MỤC LỤC
Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khỏe, tính mạng con người [26]. Người bán thực phẩm là cá nhân, các cá nhân, hoặc tổ chức có nhiệm vụ đảm bảo sự tuân thủ các quy định của hệ thống pháp luật thực phẩm trong các nhà máy thực phẩm mà họ kiểm soát [32],.
Không sử dụng và bày bán các chất phụ gia ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế.
Nghiên cứu của Nguyễn Thế Hiền (2010) về công tác quản lý VSATTP đối với các cửa hàng ăn cho thấy chỉ có 2,56% cửa hàng mặc trang phục chuyên dụng trong chế biến và phục vụ ăn uống; Công tác thanh tra, kiểm tra của Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP được thực hiện đầy đủ nhưng hiệu quả chưa cao, hoạt động cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho nhân viên các cơ sở kinh doanh cửa hàng ăn chưa thu hút được toàn bộ các hộ kinh doanh tham gia hoạt động này [15],. Thêm vào đó, kiến thức, thực hành của những người chịu trách nhiệm trực tiếp đến thực phẩm có mối liên quan với nhau và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác, và nếu người kinh doanh thực phẩm làm việc ở môi trường có điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ không tốt thì khó có thể có được thực hành tốt về ATTP mặc dù người đó rất muốn thực hành tốt.
Nhiều chợ, khu vực chế biến, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguy có mất vệ sinh cao: nền ẩm thấp, chật hẹp, người chế biến không sử dụng đồ bảo hộ, không có thiết bị che chắn cho thực phẩm, sử dụng nước chưa đạt chuẩn nước sinh hoạt để chế biến thực phẩm do đó vấn đề ô nhiễm về thực phẩm tươi sống tại chợ là một vấn đề đáng báo động. Chợ Chờ thuộc thị trấn Chờ là chợ lớn nhất trên địa bàn huyện Yên Phong với quy mô 400 gian hàng trong đó có khoảng 120 gian hàng kinh doanh thực phẩm tươi sống và 14 gian hàng kinh doanh thực phẩm đã được chế biến sẵn .Công tác quản lý về ATTP của chợ do thị trấn thực hiện đồng thời phối họp với các ban ngành có liên quan tại địa phương.
Nghiên cứu định tính trả lời cho mục tiêu 1 (mô tả thực trạng về điều kiện vệ sinh tại chợ) và bổ sung cho mục tiêu 3 (xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của người kinh doanh thực phẩm tươi sống tại chợ). - Trưởng BCĐ VSATTP thị trấn - Phó chủ tịch UBND thị trấn Chờ - Phó trưởng BCĐ VSATTP thị trấn - Trưởng Trạm Y tế thị trấn Chờ - 01 cán bộ phụ trách chương trình VSATTP của Trạm Y tế thị trấn Chờ - 01 người quản lý trong chợ.
Đánh giá kiến thức của NKD được xây dựng dựa trên quyết định số 43/2005/QĐ-BYT. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi bảng kiểm đạt yêu cầu được 1 điểm, số điểm tối đa đạt được là 16 điểm.
Kết quả nghiên cứu hoàn toàn phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu khoa học, không vì bất kỳ mục đích nào khác.
Nước dùng trong chợ là nước giếng khoan đã qua xử lý và đã được Ban quản lý chợ đem đi kiểm tra chất lượng nước, kết quả là nước dùng trong chợ đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt; trong chợ có bể chứa nước và có vòi vặn nước cung cấp nước đầy đủ cho tất cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm. Hiện tại, trong chợ đang đựng chất thải bằng xe chở rác có nắp đậy kín tại một góc của chợ nhưng chất thải không được thu gom, xử lý hàng ngày và lượng chất thải như: túi nilon, thực phẩm ôi, thiu..ngày càng ứ đọng nhiều trong chợ và đang là nguyên nhân gây ô nhiễm tới sức khoẻ của người kinh doanh.
Trong các đối tượng nghiên cứu chỉ có 35 người kinh doanh (35.7%) biết rằng dùng túi giấy sạch là đảm bảo vệ sinh, 34 người kinh doanh (34.7%) biết rằng dùng các loại lá được lau rửa sạch là đảm bảo và chỉ có 5 người kinh doanh (5.1%) biết rằng dùng bao gói nilon tinh chế, giấy bóng kính tinh chế để chứa đựng thực phẩm là đảm bảo vệ sinh. Đa số người kinh doanh chưa hiểu rừ về cỏc bệnh khi mắc thỡ không được trực tiếp bán hàng, chỉ có 27 người người kinh doanh trả lời đúng và đủ về các bệnh khi mắc thì không được trực tiếp bán hàng (27.6%) trong đó tỷ lệ hiểu biết cao nhất là ở nhóm người kinh doanh thuỷ sản (41.2%) và thấp nhất là nhóm người kinh doanh thịt (17.4%).
Các thành viên của BCĐ đã chỉ đạo cho ngành mình phối hợp để cùng thực hiện công tác đảm bảo VSATTP của địa phương như: Trong các lần kiểm tra liên ngành về VSATTP vào các đợt chiến dịch, UBND thị trấn ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, trong đó Y tế chịu trách nhiệm về chuyên môn, Công an. Công tác thanh tra, kiểm tra là một chức năng quan trọng của công tác quản lý VSATTP, để đảm bảo thực hiện công tác này hàng năm trên địa bàn thị trấn Chờ thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra thường xuyên và đột xuất các cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. "Hiện nay, trên địa bàn huyện, các cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về VSATTP chủ yếu là những cửa hàng bản đồ ăn sẵn vì họ đáp ứng được đầy đủ những điểu kiện đế được cấp giấy chứng nhận, còn những người kinh doanh thực phẩm tươi sống ở chợ thì hầu như chưa đủ điều kiện để được cấp giấy ”.
Kết quả này thấp horn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hạnh tại đường Ngô Thì Nhậm năm 2001 (48.7%) [14], Ngoài ra, công tác kiểm tra, giám sát cũng có ảnh hưởng đến kiến thức của người kinh doanh, những người kinh doanh thịt thường được kiểm tra, giám sát nhiều hơn người kinh doanh thuỷ sản và rau quả do đó tỷ lệ kiến thức đạt cao nhất là ở nhóm người kinh doanh thịt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có đến 65 người kinh doanh (66.3%) biết rằng khi bị mắc các bệnh như: lao, tiêu chảy, són đái, són phân, viêm gan vi rút (A, E), viêm đường hô hấp cấp tính, các tổn thương ngoài da nhiễm trùng và người lành mang trùng thì chỉ cần tạm thời cách ly với công việc buôn bán thực phẩm để điều trị khỏi bệnh, sau đó có thể tiếp tục công việc [3]. Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của La Kim Luân tại phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng năm 2008: 85,71% biết rằng cơ sở cung cấp cung cấp thực phẩm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về VSATTP mới được gọi là đảm bảo [18], Người kinh doanh thực phẩm tươi sống trong chợ chủ yếu mua thực phẩm tự do, chính vì vậy mà họ cho rằng chỉ cần nơi mua thực phẩm có địa chỉ cố định là được đảm bảo về chất lượng thực phẩm.
Việc xây dựng kế hoạch giao cho một đơn vị thực hiện là Trạm Y tế, đây là đơn vị chuyên môn về ATTP và cũng là nơi tiếp xúc gần nhất với cỏc cơ sở kinh doanh thực phẩm do đú sẽ nắm rừ được những kế hoạch cần phải được triển khai trên địa bàn. Tuy nhiên, BCĐ chủ yếu là nhắc nhở và động viên các hộ kinh doanh thực hiện chứ không xử phạt do đó những người kinh doanh thực phẩm chưa ý thức rừ được những nguy cơ mà cơ sở của mỡnh có thể gây ra cho sức khoẻ của người dân trên địa bàn thị trấn. Hoạt động cấp giấy chứng nhận sức khoẻ cho người kinh doanh buôn bán thực phẩm thường được thực hiện một cách đều đặn 02 lần mỗi năm, được lên kế hoạch từ trước và những người kinh doanh sẽ được mời lên TTYT khám sức khoẻ và xét nghiệm phân.
Thực hành về ATTP của người kinh doanh thực phẩm tươi sống còn hạn chế.
Cần tăng cường công tác vệ sinh chung của chợ: chất thải phải được thu gom hàng ngày, nhà vệ sinh phải được cọ rửa hàng ngày. Tăng cường công tác truyền thông: tăng cả về tần số và chất lượng của truyền thông đến với từng người kinh doanh trong chợ (theo kết quả nghiên cứu cho thấy: tiếp cận với thông tin truyền thông về ATTP có liên quan đến kiến thức của người kinh doanh thực phẩm trong chợ). Vận động người kinh doanh thực phẩm tham gia khám sức khoẻ định kỳ và tập huấn kiến thức đầy đủ.