Hiệu quả của can thiệp đến thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Một phần của tài liệu Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng lên kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ góp phần giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở huyện tam nông, phú thọ (Trang 40 - 45)

Hình 6 dưới đây cung cấp thông tin về thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại các xã can thiệp ở thời điểm trước và sau can thiệp. Tỷ lệ BMHT ở tất cả các nhóm tuổi đều được cải thiện đáng kể (Nhóm 0-2 tháng tăng từ 40% lên 92.3%; nhóm 2-3 tháng tăng 7.7% lên 100%, nhóm 3-4 tháng tăng từ 47.1% lên 83.3%, nhóm 4-5 tháng tăng từ 9.1% lên 53.3%, nhóm 5-6 tháng tăng từ 20% lên 25%). Sau can thiệp, tỷ lệ trẻ được cho uống nước kèm bú mẹ giảm rõ rệt, không có trẻ được cho uống nước ở các nhóm tuổi dưới 4 tháng và từ 5-6 tháng. Tỷ lệ trẻ bú sữa ngoài cũng giảm đáng kể. Không có trẻ được cho ăn bổ sung trước 4 tháng. Tuy nhiên vẫn có 26.7% trẻ 4-5 tháng và 50% trẻ 5-6 tháng được cho ăn bổ sung sớm cùng với sữa mẹ.

Hình 6. Thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ dưới 6 tháng ở xã can thiệp trước và sau can thiệp

Những cải thiện tích cực này không được thấy rõ ở xã chứng. Theo Hình 7, tỷ lệ BMHT chỉ được cải thiện ở nhóm 2-4 tháng và 5-6 tháng. Tỷ lệ cho trẻ dưới 6 tháng uống nước trắng cũng giảm so với số liệu ban đầu. Vẫn còn trẻ được nuôi bằng sữa ngoài. Trẻ được cho ăn bổ sung khá sớm, nhóm 0-2 tháng đã có 9.1%, nhóm 3-4 tháng là 36.4%, 4-5 tháng là 60% là 5-6 tháng là 87.5%.

Hình 7. Thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ dưới 6 tháng ở xã chứng

15 cho thấy cải thiện về thực hành nuôi con bằng sữa mẹ ở xã can thiệp. Tỷ lệ BMHT trong 6 thángđầu tăng đáng kể (từ 8.5% lên 17.3%, p<0.05) trong khi tỷ lệ này ở xã chứng hầu như không có cải đầu tăng đáng kể (từ 8.5% lên 17.3%, p<0.05) trong khi tỷ lệ này ở xã chứng hầu như không có cải thiện (7.8% và 8.6%). Tuổi cai sữa của trẻ và tỷ lệ trẻ được bú kéo dài đến 2 tuổi hầu như không có

cải thiện ở cả xã can thiệp và xã chứng. Bú mẹ đến 1 tuổi ở xã can thiệp tăng từ 55.6 lên 65.5% sau can thiệp (p<0.05). Tỷ lệ trẻ không được cho ăn/uống thức ăn khác trước khi bú mẹ lần đầu được cải thiện ở cả xã can thiệp và xã chứng (xã can thiệp từ 34.3% lên 67% với p<0.001, xã chứng từ 27.3% lên 41.6% với p<0.01). Trong số trẻ được cho ăn thức ăn khác trước sữa mẹ, ở nhóm can thiệp tỷ lệ cho ăn mật ong (theo truyền thống) đã giảm từ 12.1% xuống 6.2% (p>0.05) nhưng tỷ lệ bú bình vẫn không có cải thiện (19.3% trước và 18.1% sau). Ở xã chứng, mật ong vẫn chiếm tỷ lệ 17.3% và bú bình là 28%. cho thấy cải thiện về thực hành nuôi con bằng sữa mẹ ở xã can thiệp. Tỷ lệ BMHT trong 6 tháng đầu tăng đáng kể (từ 8.5% lên 17.3%, p<0.05) trong khi tỷ lệ này ở xã chứng hầu như không có cải thiện (7.8% và 8.6%). Tuổi cai sữa của trẻ và tỷ lệ trẻ được bú kéo dài đến 2 tuổi hầu như không có cải thiện ở cả xã can thiệp và xã chứng. Bú mẹ đến 1 tuổi ở xã can thiệp tăng từ 55.6 lên 65.5% sau can thiệp (p<0.05). Tỷ lệ trẻ không được cho ăn/uống thức ăn khác trước khi bú mẹ lần đầu được cải thiện ở cả xã can thiệp và xã chứng (xã can thiệp từ 34.3% lên 67% với p<0.001, xã chứng từ 27.3% lên 41.6% với p<0.01). Trong số trẻ được cho ăn thức ăn khác trước sữa mẹ, ở nhóm can thiệp tỷ lệ cho ăn mật ong (theo truyền thống) đã giảm từ 12.1% xuống 6.2% (p>0.05) nhưng tỷ lệ bú bình vẫn không có cải thiện (19.3% trước và 18.1% sau). Ở xã chứng, mật ong vẫn chiếm tỷ lệ 17.3% và bú bình là 28%. cho thấy cải thiện về thực hành nuôi con bằng sữa mẹ ở xã can thiệp. Tỷ lệ BMHT trong 6 tháng đầu tăng đáng kể (từ 8.5% lên 17.3%, p<0.05) trong khi tỷ lệ này ở xã chứng hầu như không có cải thiện (7.8% và 8.6%). Tuổi cai sữa của trẻ và tỷ lệ trẻ được bú kéo dài đến 2 tuổi hầu như không có cải thiện ở cả xã can thiệp và xã chứng. Bú mẹ đến 1 tuổi ở xã can thiệp tăng từ 55.6 lên 65.5% sau can thiệp (p<0.05). Tỷ lệ trẻ không được cho ăn/uống thức ăn khác trước khi bú mẹ lần đầu được cải thiện ở cả xã can thiệp và xã chứng (xã can thiệp từ 34.3% lên 67% với p<0.001, xã chứng từ 27.3% lên 41.6% với p<0.01). Trong số trẻ được cho ăn thức ăn khác trước sữa mẹ, ở nhóm can thiệp tỷ lệ cho ăn mật ong (theo truyền thống) đã giảm từ 12.1% xuống 6.2% (p>0.05) nhưng tỷ lệ bú bình vẫn không có cải thiện (19.3% trước và 18.1% sau). Ở xã chứng, mật ong vẫn chiếm tỷ lệ 17.3% và bú bình là 28%.

Bảng 15: Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ ở nhóm can thiệp và nhóm chứng

Chỉ số Nhóm can thiệp Nhóm chứng Trước (n=177) Sau (n=196) Trước (n=193) Sau (n=221) n % n % n % n % Trẻ được bú mẹ 166 93.8 194 99.0 183 94.8 214 96.8

Chỉ số

Nhóm can thiệp Nhóm chứng

Trước

(n=177) Sau (n=196) (n=193)Trước Sau (n=221)

n % n % n % n %

Bú sớm trong 1h

đầu 79 47.6 101 52.1 94 51.4 90 42.1

Bú mẹ hoàn toàn 15 8.5* 34 17.3* 15 7.8 19 8.6

Bú mẹ là chính 132 74.6 139 70.9 133 68.9 167 75.6

Tuổi TB cai sữa (tháng)

Mean (min. max) 13.2 (0;20) 13.0 (0;20) 15.0 (8; 21) 11.4 (0;20) Ăn/uống trước khi

bú mẹ (n) 166 194 183 214 Không 57 34.3*** 130 67.0*** 50 27.3** 89 41.6** Thức ăn khác 109 65.7 64 33 133 72.7 125 58.4 Bú bình 32 19.3 35 18.1 19 10.4 60 28.0 Bú mẹ đến 2 tuổi 3 12.5 5 15.2 3 10.0 5 21.7 Bú mẹ đến 1 tuổi 20 55.6* 19 65.5* 23 65.7 25 67.6 *p<0.05, **p<0.01, ***p<0.001

Trong số trẻ đã cai sữa

Bảng 16: Thực hành ăn bổ sung ở nhóm can thiệp và nhóm chứng

Chỉ số Nhóm can thiệp (%) Nhóm chứng (%) Trước (n=121) Sau (n=151) Trước (n=141) Sau (n=184)

- Chế độ ăn chấp nhận tối thiểu 72.4 75.0 66.3 64.4

- Tần suất bữa tối thiểu 97.4 96.5 97.5 97.1

- Sự đa dạng tối thiểu (>4 nhóm) 53.7 62.2 50.3 62.4

- Đa dạng tối thiểu + dầu mỡ 42.4** 59.2** 39.4 50.7

- Tiêu thụ thực phẩm giàu sắt 88.4 92.1 78.0 84.2

So sánh trước – sau *p<0.05, **p<0.01, ***p<0.001

Bảng 16 cho thấy thực hành về ăn bổ sung ở nhóm can thiệp và chứng ở các thời điểm trước và sau can thiệp. Nhìn chung ở cả 2 nhóm đều thay đổi tương tự nhau và có xu hướng được cải thiện ở hầu hết các chỉ tiêu trong đó ở nhóm can thiệp, tỷ lệ trẻ có chế độ ăn chấp nhận tối thiểu tăng từ 72% lên 75%, tần suất bữa tối thiểu đã ở

mức cao ban đầu không cải thiện (97.4% và 96.5%), sự đa dạng tối thiểu tăng từ 53.7% lên 62.2%, đa dạng tối thiểu cộng thêm dầu mỡ cũng tăng từ 42.4 lên 59.2%, tỷ lệ tiêu thụ thực phẩm giàu sắt cũng tăng từ 88.4% lên 92.1%. Ở nhóm chứng, tỷ lệ chế độ ăn chấp nhận tối thiểu không cải thiện (66.3% và 64.4%), tần suất không cải thiện, sự đa dạng tối thiểu cũng tăng được từ 50.3% lên 62.4%, đa dạng tối thiểu cộng dầu mỡ tăng từ 39.4% lên 50.7% còn tiêu thụ thực phẩm giàu sắt thì cải thiện không nhiều so với ban đầu (78% và 84.2%). Tuy vậy, chỉ có đa dạng tối thiểu + dầu mỡ của nhóm can thiệp ở thời điểm trước và sau can thiệp là thay đổi có ý nghĩa thống kê với p<0.01. . Từ thực hành không cho dầu/mỡ vào bữa ăn nay thay đổi hành vi cho thêm dầu/mỡ vào bữa ăn của trẻ đã được chúng tôi ghi nhận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 8 bổ sung thêm về thời điểm bắt đầu ăn bổ sung ở các nhóm trẻ. Ở xã can thiệp, cho ăn bổ sung đúng cách được cải thiện nhiều trong đó: tỷ lệ cho ăn bổ sung trước 6 tháng giảm từ 80% xuống 51.9% (p<0.001), ăn đúng 6-8 tháng tăng từ 20.0% lên 48.1% (p<0.001). Trong khi đó ở xã chứng, tỷ lệ ăn sớm là 73.4% tăng lên 81.7% và ăn đúng giảm từ 26.6% xuống 18.3% (p>0.05).

Hình 8. Thời điểm bắt đầu ăn bổ sung ở nhóm can thiệp và nhóm chứng (trước – sau)

Bảng 17: Thực phẩm ăn ngày hôm trước của trẻ của xã can thiệp và xã chứng

Nhóm thực phẩm Nhóm can thiệp (%) Nhóm chứng (%) Trước (n=121) Sau (n=151) Trước (n=141) Sau (n=184) Ngũ cốc/khoai củ 93.4*** 68.2*** 96.5*** 67.9*** Đậu đỗ các loại 50.4 53.0 37.6* 51.6* Sữa và chế phẩm 71.9 74.2 56.0** 72.8** Thịt, cá, gia cầm, phủ tạng 88.4 92.1 78.0 84.2 Trứng 45.5 42.4 36.9 29.9

Các loại rau quả khác 52.9*** 77.5*** 41.1** 56.5**

Dầu mỡ 71.1*** 87.4*** 63.1 62.5

Sữa mẹ 57.0 57.0 55.3 63.6

So sánh trước – sau *p<0.05, **p<0.01, ***p<0.001

Bảng 17 mô tả các thức ăn trẻ được ăn ngày hôm trước ở xã can thiệp và chứng tại các thời điểm trước và sau. Ở xã can thiệp, tỷ lệ trẻ được ăn sữa và chế phẩm, thịt/cá/gia cầm/phủ tạng, rau quả và dầu mỡ đều được cải thiện so với trước can thiệp. Mức cải thiện của tiêu thụ rau quả và dầu mỡ có ý nghĩa thống kê với p<0.001. Ở xã chứng, những loại thực phẩm này (trừ dầu mỡ) cũng được cải thiện nhưng với mức độ thấp hơn xã can thiệp, mức cải thiện của đậu đỗ, sữa, rau có ý nghĩa so với thời điểm ban đầu.

Hình 9 là kết quả tự đánh giá của bà mẹ về chế độ ăn của trẻ ở xã can thiệp tại thời điểm trước và sau. Theo đó, tỷ lệ đánh giá rất tốt, tốt và đạt yêu cầu đã tăng đáng kể (cả 3 nhóm đạt 80.6% so với 42.4% ban đầu), chỉ có 15.8% cho là chế độ ăn còn chưa tốt và 0.5% cho là còn kém. Ở xã chứng, tỷ lệ đánh giá bữa ăn của con là chưa tốt hoặc kém vẫn chiếm 35.8%.

Hình 9. Đánh giá về chế độ ăn của xã can thiệp trước và sau can thiệp

Hình 10 cho các thông tin về nguyên nhân của chế độ ăn chưa tốt theo đánh giá của bà mẹ tại xã can thiệp. Các nguyên nhân về kinh tế, thời gian, do bản thân chủ quan gần như không giải quyết được so với trước can thiệp. Tuy nhiên các nguyên nhân như nhân lực, sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình và chất lượng thực phẩm đã không được các bà mẹ nhắc đến nữa.

Hình 10. Nguyên nhân của chế độ ăn chưa tốt tại xã can thiệp (trước và sau) Bảng 18: Tình hình bệnh tật của trẻ trong 2 tuần qua ở xã can thiệp và xã chứng

Chỉ số Nhóm can thiệp (%) Nhóm chứng (%)

Trước (n=177) Sau (n=196) Trước (n=193) Sau (n=221) Tiêu chảy Có (n) 7.9 (14) 6.6 (13) 10.4 (20) 16.7(37) Không (n) 88.7 (157) 93.7 (184) 89.1 (172) 82.8 (183) Ho sốt Có (n) 38.4 (68)*** 11.2 (22)*** 29.0 (56)*** 10.4 (23)*** Không (n) 58.2 (103) 88.8 (174) 70.0 (135) 89.6 (198) So sánh trước – sau *p<0.05, **p<0.01, ***p<0.001

Bảng 18 là tình hình bệnh tật của trẻ ở xã can thiệp và chứng tại thời điểm trước và sau. Tại xã can thiệp, tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy giảm từ 7.9% xuống 6.6%, ho sốt giảm từ 38.4% xuống 11.2% (p<0.001). Trong khi đó ở xã chứng, tiêu chảy tăng từ 10.4% lên 16.7% và ho sốt giảm từ 29% xuống 10.4% (p<0.001).

Một phần của tài liệu Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng lên kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ góp phần giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở huyện tam nông, phú thọ (Trang 40 - 45)