1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang

10 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chất lượng công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang
Tác giả Nguyễn Văn Mường
Người hướng dẫn TS. Hà Quang Thanh
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2017
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 434,99 KB

Nội dung

Trang 1 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN VĂN MƯỜNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MƠI TRƯỜNG TỈNH KIÊN GIANG Chun ngành: Quản lý cơng Mã số: 60 34

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN VĂN MƯỜNG

CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành: Quản lý công

Mã số: 60 34 04 03

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Hành chính Quốc gia

Người hướng dẫn khoa học: TS Hà Quang Thanh

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận văn Thạc sĩ

Địa điểm: Phòng 207, nhà A, Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở

TP Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 10, đường 3 tháng 2, phường 12, quận 10, TP HCM

Thời gian: Vào hồi 15 giờ 00 đến 16 giờ 30, ngày 19 tháng 7 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở TP Hồ Chí Minh

Trang 3

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là gốc của mọi công việc Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém” Thực hiện lời dạy của Người và trước yêu cầu thực tiễn của sự nghiệp đổi mới, cải cách hành chính đất nước hiện nay đòi hỏi phải có đội ngũ công chức nói chung phải đáp ứng được về năng lực, trình độ, khả năng thích ứng với nhiệm vụ đảm nhiệm, ngày càng phải đạt tiêu chuẩn theo chức danh, chương trình

Đội ngũ công chức đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị nói chung và hệ thống hành chính nhà nước ta nói riêng Nếu như nhà nước trụ cột của hệ thống chính trị thì đội ngũ công chức giúp cho guồng máy hành chính hoạt động thông suốt từ Trung ương đến địa phương Nói cách khác, đội ngũ công chức được coi như “xương sống” của chính quyền của chế độ, có vai trò quan trọng trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội; bảo đảm nền hành chính nhà nước hoạt động liên tục, có hiệu quả

Thời gian qua, đội ngũ công chức đã và đang góp phần đáng kể vào tiến trình cải cách hành chính theo mục tiêu xây dựng nền hành chính hiện đại, có tính chuyên nghiệp cao mà Đảng và nhân dân ta đặt ra trong thời kỳ mới Nghị quyết số 30c/NQ-CP, ngày 08/11/2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-

2020 đề ra mục tiêu đến năm 2020: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”

Thực tế cho thấy, ở những nơi mà cơ quan hoạt động hiệu quả, vững

Trang 4

2

mạnh là do có đội ngũ công chức mạnh, chất lượng cao và ngược lại những

cơ quan yếu kém thì thường cũng bắt đầu yếu kém từ khâu cán bộ, công chức Hiện nay, đứng trước những thách thức của kinh tế thị trường, một bộ phận không nhỏ công chức đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém cả về năng lực chuyên môn và ý thức chính trị Thực tế không ít công chức trong các cơ quan làm việc thiếu tích cực Điều đó thể hiện ở chổ: nhiều công chức bảo thủ trong cách nghỉ, cách làm việc quan liêu, hành chính hóa, không thạo việc, tác phong chậm chạp, rườm rà, thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm dẫn đến

sự trì trệ về phương thức hoạt động trong các cơ quan hành chính nhà nước

Công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang không nằm ngoài thực trạng chung của cả nước Trong những năm gần đây, đội ngũ công chức của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung đã không ngừng được kiện toàn, củng cố, chất lượng nâng lên rõ rệt

Nhìn chung, công chức của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc; có kiến thức, trình độ và năng lực hoạt động thực tiễn, đã góp phần quan trọng vào kết quả hoạt động quản lý nhà nước của Sở Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế bất cập như: chất lượng công chức trong Sở là chưa đồng đều, làm việc thiếu tích cực; chất lượng công chức chưa ngang tầm nhiệm vụ; còn thụ động trong thực hiện nhiệm vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm Tất cả những biểu hiện trên đã làm giảm đi hiệu lực và hiệu quả QLNN về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh

Trong bối cảnh đó, đứng trước yêu cầu mới của quá trình cải cách hành chính thì cần phải có giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Chất lượng công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang”

Trang 5

3

làm đề tài luận văn Thạc sĩ Quản lý công Đây là vấn đề cấp bách, phù hợp với yêu cầu cải cách nền hành chính hiện nay, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương

2 Tình hình nghiên cứu

- TS Thang Văn Phúc và TS Nguyễn Minh Phương (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

- PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị quốc gia,

Hà Nội

- Trần Anh Tuấn, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp

ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, tạp chí nhà nước sổ 5/2006

- Nguyễn Trọng Điều: “Hoàn thiện chế độ công vụ và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức”; www.tapchicongsan.org.vn

- Nguyễn Thị Hồng Hải (2012), Đánh giá thực thi công vụ nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước, Tạp chí Tổ chức nhà nước Bộ Nội vụ, Số 12/2012

- Đinh Thị Duyên, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công, Học

viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2016 “Chất lượng công chức

phường trên địa bàn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh”

- Hà Thị Tâm, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công, Học viện

Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2016 “Nâng cao chất lượng công

chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận”

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích: Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về chất lượng

công chức cơ quan chuyên môn (Sở) thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhằm

Trang 6

4

đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nêu trên luận văn hướng đến

thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Nghiên cứu cở sở lý luận và pháp lý về chất lượng công chức Sở Tài nguyên và Môi trường (cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)

- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng công chức Sở Tài nguyên

và Môi trường tỉnh Kiên Giang

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng

công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu là Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang Chủ yếu tập trung nghiên cứu về chất lượng công chức các phòng chuyên môn có chức năng quản lý nhà nước thuộc Sở (không khảo sát các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở) gồm: Văn phòng, Thanh tra, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Đo đạc, Bản đồ và Viễn thám, Phòng Khí tượng thủy văn

và Biến đổi khí hậu, Phòng Khoáng sản, Phòng Tài nguyên nước, Chi cục Quản lý đất đai, Chi cục Bảo vệ môi trường, Chi cục Biển và Hải đảo

- Thời gian nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2016

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận: Để nghiên cứu đề tài này, tác giả tiếp cận đối

Trang 7

5

tượng nghiên cứu bằng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; Luận văn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về nhà nước pháp luật làm

cơ sở phương pháp luận

5.2 Phương pháp nghiên cứu luận văn: Để giải quyết những vấn đề

cụ thể mà luận văn hướng đến, các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành đều được áp dụng, gồm: Phương pháp khảo sát tài liệu thứ cấp; Phương pháp phân tích; Phương pháp tổng hợp; Phương pháp thống kê,

so sánh

6 Đóng góp của luận văn

- Về lý luận: Làm rõ về mặt khoa học của công chức các cơ quan chuyên môn, đưa ra các tiêu chí cơ bản đánh giá về năng lực công chức khối hành chính nhà nước và các yếu tố tác động đến quá trình thực thi công vụ

- Về thực tiễn: Những số liệu và kết luận của luận văn sẽ góp phần làm rõ những ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế, nguyên nhân của khuyết điểm, hạn chế, những khó khăn, vướng mắc của đội ngũ công chức Sở Tài nguyên

và Môi trường Từ đó, giúp cho công chức tự hoàn thiện để nâng cao chất lượng thực thi công vụ Đồng thời giúp cho cơ quan quản lý công chức xây dựng kế hoạch thực hiện phát triển năng lực của đội ngũ công chức

Các giải pháp của luận văn sẽ góp phần giúp cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang phát triển đội ngũ công chức nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý hành chính nhà nước

7 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu trong tính chất dẫn luận giới thiệu luận văn, nội dung chính được cấu trúc với 3 chương, gồm:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng công chức Sở Tài nguyên và

Trang 8

6

Môi trường

- Chương 2: Thực trạng chất lượng công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang

- Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công chức Sở Tài nguyên

và Môi trường tỉnh Kiên Giang

Cuối cùng là phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1.1 Công chức Sở Tài nguyên và Môi trường

1.1.1 Khái niệm

Khoản 2, Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức thì: “Công chức là công

dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị -

xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan thuộc đơn vị quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”

Khái niệm công chức Sở Tài nguyên và Môi trường như sau: “Công

chức Sở Tài nguyên và Môi trường là một bộ phận nhân lực của ngành Tài nguyên và Môi trường gồm những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong hệ thống các đơn vị thuộc Sở Tài

Trang 9

7

nguyên và Môi trường, được phân theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính; công chức Sở Tài nguyên và Môi trường được hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định”

1.1.2 Vai trò

- Thứ nhất, làm cho bộ máy hành chính nhà nước nói chung và hoạt

động QLNN về tài nguyên và môi trường nói riêng của UBND cấp tỉnh hoạt động có hiệu quả, nhằm phục vụ nhân dân một cách tốt nhất

- Thứ hai, làm cho bộ máy quản lý hành chính nhà nước phát huy vai

trò của nó trong việc QLNN về lĩnh vực tài nguyên và môi trường

- Thứ ba, trực tiếp thực hiện chức năng QLNN về tài nguyên và môi

trường, vì lợi ích của toàn xã hội

- Thứ tư, góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của chủ

trương, đường lối và nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước

- Thứ năm, có vai trò quan trọng trong quản lý và tổ chức công việc

theo chức năng nhiệm vụ được giao

1.1.3 Đặc điểm

- Một là, là người làm công tác chuyên môn thuộc biên chế của

UBND cấp tỉnh, có trách nhiệm tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh

- Hai là, họ là người đại diện cho Nhà nước biến những chính sách

của nhà nước đến tận mọi người dân để dân nắm và thực hiện

- Ba là, có tính chuyên môn hóa cao hơn so với công chức xã, phường,

thị trấn

- Bốn là, hoạt động thực thi công vụ mang tính đa dạng, phức tạp

- Năm là, lao động công chức Sở Tài nguyên và Môi trường là loại lao

động trí tuệ, phức tạp trong hệ thống QLNN

1.2 Chất lượng công chức Sở Tài nguyên và Môi trường

Trang 10

8

1.2.1 Khái niệm

Chất lượng đội ngũ công chức Sở Tài nguyên và Môi trường là chỉ tiêu tổng hợp chất lượng của từng công chức của Sở, thể hiện qua phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác, chất lượng

và hiệu quả thực nhiệm vụ được phân công của mỗi công chức cũng như cơ cấu hợp lý về độ tuổi, về ngạch, bậc và số lượng đội ngũ công chức bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường

1.2.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng công chức Sở Tài nguyên và Môi trường

- Một là, Phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức

- Hai là, Kiến thức chuyên môn

- Ba là, Kỹ năng

- Bốn là, Thái độ làm việc

- Năm là, Kết quả hoàn thành nhiệm vụ

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức

- Một là, Công tác tuyển dụng công chức

- Hai là, Công tác sử dụng công chức

- Ba là, Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức

- Bốn là, Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với công chức

- Năm là, Kiểm tra, giám sát đối với công chức

- Sáu là, Môi trường làm việc của công chức

1.3 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng của công chức Sở Tài nguyên

và Môi trường

- Thứ nhất, Đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường

- Thứ hai, Yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Thứ ba, Sự đòi hỏi của quá trình cải cách hành chính

Ngày đăng: 09/02/2024, 07:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w