Quản lý xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án của vùng dân tộc.+ Nguyên tắc quản lý các chương trình dự án:Nhà nước thống nhất quản lý các chương trình, dự án vùng d
Trang 1TIỂU LUẬN Môn: Quản lý xã hội về dân tộc và tôn giáo
Đề tài: QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HOÀ BÌNH HIỆN NAY
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
Chương 1: 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ DÂN TỘC 3
1.1 Một số khái niệm cơ bản 3
1.2 Vai trò của quản lý xã hội về dân tộc 6
1.3 Nội dung quản lý xã hội về dân tộc 7
Chương 2: 12
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ DÂN TỘC Ở TỈNH HOÀ BÌNH HIỆN NAY 12
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở tỉnh Hoà Bình 12
2.2 Đặc điểm dân tộc trên địa bàn tỉnh Hoà Bình hiện nay 14
2.3 Tình hình quản lý xã hội về dân tộc trên địa bàn tỉnh Hoà Bình hiện nay 16
2.4 Đánh giá tình hình quản lý xã hội về dân tộc trên địa bàn tỉnh Hoà Bình 29
Chương 3: 32
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HOÀ BÌNH THỜI GIAN TỚI 32
3.1 Phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý xã hội về dân tộc trên địa bản tỉnh Hoà Bình thời gian tới 32
3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý xã hội về dân tộc trên địa bàn tỉnh Hoà Bình thời gian tới 37
KẾT LUẬN 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
Trang 3DANH MỤC CÁC KÝ TỰ, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DTTS : Dân tộc thiểu số
ĐBDTTS : Đồng bào dân tộc thiểu số
ĐBKK : Đặc biệt khó khăn
GD – ĐT : Giáo dục đào tạo
HĐND : Hội đồng nhân dân
KT – XH : Kinh tế xã hội
MTQG : Mục tiêu quốc gia
UBND : Uỷ ban nhân dân
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Dân tộc luôn có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội của mỗi quốc gia có một hay nhiều tộc người cả trong lịch sử và trong thế giới hiện đại Nó ảnh hưởng đến sự ổn định, tồn tại và phát triển của nhà nước, thểchế chính trị ở quốc gia đó nếu không được giải quyết đúng đắn
Quản lý xã hội về dân tộc là một trong những nội dung được chú ý ngaytrong văn bản pháp luật cao nhất là Hiến pháp cũng như trong cơ cấu tổ chứccủa Quốc hội, Chính phủ Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã xác địnhphải tăng cường quản lý xã hội về dân tộc để đấu tranh chống các thế lực thùđịch lợi dụng Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước vềcông tác dân tộc đều nhấn mạnh về vai trò cũng như hoạt động quản lý
Hoà Bình là một tỉnh miền núi thuộc Tây Bắc của Việt Nam với nhiềuđồng bào dân tộc gồm nhiều phong tục tập quán, văn hoá truyền thống vànhững lễ hội rất sinh động Quản lý xã hội về dân tộc ở tỉnh Hoà Bình trongnhững năm qua đã có nhiều tiến bộ, đạt được một số kết quả nhất định giúpđời sống vật chất và tinh thần của đồng bào vùng dân tộc được cải thiện.Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định
Nhận thức được điều đó, em lựa chọn vấn đề “Quản lý xã hội về dân tộc trên địa bản tỉnh Hoà Bình hiện nay” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ thực trạng quản lý xã hội về dân tộc ở tỉnh Hoà Bình,
từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý
Trang 52.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận của quản lý xã hội về dân tộc
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý xã hội về dân tộc trên địa bàntỉnh Hoà Bình hiện nay
- Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cườngcông tác quản lý xã hội về dân tộc trên địa bàn tỉnh Hoà Bình trong thời giantới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý xã hội về dân tộc trên địa bàn tỉnh Hoà Bình
Tiểu luận được nghiên cứu trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về quản lý xã hội
về dân tộc
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duyvật lịch sử Ngoài ra, tiểu luận còn sử dụng một số phương pháp khác nhưphương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, gắn lý
Trang 6luận với thực tiễn để chọn lọc kiến thức khoa học về quản lý xã hội về dântộc.
5 Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,kết cấu của Tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý xã hội về dân tộc
Chương 2: Thực trạng quản lý xã hội về dân tộc trên địa bàn tỉnh HoàBình hiện nay
Chương 3: Phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý xãhội về dân tộc trên địa bàn tỉnh Hoà Bình trong thời gian tới
Trang 7NỘI DUNG Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ DÂN TỘC 1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm quản lý
Hoạt động quản lý đã xuất hiện từ lâu, nhưng thuật ngữ “quản lý” tùythuộc vào từng mục tiêu và dưới các góc độ nghiên cứu, người ta có thể đưa
ra những quan niệm khác nhau về quản lý
Theo quan điểm của học thuyết Mác-Lênin, một trong những nguyênnhân thúc đẩy sự ra đời của nhà nước trong lịch sử xã hội loài người đó là nhucầu quản lý Nhà nước ra đời quản lý xã hội nhằm tạo ra một trật tự xã hội cólợi cho giai cấp thống trị (mà nhà nước là đại diện)
Khái niệm quản lý nói chung được đề cập trong sách “Một số thuật ngữ hành chính” của Viện Nghiên cứu hành chính, Học viện Hành chính quốc gia
là “quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên khách thể quản lýnhằm đạt được mục tiêu quản lý” [13, tr.36] Nói cách khác, quản lý là hoạtđộng có ý thức của con người, nhằm sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, điều hành,hướng dẫn, kiểm tra các quá trình xã hội và hoạt động của con người đểhướng chúng phát triển phù hợp với quy luật xã hội, đạt được mục tiêu xácđịnh theo ý chí của nhà quản lý với chi phí thấp nhất
Hiện nay, các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý lại quan niệm, quản lý
là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt độngcủa con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã
đề ra và đúng với ý chí của người quản lý Theo cách hiểu này, quản lý là việc
tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được mục đích của ngườiquản lý Như vậy, cách tiếp cận này đã nói rõ cách thức quản lý và mục đíchquản lý
Trang 8Như vậy, quản lý được hiểu là tất cả hoạt động tác động một cách có tổchức và định hướng của chủ thể quản lý tới những đối tượng quản lý để điềuchỉnh chúng vận động và phát triển theo những mục tiêu nhất định đã đề ra.
1.1.2 Khái niệm quản lý xã hội
Ngày nay, quản lý xã hội không còn là vấn đề mới mẻ, bởi nó đượchình thành và được các chủ thể quản lý sử dụng ở tất cả các lĩnh vực quản lý.Dưới những góc độ tiếp cận khác nhau đã có những cách hiểu và định nghĩakhác nhau về quản lý xã hội
Quản lý xã hội là những tác động có ý thức của các chủ thể xã hội (cánhân hoặc tổ chức) vào xã hội nhằm sắp xếp và duy trì các phẩm chất đặc thùcủa xã hội, đáp ứng sự tồn tại và phát triển xã hội trong tất cả các lĩnh vựchoạt động của nó như lao động và học tập, văn hóa chính trị, tôn giáo và cáccông tác xã hội khác
Theo Giáo trình “Lý thuyết chung về quản lý xã hội” của tác giả Nguyễn Vũ Tiến, khái niệm quản lý xã hội được hiểu như sau: “Quản lý xã hội là sự tác động liên tục, có tổ chức của các chủ thể lên các lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội) và các đối tượng có liên quan, nhằm duy trì và phát triển xã hội theo quy luật khách quan và các đặc trưng của xã hội” [11, tr.13].
Theo nghĩa rộng, quản lý xã hội là hiện tượng vốn có của các hệ thống
xã hội, bảo đảm duy trì tính vẹn toàn, sự đặc thù về chất, sự tái tạo và sự pháttriển của hệ thống xã hội đó
Theo nghĩa hẹp, quản lý xã hội là sự tác động có ý thức, có hệ thống, có
tổ chức của chủ thể quản lý đến xã hội nhằm chấn chỉnh và hoàn thiện hoạtđộng xã hội đó đạt mục đích đã xác định
Trang 9Từ hai cách tiếp cận trên, ta có thể hiểu quản lý xã hội là sự tác động có
tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đối với các hoạt động của đờisống xã hội nhằm hướng tới mục tiêu nhất định
1.1.3 Khái niệm dân tộc
Dân tộc theo nghĩa thông thường (Ethinece)
Theo Xtalin, dân tộc là một cộng đồng hình thành trong lịch sử của con người, nảy sinh trên cơ sở cộng đồng về ngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế
và nếp tâm lý thể hiện ở cộng đồng văn hoá
Trên cơ sở khái niệm dân tộc của Xtalin, chúng ta có thể hiểu dân tộc là hình thái cộng đồng người được hình thành trong lịch sử, là cộng đồng người
có chung một tiếng nói, lịch sử, cùng nguồn gốc, cùng một đời sống văn hoá dân tộc truyền thống, có ý thức tự giác dân tộc, cùng cư trú trên địa bàn đầu tiên.
Khái niệm dân tộc là chỉ một tộc người cụ thể, tộc người trong quốc gia – dân tộc Do nhiều tộc người hợp tành trong cơ cấu của dân tộc – quốc gia
đó Các tộc người bình đẳng (thiểu số cũng như đa số), cùng sinh sống, có chung chế độ chính trị, nhà nước, pháp luật, kinh tế, văn hoá, nhưng lại có văn hoá tộc người riêng của mình (như ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lối sống)
Dân tộc theo nghĩa quốc gia – dân tộc (Nation)
Dân tộc là khái niệm chỉ cộng động người thống nhất, cùng sinh sống trong một quốc gia, được lãnh đạo bởi một nhà nước Được thiết lập trên một địa bàn lãnh thổ nhất định do nhu cầu tồn tại và phát triển có mối quan hệ với nhau, có một tên gọi, một ngôn ngữ hành chính chung, thống nhất, tạo nên một tính cách dân tộc
Trang 10Dân tộc theo nghĩa này là sự hình thành dân tộc gắn liền với sự ra đời của nhà nước, đó là nhà nước dân tộc, đó phải là nhà nước độc lập, thống nhất, có chủ quyền Dân tộc không chỉ là một cộng đồng người hay cộng đồng
đa dân tộc mà còn là cộng đồng kinh tế, chính trị - xã hội, văn hoá và gắn với nhà nước và những điều kiện lịch sử nhất định
1.1.4 Khái niệm quản lý xã hội về dân tộc
Quản lý xã hội về dân tộc là quá trình tác động của chủ thể quản lý ở vùng dân tộc lên các quá trình xã hội và các hoạt động xã hội của cộng đồng các dân tộc thiểu số nhằm duy trì sự ổn định và phát triển xã hội vùng dân tộc,tạo điều kiện cho các dân tộc phát triển tiến bộ theo định hướng của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng đất nước
Phân biệt quản lý xã hội với khái niệm quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước (administration) là sự tác động mang tính quyền lực nhà nước, tức là bằng pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế Quyền lực của Nhà nước mang tính mệnh lệnh đơn phương và tính tổ chức rất cao Quản lý nhà nước là một loại hình quản lý xã hội, do hệ thống cơ quan nhà nước và cá nhân được nhà nước ủy quyền thực hiện
Quản lý nhà nước là tổ chức thực hiện quyền hành bằng một loạt các hoạt động chấp hành Hiến pháp, luật pháp, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và điều hành hoạt động trong các lĩnh vực, tổ chức đời sống xã hội của các cơ quan hành chính nhà nước và những người được ủy quyền được tiến hành trên cơ sở pháp luật để thi hành pháp luật trong đời sống xã hội
1.2 Vai trò của quản lý xã hội về dân tộc
Đảm bảo định hướng đúng đắn sự phát triển vùng dân tộc Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, quản lý đối với vùng dân tộc theo định hướng của Đảng
và Nhà nước XHCN đủ để ra Nói về vấn đề này Lênin đã nêu: “Khi bắt đầu
Trang 11các mục đích cuối cùng những cuộc cải tạo ấy phải đi tới mục đích chủ nghĩa cộng sản”(1) (1) VI Lênin, toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ Mát xcơ va, tr 44.
Nó đảm bảo tăng cường sự quản lý Nhà nước với vùng dân tộc, thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý và các tổ chức xã hội với quá trình xây dựng vùng dân tộc Làm cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển vùng dân tộc thực hiện có hiệu quả Đảng ta đã khẳng định không kiểm tra coi như không lãnh đạo, cho nên thực hiện kiểm tra mới đảm bảo quản lý
Phát huy sự tích cực, sáng tạo của đồng bào dân tộc trong quá trình xây dựng xã hội mới, cải tạo xã hội cũ – xã hội không phù hợp với điều kiện mới
Cổ vũ, động viên, hướng dẫn đồng bào dân tộc tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng Củng cố và phát huy vai trò của hệ thống chính trị, các đoàn thể quần chúng của vùng dân tộc thiểu số, làm cho các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức quần chúng hoạt động hiệu quả hơn để lãnh đạo và tổ chức thực hiện thăng lợi các nhiệm
vụ của dân tộc
Quản lý xã hội góp phần điều tra, đánh giá, xây dựng quy hoạch khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, khoáng sản ở vùng dân tộc Nhà nước phát huy được các nguồn lực, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của vùng dân tộc thiểu số, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có trên địa bàn dân tộc
Phát huy kịp thời, tìm rõ nguyên nhân, nhận thức sâu sắc và giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh ở vùng dân tộc, thông qua quá trình kiểm tra, đánh giá các hoạt động để nhận biết được đầy đủ những yếu tố mới nảy sinh,
từ đó tìm biện pháp thiết thực để khắc phục biểu hiện mới nảy sinh ấy Đó là các biểu hiện lệch lạc, sự phá hoại, lôi kéo, kích động đồng bào dân tộc của các thế lực thù địch Quản lý chặt chẽ sẽ có tác dụng ngăn ngừa và khắc phục triệt để được những yếu tố gây mất ổn định ở vùng dân tộc
Trang 12Quản lý xã hội vùng dân tộc tạo điều kiện phát triển cho vùng dân tộc Quản lý tạo nên sự ổn định, hài hoà ở vùng dân tộc, thực hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế - xã hội, do đó thu hút đầu tư, tăng sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào vùng dân tộc Đồng thời quản lý xã hội vùng dân tộc mới thực hiện được sự ưu tiên với vùng dân tộc, tạo môi trường thuận lợi phát triển mọi mặt ở vùng dân tộc thiểu số.
Tóm lại: Quản lý xã hội về dân tộc có vai trò rất quan trọng với sự phát triển và đảm bảo ổn định vùng dân tộc Nó đảm bảo định hướng phát triển và ngăn ngừa, đấu tranh với những yếu tố gây ảnh hưởng, cản trở sự tiến bộ, phát triển của vùng dân tộc
1.3 Nội dung quản lý xã hội về dân tộc
a Quản lý xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án của vùng dân tộc
+ Nguyên tắc quản lý các chương trình dự án:
Nhà nước thống nhất quản lý các chương trình, dự án vùng dân tộc trên
cơ sở tập trung dân chủ, công khai minh bạch, có phân công, phân cấp, có kiểm tra giám sát chặt chẽ, và phát huy tính sáng tạo của các cấp , các ngành, địa phương và đồng bào dân tộc
Kinh phí của dự án là nguồn vốn quan trọng của ngân sách nhà nước hoặc của tổ chức, cá nhân được nhà nước cho phép thực hiện chương trình, dự
án ở vùng dân tộc
Thu hút các nguồn lực để thực hiện các chương trình dự án
Đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất của các quy định về quản lý và sử dụng nguồn lực, đảm bảo sự tham gia rộng rãi của các bên có liên quan, theo quy định của chính phủ
Trang 13Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về quản lý các chương trình, dự án quốc tế đầu tư ở vùng dân tộc.
+Xác định đầy đủ các căn cứ trong quản lý dự án: Đường lối, chính sách pháp luật, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, tình hình và đặc điểm của các dân tộc, luật ngân sách nhà nước
+ Nội dung quản lý chương trình, dự án: Quy trình quản lý chương trình , dự án; Quản lý chương trình, dự án: Nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan chủ quản các chương trình, dự án; quyền hạn, trách nhiệm và quyền hạn của chủ dự án
Thành lập Ban chủ nhiệm, ban quản lý chương trình, dự án; Chuẩn bị kinh phí thực hiện chương trình, dự án
Điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình, dự án trong quá trình thực hiện Quản lý thực hiện, nghiệm thu, bàn giao , quyết toán các chương trình,
dự án Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết chương trình, dự án
b Quản lý về xây dựng, hoàn thiện chính sách dân tộc
Chính sách dân tộc là hệ thống những quyết sách của Đảng, nhà nước được thực thi thông qua bộ máy hành pháp nhằm quản lý nhằm phát triển kinh tế kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội đối với các dân tộc nhằm tạo ra sự bình đẳng, hòa nhập phát triển của cộng đồng dân tộc
+ Nguyên tắc chính sách dân tộc: Đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ
+ Nội dung quản lý xã hội về dân tộc: Quản lý về kinh tế -xã hội; chính trị - xã hội; văn hóa- thông tin, giáo dục; xã hội; an ninh quốc phòng; môi trường sinh thái
c Phân công phân cấp có hiệu quả trong các lĩnh vực công tác dân tộc
Trang 14+ xây dựng quy chế, quy trình phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức quản
lý xã hội về dân tộc; xác định rõ ràng, cụ thể quyền và trách nhiệm của các cấp , các ngành, tổ chức trong quản lý xã hội vùng dân tộc
+Hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách để thực hiện chính sách dân tộc
d Quản lý các nguồn lực đầu tư cho vùng dân tộc
d Quản lý các nguồn lực đầu tư cho vùng dân tộc
+ Nguồn lực là điều kiện cần và đủ để hoạch định và tổ chức thực hiện thành Công các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của một địa phương, một vùng lãnh thổ hay của một quốc gia Nguồn lực là cơ sở để phát triển kinh tế-
xã hội của một tổ chức, ngành, vùng lãnh thổ, hay một quốc gia
+ quản lý nguồn tài nguyên, đất, nhân lực, rừng, tài chính
đ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, chương trình, dự án phát triển vùng dân tộc,và giải quyết những đề phát sinh ở vùng dân tộc: xây dựng các kế hoạch kiểm tra; ban hành các quy chế, quy trình kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc Kiểm tra việc giải quyết các vấn đề nảy sinh, vấn đề bức xúc ở vùng dân tộc
e Vận động quần chúng tham gia thực hiện chính sách dân tộc: Tăng cường Công tác tuyên truyền chủ trương , chính sách dân tộc Thực hiện tốt công tác vận động đồng bào dân tộc Tổ chức tốt phong trào tương trợ giữa các dân tộc thiểu số
g Quản lý hệ thống thông tin về tình hình dân tộc và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc
f Quản lý thực hiện tốt công tác dân tộc thiểu số:
Trang 15+ Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự phối hợp của các cấp , các ngành (hệ thống chính trị) từ Trung ương đến cơ sở về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc.
+ Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân gắn với thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của những người
có uy tín trong đồng bào dân tộc ( già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ , nhân
sĩ tri thức người dân tộc) Làm tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ là người dân tộc
+ Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án đầu tư, hỗ trợ vùng dân tộc và miền núi; đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo; tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc như tăng cường xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng vùng dân tộc; thực hiện đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa; quy hoạch và sắpxếp lại dân cư nơi cần thiết
+ Tăng cường công tác vận động quần chúng, đổi mới nội dung và
phương pháp dân vận ở vùng dân tộc; thực hiện phương châm “ chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, vững chắc”và phong cách " trọng dân, gầndân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân”
+ Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân; tập trung giải quyết cơ bản những điểm nóng phức tạp, bức xúc hiện nay là lợidụng tôn giáo, các tổ chức phản động “ nhà nước Khơ me krom” ở nam bộ, “ vương quốc người mông”, “ nhà nước Đề Ga” ở Tây Nguyên” Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự khu vực biên giới, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị , ổn định lâu dài với các nước láng giềng
+ Kiện toàn, chăm lo xây dựng hệ thống cơ quan làn công tác dân tộc từ trung ương đến địa phương
Trang 16+ Phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Đẩy mạnh các sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc, tổ chức các lễ hội, tăng cường giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong khu vực và các vùng trong cả nước.
+ Xây dựng và thực hiện các đề án thể dục, thể thao vùng đồng bào dân tộc
+ Nâng cao chất lượng và tăng cường thời lượng phát sóng truyền thanh,truyền hình bằng tiếng các dân tộc, làm báo hình bằng tiếng dân tộc
+ Vận động đồng bào khắc phục, tiến tới xóa bỏ các tập tục lạc hậu trongsinh hoạt, trong tiêu dùng và các hủ tục: tảo hôn, mê tín dị đoan làm cản trở
sự phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc và miền núi
1.1.
Trang 17Chương 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ DÂN TỘC Ở TỈNH HOÀ
BÌNH HIỆN NAY 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở tỉnh Hoà Bình
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Tỉnh Hoà Bình là tỉnh miền núi, nằm ở toạ độ địa lý 200 19' - 210 08' vĩ
độ Bắc, 104048' - 105040' kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 73 km Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; phía Ðông giáp tỉnh Hà Tây; phía Tây giáp tỉnh Sơn La, Thanh Hóa Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.662,5 km2, chiếm 1,41% tổng diện tích tự nhiên cả nước Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh như quốc lộ số 6 đi qua các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, thị xã Hòa Bình, huyện Tân Lạc, Mai Châu; quốc
lộ 15A đi từ huyện Mai Châu nối quốc lộ 6 với các huyện vùng cao tỉnh Thanh Hóa; quốc lộ 12B đi qua các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ và tỉnh Ninh Bình, nối quốc lộ 6 với quốc lộ 1; quốc lộ 21 đi từ thị trấn Xuân Mai tỉnh Hà Tây qua các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thuỷ nối với quốc
lộ 12B tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Hệ thống sông ngòi thuỷ văn: Hoà Bình có mạng lưới sông suối phân bổ tương đối dày và đều khắp ở các huyện Sông Ðà là sông lớn nhất chảy qua tỉnh có lưu vực 15.000 km2 chảy qua các huyện Mai Châu, Ðà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn và thị xã Hòa Bình với tổng chiều dài là 151 km Hồ sông Ðà có dung tích 9,5 tỷ m3 nước; sông Bưởi bắt nguồn từ xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, dài 55km; sông Bôi bắt nguồn từ xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, dài 125km; sông Bùi bắt nguồn từ
xã Lâm Sơn huyện Lương Sơn, dài 32km; sông Lãng bắt nguồn từ xã Bảo Hiệu huyện Yên Thuỷ, dài 30km
Ðịa hình: Ðịa hình tỉnh Hòa Bình là núi cao, chia cắt phức tạp, không
có các cánh đồng rộng (như các tỉnh Lai Châu, Sơn La), độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc-Ðông Nam, chia thành 2 vùng rõ rệt Vùng núi cao (phía Tây
Trang 18Bắc) có độ cao trung bình từ 600-700m, độ dốc trung bình 30-350, có nơi có
độ dốc trên 400 Ðịa hình hiểm trở, đi lại khó khăn Diện tích toàn vùng là 2.127,4km2, chiếm 46% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng trung du (phía Ðông Nam) có độ cao trung bình từ 100-200m, độ dốc trung bình từ 20-250, địa hình là các dải núi thấp, ít bị chia cắt với diện tích toàn vùng là
2.535,1km2, chiếm 54 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh
2.1.3 Kinh tế - xã hội
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, một số lĩnh vực tiếp tục tăng trưởng khá
Cụ thể, Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm ước tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,57%; công nghiệp-xây dựng tăng 32,22%; dịch vụ tăng 5,51%; thuế sản phẩm tăng 8,09% Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Tỷ trọng ngànhnông, lâm nghiệp, thủy sản 19,92%; công nghiệp-xây dựng 44,45%; dịch vụ 30,55%; thuế sản phẩm 5,08%
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 8.631,7 tỷ đồng, tăng7,12% so với cùng kỳ năm trước Diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 64.000 ha, bằng 100% kế hoạch Tình hình chăn nuôi phát triển ổn định Công tác chăm sóc, khoanh nuôi và phát triển rừng được quan tâm, đã trồng được trên 451.000 cây phân tán và cây ăn quả các loại phục vụ Tết trồng cây
và trên 4.845 ha rừng tập trung, đạt 85,7% kế hoạch năm Tiếp tục nuôi trồng thủy sản trên 2.700 ha diện tích mặt nước và trên 4.700 lồng nuôi cá, sản lượng thu hoạch ước đạt 3.880 tấn Đến nay, có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 46 khu dân cư kiểu mẫu, 151 vườn mẫu; có 58/131 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 44,3% tổng số xã), bình quân đạt 15,4 tiêu chí/xã
Trang 19Dân số: 854.131 người;
Dân tộc: Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc chính cùng sinh sống, đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3%; dân tộc Việt (Kinh) chiếm 27,73%; dân tộc Thái chiếm 3,9%; dân tộc Dao chiếm 1,7%; dân tộc Tày chiếm 2,7%; dân tộc Mông chiếm 0,52%; các dân tộc khác chiếm 1,18% Các lĩnh vực văn hóa-xã hội có bước phát triển so với cùng kỳ năm trước, đời sống tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao Công tác xây dựng chính quyền, cải cách hành chính, thanh tra, tư pháp cơ bản ổn định
2.2 Đặc điểm dân tộc trên địa bàn tỉnh Hoà Bình hiện nay
Hòa Bình là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống
Do đó, kết cấu dân số theo dân tộc (tộc người) được xem là một trong những nét nổi bật trong dân số học ở Hòa Bình Theo số liệu của cuộc Tổng điều tra dân số năm 2009, Hòa Bình có 6 dân tộc có số dân đông hơn cả là dân tộc Mường (64%), dân tộc Kinh (26%), dân tộc Thái (4%), dân tộc Tày (3%), dântộc Dao (2%), dân tộc Mông (0,3%); các dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất thấp (cộng chung là 0,7%)
Cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của nước nhà, đồng bào các dântộc tỉnh luôn đoàn kết, có ý chí khắc phục khó khăn, gian khổ, bền bỉ, phấn đấu vươn lên trong phát triển KT-XH Đồng thời, mỗi dân tộc đều thể hiện được nét bản sắc văn hoá riêng biệt, độc đáo, tạo nên nền văn hoá đa dạng, phong phú, đặc sắc…
Về nguồn gốc lịch sử, với kết quả nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học,khảo cổ học, dân tộc học , thì hai dân tộc Mường, Việt từ ngàn năm trước đây có chung tổ tiên là người Lạc Việt - chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ ở Việt Nam
Trang 20Là một tộc người bản địa có cùng nguồn gốc xa xưa với người Kinh, sau khi phân hóa thành hai tộc người với đầy đủ yếu tố của từng dân tộc, người Mường tiếp tục lưu giữ và phát triển nền văn hóa của mình Là chủ nhân lâu đời nhất của mảnh đất Hòa Bình, ngay từ thời xa xưa, người Mường đã cư trú
ở khắp các huyện, thị trên địa bàn tỉnh Ở các vùng thấp, vùng thung lũng, nơi
có nhiều đồng ruộng, đặc biệt là ở 4 cánh đồng trù phú của Hòa Bình là: Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động
Người Mường sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, khai thác ruộng nương để trồng trọt và chăn nuôi Trong đời sống văn hoá, nhiều giá trị nghệ thuật, văn hoá của dân tộc Mường như mo Mường (đang trên hành trình hướng tới di sản văn hóa thế giới), chiêng Mường (di sản văn hóa phi vật thể quốc gia), dân ca Mường, sử thi Đẻ đất - đẻ nước… vẫn được lưu giữ và đượcđánh giá cao
Người Kinh tới Hòa Bình khá muộn và đến rải rác vào nhiều thời điểm khác nhau Trong đó, có hai thời điểm quan trọng nhất là từ nửa sau thế kỷ XVIII và từ những năm 60, 70 của thế kỷ XX, khi Nhân dân ta bắt đầu bước vào xây dựng và kiến thiết đất nước, nhất là trong thời kỳ thực hiện kế hoạch
5 năm lần thứ nhất (1961-1965) và sau năm 1979, khởi công xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình Hiện nay, cùng với quá trình đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, đồng bào Kinh cùng với đồng bào các dân tộc trong tỉnh xây dựng nông thôn mới, giữ gìn, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
Người Thái ở Hòa Bình thuộc ngành Thái Trắng, chủ yếu sinh sống ở huyện Mai Châu Người Thái chủ yếu là cư dân nông nghiệp Người Thái ở Mai Châu vẫn còn gắn bó với ngôi nhà sàn truyền thống và giữ được nét bản sắc văn hóa truyền thống như lễ hội Xên Mường - Xên bản, múa xòe Nhiều
Trang 21bản làng người Thái hiện đang hướng tới việc phát triển văn hóa du lịch cộng đồng, với nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách gần xa.
Trên địa bàn tỉnh, người Tày có số dân đông thứ tư, sau người Mường, Kinh, Thái; nơi tập trung đông người Tày nhất là huyện Đà Bắc Người Tày sinh sống chủ yếu dựa vào nghề nông, quần tụ thành các làng bản ở ven đường, dưới chân núi, ven sông, suối và các thung lũng
Người dân tộc Dao (có Dao quần chẹt và Dao Tiền) cư trú tại các huyện, thành phố trong tỉnh, tập trung ở các huyện: Đà Bắc, Kim Bôi, Mai Châu, CaoPhong, Lương Sơn và TP Hòa Bình Người Dao trước đây có cuộc sống du canh, du cư Nhờ chính sách định cư, định canh của Đảng, Nhà nước, cuộc sống người Dao đã ổn định và từng bước đi lên Người Dao vẫn giữ được những nét bản sắc văn hóa riêng biệt, độc đáo của dân tộc mình, như phong tục cấp sắc, Tết Nhảy, duy trì việc học chữ cổ trong gia đình, dòng họ…
Đồng bào dân tộc Mông tập trung chủ yếu tại 2 xã Pà Cò, Hang Kia (Mai Châu), gồm nhóm Mông đen và Mông hoa Người Mông ở Hang Kia,
Pà Cò chủ yếu làm nông nghiệp, hình thức canh tác nương rẫy là chính Trướcđây, đồng bào Mông ở Hang Kia, Pà Cò có trồng cây anh túc (cây thuốc phiện) và xem đó là một nguồn thu nhập kinh tế của gia đình Từ năm 1993 trở lại đây, Nhà nước có chủ trương xóa bỏ cây anh túc trên địa bàn 2 xã và thay thế bằng một số cây trồng khác Nhờ các chủ trương, chính sách phù hợpcủa Đảng, Nhà nước, đời sống KT-XH của đồng bào Mông đã đổi thay đáng
kể Người Mông vẫn giữ được nét bản sắc văn hóa của mình (như trang phục, kiến trúc nhà ở, nghề rèn, ngôn ngữ, Tết Mông, lễ hội Gầu Tào, khèn Mông, nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải…) và trở thành lợi thế để phát triển du lịch vănhóa, sinh thái…
Trang 222.3 Tình hình quản lý xã hội về dân tộc trên địa bàn tỉnh Hoà Bình hiện nay
(1) Thực hiện Kế hoạch số 46/KH-UBND, ngày 30/3/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện phân định xã, thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) theo trình độ phát triển trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2025, kết quả rà soát, xác định cho thấy, tỉnh hiện có 145/151
xã, phường, thị trấn vùng DTTS&MN Phân định theo trình độ phát triển, có
60 xã thuộc khu vực III; 13 xã, phường, thị trấn khu vực II; 72 xã, phường, thịtrấn khu vực I; 74 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc vùng DTTS&MN của 22 xã khu vực II và khu vực I; 8 thôn, xóm, tổ dân phố vùng DTTS&MN (thuộc 4 xã, phường, thị trấn không đạt tiêu chí là xã vùng DTTS&MN).Những năm gần đây, việc đầu tư, hỗ trợ vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được tăng cường, đã phát huy hiệu quả, làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn miền núi, góp phần phát triển KT-XH Tuy nhiên, theo chia sẻ của đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình, do đặc thù đồngbào DTTS chủ yếu sinh sống ở khu vực nông thôn miền núi, địa hình chia cắt,kết cấu hạ tầng phục vụ dân sinh, kinh tế chưa đồng bộ; là khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, dẫn tới phát triển KT-XH khu vực đồng bào DTTS còn nhiều hạn chế, khó khăn Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ cao
Do vậy, việc chăm lo đời sống đồng bào DTTS và thực hiện các chính sách dân tộc luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được ưu tiên
Những năm qua, Chương trình 135 đã đóng góp tích cực đối với phát triển KT-XH vùng ĐBKK của tỉnh Trong năm nay, tổng nguồn vốn của chương trình được Trung ương phân bổ 166.111 triệu đồng, trong đó, vốn đầu
tư 118.059 triệu đồng thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; vốn sự
Trang 23nghiệp 48.052 triệu đồng thực hiện duy tu bảo dưỡng công trình hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình, nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ UBND các huyện, thành phố đã phê duyệt phân bổ nguồn vốn chi tiết cho chủ đầu tư để tổ chức triển khai thực hiện Đến hết ngày 30/9, tỷ lệ giải ngân đạt 80% kế hoạch.
Thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH vùng DTTS&MNgiai đoạn 2017-2020 theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg, trong năm 2020, tổngnguồn vốn được Trung ương phân bổ là 24.916 triệu đồng, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và vốn vay tín dụng UBND các huyện đã phê duyệt danh sách hộ hưởng lợi và phương thức thực hiện hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán đối với vốn sự nghiệp, theo đó, có 800 hộ DTTS nghèo, hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn ĐBKK được hỗ trợ với kinh phí 1.200triệu đồng; đến ngày 30/9, giải ngân ước đạt 100% kế hoạch Thực hiện đầu
tư xây dựng công trình tại các điểm dự án định canh định cư tập trung với tổng nguồn vốn được giao 17.716 triệu đồng Các dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt dự toán, đề cương nhiệm vụ khảo sát thiết kế các công trình và đang đẩy nhanh tiến độ giải ngân Về vốn vay tín dụng với tổng số vốn 6.000 triệu đồng, đến hết tháng 9, giải ngân cơ bản đạt 100% kế hoạch giao
Bên cạnh đó, thực hiện Đề án tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS, tỉnh có nguồn vốn viện trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Ailen được T.Ư phân bổ 20.900 triệu đồng, đầu tư dự
án cho các xã ĐBKK thuộc diện đầu tư Chương trình 135 Qua đó đã đầu tư
21 công trình ở 20 xã của 6 huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi, Yên Thủy, Mai Châu Hiện, 21 công trình đã xây dựng hoàn thành và nghiệm thu đưa vào sử dụng
Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình tăng cường phối hợp và tổ chức thực hiện các đề án về: đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản khó
Trang 24khăn nhất tỉnh; giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; phổ biến, giáo dục pháp luật; hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS&MN, vùng ĐBKK; chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS nhằm phát huy vai trò trong tuyên truyền, vận động bà con thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc…
(2) Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS& MN) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 Việc phê duyệt chương trình là sự cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về công tác dân tộc; vừa là giải pháp để phát triển KT-XH, vừa là tích hợp các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, đáp ứng mong đợi của ĐBDTTS
Chương trình có 10 dự án thành phần, gồm: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng ĐBDTTS&MN và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc; phát triển GD&ĐT nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy giátrị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch; chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; truyền thông, tuyên