Hiệu quả của can thiệp đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-2 tháng

Một phần của tài liệu Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng lên kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ góp phần giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở huyện tam nông, phú thọ (Trang 48 - 50)

Từ những cải thiện về mặt thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ nêu trên đã dẫn đến những cải thiện về tình trạng dinh dưỡng của trẻ nhỏ 0-23 tháng ở xã can thiệp (Hình 12). Tại xã can thiệp, tỷ lệ nhẹ cân giảm từ 10.7% xuống 4.7% (p<0,05), tỷ lệ thấp còi giảm từ 19.2% xuống 9.4% (p<0,01), tỷ lệ gày còm không thay đổi (2.8%). Trong khi đó tại xã chứng, nhẹ cân tăng từ 5.2% lên 7.3% (p>0,05), thấp còi giảm nhẹ từ 20.2% xuống 17.3% (p>0,05) và gày còm tăng nhẹ từ 1.6% lên 2.9% (p>0,05).

Hình 12. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 0-23 tháng ở xã can thiệp và xã chứng (trước và sau)

Hình 13 cho thấy tỷ lệ thấp còi theo các nhóm tuổi tại xã can thiệp ở 2 thời điểm trước và sau. Trước can thiệp, tỷ lệ thấp còi xuất hiện từ rất sớm (5.4% ở nhóm 0-5 tháng)

và tăng dần theo tuổi, cao nhất ở nhóm 12-23 tháng là 27.3%. Sau can thiệp, tỷ lệ này là 2% và tăng cao nhất vẫn ở nhóm 12-23 tháng là 16.6%.

Hình 13. Tỷ lệ thấp còi theo các lớp tuổi của trẻ 0-23 tháng tại xã can thiệp (trước – sau)

Để làm rõ hơn hiệu quả can thiệp, nghiên cứu đã tính chỉ số hiệu quả (CSHQ) can thiệp thực, sử dụng các biến số về thực hành NCBSM và ABS, và tỷ lệ SDD thấp còi ở nhóm can thiệp và nhóm chứng.

Bảng 22: Chỉ số hiệu quả của can thiệp lên thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ và tỷ lệ thấp còi

Biến số

CSHQ can thiệp thô của

nhóm can thiệp (H1)

(%)

CSHQ can thiệp thô của nhóm chứng (H2) (%) CSHQ can thiệp thực (H1-H2) (%) Thực hành NCBSM Bú mẹ sớm trong 1h đầu 9.5 (18.1) 27.6 Không ăn/uống gì trước bú mẹ 95.3 52.4 42.9 BMHT 6 tháng đầu 103.5 10.3 93.2 BM kéo dài 1 năm đầu 17.8 2.9 14.9

Thực hành ABS

ABS đúng thời điểm 242.7 30.1 212.66

Chế độ ăn chấp nhận tối thiểu 3.6 (2.9) 6.5 Tần suất bữa tối thiểu (0.9) (0.4) (0.5) Sự đa dạng tối thiểu (>4 nhóm) 15.8 24.1 (8.2) Đa dạng tối thiểu + dầu mỡ 39.6 28.7 10.9 Tiêu thụ thực phẩm giàu sắt 4.2 7.9 (3.8)

Tình trạng dinh dưỡng

Tỷ lệ thấp còi (51.0) (14.4) (36.7)

Theo Bảng 22, thực hành của nhóm can thiệp có cải thiện hơn so với trước can thiệp và so với nhóm chứng. Cụ thể: chỉ số hiệu quả can thiệp thực đến thực hành cho bú sớm là 27.6%, đến thực hành không cho trẻ ăn thức ăn/nước uống gì khác trước khi

bú mẹ là 42.9%, đến thực hành cho trẻ BMHT trong 6 tháng đầu là 92.2% và bú mẹ kéo dài đến 1 tuổi là 14.9%. Với thực hành ăn bổ sung, chỉ số hiệu quả can thiệp thực lên thời điểm ABS là 212.6%, ngoài ra chỉ thấy tác động lên chế độ ăn chấp nhận tối thiểu là 6.5%, đến đa dạng tối thiểu cộng dầu mỡ là 10.9%. Chỉ số hiệu quả can thiệp thực lên tỷ lệ thấp còi là 36.7%.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng lên kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ góp phần giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở huyện tam nông, phú thọ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w