cuối cùng đối với ngành i
aij = đòi hỏi sản phẩm trung gian từ ngành i trên một đơn vị đầu ra ngành j.
Tạm thời bỏ qua xuất khẩu và nhập khẩu, các hàng của các tài khoản vào ra danh nghĩa có thể được viết là:
i i j ij i i iX PX PF P (1) Khi giả định công nghệ với hệ số cố định, các hệ số vào-ra là hằng số và được xác định bởi: j ij ij X X a (2) Với một năm cho trước, tỷ số của các luồng trung gian trên đầu ra được tính như sau: j j ij i j ij i X P X P P a P (3)
Nếu chọn một bảng vào-ra đại diện làm năm cơ sở, thì đơn vị của các luồng thực được định nghĩa sao cho tất cả các giá của nó bằng 1. Trong trường hợp này, các phương trình (2) và (3) là như nhau. Các hệ số aij được định nghĩa là giá tính bằng Việt Nam đồng của đầu vào từ ngành i cần thiết để sản xuất ra đầu ra trong ngành j theo giá năm cơ sở (trong nghiên cứu này năm cơ sở được chọn là năm 1994) và được tính trực tiếp từ bảng kế toán vào-ra danh nghĩa. Lưu ý rằng các hệ số tính từ phương trình (3) đối với những năm khác nhau trong đó giá tương đối là khác nhau không thể so sánh với nhau, bởi vì các đơn vị đầu ra thực khác nhau.
Khi ta chia cả 2 vế của phương trình (1) cho mức giá, thì phương trình (1) có thể viết lại như sau :
i j j ij i a X F X (4)
Đây là phương trình cân đối vật chất cơ bản của mô hình vào-ra. Ở dạng ma trận, ta có:
X = AX + F (5)
hoặc giải theo X:
X = (I - A)-1F (6)
Phương trình (6) là “lời giải” của mô hình vào-ra tĩnh. Nếu cầu cuối cùng được chỉ định là ngoại sinh, thì ta có thể sử dụng phương trình này để xác định những đòi hỏi sản xuất cần thiết để thoả mãn nhu cầu.
b. Phương trình cân đối vật chất của mô hình vào ra trong nền kinh tế mở
Khi xem xét ý nghĩa của thương mại trong hầu hết các nước đang phát triển hiện thời, quan trọng là đưa nhập khẩu và xuất khẩu vào mô hình vào-ra một cách tường minh. Một cách tiếp cận chuẩn và có lẽ đơn giản nhất là giả định
rằng hàng hoá nhập khẩu và trong nước là “như nhau”; nghĩa là, chúng là những sản phẩm thay thế hoàn hảo trong mọi công dụng. Khi đó có thể viết lại phương trình cân đối vật chất, phân biệt các nhóm khác nhau của cung và cầu:
X + M = A X + F + E (7)
ở đây các biến mới là M = véc tơ nhập khẩu F = véc tơ cầu trong nước E = véc tơ xuất khẩu Giải đối với X:
X = (I - A)-1 (F + E - M) (8)
Phương trình (8) giống như phương trình (6) ngoại trừ là E + F - M là cầu ròng đối với hàng hoá sản xuất trong nước.
Trong mô hình này, người ta giả thiết rằng tỷ lệ của cầu trong nước đối với hàng hoá sản xuất trong nước trên tổng cầu trong nước là cố định theo ngành. Các tỷ lệ cầu trong nước này được cho bởi:
i i d i d i i V F E X d (9)
Xd = véc tơ sản xuất trong nước
V = véc tơ cầu trung gian (hỗn hợp của hàng nhập khẩu và trong nước) F = véc tơ cầu cuối cùng trong nước (hỗn hợp của hàng nhập khẩu và trong nước)
Ed = véc tơ xuất khẩu hàng trong nước Mm = véc tơ nhập khẩu
A = ma trận hệ số bảng vào - ra (I - O) với aij là cầu trung gian hỗn hợp của ngành i trên một đơn vị đầu ra trong nước trong ngành j. Trong mô hình chuẩn thì V = A Xd.
Bây giờ giả thiết rằng tỷ lệ của cầu trong nước đối với hàng hoá sản xuất trong nước trên tổng cầu trong nước là cố định theo ngành. Các tỷ lệ cầu trong nước này được định nghĩa bằng ma trận Dˆ với các phần tử là các tham số di, phương trình cân đối vật chất đối với hàng hoá trong nước được viết như sau:
d d d
d V F E
X (10)
ở đây: Vd DˆV và Fd DˆF, Vì V = AXd, do đó phương trình cân đối vật chất có thể viết là: ) ˆ ( ) ˆ ( 1 d d I DA DF E X (11) hoặc: ) ( ) ( d 1 d d d I A F E X
ở đây: Ad DˆA.
c. Phương pháp phân rã xác định nguồn tăng trưởng của các ngành kinh tế
Từ phân tích ở trên ta có thể viết các phương trình cân đối vật chất đối với cung và cầu hàng hoá sản xuất trong nước là:
i i i i i d F V E X ( ) (12) ở đây (bỏ các chỉ số d)
Xi = sản xuất trong nước của ngành i
Di = tỷ lệ giữa cầu trong nước đối với hàng hoá sản xuất trong nước trên tổng cầu trong nước, như trong phương trình (8)
Fi = cầu cuối cùng Vi = cầu trung gian Ei = xuất khẩu
Dưới dạng ma trận, phương trình cân đối vật chất được cho trong (11) có thể được viết lại như sau:
) ˆ ( ) ˆ (I DA 1 DF E X (13)
Trong đó Dˆ là ma trận mà các phần tử của nó là các tham số di, A là ma trận hệ số vào- ra, và X, F, E là những véc tơ, Ma trận DˆA là ma trận hệ số vào- ra hàng hoá trong nước. Ký hiệu là trong một biến [X = X(t+1) – Xt)], có thể viết thay đổi tổng cầu trong nước (sau một số biến đổi đại số) như sau:
) ( ˆ 1 1D F R X
mở rộng cầu trong nước
E R 1 mở rộng xuất khẩu ) )( ˆ ( 2 2 1 D F V R thay thế nhập khẩu 2 1 1Dˆ ( A)X R
thay đổi trong các hệ số vào- ra (14)
ở đây R1 (IDˆ1A1)1 và các chỉ số 1 và 2 ký hiệu cho các thời kỳ. Phương trình này cho ta công thức phân rã cơ bản của thay đổi đầu ra ngành thành các nguồn thay đổi khác nhau gồm F, E, D và A.
Hai số hạng đầu ở vế phải là những thay đổi trong tổng đầu ra do đóng góp của sự mở rộng cầu trong nước và xuất khẩu. Số hạng thứ ba đo ảnh hưởng của thay thế nhập khẩu đối với sản xuất, thâu tóm bởi những thay đổi trong các tỷ lệ cung trong nước. Số hạng cuối cùng cho thấy ảnh hưởng của những thay đổi trong các hệ số IO biểu diễn sự mở rộng và làm sâu thêm những mối quan hệ liên ngành qua thời gian do những thay đổi trong hỗn hợp đầu vào trung gian. Đó là do những thay đổi trong công nghệ sản xuất cũng như sự thay thế giữa các đầu vào khác nhau (do thay đổi trong giá tương đối), mặc dù ta không thể tách các ảnh hưởng này.
Phương trình (14) phân rã sai phân cấp một trong đầu ra thành các thành phần khác nhau có ý nghĩa hơn nhiều sự phân rã trực tiếp dựa trên phương trình (13), vì nó có thể giải thích cả tăng trưởng trong cầu trung gian mà cách phân rã trực tiếp đã bỏ qua. Vì phương trình này phân rã tổng thay đổi trong đầu ra, nó được gọi là công thức sai phân cấp một và thích hợp nhất để nhận diện các “đầu máy” chính của tăng trưởng ngành.
Có vài điểm đáng lưu ý về phương trình phân rã. Thứ nhất, thay thế nhập khẩu được xác định theo ngành từ những thay đổi trong tỷ lệ nhập khẩu trên tổng cầu. Chỉ định này ngầm giả định rằng hàng nhập khẩu là những hàng thay thế không hoàn hảo đối với hàng hoá trong nước. Nó khác về quan niệm so với cách xử lý của Chenery và các tác giả khác (1962), trong đó hàng nhập khẩu được coi là thay thế hoàn hảo cho hàng trong nước và cả hai được cộng lại với nhau không có sự phân biệt trong cầu cuối cùng và trung gian. Như đã trình bày ở trên, cách tiếp cận trong nghiên cứu này cho phép chúng ta xử lý riêng rẽ hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước. Theo định nghĩa sử dụng ở đây, tổng đóng góp của thay thế nhập khẩu vào tăng trưởng nhạy cảm với mức chi tiết hoá ngành. Thí dụ, có thể có thay thế nhập khẩu dương trong mọi ngành nhưng lại có tổng nhập khẩu trên tổng cầu tăng do những thay đổi trong cơ cấu theo ngành của cầu.
Thứ hai, lưu ý rằng ảnh hưởng của những thay đổi trong các hệ số vào-ra bao gồm những thay đổi trong hệ số tổng và không phân biệt riêng rẽ giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá sản xuất trong nước. Như vậy, các hệ số vào-ra có thể vẫn bằng hằng số (Aij = 0) và vì vậy số hạng cuối cùng trong (14) sẽ bằng 0, cho dù có những thay đổi trong các tỷ lệ cung trong nước (điều đó gây ra những thay đổi trong DˆA hoặc Ad). Những thay đổi công nghệ được định nghĩa là những thay đổi trong hệ số tổng, còn bất kỳ thay đổi trong các tỷ lệ cung trong nước trung gian được đưa vào trong số hạng thay thế nhập khẩu.
Thứ ba, mỗi số hạng trong phân rã được nhân với các phần tử của ma trận nghịch đảo trong nước Leontief. Do đó, nó thâu tóm cả những ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp của mỗi nhân tố tác động lên tổng đầu ra, có xét đến những liên kết qua cầu trung gian.
Cuối cùng, lưu ý rằng có vấn đề chỉ số không tường minh trong phương trình phân rã vì phép phân rã có thể được định nghĩa hoặc sử dụng các hệ số cơ cấu năm cuối và các trọng số khối lượng năm khởi đầu, hoặc sử dụng các hệ số cơ cấu năm khởi đầu và các trọng số khối lượng năm cuối [như trong (14)]. Hai phiên bản tương tự với các chỉ số giá Paasche và Laspeyres. Trong phân tích sau
đây, tính toán riêng rẽ cả hai chỉ số đối với phép phân rã trong mỗi thời kỳ và trình bày trung bình của hai chỉ số.
Để phân tích những nguyên nhân thay đổi trong cơ cấu đầu ra, cần xem xét những độ lệch so với tăng trưởng theo tỷ lệ. Nếu định nghĩa độ lệch so với tăng trưởng theo tỷ lệ của đầu ra của ngành i là Xi2 Xi2 Xi1, ở đây là tỷ số của tổng sản phẩm quốc gia (GNP) trong thời kỳ 2 trên GNP trong thời kỳ 1. Sau khi biểu diễn phương trình cân đối vật chất ở dạng độ lệch, ta có thể giải thích sự tăng trưởng không tỷ lệ trong đầu ra theo kiểu tương tự với (14) như sau:
F D R
X
1 ˆ1 mở rộng cầu trong nước
E R1 mở rộng xuất khẩu ) )( ˆ ( 2 2 1 D F V R thay thế nhập khẩu 2 1 1Dˆ ( A)X R
thay đổi trong các hệ số vào- ra (15)
Trong công thức này các độ lệch () thay thế các số gia (), còn hai số hạng cuối đo thay thế nhập khẩu và thay đổi công nghệ thì trùng với (14). Lưu ý rằng vì tổng các độ lệch so với tăng trưởng cầu là bằng 0, các số hạng cầu kết hợp các ảnh hưởng Engel và ảnh hưởng giá tương đối. Hơn nữa, vì độ lớn của Xi thường nhỏ hơn nhiều so với Xi, và vì những ảnh hưởng thay thế nhập khẩu và thay đổi kỹ thuật là vẫn như thế, tầm quan trọng tương đối của cầu trong nước trong công thức độ lệch giảm đi đáng kể. Công thức này hữu ích để giải thích thay đổi cơ cấu trong sản xuất.
Để mở rộng hơn phân tích, chúng ta có thể phân rã tiếp tục mở rộng cầu cuối cùng (F) trong nước thành 4 thành phần sau:
(1) F1= tiêu dùng của hộ gia đình; (2) F2= chi tiêu của chính phủ; (3) F3= hình thành vốn;
(4) F4= thay đổi trong hàng tồn kho.
Sử dụng ký hiệu thay đổi tổng cầu trong nước là X; Mở rộng cầu trong nước ký hiệu là DD; Mở rộng xuất khẩu ký hiệu là EE; Thay thế nhập khẩu ký hiệu là IS; Thay đổi trong các hệ số vào-ra ký hiệu là IO. Với ký hiệu đó phương trình (14) có thể viết lại như sau:
X F1 F 2 F3 F4 EE IS IO
(14’)