Trong đú, tớn dụng trung và dài hạn là cỏc khoản cho vay của ngõn hàng cú thời hạn trờn một năm nhưng khụng dài hơn thời hạn khấu hao cần thiết của tài sản hỡnh thành bằng vốn vay của Ng
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG
Những vấn đề cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụng trung-dài hạn tại NHTM
NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm các dịch vụ thanh toán Đối với NHTM thì hoạt động kinh doanh chủ yếu và quan trọng nhất vẫn là hoạt động cung ứng tín dụng cho nền kinh tế
Tín dụng là quá trình chuyển dịch vốn dưới hình thức tiền tệ hay hiện vật của một tổ chức hay cá nhân này cho một tổ chức hay cá nhân khác sử dụng trong một thời gian nhất định trên nguyên tắc hoàn trả
Tín dụng ngân hàng là một hình thức phát triển cao nhất của quan hệ tín dụng là quan hệ giữa một bên là ngân hàng còn một bên là pháp nhân hoặc thể nhân khác trong nền kinh tế quốc dân Đối với NH, tín dụng là hoạt động quan trọng nhất đem lại phần thu nhập lớn nhất cho NH Tuy nhiên nó cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất Chính vì thế, để tiện cho việc quản lý các khoản vay, các ngân hàng thường phân loại tín dụng theo nhiều tiêu chí khác nhau như theo mục đích vay theo thành phần kinh tế, theo đối tượng tín dụng, theo hình thái giá trị của khoản tín dụng và theo thời hạn của tín dụng Theo thời hạn của tín dụng thì tín dụng được chia làm tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn
Trong đó, tín dụng trung và dài hạn là các khoản cho vay của ngân hàng có thời hạn trên một năm nhưng không dài hơn thời hạn khấu hao cần thiết của tài sản hình thành bằng vốn vay của Ngân hàng
Theo quy định của Việt Nam thì tín dụng trung hạn là khoản tín dụng có thời hạn từ 1-5 năm, còn tín dụng dài hạn là khoản tín dụng có thời hạn trên 5 năm
Tín dụng trung-dài hạn là loại tín dụng có thời hạn hoàn vốn trên từ 1 năm trở lên, được sử dụng để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống Hình thức tín dụng này được các NHTM cấp cho khách hàng nhằm hỗ trợ việc xây dựng mới hoặc hoàn thiện quy trình sản xuất
1.2: Đặc điểm tín dụng trung dài hạn
Tín dụng trung dài hạn có những đặc điểm quan trọng sau:
- Tín dụng trung - dài hạn được cấp cho khách hàng nhằm hỗ trợ cho họ trong việc mua sắm, tạo lập tài sản cố định Do đó, đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng thương mại trong hình thức tín dụng này là các doanh nghiệp
- Do gắn liền với tài sản cố định và vốn cố định của khách hàng, tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng thương mại thường gắn liền với các dự án đầu tư có tác dụng thúc đẩy và phát triển nền kinh tế đất nước
- Tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng thương mại có thời gian hoàn vốn chậm Nguồn trả tiền vay cho ngân hàng chủ yếu được lấy từ quỹ khấu hao và một phần từ lợi nhuận của chính dự án mang lại Vì thế, khách chỉ có thể hoàn trả khoản vay có quy mô lớn thành nhiều lần khác nhau – thời hạn cho vay kéo dài trong nhiều năm
- Tín dụng trung - dài hạn thường có thời gian kéo dài, quy mô tín dụng thường lớn do đối tượng chủ yếu là các dự án đầu tư, nguy cơ rủi ro cao vì nền kinh tế quốc gia luôn biến động không những về tỷ giá, lãi suất, lạm phát mà còn nhiều các chính sách tầm vĩ mô khác Sự biến động này có thể tích cực hoặc tiêu cực mà chúng ta không thể biết trước được Do đó mà môt khoản vay dài hạn thường đem lại nhiều rủi ro hơn là một khoản vay ngắn hạn vì thời gian càng dài thì xác suất xảy ra những biến động này càng lớn Mặt khác, lãi suất của cho vay trung - dài hạn thường lớn hơn lãi suất cho vay ngắn hạn Vì độ rủi ro cao hơn, thời gian thu hồi vốn lâu hơn
- Tín dụng trung-dài hạn có vai trò cực kì quan trọng trong việc cấp vốn cho các
DN Vì bản chất cho vay trung-dài hạn không chỉ ở các Ngân hàng mà còn có ở thị trường chứng khoán Tuy nhiên ở Việt Nam, các kênh huy động vốn khác như huy động vốn từ thị trường chứng khoán cũng là một kênh huy động cạnh tranh với Ngân hàng nhưng hầu như chưa phát triển mạnh Do đó hầu hết các DN chỉ có thể trông chờ vào nguồn vốn vay từ Ngân hàng Đây là nguồn vốn huy động không những trực tiếp giúp cho các DN phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, duy trì sản xuất hay nâng cao chất lượng sản phẩm mà nó còn tác động gián tiếp thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước Vì vậy đòi hỏi Ngân hàng phải biết quản trị rủi ro, biết cân đối nguồn vốn giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay không chỉ về tổng nguồn vốn mà còn thời hạn các khoản huy động và các khoản cho vay nếu không sẽ dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng
1.3: Các hình thức tín dụng trung - dài hạn
1.3.1: Tín dụng theo dự án đầu tư
1.3.1.1: Cho vay đồng tài trợ (Syndicate loan):
- Là quá trình cho vay của một nhóm tổ chức tín dụng (từ 2 tổ chức tín dụng trở lên) cho một dự án, do một tổ chức tín dụng làm đầu mối, phói hợp với các bên bên đồng tài trợ để thực hiện, nhằn phân tán rủi ro của các tổ chức tín dụng
- Hình thức này được được áp dụng trong các trường hợp: Các dự án đầu tư đòi hỏi một khoản vốn lớn mà các ngân hàng riêng lẻ thìo không đáp ứng hết được ngân hàng thường chỉ được phép đầu tư vốn tới một mức độ nhất định so với tổng nguồn vốn của mình và không được đầu tư qúa nhiều vốn vào một công ty để đảm bảo an toàn vốn tài sản Thậm chí đối với một vài dự án ngân hàng có thể đáp ứng toàn bộ nhưng rủi ro quá lớn ngân hàng không muốn đảm nhận hết Do vậy, cho vay đồng tài trợ là một họat động tín dụng giúp ngân hàng phân tán rủi ro và có thể sử dụng tối đa nguồn vốn của họ cho đầu tư vào các dự án dài hạn
1.3.1.2: Cho vay trực tiếp theo dự án:
- Đây là hình thức tín dụng trung – dài hạn phổ biến trong nền kinh tế thị trường Ngân hàng thương mại tiến hành mọi hoạt động và tự chịu trách nhiệm với từng dự án đầu tư của khách hàng mà họ đã lựa chọn để tài trợ
Chính vì vậy, công việc của ngân hàng không chỉ đơn thuần là cho vay mà còn phải quán xuyến hàng loạt các công việc khác có liên quan đến thực thi có hiệu quả của dự án như : quy hoạch sản xuất, thiết kế, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn thiết bị máy móc, giá cả thị trường, hiệu quả đầu tư Bởi vì việc quy định cấp một khoản tín dụng sẽ ràng buộc ngân hàng với người vay trong một số thời gian, cho nên cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc và xem xét kỹ lưỡng các rủi ro có thể xảy ra
1.3.2: Tín dụng thuê mua (leasing credit)
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ACB
Giới thiệu chung về Ngân hàng Á Châu
2.1.1: Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của ngân hàng ACB
Vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước khi nền kinh tế Việt Nam bắt đầu mở cửa, một nhóm các nhà giáo đã quyết định rời bục giảng để khởi nghiệp Không chịu mở công ty sản xuất hay kinh doanh thương mại, tất cả mọi người đã góp vốn cùng một số doanh nhân quyết định mở ngân hàng Ngày 04/06/1993, theo giấy phép hoạt động số 0032/NH-GP do Thống đốc NHNN cấp ngày 24/04/1993 Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu ra đời với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng
Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành NH
TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “ Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB
Ngành nghề kinh doanh chính:
Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng
Sử dụng vốn (cung cấp tín đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam ngoại tệ và vàng
Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng
Kinh doanh ngoại tệ và vàng
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ
Mạng lưới kênh phân phối
Gồm 344 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc: Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 29 chi nhánh và 108 phòng giao dịch
Tại khu vực phía Bắc: 20 chi nhánh và 78 phòng giao dịch
Tại khu vực miền Trung: 13 chi nhánh và 32 phòng giao dịch
Tại khu vực miền Tây: 13 chi nhánh và 15 phòng giao dịch
Tại khu vực miền Đông: 5 chi nhánh và 30 phòng giao dịch
Trên 2000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của trung tâm thẻ ACB đang hoạt động
969 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union
Với quy mô hoạt động và mạng lưới giao dịch rộng khắp như hiện nay, việc thu hút và phát triển nguồn nhân lực có kinh nghiệm thực tiễn, trình độ chuyên môn cao là hết sức quan trọng Vì thế tính đến ngày 31/8/2012 tổng số nhân viên của ngân hàng Á Châu là 10.309 người Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB
- Công ty chứng khoán ACB (ACBS) thành lập ngày 29/6/2000
- Công ty quản lý và khai thác tài sản ngân hàng Á Châu (ACBA) thành lập ngày 11/10/2004
- Công ty cho thuê tài chính ngân hàng Á Châu (ACBL); thành lập ngày 29/10/2007
- Công ty quản lý quỹ ACB (ACBC): chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm
- Công ty Cổ phần địa ốc ACB (ACBR)
- Công ty Cổ phần dịch vụ bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD)
- Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB – SJC (góp vốn thành lập với SJC)
Trong suốt 20 năm hoạt động, ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng ổn định và mạnh mẽ Điều này được thể hiện qua các chỉ số tài chính tín dụng của ACB qua các năm như sau:
Bảng 2.1: Chỉ số tài chính tín dụng của ngân hàng ACB trong 3 năm Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng tài sản 205,103 281,020 175,339 Tổng nợ phải trả 193,726 269,061 162,791 Lợi nhuận sau thuế 46,696 64,156 53,581
(Trích báo cáo tài chính trong 3 năm: 2010;2011;2012 của NH ACB)
Biểu đồ 2.0: Chỉ số tài chính tín dụng của ngân hàng ACB trong 3 năm
Nhìn vào biểu đồ ta thấy: Trong 3 năm thì năm 2011 phát triển nhất vì có tổng tài sản lớn nhất, tổng nợ phải trả và lợi nhuận sau thuế cũng lớn nhất Nhưng sang năm 2012 thì tất cả các chỉ số đều giảm Nguyên nhân có thể do năm 2011 ngân hàng mở rộng thêm nhiều PGD có nhu cầu mua sắm thêm tài sản và cũng nhờ đó mà NH có thể tăng thêm vốn
Tình hình tài chính của ngân hàng ACB: Tình hình tài chính của ACB lành mạnh, phát triển vững vàng và nhanh chóng được ghi nhận suốt quá trình hoạt động 20 năm qua Đến ngày 22/08/2012, tổng tài sản ACB đạt hơn 255 ngàn tỷ đồng, chủ sở hữu đang ở mức 13.586 tỷ đồng, lợi nhuận của riêng ngân hàng ACB đạt 2.345 tỷ đồng, hệ số an toàn vốn ở mức 10,27% Năm 2012, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng ước đạt 1.200 tỷ
CHỈ SỐ TÀI CHÍNH TÍN DỤNG
Tổng tà i s ản Tổng nợ phải trả Lợi nhuậ sau thuế đồng, giảm mạnh so với mức 4.200 tỷ đồng của năm 2011, chủ yếu do phải đóng trạng thái vàng theo khuyến cáo của Ngân hàng nhà nước trong quý III/2012 khiến ngân hàng bị lỗ 1.700 tỷ đồng
2.2: Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu- Chi nhánh Duyên Hải
Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Duyên Hải là đơn vị trực thuộc Hội Sở được thành lập vào ngày 9/02/2007 với giấy phép hoạt động kinh doanh số: 0213002855 do
Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng cấp
ACB chi nhánh Duyên Hải được thành lập với mục đích mở rộng mạng lưới kênh phân phối, tăng thị phần Do chi nhánh Duyên Hải là một bộ phận của ACB nên những ngành nghề kinh doanh chính, cơ cấu tổ chức, các kế hoạch hoạt động kinh doanh của chi nhánh Duyên Hải và ACB là một Tất cả đều nhằm mục tiêu chính là đưa ACB trở thành Ngân hàng TMCP bán lẻ lớn nhất, hàng đầu Việt Nam
Mạng lưới hoạt động của ACB Duyên Hải gồm 1 trụ sở và 7 PGD
2.2.1: Cơ cấu tổ chức ngân hàng ACB chi nhánh Duyên Hải
Sơ đồ 1.4: Cơ cấu tổ chức NH ACB chi nhánh Duyên Hải
Phòng giao dịch và ngân quỹ
Phó Giám Đốc chi nhánh
Phòng khách hàng doanh nghiệp
Phòng khách hàng cá nhân
Phòng hỗ trợ và nghiệp vụ
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Giám đốc chi nhánh: là người đứng đầu của chi nhánh điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về hoạt động của chi nhánh
- Phó giám đốc: Được giám đốc ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn nhất định
- Phòng giao dịch và Ngân quỹ: Phục vụ khách hàng sử dụng sản phẩm ACB như thu chi tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán, chuyển tiền, kiểm đếm tiền
- Phòng khách hàng doanh nghiệp: Cung cấp sản phẩm huy động vốn, sản phẩm tín dụng, sản phẩm dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước, sản phẩm thẻ và các sản phẩm khác…đối với khách hàng các nhân
- Phòng hỗ trợ và nghiệp vụ:
+ Nghiệp vụ tín dụng: Mở tài khoản tiền vay, lưu hồ sơ tín dụng, lập và hướng dẫn khách hàng ký hợp đồng tín dụng, lập hợp đồng thế chấp, cầm cố, hướng dẫn khách hàng ký kết, đăng ký giao dịch đảm bảo, đi công chứng hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản, quản lý tài sản đảm bảo của khách hàng
+ Nghiệp vụ tiền gửi: Lưu trữ hồ sơ, mở tài khoản tiền gửi, thực hiện các điều chỉnh lãi suất, cập nhật thông tin khách hàng và thông tin sản phẩm liên quan đến tài khoản của khách hàng
- Phòng kế toán: Xây dựng kế hoạch chi phí điều hành tháng/ năm Hạch toán các chi phí quản lý chung, mua sắm tài sản, công cụ lao động, cung cấp dịch vụ chuyển tiền trong nước
Tình hình hoạt động cho vay tại ngân hàng ACB chi nhánh Duyên Hải
Bảng 2.3: Tình hình cho vay của chi nhánh Đơn vị: triệu đồng
( Trích báo cáo dư nợ trong năm 2010 và năm 2011)
Qua bảng số liệu ta thấy tổng doanh số cho vay năm 2011 lớn hơn năm 2010 là 334.754 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 20,67% Cụ thể là:
Tín dụng ngắn hạn năm 2011 tăng so với năm 2012 là 57.328 triệu đồng tương đương với tăng 6,69% Trong năm 2010 thì doanh số cho vay TD ngắn hạn chiếm 52,98% tổng doanh số cho vay năm Nhưng sang năm 2011 doanh số cho vay Ngắn hạn là 46,76% tổng doanh số cho vay năm Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 259.424 triệu đồng tương ứng với mức tăng 34% Điều này cho ta thấy sang năm 2011 NH thiên về màng đầu tư dài hạn Đây là khoản vay với số lượng lớn, thời gian dài, lãi suất cho vay cao nên sẽ đem lại lợi nhuận cao cho NH tuy nhiên sẽ chịu nhiều rủi ro về lãi suất thị trường, lạm phát, tỷ giá
Ngân hàng chú trọng đến việc cho vay trung và dài hạn, nguồn vốn này chủ yếu cung cấp cho các doanh nghiệp dùng vào mục đích mua sắm tài sản cố định hoặc đầu tư, kinh doanh trung-dài hạn
Ngân hàng tăng doanh số cho vay bởi vì Ngân hàng đã mở rộng nguồn vốn bằng cách huy động nguồn vốn trong dân cư, các tổ chức kinh tế, TCTD, và bản thân Ngân hàng trong năm 2011 đã phát hành Trái Phiếu
Bên cạnh công tác cho vay mở rộng khách hàng thì Ngân hàng cũng đặc biệt chú trọng đến việc thu hồi nợ để đảm bảo vòng quay vốn tốt Khi vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì Ngân hàng càng thu lại được nhiều lợi nhuận Trong năm 2011 Ngân hàng đã làm tốt công tác thu hồi nợ, cụ thể là năm 2011 thu hồi nợ tăng 426.542 triệu đồng tương ứng với mức tăng 32,29% , đặc biệt thu hồi vốn tín dụng trung và dài hạn tăng 44% so với năm 2010
Theo bảng số liệu ta thấy: Khi dư nợ cho vay tăng lên làm nợ xấu của Ngân hàng có xu hướng tăng lên Năm 2011 nợ xấu tăng 3.812 triệu đồng tương ứng với mức tăng 42,97% Nhưng phần lớn, nợ quá hạn tăng chủ yếu ở nguồn cho vay ngắn hạn Nguyên nhân có thể do khách hàng vay chủ yếu là cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng tăng lên và không có khả năng trả nợ Nếu so về tỷ lệ thì nợ xấu trung-dài hạn năm 2011 tăng so với năm 2010 là 45,81% Việc nợ xấu tăng làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong năm 2011 không hiệu quả và sẽ gây khó khăn trong việc thu hồi vốn làm giảm thu nhập ròng của ngân hàng
Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng lên, trong năm 2011 tăng lên mức 2%, trong đó tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn là 1,95% và tỷ lệ nợ xấu trung-dài hạn là 2,10% Mặc dù tỷ lệ nợ xấu tăng nhưng tỷ lệ này không vượt quá tỷ lệ nợ xấu mà ngân hàng nhà nước giao đầu năm là 2,8% nên tỷ lệ nợ xấu này được xem là đạt
Tóm lại qua bảng số liệu tình hình cho vay của ngân hàng trong hai năm 2010 và
2011 là tương đối tốt Đó là nhờ sự chỉ đạo của Giám đốc chi nhánh và sự nỗ lực của toàn thể nhân viên của ngân hàng đặc biệt là phòng tín dụng.
Thực trạng chất lượng tín dụng trung-dài hạn của ngân hàng ACB chi nhánh Duyên Hải theo các chỉ tiêu định lượng
2.4.1: Tình trạng cho vay trung-dài hạn theo đối tượng vay
Bảng 2.4: Tình hình cho vay trung-dài hạn theo đối tượng vay vốn Đơn vị : triệu đồng
Cty Cổ phần, Cty TNHH
Cty Cổ phần, Cty TNHH
Cty Cổ phần, Cty TNHH
Cty Cổ phần, Cty TNHH
Cty Cổ phần, Cty TNHH 1.55 2.28 -4.47
( trích nguồn: Báo cáo dư nợ trong hai năm 2010 và 2011)
Biểu đồ 2.2: Tình trạng cho vay trung-dài hạn theo đối tượng vay
Cty Cổ phần, Cty TNHH
DN tư nhânCác DN khác
Trong thời gian vừa qua, nền kinh tế thị trường đã trải qua nhiều biến động phức tạp, lạm phát tăng cao, thị trường tài chính diễn biến rất phức tạp, làm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các cá nhân, Ngân hàng xa sút nghiêm trọng Mặc dù như vậy tình hình hoạt động cho vay trung-dài hạn tại ngân hàng ACB chi nhánh Duyên Hải diễn biến theo chiều hướng có thuận lợi Biểu hiện là doanh số cho vay tăng qua các năm, mặc dù nợ xấu vẫn còn tăng Nếu ngân hàng khắc phục được điều này thì tình hình hoạt động của Ngân hàng sẽ tốt hơn
Trong năm 2011 doanh số cho vay đạt 1.022.438 triệu đồng tăng 259.298 triệu đồng tương ứng với 34% so với năm 2010 Doanh số cho vay tăng lên trong tình trạng thị trường biến động không ổn định, đó là biểu hiện rất đáng mừng cho ngân hàng Trong năm 2011 ngân hàng chủ yếu cho vay đối tượng là các doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức kinh tế khác trên địa bàn khu vực Cụ thể cơ cấu cho vay đối với Cty Cổ phần, Cty TNHH trong năm 2010 là 25,02%, các DN tư nhân là 35%, các DN khác là 40,36% nhưng sang năm 2011 thì các Cty Cổ phần, Cty TNHH doanh số cho vay là 19,01%, DN tư nhân là 0,03% và các DN khác là 49,1% doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp khác của Ngân hàng tăng 194.000 triệu đồng với mức tăng 62,99% so với năm 2010 Tiếp theo là các doanh nghiệp tư nhân tăng 62.028 triệu đồng và cuối cùng là công ty cổ phần và công ty TNHH tăng 3.396 triệu đồng
Năm 2011 Doanh số thu nợ đạt 1.063.2330 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 324.876 triệu đồng tương đương với mức tăng 44% so với năm 2010 Trong đó doanh số thu nợ của khách hàng là doanh nghiệp khác là lớn nhất tăng 162.000 triệu đồng Tiếp theo là doanh nghiệp tư nhân tăng 100.016 triệu đồng và cuối cùng là công ty cổ phần và công ty TNHH tăng 62.860 triệu đồng Như vậy ta thấy chất lượng cho vay trung-dài hạn theo đối tượng các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH được nâng cao Nguyên nhân là nhờ sự chỉ đạo giám sát của ban giám đốc trong quá trình phân bổ công việc cho cán bộ tín dụng đến tận địa bàn, bám sát khách hàng đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, đem lại hiệu quả cao, trả nợ đúng hạn và ngoài ra còn có sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành địa phương
Trong năm 2011 thì tổng dư nợ cho vay giảm 40.792 triệu đồng tương ứng với mức giảm 16,68% so với năm 2010 Trong đó dư nợ cho vay của công ty cổ phần, công ty TNHH giảm 4.800 triệu đồng tương ứng với mức giảm 10,78% và doanh nghiệp tư nhân giảm 47.992 triệu đồng tương úng với mức giảm 49,99% so với năm 2010 Sở dĩ hai loại hình này giảm là vì trong năm 2011 ảnh hưởng do nền kinh tế lạm phát vì thế họ chỉ dám sản xuất với quy mô nhỏ, không dám đầu tư vào các dự án lớn vì thế mà nguồn vốn họ tìm tới ngân hàng sẽ ít đi cho nên hai loại hình này thì dư nợ của hai loại hình này tại ngân hàng giảm xuống Ngược lại với hai loại hình này thì dư nợ của các doanh nghiệp khác tăng 12.000 triệu đồng tương ứng với mức tăng 11,54% so với năm 2010 Nguyên nhân là do hoạt động của mô hình này là nhỏ Do đó mà nhu cầu sử dụng vốn của họ nhiều hơn với mục đích là phát triển và mở rộng thị trường trên địa bàn Hải Phòng vì thế mà dư nợ tại Ngân hàng tăng lên
Dư nợ của Ngân hàng giảm là nợ xấu của Ngân hàng gia tăng Trong năm 2011 nợ xấu tăng lên 1.344 triệu đồng tương ứng với mức tăng 45,81% so với năm 2010 Trong đó nợ xấu của đối tượng các doanh nghiệp khác tăng mạnh nhất là 754 triệu đồng Nguyên nhân một phần do cán bộ tín dụng chưa đôn đốc dứt khoát trong việc thu hồi nợ và lãi hàng tháng của các doanh nghiệp dẫn đến nợ xấu tăng Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu là 2,1% so với năm 2010 Cụ thể nợ xấu của công ty cổ phần, công ty TNHH là 2,28%, doanh nghiệp tư nhân là 2,45%, doanh nghiệp khác là 1,89%
2.4.2: Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế
Thành phần kinh tế quốc doanh: là TD được cấp cho các ngành kinh tế thuộc sở hữu nhà nước
Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh: là TD được cấp cho các thành phần kinh tế không thuộc sở hữu nhà nước
Bảng 2.5: Tình hình cho vay trung-dài hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng
Chênh lệch số tiền Tỷ lệ % 1: Doanh số cho vay
( Trích nguồn: Báo cáo dư nợ trong hai năm 2010 và 2011)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Năm 2011 hoạt động cho vay trung-dài hạn theo thành phần kinh tế chiếm tới 1.022.438 triệu đồng tương đương với mức tăng 34% so với năm 2010 Trong đó thành phần kinh tế quốc doanh là 600.420 triệu đồng tăng 175.508 triệu đồng tương ứng với 41,3% so với năm 2010 Song song với cho vay là thu nợ của ngân hàng Doanh số thu nợ năm 2011 tăng thêm 44% so với năm 2010 Cụ thể doanh số thu nợ quốc doanh tăng 246.040 triệu đồng tương ứng với mức tăng 62,03%, doanh số thu nợ ngoài quốc doanh tăng 78.838 triệu đồng tương ứng với mức tăng 23,07% so với năm 2010 Như vậy sang năm 2011 thì NH đã làm tốt hơn công tác thu hồi nợ, đốc thúc khách hàng thanh toán các khoản vay đúng thời hạn để đảm bảo tính thanh khoản và vòng quay của vốn
Về dư nợ cho vay, năm 2011 dư nợ cho vay giảm đi 40.792 triệu đồng tương ứng với mức giảm 16,68% so với năm 2010 Năm 2011 dư nợ của thành phần kinh tế quốc doanh giảm 42.268 triệu đồng tương ứng với mức giảm 38,17% so với năm 2010 và đây cũng là nguyên nhân làm giảm dư nợ cho vay của ngân hàng, ngược với nó là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên là 1.472 triệu đồng với mức tăng 1,10% so với năm 2010
Về nợ xấu, trong năm 2011 nợ xấu tăng 1.344 triệu đồng tương ứng với tăng 45,81% so với năm 2010 Trong đó nợ xấu ngoài quốc doanh tăng 396 triệu đồng Nguyên nhân làm nợ xấu tăng vì sang năm 2011 nền kinh tế trong nước cũng như thế giới có nhiều chuyển biến tiêu cực, rất nhiều các DN nhỏ bị “chết ẻo” do không đủ sức cạnh tranh với các DN lớn trong nước và các DN nước ngoài tham gia tại thị trường Việt Nam Ví dụ như các mặt hàng Trung Quốc mẫu mã đẹp, giá rẻ đánh vào tâm lý tiêu dùng người trong nước nên các mặt hàng được sản xuất trong nước bị lơ là hay các sản phẩm có chất lượng cao như sản phẩm của Nhật Bản hoặc Hàn Quốc cũng chiếm được đa số khách hàng ở Việt Nam,… Nợ xấu tăng đồng nghĩa với việc tỷ lệ nợ xấu tăng theo Tỷ lệ nợ xấu năm 2011 là 2,1% trong đó tỷ lệ nợ xấu quốc doanh là 2,87%, ngoài quốc doanh là 1,71% Nợ xấu gia tăng ảnh hưởng tới tốc độ quay vòng vốn của ngân hàng Nguyên nhân do trong năm 2011 một số DN quốc doanh lớn bị thanh tra, tuyên bố vỡ nợ như tập đoàn Vinashin hay Vinaline cũng vay tại NH ACB chi nhánh Duyên Hải
Xét về góc độ cho vay của NH, ta thấy rằng NH đầu tư vốn chủ yếu đối với các
DN quốc doanh và số vốn đầu tư này gần 1,5 lần so với các DN ngoài quốc doanh Nhìn về mặt khách quan ta thấy khi xét duyệt hồ sơ vay vốn thì các DN quốc doanh thường có lợi thế hơn các DN ngoài quốc doanh là có tài sản đảm bảo nên NH sẽ dễ chấp nhận cho vay hơn Điều này có thể do NH lựa chọn cho các DN quốc doanh để cho vay nhiều hơn vì nó an toàn hơn, không sợ bị mất vốn vì phía sau có Nhà nước hỗ trợ nhưng nếu lựa chọn chính sách tín dụng này thì sẽ gây thiệt thòi cho nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác nên NH định hướng không tốt Do nợ xấu quốc doanh nhiều nên không có lợi cho nguồn vốn của NH Cách tốt nhất cho NH lúc này là nên đầu tư nguồn vốn cho các
DN ngoài quốc doanh để giảm thiểu rủi ro vốn cho NH
2.4.3: Tình hình cho vay trung-dài hạn theo thời hạn vay
Bảng 2.6: Tình hình cho vay trung-dài hạn theo thời hạn vay: Đơn vị: triệu đồng
Số tiền tỷ lệ % 1: Doanh số cho vay
(Trích nguồn: Bảng báo cáo dư nợ trong hai năm 2010 và 2011)
Xuất phát từ nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng mà khách hàng sẽ lựa chọn một khoảng thời hạn vay hợp lý nhằm sử dụng vốn có hiệu quả cho mình Năm 2011 doanh số cho vay tăng 34% và doanh số thu nợ tăng 44% so với năm 2010 Trong đó doanh số cho vay và doanh số thu nợ thời hạn 12 tháng đến 60 tháng luôn lớn hơn thời hạn vay trên 60 tháng Cụ thể doanh số cho vay có thời hạn từ 12→ 60 tháng trong năm 2011 tăng 228.524 triệu đồng tăng 47,8% so với năm 2010 và lớn hơn doanh số cho vay có thời hạn trên 60 tháng là 30.900 triệu đồng tương đương với mức tăng 10,85% so với năm 2010 Doanh số thu nợ có thời hạn 12→ 60 tháng tăng 221.736 triệu đồng tương ứng với mức tăng 47,35% so với năm 2010 và lớn hơn doanh số thu nợ có thời hạn trên 60 tháng là 103.140 triệu đồng Sở dĩ như vậy là vì trong tình trạng chung hiện nay thì các ngân hàng không giám đầu tư nhiều vốn vào các dự án đầu tư có quy mô lớn, có thời hạn dài sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng
Tổng dư nợ cho vay năm 2011 giảm 16,68% đó là do dư nợ của khoản vay có thời hạn trên 60 tháng giảm 56.168 triệu đồng tương ứng với mức giảm 55,17% nguyên nhân là do chu kỳ của dự án thường kéo dài nhu cầu vốn cần đáp ứng cho dự án và rủi ro cao
Tổng nợ xấu năm 2011 tăng 45,81% so với năm 2010 Trong đó nợ xấu 12 đến 60 tháng tăng 1.080 triệu đồng tương ứng tăng 54,91% và nợ xấu trên 60 tháng tăng 264 triệu đồng tương úng tăng 27,30% Nợ xấu tăng làm ảnh hưởng tới tốc độ điều hòa luân chuyển vốn của ngân hàng Nguyên nhân do NH đã cho các DN lớn vay với số lượng vốn lớn, thời gian dài song hoàn vốn chậm do làm ăn kém bởi tác động của nền kinh tế thế giới bất ổn trong năm 2011 không riêng về tình hình chính trị trong khu vực mà còn cả về tình hình kinh tế-nợ công ở các nước Châu Âu tăng cao kìm hãm sự phát triển của các đối tác là doanh nghiệp nước ngoài
2.4.4: Cho vay trung-dài hạn theo hình thức đảm bảo tiền vay
Bảng 2.7: Tình hình cho vay trung-dài hạn theo hình thức đảm bảo tiền vay Đơn vị: triệu đồng
Số tiền Tỷ lệ % 1: Doanh số cho vay
( Trích nguồn: Báo cáo dư nợ trong hai năm 2010 và 2011) Bảo đảm tiền vay luôn là vấn đề được các Ngân hàng quan tâm và coi đó là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hợp đồng tín dụng Nếu công tác thẩm định dự án, xử lý tiền vay không tốt thì ngân hàng có thể sẽ bị thiệt hại trong hoạt động kinh doanh của mình Doanh số cho vay dưới dạng thế chấp là hình thức phổ biến nhất hiện nay và nó chiếm một tỷ tệ lớn nhất Cụ thể trong năm 2011 doanh số cho vay thế chấp là 583.380 triệu đồng tăng 129.164 triệu đồng so với năm 2010 Tài sản cầm cố tăng 439.128 triệu đồng Sở dĩ hai hình thức cầm cố và thế chấp chiếm tổng số lượng tiền trong doanh số cho vay lớn hơn bởi vì khi khách hàng đi vay vốn ở ngân hàng mà dùng hai hình thức đảm bảo tiên vay này thì chắc chắn số tiền vay sẽ đạt tỷ lệ cao so với tổng giá trị tài sản mà khách hàng thế chấp hay cầm cố Đặc biệt nó sẽ tạo được lòng tin của Ngân hàng đối với khách hàng, hạn chế rủi ro trong tín dụng
Về doanh số thu nợ chiếm lớn nhất vẫn là hình thức đảm bảo bằng thế chấp Đảm bảo tài sản bằng thế chấp năm 2011 tăng 185.314 triệu đồng tương ứng tăng 51,82%; cầm cố tăng 139.560 triệu đồng so với năm 2010 Nguyên nhân do các cán bộ phòng tín dụng đã thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát của mình để đảm bảo được đúng tiến độ dự án, đúng mục đích sử dụng vốn của các khoản vay, đốc thúc KH thanh toán tiền đúng thời hạn
Tổng dư nợ cho vay năm 2011 giảm 16,68% mặc dù dư nợ cho vay bằng thế chấp tăng 6.586 triệu đồng nhưng nguyên nhân chủ yếu do dư nợ cầm cố giảm 47.380 triệu đồng
Thực trạng các chỉ tiêu định tính
Bắt đầu từ năm 2001, Fitch (tổ chức đánh giá xếp hạng quốc tế) đã có đánh giá xếp hạng tín nhiệm ACB Tháng 4/2004, Fitch đánh giá tiêu chí năng lực bản thân của ACB là
D, và xếp hạng theo tiêu chí hỗ trợ từ bên ngoài là 5T Huân chương lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng; Cờ thi đua của Chính Phủ; Cờ thi đua của Ngân hàng nhà nước; 2 giải thưởng “Doanh nghiệp công bố thông tin tốt nhất do bạn đọc bình chọn và “Báo cáo thường niên xuất sắc nhất” do Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Báo Đầu tư chứng khoán và Dragon Capital phối hợp tổ chức; giải thưởng “Thương hiệu Việt yêu thích nhất 2010” do người tiêu dùng bình chọn - Báo Sài Gòn Giải Phóng là đơn vị tổ chức khảo sát; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 4 năm liên tiếp 2009, 2010, 2011, 2012” do các tạp chí quốc tế uy tín: Euromoney, Global Finance, AsiaMoney, FinanceAsia, The Asset, World Finance bình chọn; “Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam năm 2010”; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008 (Tạp chí Euromoney); Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007 Đó là những kết quả mà ngân hàng ACB đã làm được và tạo niềm tin đối với khách hàng làm cho khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn
Khi đến với ngân hàng ACB chi nhánh Duyên Hải để giao dịch, khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm bởi vì ở đây tài sản của khách hàng luôn được trông coi cẩn thận, có đội ngũ bảo vệ đông, chuyên nghiệp, có hầm để xe cà xe máy và ô tô ( không thu lệ phí)
Khách hàng mới sẽ không mất nhiều thời gian để tìm phòng tín dụng bởi ngay trước cửa, có nhân viên, bàn tiếp tân hướng dẫn khách hàng đến tận nơi, tận tình chu đáo
Hệ thống thang máy, trang thiết bị hiện đại, sạch sẽ tạo cho khách hàng cảm thấy thoải mái và ấn tượng ngay từ đầu Có thể nói, ngân hàng ACB có phong cách phục vụ tốt nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại
Trong phòng Giao dịch, Phòng tín dụng, bài trí một cách rất khoa học, tao phong cách làm việc chuyên nghiệp Đặc biệt là đội ngũ nhân viên trẻ, đẹp, ăn mặc đồng phục, lịch sự, ăn nói cởi mở, thân thiện tạo một bầu không khí thoải mái giữa khách hàng và cán bộ ngân hàng Khi giao dịch khách hàng chỉ cần ký biên nhận vào tờ giấy hóa đơn mà không cần phải thao tác gì hơn, dịch vụ nhanh chóng, thuận tiện
Tất cả những điều đó đã đóng góp rất nhiều vào chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.
Đánh giá hoạt động nâng cao chất lượng tín dụng trung-dài hạn của ngân hàng
2.6.1: Các kết quả đạt được:
Trong những năm gần đây, ACB chi nhánh Duyên Hải đã đạt được kết quả tương đối tốt trong việc đáp ứng vốn cho nền kinh tế, mở rộng thị phần thu hút nhiều khách hàng tiềm năng vào ngân hàng một số lượng lớn Việc đầu tư tín dụng và mở rộng thị phần của chi nhánh đem lại hiệu quả coo cho ngân hàng và khách hàng
- Thứ nhất: Cho vay trung-dài hạn đã đem lại lợi nhuận không nhỏ cho ACB chi nhánh Duyên Hải Dư nợ cho vay liên tục tăng lên qua các năm 2010 và 2011, 2012 Đánh dấu những bước tiến lớn trong cho vay trung-dài hạn của ngân hàng
- Thứ hai: Cho vay trung-dài hạn góp phần nâng cao hình ảnh của ACB và tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn Một trong những đặc điểm cho vay trung-dài hạn là lãi suất cho vay thường lớn nên thu hút được số lượng khách hàng lớn → tốc độ tăng trưởng cho vay năm 2012 tăng 24% so với năm 2011, đã đưa số lượng khách hàng đến với ngân hàng lên đến 20.000 người Đến với ACB chi nhánh Duyên Hải, khách hàng cảm thấy hài lòng trong việc vay vốn lựa chọn các dịch vụ khác của ngân hàng như: Gửi tiết kiệm, thanh toán, giao dịch mua bán ngoại tệ làm tăng khả năng huy động vốn cho ngân hàng và sau cùng họ chính là những người quảng bá tốt cho thương hiệu của ngân hàng
- Thứ ba: Chất lượng các khoản vay trung-dài hạn vẫn kém, tỷ lệ nợ xấu tăng
1,72% trong năm 2012 nhưng so với kế hoạch của ngân hàng nhà nước giao đầu năm là 2,8% thì tỷ lệ này được xem là đạt Trong điều kiện thị trường tài chính bất ổn mà ngân hàng đạt được kết quả đó là đáng khích lệ Đó là nhờ sự chỉ đạo của Ban giám đốc và sự nỗ lực của toàn thể ngân hàng và đặc biệt là nhờ sự tiên hành đốc thúc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn, kịp thời của phòng tín dụng
-Thứ tư: Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng-dài hạn của ngân hàng tương đối hiệu quả Trước hết là phải kể đến quy trình tín dụng chặt chẽ, rõ ràng mà không quá rườm rà, phức tạp của ngân hàng, thời gian thẩm định tương đối nhanh chóng( trong vòng từ 3-5 ngày) đã góp phần thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
- Cuối cùng:là công tác quản lý tài chính của ngân hàng được chấp hành nghiêm túc chế độ kế toán tài chính Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro, bào hiểm tiền gửi theo quy định Ngân hàng còn đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh,thực hiện công tác quyết toán năm 2011
2.6.2:Hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế tại ACB CN Duyên Hải
Như đã nói trên, ngân hàng ACB chi nhánh Duyên Hải là một ngân hàng có chất lượng tín dụng khá tốt Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng của ngân hàng còn một số hạn chế Vì vậy ngân hàng, ACB cần có các biện pháp nhằm duy trì các chỉ tiêu tốt đồng thời xử lý những chỉ tiêu còn hạn chế để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng của mình trong giai đoạn tới Những hạn chế đó là:
- Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là huy động vốn để cho vay, đầu tư cho nền kinh tế Đây là loại nghiệp vụ hoạt động mang lại phần lớn doanh thu và lợi nhuận cho tổ chức tín dụng, nhưng nó cũng chứa nhiều rủi ro Theo như đánh giá chung thì tình trạng dư nợ quá hạn 2,1% trong năm 2011 và 1,57% trong năm 2012 Vì vậy ngân hàng cần phải chủ động khắc phục và giảm thiểu nó tới mức có thể
- Về nghiệp vụ đảm bảo tiền vay còn bị hạn chế Ngân hàng luôn luôn ưu ái các khoản vay có tài sản đảm bảo, cầm cố thế chấp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước Bên cạnh đó thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn chịu nhiều thiệt thòi vì không có tài sản đảm bảo thì không tiếp cận được vốn
- Từ tình hình thực tế cho vay các ngành, lĩnh vực cho vay của chi nhánh ngân hàng vẫn còn hạn chế và chưa cân đối Cụ thể doanh số cho vay Công nghiệp- Thương mại trong năm 2011 tăng 20,3% so với năm 2010 Trong khi đó các ngành khác tăng 46,33% Và các khoản cho vay chủ yếu là các đối tượng như: các doanh nghiệp tư nhân, cho vay sản xuất, thương mại dịch vụ có quy mô hoạt động nhỏ
- Nguồn thông tin mà ngân hàng cần để đánh giá, phân tích còn thiếu, không kịp thời và chất lượng không cao Vì vậy cán bộ tín dụng thường phải mất rất nhiều thời gian và công sức để tự đi kiểm tra trong khi chi phí cho hoạt động này rất ít hoặc không có
- Công tác Marketng Ngân hàng tuy bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định nhưng so với yêu cầu còn có những hạn chế Nguyên nhân do tên tuổi của NH đã đứng vững trên thị trường được 20 năm, tuy nhiên trong những năm gần đây có hàng loạt các NH khác được mở ra do đó tính cạnh tranh cao Các NH khác luôn có những chính sách khuyến mãi quà tặng, các chính sách thăm hỏi khách hàng, lãi suất vượt trội,… Khi
NH mà tự tin với thị trường của mình thì sẽ bị chiếm mất thị trường Hơn nữa do NH vừa mới trải qua cú sốc kinh tế trong vụ “bầu Kiên” nên NH sẽ không tiện quảng bá thương hiệu quá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Trình độ của cán bộ chuyên môn còn có nhiều bất cập: Đội ngũ cán bộ có trình độ, nhanh nhẹn, nhiệt tình, hang hái học hỏi nhưng còn thiếu kinh nghiệm, không lường hết được rủi ro trong hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Ngân hàng ACB Duyên Hải còn nhiều cán bộ được đào tạo theo chuyên ngành, chuyên môn kỹ thuật để thẩm định tính khả thi hiệu quả của dự án Khâu kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng vẫn chưa thực hiện đúng mức, cán bộ làm công tác thanh tra còn thiếu về số lượng kinh nghiệm thức tế và trình độ chuyên môn
- Ngân hàng ACB chi nhánh Duyên Hải vẫn chưa có một cơ chế động viên khuyến khích cán bộ tín dụng, chưa có một cơ chế trách nhiệm rõ ràng Định mức giao cho một cán bộ tín dụng Cơ chế thưởng phạt chưa rõ rang đã làm giảm động lực làm việc cho một cán bộ tín dụng
2.6.2.2: Nguyên nhân của những hạn chế trên:
Do điều kiện khách quan của kinh tế thị trường trong và ngoài nước và đồng thời do tính chủ quan của ngân hàng
Thứ nhất: Nguyên nhân từ phía ngân hàng
GIẢI PHÁP NẦNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH DUYÊN HẢI
HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH DUYÊN HẢI
3.1: Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng ACB chi nhánh
Ngân hàng là ngành kinh tế đặc thù trong nền kinh tế quốc dân, nó tồn tại và phát triển đã hàng trăm năm qua, nhiệm vụ chủ yếu của nó là tập trung và phân phối vốn trong nền kinh tế, phục vụ sản xuất kinhdoanh, hoạt động ngân hàng có liên quan đến mọi lĩnh vực, đời sống, kinh tế, xã hội Sự ổn định và phát triển của hệ thống ngân hàng có liên quan đến sự ổn định của nền kinh tế
Về phía Ngân hàng: Ngân hàng thương mại giống như các nhà kinh doanh: bỏ vốn của mình ra và mong muốn thu được lợi nhuận và thu hồi vốn Như vậy đảm bảo chất lượng cho các khoản vay và cho vay bản thân nó đối với Ngân hàng đã là một nhu cầu cấp thiết Đặc biệt đối với các Ngân hàng thương mại ở Việt nam hiện nay không còn là cái bóng của Ngân hàng Trung Ương mà đã và đang dần trở thành một chủ thể kinh doanh độc lập, tự kiếm lợi nhuận lời ăn lỗ chịu, chịu trách nhiệm với khách hàng, với
Ngân hàng Trung Ương Do vậy mà Ngân hàng không thể không cần đến sự an toàn với các khoản vay
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là 1 lĩnh vực đặc biệt bởi hàng hóa tiền tệ có sức nhạy cảm và sức cuốn hút Vì vậy mà rủi ro trong ngân hàng rất lớn và đa dạng Nó ảnh hưởng xấu đến mọi hoạt động của Ngân hàng, chính vì thế mà cần phải giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng lamd giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng làm lành mạnh tình hình tài chính của ngân hàng thương mại giúp ngân hàng thương mại ổn định và phát triển lâu dài
Trong hoạt động kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào, doanh nghiệp hay các đơn vị kinh tế đều nhằm mục đích là tối đa hóa giá trị tài sản chủ sở hữu NHTM cũng là một đơn vị kinh doanh trong nền kinh tế nên hoạt động kinh doanh có lãi là điều mà bất cứ một NHTM nào cũng mong muốn, nâng cao chất lượng tín dụng, làm tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng thông qua việc tăng dư nợ tín dụng, giảm thiểu chi phí nghiệp vụ , chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn vay từ đó tăng thu lãi về hoạt động tín dụng cho ngân hàng
Nâng cao chất lượng tín dụng góp phần làm tăng thêm các hoạt động dịch vụ của ngân hàng thương mại do tạo thêm nhiều nguồn vốn từ việc tăng cường vòng quay vốn tín dụng và thu hút thêm nhiều khách hàng bởi các hình thức của sản phẩm, dịch vụ và tạo ra hình thái tốt về biểu tượng và uy tín của ngân hàng
Ngoài ra việc nâng cao tín dụng góp phần cũng cố các mối quan hệ xã hội của Ngân hàng, điều đó cũng có ý nghĩa là tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng, chất lượng tín dụng cho phép ngân hàng cũng có thêm nhiều khách hàng trung thành và những khoản lợi nhuận bổ sung cho vốn đầu tư Vì vậy nâng cao chất lượng tín dụng giúp cho ngân hàng tồn tại và phát triển bền vững ngoài ra Ngân hàng ACB Duyên Hải hoạt động trên địa bàn Hải Phòng là trung tâm kinh tế khu vực Đông Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là nơi diễn ra sự cạnh tranh gay gắt nên để có một vị trí vững chắc nên để có một vị trí vững chắc trên thị trường để thắng thế trong cạnh tranh thì ngân hàng ACB Duyên Hải cần phải nâng cao hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là nâng cao chất lượng tín dụng
Hơn nữa, hoạt động kinh doanh của ngân hàng ACB chi nhánh Duyên Hải trong những năm vừa qua đã hoạt động rất tốt, đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng Tuy nhiên với xu thế hiện nay thì ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế Do vậy, Ngân hàng ACB chi nhánh Duyên Hải cần phải tích cực hơn nữa nâng cao chất lượng hoạt động để có thể theo kịp với xu thế hiện nay
Về phía nhà đầu tư: Khi khách hàng tin tưởng gửi vốn vào Ngân hàng để đảm bảo tính an toàn của vốn, đồng thời cũng cần số tiền lãi định kỳ để trang trải chi phí Do vậy KH luôn mong đợi ở NH sự an toàn, và kinh doanh có lãi, có hiệu quả Do đó, việc nâng cao chất lượng hoạt động của NH là cực kỳ quan trọng Nó không những tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư mà nó còn giúp cho NH thu hút được nguồn vốn và tạo đầu ra cho dòng tiền Bởi thế việc nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề cần thiết và ngày càng phải được nâng cao
Nếu xét trên quan điểm toàn xã hội thì vấn đề chất lượng tín dụng cũng là vấn đề cần thiết Bởi một đồng vốn của Ngân hàng cho vay nó là đầu mối trong tất cả các mối quan hệ kinh tế, nếu người sử dụng vốn đó hiệu quả thì cũng đồng nghĩa với việc nó có hiệu quả đối với Ngân hàng và xã hội bởi nó sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đóng góp phát triển các công trình phúc lợi xã hội Hơn nữa sự sụp đổ của hệ thống Ngân hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nó có thể làm cho nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ xã hội Do đó vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng cũng được cả xã hội quan tâm
Tóm lại nâng cao chất lượng tín dụng luôn là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu của ngân hàng ACB Duyên Hải trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh của mình, là sự cần thiết và khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của ngân hàng
3.2: Định hướng và mục tiêu phát triển của ngân hàng ACB CN Duyên Hải năm
Mục tiêu phát triển: Điều hành tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2013 theo đúng định hướng của Chính Phủ, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Mục tiêu và chính sách do Hội đồng quản trị giao và trên nguyên tắc chỉ tăng trưởng tín dụng khi huy động được nguồn vốn phù hợp, đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 và quy định pháp luật liên quan
Nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động tín dụng, kiểm soát và xây dựng danh mục tín dụng bền vững, an toàn, hiệu quả Đổi mới cơ chế điều hành hoạt động tín dụng, tạo sự minh bạch, công bằng, giảm thủ tục hành chính
1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng( bao gồm dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và dân cư, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, dư nợ cho vay ủy thác của tổ chức không phải là TCTD và dư nợ gia tăng do điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ)