1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 có đáp án hay

30 30,8K 155

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 460,53 KB

Nội dung

Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 có đáp án hay Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 có đáp án hay Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 có đáp án hay Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 có đáp án hay Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 có đáp án hay Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 có đáp án hay Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 có đáp án hay Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 có đáp án hay

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

HUYỆN KHOÁI CHÂU

(Đề thi gồm có 01 trang)

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

Năm học 2011 - 2012 Môn: Ngữ văn - Lớp 8

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2,0 điểm):

Đọc kĩ đoạn văn dưới đây:

“ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn

dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ

là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…”.

( Lão Hạc – Nam Cao)

Đoạn văn gợi cho em những suy nghĩ gì ?

Câu 2 (2,0 điểm )

Cảm nhận cái hay của đoạn thơ sau:

“Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi

Con là trái xanh mùa gieo vãi

Mẹ nâng niu Nhưng giặc Mĩ đến nhà

Nắng đã chiều… vẫn muốn hắt tia xa!”

(  Mẹ - Phạm Ngọc Cảnh )

Câu 3 ( 6,0 điểm):

Nhận xét về một trong những cảm hứng của Thơ mới Việt Nam giai đoạn 1930- 1945, có ý kiến

nhận xét : “Tình yêu quê hương đất nước chiếm một khoảng rộng trong trái tim của thơ mới.”

Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ và “ Quê hương” của Tế

Hanh em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

-Hết -ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 2

Họ và tên thí sinh:……….…Số báo danh:………

Chữ ký của giám thị số 1:……….………

Ghi chú: - Thí sinh không sử dụng tài liệu

- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHOÁI

CHÂU

HƯỚNG DẪN CHÂM CHO ĐỀ THI CHỌN HSG HUYỆN

KHOÁI CHÂU NĂM HỌC 2011- 2012

Môn thi: Ngữ văn 8

-Câu 1 (2,0 điểm):

* Về nội dung : HS trình bày suy nghĩ cần đáp ứng yêu câu cơ bản sau:

- Giới thiệu khái quát về vị trí của đoạn văn là lời của ông giáo (thực chất là lời của Nam Cao) khi ông

đã chứng kiến những khổ đau bất hạnh cũng nh vẻ đẹp của nhân vật Lão Hạc Đoạn văn nằm ở phần cuối

truyện Lão Hạc.

0,25 đ

+ Đây là lời nói có tính chất triết lý lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao 0,25 đ

+ Nam Cao muốn khẳng định một thái độ, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo, không nhìn những

người xung quanh bằng cách nhìn phiến diện, bằng cặp mắt lạnh lùng, vô cảm, mà phải nhìn nhận bằng

sự thông cảm, thấu hiểu bằng lòng nhân ái của con người.

0,5 đ

+ Con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết đồng cảm với mọi người xung quanh, khi

biết phát hiện và nâng niu, trân trọng những điều đáng quí ở họ 0,25 đ

+ Đó là quan điểm đúng đắn, sâu sắc và toàn diện khi đánh giá con người 0,25 đ

* Về hình thức: Đoạn văn diễn đạt mạch lạc, trong sáng, rõ ràng, không sai mắc các lỗi. 0,5 đ

Câu 2 (2,0 điểm )

* Về nội dung: HS có thể cảm nhận vẻ đẹp của những câu thơ theo cách riêng nhưng

cần đảm bảo các ý sau:

- Ba dòng đầu : Tình cảm mẹ dành cho con yêu dấu thông qua hình ảnh so sánh : “Con là

lửa ấm, con là trái xanh mùa gieo vãi” Con là lửa ấm là tình yêu, là hạnh phúc là tất cả

cuộc sống của mẹ Con là trái xanh, là hạt giống là niềm tin niềm hi vọng của mẹ Mẹ

0,5 đ

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 3

yêu con, nâng niu, chăm sóc dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con.

- Hai dòng cuối : Tình cảm của mẹ với quê hương đất nước

+ Ở phần này học sinh phải khai thác được tác dụng của dấu chấm câu ở giữa dòng thơ thứ 3 và từ

“ nhưng” ngăn cách hai ý tưởng như đối lập nhưng lại thống nhất bền chặt với nhau Đó là tình cảm mẹ

con và tình yêu quê hương đất nước

+ Hình ảnh ẩn dụ : “ Nắng đã chiều… vẫn muốn hắt tia xa!” Mẹ tuy đã già, mẹ rất yêu con, rất cần có con

bên cạnh nhưng nếu tổ quốc cần, đất nước có ngoại xâm, mẹ sẵn sàng động viên con lên đường vì nghĩa

lớn, vì tiếng gọi của quê hương Vẫn biết rằng tiễn con đi có thể không có ngày trở lại.

nổi bật được tình quê hương đất nước qua hai bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ và “ Quê hương ”

của Tế Hanh Cần đảm bảo được một số ý cơ bản sau:

a Khái quát về tình quê hương đất nước trong “Thơ mới”

“Thơ mới” ra đời trong hoàn cảnh đất nước chìm trong chế độ thực dân nửa phong kiến Các

nhà thơ mới nhận thức rõ nỗi đau mất nước, chán ghét thực tại nên họ gửi gắm nỗi niềm về đất

nước, quê hương vào những vần thơ Tình quê hương đất nước trong “Thơ mới” thể hiện ở nhiều

cung bậc khác nhau: lúc ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, lúc nhớ quê hương da diết, lúc hoài niệmngưỡng mộ và tiếc nuối một nét đẹp văn hóa trong quá khứ, lúc gửi gắm niềm tâm sự thầm kín…

b.Tình quê hương đất nước qua hai bài thơ “Nhớ rừng” và “Quê hương”

b1 Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên.

- Bức tranh hoành tráng của rừng thẳm oai linh, của gió gào ngàn, nguồn hét núi, bóng cả, câygià Trong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ thâm nghiêm ấy làm nền cho hình bóng của chúa sơn lâm mang

vẻ đẹp dõng dạc, đường hoàng với những đêm vàng, sáng xanh, chiều đỏ, tiếng chim ca tất cả mang

vẻ đẹp lãng mạn, muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên của cách nhìn lãng mạn và bút pháp lãng mạn

( dẫn chứng phân tích trong Nhớ rừng - Thế Lữ ).

Trang 4

- Hình ảnh làng chài ven biển đẹp, trong trẻo thoáng đãng ( dẫn chứng , phân tích trong “ Quê

hương” của Tế Hanh )

b2 Gửi gắm tâm sự thầm kín

- Thế Lữ gửi lòng yêu nước vào tâm sự thầm kín của con hổ trong bài thơ “Nhớ rừng”, nhớ biết

bao nhiêu thời vàng son oanh liệt Ta nghe đó như chính là nỗi nhớ lịch sử vàng son oanh liệt củađất nước Tâm trạng của con hổ là một ẩn dụ thể hiện tâm trạng của tác giả của người dân Việt Namlúc đó

b3 Tình yêu và nỗi nhớ quê hương

- Với tấm lòng yêu quê hương sâu sắc ấy, bức tranh làng chài thật sinh động và đậm nét qua cảmxúc của nhà thơ Khi tả cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá Tế Hanh đã dựng lên một không giantrong trẻo gió nhẹ rực rỡ nắng hồng… Con thuyền dũng mãnh vượt Trường Giang với sức sốngmạnh mẽ mang một vẻ đẹp hùng tráng, bất ngờ hiếm thấy trong thơ mới, một bức tranh lao độngđầy hứng khởi và đầy sức sống trong thơ mới Phải cảm nhận được sức sống lao động của làng quê

bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó mới viết được những câu thơ “ Cánh buồm giương to như mảnh

hồn làng / Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” Mảnh hồn làng ấy chính là nơi cho tâm hồn nghệ

sỹ neo đậu với tấm lòng tha thiết nhớ thương về quê hương

- Nối nhớ thiết tha trong xa cách, nhớ “ màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi” cùng với con

thuyền rẽ sóng trong hương vị mùi nồng mặn đặc trưng của quê hương cái hương vị đầy quyến rũ,

là chất thơ đày bình dị mà khỏe khoắn toát lên từ bức tranh thiên nhiên tươi sáng thơ mộng

c Đánh giá

- Cái “tôi” trong mỗi tác giả vừa được giải phóng tỏa hương thành vườn hoa đầy hương sắc

của Thơ mới, vẫn dào dạt một nỗi niềm chung đó là tình yêu quê hương đất nước

- Tình quê hương đất nước trong các bài thơ tuy chưa tích cực như thơ văn Cách mạngnhưng đáng trân trọng Đó là một khoảng rộng trong trái tim yêu dào dạt của các nhà thơ mới trong

đó có Thế Lữ và Tế Hanh

Điểm 6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên; văn viết có cảm xúc, hình ảnh; dẫn chứng phong phú; phân tích sâu

sắc; diễn đạt tốt, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng.

Điểm 4,5 Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên; văn viết có cảm xúc; dẫn chứng phong phú, diễn đạt tốt, chữ viết

sạch sẽ, rõ ràng có thể còn một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.

Điểm 3 Đáp ứng được khoảng một nửa số ý trên hoặc đủ ý nhưng dẫn chứng còn hạn chế, diễn đạt chưa tốt

nhưng rõ ý; còn mắc một số lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.

Điểm 1,2 Năng lực cảm nhận còn hạn chế; phân tích còn sơ sài; còn mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.

Điểm 0 Hoàn toàn lạc đề.

Trang 5

-PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 – 2012

- Khóa ngày 06/11/2011

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 8

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

A VĂN – TIẾNG VIỆT (6 điểm):

Câu 1: (2,0 điểm)

Qua ba văn bản truyện ký Việt Nam: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”, em thấy

có những đặc điểm gì giống và khác nhau ? Hãy phân tích để làm sáng tỏ

A VĂN – TIẾNG VIỆT (6 điểm):

Câu 1: (2,0 điểm)

a Giống nhau: (1,0 điểm)

- Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945 - Phương thức biểu đạt: tự sự

- Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo - Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động

THCS PHAN CHU TRINH

THI THÔNG TIN PHÁT HIỆN HỌC SINH GIỎI LỚP 8

Năm học 2008- 2009MÔN : NGỮ VĂN - Thời gian: 90 phút

Câu 2 ( 3 điẻm) Tiếng Việt

Tục ngữ phương Tây có câu:” Im lặng là vàng” Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:

Khóc là nhục Rên, hèn Van, yếu đuối

Trang 6

Và dại khờ là những lũ người câm Câu 1 (5 điểm) Văn bản

a Chép lại bản phiên âm bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh

b Hoàn cảnh sáng tác?

c Nội dung chính của bài thơ?

d Em hãy kể tên một số bài thơ khác của Bác cũng nói về trăng.

Trên đường đi như những bóng âm thầm

Nhận đau khổ mà gửi vào im lặng

( Liên hiệp lại)Theo em , mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào?

Câu 3 ( 12 điểm) Tập làm văn

Văn bản ” Thuế máu” là một thứ thuế dã man nhất, tàn bạo nhất của chính quyền thực dânđối với các nước thuộc địa , đồng thời thể hiện tấm lòng của Nguyễn Ái Quốc

Dựa vào sự hiểu biết của em về văn bản ấy , hãy làm sáng tỏ nhận định trên

************************************

Trang 7

PHÒNG GD-ĐT Tp Buôn ma thuột

THCS PHAN CHU TRINH

THI THÔNG TIN PHÁT HIỆN HỌC SINH GIỎI LỚP 8

Năm học 2008- 2009MÔN : NGỮ VĂN - Thời gian: 90 phút

Câu 1: (5 điểm)

a.Phiên âm: (1 điểm)

Vọng nguyệt

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia

d Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Cảnh khuya (0,5 điểm)

Câu 2 ( 3 điểm)

Cả hai nhận xét đều đúng, mỗi nhận xét đúng với mỗi hoàn cảnh khác nhau ( 0,5 điểm)

- “Im lặng là vàng” là im lặng để giũ bí mật nào đó thật cần thiết, im lặng thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, im lặng để đảm bảo sự tế nhị trong giao tiếp ( 1 điểm)

Nếu im lặng trước những bất công, sai trái , bạo ngược thì đó là im lặng của sự hèn nhát ( 0,5điểm)

- Còn im lặng trong câu thơ của Tố Hữu:” Nhận đau khổ mà gửi vào im lặng” là sự im lặng cần thiết, sẵn sàng im lặng để chấp nhận gian khổ, hy sinh vì mục đích cao cả, vì lí tưởng cách mạng ( 1 điẻm)

Câu 3 ( 12 điểm)

Yêu cầu: Học sinh cần xác định rõ về thể loại và phương thức làm bài đúng

Trang 8

- Thể loại chứng minh.

- Nội dung:

a Làm sáng tỏ” thuế máu” là thứ thuế dã man, tàn bạo của chính quyền thực dân

Dựa vào ba phần của văn bản:

+ Thủ đoạn phỉnh nịnh của bọn thực dân để mộ lính ở các nước thuộc địa ( trước và khi có chiến tranh)

+ Thủ đoạn dùng vũ lực để bắt lính

+ Sự bạc đãi, tráo trở của bọn thực dân sau khi kết thúc chiến tranh

b Tấm lòng của tác gỉa Nguyễn Ái Quốc:

+ Vạch trần sự thực vớ tấm lòng của một người yêu nước

+ Lời văn có vẻ khách quan nhưng vẫn chứa sự căm hờn, sự thương cảm

ĐIỂM:

12 điểm: Bài viết thể hiện sự hiểu biết sâu săc về văn bản.

Biết cách diễn đạt văn chứng minh

Lời văn trôi chảy- không sai nhiều lỗi quan trọng

10 điểm: Nêu được trọng tâm của đề- Biết cách chứng minh một vấn đề có liên quan

đến văn bản

Biết cách diễn đạt- sai một số lỗi

08 điểm: Hiểu nội dung bài, trình bày chưa rõ với phương thức chứng minh

Còn sai nhiều lỗi nhưng không đáng kể

06 điểm – 04 điểm: Chưa hiểu cách trình bày- dừng lại kể sự việc.

02 điểm: Bài làm còn yếu, chưa xác định rõ.

Lưu ý: Giáo viên khi chấm bài có thể linh động về nội dung và sự hiểu của học sinh khi trình bàybài viết

**********************************

Đề thi học sinh giỏi huyện năm 2003 - 2004

Trang 9

Câu 1: Chỉ ra và phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

'' Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chéo vội cã vượt trường giang

Cánh buồn to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''

(Sách Ngữ văn 8, tập 2)

1 Đoạn thơ trên trích ở bài thơ nào? Giới thiệu vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó?

2 Nếu viết:''Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.'' tổ hợp từ trên đã thành câu chưa? Vì sao?

3 Tìm 2 từ cùng trường nghĩa với từ ''Rướn'' trong câu thơ ''Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''; so sánh

sắc thái nghĩa của từ '' Rướn'' với các từ đó.

4 Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào? Phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp

tu từ đó

Câu 2:

1 Tóm tắt truyện ngắn '' Lão Hạc'' của nhà văn Nam Cao trong khoảng 10 câu

2 Trình bày cảm nhận của em về cái chết của nhân vật Lão Hạc trong truyện đó

Câu 3:

Em hãy viết bài thuyết minh về những đổi mới của quê hương để giới thiệu với các

đoàn khách nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiện của Đảng

************** Hết ***************

Hướng dẫn chấm

Câu 1: (6đ)

1 - Đoạn thơ trích ở bài '' Quê hương'' của nhà thơ Tế Hanh (0,5đ)

- Nêu được những nét chính về tác giả, hoàn cảnh sáng bài thơ (SGK NV8) (1đ)

2 Chưa thành câu (0,5đ) Vì tổ hợp từ đó chỉ mới là thành phần trạng ngữ (0,5đ)

3 Tìm được 2 từ cùng trường nghĩa với từ '' Rướn'' (1đ)

So sánh được sắc thái nghĩa (rướn: cố vươn lên cao về phía trước) (1đ)

4 Biện pháp tu từ: so sánh ( Chiếc thuyền như con tuấn mã, cánh buồn gương to như mảnh hồn làng''(1đ)

Phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ đó: (2đ)

Câu 2: (7đ)

1 Tóm tắt: đủ các chi tiết chính của truyện trong khoảng 10 câu: (2đ)

2 Cảm nhận về cái chết của Lão Hạc: (5đ)

- Thương Lão Hạc phải chết một cách đau đớn (1,5đ)

Trang 10

- Nguyên nhân cái chết của Lão Hạc: tự tìm đến cái chết vì không muốn sống vào số tiền dành dụm cho con; không muốn làm phiền mọi người (2đ).

- Cái chết của Lão hạc ó ý nghĩa tố cáo xã hội cũ (1,5đ)

- Ngoài các ý kiến trên, HS có thể nêu cảm nhận theo ý khác nhưng phải đảm bảo tính hợp lí ( Cho điểm theo mức độ trên nếu bài viết không sa vào kể lại câu chuyện Văn viết có cảm xúc, đúng ngữ pháp )

Ghi chú: Người chấm có thể linh động trong quá trình chấm theo hướng khuyến khích vai trò sáng tạo của HS

trong viết bài và kĩ năng cảm thụ cũng như viết văn của HS

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO KỲ THI HSG LÊ QUÝ ĐÔN

HÀM THUẬN BẮC ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 8

Thời gian làm bài : 120 phút

(không kể thời gian phát đề)

Trang 11

PHẦN I: Cảm thụ văn học

CÂU 1 : (2 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió… ”

( Quê Hương – Tế Hanh)

CÂU 2   : (1 điểm) Phân tích giá trị biểu đạt của các từ : già, xưa, cũ trong những câu thơ sau :

– Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già– Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ?

(Trích Ông đồ - Vũ Đình Liên)

PHẦN II: Bài làm văn  (7 điểm)

Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy chứngminh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người với người

HẾT

Trang 12

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 8

Câu 1 : 2 điểm

a Yêu cầu chung: Học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, biết cách trình bày dưới dạngmột bài văn cảm thụ ngắn

b.Yêu cầu về nội dung: HS trình bày được các ý cơ bản sau:

* Giới thiệu xuất xứ đoạn thơ: Tác giả - tác phẩm, vị trí của đoạn thơ.(0.5 đ)

- Hình ảnh con thuyền và cánh buồm được miêu tả với nhiều sáng tạo

* So sánh con thuyền với tuấn mã cùng với các từ : “ Hăng”, “ Phẳng”, “ Vượt” đã diễn tả khí thế dũng mãnh của con thuyền đè sóng ra khơi, (0.5đ)

- Con thuyền cũng trẻ trung, cường tráng như những trai làng ra khơi đánh cá phấn khởi tự tin

* Hình ảnh “ Cánh buồm” trắng căng phồng, no gió ra khơi được so sánh với mảnh hồn làng” sáng lên với vẻ đẹp lãng mạn với nhiều liên tưởng thú vị.(0.5đ)

* Đó là tình quê, tình yêu làng trong sáng của Tế Hanh.(0.5đ)

Câu 2 : 1 điểm

_ Các từ già, xưa,cũ trong các câu thơ đã cho cùng một trường từ vựng,cùng chỉ một đối tượng : ông

đồ (0,25điểm).

_ Già – cao tuổi , vẫn sống – đang tồn tại.

Xưa- đã khuất - thời quá khứ trái nghĩa với nay.

Cũ - gần nghĩa với xưa, đối lập vối mới- hiện tại (0,25điểm)

_ Ý nghĩa của các cách biểu đạt đó : Qua những từ này khiến cho người đọc cảm nhận được sự vô

thường, biến đổi, nỗi ngậm ngùi đầy thương cảm trước một lớp người đang tàn tạ : ông đồ ( 0,5

điểm)

 

1.Yêu cầu cần đạt :

a Thể loại : Sử dụng thao tác lập luận chứng minh.HS cần thực hiện tốt các kĩ năng làm văn nghịluận đã được học ở lớp 7 và lớp 8 : dựng đoạn, nêu và phân tích dẫn chứng,vận dụng kết hợp đưa cácyếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm vào bài văn nghị luận

b Nội dung : Văn học của dân tộc ta luôn đề cao tình yêu thương giữa người với người

_ HS cần nắm vững nội dung ý nghĩa và tìm dẫn chứng phù hợp với nội dung vấn đề cần giải quyết _ Hệ thống các dẫn chứng tìm được sắp xếp theo từng phạm vi nội dung, tránh lan man, trùng lặp

Trang 13

_ Dẫn chứng lấy trong các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn 8,chủ yếu là phần văn họchiện thực.

c Về hình thức : Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần ; dẫn chứng chính xác ; văn viết trongsáng, có cảm xúc ; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt ; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng

*Dàn ý tham khảo   :

a) Mở bài :

_ Có thể nêu mục đích của văn chương ( văn chương hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tìnhyêu thương)

_ Giới thiệu vấn đề cần giải quyết

b)Thân bài : Tình yêu thương giữa người với người thể hiện qua nhiều mối quan hệ xã hội

_ Tình cảm xóm giềng :

+ Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu ( Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố)

+ Ông giáo với lão Hạc( Lão Hạc – Nam Cao)

_ Tình cảm gia đình :

+ Tình cảm vợ chồng : Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng (Tức nước

vỡ bờ - Ngô Tất Tố)

+ Tình cảm cha mẹ và con cái :

• Người mẹ âu yếm đưa con đến trường ( Tôi đi học- Thanh Tịnh) ; Lão Hạc thương con (Lão Nam Cao)

• Con trai lão Hạc thương cha ( Lão Hạc- Nam Cao) ; bé Hồng thông cảm, bênh vực, bảo vệ mẹ(Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng)

c)Kết bài   : Nêu tác dụng của văn chương ( khơi dậy tình cảm nhân ái cho con người để con người sống tốt đẹp hơn)

2 Thang điểm :

_ Điểm 6-7 : Đạt được các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên

_ Điểm 4-5 : Đạt được các yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức nêu trên (chứng minh luận điểm rõràng - nổi bật trọng tâm, sắp xếp hợp lí, dẫn chứng chính xác)

_ Các thang điểm khác : Tùy theo mức độ đạt được của bài viết, người chấm vận dụng linh hoạt nộidung hướng dẫn chấm để ghi điểm phù hợp

* Lưu ý : Điểm toàn bài tính đến số thập phân 0,25.

Trang 14

PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8

NGA SƠN Năm học 2010-2011

Môn thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài :150 phút ( Không kể thời gian giao đề)

SBD:…… Ngày thi: 16 tháng 4 năm 2011

Trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao ( Ngữ văn 8, tập 1), nếu bỏ chi tiết Lão Hạc tự

tử bằng bả chó thì giá trị nghệ thuật của tác phẩm có bị giảm sút không ? Vì sao ?

Câu 3: ( 3 điểm )

Có ý kiến cho rằng: Ý thức dân tộc trong đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” là sự tiếp nối và phát triển

ý thức dân tộc trong bài thơ “ Sông núi nước Nam ” Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 đến 15 câu

để làm rõ ý kiến trên

Câu 4: (5 điểm)

Từ ý nghĩa của câu văn: “ Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở

những chùm hoa thật đẹp.”

Em hãy viết một bài văn ngắn- một bức thông điệp gửi đến các bạn học sinh Nhật Bản là nạn nhân

của động đất và sóng thần ngày 11 tháng 3 năm 2011 vừa qua ( Bài viết không quá một trang giấy thi.)

Câu 5: (8 điểm)

Cảm nhận của em về cuộc đời và tính cách người nông dân xã hội cũ qua đoạn trích Tức nước vỡ

bờ của Ngô Tất Tố và truyện ngắn Lão Hạc của Nan Cao.

Đề chính thức

Trang 15

Đề thi gồm có 01 trang

PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM

NGA SƠN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8

- Người nông dân lao động vốn hiền lành nhẫn nhục nhưng nếu bị đẩy đến cùng tất sẽ Tức nước vỡ bờ,

họ sẽ vùng lên kháng cự, không chút run sợ Hành động vùng lên đánh bại cai lệ và tên người nhà lýtrưởng của chi Dậu ở đây tuy liều lĩng, cô độc và tự phát nhưng đã thể hiện được sức mạnh tiềm tàng,tinh thần kiên cường của người nông dân Việt Nam nói chung, người phụ nữ Việt Nam nói riêng, Chính

hành động ấy phản ánh một quy luật xã hội là Tức nước vỡ bờ Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh.

( 1,5 điểm)

Câu II: ( 2 điểm)

1.Yêu cầu về hình thức: Yêu cầu học sinh trình bày dưới dạng một văn bản ngắn hoặc một đoạn văn

tương đối hoàn chỉnh ( 0,5 điểm)

1 Yêu cầu về nội dung:

- Chi tiết lão Hạc tự tử bằng bả chó là một chi tiết quan trọng góp phần tạo nên đặc sắc nghệ thuật của

tác phẩm (0,5 điểm)

- Nếu không có chi tiết này thì việc kết thúc truyện sẽ mất tính bất ngờ và không trở thành một sự kiện

để Ông giáo đưa ra những suy ngẫm của mình ( 0,5 điểm)

Đề chính thức

Ngày đăng: 20/08/2014, 17:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w