1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn có đáp án hay

97 6K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 736,5 KB

Nội dung

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.Người kia hỏi: “ Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá” ? Anh ta trả lời : “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người ”.Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá. (Dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr 160). Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) bàn về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống.

Trang 1

- Truyền kì mạn lục cảu Nguyễn Dữ là một trong số đó Trong 20 thiên truyện của tập truyền kì,

“chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho cảm hứng nhânvăn của Nguyễn Dữ

B- Thân bài:

1 Tác giả hết lời ca ngợi vẻ đẹp của con người qua vẻ đẹp của Vũ Nương, một phụ nữ bình dân

- Vũ Nương là con nhà nghèo (“thiếp vốn con nhà khó”), đó là cái nhìn người khá đặc biệt của

tư tưởng nhân văn Nguyễn Dữ

- Nàng có đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: thuỳ mị, nết na Đối vớichồng rất mực dịu dàng, đằm thắm thuỷ chung; đối với mẹ chồng rất mực hiếu thảo, hết lòng phụdưỡng; đói với con rất mực yêu thương

- Đặc biệt, một biểu hiện rõ nhất về cảm hứng nhân văn, nàng là nhân vật để tác giả thể hiệnkhát vọng về con người, về hạnh phúc gia đình, tình yêu đôi lứa:

+ Nàng luôn vun vén cho hạnh phúc gia đình

+ Khi chia tay chồng đi lính, không mong chồng lập công hiển hách để được “ấn phong hầu”,nàng chỉ mong chồng bình yên trở về

+ Lời thanh minh với chồng khi bị nghi oan cũg thể hiện rõ khát vọng đó: “Thiếp sở dĩ nươngtựa và chàng vì có cái thú vui nghi gai nghi thất”

Tóm lại : dưới ánh sáng của tư tưởng nhân văn đã xuất hiện nhiều trong văn chương, Nguyễn

Dữ mới có thể xây dựng một nhân vật phụ nữ bình dân mang đầy đủ vẻ đẹp của con người Nhânvăn là đại diện cho tiếng nói nhân văn của tác giả

2 Nguyễn Dữ trân trọng vẻ đẹp của Vũ Nương bao nhiêu thì càng đau đớn trước bi kịch cuộc đời của nàng bấy nhiêu.

- Đau đớn vì nàng có đầy đủ phẩm chất đáng quý và lòng tha thiết hạnh phúc gia đình, tận tuỵvun đáp cho hạnh phúc đó lại chẳng được hưởng hạnh phúc cho xứng với sự hi sinh của nàng: + Chờ chồng đằng đẵng, chồng về chưa một ngày vui, sóng gió đã nổi lên từ một nguyên cớ rất

vu vơ (Người chồng chỉ dựa vào câu nói ngây thơ của đứa trẻ đã khăng khăng kết tội vợ)

+ Nàng hết mực van xin chàng nói rõ mọi nguyên cớ để cởi tháo mọi nghi ngờ; hàng xóm rõ nỗi

oan của nàng nên kêu xin giúp, tất cả đều vô ích Đến cả lời than khóc xót xa tột cùng “Nay đã bình rơi trâm gãy,… sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió,… cái én lìa đàn,…” mà người chồng vẫn

Trang 2

3 Nhưng với tấm lòng yêu thương con người, tác giả không để cho con người trong sáng cao đẹp như nàng đã chết oan khuất.

- Mượn yếu tố kì ảo của thể loại truyền kì, diễn tả Vũ Nương trở về để được rửa sạch nỗi oangiữa thanh thiên bạch nhật, với vè đẹp còn lộng lẫy hơn xưa

- Nhưng Vũ Nương được tái tạo khác với các nàng tiên siêu thực : nàng vẫn khát vọng hạnh

phúc trần thế (ngậm ngùi, tiếc nuối, chua xót khi nói lời vĩnh biệt “thiếp chẳng thể về với nhân gian được nữa”.

- Hạnh phúc vẫn chỉ là ước mơ, hiện thực vẫn quá đau đớn (hạnh phúc gia đình tan vỡ, không gìhàn gắn được)

4 Với niềm xót thương sâu sắc đó, tác giả lên án những thế lkực tàn ác chà đạp lên khát vọng chính đáng của con người.

- XHPK với những hủ tục phi lí (trọng nam khinh nữ, đạo tòng phu,…) gây bao nhiêu bất công.Hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu

- Thế lực đồg tiền bạc ác (Trương Sinh con nhà hào phú, một lúc bỏ ra 100 lạng vàng để cưới

Vũ Nương) Thời này đạo lí đã suy vi, đồng tiền đã làm đen bạc tình nghĩa con người

 Nguyễn Dữ tái tạo truyện cổ Vợ chàng Trương, cho nó mạng dáng dấp của thời đại ông,XHPKVN thế kỉ XVI

C- Kết bài:

- “Chuyện người con gái Nam Xương” là một thiên truyền kì giàu tính nhân văn Truyện tiêu

biểu cho sáng tạo của Nguyễn Dữ về số phận đầy tính bi kịch của người phị nữ trong chế độphong kiến

- Tác giả thấu hiểu nỗi đau thương của họ và có tài biểu hiện bi kịch đó khá sâu sắc

Trang 3

Nhận xét về cách kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho

rằng: “Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộcđời”, song ý kiến khác lại khẳng định : “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kếtlung linh kì ảo”

Hãy trình bày suy nghĩ của em về hai ý kiến trên

Câu 2 (3 điểm)

LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống Người bạn kia đã tìm cách cứu anh Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người kia hỏi: “ Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá” ?

Anh ta trả lời : “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai

có thể xoá được được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người ”.

Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.

(Dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr 160).

Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) bàn về sự tha thứ và lòng biết

ơn của con người trong cuộc sống

Câu 3 ( 6đ) : Phân tích nhân vật Vũ Nương trong « Chuyện người con gái Nam Xương »

GỢI Ý

Câu 1 (2 điểm )

- Tóm lược về kết thúc tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

- Trình bày suy nghĩ của người viết về hai ý kiến nhận xét trên:

+ Mỗi ý kiến trên là một góc nhìn về việc khám phá dụng ý của nhà văn Nguyễn Dữ :

* Khi nói: Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời, bởi vì người nói đã thấy được giá trị nhân đạo, nhân văn của tác phẩm: người tốt

dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩmgiá Cách kết đó mang dáng dấp một kết thúc có hậu của truyện cổ tích

Trang 4

*Khi nhận xét: Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo, bởi ý kiến

đó xuất phát từ việc nắm bắt giá trị hiện thực của tác phẩm: tuy nhân vật Vũ Nương vẫn được miêu tảvới kiếp sống ở chốn thuỷ cung và sự trở về lung linh kì ảo để thể hiện ước mơ của con người về sựcông bằng trong cuộc đời, nhưng tính bi kịch cũng tiềm ẩn ngay từ cái kết này bởi sự trở về và ước mơhạnh phúc của Vũ Nương mang màu sắc ảo ảnh, hư vô, con người chỉ biết tìm đến cho mình hạnh phúc

ở một thế giới không hiện hữu

+ Hai ý kiến trên tưởng chừng là mâu thuẫn, đối lập nhưng thực chất là bổ sung, soi sáng trong việckhám phá dụng ý nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Dữ, nó được xem là hai mặt của một vấn đề

- Mở rộng và nâng cao vấn đề :

+ Mỗi ý kiến trên đều xuất phát từ một góc nhìn, cách khám phá và tiếp cận ở phần kết của tác phẩm + Lí giải cách kết thúc tác phẩm cần phải có cái nhìn toàn vẹn và những cơ sở để phát hiện ra nhữngdụng ý mà nhà văn Nguyễn Dữ gửi gắm qua phần kết Vì vậy, không nên tuyệt đối hoá một trong hai ýkiến trên mà cần phải thấy được sự bổ sung, thống nhất, nhằm soi sáng hai mặt của một vấn đề

+ Từ hai ý kiến trên, người đọc sẽ thấy được tài năng nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong việc “dồn nén

tư tưởng và cảm xúc” ở một cái kết độc đáo

+ Từ việc tìm hiểu những ý kiến bàn về dụng ý cách kết của một tác phẩm văn học đã đặt ra tráchnhiệm, vai trò cho độc giả trong quá trình tiếp cận, giải mã văn bản văn học

Câu 2 (3 điểm)

a) Yêu cầu về kỹ năng: biết cách làm bài văn nghị luận xã hội ; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy ;

không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

b) Yêu cầu về kiến thức: trên cơ sở hiểu biết của bản thân về nội dung câu chuyện Lỗi lầm và sự biết

ơn, và từ câu chuyện đó gợi lên trong mình có những suy nghĩ về sự tha thứ và lòng biết ơn của con

người trong cuộc sống, có thể triển khai theo nhiều cách, song bài viết cần làm rõ các nội dung sau:

1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2 Khái quát chung và nắm bắt được ý nghĩa mà câu chuyện muốn đề cập

3.Trình bày suy nghĩ của bản thân về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống

mà được gợi lên từ câu chuyện :

- Giải thích về vấn đề cần bàn luận :

+ Thế nào là sự tha thứ và lòng biết ơn : tha thứ là việc bỏ qua, không trách cứ, chấp nhặt, hay trừng

phạt những sai trái, lỗi lầm của người khác ;lòng biết ơn là sự thể hiện việc hiểu và nhớ công ơn của người khác đối với mình

+ Vì sao trong cuộc sống con người cần có sự tha thứ và lòng biết ơn ?: trong cuộc sống ai cũng có lúc

gây ra những lỗi lầm, sai trái vì vậy cần phải nhận được sự tha thứ, bao dung của mọi người Bởichính sự tha thứ giúp cho người mắc lỗi có cơ hội được sửa chữa; giúp cho bản thân tìm thấy được

sự thanh thản và làm cho cuộc sống bớt đi sự căng thẳng, xung đột và thêm đi sự hoà hợp, yêu

thương, có nghĩa là phải biết viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát …; phải biết khắc ghi những

ân nghĩa vào lòng, phải biết ơn những người đã đem đến cho mình những điều tốt đẹp, và biết khắc ghi những ân nghĩa lên đá, như cách ứng xử giữa những con người trong câu chuyện trên.

- Suy nghĩ của bản thân :

+ Sự tha thứ và lòng biết ơn là một trong phẩm chất cần thiết, cao đẹp để hình thành nên một con ngườichân chính, bởi bên cạnh việc thu nhận kiến thức thì việc tu dưỡng, rèn luyện cho bản thân những đức

Trang 5

tính về sự tha thứ và lòng biết ơn có một ý nghĩa rất lớn trên con đường hoàn thiện nhân cách của mỗi

con người

+ Sự tha thứ và lòng biết ơn không chỉ được thể hiện ở một cá nhân hay một bộ phận mà những đứctính đó cần phải được gắn kết và tạo thành những phẩm chất, đạo lí trong cuộc sống Bởi đó chính lànhững nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam

1 Mở bài : - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác

- Giới thiệu nhân vật và đặc điểm nhân vật : Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp đức hạnh nhưng cuộc đời bi thảm

2 Thân bài :

2.1 :Khái quát những phẩm chất của Vũ Nương

2.2 Phân tích :

a Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, đức hạnh

* Là người phụ nữ tư dung tốt đẹp, tính thùy mị nết na, khéo cư xử Dù phải lấy người chồng vô học,

đa nghi và cả ghen nhưng do nàng khéo cư xử nên vợ chồng ăn ở êm ấm, không lúc nào xảy ra chuyện thất hòa

* Đằm thằm thiết tha với chồng : Khi chồng ra trận, nàng đã rót chén rượu đầy tiễn và căn dặn ân cần Lời dặn của nàng : "Chàng đi chuyến này thiếp chẳng dám mong … … mang theo hai chữ bình yên"

- Bày tỏ sự lo lắng khi chồng phải đối diện với nguy hiểm, chết chóc " Chỉ em việc quân khó liệu … …

… lo lắng

- Bày tỏ sự sự nhớ nhưng của người vợ phải xa chồng " Nhìn trăng soi thành cũ … … … cánh hồng bay bổng"

-> Lời dặn tha thiết của nàng khiến cho ai cũng phải rơi lệ

* Đảm đang tháo vát : Một mình nàng sinh con, nuôi con, chăm sóc mẹ già Không những thế nàng cònphải quán xuyến gia đình nhà cửa, chăm sóc phần mộ tổ tiên

* Là người con dâu hiếu thảo :

- Khi mẹ còn sống nàng đối xử ân cần, khi bà ốm nàng chăm sóc, thuốc thang, lễ bái thần phật và dùng mọi lời khôn khéo khuyên lơn mong bà chóng khỏi bệnh

- Khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ chu đáo như cha mẹ đẻ của mình Lời trăng trối của bà trước lúc ra đi " Sau này trời xét lòng thành ban cho phúc đúc … … … đã chẳng phụ mẹ" chính là lời khẳng định cho sự hiếu thảo của nàng

* Là người mẹ thương con:

- Chăm sóc con chu đáo

- Đêm đêm nàng thường cái bóng trên tường và bảo đó là cha Đản -> Mong con cảm nhận được hình ảnh của người cha, cảm nhận được không khí gia đình đầm ấm

* Thủy chung, tiết hạnh

+ Suốt ba năm chồng đi lính nàng đã sống trong sự nhớ thương và khắc khoải đợi chờ " Mỗi khi thấy bướm … … … ngăn được"

+Nàng một mực thủy chung với chồng " Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết … … … bén gót

Trang 6

+ Khi bị chồng nghi ngờ là thất tiết nàng đã một mực thanh minh Cuối cùng nàng đã tự tử để khẳng định tấm lòng trinh bạch của mình

* Trọng tình nghĩa, nhân hậu, vị tha

+ Khóc khi nghe Phan Lang kể chuyện gia đình, quê hương

+Tuy sống dưới thủy cung đầy đủ và sung sướng nhưng nàng vẫn không nguôi nhớ về gia đình, chồng con, vẫn lo lắng cho phần mộ tổ tiên, vẫn khao khát phục hồi danh dự

+ Nàng đã trở về tha thứ cho TS - người đã trực tiếp cướp đi cuộc sống của nàng

b Vũ Nương là người phụ nữ có số phận bi thảm

* Vũ Nương bị cướp đi quyền yêu, quyền hạnh phúc : Là cô gái xinh đẹp nết na nhưng con nhà kẻ khó nên phải lấy một người chồng vừa cả ghen, vô học lại đa nghi Vì vậy trong cuộc sống vợ chồn nàng luôn phải giữ gìn để gia đình yên ấm

* Phải xa chồng, chấp nhận cuộc sống của người chinh phụ: Tuy chỉ có khát vọng giản dị là thú vui nghi gia, nghi thất nhưng "vợ chồng chưa thỏa tình chăn gối đã phải chia phôi vì động việc lửa binh"

Từ đó nàng sống trong nỗi cô đơn vò võ, khắc khoải đợi chờ trong niềm hi vọng mong manh: Mỗi khi thấy bướm… ngăn được

* Phải sống vất vả, khổ cực: Chồng đi lính, nàng phải một mình sinh con, nuôi con, chăm sóc gia đình, quán xuyến nhà cửa ruộng vườn Tất cả mội gánh nặng gia đình đều dồn lên đôi vai mảnh mai yếu ớt của nàng

* Bị nghi oan, bị bức tử: Nhưng nỗi đau khổ lớn nhất của nàng là bị nghi oan TS đi lính xa nhà dẫn đến hiểu lầm vợ mình thất tiết Từ đó chàng ra sức mắng nhiếc, đánh đập và cuối cùng đuổi vợ ra khỏi nhà Vũ Nương vô cùng đau đớn vì bị chồng chà đạp lên cả thể xác và tinh thần Nàng bị nghi oan, đau đớn hơn nữa là bị nghi ngờ điêuf mà nàng hết sức giữ gìn và coi trọng hơn cả mạng sống của mình Không những thế nàng còn không biết được lí do, không được thanh minh Cuối cùng vì quá đau đớn nàng đã phải gieo mình xuống sông tự tử để minh oan cho tấm lòng trinh bạch của mình

2.3 Đánh giá nâng cao:

- Ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Dữ, sự cảm thông của ông với những người phụ nữ bất hạnh

- Số phận của VN cũng là số phận chung của những người phụ nữ trong xã hội pk

- Nguyễn Dữ đã khái quát số phận của người phụ nữ trong xã hội PK bằng hai câu thơ nỏi tiếng trong TK:

Đau đớn thay phận đàn bà Lời ràng bạc mệnh cũng là lời chung.

Trang 7

Tuần 4– Buổi 2: LUYỆN TẬP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN

Đề bài:

Câu 1:(2đ) Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh? Vì sao Người lại có vốn tri thức sâu rộng như vậy?

Câu 2 ( 3đ): Hiện nay ngành giáo dục đang phát động phong trào Nói không với tiêu cực trong thi

cử và bệnh thành tích trong giáo dục Em có suy nghĩ gì về vấn đề này?

Câu 3 : Phân tích gia trị nhân đạo của « Chuyện người con gái Nam Xương »( 5đ)

Dàn ý:

1/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2 / Thân bài:

a Nêu bản chất, biểu hiện của vấn đề:

*NX: Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục trở thành căn bệnh khá trầm trọng và phổbiến hiện nay

* Biểu hiện chính : - Tiêu cực:

+ Xin điểm, chạy điểm + Mua bằng cấp + Xin, chạy cho con vào trường chuyên, lớp chọn + Đuờng dây chạy điểm vào THPT, Đại học…

+ Thi hộ, thi thuê…

+ Chạy chức chạy quyền…

- Bệnh thành tích trong giáo dục : +Báo cáo không đúng thực tế + Bao che khuyết điểm để lấy thành tích + Coi trọng số lượng chứ không coi trọng chất lượng +HS: Học để lấy bằng cấp, phát biểu chỉ để cộng điểm…

+ Số GSTS, các nhà khoa học nhiều nhưng ít có những cải tiến sáng tạo

b Phân tích đúng sai lợi hại:

- Lợi: trước mắt cho cá nhân- không cần bỏ công sức nhiêu nhưng vẫn đạt kết quả cao

- Hại là rất nghiêm trọng để lại hậu quả lâu dài:

Trang 8

+Các thế hệ HS được đào tạo ra không có đủ trình độ để tiếp cận với công việc hiện đại, đất nước ít nhân tài

+ Tạo thói quen cho HS ngại học, ngại thi, ngại sáng tạo

+ Tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội

c Nguyên nhân của hiện t ượng này là :

- Do gia đình : Không muốn con vất vả mà vẫn đạt kết quả cao

- Do nhà trường: Muốn HS có thành tích cao để báo cáo

- Do XH: Hệ thống luật cha nghiêm, cụ thể; cha thực sự coi trọng nhân tài(ĐB là những cơ quan nhà nước); nhận thức của nhiều ngời còn hạn chế …

- Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất sâu rộng

+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc

+ Am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc

+ Văn hoá thế giới đó đã nhào nặn với gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển để thành một nhâncách rất Việt Nam, rất phương đông nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại

- Vì sao Người lại có vốn tri thức sâu rộng như vậy:

+ Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, làm nhiều nghề

+ Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu

+ Luôn có ý thức tiếp thu cái đẹp, đồng thời cũng phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản

Câu 3 : ( Tham khảo giáo án học thêm)

Ban giám hiệu duyệt ngày 12tháng 9 năm

Trang 9

Câu 2: Suy nghĩ của em về nội dung mẩu chuyện sau:

“ Một người Ấn Độ thường dùng hai cái bình lớn để gánh nước từ suối về nhà Một trong hai cái bình này bị nứt và khi về đến nhà, nước trong bình đã bị vơi đi một nửa Cái bình nứt luôn buồn bã, khổ sở vì khiếm khuyết của mình Một ngày nọ, cái bình nứt nói với người chủ của mình:

- - Tôi thấy thật xấu hổ khi mình không làm tròn công việc Vì tôi mà ông phải làm việc cực nhọc hơn Người gánh nước nói bằng giọng cảm thông:

- Trên đường về, ngươi có để ý những luống hoa xinh đẹp dọc đường không? Ngươi có thấy hoa chỉ mọc ở phía đường của ngươi mà không phải là phía bên kia không? Ta đã biết khiếm khuyết của ngươi Vì vậy ta đã gieo những hạt hoa bên đó, và mỗi ngày ngươi đã tưới nước cho chúng Hai năm qua, ta đã hái những bông hoa này để tặng mọi người và làm đẹp cho căn nhà chúng ta…”

Câu 3( 5đ) : Phân tích giá trị hiện thực của “ Chuyện người con gái Nam Xương”.

Gợi ý

Câu 1: Chuyện người con gái Nam Xương", chiếc bóng là chi tiết nghệ thuật đắt giá.

- Nó là chi tiết nút truyện, đấy truyện lên kịch tính, là đầu mối trực tiếp dẫn đến nghi ngờ của TS, buộc

VN phải tìm đến cái chết Nhưng chính cái bóng lại là chi tiết cởi nút truyện, nó là đầu mối giải tỏa mốinghi ngờ của TS về VN sau khi nàng đã chết

- Cái bóng xuất hiện 2 lần trong truyện là những mắt xích quan trọng, vừa làm câu chuyện triển khai một cách lô gic, hợp lí, vừa làm cho truyện có kịch tính hấp dẫn tự nhiên

- Hình ảnh cái bóng đã khái quát hóa tấm lòng của người vợ khi VN trỏ cái bóng của nàng trên tường

và bảo đó là cha Đản Đồng thời cái bóng thể hiện cảnh ngộ đau khổ, cô đơn của người vợ xa chồng

- Cái bóng gắn với sự ngộ nhận ngây thơ của con trẻ, sự hiểu lầm của người chồng đa nghi Nó vừa là niềm vui khi VN nói đùa con, vừa là nỗi buồn dẫn đến hiểu lầm của TS Nó vừa thực lại vừa ảo

- Đối với mỗi nhân vật trong truyện, cái bóng được hiểu theo mỗi cách khác nhau:

+ Với VN: Đó là hình ảnh người chồng mà nàng tưởng tượng để đùa với con

+ Với bé Đản: Đó là người cha bí ẩn

+ Với TS: Đó là người đàn ông thứ ba đã chen vào hạnh phúc gia đình chàng

- Nguyễn Dữ lấy cái bóng để dẫn dắt câu chuyện một cách nghệ thuật, đồng thời thể hiện bi kịch của con người Trong xã hội ấy số phận con người rất mong manh, có thể mất tất cả cuộc sống vì một cái bóng mơ hồ Có thể nói chi tiết "Cái bóng" đã thể hiện cô đọng vừa hiện thực vừa nhân đạo của nhà văn

Câu 2: Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cơ bản nêu được các ý sau:

Trang 10

+ Mẩu chuyện nhỏ viết về những tấm gương cao đẹp:

Cái bình nứt- hình ảnh ẩn dụ về con người khiếm khuyết, kém may mắn nhưng vẫn mong muốn làmtốt công việc như một người bình thường Người gánh nước có tấm lòng bao dung, nhân ái, biết trântrọng, cảm thông

+ Mẩu chuyện giản dị toát lên ý nghĩa cao đẹp:

- Mỗi người cần phải biết nỗ lực vươn lên trong cuộc sống Bởi lẽ cuộc sống là hành trình nỗ lựckhông mệt mỏi của con người vượt lên thử thách và những giới hạn của bản thân để sống và để đượccống hiến Không nỗ lực, con người sẽ gục ngã trước khó khăn Sự cố gắng để vượt lên những giới hạncủa bản thân là rất đáng trân trọng và con người có thể bị khiếm khuyết nhưng không bất lực, tự ti, đầuhàng, vẫn mong muốn trở nên hữu ích hơn cho cuộc sống

- Cần biết an ủi, cảm thông, trân trọng và yêu thương, chia sẻ với mọi người, nhất là những ngườikhiếm khuyết, kém may mắn Đó là nguồn động viên tinh thần vô giá tiếp thêm sức mạnh cho conngười vượt qua khó khăn Dửng dưng trước khó khăn của người khác là biểu hiện của lối sống vô cảm,ích kỷ

- Cần phải làm gì đó cụ thể, thiết thực để phát huy sức mạnh của mọi người, làm cho cuộc sống củamọi người tốt đẹp và có ý nghĩa hơn Con người dù khiếm khuyết nhưng nếu được quan tâm, được tạođiều kiện sẽ trở nên hữu ích hơn cho cuộc sống, nếu được cống hiến hết mình vẫn có thể tạo nên nhữngđiều kỳ diệu

+ Mẩu chuyện cho ta bài học sâu sắc về cách sống, về thái độ ứng xử với mọi người; là lời nhắn nhủmỗi người rằng cần phải biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương và hãy bằng những việc làm cụ thể, có ýnghĩa giúp cho cuộc sống của tất cả mọi người tốt đẹp hơn Hãy cư xử bình đẳng và tạo cơ hội chonhững người khiếm khuyết, kém may mắn

Xác định lối sống tích cực, phê phán lối sống mặc cảm, tự ti hoặc tự bằng lòng với mình cũng như

sự ích kỷ, thói vô cảm và thái độ miệt thị đối với những người khiếm khuyết, kém may mắn

Câu 3: ( Giáo án dạy thêm)

………

Ban giám hiệu duyệt ngày:19 tháng 9 năm 2011

Tuần 6 – Buổi 4: LUYỆN TẬP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN

Đề bài

Câu 1 : Câu 1 (1,0 điểm).

Viết một đoạn văn ngắn, nêu cảm nhận của em về những câu thơ sau trong bài thơ Con cò

của Chế Lan Viên:

Lên rừng xuống bể,

Cò sẽ tìm con,

Cò mãi yêu con.

Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

Trang 11

( Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2005, trang 46)

Câu 2 : Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập trong cuộc sống.

dụ đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng Nét độc đáo trong cách sử dụng biện pháp tu từ của tác giả làhình ảnh ẩn dụ vừa dân dã, mộc mạc, mang âm hưởng ca dao; vừa mang tính biểu tượng, đậm chất triết

Tấm lòng người mẹ vượt ra ngoài mọi khoảng cách không gian, thời gian Đó là quy luật bất biến

và vĩnh hằng của mọi tấm lòng người mẹ trên đời mà nhà thơ đã khái quát, đúc kết trong câu thơ đậmchất suy tưởng và triết lí

Câu 2 : Chân dung Thúy Kiều trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" /

+ Tự lập, nghĩa đen là khả năng tự đứng vững và không cần sự giúp đỡ của người khác.

+ Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống + Trong học tập, người học sinh có tính tự lập sẽ có thái độ chủ động, tích cực, có động cơ và mục đích học tập

rõ ràng, đúng đắn Từ đó, nó sẽ giúp cho học sinh tìm được phương pháp học tập tốt Kiến thức tiếp thu được vững chắc Bản lĩnh được nâng cao.

+ Hiện nay, nhiều học sinh không có tính tự lập trong học tập Họ có những biểu hiện ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè, cha mẹ Từ đó, họ có những thái độ tiêu cực : quay cóp, gian lận trong kiểm tra, trong thi cử; không chăm ngoan, không học bài, không làm bài, không chuẩn bị bài Kết quả: những học sinh đó thường rơi vào loại yếu, kém cả

về hạnh kiểm và học tập.

+ Học sinh cần phải rèn luyện tính tự lập trong học tập vì điều đó vừa giúp học sinh có thái độ chủ động, có hứng thú trong học tập, vừa tạo cho họ có bản lĩnh vững chắc khi tiếp thu tri thức và giải quyết vấn đề Tự lập không phải là cô lập, không loại trừ sự giúp đỡ chân thành, đúng đắn của bạn bè, thầy cô khi cần thiết, phù hợp

1 Mở bài : - Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích

- Giới thiệu khái quát vẻ đẹp hai chị em : Là những cô gái có vẻ đẹp hoàn hảo

- Viết lại 4 câu thơ

2 Thân bài :

Trang 12

Khái quát : Chị em Thúy Kiều là đoạn trích nằm ngay trong phần mở đầu của tác phẩm Đoạn trích đã thể hiện tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong nghệ thuật miêu tả nhân vật.

b.Phân tích :

*Nhan sắc :

Nguyễn Du đã dùng bốn câu thơ miêu tả Thúy Vân, một cô gái hiện lên vô cùng xinh đẹp, một vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu tưởng chừng không có vẻ đẹp nào hơn thế nữa Nhưng ngay sau đó, ông dùng 12 câuthơ để miêu tả Thúy Kiều như ngầm dự đoán vẻ đẹp sẽ hoàn mĩ hơn người :

" Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn"

Câu thơ vừa mang ý so sánh, vừa mang ý tương phản Nếu Thúy Vân đẹp một vẻ đẹp đầy đặn phúc hậu thì Thúy Kiều đẹp một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà Đến đây ta mới hiểu dụng ý của NGuyễn Du, ông đã sử dụng thủ pháp đòn bẩy, miêu tả chân dung Thúy Vân trước đây làm điểm tựa, làm phông nềnnổi bật lên chân dung Thúy Kiều Thúy Vân đã đẹp hoàn hảo nhưng Thúy Kiều lại còn vượt lên trên sựhoàn hảo ấy để trở thành cái đẹp tuyệt bích Thúy Kiều không chỉ hơn Thúy Vân ở vẻ đẹp mà còn ở tình người mặn mà đằm thắm Câu thơ so sánh mà để khẳng định :

" Làn thu thủy nét xuân sơn "

Cách miêu tả chân dung của nhà thơ hoàn toàn khác so với khi miêu tả Thúy Vân, ông không đi

và chi tiết cụ thể mà điềm nhãn Bút lực của ông tập trung vào miêu tả đôi mắt - cửa sổ của tâm hồn Vẫn là bút pháp ẩn dụ tượng trưng nhưng có sự sáng tạo : đôi mắt Thúy Kiều trong xanh như nước hồ mùa thu, đôi lông mày xinh tươi như vẻ núi mùa xuân Ngôn ngữ chắt lọc tinh tế cao độ khi nói đến từ

"làn", người đọc thường liên tưởng đến làn nước sóng Ở đây Nguyễn Du miêu tả đôi mắt Thúy Kiều như làn nước mùa thu Đôi mắt ấy không chỉ mang ánh sắc xanh của nước mà còn lấp lánh sự hiểu biết của trí tuệ, của đời sống tâm hồn phong phú Với một vẻ đẹp tuyệt bích như vậy đã khiến cho thiên nhiên phải đố kị ghen ghét :

" Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh"

Đối với Thúy Vân, thiên nhiên sẵn sàng nhường bước chịu thua, nhưng với Thúy Kiều, thiên nhiên lại oán hờn ghen ghét bởi vì đó là sắc đẹp "nghiêng nước nghiên thành" Nguyễn Du đã không ngần ngại khẳng định :

Vậy mà Thúy Kiều lại "lầu bậc, ăn đứt" Kiều giỏi về âm luật Tiếng đàn của nàng hay hơn bất kì tiếng đàn của một nghệ sĩ nào Đặc biệt, Kiều còn biết soạn nhạc, làm thợ, đánh cờ, biết vữ Một loại các từ ngữ "vốn, "sẵn , " pha nghề", lầu bậc" … tạo nên một hệ thống cực tả tài năng của Thúy Kiều

* Tình :

Trang 13

- Kiều không chỉ có một vẻ đẹp mặn mà, tài năng thiên bẩm mà còn có một tâm hồn đa sâu đa cảm Bởivậy không ngẫu nhiên mà Nguyễn Du là đặc tả đôi mắt của nàng Và đôi mắt của Thúy Kiều không chỉ đẹp mà đó còn là một đôi mắt có hồn Đôi mắt của một con người đa sầu, đa cảm Sự đa cảm ấy thể hiện ngay trong khúc " Bạc mệnh" của nàng Đọc toàn bộ truyện Kiều, ta cảm thấy từ trong con người nàng toát lên một đời sống nội tâm phong phú

c Đánh giá nâng cao :

Chỉ trong 12 câu thơ ngắn gọn, Nguyễn Du đã ca ngợi và khẳng định một tài năng hiếm có, mộtnăng khiếu trời cho nàng, sắc và tài đều đạt đến mức tuyệt mĩ Tạo hóa đã ban tặng cho nàng quá nhiều

mà ở đời vốn có lẽ công bằng, ca dao đã từng nói :

"Một vừa phải ai ơi Tài tình chi lắm cho trời đất ghen"

Ngay Nguyễn Du cũng đã từng quan niệm : "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau ; Chữ tài liền với chữ tai một vần" Vậy mà Thúy Kiều không chỉ đẹp, chỉ tài, Thúy Kiều còn có tình người đằm thắm Điều đó như ngầm dự bảo trước: Kiều sẽ có một số phận long đong, vất vả

Vượt lên trên số mệnh, người ta vẫn say đắm dung nhan của Thúy Kiều Vẽ được một bức chân dung đẹp tuyệt đỉnh như vậy, ta thấy Nguyễn Du là một người vô cùng tài hoa Ông đã dành cho người con gái trong xã hội phong kiến ấy sự trân trọng, ca ngợi

………

Tuần 7 – Buổi 5 + 6: LUYỆN TẬP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN

Trang 14

ChÞ em Thuý KiÒu

( Trích: Truyện Kiều – Nguyễn Du )

A- Giới thiệu chung:

a/ Đoạn trích trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:

b/ Đoạn trích trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân:

“ Nói về ở Bắc Kinh, có một vị viên ngoại họ Vương tên Lưỡng Tùng, tự Tử Trinh , tính tình thuần thục trung hậu, gia kế thường thường, không dồi dào cũng không túng kém Vợ họ Hà, cũng là người hiền năng, sinh được một con trai tên Vương Quan, học tập nghiệp nho, và hai gái, chị tên Thuý Kiều,

em tên Thuý Vân, tuổi đều đang độ thanh xuân Cả hai chị em đều thạo thơ phú Riêng Thuý kiều vẻ người tha thướt phong lưu, tính chuộng hào hoa, lại thích âm luật, rất thạo ngón hồ cầm Thuý Vân dáng yêu kiều, hiền dịu, thấy Thuý Kiều thạo hồ cầm, thường nhân lúc rảnh can ngăn chị:

- Âm nhạc không phải là công việc khuê phòng, e người ngoài nghe biết không được nhã!

Thuý Kiều nghe em can, nhưng không cho thế là phải, thường soạn bài ca Bạc mệnh, phả vào hồ cầm, trăm vần thê lương, khiến người nghe thấy đều chau mày rơi lệ ”

b- Bố cục: Đoạn trích có thể chia làm ba phần:

- Phần 1: 4 câu đầu : Nguyễn Du giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em Kiều

- Phần 2: 16 câu tiếp theo: Tác giả khắc hoạ chân dung Thuý Vân – Thuý Kiều Trong đó, ôngdành:

+ 4 câu : gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân

+ 12 câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều

- Phần 3: 4 câu cuối: Tác giả nhận xét chung về nếp sống của chị em Kiều

=> Bố cục của đoạn trích rất chặt chẽ Ở đây, đại thi hào Nguyễn Du đã dẫn người đọc đi từ cảm nhậnchung về vẻ đẹp của hai chị em, sau đó chiêm ngưỡng bức chân dung cụ thể của từng người, sau cùngthì tìm hiểu cuộc sống chung của họ Hơn nữa, Cụ Tố Như đã có sự sắp đặt với dụng ý nghệ thuật rõràng: Tác giả tả người em trước, tả cô chị sau, số lượng câu tả chị gấp 3 lần tả cô em Từ đó, ta có thểthấy rằng: gợi tả Thuý Vân thực ra là để làm nền, làm nổi bật bức chân dung sắc – tài – tình của nhânvật trung tâm của tác phẩm, đó là Thuý Kiều

c- Nghệ thuật và nội dung của đoạn trích:

- Nghệ thuật:

Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều’ đã thể hiện một bút pháp tinh diệu, nghệ thuật tả người bậc

thầy của Nguyễn Du Ông đã sử dụng thành công bút pháp nghệ thuật cổ điển: gợi tả vẻ đẹp của conngười bằng những hình ảnh ước lệ, tượng trưng và các biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, so sánh, nói quá,nhân hoá, tiểu đối…và một lớp từ ngữ giàu sức biểu đạt

- Nội dung:

Trang 15

Đoạn trích đã dựng lên hai bức chân dung: Thuý Vân phúc hậu, đoan trang; Thuý Kiều tài sắcvẹn toàn Qua việc gợi tả vẻ đẹp ấy, tác giả dự cảm về số phận của hai nhân vật Đây cũng là đoạntrích giàu chất nhân văn, thể hiện thái độ trân trọng đề cao, ca ngợi vẻ đẹp của con người:

Lời thơ thật ngắn gọn và súc tích Với phương thức tự sự gói gọn trong 14 chữ thôi vậy mà thi sĩ

đã giới thiệu chúng ta biết đầy đủ thông tin về hai Kiều Đó là hai người con gái đẹp ( hai ả tố nga ) và

là hai người con gái đầu lòng của gia đình họ Vương Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân Nhịp thơ đềuđặn (2/2/2…) đã tạo nên sự cân xứng, hài hoà, nhẹ nhàng và đều đặn trước sau khi giới thiệu hai chị emThuý Kiều – Thuý Vân Với việc sử dụng kết hợp các yếu tố ngôn ngữ: đại từ nhân xưng (ả, chị, em ),danh từ riêng (Thuý Kiều, Thuý Vân), sự phối hợp nhuần nhuỵ giữa từ thuần Việt với từ Hán – Việtkhiến cho lời giới thiệu trở nên tự nhiên và trang trọng Qua lời giới thiệu của tác giả, vẻ đẹp chungcủa hai nàng Kiều được lộ rõ hơn ở câu tiếp theo:

“Mai cốt cách, tuyết tinh thần”

Câu thơ ngắt nhịp 3/3 dứt khoắt, nhấn mạnh trong giọng và nghệ thuật tiểu đối khiến vẻ đẹp chung của hai Kiều trong lời thiệu thêm nổi bật Bằng phương thức miêu tả qua hai hình ảnh ước lệ, ẩn dụ đó, thiên tài Nguyễn Du đã phác hoạ vẻ đẹp toàn mĩ trong cốt cách và phẩm cách của hai chị em Cả hai Kiều đều có cốt cách duyên dáng, thanh cao như mai; tâm hồn, phẩm hạnh trắng trong như tuyết Biểu tượng thiên nhiên “ mai”, “tuyết” ấy đã tôn vẻ đẹp của 2 chị em lên đến độ toàn bích trong cách nói kiệm lời, cô đúc của thi sĩ Từ việc gợi tả khái quát vẻ đẹp chung của hai người con gái, ông đã khẳng định:

“Mỗi người một vẻ / mười phân vẹn mười”

Với cách ngắt nhịp 4/4, nghệ thuật tiểu đối, cách sử dụng thành ngữ Tiếng Việt (mười phânvẹn mười) và phương thức biểu đạt biểu cảm, tác giả đã khẳng định, nhấn mạnh vẻ riêng của từngngười nhưng cả hai đều là những trang tuyệt sắc giai nhân Lời khen của thi nhân chia đều cho cả Kiều

và Vân Nhưng nét bút lại muốn đậm nhạt “ mỗi người một vẻ”, vì thế, những lời thơ tiếp theo, thi sĩ đãtập trung rọi sáng chân dung của từng người

2/ Mười sáu câu tiếp theo: Nguyễn Du khắc hoạ cụ thể hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều

a/ Thuý Vân- người con gái phúc hậu, đoan trang:

Khi giới thiệu về thứ bậc trong gia đình, Nguyễn Du đã viết: “Thuý Kiều là chị, em là ThuýVân” Lẽ thường bao giờ cũng vậy, đặc biệt trong xã hội phong kiến khi mà mọi lễ nghi phải đúng theoquy tắc Nhưng ở đây thì khác, tác giả muốn muốn đặt vấn đề đường nét, màu sắc đậm nhạt lên hàngđầu nên đã không tuân thủ điều này Vì vậy, nét bút đầu tiên thi sĩ đã dành cho Thuý Vân những nét vẽrất cụ thể, chi tiết:

“Vân xem trang trọng khác vờiKhuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nangHoa cười ngọc thốt đoan trang

Trang 16

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”

Mỗi câu thơ là một nét vẽ tài hoa về bức chân dung của giai nhân Cảm nhận chung, ấn tượng chung

về Thuý Vân, đó là vẻ đẹp “ trang trọng ”, “đoan trang” “ trang trọng”, “đoan trang” là những tính từ gợi tả vẻ đẹp cao sang, quý

phái Nhưng vẻ đẹp của Vân khác với vẻ đẹp của những cô gái khác; vẻ “trang trọng” của nàng có nétriêng, nét “khác vời” khó lẫn Từ lời nhận xét chung đó, Nguyễn Du tiếp tục phác hoạ những nét cụ thểhơn Vẻ đẹp Thuý Vân, trước hết, được toát lên từ khuôn mặt, nét ngài:

“Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”

“khuôn trăng”, “nét ngài” là hai hình ảnh ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ gợi lên một khuôn mặt phúc hậu,phương phi tròn trịa, tươi sáng như trăng rằm, lông mày sắc nét, đậm như con ngài Các từ “ đầy đặn”,

“ nở nang” sử dụng thật giản dị nhưng sức diễn tả lại rất lớn Nó không chỉ gợi tả sự đầy đặn, nở nangtrong nhan sắc mà đây còn là sự đầy đặn, mĩ mãn của số phận, của cuộc đời nàng Khuôn mặt như đẹphơn, rạng rỡ và tươi sáng hơn khi Thuý Vân cười “ Hoa cười” là cười tươi như hoa Nghệ thuật nhânhoá ấy gợi sự tươi tắn của nụ cười, của khuôn mặt, của nhan sắc giai nhân Vì thế, Thuý Vân cũng dễchiếm được cảm tình của mọi người

Vẻ đẹp đoan trang, quý phái của Thuý Vân còn bộc lộ trong ngôn ngữ, lời nói của nàng Mỗikhi Thuý Vân “thốt” ra thì âm thanh nghe nhẹ nhàng, trong trẻo như “ngọc” vậy Động từ “thốt” thểhiện cách nói năng của nàng rất đúng mực…Điều này phù hợp với tính cách của nhân vật Vẻ đẹp củaThuý Vân có cái bằng nhưng cũng có cái hơn thiên nhiên, tạo hoá:

“Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

Mái tóc của Vân óng ả, bồng bềnh, mềm mại hơn cả mây Làn da của nàng mịn màng, trắng sánghơn cả tuyết Nhưng vẻ đẹp đó lại tạo nên một sự hoà hợp với thế giới xung quanh Với vẻ đẹp ấy,thiên nhiên sẵn sàng chấp nhận chịu “thua”, chịu “nhường” Nghệ thuật nhân hoá khiến thiên nhiên như

có hình thể và tính cách như con người Hai từ “ thua”, “ nhường” được sử dụng rất tinh diệu Nó vừađặc tả vẻ đẹp của Thuý Vân, vừa thể hiện sự dự cảm của Nguyễn Du về số phận của nàng – một sốphận, một cuộc đời bình lặng, êm ả Nàng sinh ra dường như là để hưởng cuộc sống phong lưu, annhàn

Rõ ràng, Thuý Vân đẹp - một vẻ đẹp khá sắc nét nhưng vẫn hồn hậu, thuỳ mị Vẻ đẹp viênmãn ấy như lọt giữa đường của cái chân và cái thiện Đó là vẻ đẹp rất dễ chiếm được cảm tình Nótrong trẻo như suối đầu nguồn, như trăng đầu tháng Tất cả ngôn từ như đều muốn làm nổi bật điềunày Nó nhất quán trong phạm trù chuẩn mực, ai cũng chấp nhận, kể cả khuôn phép lễ giáo và sự tuyệtđối của thiên nhiên

Với bốn dòng thơ thôi vậy mà cũng đủ vẽ lên 1 sắc đẹp tươi tắn, trẻ trung, kiều diễm 1 cô gáiđang độ trăng tròn Nó đã phần nào thể hiện được con mắt nhìn người sâu sắc và nghệ thuật miêu tả bậcthầy của Nguyễn Du

b/ Thuý Kiều- một giai nhân tài sắc vẹn toàn:

Mặc dù tả Thuý Vân khá kĩ lưỡng nhưng Nguyễn Du vẫn còn chỗ dành cho Thuý Kiều Cái chỗ

ấy chiếm một khoảng không gian không lớn nhưng rất quan trọng Đến đây, chúng ta mới hiểu rõ vì sao tác giả lại tả cô em trước, cô chị sau Thì ra tả Vân mục đích là làm nổi bật Kiều:

‘Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn”

Nhà thơ dùng nghệ thuật so sánh, đòn bẩy, nghệ thuật “tá khách hình chủ” (mượn khách để nói chủ, mượn Vân để tả Kiều) Với nghệ thật đó, Thuý Vân trở thành điểm tựa để chân dung Thuý Kiều

Trang 17

nổi lên, trội hẳn Thuý vân đã được tả như một cô gái đẹp hoàn hảo, đằm thắm nhưng chưa đến mức mặn mà, thông tuệ nhưng chưa phải là sắc sảo Vẻ đẹp của Thuý kiều vượt lên trên cái hoàn hảo ấy để trở thành cái đẹp tuyệt mĩ Chính phó từ “càng” đã khẳng định điều đó Kiều không chỉ sắc sảo mặn

mà trong hình sắc mà còn sắc sảo về trí tuệ và “ mặn mà” trong tình cảm, trong tình người Và chính cái đẹp sắc sảo, mặn mà đó mới là cái đẹp tuyệt đỉnh của người con gái Một chữ “mặn mà” thật đúng với con người Thuý kiều biết bao!

Khác với Thuý Vân, khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Kiều, Nguyễn Du không liệt kê, khôngmiêu tả chi tiết, cụ thể Ngòi bút của ông chỉ ngưng đọng ở đôi mắt – một đôi mắt hoàn mĩ:

“ Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”

Đôi mắt ấy đẹp như một bức tranh,long lanh, trong sáng như làn nước mùa thu gợn sóng Nókhông chỉ đẹp, có sức cuốn hút mãnh liệt mà nó còn có tình, ẩn chứa một sự tinh anh trong tâm hồn vàtrí truệ Như vậy, khi miêu tả chân dung Thuý Kiều, Nguyễn Du không chỉ gợi tả “sắc” mà còn thể hiệncái “tình” của nàng Đôi mắt ấy lại ẩn dưới lớp lông mày thanh tú, tươi tắn như dáng núi mùa xuân Sựkết hợp tuyệt diệu đó càng làm cho vẻ đẹp của Thuý Kiều thêm hài hoà, kiều diễm hơn nhiều phần.Cũng là nét ngài nhưng thay cho “nét ngài nở nang” là sự mơn mởn của “nét xuân sơn” Để rồi “Sơn”

đi với “thuỷ” thật là hữu tình Những hình ảnh trong trẻo mỹ lệ của thiên nhiên dưới hình thức nghệthuật ẩn dụ, ước lệ, tượng trưng, tiểu đối được sử dụng tuyệt vời như đúc lại vẻ đẹp của giai nhân trongcâu thơ sáu chữ để rồi mở rộng hơn, nâng cao hơn vẻ đẹp ấy đến tột đỉnh trong một so sánh khái quát:

“ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”

Với Thuý Vân – một người con gái có vẻ đep đoan trang, phúc hậu, có tính chất thung dung điềm đạm, thiên nhiên sẵn sàng “thua” và “ nhường” còn vẻ đẹp của Kiều khiến cho hoa cũng phải “ghen”, liễu cũng phải “ hờn”, hay nói cách khác nhìn vẻ đẹp của Thuý Kiều thiên nhiên, tạo hoá nhận ra khuyết điểm của mình, để rồi mặc cảm với chính mình Từ đó mới nảy sinh thái độ ghen ghét, đố kị Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, tiểu đối đựoc sử dụng một cách tài tình khiến cho tính chất đố kị giữa

vẻ đẹp của Kiều và thiên nhiên càng tăng thêm gấp bội Một lần nữa, chúng ta lại thấy nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Nguyễn Du tuyệt vời đến mức nào Hai chữ “ghen”, “hờn” thôi vậy mà vừa gợi tả được vẻ đẹp tuyệt mĩ của Thuý Kiều lại vừa dự báo được tương lai, số phận, cuộc đời của nàng: đó là một số phận, một tương lai không yên ổn, lênh đênh chìm nổi trong gió bụi cuộc đời Từ xưa, ông cha

ta đã đề cập vấn đề này trong ca dao:

“ Một vừa hai phải ai ơiTài tình chi lắm cho trời đất ghen”

Ở đây, Nguyễn Du đã lồng sự linh cảm đó trong nét bút tài hoa gợi tả nhan sắc của Kiều Với việc sử dụng thành ngữ Tiếng Việt và điển cố văn học (Một hai nghiêng nước nghiêng thành),Nguyễn Du đã khẳng định: Kiều có một vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân, trên đời không ai sánh bằng (Sắcđành đòi một – nhan sắc thì chỉ có một mình kiều mà thôi) Nhan sắc của Thuý Kiều rõ ràng thuộcđẳng cấp khác ở bên kia của giới hạn thông thường

Kiều không chỉ đẹp mà còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa Nguyễn Du đề cao sắcđẹp của Thuý kiều hơn cái tài nhưng ông chỉ miêu tả sắc đẹp trong 3 câu thơ, trong khi đó lại dành tới 6câu thơ để nói về tài năng của nàng Kiều Phải chăng đó là một dụng ý nghệ thuật của ông Nếu nhưkhi nói về Thuý Vân, nhà thơ không bao giờ đả động hay điểm xuyết thêm một tài hoa nào thì ThuýKiều lại trái lại:

“ Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai”

Trang 18

Theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến, một người con gái có tài năng phải giỏi “ cầm, kì, thi, hoạ”( đánh đàn, chơi cờ, làm thơ, vẽ tranh) Kiều đã đạt đến mức lý tưởng ấy Nàng có một tài năng hiếm

có, một năng khiếu trời cho Những chữ “ pha nghề”, “ đủ mùi”, “lầu”, “ ăn đứt”, “nghề riêng”, “khúcnhà” đã nói rõ điều này Tài của Kiều là toàn diện Đặc biệt sở trường hơn người của nàng là đánh đàn:

“ nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương” Nàng giỏi nhạc đến mức soạn riêng cho mình khúc nhạc bạcmệnh ai nghe cũng buồn thảm (Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân) Cung đàn mà Kiều sáng tác ấychính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm, là tiếng nói nội tâm sâu sắc Điều đókhông những chứng tỏ cái “tài” mà còn thể hiện cái “tình” của nàng đối với cuộc đời

Dùng 6 câu thơ để nói về cái tài chính là Nguyễn Du muốn nhấn mạnh thêm cái sắc đẹp của ThuýKiều Vì tài của Kiều còn có thể kể, có thể tả được, còn sắc đẹp thì không bút nào tả nổi Tả sắc, kể tài

là để gợi cái tình Vậy là vẻ đẹp của Kiều dưới ngòi bút của Nguyễn Du là sự kết hợp cả sắc – tài –tình, là sự kết hợp vẻ đẹp của nhan sắc, tài năng, tâm hồn ( vẻ đẹp của Thuý Vân chủ yếu là ngoạihình) Hình như một số phận bạc bẽo, éo le đã dành sẵn trước cho Thuý Kiều Sau này có người trongtruyện đã bình luận về Kiều:

“Anh hoa phát tiết ra ngoài

Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa”

Vẽ chân dung Thuý Kiều cũng như Thuý Vân, Nguyễn Du vẫn sử dụng bút pháp ước lệ, tượngtrưng quen thuộc trong thơ Nôm thời Trung đại Tuy vậy, bức chân dung mỗi nhân vật vẫn hiện lên rấtsống động, có hồn, nét nào cũng hoàn hảo, lí tưởng, cao quý Giáo sư Đặng Thanh Lê đã nhận xét:Nguyễn Du khắc hoạ chân dung Thuý Kiều, Thuý Vân để “thể hiện khuynh hướng tâm lí hoá ngoạihình và hơn thế nữa khuynh hướng thân phận hoá phẩm cách nhân vật”

c/ Đến bốn câu thơ cuối, Nguyễn Du nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em:

“Phong lưu rất mực hồng quần,Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê

Êm đềm trướng rủ màn che,Tường đông ong bướm đi về mặc ai.”

Ở đây, ông đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ (Phong lưu rất mực hồng quần; Êm đềm trướng rủ màn che) để nhấn mạnh cuộc sống phong lưu, êm đềm của chị em Thuý Kiều Họ đều đã “ xuân xanh xấp xỉtới tuần cập kê” Cái hay của câu thơ này là ở cách sử dụng phối hợp các phụ âm một cách tài tình Mộtcâu thơ mà thi sĩ đã dùng tới bốn phụ âm “x” ( xuân xanh xấp xỉ), hai phụ âm “t” ( tới tuần), hai phụ

âm “ c – k” (cập kê) Sự cộng hưởng của các phụ âm này trong một dòng thơ đã tạo nên âm điệu nhẹ nhàng, êm đềm của cuộc sống yên vui, êm ấm của thiếu nữ phòng khuê Với việc dùng một loạt từ Hán– Việt: “Phong lưu”, “hồng quần”, “cập kê” và thành ngữ Tiếng việt “trướng rủ màn che”, tác giả đã nhấn mạnh cả hai chị em đã đến tuổi yêu, tuổi lấy chồng Mặc dù vậy, họ vẫn giữ được nền nếp gia đình:

“ Êm đềm trướng rủ màn che

Tường đông ong bướm đi về mặc ai”

Sự đối lập giữa khát vọng và thái độ của chị em Thuý Kiều càng làm tăng thêm vẻ đẹp về đức hạnhcủa hai người, khiến ai cũng động lòng trắc ẩn

Tóm lại, đoạn thơ nói về “ chị em Thuý kiều” là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp nhấttrong Truyện Kiều Nó đã để lại cho người đọc biết bao rung cảm thẩm mĩ Đoạn trích thể hiện một tàinăng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du Ngôn ngữ cô đúc, lời thơ giàu cảm xúc Các phép tu từ ẩn

dụ, so sánh, nhân hoá, nghệ thuật đòn bẩy….được Nguyễn Du vận dụng một cách tài tình Vì thế, dù

Trang 19

ụng sử dụng ngụn ngữ hỡnh ảnh ước lệ, tượng trưng, cụng thức nhưng bức chõn dung của hai thiếu nữVõn – Kiều vẫn hiện lờn một cỏch cụ thể hấp dẫn, sinh động và cú hồn Hàm ẩn sau bức chõn dung mĩnhõn là cả một tấm lũng trõn trọng, ngợi ca vẻ đẹp con người là một trong những biểu hiện của cảmhứng nhõn đạo ở Truyện Kiều.

C/ Luyện tập:

Câu 1: So sánh, đối chiếu đoạn trích: Chị em Thuý Kiều ( Trích: Truyện Kiều – Nguyễn

Du) với đoạn trích tơng ứng trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân để thấy sự sáng tạo của Nguyễn Du

Gợi ý

- Đọc kĩ hai đoạn trích ở phần Đọc văn bản của phần Giới thiệu chung

- Sau đó tiến hành đối chiếu, so sánh:

diện so sánh

Đoạn trích trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân

Đoạn trích: Chị em Thuý Kiều

- giới thiệu Thuý Kiều trớc –> Thuý Vân sau

- giới thiệu Thuý Vân trớc – Thuý Kiều sau

->Nguyễn Du nhìn con ngời trong mối quan hệ bình đẳng, ít chịu giàng buộc của lễ giáo phong kiến

->hơn nữa, tả vẻ đẹp của Thuý Vân

tr-ớc là để làm cơ sở nhấn mạnh, làm nổibật vẻ đẹp của Thuý Kiều-nhân vật trung tâm của tác phẩm Chính phó từ

“càng” trong câu “ Kiều càng sắc sảo mặn mà đã nói lên điều đó

đạt chính:

- Thiên về kể:

+ Kể, giới thiệu chi tiết

về gia cảnh: bố họ Vơng,tên Lỡng Tùng…sinh ra bachị em Thuý Kiều

+ giới thiệu Thuý Kiều rồi đến Thuý Vân:”

Chị tên Thuý Kiều, em tên là Thuý Vân, tuổi

đều đang độ thanh xuân Cả hai chị em

đều thạo thơ phú” Về

- Kể, tả ( thiên về gợi tả) + đầu tiên, Nguyễn Du đã sử dụng hình ảnh “ mai”, “tuyết” để gợi tả vẻ

đẹp chân dung của 2 chị em Thuý Kiều Khi giới thiệu chung về hai nhân vật, Thanh Tâm Tài Nhân nhấn mạnh tới cái tài thơ phú của 2 chị em, còn Nguyễn Du chỉ nhấn mạnh tới: cốtcách duyên dáng, thanh cao nh mai và tinh thần trắng trong nh tuyết của họ Còn cái tài, Nguyễn Du chỉ dành cho Kiều khi miêu tả ở phần sau

Trang 20

?Cái tài của

Thuý Vân dáng yêu kiều,hiền dịu ”

=> kể, giới thiệu nhân vật một cách chung chung, ngời đọc khó hình dung ra hình dáng, thần thái của họ

+ Khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân, Nguyễn Du tập trung gợi tả qua các hình ảnh: khuôn trăng, nét ngài, hoa c-

ời, ngọc thốt, mây thua nớc tóc , tuyết nhờng màu da Với những ẩn dụ, so sánh

đó, Nguyễn Du đã tạo cho Thuý Vân một vẻ cao sang mà phúc hậu

+ Còn khi tả Kiều, ông lại tập trung

đặc tả vẻ đẹp của đôi mắt “Làn thu thuỷ” gợi tả hình ảnh đôi mắt của nàngtrong vắt, sóng sánh nh sóng nớc hồ thu,còn “nét xuân sơn” gợi tả vẻ non tơ tràn đầy sức sống toát ra từ vóc dáng,

đờng nét gợi hình.Vẻ đẹp của nàng khiến tạo hoá phải ghen ghét, đố kị…Cái tài thì Nguyễn Du đã dành hết cho Kiều Nàng giỏi “cầm, kì, thi, hoạ”, “ ca ngâm” và rất thạo “ hồ cầm”.Cái tài của nàng còn thể hiện cáitình của nàng đối với cuộc đời

=>Nguyễn Du đã gợi tả chi tiết bằng

hệ thống hình ảnh gợi hình, gợi cảm vừa gợi lên vẻ đẹp “mỗi ngời một vẻ”, tuyệt mĩ của hai chị em Thuý Kiều,

đồng thời qua đó cũng dự báo cuộc đời,

số phận của mỗi nhân vật ( Vân: cuộc sống yên ổn, êm đềm; Kiều: lênh đênh chìm nổi)

- giá trị nghệ thuật không cao

- Có giá trị nghệ thuật rất cao:

+ sử dụng hình ảnh tợng trng, ớc lệ

có sức sáng tạo lớn+ sử dụng thành công các biện pháp

tu từ: ẩn dụ, so sánh, nhân hoá…

+ cách dùng từ chọn lọc, giàu tính gợi hình

+ Miêu tả chân dung->dự báo số phậnnhân vật=> đó là cái tài sáng tạo của Nguyễn Du

? Qua hai

đoạn trích

4 Cách nhìn con

- Giới thiệu nhân vật Vân – Kiều với vẻ đẹp

- Nguyễn Du nhìn con ngời dới con mắt của của ngời nghệ sĩ.Qua cái

Trang 21

nhìn đó, Thuý Vân thì đoan trang, trang trọng khác vời Sắc đẹp ấy lại

đợc nhìn qua lăng kính những “ khuôn trăng”, “ nét ngài”, “hoa”,

“ngọc”, “tuyết”, “ mây” là những yếu tố của thiên nhiên vừa cao quý vừasiêu phàm, không gợn chút vẻ trần tục,xác thịt

Đến Thuý Kiều, không những chúng

ta cảm nhận đợc vẻ đẹp thanh tú và trong sáng (thu thuỷ, xuân sơn) của con ngời mà còn có thể cảm nhận

đợc cốt cách đa tình hàm chứa trong

2 yếu tố non - nớc Vẻ đẹp của con ngời đến đây thiên nhiên không cònnhờng ,nhịn đợc nữa mà đã khiến hoa phải ghen, liễu phải hờn

Cõu 2:

Chỉ ra sự giống và khỏc nhau trong nghệ thuật miờu tả ngoại hỡnh nhõn vật Thỳy Võn, Thỳy

Kiều ở trớch đoạn “ Chị em Thỳy Kiều” ( trớch “ Truyện Kiều”- Nguyễn Du)

Gợi ý

Học sinh cú thể làm theo những cỏch khỏc nhau nhưng phải nờu được cỏc ý sau:

- Đều sử dụng bỳt phỏp ước lệ quen thuộc trong văn học cổ (dựng hỡnh tượng thiờn nhiờn đẹpnúi vẻ đẹp của con người) để làm nổi bật vẻ đẹp lớ tưởng của 2 chị em, cảm hứng ngợi ca của nhà thơ.Nhưng với mỗi một nhõn vật, tỏc giả lại tạo một điểm nhấn khỏc nhau: Thỳy Võn là sự “ trang trọng”,Thỳy Kiều là sự “ sắc sảo, mặn mà” Vỡ vậy, khi miờu tả Thỳy Võn , tỏc giả tập trung miờu tả ngoại

hỡnh cụ thể sinh động, đầy đủ- những nột gợi vẻ đẹp tụn quý của nàng: gương mặt, nột ngài, nụ cười, giọng núi, mỏi túc, làn da Cũn khi tả Thỳy Kiều tỏc giả chỉ đặc tả vẻ đẹp đụi mắt của Thỳy Kiều làm

nổi bật sự tinh anh, khỏc thường trong vẻ đẹp của nàng

- Đều xõy dựng chõn dung số phận nhưng với cỏch sử dụng từ ngữ tinh tế tỏc giả đó làm nổi bậtthỏi độ khỏc nhau của thiờn nhiờn trước vẻ đẹp của hai nàng và ngầm dự bỏo số phận khỏc nhau của họ:

Vẻ đẹp của Võn khiến “mõy thua”, “tuyết nhường” bỏo hiệu một cuộc đời bỡnh lặng, suụn sẻ; vẻ đẹpcủa Kiều khiến “ hoa ghen”, “liễu hờn” bỏo hiệu một cuộc đời nhiều ộo le, trắc trở

=> Nghệ thuật khắc họa ngoại hỡnh nhõn vật linh hoạt, tinh tế khiến hai nhõn vật hiện lờn rấtsinh động, đa dạng, “ mỗi người một vẻ”, thể hiện tài năng bậc thầy của thiờn tài Nguyễn Du

* Bài tập về nhà: - Hoàn thiện cỏc đề bài trờn

- Chuẩn bị bài: Kiều ở lầu Ngưng Bớch

………

Trang 22

Tuần 8 – Buổi 7 + 8: LUYỆN TẬP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN

Câu1: 2đ:

Chỉ rõ và phân tích các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau:

Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau, tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người

Gợi ý

-Trong khổ thơ cây tre được nhân hóa có những hành động cử chỉ, tình cảm của con người Dùng hình

ảnh : thân bọc lấy thân, tay ôm, tay níu… vừa miêu tả rất sinh động cành tre, cây tre quấn quýt trong

gió bão, vừa gợi hình ảnh con người gắn bó, che chở, kiên cường

Câu 2 (4 điểm)

Trong Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã viết:

“Thiện căn ở tại lòng ta Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

Em hiểu thế nào về “chữ tâm” và “chữ tài” của nhà thơ trong tác phẩm này?

(Yêu cầu: chỉ viết ngắn gọn khoảng 02 trang giấy thi)

1 Mở bài: Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du và Truyện Kiều

2 Thân bài: “ Chữ tâm ”:

- Tấm lòng, tư tưởng sâu sắc, lớn lao nhà thơ đã gửi gắm trong tác phẩm

Đó chính là tư tưong nhân đạo, một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến “Truyện Kiều” trở thànhkiệt tác của nhân loại

- Biểu hiện:

+ Sự đồng cảm với nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, nhất là người phụ nữ

Trang 23

+ Sự căm phẫn với xã hội tàn ác, bất nhân gây khổ đau cho con người.

+ Sự nâng niu, trân trọng, tôn vinh vẻ đẹp con người; sự đồng tình với những khát vọng chính đáng của

họ (tình yêu và khát vọng tự do, công bằng)

* “Chữ tài:

- Đó chính là ngòi bút nghệ thuật xuất chúng tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm

- Những nét chính:

+ Sáng tạo về thể loại (tiểu thuyết bằng thơ)

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật

+ Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên

+ Ngôn từ đạt tới độ trong sáng, tinh tế…

* Đặt “Chữ tâm” lên trước “Chữ tài), “Chữ tâm” “bằng ba chữ tài”, nhà thơ coi trọng tấm lòng, tưtưởng của người nghệ sỹ Nhưng ông không hề phủ nhận tài năng, “tâm” và “tài” gắn bó, quyện hòamới tạo nên kiệt tác vừa có nội dung, tư tưởng sâu sắc, vừa có sức cuốn hút mãnh liệt với nhiều thế hệđộc giả Có thể coi đây là một bài học sáng tạo hết sức sâu sắc với người cầm bút

* Câu 3: ( 4đ): ): Giá trị nhân đạo trong “chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

- Dựa vào những điều cơ bản trên,người viết soi chiếu và “Chuyện người con gái Nam Xương”

để phân tích những biểu hiện cụ thể về nội dung nhân văn trong tác phẩm Từ đó đánh giá nhữngđóng góp của Nguyễn Dữ vào tiếng nói nhân văn của văn học thời đại ông

- Tuy cần dựa vào số phận bi thương của nhân vật Vũ Nương để khai thác vấn đề, nhưng nộidung bài viết phải rộng hơn bài phân tích nhân vật, do đó cách trình bày phân tích cũng khác

II/ Dàn bài chi tiết

A- Mở bài:

- Từ thế kỉ XVI, xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu khủng hoảng, vấn đề số phận cong ngườitrở thành mối quan tâm của văn chương, tiếng nói nhân văn trong các tác phẩm văn chươngngàycàng phát triển phong phú và sâu sắc

- Truyền kì mạn lục cảu Nguyễn Dữ là một trong số đó Trong 20 thiên truyện của tập truyền kì,

“chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho cảm hứng nhânvăn của Nguyễn Dữ

B- Thân bài:

1 Tác giả hết lời ca ngợi vẻ đẹp của con người qua vẻ đẹp của Vũ Nương, một phụ nữ bình dân

- Vũ Nương là con nhà nghèo (“thiếp vốn con nhà khó”), đó là cái nhìn người khá đặc biệt của

tư tưởng nhân văn Nguyễn Dữ

Trang 24

- Nàng có đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: thuỳ mị, nết na Đối vớichồng rất mực dịu dàng, đằm thắm thuỷ chung; đối với mẹ chồng rất mực hiếu thảo, hết lòng phụdưỡng; đói với con rất mực yêu thương.

- Đặc biệt, một biểu hiện rõ nhất về cảm hứng nhân văn, nàng là nhân vật để tác giả thể hiệnkhát vọng về con người, về hạnh phúc gia đình, tình yêu đôi lứa:

+ Nàng luôn vun vén cho hạnh phúc gia đình.+ Khi chia tay chồng đi lính, không mong chồnglập công hiển hách để được “ấn phong hầu”, nàng chỉ mong chồng bình yên trở về

+ Lời thanh minh với chồng khi bị nghi oan cũg thể hiện rõ khát vọng đó: “Thiếp sở dĩ nươngtựa và chàng vì có cái thú vui nghi gai nghi thất”

Tóm lại : dưới ánh sáng của tư tưởng nhân văn đã xuất hiện nhiều trong văn chương, Nguyễn

Dữ mới có thể xây dựng một nhân vật phụ nữ bình dân mang đầy đủ vẻ đẹp của con người Nhânvăn là đại diện cho tiếng nói nhân văn của tác giả

2 Nguyễn Dữ trân trọng vẻ đẹp của Vũ Nương bao nhiêu thì càng đau đớn trước bi kịch cuộc đời của nàng bấy nhiêu.

- Đau đớn vì nàng có đầy đủ phẩm chất đáng quý và lòng tha thiết hạnh phúc gia đình, tận tuỵvun đáp cho hạnh phúc đó lại chẳng được hưởng hạnh phúc cho xứng với sự hi sinh của nàng: + Chờ chồng đằng đẵng, chồng về chưa một ngày vui, sóng gió đã nổi lên từ một nguyên cớ rất

vu vơ (Người chồng chỉ dựa vào câu nói ngây thơ của đứa trẻ đã khăng khăng kết tội vợ)

+ Nàng hết mực van xin chàng nói rõ mọi nguyên cớ để cởi tháo mọi nghi ngờ; hàng xóm rõ nỗi

oan của nàng nên kêu xin giúp, tất cả đều vô ích Đến cả lời than khóc xót xa tột cùng “Nay đã bình rơi trâm gãy,… sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió,… cái én lìa đàn,…” mà người chồng vẫn

không động lòng

+ Con người ttrong trắng bị xúc phạm nặng nề, bị dập vùi tàn nhẫn, bị đẩy đến cái chết oankhuất

 Bi kịch đời nàng là tấn bi kịch cho cái đẹp bị chà đạp nát tan, phũ phàng.

3 Nhưng với tấm lòng yêu thương con người, tác giả không để cho con người trong sáng cao đẹp như nàng đã chết oan khuất.

- Mượn yếu tố kì ảo của thể loại truyền kì, diễn tả Vũ Nương trở về để được rửa sạch nỗi oangiữa thanh thiên bạch nhật, với vè đẹp còn lộng lẫy hơn xưa

- Nhưng Vũ Nương được tái tạo khác với các nàng tiên siêu thực : nàng vẫn khát vọng hạnh

phúc trần thế (ngậm ngùi, tiếc nuối, chua xót khi nói lời vĩnh biệt “thiếp chẳng thể về với nhân gian được nữa”.

- Hạnh phúc vẫn chỉ là ước mơ, hiện thực vẫn quá đau đớn (hạnh phúc gia đình tan vỡ, không gìhàn gắn được)

4 Với niềm xót thương sâu sắc đó, tác giả lên án những thế lkực tàn ác chà đạp lên khát vọng chính đáng của con người.

- XHPK với những hủ tục phi lí (trọng nam khinh nữ, đạo tòng phu,…) gây bao nhiêu bất công.Hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu

- Thế lực đồg tiền bạc ác (Trương Sinh con nhà hào phú, một lúc bỏ ra 100 lạng vàng để cưới

Vũ Nương) Thời này đạo lí đã suy vi, đồng tiền đã làm đen bạc tình nghĩa con người

 Nguyễn Dữ tái tạo truyện cổ Vợ chàng Trương, cho nó mạng dáng dấp của thời đại ông,XHPKVN thế kỉ XVI

C- Kết bài:

Trang 25

- “Chuyện người con gỏi Nam Xương” là một thiờn truyền kỡ giàu tớnh nhõn văn Truyện tiờu

biểu cho sỏng tạo của Nguyễn Dữ về số phận đầy tớnh bi kịch của người phị nữ trong chế độphong kiến

- Tỏc giả thấu hiểu nỗi đau thương của họ và cú tài biểu hiện bi kịch đú khỏ sõu sắc

Giá trị nhân đạo trong “chuyện ngời con gái Nam Xơng” của Nguyễn Dữ

* Học sinh viết bài -> GV nhận xột, sửa chữa.

………

BGH duyệt ngày :……….

Tuần 9 – Buổi 9: LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

Cõu 1 (2,0 điểm)

Cho bài ca dao sau:

Rủ nhau xuống biển mũ cua Đem về nấu quả mơ chua trờn rừng

Em ơi chua ngọt đó từng Non xanh nước bạc ta đừng quờn nhau

Hóy chỉ ra vẻ đẹp của bài ca dao bằng một đoạn văn từ 15 - 20 cõu cú cõu chủ đề ở đầu đoạn ?

Cõu 2 : (2điểm ).

Trang 26

Theo em những yếu tố nào đã ảnh hưởng tích cực tới thành công Truyện Kiều - kiệt tác nghệ

thuật và Nguyễn Du xứng đáng được coi là đại thi hào dân tộc?

Câu 3 (6điểm ) :

Cuối truyện Người con gái Nam Xương Nguyễn Dữ đã để cho nhân vật Vũ Nương hiển thánh rồi không quay trở lại trần gian nữa Em hãy viết bài văn nghị luận khoảng 1,5 trang đến 2 trang giấy thi chứng minh rằng đó là chi tiết góp phần làm nên sự thành công của truyện ở cả hai phương diện nộidung và nghệ thuật ?

GỢI Ý:

Câu1:

Yêu cầu :

1 Viết đoạn văn diễn dịch câu chủ đề từ 10-15 câu tương đương 2/3 đến 1 trang giấy thi (0.5điểm )

2 Nội dung : (1,5điểm )

+ Câu chủ đề : Bài ca dao đẹp không chỉ từ lời văn nghệ thuật mà còn cả ý nghĩa vô cùng sâu sắc + Bài ca dao sử dụng hình thức thơ lục bát câu thơ sáu tám đan xen nhau, nhịp 2/2/2 và 4/4 câu cuối đem lại âm hưởng du dương trầm bổng ngọt ngào phát huy cao độ hiệu quả ý thơ(0,25điểm )

+ Lời mời , lời rủ xuống biển mò cua , hái quả mơ chua mở ra 2 không gian biển và rừng Lời thơ nhưhàm ý kín đáo tình yêu nồng thắm chắng trai dành cho cô gái Họ rủ nhau cùng trèo non lội suối cùng lên thác xuống ghềnh đến những nơi cảnh đẹp thơ mộng , cảnh sắc thiên nhiên hữu tình , nơi gian truânvất vả gắn cuộc sống mưu sinh hàng ngày nơi đâu cũng gắn bó bên nhau (0,25điểm )

+ Muợn lời đó để giử gắm tình cảm sâu sắc kín đáo tế nhị : Lời hẹn ước đừng quên nhau liên hệ mở rộng những bài thơ khác mượn cách giao duyện như vậy (0,5điểm )

+ Từ "chua" câu hai : Hái quả mơ chua được chơi chữ dùng hiện tượng chuyển nghĩa của từ đem lại ý nghĩa mới vô cùng dặc sắc : chua ngọt của vị giác của quả mơ hay của tình cả yêu thương nồng thắm , của gian khổ đắng cay của ngọt bùi hạnh phúc (0,25điểm )

+ Non xanh nước bạc mà không dùng non xanh nước biếc : Lời ngợi ca cảnh đẹp và thể hiện niềm tự hào về thiên nhiên đất nước quê mình giàu đẹp trù phú thiết tha trong cái nhìn trìu mến (0,25điểm )

Câu 2 :

Yêu cầu :

- Viết đoạn văn có câu chủ đề đầu đoạn , cuối đoạn (0,25điểm )

- Nêu được 3 yêu tố ảnh hưởng tích cực đến thành công truyện kiều

+ Câu chủ đề : Đánh giá truyện Kiều - Tập đại thành dân tộc , kiệt tác nghệ thật , ảnh hưởng rộng rãi sinh hoạt văn hoá dân gian , Nguyễn Du được tôn vinh là đại thi hào dân tộc là danh nhân văn hoá thế giới (0,25điểm )

+ Xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có truyền thống văn chương(0,25điểm )

+ Nêm trải ngọt ngào trong cảnh sống nhung lụa , nêm cay đắng trầm luân kiếp sóng lưu lạc Cuộc sống cho ông cái nhìn hiện thực nhưng rất nhân đạo , vốn sống phong phú , một kho vốn liếng ngôn từ dồi dào phong phú (0,5điểm )

+ Ông là con người có tài năng thiên bẩm văn chương làm nên truyện Kiều đặc sắc nhiều phương diện

cả nội dung và nghệ thuật Viơi truyện Kiều ông đưa Ttiếng Việt lên đỉnh cao về nghệ thuật , nghệ thuật dẫn truyện kể chuyện , cách xây dựng nhân vật độc đáo (0,75điểm )

Câu 3 :

Yêu cầu :

- Viết thành bài văn dung lượng 1-2 trang giấy thi (0,5điểm )

Trang 27

- Bài viết bố cục 3 phần các phần dắt dắn luận điểm hợp lí tự nhiên , lâp luận chặt chẽ (1điểm )

MB : Đưa lời dẫn dắt - yêu cầu đề (0,5điểm )

TB

- Vị trí chi tiết (0,5điểm )

- Chứng minh chi tiết hay đặc sắc ở nội dung và nghệ thuật

* Về nghệ thuật (1điểm )

- Chi tiết kì ảo

- Kết thúc tác phẩm ( kết thức mở )

*Về nội dung : (2,5điểm )

- Mở ra thế giới kì ảo lung linh đẹp như câu chuyện cổ tích (0,25điểm )

- Kết thúc có hậu nhưng vẫn tiềm ẩn tính bi kịch (0,25điểm )

- Đặt ra vấn đề thân phận người phụ nữ, bình đẳng giới trong xã hội xưa và nay(0,25điểm )

KL ; Khẳng định lại vấn đề liên hệ mở rộng tác phẩm cùng đề tại nội dung cách nhìn vấn đề của tác giả(0,5điểm )

Câu 2: ( 3đ) Suy nghĩ của em về nội dung mẩu chuyện sau:

“ Một người Ấn Độ thường dùng hai cái bình lớn để gánh nước từ suối về nhà Một trong hai cái bình này bị nứt và khi về đến nhà, nước trong bình đã bị vơi đi một nửa Cái bình nứt luôn buồn bã, khổ sở vì khiếm khuyết của mình Một ngày nọ, cái bình nứt nói với người chủ của mình:

- Tôi thấy thật xấu hổ khi mình không làm tròn công việc Vì tôi mà ông phải làm việc cực nhọc hơn Người gánh nước nói bằng giọng cảm thông:

- Trên đường về, ngươi có để ý những luống hoa xinh đẹp dọc đường không? Ngươi có thấy hoa chỉ mọc ở phía đường của ngươi mà không phải là phía bên kia không? Ta đã biết khiếm khuyết của

Trang 28

ngươi Vì vậy ta đã gieo những hạt hoa bên đó, và mỗi ngày ngươi đã tưới nước cho chúng Hai năm qua, ta đã hái những bông hoa này để tặng mọi người và làm đẹp cho căn nhà chúng ta…”

Câu 3: ( 5đ) “ Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được Ta sẽ dừng tay

trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ Tất cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức ( ) Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy”

(Tiếng núi của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 9 tập II, NXB Giáo dục, năm 2006, trang 15)

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bày cảm nhận của em về cái hay trong tám câu thơ cuối

của đoạn trích” Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Đáp án

Câu 1 + 2: ( Tuần 5 – buổi 3)

Câu 3:

1.Mở bài: Dẫn dắt vẫn đề một cách gián tiếp, liên quan đến ý kiến

- Giới thiệu đến Truyện Kiều -> đoạn trích trong TK

2 Thân bài: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:

a Giải thích nhận định:

Thơ hay là thơ ngay từ lần đọc đầu tiên đã ám ảnh độc giả, nó khiến người đọc phải trăn trởsuy tư, càng đọc càng khám phá ra nhiều điều mới lạ, hấp dẫn về nghệ thuật thi phẩm về tình đời, tìnhngười mà thi sĩ kí thác trong đó Khi người đọc đọc thơ bằng tất cả tâm hồn trí tuệ, bài thơ sẽ loésáng, làm rung lên những cung bậc tình cảm nào đó trong hồn người đọc

b Trình bày cảm nhận về cái hay trong đoạn thơ “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Trang 29

Tuần 10 – Buổi 10: LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

Câu 1 (1,5 điểm)

a Chép nguyên văn tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở Lầu Ngưng Bích”

bắt đầu từ câu: “Buồn trông cửa bể chiều hôm”

b Cho biết trong đoạn thơ trên Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì?

Câu 2 (1,5 điểm)

Chú ý những từ in nghiêng trong các câu sau:

- Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng.

- Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng.

- Tên riêng bao giờ cũng được viết hoa.

a Chỉ ra từ nào dùng nghĩa gốc, từ nào dùng nghĩa chuyển?

b Nghĩa chuyển của từ “lệ hoa” là gì?

Gợi ý Câu 1 (1,5 điểm)

a Chép đúng

b:.Trong đoạn thơ trên Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

- Nếu diễn đạt khác đi mà không nhầm sang lĩnh vực nội dung, thì linh hoạt cho 0,25 điểm.

Câu 2 (1,5 điểm)

Phần a

+ từ “hoa” trong câu “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng” dùng theo nghĩa gốc.

+ những từ “hoa” trong các câu khác đều dùng theo nghĩa chuyển

Phần b

- HS giải nghĩa được nghĩa chuyển của từ “lệ hoa”: giọt nước mắt của người đẹp

Trang 30

- Nếu HS diễn đạt khác nhưng vẫn hiểu là giọt nước mắt được cách điệu, diễn tả cái đẹp thì vậndụng vẫn có thể chấp nhận ( thấp hơn)

Câu 3 (2,0 điểm) GV cần tổng hợp 2 phần điểm sau đây:

- Viết một đoạn văn đạt yêu cầu về dung lượng khoảng 4 - 6 câu

- Trình bày theo hình thức diễn dịch, vị trí câu chủ đề “Được sống trong tình yêu thương là một hạnh phúc lớn” đặt ở đầu đoạn văn

- Tùy chọn phép liên kết: phép lặp hoặc phép thế

+ tình yêu thương là một khía cạnh quan trọng, nói lên bản chất đời sống của con người,

+ sống trong tình yêu thương mỗi người sẽ hiểu thấu những nét đẹp đẽ của gia đình, người thân,đồng loại và của chính mình; được sống trong tình yêu thương cũng là động lực giúp mỗi người sốngđẹp hơn, có thêm niềm tin, sức mạnh và khát khao vươn tới,

+ sống thiếu tình thương con người sẽ trở nên đơn độc, thiếu tự tin và mất phương hướng; thậtbất hạnh biết bao nếu ai đó trong chúng ta không được sống trong tình yêu thương

Cho 1,0 điểm nếu:

- HS phát triển nội dung chủ đề khác với một số ý ở trên nhưng về logic hình thức vẫn bảo

đảm)

-hoặc số câu viết được ít hơn 4 nhưng vẫn thể hiện vài ý như trên

Câu 3: Đảm bảo các nội dung:

* Học sinh phải vận dụng những kiến thức đã học về văn bản và kiểu văn bản nghị luận văn học để

giải quyết vấn đề đặt ra : số phận đầy đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

* Qua hai tác phẩm đã học: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều”của Nguyễn Du, ta cần làm rõ những nỗi đau khổ mà ngời phụ nữ phải gánh chịu

- Nàng Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ + Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh có phần không bình đẳng (Trương Sinh xin mẹmàng trăm lạng vàng cới Vũ Nương về làm vợ) - sự cách bức giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống

trong mặc cảm “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”, và cũng là cái thế để Trương Sinh đối

xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo và gia trưởng

+ Chỉ vì lời nói con trẻ ngây thơ mà Trương Sinh tin nên đã hồ đồ độc đoán mắng nhiếc đánh đuổi vợ

di, không cho nàng thanh minh, Vũ Nương buộc phải tìm đến cái chết oan khuất để tự minh oan chomình

+ Cái chết đầy oan ức của Vũ Nương cũng không hề làm cho lương tâm Trương Sinh day dứt Anh tacũng không hề bị xã hội lên án Ngay cả khi biết Vũ Nương bị nghi oan, Trương Sinh cũng coi nhẹ vìviệc đã qua rồi Kẻ bức tử Vũ Nương coi mình hoàn toàn vô can

- Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc

+ Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa gia đình Kiều

“ Một ngày lạ thói sai nha

Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền”

+ Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh - một tênbuôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè, mặc cả, ngã giá…

+ Cũng vì món lợi đồng tiền mà Mã Giám Sinh và Tú Bà đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp,

khiến nàng phải đau đớn, cay đắng suốt mời lăm năm lưu lạc, phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.

Trang 31

- Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thuý Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải mọi nỗi oan ức,

để giải thoát cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt của mình

BGH duyệt ngày :……….

Đề 1: Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi miêu tả những tội các tày trời của giặc Minh với nhân dân

ta đến mức: “ Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ! Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khôn cùng”, khiến “ trời

Trang 32

đất” cũng không thể “dung tha” Nhưng khi quân ta đại thắng chẳng những không giết hại mà còn tha chết cho giặc, hơn nữa lại còn “cấp cho năm trăm chiếc thuyền”, “ phát cho vài nghìn cỗ ngựa” để

- Nhân ái, khoan dung chính là một nét đẹp phẩm chất của dân tộc ta

- Truyền thống tốt đẹp ấy như một suối nguồn trong trẻo chảy qua các tác phẩm văn học từ thế hệ này đến thế hệ khác

- Đến với “ Bình Ngô đại cáo”, chẳng những ta sống lại những năm tháng hào hùng của dân tộc mà còn cảm nhận được một cách sâu sắc về lòng khoan dung trong cuộc sống

2 Thân bài:

a Cảm nhận tư tưởng cao đẹp trong Bình Ngô dại cáo:

- Đại cáo bình Ngô vừa là “ áng thiên cổ hùng văn”, vừa là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước

ta Bài cáo đã lớn tiếng khẳng định nhân quyền, đầu tranh và bảo vệ quyền sống của con người

- Tác phẩm đã tái hiện những năm tháng rất đau thương trong lịch sử dân tộc, khi “ Quân cuồng Minh

đã thừa cơ gây hoaj” cho nhân dân,làm “ Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ”…Nhưng Bình Ngô đại cáo cũng là những trang văn đẹp nhất nói về lòng nhân ái bao dung khi ta “ mở đường hiếu sinh” tha chết cho lũ giặc bạo tàn…

- Tư tưởng đó chính là đạo lí làm người cao cả, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc

b Suy nghĩ về lòng khoan dung trong cuộc sống

* Khoan dung là gì? Là sự tha thứ, rộng lượng với kẻ khác, nhất là những kẻ gây đau khổ cho bàn thân mình

* Biểu hiện của lòng khoan dung

- Đó là cách ứng xử độ lượng đối với người khác, là biết hi sinh, nhường nhịn

- Cao hơn, khoan dung là tha thứ cho khuyết điểm, những lỗi lầm mà người khác gây ra cho mình hoặc

xã hội

- Khoan dung đối lập với sự ích kỉ, với lòng đố kị, với định kiến, thành kiến

- Trong một số trường hợp, khoan dung đôi khi cũng đi cùng với hành động xử lí nghiêm khắc như

Nguyến Đình Chiểu từng nói “ Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương”.

- Người có lòng khoan dung cũng là người không nhận xét người khác khi chưa tìm hiểu vấn đề một cách thấu đáo, kĩ càng

* Tại sao phải khoan dung:

- Đó là thái độ, lẽ sống cao đẹp, là phẩm chất, đức tính tốt đẹp của con người

- Đây là cách ứng xử cao thượng cần được thực hiện và ca ngợi

- Cha ông ta có câu “ nhân vô thập toàn”, con người đều có thể mắc sai lầm, vì vậy cần được đối xử một cách rộng lượng và nhân bản

- Biết khoan dung, tha thứ cho sai lầm của người khác đem lại rất nhiều lợi ích:

- Lợi ích cho ta: Tha thứ là khi ta đã loại đi trong đầu mình một mối bận tâm, phiền muộn Làm cho đầu óc và lương tâm ta được thanh thản hơn Hãy thử nghĩ đến những ngày đầu óc ta luôn phải chìm trong bao nhiêu là những sự bận tâm đến lỗi lầm của một người khác, suy nghĩ thật nhiều về nó, có thể

sẽ là những điều đau khổ cho chúng ta Vậy tại sao những lúc đó ta nghĩ đến một khía cạnh ẩn sâu

Trang 33

trong đó là lòng khoan dung luôn ẩn chứa trong mỗi con người, tha thứ lỗi lầm khi người đó biết sai và sửa đổi Sự tha thứ và cẩm thông luôn làm cho tâm hồn ta luôn nhje nhàng và cảm thấy nhẹ nhõm Bớt

đi một nỗi lo, một sự phiền muộn là tăng thêm cho mình một niềm hạnh phúc

- Lợi ích cho người khác: một ngưòi khi đã biết sai và sửa thì đã biết tìm ra được cho mình 1 lói đi đúng đắn, biết ăn năn về việc lỗi lầm mà mình đã gây ra Lúc đó, sự khoan dung luôn là điều tuyệt vời nhất đối với họ Vì vậy, sự khoan dung luôn là ánh sáng le lói dẫn đường cho con người ta tìm về được với con đường mà người ta muốn đến

=> Khoan dung cho người khác, đem đến cho mỗi người sự bình yên, thanh thản, nhẹ nhõm nơi tâm hồn và đem đến cho người khác một niềm hạnh phúc lớn lao

- Đối với xã hội: Trở nên tốt đẹp hơn, nhân ái hơn

* Liên hệ - mở rộng:

- Khoan dung là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta Truyền thống ấy đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt từ trong những câu ca dao, tục ngữ quen thuộc:

“Thương người như thế thương thân”

- Nguyễn Du: Thương những người phụ nữ bị chà đạp:

Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

- Hồ Chí Minh: Nâng niu tất cả chỉ quên mình

* Trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống phát triển thì lòng khoan dung càng phải được chú trọng, vì:

- Xu thế hội nhập đặt ra nhiều thách thức với nhiều mối quan hệ đa chiều, phức tạp nên con người dễ bịcuốn theo công việc mà dễ quên đi những điều tốt đẹp

- Nghiệm trọng hơn là hiện tượng vô cảm đang phổ biến trong xã hội

- Khoan dung không đồng nghĩa với việc bao che, dung túng cho những việc làm sai trái

- Lòng khoan dung không chỉ đặt ra trong mối quan hệ với người khác mà còn đặt ra với chính bản thân mình

* Làm thế nào để trở thành người có lòng khoan dung:

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hoá, tri thức Có tri thức, văn hoá con người sẽ sống bao dung hơn

- Lòng khoan dung được thể hiện ngay từ những việc làm nhỏ, với những người xung quanh mình ( d/c)

- Luôn có ý thức tham gia vào các hoạt động xã hội, nâng cao trách nhiệm bản thân trong các hoạt độngcủa cộng đồng Có như vậy ta mới rèn luyện cho mình cách nhận xét, đánh giá đúng mức người khác –một yếu tố giúp ta sống khoan dung

3 Kết bài:

- Khẳng định ý nghĩa của lòng khoan dung

- Cảm nhận sâu sắc nhất của em

Đề 2:Suy nghĩ của em về bệnh “ vô cảm” trong đời sống hiện nay

1/ Mở bài: Trong thời đại mở cửa hội nhập, đất nước đang có nhiêu thay đổi lớn lao, trong những thay

đổi đó đã nảy sinh lối sống không lành mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức xã hội Đó là bênh

vô cảm

2 Thân bài:

Trang 34

a Giải thích: Bệnh vô cảm là gì? Bệnh vô cảm là sự thờ ơ, dửng dưng, không quan tâm đến xung

quanh, chỉ biết đến bản thân, thỏa mãn lòng ích kỉ Vô cảm là căn bệnh có ảnh hưởng sâu sắc đến đời

sống hôm nay

b Phân tích, bình luận: Nguyên nhân do đâu? Biêu hiện ntn? Tác haị ra sao? Phải làm gì?

b1/ Nguyên nhân do:

+ Xu thế xã hội chuyển sang nhịp sống công nghiệp rất gấp gáp, vội vàng, mọi ngừơi ít có thời gianquan tâm đến nhau

+ Phân công xã hội đi vào chuyên môn hoá cao nên hiểu biết mỗi người sâu nhưng hẹp, chỉ lo chuyênmôn sâu của mình, ít cơ hội hợp tác

+ Thời buổi mở cửa, lối sống gấp gáp, nghiêng về thụ hưởng du nhập ổ ạt, lấn át đạo đức truyên thống+ Nhiêu người chạy theo đồng tiền, khoảng cách giàu nghèo ngày một tăng

b2/ Biêu hiện ntn? Bênh vô cảm có nhiều biểu hiện phức tạp:

- Khi đời sống vật chất, tinh thần hiện nay có nhiều cải thiện, khoảng cách giàu nghèo càng cách xa thìthái độ sống thờ ơ lạnh nhạt với ngòi khác là điều khó tránh khỏi ( bài thơ Ánh trăng – Nguyễn Duy)

- Lòng ích kỉ nhỏ nhen, lòng tham của con ngời chỉ lo vun vén cho quyền lợi của mình, cho gia đìnhmình và bằng mọi giá bảo vệ lợi ích của bản thân

Những người thị thành hay giàu có thờng ít quan tâm đến hàng xóm, ít chú ý đến người khác cho dù họđang trong tình cảnh khó khăn cùng quẫn.(Ví dụ: nhờng ghế trên tàu xe; cho ngời ăn mày; giúp ngờihọan nạn trên đường…)

- Có người còn tỏ vẻ khinh thường, hoặc không mảy may xúc động trước bất hạnh của đồng loại bỏmặc bọn cướp hoành hành, thờ ơ với biêu hiện trấn lột…)

-> Đâu đâu ta cũng thấy những biểu hiện thói vô cảm

b3/ Tác haị ra sao?

+ Bệnh vô cảm tác động rất nhiều đến đời sống hiện nay.

- Trong xã hội: Đạo lí truyền thống “Thương người như thể thương thân” và sự đồng cảm chia sẻ có

nguy cơ bị căn bệnh vô cảm phá vỡ.

- Bệnh vô cảm có tác hại ghê gớm, làm cho đạo đức con người bị mai một, tình người không còn trong

sáng và thiêng liêng cao quý Nó làm cho con người thờ ơ, đôi khi dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ( congười có thể mất mạng sống ( d/c)

- Trong nhà trường, nếu vô cảm có thể mất bạn bè, thầy bỏ rơi học trò, có khi đẩy học trò vào bất hạnhnếu không chú ý lắng nghe, thấu hiểu

- Lòng tin và những điều tốt đẹp sẽ đến với mọi người khi được cảm thông, chia sẻ

+ Bệnh vô cảm giết chết tình người và biến con người thành tàn độc, thành bất nhân, bất nghĩa Người

vô cảm cần phải lên án

b4/ Phải làm gì?

- Mỗi người cần tự tin và luôn biết lắng nghe và thấu hiểu để sẵn sàng chia sẻ với người khácnhững gì có thể được

- Sống cần tình thương và đồng cảm, sống gắn bó và chan hòa với mọi người

- Sống cần vị tha và lạc quan giữa cộng đồng nhân ái

- Tăng thêm các chương trình từ thiện, biểu dương người tốt…

3 Kết bài:

Trang 35

Vô cảm là một thói xấu, đang trở thành căn bệnh xã hội, tác hại không thể lường trước Phêphán hạn chế bênh vô cảm là trach nhiệm của mõi chúng ta, của toàn xã hội, là nhiệm vụ phải làmngay, làm càng sớm càng tốt

* Bài tập về nhà: Hoàn thiện các đề bài trên

………

Đề 1 : Tình thương là hạnh phúc của con người

Thể loại: Văn nghị luận (thao tác nghị luận: Phân tích , tổng hợp, giải thích, chứng minh và bình luận)

Ta chia ra làm ba luận điểm:

Luận điểm 1: Giải thích khái niệm

- Tình thương là gì? Hạnh phúc là gì?

- Quan hệ giữa tình thương và hạnh phúc?

Luận điểm 2: Những biểu hiện cụ thể của tình thương

* Thái độ:

- Yêu ông bà cha mẹ, người thân, yêu mọi người xung quanh, yêu bản thân;

- Biết quan tâm , chia sẻ , cảm thông với những người bất hạnh; mong muốn cho con người được hạnh phúc; căm ghét những kẻ hại người; yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, vạn vật, yêu tổ quốc

- Bảo vệ giữ gìn trong sạch môi trường sống

* Hành động:

- Hiếu kính với ông bà cha mẹ, quan tâm giúp đỡ, làm những công việc nhà,

học tập trở thành con ngoan trò giỏi báo đáp công ơn; rèn luyện đạo đức trở thành con ngoan trong gia đình , công dân tốt trong xã hội để xây dựng đất nước thêm giàu mạnh văn minh

- Sẵn sàng giúp đõ người cơ nhỡ, giúp đỡ đồng bào thiên tai lũ lụt, tàn tật,

- Thể hiện một lời nói nhã nhặn, một thái độ lịch sự không làm người tàn tật bị tổn thương; quyên góp sách vở quần áo trắng cho hoc sinh ngheo vùng sâu vùng xa;

- Phê phán những kẻ ích kỉ, chỉ biết giữ cho riêng mình , giàu có về của cải vậy chất nhưng nghèo nàn

về tình thương, chỉ biết lo cho hạnh phuc cá nhân

Luận điểm 3: Ý nghĩa

- Tình thương làm cho người gần người hơn Cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, nhân bản hơn khi xã hội

có tình thương

- Khi xã hội càng văn minh, càng giàu có thì càng cần có tình thương

* Đề 2: Phân tích bài thơ Đồng chí

Nói đến thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp không thể không nói đến Đồng chí (1948) của

Chính Hữu Bài thơ mang vẻ đẹp của tình đồng đội, đồng chí giản dị, mộc mạc mà sâu sắc của nhữngngười lính cách mạng trong những tháng ngày kháng chiến gian lao

Nhà thơ Chính Hữu đã từng nói về tác phẩm của mình:

" Trong bài thơ Đồng chí, tôi muốn nhấn mạnh đến tình đồng đội Suốt cả cuộc chiến đấu, chỉ có

một chỗ dựa dường như là duy nhất để tồn tại, để chiến đấu là tình đồng chí, tình đồng đội Đồng chí ởđây là tình đồng đội Không có đồng đội, tôi không thể nào hoàn thành được trách nhiệm, không có

Trang 36

đồng đội, có thể nói, tôi cũng chết lâu rồi Bài Đồng chí là lời tâm sự viết ra để tặng đồng đội, tặng

người bạn nông dân của mình."

Thật vậy, không gian trữ tình trong Đồng chí giá buốt mà không lạnh lẽo Hơi ấm toả ra từ tình

người, từ tình tri kỉ, kề vai sát cánh bên nhau của những con người chung lí tưởng, chung chí hướng.Đứng trong hàng ngũ cách mạng, chiến đấu cho độc lập, tự do của Tổ quốc, người lính vượt lên trênmọi gian khó bằng sự sẻ chia, đồng tâm hiệp lực Họ sống trong tình đồng đội, nhờ đồng đội, vì đồngđội

Những người đồng đội ấy thường là những người "nông dân mặc áo lính" Điểm giống nhau vềcảnh ngộ xuất thân giúp họ có thể dễ dàng gần gũi, đồng cảm với nhau:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

"Anh và tôi" từ những vùng quê khác nhau, chỉ giống nhau cái nghèo khó của đất đai, đồng ruộng.Anh từ miền quê ven biển: "nước mặn đồng chua" Tôi từ vùng đất cao "cày lên sỏi đá" Hai người xa

lạ, từ hai phương trời xa lạ trở thành tri kỉ:

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Những người "nông dân mặc áo lính" ấy gặp nhau trong cuộc chiến đấu vì chính cuộc sống của

họ, cùng đứng trong hàng ngũ những "người lính cụ Hồ" Sự nghiệp chung của dân tộc đã xoá bỏ mọi khoảng cách xa lạ về không gian nơi sinh sống của mỗi người ""Súng bên súng" là chung chiến đấu,

"đầu sát bên đầu" thì chung rất nhiều: không chỉ là gần nhau về không gian mà còn chung nhau ý nghĩ,

lí tưởng" (Trần Đình Sử - Đọc văn học văn, Sđd) Đến khi đắp chung chăn trong đêm giá rét thì họ đã

thực sự là anh em một nhà Nhà thơ Tố Hữu cũng từng viết: "Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng" để thể hiện tình kháng chiến gắn bó, bền chặt Để nói về sự gần gũi, sẻ chia, về cái thân tình ấm áp không

gì hơn là hình ảnh đắp chăn chung Như thế, tình đồng chí đã bắt nguồn từ cơ sở một tình tri kỉ sâu sắc,

từ những cái chung giữa "anh" và "tôi"

Câu thơ thứ bảy chỉ gồm hai tiếng: "Đồng chí" Nếu không kể nhan đề thì đây là lần duy nhất haitiếng "đồng chí" xuất hiện trong bài thơ, làm thành riêng một câu thơ Câu này có ý nghĩa quan trọngtrong bố cục của toàn bài Nó đánh dấu một mốc mới trong mạch cảm xúc và bao hàm những ý nghĩasâu xa Sáu câu thơ đầu là tình đồng đội tri kỉ, đến đây được nâng lên thành tình đồng chí thiêng liêng

Đồng chí nghĩa là không chỉ có sự gắn bó thân tình mà còn là cùng chung chí hướng cao cả Những người đồng chí - chiến sĩ hoà mình trong mối giao cảm lớn lao của cả dân tộc Gọi nhau là đồng chí thì

nghĩa là đồng thời với tư cách họ là những con người cụ thể, là những cá thể, họ còn có tư cách quânnhân, tư cách của "một cây" trong sự giao kết của "rừng cây", nghĩa là từng người không chỉ là riêng

mình Hai tiếng đồng chí vừa giản dị, thân mật lại vừa cao quý, lớn lao là vì thế.

ở phần tiếp theo của bài thơ, với những chi tiết, hình ảnh cụ thể tác giả đã thể hiện tình cảm sâu sắccủa những người đồng chí Trước hết, họ cùng chung một nỗi nhớ quê hương:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Trang 37

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Trong nỗi nhớ quê hương ấy có nỗi nhớ ruộng nương, nhớ ngôi nhà, nhớ giếng nước, gốc đa.Nhưng ruộng nương cũng như nhớ tay ai cày xới, ngôi nhà nhớ người trong lúc gió lung lay, và giếngnước, gốc đa cũng đang thầm nhớ người ra đi Nỗi nhớ ở đây là nỗi nhớ hai chiều Nói "giếng nước,gốc đa nhớ người ra lính" cũng là thổ lộ nỗi nhớ cồn cào về giếng nước, gốc đa Tình quê hương luônthường trực, đậm sâu trong những người đồng chí, cũng là sự đồng cảm của những người đồng đội.Người lính hiện ra cứng cỏi, dứt khoát lên đường theo tiếng gọi non sông song tình quê hương trongmỗi người không khi nào phai nhạt Và bên cạnh hình bóng quê hương, điểm tựa vững chắc cho ngườilính, là đồng đội:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Kể sao xiết những gian khổ mà người lính phải trải qua trong chiến đấu Nói về cái gian khổ của

người lính trong kháng chiến chống Pháp, ta nhớ đến cái rét xé thịt da trong bài Lên Cấm Sơn của Thôi

Hữu:

Cuộc đời gió bụi pha sương máu

Đợt rét bao lần xé thịt da

Khuôn mặt đã lên màu tật bệnh

Đâu còn tươi nữa những ngày hoa!

Lòng tôi xao xuyến tình thương xót

Muốn viết bài thơ thấm lệ nhòa

Nhớ đến cái ác nghiệt của bệnh sốt rét trong Tây Tiến của Quang Dũng:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Ta cũng có thể thấy cái buốt giá của núi rừng Việt Bắc, cái ớn lạnh toát mồ hôi của bệnh sốt réttrong những câu thơ của Chính Hữu Nhưng nếu như Thôi Hữu viết về cái rét xé thịt da để khắc hoạnhững con người chấp nhận hi sinh, "Đem thân xơ xác giữ sơn hà", Quang Dũng nói đến sốt rét để tôđậm vẻ đẹp bi tráng của những người chiến sĩ thì Chính Hữu nói về cái rét, cái ác nghiệt của sốt rét là

để nói về tình đồng đội, đồng chí trong gian khổ, là sự thấu hiểu, cảm thông giữa những người lính.Trong bất cứ sự gian khổ nào cũng thấy họ sát cánh bên nhau, san sẻ cho nhau: "Anh với tôi biết ",

"áo anh - Quần tôi ", "tay nắm lấy bàn tay" Cái "Miệng cười buốt giá" kia là cái cười trong gian khổ

để vượt lên gian khổ, cười trong buốt giá để lòng ấm lên, cũng là cái cười đầy cảm thông giữa những

Trang 38

người đồng đội Giá buốt mà không lạnh lẽo cũng là vì thế.

Bài thơ kết bằng hình tượng những người đồng chí trong thời điểm thực tại, khi họ đang làm nhiệm

vụ chiến đấu:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Có thể xem đây là một trong những hình ảnh thơ đẹp nhất về người lính trong thơ ca kháng chiến

Ba câu thơ phác ra một bức tranh vừa mang chất chân thực của bút pháp hiện thực, vừa thấm đẫm cáibay bổng của bút pháp lãng mạn Trên sắc xám lạnh của nền cảnh đêm rừng hoang sương muối, hiện

lên hình ảnh người lính - khẩu súng - vầng trăng Dưới cái nhìn của người trong cuộc, người trực tiếp

đang cầm súng, trong một sự kết hợp bất ngờ, đầu súng và vầng trăng như không còn khoảng cách xa

về không gian, để thành: "Đầu súng trăng treo." Sự quan sát là hiện thực, còn sự liên tưởng trong miêu

tả là lãng mạn Hình ảnh súng tượng trưng cho hành động chiến đấu, tinh thần quyết chiến vì đất nước.Trăng tượng trưng cho cái đẹp yên bình, thơ mộng Hình ảnh "đầu súng trăng treo" mang ý nghĩa kháiquát về tư thế chủ động, tự tin trong chiến đấu, tâm hồn phong phú của người lính Nói rộng ra, haihình ảnh tương phản sóng đôi với nhau tạo nên biểu tượng về tinh thần, ý chí sắt đá mà bay bổng, trữtình của dân tộc Việt Nam

Những người lính là đồng đội, đồng chí, cả dân tộc là đồng chí Người nghệ sĩ cũng trở thành đồng chí, nên Hồng Nguyên và Chính Hữu đồng cảm với nhau trước những người áo v i:ải:

Lũ chúng tôi

Bọn người tứ xứ

Gặp nhau hồi chưa biết chữ

Quen nhau từ buổi "một hai"

Súng bắn chưa quen,

Quân sự mươi bài,

Lòng vẫn cười vui kháng chiến

Lột sắt đường tàu, Rèn thêm dao kiếm,

áo vải chân không,

Đi lùng giặc đánh.

Chung nhau cảnh ngộ, chung nhau lí tưởng, chung nhau cái rét, cái khổ, những người lính

-những người đồng chí sống, chiến đấu vì sự nghiệp chung của dân tộc Bài thơ Đồng chí đã thể hiện rất

rõ vẻ đẹp của những con người sống và chiến đấu cho hạnh phúc, tự do

BGH duy t ệt :………

Trang 39

Tuần 12 – Buổi 13: LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

Câu 1( 2đ) Đoạn thơ

Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng

1 Hình ảnh “buồm trăng” trong câu thơ, theo em là ẩn dụ hay hoán dụ?

- Em hãy viết một đoạn văn phân tích chất thự và chất lãng mạn của hình ảnh đó

2 Trong bài thơ khác mà em đã học ở lớp 9 có một hình ảnh lãng mạn được xây dựng trên cơ sở quansát như hình ảnh “buồm trăng” Hãy chép lại câu thơ đó

Vỗ cánh qua nôi."

( Chế Lan Viên, Con cò)

- " Cái cò sung chát đào chua

câu ca mẹ hát gió đưa về trời

ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

( Nguyễn Duy, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa) Câu 3: (5,0 điểm)

Trong văn bản ” Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi viết:

“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”.

( Ngữ Văn 9, Tập II, Tr 12,13- NXB GD 2005)

Qua “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, em hãy làm sáng tỏ “ điều mới mẻ”, “lời nhắn nhủ” mà nhà

thơ Phạm Tiến Duật muốn đem “góp vào đời sống”.

Gợi ý:

Câu 1:

- Hình ảnh vầng trăng là ẩn dụ

- Trong đoạn văn cần làm rõ ý:

- Hình ảnh ẩn dụ “Buồm trăng” được xây dựng trên sự quan sat rất thực và sự cảm nhận lãng mạn củanhà thơ Huy Cận:

+ Từ xa nhìn lại, trên biển có lúc thuyền đi vào khoảng sáng của vầng trăng Trăng và cánh buồmchập vào nhau, trăng trở thành cánh buồm

+ Vẻ đẹp thiên nhiên làm nhoà đi cánh buồm vất vả, cũ kí -> công việc nhẹ nhàng, lãng mạn

Trang 40

- Con người và vũ trụ hoà hợp.

2 Một hình ảnh cũng được xây dựng trên cơ sở quan sát như vậy là : “Đầu súng trăng treo” (“Đồng chí” – Chính Hữu)

- Cả 2 nhà thơ đều thể hiện suy ngẫm triết lí của mình bằng lời thơ tha thiết,và bằng cách mượnnhững hình ảnh giàu biểu cảm của ca dao Vì vậy, những câu thơ vừa mang chất triết lí, vừa chan chứatình cảm, dễ đi vào lòng người

- Qua 2 đoạn thơ, ta thấy tình cảm biết ơn, trân trọng những lời ru, trân trọng tình mẹ của 2 nhàthơ

* Cách cho điểm: Thí sinh trình bày được các ý như trên, văn viết sáng tạo, hấp dẫn, cảm nhận

tinh tế, trình bày rõ ràng, sạch sẽ cho 3 điểm Giám khảo căn cứ vào mức độ đạt yêu cầu của thí sinh đểcho các điểm dưới 3

Câu 3: (5 điểm)

A.Yêu cầu:

1 Về nội dung: Bài làm đúng kiểu văn nghị luận, các ý có thể trình bày theo những cách khác

nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

- Giải thích sơ lược tinh thần đoạn văn của Nguyễn Đình Thi:

+ Nội dung của một tác phẩm nghệ thuật là hiện thực cuộc sống và những khám phá, phát hiệnriêng của người nghệ sĩ

+ Những khám phá, phát hiện ấy chính là điều mới mẻ góp phần quan trọng tạo nên giá trị củamột tác phẩm nghệ thuật và mang theo thông điệp của người nghệ sĩ

- “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”của Phạm Tiến Duật đã thể hiện được “điều mới mẻ” và

“lời nhắn nhủ” của riêng nhà thơ trên cơ sở “vật liệu mượn ở thực tại”

+ “Vật liệu mượn ở thực tại” trong tác phẩm là hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ vớinhiều khó khăn, gian khổ và tinh thần chiến đấu, đời sống tình cảm của những người línhtrên tuyến đường Trường Sơn

Ngày đăng: 26/06/2014, 07:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w