1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM CĂN HỘ CHUNG CƯ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN KINGLAND

88 33 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................1 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................................ vii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1.Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1 2.Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................................2 2.1.Mục tiêu tổng quát.....................................................................................................2 2.2.Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................................2 3.Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................................3 3.1.Câu hỏi nghiên cứu chung.........................................................................................3 3.2.Câu hỏi nghiên cứu cụ thể .........................................................................................3 4.Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................3 5.Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................3 6.Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................4 7.Ý nghĩa nghiên cứu.......................................................................................................4 8.Bố cục bài nghiên cứu ..................................................................................................4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING VÀ MARKETING MIX .................................................................................................................................5 1.1.Tổng quan về hoạt động Marketing trong doanh nghiệp ..........................................5 1.1.1. Khái niệm và vai trò .............................................................................................5 1.1.1.1. Khái niệm Marketing..........................................................................................5 1.1.1.2. Vai trò Marketing ...............................................................................................5 1.1.2. Các quan điểm quản trị Marketing .......................................................................6 1.1.2.1. Quan điểm tập trung vào sản xuất ......................................................................6 1.1.2.2. Quan điểm tập trung vào hoàn thiện sản phẩm. .................................................7 1.1.2.3. Quan điểm tập trung vào bán hàng.....................................................................7 1.1.2.4. Quan điểm Marketing đạo đức xã hội ................................................................8 1.1.3. Tiến trình quản trị Marketing ...............................................................................8iv 1.1.3.1. Phân tích cơ hội thị trường .................................................................................8 1.1.3.2. Lựa chọn các thị trường mục tiêu.....................................................................10 1.1.3.3. Hoạch định chiến lược Marketing....................................................................11 1.1.3.4. Triển khai Marketing – mix..............................................................................12 1.1.3.5. Tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động Marketing Mix................................12 1.2. Các quyết định liên quan đến hoạt động Marketing mix .......................................13 1.2.1. Nghiên cứu thị trường.........................................................................................13 1.2.2. Mục tiêu của doanh nghiệp.................................................................................15 1.2.3. Thị trường mục tiêu ............................................................................................15 1.3. Những vấn đề chung về Marketing mix .................................................................16 1.3.1. Khái niệm ............................................................................................................16 1.3.2. Nội dung cơ bản của Marketing mix...................................................................17 1.3.2.1. Chính sách sản phẩm (Product)........................................................................17 1.3.2.2. Chính sách giá cả (Price)..................................................................................18 1.3.2.3. Chính sách phân phối (Place) ...........................................................................19 1.3.2.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp ............................................................................21 1.3.3. Ma trận SWOT ....................................................................................................22 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................24 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM CĂN HỘ CHUNG CƯ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN KINGLAND ............................................................................................25 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand .............................25 2.1.1. Giới thiệu về Công ty KingLand .........................................................................25 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty KingLand .................................26 2.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh và triết lý kinh doanh của Công ty KingLand .....................26 2.1.3.1. Tầm nhìn...........................................................................................................26 2.1.3.2. Sứ mệnh............................................................................................................27 2.1.3.3. Triết lý kinh doanh ...........................................................................................27 2.1.4. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty KingLand ....................................27 2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức ..................................................................................................27 2.1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban ........................................................29v 2.1.5. Các lĩnh vực hoạt động của Công ty KingLand ..................................................34 2.1.6. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty KingLand .................................................35 2.1.6.1. Chức năng.........................................................................................................35 2.1.6.2. Nhiệm vụ ..........................................................................................................36 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand trong thời gian (20202022) ..........................................................................................37 2.3. Phân tích thực trạng về hoạt động Marketing mix cho dòng sản phẩm căn hộ chung cư của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand................................................39 2.3.1. Thực trạng hoạt động Marketing cho dòng sản phẩm căn hộ chung cư của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand.....................................................................39 2.3.1.1. Tổng quan thị trường Bất động sản căn hộ chung cư ..................................39 2.3.1.2. Khách hàng mục tiêu tại KingLand..................................................................40 2.3.1.3. Đối thủ cạnh tranh của KingLand ....................................................................41 2.3.2. Thực trạng hoạt động Marketing Mix cho dòng sản phẩm căn hộ chung cư của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand ...........................................................43 2.3.2.1. Chính sách sản phẩm (Product)........................................................................43 2.3.2.2. Chính sách giá cả (Price)..................................................................................45 2.3.2.3. Chính sách phân phối (Place) ...........................................................................46 2.3.2.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp (Promotion)........................................................46 2.4. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động Marketing mix của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand .................................................................................................50 2.4.1. Đánh giá chính sách sản phẩm ............................................................................50 2.4.2. Đánh giá chính sách giá cả ..................................................................................50 2.4.3. Đánh giá chính sách phân phối............................................................................51 2.4.4. Đánh giá chính sách xúc tiến hỗn hợp.................................................................52 2.5. Ma trận SWOT của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand....................53 2.6. Nhận xét các hoạt động marketing mix tại Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand .......................................................................................................................57 2.6.1. Những điểm đạt được ..........................................................................................57 2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục..............................................................60 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................62

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

Trang 2

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài: Hoàn thiện hoạt động Marketing - mix cho sản phẩm căn hộ chung cư tại Công

ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand

Sinh viên: PHAN THỊ LIỄU

MSSV: 1954025430

Khoa: Kinh tế và quản lý

Khóa: K61

Giảng viên hướng dẫn: ThS NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

Tóm tắt nội dung Khóa luận tốt nghiệp:

Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand là đơn vị phát triển và phân phối các sản phẩm Bất động sản Những đơn vị phát triển và phân phối các sản phẩm bất động sản ngày càng nhiều trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Nhận thấy những tiềm năng và những thiếu sót trong chiến lược Marketing Mix của KingLand, tác giả quyết định lựa chọn chiến lược marketing mix làm đối tượng nghiên cứu với mục tiêu góp phần đưa ra giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing - mix cho sản phẩm căn hộ chung cư tại Công

ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand Kết cấu khóa luận gồm 3 chương, ở chương

1 tác giả xây dựng cơ sở lý luận dựa trên những nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu khoa học trước đó để đưa ra được những lý luận làm cơ sở tham khảo cho công ty Chương 2 tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng Marketing Mix tại Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh, cơ cấu nhân lực, cơ cấu nguồn vốn và môi trường Marketing của công ty từ đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những rủi ro, những yếu tố nào chưa tốt cần được cải thiện và phát triển, đây là cơ sở để đưa ra giải pháp ở chương 3 Nội dung chương 03 tác giả đưa ra định hướng tương lai của KingLand trong những năm tới sau đó đề xuất những giải pháp để khắc phục những hạn chế nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing - mix cho sản phẩm căn hộ chung cư tại Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand

Trang 3

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand

Trụ sở chính : Tòa L6 Vinhomes Golden River, L6SH06, Tầng trệt, Số 2 Đ Tôn Đức Thắng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Là sinh viên lớp: S22-61QT_Mar Số hiệu SV: 1954025430

Có thực tập tại công ty trong khoảng thời gian từ ngày 13 tháng 03 năm 2023 đến ngày

16 tháng 06 năm 2023 Trong thời gian thực tập tại công ty, Liễu đã chấp hành tốt các quy định của công ty và thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc, chăm chỉ và chịu khó học hỏi

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN GVHD: ThS Nguyễn Thị Hồng Hạnh 1.Về tinh thần, thái độ và tác phong khi thực tập

2.Về kiến thức chuyên môn

3.Về nhận thức thực tế

4 Về khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực tế

5 Đánh giá khác

6 Các hướng nghiên cứu của đề tài có thể tiếp tục phát triển cao hơn

7 Kết quả: Đạt ở mức nào (hoặc không đạt)

TP.HCM ngày … tháng … năm 2023

Người hướng dẫn của cơ sở thực tập

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN GVPB:

1.Về định hướng đề tài

2.Về kết cấu

3.Về nội dung

4 Về hướng giải pháp

5 Đánh giá khác

6 Gợi ý khác

7 Kết quả: Đạt ở mức nào (hoặc không đạt)

TP.HCM ngày … tháng … năm 2023

Người hướng dẫn của cơ sở thực tập

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Trang 6

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -o0o -

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ tên sinh viên: Phan Thị Liễu Hệ đào tạo: Chính quy

Lớp: S22 - 61 QT MAR Ngành: Quản trị Marketing

Khoa: Kinh tế và quản lý

1- Tên đề tài: HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM CĂN HỘ CHUNG CƯ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN KINGLAND

2- Các tài liệu cơ bản :

- L Thành, "Hoạt động marketing-mix tại siêu thị Co.opmart Huế”, Trường Đại học Kinh tế Huế, 2019

- N Đ Sơn, Marketing Căn Bản, NXB Thế Giới, 2016

- N Q Thắng, “Thực trạng và xu hướng phát triển marketing hiện nay,” Tạp chí Kinh tế Đô thị, tập 13, số 18, 2017

- P Kotler and G Armstrong, Principles of marketing, 15th ed ed., Pearson, 2015

- P Kotler, H Kartajaya, and I Setiawan, Marketing 4.0: Moving from traditional

to digital, John Wiley & Sons, 2016

3- Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:

1) Chương 1: Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Marketing và Marketing Mix

2) Chương 2: Thực Trạng Hoạt Động Marketing & Marketing Mix Cho Sản Phẩm Căn Hộ Chung Cư Tại Công Ty TNHH Đầu Tư Bất Động Sản Kingland

3) Chương 3: Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Cho Sản Phẩm Căn

Hộ Chung Cư Tại Công Ty TNHH Đầu Tư Bất Động Sản Kingland

4- Bảng biểu và Sơ đồ: Khoá luận có 3 hình ảnh và 5 biểu đồ

5- Giáo viên hướng dẫn từng phần:

Trang 7

Giáo viên hướng dẫn toàn bộ khóa luận: ThS Nguyễn Thị Hồng Hạnh

6- Ngày giao nhiệm vụ khóa luận:

Trang 8

i

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam kết bài Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dựa trên kết quả thực tập của cá nhân em Những kết quả và các số liệu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác Kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bài báo cáo, khóa luận cùng cấp nào khác (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định Em xin chịu trách nhiệm trước nhà trường về

sự cam đoan này

Tp.HCM, ngày tháng 06 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Phan Thị Liễu

Trang 9

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp lần này, tác giả đã nhận được rất nhiều

sự hỗ trợ từ phía trường Đại học Thủy Lợi Hồ Chí Minh, Thầy (Cô) và các bạn, cũng như là những kiến thức vô cùng bổ ích nhận được trong quá trình học tập suốt 04 năm

Trước hết tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy (Cô) giáo trong khoa Quản Trị Kinh Doanh của trường Đại học Thủy Lợi Hồ Chí Minh, đã chào đón, tiếp nhận và tạo điều kiện để tác giả tiếp cận được nguồn tri thức bổ ích giúp tác giả tự tin hơn trong quá trình thực hiện đề tài “Hoàn thiện hoạt động Marketing - mix cho sản phẩm căn hộ chung cư tại Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand”

Đặc biệt, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn là cô ThS Nguyễn Thị Hồng Hạnh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong việc định hướng, xác định & chỉnh sửa đề tài cũng như luôn hỗ trợ và chỉ ra những thiếu sót trong suốt quá trình làm bài, để tôi có thể khắc phục nhanh chóng và hoàn thành bài tốt nhất có thể

Khóa luận tốt nghiệp là kết quả tác giả đạt được sau quá trình tìm hiểu, phân tích với sự

hỗ trợ từ nhiều phía Thời gian tiến hành làm báo cáo khóa luận tương đối ngắn, cũng như do kinh nghiệm còn hạn chế nên bài không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tác giả mong Quý Thầy (Cô) xem xét, thông cảm và rất mong nhận được những đóng góp, bổ sung từ Quý Thầy (Cô) để đề tài của tác giả được hoàn thiện hơn

Cuối cùng, tác giả xin kính chúc Quý Thầy (Cô) luôn đủ Tâm - Trí - Lực để cống hiến cho sự nghiệp cao cả này

Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng 06 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Phan Thị Liễu

Trang 10

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC HÌNH ẢNH vii

MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1.Mục tiêu tổng quát 2

2.2.Mục tiêu cụ thể 2

3.Câu hỏi nghiên cứu 3

3.1.Câu hỏi nghiên cứu chung 3

3.2.Câu hỏi nghiên cứu cụ thể 3

4.Đối tượng nghiên cứu 3

5.Phạm vi nghiên cứu 3

6.Phương pháp nghiên cứu 4

7.Ý nghĩa nghiên cứu 4

8.Bố cục bài nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING VÀ MARKETING MIX 5

1.1.Tổng quan về hoạt động Marketing trong doanh nghiệp 5

1.1.1 Khái niệm và vai trò 5

1.1.1.1 Khái niệm Marketing 5

1.1.1.2 Vai trò Marketing 5

1.1.2 Các quan điểm quản trị Marketing 6

1.1.2.1 Quan điểm tập trung vào sản xuất 6

1.1.2.2 Quan điểm tập trung vào hoàn thiện sản phẩm 7

1.1.2.3 Quan điểm tập trung vào bán hàng 7

1.1.2.4 Quan điểm Marketing đạo đức xã hội 8

1.1.3 Tiến trình quản trị Marketing 8

Trang 11

iv

1.1.3.1 Phân tích cơ hội thị trường 8

1.1.3.2 Lựa chọn các thị trường mục tiêu 10

1.1.3.3 Hoạch định chiến lược Marketing 11

1.1.3.4 Triển khai Marketing – mix 12

1.1.3.5 Tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động Marketing Mix 12

1.2 Các quyết định liên quan đến hoạt động Marketing mix 13

1.2.1 Nghiên cứu thị trường 13

1.2.2 Mục tiêu của doanh nghiệp 15

1.2.3 Thị trường mục tiêu 15

1.3 Những vấn đề chung về Marketing mix 16

1.3.1 Khái niệm 16

1.3.2 Nội dung cơ bản của Marketing mix 17

1.3.2.1 Chính sách sản phẩm (Product) 17

1.3.2.2 Chính sách giá cả (Price) 18

1.3.2.3 Chính sách phân phối (Place) 19

1.3.2.4 Chính sách xúc tiến hỗn hợp 21

1.3.3 Ma trận SWOT 22

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 24

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING & MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM CĂN HỘ CHUNG CƯ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN KINGLAND 25

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand 25

2.1.1 Giới thiệu về Công ty KingLand 25

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty KingLand 26

2.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và triết lý kinh doanh của Công ty KingLand 26

2.1.3.1 Tầm nhìn 26

2.1.3.2 Sứ mệnh 27

2.1.3.3 Triết lý kinh doanh 27

2.1.4 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty KingLand 27

2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức 27

2.1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 29

Trang 12

v

2.1.5 Các lĩnh vực hoạt động của Công ty KingLand 34

2.1.6 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty KingLand 35

2.1.6.1 Chức năng 35

2.1.6.2 Nhiệm vụ 36

2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand trong thời gian (2020-2022) 37

2.3 Phân tích thực trạng về hoạt động Marketing mix cho dòng sản phẩm căn hộ chung cư của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand 39

2.3.1 Thực trạng hoạt động Marketing cho dòng sản phẩm căn hộ chung cư của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand 39

2.3.1.1 Tổng quan thị trường Bất động sản & căn hộ chung cư 39

2.3.1.2 Khách hàng mục tiêu tại KingLand 40

2.3.1.3 Đối thủ cạnh tranh của KingLand 41

2.3.2 Thực trạng hoạt động Marketing Mix cho dòng sản phẩm căn hộ chung cư của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand 43

2.3.2.1 Chính sách sản phẩm (Product) 43

2.3.2.2 Chính sách giá cả (Price) 45

2.3.2.3 Chính sách phân phối (Place) 46

2.3.2.4 Chính sách xúc tiến hỗn hợp (Promotion) 46

2.4 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động Marketing mix của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand 50

2.4.1 Đánh giá chính sách sản phẩm 50

2.4.2 Đánh giá chính sách giá cả 50

2.4.3 Đánh giá chính sách phân phối 51

2.4.4 Đánh giá chính sách xúc tiến hỗn hợp 52

2.5 Ma trận SWOT của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand 53

2.6 Nhận xét các hoạt động marketing mix tại Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand 57

2.6.1 Những điểm đạt được 57

2.6.2 Hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục 60

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 62

Trang 13

vi CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM CĂN HỘ CHUNG CƯ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG

SẢN KINGLAND 63

3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand 63

3.1.1 Định hướng phát triển của Công ty KingLand 63

3.1.2 Mục tiêu của Công ty KingLand 63

3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix cho dòng sản phẩm sản phẩm căn hộ chung cư của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand 64

3.2.1 Giải pháp chiến lược sản phẩm 64

3.2.2 Giải pháp chiến lược giá 66

3.2.3 Giải pháp chiến lược phân phối 67

3.2.4 Giải pháp chiến lược xúc tiến 68

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

Trang 14

vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Ma trận SWOT 23 Hình 2.1 Logo Công ty TNHH Đầu Tư Bất động sản King Land 25 Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức của King Land 27

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Bảng cơ cấu tổng quát nhân sự của KingLand 2020-2022 28 Bảng 2.2 Bảng cơ cấu chi tiết nhân sự của KingLand 2020-2022 28 Bảng 2.3 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của KingLand (2020-2022) 37 Bảng 2.4 Bảng đánh giá các đối thủ hiện tại của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản King Land 41 Bảng 2.5 Bảng ma trận SWOT của KingLand 53

Trang 15

Bất cứ lãnh đạo hay quản lý nào cũng có thể hiểu được việc áp dụng marketing vào doanh nghiệp sao cho thực sự hiệu quả đã là một điều vô cùng khó khăn Tuy nhiên, để giữ vững và nâng cao hiệu quả còn khó khăn hơn nhiều lần Việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải có các biện pháp tiếp cận thị trường một cách chủ động nhất và sẵn sàng đối mặt với mọi rủi ro cũng như áp lực từ phía thị trường Để làm được điều này doanh nghiệp phải tạo những sản phẩm theo thị trường, theo nhu cầu của khách hàng và áp dụng hoạt động marketing vào, trong đó việc xây dựng và hoàn thiện một số chiến lược Marketing – mix với những biện pháp cụ thể là không thể thiếu Đây sẽ là công cụ cạnh tranh sắc bén và là con đường ngắn nhất để doanh nghiệp đi đến thành công

Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand được thành lập năm 2018 là công ty chuyên phân phối các dự án bất động sản về nhà phố, căn hộ, biệt thự, condotel, shophouse, Trải qua gần 05 năm đầu tư phát triển và phân phối nhiều sản phẩm của hàng trăm đối tác có mặt ở nhiều tỉnh thành khác nhau như Phan Thiết, Thành phố Hồ Chí Minh, Quy Nhơn - Bình Định, Long An, Bình Dương Những năm gần đầy, hoạt động kinh doanh của Công ty có nhiều bước phát triển đáng kể, tiếp cận được nhiều dự

Trang 16

2

án và được khách hàng đánh giá cao Tuy nhiên, Công ty vẫn đang đối mặt với rất nhiều những khó khăn như tốc độ tăng của doanh thu ngày càng giảm dần, các nhà phân phối hoạt động kém hiệu quả, nhân viên ngày càng chán nản do thị trường bị giảm sút trong thị trường bất động sản, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, tỷ lệ khách hàng biết đến sản phẩm, biết đến Công ty ở mức thấp Một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do hoạt động Marketing của Công ty còn nhiều yếu kém ảnh hưởng đến công ty chưa thể phát huy hết tiềm năng thế mạnh của mình Xuất phát từ sự cần thiết của việc hoàn thiện hoạt động Marketing nói chung và các hoạt động Marketing – mix nói riêng thì tác giả quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động Marketing - mix cho sản phẩm căn hộ chung cư tại Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand” để làm

đề tài cho bài khóa luận tốt nghiệp lần này Sở dĩ tác giả chỉ làm cho sản phẩm căn hộ

là vì hiện tại công ty đang đánh mạnh căn hộ của nhiều dự án và căn hộ cũng là sản phẩm cốt lõi của Công ty

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động Marketing – mix tại Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand và dựa trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing mix cho sản phẩm căn hộ chung cư tại Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand

2.2 Mục tiêu cụ thể

Từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát trên thì tác giả xác định được 03 mục tiêu cụ thể tương ứng với 03 chương như sau:

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động marketing và marketing mix

Phân tích thực trạng hoạt động Marketing & Marketing mix cho sản phẩm căn hộ chung

cư tại Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand

Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing mix cho sản phẩm căn hộ chung

cư tại Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand

Trang 17

3

3 Câu hỏi nghiên cứu

3.1 Câu hỏi nghiên cứu chung

Thực trạng hoạt động Marketing – mix tại Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand như thế nào? Những giải pháp nào hoàn thiện hoàn thiện hoạt động Marketing mix cho sản phẩm căn hộ chung cư tại Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand?

3.2 Câu hỏi nghiên cứu cụ thể

Từ 03 câu hỏi nghiên cứu cụ thể mà tác giả đã xác định được thì tác giả đưa ra 03 câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau:

Những cơ sở lý luận nào nói về hoạt động marketing và marketing mix?

Thực trạng hoạt động Marketing & Marketing mix cho sản phẩm căn hộ chung cư tại Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand như thế nào?

Những giải pháp nào nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing mix cho sản phẩm căn hộ chung cư tại Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand?

4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Marketing, marketing mix, căn hộ chung cư, thực trạng hoạt động Marketing mix cho sản phẩm căn hộ chung cư tại Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand

Đối tượng thu thập thông tin: Phòng marketing, phòng truyền thông, phòng kinh doanh, phòng kế toán, ban quản lý

5 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand với trụ sở tại L6SH06, Tầng trệt, Tòa L6 Vinhomes Golden River, Số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Về thời gian: Từ tháng 04 năm 2023 đến tháng 06 năm 2023

Số liệu công ty: Thu thập số liệu liên quan đến kết quả kinh doanh từ 2020 đến 2022 của các phòng ban

Trang 18

4

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Dữ liệu bên trong doanh nghiệp: Bảng báo cáo tình hình của hoạt động kinh doanh, bảng doanh thu của các dự án sản phẩm căn hộ, bảng chi phí marketing qua các năm 2020,

2021, 2022 Thông tin về các hoạt động Marketing mà siêu thị đã và đang áp dụng

Dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp: Nguồn sách thư viện, các bài đăng trên website, giáo trình của trường, các tài liệu nghiên cứu có liên quan

Phương pháp khác:

Ngoài phương pháp thu thập dữ liệu thì nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp logic, thương pháp thống kê, phương pháp phân tích & tổng hợp từ

các nguồn dữ liệu thứ cấp lý thuyết thực tế

7 Ý nghĩa nghiên cứu

Kết quả của nghiên cứu này sẽ đề xuất các giải pháp liên quan đến hoạt động Marketing mix thông qua đó Ban Giám đốc của Công ty có thể tham khảo để đưa ra các chiến lược Marketing phù hợp nhằm để nâng cao khả năng khách hàng mua căn hộ chung cư tại Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand

8 Bố cục bài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính nghiên cứu được chia làm 3 chương cụ thể như sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận về hoạt động Marketing và Marketing mix

Chương 2 Thực trạng hoạt động Marketing & Marketing mix cho sản phẩm căn hộ chung cư tại Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand

Chương 3 Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing mix cho sản phẩm căn hộ chung

cư tại Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand

Trang 19

5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING VÀ MARKETING MIX

1.1 Tổng quan về hoạt động Marketing trong doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm và vai trò

1.1.1.1 Khái niệm Marketing

Marketing là cách thức giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng và giữ chân họ Marketing là nền tảng để tạo ra doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp" (Kotler, 2000)

Marketing là quá trình quản lý và phân phối sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được lợi nhuận Nó bao gồm các hoạt động như phát triển sản phẩm, quảng cáo, bán hàng, giá cả và chăm sóc khách hàng (Lamb, Hair, & McDaniel, 2014)

Marketing là quá trình lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng mục tiêu thông qua việc xây dựng và duy trì mối quan hệ khách hàng lâu dài Nó bao gồm việc nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, quảng cáo, bán hàng và chăm sóc khách hàng (Perreault, Cannon, & McCarthy, 2014)

Marketing là quá trình xác định nhu cầu của khách hàng và tạo ra giá trị cho họ thông qua việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ Nó bao gồm các hoạt động như phân tích thị trường, quảng cáo, bán hàng và chăm sóc khách hàng (Armstrong & Kotler, 2015)

Marketing là quá trình tạo ra giá trị cho khách hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ thông qua việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua sản phẩm và dịch vụ (Kotler & Keller, 2016)

Marketing là quá trình đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua việc tạo ra giá trị cho

họ và xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua việc tạo ra, giao tiếp và cung cấp sản phẩm và dịch vụ (Kerin, Hartley, & Rudelius, 2018)

1.1.1.2 Vai trò Marketing

Mục đích của marketing là biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự

Trang 20

6

Marketing không chỉ là hoạt động bán hàng hay quảng cáo, mà là một quá trình liên tục

để đo lường nhu cầu của khách hàng và tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đó một cách hiệu quả nhất (Drucker, 1954)

Theo chuyên gia Philip Kotler, vai trò của marketing là giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng và giữ chân họ, cùng với việc tạo ra doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp Marketing còn giúp định hình thương hiệu, tạo sự khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng, tăng cường quảng bá và bán hàng, cải thiện trải nghiệm của khách hàng

và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng (Kotler, 2000)

Marketing không còn là về việc bán những sản phẩm mà bạn tạo ra, mà là về việc tạo ra các sản phẩm mà người tiêu dùng muốn mua Marketing giờ đây là việc xây dựng một mối quan hệ với khách hàng, bằng cách cung cấp giá trị cho họ, tạo niềm tin và nâng cao sự đam mê của họ với thương hiệu của bạn (Seth Godin, 2009)

Marketing là một hoạt động quan trọng giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình tới người tiêu dùng, từ đó tạo ra giá trị và cạnh tranh trong thị trường Để thành công trong marketing, doanh nghiệp cần tập trung vào khách hàng, nghiên cứu thị trường, đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng và tạo ra một mối quan

hệ tốt với khách hàng (Thắng, 2017)

1.1.2 Các quan điểm quản trị Marketing

1.1.2.1 Quan điểm tập trung vào sản xuất

Kotler và Keller (2016) định nghĩa quan điểm tập trung vào sản xuất như chú trọng sản xuất các sản phẩm chất lượng tốt và giá thành thấp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Armstrong và Kotler (2015) cũng đề cập đến quan điểm này, cho rằng doanh nghiệp tập trung vào cải tiến quy trình sản xuất và tối ưu hoá chi phí sản xuất để tạo ra các sản phẩm giá rẻ hơn và tăng đáng kể chất lượng sản phẩm

Quan điểm tập trung vào sản xuất (production concept) là một quan điểm trong lĩnh vực tiếp thị, theo đó, các doanh nghiệp tập trung vào sản xuất các sản phẩm chất lượng tốt,

Trang 21

7

giá thành thấp và tăng cường quy trình sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

1.1.2.2 Quan điểm tập trung vào hoàn thiện sản phẩm

Theo Anderson, J C., & Narus, J A (1998), quan điểm tập trung vào hoàn thiện sản phẩm là sự tập trung vào việc phát triển sản phẩm và cải thiện chất lượng sản phẩm để tăng cường giá trị cho khách hàng Các hoạt động marketing cần phải hướng đến khách hàng và chất lượng sản phẩm để tạo ra lợi ích cho khách hàng và tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh Sản phẩm được xem là trung tâm của hoạt động marketing và quản trị marketing cần phải đảm bảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của khách hàng để tạo ra giá trị cho họ

Theo Armstrong và Kotler (2015) cũng đề cập đến quan điểm tập trung vào hoàn thiện sản phẩm Theo họ, quan điểm này tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm

để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tối đa Các công ty tập trung vào hoàn thiện sản phẩm cũng thường có chiến lược bán hàng dựa trên chất lượng sản phẩm

và sự khác biệt so với các sản phẩm cạnh tranh

Theo Kotler, P., & Keller, K L (2016), quan điểm tập trung vào hoàn thiện sản phẩm

là một trong những quan điểm quản trị marketing phổ biến Theo đó, doanh nghiệp cần tập trung vào việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm để tạo ra giá trị tốt nhất cho khách hàng Đây là một phần trong chiến lược marketing mix của doanh nghiệp, cùng với việc tập trung vào giá cả, chính sách phân phối và quảng cáo Tuy nhiên, Kotler và Keller cũng nhấn mạnh rằng, quan điểm này chỉ hiệu quả khi sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thực sự của khách hàng và được giới thiệu đến thị trường một cách hiệu quả

1.1.2.3 Quan điểm tập trung vào bán hàng

Theo Levitt, T (1960, Quan điểm tập trung vào bán hàng chứ không phải tập trung vào khách hàng và nhu cầu của họ là một sai lầm lớn trong quản lý marketing Theo ông, các doanh nghiệp nên tập trung vào nghiên cứu và hiểu rõ khách hàng, nhu cầu của họ

và thị trường, từ đó phát triển sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đó Ông cho rằng việc tập trung vào bán hàng sẽ khiến doanh nghiệp mất khách hàng và mất thị phần dài hạn

Trang 22

8

Theo Philip Kotler (2016), quan điểm tập trung vào bán hàng là một quan điểm hẹp hơn trong marketing, chỉ tập trung vào việc tìm kiếm khách hàng và thuyết phục họ mua sản phẩm, mà không quan tâm đến nhu cầu thực sự của khách hàng và việc phát triển sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đó Ông cho rằng, để thành công trong kinh doanh, cần phải tập trung vào khách hàng và nghiên cứu để hiểu rõ nhu cầu của họ, từ đó phát triển sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đó Quan điểm này được gọi là tập trung vào khách hàng (customer-centric) và được coi là một trong những cách tiếp cận hiệu quả nhất trong marketing

Quan điểm tập trung vào bán hàng là quan điểm cho rằng để bán được sản phẩm, các doanh nghiệp cần tập trung vào việc tạo ra những thông điệp quảng cáo hấp dẫn và thuyết phục khách hàng mua hàng Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng quan trọng hơn cả

là sản phẩm phải thực sự tốt và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng (David Ogilvy, 1963)

1.1.2.4 Quan điểm Marketing đạo đức xã hội

Theo Kotler và Lee (2005), thảo luận về quan điểm marketing đạo đức xã hội và cách thức doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị cho khách hàng và xã hội cùng một lúc Họ nhấn mạnh rằng, để thành công trong thị trường hiện đại, doanh nghiệp cần phải tập trung vào việc tạo ra giá trị cho khách hàng và cộng đồng, đồng thời đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực đạo đức và luật pháp Họ nhấn mạnh rằng, để thành công trong thị trường hiện đại, doanh nghiệp cần phải tập trung vào việc tạo ra giá trị cho khách hàng và cộng đồng, đồng thời đảm bảo tuân thủ đạo đức xã hội và cách thức doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị cho khách hàng và xã hội cùng một lúc

Quan điểm marketing đạo đức xã hội là những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt khi áp dụng nó Ông tập trung vào việc xem xét tầm quan trọng của đạo đức trong kinh doanh và tầm quan trọng của việc tạo ra giá trị cho khách hàng và xã hội (Vogel, 2006)

1.1.3 Tiến trình quản trị Marketing

1.1.3.1 Phân tích cơ hội thị trường

Phân tích cơ hội thị trường là quá trình nghiên cứu và đánh giá các cơ hội kinh doanh

Trang 23

9

tiềm năng trong một thị trường cụ thể, bao gồm các yếu tố về sản phẩm, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và môi trường kinh doanh Mục đích của phân tích cơ hội thị trường

là giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chiến lược hiệu quả nhằm tận dụng các cơ hội

và giảm thiểu rủi ro trong môi trường kinh doanh (Kotler, P and Armstrong, G 2016)

Phân tích cơ hội thị trường là quá trình đánh giá và phân tích các cơ hội kinh doanh trong một thị trường cụ thể, bao gồm đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến thị trường, nhưng cũng đưa ra dự báo và ước tính tương lai về xu hướng và

sự phát triển của thị trường (Kim & Park, 2020)

Phân tích cơ hội thị trường là quá trình đánh giá và phân tích các cơ hội kinh doanh trong một thị trường nhất định, bao gồm cả các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến thị trường, nhằm đưa ra các dự báo về xu hướng và sự phát triển của thị trường, từ

đó giúp cho doanh nghiệp tìm ra cách tiếp cận và tận dụng các cơ hội đó một cách hiệu quả hơn (N Li & Y Li, 2020)

Phân tích cơ hội thị trường là một quá trình đánh giá các khía cạnh của thị trường để xác định các cơ hội kinh doanh tiềm năng Theo các chuyên gia, Jain & Sengupta, (2013) và Smith & Johnson (2015) đề xuất một số cách phân tích cơ hội thị trường như sau:

Phân tích SWOT: Đây là một phương pháp phổ biến để đánh giá các yếu tố nội và ngoại tại của một thị trường SWOT là viết tắt của Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức) Phương pháp này giúp xác định các điểm mạnh và điểm yếu của thị trường, đồng thời tìm kiếm các cơ hội kinh doanh tiềm năng và những thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải

Phân tích đối thủ cạnh tranh: Phân tích các đối thủ cạnh tranh giúp nhận biết lợi thế và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh trong thị trường Phương pháp này giúp xác định các cơ hội kinh doanh tiềm năng dựa trên các điểm yếu của đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường cung cấp thông tin về nhu cầu của khách hàng, xu hướng thị trường và sự cạnh tranh trong thị trường Phương pháp này giúp xác định các cơ hội kinh doanh tiềm năng dựa trên nhu cầu của khách hàng và xu hướng thị trường

Trang 24

10

Phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu: Phân tích các đối tượng khách hàng mục tiêu giúp nhận biết nhu cầu và mong muốn của khách hàng Phương pháp này giúp xác định các cơ hội kinh doanh tiềm năng dựa trên nhu cầu của khách hàng

1.1.3.2 Lựa chọn các thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu (target market) là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp hoặc tổ chức đang cố gắng tiếp cận và phục vụ Thị trường mục tiêu là những người mà doanh nghiệp đang tập trung vào để bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, và đây là nhóm khách hàng

có nhu cầu và mong muốn mà sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp có thể đáp ứng được Việc xác định thị trường mục tiêu rất quan trọng trong chiến lược marketing của một doanh nghiệp, vì nó giúp doanh nghiệp tập trung các nguồn lực vào nhóm khách hàng có tiềm năng để tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận Nếu doanh nghiệp không xác định được thị trường mục tiêu của mình, họ sẽ khó có thể phát triển được sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng, và có thể sẽ lãng phí nguồn lực để tiếp cận những khách hàng không phù hợp (Kotler, P & Keller, K L 2021)

Trong cuốn sách "Marketing Management" của Kotler và Keller (2021), tác giả đã phân tích thị trường mục tiêu theo các bước sau:

Xác định các phân đoạn thị trường (market segmentation): Đây là bước quan trọng nhất trong việc phân tích thị trường mục tiêu Tác giả khuyến khích doanh nghiệp nên phân tích các nhóm khách hàng khác nhau dựa trên các yếu tố như độ tuổi, giới tính, thu nhập,

sở thích, hành vi mua hàng, v.v Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của từng nhóm khách hàng

Lựa chọn phân đoạn thị trường (target market selection): Sau khi đã phân tích các phân đoạn thị trường, doanh nghiệp cần chọn ra những phân đoạn có tiềm năng cao nhất để làm thị trường mục tiêu Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá các yếu tố như kích thước thị trường, tốc độ tăng trưởng, sự cạnh tranh, v.v Sau khi đã phân tích các phân đoạn thị trường, doanh nghiệp cần chọn ra những phân đoạn có tiềm năng cao nhất

để làm thị trường mục tiêu Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá các yếu tố như kích thước thị trường, tốc độ tăng trưởng

Trang 25

11

Xác định đặc điểm của thị trường mục tiêu (target market characteristics): Sau khi đã lựa chọn được thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần phân tích và xác định các đặc điểm của nhóm khách hàng này Các đặc điểm này bao gồm: nhu cầu, mong muốn, sở thích, hành vi mua hàng,

Định hướng chiến lược marketing (marketing strategy): Cuối cùng, doanh nghiệp cần định hướng chiến lược marketing dựa trên những thông tin đã thu thập được trong quá trình phân tích thị trường mục tiêu Chiến lược này bao gồm các yếu tố như sản phẩm, giá cả, chính sách quảng cáo và phân phối sản phẩm

Tóm lại, phân tích thị trường mục tiêu là quá trình quan trọng trong chiến lược marketing của doanh nghiệp, giúp họ hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng và tập trung nguồn lực vào nhóm khách hàng có tiềm năng nhất

1.1.3.3 Hoạch định chiến lược Marketing

Hoạch định chiến lược Marketing (Marketing Strategy Planning) là quá trình định hình chiến lược dài hạn của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được mục tiêu kinh doanh Theo Kotler và Keller (2021), hoạch định chiến lược Marketing bao gồm các bước sau:

Phân tích tình hình thị trường và đối thủ cạnh tranh (Situation Analysis): Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình hoạch định chiến lược Marketing, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tình hình thị trường, nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các yếu

tố khác có ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Định hình mục tiêu và chiến lược Marketing (Marketing Objectives and Strategies): Từ thông tin được thu thập từ bước phân tích tình hình thị trường, doanh nghiệp sẽ đặt ra mục tiêu Marketing cụ thể và xác định chiến lược để đạt được mục tiêu đó

Thiết kế chiến dịch Marketing (Marketing Program): Bước này bao gồm việc thiết kế các hoạt động marketing như sản phẩm, giá cả, chính sách quảng cáo, phân phối sản phẩm, dịch vụ hậu mãi, v.v để thực hiện chiến lược đã định hình

Thực hiện và kiểm soát (Implementation and Control): Cuối cùng, doanh nghiệp cần

Trang 26

12

thực hiện chiến dịch Marketing và kiểm soát quá trình thực hiện để đảm bảo đạt được mục tiêu đã định hình

1.1.3.4 Triển khai Marketing – mix

Triển khai marketing mix là quá trình thực hiện các chính sách và chiến lược về sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến hỗn hợp (IMC) trong một kế hoạch marketing cụ thể Marketing mix được xem là cơ sở của chiến lược marketing và giúp doanh nghiệp tối ưu hóa tài nguyên và đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất

Để triển khai marketing mix, trước tiên cần xác định rõ mục tiêu kinh doanh và đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp Sau đó, doanh nghiệp cần định hình các yếu tố cơ bản trong marketing mix, bao gồm sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến hỗn hợp (IMC), và phối hợp chúng với nhau để đạt được mục tiêu kinh doanh

Theo Kotler và Keller (2021), Marketing mix là tập hợp các yếu tố cơ bản mà doanh nghiệp sử dụng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình Bao gồm sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến hỗn hợp, marketing mix được xem là một trong những cơ sở của chiến lược marketing

Việc triển khai marketing mix cần được thực hiện theo một kế hoạch chi tiết và có sự giám sát và đánh giá thường xuyên để điều chỉnh và cải thiện chiến lược marketing Trong quá trình triển khai marketing mix, doanh nghiệp cần phải định nghĩa rõ ràng các đặc tính của sản phẩm, phân tích thị trường, xác định giá cả cạnh tranh và chiến lược phân phối phù hợp, và thiết kế chiến dịch quảng cáo và xúc tiến hỗn hợp để tạo ra một chiến lược marketing toàn diện và hiệu quả

1.1.3.5 Tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động Marketing Mix

Để thực hiện và kiểm tra hoạt động Marketing Mix, doanh nghiệp cần tuân thủ các bước sau:

Thiết lập mục tiêu và chiến lược: Đầu tiên, doanh nghiệp cần phải xác định mục tiêu kinh doanh và chiến lược marketing phù hợp để đạt được mục tiêu đó

Xác định khách hàng mục tiêu: Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu về khách hàng mục tiêu

Trang 27

13

của mình, bao gồm đặc điểm demograhic (tuổi tác, giới tính, thu nhập, học vấn, nghề nghiệp, vùng địa lý và tình trạng hôn nhân), tâm lý và hành vi mua hàng, để định hình các yếu tố của Marketing Mix

Xác định yếu tố của Marketing Mix: Bao gồm Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Xúc tiến hỗn hợp (IMC) Điều này đòi hỏi sự đánh giá tỉ mỉ từ các chuyên gia marketing của doanh nghiệp

Thực hiện Marketing Mix: Bằng cách phối hợp các yếu tố của Marketing Mix để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh

Kiểm tra và đánh giá: Doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá và kiểm tra hiệu quả của chiến lược Marketing Mix của mình để điều chỉnh và cải thiện nếu cần thiết

Cải tiến: Dựa trên các kết quả đánh giá, doanh nghiệp cần phải cải tiến và tính chính xác yếu tố của Marketing Mix để nâng cao hiệu quả của chiến lược marketing của mình

Tóm lại, việc tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động Marketing Mix đòi hỏi sự chuyên môn và sự đánh giá tỉ mỉ để đạt được hiệu quả tối đa của chiến lược marketing của doanh nghiệp

1.2 Các quyết định liên quan đến hoạt động Marketing mix

1.2.1 Nghiên cứu thị trường

Theo Hair, J F., Wolfinbarger, M., Ortinau, D J., & Bush, R P (2008), phân tích nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, phân tích và trình bày thông tin liên quan đến thị trường mục tiêu, từ đó đưa ra các quyết định về chiến lược marketing Các bước cụ thể trong phân tích nghiên cứu thị trường bao gồm:

Thu thập dữ liệu: Sử dụng các phương pháp khảo sát, phỏng vấn, quan sát và nghiên cứu tài liệu để thu thập dữ liệu liên quan đến thị trường mục tiêu

Tiền xử lý dữ liệu: Làm sạch dữ liệu thu thập được bằng cách loại bỏ dữ liệu không chính xác, thiếu sót hoặc trùng lặp

Trang 28

Kiểm tra độ tin cậy của kết quả: Kiểm tra độ tin cậy của kết quả phân tích bằng cách sử dụng các phương pháp thống kê như kiểm định giả thuyết, tính toán hệ số tương quan

Định nghĩa vấn đề nghiên cứu: Xác định mục tiêu và phạm vi của nghiên cứu thị trường, đặt câu hỏi cần trả lời và thiết lập các giả định

Thu thập dữ liệu: Sử dụng các phương pháp khảo sát, phỏng vấn, quan sát và nghiên cứu tài liệu để thu thập dữ liệu về thị trường mục tiêu

Xử lý dữ liệu: Sử dụng các phương pháp thống kê để phân tích và tổng hợp dữ liệu thu thập được, từ đó đưa ra các kết luận và giải thích ý nghĩa của các kết quả

Đưa ra giải pháp: Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu, đưa ra các giải pháp và đề xuất chiến lược để giải quyết vấn đề nghiên cứu

Đánh giá hiệu quả: Theo dõi và đánh giá hiệu quả của các chiến lược marketing đã thực hiện và điều chỉnh nếu cần thiết

Phân tích nghiên cứu thị trường là một quá trình liên tục và có tính chu kỳ, do đó cần được thực hiện định kỳ để giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin và đưa ra các quyết định hiệu quả về chiến lược marketing

Trang 29

15

1.2.2 Mục tiêu của doanh nghiệp

Mục tiêu của doanh nghiệp là kết quả cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được trong quá trình kinh doanh Mục tiêu này có thể bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, ví dụ như tăng trưởng doanh số, nâng cao lợi nhuận, mở rộng thị trường, tăng cường năng lực cạnh tranh, đổi mới sản phẩm, xây dựng thương hiệu, phát triển nhân lực, đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo quyền lợi của khách hàng, tạo ra giá trị cho xã hội, v.v Mục tiêu của doanh nghiệp phải cân đối giữa các yếu tố khác nhau và phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp Ngoài ra, mục tiêu còn phải đảm bảo tính khả thi, đo đạt được và được thiết lập một cách rõ ràng và cụ thể để đánh giá được hiệu quả của các hoạt động kinh doanh

Mục tiêu của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động Marketing mix vì đó là cách doanh nghiệp xác định và triển khai các hoạt động kinh doanh để đạt được mục tiêu của mình Marketing mix là bộ sưu tập các công cụ và chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng để quản lý sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến sản phẩm của mình đến khách hàng Những yếu tố này là những yếu tố cơ bản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

và ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu của doanh nghiệp

Ví dụ, nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tăng doanh số, doanh nghiệp có thể sử dụng Marketing mix để xác định giá cả hợp lý cho sản phẩm, quảng cáo sản phẩm để tăng hiệu quả xúc tiến, phân phối sản phẩm đến các kênh phân phối hiệu quả và phát triển sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Tất cả những hoạt động này đều là những yếu tố quan trọng trong Marketing mix và ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu của doanh nghiệp Do đó, mục tiêu của doanh nghiệp và hoạt động Marketing mix có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau

1.2.3 Thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu (target market) là tập hợp những khách hàng tiềm năng mà một doanh nghiệp hay tổ chức muốn nhắm đến và tập trung các hoạt động marketing của mình vào đó để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất Theo các chuyên gia, việc xác định đúng thị trường mục tiêu là một bước quan trọng và cần thiết trong quá trình lập kế

Trang 30

Theo Lamb, C W., Hair, J F Jr., & McDaniel, C (2012), thị trường mục tiêu là nhóm khách hàng có nhu cầu, sở thích, thu nhập và đặc điểm dân số chung, mà doanh nghiệp nhắm đến và đưa ra các chiến lược marketing đặc biệt để thu hút sự quan tâm và mua hàng của họ

Theo Pride, W M., & Ferrell, O C (2013), thị trường mục tiêu là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp chọn để nhắm đến, tập trung các hoạt động marketing vào đó và đưa ra các sản phẩm, giá cả, chính sách phân phối và xúc tiến hỗn hợp phù hợp để đáp ứng nhu cầu của họ

Theo Solomon, M R., Marshall, G W., & Stuart, E W (2008), thị trường mục tiêu là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp chọn để nhắm đến, dựa trên những đặc điểm như độ tuổi, giới tính, thu nhập, địa lý, nhu cầu và sở thích, và phát triển các chiến lược marketing để tiếp cận và tương tác với nhóm khách hàng này

1.3 Những vấn đề chung về Marketing mix

1.3.1 Khái niệm

Marketing mix là tổ hợp các yếu tố sản phẩm, giá cả, chính sách phân phối và quảng cáo được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp (Kotler, 1997)

Marketing mix là tổ hợp các yếu tố điều chỉnh được của sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và quảng cáo được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp (Kotler & Armstrong, 2015)

Marketing mix là sự kết hợp các yếu tố sản phẩm, giá, chính sách phân phối và quảng cáo mà doanh nghiệp sử dụng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được mục tiêu

Trang 31

17

kinh doanh của mình (Kotler, Kartajaya, & Setiawan, 2016)

Marketing Mix là tổ hợp các biện pháp, hoạt động và chiến lược được doanh nghiệp sử dụng để tăng cường giá trị sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bao gồm: Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Quảng cáo (Nguyễn Đức Sơn, 2016)

Marketing Mix là bộ phận cơ bản của kế hoạch marketing của một công ty, được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho công ty Marketing Mix bao gồm 4 yếu tố chính là Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Quảng cáo, được biết đến với tên gọi Four Ps (Kotler, P., & Armstrong, G., 2017)

1.3.2 Nội dung cơ bản của Marketing mix

1.3.2.1 Chính sách sản phẩm (Product)

Theo Philip Kotler (2021), chính sách sản phẩm (Product Policy) là một trong bốn yếu

tố cơ bản của chiến lược Marketing Mix (4P) bao gồm sản phẩm (Product), giá cả (Price), chính sách phân phối (Place) và chính sách quảng cáo (Promotion) Chính sách sản phẩm đề cập đến các quyết định liên quan đến việc phát triển và quản lý sản phẩm của doanh nghiệp

Chính sách sản phẩm bao gồm các yếu tố như việc quyết định về tính năng, đặc điểm

kỹ thuật, kiểu dáng, chất lượng, bảo hành, thương hiệu, v.v của sản phẩm Một chính sách sản phẩm tốt sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tạo ra giá trị cho khách hàng và củng cố vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường (Philip Kotler, 2021)

Tuy nhiên, Philip Kotler (2021) cũng cho rằng chính sách sản phẩm không chỉ đơn thuần

là quá trình phát triển và quản lý sản phẩm mà còn bao gồm các quyết định về sản phẩm cần được phân loại và quản lý như thế nào trong chu trình sản phẩm của doanh nghiệp Chính sách sản phẩm cần được liên kết với các yếu tố khác trong Marketing Mix như chính sách giá cả, phân phối và quảng cáo để tạo ra một chiến lược Marketing Mix hiệu quả

Chính sách sản phẩm là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị và phát triển sản

Trang 32

18

phẩm của một công ty Nó liên quan đến các quyết định và hướng dẫn về việc phát triển, quản lý và tiếp thị sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh (Philip Kotler, 2021) Một số yếu tố quan trọng trong Chính sách sản phẩm bao gồm:

Phân loại sản phẩm: Xác định các danh mục sản phẩm và phân loại chúng dựa trên các yếu tố như tính năng, đặc điểm, khả năng sử dụng, mục tiêu khách hàng và cách thức tiếp cận thị trường

Phát triển sản phẩm: Xác định quy trình và chiến lược để phát triển và cải tiến sản phẩm, bao gồm nghiên cứu và phân tích thị trường, khảo sát khách hàng, phân tích cạnh tranh

và quyết định về việc thêm tính năng mới, nâng cấp và phát triển sản phẩm

Quản lý vòng đời sản phẩm: Định rõ các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm, từ giai đoạn phát triển, giới thiệu, tăng trưởng, chín mùi đến giai đoạn rút lui hoặc loại bỏ sản phẩm Điều này đòi hỏi các quyết định về tiếp thị, giá cả, quảng cáo và dịch vụ sau bán hàng

Giá cả sản phẩm: Định rõ chiến lược giá cả, bao gồm việc đặt giá sản phẩm, chiến lược định giá, chiết khấu và các chính sách khuyến mãi Điều này liên quan đến việc xác định mức giá phù hợp để thu hút khách hàng và đạt được mục tiêu lợi nhuận của công ty

1.3.2.2 Chính sách giá cả (Price)

Theo Philip Kotler (2021), chính sách giá cả (Pricing Policy) là một trong bốn yếu tố cơ bản của chiến lược Marketing Mix (4P) bao gồm sản phẩm (Product), giá cả (Price), chính sách phân phối (Place) và chính sách quảng cáo (Promotion) Chính sách giá cả

đề cập đến các quyết định liên quan đến việc đặt giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp

Chính sách giá cả bao gồm các yếu tố như giá cả bán lẻ, giá cả bán buôn, chiết khấu, chính sách giảm giá và định giá sản phẩm Một chính sách giá cả tốt sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tạo ra giá trị cho khách hàng và củng cố

vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường (Philip Kotler, 2021)

Trang 33

19

Tuy nhiên, Kotler cũng cho rằng chính sách giá cả không chỉ đơn thuần là quá trình định giá sản phẩm mà còn bao gồm các quyết định liên quan đến chiến lược giá cả dài hạn của doanh nghiệp Chính sách giá cả cần được liên kết với các yếu tố khác trong Marketing Mix như chính sách sản phẩm, phân phối và quảng cáo để tạo ra một chiến lược Marketing Mix hiệu quả (Philip Kotler, 2021)

Chính sách giá là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị và quản lý sản phẩm của một công ty Nó đề cập đến các quyết định và hướng dẫn liên quan đến việc đặt giá sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty (Philip Kotler, 2021) Chính sách giá có thể bao gồm các yếu tố sau:

Xác định giá cơ bản: Quyết định về mức giá cơ bản của sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên các yếu tố như chi phí sản xuất, chi phí vận hành, lợi nhuận mong muốn và giá trị của sản phẩm đối với khách hàng

Chiến lược định giá: Đề ra chiến lược tổng thể về định giá, bao gồm xác định giá cạnh tranh, giá cao cấp, giá trung bình hoặc chiến lược giá thấp để thu hút khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Chiết khấu và khuyến mãi: Quyết định về việc cung cấp chiết khấu hoặc khuyến mãi cho khách hàng, bao gồm chiết khấu thương mại, chiết khấu khối lượng, chương trình khuyến mãi, voucher giảm giá, và các hình thức khác để tăng cường giá trị và thu hút khách hàng

Chính sách giá trong thời gian: Xác định cách thức và mức độ điều chỉnh giá theo thời gian, bao gồm việc áp dụng giá ổn định, giá linh hoạt hoặc chiến lược giá khuyến mại trong các mùa bán hàng, sự kiện đặc biệt hoặc thời gian giới hạn

Phản hồi đối với biến động giá: Đưa ra chiến lược phản ứng và điều chỉnh giá khi có biến động trong chi phí nguyên liệu, thay đổi cạnh tranh hoặc yêu cầu của thị trường

1.3.2.3 Chính sách phân phối (Place)

Theo Philip Kotler (2021), chính sách phân phối (Distribution Policy) là một trong bốn yếu tố cơ bản của chiến lược Marketing Mix (4P) bao gồm sản phẩm (Product), giá cả

Trang 34

20

(Price), chính sách phân phối (Place) và chính sách quảng cáo (Promotion) Chính sách phân phối đề cập đến các quyết định liên quan đến việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng cuối

Chính sách phân phối bao gồm các yếu tố như kênh phân phối, vị trí, tần suất và quản

lý kho hàng Một chính sách phân phối tốt sẽ giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm đến khách hàng một cách hiệu quả, nhanh chóng và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng (Philip Kotler, 2021)

Kotler cũng cho rằng chính sách phân phối không chỉ đơn thuần là quá trình phân phối sản phẩm mà còn bao gồm các quyết định liên quan đến chiến lược phân phối dài hạn của doanh nghiệp Chính sách phân phối cần được liên kết với các yếu tố khác trong Marketing Mix như chính sách sản phẩm, giá cả và quảng cáo để tạo ra một chiến lược Marketing Mix hiệu quả (Philip Kotler, 2021)

Chính sách Phân phối (Place Policy) là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị và phân phối của một công ty Nó đề cập đến cách công ty sẽ đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến khách hàng mục tiêu công ty (Philip Kotler, 2021) Chính sách Phân phối

có thể bao gồm các yếu tố sau:

Kênh phân phối: Xác định các kênh phân phối mà công ty sử dụng để đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến khách hàng cuối cùng Các kênh phân phối có thể bao gồm kênh trực tiếp (bán hàng trực tiếp từ nhà sản xuất đến khách hàng) hoặc kênh gián tiếp (qua các nhà bán lẻ, nhà phân phối, đại lý, hay kênh trực tuyến)

Vị trí và số lượng điểm bán hàng: Quyết định vị trí và số lượng cửa hàng, điểm bán hàng, hoặc trang web mà khách hàng có thể mua sản phẩm của công ty Công ty có thể quyết định mở cửa hàng trực tiếp, hợp tác với nhà bán lẻ hoặc xây dựng một kênh bán hàng trực tuyến

Phân phối địa lý: Xác định phạm vi địa lý mà công ty muốn tiếp cận và phân phối sản phẩm Các quyết định về phân phối địa lý có thể dựa trên các yếu tố như đặc điểm khách hàng, thị trường tiềm năng và điều kiện vận chuyển

Trang 35

và hiệu quả đến khách hàng

IMC bao gồm sự phối hợp giữa các công cụ quảng cáo như quảng cáo truyền hình, tạp chí, báo, truyền thông mạng xã hội, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, khuyến mãi bán hàng, bán hàng trực tiếp và bán hàng cá nhân Tất cả các yếu tố này cần được thiết

kế và triển khai một cách hợp lý và có tính hệ thống để đạt được sự thống nhất và hiệu quả tối đa (Philip Kotler, 2021)

Chính sách xúc tiến hỗn hợp (Promotion Policy) là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị của một công ty Nó đề cập đến cách công ty giao tiếp và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến khách hàng mục tiêu (Philip Kotler, 2021) Chính sách xúc tiến hỗn hợp bao gồm các yếu tố sau:

Quảng cáo: Sử dụng các phương tiện truyền thông như truyền hình, radio, báo chí, tạp chí, bảng quảng cáo và quảng cáo trực tuyến để thông báo về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty và tạo sự nhận biết thương hiệu

Bán hàng cá nhân: Sử dụng bộ phận bán hàng và nhân viên bán hàng để gặp gỡ và giao tiếp trực tiếp với khách hàng Các kỹ năng bán hàng cá nhân và quan hệ khách hàng được sử dụng để tư vấn, giới thiệu và bán sản phẩm hoặc dịch vụ

Quan hệ công chúng: Xây dựng mối quan hệ với các công chúng, bao gồm khách hàng,

cổ đông, cộng đồng và các nhà báo Quan hệ công chúng giúp công ty tạo dựng hình ảnh tích cực, quản lý tình hình xung đột và xây dựng lòng tin và uy tín

Tiếp thị trực tuyến: Sử dụng các công cụ và kênh trực tuyến như trang web, mạng xã hội, email marketing, quảng cáo trực tuyến để tiếp cận và tương tác với khách hàng trực tuyến

Trang 36

22

Bán hàng khuyến mãi: Áp dụng các chiến lược khuyến mãi và chương trình giảm giá để thu hút khách hàng, tăng doanh số bán hàng và xây dựng lòng trung thành của khách hàng

1.3.3 Ma trận SWOT

Theo Jain, A (2015), kỹ thuật phân tích SWOT được dùng để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của công ty và ước lượng những cơ hội và nguy cơ của môi trường kinh doanh bên ngoài để từ đó có sự phối hợp thích hợp giữa khả năng nguồn lực của công ty và tình hình môi trường

Điểm mạnh (Strengths): Xác định các yếu tố tích cực, đặc biệt và có lợi của tổ chức hoặc

dự án Điểm mạnh thường bao gồm các tài nguyên, năng lực, kỹ năng, công nghệ, thương hiệu mạnh, danh tiếng tốt và lợi thế cạnh tranh

Điểm yếu (Weaknesses): Xác định các yếu tố tiêu cực, hạn chế và gây bất lợi cho tổ chức hoặc dự án Điểm yếu có thể bao gồm thiếu hụt tài nguyên, kỹ năng hạn chế, hệ thống quản lý không hiệu quả, hạn chế tài chính và các vấn đề khác gây trở ngại cho phát triển và thành công

Cơ hội (Opportunities): Xác định các yếu tố tích cực và tiềm năng từ môi trường bên ngoài tổ chức hoặc dự án Cơ hội có thể bao gồm thị trường mới, xu hướng tiêu dùng, thay đổi kỹ thuật, sự thay đổi chính sách, sự phát triển kinh tế và các cơ hội hợp tác

Mối đe dọa (Threats): Xác định các yếu tố tiêu cực và tiềm ẩn nguy cơ từ môi trường bên ngoài tổ chức hoặc dự án Mối đe dọa có thể bao gồm cạnh tranh khốc liệt, thay đổi thị trường, biến đổi công nghệ, vấn đề hợp pháp, rủi ro tài chính và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động và thành công của tổ chức hoặc dự án

Trang 37

23

Tương tự như trên, điều quan trọng là phải rút ra được những điểm mạnh và điểm yếu

cốt lõi, có thể ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh và các mục tiêu chiến lược của doanh

nghiệp

Nguồn: Jain, A (2015)

Hình 1 1 Ma trận SWOT

Trang 38

24

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trên đây là cơ sở lý luận chung về Marketing, Marketing Mix và chiến lược Marketing Mix như khái niệm, các thành phần và vai trò của Marketing Mix, chiến lược Marketing Mix và tầm quan trọng của chiến lược Marketing MIX Dựa trên những lý thuyết ở chương 1 này, để làm cơ sở giúp Công ty TNHH KingLand áp dụng vào thực tiễn Từ các khái niệm, lý thuyết trong chương 1 công ty sẽ biết tự điều chỉnh và hoàn thiện chiến lược Marketing Mix của mình cho phù hợp hơn với tình hình biến động của thị trường

và đối thủ cạnh tranh khốc liệt như hiện nay

Trang 39

25

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING & MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM CĂN HỘ CHUNG CƯ TẠI CÔNG

TY TNHH ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN KINGLAND

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản KingLand

2.1.1 Giới thiệu về Công ty KingLand

Tên công ty: Công Ty TNHH Đầu tư Bất động sản King Land

Tên tiếng anh: Kingland Real Estate Company Limited

Địa chỉ: 161 Xa Lộ Hà Nội, P Thảo Điền, Quận 2, TPHCM

Nguồn: Website Kingland

Hình 2 1 Logo Công ty TNHH Đầu Tư Bất động sản King Land

Trang 40

26

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty KingLand

Tháng 09/2018: King Land được thành lập với đội ngũ đầu tiên là bộ phận phân phối dự

án

Công Ty TNHH Đầu Tư BĐS King Land là một doanh nghiệp chuyên đầu tư phát triển

và phân phối các dự án bất động sản được thành lập vào năm 2018 Từ khi được thành lập tới nay, King Land luôn gắn liền với những dòng bất động sản cao cấp

Tháng 12/2019: Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản King Land được thành lập bởi đội ngũ ban lãnh đạo và nhân viên chủ chốt đến từ các công ty, tập đoàn bất động sản hàng đầu với khát vọng đem đến dịch vụ tư vấn và phân phối bất động sản chuyên nghiệp

Ra đời trong bối cảnh thị trường bất động sản đang có nhiều biến động, Công ty TNHH Đầu Tư Bất động sản King Land đã nhanh chóng tiếp cận thị trường, nắm bắt xu thế để hoàn thiện toàn bộ máy, hoàn thiện dịch vụ với sứ mệnh cung cấp những sản phẩm Bất động sản phù hợp nhất cho Khách hàng, cũng như mang lại lợi ích cao nhất cho Nhà Đầu tư cùng đồng hành trong suốt chặng đường phát triển

Trải qua hàng loạt biến động và quá trình cạnh tranh của thị trường, đến nay, bằng sự

nỗ lực, đoàn kết phấn đấu của tập thể cán bộ nhân viên công ty, sự hỗ trợ đắc lực và hiệu quả của các đối tác thân thiết Là Đại lý chính thức phân phối các sản phẩm của Vinhomes KingLand đã từng bước vươn lên trở thành một trong những Doanh nghiệp

uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, môi giới, kinh doanh Bất động sản

Với những thành quả đạt được, có thể khẳng định thành công của KingLand là nhờ sự tin tưởng, tín nhiệm và đồng hành của Quý Khách hàng, Quý Đối tác cùng toàn thể cán

bộ nhân viên Công ty trong suốt thời gian dài hoạt động và phát triển

2.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và triết lý kinh doanh của Công ty KingLand

2.1.3.1 Tầm nhìn

Trở thành một trong những Nhà tư vấn, phân phối Bất Động Sản chuyên nghiệp và uy tín nhất tại Việt Nam

Ngày đăng: 02/02/2024, 20:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w