1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần in hàng không

87 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần in hàng không
Tác giả Đặng Hoàng Lệ
Người hướng dẫn TS. Trần Thế Nữ
Trường học Kế toán – Kiểm toán
Thể loại thesis
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,83 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI (7)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất (7)
      • 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất (7)
      • 1.1.2. Đánh giá nguyên vật liệu (8)
        • 1.1.2.1. Các nguyên tắc vận dụng để đánh giá nguyên vật liệu (8)
        • 1.1.2.2. Đánh giá Nguyên vật liệu trong khâu nhập kho (9)
        • 1.1.2.3. Đánh giá nguyên vật liệu trong khâu xuất kho (10)
      • 1.1.3. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu (10)
      • 1.1.4. Quy trình nhập và xuất kho nguyên vật liệu (11)
    • 1.2. Nội dung tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất (11)
      • 1.2.1. Chứng từ sử dụng (11)
      • 1.2.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu (12)
        • 1.2.2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song (12)
        • 1.2.2.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư (13)
        • 1.2.2.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển . 14 1.2.3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu (14)
        • 1.2.3.1. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên (14)
        • 1.2.3.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ (21)
      • 1.2.4. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho (23)
      • 1.2.5. Kiểm kê nguyên vật liệu (24)
    • 1.3. Các hình thức sổ kế toán (26)
      • 1.3.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung (26)
      • 1.3.2. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái (28)
      • 1.3.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ (30)
      • 1.3.4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký – Chứng từ (32)
      • 1.3.5. Hình thức kế toán máy (34)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG (36)
    • 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần In Hàng không (36)
      • 2.1.1. Khái quát chung về Công ty Cổ Phần In Hàng không (36)
        • 2.1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần In Hàng không (36)
        • 2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển về công ty (36)
        • 2.1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty (37)
        • 2.1.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (38)
        • 2.1.1.5. Quy trình sản xuất của công ty (39)
        • 2.1.1.6. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty (41)
        • 2.1.1.7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh của công ty năm 2011, 2013 và định hướng phát triển trong tương lai (45)
      • 2.1.2. Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty (47)
        • 2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán (47)
        • 2.1.2.2. Đặc điểm hình thức ghi sổ kế toán (48)
        • 2.1.2.3. Chế độ và chính sách kế toán vận dụng tại công ty (50)
    • 2.2. Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty (53)
      • 2.2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty (53)
      • 2.2.2. Phân loại nguyên vật liệu tại công ty (54)
      • 2.2.3. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu tại công ty (55)
      • 2.2.4. Đánh giá nguyên vật liệu tại Công ty (55)
        • 2.2.4.1. Đánh giá với nguyên vật liệu nhập kho (55)
        • 2.2.4.2. Đánh giá với nguyên vật liệu xuất kho (56)
      • 2.2.5. Tổ chức quy trình nhập, xuất kho nguyên vật liệu tại công ty (56)
        • 2.2.5.1. Tổ chức quy trình nhập kho (56)
        • 2.2.5.2. Tổ chức quy trình xuất kho (65)
      • 2.2.6. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty (67)
        • 2.2.6.1. Chứng từ sử dụng (67)
        • 2.2.6.2. Sổ sách sử dụng (67)
        • 2.2.6.3. Phương pháp sử dụng (68)
        • 2.2.6.4. Ví dụ minh họa (69)
      • 2.2.7. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty (73)
        • 2.2.7.1. Tài khoản sử dụng (73)
        • 2.2.7.2. Sổ sách sử dụng (73)
        • 2.2.7.3. Quy trình hạch toán (74)
      • 2.2.8. Kiểm kê nguyên vật liệu tại công ty (78)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG (81)
    • 3.1. Nhận xét, đánh giá về công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần In Hàng không (81)
      • 3.1.1. Ƣu điểm (0)
      • 3.1.2. Một số hạn chế (82)
    • 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần In Hàng không (83)
  • KẾT LUẬN (85)
    • Mẫu 2.1: Hóa đơn mua vật liệu (59)
    • Mẫu 2.2: Biên bản kiểm nghiệm nguyên vật liệu (60)
    • Mẫu 2.3: Phiếu nhập kho vật liệu (61)
    • Mẫu 2.4: Hóa đơn mua vật liệu (62)
    • Mẫu 2.5: Biêm bản kiểm nghiệm nguyên vật liệu (63)
    • Mẫu 2.6: Phiếu nhập kho vật liệu (64)
    • Mẫu 2.7: Phiếu đề nghị xuất kho (66)
    • Mẫu 2.8: Phiếu xuất kho nguyên vậ (66)
    • Mẫu 2.9: Thẻ kho (70)
    • Mẫu 2.10: Sổ kế toán chi tiết (71)
    • Mẫu 2.11: Bảng kê nhập xuất tồn (72)
    • Mẫu 2.12: Sổ Nhật ký chung (75)
    • Mẫu 2.13: Sổ Cái TK 152 (76)
    • Mẫu 2.14: Sổ chi tiết tài khoản (77)
    • Mẫu 2.15: Biên bản kiểm kê vật tƣ, hàng hóa (0)

Nội dung

Chi phí mua thực tế gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí phân loại, bảo hiểm, công tác phí của cán bộ mua hàng, chi phí của bộ phận mua hàng độc lập và khoản hao hụt tự nhi

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI

Cơ sở lý luận về nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất

Nguyên liệu, vật liệu trong doanh nghiệp là những đối tƣợng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Căn cứ vào yêu cầu quản lý, nguyên liệu, vật liệu bao gồm:

 Nguyên liệu, vật liệu chính

 Nguyên liệu, vật liệu phụ

 Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản

 Các loại vật liệu khác

 Đặc điểm nguyên vật liệu

 Đặc điểm chủ yếu của nguyên liệu, vật liệu chính là khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ cấu thành nên thực thể sản phẩm; toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu đƣợc chuyển vào gía trị sản phẩm mới

 Đặc điểm chủ yếu vật liệu phụ là các loại vật liệu đƣợc sử dụng trong sản xuất để là tăng chất lƣợng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất, bao gói sản phẩm … Các loại vật liệu này không cấu thành nên thực thể sản phẩm

 Đặc điểm chủ yếu nhiên liệu là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lƣợng trong quá trình sản xuất kinh doanh, phục vụ cho công nghệ sản xuất, phương tiện vận tải, công tác quản lý … Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn hay thể khí

 Đặc điểm chủ yếu phụ tùng thay thế là những vật tƣ dùng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ …

 Đặc điểm chủ yếu vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản là những vật tƣ đƣợc sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp và thiết bị không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt cho công trình xây dựng cơ bản

 Đặc điểm chủ yếu vật liệu khác là các loại vật liệu không đƣợc xếp vào các lọai trên Các lọai vật liệu này do quá trình sản xuất lọai ra nhƣ các lọai phế liệu, vật liệu thu hồi do thanh lý tài sản cố định …

 Phân loại nguyên vật liệu

Căn cứ vào nguồn gốc, nguyên liệu, vật liệu được chia thành

 Nguyên liệu, vật liệu mua ngoài

 Nguyên liệu, vật liệu tự chế biến, gia công

Căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng, nguyên liệu, vật liệu được chia thành

 Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất kinh doanh

 Nguyên liệu, vật liệu dùng cho công tác quản lý

 Nguyên liệu, vật liệu dùng cho các mục đích khác

1.1.2 Đánh giá nguyên vật liệu

1.1.2.1 Các nguyên tắc vận dụng để đánh giá nguyên vật liệu

Các loại vật tƣ thuộc hàng tồn kho của doanh nghiệp, do đó về nguyên tắc đánh giá vật tƣ cũng phải tuân thủ nguyên tắc đánh gía hàng tồn kho Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 “hàng tồn kho” hàng tồn kho của doanh nghiệp đƣợc đánh giá theo giá gốc (trị giá vốn thực tế) và trong trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc

Giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của vật tƣ là giá ƣớc tính của vật tƣ trong kỳ Sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn chỉnh sản phẩm và chi phí ƣớc tính phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm

Giá gốc vật tƣ đƣợc xác định cụ thể cho từng loại, bao gồm chi phí mua; chi phí chế biến và các chi phí khác có liên quan đến việc sở hữu các loại vật tƣ đó

Chi phí mua của vật tƣ bao gồm giá mua, các loại thuế không đƣợc hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua vật tƣ trừ ra các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua

Chi phí chế biến vật tƣ bao gồm các chi phí có liên quan trực tiếp đến sản xuất chế biến ra các loại vật tƣ đó

Trường hợp sản xuất nhiều loại vật tư trên một quy trình công nghệ trong cùng một thời gian mà không thể tách đƣợc các chi phí chế biến thì phải phân bổ các chi phí này theo tiêu chuẩn thích hợp

Trường hợp có sản phẩm phụthì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc, giá trị này đựoc loại trừ khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính

Các khoản chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các khoản chi phí khác phát sinh trên mức bình thường, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp không đƣợc tính vào giá gốc của vật tƣ

1.1.2.2 Đánh giá Nguyên vật liệu trong khâu nhập kho

Vật tƣ trong các doanh nghiệp có thể đƣợc đánh giá theo trị giá gốc (hay còn gọi là giá vốn thực tế) và giá hạch toán

* Đánh giá theo trị giá vốn thực tế

Trị giá vốn thực tế đƣợc xác định theo từng nguồn nhập

 Đối với vật tƣ mua ngoài, trị giá vốn thực tế bao gồm: Giá mua ghi trên

– có) cộng với các chi phí mua thực tế Chi phí mua thực tế gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí phân loại, bảo hiểm, công tác phí của cán bộ mua hàng, chi phí của bộ phận mua hàng độc lập và khoản hao hụt tự nhiên trong định mức thuộc quá trình mua vật tƣ

Nội dung tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất

 Phiếu nhập kho – Mẫu 01-VT

 Phiếu xuất kho – Mẫu 02-VT

 Biên bản kiểm nghiệm vật tƣ, công cụ, sản phẩm, hàng hóa – Mẫu 03-VT

 Phiếu báo vật tƣ còn lại cuối kỳ – Mẫu 04-VT

 Biên bản kiểm kê vật tƣ, công cụ, sản phẩm, hàng hóa – Mẫu 05-VT

 Bảng kê mua hàng – Mẫu 06-VT

 Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ – Mẫu 07-VT

Phiếu đề nghị xuất vật tƣ Định mức nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu mua về

Bảo quản nguyên vật liệu

Kiểm tra nguyên vật liệu

1.2.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu

Vật tư trong doanh nghiệp đựơc kế toán chi tiết theo từng người chịu trách nhiệm vật chất và theo từng lô, từng loại, từng thứ vật tƣ Tùy theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp để lựa chọn phương pháp kế toán chi tiết thích hợp

Tổ chức kế toán chi tiết vật tƣ trong các doanh nghiệp cần kết hợp chặt chẽ với hạch toán nghiệp vụ ở kho bảo quản nhằm giảm bớt việc ghi chép trùng lắp giữa các loại hạch toán, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của kế toán đối với hạch toán nghiệp vụ ở nơi bảo quản

Hiện nay các doanh nghiệp thường kế toán chi tiết vật tư theo một trong 3 phương pháp chủ yếu, đó là phương pháp mở thẻ song song và phương pháp số dư và phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển

1.2.2.1 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song

Phưong pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp dùng giá mua thực tế để ghi chép kế toán vật tư tồn kho Theo phương pháp này, ở phòng kế toán mở thẻ chi tiết cho từng loại hay từng thứ vật tƣ và theo từng địa điểm bảo quản vật tƣ để ghi chép số hiện có và sự biến động của từng loại hay từng thứ vật tƣ trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất hàng ngày Còn ở nơi bảo quản cũng mở thẻ kho, thẻ chi tiết cho từng loại, từng thứ vật tƣ giống nhƣ ở phòng kế toán để ghi chép nghiệp vụ, phản ánh số hiện có và tình hình biến động của vật tƣ trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất vật tƣ

Cuối tháng, đối chiếu số liệu kế toán chi tiết ở phòng kế toán với số liệu hạch toán nghiệp vụ ở nơi bảo quản Sau đó, kế toán lập bảng chi tiết số phát sinh của tài khoản

152 để đối chiếu số liệu kế toán chi tiết với số liệu kế toán tổng hợp trên tài khoản tổng hợp

Thẻ chi tiết vật tư có kết cấu tương tự như thẻ kho

THẺ CHI TIẾT VẬT TƢ

Tên vật tƣ ……… Mã hiệu ……… Đơn vị tính ………

Chứng từ Nhập xuất Tồn

Số Ngày Số lƣợng Đơn giá

1.2.2.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư

Phương pháp số dư còn gọi là phương pháp nghiệp vụ kế toán Nội dung của phương pháp này là sự kết hợp chặt chẽ kế toán chi tiết vật tư tồn kho với hạch toán nghiệp vụ ở nơi bảo quản Phương pháp số dư được áp dụng cho những doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán để kế toán chi tiết vật tƣ tồn kho

Theo phương pháp này, ở kho mở các thẻ kho để ghi chép, phản ánh số hiện có và sự biến động của vật tƣ về số lƣợng trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho Phòng kế toán không cần mở thẻ chi tiết cho từng loại, từng thứ vật tƣ mà chỉ mở sổ chi tiết phản ánh trị giá hạch toán của hàng nhập, xuất, tồn kho theo từng người phụ trách vật chất (từng kho) để kiểm tra, đối chiếu số liệu cuối tháng với số liệu hạch toán nghiệp vụ ở kho hàng

Sổ chi tiết có thể mở dưới dạng bảng kê như sau

BẢNG KÊ TRỊ GIÁ HẠCH TOÁN HÀNG TỒN KHO

Tháng … Năm… Đơn vị tính…

Chứng từ Trị giá hạch toán hàng nhập

Trị giá hạch toán hàng xuất

Trị giá hạch toán hàng tồn kho

Thực hiện phương pháp số dư, hàng ngày hoặc định kỳ ngắn kế toán viên phụ trách phần hành kế toán vật tƣ phải kiểm tra việc ghi chép nghiệp vụ trên các thẻ kho ở các kho bảo quản và tính số dƣ vật tƣ hiện còn tại thời điểm đã kiểm tra ngay trên các thẻ kho Cuối tháng, sau khi kiểm tra lần cuối cùng, kế toán kê số dƣ vật tƣ hiện còn cả về số lƣợng và trị giá hạch toán vào bảng kê số dƣ để đối chiếu với sổ chi tiết của kế toán BẢNG KÊ SỐ DƢ VẬT TƢ TỒN KHO

STT Tên vật tƣ đơn vị tính Đơn giá

1.2.2.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

 Tại kho: Thủ kho ghi thẻ kho theo dõi tình hình hiện có và sự biến động của từng thứ vật tƣ theo chỉ tiêu số lƣợng và giá trị

 Tại phòng kế toán: Căn cứ vào chứng từ nhập (xuất) để lập bảng kê nhập (xuất) hoặc tổng hợp để ghi lên sổ đối chiếu luân chuyển vào cuối kỳ theo thứ tự cả số lƣợng và giá trị

1.2.3 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu

1.2.3.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên

Phương pháp kê khai thường xuyên là việc nhập xuất vật tư được thực hiện thường xuyên liên tục căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho để ghi vào tài khoản vật tƣ

Mọi trƣòng hợp tăng, giảm vật tƣ đều phải có đầy đủ chứng từ kế toán làm cơ sở pháp lý cho việc ghi chép kế toán Các chứng từ ghi tăng, giảm vật tƣ bao gômg các chứng từ bắt buộc và các chứng từ hướng dẫn đã được chế độ kế toán quy định cụ thể nhƣ Phiếu nhập kho (Mẫu số 01- VT), Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 VT), Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho (Mẫu số o2 - BH), Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu số 03 -VT), Biên bản kiểm kê vật tư (Mẫu số 08 - VT) ; Biên bản kiểm nghiệm (Mẫu hướng dẫn số 05 - VT) ; Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu hướng dẫn số 07 - VT) …

Các chứng từ kế toán bắt buộc phải đƣợc lập kịp thời, đúng mẫu quy định và đầy đủ các yếu tố nhằm đảm bảo tính pháp lý để ghi sổ kế toán Việc luân chuyển chứng từ cần có kế hoạch cụ thể nhằm đảm bảo công việc ghi chép kế toán đƣợc kịp thời và đầy đủ

 TK – mua đang đi đường Tài khoản này phản ánh trị giá vật tư, hàng hóa doanh nghiệp đã mua, đã thanh toán tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán nhƣng chưa nhập kho và số hàng đang đi đường cuối tháng trước

Kết cấu của tài khoản này nhƣ sau:

 Trị giá vật tư, hàng hóa đang đi đường đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp

 Kết chuyển trị giá vật tư, hàng hóa đang đi đường cuối tháng từ TK611 (phương pháp kiểm kê định kỳ)

 Trị giá vật tư, hàng hóa đang đi đường cuối tháng trước, tháng này đã về nhập kho hay đƣa vào sử dụng ngay

 Kết chuyển trị gia vật tư, hàng hóa đang đi đường đầu kỳ sang TK 611 (phương pháp kiểm kê định kỳ)

Số dư Nợ: phản ánh trị giá vật tư, hàng hóa đang đi đường cuối tháng

 TK 152 – Nguyên liệu và vật liệu Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của nguyên liệu, vật liệu theo giá gốc Kết cấu tài khoản nhƣ sau:

 Trị giá gốc của Nguyên vật liệu nhập trong kỳ

 Số tiền điều chỉnh tăng giá khi đánh giá lại nguyên vật liệu

 Trị giá Nguyên vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê

 Kết chuyển giá gốc của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ từ TK 611 (phương pháp kiểm kê định kỳ)

 Trị giá gốc của vật liệu xuất dùng

 Số điều chỉnh giảm do đánh giá lại nguyên vật liệu

 Số tiền đƣợc giảm giá nguyên vật liệu khi mua

 Trị giá nguyên vật liệu thiếu phát hiện khi kiểm kê

 Kết chuyển trị giá gốc của nguyên vật liệu tồn đầu kỳ sang TK611 (phương pháp kiểm kê định kỳ)

Số dƣ Nợ: phản ánh giá gốc củ Nguyên vật liệu tồn kho

Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu

 Khi mua vật tƣ, căn cứ vào hóa đơn để kiểm nhận và lập phiếu nhập kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho ghi:

Các hình thức sổ kế toán

1.3.1 Hình thức kế toán Nhật ký chung Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung:

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải đƣợc ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Trình tự ghi sổ kế toán theo

(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh đƣợc ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lƣợng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ đƣợc ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có)

(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (đƣợc lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) đƣợc dùng để lập các Báo cáo tài chính

Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ

: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung

1.3.2 Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái:

Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đƣợc kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế - )

(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) đƣợc ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái Bảng tổng hợp chứng từ kế toán đƣợc lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày

Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, đƣợc dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan

(2) Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần

Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này Căn cứ vào số dƣ đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dƣ cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên NRhật ký - Sổ Cái

(3) Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Tổng số tiền “Phát sinh” ở phần Nhật Ký = Tổng số tiền phát sinh Nợ của tất cả các Tài khoản = Tổng số tiền phát sinh Có của các tài khoản

Tổng số dƣ Nợ các tài khoản = Tổng số dƣ Có các tài khoản

(4) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải đƣợc khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dƣ cuối tháng của từng đối tƣợng Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tƣợng lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản Số liệu trên

“Bảng tổng hợp chi tiết” đƣợc đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dƣ cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái

Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ đƣợc kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ đƣợc sử dụng để lập báo cáo tài chính

: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái

1.3.3 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:

Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ

+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG

Tổng quan về Công ty Cổ phần In Hàng không

2.1.1 Khái quát chung về Công ty Cổ Phần In Hàng không

2.1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần In Hàng không

CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG

Tên giao dịch quốc tế: Aviation printing Joint Stock Company

Tên viết tắt: AVIPRINT.,.JSC

Trụ sở chính: 200 Nguyễn Sơn – P Bồ Đề – Quận Long Biên – Hà Nội Chi nhánh Miền Nam: 126 Hồng Hà – P 2 – Quận Tân Bình – TP Hồ Chí Minh Chi nhánh Miền Trung: Sân bay quốc tế Đà Nẵng

Theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh công ty cổ phần số 01030099389 của

Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hà Nội cấp ngày 03 tháng 10 năm 2005 và đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 09 tháng 06 năm 2008

 Vốn điều lệ của công ty là: 17.000.000.000 VNĐ

 Tổng cổ phần: 1.700.000.000 cổ phần

 Mệnh giá cổ phần: 10.000 VNĐ

Cơ cấu sở hữu vốn:

 Tổng Công ty Hàng không Việt Nam giữ: 867.000 cổ phần, tương ứng 8.670.000.000 VNĐ, chiếm 51% vốn điều lệ

 Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật góp 80.000 cổ phần, tương ứng 800.000.000 VNĐ, chiếm 4,7% vốn điều lệ

 Công ty cổ phần thương mại và In Trường Đạt góp 58.593 cổ phần, tương ứng 585.930.000 VNĐ, chiếm 3,5% vốn điều lệ

 Cổ đông khác góp 694.407 cổ phần, tương ứng 6.944.070.000 VNĐ, chiếm 40,8% vốn điều lệ

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển về công ty

Công ty Cổ Phần In Hàng không tiền thân là xưởng In Hàng không được hình thành ngày 01 tháng 04 năm 1985 theo quyết định 250/TCHK của Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam Xưởng In Hàng không thuộc Cục Chính trị tổng cục Hàng không Dân dụng Việt Nam Đến tháng 03 năm 1990, Xưởng In Hàng không được đổi thành Xí nghiệp In Hàng không, đƣợc xác định là đơn vị kinh tế độc lập, có tài khoản riêng, con dấu riêng Tổng số vốn giao cho xí nghiệp In Hàng Không tính đến ngày 14/10/1993 là 4.939.096.903 VNĐ Trong đó:

 Vốn ngân sách nhà nước cấp là: 250.000.000 VNĐ

 Vốn tự bổ sung là: 4.689.096.903 VNĐ Bao gồm:

 Vốn cố định là: 4.189.096.906 VNĐ

 Vốn lưu động là: 500.000.000 VNĐ

Ngày 14 tháng 09 năm 1994, Công ty In Hàng Không đƣợc thành lập trên cơ sở Xí nghiệp In Hàng không theo quyết định 1481/QĐ/TCCB – LĐ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ký Chuyển xí nghiệp In Hàng không thành doanh nghiệp nhà nước với tên gọi là Công ty In Hàng không Tên giao dịch quốc tế là Aviation Printing Company

Năm 2005, thực hiện nghị định số 187/2004/NĐ – CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần và quyết định số 372/QĐ – TTG ngày 04 tháng 04 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm tổ chức và hoạt động công ty mẹ - công ty con tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam, ngày 07 tháng 06 năm 2005 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành quyết định số 1900/QĐ - GTVT về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty In Hàng không trực thuộc Tổng Cục Hàng không Việt Nam thành Công ty Cổ Phần In Hàng không

Qua gần 30 năm kể từ khi thành lập xưởng In Hàng không, công ty đã có những bước trưởng thành nhanh chóng, sự cố gắng vươn lên trước những thời kỳ khó khăn, hiện nay Công ty Cổ Phần In Hàng không đã khẳng định đƣợc vị trí và vai trò của mình trong sự nghiệp xây dựng ngành hàng không và ngành In Việt Nam

2.1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Chức năng chính của công ty là sản xuất các loại sản phẩm in để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam đồng thời thực hiện các hoạt động thương mại, dịch vụ, trực tiếp tham gia mua bán với các đối tác

* Nhiệm vụ của Công ty:

- Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh và dịch vụ, phát triển theo kế hoạch và mục tiêu chiến lƣợc của công ty

- Thực hiện việc chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất tinh thần, bồi dƣỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty

- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, làm tròn nhiệm vụ quốc phòng

2.1.1.4 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

 Công ty thường theo dõi đơn đặt hàng của khách hàng, sản xuất và giao hàng gọn cho từng đơn đặt hàng

 Lên kế hoạch chuẩn bị nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất, kế hoạch giao hàng đều đƣợc theo sát

Trên cơ sở đơn đặt hàng và định mức đã ký với khách hàng ngoài công ty cán bộ quản lý tiến hành nhập kho các nguyên vật liệu Các nguyên vật liệu này chuẩn đồng bộ và giao hàng phù hợp với tiến độ sản xuất của công ty Tại đây quá trình kiểm tra chất lƣợng và định lƣợng đƣợc tiến hành Sau khi kiểm tra các nguyên vật liệu này được phân loại theo nhóm, chủng loại, màu sắc và theo từng đơn hàng Các hướng dẫn sử dụng nguyên vật liệu và định mức tiêu hao cũng đƣợc thành lập và kiểm chứng trong thời gian này Trên cơ sở kế hoạch sản xuất và các định mức đã đƣợc kiểm chứng, kế hoạch cấp phát vật tƣ đƣợc trình lên Ban Giám đốc công ty cùng với phiếu xuất kho vật tƣ theo hạn mức

Là một doanh nghiệp chuyên ngành in kết hợp sản xuất một số sản phẩm, việc sản xuất của công ty đƣợc thực hiện chủ yếu trên những quy định sau:

 In Offset: In tranh ảnh, mỹ thuật, sách, báo, tạp chí, in hóa đơn,in lịch tết …

 In Flexo: In những vật liệu có tính nhẹ, mỏng nhƣ thẻ lên máy bay,vé cầu, bao bì các loại …

 Sản xuất giấy: Các sản phẩm khăn giấy, cốc giấy… phục vụ cho Vietnam Airlines và các đơn đặt hàng khác

Với công việc trên, Công ty đã tổ chức thành các xưởng sản xuất như sau:

 Xưởng giấy chi nhánh miền Nam

: Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm in

2.1.1.5 Quy trình sản xuất của công ty

Loại hình sản xuất sản phẩm của công ty là kiểu chế biến liên tục, sản xuất hàng loạt và theo đơn đặt hàng, quy mô sản xuất thuộc loại vừa, sản phẩm có thể tạo ra trên cùng một quy trình công nghệ, theo cùng một phương pháp song song giữa các loại có những đặc tính khác nhau về thiết kế kích cỡ, yêu cầu cả về mặt kinh tế

Công ty Cổ Phầ hông có nhiều dây chuyền sản xuất nhƣ: dây chuyền Offset, dây chuyền Flexo… nhƣng dây chuyền in Offset vẫn là dây chuyền mang lại cho công ty nhiều doanh thu và lợi nhuận nhất so với các dây chuyền khác (chiếm khoảng 70% trong tổng số doanh thu) Do vậy, trong phạ này em xin phép chỉ trình bày về quy trình công nghệ in Ofset nhƣ sau:

Kỹ thuật in (Bảng mẫu)

KCS Hoàn thiện sản phẩm

Nhập kho sản phẩm Tiêu thụ

: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

 Lập Market: Khi nhận đƣợc các tài liệu gốc, trên cơ sở nội dung và hình thức in, bộ phận lập Market sẽ tiến hành sắp xếp bố cục của trang in theo đúng yêu cầu của khách hàng nhƣ tranh ảnh, dòng cột, kiểu chữ, màu sắc, độ đậm nhạt…

 Tách màu điện tử: Đối với những bản in nhiều màu sắc (trừ màu đen) nhƣ bìa các ấn phẩm, tranh ảnh, chữ màu phải chụp tách màu điện tử, mỗi màu đƣợc chụp thành các bản riêng biệt Có 4 màu cơ bản: xanh, đỏ, vàng, đen Việc tách màu điện tử và lập Market được tiến hành đồng thời, sau đó cả hai được chuyển sang bước bình bản

 Bình bản: Trên cơ sở các market tài liệu và phim màu điện tử, bình bản có nhiệm vụ bố trí tất cả các loại chữ, hình ảnh có cũng màu sắc vào các tấm can theo trình tự trang in

 Chế bản: Trên cơ sở tấm can do bộ phận bình bản chuyển sang, chế bản có nhiệm vụ chế bản vào khuôn in kẽm (khâu này tương đối quan trọng đối với chất lƣợng in vì phụ thuộc vào thời gian và chất lƣợng bản in phơi già hay non và in trên chất lƣợng giấy gì)

Lập Market Tách màu điện tử

Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty

2.2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty

Công ty Cổ Phần In Hàng không sản xuất sản phẩm vừa theo chỉ tiêu kế hoạch vừa theo đơn đặt hàng nên sản phẩm rất đa dạng Sản phẩm in gồm nhiều loại nhƣ: sách báo, tạp chí, hóa đơn tài chính, bao bì… gắn liền tùy thuộc yêu cầu của người sử dụng Hơn nữa, sảm phẩm thuộc ngành in, bên cạnh yêu cầu về việc chất lƣợng giấy tốt, mực tốt còn đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ

Chính vì vậy, nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm có rất nhiều loại khác nhau bao gồm: Các loại giấy, các loại mực in, các loại kẽm, hồ dán, băng dính keo dán… Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty Cổ Phần In Hàng không là do công ty tự khai thác trên thị trường trong và ngoài nước theo giá cả thỏa thuận Do đó, công ty có thể liên hệ với nhiều nhà cung cấp vật tư trên thị trường và lựa chọn các đối tượng phù hợp, chẳng hạn: Tổng Công ty giấy Việt Nam, công ty giấy Bãi Bằng, công ty văn phòng phẩm Hồng Hà… nhập khẩu trực tiếp từ các nước trong khu vực Đông Nam Á, các nước Châu Âu (Đức, Pháp, Thụy Sĩ…)

Do đặc điểm của công ty là sản xuất nhiều loại sản phẩm, mỗi loại sản phẩm sử dụng mỗi loại nguyên vật liệu khác nhau Vì thế, công ty thường phải nhập khẩu thường xuyên

Mỗi loại nguyên vật liệu do tính chất hóa học riêng, chịu ảnh hưởng của khí hậu môi trường bên ngoài nên việc bảo quản dự trữ kho của công ty phải được sắp xếp một cách khoa học, hợp lý Mỗi loại guyên vật liệu phải đƣợc bảo quản ở từng kho riêng là tùy theo đặc tính của chúng, bao gồm các kho sau:

Hệ thống kho hàng của công ty đƣợc quản lý chặt chẽ Do đặc điểm của nguyên vật liệu chủ yếu là giấy – đây là nguyên vật liệu dễ bị ẩm, bị cháy nên kho đƣợc bảo quản khô ráo và đƣợc trang thiết bị phòng chống cháy nổ an toàn, hệ thống điều hòa không khí

2.2.2 Phân loại nguyên vật liệu tại công ty

Vật liệu của công ty có rất nhiều chủng loại, quy cách, kích cỡ, đơn vị khác nhau nên đƣợc phân thành nhiều loại khác nhau Việc phân loại vật liệu của công ty dựa trên nội dung kinh tế và chức năng của vật liệu đối với dây chuyền sản xuất kinh doanh Vật liệu đối dây chuyền sản xuất kinh doanh Vật liệu mà công ty quản lý bao gồm 2 loại:

 Vật liệu chính bao gồm các loại:

 Công ty sử dụng trên 50 loại giấy khác nhau nhƣ: Giấy Tân Mai Đài Loan, giấy các bon, giấy couches, đề can, giấy offset, giấy duplex, giấy Karap, giấy Faxct…

 Các loại màng PE, OPP…

 Mực in có nhiều loại và màu khác nhau: mực in offset, mực in Flexo…

 Bản kẽm bao gồm các loại nhƣ: Kodak, bản GTO, bản Ý, bản Trung Quốc, kẽm tái sinh… với các kích cỡ khác nhau

 Phục vụ cho sản xuất: Gôm, băng dính hai măt, bột hồ, ghim, dung môi, dây kim tuyến, ô nhê…

 Phục vụ cho sủa chữa, thay thế: sơn, sắt, thép, que hàn, dầu nhớt, mỡ bôi trơn, giấy ráp…

 Phụ liệu: Giấy lề, giấy in hỏng, lõi của lô giấy, bản kẽm…

2.2.3 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu tại công ty

Cùng với sự phát triển mạnh của sản xuất và công tác quản lý toàn doanh nghiệp nói chung, công tác quản lý nguyên vật liệu nói riêng đã có nhiều sự tiến bộ kế hoạch sản xuât của Công ty phần lớn phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ sản phẩm Phòng kế hoạch vật tƣ căn cứ vào kế hoạch sản xuất để xác định những nhu cầu về nguyên vật liệu cung cấp và dự trữ trong kỳ kinh doanh Đồng thời, căn cứ vào kế hoạch tài chính và khả năng cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty để lập các phương án thu mua nguyên vật liệu

Phương thức thanh toán của Công ty chủ yếu thanh toán bằng séc và chuyển khoản

Về giá cả của nguyên vật liệu thu mua thì Công ty do đã hiểu được thị trường với mục tiêu là hạn chế ở mức thấp nhất và nguyên vật liệu phải đạt tiêu chuẩn tốt nhất Từ đó, giá cả thu mua nguyên vật liệu và các chi phí thu mua có liên quan đều đƣợc Công ty xác định theo phương thức thuận mua vừa bán với nguồn cung cấp nguyên liệu và dịch vụ

Bên cạnh khâu thu mua, vận chuyển nguyên vật liệu thì khâu bảo quản sử dụng, dự trữ nguyên vật liệu nhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời, chất lƣợng đảm bảo cho quá trình sản xuất cung ứng có vai trò không kém phần quan trọng

2.2.4 Đánh giá nguyên vật liệu tại Công ty

2.2.4.1 Đánh giá với nguyên vật liệu nhập kho

Vật liệu, công cụ chủ yếu do mua ngoài không đƣợc biếu tặng hay nhận góp vốn liên doanh nên việc đánh giá nguyên vật liệu, công cụ nhập kho đƣợc xác định theo giá thực tế

Giá thực tế đƣợc tính nhƣ sau:

Giá thực tế của vật liệu, công cụ nhập kho

Giá mua thực tế trên hóa đơn người bán

Chiết khấu thương mại, giảm giá đƣợc hưởng

Chi phí vận chuyển, bốc dỡ

2.2.4.2 Đánh giá với nguyên vật liệu xuất kho

Khi xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền

Giá thực tế của vật liệu, công cụ xuất kho

= Số lƣợng thực tế xuất kho x Đơn giá thực tế bình quân

Trong đó: Đơn giá thực tế bình quân = Giá trị tồn đầu kỳ + Giá trị thực tế nhập trong kỳ

Số lƣợng tồn đầu kỳ + Số lƣợng nhập trong kỳ

Ví dụ: Phiếu xuất kho số XK00002 ngày 05 tháng 01 năm 2014 xuất 1000 tờ Giấy Couches 120 79x109 cho phân xưởng sản xuất giấy Biết rắng từ cuối ngày 01 tháng

01 năm 2014 còn tồn 2033 tờ x 15.100 đ/tờ và ngày 04 tháng 01 năm 2014 đã nhập

6000 x 15000 đ/tờ Và cuối tháng không nhập thêm hàng nữa Đơn giá thực tế bình quân = 2.033 x 15.100 + 6.000 x 15000

2033 + 6000 Vậy giá thực tế xuất kho là: 1000 x 15.250 = 15.250.310 đồng

2.2.5 Tổ chức quy trình nhập, xuất kho nguyên vật liệu tại công ty

2.2.5.1 Tổ chức quy trình nhập kho

: Quy trình nhập kho nguyên vật liệu

Vật tư được mua về do khách hàng cung cấp trước khi nhập kho phải trải qua các bước sau:

 Kiểm tra trước khi nhập kho

 Kiểm tra sơ đồ, công cụ, sổ sách để tránh nhầm lẫn

 Dán tem kiểm tra vào sản phẩm đạt chuẩn

 Đánh ký hiệu sử dụng biển báo, tem, mác, để phân biệt rõ từng loại nguyên vật liệu

 Vào thẻ kho, theo dõi kiểm soát hàng nhập kho hàng ngày

 Kiểm tra lại vị trí lưu kho của từng nguyên vật liệu sau khi xếp đủ để tránh nhầm lẫn Đối với bất cứ một loại nguyên vật liệu khi nhập, xuất kho công ty đều lập chứng từ, thủ tục kế toán đầy đủ, kịp thời, chính xác theo đúng chế độ do nhà nước ban hành Sau đó, chứng từ đƣợc giao cho các phòng ban liên quan để theo dõi và quản lý nguyên vật liệu

Theo Chế độ Kế toán quy định tất cả các nguyên vật liệu nhập kho trong công ty đều phải tiến hành nhập kho

Khi nguyên vật liệu đến công ty, người chịu trách nhiệm mua nguyên vật liệu có hóa đơn bán hàng (do người bán giao cho) Từ hóa đơn đó, thủ kho vào sổ cái chính của kho vật tư Thủ kho là người chịu trách nhiệm kiểm tra về số lượng, chủng loại, quy cách và chất lƣợng Sau đó, thủ kho ký vào sổ cái chứng minh số nguyên vật liệu đã đƣợc nhập, hóa đơn đƣợc chuyển lên phòng kế toán, kế toán viên kiểm chứng từ và phiếu nhập kho rồi thủ kho ký vào phiếu nhập để ghi vào thẻ kho

Sau khi nguyên vật liệu đã đƣợc kiểm tra về số lƣợng, chất lƣợng, đã phù hợp với kế hoạch nguyên vật liệu đã chứng từ mua bán thì tiến hành nhập kho nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu mua về

Bảo quản nguyên vật liệu

Kiểm tra nguyên vật liệu

Phiếu nhập kho đƣợc viết thành 4 liên:

 Một liên do phòng vật tư giữ và lưu lại

 Một liên chuyển cho kế toán thanh toán

 Một liên chuyển cho thủ kho

 Một liên chuyển cho kế toán Nguyên vật liệu

Các chứng từ là căn cứ quan trọng để các phòng ban dựa vào số liệu trong đó để nắm rõ và thường xuyên kiểm tra tình hình nguyên vật liệu

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG

Nhận xét, đánh giá về công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần In Hàng không

 Tổ chức bộ máy kế toán:

Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung, tạo nên sự thống nhất chặt chẽ Các bộ phận kế toán trong Công ty có sự phân công nhiệm vụ, gắn trách nhiệm rõ ràng giữa các nhân viên kế toán do đó đạt đƣợc hiệu quả cao trong công việc, xử lý thông tin nhanh chóng, cung cấp kịp thời cho Ban Lãnh đạo Công ty để đƣa ra các quyết định và giám sát công việc chặt chẽ

Việc tổ chức kế toán theo hình thức trên có nhiều ƣu điểm:

 Gọn nhẹ, tinh giảm bộ máy, tiết kiệm lao động

 Chỉ đạo và kiểm tra rất tập trung, thống nhất

 Có điều kiện chuyên môn hóa cán bộ, nâng cao hiệu suất và năng lực công tác, thuận tiện cho việc hiện đại hóa và cơ giới hóa công tác kế toán

 Hiện nay Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung Đây là hình thức kế toán đang đƣợc áp dụng rộng rãi với ƣu điểm là tổ chức hệ thống sổ sách khá đơn giản, dễ thực hiện và rất thích hợp khi vận dụng kế toán máy Công ty đã trang bị cho Phòng hệ thống kế toán máy với phần mềm kế toán MISA SME 2012 có nhiều ƣu điểm: dễ dử dụng, cung cấp thông tin nhanh chóng Việc áp dụng phần mềm kế toán vào trong công tác hạch toán kế toán đã giúp ích rất nhiều cho các kế toán viên, đặc biệt trong việc giảm bớt những công tác thủ công Nhờ vậy mà công tác kế toán đã đƣợc giảm nhẹ đáng kể và cũng góp phần hạn chế đƣợc những nhầm lẫn, sai sót trong quá trình lên sổ và báo cáo

 Về phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu:

Công ty đã vận dụng phương pháp thẻ song song Phương pháp này có ưu điểm là: Việc ghi sổ thẻ đơn giản, rõ ràng, dễ kiểm tra đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót trong việc ghi chép Quản lý chặt chẽ tình hình biến động và số hiện có của từng loại nguyên vật liệu theo số lƣợng và giá trị

 Về việc cung cấp và lập kế hoạch thu mua: Công ty xây dựng quy trình quản lý nguyên vật liệu tương đối khoa học từ khâu thu mua, bảo quản, sử dụng nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm thu mua, tìm hiểu, thăm dò các nguồn hàng mà Công ty cần, đặc biệt là những nguồn hàng chất lƣợng tốt, giá cả hợp lý, tiết kiệm chi phí, đảm bảo cho quá trình sản xuất

 Về kế toán tổng hợp nguyên vật liệu:

Hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán áp dụng tại Công ty đảm bảo tính hợp lý, hơp lệ, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành của Bộ tài chính

 Về công tác quản lý kho:

Do sắp xếp một các khoa học trong việc tiến hành phân loại nguyên vật liệu nên giảm bớt đƣợc diện tích trống trong kho, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập, xuất nguyên vật liệu kịp thời cho sản xuất và kiểm kê thường xuyên Việc phát hiện và xử lý thừa thiếu trong kho kịp thời góp phần quản lý chặt chẽ, hạn chế lƣợng nguyên vật liệu hƣ hoảng mất mát

 Về việc quản lý chất lƣợng:

Công ty đề cao chất lƣợng sản phẩm lên hàng đầu vì vậy Phòng QM đƣợc sử dụng hiệu quả Phòng QM là phòng kiểm tra chất lƣợng đảm bảo sản phẩm của công ty đạt chất lƣợng theo quy định Vì vậy, chất lƣợng nguyên vật liệu đƣợc đảm bảo trong tất cả các khâu: mua, bảo quản, xuất dùng

Công ty Cổ phần In Hàng không có nhiệm vụ chuyên in ấn và sản xuất các mặt hàng mang đặc trƣng nghề nghiệp của ngành In Do tính chất của nguyên vật liệu và sản phẩm trong quá trình sản xuất nên trong quá trình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu còn tồn tại một số vấn đề sau:

 Tại công ty, phế liệu thu hồi không đƣợc phản ánh trên giấy tờ, sổ sách về số lƣợng cũng nhƣ giá trị Điều này dẫn tới tình trạng mất mát hao hụt phế liệu làm mất một phần nguồn thu nhập của doanh nghiệp

 Công ty chƣa tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

 Tổ chức theo dõi vật tư tại xưởng sản xuất do thống kê xưởng theo dõi và ghi chép Cuối kỳ, nguyên vật liệu sử dụng thừa không đƣợc báo cáo nên khâu quản lý chƣa đƣợc chặt chẽ.

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần In Hàng không

Hoàn thiện tổ chức theo dõi kế toán thu hồi phế liệu Tại công ty phế liệu thu hồi không có phiếu nhập kho do đó, công ty nên tiến hành thủ tục nhập kho phế liệu để tránh mất mát Phế liệu trước khi nhập kho phải được bộ phận có trách nhiệm tổ chức cân, ƣớc tính giá trị

Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Việc lâp dự phòng giảm giá hàng tồn kho phần nào bù đắp thiệt hại xảy ra khi sản phẩm, vật tƣ bị giảm giá Đồng thời phản ánh thực tế hàng tồn kho của công ty nhằm đƣa ra một hình ảnh trung thực về tài sản của công ty khi lập báo cáo cuối kỳ kế toán

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tƣ, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm xảy ra vào kỳ kế toán

Mục đích: Giúp doanh nghiệp có nguồn vốn tài chính để bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do nguyên vật liệ bị giảm giá, đồng thời cũng phản ánh giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của nguyên vật liệu tồn kho của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính cuối kỳ hạch toán

Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:

Mức dự phòng giảm giá vật tƣ

Lƣợng vật tƣ thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính x

Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán

Giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của hàng tồn kho

Theo Thông tư 288/2009/TT – BTC Kiến nghị 3:

Kế toán nguyên vật liệu cần phải theo dõi chặt chẽ hơn ở tình hình thực tế sử dụng nguyên vật liệu trong kỳ của từng xưởng Cuối kỳ, nguyên vật liệu sử dụng không hết vẫn chƣa đƣợc kế toán theo dõi chặt chẽ Do vậy, để quản lý nguyên vật liệu chặt chẽ kế toán nguyên vật liệu phải nắm đƣợc giá trị của số nguyên vật liệu thừa cuối kỳ làm sơ sở tính đúng, đủ giá thành sản phẩm

Mặt khác, thông qua giá trị nguyên vật liệu thừa cuối kỳ giúp kế toán nguyên vật liệu phần nào đánh giá đƣợc thực tế sử dụng nguyên vật liệu theo kế hoạch nhờ đó phát huy hơn nữa vai trò kiểm tra, giám sát ngăn ngừa đƣợc tình trạng thất thoát nguyên vật liệu của công ty Làm cơ sở cho việc điều chỉnh lại định mức sử dụng nguyên vật liệu Để khắc phục hạn chế trên, kế toán nguyên vật liệu yêu cầu xưởng sản xuất phải báo cáo nguyên vật liệu thừa bằng: “Phiếu báo vật tƣ còn lại cuối kỳ”.

Ngày đăng: 06/02/2024, 10:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w