- Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch, quản lý thực hiện kế hoạch kinh doanh cho các chi nhánh, thiết lập, giao dịch với các hệ thống nhà phân phối.1.1.4 Vị trí Marketing và bán hàng trong sơ
TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp Acecook
- Ngày 15/12/1993 Thành lập công ty liên doanh vifon acecook
- 7/7/1995: Bán sản phẩm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh.
- 28/2/1996: Tham gia thị trường xuất khẩu mỹ Thành lập chi nhánh Cần Thơ
- 1999: Lần đầu tiên công ty đạt danh hiệu hàng việt nam chất lượng cao.
- 2000: Cho ra sản phẩm mì hảo hảo bước đột phá của công ty trên thị trường mì ăn liền.
- 2003: hoàn thành hệ thống nhà máy từ bắc đến nam
- 2004: Chính thức đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam và di dời nhà máy về KCN Tân Bình
- 2006: Chính thức tham gia thị trường gạo ăn liền bằng việc xây dựng nhà máy tại
Vĩnh Long và cho ra đời sản phẩm Phở Xưa và Nay
- 2008: Đổi tên thành công ty cổ phần Acecook Việt Nam (18/01) Thành viên chính thức của hiệp hội MAL thế giới
- 7/7/2010: Đón nhận huân chương lao động hạng Nhất
- 2012: Khánh thành nhà máy Hồ Chí Minh 2 hiện đại hàng đầu Đông Nam Á.
- 2015: Công ty cổ phần Acecook Việt nam đã thay đổi đại diện thương hiệu mới.
Sơ đồ tổ chức
- Đại cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty, trong đó có xem xét và phê duyệt các báo cáo của Hội Đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh, các phương án sản xuất kinh
P NGHIÊN CỨU PTSP P.KẾ HOẠCH
NHÀ MÁY HỒ CHÍ MINH
Ban tổng giám đốc cty
Hội đồng quản trị doanh, đầu tư và chiến lược phát triển công ty, sửa đổi bổ sung điều lệ, bầu Hội Đồng quản trị, Ban kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức công ty
- Hội đồng quản trị: Quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, giám sát giám đốc điều hành và cán bộ quản lý, quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh Xác định các mục tiêu hoạt động dựa trên cơ sở chiến lược hội đồng cổ đông đưa ra
- Ban kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra nhằm quản lý kiểm tra và giám sát Hội Đồng quản trị và ban giám đốc, kiểm tra việc thực hiện toàn bộ quy chế và kiểm soát hoạt động tài chính của công ty
- Ban giám đốc: Thực hiện các nghị quyết, kế hoạch tài chính và kế hoạch đầu tư của công ty đã được hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua Soạn thảo các quy chế hoạt động quy chế quản lý tài chính
- Phòng hành chính: Có nhiệm vụ quản lý chung về mặt nhân sự của công ty
- Phòng kỹ thuật: Quản lý và giám sát kỹ thuật cho toàn bộ hệ thống sản xuất và thông tin liên lạc của công ty
- Phòng kế toán: Lập kế hoạch thu chi, quản lí thu chi trong công ty, kiểm soát chi phí hoạt động của công ty quản lí vốn tài sản thực hiện các nhiệm vụ giám đốc giao.
- Phòng cơ điện: Giám sát, kiểm tra, sửa chữa toàn bộ hệ thống máy móc trong công ty
- Phòng xuất nhập khẩu: Quản lý điều hành thực hiện các hoạt động đối ngoại, phân tích, mở rộng thị trường, giới thiệu sản phẩm, khai thác trong và ngoài nước Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu
- Phòng nghiên cứu và phát triển: Thực hiện việc nghiên cứu, phát triển công nghệ, đưa ra các sản phẩm mì mới phục vụ nhu cầu khách hàng
- Phòng kế hoạch: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty theo yêu cầu của
- Phòng marketing: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty theo yêu cầu của
Ban giám đốc, Tổng hợp để tham mưu cho Giám đốc xây dựng các kế hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, dự án
- Phòng sản xuất: Hoạch định kế hoạch sản xuất, khai thác và vận chuyển qua dây chuyền sản xuất của công ty, điều hành các nhà máy sản xuất theo yêu cầu và đạt chất lượng
- Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch, quản lý thực hiện kế hoạch kinh doanh cho các chi nhánh, thiết lập, giao dịch với các hệ thống nhà phân phối.
Vị trí Marketing và bán hàng trong sơ đồ tổ chức
Vị trí Marketing và bán hàng trong sơ đồ tổ chức đó Phòng marketing nghiên cứu và tiếp thị thông tin, xây dựng kế hoạch quảng bá sản phẩm, khảo sát hành vi và thái độ khách hàng đối với sản phẩm công ty.
Lĩnh vực hoạt động
Công ty CP Acecook Việt Nam đang được biết đến là một doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm ăn liền với hệ thống 10 nhà máy,
04 chi nhánh kinh doanh, hơn 300 đại lý phân phối, phủ hàng trên 95% điểm bán lẻ trải khắp từ bắc vào nam.
Sản phẩm/Dịch vụ chủ yếu
Sản xuất mì ống, mì sợi, và sản phẩm tương tự Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn Sản xuất và đóng sẵn mỡ động vật thực vật Chế biến và bảo quản nước mắm dầu mỡ.
1.1.6.1 Danh mục sản phẩm của Acecook bao gồm:
● Hủ tiếu khô Nhịp sống hương vị Nam vang
● Mì Ly Ăn Liền Cay Kay
● Mì Ly Handy Hảo Hảo
● Mì Tô Trộn Handy Hảo Hảo hương vị Tôm Chua Cay
● Mì Ly Mini Ăn Liền Doraemon
● Mì Ly Mini Ăn Liền Mini Handy Hảo Hảo
● Mì Tô Ăn Liền Mì Trộn Cay Kay
● Miến Phú Hương Yến Tiệc
● Cháo ăn liền OHAYO Hương vị thịt bằm
Chức năng của hoạt động marketing và bán hàng trong Acecook
- Phòng marketing: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty theo yêu cầu của
Ban giám đốc, Tổng hợp để tham mưu cho Giám đốc xây dựng các kế hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, dự án
- Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch, quản lý thực hiện kế hoạch kinh doanh cho các chi nhánh, thiết lập, giao dịch với các hệ thống nhà phân phối.
=> Không có phòng marketing và phòng kinh doanh, thì công ty đó sẽ không có chiến lược kinh doanh, không tổng hợp được tham mưu cho ban giám đốc xây dựng kế hoạch các chương trình dự án, không lập kế hoạch, quản lý thực hiện kế hoạch kinh doanh cho các chi nhánh.
PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG & ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP ACECOOK
Mô tả khái quát về sản phẩm
2.1.1 Đặc trưng sản phẩm của Acecook:
● Mì Hảo Hảo: với hương thơm độc đáo, với vị chua cay thơm nồng tuyệt hảo.
● Thành phần: Vắt mì: Bột mì, dầu thực vật tinh luyện, tinh bột khoai mì biến tính, muối i-ốt, đường, chất điều vị, chất tạo xốp.
● Gói gia vị: Đường, muối, dầu thực vật, chất điều vị, gia vị ( tỏi, ớt),
● HSD: 5 tháng kể từ ngày sản xuất
● Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát
● Mì Đệ Nhất: Bổ xung tinh bột đậu xanh, dinh dưỡng và thanh mát, góp phần làm mới những món ăn ngon
● Thành phần: Vắt mì- bột mì, shortening ( dầu cọ, chống oxy hóa(BHA(320),BHT(321))), tinh bột khoai mì, tinh bột đậu xanh,26,32g/kg, muối, đường, nước mắm, chất điều vị, chất ổn định.
● Các gói gia vị: Dầu tinh luyện, các gia vị ( hành, ớt, tiêu, tỏi ), đường, muối, chất điều vị, thịt heo khô, nước tương, cà chua, giả thịt, hành lá sấy, bắp sấy, phẩm màu tổng hợp.
● HSD: 5 tháng kể từ ngày sản xuất
● Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, không để gần hóa chất hoặc sản phẩm có mùi lạnh.
● Miến Phú Hương: Miến đậu xanh thanh mát, quyến rũ bởi vị súp đậm đà, hơn cả sự mong đợi.
● Thành phần: Tinh bột đậu xanh, tinh bột khoai tây, tinh bột đậu hà lan, muối, đường, bột ngọt, me, hành sấy, tôm sấy, gia vị, chiết xuất từ cá, hương chanh tổng hợp…
● HSD: 8 tháng kể từ ngày sản xuất
● Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát
● Phở xưa và nay: Sản phẩm bổ sung canxi hương vị mới lạ, độc đáo cho cả nhà trải nghiệm thú vị mới.
● Thành phần: Gạo, tinh bột khoai mì, dầu tinh luyện, muối, đường, tinh bột khoai tây, bột ngọt, thịt bò, gia vị ( hành, gừng, tiêu, tỏi, ớt, gia vị phở ), giả thịt ( làm từ đậu nành ), cà chua, hành lá sấy, ngò gai sấy, ớt sấy, hương bò tổng hợp, chất bảo quản, hương chanh tổng hợp, màu điều, chất chống oxy hóa.
● HSD: 5 tháng kể từ ngày sản xuất
● Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát
● Phở Đệ Nhất: An toàn chuẩn nhật, chất vị phở ngon.
● Thành phần: Gạo, tinh bột, đường, muối, chất điều vị, dầu tinh luyện, tương ớt, đường, giả thịt ( đậu nành ), chiết xuất nấm men, hương bò, bột thịt bò, hành lá…
● HSD: 8 tháng kể từ ngày sản xuất
● Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
● Bún Hằng Nga: Kết hợp bí quyết ẩm thực truyền thống và công nghệ sản xuất hiện đại.
● Thành phần: Gạo, tinh bột khoai mì, tinh bột khoai tây, muối, chất nhũ hóa, dầu tinh luyện, giả thịt, chất điều vị, cà rốt, hành lá, ngò gai.
● HSD: 5 tháng kể từ ngày sản xuất
● Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
● Cháo Hương Ngọc: Được làm từ những hạt gạo thơm, sau khi chế biến, hạt cháo ăn liền Hương Ngọc giống như cháo tươi, không bị lẫn các hạt cứng hay vón cục.
● Mì ly modern: Hiện đại trẻ trung về kiểu dáng, phong phú đa dạng về hương vị Súp: Với chế độ dinh dưỡng hợp lý, hương vị đa dạng, tươi ngon như thịt nguyên chất, súp ăn liền Nhật vị không chỉ phù hợp với gu thưởng thức của người việt mà có thể thay thế các bữa ăn chính của nhiều gia đình hiện nay
● Thành phần: Vắt mì-bột mì, dầu thực vật, dầu cọ, chất chống oxi hóa, tinh bột khoai mì, muối đường, nước mắm, chất ổn định, chất điều vị, chất nhũ hóa.
● Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp không để gần hóa chất hoặc sản phẩm có mùi mạnh.
Ứng dụng tiêu dùng
● Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, bất cứ thành thị hay nông thôn đi tới đâu ta đều có thể tìm kiếm và mua mì ăn liền một cách dễ dàng Và ở mỗi địa điểm chính mỗi chúng ta lại tạo ra một cách thưởng thức riêng, một văn hóa mì ăn liền riêng biệt không lẫn vào đâu.
● Ở VN văn hóa mì ăn liền có vẻ đa dạng hơn khi có sự du nhập của nhiều quốc gia khác nhau Từ mì Thái chua cay, đến mì kim chi Hàn Quốc và có cả những sản phẩm dành cho người ăn chay Người Việt thích mì gói đến lạ! Không biết từ bao giờ, mì ăn liền đã gắn bó như một người bạn tri kỷ với mỗi bữa cơm gia đình và không thể thiếu trong những chuyến đi xa.
● Việt Nam hiện nay vẫn là một nước đang phát triển, vì vậy các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho cuộc vẫn còn chiếm tỉ lệ rất cao trong cơ cấu tiêu dùng khoảng 50% và sẽ còn chiếm tỉ trọng cao trong nhiều năm nữa khi đời sống người dân được cải thiện Theo một số đánh giá của các nhà đầu tư trong ngành thực phẩm, hiện nay việt nam tiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm thức ăn nhanh Chủ tịch công ty mì ống nổi tiếng với nhãn hiệu Mama đã nhận định: “ Việt Nam có tiềm năng rất lớn là vì thị trường tiêu thụ tới 30 tỷ baht mì ăn liền, nhiều hơn gấp 3 lần thị trường Thái Lan.’’, lượng mì tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam vào khoảng 90 gói/năm, so với khoảng 39 gói/năm tại Thái Lan Tuy vậy, mức độ cạnh tranh tại thị trường Việt Nam là khá quyết liệt do có 40 nhãn hiệu đang có mặt ở đó, trong đó chủ yếu là nhật bản và vùng lãnh thổ đài loan.
● - Nhịp sống hối hả của người Việt Nam hiện nay, phong cách sống hiện đại, ngoài giờ làm việc, người ta còn rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe gia đình và bản thân, tham gia nhiều các hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động xã hội… vì vậy người tiêu dùng rất thích tiêu thụ những sản phẩm có khả năng sử dụng nhanh Đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng doanh nghiệp sẽ có hướng phát triển đúng đắn và mang lợi nhuận.
● Mì ăn liền món ăn phù hợp từ quý tộc đến bình dận Nên có thể nói đối tượng của mì ăn liền là tất cả mọi người, chứ không phân chia tầng lớp, giai cấp Dẫu vậy mì ăn liền thường được ưa chuộng bởi học sinh, sinh viên, những người có thu nhập thấp
● Dù được sản xuất theo công nghệ Nhật nhưng mì Hảo Hảo của Acecook vẫn mang hương vị thuần Việt, phù hợp với khẩu vị người Việt Nam Mì Hảo Hảo hương vị tôm chua cay hiện là sản phẩm được nhiều gia đình Việt lựa chọn, với các chứng chỉ chất lượng uy tín như ISO 9001:2008, ISO 14001:2004, HACCP.
● Dù là một trong những thương hiệu lâu năm, nhưng Hảo Hảo vẫn luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người tiêu dùng, nhất là các gia đình Việt vốn có khẩu vị đa dạng và luôn có nhu cầu đổi mới Với sự quyết tâm của cả tập thể đội ngũ chuyên gia cùng với sự hỗ trợ của dàn thiết bị máy móc tân tiền, Hảo Hảo mãi luôn giữ được vị trí nhất định trong lòng người tiêu dùng
● Tuổi tác: tất cả các khách hàng có nhu cầu sử dụng Mì Hảo Hảo Tuy nhiên độ tuổi ưa chuộng nhất là khách hàng từ 6-15t và từ 16-45t
● Nghề nghiệp: thường là học sinh, sinh viên, các bà nội trợ trong gia đình, nhân viên văn phòng.
● Kinh tế: mì Hảo Hảo hướng tới khách hàng có thu nhập từ 1-3tr/tháng Khách hàng sử dụng mì Hảo Hảo vì sự tiện lợi của sản phẩm với giá thành hợp lí nhưng lại rất phù hợp với khẩu vị của nhiều người.
Xác định cơ sở phân khúc thị trường và định vị sản phẩm
2.3.1 Cơ sở phân khúc thị trường mà doanh nghiệp đang sử dụng:
- Acecook đang phân khúc thị trường dựa trên 2 cơ sở cơ bản:
- Giới tính: Bao gồm cả nam và nữ
- Nghề nghiệp: Acecook hướng tới là sinh viên ngoài ra nhân viên văn phòng và các bà nội trợ
- Thu nhập: 1tr-3tr tháng.
- Lối sống: Nhịp sống hối hả, phong cách sống hiện đại.
- Tính cách: Những người trẻ tuổi, trẻ em yêu thích hương vị chua ngọt độc đáo.
- Tình huống mua hàng: Thực hiện dãn cách của chính phủ nhằm tích trữ sản phẩm trong mùa covid, thoả mãn nhu cầu cần thiết của bản thân khi đói không thể ăn đồ ăn khác, khi không thể đặt thức ăn về khuya.
-Theo hành vi của khách hàng:
+ Là những biểu hiện của cá nhân biểu lộ trong quá trình tìm kiếm, đánh giá
+ Mua và sử dụng sản phẩm
+ Thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của họ
+ Lợi ích mà khách hàng tìm đến Acecook
+ Sản phẩm tốt phù hợp nhu cầu khách hàng
+ Thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng
- Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng
+ Sự tham khảo ý kiến của người sử dụng qua sản phẩm
- Trạng thái trung thành của khách hàng đối với sản phẩm: Khách hàng ưa thích các loại mì của Acecook đặc biệt là mì hảo hảo nó là sự lựa chọn của đa số khách hàng.
- Mức độ sử dụng: Mức độ sử dụng của Acecook được biết đến là thương hiệu dẫn đầu ngành mì ăn liền với độ phủ hơn 95% điểm bán lẻ cả nước, mức độ nhận diện của những sản phẩm Acecook dao động từ 80-100% ( đặc biệt, nhãn hiệu hảo hảo gần như là thương hiệu quốc dân, có độ phủ nhận diện 100% đối với người tiêu dùng tại Việt Nam ).
2.3.2 Các tiêu chí doanh nghiệp sử dụng để quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu
- Nhắm tới sinh viên, học sinh, trẻ em, nhân viên văn phòng, các bà mẹ nội trợ, mục tiêu phục vụ thị trường phân khúc từ cao đến trung cấp
- Mục tiêu về nguồn lực doanh nghiệp: Xây dựng đội ngũ có chuyên môn cao hợp tác cống hiến hướng tới khách hàng, công ty tạo điều kiện để nhân viên trau dồi và nâng cao năng lực để phát huy hết giá trị của mình
- Sinh viên là thị trường mục tiêu mà Acecook hướng đến ngoài ra còn các bà mẹ nội trợ trẻ em - Mì hảo hảo cho ra đời nhiều loại sản phẩm nhằm phục vụ tốt và định vị thương hiệu của mình đối với khách hàng
- Acecook đang xây dựng các sản phẩm có giá thành cao hơn cho phân khúc cao cấp để khách hàng có thể thoải mái lựa chọn
- Mì Hảo Hảo cho ra đời nhiều loại sản phẩm nhằm phục vụ tốt và định vị thương hiệu của mình không chỉ với khách hàng mục tiêu mà còn với cả khách hàng tiềm năng.
+ Mi chua cay: dành cho những khách hàng thích vị cay và chua, với đủ hương vị tôm, gà.
+ Mì xào khô làm thỏa mãn những người thích món mì xào khi đã ngán việc ăn món nước.
+ Mi hương nấm cung cấp thêm khống và protein.
+ Mì đậu xanh bổ sung dinh dưỡng, không lo sự nóng Acecook đang xây dựng các sản phẩm có giá thành cao hơn cho phân khúc cao cấp để khách hàng có thể thoải mái lựa chọn với sợi mì dài, hương vị Hàn Quốc được rất nhiều người yêu thích lựa chọn nhằm quan tâm đến sức khỏe.
Các khách hàng học sinh sinh viên cũng có thể thử bởi giá thành chi từ 6,500đ - 8,000 đ Không cần phải mua và phân vân lựa chọn với các sản phẩm nhập khẩu của nước ngoài, với giá thành cao.
2.3.3 Định vị sản phẩm trong tiềm thức của khách hàng:
- Mì tôm Hảo Hảo: “ Vị ngon tiếp sức ngày mai’’
- Định vị bằng đặc điểm “ Vị ngon”: Vị ngon chua chua cay cay của mì Hảo Hảo được sản xuất từ những vắt mì có chọn lọc, gia vị ngon phù hợp với người việt không không quá cay.
- Định vị bằng lợi ích “ tiếp sức ngày mai” Vì có Hảo Hảo ở bên, ta thêm nguồn động lực để tiến tới ngày mai tươi sáng, chạm tới ước mơ và thành công ta luôn mong đợi.
- Mì ly modern “ Kul không cưỡng nổi”
- Định vị bằng đặc điểm “ Kul”
NGHIÊN CỨU VỀ SẢN PHẨM PHẨM DOANH NGHIỆP ACECOOK
Chiến lược sản phẩm
- Danh mục sản phẩm của Acecook: bao gồm Mì gói, Phở – Hủ tiếu – Bún,
Tô – Ly – Khay, Miến, Ngành hàng mới, Freshlife.
- Chiến lược Marketing của Acecook đối với sản phẩm với mục tiêu khắc sâu vào tâm trí người Việt Nam
- Acecook đã thu hút khách hàng của mình nhờ vào nhãn hiệu và chất lượng của sản phẩm Theo đó, trước khi đến tay người tiêu dùng, mỗi sản phẩm đều được kiểm định theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm chuẩn quốc tế Không chỉ vậy, Acecook cam kết 100% các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn chất lượng và đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng.
- Hiện tại sản phẩm mì Hảo Hảo đang ở giai đoạn bảo hòa và có rất nhiều đối thủ cạnh tranh Do đó, Acecook đã đẩy mạnh và khai thác tối ưu dòng sản phẩm này, họ thêm các hương vị mới kết hợp cùng với các chương trình khuyến mãi Ngoài ra công ty còn đầu tư thêm dây chuyền sản xuất bún ở miền Bắc và sản xuất ly giấy cho các nhà máy sản xuất mì ly Đây là cách giúp công ty giảm chi phí cấu thành giá vốn hàng hóa và tăng thêm lợi nhuận biên.
- Đối với chiến lược Marketing của mì Hảo Hảo, Acecook đã tạo nên sức hút đối với khách hàng bằng chất lượng của sản phẩm.
- Đối với chiến lược Marketing mì Hảo Hảo về sản phẩm, Acecook đã tạo sức hút đến với khách hàng bằng chất lượng sản phẩm tốt Sản phẩm mì Hảo Hảo được sản xuất dựa trên quy trình kiểm soát quốc tế vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt nên luôn có chất lượng tốt nhất.
Chiến lược về giá
- Theo thống kế, người tiêu dùng chính của Hảo Hảo là học sinh, sinh viên, người tiêu dùng ở vùng nông thôn chiếm tỉ lệ cao nên Acecook đưa ra giá bán lẻ là 3.500 đồng.
- Dùng chiến lược định giá sản phẩm thâm nhập vào thị trường nên lần đầu tiên ra mắt, những gói mì sẽ có mức giá 1.000 đồng Trải qua 20 năm phát triển, những gói mì đa dạng hương vị sẽ có mức giá 3.500 đồng trên thị trường Mức giá này sẽ phù hợp với túi tiền và nhu cầu của người dùng ở mọi tầng lớp xã hội.
- Chiến lược định giá sản phẩm đã giúp Vina Acecook thu hút được nhiều khách hàng tiếp cận so với các đối thủ cạnh tranh Ngoài ra, mục tiêu của chiến lược là giúp lôi kéo khách hàng dùng thử sản phẩm và giữ chân khách ở lại.
- Với việc cần cạnh tranh và giữ thị phần số 1 trên thị trường, chiến lược Marketing của Acecook về giá được xây dựng theo phương pháp định giá thâm nhập thị trường Doanh nghiệp sẽ đưa ra các mức giá bán thấp hơn so với thị trường trong lần ra mắt đầu tiên, điều này sẽ thu hút khách hàng tò mò và sử dụng thử sản phẩm mới, nhờ vậy sẽ giúp củng cố thị phần khi giá bán tăng trở lại ở mức bình thường
- Các sản phẩm của Acecook hầu như đều có mức giá thấp hơn so với thị trường Các sản phẩm của Acecook đều có xu hướng rẻ hơn so với các thương hiệu khác trên thị trường, để có thể tiếp cận với hầu hết các đối tượng khách hàng, kể cả học sinh, sinh viên hay những người ở vùng thôn quê Nhưng không vì thế mà sản phẩm của thương hiệu bị đánh giá thấp Acecook cũng nhắm tới những khách hàng có thu nhập cao bằng cách tung ra các sản phẩm được đóng gói bao bì sang trọng như mì Spaghetti Bistro từ 12.000-21.000 vnd.
Chiến lược phân phối
- Thông qua việc sử dụng đúng hệ thống phân phối, một công ty có thể tăng doanh số và duy trì những số liệu tích cực trong một khoảng thời gian dài hơn Điều này có nghĩa là một thị phần lớn hơn và tăng doanh thu và lợi nhuận
- Xác định vị trí chính xác là một hoạt động quan trọng mà nó được tập trung vào việc tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu vào đúng thời điểm
- Acecook hiện có hơn 11 nhà máy trên cả nước hoạt động theo hệ thống khép kín với dây chuyền tự động Quá trình sản xuất được kiểm soát 24/24 theo những tiêu chuẩn khắt khe về an toàn, vệ sinh thực phẩm quốc tế
- Về hệ thống phân phối, Acecook mở rộng hệ thống phân phối để giúp khách hàng tiếp cận được sản phẩm của mình một cách dễ dàng và tiện lợi nhất Các sản phẩm của thương hiệu này được tiếp thị và phân phối trên toàn quốc, các đại lý nhỏ đến lớn trải dài khắp các tỉnh thành/thành phố lớn ở Việt Nam, mỗi khu vực lớn đều có một văn phòng chi nhánh như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
- Acecook quyết định tạo ra một hệ thống tiếp thị và phân phối trên toàn quốc với hơn 700 đại lý cấp 1 phân phối hàng trải đều trong cả nước Mỗi khu vực đều có một văn phòng chi nhánh như ở Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP HCM.
- Chiếm hơn 50% thị phần, Acecook Việt Nam hiện đang sản xuất và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khoảng 3 tỷ gói mì ăn liền trung bình mỗi năm Vì vậy, để đảm bảo các sản phẩm được phân phối ổn định và sản phẩm luôn tươi mới, thương hiệu này cần sử dụng tới hơn 500 xe giao hàng/ngày
Acecook được biết đến là một thương hiệu dẫn đầu ngành hàng mì ăn liền với độ phủ hơn 95% điểm bán lẻ cả nước, mức độ nhận diện của những sản phẩm của Acecook dao động từ 80 – 100% (đặc biệt, nhãn hiệu HảoHảo gần như là thương hiệu quốc dân, có độ phủ nhận diện 100% đối với người tiêu dùng tại Việt Nam)
- Ngoài ra, thương hiệu cũng đẩy mạnh việc tiêu thụ xuất khẩu đến hơn
46 Quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Chiến lược xúc tiến
- Acecook đã đưa ra chiến lược quảng bá thông qua quảng cáo và truyền thông xã hội Thông qua các hoạt động quảng cáo, hoạt động xã hội, khuyến mãi… Acecook đã rất thành công để quảng bá các sản phẩm của mình Đối với chiến lược Marketing của mì Hảo Hảo, Acecook đã triển khai các chiến dịch như:
● Quảng cáo sản phẩm trên các kênh truyền hình, Radio có số lượng người xem đông Acecook còn tiến hành quảng cáo trên những áp phích đường phố hay các trang Web Chiến dịch gần đây nhất là “Làm gói đỡ thèm” đã nhận được phản hồi tích cực của người dùng nhờ cách truyền tải hiện đại, tích cực và phù hợp với giới trẻ Các chương trình khuyến mãi điển hình như “Ăn
Hảo Hảo, giàu điên đảo”, “Tỷ phú Hảo Hảo”,… đều nhận được sự phản hồi tích cực từ người tiêu dùng Acecook thường xuyên tổ chức các hoạt động xã hội như: “Tết sum vầy”, các hoạt động hỗ trợ người dân miền Trung bị ảnh hưởng bởi lũ lụt,… Trải qua hơn 30 năm hoạt động, công ty CP Acecook đã không ngừng phát triển và trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam Hiện nay, họ đã chiếm vị trí vững chắc trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền dinh dưỡng và chất lượng cao Để đạt được thành công như hiện tại Acecook đã triển khai những chiến dịch Marketing cực hiệu quả
- Qua những chiến lược Marketing của mì Hảo Hảo trên, Navee hy vọng bạn sẽ tìm được thông tin, hỗ trợ thêm ý tưởng cho các chiến lược quảng cáo Từ đó, bạn có thể tìm được những giải pháp tốt nhất cho chiến dịch quảng bá doanh nghiệp mình.
CHƯƠNG 4: MỐI QUAN HỆ GIỮA MARKETING VÀ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP LỘ TRÌNH CÔNG DANH VÀ MỤC TIÊU CẦN ĐỀ RA
Mối quan hệ giữa Marketing và bán hàng trong doanh nghiệp
- Tuy cùng hướng đến một mục đích nhưng mối quan hệ giữa marketing và bán hàng lại tương đối phức tạp Vì về bản chất đây là hai phạm trù hầu như đối lập với nhau
+ Marketing là một quá trình phân tích thị trường, lập kế hoạch và triển khai các ý tưởng kinh doanh để tiếp cận, duy trì mối quan hệ và tạo khách hàng cho doanh nghiệp của mình.
+ Cụ thể hơn, nhiệm vụ của bộ phận marketing là xác định đúng và đủ những nhu cầu của thị trường mục tiêu để xây dựng những chiến lược tiếp thị phù hợp sao cho thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tiềm năng Từ đó tạo mối quan hệ bền vững với khách và đảm bảo sự phát triển cho tình hình kinh doanh về lâu và dài.
+ Mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa marketing và bán hàng sẽ được thể hiện ở đây, khi đội ngũ bán hàng có nhiệm vụ hiểu biết và lập ra quy trình bán hàng để lôi kéo và thuyết phục khách hàng chi tiền mua sản phẩm của doanh nghiệp Bên cạnh đó là còn phải chăm sóc duy trì mối quan hệ tốt với khách để biến họ thành những khách hàng trung thành
+ Để làm được điều này thì doanh nghiệp đào tạo một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp nhằm lôi kéo được khách, từ đó tăng doanh thu hiệu quả.
● Về tiêu chí: Mối quan hệ giữa marketing và bán hàng có thể được phân định rõ ràng hơn nhờ 4 tiêu chí sau:
+ Mục tiêu của marketing là tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu thị trường thông qua quá trình tiếp thị để làm tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp.
+ Trong khi đó, điểm xuất của bán hàng là tại nhà máy - nơi cung cấp sản phẩm.
+ Marketing tập trung vào việc quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm cũng như tìm hiểu tâm lý và nhu cầu của khách hàng để xây dựng chiến lược tiếp thi phù hợp nhất Đồng thời xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách.
+ Ngược lại, bán hàng chỉ chú ý vào việc tiêu thụ được càng nhiều sản phẩm của doanh nghiệp càng tốt để thu về lợi nhuận Mục tiêu này có xu hướng ngắn gọn so với marketing.
+ Marketing sử dụng các phương pháp cần thiết cho quá trình tiếp thị như định giá sản phẩm, truyền đạt những giá trị của sản phẩm đến khách hàng và đo lường mức độ hiệu quả của chiến dịch.
+ Trong khi đó, bán hàng chỉ tập trung vào khâu “bán hàng” mà thôi, cụ thể là tư vấn sản phẩm, tất cả nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
+ Sự mâu thuẫn lớn nhất trong mối quan hệ giữa marketing và bán hàng được tập trung ở đây Marketing có nhiệm vụ xây dựng hình ảnh và tạo ra nhiều giá trị cho doanh nghiệp bằng cách cung cấp những giải pháp để cải thiện trải nghiệm tìm mua của khách hàng + Còn với khách hàng, mục tiêu duy nhất của bộ phận này đó là nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách bán sản phẩm Từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp nhanh nhất có thể.
Thành viên
4.2.1 Đánh giá thành viên qua MBTI :
Họ và tên Nhóm tính cách Đề xuất
Nghiêm Thị Lan Anh ENFP ( Người truyền cảm hứng )
Nguyễn Mạnh Duy ESTJ( Người giám hộ) Marketing
Vũ Xuân Hiếu ISTJ( Người có trách nhiệm )
Lỗ Thị Thu Trang ESTJ( Người giám hộ) Marketing
- ENFP ( Người truyền cảm hứng ).
- Nghề nghiệp phù hợp: Marketing.
+ Nhiệt tình, trách nghiệm, mạnh mẽ, sôi nổi, giao tiếp tốt, nhiệt huyết, cẩn thận, liên kết với người khác, không thích người khác điều khiển mình, sáng tạo và năng động
+ Có kỹ năng nghề nghiệp: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích dữ liệu, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng lập kế hoạch.
+ Có kỹ năng mềm: Quản lý thời gian, làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt trong từng công việc.
+ Bốc đồng, không kiểm soát được cảm xúc, không tin tưởng đồng đội.
- Những kỹ năng, kiến thức, thái độ cần trau dồi thêm:
+ Trau dồi thêm kiến thức trên sách vở, giảng đường và Youtube.v v…
+ Học hỏi thêm kinh nghiệm từ mọi người.
+ Sử dụng ngôn từ hiệu quả.
+ 2025: Thực tập sinh ở vị trí bán hàng (6- 11 tháng).
+ 2026: Nhân viên bán hàng chính thức (1 năm kinh nghiệm).
+ 2027: Chuyên viên bán hàng và marketing (2 - 3 năm kinh nghiệm).
+ 2030: Trưởng nhóm bán hàng (5 năm kinh nghiệm).
+ 2032: Quản trị bán hàng (6 năm kinh nghiệm).
+ 2034: Quản trị kinh doanh (8 năm kinh nghiệm).
+ 2037: Giám đốc bán hàng (hơn 10 năm kinh nghiệm).
- Nghề nghiệp phù hợp: Marketing
+ Thích tạo tạo ra trật tự.
+ Xuất sắc trong việc tổ chức.
+ Trung thành, kiên nhẫn và đáng tin cậy.
+ Thẳng thắn và trung thực.
+ Thường khá cứng nhắc và bướng bỉnh.
+ Cảm thấy khó khăn để thư giãn.
+ Khó chịu với các giải pháp không theo quy ước.
+ Có thể tập trung vào địa vị xã hội.
- Những kĩ năng, kiến thức, thái độ cần trau dồi thêm:
+ Chịu trách nhiệm với bản thân mình.
+ Luôn là chính mình trong các mối quan hệ.
+ 2025: Thực tập sinh ở vị trí bán hàng ( 6-11 tháng ).
+ 2026: Nhân viên bán hàng chính thức ( 1 năm kinh nghiệm)
+ 2027: Chuyên viên bán hàng và marketing ( 2-3 năm kinh nghiệm ).+ 2030: Trưởng nhóm bán hàng ( 5 năm kinh nghiệm ).
+ 2032: Quản trị bán hàng ( 6 năm kinh nghiệm ).
+ 2034: Quản trị kinh doanh ( 8 năm kinh nghiệm ).
+ 2037: Giám đốc bán hàng ( hơn 10 năm kinh nghiệm ).
- ISTJ ( Người có trách nhiệm ).
- Nghề nghiệp phù hợp: Marketing
+ Nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ và bổn phận của mình + Thường hăng hái, lạc quan và thân thiện.
+ Có những kỹ năng xử lí tình huống trong mọi việc.
+ Rất nghiêm túc trong các cam kết của mình, mong muốn tìm kiếm các mối quan hệ lâu dài.
+ Có khả năng đưa ra hình thức kỷ luật cần thiết.
+ Giao tiếp tốt, nhiệt huyết.
+ Có xu hướng lúc nào cũng muốn lãnh đạo người khác.
+ Không thể chịu nổi được sự thiếu hiệu quả và tùy tiện.
+ Đôi lúc chưa kiểm soát được tính nóng.
- Những kĩ năng, kiến thức, thái độ cần trau dồi thêm:
+ Cần trau dồi thêm kiến thức trong sách và mạng xã hội
+ Học hỏi thêm kiến thức từ những người đi trước.
+ Tích cực nghe giảng và học thêm ngoại ngữ vv v.
+ 2025 :Nhân viên bán hàng (1 năm ) + 2026 :Trưởng nhóm bán hàng và phòng marketing ( kinh nghiệm
1 năm bán hàng )+ 2030 :Quản lý phòng marketing ( 4 năm kinh nghiệm trưởng nhóm marketing )
+ 2037 :Phó giám đốc phòng marketing ( 7 năm kinh nghiệm quản lý phòng marketing ) + 2039 :Tổng giám đốc phòng marketing ( 2 năm kinh nghiệm làm phó giám đốc phòng marketing ).
- Nghề nghiệp phù hợp: Marketing
+ Tích cực trong các tổ chức.
+ Trung thực, thẳng thắn và có nguyên tắc
+ Thường khá cứng nhắc và bướng bỉnh.
+ Thận trọng quá sẽ bị suy nghĩ rồi bỏ lỡ cơ hội
+ Khó chịu với các giải pháp không theo quy định.
- Những kĩ năng, kiến thức, thái độ cần trau dồi thêm:
+ Trau dồi ưu điểm và kiến thức bên ngoài xã hội.
+ Cần suy nghĩ và đưa ra quyết định rõ dàng hơn.