1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý xã hội về dân tộc và tôn giáo quản lý xã hội về tôn giáo trên địa bàn tỉnh điện biên hiện nay 2

40 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 58,11 KB

Nội dung

Đặc điểm về chủ thể quản lý xã hội về tôn giáoChủ thể quản lý xã hội về tôn giáo bao gồm: Chính phủ; Bộ Nội vụ; Ban Tôngiáo Chính phủ; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Nội vụ; Cấp huyện; C

Trang 1

TIỂU LUẬN Môn: Quản lý xã hội về dân tộc và tôn giáo

Đề tài: QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ĐIỆN BIÊN HIỆN NAY

Trang 2

MỞ ĐẦU

Trang 3

1 Lý do chọn đề tài

Tôn giáo vừa là một thực thể xã hội vừa là tổ chức xã hội, ra đời từhàng nghìn năm nay và sẽ tồn tại song song với sự phát triển của loài người.Tôn giáo ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội,tâm lý, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia

Việt Nam là một nước đa dân tộc, đa tôn giáo, với đời sống tôn giáo đadạng và khá phức tạp Hiện nay, tôn giáo đã và đang trở thành nhu cầu tinhthần của một bộ phận nhân dân, các hoạt động của tôn giáo được khôi phục vàphát triển mạnh mẽ, số người theo tôn giáo ngày càng tăng Sự phát triểnmạnh mẽ của tôn giáo cũng khiến cho những thế lực xấu ra sức lợi dụng tôngiáo, nhân quyền nhằm chống phá Đảng và nhà nước ta Vì vậy, Đảng và Nhànước ta đã xác định phải tăng cường quản lý xã hội về hoạt động tôn giáo,xem đây là một hoạt động thường xuyên liên tục của mỗi địa phương để vừađảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng, vừa kịp thời đấu tranhchống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để đi ngược lại lợi ích của nhândân, của dân tộc Đây là một nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa quyết định sựthành bại của công tác tôn giáo trong tình hình mới

Tỉnh Phú Thọ là một tỉnh thuộc khu vực Trung du và miền núi phíaBắc, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.Trong những năm qua, chính quyền tỉnh Phú Thọ luôn quan tâm, coi trọngcông tác quản lý tôn giáo trên địa bàn tỉnh Trong thời gian qua, tỉnh Phú Thọ

đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong quản lý xã hội về tôn giáo Tuynhiên, quản lý xã hội về tôn giáo vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định,cùng với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm

ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội

Xuất phát từ thực trạng tôn giáo và công tác quản lý xã hội về tôn giáohiện nay tại tỉnh Phú Thọ, việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý xã hội về

Trang 4

tôn giáo nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các hoạt động tôn giáo luôn nằmtrong khuôn khổ pháp luật là nhu cầu cấp thiết trên địa bàn tỉnh tỉnh Phú Thọ

hiện nay Chính vì những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài “Quản lý xã hội về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay” làm đề tài tiểu luận kết thúc

môn của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Tiểu luận làm rõ một số vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng quản lý

xã hội về tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay Trên cơ sở đó, đề xuất phươnghướng và giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác này ở tỉnh Phú Thọ trongnhững năm tới

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu trên, tiểu luận có các nhiệm vụ cụ thể như sau:

Một là làm rõ các cơ sở lý luận quản lý xã hội về tôn giáo

Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý xã hội về tôn giáo ở

tỉnh Phú Thọ hiện nay

Ba là, đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản để hoàn thiện và nâng

cao hiệu quả quản lý xã hội về tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý xã hội về tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay

Về thời gian: Từ năm 2018 đến năm 2021

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Trang 5

4.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôngiáo và quản lý xã hội đối với hoạt động tôn giáo

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận được dựa trên phương pháp luận biện chứng duy vật của chủnghĩa Mác – Lênin trong việc phân tích, xem xét vấn đề nghiên cứu Ngoài ratiểu luận còn sử dụng phương pháp lôgic, so sánh, phân tích- tổng hợp,nghiên cứu tài liệu, tổng kết thực tiễn…

Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,kết cấu của Tiểu luận gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý xã hội về tôn giáo

Chương 2: Thực trạng quản lý xã hội về tôn giáo trên địa bàn tỉnh PhúThọ hiện nay

Chương 3: Phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý

xã hội về tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới

NỘI DUNG Chương 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ TÔN GIÁO 1.1 Một số khái niệm liên quan, đặc điểm của quản lý xã hội về tôn giáo

1.1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1.1 Khái niệm quản lý

Hoạt động quản lý đã xuất hiện từ lâu, nhưng thuật ngữ “quản lý” chođến nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau Tùy từng mục tiêu và dưới các

Trang 6

góc độ nghiên cứu, người ta có thể đưa ra những quan niệm khác nhau vềquản lý

Theo quan điểm của học thuyết Mác-Lênin, một trong những nguyênnhân thúc đẩy sự ra đời của nhà nước trong lịch sử xã hội loài người đó là nhucầu quản lý Nhà nước ra đời quản lý xã hội nhằm tạo ra một trật tự xã hội cólợi cho giai cấp thống trị (mà nhà nước là đại diện)

Khái niệm quản lý nói chung được đề cập trong sách “Một số thuật ngữ hành chính” của Viện Nghiên cứu hành chính, Học viện Hành chính quốc gia

là “quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý” [a, tr.36] Nói cách khác, quản lý là hoạt

động có ý thức của con người, nhằm sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, điều hành,hướng dẫn, kiểm tra các quá trình xã hội và hoạt động của con người đểhướng chúng phát triển phù hợp với quy luật xã hội, đạt được mục tiêu xácđịnh theo ý chí của nhà quản lý với chi phí thấp nhất

Hiện nay, các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý lại quan niệm, quản lý

là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt độngcủa con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã

đề ra và đúng với ý chí của người quản lý Theo cách hiểu này, quản lý là việc

tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được mục đích của ngườiquản lý Như vậy, cách tiếp cận này đã nói rõ cách thức quản lý và mục đíchquản lý

Như vậy, quản lý được hiểu là sự tác động có tổ chức, quyền uy và cóđịnh hướng của chủ thể lên khách thể, nhằm đạt được mục tiêu định trước

1.1.1.2 Khái niệm quản lý xã hội

Ngày nay, quản lý xã hội không còn là vấn đề mới mẻ, bởi nó được hìnhthành và được các chủ thể quản lý sử dụng ở tất cả các lĩnh vực quản lý Dướinhững góc độ tiếp cận khác nhau đã có những cách hiểu và định nghĩa khácnhau về quản lý xã hội

Trang 7

Quản lý xã hội là những tác động có ý thức của các chủ thể xã hội (cánhân hoặc tổ chức) vào xã hội nhằm sắp xếp và duy trì các phẩm chất đặc thùcủa xã hội, đáp ứng sự tồn tại và phát triển xã hội trong tất cả các lĩnh vựchoạt động của nó như lao động và học tập, văn hóa chính trị, tôn giáo và cáccông tác xã hội khác.

Theo Giáo trình “Lý thuyết chung về quản lý xã hội” của tác giả Nguyễn

Vũ Tiến, khái niệm quản lý xã hội được hiểu như sau: “Quản lý xã hội là sự tác động liên tục, có tổ chức của các chủ thể lên các lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội) và các đối tượng có liên quan, nhằm duy trì và phát triển xã hội theo quy luật khách quan và các đặc trưng của xã hội” [b, tr.13].

Theo nghĩa rộng, quản lý xã hội là hiện tượng vốn có của các hệ thống

xã hội, bảo đảm duy trì tính vẹn toàn, sự đặc thù về chất, sự tái tạo và sự pháttriển của hệ thống xã hội đó

Theo nghĩa hẹp, quản lý xã hội là sự tác động có ý thức, có hệ thống, có

tổ chức của chủ thể quản lý đến xã hội nhằm chấn chỉnh và hoàn thiện hoạtđộng xã hội đó đạt mục đích đã xác định

Từ hai cách tiếp cận trên, ta có thể hiểu quản lý xã hội là sự tác động có

tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đối với các hoạt động của đờisống xã hội nhằm hướng tới mục tiêu nhất định

1.1.1.3 Khái niệm về tôn giáo

Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử, xã hội đã có từ lâu trong đời sống tinhthần của con người Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo đã ảnhhưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, đạo đức, lối sốngcủa nhiều dân tộc, nhiều quốc gia khác nhau Hiện nay tuỳ vào cách tiếp cận

và mục tiêu nghiên cứu, người ta đưa ra những khái niệm khác nhau về tôngiáo

Theo quan niệm của C.Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh

bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự

Trang 8

không có tinh thần” [5, tr.569] Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của tôn giáo của Ph.Ăngghen: “Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu

óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày…” [6, tr.437] Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin tôn giáo

là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh niềm tin của con người vào lực lượngsiêu nhiên và cho rằng lực lượng siêu nhiên này quyết định cuộc sống của họ.Đồng thời, với niềm tin của con người vào lực lượng siêu nhiên nó thể hiện sựbất lực của con người trước tồn tại xã hội đã sinh ra nó

Dưới góc độ pháp lý, khái niệm tôn giáo được thể hiện tại Khoản 5

Điều 2 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức” [10, tr.8]

Như vậy, rất khó có thể đưa ra khái niệm hay định nghĩa tôn giáo mộtcách hoàn chỉnh, được mọi người, mọi nhà nghiên cứu, nhà khoa học côngnhận với đầy đủ góc độ, khía cạnh khác nhau, nhưng có thể khẳng định tôngiáo là hình thái ý thức xã hội, một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, đề cậpđến tôn giáo là nói đến hoạt động của con người, trong đó thể hiện mối quan

hệ giữa hai thế giới thực tế và hư ảo, của hai tính trần tục và thiêng liêng,trong đó lực lượng siêu nhiên, siêu phàm chi phối đời sống vật chất và tinhthần hàng ngày của con người (tín đồ)

1.1.1.4 Khái niệm quản lý xã hội về tôn giáo

Từ các khái niệm như đã trình bày ở phần trên, ta có thể đưa ra khái niệm vềquản lý xã hội về tôn giáo theo nghĩa như sau: Là một dạng quản lý xã hộimang tính chất nhà nước, chức năng nhiệm vụ của nhà nước, là quá trình chấphành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thốnghành pháp để điều chỉnh các quá trình tôn giáo và mọi hành vi hoạt động tôngiáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo quy định pháp luật

Trang 9

1.1.2 Đặc điểm quản lý xã hội về tôn giáo

1.1.2.1 Đặc điểm về chủ thể quản lý xã hội về tôn giáo

Chủ thể quản lý xã hội về tôn giáo bao gồm: Chính phủ; Bộ Nội vụ; Ban Tôngiáo Chính phủ; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Nội vụ; Cấp huyện; Cấp xã

Theo quy định tại Điều 61, luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 về tráchnhiệm quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tôn giáo trong phạm vi cả nước

Cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở Trung ương chịu trách nhiệmtrước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về tôn giáo

Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm

vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về tôn giáo

Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Uỷ ban nhândân huyện đồng thời thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp

xã quy định tại Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016

1.1.2.2 Đặc điểm về đối tượng quản lý xã hội về tôn giáo

Đối tượng quản lý xã hội về tôn giáo gồm:

Tổ chức tôn giáo: Ở Việt Nam, tổ chức tôn giáo được coi là tổ chức xã

hội Bởi vậy, việc hình thành, sáp nhập, giải thể…phải tuân thủ quy trình củapháp luật

Tín đồ, chức sắc, nhà tu hành: Là công dân Việt Nam, tín đồ, chức sắc

tôn giáo, nhà tu hành vừa mang những đặc điểm chung của người Việt Nam,nhưng cũng mang những nét đặc trưng riêng của người có đạo

Đối tượng quản lý xã hội về tôn giáo còn có cả cơ sở vật chất phục vụcác sinh hoạt tôn giáo như: đình, chùa, nhà thờ, văn miếu, văn thánh Cơ sởthờ tự không đơn giản chỉ là một thực thể vật chất mà còn bao hàm ý nghĩa vàgiá trị văn hóa tinh thần thiêng liêng Ngoài ra còn có các công trình khác cóliên quan phục vụ cho sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng giáo dân, nó là tài sảncủa giáo hội, đồng thời là nơi diễn ra các hoạt động tôn giáo, được Nhà nướccấp giấy chứng nhận và giao cho các tổ chức tôn giáo quản lý

Trang 10

1.1.2.3 Quản lý xã hội về tôn giáo mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng công cụ pháp luật, chính sách về tôn giáo để quản lý

Quyền lực ở đây được hiểu là khả năng chi phối của một chủ thể đến mộtkhách thể trong mối quan hệ nào đó, nhằm đạt được một mục tiêu nhất định.Theo đó, quyền lực của chủ thể quản lý nhà nước về tôn giáo hay cơ quanquản lý nhà nước về tôn giáo được hiểu là khả năng chi phối lãnh đạo, quản lýđến đối tượng quản lý (các chức sắc, nhà tu hành, ) trong mối quan hệ vậnđộng phát triển nhằm mục tiêu tổng thể, mục tiêu phát triển chung về kinh tế,

xã hội và các lĩnh vực khác, trong đó có lĩnh vực tôn giáo Quản lý xã hội vềtôn giáo là hoạt động thực thi quyền hành pháp, là sự tác động, điều chỉnh có

tổ chức tôn giáo do các cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước từ Trungương đến cơ sở (Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp) tiến hành

1.2 Mục tiêu, nguyên tắc và nội dung quản lý xã hội về tôn giáo

1.2.1 Mục tiêu quản lý xã hội về tôn giáo

1.2.1.1 Mục tiêu tổng quát

Nhằm đảm bảo quyền tự do tôn giáo của nhân dân; tăng cường khối đạiđoàn kết dân tộc; để các hoạt động tôn giáo diễn ra trong khuôn khổ phápluật, việc thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đốivới tôn giáo

1.2.1.2 Mục tiêu cụ thể

Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, cần hướng tới vàđạt được những mục tiêu chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, quản lý xã hội về tôn giáo trước hết phải bảo đảm được

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật

Thứ hai, quản lý xã hội về tôn giáo phải phát huy được những mặt tích

cực, khắc phục được những hạn chế, tiêu cực của tôn giáo đối với sự pháttriển của xã hội, chống lợi dụng tôn giáo chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa

Trang 11

Thứ ba, quản lý xã hội đối với hoạt động tôn giáo phải thực hiện được

mục tiêu đoàn kết đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không có tínngưỡng, tôn giáo, tạo ra sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắnglợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thứ tư, quản lý xã hội về tôn giáo phải đảm bảo sự tăng cường vai trò

của nhà nước trong việc điều chỉnh các hoạt động tôn giáo

1.2.2 Nguyên tắc quản lý xã hội về tôn giáo

Quản lý xã hội đối với hoạt động tôn giáo không ngoài mục đích bảođảm cho hoạt động tôn giáo diễn ra trong khuôn khổ của Hiến pháp và phápluật vì lợi ích chung, trong đó có cả lợi ích của đồng bào có đạo và lợi ích củacác Giáo hội

Quản lý xã hội về tôn giáo có một số nguyên tắc chính sau:

Một là, nguyên tắc đảm bảo cho mọi công dân được bình đẳng trước Hiến pháp và pháp luật

Bình đẳng trước pháp luật được coi là một nguyên tắc Hiến định, khôngchỉ thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 mà còn được cụ thể hóa trong các lĩnhvực cụ thể của quan hệ pháp luật Theo đó, công dân có quyền tự do tínngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào

Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật Những nơi thờ tự của cáctín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ Không ai được xâm phạm tự dotín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật

Trang 12

Vì vậy, không phân biệt nghĩa vụ và quyền lợi của công dân vì lý dotôn giáo, công dân theo tôn giáo và không theo tôn giáo đều bình đẳng trướcpháp luật, được hưởng mọi quyền lợi công dân, đồng thời có trách nhiệm thựchiện nghĩa vụ công dân Đây là nguyên tắc đồng thời cũng là nội dung quantrọng của quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Hai là, nguyên tắc đảm bảo tự do tôn giáo của công dân

Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của con người đã xuất hiện từ xa xưatrong lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài người Niềm tin tôn giáokhó áp đặt cũng không dễ tước đoạt, nó tồn tại như nhu cầu khách quan củađời sống hiện thực Vì vậy, tại Điều 8 Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo đãkhẳng định: “Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để pháhoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyêntruyền chiến tranh, tuyên truyền trái pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia

rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng,xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của ngườikhác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị

đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác” [13, tr.3] Chính vì

những lý do trên nhà nước có trách nhiệm quản lý và điều chỉnh các hoạtđộng của cá nhân và tổ chức tôn giáo sao cho những hoạt động ấy diễn ratrong khuôn khổ của pháp luật, không ảnh hưởng đến xã hội

Ba là, nguyên tắc về tính thống nhất giữa sinh hoạt tôn giáo và bảo tồn giá trị văn hóa

Sự tồn tại của tôn giáo cũng có nghĩa là sự bảo lưu văn hóa Việc giữgìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc không thể không quan tâm đến sinhhoạt tín ngưỡng dân gian và tôn giáo truyền thống mà nhân dân ta lưu giữ quanhiều đời nay Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị văn hóa đích thực khôngthiếu những hiện tượng phản văn hóa có trong tôn giáo, những hủ tục cũ trỗidậy, mê tín dị đoan gia tăng, thương mại hóa trong tôn giáo phát triển…những hiện tượng ấy trà trộn, thẩm thấu vào sinh hoạt tôn giáo làm vẩn đục

Trang 13

bầu không khí sinh hoạt tôn giáo lành mạnh Quản lý xã hội đối về tôn giáolàm sao vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời loại bỏ dầnnhững hiện tượng phản văn hóa trong sinh hoạt tôn giáo

Bốn là, nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất, hài hòa lợi ích cá nhân, cộng đồng và lợi ích quốc gia, xã hội.

Người có tín ngưỡng, tôn giáo và người không có tín ngưỡng, tôn giáo

thường có nhiều nhu cầu xuất hiện trong đời sống xã hội Đối với tín đồ cáctôn giáo, nhu cầu tâm linh của họ được nhà nước coi trọng và tạo mọi điềukiện để họ đáp ứng nhu cầu ấy Nhưng ở vào một thời điểm nào đó đứngtrước nhiều nhu cầu thì ở đây đòi hỏi tín đồ phải giải quyết hài hòa, thỏa đánggiữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể với lợi ích chung của xã hội Thực hiệnnguyên tắc này đòi hỏi phải giải quyết tốt các xung đột, mâu thuẫn xuất hiệngiữa các chủ thể nói trên

Năm là, những hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng và hợp pháp của tín đồ phải được đảm bảo

Những hoạt động tôn giáo vì lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân đượckhuyến khích Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, lợidụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, phá hoại sự nghiệp đoànkết toàn dân, làm phương hại đến nền văn hóa lành mạnh của dân tộc và hoạtđộng mê tín dị đoan đều bị lên án và xử lý vi phạm theo luật định

1.2.3 Nội dung quản lý xã hội về tôn giáo

Một là, xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo Đây là hoạt động xây dựng và đưa ra các quyết định chính sách, ban

hành văn bản quy phạm pháp luật Các cơ quan đơn vị chuyên môn phân tích,xác định mục tiêu chính sách, giải pháp chính sách, đánh giá tác động của vănbản quy phạm pháp luật về tôn giáo để đưa ra những lựa chọn chính sáchđúng đắn, các quy định của pháp luật về tôn giáo Nhà nước xây dựng chính

Trang 14

sách, pháp luật về tôn giáo nhằm đảm bảo các quyền con người về tôn giáo,đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo ra cơ chế quản lý đốivới các hoạt động tôn giáo Chính sách, pháp luật về tôn giáo đặt trong mốiquan hệ với các quy định của pháp luật khác trong tổng thể hệ thống pháp luậtViệt Nam Nhà nước xây dựng, ban hành và đảm bảo thực hiện các quyềnhiến định, luật định của con người và công dân về tôn giáo, kiểm soát việctuân thủ các quy định pháp luật về nội dung, thủ tục liên quan đến các quyềncon người về tôn giáo hay tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.

Hai là, quy định tổ chức bộ máy nhà nước về tôn giáo Căn cứ vào quy

định của pháp luật hiện hành, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáobao gồm: Chính phủ; Bộ Nội vụ; Ban Tôn giáo Chính phủ; Các Bộ, ngànhkhác có liên quan; các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương

Ba là, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo Tổ chức

thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo là toàn bộ quá trình chuyển hoá ýchí của chủ thể quản lý xã hội về tôn giáo trong chính sách, pháp luật thànhhiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu định hướng

Bốn là, phổ biến, giáo dục pháp luật về tôn giáo Đây là hoạt động có

tổ chức của chủ thể nhằm phổ biến, giáo dục pháp luật về tôn giáo có tác độngmột cách thường xuyên, liên tục và lâu dài lên đối tượng được phổ biến, giáodục pháp luật về tôn giáo nhằm mục đích hình thành ở đối tượng tri thức phápluật, tình cảm pháp lý và hành vi xử sự phù hợp với các quy định của phápluật về tôn giáo hiện hành

Năm là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo

Sáu là, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tôn giáo.

Bảy là, quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tôn giáo

Trang 15

1.3 Vai trò và tầm quan trọng của quản lý xã hội về tôn giáo

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, đồng thời là thực thể xã hội,tôn giáo luôn biến động, phản ánh sự biến đổi của lịch sử nhân loại Tôn giáo

ra đời từ những tiền đề kinh tế-xã hội, từ nguồn gốc tâm lý và nhận thức,trong đó nguồn gốc kinh tế- xã hội giữ vai trò quyết định hác cần tôn trọng vàbảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân Trong quá trình tồntại và phát triển của mình, tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến nhiều lĩnh vựcthuộc đời sống xã hội của nhiều quốc gia Bên cạnh xu hướng hành đạo cùngdân tộc, thuần túy tôn giáo, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật cũng đã xuất hiệnhoạt động tôn giáo không bình thường, vi phạm pháp luật, lợi dụng tínngưỡng tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan Ngoài ra, một số người lợidụng tự do tín ngưỡng tiến hành hoạt động chống đối chính quyền, kích độngtín đồ tạo điểm nóng tôn giáo gây mất ổn định chính trị

Do đó, để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, pháthuy những mặt tích cực, khắc phục hạn chế, tiêu cực, chúng ta cần phải tổchức quản lý xã hội để cho các hoạt động của đạo tôn giáo diễn ra phù hợpvới đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phùhợp với sự phát triển và lợi ích của quốc gia, dân tộc

Việc tăng cường quản lý xã hội về tôn giáo có vai trò quan trọng, nó thểhiện ở các nội dung sau:

Thứ nhất, hoạt động tôn giáo có liên quan đến tất cả lĩnh vực của đời

sống xã hội, với chức năng quản lý xã hội của mình, Nhà nước đóng vai tròhết sức quan trọng trong việc quản lý tôn giáo và các hoạt động tôn giáo nhằmđảm bảo trật tự của xã hội, duy trì sự phát triển của xã hội theo định hướngcủa nhà nước, qua đó hiện thực hóa mục tiêu chính trị của đảng cầm quyềnđại diện cho lợi ích của giai cấp cầm quyền trong xã hội

Thứ hai, sự nghiệp đổi mới do Đảng ta lãnh đạo diễn ra trên tất cả các

lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có đời sống tôn giáo, việc tăng cường

Trang 16

quản lý xã hội các hoạt động tôn giáo nhằm hiện thực hóa đường lối, chínhsách, pháp luật được hiện thực, tạo mối đoàn kết gắn bó giữa đồng bào có đạo

và không có đạo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực cho sựthành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thứ ba, tăng cường quản lý xã hội về tôn giáo nhằm đập tan âm mưu

của các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách lợi dụng vấn đề tôn giáo để chốngphá cách mạng nước ta, tạo điều kiện để đồng bào lương – giáo tích cực thamgia xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Thứ tư, Việt Nam đang trên con đường mở cửa, hội nhập để phát triển,

theo đó các thế lực thù địch cũng thông qua con đường hợp tác, liên doanh, dulịch… thâm nhập vào những vùng nhạy cảm về tôn giáo, mua chuộc một sốchức sắc, tín đồ tôn giáo Tăng cường quản lý xã hội đối với hoạt động tôngiáo giúp cho việc hội nhập quốc tế của đất nước ta có nhiều thành công hơn

Trang 17

Chương 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY 2.1 Những yếu tố tác động đến việc quản lý xã hội về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Phú Thọ là vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc, là nơi có bề dày truyềnthống lịch sử và hàng nghìn năm văn hiến từ khi Vua Hùng dựng nước VănLang Với vị trí “ngã ba sông”- điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà vàsông Lô, là cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, cách Hà Nội 80km vềphía Bắc Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đườngsắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng

và các nơi khác Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuậtgiữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc Phú Thọ có

hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy

Phú Thọ nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, nhìnchung khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng Diệntích đất khá lớn, đất đai có thể trồng cây nguyên liệu phục vụ cho 1 số ngànhcông nghiệp chế biến Tài nguyên rừng của Phú Thọ được xếp vào những tỉnh

có độ che phủ rừng lớn so với các tỉnh trong cả nước (chiếm 42% diện tích tựnhiên), cung cấp hàng vạn tấn gỗ cho công nghiệp chế biến hàng năm Nằm ởtrung lưu của hệ thống sông Hồng, hệ thống sông ngòi của tỉnh phân bố tươngđối đồng đều, gồm 3 con sông lớn là Sông Hồng, Sông Đà và Sông Lô cùngvới hàng chục sông, suối nhỏ khác đã tạo ra nguồn cung cấp nước chủ yếucho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, có điều kiện phát triển vận tải thủy,nuôi trồng thủy sản, đủ nguồn nước mặt cung cấp cho yêu cầu phát triển kinh

tế - xã hội

Trang 18

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Từ năm 1997, tỉnh Phú Thọ được tái lập cho đến nay trải qua 24 nămphấn đấu Đảng và nhân dân tỉnh Phú Thọ đã tạo ra một diện mạo kinh tế - xãhội mới

Tỉnh Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xãPhú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, LâmThao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập Thành phốViệt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh; 274 đơn vị hànhchính cấp xã gồm 14 phường, 10 thị trấn và 250 xã, trong đó có 214 xã miềnnúi, 7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt khó khăn

Trong những năm qua, phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Phú Thọ thực hiệntrong điều kiện có những yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen, diễn biếnphức tạp hơn so với dự báo, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu xuất hiệnbất thường, đặc biệt là đại dịch Covid-19, tác động lớn đến sản xuất, đời sốngNhân dân Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhândân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh, nhất là trong năm 2020, 2021 vừa tập trungphòng, chống dịch bệnh, vừa duy trì, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội,

về tổng thể trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh kết quả đạtđược khá toàn diện Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 05 năm 2016 -

2020 đạt 7,58%; trong đó: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,68%, côngnghiệp - xây dựng tăng 10,84%, dịch vụ tăng 6,79% Cơ cấu kinh tế chuyểndịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng nhanh tỷtrọng của công nghiệp và dịch vụ Hết năm 2020, cơ cấu GRDP ngành côngnghiệp - xây dựng chiếm 36,5%, dịch vụ 40,5%, nông lâm nghiệp 23% (tỷ lệ

cơ cấu tương ứng năm 2015 là 33,5% - 42,4% và 24,1%) Thu hút đầu tư kếtcấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng then chốt đạt kết quả quan trọng, tạo sức lantỏa và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Đời sống của ngườidân nhìn chung ổn định, công tác an sinh xã hội được Đảng và Nhà nước từTrung ương đến địa phương quan tâm, hỗ trợ kịp thời Hiện nay, tỉnh đã phổ

Trang 19

cập giáo dục tiểu học cho 13/13 huyện, thị, thành phố với 100% số xã, tỷ lệngười biết chữ đạt 98,3% dân số

Như vậy với những yếu tố tác động nêu trên, ta có thể thấy những đặcđiểm về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội trên địa bàntỉnh Phú Thọ là những yếu tố tác động rất mạnh mẽ đến công tác quản lý xãhội về tôn giáo, trong đó tác động lớn đến nội dung hoạt động tôn giáo có yếu

tố nước ngoài và công tác đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo Tuy nhiên quátrình phát triển cũng nảy sinh những nhân tố tiêu cực; những hạn chế bất cập

và nó đang là những yếu tố gây kìm hãm sự phát triển của tỉnh, nó cũng ảnhhưởng đến hiệu quả quản lý xã hội về tôn giáo trên địa bàn tỉnh

2.1.3 Thực trạng tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 2 tôn giáo chính là đạo Phật và đạo Cônggiáo với 230.935 tín đồ chiếm 17,76 % dân số toàn tỉnh

Đạo Công giáo có 133.785 tín đồ, chiếm 10,29 % dân số; có 62 linh

mục thường trú và làm mục vụ; 04 linh mục, 01 tu sinh đang đi đào tạo tạinước ngoài, 91 chủng sinh các khóa đang học tại các Đại chủng viện; 1080chức việc, có 8 nhà Dòng Mến Thánh giá với 32 tu sĩ Về tổ chức giáo hội:trên địa bàn tỉnh có 42 giáo xứ với 149 giáo họ, 70 nhóm sinh hoạt tôn giáotập trung thuộc 2 giáo phận Hưng Hóa và Bắc Ninh (giáo phận Bắc Ninh cógiáo xứ Vân Cương gồm 2 họ giáo: Vân Cương và Vân Tập; họ giáo BạchHạc thuộc giáo xứ Hoà Loan) và trên 20 loại tổ chức hội đoàn tôn giáo thuhút hàng chục ngàn tín đồ tham gia Cơ sở tôn giáo có 128 nhà thờ, nhànguyện

Đạo Phật có 97.150 phật tử chiếm 7,47 % dân số sinh hoạt tôn giáo tại

328 ngôi chùa, có 167 sư Về tổ chức, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Namtỉnh được thành lập và hoạt động 5 nhiệm kỳ; 13/13 huyện, thành, thị thành

Trang 20

lập Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện Tại các địa phương đãthành lập được 225 Ban Đại diện Phật giáo xã, phường, thị trấn

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có đạo BaHa’i, đạo Tin lành và một sốđạo lạ hoạt động, cụ thể:

Phật giáo Nguyên thủy có 5 nhóm với 47 người.

Đạo BaHa’i có 10 tín đồ thuộc xã Kim Thượng và Xuân Đài, huyện

Tân Sơn (trong đó có 01 đang sinh sống tại địa phương còn lại không có mặttại địa phương) Hiện nay chưa đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung

Đạo Tin lành: 11 tổ chức với 29 điểm nhóm đang hoạt động và 541 tín

đồ (trong đó có 13 nhóm với 351 tín đồ đã đăng ký sinh hoạt tôn giáo tậptrung)

Hoạt động của các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới: Đoàn 18 PhúThọ có 02 người, Hoàng Thiên Long 130 người, Pháp môn Diệu Âm 40người, Long hoa di lặc 39 người, Pháp Luân công 219 người." Hội thánh củaĐức chúa trời mẹ có 18 trường hợp, qua công tác vận động đến nay đã từ bỏ

Nhìn chung, đồng bào các tôn giáo trong tỉnh tin tưởng vào đường lốichính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cần cù, chịu khó lao động sảnxuất, đời sống vật chất, tinh thần từng bước được cải thiện Công tác quản lý

xã hội về tôn giáo được chính quyền các cấp chú trọng, thực hiện theo đúngquy định của pháp luật, chưa phát hiện các âm mưu, hoạt động lợi dụng tôngiáo để xâm phạm An ninh Quốc gia

Tuy nhiên, hoạt động tôn giáo trái phép vẫn còn xảy ra, trong đó, nổilên và có dấu hiệu phức tạp là tình trạng lập ra nhiều hội, đoàn tôn giáo tráiphép nhằm lôi kéo các tín đồ, củng cố phát triển về số lượng và cơ cấu tổchức; việc mua bán, hiến nhượng, sử dụng đất trái mục đích vào các hoạtđộng tôn giáo, mở rộng cơ sở thờ tự trái phép, tự ý xây dựng các công trìnhphụ trợ tôn giáo khi chưa được phép, đặt tượng không đúng quy định, tự ý

Ngày đăng: 15/02/2024, 16:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w