Tăng cườnggiáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho cánbộ, đảng viên và toàn thể nhân dân trong thực hiện chính sách tôn giáo củaĐảng, Nhà nước.Trong quá
Trang 1TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ TÔN GIÁO Ở
TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY
Trang 2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÔN GIÁO VÀ QUẢN LÍ XÃ HỘI VỀ TÔN GIÁO 3
1.1 Một số khái niệm cơ bản 3
1.2 Đặc điểm cơ bản của tín ngưỡng, tôn giáo 4
1.3 Nội dung chủ yếu của quản lý xã hội về tôn giáo 4
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ TÔN GIÁO Ở TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY 9
2.1 Giới thiệu về tỉnh Nam Định 9
2.2 Tình hình chung về tôn giáo ở tỉnh Nam Định 10
CHƯƠNG 3:MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO, HOÀN THIỆN QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ TÔN GIÁO 19
3.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý xã hội về tôn giáo 19
3.2 Giải pháp nâng cao quản lý xã hội về tôn giáo 19
KẾT LUẬN 23
Trang 3MỞ ĐẦU
Qua các giai đoạn cách mạng, Đảng và nhà nước ta luôn xác định côngtác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng Trong suốt quá trìnhcách mạng, chính sách “tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết” do Chủ Tịch HồChí Minh để ra và tập hợp được đông đảo quần chúng lao động của các tôn giáogắn bó với chế độ, góp phần lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất vàbảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Hiện nay, các hoạt động tôn giáodiễn ra cơ bản ổn định, tuân thủ pháp luật, theo đúng Hiến chương, điều lệ, tônchỉ, mục đích của tôn giáo và thực hiện theo đúng phương châm hành đạo gắn
bó, đồng hành với dân tộc Quan hệ giữa chính quyền với tôn giáo ngày càng cởi
mở, gắn bó hơn; khi đại dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, lãnhđạo của 43 tổ chức tôn giáo ở Việt Nam đã chấp hành nghiêm túc chỉ đạo củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống đạidịch COVID-19 và hướng dẫn của các cơ quan chức năng về phòng, chống dịch
Chính quyền các cấp đã quan tâm hướng dẫn, giải quyết nhu cầu tínngưỡng, tôn giáo chính đáng của Giáo hội, tạo sự đồng thuận trong chức sắc tôngiáo và đồng bào có đạo, yên tâm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhànước Một số tổ chức tôn giáo đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ và tiến hành sửa đổiHiến chương để đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật Tín ngưỡng, tôngiáo năm 2016 và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo Quan hệ quốc tế của các tôngiáo đã góp phần thúc đẩy ngoại giao nhân dân Các tổ chức tôn giáo ở trongnước ngày càng có quan hệ chặt chẽ với các tổ chức tôn giáo ở nước ngoài
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác tôn giáo, cấp ủy, chính quyền,Mặt trận Tổ quốc các cấp ở từng địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cácban ngành, đoàn thể, các lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn phối hợpcùng với đồng bào tổ chức học tập, quán triệt sâu rộng và triển khai thực hiệnđầy đủ các Nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhànước về tự do tín ngưỡng tôn giáo đối với đồng bào theo đạo Coi đây là nhiệm
Trang 4vụ quan trọng thường xuyên, là nhân tố quan trọng hàng đầu để giữ vững ổnđịnh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên từng địa bàn, địa phương Tăng cườnggiáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho cán
bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân trong thực hiện chính sách tôn giáo củaĐảng, Nhà nước
Trong quá trình thực hiện công tác xã hội về tôn giáo, tỉnh Nam Định luônchú trọng việc tranh thủ, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộngđồng các tôn giáo, qua đó tuyên truyền, vận động đồng bào có đạo thực hiện chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các phong tràothi đua yêu nước do Mặt trận, các đoàn thể nhân dân phát động Chính vì vậy, đểlàm rõ hơn về thực tiễn hoạt động quản lý của tỉnh Nam Định về tôn giáo, đồngthời đề xuất một vài phương hướng và giải pháp nâng cao, hoàn thiện quản lý xã
hội về tôn giáo, em đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá quản lý xã hội về tôn giáo ở
tỉnh Nam Định hiện nay” làm đề tài viết tiểu luận môn Quản lý xã hội về dân
tộc, tôn giáo
Trang 5NỘI DUNG CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÔN GIÁO VÀ QUẢN LÍ XÃ HỘI VỀ TÔN GIÁO
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm tôn giáo
Tín ngưỡng, tôn giáo là hiện tượng đã có từ lâu trong đời sống tinh thầncủa con người, nhưng cho đến nay vẫn chưa có khái niệm hoàn chỉnh Từ xaxưa, người phương Đông đã dùng khái niệm “Đạo” để chỉ những tập đoàn người
có cùng một tín ngưỡng như: Đạo Phật, Đạo giáo, Đạo nho… Sau này, các tôngiáo phương Tây truyền vào cũng được gọi là các “Đạo” như: “Đạo Thiênchúa”, “Đạo Tin lành” Hiện nay chúng ta thống nhất dùng thuật ngữ “tôngiáo”
Thuật ngữ “tôn giáo” ( tiếng La tinh Religio ) có nghĩa là “mộ đạo”, “thầnthánh”, “đối tượng sùng bái” Trong các từ điển thông dụng, thường định nghĩatôn giáo là sự sùng bái và sự thờ phụng của con người đối với thần linh hoặc cácmối quan hệ của con người với thần linh
Tín ngưỡng: (Tiếng Anh Belief) đồng nghĩa với niềm tin, sự tin tưởng Cóđiều cần phải nhận thấy: Tín ngưỡng không phải là niềm tin nói chung, mà nó làniềm tin đặc biệt Đó là niềm tin vào cái gì thiêng liêng có sức mạnh chi phối sốphận con người và thế giới Tín ngưỡng là gốc của tôn giáo Mọi tín ngưỡng, tôngiáo đều có một cái chung là “thế giới bên kia” khác với thế giới hiện thực màcon người đang sống Như vậy trong tôn giáo bao giờ cũng có yếu tố tínngưỡng, nhưng tín ngưỡng không đồng nhất với tôn giáo
1.1.2 Khái niệm quản lý xã hội về tôn giáo
Quản lý xã hội về tôn giáo là một dạng quản lý đặc biệt của nhà nước,mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật và chính sách tôn giáo đểđiều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên lĩnh vực của đời sống về tôn giáo
do các cơ quan nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, đảm bảo quyền tự
do tôn giáo, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội
Trang 61.2 Đặc điểm cơ bản của tín ngưỡng, tôn giáo
Một là, Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo Các tôn giáo lớn của thếgiới đều có mặt ở Việt Nam như: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành và Hồigiáo Bên cạnh các tôn giáo đó còn có các tín ngưỡng và tôn giáo nội sinh củadân tộc
Hai là, Tính đan xen và hoà đồng của hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo Làmột quốc gia đa tôn giáo, nhưng trong quá trình truyền bá, các tôn giáo ngoạisinh luôn phải thích ứng với hình thái văn hoá tín ngưỡng của người Việt Nam,
do vậy đã có những biến đổi nhất định, không còn nguyên vẹn như trước nữa.hay nói cách khác là các tôn giáo ngoại sinh khi vào Việt Nam đã được vănhoá Việt Nam đồng hoá
Ba là, Tính trội của yếu tố nữ trong hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo Phậtgiáo Việt Nam, mặc dù phẩm trật cao nhất thuộc về nam giới, song nhìn chung
số lượng Ni nhiều hơn Tăng và số nữ giới quy y nhiều hơn nam giới TrongThiên chúa giáo số dòng tu nữ nhiều hơn dòng nam Ngoài ra, số nữ giới sinhhoạt tín ngưỡng khá đông
Bốn là, Ở Việt Nam các tín đồ tôn giáo phần lớn là nông dân lao động Năm là, Là một quốc gia đa tôn giáo nhưng các tín đồ tôn giáo ở ViệtNam nhìn chung đoàn kết và gắn bó với dân tộc Việt Nam là đất nước rất ônhòa trong quan hệ giữa các tôn giáo; có truyền thống đoàn kết tôn giáo, đoàn kếttoàn dân trong quá trình dựng nước và giữ nước Vì thế , ở Việt Nam không xảy
ra xung đột tôn giáo
Sáu là, Thần thánh hoá những người có công với gia đình , làng xã và tổquốc
1.3 Nội dung chủ yếu của quản lý xã hội về tôn giáo
Căn cứ vào pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004 và Nghị định
số 22/2005/NĐ-CP ngày 1/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một sốđiều của pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, quản lý đối với tôn giáo bao gồm cácnội dung chính sau:
Trang 71.3.1 Đối với tổ chức tôn giáo
Một là, Xét duyệt, công nhận tổ chức tôn giáo Các tổ chức tôn giáo
cũng như các tổ chức xã hội khác, việc cho phép hoạt động hoặc việc thành lậpcác tổ chức mới ở các cấp khác nhau phải trên cơ sở của pháp luật và đảm bảocác thủ tục pháp lý cần thiết Các tổ chức muốn được Nhà nước công nhận là tổchức tôn giáo phải có đủ những điều kiện nhất định (quy định tại điều 16 pháplệnh) và phải có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo đến
cơ quan nhà nước có thẩm quyền Thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo quyđịnh như sau:
- Thủ tướng Chính phủ công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạtđộng ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương côngnhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động chủ yếu ở một tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương
Hai là, Xem xét việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn
giáo trực thuộc Trong quá trình hoạt động tôn giáo, các tổ chức tôn giáo đượcthành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc, tuy nhiênviệc thực hiện phải xuất phát từ nhu cầu tổ chức tôn giáo phải tuân theo thủ tụcnhất định
Ba là, Đăng ký hội đoàn, dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể
khác Để phục vụ cho hoạt động tôn giáo, nhà nước cho phép các tổ chức tôngiáo được thành lập hội đoàn, dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể vàđăng ký hoạt động Tuy nhiên để hội đoàn, dòng tu, tu viện và các tổ chức tuhành tập thể hoạt động thì các tổ chức này phải trực tiếp đăng ký với cơ quannhà nước có thẩm quyền và phải tuân thủ những điều kiện nhất định
Bốn là, Quản lý, đào tạo chức sắc, nhà tu hành Việc đào tạo chức sắc,
nhà tu hành tôn giáo trong các trường đào tạo của tôn giáo là bảo đảm sự pháttriển bình thường của các tôn giáo, bảo đảm tính kế thừa các thế hệ, các nhàchức sắc Tuy nhiên khi thành lập trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng những
Trang 8người chuyên hoạt động tôn giáo phải tuân theo những trình tự, thủ tục nhất địnhtheo quy định tại Nghị định 22, việc thành lập trường đào tạo phải được phépcủa Thủ tướng Chính phủ, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôngiáo phải được phép của chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
Năm là, Quản lý việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, ứng
cử, cách chức, bãi nhiệm chức sắc tôn giáo Đây là công việc nội bộ của tổ chứctôn giáo, do tổ chức tôn giáo thực hiện theo hiến chương, điều lệ của tổ chứcmình Do tổ chức giáo hội thuộc tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội là đối tượngquản lý, việc thay đổi chức danh là thay đổi phạm vi, mức độ quan hệ của cácchức sắc tôn giáo đối với xã hội Nên việc thoả thuận, chấp thuận của nhà nước
là nội dung của quản lý nhà nước, đảm bảo cơ sở pháp lý của những biến độngtôn giáo trong điều kiện của nhà nước pháp quyền
1.3.2 Về hoạt động tôn giáo
Một là, Xét duyệt chương trình hoạt động tôn giáo thường xuyên và đặtxuất Những hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng và hợp pháp của tín đổđược nhà nước bảo đảm Tín đồ có quyền tiến hành các nghi thức cúng, cầunguyện tại gia đình và tham gia các hoạt động tôn giáo tại nơi thờ tự Đối vớihoạt động tôn giáo thông thường, người phụ trách tổ chức tôn giáo cơ sở cótrách nhiệm đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm diễn ra tại cơ sở
đó với Uỷ ban nhân dân cấp xã Ngoài những sinh hoạt thông thường tôn giáocòn có những hoạt động bất thường đó là những hoạt động không có trongchương trình đăng ký hàng năm thì phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền,khi cơ quan có thẩm quyền cho phép mới được tiến hành
Hai là, Đăng ký người vào tu Việc lựa chọn đi tu hay không là quyền tự
do của mỗi người Cho nên pháp luật quy định người đi tu tại các cơ sở tôn giáophải trên cơ sở tự nguyện, không ai được ép buộc hoặc cản trở Đối với nhữngngười chưa thành niên khi đi tu phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.Người phụ trách cơ sở tôn giáo khi nhận người vào tu phải có trách nhiệm đăng
ký với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tôn giáo
Trang 9Ba là, Tổ chức hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo Hội nghị, đại hội là
một trong những hoạt động quan trọng của tổ chức tôn giáo Theo quy định củapháp luật, trước khi tổ chức hội nghị, đại hội tổ chức tôn giáo phải xin phép vàđược sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Bốn là, Quản lý việc tổ chức cuộc lễ, giảng đạo, truyền đạo ngoài cơ sở
tôn giáo Cuộc lễ diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo được hiểu là những cuộc lễ diễn rangoài phạm vi nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo những người chuyên hoạt độngtôn giáo, trụ sở của những tổ chức tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáođược nhà nước công nhận Đây là dạng hoạt động tôn giáo có ảnh hưởng rất lớnđối với đời sống xã hội đặc biệt là đối với trật tự xã hội nơi diễn ra các sự kiện
đó Vì vậy pháp luật quy định chặt chẽ, cụ thể trình tự, thủ tục và thẩm quyềncho phép các hoạt động này
Năm là, Xét duyệt việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình kiến
trúc tôn giáo Công trình kiến trúc tôn giáo là những công trình được xây dựng
để sử dụng vào mục đích hoạt động tôn giáo Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mớicác công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo phải được thực hiện theo quyđịnh của pháp luật về xây dựng Việc sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc tôngiáo mà không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trìnhthì không phải xin giấy cấp phép xây dựng Tuy nhiên, trước khi sửa chữa, cảitạo người phụ trách cơ sở tôn giáo phải thông báo bằng văn bản cho Uỷ bannhân dân cấp xã sở tại đấy biết Việc sửa chữa, cải tạo lớn làm thay đổi kiếntrúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình bị hoang phế, bị huỷ hoại dothiên tai… hoặc xây dựng mới công trình kiến trúc tôn giáo, người phụ trách cơ
sở tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đến Uỷ bannhân dân cấp tỉnh
Sáu là, Quản lý việc tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn
giáo Tổ chức quyên góp là hoạt động do tổ chức tôn giáo tổ chức, thực hiệnnhững mục đích tôn giáo như xây dựng, sửa chữa công trình tôn giáo, hoạt động
từ thiện… Cơ sở, tổ chức thực hiện việc quyên góp phải đảm bảo tính công khai,minh bạch đối với các khoản quyên góp, kể cả việc phân bổ, không được lợi
Trang 10dụng danh nghĩa cơ sở, tổ chức tôn giáo để quyên góp phục vụ lợi ích cá nhânhoặc những mục đích trái pháp luật
Bảy là, Xét duyệt quá trình in, phát hành, xuất nhập khẩu văn hóa phẩm
tôn giáo Xuất bản văn hoá phẩm tôn giáo bao gồm: Các loại sách kinh, các tácphẩm tôn giáo, sách lịch sử tôn giáo, giáo trình dạy trong các trường đào tạonhững người chuyên hoạt động tôn giáo và các ấn phẩm khác Các xuất bảnphẩm này được thể hiện in trên giấy, băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình,đĩa hình hay sách hoặc kèm theo sách Các tổ chức tôn giáo có nhu cầu xuất bảnphẩm của tôn giáo phải đăng ký kế hoạch sản xuất với nhà xuất bản tôn giáo
Tám là, Xét duyệt các hoạt động từ thiện nhân đạo Tổ chức tôn giáo
được nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện tham gia các hoạt động vì mục đích
từ thiện, nhân đạo phù hợp với hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo vàquy định của pháp luật Chức sắc, nhà tu hành, với tư cách công dân được nhànước khuyến khích tổ chức hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo theoquy định của pháp luật
Chín là, Xét duyệt các hoạt động quốc tế và đối ngoại tôn giáo Hoạt
động quốc tế của tổ chức, cá nhân tôn giáo phải tuân thủ và phù hợp với chínhsách đối ngoại của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sởtôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộcủa nhau, vì hoà bình, hợp tác và hữu nghị Tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tuhành, chức sắc tôn giáo khi mời tổ chức, người nước ngoài vào Việt Nam đểtiến hành các hợp tác quốc tế có liên quan tới tôn giáo phải được sự đồng ý củaBan Tôn giáo chính phủ
Trang 11CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ TÔN GIÁO Ở TỈNH
NAM ĐỊNH HIỆN NAY
2.1 Giới thiệu về tỉnh Nam Định
2.1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Nam Định
Nằm ở trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng; tỉnh Nam Định cótiềm năng, lợi thế rất lớn chưa được khai thác hết cho đầu tư phát triển sảnxuất, kinh doanh, đặc biệt là: Lợi thế về nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, được đàotạo cơ bản, có chất lượng cao Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông mới đượcđầu tư khá đồng bộ, giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian đi đến thủ đô HàNội cũng như cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng chỉ còn khoảng 1 giờ đồng
hồ Hạ tầng điện lực có công suất nằm trong Top dẫn đầu cả nước, luôn sẵnsàng đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Vùngkinh tế biển của tỉnh rất giàu tiềm năng về phát triển công nghiệp, thương mại,
du lịch, dịch vụ và hạ tầng đô thị Tỉnh luôn đảm bảo an ninh, an toàn cho cácnhà đầu tư trong và ngoài nước
2.1.2 Văn hóa truyền thống
Với dải đồng bằng cổ xưa, nơi lưu giữ các phong tục tập quán đặc sắc tạinhững làng mạc trù phú, Nam Định là vùng đất mang nét đặc trưng của nền vănminh lúa nước sông Hồng, thích hợp với các loại hình du lịch đồng quê, khảosát, nghiên cứu văn hóa, tâm linh, sinh thái Còn lưu giữ trọn vẹn tại đây chứngtích của triều Trần, triều đại phong kiến với những chiến công rực rỡ trong lịch
sử, cũng là giai đoạn phát triển cực thịnh của nền phong kiến Việt Nam
Phía sau nhịp sống bình lặng, Nam Định luôn tiềm ẩn sức sống mãnh liệtcủa một nền văn hóa dân tộc chưa hề phai nhạt theo thời gian Lễ hội Đền Trầnvới hình ảnh 14 vị vua cùng Đức Thánh Trần Hưng Đạo luôn là nguồn cội đểmọi người dân Việt hướng về tinh thần đoàn kết dân tộc Tại Khu di tích lịch sửvăn hóa Trần hiện hữu 45 di tích gắn liền với lịch sử Vương triều hưng thịnh bậcnhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam Xưa kia, nơi đây vốn là hành cung
Trang 12Thiên Trường được coi như kinh đô thứ hai của đất nước, cho tới nay luôn cósức thu hút với du khách trong nước và quốc tế.
2.2 Tình hình chung về tôn giáo ở tỉnh Nam Định
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nam Định có 3 tôn giáo được công nhận vàhoạt động, đó là: Phật giáo, Công giáo và Tin lành Theo số liệu thống kê: Phậtgiáo có 838 chùa; 848 tăng, ni và khoảng trên 15 vạn tín đồ(nếu kể cả nhữngngười chịu ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo, có tới 65% dân số của tỉnh) Cônggiáo gồm trọn vẹn Giáo phận Bùi Chu và 1 phần Giáo phận Hà Nội; có 141 xứ -nhà thờ xứ (Giáo phận Bùi chu 119 xứ và Giáo phận Hà Nội 22 xứ), 521 nhà thờ
họ, 513 nhà Nguyện; 02 giám mục, 191 linh mục, 134 chủng sinh đang học tạiĐại chủng viện, trên 47 vạn giáo dân (chiếm 25% dân số toàn tỉnh); 6 dòng tuvới 39 cơ sở dòng và 1000 nữ tu khấn trọn; có cơ sở II Đại chủng viện Hà Nộiđóng tại Tòa Giám mục Bùi Chu (tháng 9/2010 sẽ khai giảng khóa đầu tiên với
33 chủng sinh) Đạo Tin lành có 2 Hội Thánh Tin lành thuộc Tổng Hội thánhTin lành Việt Nam (miền Bắc) do 2 mục sư và 1 mục sư nhiệm chức quảnnhiệm, có 02 nhà thờ với 670 tín đồ Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một sốđiểm, nhóm Tin lành và một số hệ phái chưa được công nhận tư cách pháp nhân
Thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủquy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 516/QĐ-UBND ngày13/03/2008 về việc sáp nhập Ban Tôn giáo chính quyền vào Sở Nội vụ TheoQuyết định này, Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ có 2 phòng chuyên môn: PhòngPhật giáo và Phòng Công giáo và Tin lành
Thực hiện Thông tư số 04/2008/TT-BNV ngày 04/6/2008 của Bộ Nội vụ
“Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ,Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện” Ngày 03/10/2008, UBND tỉnhban hành Quyết định số 2004/2008/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Tôn giáothuộc Sở Nội vụ, trên cơ sở tổ chức lại Phòng Phật giáo và phòng Công giáo vàTin lành thuộc Sở Nội vụ Ban Tôn giáo là cơ quan chuyên môn trực thuộc SởNội vụ, có chức năng giúp Giám đốc Sở tham mưu cho UBND tỉnh quản lý Nhà
Trang 13nước về công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh Ban Tôn giáo có tư cách pháp nhân,
có con dấu và tài khoản riêng Ban Tôn giáo có Trưởng ban và các Phó Trưởngban chuyên trách, trong trường hợp cần thiết Trưởng ban có thể do Phó Giámđốc Sở kiêm nhiệm Tổ chức bộ máy gồm: Phòng Hành chính - Tổng hợp vàPhòng Nghiệp vụ công tác tôn giáo Từ tháng 12/2008 đến tháng 12/2019, PhóGiám đốc Sở Nội vụ kiêm Trưởng Ban Tôn giáo; từ tháng 6/2020 đến nay cóTrưởng ban chuyên trách Dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷĐảng, chính quyền; sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáonên tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh nhìn chung ổn định; các hoạt động tôngiáo diễn ra bình thường theo quy định của pháp luật và đi vào nề nếp Chứcsắc, bà con giáo dân, tín đồ phật tử phấn khởi tin tưởng vào chủ trương, chínhsách của Đảng, pháp luật Nhà nước; đặc biệt trong công tác giải quyết các nhucầu sinh hoạt chính đáng của các tổ chức tôn giáo và bà con giáo dân đều đượcđáp ứng và cơ bản theo quy định của pháp luật
Các tôn giáo, trong đó Phật giáo và Công giáo du nhập vào Việt Nam vàtới Nam Định khá sớm; Đây là quê hương của vị tổ sáng lập Thiền phái TrúcLâm Trần Nhân Tông, là điểm đầu tiên các nhà truyền giáo đạo Công giáochọn để dừng chân (Giáo sử ghi nhận năm 1533 giáo sỹ Dòng Tên I-Ne-Khuđến bến Ninh Cường thuộc huyện Trực Ninh và Trà Lũ thuộc huyện XuânTrường ngày nay, đặt cơ sở để thực hiện công cuộc truyền giáo vào Việt Nam).Quá trình phát triển lâu dài của các tôn giáo ở Nam Định đã để lại những dấu
ấn vô cùng đậm nét, có tính điển hình của cả nước về cơ sở vật chất, ý thức vàniềm tin tôn giáo, số lượng chức sắc và tín đồ… đã đặt ra cho công tác tôn giáonói chung và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo của tỉnh Nam Định, nhữngvấn đề không kém phần phức tạp
Những năm qua, cùng với việc tuyên truyền chủ trương, chính sách củaĐảng đối với tôn giáo, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáođược tăng cường, dần đi vào nề nếp; các hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường,thuần túy tôn giáo và tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động tôn giáo.Các ban, ngành chức năng, các cấp trong tỉnh thường xuyên phối hợp, thống